Results 1 to 7 of 7

Thread: Về chuyện quản lư đất nước

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Về chuyện quản lư đất nước

    Báo Tuổi Trẻ Chủ nhật ngày 27-5.2012 chạy tít lớn: “Phá nát danh thắng Đà Lạt”, và vào đề với mấy câu “thảm thiết” như sau: “Thác Cam Ly bốc mùi, hồ Than Thở… thở than, thung lũng T́nh Yêu rỗng ruột… Hàng loạt thắng cảnh nức tiếng từng làm nên sự kỳ diệu của ‘xứ sở ôn đới trong ḷng nhiệt đới’ đều đang trong thảm cảnh”.

    Chuyện về thác Cam Ly và hồ Than Thở bị ô nhiễm nặng có lẽ không gây ngạc nhiên và thắc mắc nhiều lắm, nhưng việc dân đào thiếc đă đào ngay dưới thung lũng T́nh Yêu “những đường hầm nhiều cửa ăn thông với nhau, dài hàng trăm nét, bên trong có đầy đủ điện nước”, cũng gần 7 năm rồi (Tuổi TrẻChủ nhật sđd, tr. 6; x. Thanh Niên 2-6-2012, tr.1 và 12) mà chính quyền “không biết” (?) cho đến khi báo chí phanh phui … th́ thật là không tin nổi!

    Từ núi, ta xuống biển nghe chuyện : Người Trung Quốc lập bè nuôi thuỷ sản ở Cam Ranh. Ở vịnh Cam Ranh, cách quân cảng không xa, có hàng chục bè nuôi cá của người Trung Quốc, với những ngôi nhà lợp tôn được thiết kế kiên cố, mỗi bè rộng khoảng 100 m2 (x. Thanh Niên 1-6-2012, tr 4).




    Bè nuôi cá trên vịnh Cam Ranh của người Trung Quốc.

    Có người ở P. Cam Linh (TP Cam Ranh) cho biết ông ta làm thuê cho người Trung Quốc từ khi bè nuôi cá của họ mới lập vào năm 2001 đến nay, nghĩa là đă 11 năm rồi!

    Người này c̣n cho biết: “Những người Trung Quốc này thực chất rất ít nuôi cá mà chủ yếu mua cá mú ở Cam Ranh và các tỉnh Phú Yên, B́nh Thuận, Kiên Giang … về vỗ béo, sau đó chờ tàu từ Trung Quốc qua chở về.

    Cứ khoảng một tháng có một tàu loại lớn của Trung Quốc qua lấy hàng, trên tàu có gần mười người đều là người Trung Quốc” (Tuổi Trẻ 2-6-2012. tr. 6).

    Việc nuôi và xuất khẩu hải sản như thế đều không đặt dưới sự quản lư nào của chính quyền địa phương, và tất nhiên họ không phải trả đồng thuế nào cả!

    Măi đến chiều 1-6 ông Nguyễn Văn Hoàng – phó bí thư Thành uỷ Cam Ranh – mới cho biết quan điểm của chính quyền về vụ này như sau:

    “Thành uỷ yêu cầu kiểm tra có bao nhiêu người nước ngoài đang nuôi trồng, mua bán thuỷ sản trong vịnh Cam Ranh, có đăng kư kinh doanh hay không, có đăng kư tạm trú ở địa phương hay không …Việc người Trung Quốc nuôi hải sản trong vịnh Cam Ranh đă xuất hiện mấy năm nay rồi nhưng đúng là anh em quản lư ở các địa phương lơ quá, theo dơi không kỹ. Anh em cứ tưởng họ tới mua hải sản rồi đi chứ không nắm chắc họ trụ lại đó để làm ăn là dở quá. Mấy năm nay họ mượn danh nghĩa người Việt Nam để nuôi cá mà không đóng đồng thuế nào cả” (Tuổi Trẻ, 2-6-2012, tr.6).

    Theo cách nói rất “trơn tru” của ông phó bí thư Thành ủy Cam Ranh, th́ “anh em” chỉ “lơ quá”, chỉ “cứ tưởng là…”, chỉ “theo dơi không kỹ” (nghĩa là có theo dơi), anh em chỉ “dở thôi”, tắt một lời các người anh em của ông phó bí thư chả có lỗi ǵ hết! Xin nhắc lại, người Trung Quốc làm ăn ở đây đă là những ông chủ lớn ngay từ năm 2001.

    Cũng như vụ thiếc tặc ở thung lũng T́nh Yêu, ở Cam Ranh cũng thế, chỉ sau khi sự việc được báo chí đưa ra dư luận th́ chính quyền TP mới biết những người dựng bè cá trên vịnh là phi pháp và quyết định trục xuất họ (x. Tuổi Trẻ 2-6-2012, tr.6).

    Sau vụ Cam Ranh, báo Thanh Niên ngày 2-6-2012 lại có bài viết về “Người Trung Quốc ở Vũng Rô”. Bài báo tóm tắt: “Ổ Vũng Rô (Phú Yên) hàng chục người Trung Quốc liên kết với một số công ty tư nhân VN để đầu từ nuôi trồng thủy sản nhưng lại hợp thức hoá dưới vỏ bọc chuyên gia kỹ thuật”

    . Mánh lới của họ cũng không mới lạ ǵ: lúc đầu người VN đứng tên nuôi, họ làm chuyên viên, rồi nhờ có vốn, họ thuê lại và ăn chia với người Việt Nam, cuối cùng toàn bộ chi phí đầu tư nuôi thuỷ sản đều do tư thương Trung Quốc bỏ ra. Họ cũng nhập luôn cá giống từ TQ. Công nhân làm việc trên bè đều do tư thương TQ trả tiền công. Họ đă thực sự trở thành những ông chủ rồi.

    Các ngành chức năng tỉnh Phú Yên cũng chẳng biết được nguồn cá xuất bán đi đâu, chỉ biết nguồn cá đó rất lớn (Thanh Niên, sđd, tr.13). Nghĩa là chính quyền không cho phép, không quản lư, không thu thuế! Ông trưởng thôn Vũng Rô chỉ bức xúc cho biết: “Họ nuôi theo quy tŕnh khép kín v́ con giống cũng từ TQ nhập về. Đến khi cá lớn, tàu của TQ vào tận bè mang đi Tàn bộ việc mua bán, vận chuyển đều qua đường biển cả. Ngư dân ḿnh mà lái tàu đến gần th́ họ yêu cầu tránh xa, trong khi mặt nước vùng này là của ḿnh quản lư. Xe chuyên chở thức ăn của họ gây ô nhiễm môi trương chỉ có người dân ở đây lănh đủ” (Thanh Niên, nt).

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 09-06-2012 at 08:01 PM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ba sự việc trên đây (tôi chọn chúng chỉ v́ tính thời sự của chúng trên báo chí miền Nam rất gần đây thôi) đều liên quan tới sự yếu kém của giới lănh đạo các cấp về quản lư và tinh thần trách nhiệm trong những lănh vực thuộc trách nhiệm của họ. Loại sự việc như thế, ở những tầm mức khác nhau, th́ nhan nhản khắp nơi. Sự yếu kém của nhà quản lư biểu lộ ra theo nhiều cách.

    - “Không biết!”. Cách thứ nhất là: “Tôi (chúng tôi) không biết”.

    Cách nói này có khi là đúng sự thật nhưng vẫn không đủ để chạy tội cho anh nếu do nhiệm vụ của anh, anh phải biết. Song câu nói quen thuộc đó rất lắm khi là một câu dối trá. Sự thật là anh biết rơ nhưng anh chối phắt v́ sợ trách nhiệm bởi anh đă dung túng, đă nhắm mắt làm ngơ, hoặc anh thông đồng hay anh bị mua chuộc (tham nhũng)…

    V́ lư do ǵ đi nữa, anh vẫn thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu đạo đức, chí ít anh cũng là người hèn nhát. Trong trường hợp trách nhiệm quản lư trực tiếp thuộc cấp dưới, th́ khi được hỏi, cấp trên thường trả lời: “Tôi (chúng tôi) không nghe (hay chưa được) báo cáo”.

    Cấp trên thường cảm thấy ḿnh đă được “an toàn” với câu trả lời đó, nhưng họ có dễ dàng phủi trách nhiệm như thế không nếu chính họ phải quản lư cấp dưới của ḿnh? Chuyện xảy ra ra cả “bàn dân thiên hạ” đâu cũng bàn tán, chỉ có “ông chính quyền” sở tại không biết v́ chưa nghe báo cáo lên!

    - Đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

    Đó là cách “chạy tội” quen thuộc thứ hai rất quen thuộc khi nhiều người, nhiều tổ chức đều có liên quan nhiều hay ít tới vụ việc. Hỏi người này, tổ chức này th́ nghe trả lời: Không phải trách nhiệm của tôi. Hỏi người kia, lại được “đẩy” qua người thứ nhất, hoặc thứ ba nào đó, v.v. Ḷng ṿng, rồi cuối cùng chẳng thấy ai chịu trách nhiệm cả.

    Trở lại chuyện người Trung Quốc nuôi trồng hải sản ở Vũng Rô, tỉnh Phú Yên. Chính Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cấp phép “tràn lan”. Nhưng bây giờ thấy báo chí và dư luận đặt vấn đề về những bất thường trong việc này, các cơ quan chức năng ở Phú Yên loanh quoanh đổ lỗi cho nhau: Uỷ ban th́ bảo hăy hỏi Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn. Sở lúng túng, bảo đợi kiểm tra lại! (Đó là tin đăng trên báo Thanh Niên, Chủ nhật 3-6-2012, tr. 18).


    Đây là “chuyện thường ngày” trong xă hội ta. Bộ máy chính quyền cồng kềnh, thiếu hiệu năng v́ chồng chéo, không phân nhiệm rơ ràng; cán bộ th́ được huấn luyện nhiều về chính trị hơn nghiệp vụ chuyên môn, để rồi cuối cùng họ chỉ phải chịu trách nhiệm trước đảng đă đưa họ ra làm việc hơn là trước nhân dân.

    Đây phải chăng là hậu quả của chính sách từ thời “bao cấp” để lại, rất tiêu biểu cho chế độ: “tập thể lănh đạo, cá nhân phụ trách”?

    Mới nghe qua, có vẻ rất dân chủ, tránh được nạn “tôn sùng cá nhân” hoặc “cá nhân chuyên quyền”. Các cái nạn đó có tránh được hay không, chưa bàn, thực tế chỉ cho thấy rơ là khi mọi sự không xuôi chảy, chẳng ai đứng ra chịu trách nhiệm cả, người lănh đạo chạy núp dưới bóng tập thể t́m sự an toàn cá nhân; lúc đó chuyện chung, chuyện đất nước bị bỏ bê, bị đổ vở, mà người chịu thiệt hại là người dân.

    Có những ông lớn thiếu đức, thiếu tài, trách nhiệm khiến cho những tổ chức, những xí nghiệp, tổng công ty, tập đoàn họ lănh đạo ch́m ngập trong nợ nần hoặc có khi bị phá sản, nhưng họ th́ “hạ cánh an toàn” với đống tiền của ẵm theo mà chẳng thấy công lư để mắt tới (?).

    Thỉnh thoảng có người hỏi tôi: “Tại sao trong xă hội ta, không có cái văn hoá từ chức như ở nhiều nước khác?”

    Có lẽ mấy phân tích gợi ư trên đây có thể cung cấp một vài yếu tố cho câu trả lời. Câu hỏi này liên quan tới một thực tế (cũng được nhắc tới trong bài), là tinh thần trách nhiệm, nói chung rất kém trong giới cầm quyền của chúng ta.

    3-6-2012
    Lm. Nguyễn Hồng Giáo, ofm


    http://conglyvahoabinh.org/ve-chuyen...uoc-2012-1980/

  3. #3

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bài chủ : Từ núi, ta xuống biển nghe chuyện : Người Trung Quốc lập bè nuôi thuỷ sản ở Cam Ranh. (x. Thanh Niên 1-6-2012, tr 4).
    T́m hiểu việc Trung Quốc nuôi thủy sản gần Quân cảng Cam Ranh

    Dân Việt) - Rất gần Quân cảng Cam Ranh (Khánh Ḥa) và nơi có Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, từ 10 năm nay tồn tại một “làng” nuôi cá lồng bè của những ông chủ Trung Quốc, đa phần đều hoạt động không phép.

    Nuôi quy mô lớn

    Người dân địa phương th́ biết rất rơ sự tồn tại của những người Trung Quốc nuôi cá này. Nhưng để t́m kiếm thông tin thật rơ ràng về sự việc này từ phía chính quyền th́ hơi khó.




    Bè cá của chủ nhân Trung Quốc đă tồn tại trên vịnh Cam Ranh trên 10 năm.


    Ông Trần Tính – Phó Chủ tịch UBND phường Cam Linh (nơi có nhiều lồng bè của người Trung Quốc) - chỉ nói đơn giản: Từ trước đến nay, ngư dân muốn nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cam Ranh th́ chiếm một vùng lập bè, không cần phải xin phép. Những người Trung Quốc cũng đă làm vậy. Việc kiểm tra xử lư không thuộc thẩm quyền của chúng tôi, có nhiều cơ quan khác quản lư họ.

    Như vậy, ông Tính đă xác nhận sự tồn tại của những người Trung Quốc trong địa phương. Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP.Cam Ranh cũng thừa nhận: “Có t́nh trạng người Trung Quốc nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cam Ranh nhưng chưa thể cung cấp số liệu cho nhà báo”. Và theo ông Sơn, hiện chưa có doanh nghiệp nước ngoài nào đăng kư sản xuất kinh doanh trên vịnh Cam Ranh.

    Chúng tôi tự t́m hiểu vấn đề này bằng cách vào vai những du khách tham quan vịnh Cam Ranh, thuê ghe lên một bè nuôi cá mú của những ông chủ người Trung Quốc thuộc phường Cam Linh.

    Trên bè có 2 công nhân người Việt đang làm việc và 2 người Trung Quốc ngồi quan sát, một người Trung Quốc khác đang ngủ.

    Trên cái bè bề thế, kiên cố này có căn nhà rộng vài chục mét vuông, chia làm 2 pḥng, một dành cho chủ và một cho công nhân người Việt. Có 3 chiếc tàu lớn neo xung quanh bè, một chiếc mang số hiệu tỉnh B́nh Thuận. Trước cửa pḥng treo một bảng nhỏ ghi lịch xuất bán cá và một xấp “thẻ” bằng thiếc đánh dấu các ô lồng, đều ghi bằng tiếng Trung.

    Một công nhân người Việt tên Huy sau khi được chủ đồng ư, dẫn chúng tôi đi tham quan. Anh này cho biết, bè có khoảng 78 ô lồng nuôi mấy chục loại cá mú khác nhau. Anh Huy đă làm ở bè này hơn 10 năm, từ khi bè mới chỉ có vài ô lồng.

    Cũng theo anh Huy, ở đây mỗi năm xuất bán hàng ngh́n tấn cá. Một người đàn ông Trung Quốc trạc 50 tuổi, xưng tên A Cang, khá sơi tiếng Việt, cho biết, họ mua cá mú từ khắp các tỉnh tập trung về đây trước khi xuất đi nước ngoài. Mỗi năm, A Cang chỉ về Quảng Châu 2-3 lần vào các dịp lễ tết “v́ ở đây nhiều việc lắm”.

    Thu lợi từ nuôi vỗ tôm, cá non

    Ngư dân Cam Ranh nhiều người biết A Yoóc - ông chủ Trung Quốc đầu tiên nuôi và mua bán hải sản ở đây từ 10 năm trước. Theo bà con, A Yoóc rất sơi tiếng Việt, quen biết rộng răi và thường xuyên nhậu với những người Việt “có máu mặt”, từ giang hồ cộm cán đến các cán bộ địa phương.
    Mấy năm gần đây, A Yoóc lấy vợ người Việt và tách ra làm ăn riêng, cũng có một cái bè nuôi cá bề thế trên vịnh Cam Ranh.

    Hiện trên vịnh này c̣n có bè của những ông chủ ngoại quốc khác đến từ Hongkong và Đài Loan (Trung Quốc)... neo đậu tại vùng nước thuộc phường Cam Linh (2 bè), Cam Phúc Bắc (1 bè), vũng B́nh Ba (1 bè), Ḥn Quy (1 bè)...

    Trong đó, quy mô nhất là bè ở phường Cam Linh, nơi A Cang đang làm việc, có hẳn một tàu sắt chuyên dụng lớn tên là Việt Điện Bạch 8366 để chở cá mú sống khi xuất bán.

    Sáng 30.5, UBND TP.Cam Ranh đă họp bàn và thống nhất các biện pháp xử lư t́nh trạng các bè nuôi trồng thủy sản, các cơ sở thu mua hải sản tại đây có sử dụng trái phép lao động Trung Quốc. Trước đó, TP.Cam Ranh tổ chức lực lượng kiểm tra các cơ sở kinh doanh và nuôi lồng bè trên vịnh Cam Ranh và đă phát hiện nhiều lao động Trung Quốc không phép tại đây.

    Chủ tịch Hội Nghề cá phường Ba Ng̣i - ông Hoàng Gia Anh cho biết: Những lồng bè trên biển này dùng để nuôi nhốt cá, đồng thời nuôi vỗ cá mú, tôm hùm loại II (6 – 7 lạng/con) thành cá, tôm loại I (1 – 1,2kg/con). Giá cá, tôm loại II chỉ bằng nửa giá cá loại I nhưng ngư dân khi cần tiền cũng đành bán. Những ông chủ Trung Quốc lợi dụng việc này, bỏ tiền ra mua về nuôi vỗ, chờ cá, tôm lớn lên bán hoặc xuất khẩu, thu lăi bộn.

    Theo ông Trần Văn Ớt – Phó pḥng Kinh tế TP. Cam Ranh: “Một trong những bè cá lớn của người Trung Quốc tại vịnh Cam Ranh là bè của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Song Phong (TP. Hồ Chí Minh). Năm 2008, chúng tôi đă xử phạt vi phạm hành chính bè của công ty này 5 triệu đồng v́ không giấy phép nhưng đến nay họ vẫn chưa có giấy phép”.

    Mai Khuê

    http://danviet.vn/90474p1c24/chu-tru...g-cam-ranh.htm

  5. #5
    Member
    Join Date
    26-03-2011
    Posts
    443
    Đảng ta không có đủ công an để theo dơi những người yêu nước, việt kiều; th́ đâu có thể kiểm soát người Trung cộng! Với lại người Tàu lo lót nhiều và rất đúng hạn.

  6. #6
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    Bộ QP của CSVN có lẽ toàn dân thiếu óc nên không nghĩ ra rằng, Cam Ranh là quân cảng, tàu quân sự ra vào vịnh là đám TQ giả dạng nuôi cá này sẽ báo cáo về Bắc Kinh không sót một chi tiết.

    Bởi thế tôi mới nhận mạnh nhiều lần rằng một quốc gia có nền giáo dục yếu kém sẽ không tạo ra được người biết nh́n xa hiểu rộng.

  7. #7
    ZuluCola690
    Khách
    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    Bộ QP của CSVN có lẽ toàn dân thiếu óc nên không nghĩ ra rằng, Cam Ranh là quân cảng, tàu quân sự ra vào vịnh là đám TQ giả dạng nuôi cá này sẽ báo cáo về Bắc Kinh không sót một chi tiết.

    Bởi thế tôi mới nhận mạnh nhiều lần rằng một quốc gia có nền giáo dục yếu kém sẽ không tạo ra được người biết nh́n xa hiểu rộng.
    Có lẽ Mỹ biết việt cộng hoặc dung túng tàu cộng, hoặc bị tàu cộng kè kè 1 bên bằng ba cái bè nuôi cá giả dạng này, nên Mỹ sau khi bọc 1 ṿng quanh tàu cộng bằng Lybia, Ấn, Phi, Nam Hàn, Nhật, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Miến Điện xong mới xuất đầu lộ diện bằng chuyến viếng thăm Cam Ranh của bộ trưởng quốc pḥng mỹ Leon Panetta, hà hà hà, tàu cộng xuội lơ la lối cho có như bà Nguyễn Phương Nga la lối mỗi khi tàu cộng cấm ngư dân đánh cá vậy mỗi năm vậy.

    tàu cộng chỉ có ác với việt cộng thôi, chứ với Tây Âu Mỹ th́ hèn, bây giờ rơ ra rồi đấy.

    Sản xuất toàn hàng nhái, toàn hàng rổm, phá nét, bịt nét, không có 1 chế độ tự do dân chủ, luôn lo sợ nội chiến, tàu cộng thực ra không có thực lực, bây giờ rơ ra rồi đấy.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 07-10-2011, 01:20 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 02-10-2011, 08:29 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 29-06-2011, 01:05 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 11-06-2011, 02:14 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •