Page 4 of 4 FirstFirst 1234
Results 31 to 35 of 35

Thread: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam. Your Message

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P31


    Bốn năm sau lệnh tạm dừng ném bom, tàu Oriskany đă trở lại trạm Yankee Station với mục đích: Họ một lần nữa phá hoại chiếc cầu nhỏ vốn đă bị ném bom nhiều đến mức chu kỳ của nó đă giống như việc trồng và thu hoạch lúa ở những cánh đồng xung quanh. Người Mỹ đánh bom, người Bắc Việt sửa chữa.

    Cuộc không chiến thực tế chưa bao giờ dừng lại. Các phi đội bay Hoa Kỳ đă không từ bỏ và trở về nước sau năm 1968. Họ tiếp tục thực hiện các chuyến bay thực hiện nhiệm vụ do thám trên bầu trời Bắc Việt Nam và đă chuyển hành động bị cấm sang mục tiêu khác - con đường Hồ Chí Minh ở Lào. Hệ thống viện trợ của Bắc Việt Nam được thực hiện bởi các chuyến tàu của Liên Xô qua cảng Hải Pḥng bằng đường biển và qua đường sắt Trung Quốc. Hàng viện trợ sau đó được chuyển đến phía nam thành phố Vinh và từ đó tới biên giới Lào, nơi chúng được vận chuyển trên đường ṃn Hồ Chí Minh. Mặc dù chỉ có chiều dài hơn 210 dặm nhưng đường ṃn Hồ Chí Minh thật sự là một hệ thống nhằng nhịt trong khu rừng rậm rất khó quan sát và khó đánh, ước tính có hơn 3000 dặm đường bộ. Con đường ṃn này đă bị ném bom từ năm 1965, nhưng sau khi có lệnh dừng đánh bom năm 1968, các chuyến bay của Hoa Kỳ trên lănh thổ Lào đă tăng gấp ba lần; từ 150 đến 450 lượt mỗi ngày.

    Với việc khó đánh vào Lào, Richard Nixon đă quyết định mở rộng ném bom sang nước thứ ba thuộc Đông Dương: Campuchia. ông ta đổ lỗi cho cuộc tấn công của Việt Cộng ở Nam Việt Nam, được thực hiện ngay sau một tháng ông lên nhận chức. Người Mỹ, dưới sự chỉ huy của tướng Creighton Abrams, người thay thế tướng William Westmoreland, cũng đă có hành động tấn công. Liệu cộng sản phản ứng lại hành động của Mỹ trên mặt trận hay thực hiện các công việc của họ theo chiến lược thảo luận - chiến tranh vẫn chưa được biết, cho dù có thể có sự kết hợp cả hai biện pháp.

    Dù sao, Nixon cũng đă coi cuộc tấn công của Việt cộng là nhằm phá hoại bản thân ông ta. Ông ta tin rằng cộng sản đă không cho ông cơ hội thể hiện ông đă có ư định tiến tới các cuộc đàm phán hoà b́nh ở Paris như thế nào. Hơn nữa, như đổ thêm dầu vào lửa, cuộc tấn công đó lại bắt đầu vào ngày mà Nixon thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới châu Âu trên cương vị Tổng thống. Các biện pháp trả đũa Việt Cộng của Nixon rất hạn chế. Ông ta và cố vấn hiểu rằng không thể thực hiện tái đánh bom vào Bắc Việt Nam. Hiệp định dừng ném bom đă dấy lên hy vọng hoà b́nh, và Nixon đă vận động tranh cử bằng lời hứa t́m ra giải pháp cho cuộc chiến ở Việt Nam. V́ lẽ đó, Nixon quyết định đáp trả cuộc tấn công của Việt Cộng bằng cách đánh bom vào những nơi trú ẩn của người Bắc Việt ở Campuchia, thuộc giới hạn của máy bay Mỹ bởi v́ Campuchia được coi là một nước trung lập. Hành động này của Nixon được Henrry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia ủng hộ. Henrry Kissinger về sau đă thú nhận trong cuốn hồi tưởng rằng thất bại trong việc đánh trả cuộc tấn công của Hà Nội "có thể thiêu cháy hy vọng thương thuyết của chúng ta; chỉ có Hà Nội mới có thể tuyên bố các điều khoản và đó là dấu hiệu vô dụng của Nixon khi đối mặt với áp lực trong nước ...".

    Các cuộc tấn công vào Campuchia được thực hiện không phải bằng máy bay ném bom bổ nhào mà bằng những chiếc B52 chiến lược. Chúng đă thả hàng loạt bom trên một khu vực rộng lớn. Một chiếc B52 có thể mang 24 tấn bom, nhiều hơn tất cả các máy bay phi đội 162 gộp lại. Để tránh dư luận báo chí, quân đội Mỹ đă thực hiện kế hoạch đánh ngụy trang. 12 trong số 60 chiếc B52 đă được đưa đến thực hiện ném bom vào các mục tiêu ở Nam Việt Nam, số c̣n lại đánh vào Campuchia.

    Đó là khởi đầu của các nhiệm vụ bí mật. Phi đội B52 được giao nhiệm vụ tấn công vào Nam Việt Nam, sau đó một số chiếc được đưa ra ngoài và cho biết trong khi đang thực hiện nhiệm vụ, họ thường nhận được các hướng dẫn đặc biệt từ một trạm radar dưới mặt đất. Các trạm radar này điều khiển máy tính trên B52 và hướng dẫn mục tiêu của họ ở Campuchia. Những nhiệm vụ này được thông báo công khai khi xảy ra ở Nam Việt Nam. Thủ đoạn che mắt tấn công của người Mỹ đă không bị lộ cho đến khi có các cuộc điều tra của Watergate năm 1973.

    Cuộc đánh bom vào Campuchia bắt đầu vào ngày 18 tháng 3 năm 1969, là một điển h́nh về h́nh thức không chiến được thực hiện trong ba năm tới: Bí mật, tăng cường một cuộc tấn công đường bộ thông thường bằng xe tăng và các đơn vị bộ binh hùng hậu vào lễ Phục sinh năm 1972. Nixon từ bỏ chính sách bí mật, thực hiện lại các vụ đánh bom công khai vào Bắc Việt Nam. Và tàu Oriskany đă được đưa trở lại nhằm tấn công vào cầu Cổ Chai.

    Chính sách ném bom của chính quyền Johnson và Nixon rất khác nhau. Trong thời kỳ Johnson, chiến lược không chiến được đưa ra bởi nhiều quan chức khác nhau, c̣n trong chính quyền Nixon, chiến lược không chiến hầu như được quyết định bởi hai người: Tổng thống và cố vấn an ninh quốc gia của ông ta. Bởi vậy vai tṛ của từng vị Tổng thống trong cuộc chiến Việt Nam cũng khác nhau, và cũng có thể dễ dàng nhận ra vai tṛ của từng người dưới thời Nixon hơn.

    Bên cạnh sự sáng suốt đă được thể hiện, Henry Kissinger c̣n có óc khôi hài, dường như chứ không phải thật sự không hài ḷng về bản thân. Điều này phù hợp với tính hài hước của các tờ báo Washington. Nhiều nhân viên báo chí đó đến từ các thị trấn nhỏ ở miền Nam và Trung Tây, thường thích moi móc tin tức theo cùng một kiểu mà người Do Thái nhập cư hay thể hiện về thành công hay thất bại của họ. Một phần v́ leơ đó, Kissinger có quan hệ với báo chí tốt hơn bất kỳ quan chức chính phủ nào kể từ thời John F-Kenedy. Những người ủng hộ Kissinger trong giới truyền thông thường coi ông ta là nhà chính trị gia thật sự đúng nghĩa, và những kẻ phản đối dường như không thể t́m ra được lời chỉ trích mạnh mẽ nào hơn là kết tội ông ta quá quỷ quyệt. Phải thừa nhận rằng, điều này giống như b́nh sữa mẹ nuôi dưỡng các nhà ngoại giao thành công nhất trong lịch sử. Thậm chí Seymous Hersh, một nhà sử học nghiêm túc người đă trở nên nổi tiếng với việc vạch trần tội giết người hàng loạt ở Mỹ Lai, dường như cũng đă hết lời ca ngợi, tâng bốc Kissinger lên cao tận trời xanh.

    Điều có thể nói về vai tṛ của Kissinger trong việc xây dựng chính sách đánh bom chính là việc ông ta đă tiếp tục chơi tṛ hai mặt. Kissinger đă tự thể hiện có một ảnh hưởng trung hoà đối với Nixon trên giới truyền thông, trong khi lại cố vấn riêng cho Tổng thống rằng đánh bom có thể sẽ thể hiện những đặc điểm hiếu chiến của giới diều hâu. Người ta nhận ra chân dung Kissinger trong suốt đợt đánh bom vào thời gian Giáng sinh năm 1972, khi báo chí bắt đầu phỏng đoán rằng Kissinger đă từng phản đối quyết định gây nhiều tranh căi của Nixon trong việc sử dụng B52 đánh vào Hà Nội. Ông ta phủ nhận trong cuốn hồi tưởng rằng ông ta đă cho các nhà báo biết ông phản đối cuộc ném bom, nhưng lại thêm vào: "Tôi chắc đă làm ǵ đó mới gây ra sự suy đoán như vậy, một phần là phản ứng của tôi trước vụ lộn xộn tuần trước, một phần là do bản thân cá nhân cũng mong muốn cuộc chiến đi theo hướng khác".

    Thái độ của Nixon về việc đánh bom rơ ràng hơn và khác hơn so với Lyndon Johnson. Johnson nhận thấy những viên chỉ huy quân sự quá hiếu chiến. Ngược lại, Nixon cho rằng họ quá cẩn trọng. Năm 1972, trong một cuốn băng thu âm cuộc họp tại Nhà Trắng, Nixon nói: "Các mục tiêu chưa bao giờ bị đánh bom như lần này, nhưng các ông phải tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết”.

    “Thời tiết ở đó vẫn c̣n xấu lắm sao?" John Mitchell hỏi.

    "Hừ” Nixon nói, "không phải vậy, không lực không xứng, tôi muốn nói là họ sẽ không bay”. V́ vậy cần xem xét kỹ lưỡng thái độ trái ngược của Nixon đối với Johnson, người chống đối mạnh mẽ các hành động quân sự đánh vào các mục tiêu như Phúc Yên (theo cách gọi của ông ta).

    Tất nhiên, trong suy nghĩ manh động của ḿnh, nhân tố hạn chế đối với Nixon chính là việc Lyndon Johnson đă cho ngừng đánh bom vào Bắc Việt Nam, và đến tận 1972, Nixon mới cảm nhận được áp lực chính trị do việc công khai thực hiện tái đánh bom. Dù vậy, đầu năm 1971, chính sách của ông ta đă trở thành hành động hiếu chiến hơn. Các phi công đang bay do thám trên Bắc Việt lần đầu tiên được phép chạy trốn nếu như họ bị pháo binh hoặc tên lửa đe doạ. Giờ đây, họ c̣n được phép đánh bom vào các vị trí pḥng không khi có tín hiệu cho biết máy bay của họ đang trong tầm ngắm của ra đa. Tất cả các vụ đánh bom này, theo Nhà Trắng, là chuyện "phản ứng tự vệ". Mười sáu nhân viên đánh bom thường được gửi đến hỗ trợ cho một máy bay do thám. Và họ cũng thường t́m ra chuyện ǵ đó để có "phản ứng”.

    Tờ New York Times trích dẫn lời giải thích của một quan chức Nhà Trắng: "Trông ḱa, những cuộc đánh bom được gọi là tự vệ đó đă chạm đến mức giới hạn của việc đánh bom. Nhưng chúng bị hạn chế về thời gian và địa lư. Tuy nhiên, như Tổng thống và ông Laird đă nói đi nói lại nhiều lần, chúng ta không có ư định cho phép Hà Nội tận dụng việc chúng ta thu quân để đe doạ tấn công vào số quân c̣n lại. Trong bất kỳ giây phút nào chúng ta cũng phải nhắc nhở Hà Nội về điều này”.

    Chính sách phản ứng tự vệ của Nixon, dù đă viện cớ việc Bắc Việt tiếp tục xây dựng lực lượng quân sự, là hết sức ṿng vèo, và đă nhanh chóng dẫn đến tṛ lửa đảo công khai của lực lượng không quân. Tướng Johll D. Lavelle, chỉ huy trưởng lực lượng không quân, đă bí mật chỉ thị ít nhất 28 nhiệm vụ đánh bom vào các mục tiêu hạn chế ở Bắc Việt Nam trong cuối năm 1971 và đầu năm 1972. Sau một số nhiệm vụ, ông này đă ra lệnh cho các phi công báo cáo sai sự thật, rằng những cuộc đột kích vừa qua chỉ là đáp trả lại các cuộc tấn công của kẻ thù. Lavelle đă bị vạch trần bởi một viên trung sĩ, anh này đă viết thư cho một thượng nghị sĩ về các vụ gian dối này. Lavelle tin rằng Lầu Năm Góc và Nhà Trắng biết rơ và ủng hộ những việc ông ta đang làm. Tuy nhiên, ông ta đă bị cách chức, hạ cấp bậc xuống thiếu tướng và buộc phải về hưu.

    Tṛ chơi phản ứng tự vệ lố bịch đă phải dừng lại khi Bắc Việt tiến hành cuộc tấn công trên bộ với quy mô lớn vào ngày 30 tháng 3 năm 1972. Các nhà lănh đạo Hà Nội về sau giải thích rằng họ đang cố gắng nắm giữ càng nhiều làng mạc càng tốt để chuẩn bị cho một bản hiệp ước đàm phán. Nixon và Kissinger đă thấy trước cuộc tấn công và cảnh cáo với Liên Xô và Trung Hoa rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng một cách mạnh mẽ. Hà Nội hoàn toàn tin rằng chân tay của Nixon đă bị phong trào phản đối chiến tranh trói buộc. Quân đội Bắc Việt đă sớm thu được thành công ban đầu, buộc Nam Việt Nam phai rút ra khỏi 14 căn cứ phía sau vùng Phi quân sự hoá. Một tháng sau thủ phủ Quảng Trị sụp đổ, quân đội cộng sản gần Sài G̣n tiến hành vây hăm An Lộc. Dường như chính quyền Sài G̣n đă đi đến chỗ huỷ diệt.

    Phản ứng của Nixon, dù cho những người chỉ trích suy nghĩ ǵ đi nữa, đă có sự tách biệt giữa tính trực tiếp và không do dự, một diều khá hiếm hoi trong các quyết định đối với chiến tranh Việt Nam. Ông ta ra lệnh thêm máy bay B52 tới Đông Nam Á, chuyển thêm nhiều chuyến hàng tới Yankee Station và gửi các máy bay khác đến Thái Lan và Nam Việt Nam. Tướng John Vogt, chỉ huy trưởng mới lực lượng không quân ở Sài G̣n, đă có cuộc gặp với Tổng thống ngay sau cuộc tấn công bắt đầu. Vogt cho biết Nixon "muốn có ai đó sử dụng trí tưởng tượng nhiều hơn - giống như Patton" và "Tôi muốn anh (Vogt) trở lại chiến dịch xâm lược và chúng ta sẽ rạng danh với một chiến thắng. Chúng ta sẽ không từ bỏ Việt Nam".

    "Khi nhận được những đệ tŕnh đầu tiên về việc đánh bom Bắc Việt từ Lầu Năm Góc trong tuần đầu tháng 5", Nixon sau này nhớ lại. “Tôi đă hết sức tức giận. Những đề xuất của họ là sự tái diễn chiến dịch ném bom nhút nhát của Johnson từ năm 1965 đến 1968. Trong một bức thư gửi đến Kissinger, tôi đă viết: "Tôi không thể chắc chắn là tôi đă quyết định được việc chúng ta nên tiến hành không kích. Tôi tiếp tục cho rằng chúng tôi nằm trong nguy cơ hành động quá ít, quá chậm và rằng chúng ta tốt hơn là sai lầm về mặt hành động quá nhiều, đồng thời chúng ta đă có sự ủng hộ tối đa của công chúng. “Tôi cho rằng chúng ta đă có quá nhiều thứ để nói và hành động th́ quá ít”. Tôi viết. "Đây chắc chắn là điểm yếu của chính quyền Johnson. Ở một mức độ nào đó nó có thể là điểm yếu của chúng ta, khi mà chúng ta liên tục cảnh báo kẻ thù và rồi hành động theo cách quá ôn hoà lúc kẻ thù đă khiêu khích chúng ta. Họ giờ đă bước qua nguy hiểm và chúng ta cũng vậy. Chúng ta có đủ sức mạnh để huỷ diệt khả năng tiến hành chiến tranh của họ. Vấn đề duy nhất là liệu ta có sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó hay không”. Tôi đă giải thích rằng tôi sẵn sàng thực hiện các hành động mạnh mẽ và sẵn sàng đón nhận các hậu quả có thể xảy ra".

    Bên cạnh việc ra lệnh ném Bắc Việt, ông ta cũng đă cho phép rải ḿn, thủy lôi vào cảng Hải Pḥng.

    Henry Kissinger cho rằng "đó là một trong những giờ khắc tuyệt vời nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của Nixon".

    Vào ngày 19 tháng 7 năm 1972, khi tàu Oriskany một lần nữa sẵn sàng đánh vào cầu Cổ Chai, cuộc tấn công của Hà Nội đă phải dừng lại. Sức mạnh không quân rơ ràng đă đóng vai tṛ quyết định ngăn chặn cuộc tấn công đó. Nhưng đó là không lực sử dụng chống lại lực lượng cộng sản ở Nam Việt Nam. Những ảnh hưởng của cuộc đánh bom có được đối với miền Bắc Việt Nam vẫn chưa rơ ràng.

    John Hellman đă cầu nguyện xong. Anh có thể cảm nhận con tàu đang đi vào từng cơn gió. Anh vẫn c̣n cảm thấy rùng ḿnh, nhưng cầu nguyện đă đem lại cho anh ḷng can đảm để đối mặt với trận đánh vào Cổ Chai. Điều quan trọng là thuộc cấp của anh không được thấy anh lo sợ. Anh băn khoăn tự hỏi kể từ năm 1965, đă có bao nhiêu lần con tàu Oriskany đánh bom vào Cổ Chai. Tàu Oriskany đă thực hiện chuyến trận thứ bảy và đă có dấu hiệu mệt mỏi v́ chiến tranh. Trong một đêm sửa chữa, con tàu này đă đâm vào tàu chở đạn USS Nitro và mất một bánh lái độ cao. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục được sửa chữa, như thể đă được xác định phải trải qua cuộc chiến này.

    Cầu Cổ Chai từng giữ một tầm quan trọng bậc nhất do quyết định của Nixon đánh ḿn vào các hải cảng Bắc Việt. Vào ngày 08 tháng 5 năm 1972, các liên đội từ ba con tàu đă tiến hành thả ḿn vào Hải Pḥng, Ḥn Gai và Cẩm Phả ở miền Bắc; Thanh Hoá, Vinh, Quảng Khê, Đồng Hới ở miền Trung. Hai tuần sau, cuộc tấn công này được đánh giá là thành công. Hai mươi bảy tàu nước ngoài đă bị mắc kẹt ở Hải Pḥng. Sau tất cả những lời cảnh báo của chính quyền Johnson về phản ứng mạnh mẽ của Liên Xô, chẳng có điều ǵ có thể xảy ra cả.

    "Chuyện đáng nói là tất cả các phương tiện vào Việt Nam, ngoại trừ băng qua biên giới Trung Quốc, đă dừng lại.". Đô đốc Wiliam P. Mark, đă tự hào nói vậy. "Trong ṿng 10 ngày, chúng tôi đă không bắn đi một tên lửa hay quả đạn pháo nào từ bờ biển. Bắc Việt đă cạn kiệt vũ khí, đúng như chúng tôi luôn nói vậy”.

    Đó chỉ là tạm thời. Nguồn viện trợ đă bị giảm thiểu. Hệ thống hậu phương chặt chẽ của Bắc Việt chịu sức ép nặng nề. Nhưng như cơ quan t́nh báo Trung ương Mỹ đă nhận định, vụ bắn phá bằng ḿn đă không làm cạn kiệt các nguồn viện trợ mà đơn giản là buộc người rniền Bắc phải sắp xếp lại các đường vận chuyển. Các con tàu được chuyển hướng sang các hải cảng Trung Quốc và từ đó hàng viện trợ sẽ được đưa qua biên giới bằng tàu hoả hoặc xe tải. Một đường ống dẫn dầu cũng đă được xây dựng nối liền từ Trung Quốc về Hà Nội. Với sức ép nặng nề do chiến lược của Nixon, Bắc Việt buộc phải giữ các địa điểm chuyển giao quan trọng như cầu Cổ Chai luôn được thông suốt. Họ tăng cường thêm nhiều vị trí phóng tên lửa ở đây, đưa địa điểm pḥng thủ tên lửa đất đối không trong nước lên con số 300. Nhiều khẩu súng pḥng không giờ cũng được lắp đặt các thiết bị ra đa phức tạp. Nhận được các máy bay Mig 21 thế hệ mới, phi công Bắc Việt đă bắt đầu thực hiện những cuộc tấn công bất ngờ vào các nhóm không lực Mỹ. Trong tháng 6 và tháng 7 năm 1972, cứ mỗi lần tấn công, người Mỹ lại thiệt hại một chiếc máy bay.

    John Hellman và phi đội của anh được lệnh phải tiêu diệt các vị trí hoả lực pḥng không xung quanh cầu Cổ Chai. Họ buộc phải mang các loại vũ khí sát thương đă từng sử dụng cách đây 5 năm, được gọi là CBU hoặc bom bi, loại bom tiêu chuẩn năm trăm pound đă không phát huy đủ hiệu quả để chống lại các bệ súng. Nó tạo ra những hố bom có đường kính đến 30 feet, sâu 15 feet và bắn các mảnh kim loại nhỏ trong tầm 200 feet. Nhưng những hầm trú ẩn bằng túi cát hoặc thậm trí bằng tre cũng có thể che chắn tất cả cho các xạ thủ, loại trừ những quả rơi chính diện.

    Bom bi là chuyện khác. Một quả bom chứa khoảng 600 quả bom nhỏ, cỡ bằng quả bóng tennis, mỗi quả bom nhỏ có 2 ao xơ chất nổ và 300 viên đạn nhỏ. Nguồn khí nén làm bung lớp vỏ bảo vệ bom bi khi cách mặt đất 500 feet, và 600 quả bom nhỏ, chứa tổng cộng 180.000 viên đạn sẽ phát nổ, bao phủ một khu vực rộng lớn. Nhưng bom bi đă không gây chết người như ư muốn, cũng không phải là thứ vũ khí khủng khiếp mà các nhà chỉ trích đă gọi. Điều này xảy ra khi nó được sử dụng để tiêu diệt các xạ thủ Bắc Việt. Họ chống lại các quả bom nhỏ bằng cách xây dựng những tuyến pḥng thủ kiểu tổ ong, tạo lập các vành chắn bằng kim loại xung quanh từng khẩu cao xạ, chỉ để ṇng súng tḥ ra ngoài. Các xạ thủ đă không hề buồn chui xuống cho đến khi họ nhận thấy luồng khí làm bung lớp vỏ quả bom "mẹ" và phóng ra các quả bom "con".

    Chỉ có bom laze là thứ mới nhất ở Yankee Station. Một bộ phận cảm biến laze được lắp trên đầu quả bom, cho phép tự hướng vào mục tiêu phá huỷ được chiếu sáng bằng năng lượng laze thấp. Việc chiếu sáng được thực hiện bằng cách gắn một chiếp hộp nhỏ, dài phía dưới phi cơ. Chiếc hộp này chứa một bộ phận quan sát quang học và một máy phát laze. Hệ thống laze được sử dụng đối với các máy bay hai người lái. Người ngồi sau xác định vị trí ném bom và chiếu sáng nó bằng thiết bị laze của anh ta. Bom laze đă tạo ra một bước nhảy vọt về tính chính xác trong ném bom và bắt đầu đánh dấu sự chấm dứt của loại bom trọng lực, vốn được sử dụng từ thế chiến thứ nhất và đă gây ra vô số nạn nhân vô tội. Loại bom laze cũng đă đặt dấu chấm hết sự tức giận của người Mỹ về việc không thể đánh găy cầu Hàm Rồng ở Thanh Hoá. Bẩy năm sau khi cuộc không chiến bắt đầu, 14 chiếc máy bay không lực mang 24 quả bom laze và các loại bom quy ước khác đă được chuyển đến để đánh vào cây cầu này. Cuộc tấn công đă thắng lợi. Rốt cuộc th́ ít nhất cầu Hàm Rồng cũng đă tạm thời bị phá vỡ.

    John Hellman không biết liệu trận đánh lần này có sử dụng bom laze hay không. Có thể là không. Các loại bom mới vẫn c̣n ít và được sử dụng có chọn lựa. Tất cả những ǵ mà Hellman biết là anh đang đối mặt với những khẩu cao xạ 85mm đáng sợ xung quanh cầu Cổ Chai. Sáu đến tám khẩu này bắn liên thanh bằng điều khiển điện tử. Một khẩu phát hoả trong một giây rưỡi đồng hồ - r. . r. . ă. . ặp ặ . . p - dừng một lúc - rồi một khẩu khác lại phát tiếng. . r. . r. . ặp. . p. . p. Người miền Bắc biết rất rơ góc độ mà người Mỹ sẽ phải sử dụng để đánh cầu. Tất cả hỏa lực của họ sẽ tập trung vào tâm của những mảnh kim loại đă phát nổ. Sau bảy năm, họ có thể nhắm mắt mà vẫn bắn trúng mục tiêu.

    Cuộc họp bắt đầu. John Hellman đang lắng nghe nhưng không thực sự để tâm. Bất ngờ anh nhận ra các phí công khác đang đứng dậy ra ngoài. Anh băn khoăn tại sao? Và rồi lời của người chủ tŕ cuộc họp vang lên: "Các ông, trận đánh Cổ Chai bị huỷ bỏ v́ thời tiết xấu”.

    Bob Punches đă lái chiếc Ranger vào ngày 18 tháng 12 năm 1972. Công việc của anh là bảo vệ phía sau các phi công ném bom B-52 tấn công vào Hà Nội và Hải Pḥng trong trận đánh bom mùa Giáng sinh. Punches, người từng là bạn cùng pḥng với John Hellman trong tàu Oriskany năm 1967, giờ đang lái chiếc USS Ranger. Anh đă từng rất mến Hellman, người anh coi là một con chiên nghiêm túc và một chàng trai tốt. Bạn cùng pḥng bên cạnh của anh ta trên tàu Oriskany cũng rất ngoan đạo và họ đặt một giá sách bên ngoài đựng các cuốn Kinh thánh. Nhân sự trong phi đội bay đă thay đổi và trở nên kín đáo hơn sau khi Black Mac và Dick Wyman đến chỗ khác.

    Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên tàu Oriskany, Punches theo học khoa học chính trị ở một trường học. Môn học chính của anh là Lịch sử Đông Nam Á. Thật ra, anh thừa nhận không hề quan tâm lắm vào chủ đề này. Anh muốn thấy chiến tranh kết thúc - đó mới là điều quan trọng. Giờ đây dường như anh có thể đạt được ước mơ. Anh có thể nhận ra sức phá huỷ của B52 đối với Hà Nội và Hải Pḥng. Nh́n những chiếc B-52 anh ta nói: "Đây rồi. Không có cách nào để họ gượng dậy từ vụ đánh bom đó. Họ sẽ phải đầu hàng ngay bây giờ”.

    Đó chính là điều mà Richard Nixon và Henry Kissinger đă tính đến. Nixon đă ra lệnh mở cuộc không kích cuối cùng này, đ̣n nặng nhất trong cả cuộc chiến, nhằm cố gắng kết thúc chiến tranh và đưa các tù nhân chiến tranh trở về trước khi một Quốc hội đang giận dữ trở về Washington vào tháng 1 và ép buộc ông ta phải chấm dứt chiến tranh qua việc cắt bỏ tài chính cho cuộc chiến. Cuộc chiến mùa Giáng sinh, vốn kích động sự phản đối trong và ngoài nước, đă xảy ra sau khi một hiệp ước hoà b́nh được kư vào tháng 11 và rồi bị xé bỏ.

    Việc tái ném bom trong tháng 3 năm 1972, như Nixon đă làm giữ một vai tṛ quan trọng trong việc ép buộc Hà Nội đàm phán bản hiệp ước hoà b́nh tháng 10. Việc sử dụng không lực, đặc biệt là ở miền Nam đă chấm dứt sự đ̣i hỏi về chủ quyền lănh thổ của Bắc Việt. Chính quyền Sài G̣n lại làm chủ Quảng Trị, và trận đánh An Lộc đă kết thúc. Những sự kiện này, kết hợp với áp lực phản chiến trong nước đối với Nixon trong năm bầu cử, đă buộc Henry Kissinger và Lê Đức Thọ phải đi sâu hơn vào các cuộc đàm phán hoà b́nh bí mật trong mùa hè năm 1972.

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P32


    Cùng với hiệp ước hoà b́nh có vẻ đă hoàn tất và dự định kư kết vào tám ngày sau. Nixon đă cho dừng ném bom Bắc Việt vào ngày 23 tháng 10, ngoại trừ khu vực quan trọng phía Nam. Bắc Việt cố gắng giành ưu thế trước Washington vào sớm ngày 26 tháng 10 bằng cách công bố một bản tóm tắt của hiệp ước, đưa ra một số điều khoản nhất định mà họ chủ định giải thích một cách mơ hồ nhưng lại có lợi cho họ nhất, và tiết lộ số lần đàm phán bí mật ở Paris.

    Nixon và Kissinger đă tiến hành các cuộc đàm phán hoà b́nh mà không hề tham khảo ư kiến của chính quyền Sài G̣n, đứng đầu là Nguyễn Văn Thiệu. Trước đó một tuần, Kissinger đă bay tới Sài G̣n để trao hồ sơ cho Thiệu và phải đối mặt với sự bất b́nh của họ. Sau khi nghe Bắc Việt công bố, Thiệu hết sức tức giận và tin rằng chính người Mỹ đă bán đứng Nam Việt nhằm mục đích đưa các tù nhân chiến tranh về nước. Ông ta nói với Washington rằng ông sẽ không đáp ứng tất cả các điều khoản. Nixon chưa sẵn sàng sử dụng vũ lực để ép buộc Sài G̣n, và cũng không muốn mạo hiểm đi đến một cuộc chiến tranh công khai với đồng minh của ông ta khi chỉ c̣n một tuần nữa là cuộc bầu cử Tổng thống được tiến hành. Họ cũng thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm thuyết phục Sài G̣n thay đổi quan điểm về bản hiệp ước hoà b́nh, và để đảm bảo với Nam Việt rằng Hoa Kỳ không hề để mặc Nam Việt ra khỏi cuộc chiến.

    Henry Kissinger đă tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 26 tháng 10, sau công bố của Hà Nội. Trong hồi kư, ông ta nói ông đă cố gắng đạt được hai điều: "Thứ nhất là để khẳng định lại với Hà Nội rằng chúng ta sẽ giữ vững bản hiệp ước cơ bản ban đầu, đồng thời bỏ ngỏ khả năng đề nghị thay đổi của Sài G̣n. Thứ hai là để chuyển đến Sài G̣n thông điệp rằng chúng ta đă quyết định thực hiện đúng tiến tŕnh". Kissinger nói với các nhà báo và cả thế giới: "Hoà b́nh đang nằm trong tầm tay”. Lúc đó có thể ông ta chưa nhận thức được rằng lời tuyên bố giả dối của ông ta đă đánh đ̣n cuối cùng vào chiến dịch tranh cử Tổng thống đang có nhiều lợi thế của George Mc Govern, ứng cử viên đảng Dân chủ.

    Mặc dù tuyên bố của Kissinger đă góp phần vào thắng lợi của đảng Cộng hoà, hoặc ít nhất đă làm tăng khả năng chiến thắng của họ, nhưng sau đó Nixon cho biết chính điều đó đă đẩy ông ta vào ngơ cụt. Công chúng Mỹ tin rằng cuộc chiến đă đi qua và cảm thấy bị lừa dối khi chỉ ngay sau cuộc bầu cử, điều đó đă không thành hiện thực. Bắc Việt nhận ra sự lo lắng của Washington trong việc kết thúc chiến tranh và quyết tâm từ chối bất kỳ điều khoản thay đổi nào có lợi cho chính quyền Sài G̣n. Họ cũng như Nixon hiểu rơ ư định cắt giảm ngân sách chiến tranh của quốc hội. Một lần nữa, họ tin rằng thời gian đang ủng hộ phe họ.

    Nixon và Kissinger t́m cách đổ lỗi cho Hà Nội về sự sụp đổ của tiến tŕnh hoà b́nh. Bắc Việt thực tế đă rất khôn ngoan khi đơn phương công bố bản tóm tắt hiệp ước hoà b́nh, một chiến thuật được thực hiện nhằm gây rắc rối ở Sài G̣n qua việc nhắc đến sai lầm của Nguyễn Văn Thiệu trong các tập hồ sơ, nhưng Nixon và Kissinger cũng quá quỷ quyệt trong việc cố gắng mở các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu Sài G̣n sau khi đă định ngày giờ kư kết hiệp ước hoà b́nh với Hà Nội.

    Cả Sài G̣n và Hà Nội đều không chịu nhân nhượng. Thiệu muốn có một sự bảo đảm về chủ quyền của ông ta trong bản hiệp ước. Bắc Việt phản đối bất kỳ thay đổi nào và bắt đầu rút lại những nhượng bộ trước đây. Ngày 06 tháng 12 năm 1972, khi bế tắc đang tăng lên, Kissinger đánh điện từ Paris cho Nixon về hai khả năng lựa chọn. Ông ta nói họ có thể đưa ra yêu cầu tối thiểu đối với Bắc Việt, có thể ít hơn so với đ̣i hỏi của Thiệu và do đó có thể mạo hiểm công khai cắt đứt với Sài G̣n nếu như được chấp nhận. Hoặc họ có thể kích động Bắc Việt từ bỏ các cuộc đàm phán qua việc đưa ra những yêu cầu không thể chấp nhận được, sau đó thực hiện lại vụ đánh bom phá hoại cho đến khi Hà Nội đồng ư trao trả tù nhân để đổi lấy việc Mỹ rút quân khỏi miền Nam.

    Nixon chẳng chịu chấp nhận một lựa chọn nào. Ông ta bảo Kissinger tiếp tục tiến đến thoả hiệp. Nhưng sự kiên nhẫn của ông ta chẳng giữ được lâu. Giới truyền thông đă khẳng định chắc chắn rằng bản hiệp ước tháng 11 đă bị Sài G̣n phá huỷ và Nixon đang để tâm đến Thiệu. Kissinger ở Paris cho đến ngày 14 tháng 12, nhưng Bắc Việt, mà đại diện là Lê Đức Thọ, tiếp tục tŕ hoăn, và các cuộc đàm phán đă bị huỷ bỏ.

    Đó là lúc Nixon quyết định sử dụng loại máy bay ném bom khổng lồ B52. Ông ta cho biết ông đă nói với đô đốc Thomas Moorer, trưởng ban tác chiến: "Tôi không muốn có thêm điều tai tiếng nào nữa về việc chúng ta không thể đánh trúng mục tiêu này hay mục tiêu nọ. Đây là cơ hội cho ngài sử dụng sức mạnh quân sự một cách hiệu quả để giành phần thắng trong cuộc chiến này. Và nếu thất bại, tôi sẽ xem xét trách nhiệm của ngài".

    Quyết định của Nixon thể hiện sự kết hợp hai yếu tố Nixon muốn đánh đ̣n chí mạng vào Hà Nội và ông ta thích sử dụng B52, cho phép sử dụng chúng để đánh vào miền Bắc khi thực hiện tái đánh bom vào tháng 4 năm 1972. Nhưng cho dù Nixon đă cân nhắc rất nhiều về việc sử dụng các tay lái th́ điều kiện thời tiết cũng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng máy bay của ông ta. B52 là loại máy bay đánh bom trong thời tiết thật thuận lợi và suốt trận đánh bom 11 ngày vào lễ Giáng sinh chỉ có đúng 12 tiếng đồng hồ có thể tập trung sử dụng các máy bay chiến lược ở Oriskany.

    Mặc cho B52 gặp rắc rối với thời tiết xấu. Các phi công đă được ra lệnh mang các loại vũ khí hạt nhân nhằm đề pḥng trường hợp bom không đánh trúng vào mục tiêu đă định. Tướng John Vogt kết luận rằng không thể đánh một mục tiêu chính xác dưới 500 feet khi sử dụng các loại bom quy ước trong B52. Nhiều nỗ lực được thực hiện nhằm hạn chế tối đa thương vong dân thường. Chỉ được phép đánh vào các mục tiêu quân sự nhạy cảm và sử dụng máy bay ném bom tia laze khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Nhà Trắng phản đối việc tấn công B52 vào một nhà máy sản xuất vũ khí ở trung tâm Hà Nội v́ sợ có thể gây ra thương vong quá nhiều cho dân thường. Đây là nơi hàng đêm tạo ra các quả tên lửa đánh hạ các tay lái.

    Dù vậy, dân thường vẫn bị thiệt mạng, khoảng 600 người. Bắc Việt cảm nhận được các vụ tấn công sắp xảy ra và đă di tản trẻ em ra khỏi Hà Nội trước đó hai tuần, và một lần nữa những khu hầm tránh bom của họ lại phát huy hết sức hiệu quả.

    Không thể xác định chính xác có bao nhiêu thường dân ở Bắc Việt đă bị giết chết trong suốt cuộc không kích. Nhưng vượt qua con số mà Hà Nội công khai, có thể có đến 5000 người, bao gồm cả các nạn nhân trong vụ đánh bom Giáng sinh. Đó không phải là con số mà người dân Mỹ thấy tự hào, nhưng cũng khó có thể coi là định nghĩa về sự diệt chủng vốn thường xuyên được những người phản chiến sử dụng (hơn 500.000 dân thường đă thiệt mạng trong các vụ đột kích vào Nhật Bản trong thế chiến II). Con số này không quá lớn, một phần là do sự trung thực và tính kiên cường của người dân Bắc Việt, những người sau nhiều thập kỷ chiến tranh liên tục đă trở thành các chuyên gia trong việc tránh né các mảnh bom. Mặc khác cũng do sự kiềm chế của người Mỹ khi từ chối ra lệnh đánh bom vào các đập nước ở Bắc Việt, việc này có thể vừa phá hoại Hà Nội vừa gây ra cái chết của hàng ngàn dân thường do lụt lội.

    Tuy nhiên, vụ đánh bom Giáng sinh cũng đă đủ nặng nề. Các cuộc tấn công ngày đêm liên tục nhằm vào các nhà máy điện, đài phát thanh, đường sắt, đường bộ, cầu cảng, các kho vũ khí và sân bay, các máy bay chiến lược đă được sử dụng ban ngày, B52 và F-111 được sử dụng ban đêm. Những chiếc máy bay nhỏ hơn dẫn đường những chiếc lớn vào Hà Nội, vượt qua hệ thống radar. Máy bay điện tử bay xung quanh bờ biển nhằm đánh lạc hướng các vị trí tên lửa pḥng không.

    Nhưng dù đă có các vũ khí điện tử, B52 vẫn cho thấy có thể bị đánh gục. Chúng quá to và kềnh càng để có thể lượn tránh tên lửa đất đối không. Hệ thống radar tên lửa đă bị phá sóng nhưng Bắc Việt vẫn hạ đến 15 chiếc B52 bằng cách ngắm b́nh thường. Họ đă bắn nhiều tên lửa đất đối không trong một đợt bắn chặn, 12 máy bay không quân và hải quân nữa bị triệt hạ.



    Với những mất mát về không lực nặng nề cùng những bài báo tường tŕnh về số thường dân thiệt mạng, trận bom Giáng sinh đă dấy lên sự giận dữ của công luận vốn đang c̣n âm ỉ từ sau cuộc xâm lược Cămpuchia năm 1972. Nixon chịu sức ép nặng nề về việc chấm dứt các cuộc tấn công. Một ngày sau vụ đánh bom bắt đầu, thư kư báo chí của Nixon đă nói với phóng viên rằng các cuộc đột kích sẽ "tiếp tục cho đến khí một bản thoả thuận được công bố”. Vài ngày sau, chính quyền Hoa Kỳ đă bí mật bắt đầu việc rút lui. Kissinger đánh điện đến Hà Nội rằng Washington đă sẵn sàng chấm dứt ném bom và mở lại các cuộc thương thuyết trên cơ sơ bản hiệp ước tháng 10 vốn không có lợi ǵ cho phía Mỹ.

    Nixon và Kissinger quyết định "bỏ quên" Nguyễn Văn Thiệu và những phản đối của ông ta về bản hiệp ước. Nixon hết sức tức giận khi Thiệu tiết lộ với phóng viên báo chí rằng Washington đă cố gắng áp đặt điều kiện với ông nhưng ông ta đă từ chối. Nhưng trên thực tế Thiệu và Nam Việt đă chỉ có con đường chọn lựa giữa việc nhận lấy hoặc từ bỏ, vốn được Nixon thuyết phục bằng những cam kết bí mật, và sau này đă trở nên vô nghĩa. Vụ đánh bom miền Bắc đă dừng lại vào ngày 29 tháng 12. Các cuộc đàm phán được nối lại ở Paris vào ngày 08 tháng giêng. Bản hiệp ước đ́nh chiến được kư kết sau ba tuần, tức vào ngày 27 tháng 01 năm 1973.



    Liệu vụ đánh bom Giáng sinh đă buộc Bắc Việt phải quy thuận như Nlxon và Kissinger đă tuyên bố hay không? Trên một góc độ phù hợp nhất, có thể nói vụ đánh bom đă chấm dứt mọi suy nghĩ của Hà Nội về việc chờ đợi và xem xét liệu quốc hội Hoa Kỳ dự định cải tổ vào ngày 02 tháng 01 năm 1973, có thể "đứng” về phía họ qua việc cắt bỏ chi phí chiến tranh hay không. Khả năng quốc hội thực hiện việc này là rất lớn (Nixon rất lo lắng điều này), thể hiện qua một bản nghị quyết cắt giảm chiến phí trong một phiên họp riêng của thượng viện ngay sau khi đă sắp xếp đưa các tù nhân chiến tranh trở về. Đô đốc Thomas Moorer coi vụ đánh bom là một chất xúc tác nối lại các cuộc đàm phán. Đó có thể là cách nói tốt nhất. Rơ ràng vụ đánh bom đă không gây ra một sự ép buộc nào đối với Bắc Việt để Washington có thể đạt các điều khoản mới. Về cơ bản Bắc Việt vẫn tiếp tục với bản hiệp ước giống với bản mà họ đă kư kết hồi tháng 10, cộng với một cam kết bí rnật của Nixon, sau này không bao giờ được thực hiện, về việc đền bù chiến tranh hàng tỷ đô la cho họ. Vị Tổng thống này, dưới áp lực nặng nề của công luận và đe doạ từ phía quốc hội, dường như đă phát điên và phải chấm dứt vụ đánh bom sớm hơn dự định.

    Như vậy không lực đă hoàn toàn thất bại trong tất cả những lần thử nghiệm sử dụng để đạt được các mục đích chính trị. Từ Mc Namara đến Nixon, kết quả của các vụ đánh bom đều rất tồi tệ và tốn kém: thiệt hại 920 máy bay ở Việt Nam. Mặt khác, không lực cũng đă chứng minh hiệu quả của nó thu được sử dụng trên lĩnh vực quân sự. Không lực đă ngăn chặn được việc chiếm giữ căn cứ của Hoa Kỳ ở căn cứ Khe Sanh năm 1968 và tác động chấm dứt cuộc tấn công quy ước của Hà Nội năm 1972. Việc Sài G̣n sụp đổ (khi phải chống đỡ một cuộc tấn công tương tự năm 1972) đă không xảy ra đồng thời với việc các máy bay Mỹ phải rút lui khỏi Đông Dương.

    Một kết thúc c̣n nhiều hoài nghi, nhưng Bob Punches rất mừng khi thấy hiệp định ngừng bắn đă được kư kết. Anh đă thường cầu nguyện cho các thành viên phi đội 162, và tiếp tục cầu nguyện rằng Chuck Rice sẽ trở về an toàn. Sau khi cập bến ở Cubi Point Punches xin phép được đến căn cứ không lực Clark để chúc mừng những tù nhân chiến tranh đầu tiên trở về.

    Các tù nhân chiến tranh chào đón sự kết thúc chiến tranh một cách lặng lẽ. Sau khi Bắc Việt ra thông báo không hề có một tiếng ḥ reo nào, chỉ có sự lo lắng rằng có thể có chuyện xảy ra vào thời điểm cuối cùng. Sự vui mừng chỉ đến khi máy bay hạ cánh. Chuck Rice hết sức ngạc nhiên khi thấy các đám đông với những áp phích lớn có ghi tên anh, chào đón anh trở về. Anh cảm thấy một chút tội lỗi. Anh biết rằng ḿnh không phải là anh hùng. Những người lính từng trải qua địa ngục ở miền Nam sẽ chẳng bao giờ được tiếp đón như vậy. V́ vậy, anh thực sự xúc động.

    Mọi việc đă qua.

    DICK WYMAN

    Có người cho rằng Việt Nam không xứng đáng được như vậy. Nhưng nh́n vào Đông Nam Á ngày nay, bạn sẽ thấy rất nhiều điều chúng ta từng cho là sai lầm đă trở thành sự thật. Lư thuyết tác động dây chuyền đă phát huy tác dụng ở Đông Dương. Và điều ǵ xảy ra với Mặt trận Giải phóng Dân tộc, đại diện yêu tự do của nhân dân? "Hồ Chí Minh? Mặt trận Giải phóng Dân tộc sẽ giành thắng lợi". Đúng vậy. Họ đă chiến thắng.

    Tôi tin rằng hoàn toàn công bằng khi cho là chúng tôi thực sự đă không thắng, đặc biệt là khi xem xét cuộc không chiến. Chính phủ đă cố gắng thuyết phục công chúng rằng chúng tôi sẽ tiến hành không chiến nhưng sẽ chẳng gây thương tích cho bất kỳ ai. Và đó là sự lừa bịp. Nếu anh quyết định tiến hành chiến tranh, anh phải sẵn sàng nói với nhân dân sự thật - rằng chiến tranh là tṛ chơi tính toán và nguy hiểm. Thật không may, chúng tôi thua, v́ vậy không ai muốn nói về nó. Nhưng có một bài học cần thiết phải ghi nhớ. Anh làm hoặc không làm. Và nếu anh làm, anh sẽ thắng, khá đơn giản. Anh không gửi những tín hiệu hoặc đe doạ đến kẻ thù của anh nhằm cố gắng thuyết phục họ thay đổi. V́ ngay lúc đó, họ sẽ đá vào tử huyệt của anh.

    Mọi chuyện về cuộc chiến đă khép lại. Một số chúng tôi vớt vát được phần nào khi tù nhân chiến tranh được đối xử như những vị anh hùng. Có một số ngoại lệ như Jim Stockdale, người xứng đáng với danh hiệu đó. Nhưng đa số các tù nhân chiến tranh đều là đồ vô dụng. Họ bị bắn rơi chỉ v́ sợ hăi và ngu ngốc. Họ đơn giản là những phi công thiển cận. Họ trở về để reo ḥ, được đứng trên đầu người khác và được lựa chọn nghĩa vụ. Nếu anh từng ở Yankee Station thử thách bộ năo của ḿnh liên tục, anh sẽ bị quên lăng. Nhưng tất nhiên anh không thể hét to lên được, bởi v́ điều đó nghe thật kỳ cục. Dù vậy, tôi đă thức giấc trong nhiều đêm và thầm th́: "Chờ đă. Chuyện quái quỷ ǵ đang xảy ra vậy?”.

    Tuy nhiên, Việt Nam đă dạy cho tôi khá nhiều về con người. Ở lĩnh vực này, tôi cho rằng tôi là người thắng lợi. Tôi đă học hỏi nhiều hơn về con người trong một thời gian ngắn, hơn cả khi tôi học hỏi trong mười năm hoặc hai mươi năm. Cuộc đời đă mang một ư nghĩa khác Tôi bắt đầu coi trọng những thứ đă đạt được. Một ngày nắng đẹp ở miền quê đă cho tôi điều kỳ diệu mà tôi chưa bao giờ có, đó là niềm vui sống. Tôi t́m được sự thanh thản. Tôi tự tin với những ǵ tôi có thể làm được.

    Một ngày nọ, tôi đang chơi golf và vợ tôi, cô ấy chợt hỏi: "Anh có nhận ra là anh có một gia đ́nh không Dick? Anh đă không dành nhiều thời gian cho chúng ta. Nhưng chúng ta vẫn sống".

    Tôi bắt đầu chú ư.

    Thật khó khăn để từ bỏ h́nh ảnh phi công chiến đấu Tôi đă sớm thử nghiệm và được quyền điều khiển một phi đội F-4 ở tàu USS Independence. Tôi thích có một viên phi công kém cỏi và giúp anh ta có được ḷng tự tin. Thật vui khi nhận thấy anh ta tiến bộ và cất cánh. Tôi nhận ra rằng có thể anh cần một chút tưởng tượng. Bay trên không vào ban đêm có thể là công việc chết người. Có những lúc anh thực sự sợ hăi và dao động. Anh cần phải nghĩ rằng bản thân anh hết sức đặc biệt, giỏi hơn số c̣n lại - sự tưởng tượng đó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho anh.

    Nhưng tôi bắt đầu phản đối ư kiến cho rằng anh không thể trở thành phi công chiến đấu giỏi trừ khi anh ra ngoài, uống rượu và ca hát. Khi gặp phi đội của ḿnh, tôi đă truyền đạt tư tưởng rằng nếu một phi công không muốn dự tiệc hay những giờ giấc vui vẻ cũng không sao. Chẳng ai bị xét xử bởi sự xa lánh tiếp xúc xă hội của anh ta.

    Những việc khác cũng bắt đầu thay đổi trong suy nghĩ của tôi. Trong nhiều năm tôi nghĩ rằng không có điều ǵ có thể xảy ra với tôi. Thế rồi tôi bắt đầu nhận thức rằng một người đàn ông có thể tự tử. Tôi đă làm việc tích cực hơn trên máy bay trong khi vẫn cố gắng tỏ ra thờ ơ với nó. Nếu như công việc trên khoang tàu của tôi không kết thúc, tôi có thể đă gặp rắc rối trong việc kiềm chế nỗi sợ hăi của ḿnh. Điều đă xảy ra với tôi là tôi đang già hơn và chững chạc hơn. Lần đầu tiên, tôi nhận ra gia đ́nh tôi là một đơn vị và nó thật giá trị với tôi. Hai đứa con trai tôi đang đến độ tuổi mà chúng tôi có thể làm việc cùng nhau. Một ngày cuối tuần nọ, chúng tôi đi chơi thuyền, câu cá và trải qua một thời gian đẹp đẽ. Thế rồi, ngay khi định về nhà, tôi trèo lên bờ sông và cảm thấy đau nhói ở ngực. Tôi không thể thở được Tôi bám vào một gốc cây và ngồi dựa vào nó.

    Khi về nhà, vợ tôi hỏi: "Chuyện ǵ vậy Dick?"

    "Anh không biết". Tôi nói: "Anh đau ở đây nè. Có thể do áp lực công việc".

    "Chúng ta đến bệnh viện nhé".

    "Không, anh thấy đỡ rồi".

    Tôi đă không muốn thừa nhận chuyện vừa xảy ra. Nhưng rồi cũng đă phải đến bệnh viên vào sáng hôm sau. Ardyce đă đúng. Tôi đă bị đau tim.

    Đau tim? Và tôi đă 41 tuổi. Tâm thất bên trái bị tắc nghẽn. Tôi bị liệt vào danh sách những người tàn tật. Các bác sĩ đang chờ để lắp đường dẫn máu phụ, bởi v́ tôi quá trẻ để họ tiến hành việc phẫu thuật kiểu này. Có thể sẽ tắc nghẽn máu ở nơi khác nếu như việc phẫu thuật tiến hành quá sớm. Tôi phải uống thuốc, không được chơi bóng đá hay tennis, không được uống bia. Những người điều hành máy bay chịu áp lực lớn hơn và có tuổi thọ thấp hơn nhiều những người làm công việc khác. Anh luôn gặp những nguy cơ tiềm ẩn.

    Một bác sĩ của tôi đùa: "Anh giống như một con ngựa già Ấn Độ. Anh đă từng chạy rất khoẻ và giờ phải nằm giường bệnh".

    Đó là điều có thể nói về chúng tôi, những người đă chiến đấu ở Việt Nam.





    MỘT SỐ TƯ LIỆU THAM KHẢO THÊM


    HỒ CHÍ MINH DỰ BÁO SỚM
    VIỆC ĐÁNH B52


    Thượng tướng Phùng Thế Tài
    Nguyên Tư lệnh Quân chủng pḥng không -Không quân,
    nguyên Phó tổng tham mưu trưởng QĐNDVN


    Thượng tướng Phùng Thế Tài

    Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch pḥng không đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không chủ yếu bằng B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Pḥng cuối tháng 12 năm 1972 có ư nghĩa to lớn trong giai đoạn quyết định của chiến tranh. 25 năm đă qua nhưng mỗi khi nói đến chiến dịch này, mọi người chúng ta lại nhớ tới sự chỉ đạo sớm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nghiên cứu chuẩn bị đánh B52.

    Ngay từ năm 1962, khi giao nhiệm vụ cho Tư lệnh quân chủng Pḥng không - Không quân, Bác hỏi tôi: “Chú đă biết ǵ về B52 chưa?". Và sau đó Bác lại nói: “Nếu chú có biết, bây giờ cũng chưa làm ǵ được nó, v́ nó bay cao, bay nhanh".

    Những ngày mới thành lập, Quân chủng pḥng không - Không quân phải tập trung vào nhiệm vụ xây dựng phát triển lực lượng, bố trí thế trận bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc, do vậy việc nghiên cứu về B52 cũng chưa được đặt ra.

    Năm 1964, đế quốc Mỹ đă liều lĩnh cho không quân đánh phá một số mục tiêu ven biển của ta từ Quảng B́nh đến Quảng Ninh. Quân và dân miền Bắc đă đánh trận phủ đầu giành thắng lợi lớn. Sau khi tuyên dương công trạng đánh thắng trận đầu ngày 5 tháng 8 năm 1964, Bác lại hỏi: "Các chú đă chuẩn bị đánh B52 như thế nào rồi?".

    Tuy Bác đă nhắc nhở, nhưng lúc này B52 chưa xuất hiện trên chiến trường, mặt khác chúng ta chưa có tư liệu về B52 nên chưa thể chuẩn bị ǵ cho việc đánh.

    Năm 1965, đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam tiến hành "chiến tranh cục bộ" và bắt đầu sử dụng lực lượng ném bom chiến lược B52 trên chiến trường. Trong một lần đến thăm bộ đội pḥng không Hà Nội, Bác lại dặn: "Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B57, B52 hay "bê" ǵ đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đă đánh là nhất định thắng”. Thực hiện lời dạy của Bác, Quân chủng Pḥng không - Không quân đă tập trung mọi nỗ lực phát triển lực lượng nhanh chóng, nghiên cứu nghệ thuật tác chiến đánh bại từng bước leo thang của địch trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhưng chưa có điều kiện tổ chức nghiên cứu đánh B52. Năm 1966, Bộ Tư lệnh Quân chủng cùng một số cán bộ đại diện lên chúc thọ Bác. Sau khi nghe Quân chủng báo cáo thành tích chiến đấu, Bác dặn: "Các chú đă đánh được B66 là tốt, nhưng nó là máy bay trinh sát. C̣n B52 là máy bay ném bom lợi hại, các chú phải chuẩn bị đánh B52".

    Để chuẩn bị đánh B52 việc trước tiên là phải t́m hiểu tính năng kỹ thuật, đặc điểm và quy luật hoạt động của nó, trên cơ sở đó t́m ra cách đánh phù hợp. Với mục đích đó, tháng 5 năm 1966, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, Quân chủng Pḥng không - Không quân đă tổ chức cho trung đoàn tên lửa 238 cơ động vào Vĩnh Linh nghiên cứu cách đánh B52. Từ đó chúng ta luôn luôn duy tŕ một lực lượng ở chiến trường để đánh B52 với phương châm "vừa đánh địch, vừa nghiên cứu địch".

    Năm 1967, không quân địch tổ chức nhiều đợt đánh phá tập trung Hà Nội, Hải Pḥng. Quân chủng phát động phong trào thi đua, kiên quyết đánh tiêu diệt địch bảo vệ vững chắc Thủ đô Hà Nội.

    Trong phong trào thi đua đó, bộ đội pḥng không đă đánh nhiều trận thắng lớn. Đặc biệt ngấy 19 tháng 5 năm 1967, ngày sinh nhật của Bác, quân và dân Hà Nội đă bắn rơi 13 máy bay địch. Quân chủng tổ chức đoàn cán bộ chiến sĩ tiêu biểu lên chúc mừng sinh nhật Bác. Sau khi nghe đoàn báo cáo chiến công, Bác vui vẻ nói: "Bác mừng và hoan nghênh các chú đánh giỏi. Nhưng chớ có chủ quan mà khinh địch, nó thua keo này, nó bày keo khác. Nó c̣n đánh và nhất thiết ta phải chuẩn bị đánh B52". Theo lời Bác dặn, các binh chủng tên lửa, ra-đa, pḥng không đều chủ động triển khai việc nghiên cứu đánh B52, nhiều đoàn cán bộ vào chiến trường cùng các đơn vị nghiên cứu rút kinh nghiệm các trận đánh, thu thập các tư liệu về B52 và từng bước xây dựng cách đánh B52.

    Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Pḥng không - Không quân, Bác dặn: "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước t́nh huống càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ chuẩn bị. Nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đă hủy diệt B́nh Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội". Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ quan tham mưu của quân chủng bắt đầu nghiên cứu phương án đánh B52 bảo vệ yếu địa miền Bắc.

    Từ khi ta đưa lực lượng vào chiến trường trực tiếp nghiên cứu đánh B52, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên theo dơi kết quả đánh B52 của các đơn vị và chỉ đạo quân chủng khẩn trương nghiên cứu chuẩn bị đánh B52 khi chúng liều lĩnh ra đánh phá hậu phương miền Bắc, đặc biệt chuẩn bị kế hoạch đánh B52 bảo vệ Thủ đô Hà Nội.

    Bằng sự dự báo thiên tài và những lời dạy có ư nghĩa lịch sử đối với bộ đội Pḥng không - Không quân ngay từ khi những chiếc B52 đầu tiên của Mỹ xuất hiện ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă sớm chuẩn bị tư tưởng cho chúng ta đánh thắng B52. Tư tưởng quyết đánh thắng B52 của Người đă được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện thành công trong chiến dịch pḥng không tháng 12 năm 1972.

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P33


    PHI CÔNG B52 KIỆN SAC
    VỀ CHIẾN DỊCH LINEBACKER II


    Giữa năm 1977, Đô-rên-cao-xki (Drenkowski) đại úy phi công B52 t́m thấy trong hồ sơ lưu. trữ của Bộ Không quân Hoa Kỳ văn kiện mang số AF/100RD về chiến dịch ném bom bằng B52 xuống Hà Nội - Hải Pḥng mang tên Lai-nơ-bêch-cơ 2 (Linebacker 2). Đô-rên-cao-xki đă phát đơn kiện Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (SAC) về sự tồi tệ trong việc vạch kế hoạch và điều hành chiến dịch này.

    Đây là bản lược dịch những quan điểm của Đô-rên-cao-xki về chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ 2, đăng trên tạp chí Không quân Mỹ số tháng 7-1987 (Minh Bảo lược dịch)

    B52 được đưa vào sử dụng trong chiến tranh Đông Nam Á từ giữa những năm 1960 nhưng không được phép hoạt động ở các vùng đông dân có bảo vệ chắc chắn và dày đặc ở thung lũng sông Hồng. Người ta cho rằng B52 với các trang bị gây nhiễu hiện đại và đắt tiền không bơ liều bay vào thung lũng sông Hồng để có thể bị bắn rơi. Sau đó nó lại bị các đồng minh của Liên Xô nghiên cứu khám phá các bí mật của những trang bị đó.

    Theo chiến thuật được sử dụng lúc ban đầu để đánh các mục tiêu ở Nam Việt Nam, nơi không có vũ khí pḥng không đủ tầm bắn rơi B52, th́ các máy bay số 2 và số 3 bay gần như ngang hàng ở hai bên máy bay số 1. Các phi công đi hoạt động tạm thời ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng ở Đông Nam Á chỉ qua huấn luyện ở Mỹ về cách oanh tạc từng chiếc riêng lẻ ở tầm thấp. Phương pháp này thông thường dùng để oanh tạc một mục tiêu bằng vũ khí hạt nhân. Các phi công này không có kinh nghiệm về cách bay theo đội h́nh một tốp 3 chiếc, theo dơi nhau bằng mắt thường trong các trận ném bom qui ước. Sau một vài vụ B52 đâm nhau trên bầu trời và những vụ suưt húc nhau, các ban điều tra của Bộ Chỉ huy không -quân chiến lược (SAC - viết tắt của chữ Strategic Air Command) phát hiện ra rằng đối thủ nguy hiểm nhất của B52 lại chính là một chiếc B52 đang bay bên cạnh nó. V́ vậy chiến thuật bay trên các khu vực tương đồi an toàn ở Nam Việt Nam là nhằm bảo vệ B52 trong môi trường không có sự đe dọa của hệ thống hỏa lực pḥng không đối phương. Có nghĩa là máy bay số 2 bay sau máy bay thứ nhất 2,4km và máy bay số 3 cũng bay sau chiếc thứ hai 2,4km. Cả hai máy bay số 2 và số 3 đều bay hơi chếch về hai phía đường bay của chiếc dẫn đầu. Như vậy những quả bom của chúng rơi ra song song với bom của máy bay dẫn đầu trong khoảng cách 100mét khiếm thảm bom sẽ trùm lên một diện tích rộng hơn.

    Mọi hoạt động của B52 trong chiến tranh Đông Dương đă biến thành một thứ dây chuyền sản xuất. Hết ngày này sang ngày khác, các máy bay B52 đi đánh mục tiêu đều bay theo cùng một đường bay. Trước khi thả bom vài phút, các máy bay gây nhiễu được bật lên. Trước khi bom rơi 90 giây, cánh cửa khoang bom mở ra làm cho tiết diện B52 rộng hẳn lên, ra-đa dễ quan sát và bám chặt lấy nó. Các máy bay B52 tiếp tục bay với cùng tốc độ, cùng độ cao. Sau khi bom rơi, tất cả đều ngoặt 90 độ để bay ra khỏi mục tiêu. Lúc này ăng-ten máy nhiễu lắp dưới bụng máy bay hướng ra khỏi khu vực mục tiêu trong khoảng từ 30 đến 60 giây. Đơn vị cơ bản được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là tốp 3 chiếc. Nếu cần oanh tạc nhiều lần vào một mục tiêu th́ đặt kế hoạch dùng nhiều tốp vào đánh phá.

    Cuối những năm 1960, máy bay B52 đă bắt đầu ném bom các khu vực bên ngoài Nam Việt Nam, nhất là quăng đường ṃn Hồ Chí Minh qua Lào. Lần đầu tiên, B52 vấp phải pháo pḥng không cỡ lớn, điều khiển bằng ra-đa của đối phương. Đôi khi chúng gặp cả tên lửa SAM. Phi công biết rằng kiểu đánh theo lối dây chuyền sản xuất sẽ không có hiệu lực khi tiến công các mục tiêu có các phương tiện bảo vệ tinh vi. Chiến thuật này của B52 làm cho bộ đội Bắc Việt Nam có thể đoán trước mục tiêu và thời gian bị ném bom. V́ vậy, nhiều cuộc oanh tạc bị mất hiệu lực v́ đối phương đă di chuyển trang bị và người ra khỏi khu vực hoặc xuống hầm trú ẩn. Tiếp đó, các trận địa pḥng không có nhiều thời gian chuẩn bị đối phó.

    Các phi công B52 phản đối việc không chịu thay đổi chiến thuật. Nhất là khi một số B52 đă bị vũ khí pḥng không đối phương gây thiệt hại. Song thái độ ngoan cố của SAC đă cản trở mọi thay đổi.

    T́nh h́nh vẫn nguyên như vậy cho đến tháng 3 năm 1972, khi ba sư đoàn Bắc Việt Nam có xe tăng dẫn đầu và có pháo cỡ lớn yểm trợ đă đánh gục sư đoàn 3 của Sài G̣n tại khu phi quân sự. Lúc ấy, lục quân Mỹ đă rút đi. Vùng này chỉ c̣n 2 lữ đoàn, nhưng các lữ đoàn trưởng đă được lệnh không tham chiến v́ sợ làm tăng số lính Mỹ thương vong. Do đó lực lượng duy nhất có sức mạnh để hỗ trợ quân đội Sài G̣n là không quân Mỹ. Tháng 4 năm 1972, Tổng thống Ních-xơn cho phép ném bom trở lại Bắc Việt Nam. Hoạt động ném bom này mang mật danh là chiến dịch "Lai-nơ-bếch-cơ".

    Mục tiêu của nó là phá các đường tiếp tế từ Trung Quốc đến Hà Nội. V́ đó là đường vận chuyển cơ sở vật chất, kỹ thuật tới tay bộ đội Bắc Việt ở miền Nam. Sau khi các hải cảng Bắc Việt Nam bị rải thủy lôi, Hà Nội bị bóp nghẹt dần. Nhưng cái giá phải trả của Mỹ thật là đắt. Các máy bay chiến đấu chiến thuật phải mất nhiều tháng mới làm tê liệt được các hệ thống pḥng không với cái giá mà phần lớn các nhà quan sát Mỹ không nhận ra được. Các đơn vị như các đại đội máy bay chiến đấu chiến thuật số 4 và số 421 tại sân bay Đà Nẵng đă mất hơn hai phần ba số F-4 và một nửa kíp bay trong ṿng có 2 tháng. Máy bay B52 tiếp tục ném bom các mục tiêu chiến thuật ở các khu vực "an toàn" hơn trong chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ, sau này gọi là Lai- nơ-bếch-cơ 1. Ngày 21 tháng 10 năm 1972, Mỹ ngừng ném bom từ Bắc vĩ tuyến 20 và chiến dịch Lai-nơ-bếch- cơ 1 kết thúc.

    Sau đó 2 tháng, người ta thấy rơ là Bắc Việt Nam lợi dụng việc Mỹ ngừng ném bom ở đồng bằng Bắc Bộ để xây dựng lại hệ thống pḥng không. Lúc này, lực lượng pḥng không của Bắc Việt Nam lại lên tới 180 chiếc MIG (có cả MIG 17, 19 và 21), 2.300 tên lửa SAM, chủ yếu là SAM 2 và nhiều pháo pḥng không có ra-đa điều khiển. Toàn bộ toàn mạng lưới pḥng không này được phối hợp thành một lưới lửa bảo vệ dày đặc, loại này không gây cản trở cho loại kia trong chiến đấu.

    Ngày 17 tháng 12 năm 1972, các phi công B52 được lệnh báo động. Tối hôm sau, chiến dịch Lai-nơ- bếch-cơ 2 bắt đầu. Các máy bay F-111 bay trước tiên vào Bắc Việt Nam với tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, tiến hành oanh tạc vào các sân bay. Máy bay F-4 bay theo rải nhiễu kim loại thành một hành lang bằng nhôm kéo dài từ Đông Bắc sang Tây Nam thung lũng sông Hồng nhằm bịt mắt ra-đa. Phía cuối hành lang song song với rặng núi Tam Đảo, bắt đầu xuất hiện các tốp B52. Theo sau chúng là hơn 100 chiếc F-4 để đánh chặn MIG và 4 chiếc F-105 trang bị tên lửa đánh ra-đa để chế áp tên lửa SAM. Các tốp B52 dàn cự ly rộng hơn để mỗi tốp 3 chiếc có thể qua mục tiêu chỉ trong từ 2 đến 3 phút. Khoảng cách giữa mỗi tốp mở rộng tới 4 phút bay. Như vậy một lực lượng 18 chiếc B52 bay qua mục tiêu hết độ nửa giờ, bay cùng một đường bay, một tốc độ, một độ cao như nhau.

    Vài tốp đầu tiên không bị hỏa lực pḥng không đối phương bắn, điều này khiến người ta nghĩ là đối phương bị bất ngờ. Nhưng khi các tốp sau tiếp tục bay theo cùng đường bay th́ trận đánh sôi nổi hẳn lên. Hành lang nhiễu kim loại bị gió thổi bạt đi từ từ. Nhưng kế hoạch của SAC không cho phép B52 linh hoạt. Các phi công không được phép điều chỉnh đường bay để lợi dụng sự che chở của hành lang nhiễu. Tuy nhiên họ vẫn phải bay vào mục tiêu.



    Đầu tiên các pháo thủ điều khiển tên lửa SAM của Bắc Việt đă phóng những quả đạn không điều khiển, hy vọng may ra đánh trúng máy bay. Nhưng khi các B52 ầm ĩ bay vào, giữ nguyên một tốc độ, một độ cao trên cùng một đường bay th́ các pháo thủ đă t́m ra ngay cách đánh. Các pháo thủ cao xạ và nhân viên điều khiển SAM dễ dàng giải quyết được vấn đề tính toàn các phần tử bắn và điều chỉnh ng̣i nổ. Họ bắt đầu đánh trúng B52.

    Sáng hôm sau, máy bay ném bom chiến đấu của không quân và hải quân tiếp tục đánh phá các mục tiêu. Một số mục tiêu đó được máy bay A-7 cùng với máy bay F-4 tiến hành đánh phá bằng bom điều khiển bằng la-de.

    Một công thức được đặt ra cho 10 ngày tới: B52 sẽ oanh tạc ban đêm, đánh các mục tiêu rộng như sân ga kho xăng dầu, doanh trại. Đường bay của chiếc B52 đi đầu sẽ là đường bay cho mọi chiếc B52 khác trong suốt đêm đó. Ban ngày, các máy bay chiến đấu chiến thuật mang vũ khí có điều khiển sẽ đánh các nhà máy điện, cầu.

    Vào đêm thứ hai, các máy bay B52 từ phía Tây xông vào ném bom ga Gia Lâm, sân bay Bạch Mai và đài phát thanh Hà Nội. Các phi công B52 biết rất rơ rằng động tác lẩn tránh cũng chẳng có hiệu lực ǵ. Pháo pḥng không và tên lửa SAM phóng lên dày đặc hơn. Các phi công dùng các động tác lẩn tránh kịch liệt để tránh cả hai loại hỏa lực này. Chiếc B52 đầu tiên bị bắn rơi ở thung lũng sông Hồng. Sân bay Gia Lâm và bệnh viện Bạch Mai bị đánh do nhầm lẫn v́ các phi công mải quan tâm đến việc bảo vệ sinh mạng ḿnh hơn là việc ném bom sao cho chính xác. Hỏa lực đối phương đă đánh trúng một số B52. Đêm đó, ít nhất có 2 chiếc đă bị bắn rơi.

    Những người điều khiển tên lửa SAM khôn ngoan đă quan sát ngay vị trí chiếc B52 đi đầu ngoặt khỏi mục tiêu. Họ phóng lên một SAM để tên lửa bay theo đường đạn khoảng 45 giây tới gần chỗ B52 phải ngoặt. Họ dùng 5 đến 10 giây điều khiển quả tên lửa "khóa" vào điểm ngoặt, sao cho khi tên lửa tới đó vừa đúng lúc chiếc B52 tiếp theo cũng bay tới. Thật ngon xơi.

    Các phi công trở về căn cứ và bắt đầu một cuộc đấu tranh vô hiệu quả đ̣i thay đổi chiến thuật sử dụng B52. Các nhân viên SAC không chịu lắng nghe các ư kiến này. Để phản đối, các phi công đi làm nhiệm vụ trở về đă bắt đầu thổ lộ những thất vọng của họ tại các câu lạc bộ sĩ quan ở Gu-am và U-ta-pao. Con số thiệt hại cứ ngày một tăng lên. Đầu tiên là 3 chiếc B52, rồi 4, rồi 6 chiếc bị bắn rơi một ngày. Vậy mà SAC vẫn cứng nhắc, không chịu thay đổi chiến thuật.

    Từ ngày 22 đến 24 tháng 12, tinh thần phi công tại các căn cứ B52 suy sụp. Số lớn phi công xin rút khỏi diện bay v́ lư do sức khỏe. Các buổi giao nhiệm vụ thực hiện các phi vụ hàng ngày trở nên những cuộc căi vă. Phi công cười mỉa mai hoặc nói kháy các sĩ quan thuyết tŕnh. Điều có ư nghĩa ở các sự kiện này là số đông phi công không phản đối cuộc chiến tranh, không phản đối ném bom mà là họ phản đối về sự ngu xuẩn và lỏng lẻo trong kế hoạch ném bom của SAC, giữ nguyên hướng trên đoạn bay thả bom rồi bay ra khỏi mục tiêu theo "đường bay như nhau”. Họ phàn nàn về những hiểm họa không cần thiết do sự kém linh hoạt của SAC gây ra.

    Lệnh ngừng ném bom được công bố vào ngày lễ Nô- en. Các nhân viên SAC tại Ô-ma-ba, Me-bra-ska báo cáo về thiệt hại lúc đó đă tới từ 10% đến 12% trong số từ 150 đến 200 chiếc B52 hiện có ở Đông Nam Á. Quanh phỏng vấn các tướng cao cấp của SAC tham gia đặt kế hoạch, ta thấy các tư lệnh SAC hoàn toàn không biết đến ư kiến đề nghị của các phi công (trừ các vấn đề tinh thần) về việc thay đổi cách đánh.

    Đợt ngừng ném bom kéo dài 41 giờ. Tới lúc này, SAC mới xem xét các chiến thuật mới. Cuộc oanh tạc ngày hôm sau (26-12) gồm 77 chiếc B52 đánh làm 5 đợt gần như đồng thời từ nhiều hướng tiến vào các mục tiêu. Chiến thuật mới đă có hiệu quả rơ rệt. Chỉ có một chiếc B52 bị bắn rơi, c̣n 76 chiếc kia trở về an toàn. Động tác ngoặt 90 độ để ra khỏi mục tiêu được loại bỏ. Cự ly giữa các máy bay trong tốp rút ngắn lại c̣n 1,8km. Ngoài ra, một số B52 c̣n mang bom CBU để làm tê liệt trận địa SAM. Các tốp F-105 và F-4 cũng mang bom CBU đi t́m đánh các trận địa SAM khác. Đến ngày 28, thấy được những dấu hiệu về hoạt động của hệ thống pḥng không đối phương sút kém. Ngày 31 tháng 12, ngừng ném bom. Ba tuần sau, hiệp định Paris được kư kết. Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ 2 được SAC coi là đă thành công. Nhưng cái giá phải trả thật là đắt. Trong thời gian chiến dịch, không quân nói rằng 17 chiếc B52 đă bị bắn rơi. ít nhất có 9 chiếc nữa tuy đă về được U-ta-pao nhưng bị hư hỏng quá nặng không thể bay được nữa. Do vậy cái giá chung phải trả là từ 22 đến 27 chiếc B52. Ngoài ra c̣n 10 máy bay ném bom chiến đấu và trinh sát bị bắn rơi.

    Đă có thể chứng minh thêm một điểm là các máy bay loại B52 lỗi thời này vẫn có thể bay vào một khu vực có vũ khí pḥng không dày đặc để giáng cho đối phương một đ̣n. Mọi mục tiêu đưa ra đều bị 729 phi vụ B52 phá hoại hoặc tiêu diệt trong 11 ngày ném bom. Nhưng những sai lầm của SAC đă phạm phải trong chiến dịch này là không thể biện bạch được và SAC phải chịu trách nhiệm. Những sai lầm đó làm cái giá phải trả càng cao thêm. Đó là:

    1. Oanh tạc nhỏ giọt từng đợt

    Đánh phá thành các đợt liên tiếp cách nhau có khi đến 1 giờ làm cho các hệ thống pḥng thủ đối phương có cơ hồi phục và chuẩn bị đối phó với đợt sau. Ngoài ra đánh như vậy c̣n làm giảm tác động choáng váng của mỗi đợt, cho phép đối phương mỗi lần có thể tập trung đối phó vào một máy bay. Khi đă sửa chữa sai lầm bằng cách dùng 5 đợt B52 đồng thời từ nhiều hướng vào ném bom th́ số thiệt hại máy bay mới giảm.

    2. Thiếu yếu tố bất ngờ

    Do vấn đề bảo đảm bí mật tốt nên các tốp B52 đầu tiên vào bầu trời Hà Nội đă khai thác được yếu tố bất ngờ, các hệ thống pḥng không của Bắc Việt Nam không phản ứng kịp thời. Tuy vậy, chủ trương của SAC là mọi chiếc B52 đều phải bay theo đường bay của chiếc đầu tiên, cùng độ cao và tốc độ. Mỗi đêm, khi chiếc B52 đầu tiên bay qua, th́ các pháo thủ đối phương có thể biết chính xác chiếc B52 tiếp theo sẽ bay tới vị trí nào. Lẽ ra phải nghĩ đến các đợt oanh tạc ở tầm thấp để gây yếu tố bất ngờ. Ít nhất cũng phải cho các máy bay B52 bay ở nhiều độ cao và tốc độ khác nhau.

    3. Thiếu linh hoạt

    Chiến thuật không thay đổi kịp với những thay đổi của t́nh h́nh. Thí dụ, nếu một chiếc F-105 báo tin toàn bộ tên lửa SAM ở một khu vực đă bị tiêu diệt, tạo nên một "lỗ hổng" trong chu vi pḥng thủ của SAM các máy bay B52 vẫn không được phép thay đổi đường bay để lợi dụng lỗ hổng này mà cứ phải bay vào mục tiêu theo đường bay đă định sẵn. Đêm đầu tiên, khi dải nhiễu đă bị gió thổi tạt đi, các phi công B52 vẫn không được phép điều chỉnh đường bay vào mục tiêu trong khoảng từ 24 đến 32km để lợi dụng dải nhiễu này.

    4. Không có những ưu tiên thích đáng

    Phần lớn các nhà chiến lược và chiến thuật nhất trí rằng trong một cuộc tiến công bằng máy bay th́ ưu tiên hàng đầu phải là tiêu diệt các vũ khí pḥng không. SAC đă ngay lập tức dùng B52 bám vào các mục tiêu quân sự chiến lược chứ không chú ư tới 27 tiểu đoàn SAM đang chờ đối phó. Đă có những cố gắng để đánh phá các sân bay MIG, song ngay cả những cố gắng này cũng không được ưu tiên nhiều. Cho tới ngày 26 tháng 12, khi số B52 bị rơi cao tới mức không thể chấp nhận được lúc đó mới bắt đầu nghiên cứu việc phối hợp lực lượng để tiêu diệt đối thủ chính đă diệt B52: đó là tên lửa SAM. Nếu vài ngày trước mà SAC đă nghĩ tới cố gắng diệt các hệ thống SAM th́ họ đă không thể hoạt động tùy ư muốn của họ.

    5. Thiếu thông tin

    Những thiếu sót trên đây là những sai lầm chiến lược và chiến thuật đă được chấn chỉnh sau đợt ngừng ném bom vào lễ Nô-en. Nhưng một thực tế rơ ràng là các phi công đă thấy trước được những sai lầm mà lẽ ra không được để xảy ra điều đó. Từ nhiều năm trước, các phi công đă hiểu rằng chiến thuật như vậy là điên rồ. Song SAC vẫn phớt lờ điều đó. Điều mỉa mai đáng buồn là các sĩ quan tham mưu không phải trả giá cho thái độ này. Chính các phi công đă phải trả bằng xương máu của họ. SAC đă đẻ ra một hệ thống thông báo một chiều, không cho phép cấp dưới tŕnh bày ư kiến trở lại. Căn bệnh này thể hiện ở các giới quân sự trong chiến tranh Đông Nam Á nhưng nó đă và vẫn đang thể hiện đặc biệt rơ nét ở SAC. V́ nhiều lư do, thành phần của SAC gồm toàn những "nhân viên gật" không muốn làm đảo lộn t́nh h́nh. Tiêu chuẩn để đề bạt sĩ quan chú trọng nhiều vào ḷng trung thành và vào những người cùng "ê kíp" hơn là vào tính trung thực hoặc sáng tạo. V́ vậy tin tức về công việc không tiến triển tốt hoặc về một số chiến thuật nào đó không có hiệu lực đă không thể nào đến tai các cấp trên. Những thay đổi về chiến thuật sau lễ Nô-en không phải là để đáp ứng các đề nghị của phi công. Chính v́ ba viên tướng chịu trách nhiệm về chiến dịch này nằm ở căn cứ không quân Offut, Nebraska nhận thấy rằng nếu tốc độ máy bay rơi cứ diễn ra như hiện tại th́ trong 2 tuần lễ sẽ không c̣n máy bay B52 ở Đông Nam Á. Thậm chí SAC cũng không cần hỏi ư kiến những kíp lái máy bay chiến đấu đă ném bom các mục tiêu ở thung lũng sông Hồng trong 7 tháng. Qua họ, các viên tướng ở SAC cũng có thể biết rằng những quả đạn dùng để tiếp cho các bệ phóng luôn luôn được tàng trữ ở các kho trung tâm. Mỗi băi chứa vài trăm quả tên lửa sẽ tạo ra một mục tiêu để đánh phá và có giá trị.




    VIỆC KƯ HIỆP ĐỊNH PA-RI
    VÀ CUỘC NÉM BOM B52 CỦA MỸ


    Đại tá Nguyễn Văn Minh - Viện Lịch sử
    quân sự Việt Nam

    Ngày 25 tháng 1 năm 1969, Hội nghị bốn bên bàn về ḥa b́nh ở Việt Nam khai mạc ở Pari thủ đô nước Pháp.

    Ngày 8 tháng 6 năm 1969, Ních-xơn gặp Nguyễn Văn Thiệu tại đảo Mít-uây giữa Thái B́nh Dương đầy sóng gió để thống nhất hành động đó, Mỹ phải đơn phương rút quân trước và chấm dứt ném bom miền Bắc. Tổng thống Ních-xơn ư thức được rằng việc rút quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam không phải để giành thắng lợi với quân số ngày càng giảm trong khi quân số đầy đủ nhất mà cũng vẫn thua, cho nên trong cuộc họp này mục đích là làm cho Nguyễn Văn Thiệu yên ḷng, chấp nhận những quyết định của Mỹ tại cuộc đàm phán ở Pari. Tháng 10 năm 1969 là thời điểm hết hạn cho Tổng thống mới Mỹ xem xét điều chỉnh các chính sách của chính phủ trước để lại, trong hai viện của quốc hội Mỹ nổ ra cuộc tranh luận gay gắt về chính sách của Mỹ tại Việt Nam. Nhiều thượng nghị sĩ Mỹ phê phán kịch liệt Ních-xơn, đ̣i phải ngừng bắn hoàn toàn, đ̣i rút quân Mỹ về nước trước năm 1970 và thủ tiêu nghị quyết "Vịnh Bắc Bộ". Phong trào "chống chiến tranh" của nhân dân Mỹ cũng lên cao chưa từng thấy. Phong trào này đă huy động một lúc hai, ba vạn người xuống đường diễu hành trên các đường phố của Thủ đô Oa-sinh-tơn, rồi tụ tập trước cửa Nhà Trắng, Bộ Quốc pḥng, hô vang các khẩu hiệu "Ḥa b́nh ngay bây giờ”, "Ḥa b́nh ngay bây giờ", "Phải rút quân Mỹ về nước", v.v... Lúc này, t́nh h́nh nước Mỹ theo Kít-xinh-gơ mô tả là "rối như tơ ṿ mà chiến tranh Việt Nam đă d́m xă hội chúng ta (Mỹ) vào". Cuộc khủng hoảng kinh tế - xă hội nghiêm trọng, nạn thất nghiệp tăng, nội bộ mâu thuẫn sâu sắc. Chính quyền Ních-xơn bị sức ép từ nhiều phía hết sức nặng nề. Trong bối cảnh đó, Ních- xơn muốn kết thúc cuộc chiến tranh trong danh dự, ngừng ném bom miền Bắc, rút quân Mỹ, nhưng vẫn giữ được Thiệu và miền Nam Việt Nam. Tại hội nghị Mít-quây Ních-xơn vừa thúc Thiệu ủng hộ các giải pháp mà Mỹ sẽ thỏa thuận với ta tại Hội nghị Pari, vừa hứa hẹn viện trợ hậu hĩnh cho Thiệu làm cho Nam Việt Nam đứng vững sau khi Hiệp định Pari được kư kết. Song, Thiệu không biết ḿnh là Tổng thống do Mỹ dựng lên, nên khi về miền Nam, y đưa ra tuyên bố bốn không: không nh́n nhận kẻ thù, không trung lập hóa Nam Việt Nam; không có chính phủ liên hiệp, không nhường lănh thổ cho kẻ thù. Ních-xơn và Kít-xinh-gơ tức giận trước thái độ ngang bướng của Tlúệu, nhưng v́ tránh tiếng là bỏ rơi "một nước đồng minh", nên Mỹ kiên tŕ vừa thuyết phục Thiệu, vừa đe dọa miền Bắc Việt Nam với hy vọng ta sẽ rút lại các yêu cầu tại cuộc đàm phán.

    Ta biết rằng kết quả của Hội nghị Pari là phụ thuộc vào kết quả thành, bại trên chiến trường - trong đó chiến trường chính là miền Nam. Do đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược mùa xuân 1972 nhằm đánh bại chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ, đánh bại "Học thuyết Ních-xơn" ở Việt Nam, tạo ra chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện, chiến tranh, giành thắng lợi to lớn, hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh của phái đoàn ta. Theo tinh thần đó, bắt đầu ngày 30 tháng 3 năm 1972, quân và dân ta ở miền Nam mở cuộc tiến công chiến lược trên hướng Trị - Thiên, đánh chiếm Quảng Trị; ngày 1 tháng 4 năm 1972, quân ta mở cuộc tiến công ở miền Đông Nam Bộ và ngày 24 tháng 4 năm 1972 tiến công Đắc Tô - Tân Cảnh. Cuộc tiến công chiến lược đă giành được thắng lợi lớn, tiêu diệt và làm tan ră một bộ phận lớn quân chủ lực ngụy, giải phóng Quảng Trị, Lộc Ninh, Đắc Tô - Tân Cảnh. Tướng A-bơ-ram, tư lệnh Mỹ tại Việt Nam điện về Oa-sinh-tơn rằng “rất có thể quân đội Việt Nam (ngụy) đă mất ư chí chiến đấu và có thể sẽ mất tất cả". Đ̣n quân sự đă tác động đến nước Mỹ, làm cho "phong trào chống chiến tranh" của nhân dân Mỹ như lửa gặp gió đă bùng lên mạnh mẽ, cùng với việc quốc hội Mỹ đ̣i cắt giảm ngân sách chi cho cuộc chiến tranh Việt Nam, khiến cho Ních-xơn và Kít-xinh-gơ phải tính đến một giải pháp nghiêm chỉnh tại cuộc Hội nghị Pari.

    Tháng 8 năm 1972, Kít-xinh-gơ và phái đoàn đàm phán của Mỹ sang Sài G̣n thuyết phục Thiệu thống nhất với Mỹ về một giải pháp Mỹ rút quân, ngừng bắn... sao cho các bên có thể chấp nhận được. Nhưng Thiệu phản đối kịch liệt, cuộc hội đàm diễn ra không êm thấm. Kít-xinh-gơ về Mỹ báo cáo với Ních-xơn, sau đó gặp đồng chí Lê Đức Thọ tại nhà 108 đường Giê-nê- ran Lơ-cléc cách Pari 15 dặm về phía tây nam trong hai ngày 26, 27 tháng 9 năm 1972. Cuộc đấu tranh tại cuộc họp bí mật cũng như công khai giữa ta và Mỹ diễn ra quyết liệt. Ngày 8 tháng 10 năm 1972 ta đưa ra bản dự thảo hiệp định. Phía Mỹ đă thỏa thuận nội dung văn bản hiệp định do ta đưa ra. Hai bên tiếp tục hoàn tất các điểm trong văn bản mà mỗi bên đều chấp nhận được và thống nhất kư tắt tại Hà Nội ngày 22 tháng 10 năm 1972, kư chính thức tại Pari ngày 31 tháng 10 năm 1972. Kít-xinh-gơ lại đến Sài G̣n cùng với đại sứ Bân-cơ thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu và đưa thư của Ních-xơn gửi Thiệu đề ngày 16 tháng 10 năm 1972. Thư có đoạn: “Trong diễn tiến của cuộc hội đàm mới đây của tiến sĩ Kít-xinh-gơ với các đại biểu của Bắc Việt Nam tại Pari th́ vấn đề đă trở nên rơ ràng một cách khả quan rằng bộ máy lănh đạo Hà Nội sẵn sàng chấp nhận cuộc đ́nh chiến trước khi có giải pháp chính trị ở miền Nam Việt Nam... Kết quả sự thay đổi chiến lược này đă tạo ra một bối cảnh mà trong đó chúng tôi (Mỹ) và phái đoàn Hà Nội sẽ kư một hiệp ước chung với nội dung chấm dứt chiến tranh, sự rút quân của các lực lượng đồng minh c̣n tồn tại, sự trao đổi tù binh chiến tranh và sự tiếp tục tồn tại của chính phủ ngài". Và, Ních-xơn dọa Thiệu "Trong t́nh h́nh này tôi muốn khuyên ngài hăy t́m mọi cách không để phát sinh bầu không khí có thể dẫn đến những sự kiện tương tự với những ǵ mà chúng tôi ghê tởm năm 1963". Thiệu liên tưởng đến một cuộc đảo chính với chiếc xe bọc thép M113 và cái xác của Diệm - Nhu bị bắn chết. Thiệu lo sợ, ám sát trở thành cơn ác mộng đối với y, nhưng y vẫn ngoan cố, nói với Kít-xinh-gơ là: "Chúng tôi đă thông báo với các ngài rằng, chúng tôi không đồng ư thay đổi lập trường của chúng tôi trong vấn đề rút quân". Thiệu đ̣i quân miền Bắc phải rút và vĩ tuyến 17 phải được coi trọng và được xem là giới tuyến của hai nước Việt Nam; Thiệu không tán thành Hội đồng ḥa giải dân tộc ba thành phần, v.v… Kít-xinh-gơ nói với Thiệu: "Chúng tôi (Mỹ) cố gắng nhưng không biết họ (miền Bắc và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) có chấp nhận hay không". Đại sứ Bân-cơ trở nên tức giận trước thái độ ngoan cố của Thiệu, ông hỏi: "Có phải ư kiến cuối cùng của ngài là không kư không, ngài Tổng thống?", Thiệu đáp: “Phải, đó là ư kiến cuối cùng của tôi". Kít-xinh-gơ liền nói với Thiệu: Tôi xin đọc bức thông điệp của Tổng thống Ních-xơn gửi cho ngài mà dự định sau cuộc nói chuyện sẽ trao. Thông điệp viết: "Nếu ngài cho rằng hiệp định không thể chấp nhận được ở điểm này và đối phương phải tiết lộ những giới hạn đặc biệt mà những yêu cầu của cuộc đàm phán đặt ra th́ tôi nghĩ rằng quyết định của ngài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến khả năng tiếp tục cung cấp viện trợ cho ngài và chính phủ miền Nam Việt Nam". C̣n 13 ngày nữa là đến ngày Mỹ và ta thống nhất kư hiệp định (31-10), những nỗ lực của Mỹ thuyết phục Thiệu không kết quả, ngày 18 tháng 10 năm 1972, Ních-xơn gửi cho Thiệu một bức thư với thái độ kiên quyết hơn: "Một lần nữa tôi kêu gọi ngài hợp tác với chúng tôi trên con đường mà tôi nhất quyết đi theo. Tôi phải khẳng định lại về mối nguy hiểm to lớn là sẽ mất đi sự hậu thuẫn to lớn của công chúng Mỹ với tất cả những sự liều lĩnh để đôi bên chúng ta tiếp tục nỗ lực... ". Ních-xơn hứa sẽ chỉ thị cho tiến sĩ Kít-xinh-gơ đưa những đề nghị của Thiệu vào thảo luận với Bắc Việt Nam. Nhưng Ních- xơn cũng nói rơ cho Thiệu rằng: "Trong khi chúng tôi cố hết sức đảm bảo về những thay đổi trong hiệp định mà tướng Ha-gơ đă bàn cùng ngài và những chi tiết bổ sung mà đại sứ Bân-cơ sẽ tŕnh ngài, chúng tôi không thể nói rằng sẽ đảm bảo được tất cả. Thật là phi thực tế khi cho rằng chúng tôi sẽ có thể đảm bảo tất cả các cam kết tuyệt đối mà ngài hy vọng có được về vấn đề quân sự" Ních-xơn biết chắc là những yêu sách của Thiệu sẽ bị phía Bắc Việt Nam bác bỏ, nhưng v́ không muốn bị tai tiếng là bỏ rơi một "đồng minh", nên phía Mỹ đă nêu ra lư do "khó khăn từ phía Sài G̣n" để hoăn ngày kư hiệp định vào ngày 26 tháng 10 và đề nghị ta sửa đổi các điều khoản đă thỏa thuận.

    Sau khi đơn phương hoăn ngày kư hiệp định, sức ép của quốc hội và nhân dân Mỹ càng tăng đối với Ních-xơn và chính phủ ông ta, dẫn đến sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp nước Mỹ, nên ngày 23 tháng 11, Tổng thống Ních-xơn gửi tiếp cho Thiệu bức thư nói rơ thái độ của Mỹ là: "Tôi kinh ngạc bởi các chiến thuật tŕ hoăn mà phía chúng tôi đang gặp phải từ các ngài ở Pari. . . Như tôi đă nói cùng ngài trong các lá thư ngày 8, 14, 18 tháng 11, tôi sẽ tiến hành tức khắc một giải pháp cuối cùng nếu hiệp định có thể đạt được ở Pari tuần này. Bất cứ một sự tŕ hoăn nào từ phía các ngài chỉ có thể giải thích là một mưu toan ngăn chặn một hiệp định. Điều này sẽ gây một hậu quả tai hại cho nỗ lực tiếp tục hậu thuẫn cho ngài và chính phủ ngài". Ních-xơn kiên quyết thuyết phục Thiệu rằng hiệp định phải được kết luận không được tŕ hoăn thêm. Ngày 25 tháng 11 Kít-xinh-gơ gặp đồng chí Lê Đức Thọ, nhưng cuộc hội đàm được hoăn lại. Ngày 7 tháng 12 Kít-xinh-gơ gặp đồng chí Lê Đức Thọ hội đàm trong 4 giờ tŕnh bày những yêu sách của phía Sài G̣n, yêu cầu ta sửa đổi lại văn bản hiệp định. Đồng chí Lê Đức Thọ đă bác bỏ. Kít-xinh-gơ linh cảm khả năng kư một hiệp định đang mất dần. Ngày 15 tháng 12 Kít-xinh-gơ về Mỹ, trước khi lên máy bay ông ta nói với viên đại sứ Sài G̣n tham gia cuộc đàm phán là "Tôi sắp làm một việc đầy bi kịch". Kít-xinh-gơ báo cáo với Ních-xơn là Hà Nội kiên quyết không từ bỏ cấc mục tiêu đă thỏa thuận hồi tháng 10.

    Ngày 14 tháng 12, Ních-xơn ra lệnh ném bom Hà Nội, Hải Pḥng bằng máy bay B52 - chiến dịch Lai-nơ- bếch-cơ II, đồng thời cử tướng Ha-gơ đến Sài G̣n đưa thông điệp của Ních-xơn cho Thiệu. Thông điệp viết: “Sứ mạng của tướng Ha-gơ bây giờ là tŕnh bày nỗ lực cuối cùng của tôi nhằm chỉ cho ngài thấy sự cần thiết về sự phối hợp hành động và cho thấy dự định tiến tới không lay chuyển của tôi, tốt hơn là với sự hợp tác của ngài, nhưng nếu cần, một ḿnh tôi cũng làm. Tôi yêu cầu tướng Ha-gơ lấy cho được câu trả lời của ngài và đề nghị tuyệt đối sau cùng này để chúng ta t́m ra một cuộc dàn xếp theo các kế hoạch tôi đă chấp thuận, hoặc chúng ta ai sẽ đi đường nấy. Cho tôi nhấn mạnh để kết thúc rằng, tướng Ha-gơ không đến Sài G̣n để đàm phán với ngài. . . Tôi tin chắc sự từ chối hợp tác với chúng tôi của ngài sẽ đưa đến thảm họa... ". Đọc thư của Ních-xơn, Nguyễn Văn Thiệu thấy Mỹ vẫn giữ nguyên lập trường của bản thỏa ước với Hà Nội tháng 10 năm 1972, cho nên tướng Ha-gơ đến Sài G̣n không phải để đàm phán với Thiệu mà lấy cho được câu trả lời của Thiệu có kư vào hiệp định hay không. Thiệu cảm thấy mất hết quyền của một Tổng thống, mà phải làm theo lệnh của Mỹ bắt buộc.

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P34



    Cuộc ném bom vào Hà Nội, Hải Pḥng là cuộc biểu dương sức mạnh của Mỹ. Ních-xơn hy vọng - dù là hy vọng mỏng manh - là ta phải nhượng bộ. Điều đó nếu xảy ra th́ Mỹ cũng đỡ mất mặt và làm cho Thiệu thỏa măn một phần yêu sách của y được Mỹ thực hiện. Nhưng Ních-xơn không ngờ là bị thiệt hại nặng - 34 máy bay B52 đă bị bắn rơi, nhiều tên lái bị thiệt mạng và làm bùng lên làn sóng phê phán gay gắt về việc tái ném bom của nhân dân và quốc hội Mỹ, làm cho t́nh h́nh chính trị ở Oa-sinh-tơn căng thẳng và nặng nề hơn bao giờ hết. Thất bại của chiến dịch ném bom Lai-nơ- bếch-cơ II đă làm tiêu tan tham vọng giành thắng lợi về cả quân sự và ngoại giao của Ních-xơn. Mỹ buộc phải đ́nh chỉ hoàn toàn việc ném bom và phong tỏa ḿn miền Bắc Việt Nam. Ních-xơn gửi thư cho Nguyễn Văn Thiệu và cử tướng Ha-gơ đến Sài G̣n đưa thư và bản hiệp định. Ních-xơn nói với Kít-xinh-gơ là ông ta quyết định đưa Thiệu ra nước ngoài, v́ "nếu cứ để thằng này (Thiệu) nó sẽ tiếp tục ngăn cản". Trong thư, Ních-xơn nói nếu cần thiết sẽ kư một ḿnh và cảnh cáo Thiệu: "Dù sao tôi cũng không thể thay đổi quyết định tiến hành việc kư Hiệp định vào ngày 23 tháng 1 năm 1973 và ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Pa ri. Tôi sẽ làm như thế, nếu cần thiết đơn phương chúng tôi sẽ tiến hành. Trong trường hợp này tôi sẽ phải giải thích công khai rằng chính phủ các ông gây cản trở cho nền ḥa b́nh. Kết quả không tránh khỏi là chúng tôi sẽ chấm dứt ngay viện trợ kinh tế và quân sự". Ở vào thế một tên tay sai có khả năng bị Mỹ vứt bỏ, Nguyễn Văn Thiệu vẫn tỏ ra ngoan cố viết thư yêu cầu Ních-xơn làm rơ vấn đề cam kết của Mỹ mới chịu kư hiệp định. Sau khi nhận thư của Thiệu, lập tức Ních-xơn cảnh cáo rằng: "Tôi hoàn toàn tin chắc rằng nếu các ông không kư hiệp định th́ toàn bộ ngân sách chúng tôi viện trợ cho các ông sẽ bị cắt giảm. V́ lư do đó, chúng tôi yêu cầu các ông tiến hành việc kư kết hiệp định mà tướng Ha-gơ mang đến cho ông ngày 23 tháng 1 năm 1973 và ông phải kư vào ngày 27 tháng 1 năm 1973. Nếu các ông không kư, mọi hậu quả thuộc về trách nhiệm của các ông". Kết thúc bức thư, Ních-xơn nói rơ là "Đây không phải là một hiệp định lư tưởng, nhưng đây là hiệp định duy nhất có thể được tiến hành trong t́nh h́nh hiện nay và tôi giải thích tại sao trong t́nh h́nh này đ̣i hỏi một giải pháp như vậy". Thiệu thấy đây là tối hậu thư của Tổng thống Hoa Kỳ đối với y, biết không thể tŕ hoăn được măi, y buộc phải tuân theo.

    Cuối cùng, ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam được kư kết trên cơ sở văn bản dự thảo hiệp định ta đưa ra hồi tháng 10 năm 1972.

    Kết quả này chứng tỏ Đảng ta đă đánh giá đúng bản chất, âm mưu của đế quốc Mỹ và khả năng giành thắng lợi của nhân dân Việt Nam, đă chủ động đưa ra bản dự thảo Hiệp định tháng mười phản ánh đúng tương quan lực lượng của đôi bên được phía Mỹ chấp nhận. Sau đó, dù Mỹ có dùng đ̣n chiến lược quân sự mạnh đánh Hà Nội, Hải Pḥng để ép ta, nhưng do nắm chắc âm mưu của Mỹ, ta vẫn kiên định mục tiêu cách mạng, giữ vững những điều đă thỏa thuận trong văn bản trước. Cuối cùng phía Mỹ buộc phải kư Hiệp định Pari, công nhận nền độc lập thống nhất toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân Mỹ về nước. Đó là minh chứng hùng hồn về trí tuệ sáng suốt và tài năng của Đảng, mà tập trung là Bộ Chính trị trong chỉ đạo chiến lược tiến hành chiến tranh và kết thúc từng bước chiến tranh vào lúc có lợi nhất cho nhân dân ta.

    Quân và dân ta phải giành thắng lợi từng bước, phải đánh cho Mỹ cút rồi đánh cho ngụy nhào. Mỹ buộc phải rút quân, nhưng cả Mỹ và ngụy đều lo sợ sự sụp đổ của chính quyền Sài G̣n sau khi không c̣n chỗ dựa là quân Mỹ. V́ vậy Ních-xơn tiến hành cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội và Hải Pḥng để làm suy yếu Bắc Việt, trấn an chính quyền Sài G̣n, răn đe ta và chứng tỏ Mỹ rút quân trên thế mạnh.

    Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu lâu dài chống Mỹ cứu nước trên cả hai miền Nam - Bắc mà trực tiếp cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam là nhân tố quyết định Mỹ phải chấp nhận việc rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam, mà phía Việt Nam vẫn giữ nguyên hiện trạng. Thất bại của cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội và Hải Pḥng buộc Mỹ phải kư Hiệp định Pa ri mà không có ǵ thay đổi quan trọng so với nội dung đă thỏa thuận trước đó. C̣n thắng lợi của ta đánh bại đ̣n tập kích chiến lược này đă củng cố quyết tâm của quân và dân ta đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.



    TRẬN ĐÁNH MÁY BAY B52
    ĐÊM 20 THÁNG 11 NĂM 1971

    Thượng tá Vũ Đ́nh Rạng


    Đầu năm 1967, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho bộ đội không quân chuẩn bị lực lượng để đánh máy bay B52. Đây là một nhiệm vụ mới mẻ và khó khăn. Ở trung đoàn không quân Sao Đỏ, lực lượng phi công chiến đấu ban ngày tương đối dồi dào, đă trải qua chiến đấu, được thử thách, có nhiều kinh nghiệm, nhiều trận chiến đấu thắng lợi, nhiều phi công đă lập công xuất sắc. Lực lượng phi công đánh máy bay B52 rất mỏng, cần phải gấp rút huấn luyện và xây dựng phương án đánh B52. Các đồng chí cán bộ chỉ huy, tham mưu ngay từ đầu năm 1967 đă phải vượt qua bao khó khăn để cho không quân hoạt động tham gia chiến đấu trên chiến trường Quân khu 4. Bộ Tư lệnh Pḥng không Không quân triển khai hàng loạt sở chỉ huy tiền phương, các trạm ra-đa theo dơi địch, các trạm quan sát bổ trợ cho việc nghiên cứu nắm địch. Nhiều sân bay dă chiến được bộ đội công binh sửa sang lại. Song vẫn c̣n hàng loạt khó khăn mà ta chưa lường trước được bởi chiến trường Quân khu 4 chiều ngang rất hẹp, phía tây là dăy Trường Sơn, phía đông giáp với biển, nơi hạm đội 7 ngày đêm hoạt động. Hàng ngày địch dùng máy bay tiêm kích đánh phá vào các mục tiêu của ta như dùng tên lửa Sơ-rai khống chế các trạm ra-đa, dùng các loại pháo trên các hạm tàu bắn vào các sân bay mà chúng cho là có máy bay ta trực chiến. V́ vậy muốn bảo đảm bí mật, an toàn, bộ đội công binh phải có phương pháp ngụy trang nghi binh, sửa đến đâu ngụy trang đến đấy, nhằm hạn chế tổn thất.

    Để đánh được máy bay B52 địch, đầu năm 1968, Bộ Tư lệnh Pḥng không - Không quân đă cử nhiều đoàn cán bộ chỉ huy, tham mưu không quân vào Vĩnh Linh, lên các đài quan sát để nghiên cứu quy luật hoạt động, thời gian, cách bố trí đội h́nh B52 và đội h́nh bảo vệ của máy bay tiêm kích địch, v. v. . .

    Bộ Tư lệnh c̣n cử một tổ gồm những phi công đánh đêm có nhiều kinh nghiệm như các đồng chí Đinh Tôn, Hoàng Biểu và Vũ Đ́nh Rạng. . . đi ô tô theo đường 15 vào Vĩnh Linh - gần vĩ tuyến 17 nghiên cứu hoạt động của máy bay B52. Qua nhiều lần nghiên cứu và trực tiếp nh́n tận mắt các tốp máy bay B52 đánh phá các mục tiêu ở đèo Mụ Giạ, các chân hàng, những điểm chúng cho là lực lượng quân ta tập kết, các phi công ta đă nắm được quy luật về thời gian hoạt động, đội h́nh, độ cao bay, tốc độ bay của B52 và phương pháp yểm hộ của máy bay tiêm kích, v. v. . . Từ đó các cơ quan nghiên cứu đă cùng các phi công đề ra những phương án chiến đấu tối ưu để tiếp cận B52. Phi công tiến hành huấn luyện bay theo phương án chiến đấu gần sát với thực tế của chiến trường, đồng thời bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ tiếp cận địch. Từ năm 1967, không quân bắt đầu cơ động lực lượng vào Khu 4 để phục kích đánh máy bay B52 song đều chưa thành công.

    Đêm 20 tháng 11 năm 1971 là đêm thứ bảy - ngày cuối tuần, Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ theo phương án chiến đấu sử dụng hai máy bay Mig-21 sẵn sàng làm nhiệm vụ. Đồng chí Hoàng Biểu trực chiến ở sân bay Vinh, đồng chí Vũ Đ́nh Rạng trực chiến ở sân bay Anh Sơn.

    Đợt đầu tiên phát hiện có B52 hoạt động, Sở chỉ huy tiền phương ra lệnh cho đồng chí Hoàng Biểu xuất kích. Máy bay cất cánh, được sự dẫn dắt của chỉ huy dẫn tiếp cận mục tiêu, song địch đă phát hiện nên cho tốp máy bay quay trở ra. Trận đánh không thành. Sở chỉ huy cho phi công Hoàng Biểu bay về sân bay Sao Vàng hạ cánh.

    Lúc 20 giờ 10 phút, các đài ra-đa và trạm quan sát phát hiện một tốp máy bay B52 bay từ hướng tây sang. Theo nhận định của chỉ huy có thể tốp máy bay B52 này vào đánh mục tiêu trên tuyến đường 20. Sở chỉ huy ra lệnh cho đồng chí Vũ Đ́nh Rạng chuyển cấp và cất cánh. Sau khi cất cánh, phi công bay theo phương án, các trạm ra-đa dẫn đường liên tục theo dơi, bám sát mục tiêu và thông báo kịp thời về sở chỉ huy. Tốp máy bay B52 bay thẳng đến mục tiêu trên đường 20. Chúng chủ quan cho là không c̣n máy bay Mig hoạt động nữa, v́ những năm trước, ta chỉ hoạt động một đợt, nếu không tiếp cận được địch th́ không thể tổ chức hoạt động tiếp theo.

    Theo phương án đă hiệp đồng, phi công Vũ Đ́nh Rạng cất cánh, bay ở độ cao thấp để tránh sự phát hiện của ra-đa đối phương. Sở chỉ huy tiền phương và các trạm quan sát theo dơi sát tốp máy bay B52. Mục tiêu vào gần, khi c̣n cách 70km, rồi 60km, Sở chỉ huy lệnh cho đồng chí Vũ Đ́nh Rạng tăng tốc độ và kéo lên độ cao 10.000 mét. Cự ly rút ngắn dần, dẫn đường Sở chỉ huy liên tục thông báo 30km, 20km rồi 15km. Lúc này máy bay ta đă ở độ cao 8.000m, phi công Vũ Đ́nh Rạng mở ra-đa trên máy bay phát hiện 3 chiếc, mục tiêu rất to, chiếc gần nhất đă ở 6km, chiếc xa nhất 10km. Đồng chí vừa chỉnh điểm ngắm, vừa chỉnh độ cao và tăng tốc độ lên 1.400km/h, ngắm chiếc máy bay B52 bay đầu. Cự ly c̣n 2km, các điều kiện xạ kích cho phép phóng tên lửa, phi công Vũ Đ́nh Rạng ấn nút phóng, một quả tên lửa rời khỏi bệ, lao vụt vào mục tiêu. Đồng chí làm động tác thoát ly lên cao để quan sát, song thật bất ngờ lại phát hiện một chiếc B52 nữa qua hàng đèn trên lưng đang nhấp nháy. Tranh thủ thời cơ cho phép, phi công Vũ Đ́nh Rạng đặt máy ngắm và tiếp tục bám sát mục tiêu, đến cự ly cho phép đồng chí phóng nốt quả tên lửa thứ hai, sau đó làm động tác thoát ly và quay về căn cứ sân bay hạ cánh theo lệnh của Sở chỉ huy.

    Địch vô cùng bất ngờ khi bị máy bay MIG tấn công. Sau trận đánh đêm 20 tháng 11 năm 1971, không quân Mỹ đă phải dừng hoạt động trong một thời gian dài để rút kinh nghiệm và t́m cách đối phó với không quân ta.

    Trận đánh đêm 20 tháng 11 năm 1971 đă tạo điều kiện để Đoàn vận tải 559 vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực và lực lượng chi viện cho mặt trận miền Nam mở các chiến dịch giành thắng lợi to lớn, trong đó có sự đóng góp của bộ đội Không quân Việt Nam anh hùng. Trận đánh này góp nhiều kinh nghiệm rất quan trọng cho không quân ta đánh B52 trong chiến dịch pḥng không 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội, Hải Pḥng.



    VẤN ĐỀ ĐẠN TÊN LỬA
    TRONG 12 NGÀY ĐÊM ĐÁNH B52


    Trần Long - Tạp chí lịch sử quân sự


    Khi trận "Điện Biên Phủ trên không" kết thúc, có người đă thở phào mà thốt lên: Thật là may! Nếu như các đêm 22, 23 và 24 tháng 12 Mỹ vẫn duy tŕ cường độ đánh phá bằng B52 như mấy đêm trước đó (18 - 20) th́ ta biết lấy đạn tên lửa đâu ra mà chống chọi? Cách hiểu như vậy phải chăng trong kết cục của trận "Điện Biên Phủ trên không", phần thắng thuộc về ta ở một chừng mực nào đấy có yếu tố may mắn?

    Như chúng ta đều biết, chuyện thiếu đạn tên lửa trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972 đối với ta là có thực và việc giảm cường độ đánh phá và tần suất oanh kích của B52 vào Hà Nội trong các ngày 22, 23 tháng 12 của địch là một tất yếu, mặc dù nó nằm ngoài ư định ban đầu của Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (SAC) cũng như Lầu Năm Góc. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là việc B52 "lảng xa" Hà Nội đă giúp ta giải quyết vấn đề thiếu đạn tên lửa.

    Để chuẩn bị cho trận "Điện Biên Phủ trên không" chúng ta đă có một quá tŕnh chuẩn bị tương đối toàn diện, một thế trận tương đối vững chắc đă sẵn sàng. Song phải qua đêm 18 tháng 12, th́ khái niệm về một cuộc tập kích lớn bằng B52 vào Hà Nội mới được thực tế làm sáng tỏ. Có những vấn đề phát sinh vượt quá dự tính của ta mà vấn đề thiếu đạn tên lửa là một thí dụ.

    Thực ra th́ vấn đề đạn tên lửa là một trong những vấn đề được quan tâm nhất của lănh đạo, chỉ huy các cấp. Trước khi bước vào chiến dịch, nhiều cán bộ, công nhân có tay nghề cao của xưởng A31 được tăng cường xuống 2 tiểu đoàn chuyên lắp ráp đạn tên lửa. Đội ngũ này đă không quản ngày đêm mày ṃ cùng đơn vị t́m biện pháp khôi phục, sửa chữa và lắp ráp đạn cùng một số thiết bị khí tài khác. Các tiểu đoàn kỹ thuật đều được huấn luyện về cách lắp ráp đạn ban đêm, lắp ráp ở trận địa dă chiến, lắp ráp trong điều kiện bị oanh kích. . . Một số khí tài hỏng đều được cán bộ kỹ thuật của ta và chuyên gia Liên Xô kịp thời sửa chữa. Tại xưởng A31, một số lượng tương đối lớn đạn quá thời hạn sử dụng, đạn hỏng được dồn dịch và khôi phục trở lại làm tăng thêm lượng dự trữ cho các đơn vị. Cho đến trước ngày 18 tháng 12, ở Hà Nội và Hải Pḥng b́nh quân mỗi tiểu đoàn tên lửa đều có hơn 2 cơ số đạn với hệ số kỹ thuật bảo đảm 100% (trong khi hệ số kỹ thuật của pháo pḥng không chỉ đạt 95% và của ra-đa là 96,5%). Mặc dù công tác dự pḥng đă được triển khai khá chu đáo song mới chỉ qua một đêm, tín hiệu về "cơn sốt đạn tên lửa" đă được phát ra. "Giữ đạn đánh B52", "Dành đạn cho B52" không c̣n là khẩu hiệu nữa mà trở thành mệnh lệnh từ sau đêm 18 tháng 12. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ "dành đạn tên lửa để đánh B52", các tiểu đoàn vẫn không thoát khỏi t́nh trạng khan hiếm đạn. Ngay từ sáng 19 tháng 12 những chiếc xe chuyên dụng TZM đă đổ xô lao đến các kho, băi lắp ráp đạn. Chuyện tranh căi, muốn giành đạn nhiều cho đơn vị ḿnh ở các kho băi; chuyện “cháy túi" bắn đến quả đạn cuối cùng tại các trận địa không c̣n là chuyện hăn hữu, cá biệt. Cả guồng máy lắp ráp đạn tên lửa được vận hành hết công suất. Hai ca sản xuất suốt ngày đêm, có được quả đạn nào lập tức được đưa ngay xuống các trận địa. "Cơn sốt đạn" không những không thuyên giảm mà tiếp tục tăng cao vào các đêm 19 và 20. Đă có lúc có người nghĩ đến những đêm tiếp theo mà ḷng đầy lo lắng.

    T́nh trạng thiếu đạn tên lửa xảy ra và lan nhanh bởi nhiều lư do. Trước hết chúng ta chưa dự đoán đầy đủ quy mô lớn của trận tập kích chiến lược với số lượng B52 tham chiến như vậy. Theo lời mô tả của viên đại úy phi công Mỹ Rô-bớt Vôn-phơ đăng trên tạp chí Air Forces - 1977 th́ đêm 18 tháng 12 "đàn voi con" bao gồm 67 chiếc B52 nối đuôi nhau dài tới 70 dặm ầm ầm kéo vào Hà Nội. Cường độ đánh phá cũng đạt tới mức kỷ lục: đêm 18 có 90 lần chiếc tập kích liên tiếp 3 đợt vào hầu hết các mục tiêu quan trọng ở Hà Nội. Ngày 19 có 87 lần chiếc và ngày 20 tới 93 lần chiếc được huy động. Máy bay địch bay vào ngày càng đông, nhưng do thiếu kinh nghiệm trong trận đầu dẫn đến bắn trượt, bắn hỏng cộng với việc sử dụng đạn tên lửa có phần phung phí ở một vài đơn vị đă góp phần dẫn đến việc khan hiếm đạn. Điều này biểu hiện rơ nhất trong đêm 18 và 19 là những đêm mà ta sử dụng số lượng đạn tên lửa lớn trong khi chỉ bắn rơi 3 chiếc B52 (đêm 18) và 2 chiếc B52 (đêm 19).

    Đúng vào lúc t́nh trạng khan hiếm đạn tên lửa đang trở nên nghiêm trọng th́ cường độ đánh phá của B52 đột nhiên giảm hẳn. Đêm 21 chỉ có 1 đợt 24 chiếc đánh vào Bạch Mai, An Dương, Giáp Bát, Văn Điển. Các đêm 22, 23 và 24, máy bay B52 dường như lảng xa Hà Nội. Phải chăng "hiện tượng" trên đă giúp ta khắc phục được t́nh trạng khan hiếm đạn tên lửa như một số người lầm tưởng. Khách quan mà xem xét th́ việc kẻ địch giảm dần tần suất và cường độ oanh kích bằng B52 và ngừng ném bom vào ngày Nô-en phần nào cho ta có thêm điều kiện thuận lợi để củng cố trận địa và lực lượng, trong đó có vấn đề tạo thêm nguồn đạn cho tên lửa. Nhưng nguyên nhân chính của việc chặn đứng được t́nh trạng khan hiếm đạn tên lửa là do ta đă kịp thời t́m ra những "phương thuốc" hữu hiệu và triển khai nó một cách tích cực. Bên cạnh việc động viên phát huy tối đa công suất của các dây chuyền lắp ráp đạn tên lửa và thực hiện nghiêm túc chỉ lệnh "Chỉ dành đạn tên lửa cho B52", sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan chỉ huy chiến lược c̣n kịp thời điều chỉnh, sắp xếp bố trí lại lực lượng. Số đạn tên lửa dự trữ được khẩn trương chuyển từ Thanh Hóa ra chi viện cho Hà Nội. Hai tiểu đoàn tên lửa (71 và 72) được điều từ Hải Pḥng lên án ngữ phía đông bắc. Ba tiểu đoàn (87, 88, 89) thuộc trung đoàn 274 được điều từ Quảng Trị ra bố trí ở hướng đông nam và tây nam Hà Nội. Đến ngày 26 tháng 12, Hà Nội đă có 84 bệ phóng với đầy đủ cơ số đạn theo quy định. "Cơn sốt" đă bị đẩy lùi, bộ đội tên lửa đă có "của ăn" và một ít "của để" không c̣n phải lo "cháy túi"; b́nh tĩnh, tự tin bước vào đánh đ̣n quyết định đêm 26 tháng 12 năm 1972.

    Như chúng ta đều biết, theo ư định ban đầu của Bộ chỉ huy liên quân Mỹ th́ chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II được thực hiện trong 3 ngày với phương châm "đánh thật mạnh, thật nhanh, gặt hái thắng lợi trước Nô-en 1972". Nhưng sau khi phân tích và nhận thấy rằng "Hà Nội, Hải Pḥng là một trong số các khu vực có lưới lửa pḥng không khủng khiếp nhất trên thế giới" th́ một kế hoạch dài ngày hơn đă được vạch ra và thông qua. Theo kế hoạch này th́ hoàn toàn không có vấn đề hạ cường độ và tần suất oanh kích trong các ngày từ 22 - 24. Vậy điều ǵ đă xảy ra đối với SAC kể từ sau đêm 20? Và v́ sao từ đêm 22 tháng 12, B52 lại cố t́nh "lảng xa" Hà Nội? Thực tế đă cho một câu đáp án và đến mức không thể chịu nổi. Những phi công c̣n sống sót thừa nhận: "Ngày 20 tháng 12 chứng kiến nỗ lực pḥng thủ mănh liệt nhất của Bắc Việt Nam chống lại các máy bay B52 và đó là một ngày tổn thất cao nhất của chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II. Sự thật đúng như vậy? Đêm 20 rạng sáng 21, địch tung vào Hà Nội nhiều B52 nhất (93 lần chiếc) cũng chính là đêm B52 bị bắn rơi tại chỗ nhiều nhất: 4 chiếc. Đêm 21 có một đợt 24 chiếc vào đánh phá th́ 3 chiếc bị bắn rơi tại chỗ. Hăng thông tấn AP b́nh luận: “Nếu B52 cứ bị bắn rơi theo nhịp độ như thế này th́ chẳng bao lâu nữa các loại máy bay này sẽ bị diệt chủng”. Mức thiệt hại trong ba ngày đầu của chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II đă vượt quá mức tưởng tượng của SAC cũng như Lầu Năm Góc. Nó không chỉ là vấn đề số máy bay B52 bị bắn rơi mà c̣n là vấn đề tinh thần hoang mang dao động của giặc lái. Từ sau đêm 20, tại các căn cứ B52, tinh thần phi công khủng hoảng đến mức suy sụp. Hiên tượng phản chiến đă xuất hiện bằng các h́nh thức cáo ốm, từ chối không nhận nhiệm vụ hoặc cao hơn nữa là viết đơn phản kháng như hành động của Mai-cơn Hếch - một phi công từng có 262 lượt bay chiến đấu ở Đông Dương. Rồi th́ những cuộc đấu tranh đ̣i thay đổi chiến thuật, những bức thư phản chiến bay về nước, thậm chí được gửi cho một số nghị sĩ quốc hội. Các câu lạc bộ sĩ quan ở Gu-am và U-ta-pao trở thành những nơi thổ lộ và trút tâm trạng thất vọng, sợ hăi của giặc lái B52.

    Trước một thực trạng như vậy, việc giảm cường độ và tần suất oanh kích từ sau ngày 21 và việc B52 lảng ra xa Hà Nội từ sau ngày 22 là điều tất yếu. Thứ nhất, SAC không c̣n đủ sức để tiếp tục cuộc đấu trí, đấu lực ở cường độ cao như 3 ngày đầu của chiến dịch; hơn nữa số lượng B52 bị bắn rơi quá lớn đă không cho phép SAC tiếp tục đi nước cờ phiêu lưu, mạo hiểm. Họ sợ rằng "nếu B52 cứ rơi với tốc độ như thế này th́ sau 2 tuần lễ sẽ không c̣n máy bay B52 ở Đông Nam Á để chiến đấu nữa". Thứ hai, SAC rất cần có thời gian để trấn an bọn giặc lái và điều quan trọng hơn là để tổ chức rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho một trận đánh mới dữ dội hơn, ác liệt hơn, ḥng "đánh nốc ao đối phương", buộc ta phải trở lại bàn hội nghị trên thế yếu và sửa đổi lại văn bản hiệp định đă thỏa thuận có lợi cho Mỹ và Sài G̣n. Thực tế cho thấy sau lễ Nô-en, chiến thuật oanh kích của B52 đă có nhiều thay đổi, tuy nhiên SAC cũng không tài nào xoay chuyển được t́nh thế. Theo tạp chí Air Forces (số 7-1977) th́ "tới ngày 25 tháng 12 khi số B52 bị rơi cao tới mức không thể chấp nhận được, lúc đó Mỹ mới nghiên cứu tới việc phối hợp đánh vào đối thủ chính đă diệt B52, đó là tên lửa SAM".

    Tóm lại, t́nh trạng khan hiếm đạn tên lửa trong 3 ngày đầu tiên của chiến dịch pḥng không tháng 12 năm 1972 là có thực. Nó đă đạt tới đỉnh điểm vào đêm 20 rạng ngày 21. Việc ta chặn đứng được t́nh trạng trên không phải hoàn toàn nhờ vào việc giảm cường độ và tần suất oanh kích của B52 trong 3 ngày tiếp theo đó mang lại. Thực ra th́ không hẳn như vậy, các chiến lược gia Hoa Kỳ không phải không nhận ra điều đó khi điều chỉnh kế hoạch. Họ muốn "làm tới" nhưng "lực bất ṭng tâm". Họ hiểu cái giá phải trả như thế nào nếu như cứ duy tŕ cường độ oanh kích như các ngày 18, 19 và 20 tháng 12. B52 bị bắn rơi quá nhiều; tinh thần giặc lái (linh hồn của các đợt oanh kích) bị suy sụp, hoang mang th́ thử hỏi làm sao Lai-nơ-bếch-cơ II lại có thể diễn ra suôn sẻ như ư muốn của các tác giả của nó.

    THẾ GIỚI LÊN ÁN CUỘC NÉM BOM BẰNG MÁY BAY
    B52 CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀO HÀ NỘI, HẢI PH̉NG

    Thượng tá Hán Văn Tâm
    Viện lịch sử quân sự Việt Nam

    Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đă từng ghi vào lịch sử nhiều chiến công hiển hách, trong đó chiến dịch đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ tháng 12 năm 1972 được coi là một trong những đỉnh cao thắng lợi. Sau 4 năm thực hiện "Học thuyết Ních-xơn" mà bước thực nghiệm đầu tiên là "Việt Nam hóa chiến tranh", đế quốc Mỹ không những không giành được một thắng lợi nào có ư nghĩa chiến lược mà ngày càng lún sâu vào thế suy yếu và bị động. Đặc biệt, trong 2 năm 1971-1972 quân và dân ta liên tiếp giành những thắng lợi có ư nghĩa chiến lược, làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh ở miền Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương, buộc Mỹ phải thỏa thuận văn bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam do ta đưa ra đầu tháng 10-1972. Trong các thông điệp gửi Chính phủ ta, Ních-xơn phải thừa nhận thiện chí của ta và cho rằng đó là phương án mà các bên có thể chấp nhận được. Ních-xơn khẳng định: "Hiệp định hiện nay đă coi như hoàn chỉnh. Có thể tin ở chúng tôi là sẽ kư tắt được vào ngày 31 tháng 10".

    Như để chứng minh cho cam kết của ḿnh, ngày 22 tháng 10 năm 1972 Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Hơn thế nữa, ngày 26 tháng 10 năm 1972, trong một cuộc họp báo, đại diện của Nhà Trắng tuyên bố "ḥa b́nh trong tầm tay".

    Tuy nhiên, Đảng ta vạch rơ: Với bản chất hiếu chiến, ngoan cố, đế quốc Mỹ c̣n nhiều thủ đoạn xảo quyệt tàn bạo chống lại nhân dân Việt Nam. Tháng 11 năm 1972 Bộ Chính trị Đảng ta ra nghị quyết khẳng định, trong thời gian tới địch sẽ ít bị ràng buộc hơn về chính trị v́ cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ đă tiến hành xong, cho nên ta phải đề pḥng Mỹ tăng cường hành động quân sự.

    Quả nhiên, trong lúc cả loài người tiến bộ vốn có thiện cảm với nhân dân Việt Nam, từng dành cho nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ chí nghĩa, chí t́nh để mong ngày ḥa b́nh sớm trở lại với nhân dân Việt Nam, đang chờ đợi hiệp định được kư kết, th́ ngày 18 tháng 12 năm 1972, lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật lớn chưa từng thấy của Mỹ lại ồ ạt tiến công vào Hà Nội, Hải Pḥng và các vùng đông dân trên miền Bắc Việt Nam theo lệnh của Ních-xơn.

    Trong 12 ngày đêm, B52 đă xuất kích 663 lần chiếc, không quân chiến thuật 3. 920 lần chiếc, trút xuống miền Bắc nước ta khoảng 10 vạn tấn bom đạn, riêng Hà Nội chúng đă "rải thảm" khoảng 4 vạn tấn.

    Hành động tội ác đó của đế quốc Mỹ lập tức bị toàn thế giới kịch liệt lên án. Các tổ chức quốc tế và những người có lương tri đă lên tiếng vạch trần bản chất tráo trở, lật lọng của Mỹ, tố cáo tội ác của chúng, đồng thời bày tỏ quyết tâm ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta và tin tưởng vững chắc vào thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam.

    Sự lật lọng của đế quốc Mỹ đă khiến Tổng thống Pháp G. Pông-pi-đu phải nói: "Không có ai trong các nhà lănh đạo các nước đau buồn hơn tôi về việc Mỹ ném bom trở lại và nhất là ném bom dữ dội như thế ở miền Bắc Việt Nam. . . V́ lư do nhân đạo, v́ chúng tôi đă hy vọng sâu sắc là các cuộc thương lượng thành công và thậm chí chúng tôi tưởng rằng sự thỏa thuận đă dứt khoát cho nên sự thất vọng của chúng tôi là cay đắng". Tổ chức quốc tế các nhà báo coi "việc tăng cường ném bom dă man mới của không quân Mỹ trên toàn lănh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa" là sự "tự bóc trần thủ đoạn lật lọng xấu xa ḥng đánh lừa dư luận thế giới". Hành động lật lọng của Ních-xơn khiến ngay chính giới Mỹ cũng phải bất b́nh, 17 nghị sĩ Mỹ đồng thanh phản ứng: "Người ta không thể nói với nhân dân Mỹ và các đại diện của họ tại Quốc hội 2 tuần trước ngày bầu cử Tổng thống rằng "ḥa b́nh ở trong tầm tay" rồi sau đó lại nói rằng "một hành động quân sự ồ ạt là cần thiết".

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P35


    Sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và huy động đến mức cao nhất sức mạnh của không lực Hoa Kỳ, đế quốc Mỹ đă trút hàng vạn tấn bom đạn xuống người dân Việt Nam vô tội chứ không chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự như chúng vẫn biện minh. Bằng việc làm đó, đế quốc Mỹ đă đạt đến đỉnh cao của sự tàn bạo, như nghị quyết hội nghị 40 nước không liên kết họp tại Niu Yoóc ngày 3 tháng 1 năm 1973 đă lên án là "vượt qua bất cứ sự tàn bạo nào mà loài người từng biết đến".

    Đế quốc Mỹ toan tính rằng, bằng sự tàn sát dă man của B52, chúng có thể buộc nhân dân ta phải khuất phục, phải rút bớt mục tiêu trong đàm phán, sửa đổi lại văn bản hiệp định có lợi cho Mỹ và ngụy quyền Sài G̣n. Bản chất và âm mưu của đế quốc Mỹ qua chiến dịch tập kích B52 được Giắc Ri-xơn, một nghị sĩ Thụy Điển khái quát khá đầy đủ: "Đến nay, tất cả mọi người đều thấy rơ Ních-xơn không tôn trọng lời hứa, từ chối không kư bản Hiệp định mà ông ta đă chấp nhận hồi tháng 10. Ních- xơn khi thấy không thể giành được trên bàn hội nghị những điều Mỹ đă mất trên chiến trường th́ một lần nữa lại đi theo "giải pháp" quân sự. Thực tế Ních-xơn bằng cách leo thang trong cuộc chiến tranh không quân, lần đầu tiên dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội ḥng buộc Hà Nội nhận điều kiện ḥa b́nh của Mỹ, buộc nhân dân Việt Nam thừa kiện ḥa b́nh của Mỹ, buộc nhân dân Việt Nam thừa nhận việc Mỹ kiểm soát miền Nam Việt Nam bằng cách giết hại vô vàn dân thường và phá hủy tất cả những ǵ chúng chưa phá hủy hết".

    Nếu đế quốc Mỹ thành công trong cuộc tập kích bằng B52 th́ hậu quả thật khôn lường. Báo Pháp Nhân đạo viết: "Tấn thảm kịch Việt Nam đang trải qua cho ta hương vị của cái mà trái đất chúng ta sẽ nếm trải nếu nước đế quốc mạnh nhất đặt được nền thống trị độc tôn của nó!”.

    Thế nhưng, "thần tượng B52" - con át chủ bài trong bộ ba chiến lược của đế quốc Mỹ đă phải sụp đổ trước ư chí kiên cường và trí tuệ thông minh tuyệt vời của dân tộc Việt Nam. Chỉ trong 12 ngày đêm, lưới lửa pḥng không dày đặc của ta đă xé tan xác 81 máy bay của giặc Mỹ, trong đó "siêu pháo đài bay" B52 là 34 chiếc, F111 - 5 chiếc và 42 máy bay chiến thuật khác. Theo các tài liệu quân sự Mỹ, trong chiến dịch này, tỉ lệ máy bay rơi đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay (25%), khiến các nhà quan sát quân sự Mỹ phải thú nhận: "Cứ cái đà mất máy bay, người lái này và nếu Mỹ c̣n tiếp tục ném bom th́ chỉ đến ngày 28 tháng 4 năm 1973 toàn bộ lực lượng không quân chiến lược Mỹ ở vùng Đông Nam Á sẽ hết nhẵn".

    Cuộc tập kích đường không bằng B52 của Mỹ đă thất bại thảm hại. Tin máy bay B52 bị bắn rơi, giặc lái bị diệt từ Việt Nam dội về Oa-sinh-tơn như cú sét giáng xuống Nhà Trắng và Lầu Năm Góc khiến Ních-xơn choáng váng, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ rụng rời. Kết quả rơ nhất mà Mỹ thu được sau cuộc tập kích là uy tín của Mỹ trên trường quốc tế bị giảm sút, thanh danh nước Mỹ bị bôi nhọ. Liên đoàn thế giới các nhà khoa học cho rằng "các cuộc ném bom khủng bố kinh tởm xuống các vùng đông dân nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa đă bôi nhọ thanh danh nước Mỹ". Tổng bí thư Đảng Cộng sản Mỹ G. Hôn nhận định: "Kết quả việc Mỹ ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam là uy tín của Mỹ trên thế giới tụt xuống mức thấp chưa từng có. Phản ứng trên khắp thế giới sẽ càng thêm gay gắt". Trước những hành động tội ác của đế quốc Mỹ, Đảng xă hội Áo yêu cầu "Chính phủ Mỹ hăy chấm dứt lập tức những cuộc ném bom giết người này đối với một nước nhỏ đă được thử thách bằng một cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm, hăy kư kết hiệp định ngừng bắn". Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản cho rằng: "Trong lúc t́nh h́nh Việt Nam đang đứng trước một cục diện mới nghiêm trọng do chính quyền Ních-xơn mở rộng chiến tranh xâm lược, việc khẩn cấp và quan trọng đối với tất cả các lực lượng chống đế quốc, bảo vệ ḥa b́nh và dân chủ trên thế giới là lên án những hành động dă man của Ních-xơn, đ̣i đ́nh chỉ tất cả những hành động xâm lược, tăng cường vô điều kiện và đến mức tối đa sự giúp đỡ về chính trị, về vật chất mang tính nhân đạo đối với nhân dân Việt Nam. Đó là vấn đề chung quốc tế số một quan trọng nhất, cấp bách nhất, hơn bất cứ vấn đề nào khác".


    “PHÁO ĐÀI BAY” B52 TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM


    Trung tá Chu Văn Tùng, Thiếu tá Trần Thị Tuyết
    Viện lịch sử quân sự Việt Nam

    Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, cùng với nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại khác "pháo đài bay" B52 đă được phía Mỹ sử dụng như một con át chủ bài để đánh đ̣n chiến lược. Đây là một trong "bộ ba" vũ khí chiến lược của Mỹ (tên lửa hạt nhân, tàu ngầm nguyên tử và máy bay chiến lược B52) mà về nguyên tắc, sẽ chỉ được đem vào sử dụng trong những cuộc chiến tranh tổng lực, nhằm đánh đ̣n hạt nhân vào đối thủ chính của Mỹ là Liên Xô - Trung Quốc. Thế nhưng, do thất bại liên tiếp trong "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam, công cụ ném bom chiến lược này đă được Mỹ đem ra sử dụng lần đầu tiên trong vài tṛ chiến thuật trên chiến trường Việt Nam. Với sự gia tăng của chiến tranh, loại máy bay ném bom chiến lược này sẽ ngày càng được Mỹ sử dụng ồ ạt hơn, đặc biệt là từ những năm Mỹ thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

    Từ giữa năm 1964, Mỹ đă chọn đảo Gu-am (Mỹ) và U-ta-pao (Thái Lan) làm căn cứ xuất phát của máy bay chiến lược B52. Trong cuốn: Choronique de L’Aviation xuất bản tại Pa-ri năm 1991, từ căn cứ Gu-am, lần đầu tiên 27 máy bay B52 đă ném bom nhiều vị trí của Việt cộng ở Bến Cát, cách Sài G̣n 50 km... và việc sử dụng máy bay B52 đă chỉ rơ rằng Mỹ muốn sử dụng tất cả các phương tiện hiện đại có thể có vào cuộc chiến trên chiến trường Việt Nam". Trong trận đánh ở Ia Đrăng (PLây Me) tháng 11 năm 1965, Mỹ đă dùng B52 ném bom yểm trợ chiến thuật cho lữ đoàn 3 đang bị ta tiến công.

    Máy bay B52 cũng đă được Mỹ sử dụng không chỉ trên chiến trường miền Nam mà ngay cả ở miền Bắc như một công cụ đắc lực ḥng uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân ta. Ở miền Bắc, ngày 12 tháng 4 năm 1966, máy bay B52 lần đầu tiên ném bom khu vực đèo Mụ Giạ, thuộc tỉnh Quảng B́nh. Bằng sức mạnh của "không lực Hoa Kỳ", trong đó có cả máy bay ném bom chiến lược B52, Mỹ tin rằng sẽ nhanh chóng tàn phá miền Bắc, đưa Bắc Việt Nam trở lại "thời kỳ đồ đá" buộc miền Bắc phải ngừng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam và chấp nhận các điều kiện đàm phán do Mỹ đưa ra.

    Trong những năm 1965, 1966 không quân Mỹ đă giội xuống miền Bắc một khối lượng bom đạn khổng lồ. Bước vào năm 1967, không quân Mỹ tập trung đánh phá dữ dội 6 hệ thống mục tiêu trên miền Bắc là: điện lực công nghiệp, giao thông, kho dự trữ nhiên liệu, sân bay và các trận địa pḥng không, các cơ sở dân sự khác. Tháng 2 năm 1967, Glôn-xơn chuẩn y đề nghị của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho phép mở rộng phạm vi đánh phá trong khu vực Hà Nội, Hải Pḥng, tiến hành rải ḿn trên các luồng sông, cửa biển; dùng không quân khống chế gắt gao khu vực ven biển từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20. Mày bay B52 và pháo bính từ bờ nam sông Bến Hải đă đánh phá dữ dội khu vực Hồ Xá, Vĩnh Linh. Theo tính toán của một số tác giả Mỹ, đến cuối năm 1967, Mỹ đă ném xuống miền Bắc Việt Nam 1.630.000 tấn bom, nhiều hơn khối lượng bom đạn Mỹ ném xuống châu Âu, gấp hai lân khối lượng bom ném xuống Triều Tiên, gấp ba lần số bom ném xuống chiến trường Thái B́nh Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai. Mật độ bom đạn Mỹ giội xuống hai miền Nam - Bắc Việt Nam thời kỳ này dày đặc đến mức trung b́nh mỗi đầu người dân Việt Nam - kể cả đàn bà, trẻ em, phải chịu đứng 50 kg thuốc nổ.

    Đầu năm 1967, sân bay U-ta-pao được khẩn trương nâng cấp. Theo tính toán của Mỹ th́ căn cứ này gần Việt Nam, rất thuận tiện cho các tốp máy bay B52 hoạt động mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Đồng thời, do cự ly giữa căn cứ với khu vực hoạt động của máy bay B52 gần nên cường độ xuất kích sẽ cao hơn, khả năng tiếp vận sẽ nhanh và nhiều hơn.



    Đến tháng 8 năm 1967, cùng với sự gia tăng của không quân chiến thuật trên vùng trời miền Bắc, đế quốc Mỹ đă huy động máy bay chiến lược B52 ở mức độ cao hơn. Có những thời điểm, hoạt động của B52 lên đến trên 100 lần/chiếc trong ngày và 1.200 lần chiếc/tháng. Bước sang năm 1968, vào lúc chiến dịch vây hăm Khe Sanh đang lên tới đỉnh cao th́ cường độ xuất kích của B52 đạt tới 1.800 lần chiếc/tháng. Tính ra, "Mỹ đă huy động khoảng 31% toàn bộ lực lượng không quân chiến thuật, 30% máy bay B52, 43% tàu chở máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ vào chiến tranh Việt Nam".

    Với một lực lượng lớn không quân chiến thuật và không quân chiến lược như vậy, những tháng cuối năm 1968, hoạt động của máy bay Mỹ gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ ở miền Nam Việt Nam. Đối với miền Bắc, không quân Mỹ tập trung đánh phá dữ dội vùng "cán xoong". Theo thống kê của tỉnh Quảng B́nh, "từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968, địch đă huy động 79.000 lần chiếc máy bay chiến thuật và máy bay B52, 4.596 lần chiếc tàu tuần dương khu trục hạm (kể cả thiết giáp hạm Niu -giơ- di trang bị pháo 406mm) đánh vào Quảng B́nh... Quư I năm 1969, địch sử dụng 36 lần chiếc máy bay B52".

    Mặc dù đă sử dụng đến mức cao sức mạnh của cả lục quân , không quân và hải quân nhưng sau gần 4 năm tiến hành "chiến tranh cục bộ" tất cả các mục tiêu chiến lược mà Mỹ dự tính ban đầu đă không thực hiện được Ngược lại, Mỹ đă phải hao người, tốn của trên cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Nhưng điều quan trọng hơn lại là ở chỗ: lần đầu tiên trong lịch sử 200 năm nước Mỹ, quân đội Mỹ có nguy cơ bị đánh bại trên chiến trường Việt Nam. Cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 đă phơi bày sự thất bại về quân sự, chính trị của Mỹ trong cuộc chiến tranh này. Bởi vậy, ngày 31 tháng 10 năm 1968. Tổng thống sắp măn nhiệm Giôn-xơn buộc phải công khai tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam . .

    Trong những năm 1969-1972, cùng với quá tŕnh rút dần quân Mỹ về nước, chính quyền Ních-xơn đă sử dụng không quân như một công cụ chiến lược để thực hiện "Việt Nam hóa chiến tranh" nhằm tiếp tục mục tiêu bám giữ miền Nam Viết Nam - một mục tiêu mà khi c̣n 50 vạn quân chiến đấu trên bộ ở miền Nam, Mỹ đă không sao thực hiện được. Một điều dễ hiểu là v́ sao, ngay từ những ngày đầu bước chân vào Nhà Trắng, Ních-xơn đă không ngớt đưa ra những lời đe dọa: "Nếu Bắc Việt Nam không chịu đàm phán theo các điều kiện của Mỹ th́ sẽ phải đứng trước khả năng bị xóa sạch bằng những cuộc tấn công ném bom tăng cường bằng B52 vô cùng ác liệt!".

    Tại miền Nam Việt Nam và Lào, hoạt động của không quân chiến thuật, không quân chiến lược Mỹ cũng ngày càng gia tăng. Theo cuốn The Vietnam War xuất bản tại Mỹ năm 1989 th́, đến "giữa tháng 6 năm 1969, các hoạt động của B52 trên đường ṃn Hồ Chí Minh ở Nam Lào đă tăng lên 5.567 lần/chiếc, so với năm 1968 chỉ có 3.377 lần/chiếc. Theo các quan chức Lầu Năm Góc th́ "máy bay chiến lược B52 không lâu nữa sẽ được phép ném bom miền Bắc Việt Nam kể từ khi có lệnh ngừng bắn (11-1968)". Cũng cuốn sách này cho biết: ngày 21 tháng 9 năm 1969, 35 chiếc B52 thả hơn 1.000 tấn bom vào một số khu vực dân cư của miền Bắc Việt Nam.

    Cuối năm 1969, địch tăng cường các cuộc tấn công bằng B52 vào các cửa khẩu ḥng ngăn chặn sự tiếp tế của máy bay cho chiến trường miền Nam.

    Theo thống kê của ngành vận tải quân sự, "chỉ tính từ tháng 10 năm 1969 đến tháng 1 năm 1970, địch đă huy động 10.546 lần máy bay, trong đó có 672 lần/chiếc B52, ném 72.174 quả bom các loại xuống các vùng cửa khẩu đường 12, đường 20 và đường 18". Trong cuốn Lời phán quyết về Việt Nam G. A. Am-tơ viết: "Từ cuối năm 1970-1971, Mỹ đă giội gần 5 triệu tấn bom xuống Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào, nhiều gấp hai lần so với tổng số bom đă được ném xuống trong chiến tranh thế giới thứ hai. Tính riêng trong năm 1970, 600.000 tấn bom đă được thả xuống ở chiến trường Việt Nam, vượt xa số bom được ném xuống trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. . . Một ḿnh các cuộc tiến công của B52 đă tốn trên một triệu đô-la mỗi ngày và mức tàn phá ở Đông Nam Á vượt quá 20 triệu hố bom và số người chết dân sự nhiều không kể xiết". Từ đầu năm 1971, "máy bay B52 đă được sử dụng một cách tối đa trong chiến dịch "Lam Sơn - 719", trên tuyến đường ṃn Hồ Chí Minh" để yểm trợ cho quân ngụy trong các cuộc hành quân.

    Càng thua đau trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ càng tăng cường leo thang đánh phá miền Bắc, trong đó, máy bay B52 được sử dụng ngày càng thường xuyên hơn và hoạt động với quy mô, cường độ ngày càng lởn hơn. Ngày 10 tháng 2 năm 1972, một số phi vụ B52 đă được thực hiện trên bầu trời thành phố Vinh. Từ ngày 14 tháng 4 năm 1972, B52 mở các cuộc oanh tác vào các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế từ vĩ tuyến 17 đến sát phía nam Hà Nội. Theo cuốn "The Vietnam War", "ngày 16 tháng 4 năm 1972, lần đầu tiên Mỹ sử dụng B52 đánh vào cả Hà Nội và Hải Pḥng... 18 máy bay B52 đă đánh phá các kho vũ khí gần cảng Hải Pḥng. 60 máy bay ném bom vào các kho dự trữ xăng dầu gần Hà Nội vào các buổi chiều. Oa-sinh-tơn đă chỉ rơ Mỹ sẽ ném bom vào các mục tiêu quân sự ở hầu hết mọi nơi ở Việt Nam". . .

    Theo thống kê của Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải Pḥng, "trong ba đợt đánh phá bắt đầu từ 1 giờ 30 đêm 15 rạng ngày 16 đến chiều ngày 16 tháng 4 năm 1972, địch đă huy động 20 lần/chiếc máy bay chiến lược B52, 170 lần/chiếc máy bay cường kích chiến thuật, 4 tàu tuần dương và khu trục, ném hàng trăm tấn bom, bắn hàng ngàn quả đại bác, tên lửa, tàn phá hơn một nửa diện tích nội thành, thị trấn Đồ Sơn và 6 xă ven biển huyện Kiến Thụy, An Hải (Hải Pḥng)".

    Những ngày tiếp theo, địch liên tiếp sử dụng B52 đánh phá miền Bắc nước ta. Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 700 phi vụ B52 đă được thực hiện. Trên chiến trường miền Nam, với mục tiêu đánh chiếm tỉnh Quảng Trị, ngày 18 tháng 6 năm 1972, Mỹ đă huy động hàng trăm chiếc B52 rải thảm, tăng cường 10.000 quân lính thủy đánh bộ và lính dù, mở cuộc tấn công ḥng đánh bật ta khỏi các vị trí đang chiếm giữ ở Quảng Trị, đồng thời không quân địch liên tiếp giội bom ác liệt xuống khu vực Quảng B́nh, Vĩnh Linh nhằm chặn đứng sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Thế nhưng những nỗ lực tối đa này của Mỹ, ngụy trên cả hai miền Nam, Bắc vẫn không đưa lại hiệu quả như chúng mong đợi.


    Trước sự thất bại nặng nề trên các chiến trường và bị phản ứng kiên quyết của ta tại bàn đàm phán, đế quốc Mỹ quyết định đánh một đ̣n chiến lược vào miền Bắc bằng việc mở cuộc tập kích chiến lược đường không vào Hà Nội, Hải Pḥng. Chúng hy vọng rằng sử dụng B52 sẽ gây sức ép rất mạnh, buộc ta phải nhượng bộ, chấp nhận một số đ̣i hỏi vô lư, thậm chí là ngang ngược của Mỹ và chính quyền Sài G̣n. "Tổng thống Ních-xơn đă ra lệnh tiến hành chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972, dưới tên gọi Lai-nơ-bếch-cơ II với mục đích là đưa cuộc đàm phán ḥa b́nh ở Pa-ri đi đến kết thúc". Để đạt được mục đích đó, như tác giả cuốn Lời phán quyết về Việt Nam đă cho thấy: "Trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 12 năm 1972), Mỹ đă ném bom Hà Nội và Hải Pḥng với sự tàn bạo hơn bao giờ hết trong lịch sử chiến tranh Việt Nam". Tài liệu của Quân chủng Pḥng không Quân đội nhân dân Việt Nam viết: “trong chiến dịch 12 ngày đêm, Mỹ đă huy động tới 193 máy bay B52 toàn nước Mỹ, xuất kích tới 663 lần chiếc, tập trung chủ yếu vào khu vực Hà Nội tới 444 lần chiếc. . . Đây là lần đầu tiên Mỹ sử dụng cả một biên đội F-111 (khoảng 50 chiếc) xuất kích mỗi đêm từ 10 đến 25 lần chiếc, hoạt động xen kẽ giữa các lần đánh của B52. Đồng thời Mỹ cũng đă huy động tới 1.000 máy bay chiến thuật của không quân và hải quân ở các căn cứ Thái Lan và 6 tàu sân bay ngoài biển Đông, xuất kích tới 3.920 lần/chiếc để bảo vệ B52 đánh sân bay, các trận địa pḥng không và các mục tiêu của ta". Có những đêm, Mỹ đă thực hiện tới 105 phi vụ B52. Riêng trên vùng trời Hà Nội, chúng ta đă sử dụng tới 66% các phi vụ, "Không quân Mỹ đă ném gần 100.000 tấn bom xuống 140 mục tiêu lớn nhỏ (riêng B52 đánh 64 mục tiêu) bằng sức công phá của 5 quả bom nguyên tử đă ném xuống Hi-rô-si-ma". Gần đây, cuốn Encyclopedia of the Vietnam War đưa ra một vài con số liên quan tới chiến dịch tàn bạo này của Mỹ. Theo đó, "từ ngày 18 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972, B52 đă ném 17.000 tấn bom xuống Hải Pḥng và Hà Nội, làm 1.300 người bị chết... Năm 1972, bom Mỹ đă ném xuống miền Bắc với số lượng lớn hơn nhiều so với thời gian từ năm 1965 đến năm 1968. Chỉ riêng các cuộc oanh tạc trong tháng 12 năm 1972 đă có tới 40.000 tấn bom được ném xuống Hà Nội, và 15.000 tấn bom được ném xuống Hải Pḥng". Theo nhận định của tác giả cuốn sách này, "do có sự chuẩn bị trước và tài mưu lược của các vị lănh đạo Bắc Việt Nam", nên cuối cùng, chiến dịch tập kích vào Hà Nội, Hải Pḥng của đế quốc Mỹ bị đánh bại hoàn toàn. Thực tế lịch sử đă xác nhận, ngay từ những năm 1965, khi đế quốc Mỹ sử dụng máy bay B52 đánh phá miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă nhận định: "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh phá Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội". Bởi vậy, ngay từ những ngày đó, chúng ta đă tập trung t́m hiểu, nghiên cứu cách đánh loại máy bay hiện đại này của không quân chiến lược Mỹ. Đến tháng 5 năm 1966, theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, "Quân chủng pḥng không - Không quân đă tổ chức một trung đoàn tên lửa cơ động phục kích, trực tiếp nghiên cứu, đánh B52 tại chiến trường Vĩnh Linh" để rút kinh nghiệm. Như vậy, "Chúng ta đă chuẩn bị trận "Điện Biên Phủ trên không" từ rất sớm. . . Bản kế hoạch đánh B52 ngày 27 tháng 2 năm 1968 có được chính là dựa trên cơ sở bản báo cáo kinh nghiệm đánh B52 dày 38 trang của đoàn công tác B do đồng chí Hoàng Văn Khánh làm trưởng đoàn từ Vĩnh Linh mang về”. Bản kế hoạch này thực chất là một tài liệu nghiên cứu về cách đánh B52. Qua nhiều lần bổ sung, hoàn chỉnh và kiểm nghiệm trên thức tế, bản kế hoạch đó được xáy dựng thành tài liệu "Cách đánh B52" - một tài liệu chính thức hướng dẫn cách đánh máy bay B52 cho toàn quân chủng.

    Với quyết tâm "Kiên quyết không để bị bất ngờ, kiên quyết bắn rơi tại chỗ máy bay chiến lược B52" cùng với ư chí "Quyết tử cho Hà Nội quyết sinh" của toàn Đảng, toàn quân và dân ta, 34 "pháo đài bay" B52 của đế quốc Mỹ đă bị phơi xác trong cuộc tập kích chiến lược đường không tháng 12 năm 1972. Nh́n lại toàn bộ cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ, có thể khẳng định rằng: trong chiến dịch pḥng không 12 ngày đêm cuối năm 1972, ta đă hoàn toàn chủ động bước vào cuộc đọ sức quyết liệt với một lực lượng lớn không quân chiến lược của Mỹ. Trong cuộc đọ sức đó, như các nguồn sử liệu đă chứng tỏ, quân và dân ta đă giành thắng lợi oanh liệt, làm thất bại các mục tiêu chiến dịch, chiến lược mà phía Mỹ đặt ra cho con "át chủ bài" B52.

    VÀI NÉT VỀ PHI CÔNG MỸ BỊ BẮT Ở BẮC VIỆT NAM


    Nguyễn Li

    Người tù binh Mỹ đầu tiên ở Bắc Việt Nam là trung úy hải quân Evơrét Anvarê. Máy bay chiến đấu của Anvarê là một trong hai chiếc bị bắn rơi ngày 5 tháng 8 năm 1965, sau khi ném bom cảng Hải Pḥng, theo lệnh của Tổng thống Mỹ Giônxơn, sau vụ Vịnh Bắc Bộ.

    Cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của Mỹ trên miền Bắc Việt Nam bắt đầu. Những vụ ném bom miền Bắc leo thang nhanh chóng, b́nh quân - khoảng 70 lần chiếc/ngày. Số máy bay bị bắn rơi ngày càng nhiều. Phi công Mỹ tiếp tục vào nhà tù ở Bắc Việt Nam. Cuối năm 1965, đă có 61 tù binh Mỹ "may mắn" được vào nhà tù Bắc Việt Nam.

    Trong năm 1966, đă tăng lên 223 lần chiếc bay đi ném bom miền Bắc Việt Nam trong một ngày. Máy bay Mỹ bị bắn rơi ngày càng nhiều hơn, trung b́nh cứ 10 ngày có 8 chiếc. Trong năm 1966, lại có thêm 86 phi công Mỹ được đưa về "khách sạn vỡ tim", một bộ phận của nhà tù Hỏa Ḷ Hà Nội.

    Vào cuối năm 1967, những cuộc oanh tạc trên miền Bắc đă tăng lên 300 lần chiếc/ngày và hầu như ngày nào cũng có máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, Hải Pḥng và những nơi khác.

    Vào cuối năm 1968, lúc Tổng thống Mỹ Giônxơn ra lệnh chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam (31-10-1968), đă có tất cả 927 phi công Mỹ chết, 536 bị bắt làm tù binh và 917 người Mỹ mất tích trong lúc hành sự.

    Những phi công Mỹ nhảy dủ, phần lớn bị thương, bị găy tay, găy chân. . . Nếu không chết, họ đều được miền Bắc cứu chữa. Có người lẩn trốn được, không bị bắt ngay lúc nhảy dù xuống đất. Nhưng rồi lại bị bắt sau vài tuần chui lủi. Ví như đại tá Gioóc Êdê, 40 tuổi, là phi công lái chiếc F100, bị bắn rơi ngày 26 tháng 8 năm 1967, tay phải bị găy ba chỗ, đầu gối bị trẹo xương, nhưng Gioóc đă cố gắng để vượt qua khu phi quân sự, lội qua những cánh đồng lúa, băng qua rừng rậm và sau 12 ngày th́ bị bắt.

    317 người Mỹ bị cầm tù năm 1970 được đưa đến Hỏa Ḷ, là lúc họ đang ở tuổi thanh xuân của cuộc đời, trung b́nh là tuổi 32. Trong số này có 85% đă bay trên 15 phi vụ vào miền Bắc.

    Trung tá Risớc Pôkiếc bị bắn rơi ngày 24 tháng 7 năm 1965, là phi công của Bộ Chỉ huy không lực thứ 7, bị bắt ở Việt Nam. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Pôkiếc là phi công lái máy bay B17, bị bắn rơi trong nhiệm vụ đầu tiên ở nước Đức Hít le, bị cầm tù 9 tháng.
    Khi sang Việt Nam, Pôkiếc lái máy bay F-105 và bị bắn rơi ngày thứ ba khi đến Đông Nam Á.

    Trung tá Rôbinxơn Raixnơ của không lực Hoa Kỳ, bị bắt ngày 16 tháng 9 năm 1965, khi lái chiếc F-105 trên miền Bắc Việt Nam. Raixnơ là một ngôi sao trong chiến tranh Triều Tiên với 109 phi vụ chiến đấu, được Mỹ công nhận là đă hạ tám MIC. Nhưng đến Việt Nam trong ṿng 6 tháng với 5 chuyến bay th́ bị bắn rơi. Rai xơ đă cố bay ra biển và được máy bay SA-16 cứu thoát, được báo chí Mỹ in ảnh ca ngợi. Thế nhưng, báo chí Mỹ, sau đó lại không đưa tin Rai xơ tiếp tục bay ra miền Bắc và lại bị bắn rơi. Và lần này th́ Rai xơ được nhà tù Bắc Việt Nam cứu sống. Rai xơ là tù binh nhiều tuổi nhất và sống 7 năm rưỡi trong nhà tù Bắc Việt Nam.

    Trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ trên miền Bắc Việt Nam lần thứ hai và trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, trong "khách sạn Hintơn - Hà Nội", đă có thêm nhiều tù binh Mỹ. Và thế là đă có đủ mặt những phi công máy bay chiến thuật và phi công B52, đeo huy hiệu SAC (Bộ Chỉ huy không quân chiến lược).

    Đầu năm 1973, sau hiệp định Pa ri về Việt Nam, tất cả tù binh Mỹ này ra khỏi "khách sạn Hintơn Hà Nội" để trở về Mỹ: Ngày 12 tháng 2 năm 1973, tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội, 116 quân nhân Mỹ được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng ḥa trao trả cho phía Mỹ trong đợt đầu tiên.


    Ngày 14 tháng 3 năm 1973, lại 106 quân nhân Mỹ được trao trả. Mười ngày sau, 14 tháng 3 năm 1973, 107 quân nhân và 1 nhân viên dân sự Mỹ lên đường về nước.

    Đợt cuối cùng trao trả diễn ra ngày 19 tháng 3 năm 1974. Người cuối cùng từ giă sân bay Gia Lâm là thiếu tá Hải quân Anphơrết Ácniu, 33 tuổi quê ử bang Ilinoi, Ácniu lái chiếc máy bay RA-5C đi trinh sát t́m kiếm những tên lái B52 có thể c̣n sống sót ở vùng rừng núi phía Tây Bắc Hà Nội. Nhưng máy bay của Ácniu bị bắn cháy và hắn bị bắt ở Hà Tây sáng ngày 30 tháng 12 năm 1972.

    Chiếc máy bay sơn trắng C-14 của Mỹ cuối cùng mang số hiệu 50. 238 cất cánh khỏi sân bay Gia Lâm vào 15 giờ 20 phút ngày 19 tháng 3 năm 1973, trả về cho Níchxơn "những người khách không mời mà đến" của "khách sạn Hiltơn - Hà Nội".

    Tổng cộng có 511 người Mỹ, trong đó có 503 quân nhân và 19 dân sự được trở về nước. Đó là những bằng chứng biết nói về thất bại sâu cay của con chủ bài không quân Mỹ trên đất Việt Nam.



    MỘT SỐ MÁY BAY MIG VÀ PHI CÔNG TIÊU BIỂU

    1. Mig -21 F-13 4420: Phi công là Nguyễn Ngọc Độ thuộc đoàn không quân Sao Đỏ (đoàn 921).

    2. Mig -21 F-13 4520: Phi công là Phạm Thanh Ngân, cũng thuộc đoàn không quân Sao Đỏ. Hai phi công này đă bắn rơi máy bay do thám RF-101C của Mĩ vào ngày 16/09/1967. Chiến công đầu tiên của Mig -21 cũng là bắn rơi máy bay do thám nhưng là loại không người lái Ryan Firebee của phi công Nguyễn Hồng Nhị vào ngày 04/03/1966. Không rơ số hiệu máy bay của Nguyễn Hồng Nhị nhưng đây cũng là loại Mig-21 F-13. Hiện nay chiếc 4520 đang được trưng bày tại bảo tàng Thái Nguyên.

    3. Mig -21 PFE(PF/PFV) 4128: Không có thông tin về phi công hay lái chiếc này. Chiếc này nằm trong phi đội Mig-21 PF đầu tiên tới Việt Nam vào tháng 04/1966.

    4. Mig -21 PF 4324 (14 sao): Phi công là Nguyễn Đăng Kỉnh thuộc đoàn không quân Sao Đỏ. Chiếc này được sử dụng bởi 9 phi công khác nhau, và đă bắn rơi 14 máy bay trong khoảng thời gian 11/1967 tới 05/1968.

    5. Mig-21 PF 4326 (13 sao): Phi công là Nguyễn Văn Cốc cũng thuộc đoàn Sao Đỏ. Đây là phi công có nhiều chiến công nhất với 9 kills(1). Phi công nổi tiếng Nguyễn Văn Bảy có 7 kills nhưng ông chỉ sử dụng Mig-17, loại lạc hậu hơn nhiều so với Mig-21. Hiện nay chiếc 4326 đang được trưng bày tại Bảo tàng Pḥng không, sân bay Bạch Mai, Hà Nội.

    6. Mig -21 PFM 5015: Không có thông tin về phi công. Điều đặc biệt là chiếc này được ngụy trang bằng màu xanh lá cây nhạt và đậm; chiếc này hoạt động ở các sân bay phía nam. Lư do là để tránh sự phát hiện của máy bay do thám Mĩ. Chiếc này cũng thuộc đoàn không quân Sao Đỏ.

    7. Mig-21 PFM 5020 (12 sao): Phi công là Nguyễn Tiến Sâm. Máy bay này thuộc đoàn không quân Lam Sơn (đoàn 927). Ngoài phi công này, 3 "át" khác cũng từng sử dụng chiếc này là Lê Thanh Đạo, Nguyễn Đức Soát và Nguyễn Văn Nghĩa. Chiếc này đang được trưng bày tại Bảo tàng' Không quân Hà Nội, bên cạnh Mig-21 MF 5121 (8 sao) của Phạm Tuân.

    8. Mig-21 PFM 5033 (3 sao): Phi công Trần Việt thuộc đoàn Sao Đỏ. Phi công này đă ghi được hai chiến công cuối cùng (được Mĩ công nhận) của Không quân Việt Nam đối với máy bay Mĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ngày 27/12/1972, phi công này đă bắn rơi 3 F-4 trong khi Mĩ chỉ công nhận hai chiếc bị Mig -21 bắn rơi.

    9. Mig-21 PFM 5040: Phi công Lê Thanh Đạo, đoàn không quân Lam Sơn. Điểm đặc biệt của chiếc này là được sơn nguy trang toàn bộ bằng màu xanh đậm.

    10. Mig-21 PFM 5066: Không có thông tin về phi công. Lúc đầu máy bay phục vụ trong đoàn Sao Đỏ với màu metal b́nh thường; sau đó được chuyển về đoàn Lam Sơn với màu sơn nguy trang bằng cách sơn đè màu xanh lá cây đậm lên trên lớp natural metal ở một số chỗ, không sơn phủ toàn bộ như 5040. Chiếc này từng đánh chặn (intercept) một chiếc B-52 vào ngày 13/04/1972 trên bầu trời Thanh Hoá. Đồng thời không có thông tin nào về hoạt động quân sự của Mig-21 PFM 5071 trong cuộc kháng chiến.

    11. Mig-21 PFM 6122: Chiếc này thuộc đoàn Lam Sơn, sau khi giải phóng miền Nam, toàn bộ Mig-21 PFM c̣n sử dụng được điều chuyển về cho đoàn 372 (Hải Vân ) tại Đà Nẵng. Chiếc này của quân đội Xô Viết được sơn nguy trang theo kiểu của khối Vác-sa-va trước khi đến Việt Nam. Màu sơn nguỵ trang này không thay đổi, chỉ có số hiệu máy bay và huy hiệu được thay đổi theo không quân Việt Nam. Chiếc này đang được trưng bày tại bảo tàng của sân bay Đà Nẵng.


    * Chiến công đầu tiên của Không quân Việt Nam do Trung đoàn không quân vận tải 919 lập. Đêm 15 tháng 2 năm 1965, chiếc máy bay T28 (thu được do một phi công phản chiến hạ cánh xuống sân bay Bạch Mai) do Nguyễn Văn Ba làm lái chính, Lê Tiến Phước làm lái phụ bắn rơi tại chỗ một chiếc máy bay C123 của Mỹ gần biên giới Việt-Lào. Nguyễn Văn Ba đă được tuyên dương Anh hùng lực lượng vù trang nhân dân vào tháng 8 năm 1995.

    * Trận không chiến đầu tiên của Mig-17 là vào ngày 3 tháng 4 năm 1965, tại trận đánh bảo vệ cầu Đ̣ Lèn, Thanh Hóa với phi đội 4 chiếc Mig-17 đă tấn công vào đội h́nh máy bay A-4D và F-8 mang bom của Hải quân Hoa Kỳ. Hai chiếc F-8 Crusaders đă bị bắn trúng nhưng không rơi tại chỗ mà cố chạy được ra biển. Ba chiếc Mig-17 về hạ cách an toàn, một chiếc của phi đội trưởng Phạm Ngọc Lan hết dầu phải hạ cánh xuống băi sông Đuống.

    * Trận đánh tiếp theo diễn ra ngay hôm sau với 3 phi đội cất cách, trong đó có 2 phi đội nghi binh và bảo vệ, một phi đội công kích thẳng vào tốp F-105 mang bom tấn công cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa do Thiếu tá Frank Bennett dẫn đầu. Phía Mỹ có 2 chiếc F-105 bị Mig-17 bắn trúng. Chiếc do Đại úy James Magnusson lái rơi trên đường thoát ra biển, chiếc do Thiếu tá Frank Beunett rơi khi hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng. Cả hai phi công đều chết. Phía Không quân Việt Nam mất 3 chiếc Mig. Một chiếc do Lê Minh Huân lái rơi gần bờ biển Sầm Sơn, gần xác chiếc F-105 do chính anh bắn hạ. Hai chiếc c̣n lại do Phạm Giấy và Trần Nguyên Năm lái, bị rơi ở gần khu vực cầu Hàm Rồng. Cả 3 chiếc đều không có ghi nhận nào bị bắn rơi từ phía Mỹ. Một chiếc duy nhất c̣n lại, do phi đội trưởng Trần Hanh lái và cũng là chiếc đă bắn hạ Thiếu tá Frank Bennett, hết dầu và hỏng la bàn nên phải hạ cánh xuống ḷng một con suối cạn thuộc bản Ké Tằm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

    * Chiến công đầu tiên của Mig-21 là bắn rơi máy bay do thám không người lái Ryan Firebee của phi công Nguyễn Hồng Nhị vào ngày 4 tháng 3 năm 1966. Không quân Việt Nam ghi nhận có 3 trường hợp Mig-21 tấn công pháo đài bay B-52 và họ tự hào là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này thời bấy giờ. Trường hợp đầu tiên do phi công Vũ Đ́nh Rạng bắn trúng B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, Thái Lan. Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do Phạm Tuân bắn rơi tại chỗ vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28 tháng 12 năm 1972, được ghi nhận do phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đă bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đă lao máy bay vào cảm tử.

    Trận không chiến cuối cùng giữa Không quân Việt Nam và Không quân Mỹ diễn ra vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Phía Việt Nam công bố, chiếc máy bay Mig-21 do phi công Trần Việt điều khiển đă bắn hạ 3 chiếc F-4. Phía Mỹ chỉ công nhận rơi 2 chiếc. Tuy nhiên, đây cũng là hiệu suất rất cao, v́ Mig-21 chỉ mang theo được 4 quả tên lửa.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •