Page 7 of 9 FirstFirst ... 3456789 LastLast
Results 61 to 70 of 83

Thread: Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

  1. #61
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    ĐT Nguyễn Khánh












  2. #62
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    ĐT Nguyễn Khánh






  3. #63
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Thiếu Tướng VNCH BÙI THẾ LÂN
    Tư lệnh đầy tài năng của binh chủng thủy quân lục chiến






    Tướng VNCH BÙI THẾ LÂN
    Sư đoàn TQLC và những cuộc hành quân tái chiếm quảng trị mùa hè đỏ lửa 1972


  4. #64
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Tướng VNCH ĐỖ CAO TRÍ và NGUYỄN VIẾT THANH
    2 mănh hổ của QLVNCH khiến địch quân khiếp sợ



  5. #65
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Trung Tướng VNCH NGUYỄN VĂN HIẾU thắng lợi vang dội cùng sư đoàn 22 bộ binh QLVNCH



  6. #66
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?


    Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam

    “Người Hùng của Vùng IV Chiến Thuật!”














    Là người Việt Nam hải ngoại, chắc có ít ai chưa nghe đến tên Nguyễn Khoa Nam. Nếu bạn là một người quân nhân cũ, hẳn đă nghe nhiều về người anh hùng đă hiến dâng cuộc đời cho Tổ Quốc. Nếu bạn chưa từng nghe, nhất là các bạn trẻ, th́ tôi hy vọng bạn sẽ dừng lại đây trong giây lát để chúng ta có thể t́m hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của người dũng tướng này.


    Nói về Nguyễn Khoa Nam, chúng ta không thể không nhắc đến sự khác biệt giữa ông và những kẻ cùng thời. Binh sĩ kính trọng ông, đồng bào quư mến ông, và ngay cả báo chí thiên tả thời bấy giờ cũng phải công nhận Nguyễn Khoa Nam là một vị tướng thanh liêm, có đức có tài. Sống được như vậy không phải là dễ trong cái thời mua quan bán tước của chính quyền Thiệu - Khiêm. Theo các anh em của Gia Đ́nh Mũ Đỏ, ông là người rất điềm đạm, ít nói. Ông không có gia đ́nh; t́nh cảm của ông là t́nh cảm đă dành cho quê hương, quân đội và anh em chiến sĩ. Đó là một người quân nhân thuần túy.


    Tôi sẽ không nhắc đến các chiến công của Nguyễn Khoa Nam ở đây, v́ trong gần 20 năm dài, chiến trường nào mà không có h́nh dáng người lính nhảy dù Việt Nam.


    Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, gốc Làng An Cựu Tây, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh tại thành phố Đà Nẵng, ngày 23 tháng 9 năm 1927.


    Thân sinh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là Thanh Tra Học Chánh Đà Nẵng Thái Thường Nguyễn Khoa Túc, về hưu năm 1941, và bà Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc ḍng Tuy Lúy Vương. Nội tổ của ông là Nội Tán Nguyễn Khoa Đăng, người đă có công mở mang bờ cơi cho chúa Nguyễn trong những ngày Nam Tiến.


    Ông học Tiểu Học tại trường École des Garcons Đà Nẵng (1933 - 1939), sau ra Huế tiếp tục học ở Lycee Khải Định. Ông đậu bằng Thành Chung năm 1943 và tiếp tục học lên đến Nhị Cấp. Đến năm 1947, Nguyễn Khoa Nam tiếp tục học lớp Đệ Nhị Toán, rồi theo học lớp Hành Chánh tại Huế. Vốn ḍng vơ tướng nhưng ông không t́nh nguyện theo con đường quân bị.


    Ông là con trai giữa trong gia đ́nh có năm anh em, nhưng hai anh lớn mất sớm, đến năm 1975 chỉ c̣n lại ba chị em. Chị ông là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm, phục vụ trong ngành Y Tế tại Sài G̣n và đă hồi hưu. Em trai là ông Nguyễn Khoa Phước, phục vụ trong ngành Giáo Dục và cũng là cựu Nghị Sĩ dưới chế độ Việt Nam Cộng Ḥa.


    Đến năm 1953, ông nhập ngũ theo lệnh động viên, vào Khóa III tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Tháng 10 năm 1953, Nguyễn Khoa Nam ra trường và t́nh nguyện vào binh chủng Nhảy Dù rồi được điều động ra Bắc.

    - Tháng 8 năm 1954, sau hội nghị Geneve, Trung Úy Nguyễn Khoa Nam theo đơn vị trở về Saigon.

    - Năm 1955, Trung Úy Nguyễn Khoa Nam làm Đại Đội Trưởng, thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù trong cuộc hành quân đánh B́nh Xuyên tại Saigon. Sau đó ông được thăng Đại Úy và được cử đi học kỹ thuật ở Pháp trong 8 tháng.

    - Năm 1956, Đại Úy Nguyễn Khoa Nam ở Pháp về làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Kỹ Thuật Dù tại trại Hoàng Hoa Thám.

    - Tháng 1 năm 1957, sau một khóa tu nghiệp ở Hoa Kỳ, ông trở về phục vụ tại Pḥng 3 (Kế Hoạch Hành Quân) Lữ Đoàn Nhảy Dù.

    - Năm 1960, ông được chuyển về làm Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù.

    - Năm 1963, ông được bổ nhiệm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù.

    - Năm 1964, Thiếu Tá Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù.


    Năm 1965, ông được bổ nhiệm Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù. Đến cuối năm này, v́ nhu cầu chiến trường, Lữ Đoàn Nhảy Dù được tổ chức lại thành Sư Đoàn Nhảy Dù.


    Năm 1967, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, nổi danh với trận đánh tại đồi 1418, Kontum. Đến cuối năm 1967, ông được thăng cấp Đại Tá và trao tặng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương (VNCH) và Silver Star (chính phủ Hoa Kỳ trao tặng).


    Năm 1969, Đại Tá Nguyễn Khoa Nam được Bộ Quốc Pḥng thuyên chuyển ra khỏi Sư Đoàn Nhảy Dù, để giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11 năm 1969, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức tại Mặt Trận.


    Đến tháng 10 năm 1971, Đại Tá Nguyễn Khoa Nam được thăng hàm Chuẩn Tướng.


    Tháng 10 năm 1973, ông được thăng cấp Thiếu Tướng.


    Tháng 11 năm 1974, là một vị sĩ quan có khả năng và uy tín hàng đầu trong quân lực, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV Vùng IV Chiến Thuật.


    Tháng 4 năm 1975, khi miền Nam đang trong cơn rối loạn trước đà tiến công ồ ạt của Cộng Sản, các đại đơn vị truyến trước bị tan hàng hay trở nên vô hiệu. Các tướng lănh th́ lo chạy giữ thân, bỏ mặc binh sĩ và đồng bào mà họ có trách nhiệm bảo vệ. Trong khi đó tất cả các lực lượng Cộng quân tại vùng IV đều bị khống chế không giở tṛ ǵ được. T́nh h́nh ở miền Tây thật yên tĩnh, như không có chuyện ǵ xảy ra trong khi Vùng I, II, III đều bị xích xe tăng Cộng Sản tràn ngập.


    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền Saigon đầu hàng quân Cộng Sản Bắc Việt. Sau khi để cho các sĩ quan và binh sĩ thuộc quyền giải tán theo lệnh của chính phủ, khoảng nửa đêm 30 tháng 4 rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam dùng súng tự sát không chịu đầu hàng Cộng Sản Việt Nam. Bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu đă tẩm liệm và đưa di hài Thiếu Tướng ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975.


    Tháng 3 năm 1994, người em dâu là bà Nguyễn Khoa Phước đến Cần Thơ mang di hài Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam về hỏa táng. Hiện nay tro cốt của Thiếu Tướng dược lưu tại chùa Già Lam, đường Lê Quang Định, quận G̣ Vấp, tỉnh Gia Định.
    Last edited by dtkcamau; 19-02-2020 at 11:33 AM.

  7. #67
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?


    Chuẩn Tướng LÊ VĂN HƯNG

    "Anh hùng tử thủ An Lộc"












    Ông sinh ngày 27 Tháng Ba năm 1933 tại Hóc Môn.

    Sau khi tốt nghiệp khóa 5 (V́ Dân) Sĩ quan trừ bị Thủ Đức vào tháng 1 năm 1955,

    Lê Văn Hưng trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn tại chiến trường miền Tây Nam phần.


    - Năm 1966 ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 31 bộ binh. Thời gian này Lê Văn Hưng được các phóng viên chiến trường gọi là một trong ngũ hổ (năm con hổ) U Minh Thượng

    - Năm 1967 ông được thăng cấp Trung tá rồi Đại tá năm 1968. Hai năm sau ông được bổ làm tỉnh trưởng Phong Dinh.

    - Năm 1971 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh
    - Năm 1972 ông được thăng cấp chuẩn tướng giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3 sau khi chiến thắng chiến trường An Lộc.

    - Năm 1973 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh,

    - Năm 1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4

    - Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại văn pḥng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4, sau khi nói lời từ giă với gia đ́nh và bắt tay từ biệt tất cả binh sĩ bảo vệ bộ chỉ huy, người được gọi là "Anh hùng tử thủ An Lộc" do những chiến tích trong Trận An Lộc đă tự sát bằng súng lục vào lúc 20 giờ 45 tối tại tư gia.





    Lược ghi về đời binh nghiệp của Tướng Lê Văn Hưng



    Tướng Lê Văn Hưng xuất thân khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, măn khóa vào tháng 1/1955. Sau ngày ra trường, ông đă có một thời gian dài chiến đấu tại chiến trường Miền Tây qua các chức vụ các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, Trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh (BB). Năm 1966, ở cấp Thiếu tá, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 31 BB. Cũng trong năm 1966, ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong ngũ hổ U Minh Thượng (ngoài Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hưng, 4 sĩ quan khác là: Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 BĐQ; Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 BĐQ, Đại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/33BB; Đại úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33BB).

    Năm 1968, ở cấp bậc Trung tá, Sĩ quan Lê Văn Hưng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 BB. Ông đă chỉ huy Trung đoàn 31 BB lập nhiều chiến tích tại chiến trường Hậu Giang. Cũng trong thời gian chỉ huy trung đoàn 31BB, ông đă được thăng cấp đại tá. Giữa tháng 6/1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB khi c̣n mang cấp đại tá, hơn 9 tháng sau, ông được thăng cấp chuẩn tướng, tiếp tục giữ chức Tư lệnh Sư đoàn này đến ngày 3 tháng 9/1972, sau đó được cử giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3. Một năm sau, Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 BB, cuối tháng 10/1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4 và đă tự sát vào tối ngày 30 tháng 4/1975 tại Cần Thơ.





    Tướng Lê Văn Hưng và Sư đoàn 5 BB tại B́nh Long hè 1972:



    Trong suốt 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam phần, Sư đoàn 5 BB đă tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô, và đă lập nhiều chiến công lớn. Riêng trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Sư đoàn 5 BB dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, đă cùng với các đơn vị Nhảy Dù, Biệt động quân, Biệt cách Nhảy Dù và các đơn vị tăng viện giữ vững An Lộc.


    Trận chiến tại B́nh Long đă bắt đầu vào ngày 4/4/1972 khi 1 trung đoàn CSBV tấn công một chi đội chiến xa tăng phái cho Trung đoàn 9 BB từ biên giới rút về tăng cường cho lực lượng pḥng thủ Lộc Ninh. Ngày 5/4/1972, Cộng quân (CQ) bắt đầu tấn công vào bộ chỉ huy Chi khu Lộc Ninh và hậu cứ Trung đoàn 9 BB đặt trong quận lỵ. Địch đă mở đầu trận tấn công bằng trận địa pháo và sau đó tung bộ binh, thiết giáp tấn công cường tập. Lực lượng trú pḥng đă chống trả quyết liệt. Vào trưa cùng ngày, CQ bị đẩy lùi khi cố đánh chiếm phi đạo. Ngày 6 tháng 4/1972, CQ mở đợt tấn công mới với sự yểm trợ của 1 tiểu đoàn chiến xa T54 với khoảng 30 chiếc. Pháo binh VNCH tại Lộc Ninh đă phải hạ ṇng bắn trực xạ vào các chiến xa CSBV đang tiến tới, nhưng do áp lực quá nặng của CQ, thị trấn Lộc Ninh bị tràn ngập, một thành phần của đơn vị pḥng đă vượt thoát khỏi ṿng vây của địch và về đến An Lộc. Sau khi trận tấn công của CQ vào Lộc Ninh diễn ra, Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân đoàn 3, đă khởi động kế hoạch bảo vệ An Lộc.

    Theo kế hoạch của Tướng Minh, bộ Tư lệnh Hành quân của Sư đoàn 5 BB cho Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy và 2 tiểu đoàn của Liên đoàn 3 BĐQ được trực thăng vận vào An Lộc. Cuộc chuyển quân hoàn tất vào ngày 5 tháng 4/1972. Ngày 7 tháng 4/1972, bộ Tổng tham mưu đă điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng viện cho Sư đoàn 5 BB. Sáng ngày 16 tháng 4/1972, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được lệnh tiếp ứng cho mặt trận B́nh Long. Về các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 BB, ngày 11 và 12 tháng 4/1972, Trung đoàn 8 BB được trực thăng vận vào An Lộc. Trước đó, Sư đoàn 5 BB được bộ Tổng tham mưu tăng viện Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 BB. Trung đoàn này đóng ở khu vực cầu Cần Lê, sau cuộc tấn công của CQ vào các ngày 6 và 7 tháng 4/1972 đă bị thiệt hại nặng. Trung đoàn 7 BB và Trung đoàn 9 BB bị tổn thất trong các cuộc tấn công vào thượng tuần tháng 4/1972, đă được bổ sung quân số để cùng với các đơn vị bạn phối trí pḥng thủ bảo vệ An Lộc. Sau hơn hai tháng tử chiến với CSBV, dưới quyền tổng chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, Lực lượng VNCH đă giữ vững được An Lộc và sau đó đă khởi động các cuộc phản công giải tỏa áp lực địch ở các khu vực phụ cận thị xă tỉnh lỵ.





    Câu chuyện về Tướng Lê Văn Hưng tại mặt trận An Lộc:



    Trong hơn 2 tháng tổng chỉ huy lực lượng VNCH tại mặt trận An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng đă cùng với quân sĩ các cấp giữ vững pḥng tuyến tỉnh lỵ B́nh Long. Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đă nêu gương sáng cho các sĩ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6/1972, một nhóm phóng viên từ Sài G̣n đă đến bộ tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến trường An Lộc, một phóng viên VTVN đă viết về tướng Hưng như sau.


    Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận B́nh Long. Căn hầm tù mù, 1 ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi (phóng viên) được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, c̣n thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.


    Tướng Hưng tự hạn chế mọi tiện nghi riêng cho sự sống c̣n của B́nh Long. Nếu không c̣n mạch điện cung cấp cho hệ thống liên lạc th́ An Lộc sẽ thất thủ tức khắc. Ngoài căn hầm trung tâm hành quân, Tướng Hưng c̣n lại một căn hầm nhỏ dành riêng cho ông và nơi này chỉ được thắp sáng khi cần, bằng pin với bóng đèn xe đạp. Tướng Hưng chỉ sử dụng 1 máy phát điện, hai máy c̣n lại phải pḥng hờ cho trường hợp máy đang phát bị trúng đạn pháo kích. Hơn nữa mức dự trữ nhiên liệu chỉ đủ cho thời gian 1 tuần lễ.


    Theo lời yêu cầu của Tướng Hưng, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có thả dù các phuy xăng nhưng trong 10 thùng khi chạm đất th́ đă phát nổ đến 9 thùng. Có những ngày Tướng Hưng phải ra lệnh đi mót xăng từ các xe cộ nằm rải rác trong thành phố. Nhiều người đă chết trong công tác tầm thường này, nhưng chính là sự hy sinh đầy ư nghĩa cho sự đứng vững của An Lộc, trong hơn hai tháng trời khói lửa.


    Trong trung tâm Hành quân tù mù, Đại úy Quí, sĩ quan báo chí Sư đoàn 5 BB, tŕnh diện Tướng Hưng và giới thiệu từng người trong nhóm phóng viên. Tướng Hưng mặc áo thun xanh và có nụ cười hiền từ, ông bắt tay mọi người và khất hẹn đến sau phiên họp hành quân sẽ để phóng viên phỏng vấn. Căn hầm Tướng Hưng rất hẹp so với số người chen chúc làm việc, kích thước chỉ chừng 4 x 10 mét, tất cả bộ tham mưu của ông làm việc dưới này và không một ai có quân phục đàng hoàng, không mặc áo thun th́ cũng ḿnh trần.

    Vào buổi chiều, Tướng Hưng ra khỏi hầm để nhóm phóng viên thực hiện 1 “show” dă chiến, anh em nhận rơ khuôn mặt gầy g̣ rất có nét của ông. Điểm đặc biệt là làn da ông trắng xanh sau hơn hai tháng trời làm việc dưới hầm, tránh các trận pháo kích kinh hoàng mà có lúc đă lên tới 7,500 trái mỗi ngày. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Hưng thay v́ nói về ḿnh đă chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đă giữ vững An Lộc và t́nh cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn B́nh Long.





    Tướng Hưng trở lại chiến trường miền Tây:



    Đầu tháng 9/1972, Tướng Hưng được cử giữ chức Tư lệnh phó Quân khu 3, đặc trách chỉ huy lực lượng đặc nhiệm phản ứng cấp thời. Một năm sau, ông trở lại Sư đoàn 21 BB với chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Trong năm 1974, Tướng Hưng đă điều động các đơn vị trực thuộc mở những cuộc hành quân đánh bật CSBV tại chiến trường Hậu giang. Cuối tháng 10/1974, Tướng Hưng bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 BB cho Đại tá Mạch Văn Trường, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 8 BB tại chiến trường An Lộc Hè 1972, để về Cần Thơ giữ chức Tư lệnh phó Quân đoàn 4.


    Tướng Hưng đă tự sát vào tối ngày 30/4/1975 tại văn pḥng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đ́nh Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giă với gia đ́nh và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ huy. Sau đó, ông đă quay vào văn pḥng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối 30/4/1975.

    (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử/Pḥng 5/Bộ TTM/QL.VNCH, bài viết của nhóm phóng viên chiến trường được phổ biến năm 1972, lời kể của phu nhân cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng).

  8. #68
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?


    Tướng VNCH ĐỖ KẾ GIAI tư lệnh BĐQ QLVNCH



  9. #69
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Tướng VNCH LÊ ĐỨC ĐẠT tư lệnh sư đoàn 22 bộ binh Việt Nam Cộng Ḥa
    Tuẫn tiết tại Dakto Tân Cảnh



  10. #70
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?

    Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, cựu tư lệnh SĐ 18 BB, qua đời ở tuổi 87
    Mar 19, 2020 cập nhật lần cuối Mar 19, 2020



    Thiếu Tướng Lê Minh Đảo nói về mặt trận Xuân Lộc. (H́nh chụp qua YouTube)
    Mai Phi Long/Người Việt

    HARTFORD, Connecticut (NV) – Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, cựu tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH, vừa qua đời tại bệnh viện Hartford, Connecticut, lúc 1 giờ 45 phút chiều (giờ địa phương) hôm Thứ Năm, 19 Tháng Ba, hưởng thọ 87 tuổi.

    Tin này được cô Lê Bích Phượng, ái nữ của thiếu tướng, xác nhận với nhật báo Người Việt.

    Cô cho biết, vị thiếu tướng ra đi b́nh yên trong lúc có gia đ́nh con cháu nội ngoại tề tựu xung quanh.

    Theo Lược Sử QLVNCH của ba tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, và Lê Đ́nh Thụy, vị thiếu tướng tư lệnh Sư Đoàn 18 sinh ngày 5 Tháng Ba, 1933, tại xă B́nh Ḥa, quận G̣ Vấp, tỉnh Gia Định.

    Ông có chín người con, hai trai và bảy gái.

    Hồi chưa vào quân đội, ông là học sinh trường Lyceé Pétrus Kư, Sài G̣n, rồi tốt nghiệp tú tài I và II.

    Sau đó, ông theo học khóa 10 Trần B́nh Trọng trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt ngày 1 Tháng Mười, 1953.

    Một năm sau, ông măn khóa với cấp bậc thiếu úy, nhưng được giữ lại trường.

    Năm 1954, ông được chọn đi học lớp huấn luyện viên tại trường Vơ Bị Lục Quân Fort Benning, Columbus, Georgia, Mỹ.
    Năm 1956, ông được thăng trung úy.

    Sau đó, ông trở lại trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt, giữ chức đại đội trưởng sinh viên sĩ quan, huấn luyện viên các khóa 13, 14, và 15.

    Năm 1960, ông là tùy viên của Thiếu Tướng Lê Văn Kim.

    Năm 1962, ông mang cấp đại úy, được đi du học lớp Tác Chiến Rừng Rậm tại Malaysia.

    Năm 1963, ông phục vụ tại Khối Nghiên Cứu của Bộ Tư Lệnh Hành Quân.

    Ngày 2 Tháng Mười Một, 1963, ông được thăng thiếu tá tạm thời, và đến cuối năm làm tỉnh trưởng tỉnh Long An.

    Cuối năm 1964, ông bàn giao chức tỉnh trưởng cho Thiếu Tá Nguyễn Văn Lộc, và đến đầu năm 1965 ông làm tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 31, Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Sau đó, ông làm trung đoàn phó Trung Đoàn 31.

    Năm 1966, ông là giám đốc Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn IV.

    Một năm sau, ông làm tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện, và đến năm 1968 được thăng cấp trung tá nhiệm chức ngay tại mặt trận.

    Cuối Tháng Hai, 1969, ông bàn giao chức tỉnh trưởng cho Trung Tá Nguyễn Văn Ngưu để về làm tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Định Tường.

    Năm 1970, ông được thăng đại tá nhiệm chức đặc cách tại mặt trận.

    Tháng Ba, 1972, ông lại bàn giao chức vụ hiện tại cho Đại Tá Chung Văn Bông, và ngày 4 Tháng Tư làm tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh thay Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ.

    Ngày 1 Tháng Mười Một, 1972, ông được vinh thăng chuẩn tướng nhiệm chức tại mặt trận.

    Ngày 1 Tháng Ba, 1974, ông được vinh thăng chuẩn tướng thực thụ.

    Ngày 24 Tháng Tư, 1975, ông được vinh thăng thiếu tướng nhiệm chức đặc cách tại mặt trận Xuân Lộc.

    Trong những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam ông là người chỉ huy Sư Đoàn 18 Bộ Binh với chiến tích chặn đứng Cộng Quân vào Xuân Lộc, từ đó, ông có biệt danh “Người Hùng Xuân Lộc.”

    Sau đó, ông bị tù Cộng Sản cho tới ngày 5 Tháng Năm, 1992.

    Tháng Tư, 1993, ông định cư tại tiểu bang Virginia, Mỹ, và sau này chuyển về sống ở tiểu bang Connecticut.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 22-11-2011, 01:00 AM
  2. Replies: 85
    Last Post: 24-04-2011, 11:18 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 22-03-2011, 08:51 PM
  4. Hé lộ mật lệnh “ban” thuốc độc giết danh tướng của Hitler
    By Phó thường dân in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 2
    Last Post: 08-03-2011, 10:48 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 12-12-2010, 06:08 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •