Page 1 of 4 1234 LastLast
Results 1 to 10 of 35

Thread: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P1




    HÀNG KHÔNG MẪU HẠM ORISKANY

    Oriskany là một trong 3 chiếc hàng không mẫu hạm có sự hỗ trợ của lực lượng không quân xuất phát từ các căn cứ trên đất liền ở Thái Lan và miền Nam Việt Nam được Washington giao nhiệm vụ tiến hành cuộc chiến trên không đối với miền Bắc Việt Nam để - theo như tuyên bố chính thức của chính phủ Mỹ - đưa cuộc chiến trên bộ ở miền Nam Việt Nam đến một kết thúc có lợi buộc miền Bắc Việt Nam chấm dứt sự "hung hăng” của họ ở miền Nam hoặc ít ra - khi thời gian trôi qua và chiến tranh không c̣n là từ phổ biến ở nước Mỹ nữa - buộc những nhà lănh đạo ở Hà Nội chấp nhận những điều khoản đă được đàm phán. Sau khi các quan chức chính phủ Mỹ tranh luận về chiến lược và mục tiêu, sau khi họ trao đổi và xem xét lại các điều khoản giao kèo và trao đổi về cách thức hợp lư nhất và tốt nhất để gây áp lực đối với Hà Nội buộc Hà Nội phải chấp thuận mọi điều khoản do chính phủ Mỹ đưa ra th́ những viên phi công Mỹ trong bộ quân phục của sĩ quan hải quân của phi đội 162 sẽ thi hành mọi mệnh lệnh của Washington và ném bom xuống miền Bắc Việt Nam. Cuộc không kích chính dự kiến vào buổi trưa ngày 17/6/1966 nhắm vào cây cầu giao thông đường sắt tại Cổ Chai (1) cách Hà Nội 25 dặm về phía nam và các viên phi công của phi đội 162 tham gia vào cuộc không kích sẽ phải làm quen các mục tiêu trên toạ độ bản đồ trước khi cuộc họp ngắn chính thức bắt đầu trong pḥng tác chiến không quân. Là một điểm chuyển giao trên tuyến đường sắt dẫn vào miền Nam, Cổ Chai được bảo vệ chặt chẽ bởi hệ thống tên lửa và trận địa pháo pḥng không và là mục tiêu quan trọng số một đối với các phi công của hàng không mẫu hạm Oriskany kể từ khi họ đến Yankee Station 11 ngày trước đó. Một bản đồ điện tử đặt trước pḥng chuẩn bị thể hiện những mức độ cận cảnh khác nhau về miền Bắc Việt Nam.

    Hơn một năm trước khi chiến dịch ném bom bắt đầu vào ngày 2/3/1965, nông dân chiếm 80% tỷ lệ lao động ở miền Bắc và nông nghiệp chiếm gần một nửa GNP khoảng 1,5 tỷ đô la, không bằng một nửa thu nhập hàng năm của một trong những công ty của Mỹ. Ở một đất nước có 19 triệu dân này, trồng lúa là vụ mùa chính và v́ lúa rất cần một lượng nước lớn trong giai đoạn đầu phát triển nên khung cảnh mà phi công Mỹ nh́n từ trên máy bay, từ phía Đông, là những cánh đồng lúa xanh ngát, nước được chia tách bởi những mương đất trông giống như các ô bàn cờ. Bên cạnh đó là những con đê được đắp bằng tay để giữ nước cho ruộng lúa và có những mương để tháo nước cho ruộng lúa. Những con đê đó c̣n có tác dụng bảo vệ những vụ lúa chuẩn bị thu hoạch khỏi lũ lụt do những con sông trong vùng Bắc Bộ gây ra vào mùa mưa khi 85% lượng mưa của cả năm trút xuống vào mùa này (từ tháng 11 - tháng 5). Phân bón là điều quan trọng thứ hai sau nước tưới đối với trồng lúa và do thiếu phân hoá học nên phân người và phân gia súc dùng để bón ruộng gây ra một mùi hôi rất khó chịu bốc lên từ đất ruộng mà nông dân Việt Nam không để ư nhưng phi công Mỹ nào phải nhảy dù ra khỏi máy bay bị trúng pháo pḥng không của quân đội Việt Nam sẽ nhận ra ngay tức th́. Trong những ruộng lúa có đôi chỗ nhô ra những núi đá vôi và những g̣ đất trông rất lạ mắt. Đồng bằng sông Hồng từ phía Bắc sang phía Tây đều có núi vây quanh những khu rừng lớn.

    Mặc dù nền kinh tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà c̣n kém phát triển nhưng hệ thống pḥng không được sự giúp đỡ của các đồng chí, bạn bè từ Liên Xô và Trung Quốc đặt ở các chiến hào trên ruộng lúa th́ không lạc hậu một chút nào.

    Tên lửa điều khiển SAM 2 của Liên Xô, dài 35 feet và mang một đầu đạn nặng 349 poud, phát nổ như một quả cầu lửa có thể nh́n thẳng từ khoảng cách xa đến hàng dặm. Số lượng các đơn vị tên lửa bắt đầu tăng dần từ năm 1966. Mỗi đơn vị tên lửa có 6 tên lửa cùng với radar, computer và máy phát điện. Việc lắp đặt rất cơ động để có thể di chuyển tên lửa đến một vị trí mới trong 24 giờ và các tên lửa được luân chuyển vị trí cho nhau trong khoảng 300 vị trí khác nhau.

    Tên lửa SAM gây cho các phi công sự sợ hăi về mặt tâm lư v́ bạn nh́n thẳng những tên lửa đó đang lao về phía máy bay của bạn, càng ngày càng gần nhưng hoả lực của pháo cao xạ mới đóng vai tṛ tích cực hạ gục máy bay Mỹ. Mỗi tháng có khoảng 7000 quả đạn pháo được bắn đi bằng khoảng 18 tấn đạn nhắm vào các máy bay Mỹ(?). Hơn nữa, tất cả những phi công Mỹ đều có linh cảm rằng mọi dân quân ở miền Bắc, từ những cô gái trẻ đến những cụ già, có một khẩu súng trường sẵn sàng nhả đạn khi họ bay qua.


    (1) Nút giao thông nổi tiếng ở Phủ Lư, Hà Nam.

    Pḥng chuẩn bị số 4 treo đầy những bộ đồ bay c̣n đẫm mồ hôi trên tường không khác ǵ mấy căn pḥng tập thể dục khép kín là pḥng họp của phi đội và pḥng gia đ́nh của các phi công của phi đội 162, nơi của các kế hoạch của những chiến dịch ném bom được thuyết tŕnh và yêu cầu từng thành viên của phi đội phải thực hiện một cách chính xác và cũng là nơi các bộ phim của Hollywood được tŕnh chiếu vào buổi tối cũng là một h́nh vẽ của cḥm sao. Bên trong pḥng có 16 chiếc ghế lái bọc da màu nâu, vừa cứng vừa cũ. Trên bức tường chính là hê thống bản đồ và màn h́nh. Một màn h́nh TV 23 inh nối trực tiếp với mạch đóng của con tàu hiển thị những chuyến cất cánh và hạ cánh của các phi công trên boong tàu nằm về bên phải của căn pḥng. Ở giữa b́nh tṛn đựng cà phê và can nước lọc 10 lít là một h́nh h́nh đầu lâu trạm trổ bằng gỗ. Hầu hết các phi đội không quân hải quân đều có biệt hiệu như một yếu tố kích thích tinh thần dũng cảm và phi đội 162 lấy biệt hiệu là "hunter" - kẻ đi săn - mặc dù các thành viên của phi đội đă viết thư cho Charler Salulz, tác giả của tập truyện tranh hài "peaunts", để được phép lấy h́nh của nhân vật Snoopy làm phù hiệu của phi đội in lên đuôi máy bay.

    Buổi sáng ngày 16/7/1966, Richard Bellinger, chỉ huy trưởng của phi đội 162, là người đầu tiên bước vào pḥng chuẩn bị số 4. Bellinger thấy khó chịu khi thấy chiếc giường gấp chưa có người dọn dẹp mà các sĩ quan cấp dưới đă ngủ trực đêm qua đă bỏ đi đâu đó. Pḥng chuẩn bị, không giống như pḥng cá nhân của các sĩ quan cấp dưới, được lắp điều hoà nhiệt độ và những viên phi công trẻ luôn tận dụng cơ hội để ngủ ở đây. Đêm hôm trước, các hành lang của tàu Oriskany đều để nhiệt độ 940F vào lúc 10 giờ tối. Bellinger bắt tay vào dọn lại chiếc giường xếp th́ Rick Adams, một sĩ quan cấp dưới đă ngủ trên một trong hai chiếc giường đó, vừa đi ăn sáng về và dọn lại chỗ ḿnh nằm.

    Bellinger không thể tức giận với Rick Adams được lâu Bellinger đă lập gia đ́nh nhưng không có con và Rick Adams là chàng thanh niên 25 và Bellinger hầu như coi cậu là con trai của ḿnh. Các phi công hải quân luôn bay theo đội h́nh hai để giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, thông thường là một sĩ quan cao cấp bay cùng với một sĩ quan cấp dưới và Rick Adams trở thành bạn bay của Bellinger ở trận không kích đầu tiên của tàu Oriskany vào năm 1965. Adams bỏ học ngang chừng trường đại học Minnesota sau khi đă học khoa triết học được 3 năm và dành thời gian trượt tuyết ở Aspen trước khi đâm đơn tham gia chương tŕnh huấn luyện sĩ quan phi công hải quân. Trong một trận không kích gần Hà Nội, Rick Adams b́nh tĩnh gọi bộ đàm cho Bellinger: "Này Belly, nh́n đằng sau ḱa?" Bellinger nh́n lại vừa lúc thấy hai tên lửa đang phóng về phía ḿnh. Bellinger lượn một ṿng gấp và hai tên lửa của Bắc Việt Nam vụt qua. Bellinger nói với Adams rằng: "Chắc cậu thấy thích phải không?" Chuyến bay đó gắn kết t́nh bạn của hai người và kết thúc trận không kích đó, Bellinger trở thành sĩ quan chỉ huy mới của phi đội có quyền gọi 6 phi công tham gia cuộc không kích năm 1965 để chuẩn bị cho cuộc không kích năm 1966 và Adams là người đầu tiên mà Bellinger chọn. Những người c̣n lại được gửi đi học chiến thuật bay ở các trung tâm không quân hải quân ở Mỹ và phi đội có sự gia nhập của các thành viên mới như Dick Uyliam và John (Black Mac) MacDonald, những người này cùng với Rick Adams được biết đến như những phi công giỏi nhất của Yankee Station.

    Rick Adams cảm thấy chuyến không kích năm 1965 hơi thất vọng. Cậu được đào tạo trở thành một phi công chiến đấu và tham gia vào chuyến bay đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam hy vọng tràn trề sẽ đối đầu với Mig. Cậu nh́n quanh bầu trời, gắng t́m một dải khói, một tia sáng loé lên từ kính chắn khoang lái, bất kỳ điều ǵ để khẳng định sự có mặt của máy bay kẻ địch. Nhưng Bắc Việt có rất ít Mig và các phi công giỏi. Họ nhanh chóng bị bắn hạ 5 chiếc máy bay khi đối đầu lần đầu với phi công Mỹ vào năm 1965 và họ nhanh chóng thay đổi chiến thuật. Họ không đối đầu trực tiếp với máy bay Mỹ trong các cuộc không chiến nữa, mà họ chủ yếu dùng Mig vào các mục đích tinh thần. Mig xuất hiện trên bầu trời buộc các máy bay ném bom Mỹ phải thả bom vội vàng để chạy trốn hoặc để chiến đấu hiệu quả hơn và ép những máy bay này bay vào tầm kiểm soát của pháo pḥng không. V́ vậy Mig thường phá hỏng một nhiệm vụ hành động của không quân Mỹ đơn giản chỉ bằng việc cất cánh lên bầu trời mà thôi. Và đối với chàng thanh niên Rick Adams đang nóng ḷng bắn hạ Mig, máy bay kẻ địch vẫn là những bóng ma.

    Tháng 10/1965, Adams bị trúng tên lửa. Cậu và Bellinger bị chia tách trong một cuộc không kích nhóm bay qua một thung lũng nhỏ hy vọng gây bất ngờ cho một chiếc Mig. Adams nh́n thấy một ánh chớp và cảm thấy thân máy bay bị lắc mạnh giống như là bạn ở trong ô tô - cậu tả lại - và bị ai đó đạp mạnh vào thành xe. Cậu nh́n vào trong gương thấy cánh phải của ḿnh bốc cháy. Cách thông thường để nhảy ra khỏi máy bay là dùng hai tay kéo kính chắn trước mặt xuống, gây ra một tiếng nổ hất tung ghế bay của phi công ra ngoài. Adams kéo kính chắn bằng một tay đến gần điểm nhảy dù và tiếp tục bay đến khi nào c̣n có thể.

    Adams nói lại quyết định của ḿnh trong những năm sau đó: "Số lượng phi công Mỹ nhảy khỏi máy bay sớm là rất nhiều. Máy bay của họ dính đạn và bốc cháy. Họ nghe thấy ai đó kêu trong radio "nhảy đi" và khi họ nhảy ra khỏi máy bay th́ họ chắc chắn sẽ trở thành tù binh chiến tranh".

    Adams lái chiếc máy bay của ḿnh ra biển, chỉ bị bỏng tay trước khi buộc phải nhảy dù và được một máy bay trực thăng cứu vớt và đi lên một tàu hàng không mẫu hạm. Cậu là phi công đầu tiên trúng tên lửa mà thoát chết hay không bị bắt làm tù binh. Câu chuyện của cậu lái chiếc máy bay dính lửa bay nhanh trong khắp hạm đội.

    Buổi sáng ngày 19/7/1966, Rick Adams không có lịch bay trong cuộc không kích vào cây cầu ở Cổ chai. Hoặc cậu sẽ không được tham gia vào bất cứ cuộc không kích ở miền Bắc Việt Nam nữa. Tuần trước, 4 ngày sau khi Oriskany đến Yankee Station, Adams lại bị bắn hạ lần thứ hai, lần này dính đạn pháo cao xạ. Cậu lại trở thành người Mỹ đầu tiên bị bắn hạ hai lần và được cứu thoát trong cuộc chiến ở Việt Nam và lực lượng hải quân quyết định lần này là quá đủ.

    Đối với các phi công khác, Rick trở thành thánh Christopher, một biểu tượng may mắn cần phải ôn hoà hơn trước khi tiến hành một nhiệm vụ không kích; và khi phi đội 162 tập trung tại pḥng chuẩn bị số 4 th́ cậu là trung tâm của sự chú ư. 9 giờ sáng, DickWyman, Black Mac, Jim Nuun, Ferry Dennison và những thành viên khác đă có mặt ngồi vào chỗ của ḿnh, nhấm nháp từng ngụm cafe và trao đổi nhỏ với nhau. Nhưng Cal Swanson đội trưởng của phi đội là người duy nhất chưa đến và anh sẽ cầm đầu phi đội 162 tấn công cầu Cổ Chai.


    CVA-34 USS Oriskany.
    Last edited by alamit; 12-05-2012 at 04:20 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P2




    Không phải tiếng động xung quanh của con tàu hàng không mẫu hạm này hay tiếng động của guồng máy chạy tàu hoặc không khí nóng nực khiến cho Cal Swanson phải thức giấc vào đêm hôm trước. Swanson trằn trọc, trở ḿnh liên tục, nghĩ miên man về chiến dịch không kích cầu Cổ Chai. Đây là lần không kích đầu tiên của anh ở miền Bắc Việt Nam. Thường th́ anh lấy đại một cuốn sách nào đó, đọc trong khoảng 1 – 2 tiếng và ngủ lúc nào không biết. Nhưng Swanson, thuộc tuưp người thích phân tích, đă cảm nhận được sự lo lắng trước cuộc không kích của ḿnh và cuối cùng đành bất động, hai tay đặt lên trán, nh́n chằm chằm vào màn đêm chờ cho đến sáng thứ 3.

    Chỉ huy Charles A. Lindbegh Swanson là chức vụ của anh trong lực lượng hải quân Mỹ số hiệu 508275/1310. Chức vụ chỉ huy ngang bằng với cấp trung tá ở trong quân đội hoặc trong không quân. Sinh ra sau chuyến bay Soco đầu tiên vượt qua Đại Tây Dương thành công, cậu được đặt tên theo những người di cư gốc Thụy Điển và bố mẹ cậu là nông dân định cư ở Greeley, Colorado. Nhưng Lindy, cái tên mà người ta gọi khi cậu lớn lên, chẳng có dáng dấp ngoại h́nh ǵ ăn nhập với cái tên Bắc Âu của cậu cả. Anh cao 5 feet 8 inh. Bây giờ anh có khuôn mặt tṛn dễ chịu và bắt đầu có dấu hiệu chảy cằm. Tóc vàng hơi cuộn vào trong trông anh trắng hơn. Và người ta bảo anh trong già hơn cái tuổi 39 của ḿnh. Được chọn làm đội trưởng của phi đội 162, phi đội mới thành lập của hải quân, là một điều may mắn nhất xảy đến với anh. Nếu như anh làm tốt công việc đội trưởng trong lần không kích năm 1966 này th́ anh sẽ được cất nhắc lên làm chỉ huy trưởng của phi đội cho lần không kích năm 1967. Từ vị trí này, mọi chuyện đều có thể đến với anh, kể cả 2 sao. Trở thành đô đốc không phải điều mà Swanson cho phép ḿnh nghĩ đến, nhưng anh rất quyết tâm thể hiện ḿnh thành công trong vị trí mới. Chỉ cách đây một năm, sự nghiệp của anh gần như chấm dứt. Khó khăn nảy sinh từ chuyến đi với tàu Midway của quân đội Mỹ và anh làm sĩ quan phóng máy bay. Máy phóng máy bay là một khối máy quái vật đặt dưới boong dùng để đẩy máy bay với vận tốc 190 dặm/h trong thời gian 2,5 giây. Có nhiều lần đă gặp chuyện với chiếc máy phóng máy bay.

    Một hôm thuyền trưởng của tàu Midway gọi Swanson tới hành lang gần một cây cầu nh́n xuống sân băng và nói: 'Tôi không hài ḷng với t́nh trạng phóng máy bay của tàu này. Chúng ta cần phải có sự thay đổi v́ thế lần này tớ sẽ đổi phiên cho cậu”. Swanson rất biết rơ hải quân nên không gặng hỏi lại. Anh trở về pḥng riêng của ḿnh cảm thấy cả bầu trời đang đổ sập xuống trước mặt. Việc bị từ chối công việc có thể sẽ trở thành một thảm hoạ nếu như việc này được ghi lại trong hồ sơ công tác. Nhưng Swanson đă thực hiện gần hết chuyến công tác với tàu Midway nên thuyền trưởng của tàu này coi việc đuổi Swanson là công việc luân chuyển nhiệm vụ thông thường. Mặc dù chuyện này có thể diễn ra xấu hơn nhưng Swanson biết rằng anh sẽ không thể thoát được những hậu quả trực tiếp nào đó. Không quân hải quân có phạm vi rất nhỏ cho nên thành tích phục vụ trong quân đội, thường phải thăng trầm trong những cuộc nói chuyện phiếm của những đồng đội tại các quán bar dành cho các sĩ quan, cũng quan trọng như một bản báo cáo năng lực của bản thân. Và tất nhiên khi hội đồng khen thưởng họp th́ Swanson đă không được thăng cấp làm chỉ huy như những người bạn đồng niên. Nếu như anh mà không được đề bạt lần thứ hai th́ anh có thể bắt đầu t́m lấy một công việc và sống một cuộc sống b́nh thường như những người dân…Đó mới là dấu chấm hết cho sự nghiệp quân sự của anh.


    Hàng không mẫu hạm Midway phóng máy bay.

    Với vợ của ḿnh, Nell, Swanson là hai con người - một Swanson trước và một Swanson sau sự kiện ở tàu Midway.

    Khi họ gặp nhau, Nell là trung uư hải quân phụ trách nhân sự ở Patuxeut River, Maryland, Swanson cũng là một trung uư trẻ, đang tham gia các bài thi phi công ở đó. Nell cao 5 feet 1 inh, nặng 96 pound và có giọng nói giống như một bé gái, tiếng cười khúc khích của cô như những dấu câu ngắt quăng. Đằng sau cái vẻ ngoài dịu dàng đó là một phụ nữ cứng rắn và sắc sảo. Cô đă mất cha khi cô 14 tuổi và phải làm việc vất vả sau giờ học để thoát khỏi thị trấn nghèo khổ Massachusett. Cô khá xinh và quyến rũ; đă từng xuất hiện trên áp phích tuyển quân của hải quân Mỹ.

    Nell nói: "Đó là sự việc nhục nhă chồng tôi phải vượt qua. Qua sự việc đó, anh ấy trưởng thành rất nhiều. Tôi gọi đó là ḱnh nghiệm máu và nước mắt mà trước đó anh chưa được dạy. Anh ấy là một phi công nhưng giờ đây anh ấy lại trở thành một sĩ quan hải quân giỏi".

    Swanson được cử làm đội trưởng của phi đội do JimStockdale tàu Ticoderoga khi anh biết tin ḿnh lại không được đề bạt thăng cấp. Jim Stockdale là một người rất tháo vát, nhanh nhẹn và rất dễ gần, điều này càng làm cho nỗi tủi hổ của Swanson về việc không được thăng chức càng dâng cao. Chán nản Swanson rời nước Mỹ tham gia một nhiệm vụ ở Nhật Bản. Ngay sau đó, anh nghe tin rằng Bộ chỉ huy hỗ trợ quân sự ở Việt Nam (MACV) đang cần một sĩ quan không quân. MACV đang mở rộng và cần một sĩ quan có kinh nghiệm trinh sát để giúp đỡ phối hợp tổ chức các nhiệm vụ tuần tra ở bên Lào. Swanson không có một chút kinh nghiệm trinh sát nào nhưng khi không có ai ở Nhật Bản muốn đi th́ anh viết đơn tự nguyện và được nhận ngay.

    Anh đến Sài G̣n vào tháng 7/1964. Văn pḥng làm việc của MACV toạ trong một toà nhà có kiến trúc kiểu Pháp từ hồi thuộc địa ở phố Pasteur. Đó là thời điểm đầy ngạc nhiên đối với Swanson, v́ nó tạo ra những cơ hội thăng tiến nhanh chóng cho một sĩ quan luôn sẵn sàng làm việc chăm chỉ. Trong sự phát triển lộn xộn của MACV, một viên đại tá phụ trách phối hợp các chiến dịch không quân bên ngoài Việt Nam. Viên đại tá này không phải là một phi công đích thực. Swanson trở thành phụ tá của ông ta và là người tối quan trọng của MACV. Khi nhiệm ḱ của viên đại tá kết thúc, Swanson đảm nhiệm luôn công việc của ông ta. Anh đang công tác tại trung tâm tác chiến của MACV th́ sự kiện vịnh Bắc Bộ xảy ra vào tháng 8/1964 và gây ra những cuộc không kích đầu tiên của quân đội Mỹ vào miền Bắc Việt Nam.

    Jim Stockdale người tham gia nhiệt t́nh nhất vào sự kiện ở vịnh Bắc Bộ. Nếu như Swanson vẫn có mặt trên tàu Midway th́ rất có thể mọi chuyện sẽ khác đi. Nhưng bây giờ, Swanson rất hạnh phúc với công việc ḿnh và cấp trên của anh cũng cảm thấy như vậy. Anh được tặng huân chương "Legion of Merit" và được tướng William Westmoreland, chỉ huy trưởng của MACV, viết thư tay khen ngợi.

    Một hôm, Swanson đi xuống để chào hỏi một người bạn cũ đang là thuyền trưởng của một tàu vớt ngư lôi vừa mới cập cảng Sài G̣n.

    "Chào Pete, công việc thế nào hả?" Swanson nói

    "Chúc mừng chỉ huy” Pete trả lời.

    "Cậu đang đùa với ḿnh hả?" Swanson nói.

    "Không đâu, nó đă được gửi đến đây 4 ngày rồi".

    Cả hai người trở lại tàu vớt ngư lôi và đến thẳng thùng rác của pḥng điện đài. Và họ t́m thấy một tờ giấy. Chỉ huy C. A. L. Swanson. Anh sẽ phải tham gia một khoá huấn luyện máy bay F-8 ở căn cứ không quân hải quân Miramar, San Diego, California và sau đó đảm nhiệm chức vụ đội trưởng cho phi đội VF- 162 của chỉ huy Richard Bellinger ở tàu Oriskany.

    Năm 1965 và Oriskany được sử dụng vào trận đầu tiên ở trên vịnh Bắc Bộ, với Jim Stockale làm chỉ huy bay. Khi đó Swanson đă kết thúc khoá huấn luyện F-8, chiếc hàng không mẫu hạm đă trở về San Diego và đang chuẩn bị cho chuyến không kích thứ hai bắt đầu vào giữa năm 1965.

    Chiếc F-8 là một loại máy bay chiến đấu có đuôi dài, sườn thân máy bay dài hơn 54 feet. Cánh quạt để trễ xuống gần mặt đất, động cơ máy bay phát ra âm thanh điếc tai và trông nó giống như con cá mập. Mặc dù h́nh dạng của máy bay có to nhưng buồng lái rất chật hẹp. Tay trái của phi công nắm van điều tiết, ở vị trí thấp hơn về phía mạn trái. Tay phải nắm lấy một cái cần - bộ phận lái - nó nằm giữa 2 chân. Ở dưới sàn là những bánh lái bằng kim loại, trông như hai chiếc bánh đạp phanh quá cỡ, giúp cho những cú lượn phối hợp an toàn và thành công. Trước mặt và cả hai bên là hàng loạt thứ nút và đồng hồ, có cả địa bàn hồi chuyển, đồng hồ tốc độ, đồng hồ chỉ độ cao, đồng hồ áp suất dầu, nhiệt độ khí thải, đồng hồ nhiên liệu, đồng hồ ra đa, đồng hồ chỉ góc tấn công và nhiều loại đồng hồ khác.

    Chiếc máy bay chiến đấu F-8 được Clauna Vought đưa vào sử dụng chiến trận năm 1955 với chức năng là chiếc máy bay chiến đấu đơn thuần. Tay cầm ở cần lái có một cái c̣ giống như c̣ của súng trường để phát hoả 4 khẩu súng 20mm. Hai tên lửa không đối không, loại AIM-9 Sidewinder, loại rocket này giá thành rẻ với gần 20 bộ phận tách rời, được lắp ở hai bên thân. Sau này, rất nhiều chiếc F-8 được cải tiến bằng việc thiết kế thêm hai đuôi cánh để mang những vũ khí khác như: bom, tên lửa, rocket không đối đất. Khi phi công bấm vào một nút trên cần lái sẽ kích nổ máy đẩy vỏ đạn ở trong ngăn chứa bom đẩy bom ra khỏi máy bay lao xuống mục tiêu đă ngắm dưới đất.


    Máy bay F-8 trên tàu Oriskany năm 1966.



    Giá trị của chiếc F-8 là một máy bay ném bom đang được tranh căi giữa các viên phi công. F-8 không tốt như máy bay F-4 "con ma" do hải quân phát triển sau chiếc F-8 lúc đầu là máy bay chiến đấu đơn thuần nhưng sau đó được cải tiến để mang bom. F-4 được không quân chấp nhận và trở thành lực lượng hoả lực chính của hệ thống vũ khí tấn công của Mỹ. Thậm chí F-8 c̣n không sánh kịp với chiếc A-4 "ó trời" nhỏ hơn, một loại máy bay tấn công loại nhẹ do Mc Dounell Douglas phát triển làm máy bay chở bom hạt nhân nhưng giờ đây máy bay A-4 được sử dụng để chở bom trên tàu Oriskany.

    Bên cạnh những bất tiện trên th́ F-8 c̣n là loại máy bay nguy hiểm nhất đă từng được mang lên một chiếc hàng không mẫu hạm. Chiếc F-8 này có nguy cơ gây ra tai nạn lớn gấp 3 lần so với chiếc "con ma" F-4. Phi công nào mà lơ đăng không tập trung là tiêu luôn. Các phi công gọi chiếc máy bay là "không tha thứ “. Bạn chỉ có 10feet đường băng để hạ cánh F-8 trên tàu Oriskany và rất dễ đoán sai về hướng tiếp cận và đâm phải góc sau boong tàu nhất là trong đêm mưa khi biển động khiến bạn cảm thấy ḿnh đang cố gắng hạ cánh trên một chiếc xích đu. Tuy nhiên chính sự nguy hiểm đó mới là niềm đam mê của nhiều phi công. Và F-8 là máy bay chiến đấu một người lái, khác với F-4 có một sĩ quan quan sát ra đa phụ trách hoả lực mà các phi công chiếu cố gọi anh ta là phụ tá phía sau - Guy in Back. (GIB).

    Việc F-8 bị coi là máy bay ném bom hạng hai là thường được sử dụng để "hô biến" những khu vực có pháo cao xạ trong khi A-4 ném bom xuống những mục tiêu chính không làm cho các thành viên của phi đội 162 phiền ḷng. Họ coi họ là những phi công chiến đấu thực sự. Họ thích loại máy bay F-8. Tốc độ của nó rất nhanh. John Glenn, sau này trở thành thượng nghị sĩ Mỹ, đă lập kỉ lục về tốc độ bay từ bờ biển này sang bờ biển khác ở nước Mỹ trên chiếc F-8 vào năm 1957, từ San Diego tới New York trong 3 giờ 23 phút. Với những phi công 162 th́ việc ném bom chỉ là nhiệm vụ phụ do yêu cầu của cuộc chiến ở Việt Nam bắt buộc.
    Last edited by alamit; 12-05-2012 at 04:21 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P3



    Cal Swanson rất vui khi được cử đến nhận nhiệm vụ ở phi đội 162 . Chỉ có một nhận xét không tế nhị của Nell khiến cho hai người căi nhau. Nell rất thích chơi với hầu hết 15 thành viên của phi đội. Đặc biệt là rất quư Dick Wyman, một trung uư trẻ đến từ Kittery, Maine, đẹp trai và lịch sự. Nell có thể nh́n thẳng vào khuôn mặt đỏ lừng và rám nắng gió của anh và nói rằng Dick Wyman đă dành cả cuộc đời của ḿnh làm bạn với biển cả và anh có sự kết hợp hoàn hảo giữa đẹp cơ bắp và sự nhạy cảm mà phụ nữ nào cũng thấy được sự quyến rũ của anh. Nhưng Nell không thích Richard Bellinger, chỉ huy phi đội mới của Swanson.

    Không, điều này không hoàn toàn chính xác, Bellinger có thể duyên dáng. Anh đối xử với vẻ luôn dịu dàng, luôn cười và kể chuyện vui, dường như không tỏ ra suy sụp hay nóng tính. Anh rất thông minh và nhận được tấm bằng xuất sắc về môn chính trị khoa học ở đại học Boston. Nhưng Bellinger uống rượu rất nhiều, nhiều hơn bất ḱ ai mà Nell từng biết. Và c̣n ghê tởm anh v́ anh đă lừa dối vợ - Norma, một phụ nữ chung thuỷ, chung đụng với nhiều cô gái mà không có một lời xin lỗi vợ ḿnh. Tất cả phi công chiến đấu đều hay khoa trương. Họ không ngừng tỏ ra tôn trọng bản thân họ và qua nhiều năm tháng Nell mới chấp nhận được điều đó. Nhưng từ "khoa trương" không dành cho Bellinger. ở trong hải quân Mỹ, không có ai giống chỉ huy trưởng M. Bellinger. Về phần ḿnh, Swanson nói Nell rằng anh không muốn nghe thêm một lời chỉ trích nào đối với Belly nữa - tên của Bellinger. Anh sẽ trở thành một trợ lư trung thành. Đó là cách cuộc chơi đă diễn ra.

    Boong tàu Oriskany h́nh chữ nhật dài 911 feet, hai đầu thon nhọn và được trải một lớp kim loại rám rám. Hầu hết các thiết bị trên boong tàu có thể di chuyển đi chỗ khác được hoặc tháo rời ra và cất vào trong kho, cho dù trên boong tàu luôn chật kín những chiếc máy bay đỗ san sát nhau, những chiếc đuôi dài của F-8 nhô ra khỏi thân tàu. Khi sàn boong không c̣n chiếc máy bay nào, đứng trên boong tàu người ta chỉ có thể lờ mờ cảm nhận được h́nh góc của nó và nh́n thấy hai máy phóng máy bay, những chiếc thang máy di chuyển từ hầm để máy bay lên trên boong tàu, những dây cáp bắt, lưới chắn... Đặc điểm đáng chú ư nhất đập vào mắt của người ta là phần thượng tầng của tàu được gọi là "đảo". Nằm ở phía bên phải của mạn tàu, khoảng giữa tàu,"đảo, được làm thon nhọn ở phần cuối và nhô cao lên không trung; cấu trúc lớn nhất nằm ở phần trên cùng, một hệ thống nối liền gồm những kho chứa đạn dược, ban công, thang lên xuống, ống dẫn và cửa dẫn xuống hầm tàu và rất nhiều thiết bị radar và antena radio cắm trên đó. Một dăy cửa sổ hướng ra phía chiếc cầu. Nơi đó thuyền trưởng Iarrobino ngồi trên một chiếc ghế ḷ xo đưa lên đưa xuống, xoay xoay giúp cho ông nh́n thẳng được toàn thể con tàu. Phía trên ông, trong mộtcăn pḥng lắp đầy kính, là người chỉ huy không gian chỉ đạo các hoạt động trên boong tàu với một thái độ không kiên nhẫn, giọng của ông ấy phát ra qua loa đài nghe rất chói tai.

    Kế hoạch hoạt động nặng nề của tàu Oriskany đă đẩy nó đến giới hạn. Hầu hết gánh nặng đó đều đè lên vai của tập thể tàu thường trực (điều này để phân biệt với những nhóm công nhân bảo dưỡng máy bay và rời tàu khi chiến dịch không kích kết thúc, trở về sân bay nằm trong đất liền). Trên boong tàu, họ đeo những chiếc ống đeo đầu "Mickey Mouse" lớn để liên lạc điện đài và bảo vệ tai khỏi tiếng ồn của động cơ; họ cũng mặc những chiếc áo khoác có màu sắc phù hợp với công việc của ḿnh, đỏ, xanh nước biển, xanh da trời, da cam, vàng, nâu, trắng, ô đen để viên sĩ quan phụ trách có thể nhận ra ngay lập tức những ai đứng sai vị trí. Cho dù đă có những quy định an toàn nhưng tai nạn vẫn xảy ra. Độ tuổi trung b́nh của công nhân phục vụ máy bay của tàu là 20. Những thanh niên to khoẻ và ít học thức được giao nhiệm vụ làm việc trên boong tàu. Cũng như những người bạn giống họ tham gia quân đội ở miền Nam Việt Nam bị đưa vào các trung đoàn bộ binh. Và có nhiều "cậu bé lớn" thường bị hút vào máy hút phản lực hoặc bị máy bay đè bẹp hơn - vị thuyền trưởng công nhận trước lực lượng hải quân.

    Thuyền trưởng Iarrobino đă bảo sĩ quan boong báo cho ông ta biết khi nào Oriskany bắt đầu tiến gần đến tàu cung cấp đạn. Những chiến dịch không kích diễn ra trong 12 giờ hàng ngày sử dụng nhiều bom và đạn hơn khả năng chứa đạn của tàu Oriskany và việc tiếp tục cung cấp đạn ngay trên biển vào ngay ngày hôm sau là rất cần thiết. Iarrobino thích đứng trên cầu nh́n cảnh cung cấp đạn diễn ra. Thực ra việc cung cấp đạn cho tàu không quá khó nếu như bạn hiểu được quá tŕnh và ông thích thú việc giảng giải cách thức thực hiện cho các sĩ quan cấp dưới của ḿnh và việc dẫn các đoàn khách dân sự đi tham quan cây cầu của tàu Oriskany và chứng kiến sự ngạc nhiên của họ khi ông nói với họ rằng cái bánh lái bằng đồng nằm ngang giữa trung tâm, không to hơn bánh lái của ô tô, là cái di chuyển con tàu hàng không mẫu hạm này. Trong thời kỳ hiện đại này, các con tàu đều có bánh lái điện cả.

    "Lái tàu cách tàu chở đạn khoảng vài trăm thước về phía sau” Iarrobino nói với các sĩ quan khi ông giảng giải "Thay đổi động cơ để dừng quán tính tiến thẳng. Sau đó đẩy tốc độ của tàu bằng tốc độ của tàu chở đạn và ném dây qua boong tàu bên kia". Nghe có vẻ dễ nhưng thực hiện, khi giật lùi động cơ, là rất khó. Thuyền trưởng Iarrobino thường nói: "Điều này thuộc về cảm giác, giống như bạn đạp thắng xe ô tô vậy”. Trở lại chiếc ghế của ḿnh, thuyền trưởng nói tiếp "đó là việc của các bạn. Tôi sẽ ở đây và quan sát các bạn. Cứ thư giăn và cố gắng hết sức".


    Tàu Oriskany đang được tiếp tế đạn dược.

    Các sĩ quan cấp dưới rất thích cách dạy bảo của Iarrobino. Họ biết rằng nhiều thuyền trưởng khác sẽ không mất thời gian để quan tâm đến công việc của các sĩ quan khác, các thuỷ thủ trẻ cùng quí vị thuyền trưởng này v́ khi ông đi qua boong tàu sân bay ông đều chào hỏi bất ḱ ai mà ông nh́n thẳng. Khi tàu đỗ tại Philippin, Iarrobino mời tất cả các sĩ quan từ cấp trung uư trở lên tham dự một bữa tiệc heo quay ngoài trời do chính tay ông chuẩn bị.

    Tuy nhiên, hôm nay không dành cho việc chỉ bảo các kỹ thuật của việc thực hiện cung cấp đạn. Bộ tham mưu đă báo với Iarrobino về việc chiếc tàu kéo lưới Gidrojon của Nga đang gây rắc rối. ông sẽ tự ḿnh chỉ đạo việc tiếp tế đạn dược. ông chắc chắn rằng sẽ không có chuyện ǵ xảy ra với tàu Oriskany. Anh trai của ông là Charles đă từng làm thuyền trưởng của tàu Oriskany cách đây 3 năm và Charles, hiện đang công tác tại Ban Tham mưu hỗn hợp tại Lầu Năm Góc, đă gọi điện thoại khi Charles nghe thấy sự lựa chọn của John và nói: "Hăy lưu tâm đến tàu Oriskany, Iarrobino nhé”. Charles và John là hai anh em duy nhất trong lịch sử hải quân Mỹ cùng làm thuyền trưởng cùng một con tàu Điều này không quá tệ đối với những đứa con của một người đàn ông di cư gốc Italia đến Massachusetts từ một làng luôn bị cái nghèo đói hành hạ ở bên ngoài Naples và làm tài xế. Điều này cũng không quá tệ đối với một thanh niên đă học tại trường đại học Boston trong 2 năm. Hầu hết các thuyền trưởng của các tàu sân bay đều tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ. Cal Swanson tin rằng thuyền trưởng Iarrobino sẽ dễ dàng leo lên được vị trí đô đốc hải quân. ông sẽ là một trong những sĩ quan trưởng thành trong chiến tranh Việt Nam.

    Tàu Oriskany dường như cũng đang chờ đợi thực hiện nhiệm vụ của ḿnh tại Việt Nam. Là một tàu hàng không mẫu hạm th́ lịch sử của nó gần như là một trang giấy trắng. Các tàu hàng không mẫu hạm khác đều mang những cái tên được công nhận ngay lập tức: Kitty Hawk, Couste Uation, Independence, Ranger, Ticonderoga, Saratoga, Forrsedal, Cosal Sea, Intrepid, Enterprise, Franklin. D. Roosevelt, Midway, Hancock. Nhưng trận đánh Oriskany ở New York có thể diễn ra trong cuộc chiến cách mạng cũng có tầm quan trọng như vậy và cái tên Oriskany không dễ dàng ǵ để lại chút ấn tượng ǵ trong tâm trí của người dân Mỹ sau 200 năm. Hạ thuỷ vào ngày 13/11/1945, chiếc hàng không mẫu hạm cuối cùng của thế hệ tàu thuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, tàu Oriskany gần như không được ai chú ư. Chiến tranh thế giới kết thúc, con tàu được đưa về xưởng sửa chữa, và khi xung đột trên bán đảo Triều Tiên nổ th́ nó vẫn chưa được sửa xong. Lại được giao nhiệm vu vào tháng 5/1952, Oriskany đến Hàn Quốc 5 tháng sau, không lực của tàu đă có màn tŕnh diễn ấn tượng trong những tháng cuối của cuộc chiến.

    Tất nhiên, tham gia đóng một bộ phim Hollywood có lẽ là kỉ niệm đáng nhớ nhất của con tàu trước khi đến Việt Nam. Tàu Oriskany vào vai một con tàu mang tên Savo trong kịch bản phim trong cuốn tiểu thuyết "Những cây cầu ở Tokori" của Janusa Míchener. Nhiều thuỷ thủ đoàn của tàu tham gia đóng vai của Wilham Holden, Mickey Rooney và Fredric March vụt sáng trong vai những viên phi công tung hoành trong chiến tranh Triều Tiên. Trong bộ phim này, cùng với tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp mà các phi công tham gia chiến tranh Việt Nam thường gọi được thể hiện rơ nét. Kịch bản của bộ phim này được đánh giá là khá phù hợp với vai tṛ tương lai của tàu Oriskany. Một kịch bản mới của bộ phim có thể giúp William Holden do Jim Stockdale chỉ huy không lực của tàu Oriskany thủ vai toả sáng v́ Stockdale thể hiện những phẩm chất tiêu chuẩn cho các phi công khác trong cuộc chiến.

    Rick Adams là sĩ quan phục tùng Jim Stockdale và luôn cố gắng ganh đua với chỉ huy của ḿnh.

    "Stockdale à tôi nhớ là" - Adams nói - "anh ấy đă tập trung tất cả phi công của tàu Oriskany trước các cuộc không kích đầu tiên vào năm 1965 và có bài diễn thuyết cực kỳ ấn tượng kéo dài 2 tiếng. Tôi ghi nhớ một điều trong bài diễn thuyết của anh ấy. "Nếu các bạn đang cố gắng lẩn thoát những nhiệm vụ nhỏ để lao vào các cuộc chiến lớn th́ xin đừng. Chiến tranh là như nó vốn có. Những cuộc chiến tranh nhỏ, đối với chúng ta, làm cho những danh sách mục tiêu hạn chế đi và những quy luật chiến tranh cũng có hạn chế. Nhưng sẽ không có những hạn chế về quy định cá nhân khi chúng ta là những quân nhân thực thi mọi nhiệm vụ được giao. Đừng bao giờ hỏi bọn làm phim Hollywood trả lời câu hỏi "Chúng ta chiến đấu v́ cái ǵ? Chúng ta có mặt ở đây để chiến đấu v́ những lợi ích của nước Mỹ mà không có kịch bản nào có thể giải thích được điều này và điều chúng ta chiến đấu v́ nước Mỹ là hoàn toàn đúng đắn”.

    Rick nói: "Jim Stockdale thật sự là một siêu nhân. Lần đầu tiên hải quân đụng phải khu vực tên lửa, Stockdale nói: Ok, chúng ta sẽ tiến vào và tôi sẽ chỉ cho bạn thấy trận địa tên lửa được vận hành như thế nào.Tôi không tham gia trận không kích đó, nhưng khi tôi nhớ lại, quân đội Bắc Việt bắn liền 4 quả tên lửa song song, sau khi phát nổ, chúng bay với tốc độ ngang bằng với máy bay. Quân đội Bắc Việt phóng tên lửa từ những khu vực SAM trên những sàn đất trống. Nhưng tất cả những quả tên lửa đó đều nổ tan tành mà không trúng một máy bay nào.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P4



    Việt Nam là nơi diễn ra không chiến hiện đại đầu tiên. Mỹ sử dụng tất cả những hệ vũ khí mới nhất để đảm bảo sự thống trị trên không, chống lại các hệ thống vũ khí thế hệ mới của Nga. Nhưng, ngược lại với mong muốn của Bộ Quốc pḥng Mỹ, mọi chuyện không suôn sẻ F-4 dựa hoàn toàn vào tên lửa, nhưng độ tin cậy của tên lửa th́ rất thấp, khả năng bắn trúng mục tiêu bay thấp và cơ động mạnh kém.

    Nhưng, thật ngạc nhiên, bất chấp biết được Mỹ đă trang bị công nghệ mới, vào cuối tháng 8 và sang tháng 9 (1967), không quân Việt Nam đă trở lại bầu trời sau thất bại hồi tháng 5, đe doạ nghiêm trọng không quân Mỹ. Gặp phải không ít khó khăn và có thiệt hại, nhưng không quân Việt Nam không lùi bước. Lần này họ thay đổi cách đánh, GCI (dẫn đường bằng ra da). Hiệu quả của chiến thuật mới thật rùng ḿnh. Từ cuối 1967 cho đến hết chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder), Mig 21 bắn rơi trên 5 máy bay Mỹ cho mỗi máy bay họ bị hạ. Sau khi chiến dịch Sấm Rền kết thúc, Không quân Mỹ tổng kết rằng, thiếu huấn luyện là nguyên nhân chính của thất bại.



    MiG-21 xuất kích.

    Cuộc chiến tranh lần hai bắt đầu vào tháng 4/1972 với chiến dịch Freedom Train và tháng 5/1972 với chiến dịch Linebacker I. Lại lần nữa, các máy bay F-4 Hải quân Mỹ với ưu thế công nghệ lại đem lại cho không quânViệt Nam những chu kỳ thiệt hại giống như trong chiến dịch Sấm Rền. Không quân Việt Nam liền dừng tấn công máy bay Hải quân Mỹ, quay sang tấn công máy bay Không quân Mỹ, một chiến thuật đă được chứng minh là hết sức thành công vào cuối chiến dịch Sấm Rền.

    Trong hầu hết mùa hè, Mig thống trị các trận đánh với máy bay của Không quân Mỹ, cho đến tháng 9 khi Mỹ thực hiện một loạt cải tiến công nghệ, contest (thử nghiệm) lại tiếp tục cho đến hết Linebacker I vào tháng 10/1972. Giai đoạn khốc liệt nhất và quan trọng nhất của cuộc chiến bắt đầu vào tháng 12/1972. Thật ngạc nhiên, Mig không có mấy tác dụng với B52 bay đêm. Nhưng chỉ với ít missions flown (phi v&#7909... không quân Việt Nam lần nữa lại thể hiện họ ngang bằng với các phi công F-4 Không quân Mỹ.


    SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ

    Stockdale thường đi xung quanh boong sàn bay khi chúng tôi chuẩn bị lên máy bay và kiểm tra xem máy bay đă nạp bom đầy đủ chưa. Anh ấy thường thấy một chiếc máy bay theo ư muốn của ḿnh và nói với viên phi công "cậu đó" và chỉ anh ta xuống máy bay. Sau đó anh ấy leo lên máy bay, thắt chặt dây an toàn và bay luôn đi. Viên phi công tṛn mắt ngạc nhiên to như quả bóng bowling.

    Không cho Rick Adams hay ai khác biết, Jim Stockdale đang giữ một bí mật chiến tranh lớn nhất. Anh tham gia cả 2 sự kiện ở vịnh Bắc Bộ năm 1964 mà khi đó nước Mỹ rêu rao rằng các tàu PT của Bắc Việt đă tấn công hai tàu hàng không mẫu hạm của Mỹ. Sự kiện thứ 2 buộc Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ, một bước gần nhất tới lời tuyên chiến đối với cuộc xung đột ở Việt Nam mà người Mỹ có thể chứng kiến. Stockdale tin rằng sự kiện thứ 2 chưa bao giờ xảy ra. Đó là sự nhầm lẫn của các tàu Mỹ trong thời tiết xấu và lời tuyên chiến của nước Mỹ dựa trên một lời dối trá.

    Sự kiện thứ nhất diễn ra vào chủ nhật, 2/8/1964. Khi đó Stockdale, 40 tuổi, tốt nghiệp trường chỉ huy Annapolis, phụ trách phi đội F-8 của tàu sân bay Ticonderoga của Mỹ. Hôm đó anh đang chuẩn bị bay tập như thường lệ. Trước khi cất cánh, anh nhận được một chi dẫn từ ban chỉ huy báo rằng tàu Maddox của Mỹ, một tàu khu trục cũ, đang tiến vào bờ biển của BắcViệt chỉ dẫn tái khẳng định rằng hải quân có quyền tiến vào lănh hải quốc tế. Nhưng thực ra, tàu Maddox đang thực hiện nhiệm vụ thu thập t́nh báo.

    Lúc 3 giờ chiều, khi đang bay tập, Stockdale nhận được thông báo rằng tàu Maddox đang bị tàu phóng ngư lôi của Bắc Việt đe doạ. Anh nhận được lệnh dẫn 4 chiếc máy bay đến cứu tàu Maddox. Stockdale nhớ lại "Lúc đầu chúng tôi nhận ra giọng của người kiểm soát không gian của tàu khu trục đó rất yếu, nhưng trong ṿng 5 phút, khi chúng tôi cách chiếc tàu đó khoảng 80 dặm, tôi nghe thấy giọng của người kiểm soát không gian rơ như chuông kêu, làm cho tất cả chúng tôi chú ư. Giọng của anh ta giống như thể chúng ta vừa bước vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3.

    "Chúng tôi đang bị 3 tàu của Bắc Việt tấn công. . . ngư lôi đang lao về phía tàu. . .Chúng tôi đang phải chống trả bằng pháo trên tàu”.

    Phi đội của Stockdale nhận ra 3 chiếc tàu khi chúng đang quay vô bờ. Những đợt sóng dài, tung bọt trắng dễ dàng nhận ra hơn so với các đợt sóng của tàu Maddox. Những chiếc F-8 nổ hàng loạt đạn vào 3 chiếc tàu đó và Stockdale nói vào điện đàm: "Cả 3 chiếc tàu đều bị trúng đạn, hai chiếc cố gắng cập bờ, một chiếc bị bắn hạ,. bốc cháy và đang ch́m dần".


    Sáng thứ 3, 4/8/4964, Stockdale đọc các bản tin được đánh điện tín đến tàu thấy rằng Tổng thống Lyndon Johnson đă gặp gỡ với các quan chức của Bộ Ngoại giao, của Lầu Năm Góc. Họ đă quyết định không có động thái trả đũa vụ tấn công đó, coi đó là một sự kiện đơn lẻ do một chỉ huy tàu PT của Việt Nam hấp tấp gây ra. Một tàu sân bay của Mỹ là Turner Joy đă đến hỗ trợ tàu Maddox và cả buổi chiều thứ 3 đó Stockdale phải bay canh chừng cho cả 2 chiếc tàu. Khi anh rời khỏi 2 chiếc tàu đó vào lúc 6 giờ chiều, những đám mây đen đang đổ sập xuống bầu trời và biển động sóng dữ dội với những con sóng đầu bạc. Khi hạ cánh xuống tàu sân bay Tico, Stockdale có thể nh́n thấy những ánh chớp loé lên từ phía Tây Bắc. Anh ăn xong bữa tối trong pḥng nghỉ và trao đổi vài điều với sĩ quan bảo dưỡng máy bay và sau đó bước vào pḥng chuẩn bị của phi đội. Đêm hôm đó không có lịch bay. Hai chiếc F-8 đă sẵn sàng trong t́nh trạng báo động, đặt ngay máy phóng máy bay, nhiên liệu và vũ khí đă chất đầy, phi công trong buồng lái nhưng động cơ chưa khởi động chuẩn bị phóng đi. Trời lúc đó nóng và ẩm, rất khó chịu. Máy điều hoà nhiệt độ trong pḥng chuẩn bị thổi ra những luồng khí ẩm, và dường như đầu hàng trước nhiệt độ ngoài trời. Stockadale biết rằng bầu trời đầy sấm chớp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ có thể gây ra những tṛ đùa đối với những chiếc radar lạc hậu. Anh đang nói chuyện với một viên phi công th́ nhận ra hai chiếc máy bay đó đă khởi động cánh quạt chuẩn bị phóng đi. Một sĩ quan từ pḥng trung tâm thông tin tác chiến ngó đầu vào pḥng chuẩn bị và chỉ Stockdale ra ngoài. Viên sĩ quan hỏi: "Họ đă sẵn sàng chưa?". Stockdale trả lời anh không biết chuyện ǵ đang diễn ra. Viên sĩ quan bảo với anh rằng đài thông tin cho biết hai tàu Maddox và Turner Joy có thể bị tấn công và bộ tham mưu đô đốc yêu cầu phi đội phải xuất kích để yểm trợ cho hai chiếc tàu đó. Sau khi 2 chiếc phi cơ xuất kích th́ 2 chiếc F-8 trong trạng thái báo động cũng sẽ nối đuôi theo.

    Stockdale túm lấy túi đồ bay và chạy ra boong tàu. Bầu trời tối đen, thời tiết xấu và tỷ lệ xảy ra tai nạn của F-8 cao khiến anh nghĩ rằng, là chỉ huy phi đội, anh phải là người đầu tiên phải bay. Chỉ có anh mới biết những chiếc tàu ngư lôi của Bắc Việt Nam vận hành như thế nào và hỗ trợ cho nhau như thế nào. Chẳng ai trong hai viên phi công vừa xuất kích tham gia nhiệm vụ vào ngày chủ nhật vừa rồi. Và Jim Stockdale cũng thuộc tuưp người năng nổ nên anh không muốn bỏ lỡ cơ hội này. Anh trèo lên một chiếc F-8 và hét to lên trong tiếng ồn của động cơ phản lực: "Mở cáp ra và khởi động máy phóng máy bay! Tôi đă sẵn sàng rồi”.

    9 giờ 30 đêm thứ 3 ngày 4/8/1964, giữa hai tàu khu trục của Mỹ luôn liên lạc điện đài khi tiến về phía Tây tiếp theo sau là những lời cảnh báo về ngư lôi và phương hướng. Cả hai chiếc tàu đang phải lẩn trốn, huyển hướng một cách miễn cưỡng và tàu Turner Joy bắt đầu nă đạn vào những chiếc tàu bị cho là tàu ngư lôi của Bắc Việt.


    USS Turner Joy năm 1964.

    Stockdale nói: "Ngồi trên máy bay tôi có thể nh́n thấy rơ mặt biển và phát hiện ra bất kỳ chiếc tàu nào nếu có. Tôi không phải nh́n qua sương mù và bọt nước giống những chiếc khu trục và tôi có thể quan sát mọi di chuyển của các tàu khu trục đó một cách rơ ràng”.

    Khi một chiếc tàu khu trục phát điện đàm rằng tàu này đang bị một tàu nhỏ của Bắc Việt tấn công khoảng 20 dặm về bên trái, Stockdale ṿng máy bay và nhấn nút tên lửa nhắm vào vị trí mà tàu khu trục đó vừa thông báo. Anh cố gắng hết sức t́m ra mục tiêu và mồ hôi đổ ra rất nhiều. "B́nh tĩnh lại và suy nghĩ đi Jim” anh tự nhủ, sau một giờ t́m kiếm không có kết quả "Ḿnh đang t́m kiếm cái ǵ đây? Nh́n lại đồng hồ đo độ cao. Ở đây có vấn đề không chính xác. Những chiếc tàu khu trục đó đang la hét về những cuộc xung đột trên biển th́ những ánh sáng đạn bắn nhau đâu? Vậy những vệt sóng rẽ của tàu đâu? Ngày hôm kia ḿnh đă chứng kiến tất cả diễn cảnh của cuộc chiến giữa các tàu nhỏ ngay giữa ban ngày. Những dấu hiệu đó phát hiện rơ như ngọn hải đăng trong đêm tối như hôm nay chứ!".

    Khi hạ cánh xuống tàu Tico, anh bước vào pḥng chuẩn bị và gặp 10 viên sĩ quan. Có người hỏi anh có chuyện ǵ vừa xảy ra vậy Stockdale trả lời anh chẳng thấy ǵ ngoài đêm tối và hoả lực của hải quân Mỹ. Thái độ của buổi tường thuật lại sự việc vừa rồi lại hoá ra lại trở nên rất nực cười với việc Stockdale thêm thắt cử chỉ để thể hiện cuộc t́m kiếm thất bại của chiếc F-8 của anh và việc tàu khu trục nhả đạn bừa băi như thế nào.

    "Hăy coi ḱa", có ai đó nói to lên: "Đây là điều mà Herrick, đô đốc hải quân trên tàu Maddox, đă thông báo đến Washington và cho toàn thế giới nói chung vào tối nay”.

    Đó là cuốn nhật kí liên lạc hàng hải. Trên cuốn sổ đó hiện rơ tất cả những thông báo gửi từ Maddox từ khi Stockdale rời tàu Ticonderoga. Thoạt đầu, những thông báo đó giống như những điều mà anh đă nghe thấy trong điện đàm, những bản báo cáo nóng hổi về hai tàu khu trục là nạn nhân của vụ tấn công. Nhưng đến trang rưỡi cuối, th́ bản nhật kí có sự khác biệt. Những thông tin ở trang này thể hiện những nghi ngờ về tính đúng đắn của những thông tin trước. Người ta nghi ngờ về việc liệu có tàu của Bắc Việt xuất hiện thực sự không. Stockdale thấy rơ ràng đô đốc hải quân Herrick, chỉ huy cả hai tàu khu trục, cuối cùng đă nhận ra sự kiện thông báo tấn công là kết quả của sự nhầm lẫn và cố gắng cẩn thận đưa ngay những nhận xét đó mà không làm cho bản thân ông và toàn bộ ban chỉ huy giống như những kẻ đần độn. Herrick thúc giục những người có thẩm quyền nên có sự đánh giá toàn diện về sự nhầm lẫn đó trước khi đưa tiến hành những hành động không hợp lư.

    Sáng hôm sau lúc 5 giờ, Jim Stockdale bị một viên sĩ quan boong đánh thức. Thuyền trưởng cử anh ta đến để báo cho Stockdale chuẩn bị sẵn sàng để chỉ huy phi đội tấn công trả đũa Bắc Việt theo lệnh của Washington.

    "Trả thù v́ điều ǵ".

    "V́ vụ tấn công các tàu khu trục đă qua thưa chỉ huy”.

    Tháng 9/1965, Rick Adams biết tin rằng Bắc Việt thông báo là họ bắn hạ và bắt được James Bond. Adams rùng ḿnh. Đó là dấu hiệu đầu tiên là Jim vẫn ổn. James Bond là tên gọi của Jim Stockdale. Anh thường dùng mă số 007 để liên lạc điện đàm khi bay. Phi đội của tàu Oriskany cũng sơn mă số 007 lên máy bay của ḿnh. Bắc Việt, theo lời kể của Rick Adams, có thể đă áp dụng mọi chiến thuật khai thác đối với James Bond. Anh ấy có thể bị tra tấn và ép buộc phải khai báo. Nhưng anh ấy sẽ không bao giờ tiết lộ một bí mật lớn nào cả. Bạn có thể tin tưởng vào điều đó và Rick Adams luôn đánh cược vào điều đó.


    Bức tranh vẽ trận oanh kích thành phố Vinh của phi đội F-8 này được R.G. Smith vẽ theo lời kể của James B. Stockdale.

    Thuyền trưởng Jonh Iarrobino không biết Jim Stockdale. Ông nắm quyền chỉ huy tàu Oriskany vài tháng sau khi Stockdale bị bắn hạ. Nhưng ông có thể cảm thấy tinh thần Stockdale vẫn hiện diện trên con tàu này. Các phi công của tàu Oriskany cũng cảm nhận được điều đó nhưng không có nghĩa là bạn phải thích cái cách mà cuộc chiến đang diễn ra. Iarrobino thường nói chuyện với Spwett, chỉ huy không lực, người thay thế Stockdale. Thuyền trưởng nói rơ rằng không nên nói lại những điều đă xảy ra v́ điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến kỉ luật của quân đội nói chung và kỉ luật của tàu nói riêng. Họ nói về việc làm chẳng thông minh chút nào khi những phi công của họ vào t́nh trạng nguy hiểm đến tính mạng dưới màn lửa của pháo pḥng không để tấn công một cây cầu nhỏ giống như cầu Cổ Chai.

    "Bắn sập nó hôm nay - thuyền trưởng nói - th́ họ sẽ sửa lại nó ngay ngày mai".

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P5



    KHỞI ĐỘNG

    Là một người đàn ông thấp, gầy, 58 tuổi, Sharp ít khi nói lớn. Từ đệm mà ông dùng nhiều nhất là "chết tiệt”. Nhưng Sharp thấy phiền ḷng khi ông nghĩ đến việc Washington đang trói buộc những viên phi công của ông vào những điều hạn chế, mà theo quan điểm của ông đă vi phạm những nguyên tắc của chiến tranh. Washington thông qua những mục tiêu để tấn công dựa trên nguyên tắc hai lần thảo luận. Sharp nghĩ đó là cách điều hành công việc ù ĺ. Nhưng điều này ít nhất cũng thể hiện một sự cải thiện trong những ngày đầu của cuộc không kích, khi các cuộc không kích được chỉ đạo tiến hành vào một ngày cố định nào đó, mà không cần đắn đo về điều kiện thời tiết hay liệu mục tiêu có bị bắn trúng hay không. Cách thức này đang hoạt động vào lúc này. Sharp đă nói chuyện với lực lượng không quân và hải quân tham gia chiến tranh Việt Nam, và đệ tŕnh những đề nghị của các lực lượng này cho ban tham mưu hỗn hợp ở Lầu Năm Góc. Ban tham mưu này có thể thêm vào hoặc gạch bỏ những mục tiêu và gửi danh sách này đến Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng. Tuy nhiên, trước khi bản danh sách đó đến được tay của Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, một loạt "những thiên tài "ở Bộ Quốc pḥng và Bộ Ngoại giao thêm những lời nhận xét của họ và những gợi ư thay đổi của ḿnh và danh sách đó. Cuối cùng khi bản danh sách được gửi đến Tổng thống để ông quyết định xem mục tiêu nào cần đánh phá và Tổng thống thực hiện việc này vào bữa trưa ngày thứ 3 tại Nhà Trắng có sự tham dự của bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, Cố vấn an ninh quốc gia và Thư kí báo chí của Tổng thống. Không có sĩ quan quân sự, thậm chí cả Chủ tịch Uỷ ban tham mưu hỗn hợp, tham dự cho đến tận cuối năm 1967. Lyndon Johnson đang chăm chú nh́n một tấm bản đồ với những cái tên mà ông chẳng bao giờ cóthể phát âm chính xác, ông đặt cả nắm đấm lên bản đồ và nói rằng các ngài có thể tấn công những vị trí này, không thể tấn công những vị trí kia.


    Đô đốc U.G. Sharp - TL Hạm đội 7 (1967-1969).

    Lyndon Johnson, muốn duy tŕ sự quản lư dân sự chặt chẽ đối với quân sự, điều này cũng công bằng,nhưng Sharp nghi ngờ rằng thái độ của Tổng thống bị ảnh hưởng rất nhiều tới Robert Mc Namara. Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng có thể đă trở thành một giám đốc có uy tín cao của công ty ôtô Ford và là người rất giỏi số liệu, nhưng đối với Sharp, Mc Namara là chúa của sự mâu thuẫn, một người đàn ông với khuôn mặt nghiêm khắc và có tính cách kiêu ngạo, nhưng lại là một kẻ tâm thần khi muốn ḿnh thể hiện cả hai mặt tính cách đó. Sau chiến tranh, Sharp không ngạc nhiên khi đọc bản nhật kí Mc Namara gửi cho Tổng thống Johnson vào giữa năm 1965, trong đó ông khuyên Tổng thống về cách thức tiến hành chiến tranh trên không ở Việt Nam như thế nào.

    "Hăy nhấn mạnh sự đe doạ!". Mc Namara nói với Johnson "Cuộc chiến tranh trên không này cần phải tạo dựng để tận dụng nỗi sợ hăi về các cuộc tấn công trong tương lai. Trong bất ḱ điểm nào sức ép lên Bắc Việt phụ thuộc không chỉ vào mức độ ném bom hiện đại mà c̣n sự đe doạ tiềm tàng về sự tàn phá tương lai, điều này có thể tránh được bằng việc chấp nhận một số điều khoản trong các cuộc đàm phán.

    Hạn chế tối đa việc làm mất thể diện của Bắc Việt. Chương tŕnh đàm phán phải được dàn dựng để tạo điều kiện thuận lợi về mặt chính trị cho Bắc Việt tham gia đàm phán và chấp nhận các điều khoản đưa ra trong cuộc đàm phán. Chương tŕnh đàm phán c̣n thuận lợi hơn nữa về mặt chính trị cho Bắc Việt tham gia đàm phán khi việc ném bom trên lănh thổ của họ không diễn ra.

    "Tránh những rủi ro và thiệt hại quá mức. Chiến dịch ném bom nên tránh hoặc hạn chế khả năng leo thang để không phải đối đầu với Liên Xô hoặc Trung Quốc và gây chấn động đến mối quan hệ với các nước đồng minh và bạn bè”.

    Hay nói cách khác, Mc Namara, người đứng đầu ban cố vấn quân sự về phía dân sự của Tổng thống Johnson, muốn nước Mỹ cần phải ném bom đủ để đe dọa Bắc Việt phải nhượng bộ một số điều khoản, ném bom theo định ḱ để xem Bắc Việt có đầu hàng hay không.

    Đó không phải là cách thức mà đô đốc Sharp, một trong những sĩ quan quân sự cao cấp trong quân đội Mỹ cho rằng chiến dịch không kích sẽ diễn ra. Bắc Việt là một nước có nền kinh tế kém phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng lúa. Lầu Năm Góc chỉ t́m ra 94 mục tiêu quân sự quan trọng về nước này. Nước Baltimore c̣n có nhiều mục tiêu quân sự hơn Bắc Việt. Theo quan điểm của Sharp, không cần thiết phải suy nghĩ phức tạp để đề ra một chiến dịch không kích có kết quả cao. Bắc Việt không phải nước Đức trong Thế chiến lần thứ hai.

    Cũng có những cuộc tấn công trả đũa sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, và sau khi Việt cộng tấn công trại lính của Mỹ của miền Nam Việt Nam. Sau đó, ngày 2/3/1965, cuộc tấn công đầu tiên của chiến dịch không kích chính thức mang tên Sấm Rền diễn ra. Cuộc không kích do 104 máy bay Mỹ và 19 máy bay của miền Nam Việt Nam nhằm vào một kho đạn và căn cứ hải quân nhỏ ở khu vực phía Nam của miền Bắc Việt Nam ở Quảng B́nh. Giới quân sự coi mục tiêu đó không quan trọng và 15 ngày sau đó ủy ban tham mưu hỗn hợp đệ tŕnh một chiến dịch ném bom gồm 4 giai đoạn cho Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Robert Mc Namara. Chiến dịch này kéo dài 12 tuần để cô lập miền Bắc Việt Nam và ngăn chặn Hà Nội được Trung Quốc và Liên Xô tiếp viện và sau đó phá hoại khả năng về quân sự và công nghiệp của Bắc Việt. Giai đoạn thứ nhất nhằm cắt đứt hệ thống liên lạc của miền Bắc - đường sắt và khu cầu cống ở khu vực miền Nam. Giai đoạn thứ hai sẽ tập trung phá huỷ những vùng đất nối liền với Trung Quốc. Giai đoạn thứ ba sẽ phong toả các hải cảng của Bắc Việt - thả ngư lôi xung quanh cảng Hải Pḥng là một ưu tiên - và giai đoạn cuối cùng sẽ là giai đoạn đỉnh điểm, nhằm không kích lại toàn bộ những mục tiêu trước đó nếu cần thiết.

    12 tuần. Nếu như sử dụng sức mạnh không quân, như Lầu Năm Góc đă tuyên bố, th́ đó là cách mà chiến dịch không kích sẽ diễn ra. Đó không phải là nhiệm vụ hay công việc của giới quân sự xem xét những dự tính chính trị của một chiến dịch như vậy và đô đốc Sharp và những nhà lănh đạo quân sự khác sẽ không thay đổi ư kiến và cách thức hiệu quả nhất để nghiền nát Hà Nội khi họ thấy những lời đề xuất bị từ chối hoặc bị hoăn xem xét bởi những nhà lănh đạo dân sự.

    Khởi đầu chiến dịch không kích, máy bay Mỹ quần đảo suốt ngày, nhằm vào những mục tiêu nằm ở phía Nam của miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là hệ thống giao thông. Đến mùa hè năm 1965, máy bay Mỹ bắt đầu ném bom vào phía Bắc của Hà Nội. Tháng 8/1965, khoảng 65 máy bay tham gia vào các cuộc không kích, tháng 9 số lượng máy bay lên đến 120 chiếc. Nhịp độ của cuộc chiến trên không tăng dần cho đến mùa Giáng sinh, khi có lời kêu gọi ngừng ném bom trong 37 ngày để xem Bắc Việt đă sẵn sàng nhượng bộ hay chưa.

    Bắc Việt vẫn "ngoan cố”.

    Lực lượng oanh kích chính của không quân Mỹ ở Bắc Việt trong chiến dịch Sấm Rền là F-105 Thần sấm. F-105B ban đầu được thiết kế là máy bay ném bom nguyên tử chiến thuật tầm xa, bay thấp dùng ở châu Âu. Nó có cánh bé để bay nhanh và khoang mang bom hạt nhân. F-105D với h́nh dáng gần như giống hệt được phát triển làm máy bay ném bom hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với thùng dầu ở vị trí khoang chứa bom.

    F-105 gặp vấn đề lớn về bảo tŕ, nhưng đă được giải quyết trước chiến dịch. Đa số F-105 model có một phi công, nhưng cũng có F-105F có 2 phi công dùng cho các nhiệm vụ đặc biệt. F-105 là loại máy bay nhanh nhất thế giới ở tầm thấp, và cho dù được thiết kế chuyên biệt cho ném bom, trong chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder), F-105 kịch chiến với Mig nhiều hơn so với toàn bộ các máy bay khác cộng lại.


    Một phi đội F-105 trên bầu trời Bắc Việt Nam.

    F-105 mang khẩu M-61 (20mm - Vulcan), với tốc độ bắn 6.000 viên /phút, và khi sử dụng như tiêm kích, có thể mang 4 tên lửa t́m nhiệt Aim-9 Sidewinder treo ở hai giá đúp. Giá đúp này gây ra nhiều sức cản, và làm giảm khối lượng bom đạn mang theo, nên ít khi F-105 mang Aim-9 trong các phi vụ ném bom. V́ cánh nhỏ nên cung cấp rất ít lực nâng cho F-105 khi ngoặt, nó nổi tiếng v́ kém cơ động, nhưng bất chấp khả năng lượn kém, khẩu can non và tốc độ cao sau khi đă vứt bom khiến cho chiếc F-105 được điều khiển tốt rất hữu dụng trong các cuộc không chiến chống lại Mig 17.

    Một nửa các đơn vị không chiến của Hải quân Mỹ trang bị F-8, một máy bay tiêm kích nhanh và cơ động tốt, trang bị súng 20mm Colt Mark 12 và 2 hoặc 4 tên lửa Sidewinder ở ngang sườn, và một bộ radar có khả năng hạn chế. Phi công F-8 được huấn luyện đặc biệt tốt với các trận đánh quần ṿng (dogflight) và tự hào về thành tích. Họ tin rằng máy bay của họ là loại tốt nhất trong không chiến trên thế giới. F-8 xuất kích từ các tàu sân bay, thuộc thế hệ Project 27 – Charlie (Oriskany nằm trong số này).

    Cả không quân và hải quân sử dụng F-4 Phan tom II, hai ghế. Ban đầu F-4 được phát triển nhằm đem lại cho hải quân lực lượng tiêm kích trang bị radar và tên lửa, không quân cũng chọn luôn nó làm máy bay chiến đấu đa năng. Hải quân gọi F-4 là F-4B; không quân gọi là F-4C, nhưng về bản chất chúng là một loại máy bay. Từ lúc đầu, F-4C trở thành lực lượng tiêm kích chủ đạo của không quân, nhưng F-4B th́ chia sẻ nhiệm vụ với F-8. Trên phần lớn các khía cạnh, F-4 là một máy bay tuyệt vời, nó tăng tốc nhanh, bay gấp đôi tốc độ âm thanh ở tầm cao và siêu thanh ở tầm thấp, và có hệ thống radar cực mạnh vận hành bởi người phi công thứ hai ngồi ở ghế sau.

    Ở F-4 hải quân, phi công ngồi sau là navigator, gọi là RIO (radar intercept officer). Ở F-4 không quân, phi công ngồi sau là người vừa mới tốt nghiệp bay, thường được biết đến như GIB (guy in back). F-4 của không quân cũng thường mang tổ hợp điều khiển bay dùng cho GIB; F-4 hải quân th́ không. Khi không chiến, F-4 có thể mang tới 8 tên lửa, 4 Aim-9 t́m nhiệt và 4 tên lửa dẫn đường bằng radar tầm xa Aim-7 Sparrow. Theo xu thế, F-4 không trang bị súng, và trên thực tế, ít phi công yêu cầu lắp đặt chúng.



    F-4B của HQ Mỹ.

    Các tên lửa không đối không mà máy bay Mỹ mang được kỳ vọng sẽ đem lại ưu thế về không chiến. Cả ba loại máy bay đều có thể mang Sidewinder, một loại tên lửa t́rn nhiệt tương đối cũ, được sử dụng hiệu quả trong chiến trận năm 1958 bởi những phi công Trung Hoa Dân quốc. Aim-9b của không quân và hải quân vào đầu chiến dịch Sấm Rền nhẹ chỉ 164 pounds với 25 pound đầu nổ (trong đó 10,5 pound là chất n&#7893... và dễ vận dụng. Khi đầu ḍ hồng ngoại ở đầu Aim-9 cảm nhận được sức nóng từ ống xả động cơ của đích ngắm, tên lửa reo một tín hiệu âm thanh vào tai nghe của phi công. Phi công điều khiển máy bay tiến vào khu vực bắn hiệu quả của tên lửa (missile envelop) - cơ bản là một h́nh nón 30 độ, ở sau mục tiêu 1 dặm hoặc ít hơn - và bắn tên lửa, tên lửa sẽ tự lao vào nguồn nóng. Có nhiều ưu thế chiến thuật với tên lửa t́m nhiệt. Giờ đây, thay v́ phải tiếp cận trong ṿng 2000 feet để dùng cannon, máy bay trang bị tên lửa có thể tấn công từ xa đến gần 1 dặm trong một khu vực rộng phía sau mục tiêu.

    Sidewinder có một số nhược điểm. Chiến đấu cơ chỉ có thể mang số lượng ít (4 quả với F-4 và F-105, và 2 hoặc 4 với F-8) bằng giá treo ngoài, và tổ hợp tên lửa - giá treo gây nên lực cản phụ trội làm giảm độ cơ động. Phi công cũng biết rằng Aim-9 mới được kiểm tra bằng các mục tiêu ném bom tương đối không cơ động ở độ cao lớn; hiệu quả của Aim-9 với mục tiêu tầm thấp đang cơ động vẫn chưa được chứng tỏ (gần như ngay khi Aim- 9 được đưa vào sử dụng, các phi đội đă nhận thức được vấn đề của tên lửa trong không chiến, và yêu cầu phi công lao xuống thấp và lượn để tránh các tấn công bằng tên lửa t́m nhiệt. Điều gần giống hệt cũng xảy ra với không quân Bắc Việt về sau trong chiến dịch Sấm Rền. Dẫu vậy Aim-9 làm tăng đáng kể tiềm năng của máy bay Mỹ, và máy bay địch phải "tôn trọng" nó mà bị giới hạn khả năng cơ động.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P6



    Loại Aim-7 dẫn bằng radar dùng cho F-4 thậm chí c̣n cung cấp ưu thế hơn rất nhiều so với Aim-9. Đây là loại tên lửa có thể bắn từ mọi góc độ quanh mục tiêu, thay bằng chỉ bắn từ phía sau. Nó thực sự trở thành điểm đột phá - máy bay Mig không có khả năng này, nên F-4 có thể bắn sớm hơn địch thủ nhiều. Aim-7 cũng có tầm xa hơn nhiều Aim-9, vào khoảng 12 dặm nếu tấn công đối đầu và 3 dặm từ phía sau. Sparow nặng 400 pounds, mang đầu đạn 65 pound, để giảm tồi thiểu lực cản và không choán nhiều chỗ, nó được treo nửa ch́m trong thân của F-4.


    Tên lửa AIM-7 Sparow.

    Aim-7 là loại tên lửa bán chủ động sử dụng kết hợp với F-4 dùng radar t́m và bám mục tiêu. Ở chế độ b́nh thường, radar như một bóng đèn trong pḥng, khi nó bám vào mục tiêu, th́ thu hẹp lại thành một tia sáng chiếu vào mục tiêu. Aim-7 bay theo tia chiếu của radar, hướng về tia phản xạ từ mục tiêu. Mặt nhược là để dẫn Aim-7, radar phải bám liên tục vào mục tiêu trong toàn bộ thời gian tên lửa đang bay, và thứ tự bắn Aim-7 rất mất thời gian và phức tạp. Hơn nữa, radar và Aim-7 không tốt lắm với mục tiêu bay phía dưới F-4, nhất là ở độ cao thấp, bởi hiện tượng nhiễu địa vật vốn tác động đến tất cả các radar vào thời kỳ đó. Khi tia chiếu của radar chạm đất, nó tạo ra đám phản xạ vào radar, khiến cho gần như không thể nhận dạng một máy bay đang bay thấp hoặc quan sát xuống từ trên cao. Bởi v́ nhiễu địa vật, quy tắc là tấn công mục tiêu cùng độ cao hoặc cao hơn F-4 để Aim-7 có hiệu quả. Càng cao hơn mặt đất th́ càng tốt. Đây là vấn đề chính trong chiến tranh Việt Nam.

    Đầu đạn của Aim-7 và Aim-9 có đầu nổ proximity fuse, sẽ kích nổ khi tên lửa bay gần mục tiêu mà không cần phải đâm trúng. Mặt nhược là cả hai tên lửa đều có khoảng bắn tối thiểu lớn, là khoảng an toàn để tránh cho tên lửa không nổ ngay khi vừa được bắn. Ở trong khoảng tối thiểu này - khoảng 3000 feets ng̣i nổ sẽ không được kích hoạt; tên lửa bắn trong khoảng này đơn giản chỉ thành một viên đạn lớn, đắt đỏ và vớ vẩn. Khoảng bắn tối thiểu này lại là bắt đầu của khoảng bắn hiệu quả của cannon (không tồn tại ở F-4), có hiệu quả hơn ở tầm gần. Cannon bị coi là quá khứ người ta nói Mcnamara đă bảo rằng trong chiến tranh hiện đại, ư tưởng gắn cannon cho máy bay là cổ hủ như là mũi tên và cây cung.

    Các cuộc không kích lại được khôi phục vào ngày 31/11/1965 và thời gian mà Cal Swanson và phi đội 162 đến Yankee Station ngày 8/7/1966, th́ nhà máy điện Uông Bí, quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Pḥng và những kho dự trữ và cung cấp xăng dầu đă bị ném bom lần đầu tiên. Và cầu Cổ Chai là một trong những mục tiêu được đưa ra cho các phi công Mỹ trong chiến dịch của Washington để tăng sức ép lên Hà Nội pḥng khi để tránh những rủi ro và thiệt hại quá mức.

    Hà Nội có rất ít Mig và để chống lại sự bất công bằng lớn lao này Bắc Việt đă chơi một cuộc chơi khá khôn khéo, chọn lựa rất cẩn thận khi phải đối đầu với người Mỹ trong các cuộc không kích. Swanson đă có một phép toán cứ 99 máy bay Mỹ cất cánh th́ mới phát hiện được một chiếc Mig. Nếu phi đội 162 phải thực hiện những nhiệm vụ quan trọng trong cuộc chiến này th́ các phi công của phi đội này phải giỏi ném bom mục tiêu.

    Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 , máy bay của không quân Mỹ thực hiện hầu hết các cuộc ném bom vào các mục tiêu cố định, ném bom rải thảm toàn bộ một khu vực nào đó. Lúc đó chẳng có mấy ai quan tâm đến dân thường sống trong khu vực bị ném bom dải thảm. Nhưng ở Việt Nam, do tính chất của các mục tiêu và do yêu cầu chính xác và hạn chế gây thương vong cho thường dân của Washington nên máy bay tham gia các cuộc ném bom phải thực hiện một số ngoại lệ. Máy bay phải bay cách mục tiêu ở góc từ 30 độ đến 60 độ và thả bom từ khoảng cách 6000 feet.

    Kiểu ném bom này đă đi sâu vào suy nghĩ của người dân thế giới trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai được thực hiện ở Việt Nam bằng máy bay B52 của Bộ Chỉ huy không quân chiến lược (SAC) và măi đến giai đoạn cuối cùng của chiến dịch không kích, máy bay B52 mới được sử dụng để tiến hành các cuộc ném bom trong khu vực miền Nam Việt Nam hoặc ở khu vực phi quân sự - không nhắm vào các mục tiêu cố định mà tập trung vào các khu vực bị nghi ngờ là nơi đóng quân của quân giải phóng trong rừng. Chiếc máy bay B52 có 8 động cơ, có sải cánh dài đến 195 feet (lớn hơn gấp 5 lần cánh của F-8) và thân dài 156 feet. F-8 thường phải bay thấp xuống th́ mới cắt bom với khối lượng 6500 pound và dễ bị pháo cao xạ hạng nặng phát hiện và bủa vây bằng lưới lửa; B52 mang 85500 pound bom và thả bom theo chiều thẳng đứng từ một độ cao mà không có ai đứng dưới mặt đất nh́n thấy.

    Việc lao xuống thấp và ném bom diễn ra ở miền Bắc Việt Nam do máy bay F-8 và máy bay ném bom chiến thuật thực hiện được gọi là "ném bom chính xác". Việc cắt bom chắc chắn chính xác hơn việc ném bom dải thảm do máy bay B52 thực hiện ở miền Nam Việt Nam. Nhưng các phi công F-8 không có khái niệm về việc ném bom với độ chính xác tuyệt đối. Thậm chí trong điều kiện tốt nhất, trong khi luyện tập, không có ai nhắm bắn vào máy bay và mục tiêu hoàn toàn hiện rơ th́ viên phi công ném bom chiến thuật thấy hài ḷng khi anh ta cắt bom trong bán kính 50 feet của mục tiêu. C̣n như trong điều kiện của chiến tranh với hàng loạt tên lửa phóng lên bắn liên tiếp th́ việc cắt bom chắc chắn chẳng bao giờ chính xác cả.

    Chiếc A-4 "ó trời" là chiếc máy bay ném bom chủ lực trên tàu Oriskany và v́ máy bay ném bom giữ vai tṛ quan trọng trong các cuộc không kích nên có những tṛ chế giễu giữa hai phi đội tấn công A-4, những viên phi công luôn tự coi họ rất quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhất và hai phi đội máy bay chiến đấu F-8 luôn nghĩ ràng họ chỉ là phi công ném bom tạm thời trên tàu Oriskany này. Tuy nhiên, máy bay A-4 không thể so với những chiếc máy bay chiến thuật do lực lượng không quân sử dụng. Chiếc A-4 là chiếc máy bay một người lái, kiểu dáng cuối cùng của loại máy bay đơn giản; nó là loại máy bay nhỏ và chật hẹp đến nỗi bạn có thể nói đùa rằng bạn bị kẹt ngay trong máy bay. Đôi khi A-4 được gọi theo tên của người thiết kế là Heinemann Hotrod. A-4 c̣n thua xa chiếc F-105 "thần sấm"; F-105 cùng với F-4 "con ma" là máy bay ném bom chủ lực của không quân Mỹ. F-105 có thể mang khoảng 8000 pound bom, so với khoảng 3000 pound bom mà A-4 có thể mang. "Thần sấm" F- 105 rất thô, cồng kềnh và không thể lượn lách trong các cuộc đối đầu trên không. Nhưng F-105 và F-4 là những máy bay ném bom hiệu quả nhất được sử dụng trong cuộc chiến này. Phi công của không quân Mỹ bay từ các căn cứ ở Thái Lan và miền Nam Việt Nam thả nhiều bom hơn các phi công hải quân.


    Máy bay A-4 Skyhawk của HQ Mỹ.

    Hải quân và không quân tham gia ném bom trong những cuộc tấn công phối hợp ở giai đoạn đầu của chiến dịch không kích. Mỗi đơn vị được giao cho một khoảng thời gian nhất định để bay đến mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ của ḿnh. Nhưng do có quá nhiều máy bay tham gia không kích nên dẫn đến sự lúng túng và nguy hiểm. Lực lượng không quân bay từ xa đến, phải tiếp thêm nhiên liệu từ máy bay tiếp nhiên liệu trong khi lực lượng không quân hải quân chỉ phải bay một đoạn đường ngắn từ những chiếc hàng không mẫu hạm từ ngoài biển vào. Một uỷ ban hỗn hợp đă được thành lập để tập trung giải quyết vấn đề này, khuấy động sự căng thẳng vốn có giữa hai lực lượng. Người ta đă đưa ra mộtgiải pháp là chia miền Bắc Việt Nam dọc theo trục Bắc- Nam. Lực lượng không quân hải quân phụ trách các cuộc tấn công ở nửa phía đông và lực lượng không quân phụ trách nửa phía tây, nhưng hầu hết các mục tiêu quan trọng nằm ở nửa phía đông.

    Sau nhiều lần tranh căi, một giải pháp đă được chấp nhận chia miền Bắc Việt Nam thành 6 khu vực địa lư gọi là 6 tuyến khu vực. Lúc đầu hải quân nhận khu vực 6 gồm có Hà Nội và Hải Pḥng, hai thành phố lớn của Bắc Việt. Nhưng lực lượng không quân lại một lần nữa tranh căi rằng hầu hết các mục tiêu quan trọng đều nằm ở khu vực 6 này. V́ vậy khu vực 6 lại phải đưa ra hàng 6A và 6B với một vạch cắt ngang giữa Hà Nội, dọc theo đường xe lửa. Lực lượng không quân hải quân có nhiệm vụ tấn công ở phía đông, khu vực 6B, gần với biển có thành phố Hải Pḥng. Đôi khi đơn vị này có thể tiến sang phạm vi của đơn vị kia để tấn công vào các mục tiêu đă được lựa chọn.

    Theo cách định nghĩa của nó th́ chiến lược của người Mỹ tập trung vào việc cố gắng ngăn chặn những luồng vận chuyển đạn dược và vũ khí vào miền Nam. Hệ thống đường sắt của Bắc Việt dài 13.000 dặm do Paul Doumer, toàn quyền Pháp ở Đông Dương phôi thai xây dựng từ 1896 đến 1902 trở thành một mục tiêu quan trọng.

    Cầu Paul Doumer (Long Biên) ở khu vực ngoại ô của Hà Nội là tuyến đường tiếp viện chính vào Hà Nội. Chiếc cầu này là một khu vực tấn công của lực lượng không quân và Wash́ngton không cho phép ném bom khu vực này. Xa hơn về phía nam, khoảng 70 dặm là một điểm nối quan trọng của hệ thống đường sắt tại Thanh Hoá. Cầu Thanh Hoá bắc qua con sông Mă luôn cuồn cuộn nước đỏ đă bị Việt Minh dùng thuốc nổ đánh sập vào năm 1945. Năm 1957, với sự giúp đỡ của các kỹ sư Trung Quốc, Bắc Việt mới lại xây dựng lại cây cầu bắc qua con sông Mă này. Cây cầu mới này được hoàn thành vào năm 1964 mang một cái tên mới - cầu Hàm Rồng (thực ra nó có tên Hàm Rồng từ thời Pháp), dài 540 feet, rộng 56 feet và cách mặt sông 10 feet. Cây cầu có hai thanh thép kéo dài dựa trên những cọc xi măng ở giữa và ở hai đầu có trụ xi măng.


    Bảo vệ cầu Long Biên.

    Năm 1964, t́nh báo Mỹ cho biết Bắc Việt sở hữu một hệ thống pḥng không hết sức đơn giản, với 20 radar báo động sớm, 1.500 súng tự động dùng bắn máy bay (AA), và không có tên lửa đối không (SAM). Chỉ có 2 sân bay có thể tiếp nhận máy bay phản lực là Cát Bi Và Gia Lâm. Việt Nam nhanh chóng có được 36 máy bay Mig 17 và các hệ thống GCI (Hệ thống dẫn đường từ mặt đất giúp phi công biết đang bay đi đâu, cách địch bao xa, bay thế nào để đạt vị trí công kích tốt). Dẫu sao, Mig 17 không phải là một tiêm kích hiện đại. Ở Triều Tiên, F-86 của Mỹ đă hạ Mig 15 phần lớn do phi công Nga lái với tỉ lệ tiêu diệt 10:1. F-4, F-8, F-105 là hệ máy bay mới, rơ ràng có ưu thế rơ rệt so với máy bay cũ do phi công third-world (thế giới thứ 3) lái.


    TRẬN ĐÁNH MỞ MÀN


    48 F-105D của không quân Mỹ tấn công một cây cầu ở Thanh Hoá. Đi cùng có F-100 tuần pḥng (Combat air partrol - Mig CAP) chống Mig, và hơn 30 F-4B của hải quân và phi đội cứu hộ khi phi công bị hạ. Đây là một ngày nhiều sương mù, từ độ cao 12.000 - 15.000 feet (3.5000 m). Tất cả hơn 80 máy bay Mỹ tranh nhau trao đổi ở cùng một tần số radio, làm nghẽn cả hệ thống với các cuộc gọi. 4 F- 105, tạm gọi là phi đội Zinc, bay ở giữa đội h́nh, mang theo bom và thùng dầu phụ. Khi họ bay đến vùng trời mục tiêu th́ thấy toàn bộ lực lượng đông nghẹt đang ở trên mục tiêu chờ đợi đến lượt ḿnh dội bom. Cho dù Mig đă tiến công ngày hôm trước, chỉ huy trận đánh vẫn cho Zinc và 2 phi đội F- 105 nữa bay ṿng quanh khoảng 10 miles về phía nam mục tiêu và đợi cho đến lượt. Phi đội Źnc đến điểm ấn định và bắt đầu bay ṿng trên đám mây mù ở độ cao15.000 feet. Do mang rất nặng, máy bay phải bay ở tốc độ rất thấp, chỉ khoảng 325 knots (~450km/h). Ngay khi F-105 bắt đầu, Zinc 3 (số 3 trong phi đội Zinc) thấy 2 máy bay đang tiến đến từ trên cao phía sau khoảng 1 mile. Zinc 3 không thể nhận biết ngay máy bay, nhưng khi chúng đến gần cạnh ở 4000 feet, cậu ta nhận ra là Mig 17 đang tấn công Zine 1 và Zinc 2. Zinc 3 gọi: "Biên đội trưởng, ngoặt gấp, có Mig phía sau. Biên đội trưởng, ngoặt gấp, chúng ta đang bị tấn công". Số 4 cũng cảnh báo ngay sau đó. Cả Zinc 1 và Zinc 2 đều không phản ứng sau với cảnh báo (số 1 biên đội trưởng và số 2) . 2 Mig 17 bay ngang qua Zinc 3 và Zinc 4 với tốc độ cao, và chiếc Mig bay đầu bắt đầu bắn ở khoảng 1.500 feet đằng sau Zinc 1, trong khi chiếc Mig thứ 2, bay cạnh cách chiếc thứ nhất 1.000 feet, cùng lúc bắn vào Zinc 2. Những chiếc F-105 nặng nề không có cơ hội nào. Cả Zinc 1 và Zinc 2 bị trúng đạn. Ngay khi Mig bắn, Zinc 2 gọi Zinc 1 : "Lead, Mig ở sau anh, tôi bị trúng đạn rồi" . Zinc 3 thấy nhiều vết đạn ở lưng Zinc 1 và lửa đang phát ra từ nửa sau của Zinc 2. Hai chiếc Mig duy tŕ công kích trong phạm vi 800 feet (~250m), sau đó dừng bắn, cải bằng, và bay thẳng, biến mất trong đám mây mù. Khi 2 chiếc Mig đầu tấn công Zinc 1 và Zinc 2, một cặp Mig khác đang theo đuôi Zinc 3, Zinc 4 và bắt đầu tấn công. Zinc 3 thấy Mig ở phía sau, và 2 chiếc F- 105 quay lại phản kích. Cặp Mig bay vượt qua phía sau của Zinc 3 và Zinc 4, tiếp tục bay thẳng, rồi biến mất trong mây mù, quá nhanh nên F-105 không theo kịp. Zinc 3 và Zinc 4 khi đó cố gắng t́m kiếm Zinc 1 và Zinc 2, cả hai bị hư hỏng nặng nhưng vẫn đang bay. Zinc 4 thấy Zinc 2, nhưng v́ mù, không thấy được t́nh trạng hư hỏng của chiếc F- 105 đang bay rất chậm, cho đến khi anh ở rất gần, dưới 1.500 feet (~ 400m). Zinc 4 nh́n qua, bay trượt lên trước Zinc 2, và mất dấu Zinc 2 trong mây mù. Khi Zinc 4 quay lại, Zinc 2 thông báo đang chuẩn bị nhảy dù. Zinc 4 bay ṿng trên khu vực, và nghĩ rằng đă nh́n thấy Zinc 2 đâm xuống nước. Nhưng sau đó, lực lượng máy bay cứu hộ đă không t́m ra thi thể phi công. Cho đến lúc ấy, Zinc 3 lại bị tấn công bởi Mig ; sau khi đánh bại công kích, anh ta tiếp tục t́m kiếm và thấy Zinc 1 vẫn đang bay. 2 F- 105 lấy độ cao, pḥng khi động cơ hỏng, Zinc 1 có thể lê lết về sân bay của không quân Mỹ. Bay bằng ở 21.000 feet, Zinc 3 bay xung quanh Zinc 1 để đánh giá thiệt hại. Có lỗ thủng lớn ở dưới đuôi và bên trên cánh hăm, và một lỗ rộng 1 foot dọc theo cánh tà sau cánh trái. Cửa dù hăm đă mở, nhưng dù vẫn bên trong. Thiệt hại của cánh hăm cho thấy Zinc 1 có thể gặp vấn đề thuỷ lực.


    Trận không chiến trên cầu Hàm Rồng ngày 3/4/1965. (Nguồn của voquoctuan_new@ttvno l)


    Zinc 4 bay hợp lại với Zinc 1 và 3, cả 3 F-105 bay về Đà Nẵng hạ cánh khẩn cấp. Khi c̣n cách 10 miles, Zinc1 giảm ga để hạ cánh, nhưng động cơ hỏng. Anh ta đành cải bằng và thông báo chuẩn bị nhảy dù. Zinc 1 bắn ra khỏi buồng lái mà không có mũ, và dù dường như không mở. Zinc 3 bay theo phi công và ở lại trên khu vực cho đến khi trực thăng cứu hộ tới. Một tàu chiến sau đó đến và đưa thi thể phi công Zinc 1 đi. Dù thực ra có mở, nhưng không kịp đủ để hăm tốc. Hết dầu, Zinc 3 và Zinc 4 hạ cánh ở Đà Nẵng.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P7



    CHIẾN THẮNG HÀM RỒNG
    NGÀY 3, 4 THÁNG 4 NĂM 1965

    Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ đă huy động một lực lượng lớn không quân, hải quân đồng loạt đánh vào các mục tiêu quân sự ở Vĩnh Linh, Quảng B́nh và Nghệ An. Ngày 16-3-1965, chúng cho máy bay xâm phạm vùng trời Thanh Hóa, bắn đạn 20 ly xuống xă Hải Linh huyện Tĩnh Gia, và bắn đạn rốc-két xuống một số khu vực thuộc huyện Nông Cống, Như Xuân; đồng thời vô cớ bắn vào tàu thuyền đánh cá của ta ở ngoài khơi. Tự vệ và công nhân xí nghiệp đánh cá Lạch Trường đă anh dũng đánh trả máy bay địch, bảo vệ vùng trời, vùng biển của quê hương.

    Sau Hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cuối tháng 3-1965 và từ thực tiễn chiến tranh diễn ra ở Thanh Hóa, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và Tỉnh ủy Thanh Hóa đă phân tích kỹ âm mưu, thủ đoạn hoạt động của đế quốc Mỹ và đi đến thống nhất nhận định: 'Trọng điểm địch đánh phá vào Quân khu lúc này là Thanh Hóa, trọng điểm ở Thanh Hóa là cầu Hàm Rồng, bảo vệ được cầu Hàm Rồng là góp phần bảo vệ giao thông thông suốt".

    Khu vực Hàm Rồng gồm thị xă Thanh Hóa và 3 xă Hoằng Long, Hoằng Lư và Hoằng Anh huyện Hoằng Hóa. Với diện tích trên 50 km2 và gần 10 vạn dân, khu vực Hàm Rồng là trung tâm kinh tế chính văn hóa xa hội, giữ vị trí quan trọng về quốc pḥng, là nơi tập trung 55 đầu mối cơ quan tỉnh Thanh Hóa và thị xă, các nhà máy, kho tàng bến băi, nhà ga, cửa hàng của Trung ương và địa phương, đồng thời cũng là nơi tập trung các đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng đối với cả hai miền Nam - Bắc.

    Qua kết quả trinh sát của không quân Mỹ, giới quân sự Mỹ đă xác định: Từ Hà Nội vào đường ṃn Hồ Chí Minh có 60 điểm tắc, trong đó Hàm Rồng được xem là "điểm tắc lư tưởng", là "đầu nút của khu vực cán xoong".

    Tại cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đêm ngày 10 tháng 2 năm 1965, Giân Sáp (Grand Sharp), Tư lệnh quân Mỹ ở Thái B́nh Dương đề nghị Nhà Trắng dùng siêu pháo đài B52 đánh cầu Hàm Rồng. Tổng thống Mỹ Giôn-xơn không chấp nhận đề nghị đó mà dự định mở đợt oanh tạc hỗn hợp gồm không quân Mỹ và Nam Việt Nam vào 2 trại lính ở Bắc Việt Nam và cầu Hàm Rồng.

    Để chuẩn bị bảo vệ Hàm Rồng, đánh trả lại địch, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tư lệnh Quân khu 3 nhanh chóng điều lực lượng pḥng không về Hàm Rồng. Đầu năm 1965, trung đoàn 13 pháo cao xạ 37 ly thuộc sư đoàn 213 đang huấn luyện ở Nam Định được lệnh về gấp Thanh Hóa. Ngày 3 tháng 3 năm 1963, Bộ Tư lệnh Pḥng không - Không quân điều tiểu đoàn 14 thuộc sư đoàn 330 đang bảo vệ Thủ đô về phối hợp với trung đoàn 13 Quân khu 3. Trước khi bước vào trận chiến đấu ít lâu, sư đoàn 304 và sư đoàn 250 được lệnh đưa 1 đại đội pháo cao xạ 37 ly và cao xạ 14,5 ly về Hàm Rồng phối hợp. Cuối tháng 3-1965, Tỉnh đội Thanh Hóa điều 1 trung đội 14,5 ly, 1 tổ trung liên và một số đơn vị dân quân tự vệ vùng lân cận về Hàm Rồng tham gia chiến đấu.

    Các lực lượng trên được tổ chức thành 5 cụm chiến đấu hỗn hợp lấy đơn vị đại đội pháo cao xạ làm ṇng cốt.

    - Cụm phía bắc gồm: Đại đội 17 pháo cao xạ 37 ly đang ở Yên Vực và 3 trận địa của dân quân Yên Vực, có nhiệm vụ đánh địch từ hướng đông bắc và hướng bắc; khi cần thiết phối hợp yểm trợ cho hướng tây nam và đón địch khi chúng lợi dụng dăy núi Hàm Rồng bổ nhào từ tây sang.

    - Phía nam bao gồm cụm bảo vệ thị xă gồm: 3 đại đội pháo cao xạ 37 ly và đại đội 4 cao xạ 14,5 ly của tiểu đoàn 14 sư đoàn 330 và các đơn vị tự vệ thị xă. Các đơn vị này triển khai chiến đấu tại ga Thanh Hóa và Bờ Hồ, có nhiệm vụ chính đánh địch từ phía Nam, khống chế không cho chúng tiếp cận mục tiêu cầu Hàm Rồng, đồng thời trực tiếp bảo vệ ga Thanh Hóa và thị xă.

    - Cụm phía tây nam gồm: Đại đội 4 pháo cao xạ 37 ly của trung đoàn 13 sư đoàn 213 triển khai trận địa tại đồi không tên. Đại đội 4 caoxạ 14,5 ly tiểu đoàn 14 sư đoàn 350 triển khai ở đồi 75 và 3 trận địa của tự vệ nhà máy điện Hàm Rồng, có nhiệm vụ đánh địch từ hướng tây nam, trực tiếp bảo vệ cầu và nhà máy điện Hàm Rồng.

    - Cụm 2 mố cầu gồm tổ trung liên của 3 đồng chí Phạm Gia Huấn, Nguyễn Hữu Nghị, Trần Văn Liên của Tỉnh đội Thanh Hóa chốt trên núi Ngọc; trung đội cao xạ 14,5 ly của Tỉnh đội bố trí ở đồi 74 (núi Mắt Rồng); tổ trung liên của phân đội 3 công an vũ trang, tự vệ ḷ cao, đồn cảnh sát Hàm Rồng; cụm này có nhiệm vụ đánh địch ở tầm thấp bảo vệ cầu.

    Đại đội 4 pháo cao xạ của trung đoàn 13 và đại đội 4 pháo 14,5 ly của tiểu đoàn 14 xây dựng trận địa ngay trên đỉnh đồi không tên (đồi 75).

    Sở chỉ huy cụm chiến đấu khu vực Hàm Rồng đóng tại núi Cuội, 2 đài quan sát đặt ở trên cao điểm 134 và núi Mật. Các lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy Tỉnh đội Thanh Hóa.

    Hàng ngàn thanh niên nam nữ, dân quân tự vệ xung quanh khu vực thị xă và Hàm Rồng đến cùng bộ đội đào đắp công sự. Các hợp tác xă nông nghiệp đă dành hàng trăm héc ta ruộng đất trồng trọt cho bộ đội xây dựng trận địa. Để giữ bí mật và đề pḥng máy bay địch đến bắn phá, hàng ngàn công nhân đă đào công sự thâu đêm suốt sáng. Có đêm địa phương đă đào đắp được 12km giao thông hào, làm thêm nhiều trận địa dự bị, trận địa giả... không khí hết sức khẩn trương và quyết liệt.

    Các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy đều có mặt trực tiếp lănh đạo, huy động ngành lương thực, y tế, bưu điện, giao thông, thương nghiệp v.v... của tỉnh góp phần vào công tác chuẩn bị chiến đấu. Nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông, bảo đảm pḥng tránh bảo đảm đời sống và việc sản xuất của nhân dân trong khu vực Hàm Rồng, Đ̣ Lèn đều được Tỉnh ủy, Uỷ ban hành chính tỉnh,Tỉnh đội trực tiếp chỉ đạo, xem xét và giải quyết kịp thời mọi yêu cầu tại chỗ.


    Dân quân vác đạn cho pháo pḥng không.

    Những ngày cuối tháng 3 năm 1965, đế quốc Mỹ cho nhiều loại máy bay trinh sát ráo riết hoạt động, thăm ḍ lực lượng ta. Ngày 29-3-1965, 2 tốp máy bay xâm phạm vùng trời Lạch Trường, bắc thị xă, thăm ḍ lực lượng ta ở vùng biển nghi binh cho các tốp khác hoạt động. Hai chiếc khác bay từ biển, dọc theo bờ bắc sông Mă vào quan sát khu vực Hàm Rồng. Ngày 1 và 2 tháng 4 năm 1965, liên tục cho nhiều tốp máy bay trinh sát hoạt động khu vực Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Hàm Rồng, Thị xă.

    Ngay tối ngày 2 tháng 4 năm 1965, Bộ Tổng tư lệnh điện cho Bộ Tư lệnh Quân khu 3: "Địch sẽ đánh lớn vào Hàm Rồng ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965". Bộ Tư lệnh Quân khu 3 điện cho Tỉnh đội Thanh Hóa về nhận định của Bộ và nhấn mạnh: "Phải đánh chắc, đánh trúng, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay địch, bảo vệ được mục tiêu. Tiết kiệm đạn...".

    Đồng chí chỉ huy cụm chiến đấu khu vực Hàm Rồng nhanh chóng đưa các lực lượng pḥng không vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Thị ủy, Thị đội Thanh Hóa phổ biến mệnh lệnh, nhiệm vụ chiến đấu. Nhân dân tiểu khu Nam Ngạn, thị xă Thanh Hóa, các làng Yên Vực, Từ Quang, Nghĩa Sơn (Hoằng Hóa), nhanh chóng sơ tán ra khỏi khu vực có thể xảy ra chiến sự.

    8 giờ 45 phút ngày 3 tháng 4 năm 1965, đế quốc Mỹ cho 16 chiếc máy bay A-4 và F-8 bổ nhào đánh phá cầu Đ̣ Lèn ḥng cắt đứt tuyến đường tiếp tế và chi viện trước khi đánh vào Hàm Rồng. Trong lúc đó sử dụng lực lượng khác công kích trực tiếp các trận địa pháo cao xạ, ḥng dập tắt hỏa lực của ta.

    Hai trận địa pháo cao xạ 37 ly của đại đội 4, trung đoàn 14 sư đoàn 213 cùng dân quân các xă Hà Pḥng, Hà Lâm, Hà Ngọc, Đại Lộc, tự vệ ga Đ̣ Lèn lần đầu tiên giáp mặt với máy bay Mỹ, nhưng đă anh dũng chiến đấu bắn cháy ngay một máy bay Mỹ. Cuộc chiến đấu diễn ra mỗi lúc một quyết liệt - giữa lúc đó biên đội máy bay Mig 17 do Phạm Ngọc Lan chỉ huy gồm Phạm Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương xuất hiện. Với lối đánh táo bạo, bất ngờ, mưu trí, chỉ trong ṿng 4 phút, không quân ta đă bắn rơi tại chỗ một máy bay F-8. Đúng 9 giờ 59 phút địch buộc phải chấm dứt trận tấn công vào Đ̣ Lèn. Quân và dân ta đă bắn cháy 5 máy bay, bắt sống 1 giặc lái.

    Cùng với đánh phá Đ̣ Lèn ở phía Bắc, đế quốc Mỹ cho máy bay đánh phá cầu Đồng, cầu Đại Thủy, ga Văn Trai thuộc huyện Tĩnh Gia và cầu Cun thuộc huyện Nông Cống nhằm cắt đứt sự chi viện từ hai tuyến, cô lập cầu Hàm Rồng.

    Phán đoán cách đánh của địch nhằm cô lập Hàm Rồng để tấn công dứt điểm, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 điện cho cụm Hàm Rồng: Luôn luôn tỉnh táo, địch sẽ đánh vào Hàm Rồng, kiên quyết tiêu diệt địch bảo vệ mục tiêu.

    Đúng 13 giờ ngày 3 tháng 4 năm 1965, cuộc tấn công của địch vào Hàm Rồng bắt đầu. Từng tốp phản lực đủ các loại F-105, F-8,RF-101, liên tục lao vào đánh cầu.

    Tổ trung liên núi Ngọc do Phạm Gia Huấn, Nguyễn Văn Nghi, Trần Văn Liên lợi dụng ưu thế của địa h́nh tích cực bắn địch. Sau vài lần công kích, địch đă phát hiện ra hóa điểm lợi hại này và tổ chức phản kích lại. Ba chiến sĩ người bị thương, người bị vùi trong đất. người bị bắn ra khỏi công sự. Xạ thủ Nguyễn Văn Nghi bị thương ngất lịm trên chiến hào, tỉnh dậy lại tiếp tục chiến đấu.

    Trên các hưởng khác địch bị đánh trả dồn dập. Đại đội 1 pháo cao xạ 37 ly ở Yên Vực, đại đội 4 cao xạ 14,5 ly của tiểu đoàn 4 sư đoàn 330 ở ga Thanh Hóa và Bờ Hồ; đại đội 2 cao xạ 37 ly ở Nam Ngạn; đại đội 4 cao xạ 37 ly thuộc tiểu đoàn 14 sư đoàn 350 ở đồi 74; phân đội hải quân... cùng các trận địa của dân quân tự vệ tạo thành lưới lửa nhiều tầng, nhiều lớp đập tan mọi thủ đoạn xảo quyệt của địch.

    Để có khả năng đánh địch tốt hơn, tự vệ nhà máy điện Hàm Rồng đưa súng lên nóc nhà tầng. Anh chị em tự vệ sẵn sàng chấp nhận hy sinh để đánh địch bảo vệ mục tiêu. Mỗi chiến sĩ ở đây đều xứng đáng với tầm vóc những người anh hùng.

    Cuộc chiến đấu diễn ra khốc liệt, nhưng khắp các ngả đường khu vực Hàm Rồng - Nam Ngạn, từng tốp dân quân tự vệ tỏa đi tiếp đạn, tải thương, nhiều anh chị em chèo thuyền đưa đạn, chở pháo thủ dự bị đến từng trận địa. Các mẹ, các chị, các nhân viên mậu dịch quốc doanh tổ chức nấu nước đưa đến từng trận địa cho bộ đội và dân quân tự vệ Các em tiếp lá ngụy trang. Sư thầy Đàm Thị Xuân đến tận nơi cấp cứu điều trị thương binh.

    17 giờ 11 phút, địch phải ngừng ném bom. Ta bắn rơi 17 máy bay Mỹ. Cầu Hàm Rồng vẫn đứng hiên ngang vắt qua đôi bờ sông Mă.

    Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ty giao thông, đại diện các ban ngành, đoàn thể của Tỉnh ủy, Uỷ ban hành chính tỉnh có mặt ngay tại trận địa đông viên cán bộ, chiến sĩ. Từ Hà Nội các cơ quan Trung ương các nhà văn, nhà báo, quay phim, nhiếp ảnh... đều có mặt tại trận địa. Cả nước hướng về Hàm Rồng, động viên Hàm Rồng đánh thắng. Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thị ủy, Huyện ủy, Tỉnh đội trực tiếp tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu, xúc tiến mọi hoạt động để động viên khí thế của nhân dân toàn tỉnh. Sở chỉ huy cụm chiến đấu Hàm Rồng cùng các đồng chí trong đảng ủy chi ủy, thị đội, xă đội mở hội nghị rút kinh nghiệm và bổ sung phương án tác chiến cho hoàn chỉnh thêm. Các ngành y tế, bưu điện, lương thực v. v. . . lần lượt cử cán bộ gặp ban chỉ huy cụm nhận kế hoạch chiến đấu ngày 4.

    Thị ủy Thanh Hóa cử 500 tự vệ khỏe làm nhiệm vụ tải đạn qua sông; 200 người được đưa về phía bắc cầu Hàm Rồng san lấp hố bom, thông đường, thông xe, trên 3000 người khác làm nhiệm vụ đào đắp công sự giúp bộ đội và dân quân Nam Ngạn, Yên Vực, Đông Sơn... đỏ đèn, đỏ lửa nấu nước, chặt dừa, đốn lá ngụy trang đưa đến từng trận địa. Công nhân nhà máy điện, ḷ cao, xí nghiệp Bến Cốc, nhà máy in Ba Đ́nh lao động quên ḿnh kéo pháo, tải đạn, lau chùi vũ khí, làm công sự. Cán bộ, công nhân viên, bác sĩ ngành y tế đều hết ḷng cứu chữa thương binh. Từng đoàn xe chở đạn, kéo pháo nối đuôi nhau hối hả về Hàm Rồng. Tất cả đều sẵn sàng chiến đấu tiếp.

    Phán đoán địch tiếp tục đánh Hàm Rồng. Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị: Địch chưa đánh găy cầu Hàm Rồng, chắc chắn ngày mai chúng sẽ đánh tiếp ác liệt hơn. Phải củng cố trận địa, bổ sung thêm người và vũ khí tiếp tục chiến đấu.

    Ba đại đội 2, 4 và 5 pháo cao xạ 57 ly của trung đoàn 234 (đoàn Tam Đảo) sư đoàn 350, Bộ Tư lệnh Pḥng không - Không quân đang làm nhiệm vụ chiến đấu ở Nghệ An được lệnh gấp về Hàm Rồng.
    7 giờ 30 phút ngày 4-4-1965, nhiều tốp máy bay địch ào ạt tiến vào bầu trời Thanh Hóa. Địch phát hiện trung đoàn 234 đang trên đường từ Nghệ An ra và đến khu vực Phà Ghép, địch bổ nhào ḥng tiêu diệt lực lượng va ngăn chặn trung đoàn 234 cơ động ra Hàm Rồng.

    Nhưng ngay trong trận chiến đấu lúc 8 giờ 30 phút và 9 giờ 30 phút. 3 đại đội đă cùng dân quân các xă Hải Lĩnh, Tân Dân, Hải An, Hải Châu, Triệu Dương và dân quân hai bên bờ sông Yên đánh trả địch quyết liệt bắn rơi 3 máy bay F-105 và bắt sống một giặc lái.

    Bị thua đau ngày 3-4 và sáng 4-4 tại Phà Ghép, địch càng lồng lộn hơn. Đúng 10 giờ, nhiều tốp máy bay từ sân bay C̣ Rát (Thái Lan), sân bay Đà Nẵng, các tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 ngoài biển Đông kéo đến Hàm Rồng. Từ nhiều hướng, máy bay địch thay nhau bổ nhào dội bom ào ạt xuống khu vực Hàm Rồng. Chúng sử dụng nhiều loại bom, ném như gieo mạ vào mục tiêu, hy vọng nếu quả này không trúng, quả khác sẽ trúng. Chúng đánh liên tục, dồn dập, tốp nọ vừa bổ nhào dội bom xong. tốp khác lại từ hướng khác lao xuống ḥng làm cho các xạ thủ cao xạ và các tay súng của dân quân tự vệ không kịp đối phó.

    Ban chỉ huy cụm Hàm Rồng một mặt tăng cường lực lượng cho các trận địa chốt, mặt khác sử dụng pháo cao xạ 57 ly của đoàn Tam Đảo chặn đánh địch từ xa. Trên tết cả các hướng ngay từ lúc c̣n xa mục tiêu, chúng đă bị đánh chặn với lưới lửa pḥng không ba thứ quân, nhiều tầng, nhiều hướng ở mọi độ cao, từ xa đến gần, làm cho đội h́nh của địch rối loạn từ xa, không thể công kích mục tiêu như dự định; khi những tên ngoan cố lọt đến gần cầu lập tức bị các trận địa cao xạ trên đồi Không Tên, Ba Cây Thông, núi Ngọc, núi Rồng nổ súng chính xác.

    Hoảng hốt trước sự tấn công mănh liệt của quân ta, bọn giặc lái không c̣n cách nào khác phải vút lên cao, giữa lúc đó không quân ta lại được lệnh xuất kích. Biên đội Trần Hanh gồm Nguyễn Nam, Lê Minh Huân, Phạm Giấy được sự yểm trợ của 2 biên đội bạn, vẫn lối đánh táo bạo bất ngờ hạ liên tiếp 2 máy bay F-105.


    (Về phía ta, cả 4 phi công đều không về được đến nhà. Trần Hanh hạ cánh bắt buộc xuống khu vực đồi núi. Lê Minh Huân, Trần Nguyên Năm, Phạm Giấy mất tích (sau đó được xác nhận đă hy sinh).

    Sau 11 đợt công kích, 40 lần bổ nhào bắn phá, địch vẫn không diệt được mục tiêu. số máy bay bị bắn rơi ngày một tăng. 11 giờ trưa địch phải dừng trận đánh.

    Sau những đợt tấn công buổi sáng bị giáng trả quyết liệt, chiều lợi dụng ánh mặt trời, địch tập trung từ hướng tây nam tấn công liên tục, bổ nhào nhanh, cắt bom nhanh để tránh tổn thất. Quân và dân Hàm Rồng vẫn tỉnh táo, hiệp đồng chặt chẽ, giáng trả bằng những loạt đạn chuẩn xác làm cho lũ giặc Mỹ hốt hoảng phải ném bom bừa băi tháo chạy. 16 giờ, kết thúc các đợt tấn công của địch.

    Trong 2 ngày (3, 4 tháng 4) chứng đă bổ nhào xuống khu vực Hàm Rồng 85 lần, cắt bom phá 80 lần, ném 350 quả bom, bắn 149 quả rốc két... Với những phương tiện chiến tranh hiện đại và những tên giặc lái dày dạn kinh nghiệm; lại được chọn lọc, tập duyệt kỹ càng. Giôn-xơn muốn biến Hàm Rồng thành đống sắt vụn trong chớp nhoáng. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Hàm Rồng đă chiến thắng.

    Chiến thắng ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965 tại Hàm Rồng đă ghi vào trang sử đánh Mỹ đầu tiên của quân và dân Thanh Hóa, cũng như quân và dân cả nước. Thắng lợi đó trước hết là thắng lợi của ư chí quyết tâm đánh Mỹ, thắng lợi của quân và dân khu vực Hàm Rồng, được thể hiện bằng hành động cụ thể trong quá tŕnh nghiên cứu thủ đoạn đánh phá của địch, chủ động bố trí thế trận, dũng cảm gan dạ và sáng tạo trong cách đánh địch. Đây cũng là thắng lợi của công tác chuẩn bị chu đáo, công phu tỉ mỉ, nhận định đánh giá chính xác của các cấp lănh đạo, chỉ huy, của toàn dân và lực lượng vũ trang, cả địa phương và chủ lực tạo nên một thế trận chiến tranh nhân dân, hiệp đồng các quân chủng, chủ động đánh địch ở mọi t́nh huống.

    Thắng lợi ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965, mở đầu cho cao trào chiến đấu sản xuất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Thanh Hóa, nó đă khẳng định niềm tin đánh Mỹ và thắng Mỹ cho mỗi cán bộ, đảng viên chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân.

    Thắng lợi tại Hàm Rồng hai ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965 đă có tiếng vang lớn trên cả nước và thế giới, đă tạo cơ sở, tiền đề cho thắng lợi gịn giă trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở suốt cả giai đoạn sau tại Thanh Hóa.
    (Phạm Việt)

    Phi công hải quân tấn công cầu Hàm Rồng liên tục nhưng hàng ngàn tấn bom dường như không thể làm cầu Hàm Rồng lay chuyển. Nó vẫn đứng đó như một cột mốc biểu tượng cho niềm tự hào của Bắc Việt, một biểu tượng gây phẫn uất cho người Mỹ. Phi công hải quân đành phải bỏ đi để tấn công vào các cây cầu nhỏ hơn như cầu Cổ Chai nằm giữa Hà Nội và Thanh Hoá.


    DICK WYMAN - PHI CÔNG PHI ĐỘI 162

    Một ngày trước khi chúng tôi đến Yankee Station, ngày 8/7/1966 viên sĩ quan phụ trách phi đội F-8 đàn anh xin xếp cánh bay. Thuyền trưởng Iarrobino nghĩ sự hiện diện của những viên sĩ quan "hèn nhát” cao cấp trên tàu sẽ ảnh hưởng xấu đến kỉ luật của tàu, v́ thế ông quyết định tống ông ta xuống tàu càng nhanh càng tốt. Viên sĩ quan đó bị đưa lên một chiếc máy bay vận tải và bay về Philippin. Vô t́nh, chiếc ghế của anh ta không được cài chốt hợp lư và trong quá tŕnh máy phóng máy bay vận hành, người anh ta bị đập vào thành máy bay, đầu bị thương rất nặng. Và anh ta bị đưa vào một trạm y tế ở Philippin nơi mà, tôi tin chắc, đầu anh ta bị găm chi chít những mũi khâu và một thanh thép được gắn chặt vào đầu.

    Nhiều năm sau đó, năm 1981, khi đó tôi là sĩ quan phụ trách chỉ huy ở Pax River, chúng tôi tổ chức một cuộc tŕnh diễn không quân lớn và có ai đó giới thiệu tôi với một đô đốc từ Washington đến dự khai mạc. Trên trán của ông ấy có một vết sẹo. Tôi nói: "Thưa đô đốc, tôi chắc là tôi gặp ông ở đâu rồi đó. Để tôi nghĩ lại một lúc”.

    Mặt của ông ta đỏ ửng lên. Sau một phút, ông ấy nói: "Ồ, cậu có thể biết tôi từ hồi tôi c̣n ở trên tàu Oriskany”. Và sau đó ông ta chuyển đề tài nói chuyện. Đó chính là gă sĩ quan phụ trách ngày nào đă xin xếp cánh bay v́ không muốn bị bắn rơi trong chiến đấu lại trở thành đô đốc. Tôi tự nhủ "làm sao hệ thống quân sự của nước này lại để một hiện tượng đáng xấu hổ như thế xảy ra nhỉ". Điều làm tôi càng thêm phẫn uất là việc ông ta kể rằng ông ta từng là phi công chiến đấu và máy bay của ông ta bị đâm nên mới có vết sẹo trên trán. Tôi không kể cho ai biết câu chuyện đó là câu chuyện bịa đặt. Đó là bí mật của ngài đô đốc. Nếu như ông ta muốn giữ kín điều đó th́ tôi cũng chẳng muốn nói ra. ông ta luôn tỏ ra thân thiện và lịch sự với tôi. Và tôi biết được lí do của việc làm đó.

    Ngày 12/7/1967, tôi tham gia trận không kích đầu tiên vào vùng ven biển. Chúa ơi, tôi c̣n nhớ rơ ngày đó.Có 24 máy bay tham gia vào chiến dịch này. Phi đội 162 có 4 chúng tôi - Bellinger, Butch Verich, Rick Adams và tôi Tôi bay bên cạnh Bellinger. Chúng tôi bay lên phía Bắc và lộn lại lao xuống khu vực thành phố Hải Pḥng. Như tôi nói, đây là chuyến không kích đầu tiên của tôi và tôi đeo kính bay áp xung quanh mắt nên hạn chế tầm nh́n. Tôi chỉ bay theo cảm giác không nh́n rơ mọi vật. Đầu tôi cứ như quay tṛn, không định tâm được. Tôi c̣n nhớ những bài học lư thuyết của thời gian đó. Một trong số bài học là khi đối phương phóng tên lửa th́ bạn nên bay càng thấp càng tốt để tránh tên lửa. Đó là chỉ là bài học lư thuyết mà thôi. Nếu có ai đó kêu lên "SAM ḱa" th́ chúng tôi lượn ngay về căn cứ ngay. Thực tế nguy hiểm rất nhiều mà các bài học lư thuyết không thể trang bị cho chúng tôi những t́nh huống cụ thể để thoát khỏi những tấm lưới lửa của miền Bắc Việt Nam. Tất cả 24 chiếc máy bay bay với vận tốc 700 hải lư một giờ ở độ cao 500 feet cách mặt đất. Đúng là một sự điên rồ. V́ với vận tốc đó và ở độ cao đó th́ rất có thể máy bay sẽ đâm vào nhau, có thể lao xuống đất hoặc bị pháo pḥng không bắn hạ. Thế mà. . .

    Khi chúng tôi bay đến phía bên kia của một thung lũng nhỏ của Hải Pḥng th́ Rick dính đạn. Đó là lư do tại sao mà những năm sau đó lư thuyết bay chống SAM thay đổi hoàn toàn. Nếu bạn bay thấp để tránh SAM th́ pháo cao xạ sẽ "thịt” bạn ngay. V́ thế chúng tôi thích bay lên cao để đối đầu với SAM hơn v́ lúc đó chúng tôi mới tin tưởng vào khả năng bay của ḿnh và tính được đường bay của SAM. Dù sao đi nữa Rick đă dính đạn và Butch Verich, người vốn luôn lịch sự, phải thốt lên qua radio: "Rick, cậu phải nhảy đi. Nhảy ra đi. Toàn bộ cánh máy bay đang bốc cháy!".


    Một trận địa pháo PK chụp bằng không ảnh.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P8


    Rick trả lời: "Không đời nào? Ḿnh sẽ không nhảy dù đến khi nào nó không c̣n bay được nữa". Và nhất quyết Rick không nhảy dù. Khi anh ấy bay vọt qua hẻm núi th́ tôi nh́n thấy anh ấy. Đột nhiên tôi ấy anh ấy bung dù nhảy ra. Chúng tôi bay theo anh ấy và tôi thấy dù của anh ấy mắc vào một chiếc cây. Bellinger không biết Rick rơi xuống chỗ nào và Butch Verich cũng gặp khó khăn chỉ dẫn cho phi đội bay theo để yểm trợ cho trực thăng cứu hộ.

    "Belly - One" - tôi gọi "Belly - Two đây. Tôi dẫn đầu đây!”. Sau đó tôi nói với phi đội "Các bạn đang bay chệch hướng rồi. Hăy quay ngược lại và hướng về phía bên kia của thung lũng”. Tôi chỉ chờ Rick hạ dù. "Lượn ngay cánh xuống và Rick ở ngay phía dưới cái bạt đó". Tôi quá bận để hỗ trợ Rick nên quên không kiểm tra đồng hồ nhiên liệu. Nhiên liệu của tôi sắp hết. Tôi gọi cho Belly và lao lên chỗ chiếc máy bay tiếp tế nhiên liệu và trở về tàu Oriskany. Cả phi đội vây xung quanh Rick trên boong tàu khi anh ấy trở về, giống như một cuộc hội ngộ gia đ́nh. Anh ấy là phi công đầu tiên bị bắn rơi hai lần trên bờ biển mà vẫn được cứu thoát. Tạp chí Times đă viết một câu chuyện về sự kiện này và lực lượng không quân hải quân quyết định anh không được bay ở khu vực miền Bắc Việt Nam nữa. Sau đó th́ anh bị chuyển về nước Mỹ trong thời gian sớm nhất.

    Chúng tôi thường thực hiện một chuyến bay mệt mỏi. Không khí rất ngột ngạt. Tôi và Lloyd, bác sĩ phẫu thuật của phi đội ở chung một căn pḥng nhỏ nằm dưới sân máy bay, nằm giữa hai máy phóng máy bay. Khi máy phóng máy bay hoạt động th́ căn pḥng rung lên như có động đất. Chúng tôi kiếm được một chiếc máy điều hoà nhiệt độ và luôn cho nó chạy suốt ngày nhưng nhiệt độ thấp nhất trong pḥng là 92 độ F - ngồi trong máy bay chờ phóng đi, tôi thấy cả người ướt sũng v́ mồ hôi. Các phi công như tôi phát ớn đến tận cổ v́ hơi nóng và khí thải từ chiếc máy bay phía trước phát ra. Cho dù là trái quy định nhưng tôi phải bỏ mũ bay ra sau khi tôi đă lơ lửng trên không và lau những hạt mồ hôi đang lan xuống mắt. Người bạn sẽ bốc mùi khó chịu đến nỗi mỗi lần bay xong là bạn phải chạy ngay vào pḥng tắm nhưng nước ngọt th́ thiếu nên bạn sẽ phải tắm nước biển, v́ vậy người bạn lúc nào cũng nhớp nháp và ngứa ngáy. Tôi tắm xong và trở lại pḥng, đổ thêm ít nước ngọt vào chiếc bồn tắm nhỏ, để một chiếc khăn tắm dưới sàn nhà và trút hết quần áo ra, nhảy vào bồn nước.

    Bốn ngày sau khi Rick bị bắn rơi, Belly quyết định tập bay để bắn hạ Mig Bắc Việt đă đuổi theo phi đội ra tận biển sau khi mục tiêu ở Hải Pḥng bị bắn phá khiến cho dân chúng ở dưới mặt đất gặp một phen khiếp đảm v́ trận bom vừa rồi. Belly nói: "OK, chúng ta sẽ bay sau phi đội tiêm kích và tóm cổ bọn Mig khi chúng xuất hiện”, lúc đó có Charlie Tinker, Bellinger và tôi. Chiếc thứ 4 có lịch tham gia đội h́nh nhưng chiếc này phải hạ cánh xuống boong tàu v́ có sự cố ở động cơ. V́ thế tôi bay bên trái của Belly và Tinker bay bên phải của Belly. Khi chúng tôi bay qua một tầng mây, tôi nh́n xuống th́ phát hiện ra một chiếc Mig đang bay qua một lỗ hổng của một đám mây phía dưới.

    Tôi kêu lên: "Mig đang ở vị trí 9 giờ”.

    Tôi lao xuống qua đám mây nhưng không nh́n thấy chiếc Mig đó ở chỗ mà tôi nghĩ nó phải ở đó. Sau đó tôi nh́n quanh th́ phát hiện chiếc Mig đang bay ngay phía trước của tôi. Tôi chuẩn bị lao về phía chiếc Mig đó. Tôi kéo phanh tốc độ ra, cố gắng hạ thấp tốc độ bay v́ thế tôi không thể bay vượt lên trên chiếc Mig. Cho dù chúng tôi không biết sự xuất hiện của chiếc Mig khi tôi kêu lên nhưng Charlie Tinker nhỏm đầu lên nh́n quanh để quan sát và vô t́nh làm tuột chiếc tai nghe liên lạc nên chúng tôi không thể liên lạc qua bộ đàm. Tinker bay ngay trước mũi chiếc Mig. Tôi gào to kêu anh ấy lượn đi nhưng Tinker không nghe thấy tôi cảnh báo là có Mig và cũng không nh́n thấy chiếc Mig. Tôi mải kêu và quá hoảng sợ nên quên cả bấm c̣ khai hoả.

    Một chiếc Mig khác đột ngột xuất hiện bên phía trái của tôi và cố gắng lộn lại phía sau của tôi để nhả đạn. Tinker nh́n thấy chiếc Mig này và cắt ngang một cách diệu nghệ. Bellinger th́ bay phía sau tôi, thế là trên bầu trời có 3 chiếc máy bay của Mỹ và 2 máy bay của Bắc Việt, bay theo ṿng tṛn cố gắng nhằm vào đuôi của nhau để găm đạn. Khi chúng tôi đuổi nhau đến ṿng thứ hai th́ Belly kêu lên thất thanh: 'Tôi bị trúng đạn rồi! Tôi bị trúng đạn rồi?" Tôi khai hoả một quả tên lửa ngắrn vào một chiếc Mig nhưng lúc đó chiếc Mig đang lượn đi. Trong bốn khẩu súng trên máy bay của tôi th́ có một chiếc bị kẹt không nhả đạn được. Tôi bắn trúng ngay cánh của chiếc Mig bay phía trước của tôi, có lẽ chiếc này bị trúng một hay hai lần ǵ đó nhưng hoả lực không đủ mạnh để hạ gục nó. Sau đó tôi lượn vào mây và bay nhanh ra phía biển.

    Ra đến biển tôi nh́n thấy Belly, một phần đuôi của máy bay của ông ấy bị bắn rụng và cánh máy bay rung mạnh như sắp bị bật tung ra. Máy bay của Belly mấ tcả bộ phận thuỷ lực, điều này có nghĩa là ông ấy không thể nào hạ cánh được xuống boong tàu nên phải cố bay đến Đà Nẵng, căn cứ không quân trên mặt đất gần nhất ở miền Nam Việt Nam. Đài kiểm soát không lưu của tàu Oriskany chỉ hướng cho Belly, ông nh́n vào đồng hồ nhiên liệu và thấy đủ nhiên liệu để bay đến Đà Nẵng. Chúng tôi cách địch khoảng 50 dặm nhưng tàu Oriskany đánh điện lên và thông báo rằng họ đă phạm một sai lầm, Đà Nẵng cách xa hơn khoảng cách mà họ đă thông báo lần trước.

    "Tôi chắc không bay được đến đó đâu” Belly nói "Tôi không có đủ nhiên liệu”.

    "Tôi sẽ bỏ kính chắn gió ra và nhảy dù đây".

    ”Tôi sẽ ở lại với ông; cứ tiếp tục bay đi. Tôi chắc là sẽ t́m được ai đó ở đâu đấy ra giúp ông”. Tôi trả lời.

    Tôi gọi điện đàm cho căn cứ ở Đà Nẵng và yêu cầu có 2 chiếc trực thăng cứu nạn. Tôi rất lo lắng bởi v́ Belly sắp bung dù và tôi không nghĩ Đà Nẵng sẽ coi vấn đề của Belly là t́nh trạng cứu nạn khẩn cấp như tôi đang phải đối mặt. Bạn để một phi công nhảy xuống biển và t́m anh ta th́ giống như t́m kim dưới đáy bể. Lúc này tôi không c̣n nhiều nhiên liệu để bay ṿng ṿng yểm trợ cho Belly.

    Belly điện đàm cho tôi: "Tôi nhảy đây. Hẹn gặp lại sau nhé!".

    Ông ấy có một cú bung dù hoàn hảo. Khi Belly hướng dù bay ra biển th́ tôi nh́n thấy hai chiếc tàu của Việt Nam đang mở máy chạy về phía mà Belly sẽ tiếp nước. Tôi hạ thấp độ cao và bay vụt qua ngang mặt của hai chiếc tàu đó. Tôi nhả đạn và đuổi được một chiếc đi. Khi quay lại th́ tôi phát hiện chiếc c̣n lại đang lao về phía Belly vừa rơi xuống nước. Lúc này tôi đă bị hoả lực của hai chiếc tàu này phong tỏa để yểm trợ cho Belly. Rất may là trực thăng cứu nạn từ Đà Nẵng đă đến kịp để bốc Belly lên máy bay.

    Tôi hạ cánh xuống Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến miền Nam Việt Nam. Tôi gặp Belly và chúng tôi rủ nhau đến câu lạc bộ của các sĩ quan không quân. Tôi nói với Belly: "Tôi không nh́n thấy gă bắn ông”.

    Ông ấy trả lời: "Tôi phải quan sát cậu và không để ư phía sau”. Tôi cảm thấy ḿnh có lỗi. Nếu như tôi nhả đạn liên tục khi lao ra khỏi đám mây th́ chuyện này sẽ có một kết thúc kiểu khác. Phản ứng của tôi lúc đó không chính xác, nói đúng hơn là sai lầm, nhẽ ra tôi phải khai hoả để báo động cho Tinker c̣n hơn là việc cứ kêu gào qua bộ đàm báo động cho anh ấy mà chẳng có ích lợi ǵ.

    Ở câu lạc bộ, tôi gặp một viên phi công chiến đấu. Anh này nói: "Đêm nay đến pḥng ḿnh ngủ. Ḿnh sẽ giúp cậu thư giăn sau một ngày mệt mỏi v́ phải quần đảo với bọn Bắc Việt". Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy thấy ḿnh trần truồng, nằm sấp ở tầng dưới của một chiếc giường hai tầng. Đầu tôi ong ong cứ như nó thuộc về nơi khác chứ không thuộc về tôi. Tôi chợt nh́n thấy một cặp chân trần đang leo xuống trước giường của tôi. Khi cặp chân đó chạm đất th́ tôi nh́n thấy một cô gái. Một cô gái Việt Nam lần đầu tiên tôi nh́n thấy một cô gái Việt Nam. Cô ấy làm hầu pḥng và ban năy cô ta trang điểm ngay trên tầng hai của chiếc giường. Tôi cố gắng nói vài câu tiếng Anh nhưng cô ấy chỉ mỉm cười, không nói. Tôi thốt lên "Ôi chúa ơi? Ḿnh đang ở đâu thế này? Chuyện ǵ đang xảy ra vậy?".

    Tôi nh́n quanh để t́m bộ đồ bay của ḿnh nhưng nó không có ở trong pḥng. Ở chỗ tôi treo bộ đồ bay, có một chiếc khăn tắm và bộ đồ sĩ quan không quân. Tôi đứng dậy và đi vào pḥng tắm và xả nước. Một cảm giác thoải mái xuất hiện trong tôi. Tôi không thể rời khỏi Đà Nẵng nhanh được. Người ta nói với tôi rằng tôi phải gọi điện đến Moukey Maintain để lên kế hoạch bay nên tôi gọi điện đến trung tâm này báo rằng tôi muốn trở về Yankee Station. Sau đó tôi gặp viên phi công đêm hôm trước và anh ta cảm ơn tôi v́ bộ đồ bay của tôi. Tôi nói:"Cảm ơn tôi hả? Tôi không biết ǵ hết”.

    Anh ta nói: "Anh không nhớ là chúng ta đă đổi quần áo cho nhau đêm hôm qua hả?".

    Tôi trở lại tàu Oriskany trong bộ đồ bay của viên phi công nọ, với cảm giác kinh tởm ngập tràn trong người. Khi bước vào pḥng chuẩn bị tôi kể cho các đồng đội về việc chạm trán với không lực của Bắc Việt và chuyện tôi quên không báo động cho Tinker mà chỉ lo bắn hạ Mig. Một viên phi công đột nhiên cắt ngang lời tôi "Wyman này, cậu đang nói cái quái quỷ ǵ đó? Cậu đang đùa cợt chúng tôi đấy hả?” Bellinger vẫn chưa trở về và họ chỉ nghe chuyện từ Tinker. Viên phi công buộc tội tôi lảng tránh những chuyện vừa xảy ra bằng việc kêu Tínker ra đối chất với tôi.

    Viên phi công khó tính ấy đă có lần bỏ tôi một ḿnh trên mặt biển và tôi đă doạ sẽ dùng vũ lực với anh ta. Nguyên tắc bất di bất dịch là bạn không được bỏ bạn bay đồng hành hay chỉ huy đội bay và ngày hôm đó tôi dẫn đầu đội bay. Chúng tôi sẽ tấn công vào một số tàu của Bắc Việt gần bờ biển. Đến lúc tôi lượn ṿng để chuẩn bị khai hoả th́ không nh́n thấy anh ta đâu cả. Tôi gọi: "Cậu đang ở đâu vậy?", nhưng măi một lúc lâu anh ta mới xuất hiện. Tôi hỏi: "Cậu lạc ra ngoài biển hả?". Khi trở về tàu, tôi mắng anh ta:"Khi chúng ta bay cùng nhau trên mặt biển th́ cậu không được bỏ tôi đến khi chúng ta hoàn thành nhiệm vụ và trở về căn cứ”.

    Anh ta trả lời: "Tôi đâu có muốn dạo chơi gần bờ biển đâu”.

    Tôi quát lên: "Chúng ta là một đội tham gia không kích th́ phải luôn sát cánh với nhau chứ?".

    Sau vụ đó tôi cảm thấy không thể tin tưởng anh ta được. Tôi dần thấy ghét anh ta nhưng không bộc lộ ra. Chúng tôi ngoài mặt vẫn thường tham gia tiệc tùng với nhau thoải mái nhưng quan hệ của chúng tôi ngày càng lạnh nhạt. Tôi nghĩ anh ta cố gắng châm chọc chuyện đối đầu với bọn Mig để hạ thấp tôi. Lúc đó Belly vừa trở về và ông ta nói luôn: "Tinker này, có ngay một thằng Mig nằm ngay sau mông của cậu chuẩn bị sút cậu đó”.

    Tinker nói: "Vậy mà sao tôi không biết vậy!" Anh ấy công nhận việc anh ta vô t́nh làm tuột tai phôn nên không nghe thấy bất kỳ một cuộc liên lạc qua điện đàm nào.

    Bellinger la lối om ṣm về việc bị trúng đạn, nhưng ông ấy không đổ lỗi cho tôi và Tinker. Belly không có vấn đề cái "tôi" về bất kỳ lỗi lầm nào của ông ấy. Ông ấy rất cởi mở và không thù ghét ai. Tôi thấy ḿnh phải bảo vệ ông ấy, giúp ông ấy vượt qua những khó khăn và ông ấy cũng thấy cần phải bảo vệ tôi. Trong bản báo cáo năng lực bay của tôi, sau khi tôi đâm nát máy bay và ông ta bảo tôi nên bỏ nghề bay đi làm kẻ bán giày, Belly đă có những lời nhận xét khuyến khích và công nhận tôi là phi công giỏi nhất mà ông ấy từng biết. Đó là con người của Belly.

    Tôi tin rằng Belly coi ông ấy là người cuối cùng của thế hệ phi công chiến đấu cũ, một gă cowboy bị cô lập với những chuyến tàu và đoàn xe, trong trường hợp của ông ấy là bị cô lập bởi những chiếc máy tính và những quả roeket. Ở trên tàu Oriskany, ông ấy là người được mọi người kính trọng. Ông ấy thường làm những việc mà người ta chẳng bao giờ nghĩ sĩ quan ở vị trí của ông lại làm, những việc tự phát, không bị ảnh hưởng hay bị tác động bởi những vấn đề thuộc về chức vụ. Phi đội của tôi nổi danh với việc không quan tâm đến mọi việc xảy ra và đó là điều Beuinger muốn. Tôi nghĩ thuyền trưởng John Iarrobino yêu quư Belly và nhận ra rằng mỗi khi ông ta có khuyết điểm th́ ông ta đưa ra trước phi đội để sửa chữa mà không có một lời phàn nàn nào và nhất là khi chúng tôi phải đối mặt với những t́nh huống khó khăn của cuộc chiến tranh ở Việt Nam th́ việc sửa chữa lỗi lầm sẽ làm cho con người thêm tự tin trong mỗi lần xuất kích.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P9



    Ngày 19/7/1966, thuyền trưởng John Iarrobino đứng trên boong chỉ huy nằm ngay bên cạnh chiếc cầu, về phía bên phải, nơi mà ông chỉ đạo việc tàu Oriskany tiếp cận tàu tiếp tế đạn dược. Ông nói qua điện đàm liên lạc nội bộ nối với nhân viên trực tiếp thực hiện "Quay 1-4-1" và nhân viên thực hiện nhắc lại "Quay 1-4-1”. Thuyền trưởng Iarrobino vẫn quan sát tàu Gidrojon, tàu kéo lưới của Nga đang hướng về phía ông ở đằng xa. Một chiếc tàu hộ tống của hạm đội 7 được giao nhiệm vụ theo dơi động tĩnh của tàu Gidrojon phản ứng nhanh chóng và bắt đầu việc ngăn chặn tàu Gidrojon. Trong trường hợp tàu hộ tống không hoàn thành được nhiệm vụ th́ Iarrobino sẽ ra lệnh hai tàu khu trục đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra tham gia hỗ trợ ngăn cản đường tiến của chiếc tàu Nga.

    Thuyền trưởng nói lại "Quay 1-4-1". Sau khi nhân viên thực hiện nhắc lại lời của ông th́ thuyền trưởng ra lệnh:. "Dừng tất cả máy lại”. Khi tàu Oriskany tiến chầm chậm vào vị trí đă định trước th́ ông lại ra lệnh "lùi lại 2/3" làm giảm quán tính của tàu và để đưa tàu vào vị trí song song với tàu chở đạn.

    Một thuỷ thủ của tàu Oriskany dùng một khẩu súng giống như súng săn bắn một chiếc dây cáp sang tàu tiếp viện. Sau đó những chiếc dây cáp nặng hơn được bắn vào chiếc dây cáp nhẹ đó để kéo giữa hai chiếc tàu. Một sợi dây được một thuỷ thủ treo lên cao có những chiếc cờ nhiều màu sắc bay phấp phới, mỗi lá cờ thể hiện một khoảng cách khác nhau. Thuyền trưởng Iarrobino thích giữ khoảng cách tàu Oriskany nằm giữa màu vàng và màu trắng, để một khoảng cách từ 100 feet đến 120 feet giữa hai chiếc tàu. Ông điều chỉnh tốc độ tiến về phía trước để bắt kịp tốc độ của chiếc tàu kia.

    Quá tŕnh chuyển đạn dược diễn ra trong gần một tiếng, thời gian đủ để tàu Gidrojon tiến đến khu vực hai tàu đang chuyển đạn. Giống như các thuyền trưởng của tàu chiến Mỹ khác ở Yankee Station, Iarrobino không tin là những thuỷ thủ quá liều lĩnh và dại dột để đâm vào một chiếc tàu của hải quân Mỹ hoặc tiến vào vị trí để bị tàu Mỹ đâm phải. Có khả năng là tàu Gidrojon đang cố gắng gây áp lực để tàu hàng không mẫu hạm Oriskany đâm vào tàu tiếp viện. Iarrobino quan sát khi thuỷ thủ đoàn của tàu Oriskany đang nối 4 sợi dây cáp to và nặng để cột hai chiếc tàu với nhau. Những sợi dây đó giống như các đường ray để các chiếc ṛng rọc được kéo qua kéo lại giữa hai chiếc tàu để chuyển những chiếc thùng chở đầy bom, tên lửa và đạn súng. Thức ăn và nhiên liệu cũng được chuyển đến các tàu đang hoạt động ở Yankee Station theo cách như vậy.


    Tàu Oriskany đang nhận tiếp tế.

    Thêm một lần nữa, cho dù người Nga có coi việc này quan trọng hay không, họ vẫn bị ép buộc phải từ bỏ nỗ lực tiến gần đến chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ. Chiếc tàu hộ tống của Mỹ theo sát chiếc tàu của Nga, lănh trách nhiệm đuổi chiếc tàu Nga ra khỏi khu vực hod của tàu Oriskany. Sau đoạn đường bị truy đuổi, dài 12 dặm, trong 73 phút, tàu Gidrojon kéo 2 hồi c̣i to ngắt quăng, giảm tốc độ và cách xa dần tàu Oriskany và chỉ lọc được những đợt sóng từ tàu Oriskany xem có giá trị thông tin t́nh báo nào không. Thuyền trưởng Iarrobino, không thèm bận tâm đến chiếc tàu kéo lưới của Nga nữa, quay lại công việc chuẩn bị cho những chuyến xuất kích sắp tới của chiếc máy bay chiến đấu.

    Thuyền trưởng Iarrobion thích nhất tốc độ gió khoảng 35 hải lư thổi qua sân bay trên boong tàu khi tàu Oriskany chuẩn bị phóng những chiếc máy bay đó và đón những chuyến hạ cánh của chúng. Ông đă dành hầu hết thời gian của ḿnh ở vịnh Bắc Bộ này thực hiện công việc mà ông gọi là "tính tốc độ gió”. Điều đặc biệt của khu vực biển này là mặt biển trở nên tĩnh lặng như gương ở những thời điểm bất ngờ. Tàu Oriskany có thể tiến vào khu vực gió thổi với tốc độ 31 hải lư v́ vậy ông cần thêm 4 hải lư nữa để thấy được sự khác biệt. Tàu Oriskany đảo qua đảo lại để t́m được hướng gió lư tưởng. Đôi khi, khi tàu đón máy bay sau một cuộc không kích hạ cánh phải chạy về hướng biển của Bắc Việt thuyền trưởng Iarrobino sợ rằng tàu của ông phải cập bờ biển Hải Pḥng hoặc Quảng Ninh cũng không gặp được hướng gió thích hợp. Nhưng sáng nay, ông phải thực hiện một sự thay đổi phương hướng – quay một ṿng 160 độ để t́m kiếm cái mà tàu của ông đang cần.

    Phía dưới boong tàu, trong khoang vũ khí, những thuỷ thủ trẻ có thể cảm thấy chiếc tàu đang chuyển hướng để t́m hướng gió và họ bắt đầu thực hiện côngviệc của ḿnh. Loại bom được sử dụng nhiều nhất là Mark 82 nặng 500 pound. Những quả bom màu xanh oliu được đặt trong pḥng chứa bom chống lửa mà không có đuôi bom để tiết kiệm không gian. Những thuỷ thủ chuyển bom từ pḥng chứa bom ra khu vực lắp ráp ở ngay dưới boong tàu nơi những chiếc đuôi bom được lắp và được đưa vào thang máy chuyển lên boong trên để lắp vào máy bay. Ở trên boong, nằm về phía bên phải hướng về phía ḥn đảo và cách xa đường băng mà trong trường hợp bị đâm th́ máy bay thường hạ cánh xuống đó, người ta đặt bom vào một khu vực chứa bom tạm thời mà thường được gọi là trang trại bom. Bom được lắp vào máy bay ở phía sau của đường băng trước khi phi công lên máy bay. Sĩ quan quân nhu của tàu đích thân cắm những ng̣i nổ vào những quả bom khi bom đă được chất lên máy bay, đảm bảo rằng bom đă được đặt đúng vị trí.


    Bom MK 82


    Ng̣i nổ của bom gồm có một chiếc cánh quạt nhỏ gắn chặt với một dây dẫn. Dây dẫn này được luồn qua ngăn chứa bom và dưới một cuộn dây đồng để quấn tua bin. Khi phi công bấm vào công tắc trong buồng lái th́ cuộn dây đồng hoạt động như một chiếc nam châm và dính chặt dây dẫn vào khoang chứa quả bom. Sau đó khi thực hiện nhiệm vụ, phi công bấm nút thả bom trên cần lái, vỏ đạn và đẩy sẽ nổ và đẩy bom ra khỏi khoang chứa bom, kéo mạnh dây dẫn đă bám chặt vào ng̣i nổ do tác động của cuộn dây đồng, việc này sẽ tác động làm cho cánh quạt nhỏ hoạt động. Sau một số lần hoạt động của cánh quạt được tính trước, dây dẫn cháy hết và bom sẽ nổ ở một độ cao nào đó trên mặt đất, hoặc khi tiếp xúc với mặt đất hoặc sau một thời gian nào đó khi chạm đất. Nếu phi công không bấm vào nút kích hoạt dây ra khỏi ng̣i nổ, cánh quạt không quay và quả bom sẽ không nổ. Điều này tạo điều kiện cho phi công lựa chọn trút bom xuống một nơi nào đó một cách an toàn để chạy trốn khi rơi vào t́nh huống bị truy đuổi hay bị trục trặc máy móc. Để chắc chắn bom không vô t́nh rơi ra khỏi khoang chứa bom lúc máy bay vẫn c̣n trên tàu, người ta đă lắp một chốt an toàn vào trong khoang chứa bom. Sau khi phi công đă vào máy phóng máy bay để chuẩn bị xuất phát, anh ta phải đưa hai tay lên trên trời để nói rằng tay anh ta không chạm vào nút khởi động bom ở cần lái. Chỉ khi đó, vào phút cuối cùng người ta mới tháo chốt an toàn ra khỏi khoang chứa bom.

    Những thùng đạn 20mm và tên lửa lắp vào bên cánh máy bay được xếp thành đống không xa chỗ để bom trên boong tàu. Để chống những tai nạn có thể xảy ra khi đống đạn và tên lửa đó có thể bị phát nổ bởi năng lượng điện từ, người ta đặt cả thiết bị bảo vệ xung quanh khu vực đó. Tàu Oriskany được coi là thùng thuốc súng dễ bùng nổ. Các quy định an toàn thường bị bỏ qua để thực hiện những nhiệm vụ tiếp nhận vũ khí nặng nề do Washington giao phó. Do đó chỉ cần một mồi lửa vô t́nh phát ra th́ con tàu này sẽ gặp phải tai hoạ lớn.

    Sĩ quan chỉ huy bay đă tự bổ nhiệm ḿnh vai tṛ tổng chỉ huy nhóm phi công tấn công vào cầu Cổ Chai. Trước đó, ông đă cho gọi họp các sĩ quan phụ tá xung quanh một chiếc bàn trên đó có những chiếc bản đồ, biểu đồ và những tấm ảnh kích thước 8 x 10 cm về chiếc cầu Cổ Chai. Họ đang thảo luận để phác thảo kế hoạch tấn công vào đây. Họ xem xét tất cả mọi thứ: vị trí của mặt trời, vị trí pháo pḥng không và tên lửa, số lượng máy bay tham gia cuộc không kích và những quy định loại vũ khí sẽ sử dụng, khi họ đề ra phương hướng và cách thức mà các phi công của Oriskany sẽ thực hiện để ném bom phá sập cây cầu.

    Khi Cal Swanson vào pḥng thảo luận việc thực hiện cuộc không kích vào lúc 9h45 sáng, anh cảm thấy một sự căng thẳng bao trùm cả căn pḥng. Có rất ít những câu chuyện vui đùa giữa các phi công đến từ những phi đội khác nhau. Chiến dịch không kích này rất lớn, pḥng họp chất nhiều những chiếc ghế đẩu. Trong pḥng chuẩn bị này, chẳng viên phi công nào cảm nhận được sự thoải mái giống như những lúc họ luyện tập các kế hoạch không kích xong và đến đây để vui đùa. Những bức ảnh về mục tiêu đă bị đánh phá hoặc sẽ bị tấn công đều được dính hết lên tường. Những bức ảnh về h́nh dạng của máy bay của Bắc Việt đều được đưa ra cho các phi công xem. Ngoài ra c̣n có những chi tiết về tầm bắn của 5 loại pháo pḥng không và một bản miêu tả chi tiết về tên lửa SAM 2 được in chi tiết và phát cho mỗi viên phi công nghiên cứu. Trên các bản đồ trên tường có đánh dấu những trạm kiểm soát cho phép phi công trao đổi điện đàm.

    Đúng 10 giờ sáng, chỉ huy nhóm không kích đứng dậy và nói: "OK, mọi người đă có mặt đầy đủ chưa?"Anh thông báo điều mà tất cả mọi người đă biết. Cuộc không kích này nhằm vào cầu Cổ Chai, nằm ngoài thị trấn Phủ Lư, sau đó anh nói qua về t́nh h́nh thời tiết cho các phi công biết với những số liệu mới nhất chụp từ vệ tinh. Thời tiết có nhiều mây là điều mà các phi công đều thích. Yếu tố nhiệt độ cũng quan trọng. Một ngày nóng gay gắt có thể ảnh hưởng trọng lượng bay lớn nhất và hạn chế số lượng bom mang theo. Nếu có gió thổi qua khu vực mục tiêu th́ phi công phải lượn qua khu vực đó rồi sau đó ṿng lại để thực hiện quá tŕnh không kích. Các phi công phải ghi nhớ mọi thứ và nhiệm vụ tấn công trước khi cất cánh. cuối buổi thảo luận, những phi công A-4 được đưa một bản đánh giá trong đó có ghi một loạt những sự thay đổi của độ dày đặc tương đối của không khí, nhiệt độ và độ ẩm không khí, những yếu tố này c̣n phải có để đảm bảo để sử dụng máy tính trên máy bay nhằm điều khiển việc cắt bom. Và người chỉ huy kết thúc buổi họp bằng việc dặn ḍ "Đối với các phi công F-8, bản đánh giá NFT của các cậu là 28".



    Tấn công cầu Cổ Chai - ảnh chụp từ máy bay A-4.

    Đột nhiên căn pḥng im lặng một vài giây. Một viên phi công F-8 giơ tay lên và nói: "Này, bản đánh giá NFT có nghĩa là ǵ? Tôi chưa nghe thấy điều này bao giờ".

    “Đó không phải là thứ chết tiệt đâu?".

    Căn pḥng vỡ oà trong tiếng cười bởi v́ câu nói bất ngờ đó, làm cho không khí căng thẳng tan biến.

    Tiếp theo đó là công việc của nhân viên t́nh báo cung cấp thông tin về cuộc không kích sắp tới. Những khu vực tên lửa được đánh số và được thể hiện trên tấm bản đồ được trải ra trên tấm bảng trong pḥng. Nhân viên này nói: "Chúng ta là ṿng khu vực tên lửa số 47 sẽ tung hoả lực mạnh vào ngày hôm nay”. Lời nhận xét của anh ta không gây ấn tượng ǵ với những phi công. Họ sẽ bị hoả lực của lưới pḥng không của Bắc Việt bao vây và có thể bị bắn hạ. Điều mà nhân viên t́nh báo không thể thông báo cho họ là, bởi v́ anh ta không biết, có bao nhiêu khu vực SAM di động sẽ hoạt động trong cuộc không kích này. Anh ta nhấn mạnh những mục tiêu mà lực lượng không quân sẽ phải tập trung tấn công và những tuyến đường bay mà các phi công phải đi theo. Anh ta cũng đưa ra một bản thông báo chi tiết về những trận đánh chính đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam. Anh ta cảnh báo: "Hăy quan sát máy bay của uỷ ban kiểm soát không lưu quốc tế. Đừng để họ bắt gặp và cũng đừng bắn hạ nó". Máy bay của Uỷ ban Kiểm soát không lưu quốc tế, một sai lầm sót lại của Hiệp định Geneva 1954, thường thực hiện những chuyến bay từ Campuchia và Lào đến Hà Nội, chở những nhà ngoại giao và ngày càng nhiều những nhà hoạt động chống chiến tranh đến từ Mỹ. Lời cảnh báo đó làm xuất hiện những kiểu cười chế nhạo trên môi của các phi công. Nhân viên t́nh báo kết thúc công việc của ḿnh bằng việc đưa ra mật khẩu cứu nạn khẩn cấp cho các phi công khi tham gia cuộc không kích lần này. Nếu họ bị trúng đạn, th́ họ phải sử dụng mật khẩu để khẳng định họ là phi công của Mỹ kêu cứu chứ không phải máy bay của Bắc Việt lợi dụng những lời trao đổi trên điện đàm để lùa thêm máy bay Mỹ vào bẫy. Tuy nhiên, họ vẫn chưa phát hiện ra cách để ngăn chặn Bắc Việt sử dụng hệ thống phát tín hiệu khẩn cấp bằng radỉo tự động, để lừa máy bay Mỹ vào trận địa pháo pḥng không.

    Nhân viên t́nh báo ngồi xuống và chỉ huy nhóm không kích đứng dậy thực hiện nhiệm vụ của ḿnh. Trong pḥng lại bị bao trùm một sự im lặng và chú ư đến nặng người. Anh ta phải theo dơi cuộc không kích từ lúc các phi công lên máy bay, xuất kích cho đến khi họ trở về tàu Oriskany.

    "Các phi công của phi đội 162 sẽ bay ở độ cao 12.000 feet, phi công của phi đội 111 sẽ bay ở độ cao 15.000 feet”. Người chỉ huy nói: "Ngay sau khi máy bay A-4 kết thúc việc tiếp nhiên liệu, các nhóm không kích sẽ tiến vào bờ biển.. Khi đó chúng ta sẽ đồng loạt bay ở độ cao 20.000 feet duy tŕ độ cao đó và tăng tốc lên một chút để đến mục tiêu. Khi chúng ta bay qua các ḥn đảo nằm ở phía đông bắc của Hải Pḥng, làm một cú chấn động để cho Bắc Việt phải suy đoán cho đến phút cuối cùng”.

    "Chúng ta sẽ hạ thấp xuống ở độ cao 14.000 feet khoảng 5 phút trước khi bay đi, tôi sẽ đưa ra tín hiệu để bật các thiết bị điện tử của các anh lên. Khi cách băi biển 5 dặm th́ hăy bay chọn vị trí để tránh phát hiện và lúc đó hăy bay cao lên. Nhưng không cần thiết phải chạy trốn khỏi SAM cho đến khi bạn nh́n thấy chúng. Không lâu sau khi chúng ta vượt qua đường bờ biển th́ sẽ đến khu vực mục tiêu. Bất kỳ ai nhận ra nó đầu tiên th́ hăy nói rơ tên của ḿnh cho trung tâm và đồng đội và xác định vị trí của mục tiêu”.

    "Khi chúng ta đă nh́n thấy mục tiêu, tôi sẽ yêu cầu bộ phận triệt phá pháo pḥng không tách khỏi đội h́nh bay. Lúc này tôi muốn các cậu F-8 hăy tăng tốc và dẫn đầu đội h́nh tấn công các trận địa pháo pḥng không. Tôi cũng sẽ kiểm tra lần cuối để khởi động mọi nút kiềm soát vũ khí trên máy bay của các cậu. Chúng ta sẽ lần lượt lao vào những mục tiêu như tôi đang thể hiện trên bản đồ này”.

    "Khi chúng ta lao đến mục tiêu, những máy bay chiến đấu sẽ bay qua phía tây để hỗ trợ trong trường hợp Mig xuất hiện. Các cậu A-4 sau khi trút bom xuống mục tiêu th́ bay ngay ra phía biển. Chúng ta không có nhiều thời gian và cơ hội không bao giờ xuất hiện hai lần đâu. Khi bay ra đến biển th́ chỉ huy mỗi phi đội sẽ thông báo điện đàm và tôi sẽ kiểm tra để chắc chắn mọi người trở về an toàn".

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P10


    Sau đó chỉ huy nhóm không kích cho biết vị trí máy bay tiếp tế nhiên liệu và máy bay lên thẳng t́m kiếm cứu nạn. Máy bay tiếp tế nhiên liệu chở đầy nhiên liệu bay ṿng ṿng ngoài bờ biển. Nếu có viên phi công nào đó bị bắn hạ th́ đồng đội của anh ta sẽ cố gắng xác định vị trí của anh ta, trong khi các máy bay khác bay đến máy bay chở nhiên liệu để bơm nhiên liệu và quay lại để yểm trợ cho phí cơ cứu nạn. Sẽ có một chiếc tàu khu trục tuần tra ngoài bờ biển tham gia nỗ lực cứu nạn.

    11 giờ đúng, buổi họp chính kết thúc. Các phi công trở lại các pḥng chuẩn bị của ḿnh để chỉ huy trưởng của mỗi phi đội trao đổi một số điều với những phi công tham gia chiến dịch không kích. Cal Swanson quyết định trong 6 máy bay của phi đội anh tham gia chiến dịch này sẽ có 2 máy bay có nhiệm vụ đối đầu với Mig trong khi đó 4 chiếc c̣n lại sẽ quần đảo và phá nát trận địa pháo pḥng không bố trí xung quanh cây cầu. Họ quan sát các bức ảnh và xác định vị trí trận địa pháo. Swanson giao nhiệm vụ cho từng máy bay thực hiện nhiệm vụ làm "tắt lửa" một khẩu pháo cụ thể nào ñoù. Thông tin về các trận địa pháo khá cụ thể và mang tính chuyên môn. Swanson c̣n đọc các thông số nhiên liệu cần thiết cho mỗi trường hợp thời tiết xấu, số liệu định hướng của tàu và vị trí của tàu sau cuộc không kích kết thúc.

    Jim Nunn kiểm tra đi kiểm tra lại các dụng cụ của ḿnh. Đến lần thứ 3, Jim kiểm tra khẩu súng lục 38 của ḿnh th́ thấy thiếu một viên đạn. Ở tuổi 23, Jim Nunn là phi công trẻ nhất ở trên tàu Oriskany. Cậu cao 6 feet 4 inh, nặng 159 pound. Cậu sinh ra ở Hall, Tennessce, cách Memphis 50 dặm. Cha cậu là một ông chủ nhà băng. Khi c̣n học trung học, cậu nộp đơn vào West Point, Annapolis và Học viện Không quân và đă được cả 3 nơi này chấp nhận. Cậu quyết định Annapolis là trường dạy kiến thức tốt nhất và cậu vào học ở Học viện Hải quân. Trong suốt 4 năm ở đây, cậu luôn ở trong đội hùng biện của trường và luôn đứng đầu trong lớp phi công. Đó là những điều mà cuộc sống dành cho Jim. Mọi thứ cứ tự nhiên đến với cậu. Bây giờ cậu chuẩn bị tham gia chuyến không kích đầu tiên vào miền Bắc Việt Nam và bay cạnh Cal Swanson; cậu cảm thấy một nỗi sợ hăi vô h́nh.

    Cal Swanson bắt đầu chuẩn bị cho chuyến bay. Đầu tiên là phải mặc bộ đồ G được thiết kế để bù lại sức kéo của lực hấp dẫn. Trong lúc bay, các phi công đều phải chịu một trọng lực b́nh thường. Khi phi công lượn, lao bổ xuống hoặc bay lên cao, lực hút của trọng lực sẽ tăng lên, hạn chế sự lưu thông máu từ đầu xuống các bộ phận khác, sẽ gây cho phi công mất cảm giác, mất sự tỉnh táo khi thiếu oxy nếu không được kiểm tra bởi bộ đồ G. Những bao cao su nhỏ được khâu vào bộ đồ G; những bao nhỏ cao su nằm ngang bụng, trước và sau đùi và bắp chân. Bộ đồ này được nối với một nguồn không khí nén bằng một chiếc ống dài. Khi trọng lực tăng lên, th́ những bao cao su nhỏ đó sẽ phồng lên và giúp cho máu của phi công vẫn lưu thông b́nh thường và oxy dẫn đến năo được lưu thông. Bộ đồ G, thường sơn màu xanh của rừng, bó sát người. Sau khi bộ đồ bay mặc đè lên bộ đồ G, trông phi công cao lêu nghêu và bước đi nặng nề và chậm chạp. Bộ đồ bay, gắn phi công vào ghế đẩy, được thít rất chặt và chứa bộ đồ hộ thân nổi, một chiếc ṿng cao su xẹp có thể phồng lên khi có CO2 bơm vào. Bộ đồ cứu hộ mặc trùm lên bộ đồ bay; bộ đồ này mang đủ thứ từ những chiếc băng keo đến những viên thuốc nước nguyên chất và nặng khoảng 20 pound. Thiết bị radio phát tín hiệu được bật tự động khi phi công nhảy dù là thiết bị quan trọng nhất của bộ đồ cứu hộ và Cal Swanson kiểm tra để biết chắc nguồn pin PRC-63 vẫn hoạt động tốt.


    Phi công HQ Mỹ.

    Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các phi công được chỉ định lái máy bay riêng của ḿnh nhưng phi công của phi đội 162 lái bất kỳ chiếc máy bay nào có ở trên đường băng trên tàu. Phi đội có 12 chiếc F-8. Thường th́ luôn có 10 chiếc ở trên boong tàu, trong khi 2 chiếc c̣n lại ở vịnh Subic để kiểm tra sự ăn ṃn của hơi nước biển hoặc bảo dưỡng định kỳ. Chỉ có đội trưởng, một viên trung sĩ được sử dụng riêng một chiếc máy bay và luôn yêu cầu máy bay luôn được bảo dưỡng và lau chùi sạch sẽ. Vài phút trước khi phi công lên máy bay, đội trưởng sẽ ngồi vào khoang lái của F-8 giống như gà mẹ, quan sát các nhân viên bảo dưỡng chạy qua chạy lại kiểm tra tất cả các thiết bị và hệ thống. Sau chuyến không kích Cal sẽ phải viết một bản đánh giá nhận xét công việc của viên đội trưởng có thực hiện công việc của ḿnh tốt hay không.

    Việc yêu cầu các phi công chuẩn bị lên máy bay thường diễn ra trước giờ cất cánh 30 phút. Nhưng hôm nay v́ có 37 máy bay tham gia chiến dịch nên việc thông báo chuẩn bị diễn ra trước 40 phút. Pḥng chuẩn bị số 4 nằm ngay cạnh chiếc thang máy chở lên ngay boong tàu. Cal Swanson và Jim Nunn chỉ mất có 3 phút để chạy đến bên chiếc máy của ḿnh. Sau khi mặc xong bộ đồ bay, họ kiểm tra lại danh sách kiểm tra để chắc chắn tất cả các hệ thống đều hoạt động được. Sân bay trên boong tàu vẫn khá yên tĩnh.

    11h40, chỉ huy đài không lưu nói vọng qua loa từ đài quan sát không lưu: "Tất cả phi công thắt chặt dây an toàn và kiểm tra lại lần cuối tất cả các hệ thống”. Sau khi cho các phi công một khoảng thời gian để thực hiện thao tác cuối cùng, viên chỉ huy này nói to vọng qua hệ thống loa "Khởi động động cơ”. Tiếng khởi động vang lên ŕ ŕ và động cơ phản lực nhỏ gắn vào máy bay được bật lên đến khi ḍng nhiên liệu đạt đến một mức nào đó th́ máy bay, sau khi động cơ đă được khởi động và nhiên liệu được bơm đầy, bắt đầu chế độ chạy không tải phả ra nhưng hơi nóng từ khí thải và tạo ra âm thanh ồn đến nhức tai.

    11h 53 - 7 phút trước khi cất cánh, một chiếc máy bay chạy chậm chậm đến một chiếc máy phóng máy bay. Chiếc máy bay được gắn với chiếc máy phóng chạy trơn tru dọc theo đường băng bằng một dây cáp kéo ở phía trước và một dây cáp giữ ở phía sau. Để sẵn sàng bay đi, phi công kéo mạnh cần lái về phía trước đến mức tối đa và chiếc máy bay nhấc bổng đầu lên và rung bần bật, giống như con thú hoang đang cố gắng giật tung mọi thứ bó buộc nó. Dây cáp giữ được chế tạo có độ giăn cần thiết để giữ máy bay khi đạt tốc độ tối đa và được thiết kế bung ra lập tức khi chiếc máy phóng máy bay mở máy phóng máy bay đi. Dây cáp kéo buộc vào phía sau mũi cánh máy bay của F-8, và tuột ra khi chiếc máy phóng đi đến hết đường ray và máy bay phóng ra khỏi tàu và cất cánh.


    Phóng máy bay.

    Khi Cal Swanson và Jim Nunn điều khiển máy bay vào máy phóng th́ những phi công của phi đội 162 không tham gia cuộc không kích tập trung tại pḥng chuẩn bị để quan sát máy bay cất cánh, nghe các cuộc liên lạc điện đàm khi cuộc tấn công bắt đầu. Trung tâm kiểm soát chiến thuật của tàu Oriskany, pḥng chiến tranh của tàu, nằm ngay cạnh pḥng chuẩn bị số 4 nên rất thuận lợi cho chỉ huy Beuinger, Dick Wyman, Black Mac, Rick Adams và những người khác có thể theo dơi trận không kích. Pḥng chiến tranh là một căn pḥng lớn, ánh sáng lờ mờ để các kỹ thuật viên có thể nh́n rơ hơn những phạm vi hoạt động của radar và hộp điện tử, những thiết bị này chiếm hầu hết không gian của căn pḥng. Phía sau chiếc bảng nhựa trong suốt đặt xung quanh pḥng là những thuỷ thủ có thể viết ngược nhanh như chúng ta viết b́nh thường bằng bút ch́ nhựa để tất cả những thông tin mà họ ghi lại được như: t́nh trạng nhiên liệu, tín hiệu gọi nhau của các phi công, vị trí của máy bay trong từng nhóm tham gia không kích - đều được hiện ngay ra và những sĩ quan đứng ngay trước những chiếc bảng đó đọc ngay được. Một viên sĩ quan được giao nhiệm vụ theo dơi t́nh trạng nhiên liệu của một chiếc máy bay. Trong trường hợp có một chuyến hạ cánh bị hoăn, th́ viên sĩ quan có thể nh́n ngay lên trên chiếc bảng và quyết định xem chiếc máy bay mà anh ta phụ trách theo dơi có cần phải tiếp thêm nhiên liệu từ chiếc máy bay chở nhiên liệu ở gần đó và sau đó đưa ra những chỉ dẫn chính xác.

    Bên cạnh một cuộc trao đổi bằng điện đàm ngắn gọn để xem những chiếc hộp đen có hoạt động tốt không, các viên phi công phải giữ yên lặng đến khi họ tiến đến bờ biển. "Hộp đen" là tên quen thuộc của hộp số điện tử tối mật có thể giúp máy bay tránh được tên lửa. Để đảm bảo an toàn trong trường hợp họ bị bắn rơi, phi công biết được những nguyên lư chứ không biết cấu tạo của chiếc hộp chống SAM này hoạt động như thế nào. Khi chiếc hộp được bật lên, phi công nghe thấy những âm thanh điện tử khác nhau giống như có con ong bay trong tai phone báo hiệu những giai đoạn khác nhau của trận địa SAM phải trải qua khi chuẩn bị khai hoả tên lửa hoặc là sử dụng hệ thống radar để xác định máy bay hoặc tên lửa chuẩn bị phóng đi. Người Mỹ có những cách thức gây khó khăn về mặt kỹ thuật điện tử nhằm phá sóng khu vực có hệ thống tên lửa được bố trí, làm hỏng hệ thống dẫn đường tự động bằng máy tính. Việc này khiến cho bộ đội Bắc Việt phải nhằm bắn tên lửa bằng tay. Có hai lính kỹ thuật của Bắc Việt thực hiện nhiệm vụ nhắm mục tiêu một người xác định toạ độ c̣n người c̣n lại xác định độ cao. Điều này diễn ra chậm hơn rất nhiều so với hệ thống xác định tự động của SAM và giúp cho phi công Mỹ có thời gian để tránh tên lửa nếu như họ phát hiện chúng đúng lúc.

    Hôm nay là một ngày đẹp trời. Trời quang, tầm nh́n xa khoảng 10 dặm. Jim Nunn bị mê hoặc bởi cảnh đẹp của những ḥn đảo nằm về phía Tây Bắc của Hải Pḥng. Cậu nghĩ đây là cảnh đẹp nhất trên thế giới. Những vách đá vôi mọc lên từ những ḥn đảo nhỏ và mỗi ḥn đảo đều có một băi biển h́nh ṿng cung. Cậu tưởng tượng có thể sở hữu được một trong những ḥn đảo đó dựng một ngôi nhà nghỉ lưng dựa vào vách đá, nh́n thẳng ra băi biển với một sự tinh khiết đến lạ kỳ.

    Nunn bị đánh thức khỏi sự mơ màng hạnh phúc đó bằng một cảm giác có chuyện ǵ xấu đang xảy ra. Nhóm không kích đă vượt qua bờ biển và tiến nhanh về hướng mục tiêu. Với tốc độ bay hiện tại, 7 dặm/phút, th́ trưởng nhóm không kích nhẽ ra phải nh́n thấy mục tiêu rồi và ra tín hiệu cho đồng đội, vậy mà chẳng thấy anh ta thông báo ǵ cả. Ở khu vực đó có nhiều mây, sương mù rải rác khiến việc quan sát mặt đất ở một góc nào đó rất khó khăn và Nunn, cũng như các phi công trong nhóm không kích nghi ngờ rằng, bên cạnh không phải là phi công giỏi nhất trên tàu cách của trưởng nhóm không kích đang bị biểu hiện kém đi. Anh ta không phải Jim Stockdale.

    Viên chỉ huy nhóm không kích gọi mọi người: "Có ai nh́n thấy cái mục tiêu chết tiệt đó không nhỉ?" . Những lời nói bất lịch sự đó rất hiếm khi nghe thấy trong các cuộc điện đàm liên lạc mà những lời nói lịch sự luôn luôn được sử dụng v́ lư do tính chuyên nghiệp. Những lời nói bất lịch sự đó là thước đo sự giận dữ của viên chỉ huy. Frank Elkins lái máy bay ném bom A-4 bên cạnh chiếc F-8 của phi đội 162 đáp lời: “Tôi nh́n thấy nó. Theo tôi và ném bom theo tôi".

    Sau này Frank Elkins kể lại cho Marilyn: "Trong suốt 23 phút đủ loại vũ khí từ pháo cao xạ đến đạn súng trường của quân đội Bắc Việt nhắm vào chúng tôi. Tôi nguyền rủa bản thân tại sao lại lao chỗ chết tiệt này. Khi đến gần mục tiêu, tầm nh́n của chúng tôi bị giảm xuống rất nhiều”. Jim Nunn lao xuống để tập kích vào một trận địa pháo. Cậu nhấn nút thả bom và sau đó cố gắng bay đi t́m Cal Swanson nhưng cậu đă lạc mất anh ta. Trên bầu trời toàn là máy bay. Đó là một cảnh tượng hỗn loạn lớn. Nunn tự nhủ: "Cẩn thận không th́ đâm vào máy bay khác". Cậu lo sợ về việc đâm phải một chiếc máy bay khác, về những quả đạn pháo cao xạ nổ vang quanh máy bay của cậu và cậu cũng lo sợ về 13 quả tên lửa trông giống những cây cột điện thoại kéo theo một đám lửa màu da cam đang lao về phía máy bay không kích. Cậu quyết định quên Swanson trong giây lát.

    "Sau đó, pháo cao xạ nhằm thẳng vào đuôi máy bay của tôi nhả đạn và khi tôi nh́n qua bên phải th́ tôi bắt gặp một chiếc F-8 đang quay về căn cứ trên biển". Frank Elkins nói: "Chợt tôi nh́n thấy ánh chớp của một quả tên lửa trong gương. Tôi báo động cho mọi người và quay 36 độ sang bên trái, ngoặt về phía sau của những quả đồi. Khi tôi bay được ở độ cao thấp, tôi nh́n sang bên trái đúng lúc nh́n thấy quả tên lửa lao thẳng vào chiếc F-8, đúng ngay vào ống khói và cả chiếc máy bay trở thành một quả bóng lửa to và nổ tan tành.

    Trên tàu Oriskany, tại pḥng chuẩn bị số 4, những phi công c̣n lại của phi đội 162 đang nghe các cuộc trao đổi điện đàm giữa các máy bay tham gia không kích. Đột nhiên qua một tấm màng mỏng của chiếc máy phát thanh phát tiếng thông báo thất thanh: "Tên lửa! Tên lửa!". Cả căn pḥng bỗng cảm thấy sự căng thẳng bao trùm. Sau đó họ nghe thấy tiếng của Cal Swanson, hơi lo lắng nhưng vẫn c̣n điềm tĩnh "Có ai nh́n thấy Super heat 3 không?" Đó là tên gọi mật khẩu của Terry Dennison. Rick Adams và những người khác không c̣n thấy thoải mái trong những chiếc ghế nữa.



    "Tên lửa! Tên lửa!"

    Cal Swanson gọi lại lần nữa: "Super heat 3, đây là Super heat 1". Vẫn không có câu trả lời. Anh gọi đíện đàm cho bạn bay cùng với Dennison. Anh này trả lời rơ ràng là anh không nh́n thấy Dennison đâu kể từ khi họ tách ra để tránh tên lửa. Trong căn pḥng chiến tranh mờ ảo trên tàu Oriskany, thuyền trưởng Iarrobino lấy ra một cuốn sổ ghi chép nhỏ và đọc nó dưới ánh đèn của một hệ thống radar và t́m ra cái tên mật khẩu, Super heat 3. Bên cạnh cái tên mật khẩu là tên thật của phi công và tên phi đội của anh ta.

    TRẬN ĐÁNH MỞ ĐẦU CỦA BỘ ĐỘI TÊN LỬA NGÀY 24-7-1965 -
    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN PH̉NG KHÔNG VIỆT NAM

    Sau khi đánh hỏng hàng loạt cầu lớn từ Thanh Hóa trở vào, từ tháng 5-1965, đế quốc Mỹ mở rộng leo thang và đánh phá toàn bộ miền Bắc. Cho rằng hệ thống pḥng không miền Bắc của ta mạnh hơn trên địa bàn Khu 4 rất nhiều, nên khi leo thang đánh phá ngoài Vĩ tuyến 20, địch thay đối thủ đoạn nhằm đối phó với cao xạ và không quân ta. Máy bay địch bay trên độ cao trung b́nh để tránh hỏa lực cao xạ, vừa tăng cường tỉ lệ tiêm kích hộ tống để đánh chặn máy bay MiG, bảo vệ các tốp đánh phá mục tiêu, vừa gây nhiễu ngoài đội h́nh và tăng cường chế áp pḥng không trên các hướng để tạo đường bay an toàn vào đánh phá mục tiêu.

    Để đánh bại bước leo thang mới của địch, Quân chủng Pḥng không - Không quân đă chủ động tổ chức các trung đoàn cao xạ cơ động đánh địch trên các hướng, gấp rút triển khai 7 đại đội ra-đa dẫn đường, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến đấu của không quân. Tuy vậy, với thủ đoạn mới của địch, cả cao xạ và không quân ta đều gặp khó khăn. Cao xạ đánh với hết tầm cao nên hiệu quả tiêu diệt thấp. không quân chưa t́m được biện pháp chọc thủng hàng rào tiêm kích hộ tống của địch. Do đó, nhiều trận đánh thắng nhưng ta cũng bị tổn thất. Trước t́nh h́nh đó, Bộ Tổng tham mưu (BTTM) quyết định khẩn trương đưa bộ đội tên lửa ra chiến đấu, nhằm làm thay đổi đột biến về chất của hệ thống hỏa lực pḥng không, mặc dù bộ đội tên lửa vẫn đang trong giai đoạn huấn luyện ở núi rừng Việt Bắc.

    Thực hiện quyết tâm của BTTM, Quân chủng trực tiếp tổ chức và chỉ huy trận đánh mở đầu của tên lửa tại khu vực huyện Ba V́ , tỉnh Hà Tây. Lực lượng tên lửa ra quân đánh trận đầu gồm có tiểu đoàn 63, tiểu đoàn 64, trung đoàn 236. Để bảo vệ tên lửa và phối hợp thực hiện trận đánh lớn, Quân chủng điều động trung đoàn 220 cao xạ pháo 100 ly, trung đoàn 234 cao xạ pháo 57 ly, 2 tiểu đoàn cao xạ pháo 37 ly, 1 tiểu đoàn súng cao xạ tự hành AM-14,5 ly, 5 đại đội súng máy cao xạ 14,5ly. Phối hợp tác chiến với Quân chủng c̣n có 10 trận địa súng máy cao xạ 12,7 ly của pḥng không địa phương tỉnh Hà Tây và huyện Bất Bạt, Tùng Thiện, Quảng Oai (Hà Tây). Để đảm bảo t́nh báo trên không cho toàn cụm, Quân chủng điều đài ra-đa -10 lên phục vụ trực tiếp và sử dụng t́nh báo của 3 đại đội ra-đa phụ cận.

    Đội h́nh chiến đấu được bố trí thành 3 cụm liên kết với nhau, lấy tiểu đoàn tên lửa làm cơ sở bố trí: Cụm 1 ở khu Đồi Chùa, cụm 2 Vô Khuy, cụm 3 ở giữa để tạo hỏa lực liên kết.

    Kế hoạch tác chiến của ta là: tên lửa đánh trước, sử dụng hỏa lực tên lửa tập trung đánh tiêu diệt. Cao xạ chỉ đánh bảo vệ tên lửa khi địch đánh vào trận địa. Tên lửa đánh xong rút khỏi khu vực, đưa mồi nhử bằng "tên lửa cót" vào hai trận địa tên lửa để nhử địch, tạo điều kiện cho toàn cụm đánh trận tiêu diệt lớn.

    Trận đánh được thực hiện đúng theo kế hoạch. Đúng 13 giờ 53 phút ngày 24-7, cả hai tiểu đoàn tên lửa cùng tập trung tiêu diệt tốp máy bay F-4C của địch ở độ cao 8.000 M đang trên đường bay vào đánh phá khu vực Tây Bắc Hà Nội. Bị bất ngờ, địch không kịp phản ứng. Ngay đêm đó, tiểu đoàn tên lửa 63 được lệnh rút ra khỏi khu vực, tiểu đoàn tên lửa 64 cơ động sang trận địa Kim Đái để thực hiện đánh bồi một trận nữa. Tại hai trận địa cũ, ta cho đặt những quả đạn "tên lửa cót” tạo trận đa giả để nhử địch. Ngày 25, các hoạt động của không quân địch trên miền Bắc ngừng hẳn. Ngày 26, địch dùng máy bay trinh sát tầng cao BQM và máy bay trinh sát chiến thuật RF-101 vào trinh sát khu vực chuẩn bị kế hoạch đánh trả đũa. Cả hai máy bay trinh sát đều bị tiểu đoàn tên lửa 64 tiêu diệt. Thực hiện xong nhiệm vụ đánh khêu ng̣i, tiểu đoàn tên lửa 64 cũng được lệnh rút khỏi khu vực. Lực lượng cao xạ chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đánh địch. Cay cú trước tổn thất bất ngờ ngày 24, lại càng cay cú hơn khi bị bộ đội tên lửa tiêu diệt cả 2 máy bay trinh sát ngày 26, địch quyết định tập trung lực lượng không quân tiêu diệt tên lửa của ta. Ngày 27-7, địch sử dụng 48 máy bay của hai biên đội U-bon và Tắc-li phối hợp đánh phá hai trận địa "tên lửa cót". Trúng kế của ta, lực lượng súng pháo cao xạ các loại hiệp đồng chặt chẽ, đánh tập trung tiêu diệt lớn, bắn rơi tại chỗ 5 máy bay, bắn bị thương 2 máy bay và bắt sống giặc lái.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •