Results 1 to 1 of 1

Thread: Trấn áp dân vụ Cưỡng Chết đất Văn Giang - Phỏng Vấn Luật gia Lê Hiếu Đằng

  1. #1
    TuyetNhiNguyen
    Khách

    Trấn áp dân vụ Cưỡng Chết đất Văn Giang - Phỏng Vấn Luật gia Lê Hiếu Đằng



    LUẬT GIA LÊ HIẾU ĐẰNG là một trí thức, lăo thành cách mạng từng là Phó Tổng thư kư Hội Sinh viên Sài G̣n nhiệm kỳ 1966-1967, nguyên Phó Tổng thư kư Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Ḥa b́nh Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong 20 năm (từ 1989-2009), là đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa IV và khóa V, hiện đang là phó chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân chủ pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
    =================
    Trấn áp người dân chỉ chứng tỏ là chính quyền đang rất yếu và sợ dân

    Thụy My

    Theo ông Lê Hiếu Đằng, th́ việc trấn áp chỉ chứng tỏ rằng chính quyền đang rất yếu và rất sợ dân, ông đề nghị chính phủ cần đối thoại công khai, minh bạch trước dân. Ḷng dân không an sẽ gây mất ổn định xă hội, hơn nữa Việt Nam đang cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trước sự chèn ép của Trung Quốc tại Biển Đông.

    Sự kiện chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên huy động một lực lượng công an hùng hậu để cưỡng chế đất đai của nông dân cho dự án Ecopark hôm 24/04/2012 cho đến nay vẫn c̣n gây chấn động dư luận.

    RFI đă trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    RFI : Kính chào ông Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, theo dơi những sự kiện ở Văn Giang vừa qua, ông có nhận xét như thế nào ?

    Luật gia Lê Hiếu Đằng - Thành phố Hồ Chí Minh

    Ông Lê Hiếu Đằng : Sau vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lăng, Hải Pḥng rồi th́ bản thân tôi cũng như nhiều người khác nghĩ là chính phủ sẽ từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có cách xử sự khôn khéo hơn và hợp ḷng dân hơn, đối với những vụ giải tỏa đền bù đang diễn ra trên các miền đất nước Việt Nam.

    Ngay ở một số tỉnh miền nam th́ giải tỏa đền bù cũng là một vấn đề rất bức xúc của nông dân. Mà tôi cho nguyên nhân chính là việc Hiến pháp quy định quyền sở hữu đất đai là sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước là không hợp lư. V́ vậy cần phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất của người dân, nhất là trong sửa đổi Hiến pháp thời gian tới. Bởi v́ đây là lỗ hổng pháp lư hết sức lớn, để các cấp chính quyền có thể tùy tiện giải tỏa lấy đất của dân.

    Nhưng chúng tôi không ngờ sau vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lăng, Hải Pḥng lại xảy ra vụ Văn Giang ở Hưng Yên, trên quy mô hết sức lớn. Bởi v́ chính phủ đă huy động một lực lượng mà báo chí gọi là « lề phải » của nhà nước cũng phải thừa nhận là cả một ngàn quân, kể cả công an của Bộ Công an phối hợp với tỉnh, huyện để mà gần như là đi dẹp loạn. Và chúng tôi cũng xem các video clip th́ khói bay mù mịt, tiếng nổ rồi tiếng khóc của người dân, rồi h́nh ảnh đạn khói để giải tán người dân…

    Có thể nói cái h́nh ảnh này gây một chấn động rất lớn. Bởi v́ các vị lănh đạo chúng ta thường nói đây là nhà nước của dân, do dân, v́ dân, nhưng mà lại đi dùng những biện pháp trấn áp, đàn áp mạnh tay những người dân tay không.

    Tôi đặt trường hợp nếu đó là vợ con, gia đ́nh của các vị lănh đạo đó đă từng đổ máu, đổ mồ hôi để có miếng đất đó, ngày nay bị người ta đến cướp, hoặc là dưới danh nghĩa giải tỏa đền bù bằng một cái giá rẻ mạt, th́ các vị đó sẽ hành xử như thế nào ?

    Ví dụ ở chỗ Văn Giang th́ dự án Ecopark là dự án kinh tế du lịch hết sức lớn, nhưng đền bù theo báo chí nói giá chính thức là 135.000 đồng/m2 đất. Và nếu người dân nào đi sớm th́ chủ đầu tư thưởng thêm 35.000 đồng nữa. Có nghĩa là tất cả cộng hai khoản lại là 170.000 đồng/m2. Nhưng khi làm xong khu này th́ bán ra với giá rất là cao, chênh lệch giá rất lớn.

    Lẽ ra nhà nước với tư cách nhà nước của dân, do dân th́ chỉ làm trung gian thôi. Bởi đây là dự án kinh tế, do đó thuận mua vừa bán. Phải để cho chủ đầu tư thương lượng trực tiếp với người dân, trên cơ sở tính đúng tính đủ và có lăi, th́ phải chấp nhận một cái giá theo giá thị trường và hợp lư, người dân chấp nhận được. Bởi v́ khi mà giải tỏa đền bù, ngoài giá trị đất đai ra, th́ cái thiệt hại vô h́nh là nơi sinh hoạt, làm ăn, rồi vấn đề học hành của con cái… rất lớn, nhưng mà đền bù với cái giá rẻ mạt như vậy th́ làm sao người dân không phẫn nộ.

    RFI : Thưa ông, như vậy ông cho là chính quyền nên đứng ngoài, chứ không nên huy động lực lượng an ninh để cưỡng chế người dân phải giao đất cho nhà đầu tư ?

    Lẽ ra đứng trước phản ứng của người dân th́ chính phủ phải cho người xuống t́m hiểu xem nguyện vọng của dân như thế nào, và quyết định của Thủ tướng như vậy đă hợp lư chưa, để có thể thay đổi. Chứ không phải lại đi xua hàng ngàn quân như vậy để đàn áp người dân. Tôi cho rằng đây là biện pháp hết sức tàn nhẫn và vô nhân đạo. Và nó nói lên rằng không phải chính quyền của dân do dân, mà ngược lại đây là chính quyền đi đàn áp dân. Để làm ǵ ? V́ sao lại làm những việc như vậy ?

    Một trong những nguyên nhân mà ai cũng có thể nói được : phía sau hành động này là áp lực của các tập đoàn lợi ích. Chứ nhà nước mà vô tư, khách quan, th́ không thể hành động như vậy được. Chỉ có là v́ lợi ích của cá nhân nào đó, hoặc của một nhóm nào đó, thấy đây là một dự án đem lại món lời hết sức béo bở, nên bất chấp dư luận để cương quyết thu hồi cho được. Đó là một vấn đề khuất tất, rất là mờ ám mà người dân có quyền đặt câu hỏi. Đây là câu hỏi mà chính quyền trung ương phải trả lời cho dân rơ.

    Mấy ngày nay chúng tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh, khi gặp bạn bè, tiếp xúc với người dân th́ ai cũng phẫn nộ về việc đó… Ngoài ra ở một xă ngoại ô Hà Nội, cả ngàn người dân đến bao vây trụ sở ủy ban nhân dân xă, đ̣i cán bộ xă phải trả lại đất v́ đă thu hồi đất với giá rẻ mạt, và tham nhũng. Cũng như ở B́nh Định, dân người ta đă chặn quốc lộ 1, đề nghị phải bảo vệ rừng pḥng hộ, làm tắc nghẽn giao thông trong mấy tiếng đồng hồ liền.

    Có thể nói là hàng loạt phản ứng của người dân trước những việc làm sai trái, hoàn toàn ngược lại với lợi ích của người dân, của chính quyền như vậy, th́ chúng ta có quyền đặt câu hỏi v́ sao. Tôi đề nghị chính phủ cần phải có đối thoại công khai minh bạch trước dân về vấn đề này.

    Thậm chí đối với một số nhân sĩ trí thức đă có ư kiến, hay là các nhà báo đă đặt vấn đề, th́ có dám đối thoại giải thích hay không ? Hay là giữ một thái độ im lặng. Một sự im lặng mà trước đây Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói rằng rất là đáng sợ. Cứ im lặng, làm càn bừa bất chấp dư luận, trong khi dư luận sôi sục lên án những việc đó.

    Th́ tôi cho đó là cái nguy cơ bất ổn định chính trị, chứ không ở đâu hết. Cũng không phải là diễn biến ḥa b́nh hay kẻ thù, kẻ xấu nào. Mà có hai nguy cơ lớn là kẻ thù phương Bắc, tức là bọn bành trướng Bắc Kinh. Và nguy cơ nội xâm tức là bọn tham nhũng, cái bọn v́ lợi ích của tập đoàn, lợi ích nhóm mà làm những hành động hết sức có hại cho dân, làm dân bất b́nh. Đó là những nguy cơ bùng nổ bất ổn định chính trị.

    Mà tôi thấy là sau vụ Đoàn Văn Vươn th́ hàng loạt nông dân kéo về Hà Nội phản đối, tập trung tại 46 Tràng Thi là trụ sở của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Th́ đảng và nhà nước Việt Nam phải suy nghĩ chứ. Và phải chấm dứt ngay những hành động đàn áp dân như vậy.

    RFI : Thưa ông, có lẽ tâm lư bất b́nh trong dân chúng không chỉ ở những vụ cưỡng chế đất mà c̣n ở những h́nh thức thiếu dân chủ khác ?

    Ngoài ra tôi thấy là trên một mặt trận khác, ngoài việc đối với nông dân như vậy, th́ đối với nhân sĩ trí thức, nhà nước cũng có những việc làm hết sức độc đoán. Ví dụ như đă chỉ thị cho tờ Sài G̣n Tiếp Thị - dường như không có văn bản, chỉ nói miệng thôi – là bỏ mục nói về triết học của anh Bùi Văn Nam Sơn vào số thứ Tư hàng tuần. Hay là trong chương tŕnh Hội sách thành phố có giao lưu giữa một số tác giả với người đọc th́ cũng phải bỏ. Hoặc cấm đoán chỗ cà phê của anh Dương Thụ, quán AMY của anh Cao Lập, không cho những sinh hoạt văn hóa văn nghệ trong đó.

    Những việc làm đó chứng tỏ điều ǵ ? Không phải chứng tỏ là chính quyền mạnh, mà là chính quyền hiện nay đang rất yếu và sợ dân. Sợ từ nông dân, công nhân cho đến nhân sĩ trí thức và văn nghệ sĩ. Như vậy chính quyền đó là chính quyền ǵ ?

    Với xu thế tiến bộ hiện nay, ví dụ ở Miến Điện hiện nay thay đổi rất đáng mừng, tại sao Việt Nam không thấy đó là một bài học ? Báo chí Việt Nam tôi thấy buồn cười là nêu trường hợp Miến Điện rất là phấn khởi, nhưng không thấy rằng đất nước Việt Nam th́ một cái cảnh hoàn toàn ngược lại với Miến Điện. Đó là đi ngược lại trào lưu tiến bộ của xă hội, đi ngược lại những cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO hay những định chế quốc tế khác. Đứng về mặt đối nội hay đối ngoại đều là không có lợi, vừa mất ḷng dân ở trong nước, vừa mất sự ủng hộ của quốc tế.

    Hiện nay chúng ta cần có sự ủng hộ của quốc tế trong việc đấu tranh với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. V́ vậy cần phải ḥa ḿnh vào trong ḍng chảy hiện nay về tiến bộ xă hội, về môi trường, và nhất là về những quyền tự do dân chủ của người dân, chứ không thể nào đi ngược lại xu thế này.

    Và nói theo kiểu một người lănh đạo là bạn khuyên ta không được Âu hóa. Bạn nào ? Nó ngược đăi ngư dân ḿnh hàng ngày hàng giờ. Với lời nói như vậy th́ chúng ta thấy không c̣n tự trọng dân tộc nữa, với cách hành xử như vậy th́ chính quyền sẽ ngày càng mất ḷng dân. Và đó là nguy cơ mất ổn định chính trị chứ không phải ở đâu cả. Tự bản thân các vị gây khó cho các vị, gây nên nguy cơ mất ḷng dân ngày càng nghiêm trọng.

    RFI: Có lẽ ḷng dân cũng không yên trước những bất công xă hội ?

    Gần đây dư luận cũng rất bất b́nh trước hiện tượng con cái một số vị lănh đạo, tài năng th́ chưa thấy thi thố ǵ, nhưng do là con các vị lănh đạo cao cấp trong chính phủ, trong đảng nên được cất nhắc lên những vị trí cao trong chính quyền. Ví dụ từ một phó giám đốc của một trường, chưa kinh qua công tác chính quyền một ngày nào, nhưng bây giờ lên làm Thứ trưởng. Hay có vị có cô con gái bây giờ thâu tóm mọi ngân hàng vào tay ḿnh. Có vị con gái ḿnh mới có 24 tuổi thôi mà cho làm chủ tịch hội đồng quản trị một đơn vị kinh tế lớn. Đó là những điều mà các vị lănh đạo cần phải thận trọng.

    Ở Việt Nam định chế chính trị không tạo công bằng cho tất cả những thanh niên, những người có tài, những nhân tài của đẩt nước có thể có những cương vị trong bộ máy chính quyền, mà thường thường dựa vào lư lịch, vào « con ông cháu cha ». Một đề nghị mà ngay từ thời Thủ tướng Vơ Văn Kiệt đă có đưa ra là vấn đề thi các chức danh, cho đến nay vẫn chưa làm.

    Con đường tiến thân của thanh niên ở Việt Nam hiện nay là ǵ ? Hoặc là anh về phường. Có một số thanh niên thi rớt đại học, về phường công tác rồi được kết nạp đảng, lên làm bí thư phường rồi lên quận, lên thành phố. Hiện nay các lănh đạo của thành phố đại khái là đi theo con đường này. Hoặc là con đường – như bên Trung Quốc thường nói – là « thái tử phái », tức là con ông cháu cha.

    Như vậy là không công bằng. Những thanh niên có tài, nếu không vào đảng, không phải là con ông cháu cha, th́ tương lai của họ như thế nào ?

    Chính v́ vậy mà chính quyền chúng ta sẽ dần dần đưa những kẻ cơ hội vào trong chính quyền. Và như vậy, đâu có phục vụ lư tưởng v́ lợi ích của người dân. Và nói như chủ tịch Hồ Chí Minh, đâu phải là công bộc dân ? Mà khi họ vào chính quyền, là với ư đồ bằng cương vị đó sẽ làm giàu. Do đó mà ngay Quốc hội, trong những phiên họp trước cũng cảnh báo vấn đề mua quan bán tước rất dữ.

    Hiện tượng đưa con cái ḿnh vào những vị trí rất cao mà không trên cơ sở năng lực ǵ cả, cũng là một cái nguy cơ rất lớn : Mất nước ! Như chúng ta thấy ở Trung Quốc, vụ Bạc Hy Lai - con của Bạc Nhất Ba – cũng đang làm chấn động xă hội Trung Quốc. Ở Việt Nam, nếu cứ không tạo điều kiện công bằng cho tất cả mọi người có thể tiến thân, th́ có thể xảy ra những vụ Bạc Hy Lai ở Việt Nam.

    Cộng với các bất b́nh trong dân qua những vụ biểu t́nh của nông dân, đ́nh công của công nhân, bất b́nh của nhân sĩ trí thức trước sự ngăn cấm sinh hoạt, phát biểu một cách có trách nhiệm trên những diễn đàn công khai, trên các phương tiện công khai…Tất cả những bất b́nh đó sẽ gây mất ổn định chính trị lớn.

    Ngay cả báo chí hiện nay, ví dụ đối với vụ Văn Giang một số tờ báo có nêu, nhưng bây giờ duy nhất chỉ có báo Người Cao Tuổi nhận định rằng đó là việc làm trái luật. C̣n các báo khác ngay cả đưa tin một cách khách quan cũng không dám. Ví dụ báo Sài G̣n Tiếp Thị đưa tin là huy động một ngàn công an th́ cũng bị gỡ xuống rồi.

    Tất cả những cái đó đi ngược lại quyền dân chủ tự do của người dân. Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu một đất nước độc lập nhưng dân không có cơm ăn áo mặc, không có dân chủ tự do, th́ cái độc lập đó cũng chẳng nghĩa lư ǵ.

    RFI : Có vẻ t́nh h́nh này là bế tắc, khi chính quyền dùng lực lượng mạnh như vậy để cưỡng chế mà báo chí không lên tiếng nữa, Mặt trận Tổ quốc, Quốc hội cũng không…

    Tôi nghĩ không phải bế tắc đâu, mà việc làm đó sẽ tạo nguy cơ làm cho người dân càng bất b́nh hơn nữa. Ví dụ trong vụ Văn Giang th́ một số địa phương khác cũng đổ về ủng hộ, hay ở Hà Nội, nông dân Hà Nội ngày càng tập trung đông hơn nữa. Cái h́nh ảnh làm tôi rất cảm động là bà Hiền Đức, một người già cả như vậy đến ủng hộ nông dân ở Văn Giang, và bà phát biểu những câu rất cảm động.

    Th́ tôi nghĩ trong các tầng lớp khác của Việt Nam dần dần rồi cũng có những việc làm ủng hộ. Riêng tôi, ở Thành phố Hồ Chí Minh th́ anh em cũng bàn bạc với nhau, làm sao ḿnh cũng phải có động thái ǵ. Bởi v́ nói thật, bản thân tôi thấy rất là xấu hổ, rất là nhục nhă, nếu ḿnh không làm ǵ để ủng hộ người dân đang phải đấu tranh trong một tương quan lực lượng như vậy, không có một tấc sắt, không một phương tiện ǵ trong tay, trước lực lượng đàn áp rất đông đảo.

    Trước đây số anh em sinh viên học sinh chúng tôi ...XÓA... rất là rơ ràng. Nhưng nay cái đau của chúng tôi là sau khi đă đấu tranh v́ độc lập cho đất nước, th́ chúng tôi nghĩ rằng sẽ xây dựng một chế độ xă hội tổt đẹp hơn. Nhưng không ngờ ngày nay lại xảy ra những sự kiện rất là đau ḷng.

    Trước đây chúng tôi biểu t́nh chống Trung Quốc, nhưng chắc chắn rồi cũng sẽ có một thái độ nào đối với những việc đàn áp người dân trong nước. Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của những người hiện nay đang có những suy nghĩ, đang đặt lợi ích dân tộc, lợi ích đất nước lên trên, phải bảo vệ cho được quyền và lợi ích chính đáng của người dân mà luật pháp đă công nhận.

    Chúng tôi rất là đau xót và cũng rất ân hận là, cho đến giờ vẫn chưa làm được ǵ trước t́nh h́nh hiện nay.

    RFI : Xin rất cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...-yeu-va-so-dan
    Last edited by Dean Nguyen; 06-05-2012 at 03:37 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 09-05-2012, 11:34 PM
  2. Replies: 3
    Last Post: 09-05-2012, 01:51 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2012, 12:17 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 05-04-2012, 03:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-02-2012, 11:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •