Page 1 of 7 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 68

Thread: Ḍng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đ́nh cựu tù “cải tạo”

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ḍng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đ́nh cựu tù “cải tạo”

    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

    Cảnh ngộ của các cựu tù “cải tạo”trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại

    Lời người viết: Như mọi người đă biết về những cảnh ngộ của các cựu tù “cải tạo”, qua nhiều ng̣i bút, hoặc nghe kể lại. Riêng người viết loạt bài này, v́ đă từng là nạn nhân và cũng từng chứng kiến với những cảnh đời dâu bể, đă khiến cho người viết không thể nào quên được !

    Chính v́ thế, bắt đầu hôm nay, người viết sẽ dùng ngọn bút của ḿnh để tuần tự qua nhiều kỳ, ghi lại tất cả những cảnh ngộ vô cùng bi thương ấy; và dẫu cho có muộn màng; nhưng với ḷng chân thiết, người viết xin được cùng xẻ chia cùng các gia đ́nh nạn nhân, là các cựu tù năm cũ. Và dĩ nhiên, người viết chỉ ghi lại những ǵ đă xảy ra, mà không nêu tên họ thật.

    Kính xin quư vị đă từng “chết đi sống lại” trong những hoàn cảnh này, hăy nhận nơi đây, những ḍng nước mắt, khóc cho những cảnh đời tang thương - tân khổ, trong suốt những tháng năm dài sau ngày Quốc Hận 30/4/1975.


    Người vợ "tù cải tạo "

    Trước ngày 30/4/1975, Đại úy Thụy, là một vị sĩ quan liêm khiết, cho nên, dù đă phục vụ tại Đặc Khu Quân Trấn tại Thành phố Đà Nẵng; nơi dễ dàng có “tư lợi”, nhưng Đại úy Thụy không có nhà cửa riêng, mà ông và vợ con đă sống ở trong Cư Xá Sĩ Quan, sống đời đạm bạc.

    Chị Thụy, một phụ nữ hiếm có ở trên đời, chỉ biết sống cho chồng-con, không cần để ư đến những sự cuộc sống đầy đủ của những người vợ của các sĩ quan, là bạn của chồng ḿnh.

    Sau ngày 30/4/1975, Đại úy Thụy bị bắt, bị ở tù “cải tạo” tại: “Trại 1 - Trại chính, Trại cải tạo Tiên Lănh”, tức “Trại T.154”; hậu thân của “trại cải tạo Đá Trắng” đă được thành lập vào cuối năm 1959, tại thôn 3 xă Phước Lănh, quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

    Sở dĩ người viết biết về trại “cải tạo” này một cách rất rơ ràng, bởi v́, chính Bác ruột của ḿnh: Ông Trần Thắng, một lương dân vô tội, và các vị đồng hương đă cùng bị du kích của Việt cộng bắt, rồi bị đưa vào nơi này giam cầm, và tất cả các vị, trong đó có Bác ruột của người viết, đều đă bị chết v́ đói và lạnh ở trong trại này vào năm 1964.

    Trở lại với gia đ́nh của Đại úy Thụy. Ngày 29/3/1975, khi chồng bị bắt đi tù ( Lúc này, Thủ đô Sài G̣n chưa thất thủ) th́ “Lực Lượng Ḥa Hợp-Ḥa Giải Thị Bộ Đà Nẵng”, trụ sở được đặt tại Chùa Pháp Lâm, ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, tức Chùa Tỉnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Quảng Nam, Đà Nẵng; đă xông vào Cư Xá Sĩ Quan để đuổi chị Thụy và con cái ra khỏi nhà.

    Do vậy, không c̣n cách nào khác, nên chị Thụy đă phải ôm áo quần và d́u dắt các con ra đi, rồi phải ra nhà Ga Đà Nẵng để sống một cuộc đời gối đất, nằm sương !

    Cuộc sống của chị Thụy và các con tại nhà Ga:

    Ngày Đại úy Thụy đă phải đến “tŕnh diện” tại “Thị bộ Ḥa Hợp-Ḥa Giải” tại Chùa Pháp Lâm, số 500, đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng. Nên biết lúc này thủ Đô Sài g̣n chưa mất, tại Đà Nẵng chưa có “Ủy Ban Quân Quản”. Và, để rồi phải hơn mười năm sau Đại úy Thụy mới được trở về nhà… Ga để gặp lại vợ con !

    Xin nhắc lại, Thành phố Đà Nẵng đă bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội vào ngày 29/3/1975; trong thời gian này, Sài G̣n chưa mất, nên trước khi bị bắt vào tù, người viết đă chứng kiến cảnh sống vô cùng thê thảm của chị Thụy và các con tại nhà Ga Đà Nẵng.

    Ngày ấy, khi nghe hai bà chị họ của người viết đang buôn bán củi tại nhà Ga Đà Nẵng, số củi này được mua từ Lang Cô, chở bằng tàu lửa về Đà Nẵng để bán sỉ và lẻ, đă kể lại với người viết về hoàn cảnh của chị Thụy và các con tại nhà Ga, và c̣n cho biết chị Thụy và đứa con trai lớn cũng thường hay vác củi thuê cho hai chị.

    Và, người viết đă đến tận nhà Ga để gặp chị Thụy, để rồi phải chứng kiến trước mắt một cái “nhà” của chị Thụy:

    Bên cạnh một gốc cây, ở một góc đường Nguyễn Hoàng - Hoàng Hoa Thám là một cái “nhà” được che bằng hai tấm tôn, chung quanh được đắp những tấm bạt nhà binh đă rách, và những tấm vải bố được tháo ra từ những chiếc bao cát, loại dùng để làm lô cốt chống đạn của quân đội VNCH.

    Trong “nhà” là một chiếc chơng tre rộng khoảng hơn một mét, có trải chiếc chiếu cũ, một chiếc chăn cũng cũ.

    Trên chiếc chơng tre, là hai đứa con nhỏ của chị, khoảng dưới năm tuổi ngồi trên đó, v́ phía dưới, trong những ngày mưa, hoặc mùa Đông, th́ những gịng nước đen ng̣m, hôi hám đă từ phía nhà Ga chảy ra lênh láng ở phía dưới chiếc chơng, nên chị Thụy không cho hai con nhỏ bước xuống đất, mà cứ ngồi, nằm hoặc ngủ, để chờ Mẹ và Anh trai đem gạo về nấu cơm cũng ngay trong cái “nhà” này.

    Chị Thụy và con trai lớn đă phải vác hàng thuê không kể mưa, nắng, ngày, đêm, chỉ khi nào quá mệt, th́ lại về, để rồi phải nằm gác lên nhau trên cái chiếc chơng tre độc nhất ấy. Đó là một “mái nhà” của chị Thụy và các con !

    Về cuộc sống, chị Thụy và con trai lớn chắc khoảng trên mười tuổi đă phải ra sức để làm hết mọi việc, từ vác, xách hàng thuê cho những người đi buôn bán, hoặc khách văng lai. Chị Thụy và cháu trai không ngại khó bất cứ một công việc nặng nhọc nào.

    Người viết đă chứng kiến cả hai Mẹ-Con chị Thụy c̣ng lưng để vác những bao gạo, những bó củi từ những chuyến tầu lửa từ Huế chạy về Đà Nẵng, vác từ trong nhà Ga ra đến ngoài mặt đường Nguyễn Hoàng, là nơi những chiếc xe “ba gác” đang chờ sẵn để chở những bó củi đến những nơi buôn bán sỉ, hoặc chở những bao gạo đến những người bán gạo lẻ ở các chợ.

    Nên biết, là vào thời gian ấy, chị Thụy c̣n trẻ tuổi, có nhan sắc, nếu muốn, chị cũng có một cuộc sống no ấm, chứ không phải dầm mữa dăi nắng. Nhưng không, chị Thụy đă quyết giữ một ḷng chung thủy với chồng: Đại úy Thụy, và đă sống cho chồng con.

    Người viết nghĩ rằng, vào lúc ấy, khi quyết định và chấp nhận một con đường chông gai đó, chị Thụy thừa biết về tương lai của ba con thơ của anh-chị sẽ mịt mờ, đen tối, v́ chị không có “hộ khẩu”, nên các con không được đến trường để học hành; nhưng không thể để con cái phải chịu dốt không biết chữ, nên mỗi ngày chị đều tự dạy cho các con học, để biết đọc, biết viết.

    Ngoài những công việc như đă kể, chị Thụy đă chắt chiu từng đồng, để mua những gói quà, để rồi đă vượt hàng trăm cây số đường rừng, để đến “trại cải tạo” để “thăm nuôi” chồng đang trong cảnh đời lao lư.

    Gói quà thăm nuôi vô giá!

    Những gói quà thăm nuôi, mà chị Thụy đă từng lặn lội đem lên trại “cải tạo” để thăm chống, không như những gánh quà của các bà vợ Sĩ quan khác, mà chỉ vỏn vẹn là một gói nhỏ trên tay thôi !

    Người viết vẫn nhớ đến một lần cùng được đi thăm nuôi một lần với Đại úy Thụy. Khi vào “nhà thăm nuôi” th́ thân nhân của tù “cải tạo” đều có “giấy thăm nuôi” do phường, xă ở địa phương cấp cho, c̣n riêng chị Thụy th́ không hề có một tờ giấy ǵ cả, mà chỉ có một gói quà trên tay thôi.

    Hoàn cảnh của Đại úy Thụy là độc nhất vô nhị tại trại “cải tạo”, nên “Ban giám thị” của tại đă xét thấy nếu muốn cho Đại úy Thụy được “an tâm học tập cải tốt” th́ phải cho anh được gặp mặt vợ; Do đó, những “cán bộ phụ trách thăm nuôi” đă “linh động” cho Đại úy Thụy được gặp mặt vợ mà không có “giấy thăm nuôi”.

    Người viết vẫn nhớ như in, lần ấy, khi được phép gặp mặt Đại úy Thụy và sau khi “trật tự” xét quà thăm nuôi, khi gói quà được mở ra, th́ chỉ có mấy “bánh” đường đen, một ít “thuốc rê” loại thuốc để người hút tự vấn thành điếu để hút, và một “thẩu” mắm ruốc, ớt mà thôi.

    Khi viết lại những điều này, người viết biết rằng sẽ làm cho quư vị cựu tù sẽ xúc động, có thể rưng rưng khi nhớ lại một kỷ niệm, mà đa số vị đă biết; và tôi đă được quư vị tù trong lúc lao động ngoài đồng ruộng lúa, đă kể lại cho tôi biết: chính lần được thăm nuôi đó, khi về pḥng tù, Đại úy Thụy chắc nh́n thấy sự tiều tụy của vợ mà đau buồn, nên vẫn để gói quà nằm yên, cho đến tối, th́ Đại úy Thụy mới mở ra; và, khi cầm một “bánh” đường đen trên tay, th́, ôi ! nước mắt của Đại úy Thụy bỗng tuôn trào, anh muốn ngất đi, khi nh́n thấy những chiếc dấu răng của trẻ con đă cạp, đă cắn, sứt sứt, mẻ mẻ chung quanh chu vi của mấy “bánh” đường…

    Đại úy Thụy đă hiểu mọi sự. Th́ ra, các con nhỏ của anh v́ thèm đường, nhưng Mẹ, tức vợ của anh không cho ăn, v́ “để dành thăm nuôi Ba”, nhưng bởi c̣n quá nhỏ tuổi, nó thèm quá, nên nó đă lén mẹ để cạp, để cắn bớt chung quanh “bánh” đường cho đỡ thèm !

    Và, Đại úy Thụy đă không thể ăn được mấy “bánh” đường đen ngày đó, mà cứ để yên, cho đến khi v́ trời nắng nóng, nên nó đă chảy ra thành một đống nhăo nhoẹt rồi, th́ Đại úy Thụy mới dám ăn !

    Gói quà thăm nuôi ấy, mà cho đến hôm nay, khi nhắc lại, th́ chắc rằng, chẳng phải riêng người viết, mà chắc các quư vị cựu tù “cải tạo” cũng như quư độc giả cũng công nhận rằng: đó là một gói quà thăm nuôi vô giá.

    Ngày trở về:

    Trong suốt những năm tháng dài ở trong trại “cải tạo”, Đại úy Thụy không hề biết vợ con của ḿnh đang làm thuê, vác mướn, sống ở nhà ga Đà Nẵng, v́ chị Thụy không muốn cho anh biết, mà chỉ nói chị đang buôn bán ở đường Nguyễn Hoàng mà thôi, và các bà vợ Sĩ quan, cũng không ai biết về cuộc sống của chị Thụy, mà nếu có biết họ cũng không nói ra.

    Chỉ cho đến hơn mười năm sau, khi được ra tù, trở về, cứ như theo lời của vợ, Đại úy Thụy đă đi t́m vợ con dọc theo con đường Nguyễn Hoàng, và khi ngược lên đến nhà Ga Đà Nẵng, th́ bất ngờ, một bóng dáng của người phụ nữ đang c̣ng lưng để vác một bó “củi cḥ” lớn trên vai.

    Bó củi này, là củi của chính chị của tôi, v́ chị tôi rất quư chị Thụy, thường hay nói chuyện với chị Thụy, nên mỗi khi có củi từ Lang Cô chở vào Đà Nẵng là đều nhờ chị Thụy.

    Cuộc tương phùng này, hay nói cho đúng nghĩa, là một cuộc Đoàn Viên giữa vợ chồng con cái của Đại úy Thụy, th́ người viết không thể dùng bất cứ một từ ngữ nào để có thể diễn đạt một cách cho trọn vẹn; nhưng người viết được biết, sau đó, Đại úy Thụy gặp lại một người lính cũ, và đă được người lính đă một thời thuộc quyền của ḿnh, đang làm nghề “sản xuất bia hơi”, người viết không biết uống bia, rượu, nên không biết đến loại “bia hơi” này nó ra làm sao; song được biết, người lính cũ tốt bụng này, đă giúp đỡ cho cả gia đ́nh của Đại úy Thụy có một nơi ở, lại c̣n giúp cho Đại úy Thụy mượn một chiếc xe đạp cũ, để hàng ngày Đại úy Thụy chở những thùng bia hơi mà người lính này chỉ tính giá vốn, rồi đem đến giao cho những quán ăn, để lấy tiền lời, cho đến ngày Đại úy Thụy cùng vợ con lên đường sang Mỹ theo diện tù “cải tạo”.


    Người ta thường nói, bất cứ cái ǵ, nó cũng có “cái giá” của nó. Cái giá, này th́ tùy theo sự suy nghĩ của mỗi người. Tại Đà Nẵng, đă có nhiều người vợ của các Sĩ quan đă chọn cho ḿnh bằng những cách sống, những con đường khác nhau, và tất nhiên, cho đến bây giờ, họ cũng đă biết được “cái giá” của nó như thế nào rồi. Lại cũng có người nói rằng, chị Thụy làm như thế, chỉ giữ được ḷng chung thủy với chồng, nhưng các con của anh chị phải chịu thất học, chỉ biết đọc, biết viết do Mẹ dạy, chứ nếu làm khác hơn, th́ chắc con cái sẽ không phải làm thuê, vác mướn, và bị thiệt tḥi về vật chất…

    Tuy nhiên, theo người viết, ở trên đời này, có một thứ không dễ ǵ ai cũng có thể t́m thấy được, đó là sự trọn vẹn và cao quư của t́nh yêu, v́ chỉ có t́nh yêu đích thực mới khiến cho con người vượt lên trên được tất cả, mới đạp bằng hết được những chông gai của cuộc đời. Người viết nghĩ rằng, giờ đây, anh chị Đại úy Thụy đang hạnh phúc trọn vẹn trong những năm tháng c̣n lại của cuộc đời.

    Tưởng cũng nên nhắc lại: Sau ngày 30/4:1975; các vị Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Ḥa đă bị vào các nhà tù “cải tạo”. Chính nơi đây, chính những cảnh tù đày, là những cuộc thử nghiệm về chất người. Bởi v́, nếu trước đó, những bà vợ đă lấy chồng là những vị cựu tù “cải tạo” v́ t́nh yêu chân thật, th́ t́nh yêu ấy sẽ khiến cho họ càng thương yêu chồng trong cảnh lao tù, mà không lỗi đạo làm vợ; c̣n như nếu họ đă lấy chồng v́ danh, v́ lợi, th́ tất nhiên, khi các ông chồng vào tù rồi, th́ danh hết, lợi hết, th́ t́nh cũng hết, nên họ đành đoạn bỏ người chồng đang đau khổ trong nhà tù, để ôm cầm sang thuyền khác, điều đó, không có ǵ là lạ cả.

    Nhưng những chuyện đă nói, là chuyện của những người khác; c̣n riêng chuyện của Đại úy Thụy là một chuyện thật, có bi thương, song cũng có những ngọt ngào. Có những giọt nước mắt, nhưng cũng có những giọt lệ mừng và những nụ cười thật trọn vẹn như hôm nay, khi anh chị Đại úy Thụy và gia đ́nh đă và đang được đoàn viên nơi hải ngoại.

    Trời không phụ ḷng người là vậy.


    Pháp quốc, 6/5/2012

    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

    http://honviet.co.uk/HanGiangTranLeT...uuTuCaiTao.htm
    Last edited by Tigon; 09-06-2012 at 11:23 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    01-10-2010
    Posts
    229

    Chuyện đọc thiệt cảm động

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    [B][SIZE=2]
    Trở lại với gia đ́nh của Đại úy Thụy. Ngày 29/3/1975, khi chồng bị bắt đi tù ( Lúc này, Thủ đô Sài G̣n chưa thất thủ) th́ “Lực Lượng Ḥa Hợp-Ḥa Giải Thị Bộ Đà Nẵng”, trụ sở được đặt tại Chùa Pháp Lâm, ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, tức Chùa Tỉnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Quảng Nam, Đà Nẵng; đă xông vào Cư Xá Sĩ Quan để đuổi chị Thụy và con cái ra khỏi nhà.
    Cám ơn Tigon. Chuyện đọc thiệt cảm động.

    Thời xưa đă có từ "Ḥa Hợp-Ḥa Giải" rồi sao? Nghe hay nhưng chỉ đầu môi chót lưỡi thôi thôi. :)

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by NhaTrang View Post
    [COLOR="#000080"]Cám ơn Tigon. Chuyện đọc thiệt cảm động.

    Bà Trần Lệ Tuyền có viết trên một trang mạng:"(Xin tái ngộ quư độc giả với những chuyện t́nh của Tù “cải tạo” có thật trong những bài kế tiếp) "

    Tigon sẽ đón những bài mới của Bà , để đem về giới thiệu với các bạn VL.

    Cũng mong đón nhận sự tiếp tay của các thân hữu VL

    Tigon

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by NhaTrang View Post

    Thời xưa đă có từ "Ḥa Hợp-Ḥa Giải" rồi sao? Nghe hay nhưng chỉ đầu môi chót lưỡi thôi thôi. :)
    Có đấy chứ , nhưng Việt Cộng chỉ "Ḥa Hợp-Ḥa Giải " với Mỹ thôi .

    Ngày xưa , đ̣i " đánh cho Mỹ cút " , bây giờ cha con chúng thi nhau liếm giầy Mỹ.

    Hăy nh́n lại bài " Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mỹ đến VN " đó , xem chúng xum xoe thế nào ?

    Đúng là lũ " Nịnh nhà giàu ( Mỹ ) , hèn trước giặc ( Tàu ) , ác với dân ( Việt ) "

    Tigon

  5. #5
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Một Chuyến Thăm Anh

    Một Chuyến Thăm Anh

    Đỗ Văn Phúc
    (Chuyện thật 100%, Kính tặng các chị, vợ tù nhân chính trị Việt Nam)

    Lắc lư trên chiếc xe đ̣ nêm chật người đă hơn hai tiếng đồng hồ, Thoa cố nhướng mắt chống lại cơn buồn ngủ v́ đă gần như thức trắng mấy đêm nay. Con đường từ Vũng Tàu, Sài G̣n ra Ngả Ba Chí Thạnh chỉ vài trăm cây số nhưng phải mất hai ngày mới tới. Một phần do đường sau chiến tranh đă bị tàn phá nặng nề mà không sửa chữa; phần do cái phương tiện thổ tả là chiếc xe đ̣ già nua, chạy bằng than đá cứ khục khặc như những cụ già ho suyển đêm mùa đông. Khổ tâm nhất là số lượng hành khách nhồi nhét trên xe c̣n hơn cá ṃi sắp trong hộp Sumaco, cộng với nạn cắp trộm xảy ra ngay trên xe làm hành khách cứ phải cố tỉnh táo, khư khư ôm hành lư vào ḷng, từng phút canh chừng người đồng hành bên cạnh, người đồng hành phía sau.
    Từ khi nhận được thư của chồng báo tin trại cho phép thăm nuôi, cùng với một “đơn đặt hàng” hơn nửa trang giấy, Thoa vừa mừng vừa lo. Mừng v́ sau hơn hai năm không được gặp chồng v́ anh cứ bị trại biệt giam và trừng phạt cúp thăm nuôi, nay sắp có dịp được gặp lại nhau, dù chỉ trong ṿng nửa giờ ngắn ngủi. Xa đến đâu, gian nan đến đâu, nàng cũng không ngại ngùng để đi đến tận nơi thăm viếng người chồng đang bị đày đọa trong cái địa ngục mang mỹ danh “Trại Cải Tạo Xuân Phước”.
    Mừng chưa trọn, th́ nỗi lo lại kéo đến. Từ gần cả chục năm nay, sau ngày bọn Cộng Sản vào chiếm miền Nam bắt các anh vào trại tù; th́ các chị cũng hứng chịu vô vàn khốn đốn. Trước hết là mất sinh kế. Chỉ có lác đác vài chị trong nghề giáo th́ c̣n được tạm lưu dụng với đồng lương kém cỏi và bị theo dơi hà hiếp ngày đêm. Làm vợ một quân nhân rày đây mai đó, Thoa chẳng thể nào có một việc làm nhất định dù có đủ bằng chuyên môn. Ngày trước, lo cho một mẹ chồng và bốn đứa con, cả gia đ́nh chỉ trông cậy vào đồng lương của anh và nguồn thu nhập ít ỏi từ hai bàn bi da đặt trước nhà. Nay Việt Cộng vào, ai c̣n vui vẻ mà chơi nữa. Lớp trai tráng th́ phần đi vào tù, phần nào không dính chế độ cũ th́ đi thanh niên xung phong. Nhiều gia đ́nh phải bị buộc rời thành phố để đi xây dựng khu kinh tế mới mà thực chất là một sự lưu đày để trả thù đối với thành phần thị dân khá giả, cũng như để công khai cưỡng chiếm nhà cửa tài sản họ.
    Rồi qua hai lần đổi tiền mà dân miền Nam coi như mất trắng.
    Rồi qua những chiến dịch đánh từ tư sản xuống đến tiểu thuơng để dọn đường cho cái gọi là cải cách thương nghiệp xă hội chủ nghĩa.
    Cả gia đ́nh sáu miệng ăn của Thoa chỉ c̣n trông cậy vào tài xoay chuyển của nàng. Khi th́ mua mớ cá lén lút đem lên Sài G̣n bán; khi th́ nửa đêm cùng đứa con trai lớn mới 6. 7 tuổi ra tận băi Dâu, chở ́ ạch trên chiếc xe đạp những thứ cá vụn đem về làm mắm bán cho bà con lối xóm. Có khi phải lặn lội xuống tận miền Tây mua chục kư gạo đem về kiếm chút lời. Một thiếu nữ xinh tươi mơn mởn ngày nào của xứ Hoa Anh Đào nay chỉ c̣n lại h́nh dạng tồi tàn, ốm o đen đúa của một “con buôn chui nhủi”. Nàng phải học bao mánh mung thủ đoạn để qua mặt bọn đao phủ thuế vụ dày đặc trên những chặng đường. Nàng phải quen với lối ngủ bờ ngủ bụi vất vả trăm bề để bảo vệ miếng ăn nghèo nàn cho mẹ già và đàn con thơ.
    V́ thế, khi nhận lá thư của chồng, khô khan đầy những câu đúng bài bản rập khuôn cải tạo - lại kèm theo bản kê khai những thứ nhu yếu phẩm mà anh đă đắn đo rất nhiều mới viết ra, nàng bồi hồi và lo lắng. Lấy đâu ra tiền để vửa chi phí cho chuyến đi xa hàng trăm cây số từ Vũng Tàu ra tận miền Trung và mua những thức ăn, đồ dùng cần thiết cho người chồng tù tội.
    Biết hoàn cảnh của gia đ́nh bên ngoài, đa số tù nhân chính trị đều rất khổ tâm khi phải xin vợ con. Trong tù, hàng năm dài với những bữa ăn không đủ với khoai ḿ và nước muối - thậm chí có khi không có muối để ăn- th́ cái ǵ cũng thèm cả. Người tù đă phải ăn bất cứ con vật nào kể cả côn trùng, ḅ sát nào vô phúc lọt vào tầm tay của các anh. Các anh cũng chẳng chừa loại cỏ nào, miễn là nhét cho đầy cái bao tử luôn luôn trống rỗng. Trừ một số ít mà gia đ́nh c̣n khá giả hay có thân nhân từ ngoại quốc gửi về tiếp tế, th́ đa số chỉ dám xin vài kư cơm khô, ít cá khô hay sang hơn là mắm ruốc xào sả ớt. Đường tán th́ rất cần v́ cơ thể không thể thiếu nó. Vật dụng cần thiết th́ cái khăn mặt, bánh xà pḥng, bàn chải răng… Thư xin quà của Đức cũng đơn giản thế thôi nhưng anh vẫn thấy áy náy vô cùng.
    Nhưng chớ nghĩ rằng nó đơn giản đối với những gia đ́nh bên ngoài đang lo vật lộn với cuộc sống. Người tù, khi có dịp lén lút gửi lá thư về nhà, có thể không ngại ǵ mà không thành tâm bộc lộ hết những hoàn cảnh của ḿnh. Nhưng trái lại, ít thấy trường hợp mà những bà mẹ, những người vợ dám kể ra nỗi cơ cực của họ. Họ âm thầm chịu đựng và giữ im lặng để cho người đang khổ nạn trong bao lớp hàng rào kẽm gai kia c̣n ấp ủ chút hy vọng mà sống sót trở về. Kể lể đau thương ra phỏng có giải quyết được ǵ? Họa chăng chỉ làm cho người tù trong kia thêm quẩn trí mà có những hành vi có hại cho bản thân. Đă có nhiều trường hợp c̣n đau thương hơn sự nghèo đói về vật chất. Có những bà vợ không chịu nổi khó khăn, đă nén ḷng mà bỏ con cái sang ngang, có khi với chính bọn thù. Có những người cha, mẹ già đă quá mỏi ṃn chờ tin con mà ra đi về bên kia thế giới trong uất hận cô đơn. Có lẽ sức chịu đựng của những người tù khó vượt qua những cơn mất mát đau thương này dù họ c̣n nhiều dũng cảm và nghị lực để đứng vững trước tra tấn, hành nhục của quân thù.
    Suốt cả tuần lễ trước ngày đi, Thoa phải vất vả lắm mới xin xong giấy phép đi đường. Chạy từ khóm, lên phường rồi lên huyện; nơi đâu cũng chỉ thấy những đôi mắt cú vọ, gầm gừ và những lời khi th́ mỉa mai, khi th́ giáo điều. Nào là : động viên chồng lao động tốt, học tập tốt, động viên; cách mạng khoan hồng… Nàng cứ già mù sa mưa vâng vâng dạ dạ để được việc.
    Bà Hai, mẹ chồng, th́ đă nấu những nồi cơm đem sấy khô và mua mắm ruốc về xào với sả thêm chút thịt bằm. Biết con đói thèm, bà cũng rán gói thêm vài cặp bánh chưng. Nhờ chiếc tủ lạnh cũ, mẹ làm nước đá bán cho bà con lối xóm dành dụm cả năm trời để chờ dịp bới xách cho đứa con trai độc nhất của ḿnh. Đă có rất nhiều thời điểm mẹ và con dâu, cháu phải ăn bo ḅ, khoai lang sùng. Có khi cả nhà đi nhặt rau sam, rau dệu mọc ven đường để ăn. Ḷng người mẹ, người vợ là thế đó. Nó c̣n bao la hơn cái đại dương mà người ta thường ví von trong những câu thơ, bài hát.

    Xế chiều, sau khi qua chiếc cầu Đà Rằng dài nhất nước và chạy thêm chừng vài cây số, xe đă đến ngả ba Chí Thạnh, nơi các bà vợ tù Xuân Phước sẽ đón xe làm để vào tận Đồng Xuân. Thoa xuống xe, khệ nệ xách hai tay hai xách túi quà nặng trĩu lê lết qua bên vệ đường để t́m xe lam đi tiếp. May thay, c̣n một chuyến xe chót. Cùng đi trên xe đó có hai chị cũng đi thăm chồng nên họ nhập bọn với nhau dễ dàng và cởi mở. Chị Son, vợ anh Phạm Hoàng Duyên trước đây là sĩ quan Cảnh Sát, cũng đi từ Vũng Tàu nên tỏ vẻ thân thiện và giúp đỡ nhất. Chị hướng dẫn từng chút làm thế nào để tránh bị cướp giật, móc túi; chị nhắc thức ăn ǵ có thể qua được sự khám xét của trại, thứ nào có thể nấu ngay tại nhà thăm nuôi, thứ nào để tù có thể cất dành ăn lâu, vân vân và vân vân. Chị đi thăm nhiều lần nên rành lắm.
    Xe lam chạy chậm trên con đường đất đi vào quân Đồng Xuân và đỗ tại ga Xuân Phước. Từ đây, hai bên đường đă có rải rác nhà dân vừa mới xây dựng trở lại. Những căn nhà tranh vách đất ba gian nho nhỏ như những chiếc bánh ú. Dân t́nh xứ này chán lắm. Họ toàn là dân từng theo và sống trong vùng chiến khu của Việt Cộng nên được bố trí ở quanh trại tù như để tạo thêm một ṿng đai ngăn tù. Họ được hứa hẹn một số gạo thưởng nếu báo cáo hay bắt được tù trốn trại. Như thế, cộng với một ṿng núi bao quanh, trại A-20 Xuân Phước được xem là kiên cố và là nơi mà con kiến cũng khó lọt ra ngoài được.
    May chỉ mang ít quà, nên Thoa cũng lết vào cổng trại A theo kịp các bà bạn. Họ tŕnh giấy tờ cho một anh công an có bộ mặt non choẹt nhưng cố làm ra ḿnh là quan trọng.
    - Chị này thăm Phạm Hoàng Duyên ở phân trại E th́ chờ đây. Chị kia thăm Vơ Văn Đức th́ đi vào phân trại B.
    - Trại B là ở đâu anh?
    - Chị phải gọi tôi nà cán bộ, không được gọi anh.
    - Vậy th́ ở đâu cán bộ?
    - Ra ngoài kia, đi rẽ sang tay trái theo con đường xe ḅ chừng hai ki nô mét.
    - Giờ này tối rồi làm sao mà đi thêm được. Cán bộ cho ở lại tạm chờ sáng mai được không?
    - Được nàm thao mà được. Ai cho chị ở đây! Đi đi.

    Nh́n ra bên ngoài, trời đă tối sầm lại. Ngoài ngọn đèn mù mờ trong cái cḥi tiếp thân nhân này, chỉ c̣n bóng đêm đầy đe dọa. Thoa rùng ḿnh nghĩ đến khoảng đường bất trắc c̣n lại. Biết không thể năn nỉ được những anh cán bộ vô cảm này, nàng lặng lẻ quay bước. Hai tay đă mỏi đừ vẫn phải cố nâng hai túi quà giờ này như đă nặng thêm lên.
    Con đường vào phân trại B đi qua xuyên rừng. Hai bên đường là những lùm cây rậm có vẻ ŕnh rập. Bóng đêm và thú dữ, rắn rết thiếu ǵ. Trong ḷng nàng đă thấy chột dạ, chỉ muốn ngồi bệt xuống gần nơi cổng trại E rồi ra sao th́ ra, để chờ trời sáng; một phần t́nh thương nhớ chồng thôi thúc giúp nàng tăng thêm sức mạnh và ḷng can đảm. Nàng vừa đi vừa lâm râm cầu nguyện. Nhớ những ngày đi thăm chồng trong vùng hành quân, súng đạn bom ḿnh cũng nguy hiểm vô vàn nàng c̣n vượt qua được kia mà. Thỉnh thoảng, nàng lại nghĩ về các con ở nhà. May mà không đem chúng theo; nhưng dù sao có chúng, cũng đỡ cho ḿnh cô đơn.
    Đường th́ vẫn thấy xa hun hút. Đi ṃ mẩm trong gần một tiếng mà tưởng chừng như càng đi vào hoang dă. Những ánh sao trên trời cho chút ánh sáng mờ mờ để c̣n thấy lối đi. Qua những khoảng đường có cây cao, th́ phải nói là hoàn toàn tối tăm.
    Thoa phải thỉnh thoảng đứng lại đặt hai túi xách xuống mà thở dốc. Hai cánh tay đă mỏi nhừ, không c̣n sức để nâng. Sau cùng, nàng nghĩ ra một cách, tuy chậm, nhưng đỡ vất vả. Thoa để một túi xách bên đường, dùng cả hai tay ôm túi c̣n lại. Đi khoảng hai chục mét, để xuống và quay trở lại bê túi xách kia. Cứ thế, nàng đi tới đi lui như một con kiến tha mồi. Bổng, vụt một cái. Một bóng người từ đâu đó nhảy xổ ra. Thoa hoảng hốt giật nẩy ḿnh và cảm nhận sự hiểm nguy của một thân đàn bà giữa chốn rừng hoang vắng. Nàng dụt túi xách xuống và dợm bỏ chạy. Nhưng cái bóng người đó đă chắn ngay trước mặt. Từ khuôn mặt không thấy được, thốt ra một câu hỏi rất hiền ḥa:
    - Chị đi thăm ai mà khuya khoắt thế này? Không sợ sao?
    Vẫn chưa hoàn hồn, nhưng cảm thấy tạm an tâm, Thoa đáp:
    - Tôi đi thăm chồng ở trại E, họ chỉ vào trại B. Đă tối mà họ không cho ở tạm để chờ sáng.
    - Chị thăm anh nào thế? Tên ǵ?
    - Tên Đức, Vơ Văn Đức, ở đội 7.
    - Ôi dà, anh Đức th́ ai mà không biết. Em là tù h́nh sự đi tự giác, giờ này mới về trại. Để em mang phụ chị hai túi xách. Chị cứ đi theo em, không sao đâu.
    Nghe đến đây, Thoa thấy càng yên tâm. Hai người vừa đi vừa tṛ chuyện. Long, người tù h́nh sự kể cho Thoa nghe những chuyện về Đức.
    - Anh ấy ĺ lắm chị. Cán bộ quản giáo trực trại ǵ cũng phải né anh. Tội nghiệp, anh cứ vào cùm liên tục. Chống đối mà! Trại họ đâu có tha. Em hồi đó cũng đi lính, “giải phóng” vào em theo bạn bè đi cướp bị bắt xử 15 năm. Ở được 7 năm rồi, chờ giảm án.
    - Chú về rồi làm ǵ mà sống?
    - Chưa biết, chị. Chắc phải vượt biên thôi. Chớ không khéo lại vào tù.
    Cho đến khi hai cẳng chân đă rả rời, Thoa mới thấy vài ánh đèn từ trại hắt ra.
    - Tới rồi đó. Chị đi vào căn nhà bên trái mà tŕnh giấy. Ngày mai anh mới ra được. Chị mượn nồi mà nấu nướng. Tụi em có chất củi sẵn gần bếp cho mấy gia đ́nh thăm nuôi.
    Thoa ngỏ lời cám ơn và lấy ra một cặp bánh chưng biếu cho Long. Nhưng Long không nhận
    - Chị để dành cho anh ấy. Tụi em đi tự giác kiếm ăn được thoải mái, thịt cá ǵ không thiếu.
    Thoa cảm động thầm nhủ: “Chú ấy là lính cũ hèn chi tốt đến thế.”
    Trong căn nhà tranh nhỏ dựng đơn sơ chếch phía ngoài cổng trại, đă có hai gia đ́nh đang lui cui nấu nướng thức ăn. Vài em bé bồn chồn đứng chờ bên mẹ. Thoa chờ chừng khoảng 10 phút th́ thấy có một anh công an lùn từ trong dăy nhà trại đi ra. Anh ta tự xưng là cán bộ giáo dục. Với một giọng xách mé, anh ta hất hàm hỏi:
    - Thăm ai? Đội mấy?
    - Dạ, chồng tôi là Vơ Văn Đức, Đội 7.
    - Chị chờ đây. để tôi vào xem lại hồ sơ.
    Lại chờ. Một bà đă lớn tuổi đến bên nhỏ nhẹ nói:
    - Em kiếm một chỗ cất đồ và dọn dẹp nghỉ lưng đi. Em ở đâu tới? Đường xa chắc mệt lắm.
    Anh cán bộ giáo dục đă quay trở lại, lần này thêm một anh khác trông c̣n hách dịch hơn. Anh này dáng cao, ốm, có cái miệng chu ra như mơm chuột chù.
    - Tôi báo cho chị biết, anh Đức vi phạm nội quy nhiều lần, chây lười lao động, có thái độ chống đối. Chúng tôi cúp thăm nuôi một kỳ này. Khi nào anh Đức tiến bộ, chúng tôi sẽ cho gặp gia đ́nh.
    - Mấy cán bộ thông cảm, tôi có giáy báo của trại. Đi từ trong Nam ra mất cả hai ngày trời. Xin cho tôi gặp chồng tôi năm mười phút cũng được.
    - Nói không là không. Chị phải viết thư giáo dục anh ấy thực tâm cải tạo th́ mới hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước cho về sum họp.
    - Tôi van cán bộ. Đă hai năm nay không được thăm gặp anh ấy…
    - Chị đừng van nài vô ích. Trại đă có chính sách. Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người trở lại. Những người như anh Đức lẽ ra là bắn bỏ, nhưng trại tạo điều kiện cho cải tạo. Thời gian nhanh chậm là do anh ấy. Chị phải động viên anh ấy.
    - Th́ cán bộ có cho tôi được gặp một vài phút, tôi mới động viên được chứ.
    - Chị này lư sự nhỉ! Thôi ở đây tạm rồi ngày mai đi về. Không cho là không cho.
    - Đă không cho thăm th́ sao lại cho gửi giấy báo? Làm mất bao nhiêu công sức người ta.
    Hai anh cán bộ lườm Thoa một phát sắc như dao rồi lạnh lùng bỏ đi.
    Ngồi thụp xuống chiếc giường tre, Thoa bật lên khóc nức nở. Bao nhiêu công sức lặn lội đường xa ra thăm chồng mà không được gặp mặt. Đă có ít lắm hai lần khi anh c̣n ở trại Hàm Tân, nàng cũng nghe những lời cảnh cáo răn đe về anh. Nhưng họ c̣n cho gặp gỡ năm mười phút để trao chút quà và vội vàng nói lời thương nhớ ủi an. Tủi thân, nàng lại đâm ra trách chồng. Đi cải tạo sao không chịu an phận qua ngày như mọi người. Cứng đầu cứng cổ làm chi cho khổ thân ḿnh, khổ lây vợ con. Cứ thế biết ngày nào về anh ơi!
    Thoa lại khóc. Vợ chồng chỉ cách nhau không hơn trăm mét, qua hai lớp hàng rào và một cái hào sâu kia thôi, mà chẳng được thấy nhau. Giờ này chắc anh đă ngủ, có biết vợ anh đang ngồi thổn thức ở đây không? Hai giỏ quà mang cả t́nh thương gia đ́nh cho anh họ cũng không cho gửi vào. Biết bao giờ mới lại được gặp nhau đây?
    Mấy bà thăm nuôi kéo đến vỗ về an ủi. Một bà nhanh trí đưa ra đề nghị.
    - Thế này nghe chị. Em là Huệ, vợ anh Hùynh Văn Bá Vạn, cũng ở Vũng Tàu mới ra hồi trưa nay. Ngày mai chị đưa giỏ quà cho em, em nhờ anh Vạn dem vào cho anh Đức. Chị muốn nhắn ǵ th́ nhắn miệng. Em cố giúp cho.
    - Em cám ơn chị. Chỉ xin chồng chị nói với anh ấy biết là có em ra thăm. Anh ấy đừng cương quá, chỉ hại thân ḿnh không về được với vợ con. Đă gần mười năm tù tội rồi. Ai cấp nhỏ như anh cũng đă về từ lâu.
    - Thôi chịu vậy. Không năn nỉ chúng nó được đâu. Em biết cái thằng cán bộ cao cao đó. Nó là thằng Hùng. Nó ác lắm và hỗn nữa.

    Phía bên trong những hàng rào tre nhọn chơm chởm, tiếng kẻng báo giờ đă vang lên nghe rợn người. Có lẽ đó là lúc tù nhân phải đi ngủ. Vài tiếng lên đạn rắng rắc của mấy vệ binh trên cḥi làm cho Thoa chợt thấy sợ hăi bâng quơ. Nàng để nguyên cả áo quần đang mặc, nằm dài xuống quay mặt vào vách mà suy nghĩ mông lung. Nàng thầm nguyện sao cho đêm nay, được mơ thấy anh và anh cũng nằm mơ thấy nàng để ít ra họ c̣n gặp nhau trong giấc mộng.
    Bên kia, các bà cũng đă thu dọn xong và lục tục đi ngủ. Một cây đèn dầu leo lét đặt ngay trên chiếc bàn giữa nhà.
    Thoa buông một tiếng thở dài sườn sượt. Đêm nay sẽ rất dài, dài chừng vô tận. Tiếng côn trùng ngân nga trong đêm rừng tịch mịch như ru thêm điệu buồn ai oán trong ḷng người vợ tù nhân.



    Đỗ Văn Phúc

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ḍng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đ́nh cựu tù “cải tạo”! ( Bài 2)

    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

    Có phải là t́nh yêu?


    Tại thành phố Đà Nẵng, có rất nhiều người, nhất là những cựu tù “cải tạo” , và ngay bây giờ, khi nhắc lại, th́ sẽ khiến cho họ nhớ đến một người cùng với những tiếng rao hàng, để bán kem. V́ người này, đă quá quen thuộc với người dân tại Đà Nẵng, cho nên người viết cứ nói ra họ, tên thật của vị cựu tù “cải tạo” này. Đó là, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Dũng.

    Trước năm 1975, Thiếu tá Dũng đă cưới một nữ sinh chỉ mới 17 tuổi làm vợ. Cô vợ trẻ này, dă được nhiều người biết đến là “người đàn bà chân không chạm đất”. Nói “chân không chạm đất”, không có nghĩa là cô ta chỉ ở măi trên ghế, trên giường, mà bởi v́ mỗi lần Th/tá Dũng muốn đưa vợ đi đâu, trong khi tài xế và xe hơi đang đợi ở trước nhà, th́ người ta thấy Th/ t Dũng luôn luôn bế cô vợ trẻ đẹp trên tay, để đem đặt ngay trên ghế của xe, rồi mới cho xe chạy. Và, đến lúc trở về, khi xe dừng trước cửa nhà, th́ Th/tá Dũng lại bước ra, để chính tay của ông mở cửa xe và lại bế cô vợ trẻ để đưa vào nhà, chứ không bao giờ để cho vợ phải đi ra xe, đi vào nhà bằng đôi chân của ḿnh. Th/tá Dũng bảo: v́ ông “cưng vợ, nên làm như thế”.

    Nhưng: Chiến trường thử lửa ḷng trai, Biệt ly mới biết ḷng người chờ mong. Sau ngày 30/4/1975, tất cả quư vị Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Ḥa, khi đă đi vào các nhà tù “cải tạo”, th́ sự “biệt ly”, không hoàn toàn có nghĩa là vĩnh biệt, v́ họ vẫn c̣n sống, họ có thể gặp mặt thân nhân của ḿnh ở những “nhà thăm nuôi”. Chỉ có những người thân đă đành đoạn bỏ rơi họ trong các trại “cải tạo”, c̣n riêng họ, vẫn từng ngày, hằng đêm đều mong nhớ đến vợ con và người thân của ḿnh.


    Nhắc lại những điều này, để nói lên cái t́nh nghĩa thân t́nh cốt nhục, mà đặc biệt nhất vẫn là t́nh nghĩa vợ chồng, v́ người ta vẫn thường nói: “Con chăm Cha, không bằng bà chăm ông”.

    Câu nói này, thật vô cùng chính xác, nhưng chỉ có một t́nh yêu chân thật, và chỉ có những người khi đă đến với nhau không v́ một lẽ nào khác, mà bắt nguồn từ tấm ḷng yêu thương tha thiết, th́ dẫu sau đó, khi người chồng có gặp hoạn nạn, người vợ sẽ không thể đành tâm mà “Trăm năm hồ dễ ôm cầm thuyền ai”; mà họ sẽ hết ḷng thương yêu chồng, thay chồng nuôi con cái. Song tiếc rằng, trước kia, đa số những người có chức quyền trong chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, đă chọn vợ bằng cặp mắt! V́ thế, sau khi bị vào tù rồi, th́ người vợ của ḿnh, cũng bị người khác chọn bằng cặp mắt.

    Và, một trong những cảnh ngộ ấy, chính là Thiếu tá Dũng. Ông đă lầm lẫn, khi cứ ngỡ rằng cứ “cưng vợ” theo cái cách “không để cho đôi chân của vợ chạm đất” như thế, th́ đương nhiên vợ của ḿnh cũng đáp lại ḷng thương yêu của ḿnh trọn kiếp!

    Quả đúng như thế, v́ mọi sự ở trên cơi đời này, nếu không có những cuộc thử nghiệm về chất người, mà cái “pḥng thử nghiệm” nổi tiếng đó, chính là các trại tù “cải tạo”, th́ các vị QCCVNCH sẽ không làm sao biết được thế nào là t́nh yêu chân thật, là t́nh nghĩa phu thê.



    Trường hợp của Th/ tá Dũng, đă là một trong nhiều cảnh ngộ khác: Ngày Th/tá Dũng đi vào tù, th́ vợ chồng ông đă có bốn con, nhưng vợ ông c̣n trẻ, đẹp; và người vợ “chân không chấm đất” năm xưa, đă không những phải “chấm đất” mà lại c̣n “chấm” luôn vào những vũng śnh của cuộc đời, rồi sau đó, đă lấy chồng, và có con.

    Những điều đó, đă chứng minh rằng, người vợ trẻ đẹp năm xưa đă lấy Th/tá Dũng làm chồng, không phải v́ t́nh yêu chân thật.


    C̣n tiếp...

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cay đắng t́nh người!

    Cay đắng, lại càng thêm cay đắng, v́ trong suốt sáu năm ở tù, Th/tá Dũng không được vợ thăm nuôi, nhưng ông không biết vợ ḿnh đă lấy chồng, v́ cứ ngỡ rằng, v́ quá nghèo, nên vợ của ḿnh không thể thăm nuôi. Do vậy, cho nên, ngày được ra tù, ông liền trở về căn nhà cũ, để t́m lại vợ con. Nhưng, chua xót, phũ phàng thay! V́ căn nhà của ông đă thay chủ tự bao giờ!

    Ngày gặp lại “người vợ chân không chạm đất”, bây giờ “bà” đă chịu “chạm đất” để đem giao hết bốn đứa con cho ông. V́ là đàn ông, nên Th/tá Dũng đă nhận hết cả bốn con của ḿnh, và đưa trở về sống tại căn nhà cũ tại Đà Nẵng.

    Nhưng theo người viết, nếu Th/tá Dũng sáng suốt, th́ sẽ không có thêm những sóng gió sau này. Song có lẽ, v́ cô dơn, v́ cần có một đôi tay, một bóng dáng của người phụ nữ, để có một “mái ấm”, cho nên Th/tá Dũng đă đón nhận một người phụ nữ, đă có năm con, nghe nói, chồng đă chết, và đưa về làm vợ của ḿnh.

    Người viết và Th/tá Dũng, thỉnh thoảng vẫn đến thăm nhau. Người viết đă chứng kiến gia đ́nh của Th/tá Dũng, gồm có con ông, con bà và một con chung; tất cả là mười hai người, mà bà vợ sau này, lại không biết làm một việc ǵ để có thể phụ giúp ông Dũng để nuôi cả hai ḍng con. Bởi vậy, nên Th/tá Dũng đă nghĩ ra một “nghề” mới. Đó là “nghề” bán kem, để nuôi cả gia đ́nh.

    Ngày ấy, hàng ngày, người dân tại thành phố Đà Nẵng, thường thấy một người đàn ông cao lớn, ngồi trên chiếc xe đạp cũ, phía sau là một thùng kem. Người bán kem đă đạp xe chạy quanh hết cả thành phố, với những tiếng rao “hàng”:

    “Cà-rem cây đây! ai mua cà-rem,… ai mua cà-rem…”

    Người bán cà-rem cây ấy, chính là Th/tá Dũng. Ông không ngại khó khăn, để đi bán kem hàng ngày, mà chỉ mong sao cho có cơm để nuôi sống cho cả gia d́nh là đủ. Nhưng thực ra, nếu không có ḷng thương của đồng bào tại Đà Nẵng, th́ Th/tá Dũng có lẽ khó có thể nuôi nổi cả gia đ́nh với những đồng tiền bán kem.

    Người viết vẫn c̣n nhớ, ngày ấy, người bán kem dạo ở Đà Nẵng rất nhiều; nhưng đồng bào ở các chợ cũng như trên đường phố, v́ đă biết rơ hoàn cảnh của Th/tá Dũng, nên họ thường dành những đồng tiền để mua kem của ông Dũng, và có khi họ không lấy những đồng tiền nếu ít, được thối lại nữa.

    Trước ngày vượt biển, người viết có đến tận nhà của Th/tá Dũng, v́ muốn đưa ông đi cùng, nhưng sau đó, không quay trở lại, v́ biết ông không thể ra đi một ḿnh, mà người viết tự biết, không thể đưa cả gia đ́nh ông gồm mười hai người đi vượt biển, v́ không phải là chủ tầu.


    C̣n tiếp...

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đến “miền đất hứa”:

    Sau khi vượt biển, đă định cư tại Pháp, th́ người viết đă nhận được thư của Th/tá Dũng, nói rằng sắp lên đường để đến “miền đất hứa” là nước Mỹ, theo diện tù “cải tạo”. Người viết thấy mừng cho ông, v́ nghĩ rằng, gia đ́nh ông sẽ hết những ngày gian khổ, đặc biệt, là người vợ và các con riêng của bà, sẽ hết ḷng thương -quư ông, v́ nhớ đến những ngày tháng ông mang thùng kem đi rao bán dạo trên khắp phố phường Đà Nẵng, v́ họ đă sống bằng những đồng tiền bán kem với những giọt mồ hôi của ông đă rơi xuống trong những buổi trưa hè chói chang nắng nóng.

    Nhưng không, ngày ông rời Việt Nam để sang Mỹ, chưa được bao lâu, th́ người viết lại nhận được tin là vợ và các con riêng của bà, những con người đă từng sống bằng những đồng tiền bán kem của ông đă đành đoạn bỏ ông, không cho ông được sống chung nữa! Và, một lần nữa, Th/tá Dũng đă phải nuốt nước mắt, để ra đi!

    Như vậy, cuộc đời của Th/tá Dũng, đă có hai người vợ, dù chân có chấm đất hay không, th́ theo người viết, cả hai, họ không phải đến với Th/tá Dũng bằng một t́nh yêu chân thật. Người vợ trước, đă lấy ông v́ danh, v́ lợi, để được ông bế trên tay, để “chân không chấm đất”, c̣n người vợ sau đă lấy ông, để ông phải chịu làm người bán kem, để nuôi sống cho bản thân bà và các con riêng của bà mà thôi.

    Và, để kết thúc câu chuyện của Th/tá Dũng, người viết muốn nói rằng: Để đo lường được ḷng yêu thương của đàn bà, th́ đàn ông đừng nên yêu, đừng nên chọn vợ bằng mắt; mà hăy yêu, hăy chon vợ bằng khối óc, để có được một người vợ sẽ hết dạ yêu thương chồng, cộng thêm sự kính trọng và ḷng chung thủy vẹn tuyền.

    Lời sau cùng, mà người viết muốn gửi đến Th/ Dũng: Người viết không bao giờ quên những sự quư mến của ông đă dành cho người viết và gia đ́nh. Đồng thời, ngày xưa, lúc c̣n ở tại quê nhà, người viết đă từng nghe Th/tá Dũng vẫn thường nói: “Tôi luôn luôn đặt niềm tin vào Đấng Toàn Năng”.

    Vậy th́, người viết chân thành cầu chúc cho ông sẽ luôn t́m thấy niềm tin, và niềm vui bên các con trong tay của Đấng Toàn Năng, trên suốt quăng đường c̣n lại của cuộc đời, sau hai lần đổ vỡ!

    Pháp quốc, 7/6/2012

    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

    (Xin tái ngộ quư độc giả trong những bài kế tiếp)

    http://hon-viet.co.uk/HanGiangTranLe...uTuCaiTao2.htm

  9. #9
    Thanh-Nam
    Khách

    VIETNAM : LES 30 JOURS DE SAIGON

    Published on May 19, 2012 by tacouin
    VIETNAM : LES 30 JOURS DE SAIGON
    Satellite - 05/06/1975 - 01h00min45s
    Source: INA

    Vietnam - Les 30 jours de Saigon (30/4/1975), phát trên truyền h́nh Pháp ngày 5/6/1975. H́nh màu, dài 1 giờ, xuất hiện đủ mọi gương mặt dân chúng tại Saigon từ lực lượng thứ 3 đến những người trong rừng ra, từ thành phần cách mạng 30/4 đến những người chạy loạn, và đủ mọi tâm trạng hồ hởi, lo sợ, khinh khỉnh.

    Mặc áo đen, thay mặt Chánh phủ lâm thời trả lời phỏng vấn trong suốt cuốn phim là bà Nguyễn Ngọc Tú(?).

    Phút 2, trên lễ đài mừng chiến thắng ngày 5/5/1975 có các ông, bà Nguyễn Thị B́nh, Nguyễn Văn Linh, Văn Tiến Dũng, Huỳnh Tấn Phát, Lê Đức Thọ, Nguyễn Hữu Thọ, Tôn Đức Thắng.

    Phút 9, một đơn vị bộ đội tạm thời trú đóng ở vườn cây trước dinh Độc Lập, bên hông nhà thờ Đức Bà. Thoáng qua tượng đài Petrus Kư trên Đại lộ Thống Nhứt trước khi bị chính quyền mới dỡ bỏ, dời về nhà Chú Hoả.

    Phút 11, một anh cách mạng 30/4 cầm loa: "Chúng tôi chiều nay sẽ tổ chức một cuộc biểu dương lực lượng chưa từng thấy trong suốt 30 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ để chào mừng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng".

    Phút 14, luật sư, cựu dân biểu đối lập, cựu chủ tịch Phong trào Phụ nữ đ̣i quyền sống, bà Ngô Bá Thành hào hứng nói về vai tṛ của "Lực lượng thứ ba" và viễn ảnh một chính phủ nhiều thành phần.

    Phút 15, kéo đổ tượng Thuỷ quân lục chiến trước trụ sở Hạ Nghị viện (Nhà hát Thành phố).

    Phút 20, "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" của Nguyễn Đức Quang.

    Phút 22, một cựu sĩ quan Quân lực VNCH.

    Phút 24, pḥng tuyến Trảng Bom sáng 27/4/1975. Trận kịch chiến cuối cùng.

    Phút 33, trên xa lộ Hanoi, rất gần cầu Saigon, cảnh một đứa nhỏ chừng 10 tuổi bị thương phần mềm nên máu me đầy mặt "thôi chết tui rồi. Lính biểu "đừng chạy, đừng có chạy". Nó ngồi yên cho băng bó nhưng miệng vẫn tiếp tục la "dạ, chết con rồi, dạ đừng chết nha, tội nghiệp lắm (...), trời ơi máu chảy không ngừng nè, tui bị xe đụng 1 lần rồi giờ c̣n vầy nữa, có thuốc ǵ cho con uống hông chú, máu chảy ra hoài vầy chết sao, bắn ngay trán nữa, trời ơi đù má sao ác quá vậy...".

    Phút 44, ông Bùi Quang Thận ôm cờ Mặt trận. Ông Dương Văn Minh tại tiền sảnh dinh Độc Lập: "Tôi trao quyền lực lại cho những người xứng đáng hơn tôi rất nhiều".

    Phút 45, "một vài binh lính của quân đội thất trận vẫn chiến đấu trước Toà đô chánh Saigon".

    Phút 45, Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long tự sát dưới chân tượng Thuỷ quân Lục chiến.

    Phút 45, chuẩn bị treo cờ Mặt trận tại trụ sở Toà Đô chánh.

    Phút 49, một thầy giáo ở Tân Định tập hợp học tṛ quét dọn đường sá. Loa phóng thanh thông báo Saigon chính thức thay tên.

    Phút 49, mặt sau Chợ Saigon, góc đường Thủ Khoa Huân, Lê Thánh Tôn.

    Phút 52, ngồi trong xe chạy từ đại lộ Hàm Nghi qua Trần Hưng Đạo, một cô gái dự báo về các quyền tự do của người dân (giải trí, đi lại, nhảy đầm, báo chí) sẽ bị hạn chế, kiểm duyệt trong những ngày tới đây. "Họ không muốn người dân biết quá nhiều về các quyền tự do mà dân chúng các nước khác được hưởng". "Mọi người ai cũng sẽ như ai, không c̣n người giàu, kẻ nghèo".

    "Liệu Saigon có trở thành bản sao của Hanoi?"
    "C̣n tuỳ..."
    "Tuỳ chuyện ǵ?"
    "Tuỳ thuộc việc Chánh phủ Cách mạng Lâm thời có tiếp tục tồn tại hay Hanoi sẽ vào đây nắm quyền. Nhưng chắc chắn cuộc sống không c̣n như trước."
    "Tại sao phải như trước? Như trước có tốt hơn?"
    "Ngoài t́nh trạng tham nhũng ra th́ (như trước tốt hơn)..."

    Phút 54, một nhóm bộ đội trên đường Hùng Vương, góc Tôn Thọ Tường. Phần âm thanh là giọng của một nhân viên chế độ cũ không muốn lên h́nh v́ đă chống cộng tới phút cuối. Ông tuyên bố đă chiến đấu v́ lư tưởng tự do cho quê hương ông, không phải v́ chế độ ông Thiệu, vốn bị dân chúng chán ghét. Ông bi quan về tương lai sau ngày 30/4. Ông tự hào đă chiến đấu v́ "mode de vie" (tạm dịch lối sống / hiến pháp quốc gia) với rất nhiều tự do mà dân chúng miền Nam đă được học và hưởng...


  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    NGƯỜI LÍNH ẤY CỦA TÔI…

    Trong khi chờ bài 3 của bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền , mời quư thân hữu xem một tác phẩm khác về người vợ tù " cải tạo "

    NGƯỜI LÍNH ẤY CỦA TÔI…


    Tôi quen anh năm 17 tuổi, khi c̣n cắp sách đến trường. Lúc ấy anh là sinh viên sĩ quan năm thứ ba, hai mươi tuổi đời, nhưng dạo đó trong mắt tôi anh thật chững chạc, lại tài hoa, và cũng không thiếu… si mê.

    Anh nhất định đ̣i cưới tôi ngay sau khi ra trường, nói rằng Thầy Mẹ anh sẽ ưng ư, không thể phản đối.

    Tôi h́nh như có hơi ngạc nhiên và hơi… sợ sợ, v́ tuổi 18, 19 thời đó c̣n nhỏ lắm, chẳng biết ǵ, chỉ biết rằng tôi h́nh như cũng… yêu anh nhiều lắm.

    Tôi c̣n nhớ, tuy c̣n nhỏ và ngây thơ lắm, nhưng những ngày giữa năm thứ tư của anh, từng đêm tôi đă thổn thức một ḿnh.

    Cảm giác lúc ấy là chỉ sợ mất anh vào nơi gió cát mịt mù mà biết bao người trai đă ra đi không hẹn ngày về. Và tôi nhất quyết lấy anh, tuy anh làm phiền ḷng Ba Má tôi không ít, khi anh dứt khoát từ chối mọi công lao chạy chọt của song thân tôi ngay từ truớc ngày anh tốt nghiệp. Anh gần nổi giận cả với tôi, anh nhất định đi Nhảy Dù.

    Bao nhiêu gịng nước mắt cũng không cản được con người ấy. Gia đ́nh tôi ngần ngại, nhưng tôi là con gái út, được cưng nhất nhà, vả lại cả nhà ai cũng quư mến anh…

    Thế là tôi rời ghế nhà trường năm 19 tuổi, lên xe hoa mà tưởng như đang trong giấc mộng t́nh yêu thời con gái.

    Rồi th́ giă từ quê huơng Đà lạt yêu dấu, giă từ những kỷ niệm yêu đương trên từng con dốc, từng vạt nắng xuyên cành trong hơi lạnh thân quen, từng hơi thở th́ thầm trong ngàn thông thương mến, tôi theo anh về làm dâu gia đ́nh chồng ở Sài G̣n.

    Tôi chưa hề được chuẩn bị để làm dâu, làm vợ, đầy sợ hăi trong giang sơn nhà chồng, c̣n chưa biết ứng xử ra sao, nhưng được cha mẹ và các em chồng hết ḷng thương mến. Các chú em chồng nho nhă luôn luôn hoan hô những món ăn tôi nấu nướng.

    Tuần trăng mật thật vội vă nhưng vô cùng hạnh phúc, chỉ vỏn vẹn trong thời gian anh nghỉ phép ra trường, rồi tŕnh diện đơn vị mới, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù ở Tam Hiệp.

    Mùng sáu tết Tân Hợi 1971, Sư đ̣an Dù của anh đi mặt trận Hạ Lào. Hôm ra đi anh vui tưng bừng như con sáo sổ lồng, trong khi tôi thẫn thờ… Anh siết tôi thật chặt, không cho tôi khóc, nói rằng ra đi trong gịng nước mắt vợ hiền là điều xui rủi.

    Tôi vội vă gượng cười, để rồi từng đêm thổn thức một ḿnh trong căn pḥng lạnh vắng, run rẩy lắng nghe từng tin chiến sự miền xa. ..

    Thư anh từ mặt trận toàn những điều thương nhớ ngập tràn, pha lẫn những lời như những tràng cười say sưa của người tráng sĩ đang tung ḿnh trên lưng ngựa chiến.

    Mẹ chồng tôi chẳng vui ǵ hơn tôi. Hai mẹ con buôn bán xong thường đi lễ chùa, khấn nguyện. Bà cụ bảo tôi “phải khấn cho nó bị thương nhẹ để mà về, chứ vô sự th́ lại không được về, vẫn c̣n bị nguy hiểm”…

    Tôi càng hoang mang, thảng thốt, quỳ măi trong khói hương với đầy nước mắt, chẵng khấn được câu nào… Má tôi trên Đà lạt cũng vội lặn lội lên tận cốc xa, thỉnh cho được tượng ảnh Bồ Tát Quán thế Âm để chồng tôi về sẽ đeo vào cổ.

    Sau trận đầu tiên ở Hạ Lào anh trở về với cánh tay trái treo trước ngực. Tôi run run dội nước tắm cho anh để nước khỏi vào vết thương, mà không dấu được nụ cười đầy sung sướng, pha lẫn… đắc thắng, cảm ơn Trời Phật linh thiêng…

    Rồi anh lại ra đi. Tây Ninh, Cam Bốt, cùng những địa danh trong các gịng tin chiến sự mà tôi thuộc nằm ḷng. Trảng Bàng, Trảng Lớn, Suông, Chúp, Krek, Đam Be…

    Anh đi toàn những trận ác liệt một mất một c̣n với quân thù quái ác. Vừa lành vết thương là lại ra đi. Tôi thành người chinh phụ, thao thức từng đêm, vùi đầu vào gối khóc mùi trong lời khấn nguyện Phật Trời che chở cho sinh mạng chồng tôi.

    C̣n anh, anh cứ đi đi về về trong tiếng cười vui sang sảng, hệt như các bạn chiến đấu trong cùng đơn vị, mà nay tôi vẫn c̣n nhớ tên gần đủ: các anh Tường, Hương, Trung, Dũng, Sinh, Chiêu, anh Sĩ, anh Tâm, anh Quyền….

    Mỗi lần trở về b́nh an là một lần cả nhà mở hội, và mỗi khi nhận lệnh đi hành quân là một lần tôi thờ thẫn u sầu trong lúc anh hăng hái huưt gió vang vang khúc hát lên đường.

    Con người ấy không biết sợ hăi là ǵ, không cần sống chết ra sao, và không hề muốn nghe lời than văn, chỉ thích nụ cười và những lời thương yêu chiều chuộng. Anh nói không biết tại sao anh có niềm tin kỳ lạ là không có việc hiểm nguy nào hại đựơc thân anh.

    Tôi chỉ c̣n biết chiều theo ư chồng, không bao giờ dám hé môi làm anh buồn bực, v́ thời gian gần nhau quá ngắn ngủi, tôi chỉ lo chiều chuộng và đem lại cho anh những phút giây hạnh phúc hiếm hoi của người lính chiến, không muốn để anh bận ḷng v́ những nỗi lo âu.

    Lấy chồng hơn hai năm sau mà tôi vẫn chưa có cháu, v́ anh cứ đi, đi măi đi hoài, những ngày gần nhau không có mấy.

    Rồi mùa hè đỏ lửa nổ ra lúc Tiểu Đoàn 5 Dù đang đóng quân ở vườn Tao Đàn. Anh nhảy vào An Lộc, lăn lóc đánh dập đánh vùi với địch quân đông gấp bội trong gần ba tháng trời, mất cả liên lạc bưu chính, ở nhà không hề nhận một chữ một lời.

    Người hạ sĩ quan hậu cứ mỗi tháng ghé lại gia đ́nh thăm hỏi đều phải vẫy tay tươi cười ngay từ đầu ngơ. Anh về được đúng một tuần, th́ lại lên đường đi Quảng Trị. ..

    Rồi anh lại bị thương ở cửa ngơ Cổ thành, trở về trong pḥng hồi sinh Tổng y viên Cộng Ḥa. Trên đướng tới bệnh viện cùng với gia đ́nh, tôi ngất xỉu trên xe của người anh chồng…


    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 22-02-2012, 08:06 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 16-02-2012, 02:00 AM
  3. Ḍng nước mắt cho một bản quốc ca
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 37
    Last Post: 14-12-2011, 06:29 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 05-03-2011, 05:05 PM
  5. Replies: 8
    Last Post: 03-12-2010, 09:37 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •