Page 2 of 7 FirstFirst 123456 ... LastLast
Results 11 to 20 of 68

Thread: Ḍng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đ́nh cựu tù “cải tạo”

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhưng rồi anh vẫn đứng dậy, lại khoan khoái cất bước hành quân.

    Ôi, không biết tôi mang nợ anh từ tận tiền kiếp xa xôi nào, mà tôi yêu thương đến thế cái con người dường như chỉ biết miệt mài say mê chiến trận. Tôi chỉ biết ước nguyện của anh là trở thành một tướng Patton của Việt Nam, “…Rồi nước ḿnh sẽ phải tự chủ hơn lên, mấy năm nữa phải khác hẳn đi chứ. Nền nếp quân đội sẽ phải thay đổi. Anh muốn làm iư lệnh đại đơn vị, để anh điều động liên quân chủng, cả thiết giáp, máy bay, đánh giặc như Patton cho mà coi. Cam bốt, Hạ Lào Trung Thượng Lào ăn nhằm ǵ… Hà hà”

    Tôi chỉ ậm ừ v́ chẳng hiểu ǵ, khi anh th́ thầm bên tai tôi vào một đêm tôi dần thiếp đi trong đôi cánh của hạnh phúc, một lần anh về phép hành quân…

    Sinh cháu gái đầu ḷng năm 1973 ở Đà Lạt, anh về thăm mẹ con tôi và trường cũ, xong lại bay đi trấn thủ đường ranh giới ngưng chiến ở vùng Tây Nam Huế...

    Tháng tư năm 1975, đơn vị anh đóng quân ở Thủ Đức, chuẩn bị tử chiến với quân thù. Chú em chồng là sĩ quan chuyên vận tàu HQ505. Tàu ghé Sài G̣n để chuẩn bị đi công tác Phú Quốc.

    Chồng tôi bảo cả gia đ́nh, gồm Thầy Mẹ, các chú và cả mẹ con tôi, xuống tàu đi Phú Quốc lánh nạn chiến sự, rồi khi yên sẽ lại trở về. Tôi tưởng anh cũng định ra đi, nhưng anh quắc mắt nói tại sao anh lại phải bỏ đi lúc quân lính của anh vẫn c̣n chưa nao núng, “bọn nó làm ǵ thắng nổi khi cả Sư Đoàn Dù đầy đủ bung ra phản công, cho nó ăn một cái Mậu thân nữa th́ mới hết chiến tranh, quân Dù đánh giặc một chấp bốn là thường, c̣n trận cuối này là xong.…”

    Anh hăng say như sắp xung trận, nhưng rồi anh quay lưng lại, run giọng bảo tôi hăy bế con theo xe của ông anh ra bến tàu. Đến nước đó tôi không c̣n ǵ sợ hăi, ôm con nhảy xuống, nhất định đ̣i ở lại. Vợ chồng sống chêt có nhau...

    ***
    Ba lần toan vượt thoát từ đầu đến giữa tháng 5 đều thất bại năo nề. Anh lên đường đi trại tập trung vào tháng 6, khi tôi đang mang bầu cháu thứ nh́…

    Bé Dung ưỡn người đ̣i theo bố. Anh quay lại, vẫy tay cười với mẹ con tôi. Vẫn nụ cười ấy, anh vẫn chẳng nệ âu lo sống chết là ǵ, nhưng c̣n mẹ con em, anh ơi??? …


    C̣n tiếp...

  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Gia đ́nh nhà chồng tôi thiệt có phước, hầu hết đă theo tàu 505 đi Phú Quốc rồi sang Mỹ, kể từ hôm tôi ôm con ở lại với chồng. Gia đ́nh tôi từ Đà lạt chạy về Sài G̣n, sống chen chúc quây quần đùm bọc lẫn nhau.

    Hàng quán của gia đ́nh chồng tôi bị tịch biên hết. Tôi nhất định giữ chặt ngôi nhà của cha mẹ chồng để lại, đuổi mấy cũng không đi. Chị ruột tôi bỏ dấn vốn ra mua được ngôi nhà khác, v́ ông chồng ôm vợ bé chạy mất, nhà cửa xe cộ bị tịch biên hết. Tôi và các anh chị em tôi chạy vạy đủ điều để lo sinh kế, nuôi con thơ cha già mẹ yếu.

    Chồng tôi mịt mù tăm tích, chỉ có đôi ba lá thư viết về từ trại Long Giao. Lên Long Giao cũng không gặp được, rồi anh bị đưa ra Bắc.

    Năm đó tôi tṛn 25 tuổi, dung nhan tuy tiều tụy nhưng vẫn khiến nhiều kẻ phải suưt soa ḍm ngó. Biết bao người mai mối th́ thầm bên tai tôi, thôi hăy lo cuộc đời mới, sĩ quan ngụy đi Bắc chẳng có ngày về...

    Bao nhiêu nỗi khổ đau dồn nén đôt nhiên bùng phát. Tôi vùng lên như một con cọp cái: bác thử nghĩ coi cả bọn cả lũ tụi nó đó có đáng xách dép cho chồng tôi không!!! Rồi ba mẹ con tôi ôm nhau khóc vùi trong tủi hận.

    ***
    Không, không, một ngàn vạn lần không. Quanh tôi chỉ c̣n toàn rác rưởi. Toàn bọn cán ngố từ Bắc vào và từ trong khu ra, và không kể các bậc trưởng thượng cùng anh em chiến sĩ miền Nam đang khổ sở, th́ đàn ông ở miền Nam khi ấy cũng chỉ c̣n bọn người không đủ điều kiện để phải đi tù cải tạo, dù chỉ có ba ngày.

    Vâng, những người đàn ông ở miền Nam mà đang đi tù Cộng Sản mới là những người xứng đáng với đàn bà con gái miền Nam ở lứa tuổi tôi. Chị em chúng tôi gọi đó là “tấm bằng tù cải tạo” của các ông để chọn gửi cuộc đời, dù là trao gửi vào một nơi bất định….

    C̣n ǵ nữa mà chọn lựa! Thà vậy, đành thôi. Tôi đă là vợ anh, tôi vẫn tôn thờ anh trong tim óc, làm sao khỏi lợm giọng trước bọn người lường lọc, bướm ong, hèn hạ bợ đỡ kẻ thù, thấp kém từ kiến thức đến tư cách.

    Chị em tôi buôn bán từ thuốc lá đến bánh cuốn, bánh ướt, bánh ḿ, thuốc tây, thuốc nam, kiêm luôn cắt chải gội uốn tóc, làm móng tay … nhưng luôn tránh chỗ công quyền và nơi phồn hoa nhan nhản những con mắt hau háu của bọn cướp nước và bọn trở cờ.

    Mấy anh chị em tôi đồng ḷng, đùm bọc lẫn nhau, nên áo rách nhưng một tấm ḷng son tôi vẫn vẹn với câu thề…

    C̣n tiếp...

  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vượt qua được thời gian khó khăn cực khổ nhất lúc ban đầu, sau ba mẹ con tôi được gia đ́nh chồng từ Mỹ chu cấp, tuy không dư dả nhưng cũng đủ gửi quà ba tháng một lần, rồi lại dành dụm cho môt chuyến thăm nuôi….

    Anh từ miền cực bắc bị đưa về Thanh Hóa chừng một năm, th́ tôi xin được giấy phép đi thăm nuôi. Tôi và chị tôi chạy đôn chạy đáo mua đủ một trăm năm chục kư quà để tôi đem ra Bắc cho chồng.

    Bà cụ buôn bán quen ngoài chợ lại nhờ đem thêm năm chục kư thăm dùm con trai, v́ con dâu cụ đă vượt biên. Cháu Dung đă lên 6, em Long nó 4 tuổi và chưa lần nào thấy được mặt cha. Tôi đem cả hai con đi cho anh gặp đứa con trai.

    Xuống ga Thanh Hóa, cả đoàn quân khuân vác vây quanh gọi mời giục giă. Tôi và mấy chị cùng thăm chồng chia nhau giữ chặt hàng hóa không cho ai khiêng vác, rồi tự ḿnh kéo lê kéo lết đi thuê nhà trọ. Không cho khiêng bọn chúng trở mặt chửi liền.

    Có người đă đi về kể rằng cứ sơ ư là bọn dân này vác hàng chạy mất. Chúng tôi cũng phải chia nhau ở lại nhà trọ coi chừng hàng và đi chợ. Tôi nhờ một chị mua thêm được kư mỡ, về rang tóp mỡ ngoài sân nhà trọ. Nghe con khóc, tôi vội vă chạy vô nhà. Chưa kịp dỗ con th́ nghe tiếng ồn ào. Quay ra, hai kẻ cắp đă bưng chảo tóp mỡ ù té chạy, chị bạn rượt theo không kịp. Tôi khóc thầm tiêc hoài, cứ nghĩ những tóp mỡ kia đáng lẽ đă giúp chồng ḿnh đỡ bao đói khát.

    Xe đ̣ đi Thanh Cẩm chật ních những bà thăm chồng. Chúng tôi năm người lớn và hai cháu xuống ngă ba Nam Phát để vô Trại 5. Tôi lê từng bao hàng rồi lại quay lui kéo lê bao khác, chừng hơn nửa cây số mới đến trạm xét giấy tờ vào trại, hai cháu c̣n quá nhỏ chẳng muốn chúng đụng tay . Cô Út thiệt giỏi, xong phần ḿnh lại xông xáo giúp hết người nọ tới người kia.

    Xong giấy tờ, chờ một lát th́ một người tù h́nh sự đánh xe trâu đến. Hàng hóa và hai con tôi được lên xe trâu, tôi và chị Phước, chị Điệp cùng hai mẹ con cô Út lẽo đẽo theo sau. Đường đi xuyên trại xuyên rừng dài tám cây số. Chúng tôi chưa biết lúc trở ra mới càng thê thảm.

    Chân tay ră rời, tới chiều tối mới thấy cổng trại 5 Lam Sơn. Đêm xuống bé Dung c̣n phải phụ tôi gom lá mía cho tôi vội nấu hết gạo thành cơm, nắm lại từng vắt, v́ nghe nói công an không cho tù chính trị đem gạo sống vô, sợ các anh âm mưu trốn trại.

    Đêm chờ sáng để thăm chồng, nh́n hai con thơ ngây ngủ say sưa v́ mỏi mệt, tôi rời ră vô cùng nhưng không sao ngủ được. Hằng trăm h́nh ảnh chồng tôi nhảy múa trong đầu… Chồng của tôi, người lính dù hăng hái húyt sáo mỗi khi nhận lệnh hành quân ấy, nay đă ra sao???

    C̣n tiếp...

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sáng, đến lượt ra nhà thăm nuôi ngong ngóng chờ chồng, tôi không được phép ra khỏi cửa căn buồng nhỏ xíu, kê một bàn gỗ dài và hai ghế băng dọc hai bên. Đột nhiên một ông lạ hoắc đứng lù lù ngay cửa. Tôi ngỡ ngàng chưa biết điều ǵ. Cô nữ công an nh́n cḥng chọc, hằn học, đợi chờ như con gà đá sắp tung đ̣n. Tôi không thể hiểu người con gái Bắc cỡ cùng tuổi tôi kia thù hằn tôi điều ǵ.

    Tôi ngó lại, lát sau cô ta coi sổ xong, mới nói đây là anh Đức mà bà cụ nhờ tôi đi thăm dùm. Mất nửa tiếng giao quà và kể chuyện gia đ́nh cho anh Đức nghe, tôi được biết chỉ c̣n một tiếng rưỡi gặp chồng. Thế là tôi bắt đầu ôm mặt khóc, càng lúc càng nức nở v́ tủi cực, không thể nào cầm được.

    Trên thế giới này có ai phải lặn lội hằng ngàn cây số để chỉ được gặp chồng có một giờ ba mưới phút không hả Trời?!!

    Hai cô công an lớn tiếng dọa dẫm, những là phải động viên học tập tốt, không lau sạch nước mắt th́ không cho ra thăm… Nhưng ḱa, ai như chồng tôi vừa bước ra khỏi cổng trại. Tôi không c̣n nhớ quy định luật lệ ǵ nữa, vùng đứng dậy chạy nhào ra như một tia chớp. Hai đứa nhỏ vừa khóc vừa chạy theo. Hai công an nữ bị bất ngờ không cản kịp, đứng nh́n.

    Tôi chạy tới ôm anh, và càng khóc dữ, đôi chân khụyu xuống, không c̣n sức lực. Trời ơi, chồng tôi ốm yếu đến nỗi tôi ôm không trọn một ṿng tay. Người anh nhỏ thó hẳn lại, chỉ có đôi mắt sáng với tia nh́n ngay thẳng là vẫn hệt như ngày nào, nhưng nay đượm nét u buồn khiên tôi đứt ruột.

    Anh vẫn không nói được lời nào, chỉ bặm môi nh́n tôi nh́n con thăm thẳm. Tôi biết anh đang cố trấn tĩnh, v́ không muốn rơi nước mắt trước mặt bọn công an.

    Anh d́u tôi và dắt con trở vào nhà thăm nuôi. Anh nắm chặt tay tôi, đưa vào chiếc ghế băng.

    Cô công an lạnh lùng chỉ anh bước sang chiếc ghế đối diện, rồi ngồi sừng sững ở đầu bàn, cứ chăm chăm nh́n vào sát tận mặt tôi.

    Anh khuyên tôi ở nhà ráng nuôi dạy con cho giỏi. Rồi thật nghiêm trang, anh bảo tôi phải đưa con đi vùng kinh tế mới, về tỉnh Mỹ Tho chỗ bác Chánh với chú Cương và cô Huyền đă xung phong đi khai khẩn rồi, đang chờ vợ chồng ḿnh lên lao động sản xuất.

    Tôi hơi sững sờ, rồi chợt hiểu, đang khóc lại suưt bật cười hân hoan, khi thấy nét khôi hài tinh anh của chồng tôi vẫn c̣n nguyên vẹn.

    Bác Chánh là tên gọi của Thầy mẹ chúng tôi, chú Cương và cô Huyền chính là chú Cường, chú em chồng đă đưa cả nhà xuống tàu HQ 505 đi lánh nạn.

    Cô công an có vẻ rất đắc ư, nhắc tôi:

    - Chị phải nói ǵ động viên anh ư đi chứ.

    Anh nh́n mắt tôi, cười thành tiếng. Tôi chợt cười, nhưng lại chợt giận hờn. Tôi cúi mặt giận dỗi:

    - Em không đi đâu hết, em chờ anh về đă rồi muốn đi đâu cũng được …

    Tôi lại khóc, hai tay nắm chặt tay anh, chỉ sợ phải xa rời. Cô công an cứ quay nh́n hết người nọ đến người kia, lên tiếng:

    - Chị này hay nhỉ! Phải đi kinh tế mới, lao đông tốt th́ anh ấy mới chóng được khoan hồng chứ! Trại giáo dục anh ư tiến bộ thế đấy, c̣n chị th́ cứ…. Chỉ được cái khóc là giỏi thôi!!

    Anh không nhịn được, lại cười khanh khách và nói:

    - Đó em thấy chưa, cán bộ ở đây ai cũng sáng suốt như vậy hết, em phải nghe anh mới được… Em cứ thấy anh bây giờ th́ biết chính sách Nhà nước ra sao, cũng đừng lo ǵ hết, ráng nuôi dạy con cho nên người đàng hoàng đừng học theo cái xấu, nghe…

    Tôi dở khóc dở cười, chỉ nắm chặt tay anh mà tấm tức, dỗi hờn. Anh gọi hai con chạy sang ngồi hai bên ḷng. Cô nữ công an do dự, rồi để yên, lại tiếp tục nh́n sững vào mặt tôi. Anh ôm hôn hai cháu, nói chuyện với hai cháu.

    Đôi mắt chúng tôi chẳng nỡ rời nhau. Mắt tôi nḥa lệ mà vẫn đọc được trong mắt anh những lời buồn thương da diết. Tội nghiệp hai con tôi đâu biết chỉ được gần cha trong giây lát nữa thôi.

    Tôi như một cái máy, vừa khóc vừa lay lay bàn tay anh, nhắc đi nhắc lại, em sẽ đợi anh về, anh đừng lo nghĩ ǵ nghe, em sẽ đợi anh về, em nhất định đợi anh mà.. anh về rồi ḿnh cùng đi kinh tế mới… anh ráng giữ ǵn sức khỏe cho em và con nghe… Em thề em sẽ đợi anh về…. Em không sao đâu… Anh đừng lo nghĩ, cứ yên tâm giữ ǵn sức khỏe nghe, em thề mà, anh nghe…

    C̣n tiếp...

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi chợt thấy chồng tôi nḥa nuớc mắt. Cô công an lúng túng đứng dậy, bỏ ra ngoài nhưng lại trở vào ngay, gơ bàn ra hiệu cho người ở ngoài.

    Người nữ công an kia chẳng biết núp ở đâu, lập tức xuất hiện, báo hết giờ thăm… Vợ chồng tôi lại ôm chặt nhau ở đầu bàn bên kia ngay trước cửa pḥng, bất chấp tiếng gơ bàn thúc giục. Anh nắm chặt hai bàn tay tôi, chỉ nói được một câu:

    Anh sẽ về đưa em và con đi, không thể quá lâu đâu, đừng lo nghe, cám ơn em … đă quyết đợi anh về…

    Rồi anh nghẹn ngào…

    Tôi bị ngăn lại ngay cửa nhà thăm nuôi, cháu Dung chạy đại theo cha, cu Bi nhút nhát đứng ôm chân mẹ cùng khóc. Tôi ôm cây cột gỗ nh́n dáng anh chậm chạp buớc tới hai cánh cổng gỗ to sầm, mà không thể nào ngưng tiếng khóc. Anh ngoái đầu nh́n lại hoài, bước chân lảo đảo, chiếc xe cút kít một bánh mấy lần chao nghiêng v́ hàng quá nặng…

    Sáng hôm sau tôi như người mất hồn. Các chị bạn cũng chẳng hơn ǵ . Mây chị em và bà bác dắt díu nhau ra, mới biết không được về lối cũ, mà phải đi ṿng bên ngoài trại cả gần hai chục cây số nữa để trở lại chỗ ngă ba Nam Phát.

    Đường xuyên rừng, rồi lại ra đồng trống, nắng hanh chang chang như muốn quật ngă ba mẹ con tôi. Cu Bi mệt lắm, có lúc ngồi bệt xuống, áo quần mồ hôi ướt nhẹp. Tôi phải đứng giữa nắng đem thân ḿnh che nắng cho hai con, dỗ dành chúng, rồi lại bế cu Bi, lầm lũi bước thấp bước cao.

    Bà bác và hai chị cùng cô Út cứ phải đi chậm lại chờ mẹ con tôi. Bao nhiêu cơm gạo đă giao cho chồng hết, chúng tôi không c̣n ǵ ăn uống.

    Dọc đường mua được mấy cây mía, tôi róc cho các con ăn cho đỡ đói. Hai đứa không khóc lóc một lời. Bé Dung thiệt ngoan, luôn miệng dỗ em cố gắng. Bụng đói, chân mỏi ră rời trong lúc chiều cứ xuống dần.

    Đám người lang thang trong những cánh rừng tre nứa âm u, trên miền đất không một chút t́nh thương. Ai cũng lo sợ, dớn dác nh́n trước ngó sau, tự nhiên túm tụm lại mà đi, càng mệt lại càng như muốn chạy.

    Tôi bế cu Bi, mỏi tay quá lại xoay ra cơng cháu, vừa mệt vừa đói vừa sợ, lếch thếch vừa đi vừa chạy, không biết sẽ ngă gục lúc nào. Cháu Bi nh́n thấy mẹ mệt quá, đ̣i tuột xuống, rồi lại hăng hái tiến bước.

    May sao, đến hơn 6 giờ chiều, trời gần tối hẳn, th́ trở lại được ngă ba Nam Phát. Hai công an dắt xe ra đạp về nhà, dặn chúng tôi ở đó đón xe đ̣ ra Thanh hóa.

    Đám người ngồi bệt xuống bên đường. Lâu lắm mới có một xe chất đầy người chạy qua, nhưng đều chạy thẳng, không ngừng.

    Đă hơn chín giờ đêm. Dáng cô Út cao mảnh rắn chắc đứng vẫy xe in lên nền trời đêm đầy sao như một pho tượng thần Vệ Nữ.

    Một xe lớn có hai bộ đội chở đầy tre nứa, từ xa chiếu đèn pha sáng ḷa trên dáng người con gái đảm đang ấy, từ từ dừng lại. Chúng tôi xúm lại hứa trả thật nhiều tiền, rồi bà bác cùng hai con tôi được lên ngồi ca bin, c̣n tôi với hai chị và cô Út đẩy kéo nhau leo lên ngồi nghiêng ngả trên tre nứa, tay bám, chân đạp chặt vô thành xe, qua năm tiếng đồng hồ trên con đường đất dằn xóc kinh hồn, nhiều lần tưởng đă văng xuống đất.

    Ra đến Thanh hóa là hai giờ sáng. Các chị đi thăm chồng xuống tàu đêm thật đông, thăm hỏi tíu tít, trả lời không kịp. Khi ấy sao mà chị em chúng tôi thương nhau quá sức.

    Vé về Nam không có, phải mua vé ra Hà Nội rồi mới đi ngược trở về.

    Đêm hôm sau mới đến ga Hàng Cỏ, mấy bà con ra đường đang ngơ ngác th́ các chị đằng xa đă đôn đáo vẫy chào, kéo chúng tôi tới chỗ… lề đường, đầy những chiếu với tấm ni lông, nơi tạm trú mà các bà “vợ tù cải tạo” gọi là… Hotel California.

    Vâng, chúng tôi nghiễm nhiên nhận chồng chúng tôi là “các ông cải tạo” như người miền Nam vẫn kêu với tấm t́nh trân quư, để phân biệt với những người tù h́nh sự. Cho nên danh từ thường đi theo với ư nghĩa nào mà người ta hiểu với nhau, không c̣n giữ được nguyên cái nghĩa mà nó được đặt cho v́ mục đích chính trị xâu xa.

    Ngủ lề đường nhưng chẳng ai thấy khổ, v́ gần nhau thấy ấm hẳn t́nh người đồng cảnh. Các chị em th́ thầm tṛ chuyện suốt đêm, kẻ th́ khóc rấm rứt, người lại cười khúc khích.

    Tôi vừa ôm con ngủ gật vừa quạt muỗi cho hai cháu, h́nh ảnh chồng tôi quay cuồng măi trong đầu, khi anh nói, khi anh cười, lúc anh đầy nước mắt…

    Sau những nguồn cơn cực nhọc và xúc động mạnh này, về nhà tôi bị thương hàn nhập lư, rụng hết mái tóc dài, gần trọc cả đầu, tôi đă trối trăn cho bà chị nuôi dạy hai cháu, tưởng không c̣n được thấy mặt chồng tôi lần nữa…

    ***

    …Chín năm sau, đúng ngày giỗ đầu Ba tôi, anh đột ngột bước vô nhà. Tôi suưt té xỉu v́ vui mừng, cứ ôm chặt anh mà.. khóc ngất. Anh cười sang sảng:

    - Cái chị này chỉ được cái khóc là giỏi thôi, phải động viên cho chồng đi sang Mỹ đi chứ … Hà hà..

    Các chị em tôi từ Đà Lạt tất bật xuống thăm. Vừa xong ngày đám giỗ th́ cả nhà đă vui như hội. Tất nhiên tôi là người mừng vui nhất….

    Hạnh phúc đă trở về trong ṿng tay tôi. Tôi sẽ ôm thật chặt lấy nguồn hạnh phúc này, không bao giờ để cho đi đâu xa mất nữa…

    MINH H̉A (Virginia)


    http://hon-viet.co.uk/HV_QLVNCH_Minh...nhAyCuaToi.htm

  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Anh khuyên tôi ở nhà ráng nuôi dạy con cho giỏi. Rồi thật nghiêm trang, anh bảo tôi phải đưa con đi vùng kinh tế mới, về tỉnh Mỹ Tho chỗ bác Chánh với chú Cương và cô Huyền đă xung phong đi khai khẩn rồi, đang chờ vợ chồng ḿnh lên lao động sản xuất.

    Tôi hơi sững sờ, rồi chợt hiểu, đang khóc lại suưt bật cười hân hoan, khi thấy nét khôi hài tinh anh của chồng tôi vẫn c̣n nguyên vẹn.
    Ngày trước , khi cậu em tôi c̣n " cải tạo " ở trong rừng Phước Long , hay B́nh Long ǵ đó , tôi viết thư cho cô em dâu , chuyển cho cậu em tôi , tôi cũng viết kiểu đó:

    " Cậu Tư ráng học hành cho giỏi, gia đ́nh đă chuẩn bị khi Cậu về sẽ xuống Mỹ Tho canh tác trong vùng kinh tế mới . Bác Hai đi mấy năm rồi , làm ăn cũng được lắm , đang chờ Cậu đó".

    Dù ai nói ǵ đi nữa , cậu Tư vẫn nhất định không nhận là " có tội với nhân dân " , nên ăn khoai sắn 9 năm trời nơi rừng sâu nước độc , khi được thả về , không c̣n một cái răng để nhai bo bo .. Sau khi qua Mỹ , việc đầu tiên là đến Nha sĩ làm 2 hàm denture .

    Bây giờ th́ mọi việc đă ổn định . Cậu Mợ Tư vẫn đi làm , và đứa con gái Út sinh ra sau khi " cải tạo " về , vừa tốt nghiệp Bác Sĩ , và đă có việc làm .

    Tigon

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CON CHÓ VỆN VÀ NGƯỜI TÙ CẢI TẠO


    Nguyễn Vĩnh Long

    Trên bước đường lưu đày của những người tù chính trị Miền Nam đầy máu và mồ hôi trên chính quê hương của ḿnh, đă có bao nhiêu người “sinh Nam tử Bắc” và trong số nầy có anh Lê Xuân Đèo là cánh chim ĺa đàn rất sớm.

    Giữa tháng 10 năm 1976. Một nhóm tù chính trị Miền Nam khoảng 100 người, từ nhà tù Sơn La lâu đời, nằm trên vùng núi cao đèo heo hút gió của tỉnh Sơn La, phía bắc giáp Yên Bái - Lào Cai, phía tây giáp Lai Châu, phía đông giáp Phú Thọ - Ḥa B́nh, phía Nam giáp Lào, chúng tôi được di chuyển về Hoàng Liên Sơn (Nghĩa Lộ) và tôi gặp anh bạn tù Lê Xuân Đèo tại Trại 6, Liên trại 2, một vùng núi non hiểm trở có cái tên thật mộng mơ: “Khe Thắm” thuộc huyện Văn Chấn.

    Khe Thắm là một thung lũng nhỏ hẹp, nằm giữa hai dăy núi trùng điệp. Trại 6 gồm có bốn lán, dựa lưng vào dăy núi bên nầy, bên kia thung lũng là một bản Thái Trắng gồm mươi căn nhà sàn, dưới gầm nhà sàn là chuồng nhốt trâu ḅ.

    Chỉ có một con đường độc đạo vào Trại 6. Về sau, khi chúng tôi chuyển sang trại khác, trại nầy được sát nhập vào nông trường Bản Hẻo. Dạo chúng tôi vừa chuyển đến, dân làng đă cấy xong vụ lúa Đông - Xuân. Trong thung lũng Khe Thắm, mạ non lên xanh phơi phới. Ngay khi vừa mới đến trại, chúng tôi được phát ngay mỗi người hai bộ đồ rằn ri của binh chủng Biệt Động Quân, thế nầy là hết hy vọng trốn trại!

    Riêng tôi vớ phải cái quần rộng thùng th́nh. Công tác đầu tiên là đào thủy lợi để dẫn nước từ một con suối gần đó vào ruộng lúa. Tôi và Lê Xuân Đèo ở chung lán 3, c̣n Trương Đăng Sĩ ở lán 4.

    Mùa đông năm 1976 là một mùa đông với cái lạnh khắc nghiệt, lạnh thê thảm chưa từng xảy ra ở miền Bắc Việt Nam. Có nhiều đêm, hàn thử biểu rơi xuống chỉ c̣n một độ bách phân, mặt nước ao hồ đóng váng, cá chết hằng loạt v́ lạnh.

    Tuy củi rừng nhiều vô số kể, nhưng bọn cán bộ cấm tù cải tạo đốt ḷ sưởi v́ sợ cháy lán trại? Nửa đêm về sáng, chúng tôi phải thức dậy ngồi đâu lưng hoặc nằm sát vào nhau cho ấm. Bản Thái bên kia thung lũng, dân làng phải đốt rơm hoặc củi để sưởi ấm gia súc. Làm thân trâu ḅ c̣n sướng hơn tù cải tạo là cái chắc! Có bao nhiêu quần áo, chúng tôi cũng lôi hết ra mặc, nhưng không sao đủ ấm v́ cái lạnh cắt ruột từ trong xương lạnh ra.

    Đi tắm vào mùa đông đối với tù cải tạo là một h́nh thức tra tấn. Mỗi tuần, tôi chỉ ra bờ suối tắm giặt một lần vào xế trưa chúa nhật, sau khi ngồi trước sân phơi nắng hàng giờ cho ấm. Ngồi bên cạnh tôi là Nguyễn Minh Thanh vừa phơi nắng vừa ngâm thơ “Tao Đàn” đói thấy mẹ mà hắn c̣n làm thơ được thế mới tài.

    Nếu như chiều chúa nhật nào rơi vào ngày mưa là xin hẹn lại tuần sau...mới đi tắm. Như vậy là đạt tiêu chuẩn nếp sống “văn minh, văn hóa mới” lắm rồi!

    Hầu như lề lối sinh hoạt của tất cả trại tù cải tạo thuộc đoàn 776 do bộ đội csbv quản lư đều giống như nhau. Sau một ngày ăn đói, thực phẩm chính là khoai, sắn, bo bo, bắp hột mà mỗi khẩu phần của người tù đếm được khoảng 700 hột và lao động khổ sai 10 tiếng một ngày kể cả lúc trời mưa băo. Và mỗi tuần chỉ được nghỉ nửa ngày chúa nhật để tắm giặt. Tối đến là giờ sinh hoạt chính trị, “ngồi đồng” hằng giờ ngay trên chỗ ngủ để nghe đọc báo “Nhân Dân” hoặc “Quân Đội Nhân Dân”, những loại tin tức dùng để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và chế độ ưu việt xă hội chủ nghĩa.

    Sau khi nghe đọc báo là phần bắt thăm nhận công tác lên rừng đốn đủ loại gỗ: gỗ làm cột nhà, gỗ làm đ̣n tay, gỗ làm kèo nhà...và một toán chặt nứa dùng để lợp mái nhà. Gỗ và nứa từ trên rừng kéo về tập trung trên một băi đất trống bên cạnh con suối dưới chân núi, cán bộ quản giáo của đội đến kiểm nhận vào mỗi buổi chiều.

    Sáng hôm sau, toán thợ mộc vác về xưởng mộc cưa, đục, đẽo... để dựng nhà.

    Lê Xuân Đèo thường đổi công tác với những anh em khác để cùng đi rừng với tôi, v́ cải thiện linh tinh để mưu sinh là nghề của chàng. Hắn rất chịu những phi vụ táo bạo của tôi. Hắn là dân Nha Trang, lúc b́nh thường th́ giọng nói dễ nghe, nhưng lúc khẩn trương, nghe lời hắn là một tai họa khó lường...

    Bên kia thung lũng, đối diện với trại 6 là dăy nhà sàn của dân tộc thiểu số Thái Trắng.

    Tụi cán bộ quản giáo hoặc quản chế thường hù dọa là đồng chí “Bí thư xă” có vũ trang súng trường AK47. Phía sau dăy nhà là ruộng mía và hằng ngày nó trở thành mục tiêu đầy sức hấp dẫn và cám dỗ nhưng cũng rất nguy hiểm.

    Những lần chúng tôi qua dăy núi bên kia đốn nứa, chỉ tiêu một ngày là 100 cây với tiêu chuẩn: phải là nứa già, thẳng đốt, chiều dài từ 3 thước trở lên, sau khi vạt bỏ ngọn. Thường th́ buổi sáng đốn xong, bó lại từng bó 20 cây, giấu đâu đó ở trên rừng. Giờ lao động buổi chiều, chỉ lo việc chuyển về trại.. Những cây nứa được mấy anh bạn tù cao niên, chặt khúc và đập giập ra để lợp mái nhà.

    Một ngày trên đường vác mấy bó nứa chuyển về trại.. Chúng tôi ngồi nghỉ mệt bên ḍng suối vắng. Đèo nh́n qua đám ruộng mía, sau dăy nhà sàn bên kia ḍng suối, hắn thèm đến nhỏ dăi, trông thật tội nghiệp. Hắn nói:

    - “Ê, mầy! Không biết lúc nầy, bỗng dưng tao thèm ngọt quá trời! Từ ngày di chuyển ra miền Bắc đến giờ, gần cả năm trời tao chưa hề thấy cục đường tán nó tṛn, nó méo ra làm sao! Tao chịu hết nổi rồi nghe mậy,” Đèo tiếp. “Thôi, mầy ngồi ở đây chờ tao!” Tôi hỏi:

    - “Vậy chớ, mầy định đi đâu?” Hắn vừa trả lời, vừa nuốt nước bọt ừng ực:

    - “Qua bên kia ruộng mía, chặt vài cây, chia nhau ăn đở thèm! Mầy c̣n phải hỏi lôi thôi!” Nghe hắn nói, tôi cười ngất, nói:

    - “Thôi đi cha nội ơi! Coi bộ tướng của mầy ḱa! Ốm nhom, ốm nhách như con c̣ng gió, rủi ro bị họ bắt gặp, mầy làm sao chạy cho thoát? Nếu họ có súng hoặc nỏ là mầy chết chắc!” Đèo quả quyết nói:

    - “Tao đă nghiên cứu kỹ lưỡng t́nh h́nh rồi! Trong nhà không có đàn ông mà chỉ có một người đàn bà. Tao c̣n biết chắc, giờ nầy bà ta trên đường đến trường, đón con đi học về nhà.” Tôi nghi ngờ, hỏi:

    - “Sao mầy biết chắc chắn như vậy chớ?” - “Mầy nhớ không? Xế trưa hôm qua, lúc tụi ḿnh trở qua đây, vác mấy bó nứa về trại.. Tao thấy bà ta dẫn con đi học vừa về tới nhà!”

    - “Phi vụ nầy mầy lo hay để tao?” tôi hỏi. Đèo nói, giọng quả quyết:

    - “Mầy nhát bỏ mẹ! Phi vụ nầy mầy để tao lo! Mầy ngồi đó chờ tao!” Tôi cười, nói:

    - “Thôi được rồi, cha nội! Vụ chôm chỉa nầy mầy để tao lo! Cứ ngồi đó canh chừng. Hễ nghe động tỉnh ǵ th́ la báo động cho tao biết để tao chuồn!”

    Nói xong, tôi đứng lên, đi một mạch ra bờ suối, xăn ống quần lên khỏi gối, tay cầm con dao dùng để chặt nứa, lội băng qua ḍng suối. Tôi hành quân theo đúng bài bản, lính bộ binh mà.

    Trước hết, tôi bám lấy bờ suối, ngẩng đầu lên quan sát trận địa, thấy bên trong ruộng mía hoàn toàn yên tỉnh, tôi trườn sâu vào trong, giữa hai giồng mía.

    Tôi chọn một thật thẳng, tṛn mập, vỏ màu vàng hực thật hấp dẫn, lia một nhát, cây mía đổ xuống. Tôi đứng lom khom, vừa vạt ngọn mía xong. Bỗng tôi nghe hắn la bài hăi bên kia ḍng suối:

    - “Chờ tớ! Chờ tớ! Chờ tớ...”

    Tưởng hắn đ̣i lội qua suối, tôi bèn đứng thẳng người lên, lấy cây mía vẹt lá rồi nh́n qua bên kia bờ suối. Tôi thấy hắn nhảy dựng lên như khỉ mắc phong, tay chỉ chỏ về phía tôi thật khẩn trương. Hắn tiếp tục gào lên:

    - “Chờ tớ! Chờ tớ...”

    Tôi thiệt bực ḿnh, cầm cây mía đưa lên khỏi đầu, nói lớn:

    C̣n tiếp...

  8. #18
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    - “Xong rồi! Qua làm ǵ chớ! Thôi, ngồi đó chờ tao!”Nhưng, hắn vẫn tiếp tục gào to hơn nữa. Và lần nầy, tôi nghe cái giọng Nha Trang của nó thật rơ ràng:

    - “Chó tới! Chó tới....”

    Thôi bỏ mẹ rồi! Bây giờ tôi mới hiểu ra là“Chó tới!” chớ không phải “Chờ tớ!” th́ đă muộn..

    Một con chó vện to lớn dùng để đi săn, xồng xộc lao tới và chỉ c̣n cách tôi vài mươi thước. Tôi thật sự hồn vía lên mây, quăng dao, quăng luôn cây mía, bỏ của chạy lấy thân, phóng như bay về phía bờ suối..

    .Nhưng, con chó vện nhanh hơn tôi một bước, nó nhảy chồm lên, phập trúng cái đáy quần, gh́ lại làm tôi té nằm xấp xuống đất. Hai cái răng nanh bén nhọn của nó đă xuyên thủng đáy quần.

    Con vện gầm gừ, mơm của nó gh́ chặt lại, giằng xé như muốn lôi tuột cái quần của tôi ra thế mới khiếp! Cũng may, nhờ trời thương mấy thằng tù cải tạo ốm đói. Chúng tôi phải chôm chỉa để mưu sinh.

    Nếu hai cái răng nanh của con vện nhích lên vài phân định mệnh nữa th́ bây giờ tôi đă trở thành quan “thái giám” là cái chắc!!!! Tôi thét lên, cầu cứu:
    - “Tao bị con chó vện táp trúng rồi Đèo ơi! Cứu tao với...”

    Đến giờ phút nầy mà hắn c̣n hỏi đùa được:
    - “Trúng chỗ nào vậy cha?”

    Tôi bực quá thét:
    - “Nó táp lủng đáy quần rồi, tao bị nó gh́ lại, không chạy được!”

    - “Chỉ táp trúng đáy quần thôi hả?” hắn mách nước.
    - “Tụt quần ra, vọt cho lẹ, thằng mắc dịch!”

    Thôi th́ cùng tất biến, biến tất thông! Tôi ḷn tay xuống hàng nút quần, cởi thật nhanh hàng nút.

    Nhờ cái quần rộng thung th́nh, con vện tụt cái quần thật dễ dàng, một chân nó chận cái ống quần, đầu giằng mấy cái thật mạnh để cái quần vuột ra khỏi cái răng nanh.

    Tôi chỉ chờ có thế, vừa rút chân ra khỏi cái quần rằn ri là tôi phóng như bay về phía hàng cây bên bờ suối, chỉ cách đó mươi thước.

    Tôi trèo lên cây nhanh như con sóc, chưa bao giờ tôi leo trèo nhanh như vậy..

    Thế là thoát nạn! Con vện phóng ḿnh lên cây mấy lần, nhưng lần nào nó cũng bị té đau. V́ thế nó tức tối, ngồi bệt xuống đất, nghểnh mơm nh́n lên một cách hậm hực; thỉnh thoảng, nó le cái lưỡi dài thượt liếm mép.

    Tôi phải lấy vạt áo che lại phần khẩu súng nước phía dưới , sợ nó nh́n thấy “thịt tươi” thèm nhỏ dăi tội nghiệp !!

    C̣n tiếp...

  9. #19
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đứng trên cây nh́n xuống mới thấy rơ h́nh thù con vện, màu lông hơi vàng và có vằn như da cọp, trên lưng có xoáy như giống chó hoang dă ở Phú Quốc.Hèn chi nó dữ dằn quá là phải!

    Thú thật, trong suốt 13 năm quân ngũ, vui buồn đời lính bộ binh, đôi giày saut của tôi đă từng chà nát lên các mật khu lừng danh của Việt Cộng ở Miền Tây từ Thất Sơn, Mỹ An, Sầm Giang, Năm Căn, Cái Nước...nhưng chưa có lần nào tôi phải bỏ chạy “té khói” như lần nầy. Kể ra th́ cũng nhục thật đó!

    Tôi đứng trên cây, trợn mắt nh́n nó, rủa thầm trong bụng: “May cho mầy, nghe đồ chó vện! Nếu mầy gặp tao ba năm về trước là tao vặn họng mầy, làm thịt chó bảy món nhậu chơi!”

    Thế mới biết, chỉ sau một thời gian ngắn, cái gọi là “lao động cải tạo”, con chó vện đối với tôi bây giờ nó đă trở thành “con cọp”. Nhưng mà thôi, tránh cọp chẳng xấu mặt nào!

    Nh́n thấy con chó vện đang nhe nanh vuốt, hầm hừ dưới gốc cây, Đèo đứng bên kia bờ suối, nói lớn:

    - “Mầy cứ đứng ở trên cây chờ tao qua! Đừng có tuột xuống!”

    Vừa nói, hắn vừa xăn quần lên khỏi gối. Thấy hai ống quyển khẳng khiu của hắn, tôi nản ḷng hết sức. Hắn có vẽ muốn lội qua suối cứu bồ thật, tôi lật đật can:

    - “Thôi đi cha nội! Cứ ở yên bên đó đi! Tao nhảy xuống suối, lội qua bển được rồi mà!”

    Hắn đáp có vẻ rất tự tin:

    - “Mầy yên trí đi! Tao có cách trị con vện nầy cho mầy coi!”

    Tôi miễn cưỡng nói:

    - “Thôi được, mầy có tài ǵ thi thố cho tao coi!”

    Con vện thấy hắn đang lội b́ bơm, băng ngang qua ḍng suối. Nó rời gốc cây, đứng chực trên bờ suối, sẵn sàng vồ hắn.

    Đèo đứng dưới suối, hai tay chống nạnh, vẻ mặt tỉnh bơ. C̣n con vện nh́n hắn lườm lườm, chân sau quào dưới đất cát rào rào trong tư thế chuẩn bị vồ mồi. Tôi thấy c̣n phát ớn xương sống.

    Nhưng, Đèo chẳng nao núng chút nào cả thế mới là lạ. Bất ngờ, hắn huưt sáo miệng bản nhạc “bác cùng chúng cháu hành quân” một cách ung dung.

    Con chó vện vừa nghe âm điệu phần mở đầu của bài hát: Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận... nó lầm tưởng hắn là phe ta nên bỏ hẳn thái độ thù nghịch, ngoe nguẩy cái đuôi, chờ welcome “đồng chí Đèo”!!!!

    Mẹ kiếp! Sống ở miền Bắc XHCN nầy, đến con chó c̣n bị tuyên truyền mê hoặc đừng nói chi là con người.

    Đèo leo lên bờ, hắn vỗ đầu con vện, vuốt đầu nó mấy cái.

    Đồng chí vện chồm lên, vật ngă hắn xuống rồi liếm cùng mặt. Thế rồi, người tù cải tạo và “đồng chí vện” ù kết thành đôi bạn sống chết có nhau từ dạo đó!

    Hắn ôm chặt con vện cho tôi leo xuống.

    Tôi vội vă lủi vô ruộng mía, lấy quần mặc vào rồi đi kiếm con dao và cây mía. Hai đứa tôi lội trở qua bên kia bờ suối, con chó vện cũng lội suối qua theo.

    Ngồi dưới bóng cây chia nhau từng lóng mía. Tôi chỉ ăn 2 lóng, phần c̣n lại của hắn v́ Đèo thèm ngọt. C̣n tôi, tôi thèm thứ khác hấp dẫn hơn nhiều: “Thịt! Thịt! Thịt!”...

    Tôi nh́n con vện, tưởng tượng đến dĩa “rựa mận” đang bốc khói, làm tôi thèm đến nhểu nước miếng. Bất chợt, con vện ngước lên nh́n tôi. Bốn mắt lườm nh́n nhau....tóe khói; h́nh như, cái giác quan thứ sáu của nó, nh́n thấy ư đồ bất chánh của tôi và báo cho nó biết rằng: “Coi chừng thằng cha tù ốm đói nầy, hắn sẽ thịt ḿnh đấy!”

    V́ vậy, con chó vện chỉ quấn quít bên cạnh anh Đèo và lúc nào cũng đề cao cảnh giác với tôi. Cứ mỗi lần tôi xáp lại gần, định làm quen là nó đứng dậy đi chỗ khác chơi và nh́n tôi với tư thế sẵn sàng chiến đấu.

    Cách đây ba hoặc bốn tháng ǵ đó. Tên thiếu tá Khoát – trại trưởng – có tuyên bố một câu làm cả trại hồ hởi, phấn khởi: “Trại ta có kế hoạch nuôi lợn, cung cấp thịt tươi, cải tổ bữa ăn để các anh có đủ sức thâm canh, tăng năng suất, chuẩn bị trồng sắn đại trà.”

    Thế là cả trại thi đua vào rừng đốn gỗ dựng trại chăn nuôi. Và chỉ trong ṿng hai tuần lễ, ba cái chuồng nuôi lợn được cất xong bên cạnh bờ suối, đối diện với nhà bếp của ban chỉ huy trại.

    Nhưng, tên Quang chỉ mang về một cặp heo mọi, bụng ỏng, đít teo, mỗi con cân nặng khoảng 5 kí là cùng.

    Thế là, một anh bạn tù cao niên ở lán 2 được giao cho nhiệm vụ “chăn lợn”..

    Mỗi ngày, anh có nhiệm vụ mang một cái sô vào nhà bếp cán bộ trại, gặp tên trung sĩ Kây để nhận cơm thừa, canh cặn mang về chuồng nuôi lợn.

    Không biết nuôi heo bằng cách nào mà cặp heo mọi càng ngày càng gầy nhom. Ngược lại, trông anh càng ngày tṛn trịa ra !!

    Đêm hôm kia, chuồng nuôi lợn xảy ra chuyện rùng rợn, khó tin nhưng có thật là hai con heo mọi bị bầy chuột rừng moi ruột cho đến chết.

    Nhờ vậy, trưa hôm sau, cả trại được ăn cơm trắng với thịt heo kho với nước muối. Gần 2 tháng nay, chúng tôi mới được ăn một chén cơm trắng và một miếng thịt heo to bằng hai lóng tay út, cho đến bây giờ miệng tôi vẫn c̣n tḥm thèm thịt tươi. Và tôi đang nghĩ kế hoạch thịt con vện...

    C̣n tiếp...

  10. #20
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chúng tôi lần lượt chuyển hết mớ nứa về trại, con vện đưa hai đứa tôi đến tận cổng trại. Và từ đó, nó trở nên người bạn trung thành với anh Đèo. Sáng nào nó cũng nằm chờ trong buị cây gần cổng, rồi lẽo đẽo theo chúng tôi vào tận rừng sâu đốn gỗ.

    Có mấy lần tôi định thịt nó, nhưng Đèo cương quyết ngăn cản. Hắn nói:

    - “Mầy muốn thịt con vện nầy th́ phải bước qua xác chết của tao!”

    Nửa năm sau đó, những dăy nhà khang trang bằng gỗ được dựng lên chung quanh ban chỉ huy trại 6 đều do công sức của những người tù cải tạo. Nhưng, gỗ và nứa càng ngày càng khan hiếm, chúng tôi càng phải đi xa hơn, có khi phải đi băng qua thung lũng phía sau trại, lội vào khu rừng già dưới chân núi bên kia, gần nông trường Bản Hẻo để kiếm gỗ.

    Thế rồi một hôm. Lần đầu tiên chúng tôi đi theo con đường ṃn băng qua thung lũng vào lúc hừng đông sáng để kiếm gỗ làm đ̣n tay. Khi những tia nắng ban mai mỏng manh, màu vàng nhạt, như cố xuyên thủng làn sương mai trắng đục bao phủ cả khu rừng, nắng tạo thành những chùm ánh sáng lung linh, huyền ảo. Hai đứa tôi lặng lẽ tiến khá sâu trong khu rừng rậm rạp, cây cối hoang vu, c̣n con vện biến đi đàng nào không biết.

    Tiếng suối chảy róc rách khi len lỏi qua những gềnh đá rong rêu, ḥa cùng muôn ngàn tiếng hót líu lo của bầy chim rừng, trổi lên bản hợp tấu đầy sức quyến rũ của núi rừng Tây Bắc, thoang thoảng đâu đây mùi hương nhẹ nhàng tỏa ra từ những đóa phong lan, nép kín sau những thân cây cổ thụ, pha lẫn mùi hăng hắc của lá rừng ẩm mốc.

    Tiếng gió lướt trên những tán cây rừng xào xạc, mang theo cái lạnh tái tê từ dăy núi đá chập chùng của rặng Hoàng Liên Sơn thổi về. Gió lay những giọt sương mai đọng trên lá cây rừng, sương rơi nhẹ nhàng trên mái tóc, trên vai áo làm tôi thấm lạnh.

    Đang mơ màng trong cái không gian liêu trai và cái tĩnh lặng mong lung ấy....Bỗng một tiếng thét chói tai của Đèo đang đi phía trước, làm bầy chim rừng cũng phải giựt ḿnh, bay tán loạn: “Con mẹ nó! Coi chừng vắt nái! Chạy khỏi khu rừng nầy ngay!”

    Vắt nái là một loại vắt màu xanh lá cây, nhỏ hơn đầu đũa một chút và chiều dài chỉ hơn một phân rưởi, khiếp nhất là khi nó có chửa nên đặt cho nó cái tên là “vắt nái”. Khi đánh được hơi người là nó giương lên như cây “anten”, rồi bún ḿnh lên như cái ḷ xo, bám vào đầu vào cổ người, thú vật hút máu một cách êm thắm, chén no rồi tự động rớt ra, máu từ vết cắn đó chảy ra không ngừng, chỉ có nhai cỏ mực đấp vào vết cắn là tạm cầm máu được.

    Có nhiều anh bạn bị nhiểm trùng, vết cắn bị ngứa ngái, lở lói tṛn bằng đồng tiền, nhức nhối tàn bạo.. Hai đứa tôi vội vàng lội băng qua con suối cạn, t́m khoảng đất trống trải để kiểm soát lại đầu cổ, lôi ra cũng được bốn, năm con vắt xanh..

    Bỗng có tiếng khèn réo rắt, trầm bổng, văng vẳng từ đâu đưa tới, âm thanh ai oán, năo nùng như khóc như than. Tiếng khèn trôi bồng bềnh trong làn sương mai trắng đục. Tôi ṭ ṃ rũ Đèo đi ngược lên thượng nguồn con suối để t́m người thổi khèn.

    Đó là cụ già thuộc bộ tộc Thái đen với mái tóc trắng phau, cḥm râu bạc thả lỏng phất phơ trong gió. Ông vận bộ quần áo cộc màu chàm đang ngồi dưới một gốc đại thụ, chừng đă mọc rễ cả trăm năm, cành lá sum sê, vỏ cây sần sùi phủ rêu xanh, những rễ phụ và dây leo bện nhau bám chằng chịt vào thân cây. Cách đó mươi thước là hai thanh niên để lưng trần đang cuốc một hố đất..

    Thấy có người đến, ông lăo ngưng thổi khèn, ngước mắt nh́n chúng tôi, hỏi:

    - “Mấy ông đi đốn gỗ cho trại cải tạo đấy à?” ông cảnh báo. “Khu rừng nầy có rất nhiều rắn độc, mấy ông phải cẩn thận! Cách đây mấy hôm, một người trong bản bị một con cạp nia mổ chết rồi đấy!”Tôi nói:

    - “Cám ơn cụ đă chỉ bảo! Chúng tôi sẽ hết sức đề pḥng!” Đèo ph́ cười khi nghe cụ gọi ḿnh bằng ông, hắn nói:

    - “Tôi là Lê Xuân Đèo, gọi tôi là Đèo được rồi! Thế c̣n cụ?”

    - “Tôi tên Phạm công Trừng,” ông lăo buồn rầu, than thở. “Nhà tôi bị ốm nặng sắp chết đến nơi rồi, các anh ạ!” ông chỉ hai thanh niên, tiếp. “Chúng nó đang đào huyệt, chuẩn bị chôn mẹ chúng đấy!”

    - “Thưa cụ, bà cụ bị mắc chứng bệnh ǵ vậy?” Đèo hỏi.Ông cụ thở dài, nói:

    - “Nhà tôi bị bệnh kiết lỵ đă hơn hai tuần nay! Uống đủ loại cây cỏ, nhưng không thuyên giảm, đang nằm thoi thóp trên giường chờ chết đấy, các anh ạ!” Đèo nghe ông cụ nói xong. Hắn suy nghĩ trong giây lát rồi nắm tay tôi, kéo ra bờ suối, hỏi:

    - “Tao muốn cứu bà cụ! Mầy nghĩ sao?” Tôi trợn mắt nh́n hắn, hỏi:

    - “Mấy lấy cái ǵ cứu bà cụ chớ?”

    - “Nói cho mầy biết, tao c̣n cất giấu được 10 viên “Reostop”, chôn dưới sạp nứa chỗ tao ngủ,”

    Đèo lấy ư kiến tôi lần chót. “Mầy thấy tao có nên giúp họ không?”

    - “Việc nầy có liên quan đến sinh mạng của mầy! Tự quyết định đi, đừng hỏi tao lôi thôi!” Tôi nói.

    - “Tao quyết định cứu họ!” Đèo trả lời một cách dứt khoát.

    “Thấy người sắp chết mà không cứu là đắc tội với Trời Phật rồi! Hơn nữa, tao muốn làm sáng tỏ cái bản chất và truyền thống tốt đẹp của người lính Việt Nam Cộng Ḥa cho đồng bào miền Bắc thấy rơ điều nầy!”

    Nghĩ sao làm vậy, Đèo trở lại chỗ ông cụ, nói:

    - “Ngày mai cũng vào giờ nầy, cụ đón chúng tôi tại đây để nhận 10 viên thuốc “con nhộng” chuyên trị kiết lỵ, đem về cho bà cụ uống!”

    Ông cụ nghe đến thuốc “con nhộng”, mắt cụ ngời sáng tia hy vọng và cảm động đến rớt nước mắt.

    Cụ bảo hai người con trai vào rừng đốn gỗ đ̣n tay cho chúng tôi, rồi mời chúng tôi về bản làng gần đó uống nước trà xanh.

    Căn nhà sàn của gia đ́nh cụ gồm ba gian, nằm trong bản Thái, cách cây bờ suối đó khoảng 200 thước. Căn nhà sàn khá cao để tránh thú dữ nhất là đàn chó sói thường hay kéo vào bản, bắt gia súc.

    Đặc điểm những căn nhà sàn của dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông...cùng có một lối kiến trúc như nhau là không dùng đinh, tất cả đều được liên kết với nhau bằng những con ṣ gỗ và lạt buộc, sàn nhà được nối kết với nhau bằng những cây nứa già được đập giập ra để lót sàn.

    Leo lên mấy bậc thang gỗ ọp ẹp, thấy ngay bà cụ đang nằm trên cái chơng tre đặt ở một gốc nhà, trùm chăn đến cổ. Bà cụ gầy lắm, tôi chỉ thấy cái mềm bông màu đỏ phập phồng theo nhịp thở thoi thóp, mỏng manh như sợi chỉ mành treo chuông.

    Sau khi uống xong chung trà xanh, th́ hai người con cũng về tới nơi. Thấy mặt trời lên thấp thoáng ngọn cây, chúng tôi xin từ giả ra về..

    Cụ đi trước dẫn đường, dùng dao vạt vào thân cây rừng để đánh dấu, cho chúng tôi biết đường trở lại. Tới b́a rừng, họ chuyển 6 cây gỗ làm kèo lên vai hai đứa tôi và chúng tôi từ giă nhau ở đấy.

    Con vện đi sục sạo ở đâu đó trong khu rừng cũng vừa chạy trờ tới, mơm ngoạm một con chuột lông màu xam xám khá to, làm quà tặng anh bạn Đèo.

    Trước khi trở về trại, Đèo ra bờ suối làm thịt chuột một cách thành thạo, rồi dùng lá chuối rừng gói lại cẩn thận, bỏ vào trong túi quần mang về trại.

    Buổi trưa, Đèo lén ra khu nhà bếp nướng một cách vội vă, khi nào có chiến lợi phẩm, hắn cũng chia phần cho tôi một nửa.

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 22-02-2012, 08:06 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 16-02-2012, 02:00 AM
  3. Ḍng nước mắt cho một bản quốc ca
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 37
    Last Post: 14-12-2011, 06:29 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 05-03-2011, 05:05 PM
  5. Replies: 8
    Last Post: 03-12-2010, 09:37 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •