Page 3 of 29 FirstFirst 123456713 ... LastLast
Results 21 to 30 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hai ngày sau khi rời thị xă Đồng Hới, chúng tôi đặt chân đến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đây là thành phố nổi tiếng trong thời máy bay Mỹ oanh tạc với cầu Hàm Rồng đă đi vào những "huyền thoại" do guồng máy tuyên truyền của nhà nước Hà Nội thêu dệt.

    Thành phố Vinh cũng c̣n là nơi thầy tôi làm việc tại sở lục lộ thời Pháp, nên tôi đă được nghe thầy tôi kể những câu chuyện về sông Lam và rừng núi Vạn Tượng ở bên Lào, v́ từ Vinh có thể qua Lào tới mấy cửa khẩu.

    Vinh cách Hà Nội không đầy 300 cây số. So với Hà Nội, Huế chỉ xa Vinh hơn khoảng 50 cây, nên có thể nói, thành phố Vinh là trung tâm giữa hai thành phố Huế và Hà Nội.

    Trong những câu chuyện về thành phố Vinh, Nghệ An, tôi nghe thầy tôi kể đi rồi kể lại với những người bạn khi ghé chơi, có câu chuyện thầy tôi suưt bị rắn cắn tại cảng Bến Thuỷ; rồi chuyện vong linh của một người cô hiện hồn về báo trước nạn lũ cuốn ở đường rừng vùng Rú Rum. Nhờ hồn người cô hiện về báo tin, nên thầy tôi đă thoát chết trong trận lũ năm đó, mà bây giờ tôi không nhớ rơ là năm nào.

    Đó là những câu chuyện nghe như cổ tích hồi tôi c̣n nhỏ, nên đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ như in trong óc, cùng với tất cả những rung động của tuổi thơ ấu.

    Thành phố Vinh cũng c̣n được người cộng sản mệnh danh là thành phố Đỏ, v́ nơi đây có phong trào cộng sản khởi nghĩa đầu tiên được mệnh danh là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cũng v́ đây là thành phố Đỏ, nên khi chúng tôi đặt chân tới Vinh, thành phố này đúng là đang lên cơn sốt "đại thắng giải phóng Miền Nam".

    Đường phố đầy khẩu hiệu, cờ đỏ, cùng những đoàn người đi lại rầm rập, với những tiếng ḥ hét, ca hát triền miên những bài hát của cộng sản. Nhưng bên cạnh "niềm vui say sưa trong men chiến thắng" của mọi người, chúng tôi rất ngạc nhiên khi chứng kiến một gia đ́nh thản nhiên quay lưng với "chiến thắng giải phóng Miền Nam" của người cộng sản.

    Chúng tôi đi xe hơi đến Vinh vào lúc chiều tối. Bụng đói cồn cào, nên chúng tôi ghé vô một cửa hàng ăn uống, xếp hàng mua mấy tô phở "không người lái" (phở không có thịt) lót bụng.

    Giống như hầu hết tất cả các tiệm ăn trên đất Bắc của những năm trong thập niên 1960, 1970, tiệm ăn ở thành phố Vinh lúc đó vẫn chật chội, bẩn thỉu, đồ ăn vẫn khan hiếm, và thái độ của người bán hàng vẫn khinh khỉnh coi thường khách. Vậy mà tiệm vẫn chật cứng những người là người.

    Không đông sao được khi cả thành phố Vinh chỉ có vài tiệm ăn có tên "cửa hàng mậu dịch ăn uống". Tại những tiệm ăn này, đồ ăn thức uống tuy dở, nhưng bán rẻ hơn giá thị trường. Người vô ăn thường phải có tem phiếu.

    C̣n đi ăn ở những tiệm bên ngoài, vừa hiếm hoi, lại vừa đắt.


    Trong tiệm có ba dẫy bàn ăn, mỗi dẫy khoảng 6 bàn. Bàn nào cũng bẩn, đồ ăn thức uống, chén đũa vứt đầy, nhưng vẫn đông thực khách. Khách hàng tự đi mua đồ ăn, rồi bưng đến bàn ngồi ăn.

    Nhiều người không kiếm nổi chỗ ngồi th́ tự động kéo ra ngoài hiên, kẻ đứng người ngồi, ăn uống x́ xụp một cách thản nhiên, trong khi bụi bặm từ ngoài đường, từ trên nóc quán, từ trong tiệm ăn, thi nhau đổ xuống cùng với những cơn gió lộng.


    Sau khi mua xong đồ ăn, chúng tôi vẫn không tài nào kiếm nổi chỗ ngồi, nên cả ba đều kéo ra ngoài hiên vừa ăn, vừa ngó những đoàn thanh thiếu niên, vác đuốc, vác cờ quạt, khẩu hiệu, đi qua, miệng ḥ hét những câu khẩu hiệu, hoặc hát những bài hát "cách mạng", trong đó có bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" là được hát nhiều nhất.

    Nh́n cảnh mọi người nô nức "mừng chiến thắng", chúng tôi vừa thấy xót xa cho chính đất nước, dân tộc ḿnh, vừa thấy thương hại cho người dân Miền Bắc, những người được mệnh danh là "phe chiến thắng". Giữa lúc đang vừa ăn vừa trợn mắt thao láo ngó thiên hạ, bỗng dưng tôi thấy có một người tướng mạo cao lớn đứng cách tôi khoảng mấy bước, cứ nh́n chúng tôi chằm chặp.

    Người đàn ông đó chạc 50 ngoài, có gương mặt khắc khổ, lông mày rậm, tóc bù xù. Tuy chiếc áo người đàn ông mặc là áo bộ đội, thêm chiếc nón cối đội trên đầu, nhưng màu áo đă bạc phếch, cộng với chiếc quần màu chàm, sắn kiểu móng lợn, nên chúng tôi biết ngay, người đàn ông đó là dân thường.

    V́ sài giấy tờ giả, lúc nào cũng nơm nớp sợ bị phát hiện, nên khi bị người đàn ông lạ "chiếu tướng", tôi ngại ngùng, t́m cách chuồn càng sớm càng tốt. Để người đàn ông không chú ư, tôi giả vờ vừa húp nước phở trong tô, mắt chúi vào tô phở, nhưng miệng nói nhỏ cho B́nh biết:

    - B́nh, ăn lẹ lên rồi chẩu.

    B́nh hơi ngạc nhiên, quay sang tôi định hỏi. Nhưng thấy tôi vẫn giả bộ húp phở, B́nh tinh ư hiểu ngay ư của tôi.

    Không đầy mấy phút sau, cả ba chúng tôi nhanh chóng bước ra khỏi cửa tiệm ăn, đi thẳng về phía nhà ga Vinh. Đi được khoảng 100 thước, ngoái nh́n phía sau không thấy bóng dáng một ai, tôi thở phào nhẹ nhơm. C̣n B́nh lúc đó có vẻ bực dọc với tôi:

    - Mày làm ǵ mà thỏ đế thế? Sợ cả thằng dân quèn!

    Tôi cố vớt vát: "Th́ có pḥng có hơn. Bộ dân quèn là coi thường sao? Mày cũng biết, xă hội này mỗi người dân là một người công an"...

    Tôi vừa nói đến đó th́ thấy ngay, phía trước mặt, dưới ngọn đèn đường, một người đàn ông đang đứng, nh́n về phía chúng tôi trong vẻ chờ đợi. Khoảng cách giữa ông với chúng tôi quá gần, nên tôi nhận ra ngay, ông ta chính là người đàn ông chúng tôi đă phải né tránh ở trong quán ăn. Sự xuất hiện đột ngột của ông ta, trong khi khoảng cách lại quá gần, nên chúng tôi thấy không c̣n cách nào khác, ngoài cách phải thản nhiên đối diện với ông, rồi đến đâu tính đến đó.

    Khi đến gần, tôi thấy ông rơ hơn. Tay ông cầm một chiếc điều cầy ngoại cỡ, to hơn bắp vế chân. Thông thường, điều cầy làm bằng ống nứa, nhỏ th́ bằng cổ tay, to th́ bằng cổ chân. To quá, ḿnh làm sao có đủ hơi mà rít, mà kéo. Vậy mà chiếc điếu cầy của người đàn ông chắc phải làm bằng loại lồ ô, to bằng hai, bằng ba loại điều cầy thường. Đă vậy, chiếc điều cầy này lại dài gấp hai loại thường.

    Trong thời gian chúng tôi xuyên rừng Trường Sơn vô Nam, tại những buôn, bản của người thiểu số, tôi đă từng thấy có những chiếc điếu cầy to ngoại cỡ, nhưng chưa có chiếc điếu cầy nào to như chiếc điếu cầy người đàn ông đang cầm. Nh́n chiếc điếu cầy, tôi nghĩ ngay, người đàn ông phải rất khoẻ, và chắc chắn ông phải là người thiểu số th́ mới có loại điếu cầy to quá cỡ như vậy.

    Khoảng cách hai bên rút ngắn lại trong khoảnh khắc. Ngay khi đó, người đàn ông cất tiếng, giọng trọ trẹ Nghệ Tĩnh:

    - Các ông anh cho xin tí lửa hút thuốc!

    Tôi lúc đó không hút thuốc. Chỉ có B́nh và Dưỡng. B́nh thủ thế với người đàn ông nên y lắc đầu, không nói. Chỉ c̣n Dưỡng. Sau một giây ngần ngừ, Dưỡng rút hộp quẹt, trao cho người đàn ông.

    Người đàn ông dơ tay phải cầm hộp quẹt, mở nắp, bật lửa, điệu bộ rất thành thạo, khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên. Chiếc quẹt của Dưỡng là loại quẹt Zippo, một bên có h́nh mấy con chó, c̣n bên kia có mấy chữ viết tắt lâu ngày tôi không nhớ. Từ trong tay trái của người đàn ông bỗng xuất hiện một nắm bùi nhùi, không biết ông ta lấy từ đâu. C̣n chiếc điếu cầy dài thọng th́ lúc này lủng lẳng dưới cổ của ông bằng một sợi dây dù màu trắng.

    Sau khi chiếc bùi nhùi bừng sáng, người đàn ông vẫn không chịu trả lại chiếc hộp quẹt cho Dưỡng. Ông đưa chiếc điếu cầy lên miệng hít nhẹ vài cái. Lập tức chiếc điếu cầy kêu lên những tiếng ṛn tan lanh lảnh. Dưới ánh đèn điện vàng vọt, tôi nh́n thấy rơ ở đầu của nơ điếu to hơn ngón chân cái, một bi thuốc lào to như quả quất nằm gọn thon lọn.

    Chờ cho chiếc điếu trả lời bằng những hồi ṛn tan, nghe thiệt đă tai, người đàn ông mới đưa miệng điếu cầy về một bên mép, tay dí chiếc bùi nhùi vào nơ điếu, rồi hít nhịp nhịp vài hơi cho bi thuốc lào bén lửa... Khi bi thuốc bén lửa vừa đủ, người đàn ông bắt đầu rít một hơi thật dài, làm chiếc điếu kêu lên một hồi thiệt rơ to và ṛn tan, nghe váng cả tai....

    Nghe chiếc điếu cầy kêu một hồi dài không dứt, nh́n người đàn ông ém khói một cách ngon lành trong chiếc lồng ngực khổng lồ rộng như cánh phản, rồi thấy khói thuốc cuồn cuộn bay ra từ miệng, từ hai lỗ mũi bao trùm cả một vùng dưới cột đèn, chúng tôi biết rằng, người đàn ông trước mặt có hai lá phổi khổng lồ và một sức mạnh kinh khủng.

    Tự dưng, lúc đó trong vùng khói thuốc mù mịt, không ai bảo ai, cả ba đứa chúng tôi đứng đó, ngước mắt nh́n người đàn ông lạ mặt, và tất cả đều thấy ḿnh trở nên nhỏ bé lạ lùng...

    (C̣n tiếp...)

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Buổi chiều hôm đó, trong ánh sáng chập choạng của hoàng hôn, đứng trong khói thuốc, hít mùi thuốc lào đậm đặc trong không khí, tôi bỗng nhớ thầy tôi vô cùng....

    H́nh ảnh của hững năm tháng xa xưa, những lúc mùa đông gió rét, lạnh lẽo căm căm, tôi được ngồi hóng chuyện bên cạnh chiếc điếu ống, có chiếc cần cong vút lại hiện về. Chiếc điếu ông ngày đó là dấu ấn cuối cùng đánh thức một thuở vàng son quá khứ để những người như thầy tôi tưởng nhớ, hoài niệm.

    Trong những ngày tháng đó, mỗi khi có khách, anh của tôi vẫn không chịu cho thầy tôi mang chiếc điếu ống ra ngoài nhà hút, v́ sợ khách biết đến những "dấu vết phong kiến" c̣n tồn đọng trong nhà, ảnh hưởng đến việc "phấn đấu" của ảnh. Nhưng đối với những vị khách của thầy tôi như ông đồ Tường, ông lang An, th́ chiếc điếu ống luôn luôn là một kỷ vật gợi nhớ rất nhiều kỷ niệm cho cả chủ lẫn khách. Những ngày tháng đó, mỗi khi thấy thầy tôi hút thuốc lào, là tôi vội chạy lại hít khói thuốc, mặc cho ông cụ rầy la.

    Cuộc sống ở Miền Bắc thời ấy, thiếu thốn trăm bề, ngay cả thuốc lào cũng không có đủ cho thầy tôi hút. Tôi nhớ có nhiều ngày, không có thuốc, thầy tôi chỉ ngậm chiếc tẩu không, như thói quen của một người nghiền, cho đỡ nhớ, đỡ thèm. Sau này, đọc hồi kư Bạn Tù Sơn La của nhà văn Phan Lạc Phúc, đến đoạn ông mô tả cảnh thèm thuốc lào, điếu thuốc lào là một cái đích để người tù vươn tới, rồi có những người tù chế "thuốc lào ngải cứu" hút đến chảy máu mũi ṛng ṛng.... tôi rất xúc động, rưng rưng nước mắt.

    Nhưng người tù trong hồi kư của nhà văn Phan Lạc Phúc dù nghiện thuốc lào, thèm thuốc, không có thuốc, vẫn c̣n được tự do t́m đủ mọi cách xoay xở để giải quyết cơn nghiện của riêng ḿnh. C̣n thầy tôi trong những ngày tháng thiếu thốn đó, phải một ḿnh cáng đáng mẹ già trên 90 tuổi, con thơ mới 5, 7 tuổi, trong hoàn cảnh của một người bị quy tội "địa chủ", không những hàng xóm láng giềng xa lánh, mà ngay cả người thân cũng lánh xa, th́ nếu thầy tôi có đi chợ bán thuốc, kiếm được một vài hào bạc, thầy tôi cũng chỉ nghĩ đến chuyện mua khoai, mua gạo, nấu cho mẹ, cho con ăn cho đỡ đói, chứ đâu có thể "xa xỉ" mà nghĩ đến chuyện mua thuốc lào thỏa măn cơn nghiện...

    *

    Người đàn ông ngước mặt lên trời nhả khói một cách say sưa, như quên hẳn ba đứa chúng tôi. Thấy người đàn ông say sưa, lại có bộ điệu ngang tàng, lạ lùng, nên dù người đàn ông chưa chịu trả hộp quẹt Zippo, Dưỡng cũng không tiện hỏi và chúng tôi cũng không ai dục.

    Bỗng nhiên người đàn ông hỏi trống, mặt vẫn ngửa lên trời:

    - Trong Nam ra phải không?

    Chúng tôi giật ḿnh, ngạc nhiên nh́n nhau, nhưng không ai trả lời. Sau một thoáng im lặng, người đàn ông tiếp:

    - Tàu suốt từ Vinh ra Hà Nội phải đến trưa mai mới có. Chờ tàu ở ga buồn thấy mẹ. Nếu rảnh th́ kéo về nhà tớ chơi.

    Tôi đưa mắt nh́n B́nh và Dưỡng. Trong một thoáng trao đổi, tôi biết B́nh và Dưỡng có vẻ ngại ngùng. Riêng tôi, không hiểu sao, chỉ ngửi mùi thuốc lào, và nh́n phong dáng của người đàn ông, tôi thấy thân thiết và tin tưởng ông nhiều lắm, nên tôi nh́n B́nh và Dưỡng gật đầu, tỏ dấu đồng ư.

    Người đàn ông giáng thêm một câu khiến B́nh và Dưỡng thuận theo ư của tôi:

    - Ngủ ngoài ga công an thành phố hay hỏi giấy tờ phiền phức lôi thôi lắm...

    Nói đến đó, người đàn ông ném chiếc quẹt cho Dưỡng, rồi xoay lưng bước đi, sau khi nói ba chữ gọn lọn:

    - Tớ tên Quy...

    Tôi quay sang B́nh và Dưỡng hỏi:

    - Sao, đi theo lăo hay ra ga?

    B́nh, Dưỡng ngần ngừ một chút, rồi B́nh gật đầu:

    - Theo th́ theo, sợ quái thằng nào.

    Cả ba chúng tôi rảo cẳng đi kịp ông Quy. So về tuổi tác, lúc đó cả ba chúng tôi chỉ đáng tuổi con ông ta. Nhưng thấy vóc dáng lè phè, ăn mặc lôi thôi, và lối xử thế lạ lùng, vừa ngang tàng bất cần đời, lại vừa có vẻ thân mật kiểu "mày tao", nên chúng tôi không biết gọi ông như thế nào. H́nh như ông Quy cũng đoán biết được điều đó, nên nói ngay, và vẫn nói trống:

    - Cứ gọi tớ là Quy. Lính cả mà.

    Khác hẳn lúc trước ít nói, suốt đoạn đường từ đó về gần đến nhà, ông Quy nói chuyện huyên thuyên đủ thứ. Th́ ra, đúng như tôi đoán, ông là người thiểu số, nhưng lâu ngày tôi không nhớ ông là người Thượng hay người Nùng. Gia đ́nh ông trước sống ở Lào rất giầu có, có buôn rẫy nhà rông rất to. Ông sinh ra và lớn lên ở đó, nhưng vẫn thường xuyên qua đèo Lao Bảo sang Việt Nam buôn bán.

    Sau này, bố mẹ ông ngây thơ nghe mấy người Thái cộng sản ở vùng bắc Thái Lan dụ dỗ về Việt Nam "xây dựng đất nước", nên bán tất cả của cải rồi hồi hương. Chỉ mấy tháng sau đó, gia đ́nh ông tỉnh ngộ th́ đă muộn màng.

    Trong những năm máy bay Mỹ ném bom Miền Bắc, bố mẹ ông bị trúng bom chết trong khi tải đạn cho một đơn vị pḥng không ở chân cầu Hàm Rồng. Ông có hai người anh, một "hy sinh" tại chiến trường Lào, một mất tích ở chiến trường Miền Nam đă 5, 6 năm, vẫn không nhận được tin tức ǵ.

    Ông c̣n có một người em gái, mới 16 tuổi đă "t́nh nguyện" đi "thanh niên xung phong", v́ ở nhà "nó nhớ bố mẹ quá chịu không nổi, rồi nó cũng..." Nói đến đó, giọng ông xúc động, đẫm nước mắt... Ông nói cố thêm mấy tiếng, tôi nghe không rơ, chỉ nghe được có hai chữ "hy sinh"...

    Từ đó cho đến khi về đến nhà, ông im lặng không nói. Chúng tôi cũng không ai hỏi. Đi đằng sau ông, tôi thấy ông cúi đầu, hai vai run run. Thỉnh thoảng, ông lại hỉ mũi... Chắc ông xúc động lắm, đau ḷng lắm,... tôi nghĩ.

    Sau "vài tầm dao", nguyên văn tiếng gọi của ông, chúng tôi tới nhà ông. Ông giải thích, mỗi "tầm dao" là một đoạn đường tay cầm dao thấy mỏi, chuyển sang tay kia. Tôi ước lượng từ ga đến nhà ông đi mất hơn một tiếng, dài khoảng 5 cây số. Tốâi đó, trăng sáng như ban ngày, nên vạn vật tôi nh́n thấy rất rơ. Nói là nhà, thực ra đó là một túp lều, lợp bằng tranh, làm bằng tre, nứa gỗ lấy từ rừng, chung quanh có đắp những tảng đá. Ngay cạnh nhà là một chiếc hầm trú ẩn h́nh chữ A, vài hố trú ẩn cá nhân, một đoạn giao thông hào chạy ngoằn nghèo hướng về phía ngọn đồi xa xa.

    Phía bên trái căn nhà có năm nấm mồ tuy sơ sài cùng cây cỏ, nhưng chắc chắn v́ nấm mồ nào cũng được đắp kín bằng những tấm đá đẽo vuông vắn

    C̣n tiếp..

  3. #23

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    truyện hay, lôi cuốn, post nữa đi bạn

  4. #24
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chỉ mấy nấm mộ, ông Quy nói:

    - Đó, mộ bố mẹ tôi, hai ông anh và con em gái tôi đó. Mất tích mà đến giờ này không được tin tức ǵ th́ cũng phải có ngôi mộ để vong linh đỡ tủi...

    Cạnh mấy nấm mộ là những bụi chuối xúm xuê. Riêng nấm mộ cuối cùng được bao bọc kín bằng hoa mười giờ. Tôi đoán, đó là mộ em gái ông. Đang tính hỏi, th́ ông nói ngay:

    - Em tôi nó thích hoa mười giờ. Đi đâu cũng phải có một bông cài lên tóc. Sau nó chết đúng 10 giờ sáng. Nói không ai tin, nhưng hàng xóm láng giềng ở đây ai cũng biết. Mà nó linh lắm, nó vẫn hiện về gặp tôi hoài đó, mấy anh tin không?

    Chỉ về phía ngọn đồi ở xa xa, nơi giao thông hào hướng tới, ông Quy nói:

    - Ngọn đồi đó trước là của một đơn vị bộ đội tên lửa pḥng không. Chung quanh là những ụ cao xạ. Chỉ có ụ tên lửa là có bộ đội thôi. C̣n mấy ụ cao xạ là toàn người trong làng. Phụ nữ, bô lăo, thanh niên nam nữ, rồi cả thiếu nhi nữa, tất cả đều phải chạy ra đó "chống Mỹ" mỗi khi có kẻng báo động. Cho có tinh thần vậy mà. Chết một đống c̣n hơn sống một mống...

    Trong nhà không có bàn ghế ǵ. Chỉ có một chiếc chơng tre nằm gọn một góc. Chung quanh nhà được ghép bằng những tấm gồ xù ś, được xẻ từ cây rừng, không bào gọt, đục đẽo. Cửa chính là một tấm phên nứa. được chống lên bằng một khúc tre. Trên tường gỗ có dán một tấm giấy to bằng tờ báo Nhân Dân. Tấm giấy đă ố vàng, nhưng tôi vẫn c̣n đọc thấy rơ hàng chữ in lớn trên đầu tờ giấy "Một số hiểu biết thông thường về pḥng không nhân dân".

    Phía dưới ḍng chữ là những h́nh ảnh hai chiều đơn giản hai loại máy bay Mỹ, một số loại bom thông thường, và những chỉ dẫn cách thức dùng súng các loại, bắn máy bay Mỹ vào những điểm yếu...

    Bên cạnh bức tranh, trên những tấm gỗ là những bức vẽ bằng phấn h́nh hai chiếc máy bay đang bay, và đường đạn bắn từ dưới lên, trúng ngay bụng một chiếc phi cơ, làm cho nó bốc cháy. Ở góc nhà, có một chiếc kệ bằng tre, trên đặt một chiếc máy bay Mig bằng nhôm nhỏ, dài hơn một gang tay.

    Sau này, Quy kể cho chúng tôi biết, đó là vật kỷ niệm cuối cùng của người em gái Quy. Chiếc máy bay đó là của một người bộ đội ở đơn vị tên lửa trên đồi tặng cho em gái Quy trước khi anh ta chết.

    Mai (tên em gái Quy) khi lên đường đi thanh niên xung phong đă gửi chiếc máy bay đó lại cho Quy.

    Tuy có rất muốn mang kỷ vật của người bộ đội theo bên ḿnh, nhưng v́ sợ mất, nên cô đă gửi lại cho người anh với lời dặn ḍ, nếu cô c̣n sống trở về th́ thôi, c̣n nếu cô chết th́ phải chôn chiếc máy bay đó cùng với thân xác của cô...

    Kể đến đó, ông Quy run run nói:

    - Biết là nó đă chết, nhưng tôi không có xác nó mà chôn cùng, nên đành phải để chiếc máy bay đó mà chờ... Chờ đă hơn 7 năm rồi...

    (C̣n tiếp...)

  5. #25
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Tui nhận thấy đây là một bài hồi kư rất trung thực của một người có thể gọi là chứng nhân hai mặt Nam-Bắc của một vấn đề. Lời văn lại nhẹ nhàng t́nh cảm không sặc mùi tuyên tryền dể thu hút người đọc không thấy chán. Những người trẻ hay những người sống lâu năm dưới chế độ ngoài Bắc hăy đọc để hiểu được cái ư nghĩa thấm thía của hai chử "giải phóng". Cám ơn cô Tigon, sao không thấy cô post tiếp...

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tối hôm đó, chúng tôi nghỉ lại nhà của ông Quy và nghe ông kể về những bi kịch gia đ́nh ông đă trải qua trong suốt thời gian từ 1965 cho đến 1975. Từ những chết chóc của những người thân trong gia đ́nh ông cho đến những mất mát vô phương hàn gắn của làng xóm nơi ông ở.

    Nghe chuyện của ông, tôi biết rằng, trong suốt thời gian mấy chục năm qua, trên quê hương Việt Nam, những mất mát của ông cũng là mất mát chung của hàng triệu gia đ́nh Việt Nam. Và mất mát nào cũng đau khổ, bi thương, đầy máu và nước mắt.

    Nhưng có điều lạ lùng, trước những mất mát tang thương đó, ông Quy không hề "căm thù Mỹ ngụy" như phần đông những người dân Miền Bắc bị cộng sản tuyên truyền.

    Có lẽ cuộc sống của ông ở Lào, cùng những chuyến đi buôn bán ở bên kia biên giới và mối quan hệ với người Thái Lan đă giúp ông nh́n ra bản chất của cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc xâm lăng của cộng sản Miền Bắc đối với Miền Nam.

    Chúng tôi c̣n ngạc nhiên hơn khi ông cho biết, tương lai người dân Việt Nam c̣n khốn khổ dài dài, v́ cả nước sẽ phải "thắt lưng buộc bụng" để lấy gạo trả nợ cho Trung cộng.

    Ông cũng kể cho chúng tôi nghe, trong thời gian chiến tranh, khi Trung Cộng không c̣n viện trợ gạo cho Hà Nội, cả làng của ông đă phải làm những vỏ bao gạo giả có in chữ Trung Cộng, để giữ cho ḷng người Miền Bắc khỏi hoang mang như thế nào.

    Ông Quy cũng tâm sự với chúng tôi về những ân hận hối tiếc của cha mẹ của ông khi nghe lời tuyên truyền của cộng sản, cho gia đ́nh "hồi hương xây dựng đất nước".

    Ông Quy sống không vợ con. Chỉ một thân một ḿnh lủi thủi cùng với một con chó mực và cả một quá khứ đau xót, đầm đ́a nước mắt và kỷ niệm lúc nào cũng trĩu nặng trên hai vai. Ông Quy chỉ là người thiểu số, nhưng với sự từng trải và hiểu biết, ông đă đoán ra chúng tôi là ai ngay khi gặp chúng tôi trong quán ăn.

    Hôm nay, tôi viết những ḍng chữ này về ông Quy v́ tôi muốn gửi gắm tới qúy độc giả một sự thực, ở Miền Bắc, trong cuộc sống khốn khổ, thiếu thốn và đói khát, lại bị cộng sản tuyên truyền nhồi sọ ngày đêm, nhưng vẫn có rất nhiều người, rất nhiều tấm ḷng không hề bị nhuộm đỏ. Những người đó vẫn hướng tới Miền Nam tự do với ḷng hy vọng trong suốt 20 năm.

    Rất tiếc, v́ đất nước ḿnh nhỏ bé, nên bị nhào nặn trong bàn tay nghiệt ngă của định mệnh, nên sau 20 năm chiến tranh, cuối cùng cộng sản chiếm được Miền Nam, khiến cho mọi hy vọng được người dân Miền Bắc âm thầm ấp ủ suốt thời gian dài, cuối cùng đều tan vỡ...

    Tuy thời gian nghỉ lại nhà ông Quy chỉ có một đêm, nhưng không hiểu sao từ đó cho đến nay, suốt mấy chục năm trôi qua, tôi vẫn nhớ đến ông, nhớ đến chiếc điếu cầy ông hút, nhớ những nấm mồ bên cạnh nhà, trong đó có nấm mồ trồng đầy hoa mười giờ mà trong ḷng một th́ trống không.

    Tôi không biết đến bây giờ, trong ḷng ngôi một đó đă có được chiếc quan tài, ấp ủ thân xác người em gái của ông hay chưa, hay chiếc máy bay nhỏ kỷ vật xưa, vẫn c̣n cô đơn trên chiếc kệ tre ở góc nhà...

    *

    Khoảng trung tuần tháng 5, chúng tôi đến Hà Nội an toàn. Mặc dù suốt chặng đường từ Vinh ra đến Hà Nội, chúng tôi bị hỏi giấy tờ nhiều lần, nhưng lần nào cũng trót lọt. Với khoa học kỹ thuật của Miền Nam, những giấy tờ giả mạo do B́nh làm đă qua mắt dễ dàng mạng lưới an ninh của Miền Bắc.

    Khi chuyến tàu tiến vô ga Hàng Cỏ, Hà Nội, tôi rất nôn nóng, muốn chắp cánh bay ngay về nhà của mẹ tôi. Tôi không biết trong mấy năm qua, cuộc sống của mẹ tôi ra sao. V́ trong những năm tháng ở Miền Nam tự do, tôi đă công khai viết bài tố cáo những tội ác của chế độ cộng sản; đă lên đài kể lại những bi kịch do cộng sản gây ra trên quê hương Miền Bắc; với tất cả tên tuổi thật, địa chỉ thật của ḿnh, nên tôi biết, khi tôi trở lại Miền Bắc, tôi sẽ phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm.

    Tôi biết, tôi không thể về thẳng quê nhà và cũng không thể về ngay nhà của mẹ tôi.

    Trải qua nhiều chục năm, chế độ độc tài chuyên chế của cộng sản tại Hà Nội đă tạo nên cả một mạng lưới an ninh bao trùm đời sống của người dân, thâm nhập vô mỗi gia đ́nh, nên không một ai dám tin ai, ngay cả bằng hữu, ruột thịt trong nhà. Thêm vào đó, cuộc sống thiếu thốn trăm bề, đói khát kinh niên của người dân Miền Bắc phải thường xuyên và vĩnh viễn tùy thuộc vào chế độ tem phiếu của nhà nước, đă khiến cho mỗi gia đ́nh, mỗi người lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không dám làm trái ư đảng, trái ư nhà nước để rồi mang họa đến cho những người thân yêu.

    V́ vậy, có thể nói, sau 30 tháng 4 năm 1975, trong những năm tháng phải sống ngoài ṿng pháp luật, bị săn đuổi như một con thú, tôi luôn luôn thấy b́nh an, tự tin như cá bơi trong nước, khi tôi được ở trên lănh thổ của Miền Nam. Trái lại, trên đất Bắc, tôi luôn cảm thấy lo sợ, hoảng hốt như cá bị mắc cạn.

    Ngay cả sau này, khi trốn khỏi trại cải tạo Kà Tum, trên đường trở về Sàig̣n, tôi luôn luôn được gặp những tấm ḷng vàng của người dân Miền Nam. Mỗi khi gặp hoạn nạn, tôi nói thật tôi là tù cải tạo trốn trại, lập tức tôi được mọi người giúp đỡ tận t́nh, không nề hà nguy hiểm đến bản thân.


    C̣n tiếp ...
    Last edited by Tigon; 24-05-2012 at 09:32 AM.

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi c̣n nhớ, khi vừa trốn khỏi trại cải tạo, đi bộ suốt đêm về đến thị trấn Dầu Tiếng vào buổi sáng sớm tôi có ghé một quán nước cách bến xe khoảng vài trăm thước. Khi được tôi cho biết, tôi là tù cải tạo trốn trại, cô chủ quán đă nhất định không chịu lấy tiền tô phở và ly cà phê.

    Không những thế, cô c̣n cho tiền và chỉ cho tôi cách đón xe đ̣ về B́nh Dương, khỏi bị công an xét hỏi. Cô khuyên tôi đừng có vô bến xe, mà nên đứng đợi ở dọc đường rồi vẫy xe đ̣.

    Rồi khi tôi lên được xe đ̣, v́ mới trốn trại, không có bất cứ giấy tờ ǵ, mà trạm kiểm soát ở Bến Cát th́ vô cùng nguy hiểm, nên trong nỗi lo sợ, tôi đánh liều nói thật cho mấy chị đi buôn ngồi cạnh biết tôi là tù cải tạo vừa trốn trại. Nghe xong, các chị liền nói bô bô cho tất cả mọi người trong xe biết.

    Lập tức cả chiếc xe đ̣ nhốn nháo, mỗi người mỗi ư, ai ai cũng muốn giúp đỡ tôi. Lúc đó tôi nhớ là vừa nghỉ hè, nên có mấy nam nữ giáo viên, tuổi c̣n rất trẻ trên xe. Sau một hồi bàn bạc rôm rả, ầm ĩ của tất cả mọi người, kể cả tài xế lẫn lơ xe, tôi được các bà đẩy vào tận phía trong cùng ngồi, rồi các bà bắt tôi phải cởi áo ngoài, chỉ mặc có một chiếc áo lót lấm lem dầu mỡ của người lơ xe.


    Kế đó, tôi được một chị trao cho một em bé khoảng trên dưới một tuổi, bắt tôi phải bế, kèm theo một b́nh sữa. Mọi người dặn tôi, khi đến Bến Cát, cứ ngồi nguyên trên xe, để các bà các cô lo liệu.

    Sau đó, các chị c̣n chuẩn bị sẵn "tiền ĺ x́" để dúi tay mấy nhân viên an ninh nếu chúng nó muốn làm khó dễ...

    Tôi ngoan ngoăn làm theo sự chỉ dẫn của mọi người, và trong thời gian chớp nhoáng, tôi cảm thất thật an toàn và tự tin trong tấm ḷng của người dân Miền Nam.

    Quả nhiên, khi đến Bến Cát, cửa sau xe mở ra, bóng vài người bộ đội đeo súng AK vừa thấp thoáng, đă bị các bà các cô xúm xít "đon đả chào đón tận t́nh", nên chẳng một tên bộ đội nào thèm hỏi giấy tờ của tôi....

    Ngồi sâu trong xe, một tay bồng em bé khóc oe oe, tay kia cầm b́nh sữa cố nhét vô miệng để dỗ cho đứa bé nín, tai nghe các bà các cô đưa mấy anh cán ngố vào xiếc một cách dễ dàng, tôi mới nhận ra, người phụ nữ Việt Nam, bất kể họ là ai, già hay trẻ, cũng đều thông minh tuyệt vời, và sẵn sàng hy sinh để cứu vớt những kẻ cô thế, đùm bọc những người gặp hoạn nạn. Hăy nói thật với họ những nguy hiểm bạn đang đối diện, những khó khăn bạn đang gặp phải, chắc chắn bạn sẽ được giúp đỡ tận t́nh, dù họ là mẹ, là vợ, là chị em của bạn, hay chỉ là một người dưng t́nh cờ gặp gỡ ở một nơi nào đó... Đối với người phụ nữ Việt Nam, bạn đừng bao giờ nói dối họ, th́ bạn sẽ không bao giờ gặp hoạn nạn, khó khăn, hay khổ đau...

    Xế trưa hôm đó, khi xe về đến thị xă B́nh Dương, mấy thầy cô giáo c̣n mời tôi một bữa ăn ngon lành. Trong khi tôi ăn, các cô giáo c̣n xách mấy bao gạo được nhà trường trả lương, đem đi bán, lấy tiền đưa cho tôi. Cầm tiền của các cô, tôi ứa nước mắt v́ xúc động... và tôi không nói nên lời. Từ đó đến nay, trong suốt mấy chục năm trời, tôi vẫn nhớ măi những con người với tấm ḷng vàng mười trên chuyến xe đó từ Dầu Tiếng về B́nh Dương. Tuy chẳng nhớ rơ được một gương mặt nào, một cái tên gọi nào, hay một địa chỉ nào, nhưng mỗi khi nhớ đến những kỷ niệm của ngày đó, tôi vẫn thấy trinh nguyên những bóng dáng ấy, những bàn tay ấy, thấp thoáng trong tâm trí, cùng với những xúc động cũng vẫn trinh nguyên như thuở nào của 31 năm về trước....

    (C̣n tiếp...)

  8. #28
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mẹ của tôi sống rất nghèo và cô đơn trong một căn nhà chật chội, nằm trong một căn hẻm nhỏ ở Hà Nội.

    Như tôi đă thưa chuyện cùng các bạn, khi Mẹ của tôi ghé thăm tôi năm tôi mới lên 7, lên 8 tuổi, tôi đă không chịu nhận Mẹ, không chịu gọi Mẹ một tiếng "Mẹ ơi!", chỉ v́ tôi bị những người lớn sống trong cùng một gia đ́nh tiêm nhiễm vào đầu óc tôi đủ thứ chuyện, nên tôi tin Mẹ của tôi đă bỏ tôi khi tôi c̣n đỏ hỏn....

    Trong những năm tháng sau này, và ngay cả đến bây giờ, h́nh ảnh Mẹ của tôi đi trong buổi trời chiều, khi gió lộng thổi, mặt nước sông sóng vỗ từng đợt, vẫn c̣n để lại trong ḷng tôi những nỗi xúc động trinh nguyên của ngày nào.

    Cùng với thời gian, trải qua những va chạm trong cuộc sống, và nhất là qua những lời kể của thầy, tôi dần dần hiểu được những hoàn cảnh éo le, đau khổ đến quằn quại, ướt đẫm nước mắt mà Mẹ đă phải chịu đựng khi yêu thầy của tôi, khi mang bầu tôi và khi sanh ra tôi. Chính trong nỗi niềm đầy ân hận và xót xa thương cảm dành cho Mẹ, sau này tôi đă cố gắng t́m Mẹ, nhưng không thành công. Cuộc sống thiếu thốn, đói khổ ở Miền Bắc, đối với một người con trai nhỏ bé như tôi, ngay đến củ khoai hà, ngọn rau muống c̣n là sự khao khát, thèm thuồng, th́ làm sao tôi có đủ điều kiện và tiền bạc để đi t́m Mẹ.

    May mắn, đến năm 16 tuổi, tôi t́nh cờ quen một người bạn học, quê ở thị xă Phủ Lư. Thân phụ của người bạn, từng trọ học ở nhà tôi trong những năm trước 1945, nên qua câu chuyện với một số bạn bè ở quê ngoại của tôi, người bạn đó biết được Mẹ ruột của tôi có một người con với cụ Xếp Văn là thầy của tôi. Từ những câu chuyện t́nh cờ giăng mắc với những người bạn, con cháu của bên ngoại, những buổi gặp gỡ xa gần xúc động đầy nước mắt, cuối cùng tôi biết Mẹ của tôi đang sống ở Hà Nội.

    Trong những năm tháng đó, máy bay Mỹ thường xuyên ném bom Miền Bắc, nên trường học của tôi phải "sơ tán" về vùng thôn quê ở gần Đọi Đệp, là quê ngoại của tôi. Hà Nội lúc đó đang là mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ, nên tôi không biết làm cách nào để kiếm ra tiền đi thăm Mẹ; và không biết Mẹ có c̣n sống ở Hà Nội hay đă đi "sơ tán"...

    Biết được những khó khăn, thiếu thốn của tôi, một số người bạn học đă gom góp tiền đưa cho tôi, rồi sẵn sàng cho tôi mượn xe đạp để tôi đi thăm Mẹ. Ôi, những tấm ḷng đầy ân nghĩa của t́nh bạn tuổi học tṛ... khiến tôi nhớ măi.

    Trong suốt những năm tháng sau này, mỗi khi nhớ đến những nghĩa cử đó, tôi lại thấy bồi hồi rung cảm. Th́ ra, trong cuộc sống, càng thiếu thốn, khốn khó bao nhiêu, con người càng có cơ hội thể hiện ḷng nhân ái nhiều hơn, yêu thương nhau hơn, hy sinh cho nhau nhiều hơn.

    Giữa lúc tôi đang chuẩn bị đi thăm Mẹ, th́ một ngày nọ, vào giữa buổi trưa hè nắng oi ả, Mẹ của tôi đến trường thăm tôi. Phần ngại hoàn cảnh trọ học của tôi, phần có lẽ Mẹ của tôi có những nỗi ngại ngùng riêng tư nào đó, tôi không biết, Mẹ từ chối không chịu vào nhà trọ của tôi. V́ vậy, tôi theo Mẹ ra một bụi tre cạnh bờ sông Châu, và tại đó, hai Mẹ con tôi tâm sự...

    Cho đến hôm nay, tôi vẫn không nhớ rơ, trong buổi gặp gỡ đó, Mẹ của tôi đă nói những ǵ, tôi đă nói những ǵ, nhưng tôi chỉ nhớ măi có một điều, trong buổi tâm sự trưa hôm đó, Mẹ chỉ có khóc....

    Mẹ tôi khóc hoài, khóc không thành tiếng, nhưng nước mắt của Mẹ cứ ứa ra, chảy dài trên hai g̣ má... Mẹ lấy khăn lau, nhưng lau vừa xong là nước mắt lại giàn giụa... Bây giờ, khi ngồi viết những ḍng chữ này, h́nh ảnh Mẹ của tôi với những ḍng nước mắt và cặp mắt giàn giụa nỗi thương đau vẫn hiện về rơ rệt như ngày nào tôi đang ngồi trước mặt Mẹ...

    Lúc đó, tôi muốn được gục vào ḷng Mẹ của tôi mà thổn thức, tôi muốn ôm lấy Mẹ để khóc oà lên như những người con khi gặp mẹ mà tôi vẫn thấy trong phim hay tôi thường tưởng tượng khi đọc truyện. Vậy mà không hiểu sao, trong ḷng th́ muốn vậy, nhưng tôi không làm được như vậy...

    Tôi ngồi đó, đau xót và bất lực nh́n Mẹ của tôi khóc... bằng cặp mắt ráo hoảnh của ḿnh, để rồi ngay tối hôm đó, và từ đó về sau, mỗi khi nhớ tới những giọt nước mắt của Mẹ vào buổi trưa hè bên gịng sông Châu, tôi lại rưng rưng lệ... trong niềm xúc cảm sâu lắng.

    Ngay cả bây giờ, khi ngồi đánh máy những ḍng chữ này vào buổi sáng của ngày Thứ Tư, sau một đêm dài thức trắng, nỗi niềm xúc động trong ḷng tôi dành cho Mẹ vẫn như ngày nào của ngót 40 năm về trước...

    Trong những năm tháng sau đó, tôi và bạn bè của tôi thường xuyên ghé thăm Mẹ vào dịp nghỉ hè.

    Tuy những dịp thăm viếng Mẹ như vậy không nhiều, mỗi năm chỉ một, hoặc hai lần, nhưng tôi được sống những giờ phút thật hạnh phúc của một người con có Mẹ, được Mẹ chăm sóc.

    Tôi c̣n nhớ, có những buổi sáng sớm, tôi thức dậy, nhưng vẫn nằm trong giường đọc sách. Khi Mẹ bước vô, sợ Mẹ la đọc sách trong mùng, nên tôi giả vờ nằm ngủ...

    Khi đó, tôi thấy bóng dáng thấp thoáng của Mẹ, đi ra đi vô, dọn dẹp đồ đạc trong pḥng, hay chuẩn bị đồ ăn sáng cho tôi...


    C̣n tiếp...

  9. #29
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tuy được sống trong hạnh phúc của t́nh Mẫu Tử, tôi ít khi tâm sự với Mẹ, ít khi ngồi nghe Mẹ kể chuyện... v́ mỗi khi Mẹ tôi tṛ chuyện với tôi là Mẹ lại khóc.

    Không hiểu từ bao giờ, bắt đầu từ lúc nào, nhưng đă lâu lắm, ngay từ khi mới được đoàn tụ với Mẹ không lâu, tôi đă có ấn tượng, cuộc đời của Mẹ là cả một giọt nước mắt khổng lồ, là những gịng nước mắt nối nhau chảy bất tận...

    Từ cuộc đời khốn khó đầy đau thương và nước mắt của Mẹ, tôi đă trưởng thành, bước vào đời với một tấm ḷng đa sầu, đa cảm, dễ "thương vay, khóc mướn" trước những đau khổ của người dưng, của nhân thế.

    Tôi hiểu được muôn vàn nỗi khó khăn chật vật, cùng những khổ đau, hy sinh tận tụy của những người vợ, người mẹ Việt Nam dưới muôn vạn mái nhà, trên muôn vạn nẻo đường của đất nước. Tôi xót xa trước những đắn đo mua sắm từ bó rau, con cá, những thao thức giật gấu vá vai, thu vén gia đ́nh, cho chồng con hạnh phúc, của hàng triệu người mẹ, người vợ Việt Nam, sống trong thiếu thốn đói khổ, chịu đựng muôn phần cơ cực tại hàng vạn vạn làng quê Miền Bắc...

    Qua cuộc đời đầy éo le và nước mắt, cô đơn và xót xa của Mẹ, tôi hiểu được những oan trái khổ đau người phụ nữ Việt Nam thường phải gánh chịu từ khi lớn lên cho đến khi yêu đương, được làm vợ, làm mẹ. Thêm vào đó, văn hóa Việt Nam, đạo lư vợ chồng của nền văn minh cửa Khổng sân Tŕnh, quan niệm chồng chúa vợ tôi, cộng với đời sống thiếu thốn trăm bề của gia đ́nh Việt Nam, đă khiến người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu thêm nhiều hy sinh, đau khổ... so với phụ nữ ở các quốc gia khác.

    Qua những trang sách tả thực của Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Hồ Dzếnh, Mai Thảo, Nhă Ca, Vơ Phiến, Doăn Quốc Sỹ... tôi thấy ḷng ḿnh thực sự rung động, trước những thân phận éo le của các nhân vật, điển h́nh cho nỗi khổ đau chồng chất và muôn phần đa dạng của người phụ nữ Việt Nam...

    Trong những năm tháng sau 30-4-1975, cùng với sự chiếm đóng Miền Nam, người cộng sản c̣n gieo rắc lên muôn vạn mái nhà, muôn vạn cuộc đời phụ nữ Miền Nam hàng triệu nỗi khổ đau, trong đó có nỗi khổ đau chờ chồng, nuôi chồng trong trại tù cải tạo.

    Sau này, khi đọc bài thơ Ta Về của nhà thơ Tô Thùy Yên, tôi đă vô cùng xúc động khi đọc tới đoạn mô tả t́nh cảm của tác giả, một người đi tù cải tạo sau 10 năm trở lại nhà, dành cho người vợ thương yêu, đầu gối tay ấp, thủy chung chờ chồng:

    Ta gọi thời gian sau cánh cửa
    Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
    Ta nghe như máu ân t́nh chảy.
    Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau.

    Ta về dầu phải đi chân đất
    Khắp thế gian này để gặp em
    Đau khổ riêng ǵ nơi gió cát
    Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm.

    Mấy năm trước, khi lần đầu được đọc bài thơ Ta Về, trong ḷng tôi vừa xúc động, vừa biết ơn thi sĩ Tô Thùy Yên vô cùng, v́ những câu thơ của ông đă đánh thức trong ḷng tôi những xúc cảm kỳ diệu của t́nh yêu thương, ḷng tri kỷ, sự hy sinh... dành cho nhau trong t́nh vợ chồng khi ly biệt.

    Câu thơ "Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu" có một sức mạnh gợi tưởng huyền diệu, giúp người đọc thức ngộ được những giao thoa kỳ diệu của nỗi đau với niềm vui, của ly biệt với đoàn tụ, của khổ đau với hạnh phúc... Rồi trong khổ thơ sau, thi sĩ Tô Thuỳ Yên cũng giúp người đọc, nhất là những người tù cải tạo, hiểu được những khổ đau chất ngất, những thao thức, trăn trở bất tận của những người vợ có chồng đi tù cải tạo:

    "Đau khổ riêng ǵ nơi gió cát. Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm."

    (C̣n tiếp...)

  10. #30
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786

    Vài lời về anh Hửu Nguyên, người viết hồi kư

    Anh HN có lẽ đến Úc sớm lắm đâu khoảng cuối thập niên 1970. Một người nhiệt t́nh chống cộng, làm chủ tờ báo Sài G̣n Times khoảng đâu vào năm 1990.

    Tờ báo mới đầu 1 tuần 2 số, sau xuống c̣n 1 số và mới đây năm ngoái th́ đóng hẳn, và mới đây mở trở lại nhưng h́nh như 2 tuần 1 số. Tui hỏi th́ ô ta trả lời "...chịu nhiều áp lực từ mọi phía, từ phía toà đại sứ VC, từ phía ...cộng đồng".
    Chủ trương cũa ô ta là chống những ǵ cần phải chống, chống Việt Tân, chống những ung nhọt trong cồng đồng và dĩ nhiên là chống cộng.

    V́ tờ báo èo ọt nên chẳng có nhiều quảng cáo lắm, báo bán giá $2 th́ ạch ụi. Khổ ! Tui hỏi ô ta th́ bảo "nhiều khi phải bỏ tiền túi ra, chỉ bởi v́ cái nghiệp phải theo".

    Mổi lần tui gặp anh Phạm thanh Phương đồng chủ bút th́ anh ta lại dúi vào tay tui 1 tờ báo "biếu". Tui bảo biếu sén cái ǵ, chẳng đáng bao nhiêu và đưa anh ta $2, x̣ng phẳng. Chẳng đáng bao nhiêu nhưng tấm ḷng chứng tỏ ḿnh ủng hộ.

    Anh Phương cũng có room trên PalTalk, tui th́ không vào paltalk v́ không có th́ giờ nhưng mổi lần gặp anh ta th́ anh ta bảo "...vừa mới chửi cha cái thằng này, con mẹ nọ...". Tui bảo " ai anh cũng chửi tuốt như thế th́ thiên hạ nó xúm lại nó chơi anh là phải rồi !!!".

    2 cha nội Hửu Nguyên và Thanh Phương hăng lắm. Gặp nhau là chuyện cứ rôm rả. Anh HN th́ c̣n có da có thịt , c̣n Thanh Phương th́ choắc lại như con chuột. Tui bảo "anh đúng là dế lữa, buông ra là đá ngay...".

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •