Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 40

Thread: Tác giả / Tác phẩm

  1. #21
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Alamit một lần nữa cóp bài bừa băi.

    Tôi bảo đảm là Alamit chưa có đọc cuốn hồi kư “Tôi bị bắt” của tên Trần Vàng Sao. Tên đó theo CS muốn đóng góp cho chế độ Bắc Việt , nhưng không được chính quyền VC ưu đăi như hắn hi vọng lúc đầu. Trong suốt những năm chiến tranh Hoa Kỳ dội bom, hắn nằm không, CS nuôi ngày 3 bữa khỏe ru. Cuộc đời giam lỏng của hắn có ǵ là ghê gớm, không bằng một phần cảnh tù tội của các cán binh công tư chức Miền Nam sau 1975. Bày đặt !!!

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trần Vàng Sao ...Những bài thơ xé ḷng…
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2012-12-01

    Trong bài VHNT tuần trước Mặc Lâm đă giới thiệu tiểu sử của Trần Vàng Sao, một nhà thơ lắm truân chuyên, theo cách mạng trong những ngày bầu nhiệt huyết c̣n sôi trong huyết quản để rồi khi chạm mặt với thực tế, ông chỉ biết thở dài qua những vần thơ.


    Nhà thơ Trần Vàng Sao

    Thế nhưng một đồng chí sát cánh chiến đấu với ông đă mang những con chữ than văn ấy giao cho cán bộ chỉ huy như một bằng chứng phản động của nhà thơ, và kết quả ông bị giam năm năm trời không qua xét xử.
    Trần Vàng Sao trở thành người sống ngoài ṿng xă hội trong nhiều năm sau đó. Ông và gia đ́nh truân chuyên không những v́ sự đói rách của một người bị chế độ thải ra mà truân chuyên trên chính mảnh đất đầy phù sa thi ca của cá nhân ḿnh trong một quăng thời gian rất dài, dài và buồn bă.

    Những bài thơ của Trần Vàng Sao được các bạn trẻ trong nhóm Giấy Vụn gom góp và xuất bản. Chỉ một thời gian ngắn, hải ngoại biết đến ông như một cây viết ṃn mỏi chống trời. Trong nước bạn trẻ t́m đọc, người yêu thơ t́m đọc... những bài thơ với các cung bậc khác nhau ḥa lại làm thành một Trần Vàng Sao vừa rực rỡ của thứ ngôn ngữ b́nh thản lạ kỳ lại vừa trói người đọc, người nghe vào thứ cảm giác của một cảnh lên đồng đầy màu sắc, khiến họ rưng rưng cảm nhận trong cơ thể thứ chia sẻ rất người từ hơi thở run rẩy của những bài thơ khô lệ.

    Đọc Trần Vàng Sao người ta có cảm giác như ông đang nói chuyện. Ông nhào nặn ngôn ngữ thường nhật và gia vị chúng chỉ bằng một vài chi tiết bất ngờ nhưng tinh tế khiến câu thơ tuy phẳng phiu nhưng không gian chung quanh nó lại reo vui hay trầm lắng và không ít khi bốc cháy.

    Thơ t́nh của Trần Vàng Sao là một bí ẩn bởi nó dung dị, như một chiếc bàn ủi đốt bằng than, vuốt, là những nếp nhăn t́nh yêu với sự cẩn trọng của cách mà thi ca đă qua thời kỳ hào nhoáng.
    Thuở ấy mưa gió xa xôi

    "Rồi em sẽ không c̣n nhớ
    những bài thơ tỏ t́nh buồn bă của tôi lúc đó nữa
    và em cũng sẽ không hiểu ǵ tôi hết
    như những người vừa mới yêu nhau
    nói qua nói lại những lời trên trời dưới đất

    tôi hôn em
    như em hôn tôi
    lúc đó nh́n chiếc lá rụng ngoài sân
    tôi nói những cuộc t́nh duyên cay đắng muộn màng
    và trời mưa tháng mười
    tôi hẹn ḥ em ở quán nước bên kia cầu An Cựu
    khuôn mặt em tái đi
    tôi ngồi co ro ướt át
    những ngón tay em động đậy trên bàn
    tôi hút thuốc nh́n em
    chiếc xe hàng dừng lại không có người xuống
    em cười thành tiếng chỉ cho tôi những hàng cây mù trong núi xa

    tôi nói
    con sông này chật nước chảy qua không mau
    c̣n bây giờ th́ trời mưa to
    c̣n tôi th́ ngồi với em ở đây như đá
    bên kia đường hai người đàn bà bỏ gánh xuống
    núp mưa che gió hút thuốc nh́n trời

    chút nữa tôi đưa em về
    qua những con đường gió thổi trên đồng trống
    hết ngă ba ngă tư tới ngă sáu
    đi đường Nguyễn Tri Phương ṿng Lê Thái Tổ cho dài
    qua đ̣ Thừa Phủ học tṛ chưa băi nên không có ai

    tôi nh́n mưa giọt trên sông
    nghe em hát nho nhỏ trong nón
    gió xa xôi vẫn về
    mưa giăng buồn lê thê
    biết bao năm nữa trời
    rồi thôi
    em về có c̣n nhớ
    thuở ấy mưa gió xa xôi
    tôi làm người t́nh ngu ngơ đă đành
    nên yêu em dại dột
    em đi rồi tôi c̣n đứng mỏi chân
    ướt át cây lá"

    Những câu như: con sông này chật nước chảy qua không mau/ tôi nh́n mưa giọt trên sông/ nghe em hát nho nhỏ trong nón/ em đi rồi tôi c̣n đứng mỏi chân/ ướt át cây lá... vừa nhẹ vừa lạnh và nhất là ướt... cái ướt của những ngày đầu yêu nhau đă buồn như định mệnh...

    Ở một bài thơ khác, Trần Vàng Sao kể lại câu chuyện của một đứa trẻ con đứng nh́n đám ma với ánh mắt của một triết gia. Em không hề chia sẻ tiếng khóc, tiếng kèn buồn của người đưa đám. Em tha thẩn nh́n trời đất, nh́n bốn phía với con mắt tṛn vo hờ hững. Em nh́n phớt, nh́n biếng nhác, nh́n như không nh́n. Có lẽ sự cô tịch của em đă bắt đầu từ rất lâu trong cái không gian mà em và con người c̣n quá nhiều phân cách.

    Đứa Bé Thả Diều Trên Đồng Và Vắt Cơm Cúng Mả Mới


    "không có ai đi ngang qua đây để thấy con diều
    của tôi
    buổi trưa đứng bóng trên trời rất nhiều gió
    tôi nằm ngửa nhai mấy cọng cỏ gà
    nước cỏ non mát trong cổ
    tôi đói bụng và muốn nhắm thật lâu hai con mắt
    lại rồi ngủ quên
    gió rớt lào rào trong lá tre trên đầu
    tôi không thấy mặt trời đâu hết
    chỉ có mấy con châu chấu nhảy trong tóc
    và mùi trú ngún trong bếp ở xa
    tôi nhớ những miếng sắn khô luộc chấm với muối
    sống
    bây giờ th́ không c̣n ǵ nữa
    tôi nằm nghiêng co người lại nh́n con diều
    buồn quá nằm lâu không được
    tôi đi lên cồn mả ngồi cho cao
    nhiều người đứng đông đang cúng lạy
    những đứa con nít bằng tuổi tôi bịt khăn đỏ khăn
    vàng đi giày dép đưa tay che mắt nh́n con
    diều giấy của tôi trên trời"...

    Em thả diều và lơ đăng chờ người ta ra về để ăn chén cơm cúng và bần thần tự hỏi không biết khi nhà ḿnh có người chết có cơm để cúng hay không?

    "tôi ngồi xuống đất
    những hột cơm trắng và khô
    tôi ăn cả tàn hương phẩm đỏ vào bụng
    liệu ai ở nhà tôi chết có được một vắt cơm to
    trắng thế này để trên mả không

    tôi phủi hai bàn tay vào nhau
    đến chiều gió rất to
    hai cái đuôi con diều muốn đứt
    nhưng tôi không c̣n giây nữa"

    Rời khỏi cái không gian của trẻ nhỏ hiu quạnh, Trần Vàng Sao nói về thời trung niên của ḿnh đầy những chi tiết đời thường như hàng triệu người cùng lứa tuổi đang sống trong bầu khí quyển ngột ngạt một thời sau khi đất nước chuyển ḿnh đỏ rực.

    Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về ḿnh

    Bài thơ "Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về ḿnh" được Trần Vàng Sao vẽ lại với bút tích của một họa sĩ tả chân bậc thầy. Trần Vàng Sao vẽ tranh tĩnh vật bằng ngôn ngữ nhưng không hề thua bất cứ danh họa tả chân nào.

    Những vật thể trong bài thơ mỗi thứ một tiếng nói. Âm thanh riêng lẻ của chúng tựa vào nhau, đôi khi xô đẩy nhau để chỉ làm một công việc là kể câu chuyện của người đàn ông tuổi Tỵ ấy. Ông lấy các vật thể vô hồn ấy để miêu tả chính ông, một con người thừa.

    "tôi tuổi tỵ
    năm nay bốn mươi ba tuổi
    thường không có một đồng trong túi
    buổi sáng buổi chiều
    thứ hai thứ ba thứ bảy chủ nhật
    trong nhà ngoài sân với hai đứa con
    cây cà cây ớt
    con chó con mèo
    cái đầu găy cái tay găy của con búp bê
    cọng cỏ ngọn lá vú sữa khô
    thúng mủng chai chén sách vở quần áo mũ nón cuốc rựa trên ghế dưới bàn
    hai ba ngày một tuần một tháng có khi không đi đâu hết
    một hai ba giờ sáng thức dậy ngồi vác mặt ngó trời nghe chó sủa
    miếng nước trà mốc nguội có mùi bông lài rát cổ
    cũng không có chi phiền
    vấn một điếu thuốc hút
    hai ba lần tắt đỏ
    rồi nửa chừng rách giấy
    bạn bè gặp nhau
    cho uống một ly cà phê
    một lần
    qua hai lần phải tránh
    không phải ai cũng nghĩ như ḿnh
    nhiều đứa vui gặp nhau cho năm ba đồng một chục
    đưa tay cầm lấy
    miệng nói không được"
    …….

    Khách vào nhà thấy nhà thơ leng keng với những vụn vặt nhưng không thể phủ nhận những đụng đậy nhỏ nhoi ấy làm cho ḿnh thức giấc. Đời sống của một gă đàn ông trung niên chỉ loanh quanh trong chừng ấy thứ th́ trách sao ông ta không làm thơ!

    Chỉ có làm thơ mới giải tỏa được sự đè nén bởi đối với ông chung quanh không c̣n chỗ nào khơi mở được những ám ảnh về cuộc sống như ông đang chịu đựng.

    Từ nhà bước ra, người đọc thơ lại chứng kiến một cảnh khác. Không gian bên ngoài chừng như im lặng mặc dù đám con nít đang đùa vui. Sự nghèo khó kéo nhau ra khỏi nhà, đến nỗi chỗ ngồi của nhà thơ cũng bị thiên nhiên làm nghèo đi, nhỏ đi, chỉ c̣n là một một ḥn đá.

    "tôi ngồi trên ḥn đá trước nhà
    buổi chiều không có một con chim đậu trên cây
    đám trẻ con chia phe bắn nhau cười la ngoài sân
    đứa sống đứa chết căi nhau ăn gian chửi thề
    những người đi bán về nói chuyện to
    hai đứa nhỏ nhà bên cạnh cầm đèn che miếng lá chuối
    qua xin lửa hỏi tôi nấu cơm chưa
    tôi cười lắc đầu muốn đi ngủ
    trong gió có mùi rơm cháy
    tôi không biết làm ǵ hết
    tôi bỏ hai chân ra khỏi dép cho mát
    đám trẻ con bỏ chơi chạy theo phá đàn trâu ḅ đi qua
    tôi bước vào nhà mở rộng hai cánh cửa lớn thắp một cây đèn để lên bàn thờ
    hai đứa con ra ngoài đường chờ mẹ chưa về
    trời c̣n lâu mới tối
    tôi đi gánh một đôi nước uống"

    Bài thơ c̣n dài với những nỗi buồn xếp hàng chờ nhà thơ điểm danh. Trần Vàng Sao tỏ ra rất thừa thời gian trong cuộc sống để chiêm nghiệm những ǵ đến với ông. Những bức bách mà cuộc đời đem đến chỉ làm ông buồn, tuy nhiên đối với những "đồng chí" chung quanh th́ ông không hiền như thế.

    Trong văn học dân gian, không hiếm những bài vè, lục bát dùng để chửi bới người ḿnh ghét. Nhưng đối với các nhà thơ vốn quen thuộc và trân trọng những con chữ th́ việc chửi bới là một điều phạm húy. Trần Vàng Sao chẳng những không sợ chữ nghĩa đau đớn mà ông c̣n bóc trần, nạo hết nét vàng óng bên ngoài của chúng để phục vụ cho một bài thơ mà ông cảm thấy hả hê. Ông dùng thơ để chửi cả một chế độ. Chửi từng sự việc, từng con người. Cách chửi của bà nhà quê mất gà được ông "biên đạo" lại thành của riêng, gây sốc lẫn gây cười cho người đọc bài thơ.

    Có điều là cười xong th́ người ta lại chảy nước mắt....

    Tau chưởi

    tau tức quá rồi
    tau chịu không nổi
    tau nghẹn cuống họng
    tau lộn ruột lộn gan
    …………….

    tau đầu tắt mặt tối
    đổ mồ hôi sôi nước mắt
    vẫn đồng không trự nơ có
    suốt cả đời ăn tro ṃ trú
    suốt cả đời khố chuối Trần Minh
    kêu trời không thấu
    tau phải câm miệng hến
    không được nói
    không được la hét
    nghĩ có tức không
    tau chưởi
    tau phải chưởi
    tau chưởi bây
    tau chưởi thẳng vào mặt bây
    không bóng không gió
    không chó không mèo
    mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
    giường thờ chiếu trải sắp hàng một dăy ra đây
    đặng nghe tau chưởi
    ……………

    tam giáo đạo sư bây
    cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
    hà hơi trún nước miếng cho bây
    ……..

    bây bứng cây sống trồng cây chết
    vu oan giá họa
    giết người không gươm không dao
    đang sống bây giả đ̣ chết
    người chết bây dựng đứng cho sống
    bây sâu độc thiểm phước
    bây thủ đoạn gian manh
    bây là rắn
    rắn
    toàn là rắn
    như cú ḍm nhà bệnh
    đêm bây ṃ
    ngày bây ŕnh
    dưới giường
    trên bàn thờ
    trong xó bếp
    bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
    bây mang bí danh
    anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
    lúc bây thật lúc bây giả
    khi bây ẩn khi bây hiện
    lúc người lúc ma
    lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
    lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm
    ......

    thượng tổ cô bà bây
    mụ cô tam đợi mười đời bây
    tau xanh xương mét máu
    thân tàn ma dại
    rách như cái xơ mướp chùi trách nồi không sạch
    mả ông bà cố tổ bây kết hết à
    tụi bây thằng nào cũng híp mắt hai cằm
    bây ăn chi mà ăn đoản hậu
    ăn quá dă man
    bây ăn tươi nuốt sống
    mà miệng không dính máu"
    .......

    Không ít người dễ dàng đồng ư với Trần Vàng Sao khi chọn cách chửi để trút mối hận trong suốt cuộc đời ḿnh.

    Chắc không phải một ḿnh ông hả hê. C̣n biết bao nhiêu người khác nữa sẽ hả hê nếu đọc được những câu chửi nhàu nát này. Tuy thế tận sâu thẳm trong nỗi hả hê đó vẫn là niềm cay đắng không thể nào khỏa lấp.

  3. #23
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399
    Rất Huế!!!

    Sinh ra ở miền Nam, ăn học nhờ chính phủ Cộng Hoà...

    Ngu muội chạy theo VC

    Không được tin dùng

    Rồi hồi tâm, quay ra chửi.

    ...

    Ấy thế mà c̣n những đứa u mê hơn

    Tị nạn qua tận xứ tự do

    c̣n quay về bưng bô Vẹm...



    Chắc là phải chờ gần chết mới thức tỉnh như Vàng Sao này ư???

    Nhưng,
    Trần Vàng Sao có xứng đáng giới thiệu ở mục này không?

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thanh Tịnh, người lữ hành cô độc



    Sau thời cực thịnh của tiểu thuyết và thơ mới trong văn học chữ quốc ngữ của ta (32-45), chiến tranh khiến các nhà văn rơi vào cảnh “trải qua một cuộc bể dâu”: Có người loanh quanh trong ṿng danh lợi cạn nguồn sáng tác, hoặc yểu mạng v́ bệnh tật, v́ bị sát hại hoặc thất chí gác bút từ giă văn đàn. Có một bộ ba tri kỷ tan ră trước và trong cơn binh lửa, đó là Thạch Lam, Hồ Dzếnh và Thanh Tịnh. Khi nghe tin Thanh Tịnh qua đời, Hồ Dzếnh đă làm một bài thơ khá cảm động:



    Đời xếp tôi anh với Thạch Lam
    Ngồi chung một chiếu hội văn đàn

    Chao ôi, chiếu đă hai lần lạnh

    C̣n lại ḿnh tôi với thế gian.

    Dẫu biết đường đi chỉ có chừng

    Gió chiều sao vẫn ớn trên lưng?

    Trái tim bỗng dội niềm xao xuyến

    Tàu rẽ vào ga. Chặng cuối cùng.

    Thôi nhé. Anh về vui bạn cũ

    Tôi chờ đến hẹn lại thăm anh

    Ḷng ta như nước sông Hương ấy
    Vời vợi trời thu dáng núi xanh

    Thanh Tịnh là một nhà văn nổi tiếng với nhiều đoản thiên sau được in chung vào tập Quê mẹ nhưng ông cũng có danh là một nhà thơ và được Hoài Chân và Hoài Thanh chọn một số bài in trong Thi nhân Việt Nam.

    Tuy nhiên, sau khi ông tạ thế vào năm 1988, độc giả cả nước chỉ nhớ ông là tác giả Tôi đi học trong Quê mẹ v́ hằng năm vào mùa lá rụng mọi lớp tuổi từng đọc qua bài này lại bâng khuâng nhớ tới ngày tựu trường nào đó năm xưa.

    Thanh Tịnh c̣n có tên Trần Văn Ninh, tới 6 tuổi mới đổi là Trần Thanh Tịnh, sinh năm 1911 tại làng Dương Nổ, ngoại ô thành phố Huế. Sau khi đỗ bằng Thành chung (1933), ông làm nhiều nghề từ công chính tới dạy học. Nhưng v́ thích văn chương nên bắt đầu sáng tác và viết cho nhiều báo từ báo Thần kinh nơi quê hương tới các báo ở Hà Nội ngày ấy như Phong hóa, Ngày nay, Hà nội báo và Tiểu thuyết thứ bảy. Tập thơ Hận chiến trường của ông xuất bản năm 1934 có tiếng vang trên thi đàn. Nhưng ông được nhiều người biết tới với những truyện ngắn như Quê mẹ, Chị và em và Ngậm ngải t́m trầm.

    Đời Thanh Tịnh thay đổi sau một chuyến đi bất ngờ, một cuộc chia ly dài không có hồi tái ngộ và một kiếp sống của lữ hành cô độc.

    Khi cuộc chiến Việt-Pháp bùng nổ (1946), Thanh Tịnh khăn gói đi họp đại hội văn hóa ở Việt Bắc và tưởng rằng chỉ mươi ngày là trở về Huế. Nào ngờ chiến tranh lan rộng quá nhanh, ông bị kẹt ở miền Bắc, bỏ lại gia đ́nh vợ và hai con ở miền Nam. Sau hội nghị Geneve (1954), ông được giao cho việc làm báo ở Hà Nội và sống cô đơn trong cảnh “ăn cơm tập thể ngủ giường cá nhân” ở số 4 đường Lư Nam Đế. Kẻ sĩ thời đại tính t́nh thanh cao như cái tên “thanh tịnh”, lại phóng khoáng không bận tâm tới danh lợi và tranh chấp mà chỉ muốn mưu cầu hạnh phúc gia đ́nh, nhưng hoàn cảnh lại trái ngang, việc cầm bút của ông từ đó trở thành bất đắc dĩ, nên sáng tác của ông sau 1945 dễ dàng ch́m trong quên lăng.

    Sau 1975, Thanh Tịnh trở về Huế và đối diện với sự thật tàn nhẫn là cảnh gia đ́nh tan vỡ: Người đàn bà mà ông yêu quư đă sang ngang từ lâu và con gái lớn của ông đă sang Mỹ. Như một nhân chứng ở cố đô Huế kể lại, ngày ấy Thanh Tịnh đă vô cùng chán nản v́ hy vọng đoàn tụ hoàn toàn tan vỡ, c̣n nhận làm đơn bảo lănh cho người chồng của bạn đời năm xưa là một đại tá quân đội miền Nam. C̣n nỗi xót xa nào bằng tâm trạng của một người t́m lại cảnh cũ, người xưa mà cam chịu trắng tay như Thanh Tịnh trước 45 đă vô t́nh dự liệu:

    T́m dấu hôm xưa giữa cánh đồng

    Bên ḿnh chỉ nhận lúa đầy bông

    Tơ trời lơ lửng vươn ḿnh uốn

    Đến nối duyên ḿnh với... cơi không.

    Sau đó, nhà thơ quay trở về Hà Nội và sống nốt những năm hoàng hôn của cuộc đời cho tới khi tạ thế vào năm 1988.

    Như đă tŕnh bày, bản chất của Thanh Tịnh là một người thích cuộc sống giản dị và t́nh cảm. Ông không coi nặng hư danh và bon chen trong đời nên mới kết bạn với những nghệ sĩ đa cảm có lối sống trầm mặc dày bề sâu như Thạch Lam, Hồ Dzếnh. Trước năm 1945, Thanh Tịnh trong một bài thơ tặng một nhà sư đă trang trải nổi ḷng của ḿnh:

    Một mái am tranh bạn cổ tùng

    Bốn mùa sương gió tỏa mông lung

    Bên đồi dương vắng, gịng khe vắng

    Có kẻ giang hồ thấy nản chân.

    Ước nguyện ấy ông chỉ có thể đạt được sau khi thi hài ông được chuyển về Huế và an nghỉ trên đồi thông bên sườn núi Thiên Thai vào năm 1991.

    Tác phẩm đoản thiên của Thanh Tịnh, sau này gom trong tuyển tập Quê mẹ, có chung một nội dung là quê hương miền Trung. Đây là miền đất nghèo, nhưng cảnh xinh, t́nh người nồng đậm, trung hậu và chất phác. Con người với nếp sống giản dị, với ước nguyện đơn sơ sinh hoạt trầm lặng trong phong tục thuần lương và đẹp đẽ. Viết về quê nghèo với ngói bút trân trọng và với ḷng yêu thương vô hạn “chiều chiều ra đứng cửa sau. Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều” nên nhiều sáng tác trong Quê mẹ cho tới nay hơn nửa thế kỷ trôi qua vẫn được đời trân trọng như:

    Tôi đi học

    Quê mẹ

    Ngậm ngải t́m trần

    Con so về nhà mẹ

    Am Cu ly xe

    Con ông hoàng

    Làng

    Chuyến xe cuối năm

    Một đêm xuân

    Ra làng

    Chú tôi

    Bến Nứa

    Một làng chết

    Quê bạn

    T́nh quê hương

    Bên con đường sắt

    T́nh thư

    T́nh trong câu hát

    Trong những truyện ngắn kể trên, quê hương mà ông thường gọi là làng Mỹ Lư, có con sông Viêm được phác họa từ con người tới thói tục bằng h́nh ảnh đẹp, tràn đầy chất thơ. Ta hăy đọc lại truyện ngắn T́nh trong câu hát th́ rơ con người vừa là nhà văn vừa là thi sĩ Thanh Tịnh.

    T́nh trong câu hát kể lại một truyện t́nh thơ mộng. Nhân vật chính là Đạt, một anh lái đ̣ góa vợ, có tâm hồn, lại nặng ḷng với t́nh xưa nghĩa cũ. Chàng sống lênh đênh trên sông nước và h́nh bóng người quá văng và t́nh yêu dành cho nàng lúc nào cũng lẩn quẩn trong tâm tư anh. Rồi một hôm Đạt thoáng thấy thân h́nh một cô gái có những nét của vợ cũ ẩn hiện trên một chiếc thuyền phía trước trên sông dài trong bóng chiều tà. Nàng cũng là cô lái đ̣ cùng một nghiệp sông nước như chàng. Nhớ tới h́nh bóng vợ, không hiểu sao Đạt cho thuyền ḿnh đuổi theo. Kẻ hữu t́nh gặp kẻ hữu ư, hai con thuyền khua chèo theo gịng, như bóng với h́nh. Xúc động trước cảnh mông lung sương lồng mặt nước, trăng giăi quanh thuyền và tâm sự dạt dào, Đạt đă mượn câu ḥ để giăi bày tâm sự.

    Cô gái cũng đáp lại bằng những câu t́nh tứ, gợi âm thanh quen thuộc của người vợ cũ. Hai con thuyền và những câu ḥ vẫn như quyện vào nhau trên gịng nước mênh mông với ánh trăng mờ ảo. Nhưng rồi mộng tàn, thuyền trước biến dần và câu ḥ cuối cùng đă phá tan ảo ảnh.

    Thanh Tịnh kể lại cuộc đối đáp giữa những người t́nh chung nhưng lại có sẵn trong ḷng t́nh riêng không quên nổi:

    “Đạt liệu bề không theo kịp liền cất tiếng hát hỏi thăm:

    Thuyền ai trôi trước

    Cho tôi lướt tới cùng

    Chiều đă về trời đất mung lung

    Phải duyên th́ xích lại cho đỡ năo nùng tiếng sương.

    Trên lái thuyền đi trước bỗng nổi bật bóng một thiếu nữ mặc áo nối dài quay đầu nh́n lại phía sau một lát rồi đáp:

    Trời một vùng đêm dài không hạn

    Mượn gió chiều hỏi bạn ngàn sông

    Thân em là gái chưa chồng

    Tơ duyên có chắc như gịng nước không?

    Nhưng cuộc t́nh chưa khởi đầu th́ đă kết thúc v́ tới chỗ rẽ, thuyền trước hướng Kim Long. Đạt lưỡng lự một chút (v́ làm sao quên người vợ bạc mệnh) và bỗng đưa tay đẩy mạnh đ̣n bánh lái cho thuyền xuôi về Đại Lược. Từ thuyền trước một câu ḥ chia tay vang lên:

    T́nh về Đại Lược

    Duyên ngược Kim Long

    Đến đây là chỗ rẽ của ḷng

    Gặp nhau c̣n biết trên sông bến nào?”

    Một truyện t́nh lăng mạn giàu chất thơ và chất nhạc v́ nó được ngẫu hứng qua điệu ḥ mái nh́ hoặc mái đẩy. Theo nhà nghiên cứu Bửu Biền th́: “Ḥ mái nh́ là ḥ nhịp hai, ăn nhịp với mái chèo đưa tới đưa lui, đẩy nhẹ con thuyền thong thả trôi trên gịng sông. Ḥ mái đẩy là điệu ḥ mái nh́ nhịp điệu nhanh hơn, không cần theo nhịp chèo, thường ḥ trên những con thuyền chèo nhanh, chủ yếu là đẩy mạnh cho con thuyền đi nhanh... Ḥ mái nh́ nghe rất thanh thoát, man mác, chơi vơi, tiếng ngân nhẹ nhàng bay bổng, rồi hạ thấp lan rộng trên mặt nước, như đưa tâm hồn cô lái đ̣ đi xa, đi thật xa vào thôn xóm ven bờ, âm điệu mơ màng ḥa hợp với khung cảnh thiên nhiên sông nước. Ư nghĩa câu ḥ phù hợp với tâm sự người chèo. Ḥ mái nh́ thường là ḥ độc diễn, nhưng đôi khi trở thành ḥ đối đáp”.

    Nhớ Huế, ai mà không nao nao ḷng khi đọc lại T́nh trong câu hát của Thanh Tịnh và cũng như nhà văn năm xưa, nơi chân trời góc biển nh́n về miền thùy dương đành mang tâm trạng:

    Chiều chiều ra đứng cửa sau.

    Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

    Hoàng yên Lưu

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những chi tiết thêm về Tự Lực Văn Đoàn



    Mẹ tôi là con gái út cụ Cử Tiết: Nguyễn Đức Tiết. Ông ngoại tôi dỗ tiến sĩ đời Đồng Khánh, nhưng không thích mọi người gọi là ông Nghè, v́ ông không nhận mũ măng vinh quy của ông vua mới do Tây dựng lên, mà theo hịch của ông vua cũ: Hàm Nghi thời ông đỗ Cử nhân, trưởng Nam. Ông ngoại tôi có ba người bạn đồng khoa: cụ Cử Nguyễn làng Xuân Cầu, cụ Cử Đặng làng Hành Khiển, cụ Cử Trần làng Cổ Am (ông ngoại tôi là người làng Diêm Điền).



    T́nh bằng hữu của các cụ nhà nho ngày xưa rất đặc biệt . Ông ngoại tôi theo cụ Tán Thuật làm quân sư trong cánh quân Sơn Nam hạ của cụ hiệp trấn Kinh Bắc Tạ Quang Hiện, dân gian gọi chủ tướng là Đề Hẹn, gọi quân sư là Đốc Tít.

    C̣n cụ Cử Nguyễn làng Xuân Cầu bỏ quan đi dạy học. Cụ Cử làng Hành Thiện theo quân triều đ́nh làm tham tán quân vụ. Cụ Cử làng Cổ Am th́ đi làm quan. Mỗi người một chí hướng, mỗi người một cảnh ngộ nhưng t́nh bạn trước sau như một. Cụ Cử Trần làng Cổ Am làm quan đến tổng đốc đă nhận các con bạn "làm giặc" về nuôi là con, cho ăn học thành tài.

    Mẹ tôi kể: Cụ Cử Hành Thiện có các con trai là cậu Khóa Thiều. cậu Khóa Khu; cụ Cử Xuân Cầu có bác giáo Hoan ; ông ngoại tôi có bác Khóa Cảnh; cụ Cử Cổ Am có cậu Tú Dzư, cậu giáo Tiêu... Khi cụ tuần Trần Mỹ (tức cụ Cử Cổ Am) trị nhậm ở Thái B́nh, Nam Định, tất cả các bác, các cậu đều về ở nhà cụ và học ở trường Thành Chung Nam Định, trừ một vài người đỗ vào trường bảo hộ tức trường Bưởi Hà Nội.

    Người sớm có chí lo việc "quốc sự" là cậu Tú Dzư, tức Trần Dzư. Trần Dzư chống lại quyết định của bố, không chịu vào trường Hậu bổ, đào tạo các quan tri huyện. V́ trái ư cha, cậu Tú Dzư bị cắt hết trợ cấp. Cậu ấm con quan bị đẩy ra cuộc đời với hai bàn tay trắng, khi tuổi đời chưa tới hai mươi. Tú Dzư bôn ba Hà Nội, Hải Pḥng t́m bạn cùng chí hướng. Sau nhiều tháng thất nghiệp đói rét, Tú Dzư xin một chân thư kư một đại lư bán dầu hỏa ở huyện Cẩm Giàng và thị trấn Ninh Giang, trên đường quốc lộ nối liền Hà Nội - Hải Pḥng. Tại nơi này Tú Dzư gặp một người bạn dân gốc Quảng Nam, cả gia đ́nh ra Bắc theo sự chuyển nhiệm sở của người cha, giữ một chức quan nhỏ. Cha chết , cả nhà ở lại. Người bạn đó là Tam. Tam có hai người em là Lân và Long. Lúc bấy giờ anh Tam đă bắt đầu viết vài ba bài báo in trong tạp chí của ông Phạm Quỳnh và đă in một cuốn sách nhỏ, Lân và Long c̣n đi học .

    Mấy anh em thường quây quần bàn chuyện quốc sự, tức là việc ái quốc chống Pháp như tất cả các thanh niên có khí huyết hồi đó. V́ ư nguyện yêu nước mà cậu Tú Dzư nhận tên ḿnh trùng với tên một danh tướng nhà Trần nên bỏ cách đặt tên “Trần Cộc” tức là họ Trần không có tên lót hay tên đệm, tự đặt cho ḿnh cái tên lót "Khánh" trở thành Trần Khánh Dzư. Lấy việc bán dầu hỏa giống với việc bán than chờ thời để tỏ ư nguyện và cái chí của ḿnh.

    Làm thư kư đại lư bán dầu hỏa một thời gian, Tú Dzư cùng ba anh em Tam, Lân, Long lên Hà Nội góp tiền mở một hiệu ảnh ở trước cửa chợ Đồng Xuân, đặt tên hiệu ảnh Hương Kư. Những người trẻ nhiều mơ mộng muốn cái việc chớp h́nh của ḿnh ghi lại cái đẹp nhất của tục vật, cái hương của đời. Để thêm người làm việc, cậu Tú Dzư vào Nam Định rủ thêm Cảnh là em nuôi, Tiêu là em ruột lúc bẩy giờ bị đuổi khỏi trường Thành chung v́ tham gia phong trào băi khóa đ̣i thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh.

    Mấy anh em tập trung vừa làm thầy vừa làm tớ ở hiệu ảnh Hương Kư nhỏ bé.

    Cánh Nam Đồng thư xă của Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Tuấn Tài, Trần Huy Liệu, Nguyễn Phương Thảo... t́m đến bàn việc quốc sự với nhóm Hương Kư. Cảnh ly khai các anh theo nhóm Nam Đồng thư xă với chủ nghĩa Tam Dân : Dân tộc : độc lập, Dân quyền : tự do, Dân sinh : hạnh phúc, do ông Tôn Dật Tiên (bên Tàu) đề xướng . C̣n anh em trong nhóm Hương Kư rất mê Thế kỷ ánh sáng của các triết gia Đức, Vônte, Montesquieu ...

    Cảnh v́ giỏi tiếng Quan Thoại và nói được tiếng Quảng Đông được cử đi học thêm về chủ nghĩa Tam Dân ở Quảng Châu. Tại đây, Cảnh gặp Đinh Chương Dư, giới thiệu với Hồ Tùng Mậu và cử vào học lớp chính trị của Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội do Nguyễn Ai Quốc tổ chức. Vài năm sau, Cảnh tham gia lập Đảng Cộng Sản Đông Dương với chi bộ ṇng cột bảy người ở 5D Hàm Long Hà Nội. Đây là chuyện của lich sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.

    Nhóm Nam Đồng thư xă hoàn chỉnh học thuyết của ḿnh thành lập Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái chấn động lịch sử vào cuối năm 1929. Đảng Cộng Sản Đông dương phát động phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Cả hai phong trào đều bị d́m trong bể máu của khủng bố trắng.

    Nhưng anh em trong nhóm Hương Kư vẫn kiên quyết theo đuổi đường lối quốc sự riêng của ḿnh. Họ làm quen thêm với một sinh viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ghi tên học theo thể thức dự thính là Lễ , và một công chức Sở Tài chính là Hiếu, sau này kéo thêm một viên chức nhà Đoan là Diệu. Họ quyết tâm và đầy tự tin tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa, cách mạng thơ ca, cách mạng văn chương, cách mạng lối sống... Vũ khí họ chọn là ng̣i bút. Lịch sử 80 năm qua cho rằng họ thiếu dũng khí không dám cầm súng... Tài chính của họ là những đồng tiền ít ỏi góp nhặt từ những chiếc túi rách đời học sinh, gia sư, công chức hạng bét. Họ là những thanh niên vừa ở tuổi hai mươi, hầu hết vô danh, có người ngoài bài luận văn ở trường, chưa hề viết một bài thơ, một đoản thiên.

    Họ góp tiền lại mua một "măng sét" (tên báo) của một anh chàng nhà giàu làm báo để mua danh: Báo Phong Hóa.

    Với công cụ là một tờ báo vốn sinh ra là tờ lá cải, họ đă vươn lên thành trụ cột của phong trào Thơ Mới, xây dựng nền văn chương tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

    Chàng sinh viên học thính thị Cao đẳng Mỹ thuật tên Lễ đă trở thành con hổ nhớ rừng và là vị chủ soái Thế Lữ của phong trào Thơ Mới. Anh chàng thư kư nhà Đoan tên Diệu trở thành nhà thơ Xuân Diệu, người t́nh muôn thuở của thi ca Việt Nam. Xuân Diệu kéo thêm một người em nuôi, người bạn chí cốt một kỹ sư canh nông, sau thành nhà thơ Huy Cận.

    Anh cử nhân toán lư tên Tam thành ra nhà văn Nhất Linh, nhà chính khách Nguyễn Tường Tam. Cậu Tú Dzư, làm “tự mê" cái tên Khánh Dzư thành Khái Hưng: trở thành hai cây đại thụ góp phần đặt nền móng eho nền tiểu thuyết hiện đại của lịch sử văn chương Việt Nam.

    Cậu Long, sinh viên khoa luật, trở thành nhà văn Hoàng Đạo, nhà lư của nhóm, nhà văn luận đề đầu tiên của ḍng tiểu thuyết luận đề Việt Nam. Cậu Lân trở thành nhà văn Thạch Lam, một trong những bậc thày của truyện ngắn Việt Nam. Cậu giáo Tiêu, trung thành với truyền thống "Trần Cộc" không tên đệm thành nhà văn Trần Tiêu, nhà văn viết tiểu thuyết dầu tiên của Việt Nam mô tả cái hồn của đời sống nông thôn.

    Thấy kư sở Phi Năng tên Hiếu, họ Hồ, đệm Trọng trở thành nhà thơ trào phúng nổi tiếng: Tú Mỡ nối nghiệp Tú Xương.

    Nhóm Phong Hóa lập nên "Tự Lực Văn Đoàn" là một văn đoàn lớn, không nhận tài trợ của bất cứ ai, lập giải văn chương, giải thưởng khẳng định các tài năng văn học Việt Nam như Anh Thơ, Tế Hanh, Nguyên Hồng, Đỗ Đức Thu, Đỗ Tốn...

    Sau này, Tự Lực Văn Đoàn ra tờ Ngày nay và nhà xuất bản Ngày Nay. Phần lớn những tác phẩm quan trọng nhất của lịch sử văn học Việt Nam đă ra mắt bạn đọc trên các tờ Phong Hóa, Ngày Nay, nhà xuất bản Ngày Nay.

    Con cái của bốn người bạn đồng khoa ngày nào, riêng Khóa Cảnh tức Nguyễn Đức Cảnh, bí thư cộng sản đầu tiên của Hải Pḥng, Quảng Ninh, lănh đạo phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, bị tử h́nh cũng là một nhà thơ cách mạng. Giáo Hoan sau kết giao với nhà xuất bản Tân Dân, Tiểu thuyết thứ bảy thành nhà văn Nguyễn Công Hoan; Khóa Thiếu, khóa Khu là Đặng Xuân Thiều, Đặng Xuân Khu là những nhà thơ cách mạng. Riêng Đặng Xuân Khu có bí danh là Trường Chinh, khi làm thơ kư tên Sóng Hồng .

    Mẹ tôi bảo, các cậu, các bác không chỉ là con cái của bạn đồng khoa mà đều có họ hàng đằng mẹ với nhau. V́ theo lệ của các bậc khoa bảng Bắc Hà, khi thành đạt, họ thường được cha mẹ kén cho những người vợ ở làng Cổ Am. Đất Cổ Am có tiếng "đẻ" ra quan. Dân gian v́ thế có câu :"Vú Đồ Sơn, L... Cổ Am". Ba người bạn đồng khoa đều lẩy con gái nhà họ Trần, một họ lớn cuả làng Cổ Am do chính bạn ḿnh là cụ Cử Trần My mồi lái.

    Nhắc lại chuyện cũ, mẹ tôi thường thở dài và cười:

    - Hồi ấy, để có tiền mua bảng hiệu "nhật tŕnh" Phong Hóa, các bác, các cậu "ăn dỗ" đám các chị em gái. Cậu Tú Dzư lột của tao đôi khuyên vàng, một bộ xà tích vàng... hứa là khi nào làm ra, ăn nên sẽ trả nhưng cho tới nay, tao mất cả vốn lẫn lời.

    Không chỉ mẹ tôi mất cả vốn lẫn lời mà tất cả nhũng người thân của mẹ tôi, những người lập nên Tự lực văn đoàn đều mất cả vốn lẫn lời như mẹ tới. Chỉ có nền văn hoa dân tộc là được những viên gạch đặt nền móng cho nền văn chương hiện đại. Nhưng sau này những người xây lâu đài trên nền móng đó vẫn chưa thực sự công nhận những viên gạch đó là nền móng văn chương nước nhà.

    Mẹ tôi là con gái út của cụ cử Tiết, là em út của tất cả những người anh cùng họ bên ngoại làng gổc Cổ Am. Mẹ tôi là Thừa, Nguyễn Thị Thừa. Mẹ tôi đă kể những chuyện này



    Nghiêm Đa Văn

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    NHẠC SĨ NHẬT NGÂN VÀ HỒN NƯỚC

    Đỗ Thái Nhiên





    Thông thường, quan hệ giữa chữ và nghĩa là quan hệ thống nhất. Chữ nào th́ nghĩa đó. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, chữ và nghĩa lại rơi vào t́nh huống tuy gần mà xa, tuy xa nhưng cũng rất gần. Mỗi lần phải đối diện với trạng thái xa xa gần gần vừa kể, con người tỏ ra vô cùng bối rối trong việc sử dụng ngôn ngữ để trao đổi tư tưởng. Người phương Tây giải quyết bối rối kia bằng kiểu nói xoáy vào trọng tâm của sự việc: nói duy lư. Thế nhưng duy lư làm cho nghĩa của chữ trở nên khô cứng và bó hẹp. Người phương Đông giải quyết bối rối kia bằng kiểu nói tượng. Nói tượng là phương pháp diễn đạt tư tưởng không bằng một số ngôn từ trực tiếp mà bằng cả một câu chuyện, một ḍng âm thanh, một chuỗi màu sắc... “Người nghe” tiếp nhận những vui buồn trong câu chuyện, những nhanh chậm trong âm thanh, những sáng tối trong màu sắc... sẽ cảm nghiệm được những ǵ “người nói” muốn phô diễn. Ở vào trường hợp nói tượng được du nhập vào thế giới ca nhạc, chúng ta có những bài hát tượng. Bây giờ, kính mời bạn đọc thưởng thức một bài hát tượng của nhạc sĩ Nhật Ngân.

    I.- Hát tượng.

    Yêu quê hương là t́nh cảm tự nhiên của mỗi người. Sau thời gian sống ly hương, không ai không muốn quay về. Quay về để thăm lại bè bạn cũ, người yêu xưa. Quay về để được đi đứng cười nói trong một thành phố đầy ắp kỷ niệm tuổi học tṛ. Thế nhưng, đối với Nhật Ngân, ngày nay trên quê hương Việt Nam, “... em ở xa quá xa... bạn trôi nổi khắp nơi... đâu c̣n ai nơi đó...” :

    “Vẫn biết em ở xa quá xa, vẫn biết em chẳng c̣n nơi đó, nhưng sao tôi vẫn muốn quay về thăm Đà Nẵng một thời yêu thương.

    Vẫn biết bạn nổi trôi khắp nơi, vẫn biết đâu c̣n ai nơi đó, nhưng sao tôi vẫn muốn quay về, thăm thành phố một trời yêu thương.

    Ôi Đà Nẵng, Đà Nẵng của tôi ơi! Nơi cho tôi những mơ mộng đầu đời. Nơi cho tôi hạnh phúc t́nh lên ngôi, Phan Châu Trinh đón đưa chiều tan trường, ai nỡ đành vội vàng sang sông.

    Ôi Đà Nẵng, Đà Nẵng của tôi ơi, mưa rơi rơi ướt bao chiều kỷ niệm, em thơ ngây Hồng Đức của tôi ơi! Đôi môi xinh biết bây giờ phương nào, nay có c̣n nụ cười năm xưa?

    Tuy cách xa mà đâu thấy xa, trong trái tim t́nh tôi vẫn đó, nơi phương xa tôi vẫn mơ về, ôi Đà Nẵng một trời yêu thương.”

    (Vẫn Mơ Về Đà Nẳng. Nhạc và lời: Nhật Ngân)

    II.- Gỉai thích tượng.

    Như vậy, quay về chỉ là quay về với quê hương trống rỗng. Do đâu quê hương trở thành trống rỗng? Trả lời câu hỏi vừa nêu chúng ta không thể không nhắc tới những vết hằn của xă hội Việt Nam cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Những vết hằn kia là tác hại của hai đại họa.



    _ Đại họa kinh tế:

    Từ 1975* đến 1990 do chính sách cai trị hà khắc và nghèo nàn văn hóa, đảng CSViệt Nam đă đẩy kinh tế Việt Nam xuống đáy của nghèo đói. Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này có tên là “kinh tế bo bo”. Bo bo thay lúa gạo là sự kiện đương nhiên và b́nh thường. Chén cơm trắng xuất hiện trên bàn ăn là sự kiện bất b́nh thường, là dấu hiệu của tư sản, có thể bị “đảng” đánh.

    Từ 1990 cho đến ngày nay (2012), CSViệt Nam quyết định từ bỏ kinh tế CS, chạy theo kinh tế thị trường. Nhờ vậy kinh tế Việt Nam được quốc tế nh́n nhận là “phát triển với tốc độ cao”.

    Tuy nhiên, mức độ thịnh suy của một nền kinh tế không thể được xác định một cách đơn giản bằng những con số trên giấy tờ. Muốn biết kinh tế của một quốc gia thịnh hay suy, “người quan sát” phải nh́n vào cái áo người dân mặc, chén cơm người dân ăn, nhà thương người dân chữa bệnh, trường học người dân thọ giáo. Người dân ở đây phải là nông dân: 90% dân số Việt Nam theo nghề nông. Những điều “nh́n vào” vừa nêu xác nhận: Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Lợi nhuận có được do kinh tế phát triển đều trở thành tài sản riêng của “đảng tư sản đỏ”. Người dân vẫn tiếp tục nghèo đói, tiếp tục ngụp lặn trong đại họa kinh tế.



    _ Đại họa văn hóa: từ 1975* đến 1990, CSViệt Nam tôn xưng văn hóa Marx Lenine là “văn hóa mới”. Nhà cầm quyền Hà Nội triệt tiêu văn hóa dân tộc, buộc văn hóa dân tộc phải nhường ngôi cho “văn hóa mới”. Hàng triệu người dân không ai được tự xưng là hoặc được gọi là “Bác”. Chỉ có ông Hồ mới là “Bác”. Chú công an 18 tuổi nói chuyện với ông cụ 80 tuổi, vẫn xưng “anh anh tôi tôi” một cách rất “văn minh” Mọi nghi thức thờ tự, cúng giỗ đều bị đồng hóa với mê tín dị đoan. Đám cưới gọi là “lễ tuyên hôn” do đảng chủ tŕ, cha mẹ đôi bên có mặt hay vắng mặt không thành vấn đề. Văn học nghệ thuật của miền Nam trước 1975 bị kết án là đồi trụy. CSViệt Nam t́m đủ mọi phương cách giúp cho văn học nghệ thuật của “văn hóa mới” được mở rộng và bay cao với điều kiện là những cao và rộng kia không được phép vượt ra ngoài cái lồng chim của tư tưởng “Như có Bác Hồ trong ngày vui giải phóng”! “Văn hóa mới” dành hai chữ lao động cho riêng những người đốn gỗ trên rừng, đào đất ngoài ruộng. Nhóm chữ “lao động trí thức” chỉ là một thuật ngữ rỗng tuếch, vô nghĩa. V́ vậy, đối với giới văn nghệ sĩ, CSViệt Nam tùy nghi: nay quyết trói, mai cởi trói. Giữa trói và không trói là tiếng thơ nửa như bông đùa, nửa như phẩn hận:

    “Đù mẹ cây bông!

    Mày không lao động !

    Đéo cho mày trổ bông!”

    ( Thơ Nguyễn Đức Sơn - Sao Trên Rừng )

    Đầu thập niên 1990 do nhu cầu phải đầu hàng kinh tế thị trường tự do để sống c̣n, CSViệt Nam không c̣n nói tới “văn hóa mới” nữa. Thay v́ trở về với văn hóa dân tộc, đạo đức dân tộc, CSViệt Nam đă di chuyển từ “văn hóa mới” qua “văn hóa cướp nhà, cướp đất của nhân dân”, “văn hóa bằng giả”, “văn hóa tham ô, nhũng lạm đằng sau tấm bảng bí mật quốc gia”, “văn hóa lường gạt là khôn ngoan, lương hảo là dại khờ”...

    Đại họa kinh tế và đại họa văn hóa đă làm cho đời sống nhân dân trở nên cực kỳ nghèo khó. Nghèo cơm áo. Nghèo đạo đức. Nghèo t́nh người. Nghèo tự do dân chủ. Người đời thường nói “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” nhưng “đồng nghèo triệt để và toàn diện” kiểu nhân dân Việt Nam ngày nay, quê hương trở nên trống rỗng, con người trở nên vô cảm. Thế nào là vô cảm? Bùi Giáng diễn tả thế giới vô cảm bằng hai câu thơ, lời lẽ rất nhẹ nhàng nhưng hàm chứa cả một tâm t́nh tan nát trước cảnh “người Việt đói” quay lưng lại với “người Việt rách” :

    “Những tưởng đầu đường thương xó chợ,

    Ai ngờ xó chợ chẳng thương nhau.”

    (Bùi Giáng)

    Không muốn nghĩ tới nỗi buồn xó chợ, Nhật Ngân cất tiếng hát:

    “Vẫn biết em ở xa quá xa, vẫn biết em chẳng c̣n nơi đó...

    ... Vẫn biết bạn nổi trôi khắp nơi, vẫn biết đâu c̣n ai nơi đó...”

    Tại sao biết trước là “quay về” sẽ phải đối diện với cô đơn nhưng Nhật Ngân vẫn quyết tâm quay về? Đi t́m nguyên nhân “quay về” tức là đi t́m mối quan hệ giữa quê hương và cá nhân của mỗi người dân. Quê hương là một thực thể được ra đời do sự kết hợp của ba thành tố:

    _ Thành tố tự nhiên của quê hương bao gồm: đất, nước, núi, sông, mưa nắng, lúa gạo, hoa quả...

    _ Thành tố tư tưởng của quê hương hàm chứa bên trong h́nh tượng Rồng Tiên, đạo đức truyền thống, ca dao, tục ngữ, phong tục tập quán, lịch sử dựng nước và giữ nước...

    _ Thành tố xă hội của quê hương thể hiện bằng đường xá, cầu cống, phố thị, quan hệ giữa nhà cầm quyền và quần chúng, tinh thần xă thôn tự trị, ư thức về công lư, tính linh động trong ngôn ngữ, phong cách pha chế ẩm thực...

    Ba thành tố nêu trên thường hằng quấn quyện vào nhau cả về tinh thần lẩn thể chất, nương vào nhau để cùng tồn tại, nương vào nhau để tạo thành quê hương Việt Nam. Từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ đến cá nhân mỗi chúng ta không ai là không được sanh ra, được nuôi dưỡng và giáo dục bởi ba thành tố tạo thành quê hương. Mỗi người là một tổng hợp của tự nhiên, tư tưởng, xă hội. Mỗi người là một chi thể của quê hương lớn. Mỗi người là một quê hương nhỏ. Quan hệ giữa quê hương lớn và quê hương nhỏ là quan hệ song phương xoay chiều trên cả hai mặt tâm hồn lẫn thể xác. Sự thể này giải thích sức cuốn hút của quê mẹ đối với con dân. Sức cuốn hút kia chính là Hồn Nước. Hồn nước là cội nguồn tâm lư của thái độ quay về. Hồn Nước là gốc rễ của cảm hứng để Nhật Ngân chuyển thành lời nhạc:

    “Tuy cách xa mà đâu thấy xa. Trong trái tim t́nh tôi vẫn đó...”

    (Vẫn Mơ Về Đà Nẵng - Nhật Ngân)

    “Tuy cách xa mà đâu thấy xa”, tuy nhiên, quay về với quê mẹ, ḷng vẫn thấy ấm hơn. Thế nhưng ḷng chưa kịp ấm, tim đă đau nhói trước t́nh huống “xó chợ chẳng thương nhau”. Nhật Ngân đă tự chữa bệnh nhức tim do tác động của vô cảm bằng cách mơ về một quá khứ xa xăm, trong đó t́nh người, t́nh đồng bào xôn xao cùng với nắng ấm:

    “Ôi Đà Nẵng, Đà Nẵng của tôi ơi! nơi cho tôi những mơ mộng đầu đời. Nơi cho tôi hạnh phúc t́nh lên ngôi. Phan Châu Trinh đón đưa chiều tan trường, ai nỡ đành vội vàng sang sông.

    Ôi Đà Nẵng, Đà Nẵng của tôi ơi, mưa rơi rơi ướt bao chiều kỷ niệm, em thơ ngây Hồng Đức của tôi ơi! đôi môi xinh biết bây giờ phương nào, nay có c̣n nụ cười năm xưa?”

    ( Vẫn Mơ Về Đà Nẵng _ Nhật Ngân )

    Quá khứ là “nụ cười năm xưa”. Hiện tại là đôi mắt vô cảm ở “xó chợ”. Vậy th́ tương lai sẽ đi về đâu? Chân lư hằng cửu đă khẳng định:Tĩnh là ổn định. Động là bất ổn định. Động bao giờ cũng t́m về tĩnh. Giông băo bao giờ cũng trở về với mưa thuận gió ḥa. Vô cảm sẽ phải t́m lại tin yêu. Tin yêu chỉ có thể nẩy mầm và phát triển trên miếng đất công bằng và ổn định. Biến tư tưởng công bằng và ổn định thành sinh hoạt hiện thực của xă hội chính là nổ lực làm cho tự do dân chủ phải thăng hoa trên quê mẹ. Hồn nước hối thúc muôn dân về với quê mẹ không phải chỉ để muôn dân nh́n nhau trong vô cảm. Do đó, trong tận cùng của tâm t́nh “quay về” là ươc mơ nồng cháy dành cho một Việt Nam tự do dân chủ. Đó là trọn vẹn nội dung tinh tế mà nhạc sĩ Nhật Ngân muốn bộc bạch bằng kiểu hát tượng trong câu chuyện “Vẫn Mơ Về Đà Nẵng” vậy.



    Đỗ Thái Nhiên





    * GHI CHÚ: Bài viết này chọn thời điểm 1975 v́ đây là mốc thời gian ghi nhận CSViệt Nam thống trị toàn lănh thổ Việt Nam. Tội ác của CSViệt Nam khởi đi từ 1945 chứ không phải 1975.

    http://www.phanchautrinhdanang.org/n...vahonnuoc.html

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vài nét về ca sĩ Duy Quang
    Vũ Hoàng, phóng viên RFA
    2012-12-20

    Ca sĩ Duy Quang mới qua đời hôm 19/12 tại Hoa Kỳ, sau khi chống chọi với căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, ông hưởng thọ 62 tuổi.

    Người nghệ sĩ tài hoa...

    Duy Quang sinh ra trong một gia đ́nh có truyền thống âm nhạc với cha mẹ là nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Thái Hằng, d́ là ca sĩ Thái Thanh và cậu là nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương, hẳn nhiên gen âm nhạc bộc lộ rất sớm trong ông là điều không quá lạ.

    Duy Quang chính thức khởi nghiệp ca hát năm 17 tuổi, nhưng thực sự ḍng máu nghệ thuật đă đến với ông từ khi mới lên 5; 10 tuổi ông đă rành rẽ nhạc lư, ông có thể chơi nhiều nhạc cụ từ mandolin, trống, guitar cho tới cả dương cầm.

    Cùng với các em, đầu những thập niên 70 của thế kỷ trước, người anh cả Duy Quang thành lập ban nhạc gia đ́nh The Dreamers, với Duy Minh chơi trống, Duy Hùng chơi guitar, Duy Cường chơi organ, hai cô em gái là Thái Hiền và Thái Thảo trong vai tṛ ca sĩ.

    Mặc dù ông lớn lên trong thời chiến, vậy nhưng âm nhạc ông hát lại chịu sự ảnh hưởng của ḍng nhạc nước ngoài, từ những chất nhạc dễ nghe, êm tai như pop, ballad cho tới rock and roll, có lẽ v́ thế mà các bản nhạc mà The Dreamers chọn tŕnh diễn thường là của The Rolling Stones, Carpenter, The Beatles hay The Shadows. The Dreamers trở thành một trong những ban nhạc tiên phong chơi các ca khúc quốc tế thịnh hành hồi đó.

    Ngoài khả năng hát và chơi nhạc nước ngoài, Duy Quang c̣n được cha là nhạc sĩ Phạm Duy dành “độc quyền” cho nhiều bài hát tiếng Việt do ông sáng tác, cho đến giờ những ca khúc như C̣n Một Chút Ǵ Để Nhớ, Đưa Em T́m Động Hoa Vàng, Chỉ Chừng Đó Thôi, Em Hiền Như Masoeur hay Thà Như Giọt Mưa…vẫn là những đỉnh cao mà khó ca sĩ nào vượt qua được giọng hát Duy Quang.

    Nghiệp hát của Duy Quang êm ả, ông chọn cho ḿnh ḍng nhạc trữ t́nh sang trọng, không bị cuốn vào trào lưu hát nhạc lính thời đó. Ông được người nghe yêu mến bởi chất giọng truyền cảm, trong và ấm, với hơn 400 ca khúc kể từ khi c̣n trong nước cho đến khi sang Hoa Kỳ định cư năm 1979.

    Người nghe nhạc Việt Nam hẳn vẫn nhớ những phút giây thăng hoa của Duy Quang và Julie trên sân khấu, khi 2 người trong ban nhạc The Dreamers, họ là cặp đôi đẹp dưới cả ánh đèn màu và cả dưới ánh mắt của những người hâm mộ tiếng hát họ.

    Sự nghiệp cầm ca êm đềm bao nhiêu th́ con đường t́nh cảm của ông lại chông gai bấy nhiêu. Ông trời chẳng cho ai sự trọn vẹn!
    ... nhưng bạc mệnh


    Ca sĩ Duy Quang trong tiệc sinh nhật lần thứ 62 hôm 04/11/2012 tại Saigon. Photo courtesy of ngoisao.net
    Được xem là cặp song ca đẹp nhất một thời, nhưng Duy Quang và Julie cuối cùng mỗi người mỗi ngả, ông từng tâm sự rằng mối t́nh đầu đó mau tan v́ khi đó ông c̣n quá trẻ, chẳng có kinh nghiệm trong đời.

    Ông lập gia đ́nh lần đầu tiên năm 1984 với cô Mỹ Hà, vốn là Hoa khôi người Việt tại thủ đô Washington, Duy Quang sau đó, có 2 người con gái. Cuộc hôn nhân kéo dài 18 năm, nhưng lại đong đầy phiền muộn, có lần khi nói với báo chí trong nước, ông từng chia sẻ “lấy nhau không phải v́ tiền mà lại xa nhau v́ đồng tiền đỏ đen.” Trong mười năm trời ông đă từng phải bán ba căn nhà để trả nợ cho vợ, nhiều lúc muốn buông xuôi v́ hôn nhân đổ vỡ.

    Hai năm sau, năm 2004, ông quyết định về lại Việt Nam sinh sống. Trên mảnh đất quê nhà, niềm vui trong âm nhạc đă trở lại với ông, ông mở pḥng trà, ra album và đi hát nhiều show lớn. Năm 2007, ông bước tiếp lần nữa với ca sĩ Yến Xuân, thế nhưng, đường t́nh duyên vẫn lận đận, ông chia tay 2 năm sau đó.

    Duy Quang được biết đến hầu như với vai tṛ là ca sĩ, thế nhưng ông cũng có viết một số bài nhạc, mà trong đó Kiếp Đam Mê là tác phẩm được công chúng biết đến hơn cả. Nhân vật trong Kiếp Đam Mê của Duy Quang chưa bao giờ được tiết lộ, nhưng ông từng nói rằng cô ấy rất đẹp và cô cũng xuất hiện trong một ca khúc khác của ông là V́ Yêu Em.

    … Nếm trải vị ngọt đắng ở đời, tôi biết mỗi ngày đang qua là mỗi ngày đáng sống…Mỗi ngày sắp đến là một ngày vui của tôi. Có lẽ trong mỗi giai đoạn, con người có những ư thích khác nhau. Bây giờ, tôi chỉ mong muốn cuộc sống thanh thản, hạnh phúc…

    Lời tâm sự ấy của ông khi một thời trẻ đă qua đi, những ham muốn vật chất không c̣n ư nghĩa, ông chỉ cầu mong sự b́nh yên của một chốn đi về sau những đêm diễn.

    Khi cuộc sống trở lại phẳng lặng, ông sống độc thân khép kín, th́ cũng là lúc căn bệnh ung thư gan ác tính ập đến. Sau nhiều ngày chống chọi, ông trút hơi thở cuối cùng trong ṿng tay bè bạn và gia đ́nh vào lúc 11h30 trưa ngày 19/12 tại California.

    Nói về những giây phút sau cuối trước khi ca sĩ Duy Quang về cơi vĩnh hằng, ông Kỳ Phát một người bạn thân với ca sĩ Duy Quang hơn 40 năm ngậm ngùi chia sẻ:

    Khi anh bị bệnh, tôi được báo là 7/11 vừa qua anh Duy Quang về lại Mỹ để chữa bệnh. Anh đến bác sĩ Michael Đào, đến đó để bác sĩ Đào lo đưa anh vào bệnh viện Orange Coast Hospital, anh ở đó 3 ngày th́ bác sĩ cho biết là anh bị ung thư gan thời kỳ cuối cùng, th́ bệnh viện cho anh về, không có chemo, cũng như không mổ nữa. Mỗi ngày tôi đều đến thăm anh.

    Cũng có một số người chỉ cho Duy Quang uống loại thuốc của anh Từ Công Phụng đă uống mà anh Từ Công Phụng đang b́nh phục. Anh Duy Quang đă theo phương pháp đó để mà chữa trị, vài ngày sau th́ anh Duy Quang có vẻ ăn được, anh Duy Quang mỗi lần đi đâu ăn, cũng có rủ tôi và một số người bạn, th́ thấy anh Duy Quang ăn được. Nhưng khoảng chừng 1 tuần nay, anh Duy Quang có vẻ yếu đi, tức là thứ 7 vừa rồi, anh mệt và được đưa vào bệnh viện Fountain Valley, cho đến ngày qua đời, th́ anh nằm trong đó, pḥng săn sóc đặc biệt. Khi anh Duy Quang ra đi có tất cả 3 người con của Duy Quang là 3 cô con gái và các em ở bên khi anh Duy Quang ra đi.

    Mặc dù giờ phút sau cuối, không được các bác sĩ cho phép vào pḥng gặp ca sĩ Duy Quang, nhưng ông Kỳ Phát cũng có mặt trong bệnh viện, khi ông vừa rời khỏi đó 10 phút th́ ca sĩ Duy Quang ra đi. Ông Kỳ Phát nói rằng tuần trước, một số anh chị em nghệ sĩ cũng như người hâm mộ tại California đă tổ chức 2 đêm nhạc để gây quỹ cũng như để tri ân với người nghệ sĩ tài hoa nhưng sớm bạc mệnh.

    Qua làn sóng của đài ACTD, thay mặt anh chị em ban Việt Ngữ, Vũ Hoàng xin gửi lời thành kính phân ưu đến gia quyến, cầu chúc ông yên giấc ngàn thu.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ THÁI THANH


    Trí Huân




    Nếu như nhạc Việt Nam hiện đại đă công nhận những nữ diva như: Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh là những giọng hát có sức sống mănh liệt nhất trong ḷng khán giả th́ ngược ḍng chảy thời gian về trước những năm 1975, nữ danh ca Thái Thanh với tầm ảnh hưởng với công chúng bằng giọng hát của ḿnh, xứng đáng được coi là diva của Sài G̣n một thuở.



    Thái Thanh vốn là con nhà ṇi âm nhạc, chị gái là ca sĩ Thái Hằng, anh rể là nhạc sĩ Phạm Duy, anh trai là nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương, con gái là ca sĩ Ư Lan, nhưng danh ca Thái Thanh cho đến nay dù tóc đă chuyển màu trắng cước vẫn chẳng hề bị ch́m lút giữa những nghệ sĩ nổi tiếng trong đại gia đ́nh ḿnh.

    Diva Thái Thanh. Biết hát nhờ nhạc phẩm của Phạm Duy

    Gia đ́nh nữ danh ca Thái Thanh vốn là gia đ́nh ṇi âm nhạc ở Hà thành xưa. Thái Thanh là thứ nữ của ông Phạm Đ́nh Phụng với người vợ hai. Người vợ đầu của ông Phạm Đ́nh Phụng sinh được 2 người con là Phạm Đ́nh Sỹ và Phạm Đ́nh Viêm. Người vợ thứ hai sinh ra Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng – vợ nhạc sĩ Phạm Duy), nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương và con gái út Phạm Thị Băng Thanh (tức danh ca Thái Thanh). Thái Thanh c̣n một người chị gái lớn, sinh trước ca sĩ Thái Hằng, nhưng không may đă trúng bom chết khi c̣n nhỏ.

    Song thân của danh ca Thái Thanh đều là những người rất sành nhạc cổ. Thân phụ của Thái Thanh vốn chơi đàn nguyệt, c̣n thân mẫu chơi đàn tranh và đàn tỳ bà hay có tiếng ở đất Bắc. Nên tất cả anh em của Thái Thanh đều ngấm máu văn nghệ sĩ từ khi c̣n nhỏ.

    Quê ngoại của Thái Thanh ở Sơn Tây, quê nội ở ngay Hà Nội. Thái Thanh chào đời năm 1934 tại làng Bạch Mai, Hà Nội. Năm 1946, 12 tuổi, Thái Thanh đă được ông bà Phạm Đ́nh Phụng đưa theo cùng các anh chị lên Sơn Tây tản cư. Cũng tại nơi đây, người chị đầu của Thái Thanh đă bị trúng bom tử nạn. Ông bà Phạm Đ́nh Phụng lại đưa con chạy về xuôi, mở một quán phở đặt tên là Thăng Long. Tại quán Thăng Long này, các văn nghệ sĩ kháng chiến thường dừng chân, ăn phở và nghe nhạc. Chị em Phạm Đ́nh Chương (nghệ danh Hoài Bắc), Phạm Thị Quang Thái (nghệ danh Thái Hằng) và Phạm Thị Băng Thanh (nghệ danh Thái Thanh) thường biểu diễn ngay tại quán Thăng Long. Khách đến rất vui v́ được thưởng thức “cây nhà lá vườn”.

    Đầu năm 1949, anh chị em Thăng Long gia nhập các ban văn nghệ quân đội của liên khu IV. Quán Thăng Long dời về chợ Neo (Thanh Hóa). Tại đây, Thái Hằng kết hôn với Phạm Duy và hành tŕnh âm nhạc của gia đ́nh từ nay nảy nở thêm những tài năng mới, với Duy Quang là con đầu ḷng sinh năm 1951, và tiếp theo là các con Duy Cường, Thái Hiền, Thái Thảo.

    Chuyện Thái Hằng gặp gỡ và nên vợ chồng với nhạc sĩ Phạm Duy không chỉ là một bước ngoặt lớn với nữ ca sĩ nổi tiếng hi sinh cho chồng con này, mà cũng là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời danh ca Thái Thanh.

    Thái Thanh bắt đầu hát từ năm 13, 14 tuổi. Đến giờ, nữ danh ca không c̣n nhớ rơ bài hát đầu tiên mà ḿnh tŕnh diễn là bài nào nhưng chắc chắn là một bài hát của Phạm Duy. Lúc đó, nhạc sĩ Phạm Duy đang theo đuổi Thái Hằng nên thường dùng Thái Thanh làm cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng. Mà Phạm Duy nổi tiếng với tài sáng tác, nên chỉ nghĩ ra cách lấy điểm nhanh nhất và hiệu quả nhất là qua con đường âm nhạc. Phạm Duy hơn Thái Thanh chục tuổi, c̣n Thái Hằng hơn Thái Thanh 7 tuổi. Khi anh rể tương lai chinh phục chị gái, Thái Thanh trở thành cầu nối cho Phạm Duy. Hồi đó, có bài “Ḍng sông Xanh” nhạc ngoại quốc, lời Việt rất nổi tiếng. Phạm Duy đă đặt lời Việt cho bài “Ḍng sông Xanh” cho cô em gái Thái Thanh bé xíu hát để lấy điểm với cô chị Thái Hằng. Năm 1948, Thái Hằng kết hôn với Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm Duy chính thức trở thành người một nhà với Thái Thanh. Chẳng biết Phạm Duy và Thái Hằng nên duyên v́ những lẽ ǵ, nhưng chắc hẳn có một phần công lớn của danh ca Thái Thanh.

    Từ sau khi hát bài “Ḍng sông Xanh”, Thái Thanh đă cùng chị Thái Hằng và anh trai Phạm Đ́nh Chương đi biểu diễn ở quân khu 4. Lần đầu tiên Thái Thanh hát cho công chúng nghe là ở một vùng quê những ngày tản cư kháng chiến. Khi đó, luôn có những ban nhạc hát cho công chúng ở vùng quê nghe. Lên sân khấu ở tuổi 14, c̣n bé xíu mà đứng trước đông đảo bà con, nên Thái Thanh cũng sợ lắm. Nhưng sau khi cất tiếng hát, th́ tiếng hát, âm nhạc không những làm Thái Thanh tan biến mọi nỗi sợ mà c̣n cảm thấy hứng khởi, hạnh phúc, v́ lúc đó, Thái Thanh thấy ḿnh vinh dự được đứng trong ban hợp ca gồm các anh các chị như Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Hằng, những thành viên của ban hợp ca “Thăng Long”.

    May mắn cho Thái Thanh là song thân của cô đều là nghệ sĩ, yêu âm nhạc nên không ngăn cấm con cái theo nghiệp “xướng ca vô loài”. Các cụ chỉ dặn con nhất định phải học hành trước đă, đàn hát là chuyện phụ thôi, nhưng kể từ năm 1950, Thái Thanh đă lựa chọn đi theo con đường ca hát. Tên tuổi của Thái Thanh gắn liền với những bản nhạc của Phạm Duy. Kể từ bài “Ḍng sông Xanh”, Phạm Duy đặt lời cho Thái Thanh hát, th́ Phạm Duy đă biết giọng của Thái Thanh sinh ra là để hát những ca khúc do ông sáng tác. Cũng có người cho rằng, Phạm Duy v́ yêu quư giọng hát của Thái Thanh nên đă sáng tác nhiều bài hát hợp với giọng của Thái Thanh. Trải qua 60 năm, Phạm Duy vẫn khẳng định: trong những người hát nhạc Phạm Duy, ông ưng nhất là Thái Thanh, Duy Quang và sau này có Đức Tuấn. Chỉ có Thái Thanh mới đủ khả năng nâng bổng nhạc của Phạm Duy lên và chỉ có nhạc của Phạm Duy mới đáng để Thái Thanh hát. Nhiều ca khúc của Phạm Duy được Thái Thanh thể hiện đúng chất và đúng tầm hơn hẳn những ca sĩ khác cùng thời - đó là nhận xét của một người làm chuyên môn bỏ công nghiên cứu về nhạc Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh.

    Thái Thanh có biệt tài “phiêu” cũng với những ca khúc của Phạm Duy. Có những nhạc phẩm của Phạm Duy, Thái Thanh tự ư đổi ca từ khi lên sân khấu, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy phải công nhận điều đó làm cho bản nhạc của ông bỗng mang một chút “duyên lạ”.

    Như nhạc phẩm “Cho nhau”, Phạm Duy viết: “Cho nhau ng̣i bút cùn trơ – Cho nhau, cho những câu thơ tàn mùa – Cho nốt đêm mơ về già”. Thái Thanh lại hát thành: “Cho nhau ng̣i bút c̣n lưa…”. “Lưa” là một từ cổ, có nghĩa là c̣n sót lại, nhưng mang một âm thanh u hoài, luyến lưu tiếc nuối. Như trong ca dao B́nh Trị Thiên vẫn có câu hát đẫm buồn: “Trăm năm dù lỗi hẹn ḥ – Cây đa bến Cộ con đ̣ vắng đưa – Cây đa bến Cộ c̣n lưa – Con đ̣ đă thác năm xưa tê rồi”. Nên từ “c̣n lưa” đă đẩy ca khúc “Cho nhau” về một cơi xa xưa đầy u hoài, luyến tiếc, để lại một dư âm da diết trong cảm nhận về ngôn từ trong ḷng thính giả. Nhờ thế mà chữ t́nh trong “Cho nhau” trở nên lai láng, mơ hồ về quá văng, c̣n day dứt măi trong ḷng t́nh nhân chứ không c̣n xao xác, tận cùng như “ng̣i bút c̣n trơ”. Nên dù vậy, Phạm Duy lưu ư không chỉ nhắc nhớ một câu chuyện thú vị trong bài hát chứ chưa hề trách cô em vợ một tiếng nào. Mà v́ t́nh “c̣n lưa” nên Thái Thanh lại hát câu: “Cho nốt đêm mơ về già” thành “Cho nối đêm mơ về già”, sâu nặng và thủy chung, như cứu rỗi hai linh hồn chưa bao giờ an lạc v́ trót nhớ thương, t́nh lỡ.

    Phạm Duy viết: “Cho nhau thù oán hờn ghen – Cho nhau cho cơi âm ty một miền”, Thái Thanh lại hát thành: “Cho nhau cho nỗi âm ty một miền”. Vô t́nh mà như hữu ư, v́ từ “cơi” như là một ư niệm hiện hữu về không gian, như xa anh em về cơi chết, tưởng như “cơi âm ty” rất bao la nhưng thật ra chết là hết có c̣n vấn vương ǵ. Cho em “nỗi âm ty”, từ “nỗi” dùng để diễn tả tâm trạng con người, con người tưởng như không thể sánh được với cả một “cơi” không gian nhưng nỗi ḷng người lại bao la đến vô h́nh. “Nỗi âm ty” là sự chết đang tồn tại trong thực thể c̣n đang sống. Chính cái “phiêu”, cái sáng tạo rất duyên dáng của Thái Thanh đă nâng những bài hát mà Thái Thanh thể hiện, khiến cùng một nhạc phẩm, nhưng dưới sự thể hiện của Thái Thanh luôn ở tầm rất khác so với các ca sĩ cùng thời.

    Thái Thanh được cho là một giọng hát “vượt thời gian”, từng bị dư luận vẽ ra đủ thứ giai thoại về bí quyết học nhạc. Có dư luận nói, Thái Thanh hát hay như thế nhờ chui đầu vào chum để tập phát âm. Lẽ thật, giọng hát Thái Thanh sống măi v́ hai điều: Thái Thanh hát với t́nh yêu âm nhạc và cháy hết ḿnh khi đứng trước khán giả.


    Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Thanh

    Khi c̣n nhỏ, Thái Thanh không theo học nhạc ở trường lớp nào. Nhạc lư cũng như là xướng âm, Thái Thanh phải đặt mua sách từ bên Pháp, theo đó tự học, có ǵ khó th́ hỏi nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương. Phạm Đ́nh Chương cũng chủ yếu là tự học rồi từ vốn kiến thức đó lại trở thành thầy của em gái. Phạm Đ́nh Chương có lần nói: “Cô có cái đặc biệt là trước khi tôi dậy th́ cô đă biết rồi”. Thái Thanh có được giọng ca sống măi với thời gian và vẻ đẹp khiến đàn ông không thể không ngoái nh́n. Có lần ca sĩ Khánh Ly trong dịp hội ngộ Thái Thanh đă nắm bàn tay đẹp có tiếng của Thái Thanh nói: “Nếu cháu là chồng của cô, cháu đành phải để cô đi hát trước khán giả, nhưng cháu sẽ giữ hai bàn tay cô ở lại nhà, cháu không cho ai được nh́n hai bàn tay ấy khi cô hát”.

    Danh ca, một người phụ nữ và một người mẹ

    Nhớ lần ca sĩ Ư Lan trở lại hát tại Hà Nội trong một đêm nhạc tại Nhà hát Lớn, ca sĩ Ư Lan đă tâm sự, đây là nơi Ư Lan nhất định phải t́m về, v́ đó là khung trời kỷ niệm của danh ca Thái Thanh – mẹ cô và tài tử Lê Quỳnh – cha cô. Dù sau này, Thái Thanh và Lê Quỳnh không c̣n bên nhau, nhưng mong ước được một lần quay lại khung trời kỷ niệm, nơi bắt đầu t́nh yêu của hai người măi măi là ước mơ của tài tử Lê Quỳnh. Chính tại Nhà hát Lớn, trong một buổi biểu diễn của Thái Thanh, tài tử Lê Quỳnh khi đó c̣n chưa nổi danh đă phải trốn vé để vào nghe giọng hát mà ḿnh vốn hằng ái mộ, để rồi sau đó bắt đầu một mối duyên đẹp, dù mối duyên đó không trọn vẹn đến cuối đường.

    Thái Thanh lập gia đ́nh với Lê Quỳnh năm 1956 và sinh liên tiếp 5 người con, 3 gái, 2 trai. Đó là: Ư Lan sinh năm 1957, Lê Việt 1958, Quỳnh Dao tức Quỳnh Hương 1960, Thanh Loan 1962 và Lê Đại 1964. Cậu út Lê Đại nhiều lần “chê” mẹ là sinh nhiều quá, “y như gái Tầu” vậy. Lê Đại cũng là người kém may mắn nhất trong 5 chị em: khi ra đời khỏe mạnh, nhưng Lê Đại bị bệnh sốt tê liệt từ lúc 8 tháng. Tuy sống sót nhưng Lê Đại bị liệt nửa thân dưới.

    Thái Thanh được biết đến là nữ danh ca có ảnh hưởng lớn ở Sài G̣n trước năm 1975 nhưng cũng là một người mẹ hết ḿnh v́ gia đ́nh. Năm 4 tuổi, Lê Đại bị ốm, được tổ chức Terre Des Hommes đưa qua nước Ư chữa trị 3 năm liền và năm 1971, Lê Đại trở về Việt Nam khi 7 tuổi. Từ khi sang Mỹ, Thái Thanh đảm đương trách nhiệm làm mẹ với rất nhiều nghị lực. Thái Thanh tập lái xe dù không thích thú chút nào, nhưng phải tập ngay để có thể hàng ngày đưa đón Lê Đại đi học. Sau 2 năm học tại College Golden West, Lê Đại đă được vào đại học Long Beach. Sự kiên tŕ và nhẫn nại của bà mẹ Thái Thanh đă giúp Lê Đại (nay là Michael Đại Lê tự tin hơn, yêu đời hơn. Lê Đại tốt nghiệp đại học năm 1996. Giờ Lê Đại đă đi làm, sống tự lập thoải mái trong một căn hộ riêng gần trường và rất ngưỡng mộ mẹ. Khi sức khỏe tốt, mỗi tuần, Thái Thanh đều đến thăm nom con trai, mang thêm vài món ăn Việt Nam nấu sẵn cho cậu út.

    Thái Thanh không chỉ vất vả với Lê Đại. Khi cô bé Thanh Loan sang Mỹ th́ cũng là lúc cô bắt đầu bị một dạng bệnh trầm cảm. Thái Thanh một lần nữa lại khổ đau cùng cực trước số phận khắt khe. Trong thời gian t́m hiểu về bệnh trạng của Thanh Loan, biết con không học hành b́nh thường như các anh chị em được, Thái Thanh đă cố gắng d́u dắt con gái, đi làm những việc thiện nguyện, mong con t́m được niềm vui sống… Nhưng bệnh t́nh Thanh Loan cứ nặng dần, sau cùng, Thái Thanh đành phải nghe lời bác sĩ và các bạn đồng cảnh ngộ, đưa con vào một bệnh viện chữa trị. Nhưng Thái Thanh vẫn kiên tŕ phấn đấu với phương tiện và hoàn cảnh của ḿnh để giúp đỡ con yêu quay trở lại với cuộc sống. Vai tṛ làm mẹ của 2 con bị bệnh nặng cũng lại đ̣i hỏi ở Thái Thanh một thứ nghị lực bằng “thép cứng” cùng sự kiên tŕ lớn lao. Với hoàn cảnh như vậy, những đức tính phi thường nơi người mẹ được tôi luyện đă giúp Thái Thanh được con cái yêu kính.



    Sống xa Lê Quỳnh từ năm 1965, Thái Thanh một ḿnh đảm đương vai tṛ vừa là mẹ, vừa thay cha trong việc nuôi dạy con cái. Khi dịu dàng, lúc nghiêm khắc, Thái Thanh luôn mong các con có được căn bản vững chắc về văn hóa và đạo đức, để mai sau trở thành những Con Người có thể viết hoa. Dù các con của Thái Thanh đều có giọng ca thiên phú, nhất là Ư Lan và Quỳnh Hương, nhưng khi Ư Lan c̣n nhỏ, Thái Thanh nhất quyết không cho con theo nghề ca hát. Thái Thanh buộc con phải học hành như bao người khác. Nhưng dường như là số phận, sau này Ư Lan đi làm, lấy chồng rồi mới bước vào nghiệp xướng ca và vẫn nổi tiếng dù bước vào nghề rất muộn.

    Ư Lan luôn coi mẹ là thần tượng trong cuộc sống cũng như trong âm nhạc, như Ư Lan đă tâm sự:“Mẹ tôi là một người đàn bà t́nh cảm và rất can đảm. Suốt thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, h́nh ảnh của mẹ Thái Thanh âu yếm, chăm sóc và yêu thương các con đă ảnh hưởng đến tôi rất nhiều khi tôi làm mẹ. T́nh cảm thiêng liêng của mẹ dành cho tôi là niềm hạnh phúc và cả sự may mắn vô bờ bến”.

    Sự nổi tiếng của bố Lê Quỳnh và mẹ Thái Thanh là cả một gia tài dành riêng cho con cái. Ư Lan trở thành ca sĩ như ngày hôm nay là nhờ có cả hai yếu tố quan trọng mà bố mẹ đă để lại trong ḍng máu của Ư Lan. Cô tâm sự: “Tôi có tiếng hát và kỹ thuật hát thừa hưởng từ mẹ, c̣n kỹ thuật tŕnh diễn được thừa hưởng từ bố”. Ư Lan cho đây là điều may mắn, chứ làm sao có thể nghĩ là một áp lực cho cuộc sống của ḿnh. Đối với riêng t́nh phụ tử và mẫu tử th́ lúc nào gia đ́nh Ư Lan cũng có sự yên ấm. Bố mẹ Ư Lan đă không c̣n sống chung với nhau từ khi Ư Lan 8 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn rất quư nhau và trân trọng nhau, cho nên Ư Lan và các em trong gia đ́nh đă quen một nếp sống cố định. C̣n về tính t́nh, có những lúc bố mẹ uốn nắn các con để theo nề nếp căn bản nhưng luôn luôn đi đôi với t́nh cảm nhẹ nhàng.

    Ngoài đời thường, Thái Thanh cũng là một người rất đỗi đàn bà. Chúng ta quen h́nh dung Thái Thanh trên sàn diễn, khi đang hát, hoặc qua những đĩa, băng nhạc. Chúng ta thường nhớ đến Thái Thanh như một đệ nhất và danh ca và quên mất Thái Thanh trong đời thường như một bà mẹ, một người nội trợ thích nấu ăn, một phụ nữ thích mặc đẹp, ăn ngon, kể cả ăn quà vặt. Khi 70 tuổi, Thái Thanh vẫn cần mẫn làm các món dưa chua, củ cải ngâm nước mắm, kho cá thu, làm thịt đông… Thái Thanh vẫn say sưa kể về cách làm các món ăn “Bắc Kỳ chính cống”. Cũng như khi đứng trên sân khấu, Thái Thanh dồn hết ḿnh cho âm nhạc th́ khi nấu nướng, toàn bộ con người bà, thân, trí và tâm. Thái Thanh đều chú tâm vào chuyện nấu nướng y như khi hát vậy.

    Như Thái Thanh tâm sự về cách ứng xử với cây hoa lan: “Cư xử với cây khó lắm, nhất là hoa lan, không như cư xử với người đâu. Nếu ḿnh không chăm sóc tử tế, không khéo, không làm đúng những ǵ ḿnh phải làm, th́ cây nó bỏ đi. C̣n với người, người ta sẵn sàng chịu đựng nhau, đôi khi người ta giả dối dể vẫn liên lạc với nhau v́ những điều ǵ đó. C̣n với cây, ḿnh có yêu cây th́ cây mới ở lại với ḿnh."

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mười lăm năm Mai Thảo


    Trần Mộng Tú
    Blog / Nguyễn Xuân Hoàng

    22.01.2013
    Sáng nay khi trở dậy, đứng nh́n ra ngoài cửa kính, tôi không thấy ǵ cả. Không trùng trùng núi tuyết trên cao, không chen chúc phong tùng lưng chừng, không ẩn hiện nhà cửa dưới thấp, không lau lách, không bến bờ; cái hồ quanh co trước nhà cũng mất tăm, mất vết, chỉ có một ḍng sông sương như sữa đặc chảy lênh láng vào tận thềm nhà. Tháng Một dương lịch ở miền Tây Bắc Mỹ là mùa đông, tháng của sương mù, sương muối, tháng hàn thử biểu ở 25-30 F vào ban ngày. Tuyết chưa xuống là may rồi, chỉ lạnh thôi. Lạnh se ḷng, lạnh làm trí nhớ quay giật lùi, lạnh làm nỗi buồn lăn về phía trước. Tôi mặc áo ấm, sửa soạn đi nhà thờ dự lễ sáng ngày thường. Nào khăn, nào mũ, áo ấm, găng tay, tôi lái xe đi giữa sương mù, đi chầm chậm, đi tới đâu nh́n tới đó. Đầu óc bềnh bồng như sương trước mỗi đoạn xe qua. Vừa lái xe vừa nghĩ đến tối hôm qua nói chuyện với Nguyễn-Xuân Hoàng. Hoàng nói: Tú ơi tháng này là tháng anh Mai Thảo đi đấy. Giật ḿnh nh́n lịch, tháng Một rồi, tháng Một của năm 2013, anh Mai Thảo mất được mười lăm (15) năm.


    Mai Thảo qua ống kính Nguyễn Bá Khanh
    ​​Mười lăm năm ngắn và buồn như một tiếng thở dài. Tôi nghĩ đến anh, một người để suốt một đời cho đam mê chữ nghĩa. Theo tôi, đam mê văn chương là một đam mê đẹp nhất, v́ văn chương là một nghệ thuật người đam mê nó thấy ḿnh như được chúc phúc, được lượng trời rót xuống cho riêng ḿnh, rồi ḿnh mang ra tặng cho những người chung quanh. Đam mê văn chương cũng như đi trong sương mù mùa đông, đẹp và run rẩy. Đi bước nào biết bước đó, mắt mở căng ra cũng không nh́n được xa hơn.Thế giới văn chương như ḍng sông sương đặc quánh, phía trước lấp lánh nhưng chẳng hứa hẹn chắc chắn một điều ǵ. Người làm văn chương cứ thả nổi hồn ḿnh cho gió cuốn đi mất vào trong vũng sương không đáy. Con người nghệ sĩ thật sự, không kỳ vọng một điều ǵ ở người đời tặng lại cho những sáng tác của ḿnh.

    (Thủ bút của Mai Thảo gửi cho Trần Mộng Tú, nhắc bài cho VĂN)

    ​​

    Xương thịt Mai Thảo bây giờ, sau mười lăm năm đă thành phân bón cho phần đất anh nằm bên dưới, mặt đất trên mộ anh, cỏ đă xanh hơn, sức vươn lên của cọng cỏ khỏe mạnh hơn, con sóc con thỏ hoang nào đi qua chắc cũng dừng lại, nhấm nháp vài cọng cỏ non xanh đó. Tôi mỗi lần xuống Cali, đều có ghé nghĩa trang thăm anh, chuyện tṛ đôi câu, đặt tay lên hàng chữ có tên Mai Thảo, xoa xao lên mặt cỏ như xoa lên vầng trán của một người thân đang nằm ngủ.

    Những cuốn sách của anh, có cuốn trong thư viện, trong hiệu sách ở Việt Nam, ở Úc, ở Pháp, ở Mỹ, ở Canada hay ở bất cứ nơi nào có người Việt cư ngụ, có văn hóa ngôn ngữ Việt được sử dụng.

    Trong cái gia tài văn chương phong phú của anh (10 tập truyện ngắn, 2 tập tùy bút và 33 truyện dài) Mai Thảo c̣n làm thơ nữa. Không ai biết anh làm thơ từ bao giờ.

    Mai Thảo làm thơ. Chao ơi! Thơ.

    Thơ của anh cũng lừng khừng, từ tốn, ngắn gọn, gióng một, thâm trầm như khi anh nói chuyện với các bạn văn của anh. Mỗi chữ thơ của anh viết xuống có khẩu khí riêng của anh, không lẫn vào với thơ của bất cứ ai.

    Đây là ba bài thơ gia đ́nh của anh trở lại Việt Nam sau hơn 20 năm (kể từ 1975) đă t́m được ở nhà người thân, nơi anh từng trú ẩn.

    H́nh Tượng

    Từ trong cửa tối nh́n ra
    Thấy gần: bóng lá, thấy xa: biển trời
    Lá lay, bóng cách ngăn đời
    Biển im, h́nh tượng cơi người không ta.

    Thủy Tinh

    Trở ḿnh chăn chiếu mênh mông
    Giấc mơ chật hẹp vẫn trong cuộc đời
    Mộng ta không xóa nổi người
    Đáy đêm c̣n đọng tiếng cười thủy tinh.

    Kim

    Miếng da bịt mắt thành đêm
    Cây kim khâu miệng thành im lặng mồ
    Tay chân, giây trói bao giờ
    Da, kim, giây ấy bây giờ là ta.

    Làm sao người đọc có thể nhầm lẫn ngôn ngữ này, khẩu khí này với một nhà thơ khác được. Những bài thơ t́m được này cũng cho ta thấy Mai Thảo đă làm thơ từ lâu, trước khi tập Ta Thấy H́nh Ta Những Miếu Đền xuất bản ở Mỹ.(1989)

    Đọc thơ Mai Thảo tôi thấy anh rất cao ngạo. Anh cao ngạo thấy anh chính là mặt trời (nhật) chính là mặt trăng (nguyệt) nhưng lại chua xót cho cái thân nghiệp (Karma) của chính ḿnh , tự nh́n ra “nhật nguyệt đều tăm tối”
    Một cái cao ngạo rất đáng cảm thương v́ anh cao ngạo với chính ḿnh, với định mệnh, với cái thân nghiệp của riêng ḿnh.

    Ta thấy ta đêm giữa sáng ngày
    Ta ngày giữa tối thẳm đêm dài
    Sao không, nhật nguyệt đều tăm tối
    Tự thuở chim hồng rét mướt bay.

    Có phải khi những người làm văn chương rơi vào cô đơn th́ họ cô đơn đến cùng cực và có thể t́m cái chết để đi tới cái đích cuối của cô đơn như nhà văn Nhật Kawabata và nhà văn Mỹ Hemmingway chẳng hạn.

    Mang cái thân của một người đàn ông độc thân, cái tâm của một văn-thi-sĩ. Mai Thảo là một trong nhưng người cô đơn cùng cực đó. Nhưng ông không tự hủy, ông viết văn, làm thơ và rót rượu mỗi ngày, thế thôi.

    Một Ḿnh
    Ngồi tượng h́nh riêng một góc quầy
    Tiếng người: kia, uống cái ǵ đây?
    Uống ư? một ngụm chiều rơi lệ
    Và một b́nh đêm rót rất đầy

    “Một ngụm chiều rơi lệ” C̣n câu thơ nào nói lên được sự cô đơn hơn thế không?

    Anh Mai Thảo, mười lăm năm rồi đấy, những người bạn khi anh sống, anh thân quư họ, khi anh mất đi họ chẳng thể nào quên anh được. Đối với Tú (và Nguyễn- Xuân Hoàng nữa), anh Mai Thảo vẫn đâu đó quanh đây; dù đời sống có tất bật, nắng có lóa mắt mùa hạ, sương có che mờ lối mùa đông, vẫn có đôi lúc Tú thảng thốt nhớ đến anh khi bất chợt t́m thấy một chai rượu mạnh để quên lâu ngày trong tủ, hay một buổi sáng nào đó nh́n thấy cỏ bỗng xanh biếc trên ngọn đồi sương.

    Nhắc đến anh chính là nhắc đến thời gian, đến vó câu qua cửa, nhắc đến một cơi không rồi ai cũng đến. Ta có gặp nhau ở cơi đó hay không? Nào ai biết được.

    Cơi không là thơ. Không c̣n ǵ nữa hết là thơ. Nơi không c̣n ǵ nữa hết khởi đầu là thơ. Một xóa bỏ tận cùng. Từ xóa bỏ chính nó. Tôi xóa bỏ xong tôi. Không c̣n ǵ nữa hết. Tôi thơ. (Bờ Cơi Khởi Đầu- trong TTHTNMĐ)

    Ngủ yên đi nhé, thơ.

    Trần Mộng Tú
    Tháng 1/2013

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Văn Cao: một thiên tài bị lưu đày
    Trần Mạnh Hảo (Danlambao)
    -




    Âm nhạc sang trọng bậc nhất nước Việt của ông c̣n sống măi. Những bài hát rất hay, rất quư phái cao sang đầy chất thánh ca của ông vẫn hằng tụng ca con người, tụng ca Cái Đẹp, như một cứu cánh góp phần cứu chuộc dân tộc ta, đất nước ta đang có cơ bị diệt vong bởi chính sự băng hoại của những tà thuyết phi nhân. Xin được gọi ông bằng tên gọi thường nhật tŕu mến nhất mà thế hệ đi sau ông vẫn hằng được gọi thầm tên ông: ANH VĂN; như ngày xưa thi thoảng được hầu rượu ông nơi quán rượu gần rạp xiếc. Vâng, anh Văn suốt một đời sống chết cũng chỉ v́ hai chữ Nhân Văn thiêng liêng, cao cả này mà thôi...

    *

    “Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cơi con người. Anh cứ bay và tôi cứ ch́m khuất. Bay và ch́m trong những thân phận riêng tư...” - Trịnh Công Sơn.

    Năm 2013 này là năm kỷ niệm 90 năm ngày sinh của thiên tài văn nghệ Văn Cao - người đă tự lưu đầy ḿnh vào vĩnh cửu bằng ba tài năng lớn: hội họa, thi ca và âm nhạc. Văn Cao nhà cải cách tiền phong cả ba nghệ thuật: hội họa, âm nhạc và thi ca. Bài này chỉ nói về kiếp nhạc của Văn Cao.

    Không đợi khi xuân đến, tết về như dịp này, chúng tôi mới nghe lại bản nhạc bất hủ: “Mùa xuân đầu tiên” Văn Cao khởi viết cuối tháng 12-1975, hoàn thành trong dịp tết Bính Th́n năm 1976.



    Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, ḥa trộn nước với lửa: vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít, bơ vơ nhiều...

    Hầu như tất cả các trạng thái t́nh cảm trái ngược nhau của con người đều có trong bản nhạc kỳ lạ này: ai vui hát lên th́ nghe vui, ai buồn hát lên thấy buồn năo ruột, ai đau khổ hát lên thấy một trời đau khổ, ai sầu thảm hát lên thấy cả một thế giới sầu thảm đang đồng cảm cùng ḿnh…

    Nghe đi nghe lại bản nhạc này, ta thấy xuất hiện trong tâm trí ḿnh rất nhiều tâm trạng không thể dùng ngôn ngữ diễn đạt. Nếu bạn đă hoặc đang đi qua bể khổ trần gian, nghe bản nhạc “ Mùa xuân đầu tiên” bạn sẽ cảm thương, nhờ nước mắt diễn đạt nỗi ḷng ḿnh.

    Riêng lời bài hát đă là một bài thơ hay:

    “Rồi dặt d́u mùa xuân theo én về
    Mùa b́nh thường mùa vui nay đă về
    mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
    Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
    một trưa nắng cho bao tâm hồn.
    Rồi dặt d́u mùa xuân theo én về
    Người mẹ nh́n đàn con nay đă về
    Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
    Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
    Niềm vui phút giây như đang long lanh.
    ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
    ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
    Từ đây người biết quê người
    Từ đây người biết thương người
    Từ đây người biết yêu người.
    Giờ dặt d́u mùa xuân theo én về
    Mùa b́nh thường, mùa vui nay đă về.
    Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
    với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
    một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.”

    Rất nhiều chim én, nhiều nắng gió, có nước mắt vui gặp gỡ của đàn con nay đă về, có cuộc đời êm ấm... nhưng sao h́nh ảnh “khói bay trên sông, gà đang gáy trưa trên sông” lặp lại hai lần làm không gian của “Mùa xuân đầu tiên” xa xôi, bơ thờ thế, xao xác thế, hoang vắng thế, hiu quạnh thế, đơn độc có phần cô đơn thế? Chợt nhớ nỗi buồn thiếu quê hương của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu xưa, cũng một tiếng gà trưa Văn Cao nay, một khói sóng trên sông xa Văn Cao nay, u hoài khôn xiết: “một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông”:

    Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
    (Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
    Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn ḷng người!)

    Chợt nhớ Lưu Trọng Lư “thời con nai vàng ngơ ngác” với câu thơ tiền chiến xưa sao rất đồng cảm với nỗi vui năo nùng Văn Cao nay: “Tiếng gà trưa xao xác năo nùng”.

    Bài hát như một điệu valse bằng nước mắt; sự thướt tha, quư phái của một giai điệu bi thương; sự sang trọng của ngậm ngùi, day dứt; sự lăng mạn của một phiêu linh, xô dạt; sự mê đắm của một vu vơ; sự đoan trang của cái đẹp lỡ th́; sự liêu trai của ngơ ngác, đ́u hiu; sự dịu dàng của nỗi thương đau, xót nhớ...

    Chừng như đă mấy chục năm chiến tranh liên miên chưa từng có xuân về? Chừng như gần hết cả đời người bận chuyện đấu tranh giai cấp giành giật miếng ăn chưa từng thấy chim én báo xuân? Chừng như đă rất lâu rồi sự căm thù trùm lên xă hội không c̣n ai biết thương người? Chừng như đă lâu lắm rồi ta tha hương trên chính quê hương ḿnh? Chừng như suốt mấy cuộc chém giết kinh hoàng mạo danh cách mạng, không c̣n ai biết yêu con người? Chừng như mấy mươi năm rồi con người đă quên ḿnh c̣n nước mắt? Chừng như lâu rồi tâm hồn người không được sưởi nắng mùa xuân?

    Và chừng như lâu lắm rồi Văn Cao quên không c̣n nhớ ḿnh từng là nhạc sĩ lăng mạn đă có cả chục ca khúc vào hàng kiệt tác? Chừng như cây đàn piano cũ kỹ do Hội nhạc sĩ Việt Nam cho Văn Cao thuê mỗi tháng 07 đồng, (thuê căn gác chật hẹp cũ kỹ 108 Yết Kiêu 15 đồng) đă bị thời gian phủ bụi đầy rêu mốc? Chừng như đôi tai Văn Cao đă bị súng đạn thời cuộc, sự ḥ hét xướng ca ḥ vè phục vụ chính trị một thời làm ù đặc, khi tất cả các kiệt tác âm nhạc của ông đều bị chế độ Việt Nam dân chủ cộng ḥa (Miền Bắc) cấm hát, trừ bài quốc ca (kể cả thơ Văn Cao cũng bị cấm)?

    Và chừng như toàn bộ vết thương cuộc đời Văn Cao, vết thương cuộc đời dân tộc, bỗng mượn ngón tay ông mà nhỏ xuống cây đàn piano những giọt nước mắt giai điệu, khiến những vết thương chợt mở miệng ca hát: “Mùa xuân đầu tiên”

    Chừng như nỗi niềm ngày 30 tháng tư năm 1975: “có một triệu người Việt Nam vui th́ cũng có một triệu người Việt Nam buồn” (lời ông cựu thủ tướng Vơ Văn Kiệt) đă hiện ra nơi bài hát: “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao? Trong bài hát ấy, kỳ lạ thay, tôi nghe có một nửa nước vui thắng trận trào nước mắt và một nửa nước buồn thua trận cũng trào nước mắt, chợt ôm chầm lấy nhau mà quằn quại, mà dằn vặt giằng xé nhau, cười khóc mếu máo bầm dập nhau, nên vui ấy sao buồn hiu hắt thế, lênh đênh phiêu bạt thế, nức nở nghẹn ngào thế?

    Có lẽ, chính v́ những điều trên mà kiệt tác “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao sau khi được báo “Sài G̣n giải phóng” in trước tết Bính Th́n: 01-01-1976, được hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam mấy lần liền bị cấm suốt 24 năm (1976-2000). Sinh thời, Văn Cao không được nghe, được nh́n thấy đứa con tinh thần lớn lao này của ḿnh được tŕnh diễn. Sau khi ông mất (1995) 05 năm, “Mùa xuân đầu tiên” mới ra khỏi nhà tù kiểm duyệt của chế độ.

    Xin quư bạn đọc hăy nghe nhà thơ, họa sĩ Văn Thao, con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao kể sơ qua về sự ra đời của bài hát này:

    “Sau khi bài "Tiến về Hà Nội" ra đời cuối năm 1949, bố bị đưa ra kiểm điểm và bị phê phán khắp nơi. Từ đó bố đă thề, sẽ không sáng tác ca khúc chính trị nữa... Nhưng rồi những năm tháng sau này đôi lúc hứng khởi bố vẫn sáng tác. Vẫn biết có sáng tác ra cũng chẳng được dàn dựng...

    Tôi c̣n lưu giữ được một số tác phẩm của ông sáng tác sau này nên tôi hiểu những điều ông nói. Giá như ông không bị rơi vào cái nạn “Nhân văn” và bị “vô hiệu hoá” mất 30 năm th́ tôi chắc rằng ông sẽ c̣n sáng tác được thêm nhiều tác phẩm cho nền âm nhạc Việt Nam.

    Những ngày tháng sau đó, căn gác nhỏ nhà Văn Cao không lúc nào ngớt khách. Những khuôn mặt bừng sáng. Những nụ cười rạng rỡ. Những giọt nước mắt sung sướng bên những ly rượu tràn đầy và có cả những khuôn mặt, một thời không dám bước chân đến căn gác nhỏ này v́ sợ “bị vỗ vai”.

    Văn Cao đă sáng tác xong ca khúc MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN vào đúng dịp tết Bính Th́n.”

    (trích bài “Văn Cao với ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Thao in trên “Tạp chí Sông Hương” số 179-180)
    http://tapchisonghuong.com.vn/tap-ch...-dau-tien.html

    Văn Thao tiết lộ tiếp rằng, bài hát bị cấm ở Việt Nam nhưng bên nước Liên Xô người ta lại dịch sang tiếng Nga, phát trên Đài phát thanh Matxcova:

    “Nhưng cũng thật bất ngờ (không hiểu bằng con đường nào), trong cái năm 1976 ấy MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN đă được in ở nước Nga và được Liên Xô trả nhuận bút cho tác giả 100 Rúp. Văn Cao phải viết giấy uỷ quyền qua sứ quán để con gái ông đang học bên đó lĩnh hộ. Ông bảo con gái: “Con cứ lấy mà tiêu, ở nước ḿnh bao lâu nay bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu.””
    http://tapchisonghuong.com.vn/tap-ch...-dau-tien.html

    Qua tiết lộ trên của anh Văn Thao, con trưởng nhạc sĩ th́ nhà ông Văn Cao trên căn gác nhỏ 108 Yết Kiêu suốt một thời luôn luôn có công an ngầm canh gác, ai đến đều “bị vỗ vai” hỏi tên tuổi, xem đến nhà tên phản động “Nhân Văn” làm ǵ? Người viết bài này sau năm 1975 có lần đến thăm nhạc sĩ Văn Cao để cho ông mượn cuốn tiểu thuyết vĩ đại: “Giờ thứ 25” của văn hào Romania Constantin Virgil Gheorghiu (1916-1992) mang ra từ Sài G̣n như đă hứa, cũng đă từng bị công an mật “vỗ vai” hỏi đi đâu? Bèn bảo: đi phỏng vấn tác giả “Quốc ca” viết bài in báo cũng bị cấm à? Người “vỗ vai” hất đầu cộc lộc: “Vào đi”.

    Người ta đă cầm giữ Văn Cao như một tù nhân lương tâm bị giam lỏng, một thứ nhà tù tại chỗ, nhà tù nhân dân kiểu xă hội chủ nghĩa. Rằng Văn Cao bị vô hiệu hóa suốt 30 năm v́ tội Nhân Văn - Giai Phẩm. Rằng suốt 30 năm ấy, nhạc sĩ Văn Cao sống rất nghèo khổ, “bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu”.

    Chúng ta lại được nghe người con trai thứ của nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Nghiêm Bằng kể sơ qua về sự ra đời của “Mùa xuân đầu tiên”:

    “Đó là một đêm vào giữa tháng 12-1975. Chúng tôi đang sống với cha mẹ trong ngôi nhà số 108 Yết Kiêu. Mùa đông Hà Nội rét tê tái. Cha tôi đă từ lâu rồi không đàn. Vậy mà trong đêm ấy, tôi nghe có tiếng chân nhè nhẹ lần từng bước từ pḥng trong ra gần chiếc đàn piano - đối diện với chiếc đivăng tôi đang ngủ.

    Một giai điệu khe khẽ vang lên, nó được đàn bởi một bàn tay phải. Cũng phải nói thêm là cha tôi đă đàn trên chiếc đàn vốn được Hội Nhạc sĩ VN cho thuê lại với giá 7 đồng rưỡi một tháng (lương tôi hồi đó là 63 đồng, c̣n tiền thuê nhà là 15 đồng); từ ngày kỷ niệm 30 năm Tiến quân ca (1974), chiếc đàn mới được tặng hẳn cho cha tôi th́ cha lại rất ít có dịp dùng đến.

    Bài hát đă được báo Sài G̣n Giải Phóng số năm mới 1-1-1976 in trang trọng ở b́a 4 và thu thanh ngay sau đó, được phát trên sóng Đài Tiếng nói VN, nếu tôi không nhầm th́ do ca sĩ Trần Khánh và đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói VN tŕnh bày. Bài hát được phát khoảng mươi lần trong chừng một tháng (hồi ấy ca khúc được truyền bá chủ yếu qua sóng phát thanh), rồi không hiểu sao lặng lẽ ch́m đi, như thể bị quên lăng.

    Như mọi lần, trong suốt mấy chục năm, cha không tỏ ra bực bội ǵ, chỉ hơi buồn thôi. Cha tôi nói chắc chắn bài hát sẽ có ngày được hát lại và mọi người sẽ yêu nó. Và như mọi lần, cha tôi lại đúng. Chỉ có điều lúc đó cha tôi không c̣n nữa. Khi bài hát lần đầu tiên được phát trên sóng truyền h́nh Việt Nam năm 2000, cha tôi đă mất được năm năm.”

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 21-07-2011, 09:47 AM
  2. Replies: 14
    Last Post: 13-07-2011, 06:23 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 24-01-2011, 05:43 PM
  4. Phải Phá Bỏ Cái Ṿng Lẩn Quẩn!
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 20-12-2010, 10:40 AM
  5. Replies: 6
    Last Post: 11-12-2010, 05:34 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •