Page 3 of 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Results 21 to 30 of 68

Thread: Ḍng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đ́nh cựu tù “cải tạo”

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đêm hôm đó, đợi mọi người ngủ say sau một ngày lao động cật lực. Đèo đào một lớp đất mỏng dưới ngay chỗ nằm lấy, ra một chai thuốc “Reostop” c̣n đủ 10 viên rồi giấu dưới gối.

    Sáng hôm sau, chúng tôi trở lại vùng nầy, tiếp tục đốn gỗ làm kèo nhà. Lần theo vết dao đánh dấu trên thân cây, hai đứa tôi trở lại chỗ cũ rất dễ dàng.

    Đến chỗ hẹn, chúng tôi thấy cụ đang ngồi dưới bóng cây đại thụ, chờ chúng tôi tự bao giờ.

    Đèo thân mật đặt cái lọ thuốc “Reostop” vào tay ông cu, rồi chỉ cách dùng. Ông cụ vừa mừng, vừa cảm động đến độ nói không nên lời. Trước khi chia tay nhau, ông cụ dặn ḍ:

    - “Tụi bộ đội của đoàn 776, thằng nào cũng ác ôn hết! Các anh phải cảnh giác chúng nó đấy!”

    Khoảng một tuần sau đó. Chúng tôi trở lại vùng nầy kiếm gỗ, nh́n thấy cái huyệt đă được lấp đất lại bằng phẳng, cỏ dại đă bắt đầu bén rễ và chúng tôi biết chắc là bà cụ đă được cứu thoát khỏi bệnh kiết lỵ.

    Người tù cải tạo Lê Xuân Đèo đă hoàn thành công tác “dân vận” một cách xuất sắc bằng chính mạng sống của chính ḿnh. V́ ba tháng sau đó, anh từ giă cuộc đời v́ bịnh kiết lỵ v́ không thuốc chữa cho chính bản thân ḿnh.

    Bịnh kiết lỵ, tiêu chảy và sốt rét rừng là ba căn bệnh rất phổ biến trong các trại tù cải tạo ở Miền Bắc XHCN. Một người bạn cùng đơn vị là cựu thiếu tá Trần Sĩ cũng gởi nắm xương tàn tại một trại tù khác vào năm 1978 v́ bệnh kiết lỵ và rồi c̣n biết bao nhiêu người khác nữa?

    Trước khi chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, chúng tôi dự trữ khá nhiều thuốc chuyên trị về các chứng bệnh nguy hiểm nầy và nhất là trụ sinh để pḥng thân. Nhưng, sau khi chuyển đến trại 6 Khe Thắm, một người tù cải tạo tên Phạm Thành K. đă đâm sau lưng chiến hữu, anh ta bàn kế hoạch “chuyển trại giả” với tên thiếu tá Khoát để lấy điểm.

    Vào một buổi sáng tinh sương. Trong lúc mọi người chuẩn bị xuất trại lên rừng đốn gỗ, bỗng có tiếng kẻng dồn dập khác thường, đích thân cán bộ quản giáo đến từng lán, đôn đốc mọi người khẩn trương đến tập trung trước sân cờ ban chỉ huy trại để nghe thiếu tá Khoát - trưởng trại - ban hành lệnh hành quân (chuyển trại) và mọi người được thông báo, chỉ c̣n có một tiếng đồng để chuẩn bị hành lư cần thiết mang theo người.

    V́ quá vội vă, nên Đèo không kịp đào lấy 10 viên thuốc “reostop” chôn dưới sạp nứa, ngay chỗ anh nằm.

    Tại sân đá bóng của xă, trong khi ngồi chờ đợi xe vận tải đến chở đi một trại tù cải tạo khác, bọn cán bộ quản giáo và quản chế yêu cầu tất cả tù cải tạo “bày hành lư bán chợ trời” - tiếng lóng - một h́nh thức kiểm soát hành trang của tù cải tạo để hôi của.

    Sau đó, chúng phân tán chúng tôi đứng riêng rẽ từng nhóm nhỏ vài ba người, tù cải tạo c̣n phải trải qua một màn “thoát y vũ” bất đắc dĩ để chúng lục soát quần áo tù. Thế là, sau khi tịch thu toàn bộ số dược phẩm của anh em mang từ trong Nam ra, chỉ c̣n sót lại 10 viên “Reostop” của Lê xuân Đèo.

    Sau đó, bọn tù cải tạo chúng tôi mặt mày tiu nghỉu trở về lán trại, tiếp tục lên rừng đốn gỗ.


    Tên thiếu tá Khoát và tên tù phản bội P. T. K. mặt mày hớn hở v́ chuyến nầy thắng lớn... Bọn cán bộ trại đem số thuốc tây nầy ra Hà Nội và tỉnh Hoàng Liên Sơn bán lại cho các con buôn, rồi thay vào đấy một loại thuốc dơm trị bá chứng tên “Xuyên Tâm Liên” để trị bịnh cho bọn tù.
    Đến năm 1982, nhà nước cộng sản khám phá loại thuốc nầy có độc tố phá vở các tế bào năo, tim và thận và ngưng sản xuất th́ đă muộn. Không biết có bao nhiêu tù cải tạo sống dở, chết dở v́ uống phải loại thuốc nầy?

    C̣n tiếp...

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vào mùa thu năm 1977. Bạn Lê Xuân Đèo không may vướng phải căn bệnh kiết lỵ hiểm nghèo. Sang đến tuần lễ thứ hai, người anh cứ khô héo dần như cây khô thiếu nước, gầy đến nổi chỉ c̣n da bọc xương, rồi nằm liệt giường, tiểu và đại tiện một chỗ..

    Mỗi ngày tên y công tên Lương phát cho vài viên “Xuyên Tâm Liên” và một bát cháo loăng như nước cơm chắt, tiêu chuẩn trừng phạt những người tù cải tạo bị ghép vào tội “chây lười lao động”.

    Qua đến đầu tuần lễ thứ ba, người anh tóp xọp như bộ xương cách trí, được bọc lại bằng một lớp da nhăn nheo màu xám xịt, đôi chân gầy guộc như hai thanh nứa, sờ vào lạnh ngắt như đồng.

    Anh chỉ c̣n thở thoi thóp, máu h́nh như bắt đầu đông lại trong các động mạch, đôi mắt thất thần, mở trao tráo trong hai cái hốc mắt lơm sâu.

    Đến buổi chiều, anh lên cơn mê sảng gọi tên vợ, tên con, rồi khóc rưng rức bằng những hạt lệ khô.Tối hôm đó, tôi ngồi bên cạnh anh cho tới giờ kẻng đổ, tôi bỏ mùng xuống cho anh, trước khi trở lại chỗ nằm.

    Kỳ lạ quá! Nửa đêm về sáng, tiếng cú rúc liên hồi trong một lùm cây nào đó, ngay phía sau lán 3 như tiếng gọi của thần chết lởn vởn đâu đây, làm tôi rùng ḿnh. Gió từ dăy Hoàng Liên Sơn thổi về ào ào làm rung chuyển cây rừng, làm tốc mái tranh nứa, gió thổi bật cánh mấy cái phên cửa...

    Trong cái không gian lạnh lẽo ấy, vang lên những tiếng ngáy kḥ kḥ khi trầm, khi bổng, có tiếng ngáy cao vút như giọng nam “tenor”, những tiếng nghiến răng trèo trẹo, tiếng trở ḿnh của bạn nào đó trên cái sạp tre ọp ẹp vang lên kẽo kẹt, tiếng mớ ngủ lẫn tiếng thở dài năo nuột.

    Đôi khi, có anh đang nằm mơ thấy ḿnh đang đánh nhau với Việt cộng, tiếng hét của anh đánh thức cả lán dậy: “Diều hâu! Diều hâu! Đại Bàng ghe rơ không trả lời! Việt cộng tràn ngập căn cứ hỏa lực rồi! Rót pháo xă láng! Nổ chụp trên đầu chúng tôi! Lẹ lên đi mấy cha...” và tất cả âm thanh đó quyện vào nhau hợp thành một “bi trường khúc” đầy ấn tượng sâu sắc trong ḷng người tù cải tạo.

    Bỗng tôi nghe tiếng con vện tru từng chập bên bờ suối, tiếng tru buồn thê thảm, kéo dài lê thê trong đêm trường tĩnh mịch.. Tôi mệt mơi, ngủ thiếp đi từ lúc nào cũng không hay, cho tới khi tiếng kẻng báo thức vang lên, đánh thức mọi người dậy để chuẩn bị một ngày lao động khổ sai..

    Tôi nghe cả lán hoảng hốt, thét lên: “Đèo chết rồi! Đèo chết rồi!...”..

    Tôi ngồi bật dậy như cái ḷ xo, nh́n sang chỗ Đèo nằm, hai cái chân như hai thanh nứa già cỗi, khô khốc, buông tḥng xuống đất, bị gió thổi luồn dưới sạp nứa đánh đong đưa, c̣n thân người của anh nằm vất vưởng trong mùng.

    Tôi vội vàng chạy đến, vén cái mùng lên. Tôi thấy đôi mắt của anh mở trợn trừng, hai giọt lệ khổ đau chắt chiu từ một kiếp người bị đày đọa trong tận cùng đáy địa ngục, ứa ra từ trong hai hốc mắt sâu hoắm, c̣n đọng lại chưa khô; h́nh như, anh mới từ giă cuộc đời cách đây không lâu. Tôi lấy tay vuốt mắt người bạn tù...

    Một cái cḥi lá đơn sơ được vội vă dựng lên, chỉ có mỗi mái nứa gần khu rừng sắn, bên cạnh con suối cạn, phía sau ban chỉ huy trại. Bốn cái cộc gỗ đóng xuống đất chính giữa căn cḥi, hai khúc gỗ gác song song với nhau bên trên, vừa đủ kê một tấm ván mỏng.

    Thi hài của Đèo trong bộ quân phục Biệt Động Quân đă bạc màu, rách tơi tả, loang lỗ những vết máu khô v́ tai nạn lao động. Tôi phủ kín h́nh hài của anh bằng cái mềm màu đỏ.

    Toán mộc lo đóng quan tài, tôi trong bộ phận đào huyệt c̣n có Trương Đăng Sĩ và Nguyễn Minh Thanh... Chỗ anh nằm an nghỉ dưới bóng cây cổ thụ dưới chân đồi bên cạnh ḍng suối, cách trại khoảng 2 cây số.... Đến xế chiều, mọi việc đă hoàn tất. Sau khi tẩn liệm cho bạn Đèo xong, chúng tôi trở về trại, không ai được ở lại qua đêm để canh giữ xác của anh.

    Đêm đó, có lẽ là đêm dài nhất trong 8 năm tù cải tạo của tôi. Vừa chợp mắt là tôi thấy đôi mắt của anh c̣n mở trợn trừng..

    .Quá nửa đêm về sáng. Bỗng nghe có tiếng chó sủa, tiếng gầm gừ cấu xé lẫn nhau thật dữ dội, tiếng tru tréo từ phía b́a rừng văng vẳng đưa về; h́nh như, chúng đang tranh ăn th́ phải. Điều nầy đă khiến tôi phập pḥng lo sợ, không biết chuyện ǵ bất hạnh sẽ xảy ra cho anh Đèo.

    Tôi thầm cầu nguyện với ơn trên, đừng để bầy chó rừng tha xác của anh đi!

    Trời vừa tờ mờ sáng. Sau tiếng kẻng báo thức vào lúc 6:45, tôi đă thức dậy, cuốn mùng mền, rồi vội vă đi về phía cổng trại. Tên lính canh cho phép tôi xuất trại, ra b́a rừng thăm xác bạn. Tôi lật đật bước vào cái cḥi lá, cái quan tài của Đèo được ghép vội vă bằng sáu tấm ván mỏng manh bị đẩy xô lệch trên hai cái thanh ngang, suưt chút nữa th́ đổ xuống đất, cái nấp áo quan sẽ bung ra ngay.

    Sau khi đẩy cái áo quan lại cho ngay ngắn, tôi bước ra bên ngoài quan sát hiện trường. Cả một vùng cỏ dại chung quanh cái cḥi bị ngă rạp xuống, loang lổ vết máu và lông thú. Tôi đoán không sai, tại ngay chỗ nầy, đêm qua đă xảy ra trận ác đấu thật quyết liệt giữa bầy chó rừng, tranh xác anh Đèo để tha vào rừng.

    Có lẽ đánh được hơi người quen thuộc, con chó vện đang nằm bất động gần đó, nó ngước đầu lên nh́n tôi, cố gắng chống hai cái chân trước xuống đất, gượng lết về phía tôi, nhưng được vài bước rồi ngă quỵ xuống, mồm rên ư ...ử v́ đau đớn.

    Tôi vội vàng chạy đến ôm chấm lấy nó vào ḷng. Con vệt liếm vào mặt tôi một cách tŕu mến, rồi mệt lả, nghẻo đầu lên vai tôi. Đặt nó nằm xuống đất để quan sát: con mắt bên phải bị lột một mảnh da, c̣n bê bết máu, cái chân trước bị táp gẫy xương và cái đùi sau bị ngoạm mất một măng thịt to, vết thương c̣n rỉ máu âm ỉ.

    Tôi vô cùng xúc động nh́n nó một cách cảm phục và thương mến. Thật vậy, không một ai có thể ngờ rằng, con chó vện đă liều mạng sống của nó, tả xung, hữu đột, quyết đấu một mất một c̣n với cả một bầy chó rừng hoang dại để bảo vệ cái xác thân của Lê Xuân Đèo, người bạn của nó, đang nằm trơ trọi giữa bầy dă thú.


    Đối với tôi, con chó vện là hiện thân của một dũng sĩ, tuy mang h́nh hài của loài thú bốn chân, nhưng có một trái tim rất “người” dám v́ nghĩa quên ḿnh, chiến đấu đơn độc, không lùi bước trước kẻ thù. Tinh thần quyết đấu của con chó vện, như một lời nhắn nhủ đầy khí phách với đồng loại của nó: “Tụi bây muốn làm thịt Lê Xuân Đèo, phải bước qua xác chết của tao!”.

    Tôi bế con vện ra bờ suối, khuất sau đám sắn non, rửa vết thương c̣n đẫm máu của nó mà ứa nước mắt. Con vện liếm bàn tay tôi một cách thân ái. Tôi th́ thầm bên tai nó: “Nằm đây chờ tao; lát nữa, tao trở lại t́m cách đưa mầy về nhà chủ của mầy!”

    Tôi đứng dậy lui gót, nh́n trong ánh mắt lưu luyến của nó và khi nó đưa cái chân trước quào quào một cách yếu ớt trong không khí như những cái vẫy tay chào vĩnh biệt, khiến tôi có cảm tưởng; h́nh như, nó muốn trối trăn điều ǵ đó với tôi chăng?

    Tôi từ giă nó, trở vào trại để cùng với anh em lo việc mai táng Lê Xuân Đèo. Toán chung sự có bốn người: Minh Thanh, tôi và hai bạn tù nữa.

    Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi đẩy cái xe cải tiến cũ kỹ đi ngang qua ban chỉ huy trại, gặp tên trung úy Quang lùn tịt, ngoắc chúng tôi dừng lại, nói: “Này, nhớ đấy nhé! Giữ cái áo quan lại, dành cho những người kế tiếp! Các anh phải biết bảo vệ tài sản xă hội chủ nghĩa đấy!! Sẽ không có cái áo quan thứ hai đâu” !!!!

    Sau khi đặt quan tài của Lê Xuân Đèo lên xe cải tiến. Hai anh cầm càng, tôi và Minh Thanh phụ đẩy.

    Chiếc xe từ từ lăn bánh trên con đường đất gồ ghề c̣n đẵm hơi sương. Hai cái bánh xe khô nhớt, một cái nghiêng bên nầy, một cái ngă bên kia, phát ra những tiếng kót két rên rỉ một cách mệt nhọc, đau khổ.

    Hai anh bạn phía trước gồng ḿnh, ấn cái càng xe xuống, c̣n tôi và Minh Thanh vừa đẩy, vừa nâng phần sau xe lên, v́ sợ hai cái bánh xe bung vành, văng ra khỏi ra cái xe cải tiến bất cứ lúc nào.

    Chúng tôi phải đẩy cái xe tang lăn qua ba cái dốc cao mới đến bờ suối. Sau vài phút nghỉ giải lao, chúng tôi cùng nhau kê vai, khiêng quan tài lên lưng chừng đồi, chỗ an giấc ngàn thu của anh, rồi chia nhau vô rừng kiếm dây rừng bện lại như hai sợi dây thừng.

    Đặt quan tài lên trên hai sợi dây đó, rồi mỗi người nắm một đầu dây, thả từ từ xuống đáy huyệt. Xong rồi, chúng tôi lấp đất lại, vun thành một nấm mộ đơn sơ. Bốn anh em đứng trước mộ, cúi đầu mặc niệm mà trong thổn thức, bồi hồi. Tôi hái một ít hoa rừng đặt lên nấm mồ của bạn.

    C̣n tiếp...

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bạn Nguyễn Minh Thanh cảm khái làm một bài thơ với tựa đề “NẤM MỒ HOANG” để tưởng nhớ bạn Lê Xuân Đèo, người bỏ cuộc giữa đường.


    Một nấm mồ hoang cảnh lạnh lùng
    Lơ thơ cỏ úa lá chiều rung
    Quạnh hiu vằng vặt vây quanh mộ
    Rên rỉ bầy ve tiếng năo nùngGởi xác ốm nhom tận chốn nầy
    Bao la rừng núi, suối trời mây
    Người đi vĩnh viễn đă yên phận
    Ngàn dặm người thương đâu có hay!

    Sương khói hoàng hôn dọc mỗi đời
    Công danh phú quí lá vàng rơi
    Than ôi! Thành bại đều chung cuộc
    Tuần tự rồi ai cũng thế thôi!


    Trên đường trở về trại, khi đi đến gần ban chỉ huy, tôi tách rời anh em, lẻn vào khu rừng sắn, ra bờ suối kiếm con vện. Tôi vô cùng sững sờ nh́n thấy con vện bị ai đó treo ngược đầu xuống đất, bốn chân bị căng ra, buộc chặt vào hai cái cộc gỗ, cổ bị cắt tiết, máu đỏ nhỏ từng giọt xuống cái cái chậu bằng thau đặt dưới đất.

    Tôi quỳ xuống nâng đầu của nó lên, cả thân ḿnh con vện khẻ run lên lần cuối cùng, rồi duỗi thẳng ra bất động. Cái chết đau đớn của nó làm tôi rớt nước mắt.

    Tên trung sĩ Kây đứng sau lưng tôi từ lúc nào cũng không hay. Hắn lên tiếng làm tôi giật ḿnh:
    - “Trong giờ lao động, anh ra đứng đây làm ǵ thế?”

    Tôi nhanh trí, đáp:
    - “Vừa mới mai táng anh Lê Xuân Đèo xong, ra suối rửa tay chân.”

    Hắn nói:
    - “Tôi nhờ anh giúp hộ một tay.”

    - “Được, việc ǵ thế?” tôi hỏi.Hắn nói như ra lệnh:

    - “Anh tháo dây, mang con cầy vào nhà bếp cho tôi!”


    Nói xong, hắn mang cái thau tiết đi trước. Tôi tháo sợi dây rừng, ôm con vện vào ḷng như ôm thi thể một chiến hữu vừa nằm xuống sau một trận đấu...tôi thất thểu ôm xác con vện vào khu nhà bếp mà ḷng quặn đau.

    Hôm sau, được phân công làm vệ sinh khu nhà bếp, tôi nhặt những mảnh xương vụn của con vện, đặt lên vào những tấm lá chuối, gói lại cẩn thận.

    Nhân lúc đi rừng đốn gỗ, tôi ghé thăm mộ bạn Đèo, rồi dùng dao đào một cái hố nhỏ, chôn bộ hài cốt của con chó vện, nằm bên cạnh bạn Lê Xuân Đèo cho có bạn.

    Bắt đầu từ cuối tháng chạp kéo dài đến tháng giêng năm sau. Núi rừng Hoàng Liên Sơn, bầu trời ảm đạm và rét mướt, mưa bụi giăng giăng khắp nơi gần như bất tận.. Mỗi buổi chiều, người tù trùm chăn kín mít, ngồi co ro trong lán, nh́n những cơn mưa bụi bay bay trong hoàng hôn, ai nấy đều chạnh ḷng nhớ quê hương, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ con, nhớ vợ da diết. Gọi là mưa bụi v́ lượng nước mưa quá yếu không thể rơi thẳng xuống mặt đất, bị gió thổi bay đi, tỏa ra thành những cơn mưa bụi.

    Bước sang tháng giêng. Hạt nước mưa kết tinh lớn hơn một chút có thể rơi thẳng xuống mặt đất, nhưng bị gió tạt nghiêng nghiêng, tạo thành những cơn mưa phùn báo hiệu đất trời sắp giao mùa. Sợi mưa phùn mong manh như sợi tóc rối, đan nhau thành những màn nước trắng đục, giăng kín núi rừng, đồng ruộng, thung lũng, sông hồ ...

    Trời đất nhạt nḥa trong những cơn mua phùn dai dẳng, kéo dài lê thê trên vùng đất khó. Trong bầu khí hậu ẩm thấp ấy, cây cỏ đang âm thầm nẩy lộc, đâm chồi, chờ trỗi dậy tưng bừng khi mùa xuân đến.

    Chỉ tội cho bọn tù cải tạo phải lao động khổ sai trong rừng sâu, tay chân tê cóng v́ đói và lạnh đến rét run.

    Thượng tuần tháng 2 năm 1978. Trại chuẩn bị ăn mừng Tết Nguyên Đán Mậu Ngọ vài ngày sau đó. Tôi được phân công vào đội cắt lá dong dùng để gói bánh chưng. Lá dong thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt.

    Tôi đi vào rừng, lang thang trong thung lũng một ḿnh để t́m lá dong. Tôi nhớ quá anh bạn Đèo và con chó vện thân thương.

    Mới hừng đông sáng mà tôi đă nghe tiếng chiêng, tiếng trống vang lên rộn ră từ bản làng của dân tộc Thái Đen. Động tính hiếu kỳ, tôi lần theo con đường ṃn dọc theo con suối chảy róc rách để đi vào bản Thái.

    Ô hay! Trước mắt tôi là cả một rừng hoa màu trắng tinh khiết như hoa bưởi mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Từ những thân cây khẳng khiu, uốn khúc dù bám vào vách núi đá cheo leo vẫn trổ những chùm hoa trắng muốt, hoa nở rộ khắp núi rừng, dọc theo suối, hoa có năm cánh, nhụy màu hồng, gân màu tim tím.

    Mỗi cơn gió nhẹ nhàng lướt thoảng qua khu rừng là những cánh hoa rung lên như hàng vạn cánh bướm đang vỗ cánh chấp chới trong không khí. Tôi đi lần theo con đường ṃn t́m gia đ́nh cụ Trừng không mấy khó khăn. Tôi đoán, hôm nay là ngày hội làng th́ phải.

    Trước sân nhà của cụ các bếp đỏ lửa, rực than hồng, họ có mươi người, chia ra làm hai phái: phái nữ đang lo nấu thức ăn, c̣n phía nam đang chơi nhạc cụ dân tộc như thổi khèn, khua chiêng, trống...rất vui nhộn.

    C̣n tiếp...

  4. #24
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thấy tôi đường đột bước vào sân, tất cả đều dừng tay, nh́n tôi trân trối. Chỉ cần nh́n thấy bộ đồ rằn ri của tôi đang mặc, họ đă biết tôi là ai rồi. Một thiếu phụ vội vă chạy đến cầu thang, lên tiếng gọi:

    - “Bố ơi! Có thằng lính ngụy nó xông vào nhà ḿnh nầy! Con tống cổ nó đi nhá!” Có tiếng quát vọng xuống:

    - “Khách quư nhà ḿnh đấy! Đừng hỗn láo, con ạ!” Đứng trên cầu thang, nh́n thấy tôi, cụ Trừng có vẻ mừng lắm. Cụ quay vào trong căn nhà sàn, gọi bà cụ ơi ới:

    - “Bà nầy, theo tôi xuống đây nhanh lên!” Cụ vội vă chạy xuống cầu thang trước, cụ bà nối gót theo sau. Cụ ôm chầm lấy tôi, trước con mắt ngơ ngác của mọi người. Cụ Trừng nói với vợ:

    - “Bà c̣n sống đến ngày hôm nay là nhờ người tù cải tạo nầy đấy!” Tôi vội vàng đính chính ngay:

    - “Không phải tôi cứu bà cụ đâu! Anh Lê Xuân Đèo đấy cụ à!”

    Cụ Trừng vỗ trán một cái thật mạnh, nói:

    - “À, tôi nhớ ra rồi! Anh Lê Xuân Đèo đâu?” Tôi buông thỏng một câu:

    - “Đèo chết rồi!”

    Cụ Trừng bàng hoàng trong giây lát, rồi hỏi gằn:

    - “Bọn quản giáo đánh chết anh Đèo,, phải thế không?”

    - “Không phải vậy, anh Đèo chết v́ bệnh kiết lỵ!”

    Bà cụ nói:

    - “Tôi thoát khỏi bệnh kiết lỵ là nhờ 10 viên thuốc “con nhộng” của anh ấy biếu! Sao anh Đèo không dùng thuốc ấy để chửa bệnh cho ḿnh nhỉ?”

    Tôi buộc ḷng phải thú thật, nói:

    - “Đó là 10 viên thuốc cuối cùng mà anh Đèo đă biếu cho cụ!”

    Bà cụ nghe tôi nói, vô cùng xúc động, giọng run run:

    - “Anh Đèo đă hy sinh cái mạng của ḿnh để cho tôi được sống! Thế mới rơ trắng đen, đồng bào dân tộc chúng tôi ở ngoài nầy đều bị lũ chúng nó bưng bít, tuyên truyền lừa bịp cả! Chúng nó c̣n bảo “lính ngụy” các anh tàn ác lắm! Mổ bụng, moi gan người ăn sống, uống cả máu tươi! Bọn chúng nó ngậm máu phun người, giỏi thật đấy!”

    Đám thanh niên nghe bà cụ nói, xem chừng đă hiểu biết mọi chuyện, họ bỏ hẳn thái độ thù nghịch khi vừa mới gặp tôi. Một anh bạn trẻ đến nắm tay tôi mời mọc rất chân t́nh:

    - “Anh ở lại dùng cỗ với chúng em nhá! Hôm nay, mới bắt đầu mùa lễ hội “Kin Chiêng Bók May” của dân tộc Thái chúng em!”

    Tôi hỏi:

    - “Mùa lễ hội “Kin Chiêng Bók May” là lễ hội ǵ vậy?”

    Cụ Trừng giải thích:

    - “Đó là ngày “Hội Hoa Ban” trên vùng cao Hoàng Liên Sơn để đón mùa xuân đến. Hoa ban chỉ nở rộ vào tiết lập xuân, phủ trắng cả núi rừng trên các bản Thái. Đặc điểm của loài hoa nầy là màu trắng, tượng trưng cho sự trong trắng, tinh khiết của t́nh yêu và hạnh phúc lứa đôi! Một chút nữa đây, sau khi ăn uống no say, bọn họ sẽ chạy vào hái những hoa ban thật đẹp tặng cho nhau làm quà. Mấy cô gái sẽ thay đổi xiêm y, đầu chít khăn “piêu”, có đôi hàng cúc h́nh bướm trên chiếc áo cóm, thêu tua ở vai, cái quần “sin” (giống như xà-rông) vải xanh thắt ngang lưng để múa x̣e,”

    cụ Trừng cố mời. “Anh ở nán lại đây chơi với chúng tôi.”

    Mặt trời đă lên khá cao. Rất tiếc là tôi phải từ giă họ để c̣n kịp đi cắt lá dong.

    Bỗng có ai khều nhẹ vào vai, tôi quay đầu lại nh́n, đó là một cô bé Thái c̣n rất trẻ, độ chừng đôi tám, mắt có mí lót, mũi hơi cao, nước da bánh mật, trong giống người Ấn hơn là người Kinh.

    Cô ta trao cho bó hoa ban nới nở, vừa mới hái vội ở trong rừng về tặng tôi, làm món quà trong ngày “Hội Hoa Ban”. Bây giờ tôi mới biết loại hoa màu trắng nơn nà đó chính là hoa ban. Cô bé thỏ thẻ, nói đùa:

    - “Bao giờ anh về Sài G̣n, cho em đi theo với nhá!”

    Tôi vô cùng ngạc nhiên khi một cô bé Thái miền sơn cước, c̣n biết chối bỏ cái tên Thành phố Hồ Chí Minh do tập đoàn lănh đạo cộng sản áp đặt sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, mà vẫn gọi cái tên cũ “Sài G̣n”, thủ đô thân yêu của người Miền Nam .

    Sau khi cắt xong một mớ lá dong, trên đường đi về trại, tôi ghé viếng thăm mộ bạn Lê Xuân Đèo.

    Tôi đặt bó hoa ban trên nấm mồ, rồi th́ thầm báo cáo với hắn: “Vinh quang nầy thuộc về mầy! Chớ không phải của tao!”

    Nghĩ cho cùng, cái chết tức tưởi của bạn Lê Xuân Đèo không đến nỗi vô ích. Tôi phải gọi đó là một sự hy sinh.

    Những người lính QLVNCH thuộc mọi Quân, Binh chủng đă anh dũng hy sinh ngoài mặt trận trong thời chiến. Và những người lính âm thầm nằm xuống trong lao tù cộng sản, đều có giá trị cao quư như nhau!


    Thật vậy, anh nằm xuống để thắp lên một ánh đuốc lẻ loi, soi thủng màn đêm tăm tối đầy hận thù bên kia “bức màn sắt”, do bọn CSBV dựng lên tại miền Bắc XHCN, bằng những thủ đoạn tuyên truyền cực kỳ dối trá và bẩn thỉu.

    Cái chết của Lê Xuân Đèo đă làm sáng tỏ chân giá trị đích thực của người lính thuộc QLVNCH.

    Họ cầm súng để nối nghiệp tiền nhân, tận tụy ngày đêm đi ǵn giữ quê hương, đem xương trắng máu đào để bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ của Tổ Quốc.

    Sau Tết Mậu Ngọ 1978. Tất cả anh em chúng tôi khăn gói lên đường, di chuyển đến một trại tù cải tạo khác, lần nầy th́ di chuyển thật. Và chúng tôi tiếp tục làm nhiệm vụ khai quang, dựng nhà, trồng hoa màu ở những vùng rừng núi hiểm trở khác để đồng bào miền xuôi về đó, xây dựng nông trường.

    Lúc vượt qua đỉnh đèo Lủng Lô, Trương Đăng Sĩ, Nguyễn Minh Thanh và tôi dừng lại giây phút ngắn ngủi, chúng tôi cùng hướng về rặng núi Phu Luông c̣n phảng phất sương mù, vẫy tay chào vĩnh biệt người bạn tù thân mến:

    anh Lê Xuân Đèo: NGƯỜI Ở LẠI HOÀNG LIÊN SƠN!

    Nguyễn Vĩnh Long Hồ


    http://vantuyen.net/index.php?view=s...9#.T9J5S7BfFRI
    Last edited by Tigon; 09-06-2012 at 05:16 AM.

  5. #25
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Con chó Vện và Người Tù "cải tạo"


  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Buồn quá ! Không tiếp tục được nữa ...

    Tigon

  7. #27
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    21

    Cảm ơn Chị Tigon

    Xin Chị Tigon biến nỗi buồn làm sức mạnh,post tiếp tục,post nữa cho đến khi cởi bỏ được lớp vỏ u-minh của những tên Cộng phỉ
    và thân Cộng,công đức của Chị vô lượng.

  8. #28
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by minhnguyen View Post
    Xin Chị Tigon biến nỗi buồn làm sức mạnh,post tiếp tục,post nữa cho đến khi cởi bỏ được lớp vỏ u-minh của những tên Cộng phỉ
    và thân Cộng,công đức của Chị vô lượng.
    Cám ơn lời khích lệ

    Tigon sẽ đăng những truyện thật , từ hồi kư của các anh " tù cải tạo " gửi tới , trong khi chờ bài 3 của Bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền từ bên Pháp gửi qua .

    Tigon

  9. #29
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    CHUYỆN NGƯỜI TÙ CHẾT CHIỀU 30 TẾT

    Một bí ẩn của tâm linh

    H́nh như suốt đêm qua tôi không ngủ, lại lơ mơ nhớ đến một lời hưá với con cuả người tù đă chết chiều 30 Tết năm 1977 tại vùng Sơn La Việt Bắc thâm u những mồ hoang mả lạc.

    Chuyện thật 100%, không hư cấu, cũng không phải chuyện ma, nhưng cứ như một cơ duyên bí ẩn của tâm linh, t́nh cờ mà đến, phải chăng vẫn có một thế giới vô h́nh không hiểu được.

    Khoảng đầu năm nay, tôi đang lơ mơ ngồi đọc email cuả mấy người bạn, th́ một lá thư cuả người bạn thân từ bên Úc gửi qua, bạn nhờ có quen ai ở Trà Vinh th́ t́m giùm thân nhân cuả anh Chung Hữu Hạnh, một giáo sư biệt phái bị đi cải tạo và đẩy ra miền Bắc, anh đă chết trong một xó xỉnh nào đó cuả miền Việt Bắc, may là c̣n lại tấm bia mộ.

    Anh gốc người Trà Vinh, vợ con sau khi mất tin chồng đă t́m đường vượt biển, chẳng biết bây giờ ở đâu.

    Tôi nhanh nhẩu ngồi liền vào máy viết thư cho nhà thơ Huỳnh tâm Hoài, một nhà thơ gốc Trà Vinh có những bài thơ được phổ nhạc rất hay là Lời Ru Sóng Vỗ, do nhạc sĩ Nguyễn hữu Tân phổ nhạc.

    Như một bí ẩn của tâm linh, anh Huỳnh tâm Hoài vưà là bạn tù, vừa là bạn học cùng thời với anh Chung hữu Hạnh. Đọc tin anh buồn vui lẫn lộn, buồn v́ nhớ bạn ḿnh đă chết đơn độc vùi thân nơi rừng sâu núi thẳm, vui v́ đă t́m được mộ th́ hy vọng sẽ có ngày bạn ḿnh được về hưởng hương khói gia đ́nh.

    Chỉ trong 5 ngày tin phóng đi, một người đă t́m ra thân nhân cuả anh Chung Hữu Hạnh, và tháng 6 năm nay chị Hạnh cùng các con đă t́m ra miền Bắc bốc mộ chồng đem về an táng tại Trà Vinh.

    Anh Chung hữu Hạnh là thầy cuả vợ bạn tôi, chắc thầy sống khôn thác thiêng nên t́m tới cô học tṛ để rồi cái đường dây loanh quanh trong cơi vô h́nh, cuối cùng thầy cũng t́m được về quê nhà, được sự chăm sóc khói hương cuả vợ hiền và các con.

    Bạn tôi gửi cho tôi xem những tấm h́nh cảnh bốc mộ cuả anh Hạnh, nh́n nắm xương phù du c̣n lại được bươi lên từ đất cát khô cằn của miền Bắc, tôi cảm thấy ngậm ngùi, tất cả đều là vô thường, một ngày nào đó ai cũng phải tan thành tro bụi.

    Sẵn trớn tôi viết thư kể cho bạn tôi nghe về người tù chết chiều 30 tết, tôi cũng chả biết anh ta là ai, chỉ nghe chồng tôi kể lại ngay cái tên cũng không nhớ.

    Câu chuyện từ mùa đông năm 1977 tại trại tù vùng Sơn La, nằm trên con đường đến Nghĩa Lộ....

    C̣n tiếp...

  10. #30
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chiều cuối năm rét mướt, trong cảnh u ám thê lương cuả trại tù miền Bắc, cùng nỗi đói khát cuả những người tù gầy guộc và bịnh tật.

    Cả lán đang xôn xao ngoài sân chờ được phân phát thức ăn cuả ngày tết, quanh năm đói khát vất vả vẫn hy vọng có chút thức ăn ngon, khẩu phần là hai cái bánh chưng to hơn bàn tay, và mấy miếng thịt bé bằng ngón tay cái.

    Trong lán giữa nhà là đống củi lửa cháy bập bùng, sưởi chút ấm áp cho người tù v́ trời vô cùng giá rét mà chăn chiếu lại thiếu. Mọi người ai cũng buồn v́ nhớ gia đ́nh, cám cảnh “gặm một mối hờn căm trong cũi sắt”.

    Ở cuối pḥng có một chỗ nằm đă giăng mùng xùm xụp, một người bạn không thấy anh bạn tù ra lănh món bánh chưng mà mấy ngày hôm trước anh ta thường than thở rằng chỉ thèm một miếng bánh chưng, nên đă tốc mùng xem th́ thấy anh bạn tù nằm chết tự bao giờ.

    Cả lán lại ch́m trong nỗi buồn, giữa đêm tận cùng cuả năm mà h́nh ảnh người bạn tù chung nằm chết trong lán, như một ám ảnh khiến ai cũng nghĩ đến phận ḿnh, một ngày nào sẽ bỏ xác nơi đây, gia đ́nh thân nhân không ai hay biết. Báo cho quản giáo xong, họ xem xét thấy anh đă ngưng thở, nhưng vẫn hỏi ai có thể làm hô hấp nhân tạo cho anh ấy được không?

    Mọi người lặng im, lúc ấy không hiểu sao th́ chồng tôi lại xung phong làm việc ấy đối với một xác chết, nuôi một chút hy vọng nếu anh ấy thở lại được th́ sao? Nhưng hoàn toàn vô vọng, bốn người tương đối trẻ và khoẻ được chọn để khiêng xác anh bỏ ra cái ḷ rèn, nằm đó chờ đến ngày mùng hai mới đem chôn, v́ kiêng ngày mùng một tết (síc).

    Một vị thượng toạ thấy vậy đă lẻn đem phần ăn ngày tết cuả anh ra nơi quàn xác để âm thầm gọi là tiễn đưa linh hồn người bạn tù được “no nê” ở thế giới bên kia. Thảm thật!

    Ngày liệm xác anh vào cái ḥm gỗ thô sơ, xác anh được cuốn vào một cái bao cát, thay cho anh một bộ đồ tù mới, chồng tôi thấy tội nghiệp đă lấy chiếc áo thung xanh cuả người chết để anh gối đầu lên cho đỡ thảm, người ta c̣n cố tuột cho được cái nhẫn cưới trong bàn tay gầy guộc cuả người tù ốm đói.

    Sau này nghe con anh kể, chiếc nhẫn ấy đă được gửi về trả lại cho gia đ́nh, nhưng mộ phần th́ không biết thất lạc nơi đâu v́ trại tù đă bị dời đi, trả lại cái nền hoang cho dân chúng địa phương canh tác ruộng bắp. Anh là người tù đầu tiên chết ở miền Bắc muà xuân năm 1977.

    Ngày mùng hai, lại bốn người tù được chọn lầm lũi đẩy chiếc xe “cải tiến” có quan tài cuả người tử sĩ đem đi chôn. Không có một nghĩa địa nên buộc ḷng phải vùi anh một nơi nào đó dọc theo sườn núi.

    Tất cả suy nghĩ rồi quyết định chôn anh trong một ḷng huyệt nông v́ đá tai mèo cứng quá không đào nổi, bên một ḍng suối, thoai thoải là sườn núi chênh vênh với cây rừng, anh nằm đó để linh hồn được thanh thản nghe tiếng suối reo, nghe cây rừng than van với bốn bề hiu quạnh.

    Trước khi về, họ c̣n ráng khiêng những tảng đá lớn chất lên mộ để đánh dấu, hy vọng một ngày nào đó thân nhân sẽ t́m được mộ của người thân ….

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 22-02-2012, 08:06 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 16-02-2012, 02:00 AM
  3. Ḍng nước mắt cho một bản quốc ca
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 37
    Last Post: 14-12-2011, 06:29 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 05-03-2011, 05:05 PM
  5. Replies: 8
    Last Post: 03-12-2010, 09:37 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •