Results 1 to 2 of 2

Thread: Lănh đạo Cộng sản Trung Quốc lên án các giá trị Mỹ nhưng gửi con cái học ở các trường Mỹ

  1. #1
    Dac Trung
    Khách

    Lănh đạo Cộng sản Trung Quốc lên án các giá trị Mỹ nhưng gửi con cái học ở các trường Mỹ

    Andrew Higgins và Maureen Fan

    Dương Lệ Chi chuyển ngữ


    Ảnh: Tập Cận B́nh là người chắc chắn kế thừa để lănh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Con gái của ông ta học tại Đại học Harvard. Photo: Lintao Zhang / AP.

    CAMBRIDGE, Massachusetts – Khi các môn sinh tụ họp tại trường Harvard hồi tháng trước để thảo luận về sự hỗn loạn chính trị làm rung chuyển Đảng Cộng sản Trung Quốc, một nữ sinh kín đáo, với kết quả ảnh hưởng trực tiếp, đang chăm chú lắng nghe từ hàng ghế trên cùng của giảng đường. Cô chính là con gái của Tập Cận B́nh, Phó Chủ tịch Trung Quốc, và là người chắc chắn sẽ nắm giữ chức vụ hàng đầu trong đảng.

    Con gái của Tập Cận B́nh, cô Tập Minh Trạch, đă ghi danh theo học ở trường Đại học Harvard năm 2010, theo những người quen biết cô ở đó nói là tên giả, đă gia nhập vào một danh sách dài của những “thái tử đảng” Trung Quốc, là con cái của các quan chức cao cấp trong đảng được biết đến, những người đă đến Mỹ để học hành.

    Ở một khía cạnh nào đó, “giới quư tộc đỏ” của đảng đổ xô vào các trường đại học Mỹ đơn giản phản ánh sự mê tít nền giáo dục Mỹ của Trung Quốc. Trung Quốc có số sinh viên theo học tại các trường đại học ở Mỹ nhiều hơn so với bất kỳ nước nào khác. Năm học 2010-2011, con số sinh viên học ở các trường Mỹ là 157.558, theo dữ liệu thu thập của Viện Giáo dục Quốc tế, tăng gần gấp bốn lần trong 15 năm.

    Nhưng thân nhân của các quan chức cao cấp trong đảng là một trường hợp đặc biệt: họ hiếm khi học ở các trường nhà nước, thay vào đó họ theo học tại các trường đại học tư nhân hàng đầu – và rất đắt tiền – một sự từ chối hoàn toàn về các lư tưởng b́nh đẳng đă đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949. Trong số chín ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết sách hàng đầu của Đảng Cộng sản mải mê chống Mỹ, có ít nhất năm người có con hoặc cháu đă từng học hoặc đang học ở Mỹ.

    Giúp thúc đẩy sự hiểu biết thêm về đảng tham nhũng là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp, đă được đặt ra bởi các nghiên cứu nước ngoài về con cái của các nhà lănh đạo: Ai là người trả tiền cho họ? Harvard, trường đại học phải tốn hàng trăm ngàn đô la cho tiền học phí và các chi phí sinh hoạt khác trong bốn năm, từ chối thảo luận về vấn đề kinh phí hoặc chuyện nhập học của từng học sinh.

    Các cháu nội (hay ngoại) trai của hai trong ba cựu lănh đạo hàng đầu — ông Triệu Tử Dương, người đă bị thanh lọc và quản chế tại gia do chống lại cuộc tấn công quân sự vào những người biểu t́nh ở Quảng trường Thiên An Môn hồi tháng 6 năm 1989, và người kế nhiệm ông, là ông Giang Trạch Dân — đă theo học tại Harvard.

    Thái tử đảng nổi tiếng duy nhất nói về vấn đề kinh phí một cách công khai là Bạc Qua Qua, một sinh viên tốt nghiệp đang theo học [cao học] tại Trường Quản lư Hành chính công Kennedy, thuộc Đại học Harvard. Cha của anh là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, hiện đang bị thất sủng, ông Bạc Hy Lai, cũng như ông Tập Cận B́nh, là con của một lănh đạo thời kỳ sơ khai của cuộc cách mạng, đă chiến đấu cùng với Mao Trạch Đông.

    Bạc Qua Qua đă không tham dự buổi hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Fairbank của trường Harvard, buổi hội thảo tập trung vào chuyện khó khăn của gia đ́nh anh. Tuy nhiên, trong một tuyên bố vài ngày sau đó gửi cho báo Crimson, tờ báo do sinh viên trường Harvard điều hành, anh đă trả lời những cáo buộc về sự giàu có phi pháp. Anh nói rằng anh chưa bao giờ sử dụng tên tuổi của gia đ́nh ḿnh để kiếm tiền và, trái với tin tức từ các phương tiện truyền thông, anh chưa bao giờ lái xe Ferrari. Anh nói rằng kinh phí cho chuyện học hành ở nước ngoài của ḿnh hoàn toàn đến từ “học bổng giành được độc lập, và sự hào phóng của mẹ tôi từ các khoản tiết kiệm mà bà kiếm được trong những năm bà là một luật sư thành công và là một nhà văn”.

    Mẹ của anh, bà Cốc Khai Lai, đang bị tạm giam tại một nơi nào đó ở Trung Quốc do bị t́nh nghi có liên quan đến cái chết của Neil Heywood, một người Anh, từng là cố vấn kinh doanh cho gia đ́nh ông Bạc. Sau khi điều mà các nhà chức trách Trung Quốc nói là một vụ căi nhau v́ tiền bạc, Heywood đă chết, dường như bị đầu độc, trong một pḥng khách sạn ở Trùng Khánh hồi tháng 11.

    Bạc Qua Qua “rất lo lắng về những ǵ có thể xảy ra cho mẹ ḿnh”, ông Ezra F. Vogel, một giáo sư Harvard nói về h́nh ảnh của Bạc “rất lo lắng” đă đến thăm ông hồi tuần trước. Ông Vogel nói thêm, h́nh ảnh của Bạc [đă được mô tả] như là một tay chơi hoang dă th́ “phóng đại rất nhiều”.


    Học giả Roderick MacFarquhar của trường Harvard nói tại buổi hội thảo ở Trung tâm Fairbank, trong một nền văn hóa chính trị “đấu nhau dữ dội” ở Trung Quốc, gia đ́nh vừa là “chỗ tạo ra của cải” (người dịch: ư nói các quan chức ăn cắp của cải rồi chuyển cho gia đ́nh hợp thức hóa) và c̣n là một “h́nh thức bảo vệ chung” (người dịch: bảo vệ phe của ḿnh khi đánh nhau với các phe phái khác). Ông nói thêm, kết quả là “bạn nh́n thấy một đảng tham nhũng dữ dội”.

    Trước khi bị truất phế, ông Bạc Hy Lai có mức lương chính thức hàng năm chưa tới 20.000 đô la. Nhưng con trai ông học ở truờng Harrow, một trường tư nổi tiếng ở London với chi phí hàng năm khoảng 48.000 đô, sau đó là trường Oxford, đối với sinh viên nước ngoài, phải trả hơn 25.000 đô la một năm chỉ riêng tiền học phí, và trường Kennedy, theo ước tính riêng của trường này, cần khoảng 70.000 đô một năm để trang trải học phí và các chi phí sinh hoạt.

    ‘Thượng đẳng’

    “Đây là chuyện về người giàu và người nghèo”, bà Hồng Hoảng, con gái riêng của vợ ông Kiều Quán Hoa, Bộ trưởng Ngoại giao của Mao Trạch Đông và là thành viên của các thái tử đảng thuộc thế hệ trước, [hấp thu] nền giáo dục Mỹ. “Mạng lưới những người có quyền ở Trung Quốc… không khác ǵ mạng lưới những người có quyền ở Mỹ”, bà Hồng, người đă học trường Vassar College ở Poughkeepsie, New York, và mẹ bà là giáo viên dạy tiếng Anh cho Mao.

    “Có điều ǵ đó về giới thượng lưu nói rằng, nếu bạn được sinh ra trong đúng gia đ́nh nào đó, th́ bạn phải đi học đúng trường để giữ tiếng tăm cho gia đ́nh. Vào một trường đại học hàng đầu chính là kết quả đó“, bà Hồng nói. Bà hiện là cố vấn có uy tín về thời trang, có trụ sở Bắc Kinh và là nhà xuất bản. Trong số các doanh nghiệp của bà là iLook, một tạp chí về lối sống và thời trang mới, đưa ra lời khuyên về việc làm thế nào để tận hưởng điều mà câu ‘chuyện hàng đầu năm 2010’ đă tuyên bố như là “Thời vàng son” của Trung Quốc.

    Lưu ư rằng Đảng Cộng sản đă rời xa khỏi những ư thức hệ trói buộc ban đầu, bà Hồng nói bà không thấy có mâu thuẫn nào giữa ước muốn được hưởng nền giáo dục nổi tiếng và các nguyên tắc hiện hành của đảng cầm quyền và các nhà lănh đạo của đảng: “Phần nào của Trung Quốc là cộng sản, và phần nào của Harvard là chống lại chủ nghĩa độc tài của những người ưu tú“?

    Cha dượng của bà Hồng, ông Kiều Quán Hoa, là bộ trưởng ngoại giao đă bị thanh trừng hồi năm 1976 và chức bộ trưởng của ông đă được chuyển giao cho người thông dịch cũ của Mao, ông Hoàng Hoa, ông này có con trai tên là Hoàng Tân (Huang Bin), cũng đă học ở trường Harvard. Vào lúc đó, hệ thống giáo dục của Trung Quốc đổ nát, đă bị Cách mạng Văn hóa năm 1966-1976 tàn phá và các chiến dịch sai lầm của Mao chống lại trí thức, những người đă bị nhục mạ là “lăo chín thối”.

    Ngày nay, các trường đại học Trung Quốc không những được hồi phục mà c̣n cạnh tranh khốc liệt, để được vào các trường đó th́ rất khó, ngay cả đối với các thái tử đảng có các mối quan hệ rộng răi. Dù vậy, các trường đại học hàng đầu của Mỹ vẫn c̣n mang dấu ấn đậm hơn so với nhiều trường khác trong giới tinh hoa chính trị và giới thương gia ở Trung Quốc, một phần là v́ chúng rất đắt tiền. Một bằng cấp ở trường Đại học Harvard hoặc tương đương chính là “biểu tượng về t́nh trạng tột bậc” của tầng lớp thượng lưu Trung Quốc, ông Orville Schell nói. Ông tốt nghiệp trường Harvard và là giám đốc Trung tâm Quan hệ Trung – Mỹ tại Asia Society ở New York.

    “Có một niềm đam mê các thương hiệu như thế” ở Trung Quốc, “giống như họ muốn xài hàng hiệu Hermes hay Ermenegildo Zegna, họ cũng muốn đi đến Harvard. Họ nghĩ rằng điều này đưa họ lên đẳng cấp hàng đầu“, ông Schell nói.

    Sự hấp dẫn của một trường đại học thương hiệu hàng đầu quá mạnh đối với một số thái tử đảng khoe khoang, ngay cả với cái tên chung chung là trường đại học Mỹ. Chẳng hạn như bà Lư Tiểu Lâm, con gái của ông Lư Bằng, cựu thủ tướng và là cựu ủy viên Bộ Chính trị, từ lâu đă tự hào rằng bà theo học tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), là một “học giả thỉnh giảng tại trường Kinh doanh Sloan“. MIT nói rằng họ chỉ có một hồ sơ duy nhất về sự tham dự của một sinh viên tên Lư đă ghi danh học “một khóa học ngắn hạn, không cấp bằng” mở ra cho những người điều hành có “có đầu óc ṭ ṃ” và sẵn sàng trả 7.500 đô la cho các lớp học chỉ kéo dài 15 ngày.
    Trường hợp kỷ luật

    Tiền chu cấp cho các thái tử đảng theo học ở nước ngoài có thể trở thành một vấn đề cho chính phủ Trung Quốc.

    Trong năm cuối cùng theo học tại Đại học Oxford ở Anh, Bạc Qua Qua gặp rắc rối v́ không tập trung vào chuyện học hành. Khi trường này bắt đầu tiến tŕnh xử lư kỷ luật, Đại Sứ quán Trung Quốc ở London đă gửi một phái đoàn ngoại giao gồm ba người đến Oxford để thảo luận vấn đề với gia sư của Bạc ở trường Balliol College, theo một người làm việc ở trường đại học đă tham gia sự việc này và đă nói chuyện với điều kiện giấu tên, để có thể nói một cách thẳng thắn. Đại sứ quán đă không trả lời khi được yêu cầu b́nh luận.

    Người làm việc ở trường ĐH đó nói rằng, ba người ở đại sứ quán đại diện cho anh Bạc đă nhấn mạnh rằng, chuyện giáo dục rất quan trọng đối với người Trung Quốc. Vị gia sư trả lời rằng, trong trường hợp này, anh Bạc nên dành nhiều thời gian cho chuyện học hành hơn và bớt thời gian cho chuyện tiệc tùng. Sự can thiệp của các nhà ngoại giao Trung Quốc đă không giúp được anh Bạc và vào tháng 12 năm 2008, anh bị “cho tạm nghỉ” do không hoàn thành chuyện học tập với chuẩn mực thích hợp, theo quy định của Oxford. Việc đ́nh chỉ có hiệu lực này có nghĩa là anh đă mất “quyền bước vào” tất cả các cơ sở của trường đại học. Bị cấm không được ở trong khu đại học, Bạc dọn ra một khách sạn địa phương đắt tiền. Tuy nhiên, anh được phép tham dự kỳ thi cuối trong năm 2010. Mặc dù bị đuổi khỏi các lớp học, anh đă học tốt [sau đó] và đă nhận được bằng.

    “Anh ấy là một sinh viên sáng dạ”, một người làm việc ở trường Oxford nói, người này biết Bạc Qua Qua vào lúc đó. Nhưng “ở Oxford, đột nhiên anh ấy tự do hơn bất cứ lúc nào mà anh đă trải qua trước đây và, như nhiều người trẻ ở trong hoàn cảnh tương tự, giống như cái nút chai bị bật ra khỏi một chai rượu sâm banh”.

    Hầu hết các thái tử đảng khác giữ kín về thân thế của ḿnh hơn.

    Trong sân trường đầy nắng của trường Đại học Stanford ở Silicon Valley, cô Jasmine Li – có người ông là Giả Khánh Lâm, xếp thứ tư trong Bộ Chính trị và đă có những bài phát biểu tố cáo những phương cách “sai lầm” của phương Tây – ḥa chung với các sinh viên Mỹ, khó có thể phân biệt được.

    Các bức ảnh xuất hiện trên mạng cho thấy, cô mặc một áo choàng màu trắng đen, hiệu Carolina Herrera, tại một một buổi dạ vũ ở Paris năm 2010, dành cho những cô gái mới vào đời, và cô chia sẻ với Bạc Qua Qua về cảm giác cưỡi ngựa. Là sinh viên năm thứ nhất hồi năm ngoái, cô đă cưỡi ngựa cùng với đội Equestrian Stanford.

    Nhưng sự hiện diện của cô trong trường là kín đáo, cũng giống như con gái Tập Cận B́nh ở trường Harvard, người mà theo các sinh viên mô tả là ham học và kín đáo. Li đạp xe đạp màu đỏ sáng bóng đi tới lớp học mỗi ngày, có một người bạn Mỹ ở cùng pḥng, và tham gia vào hội Kappa Alpha Theta. Sau giờ học, cô thường học trong pḥng khách của hội, ngôi nhà có trần cao, cùng với các thành viên khác.

    Gặp cô ở hội nhưng cô Li từ chối b́nh luận về thời gian của cô ở Hoa Kỳ hoặc tham vọng của cô, cô nói tiếng Anh với giọng bản xứ, rằng cô cần tham khảo ư kiến trước với gia đ́nh ở Trung Quốc.

    “Gót chân Asin cho đảng”


    Việc đổ xô đến các trường đại học Mỹ để học đă gửi một món quà tuyên truyền tới các nhà phê b́nh Đảng Cộng sản, trong cái vỏ bọc là lá cờ Trung Quốc (yêu nước) và thường xuyên lên án những người đặt câu hỏi về sự độc quyền lănh đạo của đảng là những kẻ phản bội, làm tay sai cho Mỹ. Một nhận thức phổ biến là các đảng viên cao cấp sử dụng quyền hành và sự ảnh hưởng của họ để gửi con cái cũng như tiền bạc ra nước ngoài “là một gót chân Asin lớn cho đảng”, Ông MacFarquhar, từ trường Harvard, đă nói.

    Kẻ thù cay đắng của đảng cầm quyền như phong trào tâm linh bị cấm Pháp Luân Công đă miệt mài trong việc loan truyền những tin đồn về con cái của đảng có được đặc quyền đặc lợi. Đài truyền h́nh Tân Đường Nhân (NTDTV), một phần của cơ quan truyền thông do Pháp Luân Công điều hành, đă đưa tin, chẳng hạn như 74,5% con cái của các quan chức Trung Quốc cấp bộ trưởng đă nghỉ hưu hoặc c̣n đang tại chức, có thẻ xanh hoặc có quốc tịch Mỹ. Con số những người cháu của họ [có thẻ xanh hoặc quốc tịch Mỹ] là 91% ... Mặc dù tính chính xác của thông tin đó là đáng ngờ, nhưng tin này đă khuấy động một làn sóng phẫn nộ trên Internet, với các tiểu blog giống như Twitter, lên án thói đạo đức giả của giới cao cấp trong đảng. Hầu hết các ư kiến b́nh luận đă bị đội quân kiểm duyệt Internet của Trung Quốc xóa ngay lập tức. Tuy nhiên, một số ít c̣n sót, có một ư kiến phàn nàn rằng, các quan chức “luôn miệng chửi rủa chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa tư bản, nhưng vợ con của họ đă di cư sang Mỹ để làm nô lệ cho Mỹ“.


    Biểu tượng của sự quá độ

    Sự giận dữ tương tự đă bộc lộ khi thấy những bức ảnh cho thấy Bạc Qua Qua vui vẻ trong các buổi tiệc với những người phụ nữ phương Tây trong khi cha của anh đang thúc đẩy sự hồi sinh của chủ nghĩa Mao-ít ở Trùng Khánh, đôn đốc 33 triệu dân của thành phố quay trở lại các giá trị khắc khổ trong những năm đầu, khi đảng mới ra đời.

    Bạc, cậu bé biểu tượng cho sự thái quá của thái tử đảng, đă ngưng học các lớp trong mùa xuân này và hồi tháng trước đă dọn ra khỏi một căn hộ nằm trong một ṭa nhà có các dịch vụ, có người gác cổng mặc đồng phục, ở gần Harvard Yard. (Giá thuê khoảng từ 2.300 USD đến 3.000 USD một tháng). Những người quen biết anh ta ở Đại học Harvard nói rằng, trước đó anh đă chia tay với cô bạn gái, cũng là sinh viên trường Harvard, cô Sabrina Trần, cháu gái của ông Trần Vân, một người có đầy quyền hành trong đảng. Trước khi qua đời năm 1995, ông Trần đă kiên quyết chống lại sự “xâm nhập” của các giá trị phương Tây và, cùng với ông nội của Bạc Qua Qua, là Bạc Nhất Ba, đă thúc giục quân đội đàn áp các sinh viên biểu t́nh, những người đă tập hợp ở quảng trường Thiên An Môn, quanh 1 bức tượng thạch cao lấy cảm hứng từ tượng Nữ thần Tự do.

    Người đầu bếp tại một quán ăn nhanh gần ṭa nhà căn hộ Cambridge cho biết, Bạc Qua Qua thường hay lui tới nhưng không gây nhiều ấn tượng. “Anh ta chỉ đặt mua những thức ăn thường, như loại bánh sandwich BLT. Không có ǵ đặc biệt”, người đầu bếp nói, người này cho biết tên của ông là Mustafa.

    Tuy nhiên, nhân viên nhà hàng Changsho, một nhà hàng Trung Quốc, th́ nhớ tới anh như là một khách hàng ngông cuồng hơn. Ví dụ như, vào một buổi tối, Bạc bước vào một ḿnh, đặt mua bốn món ăn và rồi bỏ đi, sau khi gần như không đụng đến thức ăn. “Anh ta thậm chí không thèm hỏi đến một cái túi [để đựng đồ ăn mang về]”, một nhân viên nhà hàng nhớ lại, kinh hoàng về sự lăng phí.

    Fan và Yawen Trần, phóng viên đặc biệt tường tŕnh từ Palo Alto, Calif.


    Bản tiếng Việt © Theo blog Anhbasam 2012


    Nguồn: Washington Post

    http://www.washingtonpost.com/world/...dZU_story.html
    Last edited by Dac Trung; 30-05-2012 at 09:23 PM. Reason: Ghi link cho bài báo

  2. #2
    Dac Trung
    Khách
    Lănh đạo Cộng sản Trung Quốc lên án các giá trị Mỹ nhưng gửi con cái học ở các trường Mỹ

    Chinese communist leaders denounce U.S. values but send children to U.S. colleges


    http://www.washingtonpost.com/world/...dZU_story.html
    Đảng Cộng sản VN cũng không khác các đồng chí anh em XHCN của họ bên Trung Quôc´, hễ nói vơí dân VN th́ lên án các giá trị Mỹ, nhưng trích tiền ngân sách là tiền của nhân dân, để gởi đảng viên đi du học bên Mỹ ( sĩ quan công an cũng như các địa vị lănh đạo khác đêù phải là đảng viên và họ thường là bà con thân nhân các đảng viên đảng cộng sản thê´hệ trươc´).

    Các sĩ quan công an CHXHCNVN du học bên Mỹ :




    38 sĩ quan công an CSVN du học chụp h́nh với một số viên chức Đại Học Maryland hồi đầu Tháng Năm. (H́nh: University of Maryland)

    Báo Washington Examiner hôm Thứ Bảy cho hay 38 sĩ quan công an CSVN đă đến đại học University of Maryland ở thành phố College Park (nằm giữa thủ đô Washington, D.C., và thành phố Baltimore) từ đầu Tháng Năm này.

    Họ sẽ ở đó sáu tuần để học một số môn trước khi trở về Việt Nam hoàn tất học tŕnh để nhận lănh bằng thạc sĩ của ngành công an CSVN.

    Theo bản tin của trường đại học University of Maryland, khóa học chú trọng vào các đề tài tổ chức cơ quan cảnh sát, huấn luyện sĩ quan, ngăn ngừa tội phạm và các đề tài khác. Một nữ phát ngôn viên của đại học cho hay chính quyền Việt Nam đài thọ phí tổn cho khóa học. Nhà trường cung cấp giảng viên và chỗ ăn ở... Chương tŕnh được thảo luận và bắt đầu từ Tháng Tư, 2011 và dự trù sẽ kéo dài 5 năm, bà Simpson cho hay. Một nhóm công an khác sẽ đến vào năm tới...

    Tổ chức cơ quan cảnh sát để bảo vệ an ninh trật tự xă hội ở Hoa Kỳ hoàn toàn khác hẳn với Việt Nam. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ có cơ quan điều tra về các loại tội phạm, nhưng không có tổ chức cảnh sát để bảo vệ trật tự xă hội thường ngày, một nhiệm vụ thường do cảnh sát địa phương đảm trách.

    Các cơ quan điều tra và cảnh sát ở Hoa Kỳ hoạt động độc lập và nằm trong hệ thống tư pháp, biệt lập với các ngành khác.

    Tại Việt Nam, ngành công an, về mặt tổ chức chính quyền, cũng nằm trong Bộ Công An. Tuy nhiên, giống như tất cả các bộ ngành khác, bộ này cũng nằm dưới sự chỉ huy của đảng Cộng Sản, tức là không độc lập.

    Mọi hoạt động giữ ǵn an ninh trật tự, điều tra, truy tố của công an CSVN v́ thế có thể dẫn tới thiên lệch v́ nhu cầu chính trị, bè phái, hoặc tham nhũng.

    Theo Thông Tấn Xă Việt Nam, trong khi tới “thăm và làm việc với lănh đạo chủ chốt Tổng Cục Xây Dựng Lực Lượng Công An Nhân Dân” ở Hà Nội ngày 2 Tháng Tư, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, nói: “CAND là lực lượng ṇng cốt để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xă hội, là thanh kiếm và lá chắn để bảo vệ chế độ.”

    Giữa Tháng Mười Hai, 2010, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế công bố cuộc nghiên cứu về nạn tham nhũng tại 85 nước trên thế giới cho biết tại Việt Nam, công an tham nhũng nhất...

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...49038&zoneid=1


    Vietnamese police officers study at U.Md.


    The road to a police leadership position in Vietnam may include a detour to College Park.

    Thirty-eight Vietnamese police officers arrived at the University of Maryland earlier this month to conduct research for the next six weeks on the way to earning Master of Public Policy degrees in justice leadership. The program started in April 2011 with classes in Hanoi taught by U.Md. faculty and People's Police Academy instructors.

    Their research projects focus on how police organizations are structured, how to train officers, crime prevention and other topics, said Charles Caramello, dean of U.Md.'s Graduate School.

    "What they're learning is going to be used in a very practical way as they do their jobs in Vietnam," he said.

    The students were interested in learning about professional policing and evidence-based practices in the United States and studying how those methods could work in Vietnam, said Sally S. Simpson, chairwoman of the U.Md. criminology and criminal justice department.

    "They're taking what we know about the U.S. and applying it to their own situations," she said.

    THe program is funded by the government of Vietnam, according to a U.Md. spokeswoman.

    The class includes 29 men and nine women, including a husband-and-wife pair. Most are between the ages of 25 and 35.

    A few of the students already hold high-ranking positions, others have mid-level leadership jobs and the rest are rank-and-file officers, Caramello said. The Vietnamese police academy nominated officers, who were then selected and admitted by Maryland officials.

    "This is leadership training for their next generation of police," he said.

    While in College Park, the students are also planning to tour local police departments, agencies, prisons and other criminal-justice institutions.

    The group will graduate this fall.

    The university and People's Police Academy have planned to continue the program for five years, Simpson said, and a new cohort is expected to arrive at the Maryland campus next year.


    http://washingtonexaminer.com/local/...udy-umd/627786

    Trong đại học Harvard, Boston, có nhiêù con cháu của Trung ương Đảng CSVN qua du học, cách đây vài tháng, phái đoàn cán bộ chính phủ CHXHCNVN có ghé thăm các sinh viên CHXHCNVN du học ở Harvard .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •