Page 5 of 29 FirstFirst 12345678915 ... LastLast
Results 41 to 50 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #41
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đặt chân tới Ga Hàng Cỏ, tôi lại nhớ ngày xưa, mỗi năm một lần, vào dịp tết nguyên đán, bao giờ Thầy tôi cũng dắt tôi đi lên Hà Nội chơi.

    Trong những lần đó, khi tuổi thơ trông thấy, nghe thấy không biết bao nhiêu điều lạ lùng ở phố phường Hà Nội, đă khiến tôi luôn miệng hỏi.

    Có một lần, tôi không nhớ rơ năm nào v́ khi đó chắc tôi mới 10, 11 tuổi, tôi có hỏi Thầy tôi, Ga Hàng Cỏ có phải là nơi ngày xưa người ta bán cỏ cho trâu không?

    Thầy tôi bảo, đúng trước kia ở Ga Hàng Cỏ người ta bán cỏ, nhưng không phải cho trâu mà là cho ngựa. Rồi nh́n những đoàn tàu dài hàng chục toa chạy trên đường sắt, tôi ṭ ṃ hỏi Thầy tôi, làm sao những đoàn tàu hỏa đó có thể quay đầu khi nó đi đến tận cuối đường sắt...

    Trong những ngày ở chơi Hà Nội, Thầy cũng thường dắt tôi đi xem các danh lam thắng cảnh, trong đó G̣ Đống Đa là nơi hay viếng thăm nhất.

    Theo trí nhớ của tôi, G̣ Đống Đa cao to, cây cối mọc um tùm, phải leo tới mấy chục bậc mới tới cổng, rồi qua cổng, lại phải leo thêm mấy chục bậc nữa mới tới đỉnh.

    Sau này, tôi nghe nói, cộng sản Hà Nội sợ làm phiền ḷng quan thầy Bắc Kinh nên đă bí mật t́m cách làm cho G̣ Đống Đa càng ngày càng nhỏ lại. C̣n Ga Hàng Cỏ th́ đổi thành Ga Hà Nội.


    Trong những lần trèo lên G̣ Đống Đa, có lần tôi nhặt được một con ngựa bằng gỗ không biết của ai đánh rơi. Con ngựa được chạm trổ sơ sài, nhưng đen bóng.

    Tuổi thơ của tôi chẳng bao giờ có đồ chơi, nên tôi quư con ngựa đó lắm, suốt cả chục năm trời, lúc nào cũng giữ nó bên ḿnh.

    Đến khi từ động Ông Đô cắt đường, trực chỉ đi về thị xă Quảng Trị trong chuyến đi đầy định mệnh, tôi đă bỏ lại tất cả mọi thứ, kể cả h́nh ảnh của người thân, chỉ giữ lại duy nhất con ngựa gỗ. Vậy mà rồi khi an toàn tới được thị xă Quảng Trị, tôi mới đau xót nhận ra, không biết trên chặng đường hơn chục cây số bị té lên té xuống, tôi đă đánh rơi mất con ngựa gỗ ở đâu, vào lúc nào...

    Bố tôi rất kính trọng các anh hùng dân tộc, và đặc biệt ngưỡng mộ Vua Quang Trung. Bố tôi kể trong số những anh hùng dân tộc Việt Nam, Vua Quang Trung là người khiến cho vua Tàu sợ hăi nhất. Bố tôi bảo, nếu Vua Quang Trung sống thọ thêm chục năm, th́ Việt Nam sẽ khôi phục được bờ cơi Bách Việt, bao gồm cả vùng Lưỡng Quảng là Quảng Đông và Quảng Tây.

    Trong những ngày tháng thơ ngây đầu đời đó, Thầy tôi đă truyền cảm và thêu dệt vào tấm ḷng trinh bạch của tôi ḷng kính phục vô bờ bến dành cho Vua Quang Trung. Nhờ vậy, sau này khi sống ở Miền Nam tự do, khi đọc thấy trên báo Sóng Thần vào năm 1974, có trang quảng cáo về một cuộc thi hùng biện do một cơ quan của Phật Giáo (tôi không c̣n nhớ rơ tên) tổ chức, về đề tài "Ai là người anh hùng dân tộc, anh hay chị kính phục nhất?", tôi đă nhớ đến G̣ Đống Đa, nhớ đến con ngựa gỗ, và nhớ đến Thầy tôi... nên ghi tên dự thi và chọn Vua Quang Trung là người anh hùng tôi kính phục nhất

    . Kết quả tôi may mắn được giải nh́. Ngay cuối buổi thi, ông Ngô Khắc Tỉnh, Tổng trưởng Giáo dục, đă đích thân trao giải nhất 100,000 đồng cho một sinh viên y khoa (tôi quên mất tên), và giải nh́, 50,000 đồng cho tôi.

    Khi nhận được giải thưởng, trước mặt mọi người, trong đó có anh chị và các cháu của tôi, tôi vừa bàng hoàng bất ngờ, vừa xúc động không cầm được nước mắt.

    Tôi khóc v́ nhớ tới Thầy Mẹ, nhớ tới G̣ Đống Đa, nhớ tới con ngựa bằng gỗ đen như mun bây giờ không biết thất lạc ở đâu hay đă trở về với cát bụi?!...

    Tôi cũng khóc v́ những xúc động chân thành khi thấy ḿnh tuy là một người hồi chánh, nhưng vẫn được ban giám khảo đối xử b́nh đẳng để có được cơ hội thăng tiến công bằng như tất cả những người khác của Miền Nam tự do...

    (C̣n tiếp...)

  2. #42
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Muốn về thăm mộ Thầy, tôi phải đi xe lửa từ Hà Nội về Phủ Lư. Đến Phủ Lư tôi sẽ đi bộ về quê.

    Tuy tôi có thể mượn xe đạp của một số bạn bè tâm đắc ở Hà Nội, Phủ Lư, Nam Định,... để đi lại cho dễ dàng, nhưng tôi không dám mượn. Lư do là trong hoàn cảnh của tôi lúc đó, tôi rất dễ bị bắt và có thể bị bắt bất cứ lúc nào.

    Và nếu chẳng may bị bắt, chuyện trốn thoát đối với tôi tuy không khó, hễ liều là được, nhưng chắc chắn tôi chẳng thể nào trốn cùng với chiếc xe đạp. Mà đối với người dân Miền Bắc, như quư vị đă biết, chiếc xe đẹp là cả một gia tài, nhiều người ước mơ cả đời người cũng không có.

    Hơn nữa, xe đạp ở ngoài Bắc đều có bảng số. Căn cứ vào bảng số của xe, công an có thể biết được chủ chiếc xe đó là ai. Như vậy sẽ vô cùng nguy hiểm cho những ân nhân của tôi...

    Trên đoàn tàu chợ từ Hà Nội về Phủ Lư dài khoảng hơn 50 cây số, tôi ngồi ở ngay bậc lên xuống.

    Trời lúc đó khoảng gần nửa đêm, nên gió lạnh thổi phần phật. Tàu chạy được khoảng 15 phút th́ trời mưa. Tôi ngồi co ro trong góc tàu, chịu đựng sự lạnh lẽo trong trạng thái chán chường, chẳng muốn sống, khi nghĩ đến cuộc đời của tôi sẽ vĩnh viễn không bao giờ được gặp Thầy tôi nữa...

    T́nh yêu thương của Thầy đối với tôi trong hoàn cảnh túng thiếu, và thân phận gà trống nuôi con, suốt những năm tháng dài là sợi dây thiêng liêng vô h́nh trói chặt cuộc đời tôi với ông cụ.

    Tôi nhớ khi xưa c̣n bé, mỗi khi ngủ tôi có thói quen hay đưa tay lên đầu. Tay đụng vô đầu mùng, nên tôi hay bị muỗi ở ngoài mùng đốt xưng nhiều chỗ trên hai cánh tay. Thầy tôi thấy vậy, đă ngồi cặm cụi cả một buổi chiều, vá một miếng nylon thật lớn ngay ở đầu mùng cho muỗi khỏi đốt tôi.

    T́nh phụ tử thật thiêng liêng và đáng quư vô cùng, nhưng v́ miếng nylon cũ kỹ xấu xí, lại khác màu với chiếc mùng, thêm vào đó là những đường chỉ vụng về, bó túm nhiều chỗ quanh bốn cạnh tấm nylon, đă làm tôi rất xấu hổ và bực bội. V́ vậy, chỉ sau một đêm ngủ trong chiếc mùng vá miếng nylon, ngay sáng hôm sau, trước khi đi học, tôi đă lén gỡ miếng nylon, nhét vô mái tranh đằng sau nhà...

    Sau này, lớn lên, mỗi khi đi đâu, làm ǵ, đụng phải chiếc mùng, hay bị muỗi đốt, hoặc nghe tiếng muỗi kêu, là tôi lại nhớ đến chiếc mùng vá miếng nylon của tôi ngày xưa, lại nhớ đến Thầy và thấy thương cảm, xót xa, ân hận cho những lầm lỡ của tôi tuổi ấu thơ...

    Cũng chính v́ sống trong sự ân hận và xót xa như vậy, nên cuộc đời của tôi nhiều khi bị ch́m ngập trong những giầy ṿ của chính ḿnh về những sai lầm trong quá khứ. Trong niềm đau khổ và ân hận đó, sau này tôi mới thấm thía lời dậy của Thầy tôi, "Nghiêm khắc với bản thân, nhưng khi cần, cũng phải biết tha thứ cho những lỗi lầm của chính ḿnh".

    Cũng v́ nhớ thương Thầy, nên trước khi lên đường vô Nam, tôi đă làm một chuyến đào ngũ táo bạo, nguy hiểm nhưng cũng đầy ngoạn mục vào năm 1971.

    Năm đó, đơn vị bộ đội của tôi đóng ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Quảng Trị, cách thị xă Quảng Trị khoảng 50 cây số đường rừng. Cả sư đoàn của tôi đang chờ lệnh lên đường xâm lăng Miền Nam.

    Là một người lính cấp bậc binh nh́, tuổi mới 20, nên tôi chẳng có một khái niệm rơ rệt về những đoàn xe, đoàn quân, ngày đêm đổ vô phương nam vào mùa mưa hay mùa nắng. Tôi chỉ tâm tâm niệm niệm lời Thầy dặn tôi lần cuối trước khi tôi lên đường:

    Thầy đẻ ra mày, nuôi mày khôn lớn, không phải để mày chết mất xác trong rừng. Trong Nam mày có bốn bà chị. Vô đó rồi, cố gắng t́m các chị mày, nói các chị muốn báo hiếu Thầy th́ nuôi cho em ăn học...

    Tâm niệm như vậy, nên tôi đă quyết tâm, ngay khi đặt chân lên bờ nam của vĩ tuyến 17, tôi sẽ t́m đủ mọi cách trốn khỏi đơn vị để về với Miền Nam tự do. V́ mang trong ḷng quyết tâm đó, tôi đinh ninh chuyến đi này của tôi sẽ là chuyến ly biệt, vĩnh viễn không có ngày gặp lại Thầy. Trong tâm trạng của người ra đi không có ngày trở về như vậy, tôi quyết định, bằng mọi giá, tôi phải về Bắc thăm Thầy, Mẹ tôi lần cuối, rồi trở lại đơn vị, trước khi lên đường vô Nam.

    Lúc đó, cả sư đoàn tôi đang trong t́nh trạng ứng chiến 100%, sẵn sàng lên đường vô Nam bất cứ lúc nào, nên chuyện xin nghỉ phép để về Bắc là điều không bao giờ xảy ra.

    Ngay cả một số bạn bè trong sư đoàn, nhận được điện tín báo tin bố mẹ ốm nặng, hay qua đời, cũng đều không được đi phép. V́ vậy, tôi thấy chỉ c̣n có cách duy nhất là đào ngũ, và chỉ đào ngũ một thời gian ngắn khoảng nửa tháng, một tháng rồi trở lại đơn vị, nên tôi không lo ngại ǵ về những thảm kịch mà người lính đào ngũ ở Miền Bắc thường phải gánh chịu.

    Khó khăn lớn nhất cho tôi là làm sao tôi có thể đào ngũ được an toàn, về quê thăm Thầy và lên Hà Nội thăm mẹ một cách đàng hoàng. Có như vậy th́ chuyến đào ngũ của tôi mới thành công.

    C̣n như đào ngũ mà khi về thăm Thầy, Mẹ, phải lén lút, thậm chí có khi bị bắt, bị trói chân, trói tay, bị đánh đập, khiến Thầy, Mẹ đau khổ, lo sợ, hoảng hốt, hay liên luỵ, th́ tốt nhất, không nên đào ngũ.

    Muốn đào ngũ an toàn, điều đầu tiên, tôi phải có giấy tờ hợp lệ. Để có giấy tờ hợp lệ tôi phải nhờ đến thằng H. bạn chí thân trong ban tuyên huấn của sư đoàn. Nhờ biết vẽ, kẻ chữ, làm "báo tường" khi c̣n đi học, nên mỗi tháng, tôi phải lên ban tuyên huấn để làm "báo tường". Làm được 2 tháng th́ tôi gặp H. và hai người chơi rất thân với nhau.


    C̣n tiếp...

  3. #43
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau này qua chuyện tṛ, tôi được biết, thân phụ của H. trước đây đi lính cho Pháp.

    Sau 1954, ông cụ ở lại và bị cộng sản bắt, đưa đi trại cải tạo ở Nam Hà. H́nh như là trại Đầm Đùn được xây dựng từ thời Pháp th́ phải, lâu ngày tôi nhớ không rơ.

    V́ H. sống với mẹ ngay từ khi c̣n bé đến lớn, giấy tờ khai sanh đều ghi tên bố vô danh, nên cộng sản không hề biết H. là con của một tù cải tạo từng đi lính cho Pháp.

    H. tướng cao ráo, da trắng, có hàm râu quai nón rất điệu nghệ, và giọng hát rất hay. Nhờ vậy nên H. được chọn vô tiểu ban văn nghệ thuộc ban tuyên huấn của sư đoàn.

    H. cũng cho biết quê mẹ của H. ở ngay Đọi, Đệp, là quê ngoại của tôi, nên t́nh thần giữa hai chúng tôi thêm keo sơn, gắn bó.

    Nhưng có lẽ thiêng liêng hơn cả là cả hai chúng tôi cùng sở thích yêu thơ nhạc thời tiền chiến, quư trọng các nhà văn, nhà thơ thời Văn Nhân Giai Phẩm, nhất là Quang Dũng, Trần Dần, Hữu Loan, Lê Đạt. Chính nhờ H. đọc thuộc ḷng cho tôi nghe bài thơ "Hoa và Rượu" rất dài của Nguyễn Bính nên tôi mới biết Nguyễn Bính có bài thơ này.

    Khác hẳn tất cả những người lính bộ độ khác, H. có phong thái rất nghệ sĩ, sống đàng hoàng, và trọng chữ tín. Tôi rất tin tưởng và tâm sự với H. nhiều chuyện, nhờ vả H. nhiều lần, và lần nào H. cũng xứng đáng với sự tin tưởng của tôi.

    Lần này cũng vậy, sau khi nghe tôi bầy tỏ ước muốn được về thăm Thầy, Mẹ, cần một số giấy tờ đi đường, không đầy một tháng sau, H. t́m đến lán của tôi, trao cho tôi 2 tờ giấy sự vụ lệnh lưu không, đă đóng dấu và có sẵn chữ kư của sư đoàn trưởng.

    Tôi chỉ cần điền tên, ngày sinh và đơn vị, là tôi có được ngay một tờ giấy công tác hoàn toàn hợp lệ, trót lọt qua mọi cửa ải trên đường từ Nam ra Bắc. Thông thường, lúc đó, các giấy công tác của bộ đội chỉ cần có con dấu và chữ kư của tiểu đoàn trưởng, hoặc trung đoàn trưởng, là đủ hiệu lực.

    V́ vậy, khi cầm hai tờ giấy của H. tôi rất mừng. Tôi kéo H. ra bờ suối, tâm sự mọi chuyện, ngoại trừ dự tính vô Nam t́m kiếm mấy bà chị của tôi.

    Khó khăn thứ hai của tôi khi đảo ngũ là làm sao qua mắt được đơn vị trong thời gian ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Đây là thời gian tối thiểu để tôi có thể băng rừng, đi từ nơi đóng quân trong rừng, ra đến được đường ṃn có xe hơi chạy.

    Tôi không biết đường ṃn này có phải là một bộ phận của đường ṃn 559 hay không. Tôi chỉ biết đó là một con đường nhỏ hẹp, chỉ đủ một chiếc xe hơi chạy. Đường chạy qua nhiều ḍng suối, nhiều đường hầm, và có nhiều đoàn chạy chênh vênh bên vực thẳm, hoặc trong rừng sâu.

    Từ ngoài đường lộ xe hơi chạy vào đến đơn vị tôi đóng qua là một đoàn đường ruột mèo, ngoằn nghèo lên xuống giữa rừng rậm, qua nhiều đèo, đồi, núi, suối... Vượt qua đoạn đường này nhanh nhất phải mất 2 giờ đồng hồ. Nếu trong thời gian 2 tiếng đồng hồ, đơn vị phát hiện tôi đào ngũ, tôi sẽ có nguy cơ bị các nút chặn ở ngoài quốc lộ bắt lại dễ dàng. Sau 2 tiếng đồng hồ, khi ra tới quốc lộ, tôi sẽ đón xe quân sự để quá giang, và đơn vị sẽ rất khó bắt được tôi.

    Để có thể giữ được bí mật cuộc đào ngũ của ḿnh, tôi quyết định trốn vào buổi tối, sau khi đơn vị đă tập họp, điểm danh. Thông thường, sau khi điểm danh xong, chúng tôi phải ngồi học tập chính trị ngay trên lán của đại đội. V́ lúc đó, t́nh trạng lính đào ngũ trước khi vô Nam rất phổ biến, nên việc canh pḥng rất nghiêm ngặt.

    Ngoài những toán canh gác thường xuyên của đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn... c̣n có mạng lưới tự giác theo dơi lẫn nhau theo cơ cấu 3 người một tổ, 6 người một lán, mỗi tiểu đội có hai lán, phải có bổn phận theo dơi lẫn nhau...

    (C̣n tiếp...)

  4. #44
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau những giờ phút căng thẳng, quá mệt mỏi, tôi ngồi dựa gốc cây, ngủ thiếp lúc nào không hay. Đến khi nghe tiếng xe gầm rú ngoài đường, tôi giật ḿnh tỉnh dậy, ngó đồng hồ biết đă 10 giờ khuya.

    Như vậy là tôi đă ngủ được khoảng hơn 2 giờ đồng hồ. Tôi muốn nghỉ thêm một, hai tiếng nữa, nhưng không hiểu sao thấy trong dạ bồn chồn, nôn nao khó tả, nên tôi quyết định ra đi.

    Để an toàn, ra đến đường lộ, tôi không rẽ theo hướng bắc là hướng xuống đồng bằng, mà đi ngược trở lại hướng nam. Tôi đi như vậy là v́ tôi biết, nếu đi theo hướng xuống đồng bằng, chỉ khoảng 2 cây số là tôi phải đi qua lối rẽ vô đơn vị.

    Trong khoảng 2 cây số đó, nếu tôi không "quá giang" được xe, tôi phải đi tiếp theo hướng xuống đồng bằng. Và khi đó, nếu đơn vị cử thêm toán khác đuổi theo tôi, tôi có nguy cơ bị phát hiện và bị bắt trở lại.

    C̣n nếu đi ngược trở lại theo hướng nam, khi nào gặp đoạn đường băng ngang suối, tôi sẽ ẩn nấp trong bóng tối chờ xe tới rồi nhảy lên, th́ an toàn cho tôi nhiều hơn. Đơn vị cử người đuổi theo tôi, chắc chắn chỉ đinh ninh tôi đi từ ngă ba chân đồi xuống phía đồng bằng, chứ không khi nào ngờ, tôi lại đi ngược vô nam cả mấy cây số, rồi ẩn nấp trong rừng, chờ quá giang xe.

    Đi bộ không đầy một cây số, quả nhiên tôi gặp một đoạn sông chảy xiết qua mặt đường. Thời đó, các tuyến đường đổ vô Nam đều được giữ bí mật và nguỵ trang một cách khéo léo. Nhất là những đoạn đường xe chạy băng qua sông, qua suối, có thể làm bằng cầu phao, bằng phà nổi, hoặc lót bằng đá, nhưng đều có điểm chung là mặt đường bao giờ cũng thấp dưới mặt nước khoảng hơn một gang tay.

    Như vậy, nh́n từ trên cao, chỉ thấy mặt nước mênh mông, mà không hề biết, dưới mặt nước là những con đường huyết mạch, CS dùng để chuyên chở người và vũ khí xâm lăng Miền Nam.

    Bên cạnh những đoạn đường qua sông, qua suối quan trọng đó, bao giờ cũng có những đơn vị pḥng không bảo vệ cầu khi cần, những đơn vị thanh niên xung phong lúc nào cũng hô vang khẩu hiểu "tiếng hát át tiếng bom", sẵn sàng lao ra để xây đắp cầu phà, sau khi cầu phà bị trúng bom.

    V́ lúc đó là mùa nước lũ, đoạn đường chạy qua sông mà tôi dừng chân dài khoảng 400, 500 thước, nằm giữa một đầm nước rộng mênh mông. Đó chỉ là một trong số hàng trăm đoạn đường b́nh thường nằm rải rác trên "đường ṃn Hồ Chí Minh" nên không hề có đơn vị nào canh gác.

    Mặt đường thấp hơn mặt nước khoảng hơn một gang tay, lại làm bằng những tảng đá đủ h́nh, đủ kiểu xếp cạnh nhau, nên lồi lơm vô cùng. V́ vậy, khi xe hơi chạy đến đây, bắt buộc phải chạy chậm với tốc độ 10, 15 cây số giờ. Đó là tốc độ an toàn, cho phép tôi, trong đêm tối, có thể âm thầm bám vào phía sau xe, rồi nhảy lên xe, mà người tài xế không hề hay biết.

    Ẩn ḿnh trong khu rừng già cạnh bờ sông, tôi yên tâm tập luyện mấy bài thể dục khởi động cho máu huyết lưu thông, thân thể dẻo dai, thích hợp với những hành động hiểm nguy đ̣i hỏi sức lực và sự nhanh nhẹn sắp tới. Tôi hiểu, trong những giây phút gay cấn, đôi khi chỉ v́ một bắp thịt nào đó trên cơ thể bị chuột rút bất th́nh ĺnh, cũng có thể làm đảo lộn mọi chuyện đă được xếp đặt công phu, chuẩn bị kỹ lưỡng.

    Tập luyện được khoảng mười lăm phút, tôi nghe có tiếng xe ŕ ŕ từ hướng nam vọng tới. Tôi vội vàng xách ba lô, chạy vội ra b́a rừng, và thấy từ xa ánh đèn pha của mấy chiếc quân xa đang chạy tới. V́ đề pḥng máy bay Mỹ oanh tạc, nên đèn pha của các chiếc quân xa thời đó đều không chiếu xa, nhưng cũng đủ để tôi nhận ra từ xa có tất cả bốn chiếc. Để không bị tài xế của xe sau phát hiện, trong bốn chiếc, tôi phải chọn chiếc sau cùng để "quá giang".

    Chờ đợi thêm một phút nữa quan sát thật kỹ, và sau khi chắc chắn, cả đoàn xe chỉ có đúng 4 chiếc, tôi vội vàng chạy vội về phía bờ suối phía nam, nấp vô một bụi rậm của loại cây ǵ không rơ, nhưng đầy gai và rất ngứa, chờ đợi trong hồi hộp.

    Khoảng mấy phút trôi qua, tiếng động cơ xe lớn dần, lớn dần, rồi ầm ầm, từng chiếc lao xuống con đường chạy ngang đầm nước. Khác với những chiếc xe quân đội của Trung Cộng, gọn nhẹ và thấp, bốn chiếc xe tôi thấy đều là loại xe của Nga, cao to, với 3 trục 10 chiếc bánh xe cao lênh khênh.

    Nhảy loại xe này chắc chắn khó hơn và nguy hiểm so với loại xe của Trung Cộng. Tôi biết vậy, nhưng th́ giờ không cho phép tôi suy nghĩ và chọn lựa. Vả lại dù tôi có chờ đợi, đă chắc ǵ những chiếc xe sau sẽ là xe của Trung Cộng?

    Trong khoảnh khắc đang do dự băn khoăn, th́ chiếc xe thứ tư đă ầm ầm ào xuống đầm nước. Tôi không kịp suy nghĩ, vội chạy ngay theo sau. Chiếc xe lắc lư, nghiêng ngả dữ dội, tiếng động cơ gầm rú, tiếng mấy sợi dây xích phía sau xe đập vào thành xe ầm ĩ, tạo nên cả một rừng âm thanh hỗn loạn, trộn lẫn với tiếng nước chảy xiết, tiếng tim đập liên hồi, khiến tôi thêm hốt hoảng, vội vă.

    B́nh thường, đi bộ qua ḷng sông, ḷng suối là điều không khó khăn, ngay cả khi nước chạy xiết. Nhưng chạy vội vă theo một chiếc quân xa, trong bóng tối, trong khi mặt đường đầy mấp mô, lô nhô với hàng trăm tảng đá đủ loại, ch́m trong nước, là điều không dễ dàng. Khó khăn hơn cho tôi, tay tài xế có lẽ thuộc loại đầu gấu, nên hắn điều khiển chiếc xe chạy với tốc độ nhanh hơn tôi tưởng.

    C̣n tiếp...

  5. #45
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau cả chục giây chạy theo xe, vẫn không kịp, tôi tính bỏ cuộc, trởi lại bờ sông, chờ đoàn xe khác.

    Ngay lúc đó, tôi nghe thấy tiếng động cơ xe phía sau. Giật ḿnh quay lại, tôi thấy một chiếc quân xa khác, cũng đang chiếu đèn pha, thẳng hướng lao tới. Tôi nghĩ rất nhanh, đoạn đường chạy qua đầm nước dài khoảng hơn 400 thước, không hề có chỗ nào có thể ẩn nấp.

    Con đường tuy mặt đường thấp hơn mặt nước, nhưng lại cao hơn hẳn ḷng sông. Nếu nhẩy xuống một trong hai bên, tôi chỉ c̣n cách phải bơi, và có thể bị nước sông cuốn đi. C̣n nếu chạy ngược lại, tôi sẽ bị tài xế của chiếc quân xa sau phát hiện trước khi tôi kịp chạy tới bờ ẩn nấp.

    Có thể người tài xế không có hành động ǵ nguy hiểm đối với tôi, nhưng việc phát hiện ra tôi vào lúc nửa đêm chạy đi chạy lại trên đoạn đường vắng, có thể tạo cho y sự nghi ngờ, và biết đâu sự nghi ngờ đó sẽ gây bất lợi cho tôi sau này.

    Nghĩ vậy, tôi thấy chỉ c̣n cách duy nhất là phải đuổi kịp chiếc xe trước để "quá giang"... và tôi phải leo lên chiếc xe đó trót lọt, trước khi chiếc xe sau đuổi kịp, để viên tài xế xe sau không kịp nh́n thấy tôi "quá giang lậu".

    Trong tích tắc đầy nguy hiểm đó, tự dưng tôi thấy trong người như có một luồng sức mạnh mới. Tôi điên cuồng lao về phía trước với tất cả sức mạnh và sự liều lĩnh của ḿnh...

    Nói th́ lâu, nhưng sự việc diễn ra trong chớp nhoáng, và trong khoảnh khắc không đầy mười giây đồng hồ sau đó, tôi bắt kịp chiếc xe.

    Việc đầu tiên tôi phải làm là ném mạnh chiếc ba lô vô trong thùng xe cho thân thể nhẹ nhàng và rảnh tay leo trèo. Ném xong chiếc ba lô, tôi vươn tay phải nắm chặt ô sắt vuông trên thành xe bên trái; rồi bàn tay trái của tôi cũng vội vă nắm chặt lấy ô sắt vuông đó. Cả hai ô sắt vuông, một bên trái, và một bên phải trên thành xe, có tác dụng khi thành xe hạ xuống, sẽ trở thành hai bậc thang ở hai bên để người lính đạp vô, leo lên xe dễ dàng.

    Khi đă nắm được ô sắt vuông, tôi vội kéo mạnh hai cánh tay, khiến cả người tôi lơ lửng, hai chân tôi đạp loạn xạ, muốn t́m một điểm tựa, mà tôi biết phải có đâu đó ở phía dưới đằng sau xe, nhưng đạp măi tôi vẫn không thấy. Chiếc xe vẫn vừa lao đi, vừa nghiêng ngửa một cách dữ dội, làm cho thân thể của tôi thêm nặng nề khi đung đưa hết trái sang phải, hết phải sang trái; gân cốt, bắp thịt của tôi bị kéo căng, cổ tôi bị khô ran; hai bàn tay của tôi càng ngày càng nóng rát, mười ngón tay của tôi mỏi dần, mỏi dần... v́ kiệt sức, trong khi mồ hôi của tôi toát ra đầm đ́a.

    Tôi hoảng hốt nhận ra, cứ đà này, trong mươi giây nữa, mười ngón tay của tôi sẽ hết chịu đựng nổi, tôi sẽ phải buông tay, thả người rơi khỏi thành xe và sẽ bị nước sông cuốn trôi.

    Giữa lúc thập phần nguy hiểm đó, không hiểu trời xui đất khiến làm sao, chiếc xe bỗng lồng lộn, nghiêng ngả mấy cái liền, trước khi nghiêng hẳn về bên trái, rồi đứng khựng lại. Tiếp theo là tiếng xe sang số, tiếng gầm rú của động cơ... chiếc xe chồm tới rồi lùi lại...

    Th́ ra sau khi gặp phải liên tục mấy ổ gà, cuối cùng, bánh sau của chiếc xe đă lọt vô một "ổ trâu, ổ ḅ" nào đó, khá lớn trên mặt đường, nên phải dừng lại. Trong tích tắc phù du nhưng vô cùng may mắn đó, tôi dùng hết sức b́nh sinh, rút vội hai cánh tay, kéo cả thân ḿnh lên cao, rồi tôi đưa vội chân phải quặp lấy thành của chiếc bẩm sau.

    Cuối cùng, tôi dùng tay đẩy mạnh cùng với chân phải hết sức kéo vô trong, khiến cả người tôi lật nghiêng, rơi gọn vào bên trong chiếc quân xa. Ngay lúc ấy, chiếc xe cũng rú lên lần cuối, leo khỏi hốc đá, lao thẳng về phía trước...

    Tôi nằm yên thở dốc như con cá mắc cạn. Vừa kinh hoàng sau giây phút nguy hiểm thoát chết, vừa bàng hoàng trước sự may mắn bất ngờ mà tôi tin là có bề trên phù hộ, tôi vô cùng ngạc nhiên, sung sướng và tự tin vào vận mệnh của ḿnh trên những chặng đường nguy hiểm trước mắt.

    Sau này, trên đường vượt ngục, vượt biên, tôi c̣n gặp phải nhiều nguy hiểm và thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, như khi bị hai công an áo vàng rượt đuổi và bắn ngay giữa buổi trưa, trên đường phố Huế, mà chạy thoát; hay khi bị lính biên pḥng bắn, phải chạy bán sống bán chết vô giữa một băi chông thép ngay bên bờ sông Ca Long, biên giới Việt Trung, vào một buổi chiều đầu tháng 10 năm 1978, mà không dẵm phải chiếc chông nào....

    Mỗi khi, trải qua những hiểm nguy đó, tôi càng thêm tin tưởng mănh liệt vào sự quan pḥng của đấng tối cao và sẵn sàng trao gửi tính mệnh của tôi cho niềm tin tôi theo đuổi.


    C̣n tiếp...

  6. #46
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chiếc xe tôi "quá giang" là một loại quân xa của Nga, phía sau trống trơn, không có mái, không có băng ghế, cũng như bất cứ thứ đồ đạc ǵ. Trời lúc ấy lại lất phất mưa và trở lạnh.

    Tôi lấy mảnh nylon trong ba lô trùm kín đầu và người, rồi ôm chiếc ba lô trong ḷng, ngồi gọn trong góc xe, cố chống lại cơn buồn ngủ đang bủa vây.

    Tôi biết, lúc đó nếu tôi ngủ quên, chẳng may xe ngừng lại v́ bất cứ lư do ǵ, tôi sẽ không biết, và khi đó chuyện "quá giang lậu" của tôi sẽ bị phát hiện dễ dàng.

    Nguy hiểm thứ hai, trên đoạn đường duy nhất từ đây xuống đồng bằng dài gần 5 tiếng đồng hồ, nếu chẳng may, gặp toán bộ đội truy đuổi tôi xin quá giang, và tài xế đồng ư, tôi sẽ dễ dàng bị phát hiện và bị bắt lại.

    Trong trường hợp đó, ngay cả khi tỉnh thức, tôi cũng chưa biết phải làm ǵ để thoát thân, huống chi tôi ngủ quên.

    Trước đó, tôi đoán, trong thời gian 2 tiếng đồng hồ tôi ngủ ở trong rừng, toán bộ đội truy đuổi tôi có thể đă quá giang một chiếc xe nào đó. Nhưng thận trọng, tôi vẫn phải cố gắng t́m đủ mọi cách tính toán, để đối phó nếu t́nh thế như vậy xảy ra.

    Sau một hồi suy nghĩ, tôi thấy nếu tài xế chấp nhận dừng xe cho những người bộ đội truy đuổi tôi được quá giang, tôi chỉ có cách liều mạng, lợi dụng lúc trời tối, nhanh chóng và nhẹ nhàng nhảy ngay khỏi xe, chuồn vào rừng, trước khi toán bộ đội leo lên xe.

    Muốn làm được điều này, tôi phải luôn luôn tỉnh thức, bí mật quan sát đoạn đường trước mặt, để kịp thời phát hiện toán bộ đội truy đuổi tôi và thái độ của người tài xế có chấp nhận cho họ quá giang hay không. Có vậy, tôi mới kịp đối phó để thoát thân.

    Quả nhiên, điều tôi lo ngại đă xảy ra. Xe chạy được khoảng hai mươi phút, bỗng dưng tôi thấy phía trước có một toán bộ đội khoảng sáu, bảy người đi bộ cùng chiều xe chạy. Tất cả đều trang bị súng ống đầy đủ.

    Linh tính báo cho tôi biết, đó chính là toán bộ đội cùng đại đội, đang truy đuổi tôi. Khi xe chạy đến gần, có một người bộ đội quay lại, tay cầm chiếc nón cối vẫy vẫy, xin quá giang xe. C̣n 5 người bộ đội kia, không hiểu v́ lư do ǵ, vẫn lầm lũi đi, không mảy may đoái hoài đến việc vẫy xe xin quá giang.

    Tuy khoảng cách c̣n xa, ánh đèn pha chập choạng, nhưng tôi nhận ra ngay đó là Th., một người cùng tiểu đội với tôi, gốc Hải Pḥng. Tôi hồi hộp và hoảng hốt vô cùng. Ngay khi đó, người tài xế sang số, chiếc xe chạy chậm lại, và tôi kinh hoàng thấy buốt nhói trong tim khi linh tính báo cho tôi biết, người tài xế đang có ư muốn dừng xe cho toán bộ đội quá giang....

    Trong lúc tôi đang bối rối, hoảng hốt, chưa biết làm thế nào, th́ đột nhiên, trong đám 5 người bộ đội đang lầm lũi đi, có một người quay lại, dơ cao nắm đấm dứ dứ về phía chiếc xe, miệng lẩm bẩm ǵ đó, nét mặt rất hung dữ. Trong ánh đèn pha, tôi nhận ra ngay đó là Q., người Nùng thiểu số, là tiểu đội trưởng tiểu đội của tôi!

    Có lẽ nh́n thấy quả đấm và thái độ không mấy thân thiện của Q., và đám bộ đội đông tới năm, sáu người, ai cũng trang bị đầy đủ súng ống, nên người tài xế đột nhiên đổi ư, sang số, nhấn ga, và chiếc xe rú ga, rùng rùng lao tới trước, để lại phía sau tiếng la ó, chửi bới không ngớt...

    (C̣n tiếp...)

  7. #47
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thật tôi không ngờ, chỉ v́ nắm đấm hù doạ của tiểu đội trưởng Q. đă khiến tài xế đổi ư, và nhờ vậy đă giúp tôi thoát nạn.

    Lúc đó, tôi cũng không hiểu tại sao bỗng dưng tiểu đội trưởng Q. lại dơ nắm đấm hù doạ viên tài xế. Tôi chỉ biết Q. là người thiểu số, thuộc thành phần cảm t́nh đảng, rất mù quáng, cuồng tín, trung thành với "đảng Bác" vô cùng.

    Vốn là người Nùng, Q. rất khỏe, tóc mọc thẳng và cứng như rễ tre, lông mày rậm như hai con sâu róm, hai mắt lồi như hai con ốc nhồi, ḷng trắng đầy gân máu, mỗi khi y tức giận điều ǵ, cả cặp mắt của y bỗng đỏ ngầu, tiếng nói của y trở nên lắp bắp, lồng ngực của y phập phồng như hai tấm phản gặp cuồng phong, và khi cơn giận bùng nổ, y sẵn sàng đập phá bất cứ thứ ǵ có ở trước mắt, bất chấp hậu quả. Trong tiểu đội tôi, ai cũng kinh hăi khi thấy Q. nổi giận.

    Nhưng tối hôm đó, tôi không hiểu sao Q. lại dơ nắm đấm về phía người tài xế. Thú thực, lúc đầu khi thấy Q. dơ nắm đấm về phía viên tài xế, tôi hoảng hốt, tưởng Q. biết có tôi ngồi trên xe, nên vô t́nh, vội thu người lại. Đến khi xe chạy qua, tôi mới hiểu, nắm đấm của Q. khi đó là dành cho tài xế. Nhưng tại sao Q. lại dơ nắm đấm dọa tài xế, th́ quả t́nh lúc đó tôi không hiểu.

    Măi mấy tháng sau, khi trở lại đơn vị "nạp mạng" để phải trải qua những cuộc đấu tố dai như đỉa của đơn vị, tôi mới biết, đêm hôm đó, trên chặng đường truy đuổi tôi suốt 2 tiếng đồng hồ trước đó, toán bộ đội do Q. chỉ huy đă nhiều lần vẫy xe xin quá giang, nhưng không lần nào thành công.

    V́ thế, khi gặp chiếc xe tôi "quá giang" lậu, Q. vừa chán, vừa tức giận không thèm xin quá giang, v́ y đinh ninh có xin quá giang cũng không thành công. Không những thế Q. c̣n dở thói côn đồ, dơ nắm đấm hù doạ và chửi bới viên tài xế. Q. không thể ngờ, chính thói côn đồ của y đă giúp tôi vượt qua được một cửa ải nguy hiểm do y giăng mắc.

    Thoát khỏi nguy hiểm lần này, tôi vừa mừng vừa lo. Tôi thấy suốt từ lúc rời khỏi đơn vị cho đến giờ, tôi đă gặp bao nhiêu khó khăn, nhưng toàn gặp những may mắn. Tôi biết, những may mắn như vậy sẽ không thể đến măi, và không sớm th́ muộn, tôi sẽ phải gặp rủi ro. V́ vậy, tôi cần phải cẩn thận thật nhiều trong những chặng đường sắp tới, v́ những rủi ro nguy hiểm đang chờ đợi tôi.

    Xe chạy được khoảng nửa tiếng đồng hồ nữa trong đường rừng, tôi bỗng thấy phía trước, có 3 người đeo súng, đang đạp xe cùng hướng xe chạy. Tôi linh cảm, 3 người lính đó cũng đang trên đường truy đuổi tôi. Nhưng v́ trời tối, ánh đèn pha của xe lại không chiếu xa (v́ sợ máy bay Mỹ oanh tạc), nên tôi không thể nhận ra họ là ai.

    Sau này, khi trở lại đơn vị, tôi mới biết, linh cảm của tôi là đúng.

    Th́ ra, sau khi ra lệnh cho Q. tiểu đội trưởng mang nửa tiểu đội đi bộ truy đuổi tôi, ban chỉ huy đại đội nhận ra, dùng người đi bộ đuổi người đi bộ, khó có cơ hội đuổi kịp, nên đă cho 3 người lính trinh sát đi xe đạp đuổi tôi cho nhanh.

    Nhưng họ đă không nghĩ tới 2 điểm quan trọng. Một, khi xuống tới đường lộ, tôi đă không dại dột rẽ phải về hướng bắc để đi thẳng xuống đồng bằng ngay. Trái lại, tôi đă rẽ trái đi về hướng nam khoảng mấy cây số, rồi chui vô rừng rậm nằm nghỉ, khoảng hai tiếng, trong khi cả hai toán bộ đội truy đuổi tôi vẫn tiếp tục lao về hướng bắc, và càng đi th́ họ lại càng cách xa tôi mà không hề hay biết.

    Điểm quan trọng thư hai họ không ngờ tới là tôi có thể "quá giang lậu" một trong những chiếc xe từ nam ra bắc. Chính hai yếu tố bất ngờ này đă giúp tôi thoát khỏi cuộc truy lùng của đơn vị.

    Nhưng đó chỉ là những may mắn bước đầu. Trước mắt tôi sẽ c̣n phải đối phó với rất nhiều khó khăn.

    Dĩ nhiên, khi cả hai toán bộ đội truy đuổi tôi đều không bắt được tôi, họ sẽ t́m cách báo cho ban chỉ huy đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn và có thể cả sư đoàn biết để đối phó. Lúc ấy, họ sẽ đoán ra được, tôi đă quá giang một chiếc xe nào đó, và sẽ t́m cách chặn xét tại các trạm gác giao thông ở các bến xe, bến phà.

    Đây là điều tôi lo xa, chứ thực ra tôi cũng biết, đối phó với một người "bộ đội quèn", cấp bậc binh nh́ như tôi, chưa chắc ǵ ban chỉ huy đại đội đă báo cáo lên thượng cấp trong ṿng 48 tiếng đồng hồ đầu tiên.

    Thông thường, những vấn đề nghiêm trọng như đảo ngũ, ră ngũ, quậy phá nhà dân nơi đóng quân, "hủ hoá", hay có xung đột, ẩu đả với cán bộ, công an của chính quyền an địa phương... ban chỉ huy đại đội, hay tiểu đoàn, thường giấu diếm, cố gắng giải quyết trong nội bộ, để khỏi ảnh hưởng đến thành tích thi đua của đơn vị.

    Sau 48 tiếng đồng hồ, ban chỉ huy đại đội hay tiểu đoàn không giải quyết được nội vụ, lúc đó họ mới báo cáo thượng cấp. Thêm vào đó, mạng lưới thông tin trong quân đội cũng như xă hội dân sự ở Miền Bắc lúc đó c̣n rất thô sơ, lạc hậu. Điện thoại vô tuyến cũng như hữu tuyến chỉ dùng để liên lạc giữa các đơn vị tại mặt trận.

    C̣n tại hậu cứ, việc sử dụng những thứ đó rất hạn chế, nhất là khi liên lạc với chính quyền dân sự, v́ trang bị của chính quyền dân sự rất thô sơ. V́ thế, tôi tin tưởng trong thời gian 48 tiếng đồng hồ đầu tiên, dù cho có dự đoán được khả năng tôi quá giang xe trên đường đào thoát, ban chỉ huy đại đội không đủ khả năng, cũng như thẩm quyền để điều động một cuộc truy lùng rộng khắp tại các trạm gác ở các bến xe, bến phà.

    C̣n tiếp...

  8. #48
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nghĩ đi đă vậy, nghĩ lại, tôi thấy không ǵ bằng sự thận trọng trong mọi t́nh huống.

    Lúc đó, tôi đă có sẵn trong người giấy tờ công tác do chính sư đoàn trưởng cấp với chữ kư và con dấu đầy đủ. Ngoại trừ tên giả do tôi phịa ra, c̣n tất cả đều là thật 100%.

    Tôi đoán, nếu đơn vị có báo cho các trạm gác biết có người đào ngũ tên là Nguyễn Hữu Chí, th́ họ cũng không thể ngờ được, tôi lại có sự vụ lệnh thật với tên giả, không phải là tên Nguyễn Hữu Chí.

    Tôi cũng xin thưa thêm để quư độc giả hiểu, thời buổi đó, ở Miền Bắc, chế độ CS kiểm soát con người vô cùng chặt chẽ, mà không cần đến giấy tờ, thẻ căn cước. Bằng chính sách kiểm soát chặt chẽ lương thực, thực phẩm; cộng với ảo tưởng của người dân đối với chế độ CS, đă sản sinh ra cả một mạng lưới "công an nhân dân, mỗi người dân là một người công an" bao trùm tất cả mọi nơi, mọi lúc.

    Chính v́ hai yếu tố quan trọng này, nên trong mọi sinh hoạt, người bộ đội chỉ có những giấy tờ tuỳ thân rất đơn giản, đánh máy trên một tờ giấy nhàu nát, đen đủi, hoặc không có một thứ giấy tờ ǵ trong người, ngoại trừ đơn vị trưởng, khi thi hành công vụ.

    Trong hoàn cảnh đó, tôi tin tưởng, với sự vụ lệnh thật do chính sư đoàn trưởng cấp, tôi sẽ qua mặt dễ dàng các trạm gác từ Thanh Hoá, Nghệ An, trở ra Hà Nội. Riêng với những trạm gác tại vùng tỉnh Quảng Trị, tôi vẫn lo ngại, có thể gặp người quen của đơn vị, hoặc biết đâu, những người được lệnh đang truy đuổi tôi, nhờ một sự may mắn nào đó, có thể quá giang được xe, đến được những trạm gác đó trước tôi, đóng chốt chờ tôi tới nộp mạng.

    Nghĩ như vậy, tôi thấy tốt nhất vẫn là tránh tất cả những trạm gác ở các bến phà, bến xe. Nếu có đi xe khách, tôi sẽ không mua vé ngay tại bến, v́ nơi đó, công an, bộ đội luôn luôn hiện diện. Thay v́ vậy, tôi chọn giải pháp đợi xe ở một nơi cách bến xe khoảng một, hai cây số, rồi vẫy xe quân sự đi nhờ, hoặc vẫy đón xe khách rồi trả tiền vé.

    Xe chạy tiếp khoảng 4 tiếng đồng hồ th́ trời hửng sáng. Đến lúc đó, người tài xế vẫn không hề hay biết, trong thùng xe phía sau có một người "quá giang".

    Nh́n đường xá, tôi biết, khoảng hai tiếng nữa, xe sẽ qua phà. V́ lâu ngày quá, nên tôi không c̣n nhớ tên của bến phà này, mong quư độc giả thông cảm.

    Đến lúc này, tôi thấy đă đến lúc cần phải làm quen với tay tài xế và cho biết, ḿnh đă "quá giang lậu" để xem thái độ của y như thế nào. Nếu thuận lợi, tôi sẽ quá giang xe của y đi tiếp, càng xa càng tốt, trên chặng đường ra bắc. C̣n nếu không thuận lợi, tôi sẽ khéo léo chia tay, t́m xe khác quá giang.

    Tôi phải làm như vậy là v́ tại các trạm gác ở các bến phà bao giờ cũng kiểm soát rất nghiêm ngặt các xe cộ và người qua lại. Tại những trạm gác này, nếu tôi tiếp tục ngồi trên xe, tôi sẽ bị phát giác dễ dàng, và khi đó sẽ rất bất lợi cho tôi, dù tôi có xuất tŕnh giấy tờ hợp lệ.

    C̣n nếu như tôi xuống xe, tŕnh giấy tờ đầy đủ tại trạm gác, tôi có thể rủi ro bị người của đơn vị đóng chốt ở đó phát hiện. Tốt nhất, khi xe xếp hàng chờ xuống phà, mọi người trên xe phải xuống xe, xếp hàng tŕnh giấy tờ, tôi sẽ t́m cách, tuỳ cơ ứng biến, lẩn trốn việc tŕnh giấy tờ.

    Thông thường việc trốn tŕnh giấy tờ là điều rất khó tại các trạm gác. Nhưng nếu tinh ư một chút, ta có thể qua mặt lính gác một cách dễ dàng, bằng cách làm những việc sau đây:

    Thứ nhất là đừng có mang bất cứ hành lư ǵ trong tay khi đi lại.

    Thứ hai, nên cởi trần, hoặc chỉ mặc áo lót.

    Thứ ba, giữ thái độ b́nh thản, nhàn tản của người địa phương.

    Quả nhiên, mỗi khi làm như vậy, tôi đều thản nhiên đi qua trạm gác, mà không hề bị xét hỏi giấy tờ.

    Khoảng 7 giờ sáng, xe dừng lại tại bến phà đầu tiên. Trước mặt tôi về phía bên phải là một dẫy xe cộ đủ loại tới khoảng 20 chiếc đang chờ kiểm soát giấy tờ. Phía bên trái là đoàn người dài tới hơn trăm thước cũng đang xếp hàng chờ kiểm xét giấy.

    Giữa đường, lác đác một số người đi lại, ăn mặc đủ h́nh đủ kiểu, nhưng tất cả đều rách rưới, sầu muộn và đói khổ. Họ là những phu khuân vác, người bán hàng rong, người ăn xin, người đi gánh nước, người đi tắm giặt, hay đánh cá về muộn...

    Tôi nhảy xuống xe, nhưng ba lô vẫn để lại trong thùng xe. Sau khi quan sát cách ăn mặc, đi đứng của người địa phương, tôi kín đáo cởi chiếc áo bộ đội, vắt lên vai, chỉ mặc chiếc có chiếc áo lót.

    Tiếp đến, tôi cởi luôn đôi giầy, buội giây giầy của hai chiếc vô một, rồi đi chân đất, quần xắn móng lợn bên cao bên thấp... Xong tôi thản nhiên lững thững đi theo một người đàn ông quảy hai chiếc xọt xuống bờ sông.

    Tôi đi qua trạm gác, liếc vô thấy mấy người lính gác đang chúi mũi lo kiểm tra giấy tờ đoàn người, không một ai thèm ngẩng đầu ngó chúng tôi. Khi xuống đến bến sông, tôi lặng lẽ bước lên chiếc phà, không một ai để ư, và cũng chẳng một ai quan tâm.

    Trung b́nh mỗi chuyến phà chỉ chở được khoảng 10 chiếc xe hơi, c̣n xe đạp và người th́ không giới hạn. Sau khi sang được bên kia sông, tôi phải chờ cho chiếc xe tôi "quá giang" qua phà, rồi t́m cách kín đáo leo lên đi tiếp...

    (C̣n tiếp...)
    -

  9. #49
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi trải qua những nguy hiểm ban đầu, trên suốt chặng đường từ Quảng B́nh về đến nhà, với tờ giấy phép có chữ kư của sư đoàn trưởng, và con dấu của sư đoàn, tôi không hề gặp khó khăn trở ngại nào.

    Nhưng điều khiến tôi lo ngại bây giờ, chính là những nguy hiểm tại địa phương, một khi tôi về đến nhà.

    Trên đường đi, tất cả các trạm gác đều không biết rơ tôi là ai, nên với giấy tờ giả mạo, tôi dễ dàng qua mặt được họ. Hơn nữa, tôi chỉ là một trong số hàng chục ngàn bộ đội trốn đơn vị về thăm nhà, nên đơn vị của tôi không thể nào mở cuộc truy lùng tôi trên mọi tuyến đường của Miền Bắc.

    Tuy vậy, tôi biết chắc chắn, đơn vị của tôi sẽ gửi giấy báo tôi đào ngũ về tận địa phương. V́ sống trong một xă hội khép kín cộng với chế độ tem phiếu, và guồng máy kiểm soát của đảng và nhà nước cộng sản bao trùm mọi mặt của cuộc sống, nên hầu hết những ai đào ngũ cũng chỉ dám đào ngũ tạm thời một vài tuần lễ, sau đó phải trở lại đơn vị.

    Qua chuyện tṛ với một số người lính đào ngũ trong đơn vị, tôi biết được, mỗi khi có người đào ngũ, đơn vị chỉ đánh điện tín về uỷ ban xă, nơi người lính đó có gia đ́nh và từng cư trú trước khi đi bộ đội.

    Trong điện tín, đơn vị chỉ ghi có vỏn vẹn tên tuổi, địa chỉ cư ngụ của người đào ngũ, và yêu cầu uỷ ban xă t́m mọi biện pháp để tạo áp lực buộc người lính đào ngũ trở lại đơn vị gấp. V́ là một bức điện tín, nên chẳng có con dấu, chữ kư hay bất cứ thứ ǵ khác chứng tỏ thẩm quyền của người đánh điện tín.

    Nói cách khác, v́ kỹ thuật truyền thông ở Miền Bắc lúc đó quá thô sơ và lạc hậu, nên bất cứ một người nào, vô một bưu điện địa phương, đều có quyền đánh đi một bức điện tín với bất cứ nội dung nào. Đây chính là lỗ hổng tôi có thể khai thác, nếu tôi biết tận dụng tờ giấy đi công tác mà tôi có.

    V́ biết rơ như vậy, nên tôi quyết định về quê thăm Thầy, bất chấp những nguy hiểm đang chờ đợi.

    Tôi bước vô sân nhà vào một buổi chiều, khi hoàng hôn đă bao phủ vạn vật.

    Cảnh vật tất cả vẫn như xưa. Hàng rào râm bụt vẫn xanh tươi, bên cạnh dàn hoa tràng pháo lao xao trong gió như nhắc nhở tôi bao nhiêu kỷ niệm vui buồn của quá khứ.

    Chiếc bể nước vẫn c̣n đó, im ĺm bất động nhưng ẩn chứa muôn vạn lời th́ thầm về những mộng mơ tôi hằng ao ước và ấp ủ, vào những buổi tối mùa hè oi bức, nằm trên mặt bể, ngước mắt nh́n bầu trời đầy sao, lắng nghe Thầy tôi kể chuyện...

    Mấy người cháu, con của ông anh, đang chơi đùa ở sân, trông thấy tôi vội reo lên:

    - Chú Chí!.... Chú Chí đă về!...

    Sau mấy tiếng reo vui, Hoa, cô cháu gái lớn nhất vội ghé tai tôi thầm th́, giọng có vẻ bí mật và lo ngại:

    - Hôm trước có công an xă đến đ̣i bắt chú...

    Tôi chưa kịp hỏi Hoa, th́ Thầy tôi từ trong buồng bước ra. Chỉ trong có không đầy một năm trời xa cách, Thầy tôi trông già hẳn đi, lưng c̣ng hẳn xuống. Chỉ có hàm râu bạc trắng như cước, dài đến rốn là vẫn như xưa. Thầy tôi hỏi, giọng ưu phiền:

    - Mày về phép hay đào ngũ đó?

    Nghe câu hỏi của Thầy, và câu nói th́ thầm của Hoa lúc trước, tôi biết ngay, đơn vị của tôi đă đánh điện về ủy ban xă, báo tin tôi đào ngũ, và uỷ ban xă đă đến gặp gia đ́nh tôi. V́ đă lường trước chuyện này, nên tôi bước đến cạnh Thầy, cầm lấy bàn tay run run của Thầy và thưa:

    - Thầy yên tâm, con đi công tác
    .
    Ngay lúc đó, anh của tôi từ trong nhà bước ra. Không một nụ cười, không một lời chào hỏi, anh tôi nói, giọng lo lắng, nét mặt nghiêm trọng:

    - Chú vô ngay trong nhà, anh hỏi...

    Quay sang phía Thầy, anh nói tiếp:

    - Thầy vào trong pḥng nghỉ đi, để con "làm việc" với chú ấy.

    Thầy nh́n tôi ái ngại, rồi thở dài quay vô buồng. Đó là căn pḥng nhỏ vừa đủ kê hai chiếc giường, một chiếc cho Thầy và một chiếc cho tôi trước đây. Không biết bây giờ, chiếc giường cho tôi có c̣n đó không nhỉ?

    Tôi tự hỏi, rồi thản nhiên đi theo anh vô trong nhà. Tôi thản nhiên v́ tôi biết, chuyện một người bộ đội đào ngũ chẳng có ǵ là quan trọng, miễn sao người bộ đội đó chấp nhận lên đường trở lại đơn vị.

    Điều đó, tôi đă sẵn sàng, v́ tôi có trở lại đơn vị th́ tôi mới có thể đi tiếp con đường tôi định đến là bầu trời tự do của Miền Nam, nơi có 4 người chị, cùng đông đảo họ hàng, hàng xóm của gia đ́nh tôi đang sống.

    Tôi sẽ đến vùng trời tự do đó bằng bất cứ giá nào. Quyết tâm đó tôi giữ kín trong ḷng, chẳng một ai biết. Và tôi nghĩ, một người khi đă chấp nhận hy sinh để quyết tâm làm một điều ḿnh tin tưởng là đúng, th́ người đó thấy trong ḷng thanh thản lạ lùng.

    C̣n tiếp...

  10. #50
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bước vô nhà, bỏ ba lô xuống, tôi ngồi vào chiếc ghế trống, đối diện với anh tôi.

    Lũ cháu bốn, năm đứa xúm xít chung quanh, mở to những cặp mắt ngây thơ, đen nhánh, nh́n tôi với vẻ ṭ ṃ và lo ngại. Anh tôi trừng mắt nh́n lũ trẻ, khẽ hất cằm. Chúng nó hiểu ư, lập tức riu ríu kéo nhau ra khỏi pḥng.

    Nh́n điệu bộ hoảng hốt, lo ngại của anh, tôi biết, anh tôi lo cho tôi th́ ít, mà lo chuyện đào ngũ của tôi sẽ ảnh hưởng đến công danh, sự nghiệp của anh th́ nhiều....

    Sống trong chế độ cộng sản, ai ai cũng khổ. Ngay cả những người cộng sản có tiền có thế, cũng phải chịu đựng nhiều nổi khổ cực, giầy ṿ, v́ những gian dối, giấu diếm của ḿnh, của người, của vợ con.

    Nhưng tôi nghiệm ra, trong số những nạn nhân của cộng sản, tất cả những ai dại dột, ngây thơ chạy theo ảo tưởng, danh vọng do cộng sản thêu dệt, họ sẽ là những nạn nhân phải chịu đựng nỗi đau khổ thê thảm gấp bội, và chính họ sẽ là thủ phạm mang đến muôn vàn khổ đau cho vợ con và những người thân chung quanh.

    Ông anh tôi là con "địa chủ cường hào ác bá", bản thân lại thuộc thành phần "tạch tạch sè" (tiểu tư sản), nhưng v́ chạy theo ảo tưởng muốn thành đảng viên cộng sản, nên cả cuộc đời cố gắng "phấn đấu"... để rồi cuối cùng, mọi tham vọng vẫn măi măi ngoài tầm tay với.

    Tôi nh́n anh tôi thản nhiên chờ đợi. Trong nhà im phăng phắc. Bóng tối đă ùa vào pḥng. Ngọn đèn hoa kỳ leo lét, nhưng cũng đủ để tôi nh́n thấy gương mặt khắc khổ của anh, và trên mặt bàn, hai bàn tay của anh đan vào nhau trong tư thế trịnh trọng quen thuộc mỗi khi anh nói chuyện trước đám đông.

    - Hai hôm trước, "đồng chí" bí thư, "đồng chí" chủ tịch xă và "đồng chí" xă đội trưởng có đến nhà ḿnh hỏi thăm về chú...

    Nói đến đó, anh dừng lại nh́n tôi thăm ḍ phản ứng. Là một người được xếp vào diện "cảm t́nh đảng" (cho dù măi măi cũng chỉ là "cảm t́nh đảng" chứ không bao giờ được kết nạp vô đảng), anh tôi vẫn có thói quen gọi các cán bộ của cộng sản là "đồng chí".

    Nghe anh nói, th́ ra, cả đảng uỷ, hành chánh lẫn cả quân sự cùng đến nhà tôi để hù doạ ông anh đáng thương của tôi. Tôi ngồi bất động và lặng im chờ đợi. Phần th́ tôi quá mệt mỏi, lại khát nước, phần tôi biết quá rơ đường đi nước bước của bí thư, chủ tịch xă, lẫn cả xă đội trưởng, cũng như cách thức tôi sẽ đối phó với họ như thế nào ở thế thượng phong, nên tôi đâu có ngán.

    Dù sao tôi cũng là một "bộ đội" chuẩn bị lên đường "đi B cứu nước", trong túi tôi lại có giấy công tác do chính sư đoàn trưởng cấp, với chữ kư và con dấu đàng hoàng.

    Tất cả đều thật trăm phần trăm, kể cả tên họ thật của tôi là Nguyễn Hữu Chí.

    Sư đoàn trưởng, một cấp bậc vô cùng to lớn đối với mấy "đồng chí" bí thư, chủ tịch ở một xă nhỏ bé của nông thôn Miền Bắc, v́ ngay cả bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch tỉnh c̣n phải kinh sợ.

    Từng đóng quân ở các làng xă của Việt Nam trong thời gian huấn luyện, tôi biết, ngay cả một viên sĩ quan cấp uư, cấp bậc đại đội trưởng c̣n hét ra lửa, khiến mấy nhân viên hành chánh từ huyện ủy đến chủ tịch xă đều phải run sợ, nên tôi biết tờ giấy công tác tôi có trong túi sẽ có sức mạnh như thế nào.

    Anh tôi nói tiếp:

    - Họ hỏi chú có về nhà hay không. Anh rất ngạc nhiên nói từ khi chú lên đường "vô Nam cứu nước" đến giờ, chưa bao giờ chú về nhà. "Đồng chí" bí thư liền đưa cho anh coi bức điện tín từ đơn vị của chú đánh về, nói là chú đào ngũ...

    Anh ngưng lại chờ đợi tôi phản ứng. Tôi vẫn im lặng. Anh liền hỏi, giọng hơi sẵng:

    - Chú đào ngũ có phải không?

    Rồi không đợi tôi trả lời, anh nói tiếp, giọng gay gắt:

    - Chú làm như vậy là không được. V́ tương lai của chú, chú phải trở lại đơn vị ngay lập tức. Chú làm vậy là hỏng hết mọi chuyện. Cả Thầy và anh đă hứa với họ, nếu thấy chú về là phải báo cáo cho họ biết ngay tức khắc, và phải t́m mọi cách để "động viên" chú lên đường "ṭng quân cứu nước"....

    Tôi thở dài, rồi nhẹ nhàng nói:

    - Em không đào ngũ!

    Anh tôi ngạc nhiên, nh́n tôi trong mấy giây, rồi gặng hỏi:

    - Chú không đào ngũ?

    - Không!

    - Vậy chú về nhà làm ǵ?

    - Em về thăm Thầy, Mẹ, thăm anh, chị và các cháu.

    - Nghĩa là chú được về phép?

    - Em đi công tác.

    Anh tôi ngạc nhiên:

    - Chú đi công tác?

    - Vâng.

    - Vậy sao chú lại về nhà?

    - Trên đường đi công tác, em ghé thăm nhà.

    Anh nh́n tôi đầy vẻ nghi ngờ. Đă từ lâu, anh biết tôi là thằng liều lĩnh, dám làm những chuyện động trời. Trong nhà, Thầy vẫn bảo, anh tôi có cặp mắt trâu nên rất nhát. Con trâu to kềnh, nhưng có cặp mắt nh́n cái ǵ cũng phóng to gấp trăm lần, nên thấy thằng bé chăn trâu, cứ ngỡ là người khổng lồ, sợ một phép.

    - Chú đi công tác vậy có giấy tờ ǵ không?

    - Em có đầy đủ.

    - Giấy của ai cấp?

    - Của sư đoàn.

    - Đâu chú đưa anh coi xem.


    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •