Page 7 of 29 FirstFirst ... 3456789101117 ... LastLast
Results 61 to 70 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #61
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mỗi lần như vậy, tù cải tạo chúng tôi thường t́m cách cho tiền tụi vệ binh, quản giáo để chúng mật báo cho thân nhân của ḿnh ở quan vùng đến thăm viếng. Người nào có thân nhân đến thăm, sẽ được quản giáo vệ binh cho vô một căn pḥng bỏ hoang hàn huyên tâm sự, rồi nấu nướng đồ ăn thức uống chia sẻ cho nhau.

    Vệ binh quản giáo cũng rất bằng ḷng với lối thăm viếng bí mật kiểu này, v́ chúng vừa được ăn uống phủ phê, lại vừa có tiền, có thuốc lá, thuốc lào đút túi, và anh em tù cải tạo cũng vui vẻ v́ được người thân của bạn tù, mỗi khi viếng thăm, đều có món "bồi dưỡng" cho tù không món này th́ cũng món khác.

    Thường mỗi lần thân nhân viếng thăm bí mật như vậy kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, kể từ lúc nghỉ trưa ăn "cơm". Thân nhân đến cứ lặng lẽ đi vô nhà bỏ hoang, xếp đặt các thứ cần nấu nướng rồi lặng lẽ làm các món ăn. Những thứ nào cho bạn tù thưởng thức được xếp riêng một bên, chờ tù nhân vô mang đi phân phát. Thứ nào cho quản giáo, vệ binh th́ cũng để riêng. Những món này thường phải nhỏ bé, kín đáo và giá trị cụ thể hơn.

    Thường, vệ binh quản giáo chỉ nhận tiền mặt, bột ngọt, hoặc thuốc lá. Đến giờ nghỉ trưa ăn "cơm", người tù nào có thân nhân đến thăm sẽ lặng lẽ và thản nhiên đi vô trong nhà hoang, xum họp một, hai tiếng, hoặc có khi cả buổi chiều với gia đ́nh. Tất cả đều đâu vào đấy, tuần tự như tiến, ai cũng có phần mà mọi chuyện trôi chảy, không ai làm phiền đến ai.

    Trong thời gian tôi và anh Dzoăn B́nh ra ngoài làm việc, Dzoăn Phượng cũng đă đến viếng thăm bí mật như vậy nhiều lần. Có lần Dzoăn Phượng đi một ḿnh, có lần đi với bạn. V́ những cuộc thăm viếng như vậy diễn ra thường xuyên, hầu như ngày nào chúng tôi ra ngoài lao động cũng có vài người tù cải tạo có người thân thăm viếng, và xưa nay chưa bao giờ xảy ra chuyện ǵ đáng tiếc, nên quản giáo vệ binh canh gác rất lơ là.

    Hoàn cảnh của anh Dzoăn B́nh lúc đó rất bi đát. Nếu không vượt ngục, anh sẽ không có thuốc men điều trị và sẽ chết trong ngục. Qua kinh nghiệm về cộng sản, anh biết, anh sẽ không bao giờ được cộng sản trả tự do.

    Riêng bản thân tôi, khi tới quân lao G̣ Vấp, tôi mới biết, cộng sản đă biết quá rơ về tôi. Với "tội" hồi chánh, "tội" lên đài phát thanh VOA tuyên truyền chống cộng sản, và "tội" làm cho Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, chắc chắn tôi sẽ bị cộng sản tử h́nh, hoặc ít nhất cũng sẽ bị cộng sản cầm tù chung thân.

    V́ cả anh Dzoăn B́nh lẫn tôi đều hiểu được số phận tận cùng bi đát đang chờ đợi ḿnh ở cuối đường hầm, nên hai anh em chúng tôi đă quyết tâm vượt ngục bằng mọi giá. Vấn đề bây giờ chỉ c̣n là thời gian, khi nào chúng tôi sẽ có được cơ hội ra ngoài lao động ở khu gia cư quân lao G̣ Vấp?...


    Sau khi được gặp anh Dzoăn B́nh, cuộc đời của tôi ở trong tù không c̣n tẻ nhạt và vô bổ như trước. Kiến thức đa dạng cùng kinh nghiệm sống phong phú của anh qua những câu chuyện anh kể đă giúp tôi có được những ngày tháng hứng thú và bổ ích.

    Tôi được nằm ngay bên cạnh anh phía tay phải. C̣n phía tay trái của anh là anh Nở. Anh Nở th́ ít nói chuyện, c̣n tôi và anh B́nh th́ tối nào cũng th́ thầm nói đủ thứ chuyện, từ chuyện gia đ́nh, t́nh yêu, nghề nghiệp, đến những nhân vật tên tuổi của Miền Nam.

    Sau này tôi ra ngoại quốc, t́nh cờ gặp gỡ nhiều nhà văn, nhà báo tên tuổi của Miền Nam, tôi mới biết, hầu hết những chuyện anh nói, đều là sự thật.

    Sau vài tháng quen biết và hoàn toàn tin tưởng ở tôi, anh Dzoăn B́nh và tôi bàn bạc kế hoạch vượt ngục như tôi đă kể. Chúng tôi biết, cuộc vượt ngục nào cũng rất phiêu lưu, mọi bất trắc đều có thể xảy ra, và khả năng thành công bao giờ cũng rất mong manh. Nhưng chẳng hiểu sao, kế hoạch vượt ngục của chúng tôi lúc đó thật đơn giản, dễ dàng, và cả hai anh em chúng tôi đều tin tưởng sẽ thành công.

    V́ vậy, chúng tôi đều hồi hộp chờ đợi ngày cả hai anh em cũng được lệnh ra ngoài lao động, để có cơ hội đào thoát t́m tự do như đă dự tính.

    (C̣n tiếp...)

  2. #62
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Giữa lúc cả hai anh em đều hồi hộp chờ đợi trong hy vọng, th́ không ngờ, chỉ v́ một tích tắc nóng giận mất khôn, tôi đă làm đảo lộn tất cả...

    Câu chuyện đầu đuôi như sau :

    Thời đó, tại Quân lao G̣ Vấp, mỗi buổi sáng, anh em tù cải tạo chúng tôi phải xếp hàng trước nhà giam, chờ quản giáo Trường và vệ binh đến lấy người đi lao động.

    Để tránh t́nh trạng tù có thể cướp súng vệ binh, quản giáo, nên ban chỉ huy trại giam đă có lệnh bắt vệ binh khi đeo súng, đến trại giam nhận tù, phải đứng ngoài hàng rào kẽm gai. C̣n quản giáo khi vô trong hàng rào để điểm danh tù đi lao động th́ không được phép đeo súng


    Thông thường, ra ngoài lao động là điều tù nào cũng muốn, v́ được thở hít không khí trong sạch tươi mát; được phần nào bớt tù túng khi trông thấy sinh hoạt xă hội bên ngoài; có điều kiện "cải thiện" hái được ít ngọn rau, nhặt được một hai trái ớt, quả chanh; và nếu may mắn, có khi c̣n được dân thương giấu diếm ở bờ bụi cho ít cà phê, đường, trà, thuốc lào, thuốc lá...

    Riêng tôi, v́ chỉ thích nằm nhà nghe anh Dzoăn B́nh kể chuyện, hoặc đọc sách, nên tôi thường cáo ốm, để khỏi phải đi lao động.

    V́ lúc đó, công việc tại Quân lao G̣ vấp không nhiều, nên quản giáo và ban chỉ huy trại giam cũng không có biện pháp gắt gao đối với việc tù cáo ốm để khỏi phải đi lao động. Nhưng phần v́ quản giáo Trường không ưa tôi kể từ lần tôi trái lệnh hắn, cơng Quang về hàng, phần hôm đó số tôi không may, nên cả bốn người tù đứng trước tôi đều lần lượt cáo ốm, nên tên Trường rất bực tức.

    Khi nh́n thấy tôi đứng ở hàng thứ 5, tên quản giáo Trường càng tức giận, y chỉ chiếc dùi cui vô ngực tôi rồi ra lệnh, giọng gắt gỏng:

    - C̣n anh này, hôm nay có ốm nữa không?

    Trong một thoáng rất nhanh, tôi tính bước ra khỏi hàng, chấp nhận đi lao động ngày hôm nay. Nhưng nghĩ tới câu chuyện hấp dẫn mà anh Dzoăn B́nh đang kể dở dang tới đoạn phái đoàn báo chí ra thăm Hạm Đội 7, nên tôi quyết ư "cáo ốm ở lại". Tôi nói, giọng nhún nhường:

    - Báo cáo quản giáo, hôm nay tôi vẫn c̣n ốm, xin quản giáo cho phép tôi...

    Tôi nói chưa dứt câu, quản giáo Trường đă đỏ mặt, phùng mang, hét lên:

    - Ốm nữa hả? Không được ốm! Hôm nay tôi bảo anh đi lao động!

    Tôi mềm mỏng hơn:

    - Báo cáo quản giáo, hôm nay tôi c̣n ốm, ngày mai tôi sẽ..

    - Không có ngày mai, ngày kia ǵ cả. Anh là chuyên môn ốm giả vờ!

    - Thưa quản giáo, tôi... ốm thật.

    Đến đây, quản giáo Trường tức giận, y vừa dứ dứ chiếc dùi cui vào mặt tôi vừa thét lên:
    - Ốm thật cũng đi. Ốm giả cũng đi. Anh có đi không th́ bảo?

    Đến lúc này tôi thấy quả thật ḿnh đă cưỡi trên lưng cọp. Xuống cũng nguy hiểm mà tiếp tục cưỡi cũng khủng khiếp không kém. Tôi chọn con đường nửa lư nửa t́nh:

    - Thưa quản giáo, nội quy của trại cho phép tù cải tạo nào ốm đau nặng được phép nghỉ lao động. Mà tôi hiện giờ đang ốm nặng thật.

    Quản giáo Trường điểm điểm chiếc dùi cui vào ngực tôi, hai mắt hắn long lên ṣng sọc, khoảng cách giữa mặt hắn và mặt tôi chỉ có hơn gang tay, và lần này hắn nghiến răng, giọng rít lên, đổi luôn cách xưng hô:

    - Mày, mày, mày ngoan cố hả? Tao nói, mày ốm giả vờ...

    C̣n tiếp...

  3. #63
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bị chiếc dùi cui điểm vào ngực, cộng với lối xưng hô thô lỗ mất dậy của tên quản giáo, khiến tôi cũng nổi điên. Nhưng biết ḿnh thân phận cá chậu chim lồng, nên tôi cố nén giận, nhưng mỗi lời nói ra, tôi đều nói chậm răi và nhấn từng tiếng:

    - Quản... giáo... không... phải là bác sĩ sao biết tôi ốm giả vờ?

    Tên Trường càng tức giận thêm:

    - Dù ốm thật, mày cũng phải đi lao động hôm nay.

    - Tôi...

    - Tao đếm đến ba, mày không đi là mày biết tay tao. Một...

    - Thưa...

    - Hai...

    - Tôi...

    - Ba...

    Tiếng "ba" vừa dứt, tôi chưa kịp nói, chưa kịp có phản ứng ǵ, kể phản ứng "chấp nhận đầu hàng", chịu đi lao động, th́ tên Trường, tay phải vẫn dí chiếc dùi cui vào ngực tôi, tay trái vung lên đấm ngay vào mặt tôi.

    Nếu lúc đó, tên Trường báo trước cho tôi biết, y sẽ đánh tôi, chắc chắn tôi sẽ đủ khôn ngoan và b́nh tĩnh đứng yên để chịu đ̣n. Nhưng v́ hành động của tên Trường diễn ra quá đột ngột, nên ngay khi trái đấm tay trái của tên Trường bay tới, theo phản ứng tự nhiên, tôi vội vung tay phải gạt mạnh, đồng thời nắm đấm bên tay trái của tôi bung thẳng vô ngực quản giáo Trường...

    Nói th́ lâu, nhưng sự việc diễn ra lúc đó quá nhanh, và trước khi ư thức được chuyện tày trời ḿnh vừa làm là chuyện ǵ, th́ tôi đă giật ḿnh bàng hoàng khi thấy quản giáo Trường té ngửa ngay trước mặt. Lúc đó, tuy sợ hăi, nhưng sự tức giận khiến tôi mất khôn. V́ vậy, tôi vẫn chỉ thẳng vào mặt quản giáo Trường, miệng hét to và toàn thân run bắn:

    - Quản giáo... quản giáo... không được quyền đánh tôi! Tôi có tội cứ đem bắn chết!...

    Sau một, hai tích tắc lúng túng, điên khùng, quản giáo Trường vội vă vớ chiếc kèn y vẫn đeo ở cổ, đưa lên miệng thổi liên tục... Những người vệ binh đứng ngoài hàng rào vội vă lên đạn, chĩa súng qua hàng rào rồi ra lệnh cho tôi phải đứng yên, nếu tôi nhúc nhích là bắn!

    Tôi đứng yên. Tôi không nhúc nhích. Nhưng miệng tôi vẫn la to:

    - Chúng tôi vô đây là để "cải tạo" chứ không phải để quản giáo đánh đập. Quản giáo không được quyền đánh chúng tôi.

    Thời đó, tại Quân lao G̣ Vấp, vào mỗi buổi sáng từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, đều có cán bộ chấp pháp cộng sản từ pḥng quân pháp của bộ tổng tham mưu đến Quân lao G̣ vấp để làm việc, lấy khẩu cung, tra khảo tù cải tạo, nên khi xảy ra chuyện, ở phía tay phải của pḥng giam A-1 lúc đó đang có mấy tên cán bộ chấp pháp, đeo "xà cột" đi ngang qua.

    Nghe tiếng tôi la hét ầm ĩ, mấy tên vội đứng lại, nh́n qua hàng rào. Có lẽ nhận ra t́nh thế lúc đó không thuận lợi cho y phát tác, tên quản giáo Trường vội lồm cồm đứng dậy, xua tay và ra lệnh ngắn gọn:

    - "Chúng anh" đi vô pḥng.

    Tất cả mọi người lặng lẽ vô pḥng. Riêng tôi không biết nên đi theo bạn tù, hay đứng lại chờ tên quản giáo Trường ra lệnh. Giữa lúc tôi đang ngần ngừ, tên Trường phẩy tay:

    - Đi vô, đi vô...

    Vừa nói, miệng y vừa lẩm bẩm điều ǵ, tôi nghe không rơ.

    Ngay khi bước vô trong pḥng giam, tôi thấy không khí trong pḥng khác hẳn. Mọi người đều yên lặng. Mọi sinh hoạt b́nh thường của buổi sáng mọi ngày như chơi cờ tướng, tṛ chuyện, nấu trà... đều ngưng hẳn. Ngoại trừ anh Dzoăn B́nh và một số người bạn thân thiết của tôi, c̣n mọi người đều có vẻ xa lánh tôi.

    Sau mươi phút bần thần, lo ngại, không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra cho tôi, anh Dzoăn B́nh ái ngại và buồn bă trách tôi:

    - Cậu nóng quá... cậu mất khôn rồi...

    Tôi im lặng nhận lỗi.

    Minh "mă tấu" bước tới, nói bộc tuyệch bộc toạc, khiến tôi càng lo sợ:

    - Tao nghĩ sớm muộn ǵ tụi nó cũng sẽ đem mày ra xử bắn.

    Cẩm, một hồi chánh viên, gốc cán bộ tuyên truyền cấp trung đoàn của một đơn vị chính quy Bắc Việt, và là người thuộc rất nhiều thơ của Nguyễn Bính, phân tích mạch lạc hơn:

    - Bắn th́ không, nhưng "nắn xương nắn cốt" mày th́ chắc chắn là phải có. Mày cứ lo chuẩn bị sẵn nửa kí lô hạt mă tiền đi là vừa.

    Th́n "rỗ", cũng hồi chánh viên, nhưng v́ rất nhỏ con, lại rất khôn ngoan, nên t́nh nguyện "suốt đời kết cỏ ngậm vành" làm chân điếu đóm cho đại ca Minh "mă tấu", th́ có vẻ thức thời hơn:

    - Mă tiền mà làm cái ǵ. Sợ dùng một hạt chưa xong th́ đă ngoẻo rồi, lấy đâu mà dùng tới nửa kư. Anh Chí phải biết, tù mà đánh quản giáo là dại dột vô cùng.

    Tôi thở dài:

    - Điều đó ai mà chả biết. Nhưng nó đánh bất ngờ quá nên tôi mới mất khôn đi đánh lại nó...

    C̣n tiếp...

  4. #64
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngay lúc đó, có người gơ cửa ṭ ṿ. Th́n "rỗ" vội nhanh chân chạy ra. Th́n "rỗ" và người bên ngoài không biết là ai, cùng tṛ chuyện một hồi, rồi sau đó, Th́n đóng cửa ṭ ṿ, chạy vô, th́ thầm báo tin cho mọi người biết:

    - Chiều nay, tụi nó sẽ đem anh Chí ra đánh hội đồng.

    Mọi người ồ lên, xúc động và lo lắng. Tôi lịm người trong sợ hăi và ân hận. Minh "mă tấu" hỏi Th́n:

    - Chiều nay là mấy giờ?

    Th́n "rỗ" kính cẩn:

    - Thưa anh cả, em nghe nói là sau 4 giờ chiều, khi tụi cán bộ của pḥng quân pháp ra về, là chúng sẽ đem anh Chí ra đánh cho nhừ xương.

    Cẩm, người được coi là "quân sư" cho Minh "mă tấu", hỏi:

    - Mày nói "chúng nó" là gồm mấy người?

    - Em chỉ biết là tụi vệ binh chúng nó, nhưng không biết bao nhiêu người.

    Minh "mă tấu" gầm gừ:

    - Th́ vẫn "tiểu đội hành quyết SS" của thằng Trường lùn.

    Quản giáo Trường có dưới tay một tiểu đội vệ binh. Tiểu đội này thường hành hạ, đánh đập, nhất là hay đánh hội đồng tù cải tạo, nên được anh em trong tù cải tạo gọi toán đó là "tiểu đội hành quyết SS".

    Anh Dzoăn B́nh lo lắng hỏi tôi:

    - Bây giờ cậu tính thế nào?

    Tôi bần thần, đầu óc mụ mẫm, chẳng hiểu anh Dzoăn B́nh hỏi vậy là ư ǵ. Tôi hỏi lại:

    - Anh hỏi em tính thế nào là thế nào?

    Anh Dzoăn B́nh nh́n tôi xót xa, nhưng câu hỏi có vẻ bực ḿnh:

    - Th́ cậu tính xem, cậu có chịu ra để cho chúng đập cho cậu một trận sống dở chết dở, hay cậu "làm reo" nhất định không chịu ra cho chúng nó đánh.

    Nói xong, không chờ tôi trả lời, anh Dzoăn B́nh quay sang phía Minh, Cẩm, Th́n, Lợi, Quyền... nói giọng rất thân t́nh:

    - Các anh xem có cách nào để giúp cho Chí khỏi bị chúng đánh hội đồng không?

    Xưa nay, tôi biết rất rơ, anh Dzoăn B́nh rất ghét những người cộng sản, kể cả những người hồi chánh viên. Lư do, theo anh, một người đă có dính líu tới cộng sản, th́ người đó không thể nào đáng tin cậy được. Cũng v́ đinh ninh tin tưởng như vậy nên trong tù, sống giữa tất cả những người tù cải tạo gốc hồi chánh viên, anh Dzoăn B́nh không hề tṛ chuyện với ai, ngoại trừ anh Nở, tôi và một người khác, mà lâu ngày tôi đă quên tên.

    Tuy nhiên, hôm nay v́ quá lo ngại tới tính mạng của tôi, nên anh Dzoăn B́nh đă thay đổi thái độ, chấp nhận cầu cạnh tất cả những người mà anh ghét.

    Cẩm "quân sư" lạnh lùng hỏi, giọng mỉa mai:

    - Anh kư giả có mưu kế ǵ hay nói nghe coi.

    Thái độ lạnh lùng, mỉa mai của Cẩm "quân sư" đối với anh Dzoăn B́nh cũng v́ Cẩm biết rơ thái độ của anh Dzoăn B́nh. Cẩm hiểu điều đó, đồng thời Cẩm vẫn cho ḿnh là một người có tŕnh độ và có tài, nổi tiếng mưu lược, nên vẫn coi thái độ cao ngạo của anh Dzoăn B́nh là một sự thách đố đối với Cẩm. Tuy nhiên, Cẩm không tiện phát tác với anh Dzoăn B́nh, v́ Cẩm biết tôi rất quư anh Dzoăn B́nh, mà Minh "mă tấu", đại ca của Cẩm, th́ lại rất quư tôi v́ mê nghe tôi kể chuyện chưởng Kim Dung.

    Dĩ nhiên, anh Dzoăn B́nh quá hiểu lời nói mỉa mai của Cẩm, nhưng anh vẫn nhẫn nại:

    - Tôi có một mưu kế, nhưng chỉ có thể thành công nếu mọi người hậu thuẫn.

    C̣n tiếp...

  5. #65
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nói đến đó, anh Dzoăn B́nh im lặng nh́n mọi người. Tất cả đều im lặng.

    Tôi biết, từ xưa đến nay, anh Dzoăn B́nh khinh bỉ những người gốc cộng sản và anh không hề giấu giếm sự khinh bỉ này, cho dù những người cộng sản đó đă hồi chánh. V́ vậy, những người hồi chánh đó cũng đều rất tức giận anh Dzoăn B́nh.

    Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, cả anh Dzoăn B́nh và phe Minh "mă tấu" đều không muốn tôi bị đ̣n, nên cả hai bên đều chấp nhận một sự liên minh tạm thời. Nhưng liên minh như thế nào và liên minh đó có thành công hay không, th́ tôi không biết,

    Thấy mọi người không nói ǵ, anh Dzoăn B́nh nói tiếp:

    - Tôi thấy cách tốt nhất, khi chúng nó gọi cậu Chí ra ngoài th́ cậu nhất định không ra. Chúng nó có thể làm áp lực, nhưng nếu tất cả mọi người trong pḥng giam này cùng đoàn kết th́ chúng không làm ǵ được.

    Cẩm "quân sư" hỏi:

    - Chúng nó có vệ binh, có súng đạn, sao anh kư giả bảo chúng không làm ǵ được?

    Anh Dzoăn B́nh gật đầu:

    - Tôi đồng ư là chúng có vệ binh, có súng đạn. Nhưng chuyện mang tù cải tạo ra đánh, chỉ là "nghề" của quản giáo Trường và "tiểu đội hành quyết SS" của hắn, chứ không phải của ban chỉ huy Quân lao. Tôi nói vậy không phải là ban chỉ huy Quân lao nó nhân đạo ǵ, mà chỉ v́ nó thâm độc, khôn ngoan hơn, không muốn tai tiếng tới bên ngoài. V́ vậy, nếu ḿnh đoàn kết bảo vệ nhau th́ chúng sẽ không dám làm to chuyện.

    Cẩm "quân sư" lắc đầu:

    - Anh kư giả nói vậy là anh chẳng hiểu cái con mẹ ǵ về cộng sản tụi nó cả. Chuyện cả trăm vệ binh quản giáo ở cái Quân lao này lôi tù cải tạo ra đánh là chuyện cơm bữa. Chúng đánh tù ở ngoài sân banh, trong nhà ăn, trong pḥng thẩm vấn, ngoài vườn rau, trong nhà bếp... Nghĩa là chúng đánh tù ở khắp mọi nơi, và có hôm nào mà chẳng có. Tôi nói cho anh kư giả biết chớ, tụi cộng sản trên dưới cùng ác độc như nhau. Càng lên trên th́ chúng càng độc ác, càng làm to th́ chúng càng dă man. Anh bảo tụi này đoàn kết giúp chuyện ǵ th́ được, chớ "làm reo" không cho quản giáo Trường đánh tù th́ quả thực tụi này không dám.

    Thâm tâm, tôi rất cảm ơn tấm ḷng yêu thương của anh Dzoăn B́nh dành cho tôi. Nh́n anh, miệng đă móm, nay hàm răng giả đă mất, nên càng thêm móm, tôi rưng rưng muốn khóc. Nhưng tôi phải thú thực, kế hoạch "tù đoàn kết làm reo để bảo vệ tôi" là không thiết thực chút nào.

    Thứ nhất, bảo tất cả những người tù liều chết chống lại quản giáo Trường để cứu tôi là chuyện không thể được.

    Thứ hai, với sự tàn nhẫn, ác độc của người cộng sản, làm sao chúng có thể thản nhiên khoanh chấp nhận hơn một trăm người tù chống lại chúng?

    Hơn nữa, lúc đó, tôi và anh Dzoăn B́nh đang chờ đợi ngày không xa sẽ vượt ngục trở về với tự do, th́ dại ǵ, tôi phải "ngoan cố" chống lại chúng.

    Th́n "rỗ" phá tan sự im lặng bế tắc bằng một câu nói tôi nghe thấy rất thiết thực, nhưng cũng thật ghê rợn:

    - Em thấy tốt nhất là chúng ta nên khuyên anh Chí trưa nay đừng có ăn "cơm". V́ ăn vô mà bị tụi vệ binh chúng nó đánh hội đồng th́ chỉ có chết v́ vỡ dạ dầy thôi....

    (C̣n tiếp...)

  6. #66
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nghe Th́n "rỗ" nói, mọi người bỗng dưng đều im lặng. Sự im lặng thú nhận một sự thực, chúng tôi hoàn toàn bất lực trong bàn tay của kẻ thù. Tụi vệ binh quản giáo đă muốn lôi tôi ra đánh vào buổi chiều này, th́ tôi không có cách nào tránh thoát.

    Tôi đă gây nên chuyện th́ tôi phải có gan gánh chịu. Điều quan trọng nhất bây giờ là làm sao tôi có thể sống sót sau trận đ̣n thù. V́ vậy, đúng như Th́n "rỗ" nói, trong hoàn cảnh hiện tại, mọi bàn luận đều vô ích, mọi biện pháp đều chẳng giải quyết được ǵ, chỉ chọc giận tụi nó, và như vậy chỉ nguy hiểm thêm cho tôi mà thôi

    . Bây giờ cách thiết thực nhất, giúp tôi có thể sống sót sau trận đ̣n hội đồng, là tôi phải nhịn bữa ăn trưa. Đơn giản vậy thôi!

    Nghĩ vậy, tôi cố nén xúc động, nói:

    - Em cảm ơn anh Dzoăn B́nh và các anh đă lo lắng cho tôi. Nhưng tôi thấy tất cả những cách các anh bàn từ năy đến giờ đều rất khó thực hiện. V́ vậy tôi không c̣n sự chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận để cho chúng nó đánh. Nếu các anh la hét hay tuyệt thực để bảo vệ tôi, không cho chúng đánh tôi hôm nay, th́ cho dù chúng có chịu thua hôm nay, chúng vẫn c̣n nhiều dịp để đánh tôi trong tương lai. Thậm chí, nếu tôi chống cự hôm nay, mai kia khi tôi ra ngoài lao động, chúng có thể bắn bỏ tôi bất cứ lúc nào, rồi ghép tôi vào tội vượt ngục...

    Chuyện ghép tù vào tội vượt ngục rồi bắn bỏ là chuyện có thật đă xảy ra ngay ở Quân lao G̣ Vấp trước khi tôi tới. Ít nhất có hai chuyện, tôi được nghe. Anh em trong tù vẫn thường kể cho nhau nghe những chuyện này để giúp nhau cảnh giác, thận trọng mỗi khi phải ra ngoài lao động.

    Chuyện thứ nhất, một anh tù h́nh sự (lâu ngày tôi không c̣n nhớ tên), gốc bộ đội, phạm tội ăn cướp một tiệm vàng ở Sàig̣n. Khi vào Quân lao G̣ Vấp, không hiểu v́ lư do ǵ, có lần anh căi với một tên vệ binh. Tên vệ binh đuối lư nên nuôi ḷng thù hận. Ngày nọ, khi mang tù ra ngoài lao động, tên vệ binh liền gọi anh đi theo hắn. Nội vụ sau đó như thế nào không ai rơ, chỉ biết tên vệ binh đă bắn chết người tù và khai anh ta đă bỏ chạy nên tên vệ binh phải bắn.

    Chuyện thứ hai, một người tù đi lao động về, bị vệ binh giữ lại chuyện tṛ cho đến chập tối, rồi tên vệ binh sai anh chui vô trong hàng rào kẽm gai nhặt hộ trái bóng chuyền. Khi người tù chui vô, tay chưa với tới quả banh, th́ bị tên vệ binh bắn chết, và bị vu cho tội vượt ngục.

    Tôi biết, tôi đánh lại quản giáo là điều vô cùng dại dột. Nhưng để chuộc lại sự dại dột đó, tôi chỉ có cách duy nhất là ngoan ngoăn ra ngoài cho chúng đánh. C̣n chống lại chúng, trong hoàn cảnh tù đầy như vậy, là tôi đă đi từ dại dột này đến dại dột khác, để rồi cuối cùng, tôi có thể phải trả giá đắt bằng chính tính mạng của ḿnh.

    V́ anh em bạn tù ai cũng nghe, cũng biết những vụ hành quyết tù bằng cách ghép cho tù tội vượt ngục, nên nghe tôi nói vậy, ai cũng thấy hợp lư. Mọi người chỉ biết chúc tôi may mắn, rồi buồn bă về chỗ của ḿnh. C̣n tôi, cố giữ thái độ b́nh thản, tṛ chuyện thản nhiên với anh Dzoăn B́nh, nhưng trong ḷng tôi, bồn chồn lo lắng khôn tả.

    Trưa hôm đó, khi chia "cơm", tôi nói anh em đừng chia cho tôi. Nếu sau trận đ̣n hội đồng, tôi c̣n đủ mạnh để ăn, th́ tôi ăn xuất "cơm" chiều cũng đủ. Hồi đó, cứ 5 người tù chung một mâm "cơm". Để bảo đảm chia chác được công bằng, mỗi người tù được chia một bữa. Chia xong, các người tù nhận phần của ḿnh, c̣n người tù nhận trách nhiệm chia bữa đó phải nhận phần của ḿnh sau cùng.

    Sống trong tù, đói khát triền miên là chuyện thường. Trong tù cộng sản, đói khát lại khủng khiếp hơn một bậc. Vậy mà buổi trưa hôm đó, tôi phải nhịn đói, nh́n cảnh anh em bạn tù ăn uống, mà ḷng tôi bồn chồn lo lắng trận đ̣n thù sắp tới.... Đói, lo, tinh thần căng thẳng, tôi đă ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

    Đang ngủ, bỗng tôi giật ḿnh thức giấc khi có người lay gọi. Mở mắt, tôi thấy anh Dzoăn B́nh ngồi ngay cạnh, nh́n tôi với anh mắt lo âu. Anh bảo:

    - Bốn giờ rồi, cậu dậy chuẩn bị.

    Phải một vài giây bàng hoàng, tôi mới nhớ ra trận đ̣n thù đang từng phút đến gần. Tôi ngạc nhiên:

    - Em đâu cần phải chuẩn bị ǵ?

    Anh Minh hất cằm về phía Minh "mă tấu":

    - Nó bảo cậu mặc thêm một bộ quần áo nữa bên ngoài... Mặc vậy nhẹ đ̣n đi nhiều lắm.

    Ngay lúc đó, Minh bước tới, cũng nói:

    - Ông Chí nghe tôi mặc thêm bộ quần áo nữa.

    C̣n tiếp...

  7. #67
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Minh hơn tuổi tôi. Người Hải Pḥng, tính khí ngang tàng, thích đập lộn, nhưng rất tốt với bạn. Trong tù, Minh quư Cẩm, v́ Cẩm là quân sư, chuyên viết thư hộ cho Minh; và tôi v́ Minh rất thích nghe tôi kể chuyện chưởng.

    Tôi lắc đầu:

    - Mặc làm ǵ hai bộ. Ra ngoài nó thấy nó lột ra th́ cũng vậy, mà nó c̣n khinh ḿnh nhát.

    Anh Dzoăn B́nh cười héo hắt:

    - Th́ cậu nghe tôi, cứ mặc vô, khi nào nó lột hăy hay. C̣n nó khinh ḿnh nhát th́ mặc cha nó... Miễn sao ḿnh c̣n sống là được.

    Tôi vẫn cương quyết:

    - Không, em không mặc
    .
    Thấy tôi cương quyết như vậy, Minh bỏ về. Anh Dzoăn B́nh nh́n tôi định nói ǵ, lại thôi.

    Tôi lấy khăn mặt, nhúng nước, lau mặt mũi tử tế, rồi ngồi xuống chờ đợi. Cho đến lúc đó, tôi vẫn cầu mong, tin tụi vệ binh quản giáo sẽ đánh hội đồng tôi do người tù "tự quản" bao tin là tin vịt. Tôi biết niềm hy vọng của tôi vô cùng mong manh và vô lư, nhưng trong giây phút đó, tôi đâu biết bấu víu vào đâu...

    Không khí trong pḥng giam lúc đó oi bức và ngột ngạt khôn tả. Tất cả mọi người tù trong pḥng, không ai bảo ai, cũng đều ngồi im lặng, chờ đợi...

    Bốn giờ 20, rồi bốn giờ rưỡi... vẫn không thấy động tĩnh ǵ. Bỗng nhiên, người tù đứng ở cửa sắt, khom lưng nh́n qua cửa ṭ ṿ la lên khe khẽ:

    - Tới rồi... Chúng nó tới...

    Cả pḥng giam đột nhiên trở nên hối hả, gay cấn. Người tôi bỗng dưng lạnh toát, mà chẳng hiểu sao, mồ hôi lại vă ra đầy trán. Tôi vẫn cố gắng giữ b́nh tĩnh, nhưng trái tim đập th́nh thịch liên hồi, như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực...

    Tiếng Minh vang lên:

    - Bao nhiêu thằng?

    Người tù không trả lời thẳng vào câu hỏi. Thay v́ vậy anh nói:

    - Thằng "lùn" đi đầu. Theo sau là tụi vệ binh... Một, hai, ba, bốn,... tám, chín... Khoảng hơn chục đứa.

    Thằng "lùn" là bí danh anh em tù đặt cho quản giáo Trường.

    Nghe người tù đếm số vệ binh, cứ thêm một đứa, bụng tôi lại đau thắt lại. Tôi nghĩ hôm nay chắc là ngày tôi tận số. Tôi kinh hoàng, lo sợ, vội cầu Trời, khấn Phật. Mẹ tôi theo đạo Phật, nhà nghèo xác xơ nhưng lúc nào trên bàn thờ cũng hương khói nghi ngút. Bố tôi theo đạo Thiên Chúa và là đạo gốc, nhưng v́ sống dưới chế độ cộng sản, nên tôi chỉ thuộc lơm bơm có Kinh Kính Mừng và Kinh Lậy Cha, nên trong lúc sợ hăi, tôi cũng vội lẩm bẩm đọc...

    Bỗng nhiên, người tù đứng ở cửa vội quay về chỗ, miệng la lên:

    - Thằng "lùn" tới...

    Cả pḥng giam đột nhiên im lặng. Sau đó không lâu, tôi nghe tiếng mở khoá, tiếng xích sắt vang lên, rồi hai cánh cửa sắt mở toang. Nh́n ra, tôi thấy quản giáo Trường đứng giữa, hai bên là hai vệ binh cầm súng AK-47 trong tư thế sẵn sàng nhả đạn. Tên Trường quét cặp mắt cú vọ một ṿng, rồi la lớn:

    - Anh Chí ra ngoài làm việc.


    (C̣n tiếp...)

  8. #68
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi đứng dậy, bước đi, tai c̣n nghe tiếng anh Dzoăn B́nh nói với theo trong vội vă, nghẹn ngào, "màu áo xưa". Nghe anh nói, tôi nghẹn ngào, rưng rưng lệ. "Màu áo xưa" là ba tiếng cuối trong bài thơ anh viết tặng cho tôi ngay buổi đầu gặp gỡ, "Thời gian sẽ thấy lại màu áo xưa". Ba tiếng đó như một lời nhắn gửi trinh nguyên t́nh nghĩa, một hứa hẹn thủy chung vuông tṛn cho quá khứ, cho những người thân thương, nhưng ba tiếng đó cũng là mật hiệu được hai anh em thường dùng để khích lệ nhau mỗi khi gặp khó khăn, mà chỉ có anh và tôi biết...

    Tôi bước ra ngoài, và bỗng dưng tôi chợt thấy trời buổi chiều thật đẹp. Nắng chiều chưa kịp tắt, vàng rực cả đất trời. Không khí bên ngoài thiệt tươi mát. Tôi hít một hơi thở thật sâu, và đột nhiên, thấy ḷng ḿnh thật thanh thản.

    Tôi chấp nhận hôm nay ăn trận đ̣n thù. Dù chúng có đánh tôi tàn nhẫn, dă man đến thế nào đi nữa, tôi sẽ cố gắng cắn răng chịu đựng, không một lời rên rỉ, không một tiếng van xin. Tôi cũng không chống lại chúng, không chửi bới chúng, v́ tôi hiểu, sống trong chế độ cộng sản, ngay cả những người cộng sản cũng chỉ là công cụ; và nhiều khi, họ chỉ là những nạn nhân đáng thương mà thôi.

    Tôi biết, tôi sẽ chịu đựng được tất cả, tôi sẽ vượt qua được cửa ải vô cùng khó khăn này, sẽ giữ được mạng sống của ḿnh, để trở lại pḥng giam cho anh Dzoăn B́nh thấy được "màu áo xưa"; để rồi trong một tương lai không xa, anh Dzoăn B́nh và tôi sẽ vượt biên, đến một vùng trời tự do.

    Mang trong tâm tư ư nghĩ đó, tự dưng tôi thấy ḷng ḿnh thật b́nh tĩnh, khác hẳn lúc trước, trong pḥng giam, ḷng tôi bồn chồn, lo sợ, hoảng hốt vô cùng.

    Sau khi đóng cửa sắt và khoá lại, Trường quay qua bảo:

    - Đi theo tôi.

    Tôi lặng lẽ đi theo Trường. Sau tôi là hai vệ binh. Đi khoảng ba chục thước, tôi bước vào pḥng ăn, đối diện pḥng giam A-1. Mang tiếng là pḥng ăn, cả pḥng ăn rộng mênh mông hơn 100 thước vuông chỉ có một chiếc bàn nhưng không phải là bàn ăn. Vào giờ ăn, chỉ có tù giam trong A-1 được ăn ở pḥng ăn này, và tất cả đều phải ngồi ăn ngay trên sàn xi măng
    .
    Trong pḥng ăn lúc đó có khoảng chục tên vệ binh tay không, đứng chung quanh tường. Tất cả đều im ĺm, lạnh lùng. Góc trong cùng về phía tay phải là chiếc bàn duy nhất. Quản giáo Trường bước lại phía sau bàn, chống hai tay vào mặt bàn, im lặng nh́n tôi. Hai tên vệ binh gh́m súng, đứng hai bên.

    Tôi đứng trước mặt tên Trường, cách chiếc bàn khoảng hơn một thước. Tên Trường quắc mắt nh́n tôi, ánh mắt đầy oán độc. Tôi nh́n thẳng mắt Trường, cố gắng giữ ánh mắt thản nhiên, không chút căm giận, thù hận.

    Thú thực, lúc đó, tôi không muốn chọc giận quản giáo Trường chút nào. Tôi tha thiết muốn sống bằng mọi giá. Chọc giận hắn sẽ vô cùng nguy hiểm, v́ Trường là người thiểu số, thẳng tính, nhưng rất nóng, khi cơn giận nổi lên, y sẵn sàng làm mọi chuyện kể cả giết người.

    Thứ hai, chế độ cộng sản đă cố t́nh dung dưỡng và trao cho những người như Trường quyền sinh sát, để hắn thẳng tay diệt trừ tất cả những ai ngang bướng chống đối lại chế độ.


    Sau khoảng mươi giây đồng hồ nh́n tôi đầy căm giận, Trường hỏi tôi giọng cục cằn:

    - Sáng nay mày nói ǵ, mày c̣n nhớ không?

    Tôi im lặng không biết trả lời thế nào. Tôi biết, sự im lặng của tôi càng chọc giận quản giáo Trường. Nhưng nêu nhắc lại lời nói buổi sáng, tôi sẽ đổ dầu vào lửa.

    - Mày nói mày vào đây để cải tạo, nên chúng tao không được quyền đánh mày phải không?

    Tôi vẫn im lặng. Tên Trường chửi thề:

    - Đ.M. Chúng mày vào đây là để cho chúng tao hành hạ cho đến chết. Đầu óc chúng mày có sạn làm sao mà cải tạo nổi.

    Đấm tay xuống mặt bàn đến rầm, tên Trường gào lên:

    - V́ vậy chúng tao được quyền đánh mày, được quyền giết mày! Và chúng tao sẽ đánh mày ngay bây giờ… cho mày coi, xem mày có la hét nữa hay không.

    Nh́n thái độ điên cuồng của tên Trường, tôi biết ngày hôm nay, chắc tôi khó sống. Trong một thoáng ngắn ngủi, tôi nghĩ đến Mẹ, đến Thầy, những người thân yêu nhất của tôi. Mẹ tôi c̣n sống, chắc Mẹ tôi không biết đứa con của Mẹ đang sắp phải gánh chịu trận đ̣n thù. Nhưng Thầy tôi đă mất, chắc vong linh của Thầy tôi vẫn hiện hữu đâu đây trong thế giới siêu h́nh, sẽ phù hộ cho tôi… Nghĩ đến đó, tôi xúc động muốn khóc…. Nhưng tôi kịp chế ngự sự xúc động của ḿnh. Tôi hiểu, nếu tôi khóc bây giờ, tên Trường sẽ cho rằng tôi sợ hăi chúng. Không, dù tôi có bị đánh chết, tôi cũng sẵn sàng chấp nhận, nhưng tôi không thể nào để chúng coi ḿnh là một thằng hèn.

    Thấy tôi im ĺm không nói, tên Trường tiếp:

    - Bây giờ chúng tao sẽ đánh mày để mày thấy chúng tao có quyền muốn đánh ai th́ đánh. Trong trại tù này, chúng tao là luật pháp. Mày nghe rơ chưa?

    Tôi im lặng. Tên Trường hét lên:

    - Mày nghe rơ chưa?

    Tôi trả lời:

    - Rơ…

    Tên Trường lại hét:

    - Mày nói như vậy hả? Nội quy của trại tù để đâu?

    Tôi trả lời:

    - Báo cáo quản giáo, rơ.

    - Mày có phản đối ǵ không?

    Tôi im lặng. Tên Trường lại hét:

    - Tao hỏi, chúng tao đánh mày ngay bây giờ, mày có phản đối ǵ không?

    Tôi trả lời:

    - Báo cáo quản giáo, không.

    Tên Trường gật gù, khoái trí:

    - Mày biết vậy là tốt. Bây giờ, tao báo cho mày biết, hai vệ binh cầm súng đây sẽ lên đạn sẵn sàng, để những vệ binh c̣n lại sẽ đánh mày đúng 15 phút. Trong 15 phút đó, nếu mày có bất cứ hành động nào chống cự, lập tức hai vệ binh này sẽ “xử lư” mày tại chỗ. Mày nghe rơ chưa?

    - Báo cáo quản giáo, rơ.

    - Mày có phản đối ǵ không?

    - Báo cáo quản giáo, không.

    - Mày có chống cự không?

    - Báo cáo quản giáo, không.

    - Mày đồng ư cho chúng tao đánh mày?

    Tôi im lặng. Chẳng lẽ tôi lại ngu xuẩn lên tiếng đồng ư để cho cả chục tên vệ binh xúm vô đánh ḿnh? Nhưng dù tôi có không đồng ư, cục diện cũng không hề thay đổi. Chúng vẫn xúm vô đánh tôi như thường, và có thể đánh dă man hơn. Thôi th́ đến nước này, tôi chỉ c̣n có con đường duy nhất, gồng ḿnh chịu đ̣n, để sống sót thực hiện chuyến vượt ngục cùng với anh Dzoăn B́nh. Tên Trường lại hét lên:

    - Mày có đồng ư cho chúng tao đánh mày hay không?

    Không c̣n cách nào khác, tôi đành miễn cưỡng trả lời:

    - Báo cáo quản giáo, đồng ư.

    Tên Trường cười hô hố, chỉ tay về giữa pḥng ăn, bảo tôi:

    - Tốt lắm. Vậy mày bước lại chỗ kia.

    Tôi lặng lẽ và chậm răi bước đến giữa pḥng ăn. Tiếng tên Trường vang lên phía sau:

    - Quay mặt lại đây.

    Tôi lặng lẽ quay mặt lại. Tên Trường lại hét:

    - Quay cả người lại.

    Tôi lặng lẽ làm theo. Tên Trường gật gù thấy tôi ngoan ngoăn vâng lời. Hắn quay sang bảo hai tên vệ binh cầm súng:

    - Các đồng chí sẵn sàng, nếu thấy thằng này chống cự, lập tức “xử lư” tại chỗ cho tôi. Các đồng chí nghe rơ?

    Hai tên vệ binh liền hô to, “rơ”, rồi thị uy bằng cách kéo cơ bẩm, khiến viên đạn nằm sẵn trong ṇng bắn ra ngoài, để cho viên đạn khác nhảy lên ṇng. Sau đó, chúng mở khoá an toàn rồi chĩa súng vào tôi trong tư thế sẵn sàng bóp c̣.

    Tên Trường dơ tay ngó đồng hồ rồi hất cằm ra hiệu cho đám vệ binh và nói:

    - Biện pháp chế tài tên ngoan cố… bắt đầu! Các đồng chí được quyền thẳng tay đánh tên này đúng 15 phút kể từ bây giờ…

    Đám vệ binh lập tức vây quanh tôi. Vài tên bước tới đấm gió kiểu vơ sĩ quyền Anh, có tên tung gị đá vô khoảng không, rồi cười hô hố khoái trá. Lúc đó, tuy hoảng hốt, nhưng tôi vẫn nhớ lời dặn ḍ của Minh “mă tấu”, nên thu vội hai cánh tay lên hai bên thái dương, hai bàn tay đặt sau gáy, đan vào nhau, đầu hơi cúi xuống, hai mắt quan sát tay, chân của đám vệ binh trong tầm mắt của ḿnh để đỡ đ̣n. Tôi không muốn nh́n thẳng vào mắt của chúng, v́ như vậy, dễ gây cho chúng sự thù hận cá nhân, khiến chúng tức giận, xuống đ̣n nặng hơn.

    15 giây đồng hồ trôi qua, nhưng không hiểu sao, không một tên vệ binh nào đánh tôi. Tôi ngạc nhiên nghĩ, có lẽ chúng sợ tôi liều mạng chống cự chăng? Ngay lúc tôi nghĩ vậy th́ lưng tôi bị một cú đá. Cú đá không nặng, nhưng tôi giả vờ loạng quạng, chúi về phía trước. Vừa chúi về phía trước được hai bước, tôi bị đánh liên tiếp ba cú không hiểu là cú đá hay cú đấm. Một cú vào be sườn bên trái, một cú vào lưng và một cú vào đầu. Đến lúc này, tôi lạng quạng thật, chứ không c̣n giả vờ nữa. Giữa lúc c̣n đang lạng quạng, tôi bị một đ̣n thật nặng vào sườn bên phải. Đây là đ̣n đánh nặng nhất. Tôi thấy đau nhói cả một bên sườn, hơi thở bị nghẹn lại, cả người tôi gập làm đôi, nhưng tôi vẫn tỉnh táo, cố gắng nh́n các đ̣n đánh trong tầm mắt của ḿnh để tránh không bị đánh vào đầu. Trong lúc tôi đang gập người đau đớn và cố gắng nh́n để nhận đ̣n, một tên vệ binh từ phía bên phải đá một cú xoay bản lề, thẳng vô bụng tôi. Vừa đá, y vừa quát:

    - Mày nh́n tao, để nhớ mặt trả thù hả?!

    Cú đá của tên này làm tôi chới với. Cả người tôi mất thăng bằng, muốn té. Ngay lúc đó, một tia chớp loé lên trong óc: Tốt nhất tôi giả vờ té xỉu, để cho chúng chùn tay. Vừa nghĩ vậy là tôi vội ngă lăn kềnh ra sàn. Té rồi, tôi mới biết tṛ giả vờ của tôi quả là dại dột. Lúc tỉnh táo, đứng trên hai chân, tụi vệ binh khi xuất đ̣n c̣n dè chừng tôi. Khi tôi té xuống, cả lũ vệ binh liền xúm vô đánh tôi túi bụi. Một tên la lên:

    - Nó muốn nhớ mặt để trả thù hả, đánh chết nó đi…

    Vài tên khác cũng la lên:

    - Đánh chết nó đi…

    Tuy bị đ̣n đau, nhưng đă chót giả vờ xỉu, tôi đành phải nằm yên bất động, gồng ḿnh chịu đ̣n với hy vọng, chúng sẽ ngưng đánh. Quả nhiên, có tiếng một tên vệ binh nói:

    - Này này, nó xỉu thật rồi.

    Nghe vậy tôi hơi mừng. Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng của tên vệ binh đă đá tôi cú khủng khiếp vô bụng:

    - Nó xỉu kệ cha nó, để tao sút cho nó một cú ân huệ vào giữa mặt…

    Nghe vậy, tôi giật ḿnh. Bản năng tự vệ khiến tôi không kịp suy nghĩ, vội vàng quay mặt sang hướng khác. Chưa kịp quay xong, th́ tiếng reo ḥ và những cú đấm đá của tụi vệ binh đổ xuống người tôi. Tôi nhận ra sự dại dột của ḿnh, vội vàng cố chịu đ̣n, lồm cồm ḅ dậy. Nhưng làm như vậy tôi lại càng dại dột. Một người đang bị đ̣n thù, quằn quại dưới sàn, lồm cồm ḅ dậy, đă tạo cho kẻ thù nh́n thấy không biết nhiêu chỗ hở, có thể xuất đ̣n… Quả nhiên, chỉ trong mươi giây đồng hồ ngắn ngủi, cả thân thể tôi bị đá, bị đấm, bị đạp không biết bao nhiêu cú… Tôi tuyệt vọng, nghĩ ḿnh hôm nay chắc chết mất. Nghĩ vậy, ư chí đề kháng trong tôi mất hết. Tôi vội kêu lên hai tiếng “MẸ ƠI!” rồi nằm vật xuống sàn nhà, để mặc cho chúng đánh… Đột nhiên, một cú đá vào mặt làm tôi nổ đom đóm mắt. Rồi tôi nghe tiếng tên quản giáo Trường la lên:

    - Ê, không đánh mặt! Không đánh mặt!

    Tiếng la của tên Trường khiến tôi bừng tỉnh. Th́ ra chúng không muốn đánh để lại những vết tích trên mặt của tôi. Như vậy chúng không muốn đánh tôi chết. Như vậy tôi có hy vọng sống. Nghĩ vậy, tôi cố gắng gồng ḿnh chịu đ̣n, và lồm cồm ḅ dậy lần thứ hai. Nhưng những cú đấm, cú đá làm tôi không kịp đứng dậy. Bụng tôi quặn thắt, một luồng hơi nóng hực bốc lên từ dạ dầy, làm tôi vội oẹ một, hai tiếng, rồi ba tiếng… nhưng tôi không thể nôn được thứ ǵ. V́ tôi không ăn uống ǵ từ tối hôm trước, trong dạ dầy trống không, nên tôi chỉ nôn khan. Nhưng chính v́ nhưng tiếng nôn oẹ của tôi đă khiến cho mấy tên vệ binh phía trước định đánh tôi, vội vàng né sang bên. Nhờ vậy, tôi đứng dậy được. Thấy vậy, tôi ngây thơ giả vờ nôn khan mấy tiếng nữa cho chúng tránh, không ngờ, chúng biết ngay tôi giả vờ, liền xúm vô vừa đánh, vừa chửi bới… Tôi loạng quạng chịu đ̣n, nhưng vẫn cắn răng không chịu rên la. Đến lúc đó, tôi thấy cả người tôi đờ đẫn, mất hết cả mọi cảm giác, tôi té xuống sàn nhà, để “nghe” thấy đ̣n thù đánh vào người ḿnh th́nh thịch, mà không thấy cảm giác đau đớn ǵ… Đến lúc này, v́ tôi nằm dưới sàn, đám vệ binh chỉ đánh tôi bằng những cú đá. Tôi không sợ chúng đá vào mặt, v́ lời quản giáo Trường đă ra lệnh chúng không được đánh vào mặt. Tôi chỉ sợ chúng đá vào ngực vào bụng, nên tôi nằm nghiêng, co quắp như một con tôm, hai đầu gối co lên ngực, hai tay tôi quặp lấy đầu gối, chịu đ̣n. Nhiều cú đá vào lưng, đùi, tay, chân, vài cú đạp vào hông, rồi một tên nhảy lên cao, đạp hai gót giầy vào ngang bụng, khiến cả người tôi bị lật ngửa. Ngay khi bị lật ngửa, nh́n lên, tôi thấy một gương mặt đầy oán độc của một tên vệ binh, hắn đương dơ chân đạp thẳng vào ngực tôi. Lần này tôi không c̣n cách ǵ đỡ kịp. Chỉ kịp nghe một tiếng “bịch” ngay trên ngực ḿnh, mà sao thấy xa xôi, tôi không đau đớn ǵ, nhưng trong lồng ngực tôi bỗng dưng có cả một khối hơi khổng lồ dâng lên nghẹn ứ ở cổ… khiến tôi oẹ một tiếng. Có chất ǵ ấm ấm chảy xuống cổ, xuống ngực tôi…. Tôi nghe có tiếng la của một tên vệ binh, “Thôi, dừng, đủ rồi… Nó ói máu rồi”… Trong tích tắc cuối cùng trước khi ngất xỉu… tự dưng tôi thấy h́nh bóng của Mẹ tôi ngày xửa ngày xưa hiện về… H́nh ảnh của Mẹ khi tôi c̣n bé, được gặp Mẹ lần đầu mà tôi không dám gọi hai tiếng “Mẹ Ơi!”… Mẹ tôi vội vàng, cô đơn, đi ngang chiếc đập của quê hương trong lúc hoàng hôn sắp tắt, gió sông lộng thổi, và chiếc ruột tượng màu vàng của Mẹ bay lất phất… xa dần, xa dần… Tôi muốn gọi, “Mẹ ơi, chờ con!…” nhưng tôi không thốt lên lời. Mắt tôi đột nhiên tối xầm hẳn lại…


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 25-05-2012 at 11:18 AM.

  9. #69
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau trận đ̣n hội chợ của vệ binh tại Quân lao G̣ Vấp, cơ thể của tôi chịu đựng nhiều đau đớn, mà 3 tháng sau, khi bị đổi lên trại tù ở gần núi Bà Đen, mỗi lần kéo gầu nước từ giếng sâu, ngực tôi vẫn nóng ran, và tôi vẫn c̣n ho ra máu. Thê thảm hơn, những vết máu bầm vẫn c̣n nguyên ở trong phổi của tôi suốt nhiều năm.


    Trận đ̣n hội chợ của vệ binh khiến tôi càng thêm quyết tâm, phải vượt ngục bằng mọi giá. Nhưng để có thể vượt ngục theo kế hoạch của anh Dzoăn B́nh, tôi phải hồi phục sức khỏe. Đáng tiếc, không lâu sau ngày bị chúng đánh hội đồng, tôi và anh Dzoăn B́nh, cùng với khoảng 50 người tù khác, bị chuyển đến trại tù ở gần núi Bà Đen, chấm dứt giấc mộng vượt ngục ở Quân lao G̣ Vấp.


    Trại tù gần núi Bà Đen là trại tù được VC xây dựng khá quy mô, với đầy đủ các hàng rào kẽm gai trong ngoài. Cho đến nay, tôi cũng không nhớ chính xác tên và vị trí của trại tù này, nhưng tôi vẫn thỉnh thoảng nghe anh em bạn tù nhắc đến những địa danh như ấp Tân Thiết, Trại Đèn, ấp Phước Ḥa, xă Lộc Ninh...

    Nh́n về phía sau của trại tù, tôi thấy rơ núi Bà Đen cao to sừng sững chiếm cả một góc trời. Trại tù được chia ra làm nhiều khu, mỗi khu có nhiều lán, giam giữ khoảng trên dưới 1000 tù, gồm đủ các thành phần, tù chính trị, tù h́nh sự... Hệ thống canh gác tại đây cũng rất nghiêm ngặt. Ngoài các hàng rào kẽm gai, c̣n có những cḥi canh chung quanh trại, và tại mỗi khu gồm có hai lán, luôn luôn có vệ binh luân phiên canh gác vào ban đêm.


    Ngay khi đặt chân đến trại tù mới, tôi đă vội t́m hiểu địa h́nh địa vật để vượt ngục. Tôi biết, lúc đó tôi đă bị vệ binh và quản giáo VC ghi vô "sổ đen", nên tôi bị theo dơi kỹ càng hơn và thường bị trừng phạt chỉ v́ những chuyện không đâu. Để có thể vượt ngục, điều đầu tiên, tôi phải làm cho vệ binh quản giáo của trại lơ là cảnh giác đối với tôi. Muốn vậy, một mặt tôi phải tỏ ra tích cực lao động và mặt khác, tôi phải cho mọi người thấy tôi rất yếu đuối, bệnh hoạn, sau trận đ̣n hội chợ tại Quân lao G̣ Vấp. V́ vậy, cùng với những lần ho ra máu, tôi giả vờ đi đứng chậm chạp, ăn uống uể oải, ngoại h́nh suy nhược...

    V́ việc chuyển tù từ Quân lao G̣ Vấp về trại tù mới được tiến hành vào ban đêm, nên tôi không biết rơ vị trí của trại tù mới nằm ở đâu. Trong những lúc đi lao động ngoài trời, tôi t́m cách khéo léo ḍ hỏi anh em bạn tù đường đi nước bước, nên biết được, trại tù của chúng tôi nằm gần xă Lộc Ninh, cách biên giới Việt Miên không bao xa.

    Thời gian đó vào khoảng năm 1977, mối quan hệ Việt Miên ngày càng căng thẳng thù nghịch, nên có tin đồn, cộng sản Miên đang có ư đồ xâm lăng Việt Nam. Nghe tin này, có một số người lo sợ sẽ bị Miên cộng giết; nhưng cũng có người nuôi hy vọng, cuộc xâm lăng của cộng sản Miên sẽ "giải phóng" chúng tôi thoát khỏi sự ḱm kẹp của cộng sản Việt Nam.

    Có điều mọi người lúc đó đều không thể ngờ được, chính viễn ảnh xâm lăng Việt Nam của Miên cộng đă khiến cộng sản Việt Nam có âm mưu sẵn sàng thủ tiêu tất cả những người tù chúng tôi bằng ḿn Claymore một khi trại tù bị quân đội Miên tấn công...

    Tôi chỉ biết được âm mưu này vào một buổi chiều, sau khi đi lao động trồng khoai ḿ trở về trại..

    Chiều hôm đó, tôi được anh Dzoăn B́nh gọi sang lán của anh uống trà. Tôi quên thưa với quư độc giả, anh Dzoăn B́nh và tôi tuy cùng được chuyển trại tù từ Quân lao G̣ Vấp, nhưng khi lên đến trại tù mới, anh bị chuyển sang lán tù đối diện với lán của tôi.

    Là một nhà báo tên tuổi của VNCH trước năm 1975, từng được giải thưởng của Tổng Thống qua phóng sự chiến trường viết về trận B́nh Giă, nên anh Dzoăn B́nh rất có uy tín trong trại tù. Nhờ vậy, anh biết được những tin tức đặc biệt, mà những người tù b́nh thường không thể biết, hoặc biết rất muộn.

    Buổi chiều hôm đó, gặp tôi anh Dzoăn B́nh th́ thầm nói:

    - Cậu biết không, tôi vừa mới nghe được một tin "con cuốc"...

    Anh Dzoăn B́nh có thói quen khi nói chuyện thường hay dùng chữ "con cuốc" để mô tả bất cứ chuyện ǵ không rơ xuất sứ hoặc có nội dung không tốt lành, không được như ư.

    - Cậu biết thằng Tuân, tù "tự quản" không?

    Tôi thưa:

    - Có phải Tuân bên khu rèn không anh?

    Anh Dzoăn B́nh gật đầu:

    - Thằng đó nó vừa nói với tôi, sáng hôm qua, những người tù "tự quản" được lệnh của tụi giám đốc trại cho gài ḿn Claymore chung quanh trại...

    Tôi giật ḿnh, hỏi anh:

    - Chắc chúng cho gài ḿn để chống tụi Miên xâm lăng?

    Anh B́nh lắc đầu:

    - Không phải để chống tụi Miên cộng đâu. Nó gài ḿn là để giết ḿnh đó. Thằng Tuân nó nói số lượng ḿn gài chung quanh trại không rơ bao nhiêu, nhưng cứ cách 20 thước, chúng bắt chôn một trái, mà ḿn hướng vào trong trại. Cậu biết ḿn Claymore chứ ǵ?

    - Em biết.

    Mặc dù chính mắt tôi chưa hề thấy trái ḿn Claymore bao giờ, nhưng tôi đă nghe rất nhiều bộ đội đề cập đến nó như là một loại vũ khí quái ác, gây nhiều tử vong và tàn tật cho binh lính VC.

    Anh Dzoăn B́nh nói tiếp:

    - Cậu phải biết, ḿn Claymore khác với loại ḿn thường. Ḿn thường, phải chôn dưới đất, c̣n ḿn Claymore th́ để trên mặt đất, với mặt cong có ḍng chữ bằng tiếng Anh ghi rơ hướng về phía kẻ thù. Thằng Tuân nó cũng là lính nên nó biết, khi gài ḿn Claymore mà quay hướng ḿn vô trong trại tù là rơ ràng, tụi VC chúng muốn giết tù, chứ không phải giết tụi Miên cộng đâu. Cậu phải biết, với tầm sát thương từ 100 mét đến 200 mét theo h́nh quạt 60 độ của 700 viên bi thép cho mỗi trái ḿn Claymore, mà tụi VC nó cho gài các trái ḿn Claymore sát nhau như vậy th́ rơ ràng, cộng sản nó sẽ giết cả trại tù này không c̣n một mống cho coi...

    Tôi lạnh người:

    - Như vậy là Miên cộng chưa kịp "giải phóng" th́ ḿnh đă bị tụi VC nó giết sạch...

    Anh Dzoăn B́nh kéo một hơi thuốc lào rồi nói thiệt nhỏ:

    - Tôi nghĩ t́nh thế này, cậu phải t́m mọi cách trốn trại ngay. Ở lại thêm ngày nào là nguy hiểm ngày ấy...

    Tôi ngạc nhiên:

    - Ủa, như vậy anh không vượt ngục cùng với em hay sao?

    Anh Dzoăn B́nh thở dài:

    - Tôi già rồi, trốn không được, cậu ạ. Ở đây rừng rú bao bọc chung quanh, muốn trốn phải có sức. Già yếu như tôi mà trốn tù với cậu th́ chỉ là gánh nặng cho cậu. Cậu nghe tôi, đi đi...


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 25-05-2012 at 11:20 AM.

  10. #70
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi rưng rưng nước mắt, nghẹn ngào không biết nói làm sao, khi tôi phải chấp nhận một sự thực chua xót: Tôi phải trốn trại một ḿnh và anh Dzoăn B́nh phải ở lại! Anh B́nh nói tiếp:

    - Nghe cậu kể chuyện ở Quảng Trị, tôi biết cậu có kinh nghiệm đi rừng, nên chuyện trốn trại ở đây không có ǵ khó khăn với cậu. Theo tôi biết, từ đây về thị trấn Dầu Tiếng chỉ khoảng vài tiếng đồng hồ đường rừng. Trốn khỏi trại tù, cậu cứ nhắm vùng ánh sáng về phía tay phải mà đi, thế nào cũng băng qua khu rừng cao su trước khi đến được thị trấn Dầu Tiếng... Sau đó cậu đón xe về Tây Ninh... rồi về Sàig̣n.

    Tôi lo lắng hỏi:

    - Anh nghĩ em có nên rủ Minh trốn cùng với em không?

    Anh B́nh lắc đầu:

    - Không nên. Tính Minh tôi biết, hắn rất tốt với bè bạn, nhưng phổi ḅ, mắt lồi như mắt trâu nên nhát lắm. Trong tù, Minh ngang tàng, thích làm người hùng những chuyện cỏn con. Nhưng đụng chuyện lớn th́ nhát. Tôi biết, khi ở Quân lao G̣ Vấp, Minh đă hứa sẽ vượt ngục chung với cậu, nhưng Minh đâu có dám thực hiện lời hứa. Tôi nói vậy có đúng không nào?

    Nhận xét của anh B́nh về Minh rất chính xác. Trong tù Minh ngang tàng, đánh đấm hết người này người nọ và trở thành một "vua tù". Nhưng thực tế, dù đă hứa sẽ vượt ngục với tôi, nhiều lần Minh lần khân, khất lần, không muốn vượt ngục với tôi.

    Anh B́nh dặn tôi:

    - Cậu nhớ, đừng nói với Minh và bất kỳ ai về ư định trốn trại của ḿnh. Cậu đừng có tin một ai cả. Điều khó khăn nhất cho chuyến vượt ngục của cậu là cậu không có tiền mặt mà tôi cũng không có. Nhưng tôi tin, nếu cậu trốn ra ngoài thế nào cũng được người dân họ giúp đỡ. Ḷng dân bây giờ khác với ngày xưa nhiều lắm. Chẳng c̣n ai ảo tưởng vào tụi VC nữa đâu. Cậu đi lao động th́ cậu biết ḷng người ra sao rồi...

    Anh B́nh nói rất đúng. Trong suốt thời gian bị tù đầy hơn một năm trời, mỗi khi phải ra ngoài lao động, chúng tôi đều có dịp được chứng kiến những tấm ḷng vàng của người dân đối với tù cải tạo. V́ vậy, tôi tin chắc, một khi thoát khỏi hàng rào kẽm gai của trại tù, được gặp gỡ người dân Miền Nam, tôi sẽ như con cá sống trong nước, tha hồ vùng vẫy, xuôi ngược.

    Anh B́nh đưa chiếc điếu cầy làm bằng nhôm cho tôi, rồi tiếp:

    - Từ nay trở đi, cậu và tôi cũng đừng nên gặp nhau nữa, kẻo khi cậu đi, chúng lại lôi tôi ra hành hạ. Nếu có ǵ gấp gáp lắm, cậu cứ nói với Duy...

    Sau lần tṛ chuyện với anh Dzoăn B́nh, tôi gấp rút chuẩn bị cho việc trốn trại.

    Qua t́m hiểu địa h́nh địa vật, tôi thấy có hai cách trốn trại:

    Cách thứ nhất, trốn trại vào ban ngày khi đi lao động.

    * Trốn trại cách này tôi có được lợi thế lớn nhất là không phải vượt qua bốn hàng rào kẽm gai và băi ḿn Claymore chung quanh trại. Theo lời anh Dzoăn B́nh, ḿn Claymore có 3 cách phát hoả:

    - Cách thứ nhất do người gài ḿn chủ động khai hoả.

    -Cách thứ hai là gài bẫy, khiến ḿnh đụng phải, ḿn sẽ nổ tung.

    - Cách thứ ba là dùng ḿn giờ để kích hoả vào đúng lúc ḿnh muốn.

    Tại trại tù của chúng tôi vào lúc đó, VC đă gài ḿn Claymore theo cách thứ hai.

    Ngoài ra, chúng c̣n gài những loại ḿn cá nhân khác, nên rất nguy hiểm cho những ai trốn trại phải chui qua mấy hàng rào kẽm gai quanh trại.

    *Lợi thế thứ hai khi trốn trại ban ngày là tôi có thể chui vào rừng rậm, ẩn ḿnh chờ đến tối đi tiếp.

    * Lợi thế thứ ba, từ chỗ chúng tôi lao động đến thị trấn Dầu Tiếng, gần hơn một tiếng đồng hồ đi bộ so với từ trại tù đến thị trấn Dầu Tiếng.

    Tuy nhiên, nếu trốn trại ban ngày, tôi chỉ có thể trốn vào lúc ăn trưa, và có tối đa 30 phút đồng hồ trước khi bị phát hiện. Với lực lượng vệ binh gần một trung đội cộng với quân khuyển, việc truy lùng một người tù trốn trại trước đó 30 phút là điều không khó khăn.

    Vả lại, khi tù lao động ở ngoài trại, đều bị vệ binh và tù "tự quản" kiểm soát rất chặt chẽ, và mọi người tù đều bị tổ chức thành từng tổ 3 người một để theo dơi lẫn nhau. Tránh t́nh trạng những người quen thân cùng chung một nhóm 3 người, cùng trốn trại với nhau, quản giáo thường bắt thay đổi, nay người này ở nhóm này, mai phải ở nhóm khác...

    Chính v́ những khó khăn và nguy hiểm lớn lao như vậy, nên tôi quyết định trốn trại vào ban đêm.

    Có hai cách, có thể trốn trại vào ban đêm:

    - Cách thứ nhất, trốn trong lúc tù c̣n thức từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối.

    - Cách thứ hai, chờ tù ngủ hết, trốn từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng.

    Cách thứ hai rất khó trốn, v́ lúc đó, trong mỗi lán tù cứ mỗi hai tiếng đồng hồ, đều có bốn người tù luân phiên canh gác từ đầu lán đến cuối lán. Bên ngoài lán tù, c̣n có hai vệ binh canh gác ở hai đầu lán.

    Riêng cách thứ nhất, có vẻ khó khăn hơn, v́ lúc đó tù c̣n thức, đèn điện c̣n sáng choang, nhưng trên thực tế, lúc này là lúc có cơ hội trốn hơn cả, v́ * thứ nhất, tù c̣n thức nên đi lại trong lán rất lộn xộn, không ai có thể theo dơi và biết tù nào c̣n trong lán, tù nào đă ra ngoài lán đi dao.* Thứ hai, v́ đèn đuốc sáng choang nên lúc này chỉ có một vệ binh canh gác mỗi lán tù khoảng 120 người. *Thứ ba, thời gian này là thời gian duy nhất, tù được phép đi vệ sinh ở một nhà cầu nằm ở cuối trại, sát hàng rào kẽm gai.

    Sau 9 giờ tối, tất cả mọi chuyện vệ sinh cá nhân của tù đều phải thực hiện ngay trong lán. Đi tiểu, th́ tù phải đi vào trong một ống lồ ô, hôm sau đem đổ. C̣n đại tiện th́ phải đào hố ngay trong lán, đi vô đó, rồi lấp đất, ngày hôm sau phải dọn sạch sẽ.

    Tù nhân muốn đi tiểu hay đi tiêu từ sau 9 giờ tối đều phải hô to: "Báo cáo cán bộ tôi muốn đi tiểu / đi cầu". Đến khi nghe vệ binh nói "Được" th́ mới được nghiêng ḿnh trút bầu tâm sự vô ống hay ngồi dậy đào lỗ....


    (C̣n tiếp...)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •