Page 4 of 29 FirstFirst 1234567814 ... LastLast
Results 31 to 40 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #31
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngồi trên xe lửa, trên đoạn đường từ Nam Định, qua Phủ Lư, đến Hà Nội, ḷng tôi ngổn ngang trăm mối khi nh́n thấy những h́nh ảnh thân quen vùn vụt trôi qua cửa sổ. Bao kỷ niệm được đánh thức, bao nhân dáng thấp thoáng hiện về, để rồi tôi đau xót khi thấy quê hương, đất nước của tôi vẫn nghèo nàn, khốn khổ; thân nhân bằng hữu của tôi vẫn măi măi ch́m ngập trong cuộc đời giật gấu vá vai, khốn khó về vật chất, đoạ đầy về tư cách, mỏi ṃn về nhân phẩm

    . Bây giờ, cùng với chiến thắng của người CS sau 30-4-1975, biết bao hy vọng mỏng manh của người dân Miền Bắc sẽ bị dập tắt; bao tấm ḷng thao thức hướng vô Miền Nam trong suốt bao nhiêu năm qua, nay sẽ phải nghẹn ngào nhắm mắt...

    Lúc đó, tôi không hề biết, trong suốt 31 năm sau 1975, tổ quốc của tôi, dân tộc của tôi sẽ phải chịu đựng muôn vàn nỗi trầm luân, khổ cực, hàng trăm ngàn người sẽ bị đầy ải trong trại cải tạo, hàng triệu người phải đi vùng kinh tế mới, hàng chục vạn người sẽ chết biển cả, trong rừng sâu, những cô gái Miền Nam hồn nhiên, chất phác như hoa rừng cỏ nội, sẽ phải bỏ cha mẹ, bỏ quê hương đi làm vợ những người đàn ông què cụt, không cùng ngôn ngữ ở khắp các quốc gia trong vùng Á châu, những em bé sẽ bị chế độ CS xuất cảng sang ngoại quốc làm điếm...

    Thời điểm tháng 5 năm 1975, tất cả những chuyện đau khổ đó chưa xảy ra, nhưng tôi, một thanh niên mới 24 tuổi đầu, với kinh nghiệm cha truyền con nối về chế độ CS, cộng với những ǵ tôi học hỏi được ở Miền Nam tự do, đă cho tôi biết, cùng với chiến thắng của CS và cái gọi là “hào quang thống nhất đất nước” bao trùm lên cả nước, tổ quốc của tôi, dân tộc của tôi đang bắt đầu bước vào một bóng đen dầy đặc của một đêm dài thời trung cổ...

    Và cùng với nỗi bất hạnh của tổ quốc, của dân tộc, cuộc đời của tôi cũng sẽ trải qua những nỗi đau đớn, nghẹn ngào, đầy máu và nước mắt...

    Tôi biết, với quá khứ của một người bộ đội hồi chánh, một tên “phản bội tổ quốc”, tôi sẽ không thể nào sống nổi trong chế độ cộng sản. Tôi biết h́nh phạt duy nhất dành cho tôi là nhà tù, trường bắn.

    V́ vậy, trong thâm tâm, ngay từ khi hiểu rơ chế độ CS, tôi đă có một quyết tâm, bằng bất cứ giá nào, tôi cũng phải thoát khỏi chế độ cộng sản vô nhân, cái chế độ chỉ biết dậy con người thù hận, căm ghét, đập phá. Để thoát khỏi cái chế độ bất nhân cộng sản, tôi sẵn sàng chấp nhận đánh đổi mạng sống của ḿnh, v́ thà tôi chết trên con đường chạy trốn cộng sản, cái chết của tôi c̣n có ư nghĩa hơn là tôi tiếp tục sống kiếp nô lệ trong chế độ cộng sản.

    Mang trong ḷng quyết tâm ấy, cộng với những ảnh hưởng của tác phẩm Ruồi Trâu, ngay từ những năm cuối thập niên 1960, tôi đă t́m đến cảng Hải Pḥng, tính chuyện chui xuống một chiếc tàu hàng nào đó, như Ruồi Trâu đă làm, để trốn khỏi Việt Nam.

    Thực ra, chuyến phiêu lưu đầy nguy hiểm của tôi đáng lẽ thành công, nếu không v́ một bữa cơm với cá rô chiên tại nhà một người bạn tôi quen ở bến cảng...

    Cũng v́ mang trong ḷng quyết tâm ấy, nên trước ngày vô Nam, từ trong chỗ đóng quân ở sâu trong rừng thẳm của tỉnh Quảng B́nh, tôi đă trốn đơn vị để về thăm Thầy, Mẹ tôi lần cuối, để rồi sau đó, ngay khi đặt chân đến lănh thổ Miền Nam chưa đầy một tháng, từ động Ông Đô ở phía tây Quảng Trị, tôi đă nhằm thẳng vùng ánh sáng của thị xă Quảng Trị, cắt một đường thẳng băng, trở về hồi chánh với chính phủ VNCH...

    Và bây giờ, sau 1975, khi Miền Nam lọt vào tay cộng sản, tôi cũng chỉ c̣n có một con đường duy nhất: Phải trốn khỏi chế độ CS bằng bất cứ giá nào, cho dù tôi có chết trên đường trốn chạy. Nhưng trước khi vĩnh biệt quê hương, tôi muốn một lần cuối gặp lại Thầy, Mẹ; lần cuối nh́n lại quê hương cùng những người thân yêu của tôi. Đó là lư do khiến tôi trở lại Miền Bắc trong chuyến đi vô cùng nguy hiểm này.

    Như tôi đă thưa với các bạn, trong thời gian sống trên vùng đất của Miền Nam tự do, tôi đă cố gắng làm tất cả những ǵ có thể làm để người dân Miền Bắc, trong đó có bằng hữu và những người thân của tôi, hiểu rơ sự thực cùng bản chất của cuộc chiến tranh xâm lăng do CS Hà Nội chủ xướng.

    Để làm được điều đó, tôi đă viết bài, với tên thật, địa chỉ thật; gửi những người thật, địa chỉ thật ở Miền Bắc; và chính tôi đă đọc những bài viết đó trên đài VOA trong suốt thời gian dài mấy năm trời. V́ vậy, ở quê hương của tôi, cả xă, huyện, tỉnh, đều biết tôi là một tên “đầu hàng địch”, một thằng “phản bội tổ quốc”. Nay tôi phiêu lưu trở về chắc chắn tôi sẽ phải đối diện với thật nhiều nguy hiểm, v́ trong số những người quen biết tôi, chỉ có rất ít là những người tôi có thể tin tưởng.

    C̣n tiếp...

  2. #32
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngay khi xuống ga Hàng Cỏ, ḷng tôi nôn nóng chỉ muốn về ngay nhà để thăm Mẹ. Tôi biết, sau gần 5 năm trời xa cách, Mẹ tôi chắc đă già đi nhiều. Mái tóc của Mẹ chắc có thêm nhiều sợi bạc, lưng của Mẹ cũng đă c̣ng thêm...

    Trong suốt những năm sống ở Miền Nam, mỗi khi nhớ Mẹ, tôi lại nhớ đến giàn mướp, giàn hoa thiên lư mẹ trồng. Tôi nhớ cả chuồng heo, có con heo thiệt to, Mẹ tôi nuôi để sau này bán lấy tiền cho tôi cưới vợ. Tôi nhớ cả bức tường loang lổ, con hẻm chật hẹp, hôi hám mỗi khi đẩy chiếc cổng gỗ ọp ẹp bước vô nhà của Mẹ...

    Tôi không biết tất cả những h́nh ảnh đó, những kỷ vật đó, cái nào c̣n cái nào mất. Thời gian và cuộc sống khốn khó, đói khát trên đất Bắc, khiến tất cả đều bấp bênh, mờ ảo, không có ǵ là thực.

    Nhưng dù tha thiết muốn về nhà, tôi vẫn lo ngại v́ nhà của Mẹ tôi ở ngay cạnh nhà của một tay công an. Đó là căn nhà khá lớn, đất rộng gấp bốn, gấp năm lần nhà tôi. Giữa hai nhà chỉ có một hàng rào dâm bụt, thấp đến ngang ngực, nên ngồi chơi ở sân nhà bên này, nh́n rơ mọi chuyện ở sân nhà bên kia.

    Trong những năm tháng trước khi vô Nam, mỗi khi ghé thăm Mẹ, tôi đều thấy tay công an đi ra đi vô, và có đôi lần, chúng tôi gặp nhau ngay cổng, thậm chí có khi c̣n chào hỏi nhau một đôi câu. Tôi không biết, tay công an đó có biết ǵ đến việc tôi hồi chánh hay không.

    Nhưng dù sao, tôi không thể vội vàng ghé thăm Mẹ tôi, lỡ chẳng may gặp tay công an đó ngay cửa, và tay công an đó biết rơ lư lịch của tôi, th́ sẽ vô cùng nguy hiểm cho tôi và cả Mẹ của tôi nữa.

    V́ vậy, sau khi suy nghĩ thiệt kỹ, tôi quyết định ghé thăm nhà bà chị ở phố Huế trước, t́m hiểu t́nh h́nh, thấy thuận tiện th́ sẽ ghé thăm Mẹ, sau đó sẽ về thăm Thầy.

    Thầy tôi có tất cả 5 người con gái đầu ḷng. V́ không có con trai nên lấy thêm vợ hai, được có một người con trai, thấy không đủ bảo đảm có người nối ḍng dơi, duy tŕ hương lửa sau này, nên Thầy tôi lấy thêm vợ ba, đẻ được ra tôi. Người chị gái ở phố Huế là con dâu của ông Tổng Tu, người vẫn thường cùng với Thầy tôi lén lút nghe đài BBC mỗi khi Thầy tôi ghé thăm.

    Ông Tổng Tu có 3 người con trai và một người con gái. Người con trai cả cũng lấy một người chị của tôi, và cả hai vợ chồng đă vô Nam năm 1954, sống ở Vơ Di Nguy, Phú Nhuận. Người con trai thứ hai lấy người chị thứ ba của tôi, và cả hai vợ chồng đều ở lại Hà Nội. Người con trai út cũng vượt tuyến vô Nam ngay từ năm 1957, 1958, và được chỉ huy một trung đội lính bảo vệ Trung Tâm Chiêu Hồi Thị Nghè.

    Người chị ở phố Huế là một người rất tháo vát, can đảm và tự tin. Tuy ông Tổng Tu, bố chồng của chị là người bị ghép tội “tư sản mại bản”, và bố ruột th́ bị ghép tội địa chủ, lại có các anh chị, bên chồng cũng như bên ḿnh,”chạy vô Nam theo đế quốc”, nhưng trong thế cùng đường của một người mẹ, người vợ phải gánh vác cả gia đ́nh chồng, chị coi tụi cán bộ cộng sản từ thằng to đến thằng nhỏ không ra kí lô ǵ.

    Tôi đă từng nghe Thầy tôi kể rất nhiều chuyện can đảm và khôn ngoan của chị khi chị đối đáp với cán bộ cộng sản. Sau này, khi đọc những bài viết chửi cộng sản của bà Dương Thu Hương, không hiểu sao tôi cứ liên tưởng đến người chị ở phố Huế của tôi.

    Trong số những câu chuyện Thầy tôi kể, tôi nhớ nhất chuyện chị tôi chửi tụi cán bộ cải cách ruộng đất vào năm 1956, hay 1957, tôi không c̣n nhớ rơ.

    Thời gian đó, gia đ́nh tôi bị quy là gia đ́nh địa chủ. Sau một thời gian, đội cải cách đă thu vét tất cả mọi của cải ch́m nổi của gia đ́nh tôi, chúng vẫn tin là Thầy tôi c̣n giấu rất nhiều của cải ở nhà con gái ở Hà Nội. V́ vậy, chúng quyết định trói Thầy tôi rồi giải lên Hà Nội, đến tận nhà chị của tôi ở phố Huế để moi tiền.

    Sau khi bị tra khảo nhiều lần, trong thân phận của một người địa chủ, Thầy tôi không c̣n cách nào hơn, đành phải cho đội cải cách biết rơ địa chỉ của con gái, và chấp nhận để cho đội cải cách giải Thầy tôi lên gặp con gái lấy tiền về trả cho các “ông bà nông dân”....

    (C̣n tiếp...)

  3. #33
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Dưới ánh náng chang chang của mùa hè và hơi nóng hầm hập bốc lên từ con đường nhựa, thầy tôi phải cởi trần, tay bị trói giật cánh khuỷu, đi chân đất suốt từ ga Hàng Cỏ đến nhà chị tôi ở Phố Huế.

    Khi tới nhà của chị tôi, thầy cất tiếng gọi, nhưng cả nhà chị tôi lúc đó đang ở trên gác, nên không một ai nghe thấy. Tên đội cải cách liền lấy báng súng dộng vào cửa ầm ĩ.

    Chị tôi nghe thấy vội chạy ra balcony ngó xuống. Trong mấy phút đầu tiên, chị không hiểu chuyện ǵ xảy ra. Đến khi thầy tôi ngước mặt gọi tên tục của chị, "Châu con ơi!... Thầy đây!", chị tôi mới sửng sốt thốt lên, "Chúa ơi!..." Sau đó, chị vội chạy ngay xuống dưới nhà.


    Vừa mở cửa, nh́n thấy thầy tôi lam lũ, lếch thếch, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, chị liền nổi điên:

    - Các anh là ai? Tại sao các anh lại trói thầy tôi như thế này?...

    Tên đội cải cách ruộng đất liền to giọng nạt nộ:

    - Chúng tôi là ai hử? Chúng tôi là cán bộ cải cách ruộng đất. Bố của cô là địa chủ có nợ máu với nhân dân nên chúng tôi phải trói ông ta lại...

    Nghe tên đội nói vậy, t́nh cha con nổi lên, khiến chị tôi không c̣n biết sợ hăi là ǵ. Chị đưa tay chỉ thẳng vào mặt tên đội, rồi vừa hét vừa khóc:

    - Tôi ra lệnh cho anh cởi trói thày tôi ngay! Thầy tôi có là địa chủ nợ máu với nhân dân hay với anh đi nữa, anh cũng không được quyền trói thày tôi đi nghênh ngang ở đường phố Hà Nội. Anh có biết đây là đâu không? Đây là Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam "dân chủ cộng ḥa". Ở đây có không biết bao nhiêu ṭa đại sứ, người ngoại quốc. Anh trói người rồi dong đi giữa ban ngày ban mặt thế này là anh bêu riếu "đảng và nhà nước ta", anh có biết không? Các anh là đồ phản động? Tụi ngoại quốc mà nó chụp được h́nh các anh trói người dong đi giữa đường phố Hà Nội rồi chúng gửi ra nước ngoài, là các anh sẽ bị tù rục xương! Các anh sẽ bị xử bắn! Tôi sẽ cho người đi gọi công an khu phố lại đây ngay lập tức để họ trói các anh lại!...

    Rồi v́ quá xúc động, chị tôi vừa khóc, vừa túm lấy áo tên đội cải cách mà la lên: "Cởi trói ngay! Anh có cởi trói cho thầy tôi ngay không th́ bảo! Anh dám trói người ngay giữa thủ đô Hà Nội? Hu... hu..."

    Tiếng khóc, tiếng la hét của chị tôi, cộng với cảnh một ông già râu tóc bạc phơ, cởi trần, đứng run rẩy giữa trưa nắng, bên cạnh là hai người cán bộ cải cách ruộng đất răng đen mă tấu, đă khiến những người đi lại trên đường phố tụ lại vây quanh, rồi tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng la hét của đám con nít.

    Tất cả sự ầm ĩ huyên náo này khiến cho hai tên đội cải cách lúng túng, hoảng hốt. Sau đó, tên đội liền rút chiếc dao găm đeo ở hông, cắt dây trói cho thấy tôi....

    Chị tôi liền ôm lấy thầy tôi khóc ṛng, rồi vừa khóc, chị vừa d́u thầy tôi đi vào trong nhà.... để mặc cho hai tên đội đứng lớ rớ ở ngoài cửa, chúng không dám bước vô nhà mà cũng không dám bỏ đi.

    Sau khi ngồi xuống ghế, trải qua phút giây thảng thốt, thầy tôi sực nhớ ra, vội bảo: "Châu, con ra mời hai ông đội vào nhà!..."

    Chị tôi vâng lời, bước ra nói... Lúc đó, hai viên đội mới rón rén đi vô trong nhà.

    C̣n tiếp...

  4. #34
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi xuống ga Hàng Cỏ, tôi đáp xe điện tới phố Huế, và đẩy cửa vô nhà của chị tôi vào một buổi trưa trung tuần tháng 5 năm 1975. Giống như tất cả những căn nhà ở Hà Nội sau 1954, nhà của chị tôi cũng phải chia 5 xẻ 7 cho hàng chục gia đ́nh cán bộ của nhà nước cư ngụ miễn phí.

    Nguyên tầng dưới, có tới 4 gia đ́nh, sống chen chúc, được ngăn cách bằng những tấm cót, tấm màn bằng vải, hay bằng nylon. Chị T. con gái út của ông tổng Tu, cũng chỉ được ở trong một căn pḥng chật hẹp, không đầy 6 thước vuông.

    V́ một căn nhà nhiều gia đ́nh cư ngụ, nên cửa chính lúc nào cũng không khóa. Trở lại nhà chị sau thời gian hơn 6 năm xa cách, tôi thấy cảnh vật vẫn như xưa. Vẫn cánh cửa gỗ cũ kỹ, mở ra những hành lang tối om, âm u, mùi ẩm mốc bốc lên; vẫn những con người bơ phờ, gầy g̣ ốm yếu, hốc hác, những cặp mắt thờ ơ "ngoài miếng ăn, bất cần tất cả"... đang ngồi, đứng rải rác, thản nhiên nh́n tôi bước vô...


    Tôi gật đầu nhẹ chào họ, rồi đi nhanh lên lầu. Chị tôi đang ở trong bếp, nghe tiếng chân trên cầu thang, hỏi vọng ra, "Con Thư về rồi đấy hả?"

    Tôi vội chạy vô nói:"Em đây chị! Em, Chí đây!..."

    Chị tôi quay ra, nh́n thấy tôi, sững sờ không nói... Tôi thoáng thấy rất nhanh trong ánh mắt của chị sự xúc động, thêm vẻ hoảng hốt, phập phồng, giống như mắt của một con thỏ đang bị săn đuổi..

    . Chị không chào, không hỏi, không ôm chầm lấy tôi mà hỏi han, khóc lóc, như tôi đoán. Trái lại, chị tôi hoàn toàn im lặng, bước vội ra ngoài cửa bếp, lấy tay đẩy tôi vô trong bếp, rồi đứng đó im ĺm bất động, nh́n xuống cầu thang nghe ngóng động tĩnh. Sau vài phút trôi qua trong im lặng, chị tôi quay vô hỏi tôi, giọng th́ thầm:

    - Cậu vô đây có người nào thấy không?

    Trong tích tắc, tôi hiểu ngay thân phận của tôi, hoàn cảnh của chị, và cả một mạng lưới an ninh nguy hiểm ŕnh rập bủa vây với tiêu chuẩn, mỗi người dân phải là một người công an.

    Tôi lắc đầu, cốt để trấn an chị. Ngay sau đó, chị tôi ra dấu cho tôi đi theo chị vô trong pḥng riêng của vợ chồng chị. Đóng cửa lại thật nhẹ nhàng, chị quay lại hỏi, giọng hơi gắt, vẻ phật ư:

    - Sao cậu không đi đi, c̣n quay về đây làm ǵ?

    Tôi hơi bàng hoàng trước thái độ xa cách, lạnh lùng của chị. Có lẽ nhận ra được điều đó, chị tôi hơi hối hận:

    - Cậu ngồi đây, tôi đi pha nước chanh cậu uống...

    Tôi cảm động. Th́ ra, chị tôi vẫn c̣n nhớ sở thích uống nước chanh đường của tôi. Tôi vội cản chị lại:

    - Cảm ơn chị, em không khát...

    Chị tôi lại nhắc lại câu hỏi:

    - Sao cậu không trốn đi ngoại quốc? Giờ này cậu c̣n về đây làm ǵ nữa?

    Tôi xúc động:

    - Em muốn về gặp thầy lần cuối trước khi em đi...

    Chị tôi trả lời, nghe như một tiếng than:

    - Thầy mất rồi em ơi!...

    "Thầy mất rồi!" Tôi bàng hoàng, không thể nào tin được lời chị tôi nói. Tôi đứng đó, mở to mắt nh́n chị mà như không nh́n thấy một cái ǵ...

    Bao nhiêu nỗi ân hận, nuối tiếc, yêu thương dành cho thầy tôi, trong suốt những năm dài xa cách, đă thôi thúc tôi ở lại, chấp nhận tất cả mọi nguy hiểm, vượt cả ngàn cây số ra ngoài Bắc để chỉ ấp ủ có một ước vọng cuối cùng: Được gặp thầy tôi lần cuối!

    Nay ước vọng đó đă tan tành thành mây khói. Cuộc đời tôi từ khi sanh ra, lớn lên ở Miền Bắc, tôi chỉ có một người gần gũi, thương yêu tôi nhất là thầy tôi. Trong suốt những năm tháng đói khát và khổ ải triền miên, tôi sinh ra và lớn lên trong t́nh thương của người cha già sống trong cảnh gà trống nuôi con, tôi đă được chứng kiến, được hưởng biết bao hạnh phúc êm đềm, mà chỉ sau này, khi được sống ở Miền Nam Tự Do, nhớ lại những điều đó, tôi mới hiểu được, tất cả những hạnh phúc tôi được hưởng trong quá khứ, là nhờ những hy sinh, đau đớn, nhịn đói, nhịn khát... của thầy tôi... "Thầy ơi!"

    Phải mất mấy phút đồng hồ sau, tôi mới cất tiếng hỏi:

    - Thầy mất bao giờ?

    Tiếng nói của chị tôi nghe như gió thoảng: "Thầy mất năm 1974...

    Năm 1974, tôi đang sống sung sướng, hạnh phúc và no đủ tại Miền Nam. Tôi hiểu, trong hoàn cảnh đói khổ nơi đất Bắc, cộng với hoàn cảnh thiếu thốn của thầy tôi lúc bấy giờ, và nhất là thân phận của tôi, một tên hồi chánh, "phản bội tổ quốc", đă mang đến cho thầy tôi nhiều nỗi khổ đau gấp bội... Và như vậy, trong nỗi cô đơn tận cùng, thầy tôi đă sống trong sự sự thiếu thốn và đói khát cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Tôi đứng đó, thấy nước mắt của ḿnh ứa ra, chảy dài hai bên má... Tôi khóc âm thầm trong nỗi đau đớn mất mát người thân vô cùng lớn lao, lớn lao chưa bao giờ có trong cuộc đời của tôi...

    Tôi hỏi chị tôi: "Mộ của thầy ở đâu?"

    Chị tôi nói: "Thầy muốn đưa thầy về Đầm. Nhưng tiền bạc kiếm đâu ra. Thôi th́ cứ chôn tạm ở đó... mai sau có...."

    Nước mắt tôi lại thêm dàn dụa... Trong ḷng tôi cảm thấy đau đớn quá. Như có một nhát dao vô h́nh đâm vô thật xâu.

    T́nh quê hương, làng xóm, họ hàng thân tộc trong tâm hồn của thầy tôi lớn lao vô cùng. Xa làng Đầm hơn chục năm, nhưng mỗi năm, cứ tết đến, dù lănh lẽo mưa gió thế nào đi nữa, thầy tôi cũng cơm nắm, muối mè, trái bầu đựng nước, rồi dắt tôi đi bộ cả mấy chục cây số, để về quê tảo mộ, vun đắp mồ mả nội ngoại, rồi thăm hỏi họ hàng xa gần suốt từ làng Sui về làng Đầm...

    C̣n tiếp...

  5. #35
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nụ cười méo mó và ánh mắt sợ hăi trên gương mặt giàn giụa nước mắt của chị tôi vào buổi chiều tháng 5 năm 1975 là h́nh ảnh vĩnh viễn không phai mờ trong tâm trí của tôi suốt thời gian hơn 31 năm qua.

    Tôi cũng biết, nụ cười méo mó cùng ánh mắt sợ hăi đó đă thường xuyên đến với cuộc đời của chị, của anh, của các cháu, và của hàng chục triệu người Việt lương thiện sống trong sự ḱm kẹp của cộng sản trên đất Bắc...

    Hai mươi năm sống trên đất Bắc, tôi hiểu, trong suốt những tháng năm dài bị cộng sản cai trị, vẫn có nhiều người Việt can đảm dám công khai đứng lên chống lại chế độ cộng sản. Nhưng v́ hệ thống cai trị của cộng sản quá nghiêm ngặt, toàn bộ mạng lưới thông tin đều do đảng cộng sản điều hành, nên những tấm gương anh hùng chống đối cộng sản chỉ được loan truyền bí mật tại mỗi địa phương.

    Chỉ riêng ở quê tôi, mỗi xóm, mỗi làng cũng có bốn, năm người bị cộng sản bắt đi tù cải tạo v́ những lư do bề ngoài khác nhau nhưng nguyên nhân duy nhất, họ là những người chống đối chế độ cộng sản. Bị cộng sản bắt, họ là những người bị tù nhưng không hề có án nên không biết bao giờ được tự do.

    Đôi khi có người được thả về, nhưng khi t́nh h́nh xă hội biến động không thuận lợi, cộng sản lại bắt họ bỏ tù tiếp. Cũng có người được về với gia đ́nh một vài tháng rồi bị bạo bệnh, qua đời. Họ là những tấm gương dũng cảm, nhưng chúng tôi, một số rất ít người, chỉ dám bàn tán về họ một cách lén lút. V́ bàn tán lén lút như vậy nên những tin tức về họ lúc nào cũng hư hư thực thực, không biết đâu là thật, đâu là huyền thoại được thêm thắt, thêu dệt.

    Trong số hàng loại biện pháp kiểm soát, kiềm chế người dân, được cộng sản Việt Nam thực hiện, có hai biện pháp rất bá đạo là lấy tương lai chế ngự hiện tại; và dùng sợi dây liên hệ t́nh cảm gia đ́nh, họ hàng... để trói buộc lẫn nhau.

    Sống trong một xă hội, hiện tại luôn luôn mù mịt, thiếu thốn, con người bắt buộc phải bấu víu vào tương lai để sống. Mà sống trong chế độ cộng sản, một người đă bấu víu vào tương lai, theo đuổi nhu cầu hạnh phúc cho ḿnh, cho gia đ́nh ḿnh, điều đó đồng nghĩa với những thỏa hiệp về lương tâm, về lư tưởng, khiến ḿnh đầu hàng cộng sản, tự biến ḿnh trở thành công cụ của chế độ.

    C̣n những ai biết quên đi tương lai, hạnh phúc của chính cá nhân ḿnh, để có đủ can đảm đối đầu với cộng sản, th́ họ phải đối diện với một cửa ải thứ hai, khó khăn gấp bội là hạnh phúc của gia đ́nh, của họ hàng ruột thịt. Một người khi theo đuổi lư tưởng cao cả là chống cộng sản, họ có thể có đủ can đảm để hy sinh hạnh phúc của bản thân, thậm chí cả mạng sống của chính họ. Nhưng đ̣i hỏi phải hy sinh hạnh phúc và tính mạng của những người thân trong đó có vợ con, th́ quả là điều không dễ dàng.

    Chính v́ lo sợ về những thiệt tḥi, nguy hiểm liên hệ tới người thân, đă khiến nhiều người Việt ở Miền Bắc phải cắn răng chịu nhục, chấp nhận làm tôi tớ cho cộng sản. Một người bị ghép vào tội phản động, chống lại "đảng và nhà nước", không những người đó bị tù tội hay bị tử h́nh, mà ngay cả những người thân trong gia đ́nh như cha mẹ, vợ, con, anh chị em... của người đó cũng đều bị liên hệ, phải chịu đựng những thiệt tḥi về kinh tế, văn hóa, xă hội.... qua nhiều h́nh thức khác nhau.

    Và dĩ nhiên, trong cuộc sống đói khổ cùng cực ở Miền Bắc, ngay cả những nhà thơ, nhà văn, nhà báo tên tuổi, c̣n sẵn sàng bán ḿnh cho chế độ để đánh đổi lấy những hạnh phúc mỏng manh qua tem phiếu, những ân huệ hời hợt, bạc nhạc của chế độ, th́ thử hỏi những người Việt b́nh thường, trong đó có những người mẹ, người vợ, những trẻ em ngây thơ, làm sao có đủ hiểu biết và can đảm, chấp nhận hy sinh tương lai, hạnh phúc của ḿnh để có được niềm tự hào khi có một người con, người chồng, người cha dám can đảm chống lại chế độ cộng sản?

    C̣n tiếp...

  6. #36
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Không những thế, trong xă hội cộng sản ở Miền Bắc, cả một guồng máy tuyên truyền, bao gồm sách vở, thơ văn, phim ảnh, kịch nghệ, truyện dài, truyện ngắn,... đều nhan nhản những câu chuyện được ngụy tạo nhằm ca ngợi những người vợ dám tố chồng, những người mẹ dám tố con, những người con dám tố cha mẹ,... chỉ v́ họ biết chạy theo ảo tưởng "yêu nước là yêu chủ nghĩa xă hội, trung thành với tổ quốc là trung thành với đảng bác".

    Sống trong xă hội cộng sản, mọi người đều thấy lư trí, t́nh cảm, tâm linh của ḿnh quằn quại giữa hàng loại những mâu thuẫn, trái khoáy. Những người lớn, từng trải, có hiểu biết, tuy yêu thương nhau tha thiết, nhưng vẫn phải dè chừng nhau, nghi ngờ nhau và giả dối với nhau, để tồn tại.

    Những người trẻ tuổi, ít từng trải, thiếu hiểu biết, tuy kính yêu ông bà, cha mẹ, anh em, nhưng sẵn sàng tố cáo, bán đứng người thân vị họ đă được đảng cộng sản nhồi nhét tuyên truyền:

    "Làm người yêu nước phải biết v́ đại nghĩa, v́ quyền lợi của đảng, của tổ quốc, sẵn sàng hy sinh những người thân yêu khi họ chống lại đảng!"

    Một người vợ dù có yêu chồng tha thiết, nhưng một khi biết chồng có âm mưu chống lại đảng và nhà nước, người vợ không thể nào chấp nhận hy sinh tương lai của gia đ́nh, trong đó có con cái, để bao che cho chồng.

    Một người chồng thương yêu vợ con, sẽ không thể nào chịu đựng nổi những khổ đau đầy đọa mà v́ họ, vợ con họ phải gánh chịu. Hiểu được nỗi cay đắng đoạn trường này, nhiều người v́ không muốn để vợ con liên luỵ, đă gạt lệ, ly dị vợ, từ bỏ con cái để theo đuổi lư tưởng... hoặc v́ vợ con, đành từ bỏ lư tưởng để chịu nhục làm nô lệ cho cộng sản.

    Sống trong chế độ cộng sản, tôi hiểu rất rơ những nguy hiểm liên đới sẽ đến với anh chị và các cháu, nếu chẳng may tôi bị bắt ngay tại nhà của chị tôi.

    Tôi hiểu tấm ḷng yêu thương của chị dành cho tôi dù có lớn lao đến thế nào th́ cũng không thể át được nỗi lo ngại, phập phồng đầy sợ hăi của chị dành cho hạnh phúc của chồng con.

    V́ vậy, ngay sau khi chị đi chợ mua đồ ăn, không một lời từ giă, không một ḍng chữ ly biệt, tôi cũng âm thầm gạt lệ, lặng lẽ rời khỏi nhà chị, nhảy xe điện về Bờ Hồ, rồi từ Bờ Hồ tôi đáp xe điện hướng về Ô Chợ Dừa, để ghé nhà của Mẹ...

    *

    Nhà của Mẹ tôi ở trong một ngơ hẻm, chật hẹp và tối tăm. Tuy đó là căn nhà biệt lập, nhưng tiêu điều giống như một túp lều hơn là một căn nhà. Từ đường xe điện vô đến nhà không đầy 200 thước. Xuống xe điện, thấy trời c̣n sáng, tôi không dám về nhà Mẹ ngay, đành lang thang trên những khu phố để giết th́ giờ, chờ bóng tối buông phủ....

    Đường phố Hà Nội vẫn ngơ ngác, phờ phạc như năm năm trước khi tôi lên đường vô Nam. Người Hà Nội vẫn vất vả ngược xuôi, trên khuôn mặt ai ai cũng hằn lên dấu vết nhọc nhằn, bương chải, lo âu, khắc khoải. Ngay cả trên những gương mặt thơ ngây của trẻ thơ, của tuổi học tṛ, tôi vẫn thấy ngưng đọng những buồn phiền, thiếu thốn...

    Thủ đô Hà Nội, nơi nổi tiếng ngàn năm văn vật, từng xuất hiện lung linh như trái cấm ngoài tầm tay với trong những tác phẩm của Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Vũ Bằng; từng được thi sĩ Quang Dũng chấm phá một cách kiêu sa tuyệt vời qua câu thơ "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"; dưới sự cưỡng hiếp và bức tử của những người cộng sản, đă trở thành tụ điểm của tội phạm, lừa đảo, xảo trá, mất hết tính người.

    Hà Nội thuở nào được nhạc sĩ Anh Bằng trao gửi qua những câu hát măi măi thao thức ḷng người, "Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tṛn đắm say. Đôi tay ngọc ngà dương gian, t́nh ái em đong thật đầy..."; nơi vĩnh viễn được người Bắc di cư ấp ủ trong niềm tự hào qua câu ca dao "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”,... dưới sự ḱm kẹp của chế độ cộng sản, đă trở thành một thành phố bị cộng sản "Đem bục công an đặt giữa tim người. Bắt t́nh cảm xuôi ngược theo luật đi đường nhà nước".

    Khi trời chạng vạng tối, phố bắt đầu lên đèn, tôi mới đi trở lại đường xưa, rẽ vô căn hẻm cũ... với tất cả sự phập phồng lo sợ xen lẫn nỗi nhớ nhung, xót xa.

    Tôi biết, trong những ngày tháng sắp tới, tôi sẽ luôn luôn sống trong tâm trạng của một con thú bị săn đuổi, của một người sống ngoài ṿng pháp luật. Bằng mọi cách, tôi phải né tránh tất cả các trạm cảnh sát, các đồn công an, và cả những người quen biết.

    Tôi quyết định sẽ ở lại Hà Nội với Mẹ một hai ngày, rồi tuỳ t́nh h́nh, tôi sẽ về quê thăm mộ Thầy, rồi sau đó, tôi phải vô Nam, t́m đường vượt biên.

    Tôi biết, trong hoàn cảnh của tôi lúc đó, chỉ có ở Miền Nam, tôi mới có thể được người dân giúp đỡ, đùm bọc, để có thể vượt biên thành công.

    C̣n ở Miền Bắc, ngoài một số người thân và bạn bè cật ruột ra, tôi hoàn toàn cô đơn. Thậm chí, ngay cả những người thân và bạn bè cật ruột của tôi, họ cũng hoàn toàn bất lực, không thể giúp đỡ tôi làm những chuyện động trời là vượt biên ra nước ngoài.


    C̣n tiếp...

  7. #37
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    V́ biết chắc, tôi có thể bị công an, bộ đội bắt bất cứ lúc nào, và điều này chắc chắn sẽ xảy ra, nên tôi đă chuẩn bị tất cả những ǵ có thể làm để bằng mọi giá, sẵn sàng trốn chạy ngay sau khi bị bắt.

    Trong hoàn cảnh của tôi, một tên "hồi chánh" "phản bội tổ quốc", tôi hiểu, nếu tôi bị cộng sản bắt, không sớm th́ muộn, chúng cũng phăng ra lư lịch của tôi.

    Khi đó, cộng sản sẽ tử h́nh tôi, hoặc tống tôi vô nhà tù kiên cố nhất với án tù chung thân. Lúc đó, tôi sẽ vô phương trốn chạy.

    V́ vậy, một khi bị bắt, trong thời gian từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ đầu tiên, tôi tin tưởng tôi sẽ qua mặt công an bộ đội cộng sản. Trong thời gian đó, với những loại giấy tờ giả khác nhau, tôi sẽ dễ dàng đóng vai một người bộ đội đảo ngũ biết ăn năn, một anh thanh niên xung phong trốn đơn vị đang hối cải t́m đường trở lại đơn vị, hay một người cán bộ đi buôn lậu biết nhận lỗi...

    Trong vai tṛ của một người mang tội h́nh sự đó, chắc chắn những người công an, bộ đội bắt giữ và canh gác tôi sẽ lơ là cảnh giác, tạo điều kiện cho tôi tẩu thoát dễ dàng.

    Điều quan trọng sinh tử nhất cho tôi lúc đó là tôi phải tẩu thoát bằng mọi giá trong ṿng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên, trước khi công an, bộ độ cộng sản biết rơ tôi là ai.

    Để có thể qua mắt được người cộng sản một cách dễ dàng một khi bị bắt, tôi bỏ vô trong bóp một vài tấm h́nh cắt từ trong báo và tạp chí; khoảng 5, 10 đồng bạc lẻ; một ít thư từ nhặt được từ những đống rác cạnh bưu điện; và ít giấy tờ tùy thân giả mạo với tên giả, địa chỉ giả.

    Tất cả chỉ cốt làm sao chiếc bóp chứa những kỷ vật giá trị đối với tôi. C̣n lại, tất cả những giấy tờ lưu không tức là những giấy tờ giả nhưng chưa ghi tên, địa chỉ, cùng tất cả tiền bạc tôi có, tôi đều giấu kỹ hai, ba chỗ trong người và dưới vớ.

    Tôi biết, thông thường, tại mỗi trạm gác ở bến xe, bến tàu, bến phà, hay khi xét nhà... nếu thấy ai khả nghi, công an, bộ đội cộng sản chỉ giữ giấy tờ và bóp của người đó, và rất ít khi họ khám xét cơ thể ngay lúc đó.

    Người cộng sản hiểu rơ, với người dân giấy tờ tùy thân vô cùng quan trọng. V́ ậy, khi công an, bộ đội đă giữ giấy tờ tuỳ thân của ai, họ chắc chắn người đó không bao giờ dám trốn chạy. Và chính thái độ đinh ninh chắc chắn này của công an, bộ đội, sẽ khiến họ chủ quan, lơ là cảnh giác, tạo điều kiện cho tôi trốn chạy dễ dàng.

    Thực tế, trong suốt thời gian sống ngoài ṿng pháp luật của cộng sản tại Miền Bắc, cũng như Miền Nam, tôi đă nhiều lần bị cộng sản bắt, rồi trốn thoát trong ṿng 24 tiếng đồng hồ, chỉ nhờ ở sự chủ quan khinh địch của công an, bộ đội cộng sản khi họ "cầm chắc" chiếc bóp của tôi...


    (C̣n tiếp...)

  8. #38
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngay khi bước vào căn hẻm cũ, dưới ánh đèn vàng vọt từ ngoài đường hắt vô và từ những nhà chung quanh chiếu xuống, tôi đă nhận ra căn nhà quen thuộc của Mẹ.

    Khi đến gần, tôi vẫn thấy chiếc cửa gỗ cũ kỹ bên bức tường loang lổ. Cổng khóa, nhưng tôi không bấm chuông, v́ không muốn Mẹ bước ra ngoài, bật đèn sáng, gây kinh động gia đ́nh người công an ở cạnh nhà.

    Nh́n quanh, không thấy ai, tôi vội với tay vào cái hốc nhỏ, kín đáo nằm ngay dưới chân cổng...

    Trong một khoảnh khắc phập phồng lo ngại, tôi bỗng vui mừng khi sờ thấy chiếc ch́a khóa nằm gọn trong hốc... Tôi xúc động nhớ tới lời Mẹ dặn trong những năm tháng xa xưa, "Mẹ già lắm rồi... chẳng biết sống chết thế nào. Con đi đâu th́ đi, nhưng nhớ về với Mẹ. Khi về, tḥ tay vào cái hốc ở cửa, thấy chiếc ch́a khóa Mẹ giấu ở đó là Mẹ vẫn c̣n sống, vẫn c̣n ở cái nhà này...".

    Tay tôi run run mở khoá, rồi cố gắng đẩy chiếc cổng gỗ thật nhẹ nhàng để Mẹ không hay biết. Sau khi khép cổng, tôi đi qua chiếc cửa sổ có che rèm. Trong nhà đèn sáng, nghe có tiếng động lịch kịch, tôi cố nh́n vô trong nhưng không thấy ǵ.

    Bước thêm mấy bước, quẹo về bên phải là chiếc cửa duy nhất để vô nhà. Tôi đứng đó, hít một hơi thở thật sâu, cố gắng chế ngự nỗi niềm xúc động của ḿnh, rồi gơ cửa...

    Không nghe thấy tiếng Mẹ trả lời, chỉ nghe tiếng lịch kịch trong pḥng, nên tôi đoán, có lẽ v́ tôi quá xúc động nên gơ cửa quá nhẹ. Tôi gơ lần hai, mạnh hơn. Vẫn không thấy tiếng Mẹ trả lời, nhưng những tiếng lịch kịch cũng không c̣n. Im lặng năm, mười giây đồng hồ... Tôi đang định gơ cửa lần nữa, th́ nghe Mẹ hỏi, giọng run run:

    - Ai đó... Có phải Chí không con?

    Tôi ngạc nhiên không hiểu sao Mẹ lại gọi trúng tên tôi. Tôi xúc động, nước mắt tự nhiên trào ra:

    - Dạ, con đây... Mẹ!

    Trả lời chưa dứt, tôi nghe có vật ǵ rơi xuống sàn nhà, tiếng chân của Mẹ đi vội vă, tiếng then cửa lạch cạch, rồi cánh cửa mở rộng...

    Dưới ánh đèn, Mẹ của tôi đứng đó, run rẩy ở tuổi 65, với mái tóc bạc, chiếc lưng c̣ng và cặp mắt đẫm lệ... Lúc ấy, tất cả đều nḥa đi trước mắt tôi, nhưng tôi thấy rơ cặp mắt của Mẹ đang khóc.

    Trong suốt bao nhiêu năm dài sau này, mỗi khi nhớ về Mẹ, giữa không biết bao nhiêu những kỷ niệm thương đau, xót xa và ân hận, không hiểu sao tôi vẫn thấy trong tâm trí tôi lung linh h́nh ảnh cặp mắt đầm đ́a nước mắt của Mẹ vào buổi tối hôm đó...

    Sau này, ngay khi được đọc lần đầu tiên mấy câu thơ trong bài thơ Ta Về của Tô Thuỳ Yên:

    Ta gọi thời gian sau cánh cửa
    Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
    Ta nghe như máu ân t́nh chảy
    Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau...


    chẳng hiểu sao tôi liền xúc động liên tưởng ngay đến cặp mắt đẫm lệ của Mẹ. Và chẳng phải chỉ lần đầu tiên, mà măi măi về sau, mỗi khi đọc đoạn thơ trên của Tô Thuỳ Yên, tôi đều nhớ đến "nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu" của Mẹ vào tối hôm đó..

    . Chính v́ giá trị gợi cảm, tạo nên những liên tưởng tuyệt vời, mang đến trong ḷng tôi nỗi niềm xúc động sâu xa và miên viễn như vậy, nên kể từ khi được đọc bài thơ Ta Về, nhà thơ Tô Thuỳ Yên đă ngự trị một vị trí vô cùng trang trọng trong tâm hồn của tôi.

    Ngay cả sau này, khi qua một số thân hữu ở Mỹ, nghe được những tin tức hư, thực về ông, ḷng yêu quư của tôi dành cho ông vẫn không hề thay đổi. Không thay đổi, không phải v́ tôi ngoan cố, mù quáng bảo vệ một thần tượng, mà v́ tôi nghĩ rằng, một nghệ sĩ với tài năng đặc biệt, trong những hoàn cảnh đặc biệt xuất thần, họ có thể để lại cho đời một kiệt tác bất hủ. Tôi trân trọng kiệt tác bất hủ đó, tôi biết ơn nghệ sĩ đó...

    D́u Mẹ bước vào trong nhà, nh́n cảnh tượng trước mắt, ḷng tôi trùng xuống trong nỗi xót xa, thương cảm. Ngay góc nhà là chiếc nồi nấu "cơm" bị đổ ụp. Chung quanh là một phần gạo, ba phần khoai khô đổ tung tóe...

    Níu tôi ngồi xuống giường, Mẹ kéo vạt áo lau nước mắt, rồi xụt xịt:

    - Mẹ đang lấy "gạo" thổi "cơm" th́ nghe gơ cửa. Mới đầu Mẹ giật ḿnh v́ cổng th́ khóa, ai vô được trong này mà gơ cửa. Rồi thần hồn mách thần tính, Mẹ nghĩ ngay đến con, v́ chỉ có con mới biết chỗ Mẹ giấu ch́a khóa, mà mở cổng, vô gơ cửa...

    Nghĩ vậy là Mẹ rụng rời chân tay, đánh đổ cả nồi, cả "gạo"...

    Nh́n chỗ khoai độn gạo tung tóe dưới đất, tôi thở dài:

    - Ở nhà, Mẹ vẫn phải ăn độn hở Mẹ?

    Mẹ tôi chép miệng:

    - Mấy chục năm nay, cả nước ai mà chẳng ăn độn, hở con? C̣n có độn mà ăn là may mắn lắm đó. Ở Đọi, Đệp [quê ngoại của tôi], Mẹ c̣n thấy người ta phải đào cả củ chuối lên mà ăn nữa đó...

    C̣n tiếp...

  9. #39
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi cúi xuống hốt chỗ gạo và khoai độn bỏ vào nồi, mà ứa nước mắt.

    Cuộc đời của tôi trong những năm tháng dài sống trên đất Bắc, cũng thường xuyên phải ăn độn khoai, độn sắn, độn bột ḿ. Và Mẹ tôi đă nói đúng, mấy chục năm trời, ở Miền Bắc, hầu hết mọi người dân đều phải ăn độn quanh năm. Một năm, họa may chỉ có một, hai ngày Tết, người dân Miền Bắc mới may mắn được ăn cơm không độn.

    Tối hôm đó, tôi kể cho Mẹ nghe tất cả sự thật về cuộc đời của tôi, kể từ khi tôi rời động Ông Đô đi t́m tự do cho đến khi tôi trở lại Miền Bắc.

    Nghe chuyện, Mẹ tôi khóc ṛng, trong khi hai bàn tay của Mẹ cứ nắm chặt lấy tay tôi.

    Mẹ cũng kể cho tôi nghe những chuyện liên quan đến tôi. V́ tôi xa cách Mẹ từ khi c̣n nhỏ, nên tôi không có "hộ khẩu" ở Hà Nội. Sau này, tuy t́m thấy Mẹ, nhưng tôi chưa kịp chuyện "hộ khẩu" về Hà Nội, th́ đă bị gọi đi "bộ đội".

    Trong suốt thời gian hơn một năm trời sống trong hàng ngũ "bộ đội", tôi vẫn không hề khai địa chỉ của Mẹ ở Hà Nội.

    V́ vậy, khi tôi hồi chánh, vô Nam t́m tự do, rồi viết bài tố cáo cộng sản và lên đài VOA đọc những bài viết đó, chỉ những người cộng sản ở quê biết. C̣n ở Hà Nội, cộng sản vẫn không hề biết, Mẹ của tôi có một người con "phản bội đảng bác, chạy theo đế quốc".

    Anh, chị và một số bạn bè thân thiết của tôi, có ghé thăm Mẹ, cho biết những tin tức về tôi, nhưng không một ai khai báo cho cộng sản hay biết. Nhờ vậy, Mẹ của tôi vẫn sống b́nh an trong suốt những năm dài. Bây giờ, thấy tôi đột ngột trở về, Mẹ muốn tôi ở lại Hà Nội sống với Mẹ.

    Mẹ bảo tôi:

    - Con đă về đây th́ ở đây với Mẹ. Mẹ sẽ xoay sở mua cho con cái "hộ khẩu". Chuyện đó chẳng có khó đâu con. Thời này chỉ có tiền là xong hết.

    Trong thâm tâm, tôi đă quyết tâm về thăm Thầy Mẹ và một số người bạn thân cùng chí hướng, rồi tôi sẽ t́m đường vượt biên ra ngoại quốc.

    Đă được sống ở Miền Nam tự do, tôi không thể nào chấp nhận cả cuộc đời của ḿnh sẽ mục ruỗng trong chế độ cộng sản. Đó là chưa kể đến việc, không sớm th́ muộn, cộng sản sẽ phát hiện ra tôi, sẽ tống tôi vô tù chung thân, thậm chí có thể choàng vào cổ tôi cái án tử h́nh.

    Bên cạnh tương lai u ám và sự hiểm nguy cho bản thân, tôi c̣n lo sợ đến sự an toàn của Mẹ, anh chị, các cháu và bạn bè của tôi, nếu chẳng may tôi bị bắt ở nhà của Mẹ. Với những giấy tờ giả, tôi có thể đi lại ở Miền Bắc, Miền Nam, và tôi có thể bị cộng sản bắt, nhưng chúng không thể nào phăng ra được lư lịch của tôi, nếu tôi bị bắt ở một nơi xa lạ.


    Nghĩ vậy, tôi nói:

    - Con ở lại đây ngày nào là nguy hiểm cho Mẹ ngày ấy. Con phải đi...

    Mẹ tôi khóc:

    - Nguy hiểm thế nào đi nữa Mẹ cũng chịu. Mẹ già rồi, sống được ngày nào với con là Mẹ hạnh phúc ngày ấy...

    Nghe Mẹ nói, tôi xúc động nhận ra, chỉ có t́nh Mẫu Tử thiêng liêng, ḷng yêu con vô bờ bến, người Mẹ mới có thể sẵn sàng chấp nhận mọi sự hiểm nguy, để hy sinh tất cả cho con.

    Sống trong chế độ cộng sản, Mẹ tôi biết rơ những h́nh phạt tàn nhẫn của cộng sản, nếu chúng bắt được Mẹ chứa chấp tôi. Nhưng Mẹ sẵn sàng chấp nhận tất cả những h́nh phạt tàn nhẫn đó để đánh đổi lấy hạnh phúc mong manh được sống chung với người con của Mẹ trong vài tháng, vài năm...

    Tôi biết, trong hoàn cảnh lúc đó, tôi chỉ có thể dùng sự an nguy của chính tôi để thuyết phục Mẹ chấp thuận cho tôi một lần nữa phải chia tay Mẹ, ra đi...

    Tôi khuyên Mẹ:

    - Thưa Mẹ, nếu con ở lại, sớm muộn ǵ con cũng bị bắt. Khi đó, không những Mẹ khổ, mà con cũng khổ. "Tội" của con thế nào cũng bị họ xử bắn, hoặc bỏ tù chung thân mà Mẹ...

    Mẹ tôi nức nở:

    - Khổ quá, con ơi, con đừng nói nữa.... Thôi th́ con đi đi... Ở lại với Mẹ vài tháng cho Mẹ đỡ nhớ, rồi con đi... Mẹ đă chả có công nuôi con th́ Mẹ cũng chả dám ngăn cản con nữa...

    Nghe Mẹ nói, tôi thấy thương Mẹ vô cùng. Tôi biết, Mẹ tôi lúc nào cũng mang mặc cảm đă không nuôi tôi, nên thường dễ dàng chiều ư tôi, không muốn làm tôi phật ư.

    Ngay lúc đó, tôi biết, tôi chỉ có thể ở lại với Mẹ một vài ngày, chứ không thể nào ở lại tới vài tháng.

    Thêm ngày nào ở lại Hà Nội, tôi sẽ gặp nguy hiểm ngày đó. Nhưng lúc đó, tôi không thể nói rơ cho Mẹ biết ư định của tôi. Nói ra lúc đó, chỉ làm cho Mẹ tôi thêm đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của Mẹ. Tôi sẽ nói với Mẹ khi nào gặp dịp thuận lợi.

    Cả ngày hôm sau, tôi được hưởng hạnh phúc ở trong nhà của Mẹ, được Mẹ chăm sóc từ miếng ăn, thức uống, đến giấc ngủ, được thấy bóng dáng hiền thục của Mẹ thấp thoáng đi lại trong pḥng.

    Đến khi bóng tối buông phủ, tôi chào Mẹ, rồi đi bộ theo đường tắt ra ga Hàng Cỏ, đáp tầu về Phủ Lư, để bắt đầu chuyến đi đầy nguy hiểm: Viếng thăm mộ của Thầy tôi!


    (C̣n tiếp...)

  10. #40
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Từ nhà Mẹ đi ra Ga Hàng Cỏ, có hai lối:

    Một lối từ nhà ra tới Ô Chợ Dừa rẽ trái vô phố Khâm Thiên, đến cuối đường, rẽ trái khoảng cây số là tới Ga.

    Lối thứ hai gần hơn, đi tắt theo Ngơ Văn Chương thẳng ra phố Khâm Thiên rồi tới Ga.

    Cả hai lối đi này đều đến mặt tiền của Ga Hàng Cỏ. Tại đây, tôi phải xuất tŕnh giấy tờ và phải mua vé tàu.

    Đó là điều tôi không muốn v́ hai lẽ:

    Lẽ thứ nhất, số tiền tôi mang theo từ Miền Nam rất ít ỏi, chỉ đủ dùng thật tằn tiện cho ăn uống dọc đường. Tôi cũng không muốn nhận tiền của Mẹ v́ Mẹ đă rất nghèo khổ. V́ vậy, tôi không thể dùng tiền để mua vé tàu, vé xe, trừ khi bắt buộc phải mua.

    Lẽ thứ hai, quan trọng hơn, v́ giấy tờ tôi dùng toàn là thứ giả, nên tôi phải tránh tối đa mọi sự kiểm soát của các cơ quan công quyền cộng sản. Việc dùng giấy tờ giả để qua mặt công an, bộ đội cộng sản tại các nút chặn trên các tuyến đường, hay các trạm kiểm soát giao thông, hoặc trên các phương tiện chuyên chở công cộng là điều không có ǵ khó khăn.

    Tuy nhiên, tại các bến tàu xe quan trọng như Ga Hàng Cỏ, việc kiểm soát giấy tờ của công an, bộ đội cộng sản bao giờ cũng kỹ lưỡng hơn và có nhiều phương tiện, kỹ thuật để phát hiện giấy tờ thực giả dễ dàng hơn.

    V́ vậy, tôi đă chọn lối thứ ba để vô Ga Hàng Cỏ từ phía đường Trần Quư Cáp sau khi đi qua Ngơ Văn Chương, rồi rẽ trái dọc theo Hồ Văn Chương.


    Trải qua bao nhiêu lần vượt thoát, sống bất hợp pháp trong chế độ cộng sản, đă giúp tôi có được những kinh nghiệm qua mặt công an cán bộ cộng sản một cách rất đơn giản:

    Kinh nghiệm thứ nhất, trên đường trốn chạy cộng sản, tôi luôn luôn cố gắng không mang bất cứ thứ hành lư nào trên người. Dĩ nhiên, một chiếc ba lô hay túi xách, với đầy đủ quần áo, mùng mền, lương thực, thuốc men,... bao giờ cũng rất cần thiết cho một người khi chạy trốn cộng sản. Nhưng nếu tôi mang những thứ đó, th́ chính những thứ đó là bằng chứng tố giác tôi không phải người địa phương, mà là người từ xa đến, và c̣n có thể tiếp tục đi xa. Điều này sẽ khiến công an, cán bộ CS rất dễ chú ư nghi ngờ và thận trọng kiểm soát giấy tờ. V́ vậy, không mang thứ ǵ trên người là điều quan trọng đầu tiên để có thể đánh lạc hướng sự chú ư của cộng sản.

    Kinh nghiệm thứ hai, tôi phải cố gắng am tường càng nhiều càng tốt nơi tôi đang có mặt và nơi tôi sắp đến.

    Để có thể có được những kiến thức cần thiết này, việc đầu tiên khi đặt chân đến bất cứ thành phố, thị trấn, thị xă hay làng xóm nào, tôi cũng đều hỏi thăm đường để đến bưu điện.

    Tại bưu điện, giả vờ trong vai người mua tem thư, tôi dễ dàng trông thấy những cán bộ, bộ đội hay công nhân viên,... gửi thư từ cho người thân.

    Chỉ cần kín đáo ngó thoáng qua những chiếc phong b́ trong tay họ, tôi cũng đủ thấy họ tên của người gửi, đơn vị, địa chỉ làng xă, quận huyện nơi người đó đang ở.

    Nhiều khi may mắn, tôi c̣n nhặt được những chiếc phong b́, những lá thư... ở những đống rác ngay cạnh bưu điện. Đọc những thứ này, tôi sẽ thu lượm và khai thác được nhiều kiến thức cần thiết.

    Dùng những kiến thức đă thu lượm được, tôi sẽ tṛ chuyện làm quen với những người đi đường để hỏi thăm tên họ của chủ tịch, bí thư đảng uỷ xă... của xă nơi tôi đang có mặt, và xă tôi đang sắp tới...

    Với kiến thức về địa phương mà tôi vừa thu lượm, với cách ăn mặc ḥa đồng với địa phương, lại không mang hành lư đồ đạc ǵ trên người, tôi dễ dàng qua mặt công an, cán bộ cộng sản.

    Ngoài ra, có khi trên đường đi, tôi c̣n ghé tiệm sách, mua những cuốn "cộng sản đặc" như cuốn Ngục Trung Nhật Kư của Hồ Chí Minh, rồi giả vờ say sưa ngồi đọc trên xe, trên tàu; hay khi đi bộ th́ cố ư cầm cho b́a cuốn sách quay ra ngoài... để công an, cán bộ cộng sản trông thấy khỏi nghi ngờ.

    Kinh nghiệm thứ ba, trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi, tôi luôn luôn cố gắng làm quen với một người đồng hành để tṛ chuyện, vừa t́m hiểu thêm những điều cần biết, vừa tránh được sự chú ư từ những cặp mắt cú vọ của cán bộ công an cộng sản.

    Nhất là trên xe lửa, thường có những "toa nằm". Hành khách của những toa này đều là những cán bộ "trung cao" hoặc thân nhân của những cán bộ đó. T́m cách làm quen, tṛ chuyện với những người đó là điều không khó. Và khi đă tṛ chuyện được với một người ở "toa nằm", th́ nhân viên soát vé hầu như không bao giờ hỏi vé, v́ họ đinh ninh ḿnh cũng là người của "toa nằm".


    Kinh nghiệm thứ tư, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, gặp bất cứ đối tượng CS nào, tôi cũng phải cố gắng ứng xử một cách b́nh tĩnh để tạo cho ḿnh vẻ ngây thơ, ngờ nghệch. Điều này sẽ khiến công an, cán bộ cộng sản có thái độ coi thường, chủ quan, khinh địch. Một khi họ đă có thái độ đó, tôi sẽ có cơ hội qua mặt họ dễ dàng, hoặc trốn thoát cho dù tôi có bị bắt.

    Để có thể né tránh được sự kiểm soát giấy tờ của công an cộng sản tại Ga Hàng Cỏ, tôi thấy chỉ có cách trèo tường, nhảy vô sân ga, chứ không thể nào đường hoàng tŕnh giấy tờ để mua vé ở ngay cổng nhà ga.

    Tôi tin tưởng, một khi đă chót lọt lên được xe lửa, tôi sẽ dễ dàng phát hiện ra nhân viên kiểm soát vé hay công an ngành đường sắt ngay từ xa. Và nhờ không mang theo trên người bất cứ hành lư ǵ, tôi sẽ kịp thời né tránh họ bằng cách lẩn trốn trong toilet, trèo lên nóc tàu, hay ẩn ḿnh dưới các bậc lên xuống của các toa tàu.

    Trong trường hợp cực chẳng đă, nhân viên xoát vé hay công an đường sắt phát hiện ra tôi trốn vé, th́ với bộ mặt ngờ nghệch của tôi cộng với việc tôi chẳng có hành lư ǵ, nhân viên xoát vé và công an đường sắt sẽ đinh ninh tôi chỉ là một thanh niên nghèo khổ, túng thiếu, đi xe lửa quịt mà thôi.

    V́ vậy, giải pháp trừng phạt duy nhất đối với một người đi xe lửa quịt là họ sẽ đuổi tôi xuống ngay khi tàu dừng lại ở một ga nào kế đó. Khi đó, tôi sẽ đóng vai một thanh niên đau khổ, nhưng sợ sệt và ngoan ngoăn vâng theo lời họ, đi ra khỏi nhà ga.

    Một khi khuất ḿnh trong bóng tối, tôi sẽ chạy thục mạng dọc đường sắt, theo hướng tàu chạy một đoạn, rồi t́m cách chui qua hàng rào, vô gần đường sắt và t́m chỗ ẩn ḿnh chờ đợi. Khoảng 5, 10 phút sau, tàu chuyển bánh, từ từ rời ga với tốc độ chậm, sẽ giúp tôi nhảy lên tàu trở lại một cách dễ dàng.

    Trong trường hợp lỡ chuyến tàu đó, tôi sẽ chờ để nhảy chuyến tàu khác sau đó. Một thân một ḿnh, không thân nhân, không hành lư, đă giúp tôi tự tin, đi lại dễ dàng theo kiểu "sâu đo" trên khắp mọi nẻo đường của quê hương Việt Nam.

    Măi sau này, khi tính chuyện vượt biên đường bộ từ Sàig̣n ra Đông Hà, Quảng Trị, rồi trực chỉ đến Savannakhet, Lào, cạnh sông Mêkông, để sang bờ bên kia là Mukdahan của Thái, chỉ v́ người chị một ḷng một dạ tin vào số mệnh "luôn có quư nhân phù trợ" mà đă trải qua không biết bao nhiêu nguy hiểm của tôi nên hết sức năn nỉ, khiến tôi phá lệ "độc hành, không hành lư" chấp nhận để cho người cháu gái và một người bạn của nó đi cùng, mang theo đủ thứ hành lư cồng kềnh kể cả mùng mền, nên cả ba chúng tôi cùng bị công an biên pḥng cộng sản bắt khi cách biên giới Lào Việt chỉ có 4 cây số..

    . Đó là chuyện sau này tôi sẽ trở lại với nhiều t́nh tiết khổ đau, nguy hiểm, để rồi dẫn đến cuộc vượt thoát của tôi ngay trên đường phố Huế, cách lao Thừa Phủ không đầy mấy trăm mét, và ngay trước mặt hai tên công an áp tải tù.

    Ga Hàng Cỏ, nhà ga lớn nhất Miền Bắc, là trung tâm điểm của 5 tuyến đường sắt đi 5 hướng như Lào Cai, Thái Nguyên, Hải Pḥng, Lạng Sơn và vô hướng Nam qua ga Phủ Lư, Nam Định là hướng tôi phải đi. V́ 4 hướng kia đều đi về phía bắc và đông bắc, chỉ duy tuyến đường đi Phủ Lư là theo hướng nam, nên việc nhận diện đoàn tàu đi Phủ Lư không phải là điều khó.

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •