Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 42

Thread: Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?
    Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài
    Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –
    Tháng 4 28, 2012

    Phạm Hồng Sơn thực hiện







    Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đă cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều ǵ đă khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đ́nh có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đă thành công hoàn toàn?

    ___________________

    Phạm Hồng Sơn: Hai ông có thể cho biết con đường nào đă đưa các ông đến với ĐCSVN?

    Huỳnh Nhật Hải: Có thể nói hai anh em chúng tôi đă được “nhuộm đỏ” từ bé. Chúng tôi đă có thiện cảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi c̣n rất nhỏ tuổi. V́ ba má tôi là một gia đ́nh tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội viên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954.

    Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đă được nghe, được thấy, được sống trong tinh thần của cách mạng, tôi cứ tạm gọi là “cách mạng” đi. Đó là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong “vùng tự do” liên khu 5, khi gia đ́nh chúng tôi phải tránh sự truy lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật cho ĐCSVN và Mặt trận dưới h́nh thức là một gia đ́nh tư sản.

    Phạm Hồng Sơn: Hai ông có nhớ đă có ảnh hưởng nào đến từ ngoài gia đ́nh không?

    Huỳnh Nhật Tấn: Có, những trí thức như giáo sư, nhà văn, nhạc sĩ có tên tuổi lúc đó mà đi với Việt Minh hay Mặt trận cũng gây cho chúng tôi sự lôi cuốn, cảm hứng âm thầm nhưng rất lớn. Đặc biệt là qua quan sát, tiếp xúc với những cán bộ hoạt động bí mật đă sống ở nhà tôi th́ hai anh em tôi thấy đó là những con người rất đáng khâm phục, họ vừa có tinh thần kỷ luật, chịu đựng, hy sinh rất lớn vừa có những lư tưởng rất cao đẹp là quyết giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc.

    Huỳnh Nhật Hải: Một yếu tố nữa cũng làm cho chúng tôi ủng hộ Mặt trận là sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Sự xuất hiện đó làm cho những người như chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm về chủ quyền dân tộc. Chúng tôi cảm thấy là miền Nam đang bị người Mỹ xâm lăng và cần phải chống lại họ và chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.

    Phạm Hồng Sơn: Thời gian từ khi Mặt trận được thành lập (năm 1960) cho tới năm 1975 các ông làm những việc ǵ để ủng hộ “cách mạng”?

    Huỳnh Nhật Hải: Công việc của cả hai anh em chúng tôi đều cùng có hai giai đoạn khác nhau, trước và sau khi chúng tôi “nhẩy núi”, tức là phải bỏ gia đ́nh để vào tận căn cứ trong rừng sâu để hoạt động. Tôi “nhảy núi” vào đúng mồng 3 Tết Mậu Thân 1968 c̣n em tôi, Huỳnh Nhật Tấn, “nhảy núi” trước đó vài tháng khi đă bị lộ.

    Huỳnh Nhật Tấn: Trước khi “nhảy núi”, anh em chúng tôi làm công tác liên lạc, vận động trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên tại Đà Lạt để thành lập các nhóm, tổ chức, đoàn thể hoặc in, tán phát truyền đơn hay khẩu hiệu đấu tranh cho Mặt trận.

    Huỳnh Nhật Hải: Sau khi “nhảy núi”, hai anh em chúng tôi, mỗi người một nơi, nhưng đều ở bộ phận công tác phong trào thanh niên học sinh, sinh viên. Anh em chúng tôi thường phải đi vào những “vùng lơm“ (vùng dân cư mà ban ngày do chính quyền Việt Nam Cộng ḥa kiểm soát c̣n ban đêm thuộc về lực lượng của Mặt trận) để bắt liên lạc, tiếp nhận hay vận động ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Mặt trận.

    Phạm Hồng Sơn: Những công việc đó chắc phải rất mạo hiểm và hết sức khó khăn?

    Huỳnh Nhật Tấn: Đúng thế, chúng tôi phải rất kiên tŕ, khôn khéo trong công tác vận động và không phải lần vận động nào cũng thành công. Cả hai anh em chúng tôi cũng đă bị phục kích hoặc chạm trán với lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng ḥa, nhưng rất may cả hai chỉ bị thương nhẹ trong một, hai lần.

    Phạm Hồng Sơn: Sau 30/04/1975 các ông được giữ ngay chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố hoặc Phó Giám đốc Trường Đảng?

    Huỳnh Nhật Hải: Không phải như thế. Sau 30/04/1975 tôi tiếp tục công tác ở Thành đoàn, sau đó mới chuyển qua công tác chính quyền. Năm 1977 tôi được kết nạp Đảng. Năm 1979 làm Chủ tịch khu phố I Thành phố Đà Lạt, rồi sau khi đi học Trường Đảng ở Tây Nguyên trong một năm đến năm 1981 là tôi trở thành Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Lạt, là Thành ủy viên.

    Huỳnh Nhật Tấn: Tôi th́ được kết nạp Đảng từ năm 1972 sau khi “nhảy núi”. Ngay tháng 10/1975 tôi đă được chọn vào số cán bộ đầu tiên gửi ra Bắc học ở Trường Tuyên huấn Trung ương ở khu Cầu Giấy, Hà Nội trong 3 năm rồi trở về giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng. Và sau lần ra học tiếp ở Hà Nội tại Trường Tuyên Huấn Trung Ương trong 03 năm nữa, đến năm 1986 tôi được bổ nhiệm vào chức Phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đồng thời được cơ cấu vào cấp Tỉnh ủy, là Tỉnh ủy viên dự khuyết.

    Phạm Hồng Sơn: Một cách ngắn gọn, lư do ǵ đă khiến hai ông gần như đồng thời quyết định từ bỏ Đảng kiêm các chức vụ đó?

    Huỳnh Nhật Tấn: Tôi c̣n nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi có viết một câu: “Tôi không tin ĐCSVN có thể lănh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói.”

    Huỳnh Nhật Hải: C̣n trong lá đơn của tôi viết sau ông em tôi một vài tháng, tôi nhớ đă viết là: “Tôi không c̣n động cơ để phấn đấu cho mục tiêu và lư tưởng của Đảng nữa.” Nhưng thực sự trong thâm tâm th́ cũng giống như ông em tôi đă nói ở trên. Tôi không tin ĐCSVN nữa.

    Phạm Hồng Sơn: Quá tŕnh đi đến sự bất tín đó diễn ra như thế nào?

    Huỳnh Nhật Hải: Đó là một quăng thời gian kéo dài khoảng 5-7 năm, thông qua những quan sát, t́m hiểu, trao đổi, bàn bạc và trằn trọc từ mỗi bản thân và gần như chỉ giữa hai anh em chúng tôi.

    Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói chúng tôi đi đến sự bất tín vào ĐCSVN là dựa vào những ǵ chúng tôi thấy, chúng tôi gặp trên thực tế hơn là từ vấn đề lư luận.

    Phạm Hồng Sơn: Những “thực tế” nào quan trọng nhất khiến hai ông nhận thức lại ĐCSVN?

    Huỳnh Nhật Tấn: Đó chính là những chính sách về quản lư xă hội, điều hành kinh tế và việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của người dân của ĐCSVN. Về quản lư xă hội, ĐCSVN đă không quản lư bằng pháp luật mà bằng sự tùy tiện, áp đặt, gần như hoàn toàn chỉ dựa theo các chỉ thị, ư muốn từ lănh đạo Đảng. Ví dụ việc tịch thu nhà cửa, tài sản hay đưa đi “học tập cải tạo”, thực chất là bỏ tù con người, đều không dựa trên pháp luật hay xét xử của ṭa án. Điều hành kinh tế th́ lúc đó chúng tôi thấy những chính sách rất kỳ cục và phản khoa học, ví dụ như có những chỉ thị là Đà Lạt phải sản xuất bao nhiêu rau hay các huyện khác phải sản xuất bao nhiều ḿ[i] mà không cần biết khả năng và lợi thế về thổ nhưỡng, thói quen canh tác của người dân hoặc việc giao quyền lănh đạo kinh tế không dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm mà lại dựa vào thành phần giai cấp và sự gắn bó với Đảng. Về các quyền tự do dân chủ của người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt Nam Cộng ḥa. Ví dụ như khi hoạt động trước 1975, chúng tôi đă từng cho một số viên chức chính quyền đọc cả cương lĩnh của Mặt trận nhưng những người đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết sức b́nh thường. Nhưng sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt động, kể cả trong tư tưởng, mà khác với quan điểm của ĐCSVN th́ đều không được chấp nhận. Báo chí tư nhân, biểu t́nh, băi công, băi thị đă hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất công, nhu cầu lên tiếng của xă hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực và không tôn trọng những quyền căn bản của người dân.

    Phạm Hồng Sơn: Các ông đă quen biết những nhân vật như ông Hà Sĩ Phu hay ông Mai Thái Lĩnh,…những cư dân tại Đà Lạt lúc đó chưa?

    Huỳnh Nhật Hải: Chúng tôi chưa biết ông Hà Sĩ Phu, c̣n ông Mai Thái Lĩnh th́ chúng tôi đă biết nhau từ hồi cùng “nhảy núi” nhưng sau 30/04/1975 chúng tôi gần như chưa trao đổi hay bàn luận ǵ với nhau cả. Anh em chúng tôi trước khi quyết định bỏ về đă nói với nhau là “chúng ta đi làm cách mạng không phải để xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài như thế này.”

    Phạm Hồng Sơn: Gia đ́nh, những người thân và bạn bè đồng chí của các ông có phản ứng ǵ trước quyết định đó?

    Huỳnh Nhật Hải: Lúc đó ba má tôi đều đă qua đời nhưng chúng tôi tin rằng nếu c̣n sống ba má tôi cũng ủng hộ việc từ giă ĐCSVN của chúng tôi. Hai bà xă của chúng tôi ủng hộ hoàn toàn quyết định về nhà tự làm ăn của chúng tôi.

    Phạm Hồng Sơn: Thế c̣n hai anh trai, những người đă đi tập kết sau 1954, và những đồng chí thân quen của hai ông?

    Huỳnh Nhật Tấn: Anh trai cả của chúng tôi th́ gần như không có ư kiến ǵ, c̣n người anh trai thứ hai th́ không đồng ư. C̣n những đảng viên đồng sự khác và các cấp lănh đạo lúc đó hoàn toàn ngạc nhiên, gần như tất cả mọi người đều khuyên chúng tôi xem xét lại. Có người lúc đó đă nói với tôi là nếu về th́ cuộc sống sẽ rất khó khăn, nhưng tôi xác định trong ḷng là trước đây khó khăn nguy hiểm như thế mà c̣n chịu được th́ lẽ nào bây giờ lại không.

    Phạm Hồng Sơn: Khi “trằn trọc” để đi đến quyết định cuối cùng, h́nh ảnh hay tư tưởng của lănh tụ Hồ Chí Minh có vấn vương trong “trằn trọc” đó?

    Huỳnh Nhật Tấn: Có. Chúng tôi lúc đó cũng thấy cần phải xem lại cả ông Hồ Chí Minh – lănh tụ, người sáng lập ra ĐCSVN.

    Phạm Hồng Sơn: Các ông thấy thế nào?

    Huỳnh Nhật Hải: Sau khi cùng t́m hiểu, trao đổi, bàn luận chúng tôi nhận thấy t́nh trạng mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói là cuộc sống ḱm kẹp, đau thương của nhân dân, của giới trí thức sau chiến thắng 30/04/1975 ở miền Nam hoàn toàn là sự lặp lại y nguyên t́nh trạng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – thời kỳ mà ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở trên đỉnh cao quyền lực.

    Huỳnh Nhật Tấn: Tôi đă từng tự hỏi là mục tiêu sâu xa của ông Hồ Chí Minh là ǵ? Với những ǵ lịch sử đă diễn ra khi ông Hồ Chí Minh c̣n sống th́ tôi thấy mục tiêu của ông Hồ Chí Minh v́ quyền lực là chính, c̣n mục tiêu độc lập cho đất nước hay tự do, dân chủ cho dân tộc, cho xă hội Việt Nam đă bị ông Hồ Chí Minh coi nhẹ. Hai mục tiêu tốt đẹp đó chỉ là những ngọn cờ để ĐCSVN lôi kéo, tập hợp quần chúng và giới trí thức cho mục đích giành quyền lực cho ĐCSVN. Thực tế chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đă biểu hiện đi ngược lại hoàn toàn hai mục tiêu tốt đẹp đó, độc lập cho dân tộc và tự do, dân chủ cho nhân dân.

    Phạm Hồng Sơn: Vâng, về vấn đề tự do, dân chủ cho nhân dân th́ đă rơ, nhưng c̣n về độc lập dân tộc, xin ông nói rơ thêm?

    Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói ông Hồ Chí Minh đă đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc, đô hộ của người Pháp nhưng lại để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và thôn tính của Trung Quốc cộng sản. Nếu không có sự đồng ư, chủ kiến ngoại giao của ông Hồ Chí Minh th́ không thể có t́nh hữu nghị Việt-Trung như “môi với răng” và cũng không thể có Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Một cách ngắn gọn, có thể nói ông Hồ Chí Minh đă vô t́nh tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lăng, thôn tính của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam như chúng ta đang chứng kiến.

    Phạm Hồng Sơn: Liệu có công bằng không khi t́nh trạng mất độc lập, mất chủ quyền hiện nay qui hết cho Hồ Chí Minh?

    Huỳnh Nhật Tấn: Đúng là t́nh trạng lâm nguy của đất nước hiện nay không thể qui hết cho ông Hồ Chí Minh. Nhưng bất kỳ một lănh tụ, một nhà sáng lập của một đảng, một tổ chức chính trị nào cũng đều có ảnh hưởng rất căn bản tới tầm nh́n, hành động của các thế hệ kế tiếp, dù xấu hay tốt. Tôi nhớ ngay trong văn kiện, khẩu hiệu của ĐCSVN vẫn luôn khẳng định ông Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, lănh đạo, rèn luyện “Đảng ta”, tức là ông Hồ Chí Minh đă là kiến trúc sư cho mọi chính sách, đường lối của ĐCSVN cũng như thể chế, cung cách quản lư xă hội của ĐCSVN.

    Huỳnh Nhật Hải: Đúng như thế, theo tôi, mặc dù ông Hồ Chí Minh đă mất rồi nhưng tư tưởng, đường lối chính trị của ông ấy vẫn được tiếp tục kế thừa trong ĐCSVN. Không phải ngẫu nhiên mà ĐCSVN hiện nay vẫn hô hào học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

    Phạm Hồng Sơn: Nhưng nhiều người cho rằng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là rất tốt đẹp, đáng học theo?

    Huỳnh Nhật Hải: Đúng, rất tốt đẹp và đáng học nếu chỉ căn cứ vào lời nói và khẩu hiệu như ông Hồ Chí Minh đă đề ra. Và đúng là ĐSCVN hiện nay cũng đang thực hiện đúng như thế, các khẩu hiệu, lời nói, mục tiêu của họ hiện nay cũng rất hoặc khá tốt đẹp, nhưng hành động và thực tế th́ lại hoàn toàn ngược lại – cũng như ông Hồ Chí Minh.

    Huỳnh Nhật Tấn: Nếu chỉ căn cứ vào truyền thống nhân ái của người Việt Nam thông thường thôi th́ cũng thấy đáng lư ra, với cương vị là người có quyền hành cao nhất, ông Hồ Chí Minh phải ra lịnh không được giết hoặc hăm hại ân nhân của ḿnh như vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Năm và nhiều người khác trong Cải cách Ruộng đất. Hoặc những vụ bắt bớ, thanh trừng các đồng sự, các ân nhân của ĐCSVN sau này mà không qua xét xử th́ ông Hồ Chí Minh không thể không biết là trái đạo lư. Nếu ông Hồ Chí Minh thực sự là người v́ nước v́ dân th́ sau khi lên nắm quyền, điều đầu tiên ông Hồ Chí Minh phải làm là phải để nhân dân và giới trí thức có nhiều tự do hơn thời thực dân Pháp chớ.

    Phạm Hồng Sơn: Nếu được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN?

    Huỳnh Nhật Hải: Không, không bao giờ.

    Huỳnh Nhật Tấn: Tôi sẽ phải b́nh tĩnh hơn, t́m hiểu xem họ có ủng hộ và có tư tưởng dân chủ thực sự không, chứ không thể chỉ căn cứ vào lời nói và tuyên truyền của họ. Theo tôi, vấn đề dân chủ phải được đặt cao hơn vấn đề dân tộc v́ chỉ có dân chủ mới giúp cho dân tộc được tự do đúng nghĩa và khi đó đất nước mới có nền độc lập bền vững.

    Phạm Hồng Sơn: Ngày 30/04/1975 các ông đang ở đâu và cảm xúc như thế nào?

    Huỳnh Nhật Tấn: Lúc đó tôi đang ở Đà Lạt. Tôi đă trở về Đà Lạt từ ngày 03/04/1975 với tư thế của người chiến thắng.

    Huỳnh Nhật Hải: Tôi về Đà Lạt sau ông em tôi một ngày, ngày 04/04/1975. Cảm xúc của tôi là sung sướng vô cùng, nhất là khi gặp lại má tôi – má đă tưởng tôi hy sinh từ năm 1971 và đă đưa ảnh tôi lên bàn thờ.

    Phạm Hồng Sơn: Dịp 30/04 hàng năm vẫn là một trong những ngày lễ lớn của cả đất nước, cảm xúc của các ông ra sao trong những ngày này?

    Huỳnh Nhật Hải: Buồn. Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền trước 1975 th́ dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm nay.

    Huỳnh Nhật Tấn: Buồn. Một ngày quá buồn. Cái chiến thắng 30/04 chỉ đem lại một sự áp bức trên mọi phương diện cho nhân dân, đất nước và lại nặng nề hơn cả thời Pháp thuộc.

    Phạm Hồng Sơn: Nếu bây giờ vô t́nh hai ông gặp lại một người là cựu viên chức cũ của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa và người đó chính là “kẻ thù” của ông trước 1975, điều trước tiên hai ông muốn nói là ǵ?

    Huỳnh Nhật Tấn: Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đă góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đă vô t́nh đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc th́ tôi cũng đă vô t́nh góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là v́ quyền lực tới phá bỏ một chế độ đă được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.

    Huỳnh Nhật Hải: Bây giờ nh́n lại, con đường chúng tôi đă đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đă đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.

    Phạm Hồng Sơn: Xin trân trọng cảm ơn ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn.

    ____________________ __

    Chú thích ảnh: Ông Huỳnh Nhật Hải (phải) và ông Huỳnh Nhật Tấn (trái)

    © 2012 pro&contra

    [i] “Ḿ” tức là “sắn” theo tiếng miền Bắc

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?
    Tại sao bỏ Đảng, bỏ Bác mà chạy trốn? (I)

    Minh Vơ

    Nghĩ đến đó tôi bỗng giật ḿnh, sợ bác (Hồ) như sợ ma. Tôi không tin ở bác. H́nh như bác có cái ǵ bí ẩn giấu giếm. Vẻ mặt bác gian ác, con người bác nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi. (1)

    Hoàng Hữu Quưnh sinh năm 1942 tại xă Bích Khê, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đ́nh bần Nho, mặc dù đă có lúc ông nội ông làm quan trong triều. Theo ông cho biết th́ cha ông bị Việt Minh giết, nhưng ông đă khai với cộng sản là cha ông theo Việt Minh kháng chiến và bị Pháp giết. Nhờ thế ông đă vào được đảng Lao Động năm 1967. Dĩ nhiên ông đă không dám khai ḿnh là cháu ruột của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đang nổi tiếng ở miền Nam. Ông mừng vô hạn. Ba năm trước ông đă tốt nghiệp kỹ sư nhưng không được lănh bằng v́ không phải đảng viên. Nay với thẻ đảng ông sẽ được lănh bằng và sinh hoạt như một thanh niên có tương lai. Ông viết: “Tôi nhớ măi mùa xuân năm ấy. Mùa xuân mà đảng đă cho tôi một ân huệ.” (2)

    Trong hồi kư Tôi Bỏ Đảng (tập một) ông đă nói gia đ́nh ông quá nghèo mẹ ông phải gửi ông cho một người cậu làm đại úy Việt Minh, đại đội trưởng, để ông này đem cháu tập kết ra Bắc, cho nhà “bớt một miệng ăn”. Trong những năm đầu (từ 1955 đến 1960) ở Vinh ông theo học trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng. Từ 1960 đến 1964 th́ ra Hà Nội học trường bách khoa. Sau khi tốt nghiệp ông hăng say hoạt động đoàn thể để được gia nhập đảng. Năm 1969 với tư cách bí thư đảng ủy của trường ông được cử đi du học ở Liên Xô trong 4 năm. Trong nhật kư ông ghi: “18/10/1969. Đây rồi tôi đă đến thiên đường Liên Xô.” (3)


    Hoàng Hữu Quưnh
    Nguồn: Tôi Bỏ Đảng/MV

    Giữa năm 1974, sau gần 5 năm tu nghiệp, Hoàng Hữu Quưnh được lệnh làm luận án trước thời hạn 3 tháng để kịp về nước vào tiếp quản các trường khoa học kỹ thuật ở miền Nam. Và ngày 01/09/1974 ông lên tầu về nước qua ngả Trung Quốc. Một tháng sau ông được bộ trưởng Nguyễn Thanh B́nh điều đi phục vụ chiến trường B, tức gia nhập đoàn quân đi đánh chiếm miền Nam. Ông viết: “Tôi kiêu hănh được đứng vào đội ngũ giải phóng quân đó.”(4)

    Khi miền Nam đă được “giải phóng” rồi Hoàng Hữu Quưnh mới mở mắt ra và nuôi tư tưởng bỏ đảng. Th́ may thay thời cơ đến như một phép lạ. Chẳng những cấp trên không biết được tư tưởng phản đảng của ông, mà những cuộc gặp gỡ tiếp xúc liên lạc của ông với gia đ́nh, bạn bè, toàn những người thuộc phe quốc gia, cũng không gợi lên trong đầu họ mối nghi ngờ nào. Nhờ lư lịch không bị lộ, lại có thành tích hoạt động đảng và kiến thức cao về chuyên môn, nghĩa là “được cả hồng lẫn chuyên”, ông đă được bộ cử vào phái đoàn kinh tế kỹ thuật của nước CHXHCNVN do thứ trưởng Nguyễn Hồ cầm đầu và chính ông làm phó trưởng đoàn đi công tác ở Ư. Một vài bạn thân đă khuyên ông nên nhân dịp này bỏ trốn cho rồi. Và ông thực hiện ngay điều đó. Không phải như hồi 1960, lúc ông có dịp trở lại Vĩnh Linh, đến tận vùng phi quân sự, vào đồn binh Quốc Gia đánh cờ với “những người lính bờ Nam trẻ, khỏe mạnh, vui tính cũng giống như những đứa em và bạn học tôi” (trang 101). Lúc ấy ông cũng nhớ nhà muốn vượt tuyến trở lại miền Nam với mẹ và các em mà không dám. Đàng khác cũng v́ lúc ấy ông c̣n suy tư về lời khuyên của ông thầy dậy sử lớp 7 say sưa với lư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam sau này. Nhưng năm 1979 th́ Hoàng Hữu Quưnh vẫn chưa quên rằng ông thầy dậy sử đó cũng đă trở thành nạn nhân của cộng sản trong cuộc đấu tố 1955, bị quy oan là địa chủ và bị bắn (trang 103). Kinh nghiệm ấy càng làm cho Hoàng Hữu Quưnh dứt khoát ở lần này.

    Ngày 6 tháng 9 năm 1979 phái đoàn rời Việt Nam sang Ư. Sau khi tham quan thủ đô Ư và Ṭa Thánh Vatican, trở lại Turin là nơi công tác, ông đă đang đêm rời khách sạn, rời thành phố, rời nước Ư, để trực chỉ Giơ Ne Vơ (Geneva), Thụy Sĩ. Nhưng rồi lại đổi ư trở lại Pháp, đến Nancy gơ cửa nhà người cậu (anh ruột mẹ), có vợ Đức và mấy cô con gái không cô nào nói được tiếng Việt. Đó là người thân duy nhất trong họ ngoại của ông c̣n sống, sau bốn chục năm cậu cháu xa cách. Đúng ra là người cậu bỏ đi lúc ông chưa ra đời. Từ đây ông có thể liên lạc đuợc với người em ruột ở California, rồi tháng sau với người em nữa ở Thái Lan, mới ra khỏi Việt Nam. Đỉnh cao của cuộc hạnh ngộ này được đánh dấu bằng “bản giao ước sống hạnh phúc với Thu Tuyền.” Cuốn Hồi Kư ông cho ra 10 năm sau đó (tập một) với nhan đề “Tôi Bỏ Đảng, Bản cáo trạng chế độ Hà-nội” kết thúc như thế đó.

    Cũng năm 1989 ông cho ra tiếp tập II, nhan đề “Tôi Bỏ Đảng, Giai cấp phong kiến mới” viết về những năm ông làm việc trong cơ chế nhà nước xă hội chủ nghĩa. Trong tập hai này ông đi sâu vào chi tiết những ǵ ông đă nói qua trong tập một, với mục đích phơi bày những điều dơ dáy xấu xa trong chế độ, mà ông cũng gọi bằng hai chữ phong kiến giống hệt Hà Sĩ Phu.

    Đại cương, tập một gồm có 6 chương: Tập kết ra Bắc. Chứng nhân đấu tố. Phấn đấu vào đảng. Tu nghiệp Liên Xô. Tiếp quản miền Nam. Và Vĩnh biệt đảng.

    Tập hai gồm 11 chương: “Ông thủ trưởng của tôi. Tôi cũng là lănh đạo. Chuyện móc ngoặc. Chuyện t́nh trên băi biển Đồ Sơn. Kỹ nữ hộ lư. Dấu chân tṛn trên cát. Làm th́ đói nói th́ no. Nỗi buồn tập kết. Thủ trưởng về vùng mới giải phóng. Ông chánh văn pḥng huyện. Tôi đă thấy.”

    Mười một chương trong tập hai này không phải là phần II của cuốn hồi kư mà chỉ là những đoản văn rời rạc viết tại nhiều nơi trong thế giới tự do từ Paris, Amsterdam, Nice cho đến Hồng Kông, Athens, và Stokholm, trong nhiều giai đoạn thời gian khác nhau từ 1981 đến 1989, được tập trung lại làm một tập.

    Mở đầu tập I, tác giả đă cho biết ông không phải nhà văn, nhà báo, lại vốn kém về văn, nên ông chỉ muốn biết ǵ nói nấy cho người khác biết thêm về chế độ cộng sản mà ông đă sống trong 25 năm trường. Dĩ nhiên trong những điều ông viết cũng có nhiều sự việc nói lên lư do để ông gạt bỏ chủ nghĩa cộng sản, rời xa chế độ cộng sản, từ bỏ đảng cộng sản.
    Bây giờ thử xem trong hai tập “Tôi Bỏ Đảng” này, tác giả đă nhận xét thế nào về Đảng, về các lănh tụ, và thực trạng xă hội xă hội chủ nghĩa.

    Về chủ nghĩa cộng sản

    Ngay trong “Lời Đầu” ông đă viết: “… chủ nghĩa cộng sản tự nó là một cái ǵ đó không tưởng và những người ngụp lặn đi t́m cái đích của chủ nghĩa ấy thật là ngu ngơ khờ khạo. Rồi đưa cái ngu ngơ khờ khạo ấy vào chính sách, vào chủ trương. Họ tự tạo ra một khoảng cách khiếp đảm giữa con người thật của họ và cá nhân họ là một cán bộ thực thi chủ nghĩa.” (5)

    Hoàng Hữu Quưnh c̣n châm biếm một cách cay độc khi nhắc lại lời Hồ Chí Minh đă có lần gọi “Chủ nghĩa Mác Lenin là cái xẻng xúc phân”, bởi v́ - ông Hồ giải thích - cái xẻng đó đă không làm mất ḷng dân mà đi đúng ư nguyện của dân thôn bản phải sạch sẽ.” (tập một, trang 86-87) Độc giả nào muốn biết rơ đầu đuôi câu chuyện này xin đọc Hoàng Hữu Quưnh hai trang trên.

    Về Hồ Chí Minh


    Vơ Nguyên Giáp & Hồ Chí Minh
    Nguồn: voltairenet.org

    Khi c̣n là đôi viên đội thiếu niên tiền phong ở Nghệ An Hoàng Hữu Quưnh đă được nghe nhiều huyền thoại của “bác Hồ” như Tạ Đ́nh Đề bắn súng như thần, xuyên qua lỗ đồng xu, khi theo giặc Pháp ám sát bác, đă bị bác thôi miên, rồi chinh phục. Hay như Thụy An, bạn thân của Tạ Đ́nh Đề, cũng ám sát hụt bác, bị bắt nhưng cũng được bác cảm hóa. “Nghe những chuyện như vậy tôi rất thích thú, rồi được đọc những bài thơ nói về bác, như ‘đêm nay bác không ngủ’: ... Bác thức th́ mặc bác. Cháu cứ ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc…” hay những câu thơ trong sách: “Công cha như núi thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Bác Hồ hơn cả mẹ cha. Mênh mông trời biển, bao la biển trời.” Từ đó tôi đă mến yêu và tôn thờ bác.” (trang 76) Nhưng càng trưởng thành và càng chứng kiến tận mắt những ǵ ông Hồ và đồng đảng làm cho nhân dân, Hoàng Hữu Quưnh càng thận trọng, nghi ngờ rồi thay đổi.

    Sau khi cộng sản chiếm được miền Nam, tác giả đă thấy tận mắt xă hội miền Nam qua Đà Nẵng, Huế, Saigon là những thành phố ông được đi qua hay sinh sống 4, 5 năm, và so sánh với xă hội miền Bắc là nơi ông đă sống trong 20 năm, khi có dịp trở lại Hà-nội ông đă nhận xét:

    Quảng trường Ba Đ́nh kia ngày xưa tôi mến mộ biết bao th́ ngày nay trở thành xa lạ với tôi, v́ cái nấm mồ của bác quá khổng lồ, quá tốn kém. Dại dột xây to hơn cả nấm mồ của Lê-nin. Cái lăng nằm trơ trọi ở Ba Đ́nh, trong đó chỉ có một xác xanh xao tái nhợt mà có đến hàng ngàn, hàng vạn con người cung phụng ở đó….. Thực tế ở miền Nam đă làm tôi bừng tỉnh. Sự kính yêu đối với bác đă phai mờ dần trong tôi. Lần này, dù là lần chót, tôi quyết định sẽ không thèm viếng bác nữa…(6)

    Nhắc lại lúc ông Hồ c̣n sống, trong một chuyến đón Vua Lào đến thăm trường đại học Bách Khoa Hà-nội, nơi tác giả công tác, Hoàng Hữu Quưnh đă viết về những ư nghĩ trong đầu ḿnh khi nghe “bác Hồ” huấn thị như sau:

    Nghĩ đến đó tôi bỗng giật ḿnh, sợ bác như sợ ma.

    Tôi không tin ở bác. H́nh như bác có cái ǵ bí ẩn, giấu giếm. Vẻ mặt bác gian ác, con người bác nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi. Tôi lại sợ bác biết được ư nghĩ của tôi lúc này, chắc gia đ́nh tôi sẽ bị tru di tam tộc.” (1)

    Hồ Chí Minh là đảng và đảng là Hồ Chí Minh. Họ quyết dùng trận chiến Tết Mậu Thân như là một trận chiến thử lửa….Hồ Chí Minh thừa biết cuộc thử lửa nào lại không chết chóc. Và phần chết chóc ấy trước hết thuộc về phần người tập kết. Tôi bàng hoàng khi nghe nói đến sự thật ấy.” (7)

    Muốn thấy ḷng dân đối với ông Hồ ra sao, hăy nghe Hoàng Hữu Quưnh tả cảnh nhà trường chuẩn bị đón Vua Lào và chủ tịch nước tới thăm:

    “…Những lớp học, các hội trường, nhà tiêu chuồng xí đều được phân chia dọn vệ sinh quét vôi trắng xóa. Bí thư đảng ủy đă đích thân chui vào hàng trăm nhà cầu để kiểm tra. Vôi mới được quét mà khẩu hiệu đă xuất hiện. “Đả đảo đảng lao động Việt Nam”. Đả đảo Hồ Chí Minh”. “Hồ Chí Minh cơng rắn cắn gà nhà”…Nhà cầu là nơi kín đáo, thường được công khai tư tưởng bởi những truyền đơn, khẩu hiệu. Do đó bác đến đâu là bác chui vào nhà tiêu, hố tiêu trước rồi sau đó mới bắt đầu bài huấn thị. (8)

    Về Vơ Nguyên Giáp

    Thời kỳ này (1967) trung ương đảng và bộ chính trị chia làm hai phái. Phái bồ câu do đại tướng Vơ Nguyên Giáp cầm đầu chỉ muốn giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam bằng giải pháp ḥa b́nh…

    Để đối phó với phe VNG, và răn đe cán bộ đảng viên, Hồ Chí Minh và bộ chính trị cho ra môt loạt nghị quyết….195…,228…Th ực chất nghị quyết 195 nhằm loại trừ và thanh trừng phe phái của VNG. Rồi người ta đă gán ghép cho Giáp đủ thứ tội nào là xét lại, nào là để cho cố vấn Trung Quốc can thiệp thô bạo chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ… (9)

    © DCVOnline

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?
    V́ sao một Đảng viên dự tính đốt thẻ Đảng?

    Trân Văn, thông tín viên RFA
    2010-09-12






    Cách nay 6 tháng, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ đă từng khiến dư luận xôn xao, khi ông đề nghị “loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc”.
    Mới đây, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ loan báo sẽ đốt thẻ Đảng nếu sau Đại hội lần thứ 11, Đảng vẫn không từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin.

    V́ sao một trí thức, từng là cựu chiến binh, có 30 năm tuổi Đảng, thành viên của một gia đ́nh từng là cơ sở nuôi dưỡng, che giấu các lănh tụ của Đảng CSVN trước tháng 8 năm 1945 lại suy nghĩ và quyết định hành động như thế? Trân Văn có cuộc tṛ chuyện với Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ.
    Dứt khoát ly khai nếu ...

    Trân Văn: Thưa ông, chúng tôi được biết ông vừa tuyên bố sẽ đốt thẻ Đảng trước hàng ngàn sinh viên, thông tin này có đúng không?

    Tôi tuyên bố đốt thẻ Đảng chỉ sau khi, trong Đại hội lần thứ 11 này, Đảng CSVN vẫn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.

    Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ


    Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ: Tôi xin cải chính một chút, tôi tuyên bố đốt thẻ Đảng chỉ sau khi, trong Đại hội lần thứ 11 này, Đảng CSVN vẫn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Tôi sẽ đốt thẻ, nếu như sau Đại hội, Đảng không vứt bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc lành mạnh, không cực đoan của Hồ Chí Minh làm một bước đệm quan trọng.

    Nếu không có điều kiện đốt thẻ Đảng của tôi trước hàng ngàn sinh viên th́ tôi có thể chụp ảnh, quay phim cảnh tôi đốt thẻ và tôi sẽ viết cho những sinh viên Việt Nam, những thanh niên Việt Nam.

    Tôi phải nói điều đó v́ người ta sẽ cho tôi vào Bệnh viện Tâm thần Bạch Mai và quay phim, chụp ảnh rằng: “Đấy là một thằng tâm thần”. Họ đă chuẩn bị sẵn sàng tất cả những kế hoạch đó. Tôi được biết tất cả những kế hoạch đó thông qua một người bạn của tôi ở Bộ Công an.
    Căn nguyên của những bất cập

    Trân Văn: Thưa ông, hồi tháng 3 vừa qua, trong thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tuy ông đề nghị loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng và thay vào đó là Chủ nghĩa Dân tộc, song ông cũng khẳng định sẽ tuyệt đối trung thành với dân tộc Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập.

    V́ sao chỉ trong ṿng sáu tháng, một trí thức, một cựu chiến binh từng cầm súng tham gia giải phóng miền Nam, một đảng viên có 30 năm tuổi Đảng như ông lại chuyển từ “tuyệt đối trung thành với Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập” sang “đốt thẻ Đảng”?

    Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ: Sáu tháng là một khoảng thời gian khá dài cho người luôn luôn đau đáu nghĩ về dân tộc, nghĩ về đất nước để mà đánh giá lại toàn bộ những ǵ mà tôi cảm nhận được.

    Đầu tiên tôi thấy rằng, cần phải có một Đảng cực mạnh và đó là Đảng CSVN để mà lănh đạo dân tộc này như là thời đầu tiên của Hàn Quốc, của Singapore. Thế nhưng cái Đảng cực mạnh đó phải là Đảng có Bộ Chính trị cực giỏi, cực kỳ có đức, nghĩ đến đất nước này, nghĩ đến dân tộc này.

    Lúc đầu, tôi c̣n rất tin tưởng, thế nhưng, sau này, nh́n vào quá tŕnh vận động trong sáu tháng vừa rồi, tôi thấy rằng họ không đủ bản lĩnh để kiên cường với một lũ tham nhũng. Bọn tham nhũng không tin ǵ vào Chủ nghĩa Mác-Lênin đâu. Chúng nó đang lợi dụng tất cả.

    Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ nếu sau Đại hội Đảng lần thứ 11 mà người ta không loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, nguyên nhân sâu xa gây ra tất cả những thứ mà chúng ta đang thấy hiện nay.
    Thế nào là “truyền thống”?

    Trân Văn: Chúng tôi được biết, cụ thân sinh của ông đă từng là người nuôi dưỡng nhiều lănh tụ của Đảng CSVN như: Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt,… c̣n ông th́ là một Đảng viên có 30 năm tuổi Đảng. Điều đó cho thấy, nhiều thế hệ, nhiều thành viên trong gia đ́nh của ông đă tự nguyện gắn kết, phục vụ Đảng CSVN. Thế th́ tại sao ông lại quyết định từ bỏ Đảng? Khi tuyên bố “đốt thẻ Đảng”, ông có nghĩ đến truyền thống gia đ́nh?

    Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ: Tôi xin trích một lời của Engels, có thể là tôi không nhớ thật chính xác. Câu đó như thế này: Truyền thống là kinh nghiệm của các bậc tiền bối. Chúng ta học tập ở truyền thống rất nhiều điều nhưng không thể lấy nó làm kim chỉ nam cho mọi hành động.

    Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ nếu sau Đại hội Đảng lần thứ 11 mà người ta không loại bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, nguyên nhân sâu xa gây ra tất cả những thứ mà chúng ta đang thấy hiện nay.

    Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?
    DO ĐÂU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT GIAN TRỞ THÀNH KẺ THÙ CỦA CHÍNH NÓ ?

    *****


    LS Đinh Thạch Bích



    Chủ nghĩa là gì ? Là tập hợp những lý lẽ cắt nghĩa một tình hình (theory, doctrine), kèm theo một kế hoạch để giải quyết tình hình đó (policy, implementation), và một cơ cấu (structure, institution) thực hiện nó. Theo định nghĩa này, chủ nghĩa nào cũng “duy ý chí” và do đó “chủ quan”. Chủ nghĩa cộng sản không ngoại lệ. Nó phải mượn “tính khách quan” của khoa học để lấp liếm tính chủ quan của nó, tự nhận nó là “chủ nghĩa xã hội khoa học”. Trên đường chinh phục thế giới, nó áp đặt “hệ giá trị chủ quan” của nó bằng cường lực. Nó thường khởi đi với cường lực của chiến tranh tâm lý : tuyên truyền. Cùng lúc hoặc tiếp theo, là cường lực vật thể : vũ khí, khủng bố, thao túng các phương tiện sản xuất và sinh sống của đối tượng. Bành trướng sang Việt Nam, chủ trương vừa nói đẻ ra khẩu hiệu “thứ nhất rỉ tai, thứ hai mã tấu”. Chiếm xong quyền bính, nó áp đặt cường quyền để ôm giữ quyền bính.

    Karl Marx dùng lý lẽ chủ quan của mình (“sử quan duy vật”) cắt nghĩa xã hội Âu Tây – khoa học tự nhiên lên ngôi, kinh tế công nghiệp hóa theo chủ nghĩa tư bản, đế quốc tranh giành thuộc địa – rồi “tiên tri” tương lai loài người, nhưng không đưa ra được “kế hoạch cụ thể” khả thi, để những “tiên tri” kia có được chút đỉnh “tính hiện thực”. Lý thuyết cộng sản tuy tỏ ra hấp dẫn ở Châu Âu giữa thế kỷ 19, nhưng không thể coi nó như một chủ nghĩa hoàn chỉnh : nó “hoang tưởng” về “đích đến”, và “què quặt” nơi phần thực hiện. Khẩu hiệu “vô sản toàn thế giới hãy liên hiệp lại !” của Tuyên Ngôn Cộng Sản 1948, phải đợi đến Lenin mới có đáp án cho câu hỏi “làm gì?” – Que Faire ? Trước Lenin, Ba Lê Công Xã – Paris Commune đã “làm gì?” theo kiểu “bạo động vô chính phủ”. Bản thân Marx, tuy dính dự vào vài vụ “cách mạng nửa vời” (theo đánh giá của Lenin) thời 1948 ở nhiều nước Châu Âu, nhưng cũng chỉ trôi nổi theo thời cuộc, không đưa ra được một “mô thức mẫu” nào cho “đấu tranh giai cấp” mà Marx hô hào. Cho nên, phong trào cộng sản suốt nửa sau thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, “liên hiệp lại” được, rồi cũng chia rẽ thành ít ra là 5 thứ “Quốc Tế Cộng Sản” (nếu tính cả Tito sau Trotsky), vì bất đồng cả về xuất phát điểm, lộ trình, cũng như đích đến. Khởi đi với lá “cờ đỏ” sơ sài; dọc đường, thoạt thấy trên cờ đỏ có “cái búa”; vấp phải nông dân nổi loạn, Lenin bèn “bổ sung” thêm “cái liềm”, nhưng Stalin vẫn cứ phải thường xuyên thanh trừng bọn “kulags” (nông dân “phản động”, bị “quy” thành “thế lực thù địch”). Khởi đi với hình ảnh xã hội “cộng sản nguyên thủy” – loài người sống theo “bầy đàn vô chính phủ” – Marx quả quyết, đích đến khi “cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công”, xã hội không còn giai cấp, ai nấy “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”; và rồi ... “nhà-nước tự tan biến”. Cho đến bây giờ, Liên Xô đã sụp đổ, chủ nghĩa Marx đã đi vào thùng rác, bọn cộng sản “sống sót” tuy còn cai trị trên dưới 1 tỷ rưỡi “hộ khẩu”, nhưng cái “đích đến” như trên, vĩnh viễn cứ là “ảo vọng”. Chúng “lý luận” rằng xã hội xã hội chủ nghĩa dưới quyền chúng đã “không còn giai cấp” (sic), ai nấy đều “cải tạo” thành “lao động” cả rồi, nhưng chúng cần một “thời kỳ quá độ”, duy trì “chuyên chính” chống lại các “thế lực thù địch”; còn thù địch thì nhà-nước chưa thể “tự tan biến”. Thù địch nào ? Chúng chỉ ra loanh quanh : khi là “nước ngoài”, lúc lại thành “tự diễn biến bên trong”. Thật ra, từ chủ nghĩa, chế độ, đến “đế quốc xã hội chủ nghĩa”, cộng sản là kẻ thù của chính nó vì nó tự mâu thuẫn từ bẩm sinh. Tạm bỏ qua những mâu thuẫn triết học duy vật/duy tâm, vật chất/phi vật chất, logic tuyến tính/phi tuyến tính, v.v... hãy nhìn vào thực tế :

    Ngay khi chiếm được quyền bính ở nước Nga, loại trừ được cả chế độ quân chủ lẫn phe “dân chủ tư sản” Menshevik, Lenin đã nhận ra “lý thuyết” Mác-xít mâu thuẫn với “thực tế” xã hội mà ông ta cai trị. Nông dân nổi loạn. Giai cấp thợ thuyền, được Marx mệnh danh là “tiên phong”, là “lãnh đạo cách mạng vô sản”, rất yếu so với nông dân. Nước Nga lúc ấy là một nước nông nghiệp, lẹt đẹt đàng sau ”cách mạng công nghiệp” đương thời. Công đoàn yếu hơn nông hội cả về phẩm lẫn lượng. Lenin đưa khẩu hiệu “công nông liên minh” để thỏa hiệp với nông dân, gỡ ngòi nội loạn, nhưng ôm chặt “vô sản chuyên chính”, tập trung mọi phương tiện sản xuất vào tay nhà-nước, do đảng “lãnh đạo”, nhân danh “giai cấp công nhân”. Muốn có đa số thợ thuyền, phải có nhà máy. Muốn có nhà máy, phải “công nghiệp hóa”. Muốn công nghiệp hóa phải có “vốn đầu tư”. Muốn có vốn đầu tư, phải “tích lũy tư bản”. Muốn tích lũy tư bản, phải “có tiền”. Tiền vàng, tiền giấy, tiền thẻ nhựa, tiền chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tài khoản ngân hàng ... đều là “tín dụng” – credit – biểu tượng của chủ nghĩa tư bản, chế độ tư bản. Với Phương Án Kinh Tế Mới – New Economic Project – NEP – Lenin duy trì và tóm thâu ngân hàng, ngoại thương, công nghiệp nặng ... vào tay nhà-nước, đồng thời nhả bớt cho tư nhân kinh doanh nhỏ, kiếm lợi nhuận tư, tích lũy tư hữu vặt. Lenin đặt tên cho mô thức này là Chủ Nghĩa Tư Bản Nhà-Nước – State Capitalism. Khi Liên Xô sụp đổ, nhà kinh tế học nghiệp dư Janos Kornai gọi nó là Chủ Nghĩa Xã Hội Thị Trường – Market Socialism. Dù mang tên gì, mô thức này là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, khiến chủ nghĩa cộng sản, đế quốc cộng sản, các thứ cộng sản, “tất yếu” phải “tự diễn biến” trở thành kẻ thù của chính nó là Tư Bản. Hô hào tiêu diệt tư bản, chống “người bóc lột người”; với NEP của Lenin, nhà-nước cộng sản trở thành “chủ tư bản đầu tư”, mà hệ thống phân phối lợi nhuận “tem phiếu và bao cấp” không bao giờ cân bằng ̣được “giá trị lao động thặng dư” của thợ thuyền và nông dân (gọi chung là “lao động”), bị nhà-nước “bóc lột”. Stalin nối nghiệp Lenin, coi NEP là “hữu khuynh”, tạo “bước ngoặt vĩ đại” – Great Turn – đưa ra Kinh Tế Kế Hoạch Tập Trung, thực hiện theo từng 5 năm, triệt để tiêu diệt tư hữu, tư doanh, gấp rút “cải tạo công thương nghiệp”, thanh trừng hàng triệu “kẻ thù giai cấp” – Liên Xô (LX) gọi là “kulags”, cộng sản việt gian gọi là “tư sản mại bản”. Bọn tự nhận là “đầy tớ của dân” nghiễm nhiên thành “ông chủ của dân”. Chúng coi dân như một bầy nô lệ, bảo sao nghe vậy, cho gì được nấy. Đảng cộng sản trở thành một “giai cấp mới”, cấp thấp là apparatchik, cao hơn là nomenclatura, chia nhau hưởng đặc quyền đặc lợi, được bảo kê bằng sự “tuyệt đối trung thành với đảng”. Lý tưởng cộng sản tuyên truyền đề cao “chủ nghĩa tập thể”. Thực tế cộng sản “mua đứt” sự thuần phục của cá nhân đảng viên với điệp khúc bài Quốc Tế Ca, có câu “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình”, đền bù cho câu “quyết phen này sống chết mà thôi”. Đó là “xây dựng đảng” trên nền tảng lợi quyền cá nhân “duy vật và duy lý”, đồng thời lại buộc đảng viên, muốn được coi là “giác ngộ cách mạng”, phải hàng ngày “đấu tranh tư tưởng”, tiêu diệt cho bằng được “cá nhân cha sinh mẹ đẻ” của mình, phải “hy sinh cá nhân” mình, không cho nó “hủ hóa”, hay làm gì có hại cho “tập thể”. Làm không được cũng phải “báo cáo là được”. Mâu thuẫn cơ bản này không cách chi “thống nhất” được. Cho nên đảng cộng sản nào cũng hủ hóa, sa đọa. Đảng viên cộng sản nào cũng sống cuộc đời “hai mặt” – double standard – nói một đàng làm một nẻo, theo mánh mung “làm chơi ăn thật, làm ít ăn nhiều, mồm miệng đỡ chân tay”. Từ Lenin “hữu khuynh” qua Stalin “tả khuynh”, thường xuyên LX có những đợt thanh trừng, hết “kulags” phú nông địa chủ đến “kulags” tư sản mại bản. Cuối mùa, vô số đảng viên loại apparatchik cũng hủ hóa thành “kulags” luôn, bị đưa vào các trại lao động khổ sai, gia nhập hàng ngũ những người trước kia từng bị chúng “quy” là “kẻ thù giai cấp”. Cuối cùng, Gorbachev đưa ra Glasnost & Perestroika, mong dùng cởi mở minh bạch và cải tổ cơ cấu cứu vãn chế độ, nhưng thất bại, vì cởi mở không kịp.

    Chủ nghĩa nào cũng muốn tỏ ra “khách quan”, nhưng khi tên gọi có chữ “chủ” làm đầu, không thể chối là không “chủ quan”, không “duy ý chí”. Hệ giá trị cộng sản áp đặt ở Nga lúc đầu bị trở ngại nặng, vì “chủ quan” của Tây Âu (đã công nghiệp hóa) không phải là “chủ quan” của nước Nga nông nghiệ̣p. Cộng Sản đã coi Tư Bản là “kẻ thù giai cấp” phải tiêu diệt, thì không cách chi “hòa bình chung sống” với Tư Bản, trừ phi “nói vậy mà không phải vậy”. Bùa chú “mèo trắng mèo đen” của Tàu Cộng, nhập nhằng Tư Bản/Cộng Sản, là một chiêu bài bịp. “Nói theo” cương lĩnh Đại Hội 27 Đảng Cộng Sản LX, Đại Hội VI cộng sản việt gian hô khẩu hiệu “đổi mới hay là chết”, chẳng qua là “chào thua” chủ nghĩa tư bản, nhưng còn “cố bám” đặc quyền đặc lợi của chế độ chuyên chính cộng sản. Cả bên Tàu lẫn “bên ta”, bọn “cộng sản sống sót” đang sống những ngày “cuối mùa” của cộng sản LX. Mâu thuẫn Tư Bản/Cộng Sản ví như nước và lửa. Mâu thuẫn nước/lửa có một khả năng duy nhất, có thể “thống nhất” thành một thực thể hữu dụng : nước sôi. Muốn đặt nước trên lửa để có nước sôi, phải có cái ấm nấu nước, làm nhiệm vụ “xúc tác”. VGCS muốn “hoàn lương” với hy vọng “hạ cánh an toàn”, có thể mượn cái ấm Glasnost & Perestroika của Gorbachev. Năm xưa Gorbachev đã làm không kịp. E rằng năm nay Trọng Lú chỉ “nói qua rồi bỏ”, vì đã quá muộn.

    Chế độ VGCS “đổi mới hay là chết” đã 26 năm, “mở cửa hội nhập” đã 17 năm, vào WTO đã 6 năm. “Tuần trăng mật” giữa con buôn tư bản và VGCS đã mãn. “Giai cấp mới” VGCS đã lên ngôi. Các “nhóm lợi ích” tranh quyền, tranh ăn kịch liệt, nhưng vẫn chưa quyết liệt. Các đợt đấu tranh dân chủ, Dân Oan khiếu kiện đều đã gỡ ngòi. Tại sao mới đây lại nghe thấy câu hô hoán của “tổng bí” Trọng Lú : “chỉnh đốn đảng là công việc rất phức tạp nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của đảng và sự tồn vong của chế độ” ? Sinh mệnh đảng và chế độ VGCS do đâu mà lâm nguy ?

    Từ 1946, VGCS đã biến cuộc “kháng chiến thần thánh” của quốc dân VN thành tội ác “đuổi Pháp ra cửa trước, rước Tàu vào cửa sau”. Từ 1959 đến 1975, VGCS đã “đánh Mỹ đến người VN cuối cùng”, biến toàn bộ VN thành thuộc địa của LX. Cuối năm 1978, VGCS “phản chủ Tàu”, theo lệnh LX đem quân đánh tay sai Tàu là Pol Pot, xâm chiếm Kampuchea, bị Tàu “giáo trừng” 13 năm. Năm 1988, LX kiệt quệ, ngưng viện trợ, khiến VGCS “lạc chủ”, phải tìm cách “chuộc tội” với “chủ Tàu”. LX sụp đổ, VGCS “thà mất nước để còn đảng”, dứt khoát bán nước cho Tàu để cầu sống sót. Tóm lại, qua 3 cuộc Chiến Tranh Đông Dương và những đợt “đấu tranh giai cấp” long trời lở đất, VGCS phải bị coi là “tội đồ” của nhân loại. Đối ngoại, cả Mỹ lẫn Tàu đều “có nợ máu” với VGCS. Đối nội, đảng VGCS dứt khoát đã thành “kẻ thù của dân tộc”.Chúng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Tuy nhiên, giặc ngoài không đáng sợ bằng “thù trong”. Bẩm sinh là “kẻ cướp”, chúng chỉ dựa vào “chủ nhân nước ngoài” mà lên ngôi quyền bính. Cơ cấu “xã hội đen trong lòng chế độ đỏ”, với cùng những nguyên nhân như ở LX, đã làm cho chế độ VGCS mục nát từ trên xuống dưới. Toàn đảng đã trở thành “kulags”. Bây giờ “chỉnh đảng” thì lấy gì làm “kiếm và lá chắn” bảo vệ chế độ. Không “chỉnh” thì còn gì là “sinh mệnh đảng”. Đảng và chế độ VGCS quả thật đã ... hết thuốc chữa.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?
    Xin ra khỏi đảng như vợ chồng bác sĩ Dương Quỳnh Hoa

    *Trích: Nhữngkẻ bị khai trừ của Nguyễn Văn Lục

    "
    Phần đông những người của MTGPMN đều là trí thức, chuyên viên. Có tất cả khoảng 30 người vào khu. Chỉ có ba cặp vợ chồng, c̣n tất cả đi một ḿnh. Có thêm 6 thanh niên chưa quá 30 tuổi. Vào khu rồi bà Dương Quỳnh Hoa mới thành hôn với kỹ sư Huỳnh Văn Nghị. Ngay sau 1975, chừng một tháng, Hà nội đă xóa sổ MTGPMN. Từ đó phần đông những người đă theo Mặt trận bất măn, chống đối và ly khai. Họ là những người như Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Nguyễn Trọng Văn, (ba người này không vào khu, vẫn ở thành phố) Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa. Trước đây, họ bị coi là bù nh́n, sau họ cảm thấy bị phỉnh gạt trắng trợn. Phần lớn âm thầm, nuốt nhục rút lui, hoặc trốn ra ngoại quốc như bộ trưởng Trương Như Tảng.

    Dù sao, bỏ quên là một h́nh thức khai trừ nhẹ nhàng nhất mà họ may phúc được hưởng.

    Hoặc xin ra khỏi đảng như vợ chồng bác sĩ Dương Quỳnh Hoa.

    Bà Dương Quỳnh Hoa mất ngày 25/02/2006, tại Sài g̣n. Sinh thời, bà theo học ngành thuốc tại Sài g̣n và nhất là tại Pháp, gia nhập đảng cộng sản Pháp vào những năm 1948-1954. Với tư tưởng xă hội và cấp tiến như thế, bà tham gia MTDTGPMN. Sau này bà đă thú nhận, đó là một ảo tưởng chính trị trong đời.

    Ông Huỳnh Văn Nghị, chồng bà đă phản đối quyết định thống nhất ngay lập tức Mặt trận giải phóng miền Nam và Liên minh các lực lượng dân chủ và ḥa b́nh. Họ bị loại trừ. Bà xin ra khỏi đảng, nhưng thời đó, thủ tướng Phạm Văn Đồng đồng ư với điều kiện bà phải giữ im lặng. Nhưng sư im lặng đó không kéo dài được lâu khi bà phải chứng kiến quá nhiều điều “phản cách mạng” từ khi đảng cộng sản Việt Nam ‘thực thi’ cái lư tưởng mà bà đă hy sinh cả đời sống cho nó. Khi được tờ báo Far Eastern Economic Review (FEER) phỏng vấn vào ngày 17/10/1996: Quel est l’évènement le plus marquant pendant les 50 années passées? Bà trả lời: L’effondement du mur de Berlin qui mit un terme à la “grande illusion” (Tạm dịch. Biến cố nào được kể là nổi bật nhất trong 50 năm qua? DQH: Sự sụp đổ bức tường Bá Linh và chấm dứt một “ảo tưởng” lớn.

    Nhất là khi được Stanley Karnow phỏng vấn về sự thất bại của cộng sản Việt Nam (The Failure of Communism in Vietnam, Nguyen Phuc Buu Chanh, Online: http://snipurl.com/29phe [ http://www.freerepublic.com ], May 19, 2008 ) bà Dương Quỳnh Hoa đă trả lời rằng:

    Tôi đă là người cộng sản cả đời tôi. Nhưng bây giờ khi chứng kiến những sự thật về chủ nghĩa cộng sản và sự thất bại của nó, quản trị kém, tham nhũng, đặc quyền, áp chế, lư tưởng của tôi đă không c̣n. (“I have been a Communist all my life, but now I’ve seen the realities of Communism, and it is a failure—mismanagemen t, corruption, privilege, repression. My ideals are gone.”)

    Chủ nghĩa cộng sản là tai họa. Những cán bộ đảng cộng sản không hề hiểu biết về sự cần thiết của việc phát triển một cách hợp lư. Họ bị mê hoặc bởi những khẩu hiệu của Mác Xít đă không c̣n giá trị nữa, nếu không muốn nói rằng chúng không bao giờ có giá trị. Họ là những kẻ (tàn ác) quá độ. (“Communism has been catastrophic. Party officials have never understood the need for rational development. They’ve been hypnotized by Marxist slogans that have lost validity—if they ever were valid. They are outrageous.”)


    Người ta tự hỏi rằng nếu bà Dương Quỳnh Hoa không phải là một khuôn mặt nổi tiếng, một trí thức hàng đầu của MTGPMN th́ bà có được b́nh yên, không bị tù tội sau khi tuyên bố những lời như trên với một kư giả Hoa Kỳ? Nhưng điều này có thể giải thích phần nào v́ khi nhà cầm quyền cộng sản nộp đơn kiện chính phủ và một số công ty hoá chất Hoa Kỳ tại toà án New York về những thiệt hại về nhân mạng và nhất là ảnh hưởng tai hại phụ nữ Việt Nam ở những vùng ô nhiễm thường bị xẩy thai hay sinh ra trẻ dị dạng. Một trong ba người đứng tên trong đơn kiện này lại là bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa.
    Những dữ kiện về bà Dương Quỳnh Hoa trong đơn kiện do phía cộng sản đưa ra trước toà án New York đọc được như sau:

    Người đi kiện DUONG QUYNH HOA
    Điều thứ 135. Năm 1964, plaintiff Duong Quynh Hoa là một người Việt Nam và là một y sĩ cư ngụ tại thành phố Saigon thuộc miền Nam Việt Nam
    Điều 136. Trong thời gian này, bà thường đi lại tỉnh Biên Hoà và vùng Sông Bé là những nơi bị nhiễm thuốc độc do những bị cáo trên đây sản xuất.
    Điều 137. từ 1968-1976, Dr. Hoa là Bộ Trưởng Y tế cuả CPLT MNVN và sinh sống tại tỉnh Tây Ninh.
    Điều 138. Trong thời gian ở tây Ninh,bà được chỉ thị nhiều lần phải bao đầu bàng bao Plastic ć quân đội Hoa Kỳ sẽ rải hoá chất độc. Trong thời gian này, bà đă trông thấy một thùng đựng chất độc da cam sản xuất bởi những bị cáo được thả xuống từ máy bay quân đội Hoa Kỳ.
    Điều 139. Tháng 5, 1970, Dr. Hoa sinh hạ một bé trai tên là Hùynh Trung Son. Plaintiff Huynh Trung Son sinh ra bị dị tật và bị tàn phế.
    Điều 140. Plaintiff Huynh Trung Sơn chết khi được 8 tháng tuổi.
    Điều 141. Sau chiến tranh, Dr. Hoa bắt đầu có triệu chứng ngứa ngáy và bị lỡ ngoài da.
    Điều 142. Năm 1971, Dr. Hoa có thai và bị sẩy thai vào tháng 7, 1971 sau 8 tuần lễ có thai.
    Điều 143. Dr. Hoa có thai lần nữa nhưng lai sầy thai sau sau tuần vào tháng 1 năm 1972.
    Điều 144. Sau khi mất đứa con đầu ḷng và sầy thai hai lần, Dr. Hoa quyết dđ0nh sẽ không có con nữa.
    Điều 145. năm 1985, sau khi bị ngất xỉu và chóng mặt nhiều lần, , Dr. Hoa bị khám phá là bị bệnh tiểu đường..
    Điều 146. Năm 1998, Dr. Hoa bị bệnh ung thư vú và phảigiải phẩu cắt bỏ ngực.
    Điều 147. Năm 1999, Dr. Hoa thử máu và khám phá ra nồng độ chất độc da cam dioxin trong máu bà cao hơn độ b́nh thường rất nhiều.
    Điều 148. Cả hai cái chết của hai người đi kiện, plaintiff Duong Quynh Hoa con trai của ba là Huynh Trung Son là do chất độc da cam do những bị cáo nêu ra ở trên sản xuất.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?
    Chuyện bỏ đảng chạy lấy người
    Kami.




    Hơn một năm nay, v́ lư do sức khỏe cá nhân, chả làm ǵ được nên tôi cũng có nhiều thời gian để lên mạng internet hơn, nhiều lần tôi nhận được các tin nhắn trên mạng xă hội Facebook của bạn bè (ảo) những lời đề nghị được trao đổi một số vấn đề liên quan đến nhận thức chính trị của cả đôi bên. H́nh như những người bạn đó nghĩ tôi viết blog nghĩa là tôi làm chính trị hay tham gia một tổ chức ǵ đó nên họ quan tâm muốn chia sẻ. Đáng chú ư trong các đối tượng trao đổi với tôi nói trên thường rất trẻ, họ là sinh viên hay học sinh, cá biệt có những bạn đang học phổ thông Trung học.

    Không hoàn toàn như nhiều người đánh giá cho rằng các bạn trẻ bây giờ chỉ măi lo kiếm tiền để đua đ̣i ăn diện và chơi bời. Tôi cũng gặp không ít các bạn trẻ, đang là sinh viên hay mới tốt nghiệp Đại học, hay các doanh nhân với các chính kiến chính trị khác nhau. Nhưng đa số là những điều họ được giáo dục trên ghế nhà trường XHCN, nghĩa là họ luôn nghĩ nói khác với truyền thông của đảng, của nhà nước nói là phản động, là chống lại tổ quốc. Cách đây ít lâu, cũng trên mạng Facebook tôi gặp một anh bạn trẻ sinh năm 1989, đang là sinh viên năm cuối của một trường Đại học ở Hà nội. Chắc anh bạn trẻ này cũng mê chuyện chính trị, có hỏi tôi đại ư rằng “Anh được nhà nước nuôi dạy, cho ăn học, vậy lư do nào làm cho anh phản bội dân tộc, phản bội đảng mà ḿnh phấn đấu chí chết mới vô được, và phản bội lại một thời oai hùng mà ḿnh đă sống, đă cảm nhận. Để ngày nay đi theo phe lề trái? “ với lư do nghe chừng rất thuyết phục “Khối XHCN ở Đông Âu và Liên xô sụp đổ một phần cũng do đài Châu Âu Tự do, nay anh viết bài cho đài Á Châu Tự do (RFA) phải chăng cũng v́ mục đích đó?”.

    Thú thực trước một câu hỏi đă khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và nghĩ rằng ḿnh với tư cách đă từng là một cựu đảng viên đảng CSVN phải có trách nhiệm trả lời những thắc mắc của họ. Chuyện tôi có phản bội dân tộc, phản bội đất nước hay phản bội đảng hay chống lại chính quyền nhà nước hiện nay ở Việt nam hay không là hai vấn đề khác biệt, không thể coi hay đánh đồng giữa đảng, chính quyền với Tổ quốc với dân tộc. Nhưng phải thừa nhận sự chuyển hóa tư tưởng của tôi dẫn tới việc tôi quyết định bỏ sinh hoạt đảng, phần lớn là do tôi hiểu được sự thật qua các thông tin trong sách vở báo chí, internet và những ǵ tôi cảm nhận được trong những chuyến đi hay trong cuộc sống thực tế mà tôi có điều kiện tiếp xúc và cảm nhận ở xứ người trong thời gian học tập và làm việc. Để qua đó rút ra cho ḿnh một kết luận đă được người ta đă khẳng định thành chân lư đại ư là “Đừng nghe đảng nói và hăy xem đảng làm”.

    Nói thật trước đây đối với tôi, đảng CSVN chính đảng từng được ông tôi, cha mẹ tôi và thế hệ anh em chúng tôi theo đuổi và ủng hộ hết ḷng. Chúng tôi từng coi đảng CSVN là đảng cách mạng của những đại diện ưu tú của mọi tầng, mọi giới với lư tưởng đấu tranh xây dựng một xă hội công bằng, mà xă hội đó nhân dân sẽ làm chủ xă hội, làm chủ bản thân ḿnh. Với mong ước đem lại cho nhân dân Việt nam được sống trong ấm no, hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn, áo mặc và ai cũng được học hành. Cần phải hiểu Đảng CSVN nói chung và cá nhân đảng viên nói riêng xưa và nay về bản chất không c̣n giống nhau, nếu không nói là thay đổi gần như hoàn toàn tới 180 độ. Những đảng viên đảng CSVN cách đây không lâu, chỉ từ năm 1990 trở về trước họ là những người có tinh thần v́ nước quên thân v́ dân phục vụ. Là những người luôn tiên phong đi đầu trong mọi công việc, không quản ngại khó khăn, không vụ lợi theo phương châm đảng viên luôn gương mẫu đi trước, để làng nước theo sau.

    Khi ấy những người đảng viên là tấm gương cho quần chúng noi theo, bất kể hành động ǵ đều phải suy nghĩ v́ sợ động chạm tới danh dự của người đảng viên cộng sản. Cái mà mỗi đảng viên chúng tôi luôn ǵn giữ như con ngươi của mắt ḿnh. Trong cuộc sống đời thường hay trong những ngày ở nơi chiến trận lủa đạn cũng thế, những người đảng viên cộng sản như chúng tôi luôn đặt trách nhiệm, nghĩa vụ của ḿnh lên trên quyền lợi hay kể cả sự sống của bản thân ḿnh. Trong mỗi trận đánh, khi khẩu lệnh xung phong vang lên th́ những người đảng viên cộng sản chúng tôi phản ứng tự bật dậy xông lên phía trước một cách tự nhiên, bất chấp mưa bom băo đạn hay sự đối mặt với tử thần. Chỉ đơn giản v́ khi ấy chúng tôi luôn tâm niệm ḿnh là đảng viên cộng sản, ḿnh không xông lên trước th́ đồng đội của ḿnh ai sẽ dám tiến lên theo. Lúc ấy không ai c̣n được phép nghĩ ḿnh sẽ sống hay chết, sau những trận đánh ai c̣n sống là do may mắn, ai nằm xuống cũng là điều phải chấp nhận, để rồi đánh măi thành quen, mọi chuyện trở thành là chuyện b́nh thường. Đám lính trẻ ra trận lần đầu ra trận, nghe tiếng súng chưa quen khi nghe khẩu lệnh xung phong th́ nhiều cậu nằm bẹp không dám ngóc đầu lên v́ sợ, nhiều cậu sợ đái cả ra quần. Sau những trận đánh có nhiều cậu lính trẻ hỏi tôi “Sao thủ trưởng máu thế, không sợ chết à?”.

    “Là con người hay con vật cũng thế có ai không sợ cái chết, nhưng trách nhiệm của người lính là trên hết, dẫu chết chúng ḿnh cũng phải biết chấp nhận” – tôi thường bảo anh em như vậy để động viên họ, khi ấy ḿnh nói rất thật không hề lên gân, lên cốt. Có lẽ v́ trong hoàn cảnh giữa cái sống và cái chết cách nhau gang tấc, nên anh em chúng tôi dù lính trơn hay sĩ quan, đảng viên hay không đảng viên thương yêu quư mến nhau như ruột thịt, sống không tính toán thiệt hơn hay lợi hại cho cá nhân ḿnh.

    Đó là những cái chỉ c̣n trong dĩ văng của đảng CSVN, bao nhiêu ư nghĩ tốt đẹp của tôi đối với đảng CSVN dần đă mất hết, không chỉ là con số không mà giờ nó c̣n là con số âm. Nhiều lúc tôi thầm nghĩ may mà ḿnh đă sớm bỏ cái đảng này, nếu không th́ chết v́ nhục v́ làm đồng chí với bọn họ, đồng chí với một bầy sâu khổng lồ nhân danh đảng cộng sản để lừa bịp quần chúng nhân dân, ḥng đục khoét tài sản quốc gia làm giàu cho cá nhân ḿnh trên mồ hôi và nước mắt của những người lao động. Biến quân đội nhân dân với phương châm trung với nước, hiếu với dân thành lực lượng quân đội trung với đảng, coi nhân dân và những người lính cựu binh như chúng tôi, như anh Đoàn Văn Vươn là kẻ thù. Tại sao lại như thế, không có lẽ trong chiến tranh những người lính như chúng tôi xả thân cho dân cho nước để cho một xă hội băng hoại như hiện tại hay sao?

    Quyết định bỏ sinh hoạt đảng của tôi cách đây hơn 10 năm, khi ấy chỉ xuất phát từ cảm tính cá nhân, tôi cảm nhận ban lănh đạo đảng CSVN và chính quyền của họ ngày càng tha hóa, biến chất, ngày càng có nhiều biểu hiện phản bội lợi ích của nhân dân. Và dần dần họ càng biểu hiện tha hóa do được quyền tự cho ḿnh là lực lượng chính trị duy nhất, có quyền đứng trên Hiến pháp và luật pháp của đất nước. Từ đó dẫn tới sự lạm quyền, coi thường dân chúng, bịa đặt vu khống cho các cá nhân hay tổ chức trái ư của họ khi cần thiết. Tóm lại là họ không bao giờ nói thật bất cứ điều ǵ, nói một đằng rồi làm một nẻo. Họ luôn luôn nhân danh lư tưởng cộng sản, nhưng trên thực tế họ đă h́nh thành các nhóm lợi ích, tham nhũng cắt xén chia chác ngân khố và tài nguyên, đất đai của quốc gia chưa đủ. Họ quay sang dùng bạo quyền để cướp đất đai, nhà cửa ruộng vườn của nông dân với chiêu bài dự án đầu tư, phát triển để là giàu cho nhóm lợi ích – các đại gia tư bản đỏ. Rồi cha truyền con nối, cất nhắc con cái vào ghế lănh đạo chưa đủ, họ c̣n đưa các đại gia là lớp tư bản đỏ bóc lột nhân dân vào ngồi trong cơ quan quyền lực cao nhất – Quốc hội của nhà nước XHCN. T́nh trạng vô lư này ngày càng phổ biến trên diện rộng và không có biểu hiện chấm dứt, thể hiện sự coi thường lực lượng đảng viên trong đảng và quần chúng nhân dân của ban lănh đạo đảng CSVN.

    Điều đó dẫn tới hậu quả như đă thấy trong thời điểm hiện tại, lúc này uy tín của đảng CSVN trong dân chúng đă không c̣n như trước đây. Bây giờ th́ hầu như tất cả mọi người dân đă mất ḷng tin vào Đảng, mất ḷng tin ở đảng viên. Ngay trong nội bộ của đảng cũng thế, một số đông đảng viên kể cả cán bộ trung cao cấp đă nghỉ hưu hay đang tại chức cũng không tin vào sự lănh đạo của đảng CSVN, người ta gọi họ là thành phần đảng viên chán Đảng. Bằng chứng là trong clip video Bí thư thành ủy Hải pḥng trong buổi gặp gỡ các vị lăo thành cách mạng là cán bộ trung cao cấp ở Hải pḥng, đă bị la ó phản đối quyết liệt như một cái chợ vỡ. Cũng bởi cái đảng CSVN hiện nay không c̣n chút ǵ là đảng cộng sản. Đảng CSVN giờ chỉ c̣n cái tên để lừa bịp, c̣n bây giờ đảng CSVN đang theo chủ nghĩa nào, đường lối nào, không ai biết. Kể cả chính những người lănh đạo của đảng CSVN cũng vậy, nhưng họ cứ vờ vịt, à ơi để lừa những người nhẹ dạ.

    Do đó không phải ngẫu nhiên mà gày 16/1/2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đă kư ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW – Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Và rồi ngày thứ hai, 27 tháng 2, 2012 vừa qua, hơn 1000 đại biểu, gồm toàn bộ thành viên Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XI, cán bộ chủ chốt ở trung ương và 63 tỉnh, thành phố về dự hội nghị “lớn chưa từng có” ba ngày về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Lư do cũng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đă thừa nhận “… ở một bộ phận không nhỏ các đảng viên có chức, có quyền, cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, đương chức, hoặc thôi chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ư chí chiến đấu của cán bộ, đảng viên; sa vào chủ nghĩa cá nhân”.

    Đây không phải là chuyện mới, v́ từ tháng tháng 5/1999 cũng đă từng có Quy định 55 “Những điều đảng viên không được làm”. Rồi tháng12/2007 có Quy định 115 về những điều đảng viên không được làm, rồi tháng 11/2011 lại có Quyết định 45 tương tự, chưa kịp “quán triệt” th́ đă có cái Quy định 47 cũng không hơn ǵ. Tất cả cũng vẫn loanh quanh 19 điều, nội dung vẫn y như thế và rồi chắc kết quả lại vẫn như thế không có ǵ thay đổi. V́ như theo lời ông Lê Khả Phiêu, nguyên TBT đảng CSVN khẳng định “Thực trạng suy thoái trong đảng đă nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư. Thực ra, thực trạng này Đảng đă thường xuyên ngăn chặn nhưng làm không đến nơi đến chốn khiến căn bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.”. Nghĩa là bệnh của đảng CSVN là trầm trọng lắm, hết thuốc trị, hết phương cứu chữa rồi.

    Trong bất kỳ một xă hội nào cũng thế, luật pháp phải đảm bảo sự công bằng trong khuôn khổ của Hiến pháp và chính quyền nhà nước đă nói thế nào phải làm đúng như vậy, lời nói phải đi đôi với việc làm. Chứ không thể chấp nhận một chính quyền nhân danh của dân, do dân và v́ dân nhưng thực tế lại là một xă hội vô luật pháp, nơi mà luật pháp bị một nhóm người ngang nhiên chà đạp, đứng trên luật pháp để thao túng xă hội bằng biện pháp như một băng đảng mafia. Điều đó đă tạo nên xă hội ở Việt nam hiện nay băng hoại, nền tảng đạo đức xă hội bị phá vỡ trở nên mang tính chất xô bồ, mạnh ai nấy sống. Đó chính là nguy cơ dẫn tới sự sụp đổ của đảng CSVN và chế độ của họ, do căn bệnh ví như ung thư giai đoạn cuối, mà đă là bệnh ung thư th́ không có thuốc chữa, chỉ c̣n nước chết là cái chắc.

    Đó chính là nguyên nhân để cho – như đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói “Đất nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái xe không biết lùi, và trên cỗ xe phanh hỏng. Và chúng ta chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro”. Nghĩ lại điều đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói làm cá nhân tôi cảm thấy ḿnh là người may mắn.

    May mắn cho tôi v́ đă biết trước cái tất yếu sẽ xảy ra như ngày hôm nay và đă biết để nhanh chân rời khỏi chuyến xe băo táp này. Chỉ tiếc cho những ai c̣n đang u mê tưởng rằng dưới sự lănh đạo tài t́nh của đảng CSVN đang đưa những hành khách trên chuyến xe phanh hỏng băm băm lao về cán đích CNXH. Chỉ khi xe lật nhào mới biết cái CNXH là chữ cái đầu viết tắt của Cả Nước Xuống hố.

    Tôi không phải là người lạc quan tếu, từ trướ đến nay tôi vẫn không tin đảng CSVN sẽ sụp đổ v́ bất cứ lư do ǵ về kinh tế hay xă hội. Nhưng đây là mâu thuẫn nội bộ trong đảng CSVN, giữa đảng CSVN và nhân dân đă ở mức quá sâu sắc, mà chính họ thừa nhận là “Thực trạng suy thoái trong đảng đă nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư”. Vậy có lẽ đă bắt đầu đến lúc chúng ta có thể đếm lùi giờ tận thế của họ – đảng CSVN, v́ bây giờ dẫu họ muốn hối cải cũng là quá muộn.

    Ngày 02 tháng 03 năm 2012

    Kami

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?
    Thư gởi các bạn trẻ Việt Nam: "Xé bỏ thẻ Đảng"

    Các bạn trẻ Việt Nam qúy mến,

    Một mùa Xuân mới trên quê hương Việt nam mến yêu. Các bạn đang từng giây từng phút thao thức với sinh mệnh của tổ quốc và dân tộc với hoa lá và những nhộn nhịp rộn ràng của mùa Xuân trên đất Mẹ.

    Các bạn là vốn liếng của quê hương, là tài sản trân quí của dân tộc và là hy vọng của tổ quốc. Các bạn là những người nắm giữ vận mệnh của chính các bạn và hơn tám mươi triệu đồng bào ruột thịt. Đất nước chúng ta giầu hay nghèo, tự do hay ngục tù tất cả đều do các bạn quyết định. Quê hương chúng ta văn minh tiến bộ hay vẫn c̣n nằm trong danh sách của những nước nghèo khổ nhất thế giới cũng chính là sự chọn lựa của các bạn. Đồng bào ta c̣n bị áp bức và ngụp lặn trong nghèo đói ngu dốt và bệnh tật cũng chính là sự chấp nhận của các bạn.

    Các bạn đang phải học tập và làm việc trong những điều kiện hết sức nghiệt ngă. Hệ thống và chương tŕnh giáo dục lạc hậu, bằng cấp được mua bán bằng tiền hay thế lực. Các bạn đă nước mắt ngắn dài mang tấm thân c̣m cơi yếu ớt phục vụ bọn lưu manh quốc tế trong các hăng xưởng hoàn toàn không có chút tiêu chuẩn vệ sinh và an t toàn mà lại c̣n bị xỉ nhục đánh đập tàn tệ cũng chỉ v́ miếng cơm manh áo. Bọn cán bộ chức quyền đă ăn tiền đút lót của đám con buôn người nước ngoài để tự tung tự tác bóc lột hành hạ sức lao động của các bạn. Một người lao động bị cai thầu Đài Loan hay Hàn quốc đánh đập là cả dân tộc Việt Nam bị xỉ nhục. Con cháu vua Hùng oai hùng lẫm liệt có đời nào lại khốn khổ nhục nhă đến như vậy.

    Bọn cán bộ chức quyền mang đảng tính của đảng cộng sản Việt Nam bao che nhau nhũng lạm đục khóet công qũy và các ngân khoản viện trợ sống xa hoa phung phí bên cạnh đa số quần chúng cật lực vất vả phấn đấu để sống c̣n. Giáo viên sống ngắc ngoải nhưng thường xuyên bị nợ lương trong khi các quan chức vẫn hả hê liên hoan đ́nh đám. Binh sĩ, công an cảnh sát c̣m cơi chật vật nhưng các thủ trưởng vẫn thay nhau đi du hí nước ngoài. Con cái ông to bà lớn đốt những bó bạc Mỹ kim ở các ṣng bạc Macau, Las Vegas nhởn nhơ vô tội. Hệ thống cầm quyền của những người cộng sản đă tạo nên một thiểu số đảng viên rất giầu có trong khi đại đa số quần chúng vẫn hàng ngày chật vật với miếng cơm manh áo, nhưng vẫn bị những thủ thuật của của đám đại gia đỏ bóc lột. Khoảng cách giữa những đảng viên giầu có và quần chúng nghèo khổ càng ngày càng to lớn và sẽ tạo nên những nan đề xă hội đầy máu và nước mắt. Nhiều người trẻ sẽ bước vào con đường nghiện ngập đĩ điếm và nạn trộm cướp c̣n tệ hại hơn. Xă hội hỗn loạn c̣n đâu lễ nghĩa đạo đức.

    Các bạn đang bị kềm kẹp trong chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng, một mớ lư thuyết rác rưởi lấy bạo lực và hận thù làm phương tiện chiếm đọat quyền hành để cai trị. Người dân nước Nga, tuổi trẻ của các quốc gia đông Âu đă đứng lên xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản và bây giờ họ đang vui hưởng ánh sáng của lư tưởng tự do dân chủ và những thành quả của một hệ thống kinh tế nhân bản. Các bạn trẻ Việt Nam, hâu duệ của Quang Trung kiêu hùng, con cháu Trưng Triệu liệt oanh chẳng lẽ khoanh tay nhắm mắt nh́n quê hương ḿnh bị dầy xéo, dân tộc ḿnh bị đầy đọa bởi chủ nghĩa cộng sản mà cựu Tổng Bí Thư của đảng cộng sản Liên Bang Sô Viết Gorbachev đă khẳng định rằng lư thuyết và chủ nghĩa cộng sản phải bị tiêu diệt. Những người trẻ ở các quốc gia Bắc Phi như Ai Cập, Lybia, Yemen đang đứng lên để xoá bỏ các thể chế độc tài đ̣i lại nhân phẩm và quyền sống cho dân tộc họ. Những người trẻ Việt nam uy hùng và đảm lược lẽ nào chịu ngồi yên cam chịu cảnh một thiểu số người dùng quê hương gấm hoa của dân tộc Việt nam như là một món hàng trao đổi với bọn bá quyền Trung quốc, bọn con buôn quốc tế, bọn đĩ điếm chính trị để củng cố quyền lực cho cái gọi là đảng Cộng sản và để hút máu mủ của nhân dân Việt Nam.

    Tương lai của tổ quốc, tiền đồ của dân tộc nằm trong tay các bạn là những người đang nắm giữ ch́a khóa của một nước Việt Nam không c̣n hận thù, không c̣n cảnh người bóc lột người; nhưng là một nước Việt Nam thanh b́nh thịnh vượng. Các bạn là niềm hy vọng là tự hào của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam phải được sống trong không khí của tự do dân chủ, nhân quyền và dân quyền phải được thực sự đề cao và tôn trọng.

    Các bạn là những sinh viên ở trường đại học, là công nhân ở các xí nghiệp, là binh sĩ trong các đơn vị quân đội, là chiến sĩ của các bộ phận công an cảnh sát. Các bạn hăy ngạo nghễ đứng lên v́ quê hương v́ dân tộc. Sinh viên học sinh cương quyết không đến trường. Công nhân viên chức nhất định băi công không đến nơi làm việc. Các cửa hàng buôn bán hay hoạt động dịch vụ hăy đóng cửa. Các bạn trong những đơn vị quân đội, công an cảnh sát hăy " Xé bỏ thẻ Đảng", bỏ súng xuống và cùng sát cánh với nhân dân. Tất cả hăy cùng nắm tay nhau đ́nh công băi thị, băi trường, đ̣i tự do dân chủ cho chính các bạn và đồng bào ruột thịt, đ̣i lại tài sản của nhân dân mà bọn cầm quyền Hà Nội đang cất giữ ở các ngân hàng ngoại quốc.

    Các bạn có bổn phận và nhiệm vụ mang một mùa xuân mới với hoa trái xinh tươi trong chan ḥa nắng ấm đến từng mảnh vườn tấc đất, từng nhà từng người trên quê hương Việt Nam mến yêu.

    Nước Việt Nam xinh đẹp. Người Việt Nam kiêu hùng. Các bạn trẻ Việt Nam hăy nhất tề cùng nắm tay nhau đứng lên phá bỏ xiềng xích cộng sản đưa tự do dân chủ về trên quê hương mến yêu, hạnh phúc ấm no cho đồng bào ruột thịt.

    Thân mến,
    Trương Phú Thứ
    Lyhuong.net

  8. #8
    Member
    Join Date
    22-09-2011
    Posts
    35
    Quote Originally Posted by alamit View Post
    [B]Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?

    Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đă cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều ǵ đă khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đ́nh có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đă thành công hoàn toàn?

    Câu trả lời rất đơn giản: Những năm cuối của thập niên 80, là thời điểm hệ thống các nước xă hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan ră... nhiều ông đảng viên ĐCS lúc bấy giờ sợ hăi,t́m mọi cách để thoát được cái mác đảng viên. Các ông này thực ra là những kẻ hèn nhát, chối bỏ lư tưởng mà các ông ấy và gia đ́nh theo đưổi hơn 40 năm chứ có vẻ vang ǵ mà giờ lại huyênh hoang.

  9. #9
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    264
    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?
    Chuyện bỏ đảng chạy lấy người
    Kami.




    Kami
    Khg định xen ngang làm gián đoạn mạch bài của bạn nhưng nh́n tấm h́nh này và ḍng chữ sao mà khớp quá. Viết mấy chữ cám ơn bạn cho coi tấm h́nh thật thú vị. Phải chi có thêm mấy chữ nói về đảng cs như là con virus , con kư sinh trùng th́ hay biết mấy!

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?

    Bỏ Đảng - Khuynh hướng thời đại - ngày tàn CS Việt nam ?
    Về Hiện Tượng Bỏ Đảng
    Vi Anh





    Trung Cộng đă đại hội đảng xong. Việt Cộng sắp tổ chức đại hội đảng. Theo báo Strait Times đại hội Đảng TC đă xong nhưng không chỉ định ai thay thế Ô. Hồ cẩm Đào. Điều đó cho thấy Ông Hồ Cẩm Đào vẫn nắm quyền đến năm 2017 và Ông Tập Cận B́nh mà nhiều người tin là " thái tử" sẽ lên thay thế c̣n phải "xếp hàng chờ ngày". Nhưng thế c̣n đỡ nguy hiểm cho Ô Tập Cận B́nh hơn. Ông khỏi mắc phải bị "lời nguyền CS" nếu đại hội đảng chỉ định Ông là người " thừa kế." Thời Ong Mao trạch Đông, ba người thừa kế được Ong Mao chỉ định đều bị thanh trừng. Ông Lưu Thiếu Kỳ đă bị tra tấn đến chết trong nhà tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá. Ông Lâm Bưu chết trong một vụ tai nạn máy bay một cách bí hiểm. Ông Hoa Quốc Phong,chưa kịp ngồi vào ghế của ông Mao đă bị ông Đặng Tiểu B́nh hạ bệ. Hai người có thừa kế Ông Đặng Tiểu B́nh bị Ông B́nh cho ra ŕa và bất động hoá.

    Ở Hàn Cộng, ba đời cha truyền con nối. Ô Trùm CS Im Jong Il bị đột tai biến mạch máu năo và trụy tim tự động chỉ định người con thứ thay thế ḿnh, sau khi cha Ông chỉ định Ông nắm trọn đảng quyền, quân quyền và chánh quyền.

    Ở VN, có 3 triệu đảng viên, sắp đại hội đảng lần thư 11. Từ lâu dù Đảng là tiền, là bạc, là quyền, là thế, nhưng có " một hiện tượng diễn ra từ lâu nay ở Việt Nam là một số đảng viên sau một thời gian sinh hoạt trong Đảng đă công khai tuyên bố từ bỏ lư tưởng đó, và trả thẻ đảng (Đài Á châu Tư do, bài viết của phóng viên Gia Minh) . Thời CS Hà nội cộng sản hoá Miền Nam sau khi tóm thâu được, bỏ đảng v́ "những người được gọi là đồng chí của họ thoái hóa biến chất đến mức mà họ cho là không thể chấp nhận được. Như những "đảng viên tên tuổi đă "đi theo cuộc kháng chiến với Việt Minh từ những ngày đầu tiên như ông Nguyễn Hộ.

    Sang thời kỳ "chuyển hệ tư duy" và đổi mới kinh tế theo kinh tế thị trường, bỏ đảng v́ các đảng viên, cán bộ "nắm giữ những chức vụ quan trọng,. . . nhũng lạm công quĩ, dùng nhiều đ̣n phép để chiếm đất của người dân làm của riêng." Chẳng những đảng viên mà "mẹ chiến sĩ, gia đ́nh có công với cách mạng, gia đ́nh cách mạng" cũng bỏ đảng v́ đảng CS cầm quyền trở bọn "cướp ngày là quan" tư bản đỏ ở thành thị và cường hào ác bá đỏ ở nông thôn.

    Hỏi làm sao không nhục khi thấy những đảng của ḿnh, "đồng chí" của ḿnh hành động như vầy. Ở Saigon, toà án CS tuyên án ông Huỳnh Ngọc Sĩ 3 năm tù và ông Lê Quả 2 năm tù v́ tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn chớ không phải tội hối lộ hàng trăm ngàn đôla từ công ty tư vấn quốc tế Thái B́nh Dương của Nhật. Dư luận Nhựt và VN đều cho là quá nhẹ. Toà CS công khai viện lẻ nói trong bản án có chiếu cố hai đảng viên đă cống hiến lâu dài này. Cũng v́ chiếu cố đảng viên, ông Nguyễn Việt Tiến đảng viên cấp cao hơn sắp được đưa vào trung ương ủy viên dính vào một vụ ăn cắp của công là dự án PMU18 hàng mấy triệu Đô la. Người tay em chỉ lấy chơi cá độ đá banh, mà số tiền đă đến một triệu mấy trăm ngàn Đô. Ban đầu ngựi đảng viên chuẩn trung ương ủy viên này bị bắt, bị toà kêu án tù, nhưng sau cũng toà án CS lại tuyên bố trắng án. Nhưng các nhà báo phanh phui vụ tham nhũng PMU18 bị bắt giam, khởi tố, kẻ th́ tù ở người th́ tù treo, rát thẻ báo chí.

    Trường hợp điển h́nh là việc trả thẻ đảng của ông Trần Như Đào, một đảng viên kỳ cựu tại Nam Định. Ông bỏ đảng v́ 'sau 45 năm là Đảng viên Đảng CSVN, ông này thấy không thể đứng chung cùng đội ngũ với những người mà ông nêu đích danh như Chu Văn Đạt, Trần Minh Oanh, Phạm Hồng Hà là những đảng viên giữ những chức vụ quan trọng mà theo lời ông Trần Như Đào là 'bất nhân thất đức 'ở Nam Định'.

    Không phải riêng một Ông Trần Như Đào ở địa phương mà chính Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng Ban Nghiên Cứu, Ban Dân Vận Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, trên b́nh diện toàn đảng, khắp nước cũng bất nhẩn: "Có một nhóm người, có một số người nghịch tặc, chả biết suy nghĩ ǵ hễ có quyền là cưỡi lên đầu thiên hạ thôi, và hành xử chẳng khác ǵ vua quan ngày xưa hết." "Có những người, những nhóm nguời mà họ rất 'tầm bậy' và họ chiếm cái quyền là họ làm nhảm nhí". "Cái đang xấu hỗ của đảng CSVN là rất nhiều quan chức sống bầy hầy và có một số nào đấy đương chức đương quyền buộc phải a dua theo số đông. Đây là cái nỗi cay đắng của chúng tôi hiện nay đấy.

    Và gần đây bỏ Đảng v́ Đảng phản bội Tổ quốc và đồng bào như một số đảng viên Cộng sản nói với với Đài" [Á châu Tự do] "Các ông chẳng yêu tổ quốc chút nào hết, chẳng yêu đồng bào chút nào hết mà tiếp tay với Trung Quốc để đàn áp đồng bào. Tiêu biểu như "Tôi từng là đảng viên Đảng CSVN tham gia ở chiến trường Kampuchia, nghỉ việc năm 1990-1991 lư do v́ đảng ưu tiên, ưu đăi cho bọn ăn hối lộ như PMU18, Lă Thị Kim Oanh, Sở Giao thông thành phố Sài G̣n ăn đôla của Nhật, dự án 112- quá nhiều không thể kể hết không thấy xét xử. Đây là thông tin trung thực của tôi; tôi không làm cho ai nên không nịnh bợ người nào."

    Bỏ đảng v́ "diễn tiến hoá b́nh" và 'tự diễn biến'. Cái này là do ông Tô Huy Rứa, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, nói hồi đầu tháng bảy vừa qua trên một bài viết trên cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN là tờ Nhân Dân. Ông Rứa nhân định hiện tượng 'tự diễn biến' c̣n nguy hiểm hơn điều được Đảng nói đến lâu nay là 'diễn tiến ḥa b́nh' do các thế lực thù địch tiến hành chống phá chế độ.

    Tuyên truyền phản động mà Ông Tô huy Rứa ám chỉ đó trên thực tế là những lời tâm huyết của những người có lư tưởng, thực sự thương dân yêu nước mong muốn cho đất nước tiến lên sánh vai cùng các nước khác và mọi người dân được hưởng lợi trong quá tŕnh phát triển. Nhưng chính Đảng CS là một vật cản, là sức ́, một số người lợi dụng biến Đảng độc quyền độc tôn thành như tổ chức băng đảng tội phạm có tổ chức, có người gọi là đảng Mafia, để đảng viên "vô tư, thoải mái" tham nhũng một cách vô tội vạ, biến đảng nhà nước thành "vô ơn là lính, bạc nghĩa là làng" c̣n tệ hơn thời Tàu và Phắp cai trị.

    Tóm lại Đảng CS là một đảng bế tỏa, bế tắc, và biến thái. Tranh chấp quyền lực phe cánh thượng tầng thường bằng thanh trừng nhau. Có khi bất măn, thất vọng muốn bỏ đảng, rút ra cũng không được nếu không có dũng khí của một con người. Đại hội đảng chỉ là phương tiện hợp thức hoá cái thắng lợi của phe cánh thắng. Đảng đứng trên luật pháp, lănh đạo nhà nước, quản lư nhân dân, làm chủ đất nước. Đảng không chia quyền cho bất cứ tổ chức nhân dân nào cả. Quyền lực nằm gọn trong tay Đảng, không đối lập, không giám sát. Bản chất quyền lực là hủ hoá nếu không giám sát nên Đảng thoái hoá và đảng viên bỏ là phải .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 15
    Last Post: 27-12-2012, 07:32 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 25-04-2012, 07:55 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-03-2012, 11:11 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 01-12-2011, 07:26 AM
  5. Khuynh hướng của thớ đại
    By Dac Trung in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 1
    Last Post: 12-09-2011, 11:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •