Results 1 to 2 of 2

Thread: Đọc để biết những tội lỗi luồn sâu vào ḷng đất Việt của tập đoàn máu ba đ́nh - LTC

  1. #1
    Member
    Join Date
    31-03-2011
    Location
    http://letungchau.blogspot.com/
    Posts
    140

    Đọc để biết những tội lỗi luồn sâu vào ḷng đất Việt của tập đoàn máu ba đ́nh - LTC

    LTC: Tôi đặt lại tựa: "Đọc để biết những tội lỗi luồn sâu vào ḷng đất Việt của tập đoàn máu ba đ́nh" từ bài của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, đăng trên trang viet-studies của GS Trần Hữu Dũng...cho đúng với thực chất của bài viết này.
    Chỉ là "thư" viết cho Đặng Hùng Vơ nhưng qua đó, người đọc sẽ thấy một tội ác kinh tởm thấp hèn có tổ chức và hệ thống của tà quyền ba đ́nh Việt cộng hiện nay...đă kéo dài đằng đẵng 3, 4 chục năm qua ở Việt Nam.
    Cũng nên biết, nhà văn Vũ Ngọc Tiến sinh ra và lớn lên dưới chế độ cộng sản miền bắc. Ông từng đi lính cho Hanoi. Từng viết văn ở miền Bắc 1966 nhưng 1969 th́ bỏ bút. Sau 1993, ông viết lại. Tác phẩm nhiều người biết là "Rồng Đá" (truyện ngắn), ĐIỀU TRA ĐỜI SỐNG CƯ DÂN ĐÔ THỊ BẮC VIỆT giai đoạn 1954-1975. Tuyển Tập Truyện Ngắn với tựa: Rồng Đá" là do Vũ Ngọc Tiến cùng với Lê Mai in chung (nxb Đà Nẵng 6/2008) đă bị tà quyền Hanoi thu hồi (2008) khi phát hành chưa lâu... đă làm dấy lên tiếng tăm cho nhà văn này và từ đó, tên ông cùng với "Rồng Đá" và các Phóng sự khác của ông được người đọc lùng t́m xem thử v́ sao bị Hanoi cấm?

    Là người rất cầu tiến và có chí học hỏi, ông đă là chuyên viên IT giỏi và có thời đă làm Thư Kư Ṭa Soạn cho tạp chí Thế Giới Vi Tính- PCWorld (Việt Nam).

    Vũ Ngọc Tiến có lối viết dấu ư và dùng ng̣i bút thay cho hành động cũng như tuyên ngôn của ḿnh với những ǵ mà ông nhận chân được về thực chất cuộc chiến quốc cộng, về quốc gia, cộng sản...sau khi Việt cộng chiếm miền Nam 1975. Những trang sách của Vũ Ngọc Tiến v́ thế, khiến người đọc thú vị v́ ẩn đàng sau những t́nh tiết của truyện hay những chi tiết của các Phóng sự điều tra, người viết đă nói rơ hết về cái tà cái ngụy của những kẻ dối trá và gian ác, và nói một cách hiền lành, nhân hậu.

    "Thư" dưới đây viết cho Đặng Hùng Vơ cũng không ngoài tập quán biểu tỏ đó của ông, mời bạn đọc theo dơi...


    --------------------------------------
    Thư ngỏ gửi anh Đặng Hùng Vơ

    Vũ Ngọc Tiến - Nguồn: viet-studies 14-5-2012

    Thưa anh,

    Lâu nay trong mắt tôi, anh là người trí thức có tâm, có tài và là một quan chức xông xáo, hiểu nghề, biết việc vào bậc nhất ở Bộ Tài Nguyên & Môi trường. Ngay sau sự kiện 24/4/2012, anh đăng đàn trả lời phỏng vấn, khẳng định việc cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang là đúng luật làm tôi sững sờ. Thế rồi gần đây công luận xôn xao rằng bản tường tŕnh 5 trang về việc giao đất cho dự án Ecopark của Bộ Tài nguyên & Môi trường tŕnh lên Chính phủ do chính tay anh kư khiến tôi thất vọng. Mà thôi, 2 việc đó đă có luật sư Trần Vũ Hải gửi thư công khai chất vấn và công luận đang chờ anh hồi đáp. Tôi viết thư này trao đổi với anh về một việc khác.

    Báo Tuổi Trẻ ra ngày 14/5/2012 đưa tin “Người dân Văn Giang khởi kiện Chủ tịch huyện.” (Bài đă bị rút xuống trưa nay).
    Theo tường thuật của các phóng viên Hoàng Hiệp & Minh Quang th́ UBND xă Xuân Quan từ gần 20 năm qua đă giấu đi một diện tích đất canh tác là 158 mẫu, 8 sào, 9 miếng đất (tương đương 57 ha) để cho thuê lấy tiền làm quỹ đen, nhưng được sự bao che, dung túng của huyện, bất chấp khiếu kiện của nông dân, kết luận của Thanh tra tỉnh. Khi thu hồi đất giao cho dự án Ecopark, tiền đền bù cho diện tích đất này đă bị ỉm đi chia chác là sự thật ở Xuân Quan.
    Theo hiểu biết của tôi, hiện tượng trên ở xă Xuân Quan là phổ biến, diễn ra nhiều năm ở các xă thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
    Thế nên tôi rất bất ngờ khi báo Tuổi Trẻ trích lời của GS Đặng Hùng Vơ: “Đây là trường hợp đầu tiên mà tôi biết chuyện để diện tích đất nông nghiệp làm đất công ích vượt quá 5% tổng diện tích đất nông nghiệp. Luật đất đai năm 1993 và 2003 đều quy định địa phương không thể để vượt quá 5% diện tích đất nông nghiệp toàn xă làm đất công ích, làm nguồn thu cho ngân sách xă”.
    Anh Vơ nói không sai, nhưng tôi thất vọng ở chỗ đây là lần đầu tiên anh biết, chứng tỏ anh cũng như nhiều vị quan chức khác xa dân, xa rời thực tế đất đai ở nông thôn.

    Nhiều năm cộng tác với đài VTV đi làm phim tài liệu ở các tỉnh Thái B́nh, Nam Định, Hải Pḥng, Bắc Ninh… tôi đều được nghe dân kể về hiện tượng giấu diện tích đất nông nghiệp phát canh thu tô làm quỹ đen của chính quyền xă. Nguyên nhân là vào thời HTX cấp cao, theo sáng kiến của nhà bác học Lương Định Của nên khắp nơi trong đồng bằng Bắc Bộ có phong trào làm bờ vùng bờ thửa, chiếm một diện tích đất nội đồng khá lớn. Khi giải thể HTX, chia ruộng cho nông dân người ta xén nhỏ các bờ vùng bờ thửa dẫn đến diện tích canh tác dôi dư so với sổ sách cũ. V́ thế, ở rất nhiều địa phương, ngoài 5% diện tích đưa vào đất công ích theo Luật đất đai năm 1993 và 2003 th́ diện tích dôi dư vừa nêu kia người ta cũng giấu nhẹm làm quỹ đen cho xă, có nơi chiếm trên 10% tổng diện tích.

    Gần đây nhất, trước khi bắt tay viết loạt bài về tam nông trên báo Văn Nghệ Trẻ (2008), tôi đă về Bắc Ninh khảo sát hai xă Phù Chẩn và Đ́nh Tổ, cũng phát hiện thấy hiện tượng giấu đất làm quỹ đen. Xin trích 1 đoạn trong bài viết về tam nông ở Đ́nh Tổ:

    “Hiện trong thôn có hơn 10 nhà nuôi ḅ sữa, tổng cộng 40 con, số con vắt được sữa đạt sản lượng trên 200 lít/ngày. Với sản lượng này họ không đủ thành lập bồn chứa v́ sữa không đủ ngập cánh khuấy nên mỗi lít sản phẩm bị mất đi 400 đồng cho người thu gom và chủ bồn ở Dốc Lời cách đó 10 Km.
    Tôi hỏi: “Nuôi ḅ sữa lăi thế sao đàn ḅ không phát triển lên 120 con để lập bồn chứa?”
    Ông đáp: “Ḅ sữa mỗi con cần 80 kg cỏ/ngày và cứ 1 lít sữa cần cho ḅ ăn thêm 3 lạng thức ăn công nghiệp. Cái khó ở đây là 1,5 sào trồng cỏ mới đủ nuôi 1 con ḅ sữa. Muốn tăng trưởng đàn ḅ th́ phải dồn điền đổi thửa cho các hộ nuôi ḅ tập trung lại thành đồng cỏ lớn.”
    Tôi lại hỏi: “Đảng và Nhà nước từ lâu đă có chủ trương dồn điền đổi thửa phù hợp với quy luật sản xuất hàng hóa cơ mà?”
    Ông cười nheo mắt nói hóm: “Ở đất này th́ c̣n lâu, bác nhà văn ạ! Người ta sợ nếu dồn điền đổi thửa phải đo lại ruộng sẽ ḷi ra vài chục thậm chí hàng trăm mẫu làm quỹ riêng cho các quan, vượt quá quy định 5%, dễ chừng đạt cỡ 20% chứ bỡn. Tế nhị lắm!”



    Thưa anh Đặng Hùng Vơ!

    Nhân báo Tuổi Trẻ vừa đưa tin “Nhân dân Văn Giang khởi kiện Chủ tịch huyện” có trích dẫn lời bàn của anh, tôi mạo muội viết thư bàn kỹ với anh về hiện tượng giấu diện tích đất làm quỹ đen không chỉ ở Xuân Quan mà phổ biến ở rất nhiều nơi.
    Điều này không thể xem nhẹ v́ hệ lụy của nó vô cùng đau xót.
    Thứ nhất, khi c̣n tại chức anh đă nhiều lần cổ động chủ trương dồn điền, đổi thửa ở nông thôn, xem đó như là một bước đi quan trọng của chính sách tam nông, nhưng các địa phương vẫn chây ĺ, ́ ạch bởi nếu làm sẽ lộ ra diện tích bấy lâu giấu nhẹm làm quỹ đen.
    Thứ hai, hễ nơi đâu có lệnh cưỡng chế thu hồi đất th́ các quan từ thôn, xă đến huyện đều hung hăng thực hiện bằng mọi thủ đoạn nhẫn tâm, độc ác với nông dân bởi ngoài khoản tiền lót tay hỗ trợ thu hồi đất của chủ đầu tư, c̣n một khoản lớn từ tiền đền bù hàng chục ha lâu nay họ giấu làm quỹ đen nay có cơ hội để chia chác. Thảm cảnh diễn ra ở Phù Chẩn năm 2008, ở Văn Giang- Hưng Yên, Vụ Bản- Nam Định vừa rồi chẳng đă là minh chứng cụ thể, phải không anh Vơ?...

    Muốn chống tham nhũng đất đai phải sửa Hiến pháp và Luật đất đai, nhưng trước mắt cần kiến nghị lên Quốc Hội và Bộ Tài nguyên môi trường tiến hành tổng kiểm tra quỹ đất công ích ở các địa phương. Nếu việc nhỏ và dễ làm ấy cũng không thực hiện nổi th́ an dân sao được, thưa anh!...

    Hà Nội 14/5/2012

    VNT

    Tác giả gửi cho viet-studies ngày 14-5-2012

    -

  2. #2
    Nỉwana
    Khách

    Chuyện xửa chuyện xưa

    chuyện này xưa như trái đất ai ai cũng biết ,cán bộ Việt cộng thằng nào cũng biết ,nhưng rồi th́ sao????ai đứng ra làm,tụi nó chia nhau ăn từ trên xuống dưới,lỡ có bể ra th́....huề cả làng......

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •