Page 7 of 7 FirstFirst ... 34567
Results 61 to 68 of 68

Thread: Ḍng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đ́nh cựu tù “cải tạo”

  1. #61
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CHUYỆN BUỒN NGƯỜI VỢ TÙ



    Đâ là một truyện có thật trong cuộc sống , người viết câu truyện này là tác giả Trần Thị Thanh Minh và cũng là người vợ của một Sĩ Quan / QLVNCH , và hiện tại tác giả Trần Thị Thanh Minh đang sống tại Mỹ ... xin kính chuyển đến Anh Chị cùng thưởng thức .

    CHUYỆN BUỒN NGƯỜI VỢ TÙ

    Tác giả : Trần Thị Thanh Minh.

    Một ngôi biệt thự nhỏ nằm khiêm tốn cuối đường Hoàng Diệu, Đà Lạt. Phía sau là vườn hồng và có thể nh́n thấy trường Couvent thấp thoáng áo xanh lam của các nữ sinh nội trú. Đó là “ngôi nhà hạnh phúc” của chúng tôi , cũng là tên do các bạn yêu thương đặt cho nó.

    Chúng tôi sống êm đềm hạnh phúc với ba đứa con thật dễ thương và một em bé c̣n đang trong bụng mẹ. Căn nhà lúc nào cũng rộn ră vui tươi nhất là Tết đến c̣n thêm “những con bà phước” ( tức là những sỹ quan Vơ Bị không được về Sài G̣n ăn Tết v́ cấm trại ) , tất cả đều quây quần vui chơi như chính nhà của họ , bởi v́ các anh thích cái không khí thoải mái và thân thương nhất mà chúng tôi đă thật thân t́nh đón tiếp.

    Nếu cuộc sống ấy được kéo dài th́ thật đúng là chúng tôi đă có một thiên đàng hạnh phúc thật sự rồi. Nhưng đâu có ai ngờ rằng Buôn Mê Thuột mất,mọi nơi di tản về Sài G̣n. Gia đ́nh tôi cũng trong làn sóng kinh hoàng đó. Tôi và các con được ông bà nội các cháu yêu thương đùm bọc, và tôi đă sinh cháu bé ngay tháng tư năm đó . Cũng v́ thế mà chồng tôi không thể ra đi một ḿnh. Anh đă lên được tàu nhưng anh lại nhảy xuống bơi về . Nếu anh biết trở về rồi lại phải xa mẹ con tôi vĩnh viễn chắc anh đă chẳng quay về . Đó cũng chính là nỗi đau ray rứt, niềm ân hận khôn nguôi của chúng tôi .

    Tháng sáu anh đă đi tŕnh diện học tập cải tạo, với hy vọng sau mười ngày sẽ trở về ….. Không có chồng tôi ở nhà, tôi rất sợ hăi và buồn lo. Anh đă cho tôi một đời sống ổn định vững vàng . Nay không có anh tôi không thể làm ǵ hết, tôi đă mất hết, mất cả những ước mơ toan tính của chúng tôi cho con cái sau này.

    Tôi không c̣n ǵ hết ngay cả mạng sống của tôi cũng rất mong manh v́ mới sanh cháu c̣n quá nhỏ. Rất may nhờ sự lo xa của bà nội các cháu nên mẹ con tôi c̣n được ăn cơm thêm vài tháng. Toàn dân ở thành phố đă phải ăn khoai lang, khoai ḿ và bo bo.

    Lương thực bán theo sổ gia đ́nh, hoàn toàn không có gạo. Khi nào được mua bột ḿ th́ sung sướng lắm v́ có thể đổi bột lấy bánh ḿ (món ăn ngon nhất lúc bấy giờ) . Nhờ có bánh ḿ tôi có thêm việc làm để kiếm được vài đồng đi chợ. Tôi phải lo làm nước sốt (muối + cà chua) , thái cà rốt , củ cải , dưa leo làm đồ chua , mang ra trước cửa bán từ 4 giờ sáng.

    Ngày tháng cứ qua đi với buồn lo nặng trĩu v́ 4 đứa con cần ăn để sống . Tôi như con chong chóng hết bán bánh tôm bánh cuốn tại đường Duy Tân lại quay ra bún ốc bún riêu ở đường Gia Long.

    Nhưng cũng không được bao lâu v́ “chiến dịch dẹp ḷng lề đường”. Tôi lại phải chạy thuốc tây, ai cần bán cần mua là có tôi làm chân chạy. Tôi c̣n nhớ một lần , có người cần mua 5 chai nước biển mà tôi chỉ có đủ vốn cho 2 chai, thế là tôi phải chạy làm 3 lần từ chợ Vườn Chuối qua chợ Bà Chiểu mới giao đủ hàng được


    Đạp xe đạp muốn kiệt sức v́ mồ hôi và nước mắt nhoè nhoẹt đến không thấy đường đi. Nhiều lúc đầu óc tôi muốn vỡ tung ra v́ những tính toán cho cuộc mưu sinh, v́ những thay đổi khôn lường của xă hội chủ nghĩa và nhất là v́ những hoang mang lo sợ cho chồng tôi đă bao lâu biệt vô âm tín. Ban đêm, nh́n những khuôn mặt ngây thơ của các con tôi trong giấc ngủ say sưa , tôi yên tâm v́ tôi vẫn c̣n có chúng ở bên tôi.

    Nhưng chồng tôi nay ở đâu ? Đói no ấm lạnh ra sao ?

    Anh là người nặng t́nh chồng vợ, yêu qúy các con, liệu anh có yên giấc được không ? Hay cũng như tôi thao thức suốt đêm thâu với bao nỗi lo âu tắc nghẽn không phương giải thoát.

    Chỉ có lúc này tôi mới được tự do khóc nức nở để vơi bớt nỗi buồn lo nặng trĩu bên ḿnh. Tôi không dám khóc trước mặt các con v́ chúng sẽ ̣a khóc theo ngay khi thấy tôi chảy nước mắt.

    Măi gần một năm sau ,tôi mới được tin chồng tôi dù chẳng phải là tin vui. Anh đang bị một cơn sốt rét ác tính và thiếu thức ăn trầm trọng có thể chết bất cứ lúc nào. Mong ước của anh là muốn biết tin tức của mẹ con tôi trước khi anh nhắm mắt. Trời đất như sụp đổ dưới chân tôi , tôi van lạy người đưa tin xin chỉ đường cho tôi đi gặp anh.

    Sau cuộc hành tŕnh khá vất vả, lội suối băng rừng, những con vắt cắn tôi chảy máu tùm lum mà tôi không hề biết sợ biết đau. Quần áo ướt hết, gió lạnh làm tôi rét run, xanh mét.


    Tới nơi chưa kịp mừng th́ đă bị cán bộ trưởng trại tra hỏi lâu ơi là lâu. Cuối cùng v́ “cảm phục ḷng yêu chồng của phụ nữ miền Nam ” , họ cho tôi gặp mặt. V́ chồng tôi đau nặng nên anh em cùng “láng” cho mắc vơng ở giữa c̣n các anh mắc vơng chung quanh để che gió lạnh.

    Thật sự th́ có che được bao nhiêu đâu v́ mỗi khi gió tạt vào
    th́ tất cả đều lănh gió cát đầy cả mặt mũi. Tôi chết đứng khi thấy chồng tôi chỉ c̣n là bộ xương sơn đen , hàm răng trắng nhô ra v́ đôi má đă hóp lại, cặp mắt lơm sâu không c̣n thần sắc. Tôi khóc như mưa nhào tới bên anh, ôm lấy tay anh, c̣n anh th́ không c̣n đủ sức để nắm tay tôi nữa ! Thời gian như ngừng lại, các anh xung quanh cũng yên lặng ngậm ngùi .

    Tôi không thể nào quên được đêm hôm ấy, trước đống lửa bập bùng, mấy chục khuôn mặt mà tôi chắc trước kia đẹp đẽ oai phong lắm trong bộ quân phục VNCH, bây giờ th́ chao ơi là tội nghiệp, họ chỉ c̣n là những bộ xương người biết cử động .

    Thương người, thương ḿnh tôi khóc đến đau nhức cả hai mắt. Chồng tôi th́ nằm thoi thóp, miệng vẫn cố cười, chắc anh đă măn nguyện ? Đứa con gái út của anh mới tám tháng nên hăy c̣n bú mẹ. Hai bầu sữa căng nhức, tôi chợt tỉnh táo để xin lỗi mọi người ra xa để vắt sữa. Tôi bưng chén sữa bỏ thêm hai muỗng đường rồi đổ cho chồng tôi từng muỗng một.

    Chồng tôi có lẽ nhờ vào mấy chén sữa của tôi mà tới sáng anh đă tỉnh hẳn. Mấy anh bạn cứ chọc anh là uống sữa tiên nên mới được như vậy .

    Sau chuyến đi ấy tôi ngă bệnh cả tuần lễ .

    Vừa khỏi là tôi lại sửa soạn đi một chuyến nữa v́ tôi biết chồng tôi rất cần thuốc men và tẩm bổ. Hai chân anh ấy không mang nổi tấm thân gầy chỉ c̣n 40 kư lô. Nỗi buồn lo này chưa hết, lại đến nỗi buồn v́ con bé không thèm sữa mẹ nữa , thế là tôi mất thêm niềm hạnh phúc vô biên là được ôm con, ngắm cái miệng xinh xinh của con như gắn liền với bầu vú mẹ để được mẹ chuyền cho ḍng sữa chan chứa yêu thương.

    Các cụ đă nói là khi đang cho con bú th́ không được cho ai sữa của ḿnh kẻo trẻ sẽ chê sữa mẹ. Tôi cũng tin như thế nhưng biết làm sao hơn khi thấy chồng tôi cũng đang cần sức sống.

    Muốn có thuốc men và đồ ăn cho chồng th́ phải lo tiền nhiều hơn. Bán ngoài đường bị đuổi , tôi xoay ra làm bánh croissant ở nhà . Tối nào tôi cũng nhờ mấy cậu hàng xóm sang nhào bột hộ, xong bắt bánh rồi chờ bột nở cho vào ḷ. Lúc đầu tôi tự làm, tự bán nhưng sau tôi để bà con lối xóm lấy bánh đi bán các nơi, bán nhiều th́ lời nhiều. Nếu không bán hết th́ tôi lấy lại để nướng khô bán cho các chị đi thăm nuôi. Vậy mà cũng chẳng được bao lâu th́ hết vốn v́ bánh th́ vẫn phải làm mà tiền th́ không thu về được bởi ai cũng nghèo , nên dù bánh bán hết cũng không đủ tiền mua gạo nên lại khất tôi lần sau, rồi lần sau nữa … Dù sao tôi vẫn phải cố xoay sở cho có đủ tiền đi thăm nuôi chồng.

    Tới năm 1977 , chồng tôi bị “biên chế” chuyển từ Kà Tum qua Trại An Dưỡng Biên Ḥa . Lúc đó chúng tôi mới được đi thăm chính thức. Cán bộ trong trại đă gửi giấy về nhà, cho phép thân nhân đi thăm sau gần hai năm biệt tăm tin tức. Có được đặc ân này là do những xôn xao, bất măn của gia đ́nh tù nhân cải tạo. Sau lần thăm đó, anh bị đưa ra Bắc lúc nào tôi không hay .

    Thời gian này khủng khiếp nhất v́ họ đổi anh đi lung tung , nào Lào Cai, nào Yên Bái, nào Lạng Sơn !

    Vừa được tin ở nơi này th́ đă bị chuyển đi nơi khác, không có cách nào thăm nuôi được . Tôi phải mua chui những tấm phiếu để được phép gửi quà , mỗi gói chỉ có 3 kg thôi, địa chỉ phải viết theo ám số. Tôi phải làm thịt kho với cả chai nước mắm, hy vọng mặn th́ để được lâu v́ không biết bao giờ gói quà mới tới tay người nhận. Trông thấy tôi kho thịt, các con tôi nói: “ Bố sướng quá, có nhiều đồ ăn ngon hơn tụi ḿnh ! ” C̣n ǵ đau khổ và xót xa hơn cho tôi khi nghe thấy câu so sánh thơ ngây này !!

    Cuối cùng tôi cũng t́m ra được , họ chuyển anh về Vinh - Nghệ Tĩnh , tôi và chị anh vội ra thăm. V́ không có giấy phép nên chúng tôi phải đi tàu với giá chợ đen, nghĩa là đi từng chặng một và giá vé gấp đôi . Tới nơi tôi sẽ vào báo công an là tôi bị mất cắp nên mất luôn cả giấy phép thăm nuôi và xin họ chứng nhận cho. Phải có giấy đó tôi mới được phép vào trại thăm chồng tôi. Tôi đă phải nói dối mới thoát qua ải lính gác.

    Vừa xuống tàu là tôi đă hoảng sợ v́ dân địa phương đứng chỉ chỏ bọn tôi: “Vợ ngụy ḱa!” Cũng may họ không ném đá chúng tôi như đă ném đá các anh khi phải chuyển ra Bắc.

    Chúng tôi tới nơi là chiều thứ bảy, họ không kiếm được chồng tôi. Qua ngày chủ nhật tôi vẫn c̣n hy vọng
    gặp mặt v́ họ nói anh đi xa làm việc,
    đă cho gọi rồi, thứ hai sẽ gặp. Đêm chủ nhật, tôi nằm mơ thấy anh về báo cho tôi biết là anh đă chết !?

    Anh linh thiêng như vậy chăng…..?

    Tôi tỉnh dậy khóc quá trời làm thức giấc mọi người. Các chị đi thăm nuôi an ủi tôi “ Sinh dữ tử lành, yên chí đi, mai được gặp”.


    Tôi không thể nào tả được hết nỗi buồn lo , bối rối của tôi đêm đó và thức luôn đến sáng, không thể nào ngủ lại được. Mờ mờ sáng tôi đă dậy . Mọi người lo nấu cơm v́ nghe nói ở đó không bao giờ tù nhân có cơm ăn. Trời sáng hẳn. Dưới lớp sương mù của núi, từ trên nh́n xuống, tôi thấy từng toán người đi ra lao động.

    Tôi như người mộng du, như có ai đẩy tới, tôi từ từ đi xuống chân núi, nơi cấm các thân nhân tù cải tạo tới gần. Toán 1 đi qua, rồi toán 2 , rồi toán 3, tôi nghe thấy tiếng gọi “Chị Chung, chị Minh” và tiếp theo tiếng ai la to: “Anh Chung chết rồi….! ” Tôi ngă xuống và không c̣n biết ǵ nữa .

    Khi tỉnh lại, tôi thấy tay chân bị trói vào chơng tre,
    y sĩ đang chích thêm hai mũi thuốc khoẻ. Tôi nghe kể là tôi đă ngất đi và họ khiêng tôi lên núi cả tiếng đồng hồ qua rồi.

    Họ phải trói tôi lại v́ sợ tôi vật vă làm gẫy kim chích.

    Tôi nói tôi không sao, cởi trói ra cho tôi . Sau cơn choáng quá đau tôi lại trở thành b́nh tĩnh quá làm họ cũng phát hoảng luôn.
    Tôi yêu cầu ǵ th́ họ cũng cho phép hết.

    Tôi xin được gặp bạn bè thân của chồng tôi ,trao lại cho các anh hơn 120 kí lô quà tôi mang đến.

    Ai cần ǵ th́ lấy rồi viết thư về nhà nhắn vợ con đem tiền trả tôi. Cuối cùng cán bộ mang đến cho tôi một cái túi xách tay, trong chả có ǵ ngoài bộ bà ba cũ mèm của chồng tôi.

    Họ cho tôi một chén cơm hẩm hôi mùi gạo mốc, trên có quả trứng luộc dể mang ra mộ. Trẻ em theo sau nh́n bát cơm, trầm trồ:

    “ Cơm ḱa ! Cơm ḱa..!” , tôi di như một thây ma sống, mắt mở to mà nào có nh́n thấy ǵ, tai cũng chẳng nghe thấy ǵ, bước thấp bước cao theo hai người d́u tôi đi, tim như đau buốt, nước mắt chảy không ngừng. Khi ra tới mộ tôi lại ngất đi một lần nữa.

    Giá mà khi ấy tôi dược đi luôn theo chồng tôi th́ hay biết mấy ..!

    Tôi trở về nhà với một thân xác ră rời, một đầu óc rỗng không, biếng ăn, mất ngủ, chả nói năng ǵ, mắt mở to mà chả nh́n thấy ǵ. Tôi đă phải ra, vào nhà thương Chợ Quán mấy lần . Rất may cho tôi và các con tôi là lúc đó tôi có một cô em
    và một người bạn lo lắng và chăm sóc mẹ con tôi tận t́nh.

    Vài tháng sau, tôi nhận được 2 thùng quà trả lại với hàng chữ
    “Người nhận đă chết. Trại yêu cầu hoàn.”

    Ra bưu điện lĩnh 2 gói quà xong, vừa ra đến cửa tôi lại ngất đi .

    Rất may có anh bạn hàng xóm đạp xe xích lô đang chờ để chở tôi về nhà. Tới bữa ăn, nh́n bốn đứa con ngồi ăn cơm ngon lành
    với tóp mỡ ngào đường và nước mắm, quà của bố trả lại,
    nước mắt tôi lại chảy như mưa .

    Rồi tới gần cả năm sau, phường trưởng mới cử đại diện đến chia buồn và đưa cho tôi biên bản“Phạm nhân chết”. Nhờ mảnh giấy này mà mẹ con tôi mới được đi Mỹ theo diện HO. ( Tôi vẫn c̣n giữ mảnh giấy này, xin gửi kèm theo đây để mọi người biết “Tội ác” của chồng tôi! )

    Can tội: Giảng viên tâm lư chiến xă hội học Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà lạt. Án phạt tù: 3 năm; nhưng khi chết đă 3 năm 7 tháng. Nếu họ đúng lời chắc chồng tôi không thể chết.


    Thế là xong , là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó tôi sống cũng như chết rồi , nhưng v́ bốn đứa con nhỏ, chúng đâu có tội t́nh ǵ.

    Bên nội bên ngoại ai cũng muốn nuôi giùm 1, 2 đứa nhưng tôi không thể nào chịu được nếu để 1 đứa con xa tôi . T́nh thương con đă thắng cái “điên” của tôi để lo lắng cho chúng , nhưng với phường khóm th́ tôi thật là một “mụ điên dữ dằn”.

    Tôi không chịu đi họp tổ họp phường ǵ cả . Công an khu vực tới tận nhà bắt đi họp. Tôi nói: “Người mà các anh thấy có tội là chồng tôi th́ anh đă chết rồi, tôi và 4 con nhỏ không c̣n ǵ phải họp với hành nữa”. Lúc trước ḿnh ngu nên cứ tin là phải họp hành cho tốt th́ họ xét cho chồng về sớm.

    Nay tôi không c̣n ǵ để sợ nữa th́ họ lại để tôi được yên thân.

    Tôi bắt đầu tính chuyện vượt biên , mấy mẹ con dắt díu nhau đi t́m đất hứa không biết bao nhiêu lần. Hết đi từ Nhà Bè, Vũng Tàu, Mỹ Tho đến Rạch Giá, Sóc Trăng nhưng đều không thoát, ở tù cũng mấy lần. Xuống ghe ra biển lại thấy hối hận v́ thương con, chưa thấy thoát mà chỉ thấy chết tới nơi.

    Bị bắt tù đày th́ lại càng hối hận hơn v́ các con không có thức ăn, nước uống chỉ có một ca nhỏ. Trong trại chỉ có 1 cái ao tù, ăn cũng đó mà tắm giặt cùng nơi. Bẩn thỉu không thể tả cho nên trẻ con không bị đau bụng ỉa chảy th́ cũng ghẻ lỡ ghê hồn. Tôi sợ quá đến không dám nghĩ đến đi nữa . Phải cậy nhờ xin đi dạy lại dù biết là nhà giáo chỉ húp cháo thôi. Nhưng dù sao đi nữa cũng c̣n có chỗ để mua “nhu yếu phẩm” và được “thầu” để bán quà cho học tṛ trong trường.


    Thời gian này tạm ổn định, lo cho các con tới trường cũng phải chạy chọt v́ “nhất thân, nh́ thế” của xă hội lúc bấy giờ. Phận ḿnh th́ xong rồi, bạn bè tôi c̣n rất nhiều người có chồng đang tù tội.

    Thỉnh thoảng chúng tôi họp nhau để “lá rách nát đùm lá tả tơi” , đứa nào có thứ ǵ cho tù ăn được th́ mang tới gom lại để chia cho những bạn sắp đi thăm. Trong cái t́nh đó tôi lại thấy được nhiều sự đau khổ mà người vợ tù phải chịu đựng nhục nhằn , không ai có thể chia xẻ với họ. Chẳng hạn như một chuyện rất thật của một người bạn thân của tôi, chúng tôi đă chia xẻ từng bó rau muống , từng chén nước mắm “muối + nước màu” ………..cho các con ăn. từng viên đường thẻ để mang vào tù cho chồng.

    Lại thêm một cô bạn láng giềng may mắn có ông chồng được thả về sau bảy năm tù tội. Những tháng ngày trong lao tù khiến con người cũng thay đổi nhiều lắm, dễ nóng giận và mặc cảm đầy ḿnh.

    Một hôm cô bạn tôi được nhà nước cho mua một khúc vải may quần với giá rẻ dành cho các công nhân viên nhà nước. Cô mang về khoe nói là bán đi sẽ lời được sáu ngàn đồng. Ông chồng lại muốn may để mặc v́ ông ta thấy cũng cần phải có một cái quần mới . Bạn tôi ngần ngại nửa muốn cho chồng may, nửa muốn bán đi để thêm tư tiền lo cho gia đ́nh nên nói với chồng: “Khúc vải này sáu ngàn lận đó anh.” Chưa nói dứt lời là bạn tôi bị một cái tát tai choáng váng mặt mày, sự việc xảy ra quá sức tưởng tượng của mọi người. Anh chồng rất hối hận về hành động vũ phu của ḿnh; tuy nhiên anh vẫn đổ cho bạn tôi cái tội “coi cái quần hơn chồng”. Đó là một trong muôn ngàn cảnh ngộ trớ trêu cuả vợ tù cải tạo.

    Thắm thoát đă qua 7 năm , lúc này cuộc sống mấy mẹ con tôi đă dễ thở v́ chị em bạn bè ở ngoại quốc bắt đầu gửi tiền về cứu trợ. Tôi được mẹ chồng cho theo đi để bốc mộ Anh.

    Tâm trạng tôi thật rối bời và lo sợ liệu bốc lên có phải là Anh không hay lại là mồ của ai khác?!!

    Trên đường đi cũng không kém gian nan cực khổ như khi đi thăm nuôi tại Kà Tum. Tôi phải gửi mẹ tôi tại Nghệ Tĩnh để cùng với người cháu đi vào K3 , chỗ họ chôn xác Anh. Đường th́ xa, đất sét trơn trượt , tôi nghĩ đành phải bỏ cuộc v́ hai bàn chân đă sưng rát .

    Tôi ngồi xuống bên đường vừa khóc vừa van vái “Anh có linh thiêng xin phù hộ cho em tới nơi để mang anh về gần em và các con”.


    Đang gục đầu khấn nguyện ,th́ nghe tiếng xe lọc cọc do một con trâu kéo, trên là các cán bộ đi công tác về. Họ tra hỏi và tôi
    “thành khẩn khai báo” nên họ cho tôi lên xe quá giang tới tận nơi.

    Tôi nhờ người cháu trở lại đón Mẹ tôi trở vào trại ngày hôm sau để bốc mộ. Tôi không thể nào quên cái cảm giác hăi hùng khi được anh cán bộ đưa lên núi, chỗ đó là chồ để các thân nhân tù lên ở tạm qua đêm v́ không có xe về ngay .

    Khổ cho tôi là khi tôi tới nơi th́ chỉ có một ḿnh, có sợ cũng chẳng làm sao hơn được tôi đành cầu cứu nơi các đấng thiêng liêng,
    Đức Mẹ, Phật Quan Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn, cầu chồng tôi che chở bảo vệ tôi . Cứ mở mắt to mà van xin cầu nguyện ,
    đâu có dám nhắm mắt mặc dù đă quá mệt mỏi .


    Rất may trời bắt đầu tờ mờ sáng là mẹ tôi đă đến nơi . Chúng tôi được cán bộ hướng dẫn đi t́m mộ, may mắn tôi gặp được anh cán bộ người miền Nam rất tốt bụng đă cho phép chúng tôi được gặp những người đă chôn chồng tôi lúc trước. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi mới biết bốc mộ là ǵ và nhất là thấu hiểu được câu nói “cát bụi trở về với cát bụi”. Thịt da đă tan vào với cát, chỉ c̣n bộ xương trắng mà các bạn anh đă từ từ cầm lên từng cái đầu, xương vai, xương cổ , ống tay ống chân, và ngay cả những đốt xương nhỏ
    họ cũng ṃ t́m cho đủ .

    Một sợi dây làm bằng dây thép nhỏ, cái mặt làm bằng kính máy bay có h́nh dáng 2 người đứng bên nhau đă được anh bạn lấy lên trao cho tôi và nói chính chồng tôi đă làm để tặng cho tôi khi nào tôi lên thăm gặp mặt. Anh đă phải cất giấu bao ngày v́ nếu cán bộ thấy là bị tịch thu ngay.

    Rất may là có mẹ tôi và người cháu lo lắng lấy rượu rửa xương rồi quấn vào vải , bỏ vào trong một cái bị to để chúng tôi mang về .


    C̣n tôi ngồi chết cứng với nước mắt sầu tủi , xót thương anh.
    Trên đường về mới gặp toán người thăm nuôi. Gặp cô bạn cũng đi với mẹ già, đang chuyển quà từng khúc một, tôi chạy lại đỡ một tay.

    Khi tôi dắt bà cụ qua một người tù đang cuốc đất dưới ruộng, ngẩn nh́n và khẽ gọi : “ Mẹ “. Tôi quay lại giúp cô bạn c̣n vài giỏ đồ ăn, chúng tôi vừa đi ngang th́ lại nghe anh ta gọi “Em Liễu”. Cô bạn tôi nghe gọi tên ngoảnh mặt lại nh́n và lại bỏ đi luôn. Đem đồ lên đặt cùng chỗ với bà cụ ,chúng tôi lại quay lại trở lại để đem nốt chỗ c̣n lại, tôi bảo cô bạn, có lẽ anh tù kia quen Liễu đấy . Tôi nghe thấy anh gọi Mẹ lại kêu tên Liễu đó. Chạm mặt nhau rồi mà Liễu vẫn không nhận ra . Tới khi anh ta quên cả sợ cán bộ , chồm lên đường kêu : “Liễu , Anh đây, Tuấn đây mà .”


    Lúc đó bà cụ cũng đă trở lại và nhận ra con, cụ khóc ̣a ôm lấy anh tù , c̣n Liễu cũng khóc nhưng la “ Không phải anh mà , không phải anh đâu !“ Người chồng yêu quư v́ tháng năm đói khổ phải ăn khoai ḿ nên mặt anh ta biến dạng , quai hàm bạnh ra và nhựa độc của khoai ḿ làm cho tất cả tù nhân đều có cái mặt vuông gần giống nhau cả . Tôi cũng không cầm được nước mắt , lại nghĩ rằng chắc chồng tôi c̣n sống th́ mặt mũi cũng chỉ như vậy mà thôi.

    Từ trại về chỉ có độc nhất một chiếc xe đ̣, mọi người ngồi chật cứng trong xe,c̣n có nhiều người phải đứng bám vào cửa xe rất nguy hiểm. Mẹ con tôi về đến ga Vinh th́ trời đă tối, lại ôm cồng kềnh một cái bị hài cốt của chồng tôi. Ngồi ở sân ga đợi tàu rất nguy hiểm v́ mẹ con tôi ngơ ngác với xứ lạ quê người . Mẹ tôi phải lấy dây buộc cái bị và cuốn quanh người , chỉ sợ lỡ mất đi th́ khổ lắm. Tôi hồi hộp sợ hăi c̣n hơn khi đi vượt biên nữa. Tôi đánh liều vào nhà nghỉ mát của nhân viên xe lửa.Sau một lúc nói chuyện gây cảm t́nh và nhờ có “thủ tục đầu tiên” ( xin trả tiền trước) nên mẹ con tôi được vào tạm trú qua đêm yên lành.

    Sáng hôm sau cũng nhờ có ông quản lư nhà nghỉ đó mà chúng tôi được lên tàu ở trong toa xe của các nhân viên đi nghỉ mát.
    Tôi phải tin tưởng là chúng tôi đă có ơn trên che chở nên đă mang thoát được bộ xương của chồng tôi về đến nơi đến chốn. V́ nếu không được ở trong xe đó chắc chắn chúng tôi không thể thoát
    khỏi sự khám xét trên tàu mà nếu họ phát giác ra là có xương người là lập tức đuổi chúng tôi xuống giữa rừng hoặc
    quăng xương đi . Giờ đây , lâu lâu tôi lại có cơn ác mộng gặp lại cái cảnh mà công an đi sục sạo trên tàu, bắt mở tất cả mọi thứ để khám xét là tôi hét lên bật dậy , mồ hôi ướt đẫm người , sau đó lại nằm xuống với nước mắt trào ra không thể ngăn nổi v́ nhớ thương anh và tủi phận ḿnh đơn độc.


    Hiện tại th́ chồng tôi đă được yên nghỉ tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo ở B́nh Dương. Nhưng cũng không biết được bao lâu nữa v́ họ c̣n tính dẹp cả nghĩa trang , mặc dù đó là đất tư mà gia đ́nh tôi đă phải mua bằng những cây vàng lúc họ dẹp nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi , ngay trong thành phố Saigon .


    Bốn mẹ con tôi xuống phi trường Dulles vào một buổi tối mưa tầm tă của tháng 6 năm 1994. Được gia đ́nh cô em ra đón, tôi mừng quá nhưng vẫn chưa hết lo sợ, không biết đây là thật hay mơ. Nỗi ám ảnh bị bốc đi vùng kinh tế mới và sự không nói có, có nói không của nhà nước CS đă khiến tôi mất hết niềm tin. Tôi chỉ c̣n biết cầu Đức Mẹ ban cho tôi một phép lạ.
    Chúng tôi cố gắng học hỏi để hoà nhập vào cuộc sống mới ở Mỹ.
    Nay các con tôi đă lớn, đă thành đạt và rất hiếu thảo. Chúng hết ḷng lo lắng, chăm sóc tôi. Tôi thật măn nguyện, nhưng tôi biết tôi không thể ôm giữ chúng măi được. Chúng phải có cuộc sống riêng, hạnh phúc riêng.


    Dù biết vậy, nhưng mỗi khi chúng vắng nhà, c̣n lại một ḿnh tôi,
    tôi lại thấy sợ hăi. Những năm tháng khổ cực, hăi hùng của thời dĩ văng lại kéo đến ám ảnh tôi. H́nh ảnh chồng tôi lúc oai hùng, mạnh mẽ trong bộ quân phục, lúc rách nát, tả tơi, thoi thóp trên chơng tre lại chập chờn quanh tôi.

    Tôi đă th́ thầm với anh: “ Đợi em đi cùng !” Vâng, tôi ước mong được sớm ra đi b́nh yên để được xum họp với chồng tôi. Chúng tôi chỉ mới được hưởng hạnh phúc gia đ́nh có 4 năm 5 tháng.

    Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống măi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ văng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi măi măi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ ….. !!!

    ………………….
    CHUYỆN BUỒN NGƯỜI VỢ TÙ
    Tác giả : Trần Thị Thanh Minh



  2. #62
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Con Đường Dài Thăm Nuôi

    “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
    Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên”

    (Chinh Phụ Ngâm)



    Chuông đồng hồ trên tường gơ bốn tiếng, tôi cựa ḿnh thức giấc. Từ lúc nửa đêm về sáng tôi đă trằn trọc măi không dỗ được giấc ngủ. Tôi măi bận tâm cho chuyến đi thăm nuôi lần này. Tôi không biết mọi sự có được suông sẻ hay không trên quăng đường từ Nam ra Bắc xa vời vợi. Các con c̣n bé ở nhà ăn chơi có được khoẻ mạnh không? Sức khoẻ của chồng tôi hiện đang ở Vĩnh Phú thế nào?

    Trong lá thư mới nhất anh gởi về nhà, viết: “Anh vẫn khoẻ, học tập tốt, lao động tốt để sớm về với em và các con, ngày về không c̣n bao lâu nữa”. Trời ơi, bao năm rồi những lá thư gởi về nhà vẫn là những ḍng viết theo quy định của trại, cũng ngần ấy ư, không hơn không kém.

    Mới tuần trước, tôi đến thăm một chị bạn có chồng học tập ở Vĩnh Quang. Anh gửi về cho chị thư bảo: “Sức khoẻ anh rất tốt, người anh mập ra” Chị ấy ôm tôi khóc ngất:

    “Vừa có tin về, anh mất rồi bồ ơi! Anh bị phù thủng mà không có thuốc, lại hằng ngày ăn bắp hột và nước muối, anh đă vội ra đi mà không chờ ḿnh ra thăm!”

    Quay nh́n thấy các con c̣n ngủ say, tôi nhẹ nhàng xuống giường vào bếp nhen lửa nấu cơm. Sau khi chuẩn bị xong cơm nước mang theo ăn đường tôi mới gọi các con dậy. Hai cháu lớn lần này được đi thăm bố mừng lắm. Đứa lớn Yên Hà 12 tuổi, cháu trai Thành Long 10 tuổi. Chiều hôm qua tôi dắt Trúc Như 7 tuổi gửi nhà d́, Giang Nam 5 tuổi ở nhà mợ và bé út Hồng Ngọc 3 tuổi cho chú thím chồng tôi.

    Sửa soạn đâu vào đấy, dựa theo ánh sáng tù mù của ngọn đèn dầu trong đêm, mẹ con tôi khẽ khàng di chuyển đồ thăm nuôi. Nghe tiếng động, chú thím chồng tôi thức giấc giúp mẹ con tôi chuyển đồ ra xe.

    Người xích lô cùng xóm mà thím tôi dặn trước đă đến nhà chờ từ bao giờ. Nghe thím tôi bảo: “Chở giùm cháu tôi đi thăm nuôi chồng”, ông tỏ ra rất nhiệt t́nh vui vẻ. Ông cột từng bao giỏ đệm, từng túi đồ lỉnh kỉnh phía sau xe, phía trước, lấy dây ràng chặt cẩn thận kỹ lưỡng.

    Tôi bảo các con tôi chào ông bà, rồi vội vàng chạy vào giường chổ bé Ti c̣n đang ngủ ôm hôn con mà nước mắt chảy dài. Tôi nghẹn ngào nói lời gửi gấm với bà thím rồi vội lên xe cho kịp giờ lên ga B́nh Triệu.

    Từ ngày chồng tôi đi cải tạo, gia đ́nh chú thím chồng tôi tuy không khá giả mấy nhưng đă dành cho mẹ con tôi rất nhiều an ủi về tinh thần và vật chất. Ông bà giúp đỡ san xẻ cho tôi từng chút gạo, chút nước mắm trong những lúc mẹ con tôi gặp khó khăn. Trong cảnh “sa cơ lỡ vận”, “thân cô thế cô”, tôi rất hay tủi thân, chỉ cần một cử chỉ lạnh nhạt của người thân trong gia đ́nh hay của bạn bè cũng đủ làm cho ḷng tôi tê tái. “Miếng khi đói bằng gói khi no” tôi rất biết ơn chú thím tôi.

    Tôi nhớ một lần, có một người nằm vùng mà trước kia rất nghèo khổ thường ngày làm công, đă chịu ơn vợ chồng tôi, t́nh cờ gặp lại sau 30/04 tỏ ra khinh bỉ tôi, nói lời hống hách. Tôi đau ḷng quá thăm hỏi sơ qua rồi bỏ đi. Tôi cúi đầu che nón chảy nước mắt và không bao giờ quay lại gặp chào hỏi nữa. “Giấy rách phải giữ lấy lề” hàng ngày tôi đă tự dặn ḷng ḿnh và dạy dỗ cho các con tôi như thế, dù các con tôi c̣n bé và chưa hiểu được hết những ǵ trong tôi đang suy nghĩ.

    Giữa cảnh chợ đời đen bạc t́nh người, đổi trắng thay đen, t́nh cảnh người cô phụ đơn thân độc mă thật lắm đắng cay. Là một Phật Tử, tôi hiểu được chữ “nghiệp” trong giáo lư nhà Phật, nên tôi can đảm gánh chịu những đắng cay mà định mệnh ác nghiệt đă đặt dành. Tôi tự dặn ḿnh “khóc nhục, rên hèn, van yếu đuối”.

    Chung quanh tôi, kế cận tôi, đều là những người cùng cảnh ngộ chẳng ai giúp đỡ được ai. Chị dâu tôi, chị chồng tôi, cô tôi, bạn bè tôi đều có chồng đi cải tạo “cùng một lứa, bên trời lận đận” những chuyến thăm nuôi đường xa, những người vợ tù cải tạo gặp nhau, thương nhau như ruột thịt, người lớn tuổi đối với người trẻ hơn coi như cô, như d́, như chị, dù mới gặp nhau lần đầu ở trên tàu, trên xe, hoặc ngồi chung chuyến đ̣ sang sông, hay đ̣ dọc theo sông Hồng nước đục đỏ lờ, hoặc đi bộ trên những con đường viền trắng mép đồi xanh của vùng trung du Phú Thọ. Chúng tôi thật t́nh yêu thương nhau, nấu cho nhau từng chén cháo hành nếu chẳng may bị sốt rét dọc đường chưa tới trại thăm chồng.

    Mẹ con tôi đến bến B́nh Triệu thật đúng giờ, chỉ c̣n 20 phút nữa tàu khởi hành. Tôi nh́n quanh và chợt lo lắng không biết làm thế nào chuyển hết đồ lên tàu cùng hai con nhỏ. Quang cảnh sân ga trước giờ tàu chạy thật náo nhiệt, người mua kẻ bán dành giật nhau lên tàu. Kẻ trộm, kẻ cướp ḿnh chẳng biết như thế nào. Dù đă có kinh nghiệm đi tàu xe bao lâu nay từ ngày chồng tôi đi xa, nhưng tôi cũng không khỏi lo âu trong ḷng.

    Như hiểu được ư tôi, bác xích lô bảo để ông giữ đồ giùm, tôi cứ việc yên tâm đưa các con lên toa t́m chỗ ngồi, xong mẹ con tôi ra cửa sổ để bác chuyển đồ lên. Nghe bác nói tôi mừng quá dắt các con lên. Lúc đó, có một tốp người gánh thuê chen nhau giành giật mối, một người đă ngă vào tôi và giẫm lên chân tôi đau điếng. Tôi sợ trễ giờ tàu, gắng đứng dậy ḷ c̣ dắt con tôi lên tàu. Hai con tôi cứ luôn miệng hỏi :“Mẹ có đau không? Mẹ có đau không?” Tôi ứa nước mắt nh́n con tôi trả lời : “Không, không sao, nhanh lên đi các con”.

    Tàu x́nh xịch rời sân ga B́nh Triệu, lặng lẽ nh́n quanh các khách đồng hành, tôi mừng quá v́ không hẹn mà gặp, chúng tôi đều là những người đi thăm nuôi ở miền Bắc. Tên và địa chỉ người nhận quà đều viết bằng sơn đen, chữ châm phương, nét rơ ràng.

    Có ba người ở trại Tân Lập K1 cùng với chồng tôi, hai người ở K5 Tân Lập và hai người ở Vĩnh Quang. Chúng tôi tay bắt mặt mừng vui vẻ chia nhau chỗ để, sắp xếp các giỏ xách bao bị cho gọn gàng, xách nặng để dưới, xách nhẹ để trên. Tôi lấy trong giỏ đệm cuộn dây nilon cột các quai xách lại, tuần tự của tất cả các xách đi đường cho yên tâm, khỏi sợ bị mất dọc đường.

    Kinh nghiệm những chuyến đi mấy lần trước ba đêm trên tàu thường có những em bé lam lũ ṃ đến, khi chúng tôi đang ngái ngủ mệt v́ đường xa đă lén lôi một vài chiếc giỏ xách đi qua toa khác.

    Hoặc khi đến các ga những người bán hàng rong chờ khi tàu gần chạy, chụp vội chiếc giỏ đệm của chúng tôi chạy xuống ga! Tất cả chúng tôi trân trọng giữ ǵn từng giỏ đệm. Mớ tài sản nghèo nàn này, đối với mọi người chị em chúng tôi đều hết sức trân quư. Có phải chăng chúng đă gói ghém tất cả ḷng yêu thương, mồ hôi và nước mắt thương nhớ từng ngày của người ở nhà dành cho người tù đang sống đời khổ hạnh ở xa.

    Tôi nhớ măi kỳ đi thăm nuôi lần trước, một chị bạn đồng hành khi tới ga Nha Trang đă bị một em bé bán nước, xách một giỏ đệm chạy xuống sân ga vừa lúc tàu chuyển bánh. Chúng tôi la hét gọi công an can thiệp nhưng tàu đă chạy đi, đành mất luôn. Chị chủ chiếc giỏ bị mất cắp tên Thiên Hương, người Huế. Tôi thật ái ngại khi thấy chị gục đầu vào thành cửa sổ tàu nh́n ngược về hướng ga Nha Trang khóc nức nở, chị quá tiếc chiếc giỏ đầy ấp thức ăn và thuốc men. Từ đó chị cứ khóc rấm rức măi, tôi phải dỗ chị như dỗ người em gái nhỏ của tôi. Vóc dáng thảnh mảnh, mái tóc dài của nàng tôn nữ đă gợi nhớ một thời Đồng Khánh của tôi, với những người bạn mà mấy năm nay tôi chưa từng được gặp lại.


    Quà thăm nuôi chúng tôi phải chắt chiu từng chút, từng chút không phải chỉ từng ngày mà hàng tháng. Bắt đầu từ khi viết đơn xin thăm nuôi, xin chữ kư ở địa phương. Lần này cầm tờ đơn và nửa gói thuốc lá 555, tôi đội nón, đi lếch thếch từ phường lên thị trấn rồi công an huyện. Mỗi nơi tôi đều không quên đem theo mấy điếu thuốc thơm và ḷng kiên nhẫn ngồi đợi chờ, đón nhận những tia nh́n hằn học thiếu thiện cảm.

    Sau khi nhận đủ các chữ kư của chính quyền, của công an, tôi trở về trường nhờ xác nhận “là giáo viên lao động tiên tiến ” “có chuyển biến tốt” “hoàn thành tốt công tác giáo dục tại địa phương” không hiểu sao tôi lại thấy vui mừng v́ được ban lănh đạo nhà trường đối xử công bằng không phân biệt thành phần nguỵ quân, ngụy quyền. Không làm khó dễ chắc là nhờ nửa kư đậu xanh tôi để lại trên bàn Hiệu Trưởng. Rồi trưởng pḥng giáo dục nhất trí với ban lănh đạo nhà trường.

    Trong ḷng tràn ngập niềm vui, tôi thấy yêu đời hơn bao giờ hết khi trở về nhà nh́n các con đang quây quần trong bếp chờ mẹ về ăn cơm. Thấy mẹ vui, các con tôi cũng tíu tít vui theo. Cháu Yên Hà từ bếp bưng ra nồi cơm độn ḿ sợi. (“Từ giải phóng đến nay ta ăn độn dài dài” “ Từ bộ đội vô đây ta ăn độn nhiều hơn“. Đó là bài đồng dao mà tôi vẫn nghe các trẻ con hát lén trong xóm).

    Tôi phụ cháu bưng ra nồi canh rau muống “toàn quốc” nấu với chút bột ngọt và tôm khô. Trên mâm đă có sẵn hũ chao và chén nước mắm. Mẹ con tôi quây quần ăn uống ngon lành, “Cơm dưa muối khó khăn mới có, của không ngon nhà khó cũng ngon”.

    Mẹ con tôi mấy tháng nay rất tằn tiện trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà để đủ tiền sắm sửa quà đi thăm nuôi. Tôi cũng phải tuyển chọn từng món đồ dần dần bán đi. Từ tủ chén, bộ xa lông, bộ nệm, bộ bàn ghế, cái máy chụp h́nh, quạt máy. Lần này là chiếc máy may (vật dụng tương đối cần thiết cho sinh hoạt gia đ́nh chúng tôi hiện nay, sau giờ dạy học ở trường về nhà tôi nhận đồ may thêm).

    Khi người hàng xóm qua trả tiền và khiêng chiếc máy may thân quen gần gũi với tôi hàng đêm từ ba năm nay, tôi đă không cầm được nước mắt. Một số trong chúng tôi những người vợ tù, sau cuộc đổi dời, bây giờ phần lớn chỉ c̣n một hầu bao cạn kiệt. Nhưng với thành tâm thành ư và ḷng yêu thương chồng tha thiết, chúng tôi luôn t́m mọi cách để sửa soạn cho phần quà gửi đi được tươm tất một chút. Suy nghĩ thế nào để chọn các thức ăn rẻ tiền nhưng được bổ dưỡng và nhất là để được lâu. Các loại đậu xanh đậu đỏ, đậu đen ngâm nước rửa sạch để nguyên vỏ hong lên phơi khô đem rang xay mịn, đường cát sên lên đánh ra thành cát, trộn đều bột dâu, dầu ăn, vitamin B1, tán mịn trộn chung in thành bánh sấy lửa ḍn gói nilon từng cái. Một đôi lần, tôi cắt vài miếng giấy nhỏ viết bằng bút ch́ mấy chữ “ rất thương” hoặc “luôn chờ” “nhớ giữ ǵn sức khoẻ” những tờ giấy nhỏ bé giữa bánh in để động viên tinh thần anh, để anh vững tâm vượt qua được mọi khổ ải, bệnh hoạn mà sống.

    Tôi c̣n làm tóp mỡ ngào đường nữa. Tóp mỡ được thắng hết mỡ, chắc nước để riêng chỉ lấy tóp cùng dừa, đậu phộng rang, chuối khô, gừng già, tất cả đem ngào đường(món này vừa béo,vừa bùi, các anh rất thích giữa mùa đông xứ Bắc). Đường cát vàng nặn chanh lấy nước trộn đều phơi khô để được lâu.

    Tôi dặn chồng tôi mỗi khi trời nắng nghỉ mệt bỏ vào hộp ghi gô nước mấy muỗng đường chanh này là có thể giải khát được. Muối sả rang cùng tôm khô đă giă nhuyễn cho chút tiêu, vị tinh, là có thể chấm ăn với khoai ḿ, hay ngọn rau tàu bay hái vội được chút đỉnh, khi đi đốn củi trên rừng, cũng nấu được chút canh. Mắm ruốc xào sả ớt thật cay với thịt băm nhỏ cùng mấy thẻ đường tán kho kẹo. Cá sặt khô, nước mắm kho đóng bánh, gia vị nấu canh từng gói nhỏ, tương hột sả ớt gừng kho kẹo với đường, cơm gạo sấy.

    Giá tôi có thêm được ít tiền lần này tôi sẽ mua thêm một kí lạp xưởng ít tôm khô hoặc thịt nạc để làm chà bông th́ tốt biết mấy. Ôi những món ăn b́nh dân rẻ tiền nhất lại quí giá đến thế đối với chúng tôi bây giờ. Tôi c̣n nhớ hôm mẹ con tôi nấu xôi nếp đậu đen ngào đường, gừng, đóng bánh rắc mè chuẩn bị cho quà thăm nuôi mà các con tôi cứ ngồi nh́n thèm, nhưng biết thức ăn đem cho cha nên không đứa nào dám xin. Thỉnh thoảng Trúc Như hay hỏi mẹ: ” Bao giờ đến Tết hả mẹ?” v́ tôi thường nói đến Tết ba về có cơm trắng, có bánh in, có xôi đậu đen ăn!

    Người vợ tù thương chồng mà v́ t́nh mẹ bao la, thương con cũng không kém. Có một mẩu chuyện đau ḷng mà trên một chuyến thăm nuôi tôi đă được nghe mấy chị gọi là chuyện tếu thời đại cười ra nước mắt. “Chị vợ tù cùng mẹ chồng nấu nướng thức ăn chuẩn bị đi thăm nuôi. Thức ăn ngon bay mùi thơm phức, làm mấy đứa nhỏ bỏ chơi ngoài sân chạy vào bếp quanh quẩn bên mẹ. Mẹ thấy thương quá đút vào trong miệng mỗi đứa một cục thịt kho, c̣n đưa thêm một miếng xôi bự, hai trái chuối khô.

    Th́nh ĺnh bà nội vào bếp thấy các cháu ôm quà chạy ra, bà đứng nh́n theo giận lắm, bà nói bâng quơ “Trẻ con chúng nó ở nhà ăn ǵ mà chả được, chỉ tội cho ba chúng nó đói khổ thèm khát”.

    Người con dâu cúi đầu xuống giữa hai đầu gối, rớt nước mắt, cô nói nhỏ: ” Mẹ thương con của mẹ, con cũng thương con của con chứ!” Dĩ nhiên khi ra thăm nuôi, mẹ chồng nàng dâu ai cũng thi nhau kể chuyện để làm quà cho người tù khuây khoả, nhưng chẳng ai kể chuyện này v́ cả hai đều sợ buồn ḷng người ở xa .




    C̣n tiếp...

  3. #63
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi chuẩn bị đầy đủ quà cáp, tôi mừng quá v́ c̣n đủ tiền tàu xe, ăn đường, mua được thuốc men cho chồng và cho mẹ con tôi pḥng thân dọc đường. Với những người vợ tù cải tạo cái bánh vẽ: “Sắp được về rồi, ngày về của anh không c̣n xa nữa” là niềm vui để chúng tôi tự an ủi mỗi lần gặp trắc trở, gian nan là tia sáng ở cuối đường hầm, là nghị lực, là mong ước hàng đêm.

    Tàu rời sân ga, hai con tôi ngồi vào ghế vui thích nh́n vào cảnh phố xá nhà cửa của ngoại ô Sai G̣n lui dần phía sau. Tôi áy náy nói chuyện với các con về việc bác xích lô lấy tiền xe rẻ quá, chỉ tượng trưng, so với công ông đă cho chúng tôi đi cả đoạn đường xa, và chuyển giùm hàng lên tàu giúp mẹ con tôi. Nhưng một chị cũng cùng đi thăm nuôi ngồi gần liền bảo:

    “Chị áy náy làm ǵ, thời buổi này những người thuộc phe ta thiếu ǵ, họ coi việc giúp đỡ gia đ́nh nguỵ quân, nguỵ quyền một cách kín đáo là như làm được một việc thiện. Má tôi bảo mỗi lần đi thăm bố tôi ở Hàm Tân, thấy má tôi già mà c̣n cực khổ lễ mễ xách đồ thăm nuôi, ông tài xế thương nhảy xuống đỡ hộ, đôi khi c̣n mua nước đem đến mời má tôi uống, hoặc bao tiền xe chút đỉnh cho bà già.”

    Lời nói vô t́nh của chị bạn làm tôi chạnh ḷng. Tôi nghĩ đến cô Linh, cô Hiệu Trưởng của trường trong thời gian đầu tôi được nhận cho đi dạy lại. Có những đêm vừa ngồi soạn bài, vừa nghĩ đến đời sống gia đ́nh. Các con tôi c̣n quá nhỏ, lương tiền giáo viên ít ỏi, con nay đau mai ốm. Chồng tôi tù tội ở xa đói khác, khổ ải, đầy đoạ. Nhất là bản thân tôi hàng ngày phải đối phó với xă hội qua thân phận một người vợ tù cải tạo đầy tự ti mặc cảm trong một xă hội đầy nhiễu nhương bất trắc. Tôi lại c̣n quá trẻ, mới 33 tuổi đời, liệu tôi có đủ can đảm, nghị lực để vượt qua?

    Bao nhiêu tủi thân, hận đời, lo sợ, hoang mang tràn ra theo nước mắt. Những trang giáo án ướt nhoè nhoẹt, sáng hôm sau nộp lên để ban giám hiệu duyệt, đă làm cô hiệu trưởng nh́n tôi ái ngại.

    Cô nói nhỏ riêng với tôi:

    “Chị về chép lại mấy trang này đi nhé”

    Tôi nói “Vâng” và trong ḷng thật cám ơn cô. Dưới chế độ cộng sản khóc cũng là có tội, v́ tỏ ra oán trách chế độ!

    Tàu qua ga Sóng Thần, rồi đến ga Biên Ḥa ồn ào, tàu đậu lại rồi đi ngay v́ ga nhỏ. Con tàu lại x́nh xịch nối tiếp đoạn đường thiên lư c̣n xa vời vợi. Một chị bạn ngồi cạnh ngâm nga:

    “Tôi thấy tôi thương những chuyến tàu
    Ngàn đời không đủ sức đi mau
    Có chi vướng víu trong hơi máy
    Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau”

    Những câu thơ thời tiền chiến sao thật phù hợp với hôm nay. Tôi chợt thấy nhớ quá tuổi học tṛ cả ngày Chủ Nhật ngồi nắn nót chép thơ của Tế Hanh, Huy Cận.

    Tàu qua khỏi ga Dầu Giấy, bắt đầu dần vào ga Long Khánh. Mấy mẹ con tôi vui thích đứng lên bên cửa sổ, nh́n những dăy nhà hai bên đường, t́m người quen. Tàu chậm dần khi qua con lộ chính. Nhiều người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy dừng lại đứng bên ngoài cây chắn ngang. Một vài người quen nhận ra chúng tôi, vẫy tay chào hỏi: “Đi đâu vậy?”

    Các con tôi vui thích reo lớn: “Đi thăm ba cháu!”

    Tàu vào ga đậu lại, bà cụ bán chôm chôm chạy theo vào sân ga từ bao giờ, bà vẫy tay cho chúng tôi và hét lớn “Gửi lời thăm chú” và thảy lên cửa sổ chỗ chúng tôi đứng một giỏ đệm nhỏ có mấy kư chôm chôm và bảo cháu: ” Bà gửi cho ba”.

    Tôi thật xúc động v́ quá bất ngờ, chưa kịp nói lời cảm ơn th́ tàu đă chuyển bánh. Tôi tḥ đầu ra cửa sổ vẫy tay chào cám ơn. Tàu chạy khuất, tôi c̣n kịp nh́n thấy bà đứng trên sân ga nh́n theo với gánh hàng nghèo nàn của bà.

    Long Khánh đă là nơi ghi dấu bao kỷ niệm của vợ chồng tôi. Từ một cô giáo đang dạy học ở Đà Lạt, sau ngày cưới tôi phải theo chồng, một sĩ quan của trung đoàn 43 sư đoàn 18 bộ binh, sư đoàn đă anh dũng cố thủ ở Long Khánh, đơn vị đă chiến đấu anh hùng gây tổn hại rất lớn cho địch quân tại mặt trận Xuân Lộc ở những ngày sau cùng của tháng 4 năm 1975. Có lẽ v́ vậy khi tôi muốn trở lại Long Khánh để sống, mọi người trong gia đ́nh đều can gián, tôi cũng thấy e ngại lo sợ rất nhiều.
    Sau ngày chồng tôi đi tŕnh diện học tập ở đồn Bosco, tôi thấy không thể ở nấn ná ở nhờ nhà chú thím chồng tôi ở đường Nguyễn Thông. Nhà chật chội với cái gác nhỏ nóng cả buổi trưa và buổi tối. Những lúc ru con ngủ, tôi phải luôn tay quạt mồ hôi mẹ và mồ hôi con tuôn lă chă.

    Tôi gắng chờ chồng về nhưng chờ một tháng trôi qua chồng tôi vẫn biệt vô âm tín. Ngày ngày lúc các con ngủ trưa, tôi đội nón lội bộ đi t́m người quen hỏi thăm tin tức những sĩ quan đi cải tạo hiện đang ở đâu. Tôi vô cùng sốt ruột, hỏi ai cũng chẳng biết, chỉ một hôm có người báo có người quen thấy sĩ quan nguỵ ngày ngày ở Long Giao đi vác củi trong rừng cao su. Tôi hỏi quanh co, t́m cách buôn bán để kiếm sống, hỏi người ta cách thức để t́m xin một chỗ bán xôi chè trong chợ. Nhưng tôi cũng chợt khựng lại v́ sợ không biết có kham nổi không v́ từ bé tới bây giờ, tôi không hề có kinh nghiệm về buôn bán và cũng không biết nấu nhiều loại xôi chè một lúc cho ngon. Vả lại các con tôi c̣n bé quá đang cần tôi săn sóc hàng ngày và lo cơm nước cho cả nhà. Tuy chú thím chồng tôi rất thông cảm nhưng cảnh ăn cơm nhờ ở đậu thật quá khó khăn. Căn gác lại chật chội quá nóng bức. Các con tôi bị rôm sảy, rồi mụn nhọt đầy đầu. Tôi phải đưa các cháu vào bệnh viện nhi đồng chữa trị và đi vào các vườn xin lá ổi, lá sả về nấu phèn chua tắm gội. Tối nóng, các cháu khóc, tôi phải bồng ru từng đứa. Ngồi quạt cho các con tôi ngủ mà nước mắt đầm đ́a.

    Ba tháng sau ngày chồng tôi vào tù, sắp tới mùa tựu trường, nghĩ đến chuyện học hành của các con, nghĩ đến tương lai các con, sau khi đi hỏi xin dạy ở Sài G̣n không được, tôi quyết định bồng bế cháu về Long Khánh. Xuống đến bến xe Long Khánh, tôi nh́n quanh quất để t́m một chiếc xích lô để về nhà một người quen xin ở nhờ v́ biết nhà của vợ chồng tôi đă bị bộ đội ở. Hôm tôi gặp một người quen ở chợ Long Khánh đi chợ Sài G̣n, họ đă báo với tôi tin này. “Nhà của Trung Tá là chiến lợi phẩm, dù chủ nhà không đi nước ngoài cũng không được trả lại cho gia đ́nh”.

    Với biết bao chán nản năo nề, thấy trời đă dần tắt nắng chỉ c̣n những tia nắng c̣n sót lại trên những cây cao su già. Mới đó thế mà đă ba năm trôi qua rồi, bao nhiêu hồi hợp lo sợ mỗi khi nghĩ đến tương lai, rồi cũng dần qua hàng đêm, tôi hết lời cầu xin b́nh an cho chồng tôi ở xa và mẹ con tôi ở nhà.

    Tàu đến ga Bảo Chánh th́ các con tôi kêu đói bụng. Tôi lấy cơm mang theo cho các con và mời mấy chị ngồi gần cùng ăn. Có một chị hồn nhiên nói:

    “Trong lúc bà và các cháu lơ mơ ngủ bọn này đă ăn quà ăn bánh rồi.”

    Nh́n các chị vẫn vui vẻ chuyện tṛ, tôi nghĩ: “Đúng là nắng mấy hoa cũng không héo”. Nh́n qua cửa sổ tàu thấy một tốp người mặc áo tù đội nón đang làm cỏ bắp, tôi chắc họ là những người tù ở K4 Xuân Lộc. Một chị ngồi gần tôi ngâm thơ giọng bùi ngùi:

    “Sáng sớm tinh mơ dậy tưới rau, áo quần không đủ ấm nên đau.”

    Một giọng oanh vàng thỏ thẻ:

    “Đây là cảnh các ông bây giờ đấy!”

    Một người khác đọc tiếp:

    “Chiều chiều buôn bán ở bên sông, đoàn người vác củi về qua đó, lệ ướt rèm mi ai biết không?”
    Tàu qua ga Cà Ná, Phan Thiết lúc nào tôi cũng không hay v́ đă ngủ thiếp đi. Khi vào ga Nha Trang th́ trời đă tối, tàu đậu lại ga này hơi lâu. Quang cảnh mua bán dưới sân ga nhộn nhịp quá. Đèn đường sáng hẳn, những chiến đèn xách tay treo đầy trên các gánh cháo gánh cơm. Các đèn con di động đây đó theo chân các cháu bán nước trà, bán thuốc lá lẻ, bán kẹo bánh, cá khô, mực khô. Các con tôi đang ngủ, thức giấc mở to mắt kinh ngạc. Tôi mua cho các con hai tô cháo nóng hổi, rồi lục xách lấy phần cơm c̣n lại buổi trưa ăn nốt. Con gái lớn tôi bảo:

    “Mẹ ăn cháo chung với con nhé?”

    “Không, mẹ không thích ăn cháo cá.”

    Tàu lại x́nh xịch rời sân ga. Sau một giấc ngủ mệt nhọc chúng tôi đều thức dậy với tiếng loa phóng thanh có giọng nói chanh chua của người đàn bà miền ngoài: “Đây là ga Diêu Tŕ”
    Tôi chợt reo lên mừng rỡ:

    “Đă đến Quy Nhơn rất gần”.

    Quy Nhơn của hai năm sư phạm thật dễ thương. Cái tuổi thiếu nữ nhí nhảnh tập làm cô giáo mẫu mực, nghiêm túc. Dáng dấp của những bà cụ non trông thật buồn cười. Nhớ nhất là con đường lầy lội trước trường vào những ngày mưa, áo dài phải vén lên vừa ôm cặp vừa ôm tranh ảnh đi dạy mẫu ở trường sư phạm thực hành vẫn làm le không quá giang mấy chiếc xe Jeep nhà binh từ quân y viện xuống, v́ ḿnh đă có vị hôn phu là Trung Uư tác chiến xuất thân từ trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Những buổi tối nội trú đứng trên balcon nh́n ra biển đen phía trước. Tàu lớn với đèn sáng choang như một thành phố nổi và tàu đánh cá câu tôm, câu mực nhấp nháy đèn như các v́ sao.
    Đang thả hồn về quá khứ, tôi chợt giật ḿnh với những tiếng rao hàng và quang cảnh buôn bán la hét om ṣm dưới sân ga. Có nhiều khách đi tàu cứ ngồi nguyên trên tàu, nhoài người ra cửa sổ mua hàng, mua quà. Người bán hàng đứng dưới đưa hàng lên kỳ kèo giá cả cho đến lúc tàu chạy đ̣i khách vứt tiền xuống, dưới đưa giỏ xoài lên.

    Mấy chị đi thăm nuôi vui mừng hí hửng v́ mua được giỏ xoài rẻ đem ra cho chồng nhưng khi tàu chạy đem giỏ xoài ra sắp xếp lại mới thấy chỉ có mấy quả xoài trên mặt tṛn trịa tươi ngon, c̣n bên dưới toàn là xoài sắp úng hay đă hư. Tôi thật chán với cảnh đời lừa gạt, đói khổ quá rồi làm bậy hay sao? Tàu chạy, mẹ con tôi mở mấy gói xôi ra chấm muối mè ăn. Ăn xong, ngồi nh́n quang cảnh hai bên đường rầy xe lửa. Những hàng dừa xanh trĩu quả, những mái nhà tranh làng quê Việt Nam thật êm đềm với bóng cây xanh bên những ḍng sông uốn khúc dưới chân cầu. Tôi dựa vào ghế lim dim ngủ. Chợt tôi nghe chị Lan ngồi cạnh đọc nho nhỏ:

    “Đôi dép râu giết chết đời tuổi trẻ,
    nón tai bèo che kín mộng tương lai.”

    Tôi mở mắt khi nghe tiếng suỵt và chị Nga ngồi đối diện đá lia lịa vào chị ngồi bên rồi cả bàn chân rớt trên chân tôi đau điếng. Tôi muốn khóc thét lên v́ ngón chân cái tôi sưng vù và đỏ mọng v́ bị giẫm lên ở ga B́nh Triệu. Mấy người đi soát tàu đang tiến về phía chúng tôi. Sau khi họ đi khỏi, chị Nga nh́n ngón chân cái của tôi . Thấy tôi c̣n nhăn nhó v́ đau, chị nói lời xin lỗi và quay lại chị Lan sừng sộ:

    “Ăn nói phải giữ mồm giữ miệng chứ, chết cả đám bây giờ!”

    Xong chị rút trong xách tay lấy ra b́nh thuốc dán con rắn tiện tay xé vội một góc của quyển sách đang đọc, lấy que tăm quẹt thuốc lên mảnh giấy, quẹo cây diêm hơ nóng cho thuốc chảy và nhẹ nhàng dán vào ngón chân tôi. Tôi nh́n chị cám ơn.

    Đến chiều th́ tôi thấy đầu tôi như muốn hầm hập sốt, ngón chân đau buốt, thuốc dán làm cho mủ bắt đầu gom lại. Tôi bảo các con ăn cơm, mấy chị đưa cái bánh chưng nhưng tôi sợ chân sẽ đau thêm v́ ăn nếp nên từ chối không nhận. Chị Lan mở ví cho hai viên xuyên tâm liên và bảo tôi:

    “Chị uống sẽ thấy bớt nhiều”.

    Tôi uống thuốc nhưng cả đêm vẫn sốt, chân đau không ngủ được nhưng tôi không dám rên v́ sợ các con thêm lo. Buổi chiều chị bạn lấy thuốc dán thay tiếp cho tôi. Tàu đến ga Quăng Ngăi ai cũng gọi là ga Gà v́ gà ở đây rất rẻ. Cháu Yên Hà mua cho mẹ tô cháo gà, hai chị em một dĩa cơm mắm và trứng chiên. Thấy gà rẻ, tôi gọi mua cho con hai cái đùi gà và bảo chặt cho các con ăn cơm. Nh́n thấy các con đă lâu nay chưa được ăn thịt gà, tôi ứa nước mắt v́ thấy các con ăn ngon lành quá. Hai đứa cứ ngậm hoài mấy cục xương không chịu nhả.

    Mấy chị mua đường cát ga Quảng Ngăi để đem ra Vinh bán lấy lời. Thấy mấy chị quen việc mua bán, giá cả và có mấy người quen ở Quảng Ngăi, mua được đường tốt nên tôi cũng chung tiền. Năm chị em mua năm chục kư đường. Người ta gói sẵn 5 bịch trong giấy xi măng cẩn thận. Mấy chị xếp chỗ để sắp mấy bịch đường. Tôi v́ bị đau chân nên được ngồi một chỗ chẳng làm ǵ. Tôi lấy sách ra đọc cho quên đường xa, quyển truyện dịch ra từ tiếng Nga:“Thép đă tôi thế đấy”. Tàu qua ga Tam Kỳ, rồi đến ga Kỳ Lam, những ga nhỏ không đậu lại, chỉ có khi đến ga Thanh Khê, chúng tôi mới bảo nhau là tàu sắp đến Đà Nẵng. Đà Nẵng làm một ga rất lớn và khang trang của miền Trung. Lượng khách lên tàu đi Huế, đi các tỉnh miền Bắc rất đông. Cảnh mua bán thật tấp nập ồn ào. Hàng chuyển lên tàu, từ Sài G̣n đưa xuống cũng nhiều không kém. Ôi quê hương miền Trung của tôi! Tôi bảo các con:

    “Nhà ngoại ở Hội An cách đây 10 cây số, nhưng mẹ con ḿnh không ghé thăm được, phải để chuyến về.”

    Chợt tôi thấy một dáng người ốm yếu nhỏ con giống anh Tư tôi quá. Anh đang đi vội vàng dọc theo các toa tàu như đang t́m người quen. Tôi mừng quá quên cả chân đau vội nhảy đến bên cửa sổ lớn tiếng gọi anh. Các con tôi cũng gọi cậu. Anh tôi mừng quá, chạy luôn lên tàu ôm các cháu rồi ôm chặt lấy tay tôi. Tôi rối rít hỏi:

    “Mẹ có khoẻ không? Mẹ khoẻ không khi về em sẽ ghé”.

    Anh tôi cười thật gật đầu nói:

    “Anh có nhận được thư em, biết chuyến tàu này nên má hối anh từ Hội An ra đây rất sớm.”
    Anh ch́a cho tôi chiếc giỏ đệm, tôi cầm lấy mà nước mắt cứ đầm đ́a. Bao nhiêu năm nay tôi mới gặp anh tôi, anh ốm và gầy quá. Bỗng tàu hú c̣i, tôi đẩy anh tôi xuống tàu cho kịp. Sau khi đậu nửa giờ, tàu bắt đầu chuyển bánh. Dưới sân ga đă nắng, anh tôi vẫn c̣n đứng nh́n theo. Mẹ con tôi mở chiếc giỏ đệm anh vừa đưa cho, thấy có khoai lang khô, mấy cặp đường tán thứ bự đổ khuôn như cái bọc lớn, màu vàng gói trong rơm là loại đường mà chồng tôi rất thích, một lọ thuốc viên trụ sinh con nhộng, tôi mừng quá. Món này rất quư cho chồng tôi. Tôi cũng có mua theo cho chồng để pḥng thân. Mấy hôm nay chân tôi đang mưng mủ nhưng không dám uống, muốn để dàng thuốc tốt cho chồng. Trong giỏ c̣n có gói cơm trong lá chuối lăn tṛn như bánh tét để đi ăn đường rất ngon. Có cả một lọ tôm rim thịt và cá chuồn chiên. Tôi mừng quá nghĩ đến t́nh ruột thịt, đến mẹ, đến anh chị tôi đang ở quê nhà. Đến trưa, tôi xắt cơm trắng thành từng lát, lấy muối xả mắm ruốc xào mời mọi người. Ai ai cũng khen ngon v́ cơm nén xắt lát ở trong Nam ít ai làm.

    Tàu qua hầm của đèo Hải Vân, hai con tôi thấy hầm tối rất sợ. Tôi phải giải thích cho các cháu hiểu. Tàu đi ngang đèo Hải Vân, phong cảnh sơn thủy dưới nắng mai, các cháu vui thích thấy tàu chạy ven núi và biển xanh thật đẹp dưới chân đèo. Qua các ga nhỏ, tàu dần vào ga Huế. Ga Huế cũng thuộc vào loại ga lớn của một thành phố tiếng tăm của miền Trung nên tàu đậu lại lâu như Đà Nẵng, cảnh mua bán dưới ga thật tấp nập. Tiếng rao hàng giọng Huế thật dễ thương, bánh bột lọc, mè xửng Huế, bánh bèo, bánh lá chả tôm, mùi bún ḅ bốc khói thơm lừng từ một nồi bún của bà hàng đặt bán dưới sân ga. Bà đang luôn tay múc bún và hai cô bé bưng bún cho khách không kịp sợ trễ giờ tàu chạy. Mấy chị rủ tôi xuống ăn bún, tôi chỉ chân đau, đưa cái ca nhỏ đưa chị mua giùm nước nóng. Mẹ con tôi lại đổ cơm lát ra ăn với cá chuồn chiên. Ôi chưa có bữa cơm nào mà tôi ăn ngon như thế từ bao lâu nay v́ cơm trắng và cá chuồn chiên đậm đà quê hương tôi vẫn nhớ.
    Tàu rời Huế rồi qua Đông Hà, Đồng Hới, Quảng B́nh. Chân tôi vẫn đau, mặc dù tôi đă gỡ thuốc dán ra rửa nước nóng ở ga Huế. Tôi xé một đoạn tay áo bà ba cũ đem theo mặc dọc đường để bó lấy ngón chân v́ sợ bụi đường xa. Sau đó v́ có thuốc tôi mạnh dạn lấy viên trụ sinh uống. Khi đến ga Vinh, chúng tôi bán được đường có lời càng làm cho mẹ con tôi rất vui.

    Mấy chị lại rủ mua bơ hộp lớn đem về Hà Nội bán. Ở đây cũng có bột ḿ rất rẻ v́ hàng từ biên giới Lào đưa về. Nhưng bột ḿ th́ chuyến đem về Đà Nẵng mới có giá trị. Trong ḷng vui nên tôi quyết định uống thêm vài viên trụ sinh nữa. Chân tôi đă bớt đau rất nhiều, tôi mừng quá v́ đoạn đường trước mặt c̣n xa. Đường từ Hà Nội về Phú Thọ qua ga Ấm Thượng, chúng tôi phải đi đ̣ dọc rồi đi bộ rất xa trên đường đất, bắt buộc chân tôi phải lành lặn mới đi theo kịp bạn đồng hành lại c̣n phải dắt theo hai cháu bé nên tôi mạnh dạn uống thêm trụ sinh

    Càng đi sâu vào miền Bắc, tôi càng cảm nhận được cảnh xác xơ nghèo khổ của người miền này. Đất đai khô cằn, những củ khoai củ sắn không mập tṛn múp míp như khoai sắn ở trong nam. Trâu ḅ già yếu làm rượng một các uể oải. Nhà hai bên đường có chỗ là nhà tranh vách đất (đất sét nhồi rơm). Người miền Bắc thường thấp, chân to bè chứng tỏ họ đă lao động từ nhỏ. Trẻ em toàn đi chân đất. Những bé trai đă lên 9,10 tuổi vẫn c̣n cởi trần mặc quần đùi. Làng quê vẫn c̣n lại những hố bom lớn dọc theo đường rầy xe lửa. Tôi nghĩ ở thành phố dân chúng chắc khá hơn.

    Tàu tới ga Bỉnh Sơn, bọn tôi mua khoai lang luộc sẳn đem theo ăn đường, và trứng vịt. Trứng vịt ở đây nhiều và bán rất rẻ. Cảm động nhất là khi qua ga Phủ Lư. Cái tên tôi thấy rất quen thuộc v́ tôi đă đọc thấy rất nhiều lần trong Tự Lực Văn Đoàn. Tàu dần vào Hà Nội, đến ga Hàng Cỏ tàu dừng hẳn. Mây chị em chúng tôi đón khách lên mua hàng: dừa chúng tôi mua ở Tam Quan, xoài Nha Trang, bơ hộp lớn ở Vinh, trứng vịt ở Bỉm Sơn. Tất cả đều bán được giá. Chúng tôi thật vui v́ bán hàng có lời và không cần bưng xách nặng nhọc. Chúng tôi bắt đầu lo đến hàng thăm nuôi. Tôi và một chị dắt hai cháu xuống trước đứng dước cửa sổ, ba chị ở trên chuyển hàng xuống. Tôi bảo các con ngồi lên những giỏ đệm để giữ hàng v́ nghe nói ga Hàng Cỏ mất cắp nhiều. Chúng tôi thuê xích lô chở hàng về nhà trọ. Những chiếc xích lô cũ kỷ to bè, thấp tà tà, vừa chạy vừa hỏi thăm chúng tôi. Mới nh́n qua họ đă biết chúng tôi ở trong Nam ra thăm tù.

    Về đến nhà trọ hàng hóa an toàn, các con đều khoẻ, chân tôi cũng đă hết đau nhức, chúng tôi bắt đầu tắm gội, ăn bữa cơm nóng tại nhà trọ, bà chủ cho chúng tôi ăn cơm độn ḿ sợi, rau muống luộc, nước rau ngâm trái sấu chua, trứng vịt chiên sao mà ngon quá. Các con tôi cũng ăn được nhiều cơm, ngồi nhà nh́n ra phố một lúc, thấy người qua lại nhộn nhịp, phần lớn là xe đạp. Mấy cô gái phần lớn là mặc quần tây áo sơ mi trắng, tóc để dài kẹp duỗi phía sau hay thắt bím, tôi nghĩ đây là các cô công nhân đi làm về chứ các thiếu nữ Hà Nội phải ăn diện lắm. Các con tôi rất thích nghe mấy đứa bé trong nhà ríu rít giọng Hà Nội, lạ tai rất hay. Trời vừa tối là tôi giăng mùng cho các con ngủ. Mấy chị em chúng tôi lo sắp xếp lại mấy giỏ quà v́ mấy ngày đi đường bèo nhèo lắm rồi.

    Ngày hôm sau, tất cả chúng tôi đă ra ga Hàng Cỏ rất sớm để lấy vé đi Ấm Thượng, Phú Thọ. Tàu đi giữa đường th́ trời tối. Tàu rộng nên chúng tôi ngồi thoải mái, ba mẹ con tôi ngồi một ghế. Tôi ngồi sát cửa sổ, hai chị bạn tôi ngồi ghế đối diện, chúng tôi dựa vào nhau ngủ. Mấy chị ngồi dăy ghế bên kia đường đi, ai cũng mệt nên đều ngủ lấy sức. Trước khi chợp mắt, tôi c̣n nhận biết có một người hành khách mặc áo sơ mi trắng ngắn tay đến ngồi ghé tạm. Mọi người đang ngủ say đều choàng thức giấc v́ chị bạn đă lớn tiếng mắng ai:

    “Đồ khốn nạn, mất dạy.”

    Tôi thức dậy vừa kịp nhận ra người đàn ông lúc năy đă đi khuất qua tàu khác. Mấy chị ngồi bên kia cũng chạy qua bấm đèn pin lên hỏi nhanh việc ǵ xẩy ra? Chị bạn mặt đỏ phừng tức giận:

    “Đang ngủ thiu thiu thấy có người đến ngồi kế bên, ban đầu em c̣n tưởng là các chị, sau thấy họ ngồi sát vào có bao súng cồm cộm bên hông, em biết ngay là công an kiểm soát trên tàu. Nó xoay lưng lại, em xoay mặt ra đường đi, thấy em vẫn ngủ, nó ngồi nghiêm lại để tay lên đùi em xoa nhẹ kéo lên từ từ, em vụt chụp tay nó nhưng hụt, thấy em lớn tiếng nó lẻn đi ngay như mấy chị thấy đó”.
    Lúc đó chị Lan ngồi bịch xuống ghế ôm mặt khóc. Một chị sừng sộ:

    “Đi t́m đánh chết mẹ nó đi”.

    Quay nh́n thấy các con vẫn say ngủ không biết ǵ, tôi rất yên tâm. Tôi đứng lên vỗ vai chị bạn an ủi và bảo phải trái cho bạn nghe:

    “Thôi bỏ qua đi, coi như là một bụi gai, một đống phân trâu trên đường đi, chẳng lẽ ḿnh dừng chân truy cứu, rồi hàng họ hư hao hết, chồng con ḿnh không được ăn th́ chớ, bọn ḿnh lại c̣n bị làm khó dễ và cả bọn cũng không yên trên đường về, con cái c̣n quá nhỏ ở nhà “.

    Mấy chị em nghe lời tôi, ngồi lại với nhau tay trong tay ứa nước mắt căm hờn.
    Tàu đến ga Ấm Thượng đúng nửa đêm, bọn chúng tôi vào ở lại quán qua đêm trong một căn nhà dành cho người đi thăm nuôi tại đây, chúng tôi có thể mượn chăn mùng và chiếu trải lên một cái sập đóng bằng tre, tôi giăng mùng và lấy các giỏ đem thức ăn để chung quanh chỗ mẹ con tôi nằm ở trong mùng. Mấy chị em cùng đi đường từ Sài G̣n ra nằm xúm xít bên nhau người thức người ngủ ngó chừng cho nhau cảnh giác chuyện đêm qua. Thật ra, chúng tôi cũng chẳng ngủ được ǵ v́ mùi hôi từ mùng chăn phả ra và rệp cắn ngứa suốt đêm.

    Sáng sớm, chúng tôi cắt người coi đồ, c̣n số khác dắt nhau ra chợ gần bến đ̣ mua thêm ít rau cải tươi, cá sông, trái thơm và con gà để đem vào trại. Nấu nướng ăn uống xong, chúng tôi thuê thêm người gánh dùm bao gạo và mấy bao giỏ xách đem xuống ghe. Nước đục lờ đờ trôi. Chiếc ghe lướt nhẹ nhàng. Ai cũng ngồi im nhưng tôi chắc trong ḷng ai cũng mang nhiều tâm sự. Ngày mai tôi sẽ gặp được anh, các cháu sẽ gặp cha. Cả chuyến đi mệt nhọc chỉ chờ mong giây phút ấy. Cảnh rừng cọ đồi chè vùng trung du Phú Thọ lui dần theo hai bên bờ. Đến chiều th́ chúng tôi tới bến đ̣, đă thấy xe trâu của trại đậu chờ ở đây. Một người tù tự giác và một công an đứng bên xe cho phép chúng tôi dở hàng lên xe. Tôi tới bên chú công an xin phép cho con tôi ngồi lên phía trước xe trên mấy giỏ đệm v́ các cháu sợ đi bộ đêm hôm. Ai cũng bảo nửa đêm mới đến K1, giữa đường c̣n phải lội qua một con suối cạn.

    Nửa đêm th́ chúng tôi đến trại, sau khi tŕnh giấy tờ chúng tôi được cho mượn mùng mền chén tô niêu để ngày hôm sau chuẩn bị cơm nước, chị em chúng tôi xúm xít nằm ngủ gần nhau. Khi các cháu ngủ say chúng tôi lục đục ngồi dậy ra cửa ngồi chơi hóng mát, nấu nước sôi pha trà uống. Được một lúc, phía trước đường có chiếc xe cút kít được hai người tù đẩy đi trong đêm, có một chú công an mang súng theo, cái đèn gió chập chờn trong đêm yên tĩnh. Một chị bấm tay tôi:

    “Đi chôn người chết”

    Một chị quỳ xuống làm thánh giá, c̣n mấy người khác chắp tay lên ngực niệm Phật. Tay tôi bỗng lạnh ngắt, mấy chị d́u tôi vào chỗ nằm. Tôi ôm hai con vào ḷng và lâm râm niệm Phật.
    Mới 4 giờ sáng, chúng tôi lục đục dậy, bắt đầu nhóm bếp làm gà, nấu cơm vắt thành nắm, chiên lại con cá, nấu miếng thơm. Trời sáng th́ tôi đă sẵn sàng thức ăn v́ tôi nấu ít món giản dị. Canh nấu ruột gà và thêm ít thịt. Tôi nấu cho chồng tôi tô ḿ có rau cải và cà rốt. Phần thịt c̣n lại, tôi rô ti để chồng tôi ăn buổi tối. Tôi gọi các con tôi dậy cho ăn cơm sáng, xong tôi phụ mấy chị nấu ché nước.

    Mười giờ sáng, chúng tôi tất cả đều sẳn sàng. Ngồi đợi được một lát thấy các anh sắp hàng một lặng lẽ đi ra. Người công an vác súng ra theo. Nh́n từ xa, mấy chị em chúng tôi mắt đỏ hoe nhưng ai cũng cố kềm ḷng nuốt lặng lẽ vào trong. Tôi đă dặn các con từ trước phải đứng im không được gọi ba lớn tiếng sợ bị đuổi về. Chồng tôi đi thứ ba. Tôi thật mừng thấy dáng anh đi đứng c̣n vững vàng, có phần ốm và xanh nhiều nhưng không bị phù thủng. Mắt anh bị đỏ, tôi nhớ tôi có mang thuốc nhỏ mắt theo. Tôi muốn chạy đến bên anh nhưng hai chân tôi như bị dính chặt mặt đất .


    Công an ra lệnh cho các anh ngồi vào bên ghế đối diện với chúng tôi. Hai con đứng bên kêu Ba Ba, anh mỉm cười như mếu. Lúc mọi người im lặng vào chỗ ngồi, hai người công an đứng hai đầu dăy bàn dài, vẫn chằm chằm nh́n chúng tôi. Tất cả chúng tôi để tay lên bàn nhưng khoảng cách c̣n xa đâu thể nắm được bàn tay xương xẩu đang cố vươn ra một cách tuyệt vọng từ phía bên kia. Tôi đưa mắt nh́n người công an ngập ngừng xin phép cho hai con tôi được chạy qua với cha. Nhưng với vẻ mặt lạnh nhạt, họ tṛn mắt nh́n tôi hằn học và quay đi. Mặc, tôi đẩy các con tôi ṿng qua ghế nhưng người công an đưa tay ngăn lại. Tất cả mọi người đều tỏ vẻ bất măn và nh́n các con tôi như muốn nói: “Tội nghiệp mấy đứa nhỏ”.

    Cháu Yên Hà nước mắt tràn mi kêu nhỏ: “Ba ơi, ba!”

    Anh nh́n lên không biết v́ mắt bị bệnh đỏ hay v́ nước mắt nhưng măi từ đấy, tôi không thể nào quên được ánh mắt đầy tuyệt vọng của chồng tôi lúc ấy. Tiếng th́ thầm thăm hỏi thật sự không phải là tiếng ḷng của chúng tôi lúc ấy:

    “Khoẻ không? Vẫn khoẻ….Có bệnh ǵ không?…Có….Cần ǵ không?…Ở nhà sống thế nào?….. Mẹ thế nào?…..Các con có học giỏi không?….Các em có khoẻ không?….”

    15 phút trôi qua, tên công an bảo chúng tôi biết đă hết giờ thăm nuôi. Đến lúc trao quà, nhân lúc đưa quà lộn xộn, tù nhân xách hàng ra xe cút kít, các con tôi chạy đến ôm chầm cha. Anh nghẹn ngào cúi xuống hôn con làm tụt bao hàng rơi vương văi xuống nền đất bột. Ba mẹ con tôi cùng anh vội vàng hốt bỏ vào giỏ. Người công an gầm gừ hối thúc chồng tôi nhanh chân ra sắp hàng vào trại. Đứng trước nhà thăm nuôi, chúng tôi nh́n theo bóng dáng gầy c̣m ốm yếu của những người tù đang lặng lẽ đi không muốn nổi trên con đường đất nhỏ dẫn vào trại.

    Họ lặng lẽ cúi mặt không dám nh́n lại vợ con. Không hẹn, chị em chúng tôi cùng nấc lên uất nghẹn. Những tiếng nấc bi thương đă cố ḱm giữ nay bỗng vă ra và nước mắt ràn rụa trên mặt thấm mặn môi.

    Không biết nước mắt này đang khóc cho người ở lại trong ngục tù hay khóc cho thân phận ḿnh trong quăng ngày “nắng mưa dăi dầu, trăm đắng ngàn cay của những tháng đợi chờ sắp tới?”


    Cam Thảo



    http://www.saigonecho.com/main/vanho...moi/37521.html

  4. #64
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ( Gửi đến Chú Mướ, để không quên 10 năm tù không tội )



    Trong những trại tù VC sau cùng


    (Kiều công Cự, TQLC)

    Posted on 24/10/2012 by Tứ Hải
    ….


    Trên đường về Nam (12/1980). Sau Giáng Sinh, 300 người chúng tôi từ trại Nam Hà B được chuyển về Nam đợt 2, trong đó có tôi. Thật là một điều vui mừng và hạnh phúc (!).

    Chúng tôi lên xe từ trại B (Nam Hà), đi ngang qua trại A, qua trại C rồi men theo con đường đất đỏ, nham nhở, vùng Chi Nê, Thanh Liêm, qua thị trấn Phủ Lư rồi đoàn xe dừng lại ở nhà ga B́nh Lục.

    Bấy giờ là nửa đêm và đoàn tàu đă chờ sẵn ở đấy. Chúng tôi lần lượt gồng gánh lên tàu. Một số ngồi dưới sàn, một số ngồi trên ghế. Toa tàu như một pḥng giam lưu động. Cửa đóng kín và cài then từ bên ngoài. Theo thủ tục của công an th́ bất cứ cuộc di chuyển nào cũng phải c̣ng tay hai người làm một. Không phải c̣ng inox của Mỹ mà là c̣ng nội hóa nhiều cái đă rỉ, không co giăn theo cổ tay lớn nhỏ mà chỉ có một cỡ. Người nào cổ tay lớn th́ bị c̣ng siết chặt đau điếng. Tuy thế chúng tôi cũng t́m cách mở ra cho được thoải mái. Khi nào tàu dừng ở đâu, bọn chèo lên kiểm soát th́ chúng tôi đưa tay vào c̣ng.


    Đoàn tàu bắt đầu khởi hành sau nửa đêm. Ai nấy cũng đều vui mừng, quây quần hút thuốc lào và kể lại chuyện ngày xưa. Chỉ có những anh chàng Bắc kỳ di cư, mới để ư theo dơi phong cảnh chung quanh để t́m lại những nơi chốn cũ. Nhiều người vẫn c̣n nhớ những nhà ga chính như là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Quỳnh Lưu, Cửa Ḷ, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới…

    Khi đoàn xe bắt đầu vượt qua Hồ Xá (Vĩnh Linh), ḷng chúng tôi bắt đầu xúc động. Như một người bị lưu đày trở về lại quê xưa, ḷng ai cũng hồi hộp, đợi chờ. Tàu đă qua cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải, tiến vào vùng Gio Linh.

    Đây mới là Quê hương của tôi. Đây mới là những vùng đất mà chúng tôi đă đổ máu ra để mà bảo vệ.

    Đây là căn cứ A2 trên một ngọn đồi cao nh́n xuống vùng Trung Lương nghèo nàn xơ xác đang ở bên trái tôi.

    Đây là căn cứ pháo binh C1 với những căn hầm đầm ấm mà anh Đễ, anh Cang và những SQ thuộc TĐ9/TQLC tụ họp vui vầy trong những ngày Tết năm 1972.

    Rồi cây cầu Đông Hà nơi TĐ3/TQLC với những người bạn K22 như Giang Văn Nhân, Nguyễn Kim Chung đă chận đứng được sức tiến quân của VC trong mùa hè đỏ lửa năm 1972.


    Tôi chạy qua trái rồi qua phải để nh́n những kỷ niệm của ḿnh và của anh em ḿnh. Tôi muốn kể cho họ nghe chiếc cầu đă găy trên sông Thạch Hăn. Tôi muốn nhắc lại những ngày vui đón bạn bè trở về trong lao tù CS, trong ngày trao trả tù binh sau ngày ngưng bắn 27/1/1973.

    Chúng tôi đă cầm tay nhau vui mừng khi ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trên cổ thành Quảng Trị đă được tái chiếm bởi những lực lượng hùng mạnh nhất của QL/VNCH là Nhảy Dù và Thuỷ quân lục chiến, Biệt Động Quân, Thiết giáp,…


    Tôi muốn kể ngày TQLC tái chiếm cổ thành Quăng Trị (15/9/1972). Nỗi mừng vui biết nói sao cho vừa. Những chiến tích làm sao mà quên được. Trong ḷng những người lính miền Nam, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ vẫn măi măi tung bay:

    Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu,
    Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu..

    Ta ôm nhau, mắt lệ nghẹn ngào,
    Quỳ hôn đất thân yêu,
    Quảng Trị ơi!
    Chào quê hương giải phóng.
    Hồi sinh rồi, này Mẹ này Em,
    Qua đêm đen t́m thấy ánh mặt trời.

    Đoàn tàu lặng lẽ đi qua ḍng sông Hương, qua cầu Bạch Hổ nhưng vẫn không dừng lại ở ga Huế. Có quá nhiều kỷ niệm trên những đoạn đường đi qua: Phú Lương, Bạch Mă, Lăng Cô, đèo Hải Vân, Nam Ô, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Nam,…

    Rồi đoàn tàu đi qua Đức Phổ, Mộ Đức, Tam Quan, Phù Mỹ, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên,…


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 27-10-2012 at 04:41 AM.

  5. #65
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trại Hàm Tân (Z30D)

    Khi đoàn tàu dừng lại ở ga Diêu Tŕ (B́nh Định), 300 anh em ở những đoàn tàu phía sau xuống ga. Họ được đưa lên những xe Molotova, theo QL19 về trại Gia Trung (Gia Lai, Kontum).

    Rồi đoàn tàu tiếp tục qua các ga Văn Canh, Tuy Ḥa, Vạn Giă, Diên Khánh, Ba Ng̣i, Cà Ná, Mường Mán, và cuối cùng dừng lại ở ga Gia Ray (Xuân Lộc).

    Chúng tôi được đưa lên xe về trại Z30D (Hàm Tân).

    Đây là căn cứ 5 của quân đội Đồng minh cũ, dọc theo Quốc lộ 1, nằm gần mật khu Mây Tàu, Long Khánh. Một trại giam khá đông đảo tù nhân, hơn 6.000 người, chia làm hai khu: khu cũ và khu mới, ngăn cách nhau bởi hàng rào kẽm gai.

    Khu mới xây lợp tôn, có bệ nằm bằng ciment, tầng trên bằng ván dày. Pḥng vệ sinh tương đối sạch sẽ. Trước đây trại này có một khu dành cho những sĩ quan nữ quân nhân, nhóm t́nh báo Thiên Nga và một số h́nh sự. Bây giờ th́ không c̣n nữa.

    Đám cán bộ VC ở đây rất hách và cái đám tay sai trật tự cũng làm ra vẻ ta đây có quyền hành. Về đây tôi được nghe kể lại một cái chết đầy thương tâm của Tr/tá HVL, vị cựu tiểu đoàn trưởng TĐ9/TQLC mà có thời gian tôi là Đại đội trưởng của ông.

    Trong tập truyện “Ở một nơi dễ t́m thấy thiên đàng”, tác giả là anh Huỳnh Văn Phú, người bạn cùng quê, cùng trường với anh L. đă viết:

    Không một ai có thể tin rằng L đă vô ư ngă vào chảo nước sôi mà chính anh đă tự chọn cái chết hăi hùng như thế . Suốt 10 năm đói khổ, tuyệt vọng, lê lết trong ngục tù CS, tôi đă từng chứng kiến nhiều cái chết của bạn bè, nhưng không có cái chết nào làm cho ḷng tôi tan nát như cái chết của L…

    Trong cuộc di tản từ Đà Nẵng về Sài G̣n, anh L là Lữ đoàn phó Lữ đoàn 258 cho Đại tá Nguyễn Năng Bảo. Anh có người vợ rất đẹp, Tây lai, theo lời anh Phú th́,“vợ L. là một thiếu nữ có nhan sắc tuyệt đẹp của một người mang hai ḍng máu Pháp- Việt.”

    Họ lấy nhau nhau năm 1970 và có với nhau hai đứa con, nhưng đứa con đầu ḷng thuộc loại phát triển không b́nh thường. Điều này đă gây cho anh không ít sự khổ tâm. Trong suốt 7 năm đi tù ở ngoài Bắc, vợ anh chưa một lần đi thăm và đến năm 1983, trong một lần đi thăm của người chị anh được biết vợ anh đă bỏ anh và để lấy một người đàn ông khác. Thật ra trong hoàn cảnh lúc đó đă có nhiều người vợ bỏ đi lấy chồng khác (Lấy chồng để nuôi chồng, lấy chồng để bảo vệ con) hoặc nhẹ dạ nghe lời tuyên truyền của VC hoặc không thể tự ḿnh đứng vững giữa cuộc đổi thay quá đột ngột và những phũ phàng của cuộc sống. Đă có lần anh cay đắng khi so sánh:

    Giữa đàn bà và loài hoa có sự tương đồng. Những loài hoa có màu sắc rực rỡ thường không có hương, mà chỉ có những loài hoa có màu sắc đơn giản như hoa Dạ Lư Hương hay hoa Ngọc Lan mới tỏa hương. Người đàn bà cũng thế, người có nhan sắc tuyệt trần th́ thường ít có đức hạnh, nghĩa là ít có cái nết… Tao biết vợ tao đẹp , có sắc nhưng phần đức hạnh e rằng phải xét lại…” (!)

    Đó là sự buồn phiền rồi tuyệt vọng đă đưa đến cái chết của anh và cũng là nổi xót xa của những người đàn ông trong những hoàn cảnh tưong tự.

    Chúng ta hăy nghe một bài hát thật đau ḷng của một người trước khi từ giă cơi đời, anh L. đă viết và đă hát, mặc dầu anh không phải là nhạc sĩ hay ca sĩ:

    Chúa nói yêu ta,
    Mác nói yêu ta,
    Em cũng nói yêu ta
    Chúa hứa hẹn một Thiên đàng,
    Mác hứa hẹn một vườn hồng,
    Em th́ hứa yêu ta suốt đời.

    Nhưng…


    Thiên đàng chưa tới,
    Vườn hồng chẳng thấy,
    Chỉ có máu, mồ hôi, nước mắt
    Những ṿng kẽm gai và hận thù.
    C̣n em th́ măi măi…
    Măi măi bỏ ta đi lấy chồng…

    Bài hát mang âm điệu của một bài thơ với nỗi niềm xót xa, bi thảm và chán chường


    Nửa tháng sau khi chúng tôi về Nam th́ được thăm nuôi.

    Tôi rất vui mừng gặp lại vợ và hai con. Vợ tôi bây giờ đă khá hơn không c̣n quá ốm như hồi đi thăm ở ngoài Bắc. Cường đă lên 10 tuổi, c̣n Thảo th́ 8 tuổi. Thảo từ xa đă chạy tới ôm lấy tôi. Con bé thật nhanh nhẹn và xinh đẹp. Cường th́ vẫn e dè nhút nhát.

    Thăm ở đây ít bị kiểm soát hơn nhưng thời gian cũng chẳng có được là bao.




    o O o


    C̣n tiếp...

  6. #66
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cuộc nổi dậy phản đối ở trại Z30D (A và B)


    Đám chèo ở đây cũng hách dịch hơn. Chúng cho rằng việc chúng tôi được chuyển về Nam là một ân huệ. Mỗi buổi sáng lao động, chúng muốn chúng tôi phải cung cấp bữa ăn sáng và thuốc lá cho đám quản giáo và vệ binh. Hồi ở ngoài Bắc, một số chúng tôi làm điều này để mua lấy sự tự do sinh hoạt tại nơi lao động và tại pḥng giam mỗi đêm. Nhờ thế mà chúng tôi tổ chức được những ngày Quốc Khánh 1/11, Ngày Quân lực 19/6, những ngày Giáng Sinh,…


    Lúc này nhiều người đă sáng tác được những tù khúc rất hay, những bài thơ đấu tranh của Chung Tử Bửu, những giọng hát rất hay của Nguyễn Đức Bông (BĐQ). Nhưng bây giờ th́ khác rồi. Chúng tôi rất bất b́nh và quyết định không làm việc đó nữa. Nếu có sự ức hiếp tại nơi lao động th́ chúng tôi đồng loạt phản đối. Sự đoàn kết của chúng tôi bao giờ cũng làm đám chèo ngần ngại.

    Một hôm đi lao động về các đội tập họp trước cổng chờ vào trại. Một tên vệ binh ngồi ở cḥi gác trên cao hách dịch ra lịnh cho tất cả bỏ mũ nón khi đi qua trước mặt hắn. Những người đi đầu không làm công việc đó, nên hắn chận lại. Chúng tôi đồng loạt ngồi xuống trước cổng để phản đối. Tên vệ binh rất tức giận và mất b́nh tĩnh nên bắn một loạt trước những người đi đầu. Sỏi đá văng tứ tung, trúng vào cánh tay của anh Lê Văn Bút,Tr/tá không đoàn trưởng 72. Chúng tôi rất phẩn nộ, cùng la lên dữ dội. Tên trực trại rất kinh hoàng, phải gọi nhiều người cùng can thiệp. Đám chèo lúc đầu cũng hoàn toàn bất ngờ trước những phản ứng mạnh bạo của chúng tôi. Tên trực trại yêu cầu chúng tôi vào trong trại và chúng khóa cổng lại.

    Chúng tôi cũng họp ngay ban chỉ huy và ra quyết định. Việc đầu tiên là không vào buồng đêm đó và sau khi cơm nước xong chúng tôi tâp họp toàn bộ ra giữa sân, yêu cầu trại trưởng xuống giải quyết. Dĩ nhiên chúng không thực hiện những điều mà tù yêu cầu. Chúng phải đợi họp chi bộ rồi mới ra quyết định.

    Đêm đó chúng cùng hát những bản đồng ca, những bài nhạc chính huấn , những bản tù khúc và đọc những bài thơ đấu tranh. Hơn 6.000 người, kể cả gần 600 người sẽ được thả vào ngày hôm sau cũng tham gia vào cuộc tranh đấu của chúng tôi.

    Hơn 5 năm trong tù CS chúng tôi chưa bao giờ được ca hát những bài ca rất uư kỵ đối với chúng nó. Mọi người đa số đều hào hứng, nhất là những anh em trẻ. Chúng tôi đặt những vọng gác chung quanh để kịp thời báo động. Một toán đi tuần tra chung quanh để kịp thời ngăn chặn những hành động quá khích như đốt trại. Nếu hoạt động quá khích này xảy ra, coi như chúng tôi sẽ bị chúng tiêu diệt ngay.

    Bên ngoài lực lượng của chúng cũng được điều động và tăng cường. Những ổ súng cộng đồng đặt trên những tháp cao chỉa thẳng vào bên trong. Có tiếng xe tank được chuyển tới…

    Buổi sáng chúng tôi vẫn có mặt toàn bộ tại sân băi, biểu t́nh ngồi bất bạo động. Trại trưởng, là tên Tr/ tá công an Đoàn Mạnh, không xuất hiện nhưng đám cán bộ trực trại và văn hóa có mặt để t́m hiểu nguyện vọng và yêu cầu. Chúng yêu cầu đề cử những người đại diện nhưng chúng tôi cho đây là một hành động tự ư. Chúng hứa sẽ đưa nguyện vọng lên cấp trên.

    Qua một ngày và một đêm, nhiều người có vẽ mệt mỏi, nhất là vào buổi trưa nắng nóng. Nếu tiếp tục cuộc tranh đấu sẽ có những diễn tiến bất lợi. Chúng tôi cùng nhận định trong cuộc chơi không cân bằng, nếu tiếp tục sẽ thất bại và nguy hiểm. Thế này là đủ rồi. Địch cũng biết được một phần nào ư định của chúng tôi. Sau lần yêu cầu của tên trực trại vào buổi chiều, chúng tôi trở về buồng và sinh hoạt b́nh thường.

    Ba ngày sau đám cán bộ chấp pháp xuống mở cuộc điều tra. Đây cũng là dịp để chúng tôi được nói lên toàn bộ, những việc làm láo lếu của những tên cán bộ. Dĩ nhiên trong bất cứ chế độ nào cũng có những nhân sự hành động sai. Và dĩ nhiên chúng tôi cũng biết rất rơ CS khó mà bỏ qua những sự kiện tŕnh bày trong ngày hôm ấy mà chúng sẽ cho đó là những hành động và những lời nói có tính cách phá hoại. Nhưng chẳng thà được nói một cách danh chính ngôn thuận như thế này vẫn hơn. Tên cán bộ chấp pháp ngồi nghe, ghi chép và cuối cùng hắn nói sẽ chuyển những ư kiến này lên cấp trên để giải quyết nghĩa là để có những biện pháp kỷ luật tối đa.

    Đối với VC những biến cố trong những ngày qua không đơn giản hay đơn thuần là những sự kiện bất b́nh tự bùng nổ. Chúng muốn t́m những tổ chức thúc đẩy phía sau và những cá nhân lănh đạo. Khi phát biểu những ư kiến trên chúng tôi cũng đă chấp nhận những hậu quả cho ḿnh. Không phải là một hành động anh hùng cá nhân mà là sự thoát ra từ những dồn nén, căm giận từ lâu.


    Nhiều anh em như anh Nguyễn Đăng Tấn, Trung tá Pháo binh SĐ21/BB, anh Huỳnh Văn Hồng, Trung tá, cũng thẳng thắn nói lên những suy nghĩ của ḿnh. Một điều mà chúng tôi biết rất rơ những tên chấp pháp ghi nhận những ư kiến đó không phải để t́m cách sửa sai mà là những là những dữ kiện để chúng chụp mũ chúng tôi. Cũng chẳng sao. Sau bao năm trong những nhà tù VC, chúng tôi vẫn c̣n giữ vững tinh thần Quốc gia và những lư tưởng đấu tranh của ḿnh. Chúng tôi sẳn sàng chấp nhận tất cả như một người lính.

    Cũng cần nói thêm cuộc tranh đấu của trại A đă lan tới trại B của Z30D. Và nó cũng lan tới trại Z30A ở căn cứ 4.

    Kết quả “những con ma” của trại A, cùng một số ở trại B của Z30D được đưa về kiên giam tại khu xà lim Chí Ḥa. Đó là biện pháp kỷ luật đầu tiên…

    Xà lim Chí ḥa, khu ED

    Buổi sáng của một ngày sắp Tết, tất cả tập họp tại sân để chuẩn bị đi lao động. Tên cán bộ trực trại đọc trước một danh sách của những người ở nhà để làm việc. Chúng tôi đều nghĩ cái ngày ấy đă đến rồi. Tất cả đều rất b́nh tĩnh, chuẩn bị đồ đạc gọn gàng. V́ là mới thăm nuôi nên quà cáp hơi nhiều. Cũng may nếu đến trại mới th́ cũng một thời gian nữa mới được thăm. Chúng tôi lại bị c̣ng tay, đưa lên xe bít bùng chở vào buổi trưa 29 Tết. Mười bốn người mà bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ hết. Gồm có: Vũ Xuân Thông, Hoàng Bá Tất, Nguyễn Nghiêm Tôn, Nguyễn Đăng Tấn, Hoàng Vũ Duyên, Nguyễn Văn Châu, Đổ Đức Thiện, Kiều Công Cự, Nguyễn Hữu Tài,Huỳnh Văn Hồng, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Phúc Thọ, và Lê Văn Huỳnh.

    Tuy ngồi trong xe bít bùng nhưng chúng tôi vẫn theo dơi lộ tŕnh cái trại giam mà ḿnh sẽ tới. Đoạn đường đất từ đây ra đến Quốc lộ I khoảng 3 cây số theo hướng đông tây.

    Ra tới đường nếu quẹo phải th́ ra những trại ở miền Trung c̣n quẹo trái th́ về những trại ở miền Nam. Chúng tôi vẫn ao ước chiếc xe quẹo trái. Mà xe quẹo trái thiệt. Lại bàn tán xôn xao. Về Kà Tum, Tây Ninh hay một trại hắc ám nào đó… cũng được. Anh chàng Huỳnh, gọi là Huỳnh rèn, và Châu- Campuchia, chung một khóa ngồi ở ngoài cùng đă táy máy gở được tấm bạt.

    Gió nóng từ bên ngoài thổi vào và chúng tôi thấy chiếc xe đang chạy trên xa lộ Biên Ḥa. Đang thẳng về hướng Sài G̣n. Long Khánh, Trăng Bom, Hố Nai, Tam Biên, sông Đồng Nai, cầu Sài G̣n, ngă tư Hàng Xanh. Một người nào đó buột miệng kêu lên: Chí Ḥa. Tất cả ồ lên một tiếng vui mừng.

    Rồi chiếc xe chạy qua cầu Phan thanh Giản, qua Chợ Đa Kao, theo đường Hiền Vương rồi quẹo lên đường Lê văn Duyệt. Con đường này rất quen thuộc đối với tôi, con đường về nhà anh Hoàng Bá Tất, anh Tôn và tôi. Gần đến rạp chiếu bóng Thanh Vân chiếc xe quẹo trái đi vào đường Chí Ḥa. Đúng là vào trại giam Chí Ḥa. Đa số chúng tôi đều có nhà ở gần đây thôi.


    Trại Chí ḥa được xây dựng từ thời Nhật, nằm ngay trung tâm Sàig̣n, có h́nh bát giác. Người ta c̣n gọi là Ḷ bát quái gồm một tầng trệt và ba tầng lầu. Nơi đây dùng để nhốt những tội đại h́nh, chung thân và tử tội. Những nhân vật quan trọng trong nội các của Chế độ cũ được nhốt ở đây như cựu Thủ tướng Phan Huy Quát, tỷ phú Nguyễn Đ́nh Quát, các ông Bộ trưởng Ngô Khắc Tịnh, Ngô Khắc Tĩnh, Hồ Văn Châm, kể cả Đại tá Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông… Chúng tôi đến vào buổi trưa nên phải ngồi đợi bọn cán bộ đi ăn về rồi mới bày hàng ra khám xét. Bị mất đi một số đồ vật và thức ăn. Rồi kêu tên từng người dẫn đi. Đa số mỗi người đều nhốt trong một pḥng. Tôi cũng vậy, trong một pḥng ở lầu 2 thuộc khu ED.


    Trong bài viết “Trong bóng tối xà lim Chí ḥa (29/1/1981)”, Tôi đă ghi lại rất kỹ. Đời sống xà lim thật là gay go lúc ban đầu. Một ngày 24 tiếng đồng hồ. Thời gian th́ quá dài. Ngày và đêm nhiều khi khó phân định. Nhiều khi lấy ngày làm đêm và lấy đêm làm ngày. Cuộc sống không b́nh thường ít nhất cũng trong ṿng một tháng đầu. Một thân một ḿnh trong căn pḥng âm u thiếu ánh sáng, lần đầu tiên tôi bị bắt buộc làm người cô đơn. Nội qui không được chuyện tṛ, không được ca hát.

    Không gian trống vắng, ḷng tôi cũng trống vắng. Trong cái thanh tịnh tuyệt vời tôi để ḷng ḿnh lắng xuống để suy nghiệm lại suốt cả cuộc đời ḿnh. H́nh ảnh cuộc đời, h́nh ảnh những người thân yêu trở về đầy ắp trong gian pḥng. Niềm tin tôn giáo là một sức mạnh vô biên. Chúa đă ở cùng tôi.
    Tôi không c̣n cô đơn trong căn pḥng tăm tối này nữa. Tôi đă đứng dậy bước đi như tên tù Papillon của Henri Charrière. Tôi đă ngồi tham bích diện tường như một nhà sư Thiếu lâm thực sự để t́m sự b́nh an mà Chúa đă ban cho tôi, để thấy Ngài đă ǵn giữ tôi trong suốt cuộc đời chinh chiến, cũng như suốt trong những ngày lao tù. Tôi cũng cầu nguyện để Người ban cho tôi trái tim không c̣n hận thù, căm giận. Nhưng tôi b́ết điều này không phải là dể dàng.

    Những ngày sau đó rôi cũng quen đi trong cái không khí âm u tăm tối này. Chúng tôi đă t́m cách liên lạc với nhau, để biết người bên phải bên trái ḿnh là ai. Nhờ những đường ống dẫn nước mà tôi liên lạc hàng ngang bên trái ḿnh là anh Nguyễn Đăng Tấn, bên phải ḿnh là Hoàng – thánh –giá. Nhờ đường cống cầu tiêu mà tôi biết người đang ở trên đầu tôi là Hoàng Vũ Duyên. Chúng tôi không c̣n cô đơn nữa. Bọn cán bộ t́m mọi cách để ŕnh rập và nghe lén. Có lần tôi bị c̣ng hai chân trong ṿng 10 ngày v́ hát một ḿnh trong pḥng. Cũng có nhiều biến cố xảy ra ở đây mà tôi đă ghi lại trong bài viết đă nói ở trên.


    Khẩu phần hằng ngày là một chén cơm trộn một chén bắp và một chén nước canh. Cơ thể thiếu muối trầm trọng. Bên ngoài vợ tôi rất lo lắng v́ sự chuyển trại của tôi. Tin lành th́ ít mà tin dữ th́ nhiều. Nhiều người nói là chúng tôi bị đem đi thủ tiêu sau cái đêm chống đối. Sau đó nhờ móc nối với một tên cán bộ văn hóa của trại Chí ḥa mà vợ tôi đă biết tin tức của tôi. Gần một năm sau chúng tôi được nhận quà của gia đ́nh nhưng không được thăm gặp. Sau khi nhận quà lần thứ hai chúng tôi chuyển trại sau 16 tháng ở xà lim Chí Ḥa.

    C̣n tiếp....

  7. #67
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trại Xuân phước (Z20A Phú khánh)

    Trại A

    Tháng 5/1983, chúng tôi được chuyển từ trại kiên giam Chí Ḥa về trại kỷ luật Xuân Phước (Phú Khánh) thuộc huyện Củng Sơn, Tuy Ḥa. Trại này c̣n gọi là A20.

    Cùng đợt chuyển trại có những nhân vật đặc biệt như các ông cựu bộ trưởng thông tin chiêu hồi Hồ Văn Châm, BT tư pháp Ngô Khắc Tịnh, BT giáo dục Ngô Khắc Tĩnh, Ông Bùi Văn Hải, cựu chánh văn pḥng TT Ngô Đ́nh Diệm, cựu Thiếu tướng Cao đài Lê Văn Tất,… và nhiều nhân vật quan trọng khác, trong đó có Hoàng –thánh –giá.

    Tôi không biết rơ anh chàng này là ngựi như thế nào, nghe đâu hắn là người chủ chốt trong vụ chống đối ở nhà thờ Vinh Sơn trên đường Trần Quốc Toản. Ra đến trại Xuân Phước, Hoàng bị đưa ngay vào trại kỷ luật, 6 tháng sau mới được đưa ra sinh hoạt chung…

    Riêng đối với 32 anh em quân đội và cảnh sát chúng tôi từ các trại Z30D và Z30A, chúng gom lại một đội và gọi là Đội Sĩ quan chống đối và do anh Th/tá Nguyễn Văn Dũng, gọi là Dũng răng vàng, Khóa 17 Đà Lạt, làm Đội trưởng.

    Trại Xuân Phước được gọi là trại giam trung ương, dưới sự điều động trực tiếp của Bộ Nội vụ. Trại chuyên nhốt tù chính trị chung thân, tù h́nh sự có án từ 10 năm trở lên. Trại đang giữ một số tay anh chị từ chế độ cũ từ Phú Quốc và vùng kinh Năm (U Minh), một số sĩ quan nổi dậy trong trại Suối Máu trong đêm Giáng sinh năm 1978, và lâu nhất là số người c̣n sót lại từ vụ tàu Việt nam thương tín trở về từ đảo Guam năm 1975.

    Ở đây, cũng có một số nhân vật đặc biệt như Chưởng môn Vovinam Lê Sáng, Chủ nhân hăng Alpha phim, nhiều tên chủ nhân Nhà hàng, Khách sạn ba Tàu ở Chợ Lớn., rất nhiều sĩ quan Tuyên úy Thiên Chúa,Tin Lành, Phật Giáo,… Nói chung đây là một trại giam những thành phần đặc biệt.Trại gồm ba trại nhỏ A, B, C.

    Chúng tôi đến Xuân Phước vào khoảng tháng Năm, khi miền nam trung bộ nắng như đổ lửa. Tù nhân đi làm không được mang giày dép. Đôi chân trần trên những đoạn đường đá sỏi và nóng hừng hực. Chúng tôi nhất quyết tranh đấu để toàn trại đi làm được mang giày dép. Chính v́ vậy mà hơn một tháng sau, chúng tôi được chuyển vào trại B.

    Trại B

    Trại được thành lập ở dưới một cái trũng thấp, chung quanh là núi. Một con suối rộng chảy dưới chân những ngọn đồi. Vào tháng Mười nước từ các triền đồi đổ xuống gây cảnh lụt lội. Con suối mùa này trông rộng như một con sông. Những người đi thăm nuôi thường mướn những người dân địa phương chở qua bằng ghe nhỏ.

    Nhà thăm nuôi ở trên một đồi cao, chung quanh trồng khoai ḿ. Trại này chuyên trồng mía và nấu đường. So với những ngày ở trong xà lim Chí Ḥa th́ ở đây hạnh phúc hơn nhiều.

    Tôi được thăm gặp nhiều lần. Vợ tôi dẫn Cường Thảo ra thăm. Chị Ba tôi với anh Tŕ, anh Lang về năm 1982, cũng ra thăm. Đời sống tương đối dễ chịu. Đối với những sĩ quan chúng tôi, trại có vẻ tôn trọng hơn. Hơn hai mươi người chúng tôi được đưa xuống nhà bếp thế cho đám h́nh sự. Tôi được chỉ định làm Đội trưởng. Tuy nhiên người quản lư kho lại là một người tù h́nh sự.

    Hắn có tên là Huỳnh Văn Thơm, khoảng 60 tuổi, người miền Nam, tánh t́nh xuề xoà Cấp bực trong quân đội VC của hắn là trung tá. Sau 30/4/1975 đơn vị hắn tiếp quản Ság̣n, và là đàn em của Trần Văn Trà nên được làm chủ tịch quận 5.

    Năm 1976 trong chiến dịch đánh tư sản hắn ẫm được một số vàng khá lớn, khoảng trên 500 cây, theo lời hắn kể, đem về quê ở Mỏ Cày cất kỹ. Có lẽ ăn chia không đồng đều, hắn bị tố, bị nhốt ở tổng nha Cảnh sát, rồi bị đưa ra ṭa kêu án 12 năm. Tính đến nay hắn tù được hơn năm năm. Nhờ có 40 tuổi đảng nên năm nào hắn cũng được giảm án. Hắn rất bằng ḷng công việc làm của ḿnh và thường tâm sự rất tách bạch không dấu diếm: “Ḿnh đi theo “cách mạng” hơn 40 năm từ hồi c̣n đi chăn trâu, rồi giác ngộ đi bộ đội, chẳng được cái con mẹ ǵ hết. Bây giờ có cơ hội kiếm chút đỉnh dưỡng già. Ḿnh có ăn cắp của ai đâu. Ở tù sướng chán c̣n hơn ở trong rừng, trong rú…”

    Tôi ở trại này được hơn hai năm. Những ngày sau cùng chứng kiến hai cái chết thật tội: T/tá Nguyễn Ngọc Chất và T/tá Nguyễn Văn Châu. Ông Chất ở trong đội nhà bếp. Ông nhỏ con nhưng rất lanh lẹn và khỏe mạnh. Tánh t́nh cuả ông cương trực hay giúp đỡ những người gặp khó khăn. Mỗi lần đi lănh gạo ông đều t́nh nguyện đi theo. Ông nói đi ra ngoài thoáng hơn. Thường một tháng đi lănh gạo một lần. Tôi cắt cử 6 người đi theo Sáu Thơm. Đáng lẽ Sáu Thơm đi theo để cân, nhưng hắn làm biếng nên nhờ tôi đi giùm. Đến kho tôi nắm bàn cân c̣n 6 người c̣n lại vào khiêng gạo bỏ lên mâm.

    Đang làm ông Chất bảo tôi sao thấy chóng mặt quá, nên tôi bảo ông lại chỗ khác ngồi nghỉ. Xong xuôi tôi thế ông đẩy xe với Hoàng quẹo. Ông Chất lẽo đẽo theo sau nhưng dáng điệu rất mệt. Chúng tôi bàn nhau san bớt gạo qua hai xe, rồi để ông lên ngồi xe ít hơn. Ông Chất nhỏ con và trọng lượng khoảng 40 kg. Về đến trại chúng tôi chở thẳng ông xuống trạm xá. Nửa giờ sau người trạm xá lên lănh cơm báo là ông Chất đă chết v́ động tim. Cái chết đến thật mau mắn và nhẹ nhàng. Ông đă được chôn trên đồi khoai ḿ phía sau trại cùng với những người bạn đă nằm xuống.


    Người thứ hai là Nguyễn Văn Châu, T/tá, trưởng pḥng 2 SĐ/TQLC, dân Mỹ Tho, nước da ngăm ngăm, có biệt danh là Châu Campuchia. Lập trường Quốc gia rất vững chắc và rất căm ghét CS. Nhiều khi bộc lộ một cách quyết liệt, mạnh bạo trước đám chèo. Châu là người bạn cùng tranh đấu với tôi từ trại Nam Hà, rồi về Hàm Tân và xà lim Chí Ḥa, rồi ra Xuân Phước cùng ngày. V́ cùng binh chủng cho nên chúng tôi rất thân nhau. Trước 30/4/1975 Châu là một sĩ quan có năng lực, có chuyên môn cao, tánh t́nh thẳng thắn, trung thực. Vào tù anh luôn cất cao đầu, không mặc cảm, không tự hạ ḿnh trước kẻ thù. Thái độ của Châu nhiều khi làm cho bọn cán bộ rất bực ḿnh. Trong cuộc tranh đấu tại trại Hàm Tân, Châu đă chứng tỏ cho bọn chấp pháp thấy được sự kiên cường bất khuất của một SQ/QLVNCH. Cũng cần viết thêm, trong trại tù CS đă có những SQ/TQLC rất đáng được tôn trọng và vinh danh như: Mai Văn Tấn, Phạm Cang, Lê Quang Liễn, Trần Văn Loan, Vỏ Đằng Phương, Nguyễn Kim Chung,…

    Cuộc sống của Nguyễn Văn Châu đang b́nh thường th́ cơn bịnh sơ gan cổ chướng bộc phát và đă đến thời kỳ trầm trọng. Chỉ trong vài ngày mà những mà những triệu chứng lộ hẳn ra bên ngoài như nước da vàng bệch, ḷng trắng của mắt biến thành màu vàng bệch, nước tiểu cũng vàng. Anh em trong trại gom toàn bộ trụ sinh cho Châu nhưng đă trễ quá rồi. Châu được khiêng lên bịnh xá của liên trại và sau đó được chuyển ra bịnh viện Phú Khánh. Châu đă mất ở đây. Lần đầu tiên tôi nghe thấy bọn chúng cho phép thân nhân đem xác Châu về chôn ở Mỹ Tho.

    Những ngày sau cùng trong tù CS Những ngày đầu năm 1985 tại trại B Xuân phước. Đội nhà bếp chúng tôi thường xuống đi làm khi trực trại vừa mở cửa vào buổi sáng. Sau khi phát phần ăn sáng cho trại, kể cả những người ở khu kiên giam, th́ tên quản giáo vào sớm và cho lịnh: nhà bếp chỉ để lại một người ở lại nấu nước c̣n bao nhiêu tập họp lên Hội trường.

    Cả trại được lịnh tập trung lên hội trường trong khu trung tâm của trại. Đám cán bộ và vệ binh cũng có mặt đầy đủ. Tôi linh cảm như có một cái ǵ đó bất thường. Sau khi mọi người ổn định vị trí, tên trại trưởng đọc một bài diễn văn muôn thuở về đường lối của đảng và nhà nước, rồi hắn ngừng một lát, đưa mắt nh́n mọi người rồi đi thẳng vào vấn đề:

    - Hôm nay tôi sẽ đọc ba danh sách: Những người được chuyển trại, những người tiếp tục học tập cải tạo tại trại, và những người được tha… Những người có tên trong danh sách nào th́ lo thu dọn đồ đạc và ra xe…

    Cái tiếng được tha làm mọi người xôn xao lo lắng. Ḿnh đang ở trong danh sách nào đây. Tôi cố gắng trấn tĩnh, nhưng không dấu được những hồi hộp lo âu. Miệng thấy lạt lẽo và thèm một hơi thuốc. Tôi móc bọc thuốc rê và giấy ra để quấn. Hai bàn tay rung lên nhè nhẹ.

    Gần 10 năm rồi. Không biết đă đủ chưa? Cả hội trường cũng im lặng chờ đợi tên của ḿnh. Những người được gọi tên trong danh sách chuyển trại tỏ vẻ thất vọng. Họ đứng dậy nói lời từ giă bạn bè rồi lặng lẽ bước đi.

    Đợi cho đoàn xe chạy rồi tên trại trưởng bắt dầu đọc danh sách thứ hai, nhưng lần này hắn đổi lại đọc danh sách những người được tha. Mọi người ồ lên một tiếng vui mừng và hy vọng. Điếu thuốc trên tay tôi vấn vẫn chưa xong th́ tên tôi được đọc lên. Tôi thẩn thờ đứng dậy. Ḷng xúc động muốn khóc hết sức. Người bạn ngồi bên cũng có tên. Nó kéo tay tôi đi. Tôi đưa bọc thuốc rê cho một người nào đó mà bây giờ tôi vẫn không nhớ ra.

    Trong danh sách có Nguyễn Phú Tài, Hoàng Vũ Duyên, Trần Văn Châu, Hoàng Bá Tất, Vũ Xuân Thông, Nguyễn Đăng Tấn, cả các ông Hồ Văn Châm, Ngô Khắc Tịnh, Ngô Khắc Tỉnh, Lê Văn Tất, kể cả anh Đội trưởng răng vàng Nguyễn Văn Dũng.. ..

    Cái Đội gồm những sĩ quan chống đối từ xà lim Chí Ḥa về đây, đa số đều được về… Chúng tôi trở về láng trại, thu dọn đồ đạc. Thật ra tôi chỉ lấy bộ quần áo dân sự mà hôm trước thăm nuôi vợ tôi đă đem ra, một vài món cá nhân. C̣n bao nhiêu đồ ăn, quà cáp để lại cho bạn bè. Tất cả được đưa lên một chiếc xe molotova để ra trại A cũng là cơ quan của tổng trại để nhận giấy ra trại và tiền đi đường. Gần 2 giờ chiều thủ tục mới xong xuôi. Chúng tôi được chở ra Tuy Ḥa và xuống xe ở một nhà ga xe lửa gần nhất. Nhiều người lên một chuyến tàu chợ sau cùng để về Nam. Tôi theo một số người đi ngược về Đà Nẵng. Tôi muốn về thăm Mẹ và hai Chị tôi trước khi về Sài G̣n cùng với gia đ́nh nhưng phải chờ đến sáng mai mới có chuyến tàu ngược bắc. Nhiều người nóng ḷng quá giang xe đ̣, xe tải…

    Đêm nay trăng thật sáng, ánh trăng chảy tràn đầy trên muôn vật, cũng như trên tấm ḷng thật hạnh phúc của chúng tôi lúc bấy giờ. Có 3 người tù vừa mới được ra trại đang chờ tàu. Những người dân ở đây nh́n vào là biết ngay chúng tôi là ai. Họ hỏi chúng tôi tối nay định ngủ lại ở đâu? Tôi nghĩ chắc ở ngay trên sân ga này chứ c̣n ở đâu. Một người đàn ông trung niên bảo về nhà ông ấy mà ngủ. Cũng chẳng có ǵ để làm phiền người ta, với lại đêm nay chắc khó ngủ, chúng tôi cám ơn rồi rủ nhau đi t́m một cái quán ăn tối. Tô bún ḅ Huế thật ngon với một ly trà đá. Chủ quán nhất định không lấy tiền lại c̣n tặng mỗi người một gói thuốc lá.


    C̣n tiếp...

    http://baovecovang.wordpress.com/201...-cong-cu-tqlc/

  8. #68
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người dân miền Nam vẫn c̣n nhớ đến những người lính chiến năm nào. Mặc dầu bây giờ đă sa cơ thất thế nhưng cái phong thái, cái tư cách của một người lính của Quân lực VNCH năm xưa vẫn c̣n đó.

    Chúng tôi trở lại nhà ga. Không có một ai. Tất cả đều vắng vẻ. Tôi đến ngồi bên tam cấp nh́n trăng sáng lung linh. Tôi nghĩ đến những ngày tháng trong tù. Tôi bước vào tù ở cái tuổi 33, cái tuổi sung sức nhất. Tôi ra tù ở cái tuổi 43. Kể cũng c̣n đủ ư chí và sức lực để làm lại một cái ǵ. Thế là tôi đă trải qua 9 năm 6 tháng 10 ngày trong 13 trại tù của VC mà chúng gọi là những trại “học tập cải tạo”.

    Thật ra tôi không muốn tranh luận về 4 tiếng vô nghĩa đó. Chỉ có một điều khó tin nhưng có thật là hằng trăm ngàn Sĩ quan và Viên chức của VNCH đă tự động hay t́nh nguyện đi vào cái bẩy sập của VC. Những người miền Nam c̣n quá nhiều thơ ngây đối với bọn cáo già hay là chúng tôi không c̣n con đường lựa chọn nào khác?

    Cũng có nhiều người bỏ nước ra đi, cũng có nhiều người t́m cách chống lại, nhưng tất cả đều vô vọng, chỉ làm cho chiếc c̣ng số 8 càng siết chặt thêm.


    C̣n đường lối và chủ trương của VC th́ đă có sẳn theo đúng lư thuyết của bọn chúng và đă được tên cán bộ cao cấp Phạm Văn Đồng nhắc lại trong một cuộc họp nội bộ: “Đối với những viên chức và Sĩ quan của “Ngụy quân và Ngụy quyền”, chúng ta không nên giết ngay để mang tiếng với thế giới. Chúng ta chỉ cần cho chúng ăn thật ít và bắt làm việc thật nhiều. Như thế cũng đủ giết chúng một cách thê thảm rồi.”

    Trên thực tế, những điều này đă được áp dụng một cách triệt để bằng những h́nh thức đày ải đến những vùng lam sơn chướng khí, giam cầm tra tấn trong những pḥng giam tăm tối và lâu dài, bắt lao động khổ sai, hạ nhục, đánh đập, kể cả việc bắn giết, thủ tiêu rất tùy tiện…

    Tất cả chỉ nhằm một mục đích là,

    - tiêu diệt những thành phần đối nghịch bằng những phương tiện dă man và hiểm độc nhất. Nhưng anh em chúng ta đă không chết và sẵn sàng làm nhân chứng để nói lên cho cả thế giới cái bản chất của một

    - chủ nghĩa độc tài, gian manh và độc ác. Một chủ nghĩa chỉ biết áp đặt và bạo lực. Một quái thai của thời đại.

    Những người bước ra khỏi trại tù VC đều nhận thấy rơ một điều:

    Dầu bị phủ nhận, cấm đoán, và bôi bẩn, Chính nghĩa Quốc gia cuả chúng ta vẫn cao quí và trong sáng. Chúng ta đă tỏ rơ lập trường chính trị của ḿnh vững vàng hơn bao giờ hết để từ đó đưa đến một thái độ dứt khoát là Không chấp nhận, không sống chung với cộng sản.

    1. Bao nhiêu năm sống trong những trại tù CS cho chúng ta nhận diện được cái bản chất hung tàn của chế độ, một tâm địa dối trá, lọc lừa của đám lănh đạo, và tính cách vô luân, hèn hạ của những con người thừa hành. Đó là những tên công an mang nhiều tính chất thú vật hơn là con người.

    2. Đúng là “Ở trong chăn mới biết chăn có rận” như ông bà ta đă nói, hay “Chỉ có những người ăn chung một cái bát với chúng ta mới hiểu được chúng ta”. Cho nên VC chỉ lường gạt được những người nhẹ dạ, cả tin, những người chưa sống qua một ngày trong những nhà tù của chúng.

    Sống là t́m kiếm một mục tiêu cao cả để tôn thờ, để lựa chọn những cách và phương tiện tranh đấu, và sẵn sàng đương đầu với mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện cho kỳ được Lư Tưởng của ḿnh. Chúng ta đă sống qua những đoạn đường khó khăn nhất của cuộc đời ḿnh một cách trọn vẹn và trong sáng. Chúng ta vẫn có quyền hănh diện là một người lính VNCH, và có quyền xác nhận chế độ CS sẽ có ngày cáo chung trên toàn thế giới.

    Kiều công Cự, TQLC
    Anaheim ngày 7/7/2012

    (Nguồn:http://bietdongquan.com/)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 22-02-2012, 08:06 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 16-02-2012, 02:00 AM
  3. Ḍng nước mắt cho một bản quốc ca
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 37
    Last Post: 14-12-2011, 06:29 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 05-03-2011, 05:05 PM
  5. Replies: 8
    Last Post: 03-12-2010, 09:37 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •