Page 2 of 29 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nh́n ra, tôi thấy dưới ánh sáng của đèn điện, một người lính cởi trần, mặc có chiếc quần đùi. Trên cổ lủng lẳng chiếc thẻ bài và một chiếc c̣i. V́ thời tiết lúc đó nóng, nên người lính vừa đi vừa huưt sáo, bộ điệu rất yêu đời. Tôi đoán, người lính đó có bổn phận gác chuồng cu, mới bỏ chuồng cu đi đâu đó, giờ quay trở về.

    Trong thoáng chốc, tôi không biết có nên bước ra nói rơ ư định của ḿnh với người lính hay tiếp tục ẩn ḿnh chờ lát nữa lấy xe đạp rồi đạp về Huế. Tôi chỉ nghe thấy Huế đẹp trong thơ văn, nay tôi muốn thấy Huế bằng mắt...

    Giữa lúc tôi đang lưỡng lự như vậy th́ người lính đă bước tới gần chiếc xe Jeep. Tôi biết anh chỉ cần đi vài bước nữa là tới chân cầu thang của chuồng cu, và khi đó, anh sẽ leo lên đó tiếp tục phiên gác của ḿnh. Đột nhiên, người lính gác dừng lại, ngó quanh. Thôi chết tôi rồi, người lính đă nh́n thấy ṿng dây kẽm gai bị kéo sang bên. Người lính đă phát hiện có người đi vô đồn... Làm thế nào bây giờ đây?...

    Đột nhiên ngay lúc đó, từ phía thị xă Quảng Trị có một chiếc xe tuần tiễu chạy tới, đèn pha chiếu sáng quắc. Ngay khi chạy tới gần đồn lính, xe quẹo cua về bên phải, nên ánh đèn pha của xa quét một ṿng từ trái sang phải. Cả sân đồn lính, bao gồm mọi vật, trong đó có tôi, bỗng dưng hiện rơ mồn mộn dưới ánh đèn pha.

    Tôi hoảng hốt nh́n về phía người lính. Trong thời gian không đầy một tích tắc đồng hồ, linh tính cho tôi biết, người lính đă nh́n thấy tôi, và người lính cũng biết, tôi đă nh́n thấy ảnh. Chắc chắn, h́nh ảnh của tôi đứng núp cạnh chiếc xe GMC không phải là h́nh ảnh thân thiện ǵ.

    Quư độc giả cứ tưởng tượng, lúc đó là nửa đêm của thời chiến, của một đêm mà các sư đoàn của VC đang dần dần bủa vây Quảng Trị, và thị xă Quảng Trị đang trong t́nh trạng thiết quân luật. Giữa sân đồn lính, có một người đầu đội nón sắt của lính VNCH, thân lại choàng một chiếc áo mưa màu đen của bộ đội, đang đứng im phăng phắc, mắt mở to thao láo, và đối diện trong khoảng cách khoảng 10 thước là người lính VNCH, cởi trần, trong tay không có một tấc sắt....


    V́ ánh đèn pha của chiếc xe tuần tiễu chỉ quét qua sân đồn khi quẹo cua, nên sau một hai giây đồng hồ, sân đồn trở lại t́nh trạng như cũ. Nghĩa là tôi lại ở trong bóng tối, c̣n người lính VNCH th́ vẫn đứng giữa vùng ánh sáng. Từ lúc người lính nh́n thấy tôi cho đến giờ, anh hoàn toàn bất động, đứng im ĺm bên cạnh chiếc xe Jeep. C̣n tôi lúc đó cũng im ĺm, không biết ḿnh phải nói ǵ, làm ǵ.

    Tất cả những chuyện quan trọng này đáng lẽ tôi phải lường trước và phải chuẩn bị, nhưng tôi đă không làm.


    Giữa lúc im lặng căng thẳng và bối rối như vậy, tôi nghe người lính hỏi:

    - Ai?

    Theo phản xạ tự nhiên, tôi trả lời:

    - Tôi!

    Trả lời xong, tôi biết, câu trả lời của tôi rất tối nghĩa. Tôi định cất tiếng nói nhưng lúng túng không biết nói ǵ. Ngay khi đó, tôi thấy người lính vẫn nh́n về phía tôi, nhưng tay trái của anh đang từ từ tḥ vào trong chiếc xe Jeep. Tôi biết ngay, người lính đang tḥ tay lấy khẩu AR-15 gác trên vôlăng xe. V́ vậy tôi vội nói ngay:

    - Ông không cần phải dùng đến súng đâu!

    Lập tức, tôi thấy người lính rụt ngay tay lại, rồi đứng yên, bất động. Thấy người lính như vậy, tôi hiểu ngay, anh đă hiểu sai ư của tôi. Câu nói của tôi lúc đó chỉ có ư, tôi về đây với thiện chí của một người bộ đội đi t́m tự do, chứ không hề có ác ư ǵ, nên anh đâu cần phải dùng đến súng. Nhưng trong cương vị người lính VNCH, khi nghe tôi nói như vậy, anh tưởng, tôi là người đă sẵn sàng súng ống, sẵn sàng nhả đạn và câu nói của tôi là một lời cảnh cáo...

    (Không biết, người lính VNCH tối hôm đó, giờ anh đang ở đâu? Nếu anh đọc được những ḍng chữ này, xin hăy liên lạc với tôi...)

    (C̣n tiếp...)

  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    V́ lúc đó, tôi vẫn c̣n đứng trong bóng tối, c̣n anh lính VNCH th́ đứng dưới ánh sáng đèn điện, nên tôi nh́n thấy anh rơ mồn một, c̣n anh, nếu có nh́n thấy tôi th́ cũng chỉ thấy một bóng đen mờ mờ mà thôi. Chính trong hoàn cảnh đó, nên câu nói tối nghĩa của tôi, "Ông không cần phải dùng đến súng đâu!" càng khiến cho bầu không khí thêm căng thẳng. Nhận ra sự nguy hiểm của câu nói tối nghĩa, tôi vội vàng nói thêm:

    - Tôi về đây là để đầu hàng các ông... Tôi không có ác ư ǵ cả... Tôi đi t́m tự do mà ông...

    Tôi nói lắp bắp liền một hơi mấy câu v́ nói xong câu trước, tôi vẫn thấy không rơ nghĩa nên phải nói thêm câu sau. Nói xong cả ba câu, tôi thấy vẫn chưa đủ, mà cần phải làm một hành động ǵ cụ thể và rơ ràng để thể hiện thiện chí của ḿnh hơn.

    Nghĩ tới đó, tôi vội vàng bước ngay ra vùng ánh sáng đèn điện, hai tay dơ cao lên khỏi đầu...

    Thấy tôi như vậy, người lính có lẽ đă hiểu rơ phần nào ư định của tôi, nhưng chắc chắn anh chưa thể nào tin tưởng ngay những lời tôi nói... Lập tức, anh đưa ngay tay vô trong chiếc xe Jeep, lôi khẩu AR-15 ra khỏi xe, lên đạn, chĩa ṇng súng về phía tôi, rồi đưa ngay chiếc c̣i đeo ở cổ lên miệng thổi liền mấy hồi c̣i ṛn ră...

    Nh́n ṇng khẩu súng AR-15 chĩa về phía ḿnh trong khoảng cách không đầy 5 thước, tôi rùng ḿnh sợ cứng cả người. Tôi hiểu, lúc đó, nếu tôi sơ sểnh có bất cứ hành động ǵ, khiến anh lính VNCH hiểu lầm, lập tức tôi sẽ ăn đạn.

    V́ vậy, tôi đứng yên bất động, hai tay dơ cao khỏi đầu, miệng lắp bắp mà không biết ḿnh nói ǵ... Tôi biết rằng, lúc đó, tôi càng tỏ ra sợ hăi, nhút nhát bao nhiêu th́ cơ hội sống sót của tôi càng lớn.

    Sau khi thổi mấy hồi c̣i, người lính VNCH liền chĩa ṇng súng AR-15 lên trời và bóp c̣... Những tiếng nổ chát chúa vang lên từng tràng, phá tan sự yên tĩnh của đêm tối.

    Lập tức, từ trong căn nhà, mấy chục người lính chạy ra, có người cầm súng, có người không, có người đeo trên vai lủng lẳng những băng đạn,... nhưng hầu hết đều cởi trần.

    Tất cả đều vây tṛn quanh tôi và anh lính gác... Tiếng huyên náo nổi lên, đủ các câu hỏi, tiếng ḥ hét, mà tôi th́ quá hoảng hốt, nên chẳng nhớ được ǵ. Nhất là từ ngày đó cho đến nay, cuộc đời tôi liên tục trải qua những biến động kinh hoàng có, đau khổ có, yêu thương hạnh phúc cũng có, mà cái nào cũng lớn lao, sâu đậm, nên đến giờ phút này, ngồi viết lại, tôi chẳng c̣n nhớ được nhiều... ngoài những chi tiết quan trọng, tạo nên những bước ngoặt lớn lao của cuộc đời tôi.

    Đầu tiên là những câu hỏi gay gắt, nghiêm khắc, và có cả những câu hỏi doạ nạt, đến từ đằng trước, đằng sau, bê trái, bên phải... mà tôi nhớ đại khái như thế này.

    - Anh là ai?

    - Tôi là bộ đội.

    - Anh vô đồn này lúc nào?

    - Tôi vô lúc năy.

    - Lúc năy là lúc nào?

    - Tôi không nhớ là lúc nào.

    - Anh vô đă lâu chưa?

    - Khoảng 15, 20 phút.

    - Ngoài anh, c̣n những ai nữa?

    - Chỉ có ḿnh tôi thôi.

    - Anh phải nói thật. Chúng tôi sẽ ra lệnh bao vây và kiểm soát toàn bộ khu vực này ngay bây giờ. Nếu phát hiện ra một người bộ đội thứ hai, là anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Anh rơ chưa?

    - Thưa, tôi rơ!

    - Có đúng là anh vô đây chỉ có một ḿnh không?

    - Đúng, tôi vô đây chỉ có một ḿnh!

    - Anh bảo đảm không?

    - Tôi "đảm bảo"!

    - Anh vô đây làm ǵ?

    -Tôi vô đây để đầu hàng các ông. Tôi muốn t́m tự do...

    C̣n tiếp...

  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    - Nếu vậy anh là hàng binh. Anh phải khai đúng sự thật, th́ anh sẽ được đối xử tử tế như một hàng binh. Anh hiểu chưa?

    - Tôi hiểu. Tôi cảm ơn các ông.

    Ngay lúc đó, tôi thấy có một người lính VNCH lớn tuổi, khoảng gần 50. Trong khi những người lính đều cởi trần th́ ông mặc quần áo đàng hoàng. Nét mặt của ông có vẻ khắc khổ, nhưng phúc hậu.

    Ông quay ra phía mấy người lính nói ǵ không rơ, một hồi... Sau đó, tôi thấy mấy người lính đứng quanh tôi tản mát, người đi vô nhà, người đi lên, kẻ đi xuống.

    Riêng người lính già bước lại phía tôi, nhấc chiếc mũ sắt ra khỏi đầu và nh́n tôi cười. Nụ cười của ông thật chân thật và thân mật vô cùng. Tôi xúc động nh́n ông, không nói nên lời.

    Sau những phút căng thẳng về trí tuệ và thân xác, được trông thấy nụ cười của của ông, và cặp mắt ông nheo nheo, lấp lánh dưới ánh đèn điện, tôi thở phào một tiếng và nhủ ḷng: "Vậy là ḿnh thoát chết!"

    Người lính già cất tiếng, giọng Nam, ấm áp và chân t́nh:

    - Chiếc mũ sắt này nặng lắm. Bỏ ra cho đỡ nặng. Bây giờ chú em theo qua lại đây.

    Tôi ngoan ngoăn đi theo ông. Chung quanh vẫn c̣n những người lính và những cặp mắt ṭ ṃ nh́n theo tôi. Chỉ một chiếc ghế đẩu ngay gần cửa, người lính già bảo tôi ngồi. Tôi vừa ngồi xuống, th́ người lính già cúi xuống, ghé sát mặt tôi, rồi nói vừa đủ để tôi nghe:

    - Qua trông chú em là qua biết chú em thiệt thà. Qua dặn chú em điều này, chú em phải nhớ kỹ và làm đúng như lời qua dặn nghe. Được vậy th́ chú em đỡ khổ nhiều lắm...

    Nghe vậy, tôi hơi lo lo, nên chỉ biết gật đầu nhẹ, mà không nói thành tiếng. Nh́n ra chung quanh, tôi vẫn thấy có những người lính VNCH đang nh́n tôi. Trong ánh mắt của họ, tôi thấy có sự ṭ ṃ, nỗi thương hại, và có cả sự tinh nghịch, thích thú trong đó...

    Tiếng người lính già lại cất lên:

    - Từ rày trở đi, có ai hỏi chú em về làm ǵ, th́ chú em trả lời tôi về "chiêu hồi" nghe chưa. Chú đừng nói chú về đầu hàng. V́ nói vậy, là qua sẽ phải coi chú là hàng binh, là phải nhốt tù chú. Rồi sau này hết chiến tranh là qua sẽ phải trả chú về bển cho VC đó.

    Nghe người lính già nói vậy, tôi giật ḿnh, và tỉnh người ngay. Thực ra, từ khi đặt chân đến lănh thổ Miền Nam, hành quân xuống vùng Nam Lào ngay sau khi trận Lam Sơn 719 kết thúc, tôi đă từng nhặt được những tờ truyền đơn do phi cơ thả khắp trong rừng. Nội dung của những tờ truyền đơn đó là kêu gọi cán binh, bộ đội VC ra "hồi chánh", "trở về với chính nghĩa quốc gia".







    Mỗi tờ truyền đơn là một giấy thông hành, trong đó chỉ rơ, bộ đội, cán binh VC cầm tờ giấy đó tŕnh với bất cứ cơ quan công quyền hay đơn vị QLVNCH nào, lập tức sẽ được đối xử tử tế...

    Tuy được đọc những tờ truyền đơn đó, nhưng tôi không bao giờ cất giữ, v́ làm vậy sẽ rất nguy hiểm... Bây giờ nghe người lính già nói vậy, tôi xúc động và mừng quá, vội trả lời:

    - Con cảm ơn "qua". Con nhớ rồi. Từ giờ trở đi ai hỏi con về làm ǵ, con sẽ trả lời con về "chiêu hồi"...

    Thú thực với quư độc giả, ngay từ giờ phút đó trở đi, hai chữ "hồi chánh" đối với tôi rất thân thương và là niềm tự hào.

    Sau này, được hội nhập với đời sống của Miền Nam, được đi đây đó, học hành, làm việc, bất cứ ở đâu, gặp bất cứ ai hỏi, tôi đều tự hào nói, tôi là một "hồi chánh viên".

    Cũng giống như sau này, khi trở thành một người Việt tỵ nạn, tôi cũng rất tự hào với hai chữ "tỵ nạn chính trị". Những khi đi làm hăng xưởng, tṛ chuyện với người Úc, tôi bao giờ cũng dơng dạc và tự hào nói "I'm a political refugee".

    C̣n tiếp...

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trong thời gian về Trung Tâm Chiêu Hồi Thị Nghè, tham dự khoá giảng huấn do Bộ Chiêu Hồi tổ chức, tôi nhớ có một anh bạn, người Hà Nội, cũng chiêu hồi, đă đứng lên thắc mắc về chữ "hồi chánh".

    Theo anh, chữ "hồi chánh" chỉ dành cho người đă đi theo tà phái rồi biết đường ăn năn, hối cải, quay trở về nẻo chánh th́ mới gọi là hồi chánh. Nghe anh bạn nói, tôi thấy cũng có lư. Bản thân tôi từ khi c̣n bé đă không ưa ǵ cộng sản.

    Tôi không hề bao giờ có ư "phấn đấu" để được vô đoàn thiếu nhi, đoàn thanh niên.

    Cả cuộc đời tôi luôn luôn tránh xa những ai là đảng viên cộng sản. Tôi luôn luôn cho rằng, bất cứ ai đă là đảng viên cộng sản th́ thể nào cũng biến chất và không bao giờ là một con người có ḷng nhân ái, biết trọng lễ nghĩa, biết yêu thương nhau một cách chân thành.

    Được chuyển về Trung tâm chiêu hồi Thị Nghè, tôi thấy có rất nhiều chuyện vui mừng, hạnh phúc và nhiều điều lạ lùng. Giống như một anh Mán từ núi xuống đồng bằng, một thằng ngố từ rừng vô thành phố, tôi ngỡ ngàng trước cả một thế giới đầy mới lạ, một cuộc sống náo nức, nhộn nhịp vô cùng. Điều tôi thấy lạ lùng nhất là sự canh pḥng hết sức chểnh mảng đối với tất cả mọi hồi chánh viên.

    Tôi không biết, trong số những hồi chánh viên t́m tự do (bộ đội Miền Bắc), cũng như những hồi chánh viên trở lại với chánh nghĩa quốc gia (bộ đội, du kích Miền Nam), có ai là hồi chánh giả khiến chính phủ VNCH phải đề pḥng hay không, nhưng tôi thấy, ít nhất là bề ngoài, quân cán chính của chính phủ VNCH làm việc tại Trung tâm, không hề có bất cứ sự nghi ngờ ǵ đối với bất cứ hồi chánh viên nào.


    Tại Trung Tâm thời đó cũng có hàng rào bao bọ chung quanh. Cổng ra vô luôn luôn có lính gác. Cả Trung Tâm có một trung đội lính thay phiên nhau bảo vệ an ninh, nhưng tất cả mọi hồi chánh viên đều được ra vô tự do, ai muốn đi đâu th́ đi, và đi bao lâu rồi về cũng được. Thậm chí, có nhiều người vào dịp cuối tuần đi luôn mấy đêm rồi về cũng không thấy ai trong ban Giám Đốc Trung tâm chất vấn, hỏi han, hay thắc mắc ǵ.

    Đối với anh em hồi chánh viên Miền Nam, thường họ có thân nhân họ hàng tại Sàig̣n, hay tỉnh lẻ, nên họ hay đi ra ngoài. Riêng chúng tôi, những hồi chánh viên Miền Bắc, th́ lại rất ngại đi ra ngoài. Phần không biết đường xá, lại không quen phong tục, tập quán của Miền Nam, phần sợ cộng sản trả thù, nên chúng tôi chỉ tụ tập chơi bài, đọc sách hoặc xem TV trong một quán ăn nhỏ nằm cạnh thư viện của Trung tâm.


    Trung tâm chiêu hồi Thị Nghè nằm ngay cạnh sông Sàig̣n. Bên kia sông là sở thú, nên ngày ngày, trông sang sở thú, chúng tôi thấy không biết bao nhiêu trai thanh gái lịch đi lại tha thướt. Cuộc sống thật vô cùng êm đềm và hạnh phúc. Thấy như vậy, chúng tôi lại càng thương xót cho những người dân khốn khổ ở Miền Bắc, đă sống vật lộn từng ngày từng giờ, lại đói khát, thiếu thốn trăm bề, hạnh phúc gia đ́nh chẳng có, lại phải luôn luôn giả dối đối từ người ngoài, đến người trong nhà, thậm chí giả dối với ngay cả bản thân.


    Một trong những h́nh ảnh tạo cho chúng tôi nhiều xao xuyến, thao thức nhất khi mới đặt chân lên mảnh đất Miền Nam là h́nh ảnh tà áo dài trắng của nữ sinh Miền Nam.

    Sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, chúng tôi chỉ nghe, chỉ đọc và chỉ thấy những tà áo dài trong sách vở, tranh ảnh, th́ làm sao hiểu được "tà áo dài đẹp nhờ nó có gió". C̣n ở ngoài đời th́ cả năm, may mắn trong ngày tết, ngày lễ, chúng tôi mới có dịp trông thấy tà áo dài.... loại áo tứ thân của mấy bà già, cùng với chiếc ruột tượng quấn ngang thắt lưng. Những chiếc áo dài đó, không nói quư vị cũng đủ hiểu, là những chiếc áo vá chằng và đụp, đủ màu sắc khác nhau. Ngay cả cả những chiếc áo dài lành lặn, th́ màu sắc héo úa, cùng tà áo nhăn nhúm, không một lần được giặt ủi, dù có "quấn quít" theo bước chân của những bà già, th́ làm sao có thể tạo cho chúng tôi được những rung động chân thành, những thao thức trăn trở như những tà áo dài trắng....


    Tôi không biết có lẩn thẩn hay đần độn ǵ không, nhưng kể từ khi đặt chân vô Miền Nam, nh́n thấy tà áo dài trắng của nữ sinh Miền Nam, tôi dám chắc một điều, suốt 20 năm ở Miền Bắc, tôi chưa bao giờ được nh́n thấy tà áo dài trắng.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 24-05-2012 at 03:31 AM.

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngay bên hông Trung tâm chiêu hồi Thị Nghè lúc đó có một dẫy phố nho nhỏ. Cứ mỗi buổi sáng, chúng tôi đứng trong sân, chiêm ngưỡng những cô nữ sinh Miền Nam e thẹn trong tà áo dài trắng, cắp cặp đi học, người đi bộ, người đi xe đạp, có người đi Honda... là chúng tôi đủ thấy hạnh phúc tuyệt vời.

    Ngày đó, tôi nhớ ḿnh đă ngoài 20 tuổi, đă hết ngây thơ, hết hồn nhiên của tuổi mộng mơ, vậy mà khi nh́n những cô nữ sinh mặc áo dài trắng đi học, tôi cứ ngây ngây ngô ngô nghĩ những cô nữ sinh đó không thể nào là "người trần gian".

    Tôi c̣n nhớ một kỷ niệm tuyệt vời về một tà áo dài trắng, trong những ngày tháng khi mới đặt chân lên vùng đất tự do. Khi tôi c̣n ở trong Phủ Đặc Ủy T́nh Báo Trung Ương, có một cô làm việc trong đó vốn là người Hà Nam, Phủ Lư, nên cô quen biết với gia đ́nh bà chị của tôi. Nhờ cô giúp đỡ, nên tôi đă nhanh chóng t́m gặp được tất cả 4 bà chị ở Miền Nam, trong đó có một bà ở Vơ Di Nguy, Phú Nhuận, hai bà ở Vũng Tàu, một bà ở Biên Ḥa.

    Mỗi tuần, vào chiều thứ sáu, hoặc chiều thứ bảy, tôi lại đi xe lam từ Thị Nghè về Vơ Di Nguy qua ngả Bà Chiểu để thăm bà chị. Trong một chuyến xe lam về Vơ Di Nguy thăm chị vào một buổi chiều thứ bảy, tôi được cái may mắn ngồi đối diện một cô nữ sinh mặc áo dài trắng... trên suốt chặng đường từ Thị Nghè đến Lăng Ông, Bà Chiểu.

    Trong chiếc xe lam chật chội, tối tăm vào buổi chiều hôm đó, nhờ tà áo dài trắng nên tôi thấy trong xe sáng hẳn lên. Tuy kỷ niệm chỉ đơn sơ và vỏn vẹn có bấy nhiêu thôi, nhưng chẳng hiểu sao suốt bao nhiêu năm trôi qua, trải qua bao nhiêu sóng gió, hiểm nguy sinh tử của một đời người, cho đến nay tôi vẫn nhớ đến h́nh ảnh tà áo dài trắng vào buổi chiều hôm đó trong những rung động thanh cao, tinh khiết...


    Thế mới biết, trong cuộc sống thường nhật của mỗi chúng ta, nhiều khi chỉ một nụ cười, một ánh mắt, một tà áo dài, một mái tóc, một bờ vai gầy hay có khi chỉ là một nhân dáng khi đứng, khi đi, khi ngồi,... cũng để lại cho ḷng ḿnh một niềm hạnh phúc măi măi ngân nga, để rồi kỷ niệm đó măi măi tươi trẻ xuyên suốt cùng năm tháng, bất kể thời gian, bất chấp không gian và sự ch́m nổi, sướng khổ của mỗi đời người...


    Nhưng kỷ niệm về tà áo trắng trên mảnh đất Miền Nam đối với tôi chẳng phải chỉ có bấy nhiêu. Sau này, được đọc những vần thơ trong bài thơ Áo Lụa Hà Đông của Nguyên Sa; Ngày Xưa Hoàng Thị của Phạm Thiên Thư; rồi được nghe những bài hát của Trịnh Công Sơn, của Phạm Duy,... tôi mới thấy chính cuộc sống tự do, giầu t́nh cảm, đậm đà văn hiến của người dân Miền Nam đă giúp cho ngôn ngữ Việt Nam, giá trị thẩm Mỹ của người Việt Nam, cùng tâm hồn của người Việt Nam vươn tới những chân trời mới, khiến cuộc sống của mỗi người trở nên hạnh phúc hơn, thi vị hơn, đáng sống hơn.


    Vào một buổi chiều, đang thơ thản chơi ở sân Trung tâm Chiêu hồi Thị Nghè, th́ anh Lộc, một người gốc Hà Nội, đă về chiêu hồi trước tôi mấy năm, đang làm thuyết tŕnh viên cho Bộ Chiêu Hồi, ghé chơi và giới thiệu tôi với ông Đại uư Hiệu, người phụ trách một số chương tŕnh phát thanh t́nh báo, địch vận của VNCH trong đó có đài Gươm Thiêng ở bên Cư Xá Thành Tín, ngay góc đường Hồng Thập Tự và Nguyễn Bỉnh Khiêm th́ phải. V́ đă lâu, nên tôi không c̣n nhớ chính xác. Nếu có sai sót, mong quư vị bỏ qua.



    Trong dịp tṛ chuyện với Đại uư Hiệu, ông yêu cầu tôi viết bài rồi chính tôi đọc bài ḿnh viết trên đài phát thanh. Tôi vui vẻ nhận lời, v́ trong thâm tâm, tôi muốn nói cho tất cả bạn bè, thân nhân của tôi ở Miền Bắc biết về bộ mặt thật của cộng sản, biết về sự thật đời sống sung túc, tự do hạnh phúc của người dân Miền Nam, biết họ đă bị cộng sản lừa bịp một cách trắng trợn.

    Thấy tôi vui vẻ nhận lời, ông Hiệu rất mừng. Ông cũng cho tôi biết, tốt nhất, khi viết bài, tôi nên dùng tên thật. Ông hỏi tôi có ngại ngùng ǵ khi dùng tên thật của ḿnh lúc viết bài, cũng như khi đọc bài trên đài phát thanh hay không. Tôi trả lời, tôi sẵn ḷng dùng tên thật, Nguyễn Hữu Chí, có vậy, bạn bè, thân nhân mới biết tôi là ai và như vậy, họ mới tin vào những điều tôi nói....

    (C̣n tiếp...)

  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngay khi được đặt chân lên Miền Nam Tự Do, cảm tưởng đầu tiên của tôi là Miền Nam nhất định sẽ thắng Miền Bắc. Nh́n vào sức mạnh quân sự của VNCH và những căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ để lại ở Đà Nẵng lúc đó, tôi tin tưởng mănh liệt, cộng sản Bắc Việt sẽ thảm bại.

    Nhưng trong những năm tiếp theo, tôi dần dần cảm thấy chính sự tự do của Miền Nam khiến cho sức chiến đấu chống cộng sản xâm lăng, của Miền Nam bị suy giảm. Quyền tự do cá nhân của người dân Miền Nam quá lớn so với người dân Miền Bắc. Trong một xă hội dân chủ thời b́nh, đó là một đặc tính ưu việt. Nhưng trong chiến tranh, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự đoàn kết của quân dân đằng sau vị nguyên thủ quốc gia.

    Đúng ra, nếu đem so sánh đời sống tinh thần, vật chất, tính nhân bản, cùng những giá trị văn hóa của người dân hai miền Nam Bắc, nhiều người đă có lư khi cho rằng, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, thà thua trận mà được làm người dân Miền Nam, c̣n sung sướng hạnh phúc hơn là thắng trận mà phải làm người dân Miền Bắc.


    Quả thực, sống ở Miền Nam tôi nhận ra, một xă hội có văn hiến, mọi người sống có t́nh nghĩa, biết yêu thương đồng loại, trân trọng những giá trị tinh thần, một khi phải đối diện với một kẻ thù tàn nhẫn, xảo quyệt, bất lương, chỉ biết tôn thờ sức mạnh, và coi ṇng súng là lẽ phải, làm sao xă hội có văn hiến đó có thể chiến thắng?


    Trong suốt thời gian chiến tranh cũng như sau chiến tranh, phải vô các trại cải tạo, phải chứng kiến những tội ác man rợ của cộng sản, những sự tàn nhẫn bất lương, thủ đoạn lường gạt, đầy tráo trở của cán bộ, quản giáo, từ người già đến người trẻ, từ cấp cao đến cấp thấp trong chế độ cộng sản, nhiều người Miền Nam đă thẳng thắn thừa nhận: Người cộng sản đểu giả quá. Ḿnh không thể nào thắng họ được. Thà chấp nhận thua họ, chứ đểu như họ để có thể thắng họ th́ ḿnh không làm được.

    Trong chiến tranh Việt Nam, một trong những điều bạc ác, bất nhân, thất đức nhất của người cộng sản là chiến tranh du kích. Sự thực, chiến tranh du kích là đường lối chiến thuật được kẻ yếu áp dụng để đối phó với kẻ thù mạnh. Đặc tính của một cuộc chiến tranh du kích thuần túy là người du kích tấn công đối phương vào lúc bất ngờ để giành tối đa hiệu quả chiến đấu, giết được nhiều kẻ thù nhất, ít thiệt hại về nhân mạng và vũ khí, đạn dược nhất.

    Trong lịch sử chiến tranh thế giới cũng như Việt Nam, chiến tranh du kích được áp dụng tại nhiều nơi, nhiều lúc và không ai đặt câu hỏi về sự phi nhân của chiến tranh du kích. Tuy nhiên, đối với cộng sản Việt Nam, chiến tranh du kích không phải là đường lối chiến thuật thuần tuư mà là cả một h́nh thức vận động chiến tàn ác, với thủ đoạn, khai thác tối đa sự hiện diện của thường dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và ông bà già, vào cuộc chiến để làm bia đỡ đạn.

    Bằng cách trà trộn với thường dân, tấn công đối phương, cộng sản Việt Nam đạt được ba mục tiêu.

    Thứ nhất, tiếp cận và tấn công đối phương nhanh chóng bất ngờ.

    Thứ hai, qua những thương vong không tránh khỏi cho thường dân, CS thổi bùng ḷng hận thù trong ḷng họ.

    Thứ ba, mỗi khi thường dân bị chết, cộng sản sẽ dùng xác thường dân để tuyên truyền, quy chụp tội ác chiến tranh cho đối phương.

    Thứ tư, gây ác mộng và khủng hoảng tâm lư triền miên cho đối phương.


    Tham chiến tại Việt Nam, một người lính VNCH, hay người lính Mỹ, lính đồng minh nói chung, đều mang vô cuộc chiến tinh thần thượng vơ, cùng những giá trị nhân bản và văn hóa mà họ đă thu thập được trong nhà trường, ngoài xă hội...

    Nhưng một khi trận chiến bùng nổ, trong cảnh súng đạn tơi bời, tính mạng bị nguy hiểm, đồng đội chiến hữu thân yêu nhất bên cạnh lần lượt bị hy sinh, trong khi kẻ thù lại ẩn nấp trong dân, không chịu lộ diện, th́ sự b́nh tĩnh, tỉnh táo của người lính luôn luôn có giới hạn.

    Hậu quả, một khi có những thảm kịch như thảm kịch Mỹ Lai xảy ra, mọi người đều dí tay vào trán những người lính Mỹ, mà quên mất, chính những người cộng sản Việt Nam mới là chánh phạm cố t́nh cố ư sắp đặt để tạo nên những thảm kịch đó một cách có hệ thống và chủ trương.

    C̣n tiếp...

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TÔI MẤT TỰ DO!


    Được sống dưới vùng trời tự do không đầy 4 năm, th́ cả Miền Nam bước vào biến cố 30-4-1975. Thời gian đó, tôi đang sống trong một căn pḥng nhỏ thuộc Bộ Thông Tin Chiêu Hồi ở 272 Hiền Vương. Trong những tuần lễ cuối cùng của tháng 4, ông Trần Trường Khanh có cho tôi một địa chỉ ở Cần Thơ và lời nhắn nhủ, hăy về đó cố thủ!

    Trước những tin tức ngày càng bất lợi, hầu hết anh em thuộc thành phần chiêu hồi đều lo lắng. Ai cũng biết, một khi Sàig̣n thất thủ, thành phần chiêu hồi sẽ bị cộng sản trả thù khủng khiếp nhất, nếu không bị xử bắn th́ cũng bị tù chung thân.

    V́ vậy, những anh em có gia đ́nh đều lần lượt t́m cách ra đi. Riêng tôi, trong suốt những năm tháng sống ở Miền Nam Tự Do, h́nh ảnh người cha già lưng c̣ng, râu tóc bạc phơ, lúc nào cũng nhường cơm xẻ áo, thương yêu đùm bọc tôi trong muôn vàn nỗi cơ cực thiếu thốn, luôn luôn hiện về như một ám ảnh thường trực...

    Cùng với h́nh ảnh người cha già, tôi c̣n không biết bao nhiêu niềm ân hận, nỗi xót xa, về những tội lỗi của tôi khi tôi đối xử với cha tôi như một người "địa chủ tàn ác có tội với nông dân". Chính trong niềm ân hận sâu xa đó, tôi muốn được trở về Miền Bắc, được gục vào ḷng cha già để được khóc, được thổn thức nói: "Con Xin Lỗi Cha!"


    Tôi cũng muốn về Hà Nội, để được gặp lại người mẹ muôn vàn đau khổ của tôi. Trong suốt thời gian 20 năm sống ở Miền Bắc, tôi chỉ ghé thăm mẹ tôi hơn chục lần vào dịp tết nhất hay nghỉ hè. Những lần gặp gỡ đó, tôi ít có khi nào chịu ngồi hàn huyên tâm sự với mẹ. Tôi có một tính xấu trong suốt cuộc đời là mê đọc sách. Bất cứ khi nào, hễ rảnh một chút là cầm quyển sách, tờ báo. V́ vậy, mỗi khi lên thăm mẹ, tôi bao giờ cũng mang theo một vài quyển sách, hay ra tiệm cho thuê sách, mướn sách về coi. Sách vở mang đến cho tôi kiến thức, niềm vui, nhưng sách vở cũng khiến cho cuộc đời tôi thêm cô độc.

    Buông quyển sách đang coi, trong vài chục phút, có khi vài tiếng đồng hồ sau, tâm trí của tôi vẫn c̣n luẩn quẩn bên cạnh cuộc đời của các nhân vật trong sách. Tôi biết mẹ tôi thương tôi lắm. Tôi cũng thương mẹ tôi vô cùng v́ tôi biết, trong thâm tâm, mẹ tôi vẫn buồn buồn với mặc cảm lỗi lầm, đă đẻ tôi ra mà không chịu nuôi tôi...

    Nhưng qua câu chuyện của thầy tôi sau này, tôi hiểu, mẹ tôi không hề có lỗi ǵ. Không những thế, trong hoàn cảnh mới sanh ra tôi, mẹ tôi đă trải qua những nỗi đau khổ chất ngất của một người mẹ bị cướp mất con ngay tại bệnh viện Bạch Mai, và bị đuổi khỏi nhà sau đó...


    Thời gian sau này, sau khi được gặp lại mẹ, tôi có ghé thăm mẹ, có cùng mẹ đi chùa, và về quê ngoại ở núi Đọi Đệp ngay cạnh sông Châu. Trong những lần đó, tôi vừa muốn nũng nịu để được mẹ nuông chiều, lại vừa ngại ngùng xa cách. Một người con trai 15, 16 tuổi, xa mẹ suốt cả thời gian 15, 16 năm, làm sao có thể ôm ấp mẹ một cách thân mật, đằm thắm trong t́nh mẫu tử như mẹ con của những người khác...

    Ngày xưa, khi sống gần mẹ lúc tôi chưa đầy 20, nên c̣n ngây thơ, ham vui và cư xử thiếu suy nghĩ. Nhưng trong những năm tháng được sống ở Miền Nam, qua sách vở, phim ảnh, và t́nh người, tâm hồn tôi được bồi đắp, t́nh cảm tôi được vui xới, nên dần dần tôi nhận ra những t́nh cảm thiêng liêng con người cần phải ấp ủ, trong đó có t́nh mẹ con, t́nh cha con. Tôi biết, trên chặng đường trở về Bắc, tôi sẽ đối diện với rất nhiều nguy hiểm. Nhưng tôi sẵn sàng chấp nhận tất cả, để đánh đổi những giây phút hạnh phúc được gặp cha gặp mẹ.

    Tại Trung Tâm Hiền Vương lúc đó có anh bạn cũng chiêu hồi, lái xe cho ông Bùi Công Tương, Chánh Sở Tuyên Vận. Chiều 28, hay 29 tháng 4 năm 1975, tôi không nhớ rơ, anh ghé pḥng tôi, rủ tôi ra bến Bạch Đằng để t́m đường đi. Tôi từ chối, nhưng không nói rơ lư do tôi sẽ về Bắc.

    Sau đó, anh về pḥng của anh mang sang cho tôi một bọc tiền, không hiểu anh lấy từ đâu. Ngay chiều hôm đó, chúng tôi chia tay. Từ đó đến nay, tôi không nghe được tin tức ǵ về anh.

    C̣n tiếp...

  8. #18
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hai hôm trước đó, chị Tuyên, cũng là xướng ngôn viên cho Bộ Chiêu Hồi, có ghé thăm tôi và dục tôi t́m đường đi, đừng dại dột ở lại để cộng sản bắt. Trước đó, ngày 25, anh Hải, người Hải Dương, làm cho hội từ thiện Hoàn Cầu Khải Tượng cũng đến nhà ông anh rể ở Vơ Di Nguy Phú Nhuận rủ tôi đi, nhưng tôi từ chối. Với anh Hải, tôi nói thật ư định sẽ về Bắc của ḿnh.

    V́ sống với cộng sản 20 năm, quá đủ để tôi hiểu về con người cùng chế độ cộng sản. V́ vậy, ngay khi cộng sản chiếm đóng Sàig̣n ngày 30-4-1975, th́ ngày 3-5-1975, tôi lên đường trở lại Miền Bắc cùng với người bạn tên B́nh.

    Để có thể qua mặt các trạm kiểm soát trên đường về Bắc, cả hai chúng tôi đều đóng vai bộ đội với đầy đủ quân phục, nón cối, dép râu và giấy tờ. Tất cả những thứ này do B́nh mua lại từ một tay bộ đội thuộc loại "lao công đào binh" gốc Hải Pḥng.

    Sàig̣n lúc đó, tuy vừa trải qua cơn ác mộng binh lửa do người cộng sản mang lại, nhưng cùng với viễn ảnh đất nước từ nay không c̣n chiến tranh, nên người dân Sàig̣n vẫn c̣n rất thích giúp đỡ bộ đội. Thêm vào đó, trong những ngày đầu tiên mới đặt chân lên đường phố Sàig̣n, những người bộ đội vẫn c̣n ngây ngô, ngốc nghếch trước những ṭa cao ốc, những đường phố nhộn nhịp xe cộ, và đời sống sầm uất của Sàig̣n.

    V́ vậy, trong bộ quần áo bộ đội, với kinh nghiệm và vốn sống của những người đă sống ở Sàig̣n mấy năm, chúng tôi dễ dàng qua mắt tất cả những người bộ đội của đoàn quân viễn chinh cộng sản Miền Bắc.

    Chặng đường đầu tiên của chúng tôi từ Sàig̣n đi Nha Trang bằng xe đ̣ thật êm ả. Từ lơ xe, đến tài xế, hành khách trên xe, đều có thái độ vừa vui vẻ lại vừa có chút ngại ngùng đối với dân nón cối dép râu. Trên đường đi, tuy có các trạm kiểm soát của bộ đội, nhưng chúng tôi đều qua mặt dễ dàng.

    Đến Nha Trang, chúng tôi ghé vô một tiệm ăn, tính ăn uống xong, sẽ kiếm khách sạn ngủ tạm một đêm, chờ hôm sau đáp xe đ̣ đi tiếp chặng đường ra tới Quảng Trị. Đoạn đường gay go là từ Quảng Trị ra Đồng Hới lúc đó chưa có xe đ̣. Chúng tôi hy vọng, sẽ quá giang xe quân sự trên chặng đường này....

    (C̣n tiếp...)

  9. #19
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Khi đi quá giang xe trên chặng đường ra Hà Nội, chúng tôi không ngờ bị chính người tài xế gốc thiểu số bán đứng cho một đơn vị tuần tiễu tại thị xă Đồng Hới. Lúc đoàn xe dừng lại tại trạm kiểm soát, mọi người được lệnh mang tất cả hành lư ra khỏi xe để lực lượng vệ binh lên xe kiểm soát.

    Vào thời điểm đó, lực lượng công an của cộng sản chưa được điều động vô các tuyến đường ở Miền Trung và Miền Nam. V́ vậy, mọi kiểm soát giao thông, quan thuế, dân sự cũng như quân sự tại các tỉnh từ Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Trị, vô đến Miền Nam đều thuộc quyền hạn của các đơn vị vệ binh, trực thuộc ban quân pháp của bộ quốc pḥng Hà Nội.

    Vừa xuống xe, chúng tôi c̣n đang xếp hàng, th́ một tay vệ binh đeo súng ngắn cùng một tên khác đeo khẩu AK-47 ngang ngực, tiến về phía chúng tôi. Nh́n cách thức tên vệ binh đeo khẩu AK, tôi có linh cảm điềm không lành. Quả nhiên, tên vệ binh đeo súng ngắn, nói giọng trọ trẻ Quảng B́nh:

    - Ba đồng chí này mang ba lô theo tôi.


    Nói xong, tên vệ binh quay lưng đi về phía trạm kiểm soát thứ hai ở bên kia đường, cách nơi xe đậu khoảng 200 thước. Tên vệ binh đeo khẩu AK đứng đó, lạnh lùng nh́n chúng tôi, không nói một tiếng. Ba đứa chúng tôi chẳng nói chẳng rằng, thở dài, khoác ba lô, rồi lần lượt đi theo tên vệ binh.

    Tuy không quay đầu lại, chúng tôi biết, tên vệ binh AK cũng đi theo, khoảng cách vừa đủ xa. Trông kiểu cách đề pḥng chúng tôi một cách lộ liễu của hai tên vệ binh, tôi lo ngại nghĩ, chẳng lẽ tụi này đă phăng ra tung tích của chúng tôi rồi hay sao?


    Bên kia đường là một dẫy nhà cất vội, vừa dùng làm chỗ ăn ở tạm bợ cho vệ binh, vừa làm văn pḥng, nhà kho, trạm kiểm soát... Tất cả có khoảng hơn chục căn, siêu vẹo dựa vào nhau. Trời nóng hừng hực như đổ lửa, nhưng trước cửa dẫy nhà vẫn có hơn chục đứa con nít, đen cháy, tồng ngồng đuổi nhau trong cát bụi và nắng gió. Mái nhà khá thấp, khiến cả ba đứa chúng tôi phải cúi đầu chui vô.

    Từ ngoài trời nắng chói chang, đột nhiên bước vào trong nhà kín như bưng, chúng tôi gần như không thấy ǵ. Khoảng gần một phút sau, tôi mới thấy rơ dần người, vật trong căn pḥng.

    Trước mặt tôi là một chiếc bàn làm bằng cây, bề dài khoảng hai sải tay. Chung quanh là những chiếc ghế băng dài, cũng bằng cây, sần sùi nhưng chắc chắn. Tất cả chân bàn, chân ghế đều cắm sâu xuống đất.

    Trên bàn, một chiếc đèn băo, ánh sáng đủ tỏa một khoảng hẹp cho tôi thấy một người bộ đội đang cặm cụi viết ǵ đó trên một cuốn vở học tṛ, có kẻ nhiều đường dọc ngang. Cả hai tên vệ binh cùng theo vô, nhưng đều đứng im ĺm bất động ở góc nhà.

    C̣n tiếp....

  10. #20
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tên bộ đội ngồi ở bàn lặng lẽ làm việc coi như không biết đến sự hiện diện của chúng tôi. Ba đứa chúng tôi cũng đứng im, với ba lô trên vai. Khoảng mấy phút sau, tên bộ đội ngồi bàn ngưng viết, ngẩng mặt nh́n chúng tôi một thoáng rồi lạnh lùng:

    - Xuất tŕnh giấy tờ công tác.

    Chúng tôi lần lượt lấy giấy tờ để trên bàn. Tên bộ đội cầm xấp giấy tờ, không thèm coi một chữ, thản nhiên bỏ tất cả vô trong ngăn kéo. Sau đó, y lôi ngăn kéo bên trái, lấy ra một xấp giấy trắng đưa cho chúng tôi, nói trỏng:

    - Cấm mấy tờ giấy này sang bàn bên kia, lôi hết đồ đạc trong ba lô ra, rồi kê khai từng món vô tờ giấy này. Món nào có giấy phép cho mang th́ đánh dấu vô, rồi để sang bên phải. Món nào không có giấy phép th́ để sang bên trái. Mỗi người mỗi bàn, làm mau lên cho kịp xe, không là phải chờ đến mai, mất thêm mấy đồng tiền nhà trọ.

    Quay sang hai tên vệ binh, y tiếp:

    - Đồng chí Huy (lâu ngày tôi không nhớ rơ, nên tạm gọi như vậy) ra gọi thêm một người nữa vô đây giúp ba đồng chí này kiểm tra hành lư, hàng hóa.

    Nghe tên bộ đội hết nói đến "kiểm tra hành lư", lại nói tới "giấy phép" cho từng món đồ, tôi biết ngay, tất cả những món hàng chúng tôi có trong ba lô sẽ bị tụi bộ đội này trấn lột một cách hợp pháp. Cả ba đứa chúng tôi đều dùng giấy tờ giả, th́ làm sao có được giấy phép mang hàng từ Miền Nam ra Miền Bắc. Biết vậy, nên tôi bực bội vứt chiếc ba lô lên bàn, rồi ngồi phịch xuống chiếc ghế băng bằng tre ở góc nhà.

    Thấy tôi như vậy, tên bộ đội nh́n tôi trừng trừng một hồi rồi hất cằm:

    - Bộ bất măn, muốn chống đối hả?

    Tôi trả lời:

    - Tất cả mọi thứ trong ba lô của tôi đều không có giấy phép, th́ lôi ra đặt bên trái, bên phải làm ǵ cho mất công.

    Tên bộ đội nói chậm răi, giọng gằn từng tiếng:

    - Tất cả không có giấy tờ cũng phải khai để lập biên bản cho rơ ràng minh bạch, chí công vô tư.

    Nghe mấy chữ "rơ ràng, minh bạch, chí công vô tư" tôi muốn ph́ cười. Sống với chế độ cộng sản 20 năm, tôi đă hiểu rơ tất cả những mánh khóe bịp bợm của người cộng sản từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Biết vậy, nhưng lúc đó trong thân phận cá chậu chim lồng, giấy tờ tùy thân cũng toàn là giấy giả, nên trong một thoáng, tôi chọn ngay thái độ hợp tác, ngoan ngoăn chấp hành mệnh lệnh của y, chấp nhận mất tất cả, để được tự do trở lại quê nhà, gặp gỡ thầy mẹ và những người thân...

    Trong ba chiếc ba lô, ba lô của tôi là nhẹ nhất, ít thứ đồ quư giá nhất. Ngoài mấy kí bột ngọt, mấy chục thước vải mua cho mẹ, chiếc radio mua cho anh trai, mấy quyển sách quư cho tôi, và một bộ tẩu (pipe collection) tôi mua cho thầy tôi, c̣n lại trong ba lô của tôi không có một thứ ǵ đáng giá.

    Tôi mua chiếc radio v́ trong suốt những năm tháng xa quê hương, mỗi khi nhớ đến người anh cùng cha khác mẹ là tôi lại nhớ đến cảnh anh tối ngày loay hoay bên cạnh chiếc radio tự chế bằng gỗ, dùng dây thép chăng ngang sân nhà làm ăng ten. Tôi mua bộ tẩu Dunhill cho thầy tôi v́ trong tất cả những đồ đạc mà thầy tôi có thuở xưa, đều mất hết sau cải cách ruộng đất, chỉ c̣n lại có tấm hoành phi "Thừa Thiên Ưu" sau phải chẻ ra để làm củi; và chiếc tẩu hút thuốc.

    Thầy tôi có thói quen mỗi khi hút thuốc, thường cọ cọ chiếc tẩu lên mũi, nên nó bóng lưỡng và đẹp lạ lùng. Thầy tôi vẫn bảo, bộ tẩu có tất cả 3 chiếc, bỏ gọn trong một chiếc hộp rất đẹp xuất xứ từ bên Anh. Sau này loạn ly, hoạn nạn suốt hơn chục năm, thầy tôi chỉ c̣n giữ được có một chiếc, nên ông cụ quư nó vô cùng, đi đâu cũng mang nó kè kè bên ḿnh. V́ dùng nó cả mấy chục năm trời, nhựa thuốc đă đóng keo hết lớp này đến lớp khác, nên dù không có thuốc, thầy tôi vẫn mang tẩu ra hút "không người lái" (hút tẩu không) để thấy phảng phất hương vị của thuốc cho đỡ thèm, cùng những kỷ niệm của một thuở vàng son trong quá khứ hiện về...

    Khi tôi t́nh cờ qua một người bạn, mua được bộ tẩu Apples & Dublins cũng của Dunhill nhưng có tới 5 chiếc (nghe đâu nguyên bộ này có tới hơn một chục chiếc lận), tôi biết chắc thầy tôi sẽ thích lắm. Vậy mà bây giờ, trong cái đồn kiểm soát này, tôi đành phải chấp nhận, chịu mất bộ tẩu quư giá đó hay sao? Ḷng thương yêu người cha già, khiến tôi mềm ḷng, chấp nhận nhũn như con chi chi...

    Sau khi lấy hết mấy món đồ lặt vặt, kê khai đầy đủ trên giấy, tôi quay sang tên bộ đội năn nỉ:

    - Thưa đồng chí, tất cả những ǵ tôi có tôi đă kê khai đầy đủ trên giấy này để nhờ đồng chí giữ hộ. Riêng cái hộp tẩu này là kỷ vật của một người bạn già của thân phụ tôi ngày xưa. Ông cụ gửi tặng cái hộp tẩu này cho thầy tôi, nên tôi mong đồng chí thông cảm, cho phép tôi không khai báo hộp tẩu này...

    Tên bộ đội lắc đầu phán những câu rất đúng đường lối chủ trương của cách mạng:

    - Đồng chí này hay nhỉ? Tại sao đồng chí phải bận tâm xin xỏ như thế nhỉ? Đồng chí phải biết, tất cả những ǵ đồng chí khai báo trên giấy tờ này là của ai? Đâu có phải của tôi đâu mà đồng chí phải xin.

    Tất cả là của đồng chí, có đúng không nào? Có thể đồng chí đă bỏ tiền túi ra mua, có thể có người tặng đồng chí, hay tặng bố đồng chí như đồng chí vừa nói. Nhưng dù đồng chí mua hay đồng chí được tặng, hay đồng chí xin xỏ ai đi nữa, th́ tất cả cũng là của đồng chí. Chỉ có điều là hiện giờ đồng chí không xin giấy phép của đơn vị khi mang những thứ đó ra Miền Bắc, th́ tạm thời chúng tôi phải có bổn phận giữ hộ cho đồng chí. Giữ hộ cho đến khi nào đồng chí trở về đơn vị, xin được giấy phép ra đây th́ chúng tôi sẽ gửi lại, nguyên vẹn, không một chút hư hao, sứt mẻ.

    Nghe hắn nói tràng giang đại hải, miệng thuộc làu làu như cháo chảy, tôi ngán quá. Tôi biết, những câu đó, hắn đă nói cả ngàn lần với cả ngàn người, nên con người của hắn đă trở thành một cỗ máy, đâu c̣n chỗ để cho tiếng nói của con tim, của lư trí ngự trị.

    Sau khi làm biên bản kư giấy xác nhận các loại giấy tờ xong, chúng tôi được tự do muốn đi đâu th́ đi. Tên bộ đội c̣n ân cần dặn ḍ, chúng tôi phải giữ ǵn giấy tờ cẩn thận, để khi có giấy phép th́ nhớ trở lại lấy hàng hoá.

    Lúc đầu, tôi tính ở lại thị xă Đồng Hới đêm đó, để t́m cách chui vô nhà kho lấy lại hộp tẩu cho bằng được. Chỉ nghĩ đến gương mặt hạnh phúc của thầy tôi khi cầm chiếc hộp tẩu trên tay, là tôi thấy tôi phải lấy lại hộp tẩu bằng mọi giá. Nhưng nghĩ kỹ lại, tôi thấy tôi không thể nào phiêu lưu mạng sống, sự tự do của tôi để ở lại Đồng Hới lấy hộp tẩu. Tôi hiểu toàn bộ những trạm kiểm soát từ đây ra Bắc là những nút chặn do cộng sản nặn lên với sứ mạng ăn chặn, ăn hớt, tất cả những của cải mà bộ đội đă mua, đă xin, đă chiếm đoạt được ở Miền Nam.

    Để mạng lưới kiểm soát, ăn chặn, ăn hớt làm việc hiệu quả, ngoài những trạm kiểm soát nổi chạy dọc theo quốc lộ 1, cộng sản c̣n thiết lập nhiều trạm kiểm soát ch́m, và cả một mạng lưới chỉ điểm rộng khắp, bao gồm các chủ quán, những người bán hàng rong, các bác xích lô đạp, các tài xế xe đ̣, và ngay cả hàng ngũ con nít.

    Tất cả những người này một khi thấy bộ đội từ Miền Nam ra, lập tức t́m cách làm quen, thăm hỏi, rồi gạ mua bột ngọt, mua đài, mua đồng hồ, vải vóc....

    Người bộ đội nào không có th́ cho qua, c̣n người nào có, lập tức họ sẽ mật báo cho các trạm kiểm soát an ninh. Sau đó không đầy 24 tiếng đồng hồ, người bộ đội đó sẽ được mời vô đồn, và bị trấn lột một cách hợp pháp, tất cả đồ đạc sẽ phải gửi lại, để nhận một tờ biên nhận, bảo đảm sẽ hoàn lại khi người bộ đội mang đầy đủ giấy phép tới lấy.

    Trong những ngày tháng đầu tiên của buổi giao thời đó, hàng trăm ngàn bộ đội từ Miền Nam "đội đồ" ra Miền Bắc, đâu có ai xin giấy phép của đơn vị, và dù có xin, làm sao xin được hay xin đủ cho không biết bao nhiêu những món đồ lỉnh kỉnh mà họ đă thủ đắc bằng mưu mô, bằng cướp đoạt, trộm cắp, lừa gạt, cưỡng bức....

    Chiều hôm đó, sau khi bàn bạc với hai người bạn, tất cả chúng tôi đều đồng ư, thôi th́ hăy quên hết tất cả những ǵ đă mất mát, để lên đường trở lại Miền Bắc, nơi đang có những người thân yêu nhất của ḿnh đang chờ đợi. Riêng hai người bạn của tôi th́ trong đầu đang nghĩ đến những tảng thuốc phiện to như ḥn gạch đang chờ họ ở Điện biên Lai Châu...

    (C̣n tiếp...)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •