Có người nói: Nếu nữ giới xính thơ (thích thơ) ưa bài Hai Sắc Hoa Ti-gôn của T.T.K.H, có tính cách than phiền v́ chưa được (chồng) đối xử đúng mức như trong câu: "... Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời, Ái ân lạt lẽo của chồng tôi... ", th́ nam giới lại ưa bài Hồ Trường và trong các chiếu rượu, đă không ít người ngâm nga: "... Hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu... Vỗ tay mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường... "

Một thực tế là bài thơ Hồ được nhiều người biết nhưng lại không... thuộc cả bài lẫn thân thế tác giả cùng lư do ra đời của nó. Có người khi ngâm nga nó, đă đọc... sai, thiếu hoặc lẫn lộn vị trí các câu thơ trong bài.

Hồ Trường, chữ Hồ thuộc bộ Sĩ mang nghĩa cái bầu hay cái b́nh dùng để chứa chất lỏng và chữ Trường (hay c̣n đọc là Thương trong tiếng Tàu) thuộc bộ Giác mang nghĩa chén đựng rượu. Nguyễn Bá Trác, tác giả Hồ Trường sinh năm Tân Tị (1881) và bị giết chết vào năm Ất Dậu (1945), có hiệu là Tiêu Đẩu, người làng Bảo An huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Năm Bính Ngọ (1906), ông thi đậu Cử Nhân và sau đó hưởng ứng phong trào Duy Tân, Đông Du nên đă sang Nhật Bản du học. Khi chính quyền Nhật Bản thỏa hiệp được với thực dân Pháp, ông đă bị trục xuất và phải đào tị sang nước Tàu (Trung Hoa). Chính trong thời gian bôn ba bên Tàu, ông đă sáng tác ra bài thơ Hồ Trường.




Nguyễn Bá Trác

Có là người phải sống trong cảnh bôn ba nơi xứ người, chúng ta mới thấu nỗi vô định của những chàng trai mưu cầu việc lớn nhưng việc lớn lại cứ xa vời nên đành mượn rượu mà gửi lời tâm sự. Chính Nguyễn Bá Trác đă viết trong Hạn Mạn Du Kư: " Loanh quanh trong nước một năm, rồi tạm trọ ở Xiêm La (Thái Lan) hơn 10 ngày, khách (tác giả Nguyễn Bá Trác) qua Nhật Bản một tháng rồi lại quay về Trung Hoa, bao nhiêu thương phụ to, tỉnh thành lớn như Ba Thục (miền Tây), U Uyên (đất Bắc), Quế Việt (cơi Nam)... đều là chỗ ḿnh có để ít nhiều vết xe dấu ngựa ".

T́nh cảnh Nguyễn Bá Trác tương tự hoàn cảnh các thanh niên yêu nước của thế hệ ông và cả các thế đi sau. Chí cao vời vợi, nhiệt huyết sôi sục v́ công cuộc cứu nước nhưng để sau cùng: Kẻ trôi nổi phiêu bạt hoặc bỏ xác nơi xứ người, người sống th́ như một kẻ lưu vong (quê hương c̣n đó nhưng đâu về được) hoặc đau đớn thay, có người lại trở về nước hợp tác với chính quyền là thực dân Pháp.

T́nh cảnh đó đă tạo ra tâm trạng buông trôi sống trong men rượu, khói thuốc và chí lớn đổ vào... hồ trường.

Tuy là tác giả bài thơ (hay bài ca) nổi tiếng như vậy nhưng hầu như không ai xếp Nguyễn Bá Trác là nhà thơ mà coi ông như một nhà văn qua những bài báo ông viết trên tờ Nam Phong Tạp Chí (từ năm 1917-1932) cùng các tác phẩm: Hoàng Việt Giáp Tí Niên Biểu, Hán Học Văn Học Khảo và nhất là một thiên kư sự có tên Hạn Mạn Du Kư được độc giả khi đó hết sức tán thưởng. Một tập du kư kể chuyện xuất dương qua Nhật Bản, Tàu cầu học nhưng sự học chưa có kết quả mà cái hy vọng cứu quốc cũng thành chuyện viển vông.

Khi về nước, Nguyễn Bá Trác đảm nhiệm chức vụ chủ bút về Hán Văn trong Nam Phong Tạp Chí rồi sau đó vào Huế làm Tá Lí Bộ Học, ít lâu ông được thăng chức Tuần Phủ Quảng Ngăi rồi Tổng Đốc Thanh Hóa, B́nh Định.

Cũng có người lại nói nhân trong một chiếu rượu, khi nghe một người bạn Tàu (Nguyên Quân) hát nghêu ngao mấy câu thơ Cổ Phong mà Nguyễn Bá Trác đă cầm bút lên dịch và thành bài Hồ Trường.



... ai là tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường.


Hồ Trường được đăng đầu tiên trên tờ Nam Phong Tạp Chí rồi sau đó đă được nhiều thế hệ thanh niên sao đi chép lại nên đă không tránh khỏi chuyện dị biệt. Dưới đây là 4 bản Hồ Trường mà tác giả bài viết này (PTV) sao lục để quư bạn đọc so sánh.

1. Bản in trong trang 327, quyển VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ GIẢN ƯỚC TÂN BIÊN (NXB Anh Phương, Sài G̣n năm 1965) của giáo sư Phạm Thế Ngũ.

Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường,
Hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha phương.
Trời Nam ngàn dặm thẳm, mây nước một màu sương.
Học chẳng thành công chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước bể Đông chảy xiết sinh cuồng lạn.
Rót về Tây phương, mưa Tây rơi từng trận chứa chạn
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chạy cát dương.
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh nào ai say.
Chí ta ta biết ḷng ta ta hay.
Nào ai tỉnh, nào ai say.
Chí ta ta biết ḷng ta ta hay.
Nam nhi sự nghiệp ở hồ th́, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.

2. Bản đăng trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật (trong nước) số... năm 1998.

Trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường.
Hà tất tiêu dao bốn bể, xuân lạc tha hương.
Trời Nam ngh́n dặm thẳm, mây nước một màu sương.
Học không thành, công chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang ai là tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn
Rót về Tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chạy cát dương
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, ḷng ta at hay
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây?

3. Bản in trong báo Thế Kỷ 21 (Hoa Kỳ), trang 8, số 115 ra tháng 11 năm 1998.

Trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường,
Hà tất tiêu dao bốn bể, lưu lạc tha phương.
Trời Nam ngh́n dặm thẳm, non nước một màu sương
Chí chưa thành, danh chưa đạt, trai trẻ bao lăm mà đầu bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang ai người tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn.
Rót về Tây phương, mưa phương Tây từng trận chứa chan.
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chạy cát giương.
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, ḷng ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.

4. Bản in trong quyển Chơi Chữ của tác giả Lăng Nhân-Phùng Tất Đắc, trang 75 (Sài G̣n-1970)

Trượng phu đă không hay xé gan bẻ cột phù cương thường,
Sao lại tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương?
Trời Nam ngh́n dặm thẳm; mây nước một màu sương.
Học không thành, công chẳng lập, Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc; trăm năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi: Trời đất mang mang, ai là tri kỷ? Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước bể Đông chảy xiết sinh cuồng-lạn.
Rót về Tây phương, mưa Tây-sơn từng trận chứa chan;
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút, đá chạy cát dương.
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say?
Chí ta ta biết ḷng ta ta hay.
Nào ai tỉnh , nào ai say?
Chí ta ta biết ḷng ta ta hay.
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây!

Ngồi ghế Tổng Đốc B́nh Định, Nguyễn Bá Trác bị Cộng Sản bắt và xử bắn công khai tại Qui Nhơn trong giai đoạn Cách Mạng Tháng Tám năm 1945.

Văn nghệ sĩ miền Bắc trong chế độ Cộng Sản hầu như không biết đến bài Hồ Trường chỉ đến khi nó xuất hiện trên trang báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật. Họ đọc, thích và học thuộc rồi từ đó, trong các bữa nhậu bên quê nhà, ta mới thấy cái hơi... hồ trường khè ra trong men bia, rượu. Theo một nữ độc giả cho người viết bài này (PTV) biết tại sao nam giới lại thích bài Hồ Trường khi ngâm nga nó trong các... chiếu rượu? " Ông mănh nào lại vừa ư với những ǵ ḿnh có, ḿnh đạt được ", người này nói vậy.

Bài thơ (hay bài ca) Hồ Trường rất hay nhưng có người lại cho PTV chớ nên học thuộc, ngâm nga v́ cái tư tưởng yếm thế và sợ nó... vận vào số phận của ḿnh.

Phạm Thắng Vũ
Aug 29, 2010.