Âu Dương Thệ

Cuối tháng 7 vừa qua Bộ chính trị đă đưa ra «Kết luận của Bộ chính trị » về Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy VN (Vinashin), một tập đoàn kinh tế nhà nước. Theo đó Vinashin đă làm ăn thua lỗ và đang gây ra một số nợ khổng lồ từ trước tới nay là 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD). Đây là con số do Bộ chính trị xác nhận.[1] Trong những ngày vừa qua Chủ nhiệm Ủy ban Quốc pḥng và an ninh của Quốc hội Lê Quang B́nh đă tiết lộ, theo các số liệu ông được biết th́ số nợ của Vinashin không phải chỉ là 86.000 tỉ đồng mà có thể lên tới 120.000 tỉ đồng (6,3 tỉ USD) , tức là gấp gần 1,5 lần so với con số của Bộ chính trị đă đưa ra.[2]

Số nợ khổng lồ này các ủy viên Bộ chính trị không phải trả, Thủ tướng cũng không và các bộ trưởng cũng không. Nhưng nhân dân VN phải c̣ng lưng trả số nợ khổng lồ này qua tiền đóng thuế ! Nếu số nợ của tập đoàn nhà nước Vinashin là 120.000 tỉ đồng th́ tính đổ đồng mỗi người dân VN, từ sơ sinh tới cao tuổi, phải trả 1,5 triệu đồng để bù cho sự làm ăn thua lỗ của Vinashin. Đối với đại đa số khoảng 60 triệu nông dân VN nghèo khó th́ đây là gánh nặng rất lớn !

Việc phải tổ chức lại Vinashin cho thấy tập đoàn này trên thực tế đă phá sản. TS Nguyễn Đức Kiên, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội xác nhận:

"Chúng ta tiến hành tái cơ cấu lại Vinashin th́ về mặt khoa học coi như chúng ta đă chấp nhận cho Vinashin phá sản, chỉ có vấn đề là ḿnh tuyên bố hay không tuyên bố phá sản mà thôi". Ông Kiên gọi đây là "phá sản theo kiểu Việt Nam". [3]

Có lẽ « phá sản theo kiểu VN » (đúng ra phải nói « phá sản theo kiểu CSVN ») cho nên tới nay trong vụ Affair Vinashin mới chỉ có người đứng đầu Vinashin là Phạm Thanh B́nh và một số người dưới quyền bị cách chức và bắt giam. V́ thế dư luận rộng răi trong xă hội rất bức xúc, v́ làm sao chỉ một ḿnh Phạm Thanh B́nh mà nội trong hơn 4 năm đă gây ra một món nợ thật khủng khiếp cho ngân sách quốc gia như vậy ? Làm thế nào mà cả 11 lần thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan nhưng vẫn không t́m thấy những sai phạm và kinh doanh thua lỗ khổng lồ của Vinashin ? Đă thế, tại sao trong ḱ họp thứ 8 hiện nay của Quốc hội vấn đề bức xúc như vậy vẫn không được đưa ra thảo luận công khai ?

Cho tới nay những người có trách nhiệm thực sự vẫn c̣n lẩn tránh, vẫn chỗm trệ rung đùi hô to hét lớn. Sự nghiêm minh của pháp chế XHCN là như thế sao ? Ai chịu trách nhiệm chính trị ? Ai có trách nhiệm tinh thần ?

Báo cáo Chính phủ đă nói ǵ về vụ phá sản của Vinashin ?

Trong Báo cáo dài 18 trang của Chính phủ gởi Quốc hội ngày 19.10.10 (một ngày trước khi QH họp) do Văn pḥng Chính phủ thực hiện theo lệnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă dành khoảng 1/3 nói về sự h́nh thành và các hoạt động của Vinashin. Phần nói về nguyên nhân các đổ vỡ hiện nay của Vinashin Nguyễn Tấn Dũng đổ cho nguyên nhân khách quan do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới từ 2008 và đổ tội cho người đứng đầu tập đoàn này là Phạm Thanh B́nh. Nghĩa là trong Báo cáo gởi Quốc hội ngày 19.10 Nguyễn Tấn Dũng chỉ lập lại những ǵ mà « Thông báo của Văn pḥng Chính phủ » đă công bố ngày 4.8 mà thôi.

Trong phần đổ tội cho Phạm Thanh B́nh, Báo cáo của Chính phủ đă buộc tội : “Người này những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng” và “báo cáo không trung thực”[4]

Bản Báo cáo Chính phủ c̣n nói rằng :

« Nhiều năm liền Vinashin báo cáo không trung thực về sử dụng vốn, về đầu tư và t́nh h́nh hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009 lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lăi 750 tỷ đồng, quư 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lăi gần 100 tỷ đồng.“ [5]

Không những thế, trong Báo cáo này Nguyễn Tấn Dũng lại c̣n đổ thừa cho các bộ phải chịu trách nhiệm: “Các bộ chức năng được giao trách nhiệm đă không phát hiện được việc tập đoàn báo cáo không trung thực”. [6]

Nếu so sánh số nợ của Vinashin với số thu của ngân sách quốc gia năm 2009 th́ gần bằng 1/6. [7] Đây là con số cực ḱ lớn ! Chỉ nội trong hơn 4 năm 2006-2010 Vinashin đă làm ăn thua lỗ đưa đến số nợ khủng khiếp như vậy. Chính trong thời gian này Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng (TT). Ông Dũng đă từng tâng bốc Vinashin là một „quả đấm thép“ trong hệ thống tập đoàn kinh tế nhà nước của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Có lẽ chưa có một công ti nào trên thế giới lại gây ra một số nợ cao như vậy trong một thời gian tương đối ngắn.

Dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng th́ Phạm Thanh B́nh cùng lúc giữ bốn chức vụ then chốt nhất trong Vinashin là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn, Tổng giám đốc.[8] Nhờ bao biện các chức vụ then chốt này nên Phạm Thanh B́nh toàn quyền tự do quyết định, đă đưa con trai, em trai và em vợ vào nắm giữ các chức vụ then chốt trong Vinashin. [9] Nghĩa là lợi dụng sự ưu đăi của Nguyễn Tấn Dũng nên Phạm Thanh B́nh chỉ trong hơn 4 năm đă biến Vinashin từ một tập đoàn kinh tế nhà nước trở thành như công ti gia đ́nh. Không những thế đă lập các báo cáo sai về tài chánh, coi thường các cuộc thanh tra, kiểm sát của các cơ quan.

Cả Ngân hàng Thế giới và báo Wall Street cũng thấy rơ sự dung túng Vinashin của Nguyễn Tấn Dũng. Mới đây trong phần báo cáo về t́nh h́nh kinh tế VN Ngân hàng Thế giới đă nhận định:

„Tập đoàn Vinashin đă sử dụng các nguồn tiền lấy từ bảo lănh chính phủ để đầu tư vào những hoạt động không dính dáng ǵ đến nhiệm vụ chính, đă thế lại c̣n giả mạo các báo cáo tài chính và nay đang nằm bên bờ vực phá sản. » [10]

Hai tác giả tường thuật trên tờ Wall Street ngày 22.9 c̣n đi sâu hơn và nói rơ nhân vật nào đứng đằng sau đỡ đầu cho Vinashin:

„Thủ tướng Dũng để nhiều tập đoàn lớn nhất dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ḿnh thay v́ để các bộ giám sát các tập đoàn này như Việt Nam làm trước đây. Ông Dũng hy vọng nhanh chóng biến các doanh nghiệp thành những tập đoàn quốc tế.“ [11]

Nghĩa là tác giả bài báo này biết rất rơ tính thích nổ và cái ǵ cũng muốn nhất của Nguyễn Tấn Dũng. Các tác giả bài báo c̣n nhận xét về con người mà ông Dũng đă giao cho đứng đầu Vinashin:

„Những người biết ông B́nh, cựu Chủ tich Vinashin, nói ông là người dễ chèo kéo được khách hàng nước ngoài và cũng giỏi lo lót ở trong nước.“[12]

Ngay báo chí theo „lề phải“ trong nước cũng đă cho biết, Phạm Thanh B́nh đă mở rộng lănh vực hoạt động của Vinashin từ đóng tầu mới thành mua tầu cũ của nước ngoài, chỉ trong ṿng hai năm 2006-07 kí quyết định cho mua tới 10 tầu ngoại quốc cũ với tống số là trên 3.000 tỉ đồng. Trong số này có những tầu cũ đến nỗi đă phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để tu sửa và canh tân trở thành „khách sạn 3 sao“ trên biển chở khách Bắc-Nam, như tầu Hoa sen trị giá 60 triệu Euro nhưng chỉ dùng được vài lần đă phải buộc neo ở hải cảng Nha trang.[13] Hay tàu Bạch Đằng giang trị giá trên 168 tỉ đồng, sau nhiều lần tu sửa và nâng cấp thành „khách sạn 4 sao“. Nhưng sau thời gian dài để phơi nắng phơi sương, cuối cùng phải bán thanh lư phần thân vỏ tàu sắt vụn để thu được 66 tỉ 190 triệu đồng. Chỉ riêng hai việc này ngân sách Nhà nước, tức thuế của nhân dân, đă mất hàng trăm tỉ đồng…[14] Sở dĩ Phạm Thanh B́nh đă có thể chi tiền rộng răi như thế là v́ Nguyễn Tấn Dũng đă ra lệnh cho bộ Tài chánh và Ngân hàng Nhà nước ưu đăi đặc biệt về tài chánh cho Vinashin. Không những thế Vinashin đă được Chính phủ đứng bảo lănh để vay nước ngoài 750 triệu USD.[15] Chỉ tính riêng từ 9.2006 đến 4.2007, Vinashin đă phát hành 6 đợt trái phiếu trong nước với tổng số tiền huy động lên đến 8.300 tỉ đ. và các khoản vay khác tổng giá trị lên tới 13.672 tỉ đ...[16]. Ngay cả năm 2009 Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lại vẫn cho Vinashin phát hành thêm 3.000 tỉ đồng trái phiếu.[17]

Nói tóm lại, đứng về phương diện quản trị tài chánh công và phát triển kinh tế th́ các hoạt động của Vinashin trong bốn năm qua rơ ràng đă phá hoại tài sản của nhân dân, lũng đoạn tài chánh công và làm tan nát kinh tế VN! Nhưng trong Báo cáo Chính phủ gởi Quốc hội ngày 19.10 Nguyễn Tấn Dũng đă đổ lỗi tất cả cho Phạm Thanh B́nh!

Trong khi ấy, Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn im lặng về chính các sai lầm vô cùng nghiêm trọng của chính ông trong tư cách làm Thủ tướng suốt từ 2006. Trong phần trách nhiệm, Nguyễn Tấn Dũng chỉ đưa ra nhận định rất chung chung là « chính phủ chịu trách nhiệm ». Thái độ trốn tránh trách nhiệm của ḿnh cũng được chính Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp tŕnh bày trong diễn văn trước Quốc hội ngày 20.10:

“T́nh trạng nghiêm trọng hiện nay của Vinashin chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lư, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ư làm trái, báo cáo không trung thực của lănh đạo Tập đoàn.“[18]

Tuy nhận “ Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các Bộ liên quan trong việc quản lư nhà nước và quản lư của chủ sở hữu.“ Và c̣n lên giọng” Chính phủ đă nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lư, chấn chỉnh các hoạt động của Tập đoàn.“ [19]

Nhưng ai trong chính phủ, người đứng đầu nào phải chịu trách nhiệm và xử lí trách nhiệm như thế nào th́ Nguyễn Tấn Dũng không nói tới! Nghĩa là Nguyễn Tấn Dũng t́m mọi cách phủ nhận trách nhiệm cá nhân, coi đây là trách nhiệm tập thể. Nghĩa là t́m cách xí xóa, huề cả làng!

Nhiều người đứng đầu các bộ và cơ quan đă phản pháo lại Nguyễn Tấn Dũng

đồng thời tố lẫn nhau

Vụ nợ khổng lồ làm thiệt hại ngân quĩ quốc gia như thế nhưng vẫn không được đưa vào chương tŕnh thảo luận của ḱ họp thứ 8 của Quốc hội từ ngày 20.10 . Tuy nhiên trong khi thảo luận tại các tổ về t́nh h́nh kinh tế-xă hội trong năm qua nhiều đại biểu đă đặt thẳng vụ Affair này với nhiều bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước...Cũng trong các dịp này một số người đứng đầu các bộ và cơ quan đă để cho báo chí phỏng vấn. Họ đă phân bua là không có quyền hành ǵ đối với Vinashin, tức là tố ngược Nguyễn Tấn Dũng và đồng thời họ c̣n đổ lỗi lẫn cho nhau.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng trong cuộc phỏng vấn của báo Tiền phong ngày 25.10 đă cho biết, từ 2006 khi Vinashin trở thành Tập đoàn kinh tế th́ bộ Giao thông vận tải không c̣n là chủ quản nữa:

„Cơ quan nhà nước chấm dứt t́nh trạng can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn. Phân rơ quyền quản lư nhà nước và quyền chủ động sản xuất kinh doanh.“[20]

Vẫn theo lời Hồ Nghĩa Dũng, khi ấy các bộ liên hệ như Giao thông vận tải, Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương…chỉ đóng vai tṛ tham mưu mà thôi:

„Chúng tôi chỉ có ư kiến c̣n việc tiếp thu hay không là quyền của tập đoàn. Kể cả về quy hoạch phát triển, công tác cán bộ, nếu không được hỏi ư kiến th́ bộ cũng chịu.“ [21]

Hồ Nghĩa Dũng đă nói đúng, v́ trong thực tế từ khi làm Thủ tướng vào giữa năm 2006 Nguyễn Tấn Dũng đă trực tiếp điều khiển các Tập đoàn Nhà nước, trong đó có Vinashin. Điều này đă được ngay cả các tổ chức quốc tế xác nhận như tŕnh bày ở phần trên. V́ Thủ tướng bổ nhiệm các Tổng giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị các tập đoàn này, trong đó có Vinashin. Chính v́ thế, trái với nguyên tắc phân quyền giữa các cơ quan chính của một tập đoàn kinh doanh, Nguyễn Tấn Dũng đă giao cho Phạm Thanh B́nh cùng lúc bao thầu nắm giữ 4 chức vụ là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn và Tổng giám đốc. Đây là nguyên nhân chính đă khiến cho Phạm Thanh B́nh dám lập các báo cáo sai lầm, coi thường các cơ quan thanh tra, kiểm toán và dám đưa cả thân nhân vào giữ các chức vụ then chốt trong Vinashin.

Quan điểm trên đây của Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng cũng được Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư và Đầu tư Vơ Hồng Phúc chia sẻ rất rơ ràng:

“Năm 2008, khi Chính phủ [ở đây ám chỉ là TT, ghi chú của người viết] chỉ định chúng tôi kiểm tra các tập đoàn kinh tế, vào các tập đoàn họ không tiếp v́ họ nói bộ không c̣n chức năng nữa. Chúng tôi phải nói đây là làm theo chỉ thị đột xuất (về chống lạm phát) chứ không phải theo luật. Tuy nhiên, kiểm tra đột xuất họ chỉ báo tổng đầu tư các dự án, c̣n dự án nào cụ thể th́ không được làm, mà cái đó là quyền của Bộ Tài chính, của Bộ Giao thông vận tải...” [22]

V́ được người đứng đầu chính phủ đỡ đầu nên Phạm Thanh B́nh đă coi thường cả các hoạt động và kết quả thanh tra tại Vinashin. Chính điều này đă được Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền gián tiếp xác nhận ngày 21.10 tại hành lang Quốc hội:

„Từ năm 2005 đến nay đă có 13-14 cuộc thanh, kiểm tra, giám sát tại đơn vị này.“ và „phát hiện rất nhiều sai phạm và đă kiến nghị“ [23]

Ông Truyền cho biết thêm:

„Nhưng đáng tiếc là Vinashin chẳng những không nghiêm túc thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh, kiểm tra mà c̣n t́m cách báo cáo không đúng sự thật, gian dối để lấp liếm việc làm của ḿnh.“ [24]

Nhưng dựa vào nhân vật nào mà Phạm Thanh B́nh đă dám cả gan làm như vậy ? Gợi ư cho câu trả lời về việc này ông Truyền đă cho biết:

"Ngay cả khi có kết luận của Thủ tướng thì cũng có ai phúc tra đâu? Mà đã không phúc tra thì có chấp hành nghiêm hay không, cũng không ai biết".[25]

Trong khi ấy trước một tháng của Ḱ họp thứ 8 của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đ́nh Huệ đă viết thư trả lời cho một đại biểu Quốc hội nói lí do tại sao đă không kiểm toán sổ sách của Vinashin. Tuy không nêu đích danh một nhân vật nào trong chính phủ, nhưng ông Huệ đă tố Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Trưởng ban thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đă t́m nhiều mánh lới khác nhau ngăn cản Tổng kiểm toán Nhà nước thi hành nhiệm vụ kiểm toán tại Vinashin. Ông đưa ra các dẫn chứng :

„Cụ thể, năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đă lên kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính của tập đoàn, nhưng do Thanh tra Chính phủ đă đưa Tập đoàn Vinashin vào kế hoạch thanh tra năm 2009 - nhưng rồi lại hoăn - nên theo quy chế phối hợp và để tránh trùng lặp, Kiểm toán Nhà nước đă đưa ra ngoài kế hoạch và lùi sang năm 2010.

Tuy nhiên, kế hoạch này lại tiếp tục bị "tŕ hoăn" bởi không được phê duyệt.“ [26]

Ông Huệ c̣n xác nhận một tin động trời mà tới nay Nguyễn Tấn Dũng vẫn cố t́nh im lặng, đó là không phải chỉ để Tổng thanh tra Chính phủ lấy cớ để t́m cách không cho Tổng kiểm toán Nhà nước thi hành nhiệm vụ tại Vinashin mà sau đó cũng đă cấm cả Tổng thanh tra Chính phủ không được thanh tra Vinashin với lí do viện dẫn trong lúc khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới vào thời điểm 2008-09:

„Nhưng rồi, chính Thanh tra Chính phủ cũng không được Thủ tướng chấp nhận kế hoạch thanh tra Vinashin với lư do "để doanh nghiệp tập trung phát triển sản xuất, chống suy giảm kinh tế, Thủ tướng đề nghị điều chỉnh sang kế hoạch thanh tra năm 2010"“.[27]

Trong khi t́m cách ngăn cản các cơ quan thanh tra và kiểm toán như thế, nhưng trong Báo cáo Chính phủ gởi Quốc hội ngày 19.10 Nguyễn Tấn Dũng lại trí trá nối dối cả Quốc hội làm như ông ta rất quan tâm và vẫn nắm sát được các hoạt động của Vinashin:

"Từ 2008 đến nay khi tập đoàn bộc lộ khó khăn, Thủ tướng liên tục yêu cầu theo sát chỉ đạo và ngăn chặn sai phạm". [28]

Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đ́nh Huệ cũng c̣n cho biết, phụ họa với Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, thay v́ thúc đẩy tính độc lập và cạnh tranh giữa Tổng kiểm toán Nhà nước và Tổng thanh tra Chính phủ trong việc giữ sạch bộ mày nhà nước, đă viện cớ „tránh trùng hợp“ để cản Tổng kiểm toán Nhà nước kiểm tra sổ sách Vinashin:

„Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng bổ sung: "Kiểm toán Nhà nước nên phối hợp với Thanh tra Chính phủ để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán và hoạt động Thanh tra, tránh trùng lặp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành tốt cả nhiệm vụ phục vụ kiểm toán, thanh tra theo quy định, cũng như tập trung thời gian chuyên môn và sản xuất".“[29]

Người ta được biết, từ đầu tháng 8.2010 sau khi Bộ chính trị đưa ra „Kết luận“ về Vinashin th́ Nguyễn Sinh Hùng được cử làm Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Vẫn theo lời Vương Đ́nh Huệ th́ cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đứng đầu là Ủy viên Bộ chính trị kiêm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, cũng đă về hùa với Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng và ra lệnh ngăn cản Tổng kiểm toán Nhà nước thi hành công vụ tại Vinashin:

„Ngay cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng: "Nên xem xét, cân nhắc chưa đưa vào kế hoạch kiểm toán năm 2010 các tập đoàn, tổng công ty mà Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính đă có quyết định thanh tra năm 2009 nhưng tạm dừng thanh tra theo chỉ đạo của Thủ tướng".[30]

Ngoài ra, cũng trong thư trên Vương Đ́nh Huệ đă nói toạc ra là, ngay cả Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cũng đă lấy lí do tránh „sự trùng lặp“ để t́m cách ngăn không cho Tổng kiểm toán Nhà nước tới xét sổ sách chi thu của Vinashin:

"Thanh tra Chính phủ thấy có sự trùng lặp về một số lĩnh vực và đối tượng kiểm toán".[31]

Việc này Trần Văn Truyền đă biện bạch „tránh chồng chéo“ để bảo vệ cho các đơn vị được họ bao che.

„Thứ hai, tránh chồng chéo. V́ doanh nghiệp cứ kêu là thanh tra dày đặc. Nên hễ cứ có kiểm toán thì thanh tra không làm. Mà hễ thanh tra làm thì kiểm toán không làm.„[32]

Là cơ quan Tổng thanh tra Chính phủ tất nhiên phải dưới quyền Thủ tướng, phải làm theo ư muốn của người đứng đầu chính phủ là Nguyễn Tấn Dũng, nên khi được lệnh cản các cơ quan thanh tra hay kiểm toán nào th́ ông Truyền đă lắt léo đưa ra nhiều viện cớ khác nhau!

Những lời giải thích trên đây của Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đ́nh Huệ và một số người đứng đầu các bộ đă chứng tỏ rơ ràng: Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đă là hai nhân vật trực tiếp t́m cách cản trở các hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc thanh tra, kiểm toán sổ sách và hoạt động của Vinashin trong nhiều năm qua. V́ các tập đoàn nhà nước đặt dưới quyền của chính phủ và trong thực tế Thủ tướng trực tiếp điều khiển. Chẳng những thế trong danh nghĩa Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng c̣n t́m cách vô hiệu hóa những kết luận thanh tra của các cơ quan hữu quan và cố t́nh bao che các việc làm sai trái của Phạm Thanh B́nh trong Vinashin khiến đă đưa tới t́nh trạng là chỉ nội tron hơn 4 năm Vinashin đă gây ra một món nợ rất lớn là 120.000 tỉ đồng cho đất nước! T́nh h́nh đă xẩy ra ở Vinashin trong các năm qua cũng đă được Ngân hàng Thế giới và báo chí quốc tế xác nhận, như đă nói ở trên.

Trong những ngày qua nhiều đại biểu Quốc hội và nhiều chuyên viên, nhân sĩ trong nước đă tơ ra rất bất b́nh trước thái độ trốn tránh trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng. V́ ngay Ủy ban Tư pháp Quốc hội đă xác nhận có bao che trong vụ Vinashin:

„Việc phát hiện vi phạm có dấu hiệu tội phạm nhưng không được xử lư, ngăn chặn kịp thời, điển h́nh như vụ Vinashin qua 11 lần thanh tra, kiểm toán những sai phạm như đầu tư dàn trải, tràn lan trên nhiều lĩnh vực không liên quan đến chức năng của tập đoàn, kém hiệu quả, thua lỗ nặng nề; t́nh h́nh tài chính đứng trước bờ vực phá sản; sản xuất kinh doanh đ́nh trệ; t́nh h́nh nội bộ diễn biến phức tạp: 1,7 vạn công nhân bỏ và chuyển việc, trên 5.000 công nhân mất việc làm, nợ lương... mà Chính phủ và các cơ quan chức năng không biết, không ai chịu trách nhiệm. Qua đó xă hội và cử tri rất bức xúc cho rằng có sự bao che cho những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Vinashin làm thiệt hại lớn đến tiền và tài sản của Nhà nước., [33]

* * *

Xét công và tội của một chính khách phải căn cứ trên các sự kiện rơ ràng: quyền hành được giao phó tới mức độ nào, trách nhiệm theo dơi công việc ra làm sao, thành quả đạt được như thế nào và thái độ của chính khách đứng trước thành công cũng như thất bại. Dựa trên các cơ sở khách quan này để xét về trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Affair Vinsahin:

- Theo qui định về tổ chức và điều hành của hai loại doanh nghiệp nhà nước lớn nhất là Tập đoàn và Tổng công ti 91 th́ Thủ tướng có quyền bổ nhiệm các chức Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Mặc dầu trái với nguyên tắc phân quyền, nhưng từ năm 2006 trong tư cách là Thủ tướng, ông Dũng đă giao cho Phạm Thanh B́nh, người đồng hương Cà mâu với ḿnh, cả 4 chức vụ chủ chốt trong tập đoàn Vinashin: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Tập đoàn và Tổng giám đốc.

- Cũng trong thời gian hơn 4 năm này, trong tư cách là Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đă ra lệnh cho các bộ Tài chánh, Ngân hàng Nhà nước rót tiền rất lớn cho Vinashin. Ngoài ra ông Dũng c̣n cho phép Vinashin, dưới dự bảo lănh của chính phủ, được quyền phát hành trái phiếu cả Dollar lẫn tiền đồng trị giá lên hàng chục ngàn tỉ đồng để Phạm Thanh B́nh thực hiện việc mở rộng rất lớn và rất nhanh những hoạt động của Vinashin ngoài cả những lănh vực không dính dấp ǵ tới đóng tầu và sửa chữa tầu.

- Cũng trong thời gian hơn 4 năm này Nguyễn Tấn Dũng trong tư cách là Thủ tướng, nhưng đă không lưu ư tới các lời cảnh báo và các đề nghị của nhiều bộ liên hệ với Vinashin, kể các chuyên viên độc lập. Tuy các cơ quan thanh tra, kiểm tra đă tới kiểm soát 9 lần và đă khám phá ra những sai lầm nghiêm trọng của Vinashin. Ông Dũng đă được thông báo, nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn để Phạm Thanh B́nh tiếp tục tự do hành động. Không những thế, Nguyễn Tấn Dũng c̣n dùng uy quyền và cả mánh lới để ngăn cản không cho Tổng kiểm toán Nhà nước được quyền kiểm toán sổ sách chi thu của Vinashin.

- Từ 2008-09 khi cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chánh thế giới bùng nổ th́ kinh tế VN cũng rơi vào khủng hoảng trầm trọng, khiến cho số nợ đă quá lớn của Vinashin không thể c̣n dấu kín được nữa th́ Nguyễn Tấn Dũng đă t́m cách, một mặt đổ thừa do nguyên nhân khách quan từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chánh thế giới và mặt khác c̣n trút tất cả tội lên Phạm Thanh B́nh và đổ lỗi cho một số bộ và cơ quan chính phủ. Trong các báo cáo tŕnh bày tại Bộ chính trị cuối tháng 7 cũng như gởi Quốc hội giữa tháng 10 vừa qua Nguyễn Tấn Dũng vẫn t́m cách che dấu những sai lầm do chính ḿnh gây ra, chỉ bảo đó là „chính phủ chịu trách nhiệm“, tức là trách nhiệm tập thể và phủ nhận trách nhiệm cá nhân của chính ông Dũng.

Các sự kiện dẫn chứng trên đây đă cho thấy, trong tư cách là Thủ tướng nhưng Nguyễn Tấn Dũng đă đi vào nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc giao phó, điều hành, kiểm soát, thông tin và mức độ ư thức trách nhiệm trong vụ Affair Vinashin. V́ thế, dưới quyền chỉ đạo của Nguyễn Tấn Dũng chỉ trong ṿng hơn 4 năm Vinashin đă gây thiệt hại cho ngân quĩ quốc gia lên tới 120.000 tỉ đồng, bằng khoảng gần 1/6 tổng thu của ngân sách nhà nước năm 2009 do tiền thuế của nhân dân !

Những ǵ đă xẩy ra tại Vinashin trong hơn 4 năm qua chứng tỏ rơ ràng là, Nguyễn Tấn dũng đă giao công việc cho người không đúng khả năng, trao quyền rộng răi nhưng lại không có kiểm soát chặt chẽ, tới khi xẩy ra những thiệt hại lớn cho ngân sách quốc gia th́ lại không dám công khai nh́n nhận trách nhiệm cá nhân, lại đổ thừa cho những người dưới quyền và viện dẫn các lí do khách quan. Như thế ông Dũng đă tự đánh mất ḷng tự trọng và tinh thần trách nhiệm, làm mất uy tín của Chính phủ.

V́ vậy xét về mặt trách nhiệm chính trị, trong tư cách đứng đầu chính phủ ông Dũng phải là người chịu trách nhiệm chính trị đầu tiên về sự phá sản và món nợ thật khủng khiếp của Vinsahin từ 2006-2010. Xét về mặt tư cách và khả năng lănh đạo, ông Dũng đă tự chứng tỏ bất tài và thiếu tư cách. Do đó đúng ra Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức Thủ tướng ngay. V́ ngay sau khi Nguyễn Tấn Dũng nhận chức Thủ tướng, ông đă có Quyết định rơ ràng là, bất cứ cơ quan nào trong chính phủ để xẩy ra những sai trái th́ người đứng đầu cơ quan đó phải chịu trách nhiệm !

Những hành vi này là vi phạm kỉ luật và đă dẫn tới gây thiệt hại công quĩ rất lớn. Nhưng các việc làm hiện nay của Nguyễn Tấn Dũng đă cho thấy, ông Dũng đă không đủ can đảm nh́n nhận trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ, mà lại đổ riêng cho Phạm Thanh B́nh, các bộ và cơ quan khác trong chính phủ. Thái độ này lại chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng không chỉ có tác phong trốn tránh trách nhiệm mà c̣n mất cả tư cách và đạo đức nữa. Một chính khách mà không biết chọn người, không có ư thức trách nhiệm và đánh mất cả tư cách đạo đức, như thế là đă tự đánh mất uy tín và không xứng đáng ở vai tṛ lănh đạo tiếp tục. Nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang t́m cách leo cao hơn, ngồi lâu hơn trong Đại hội 11 sắp tới!

Trọng vụ Affair Vinashin, ngoài việc xác định trách nhiệm chính trị cá nhân đối với người cầm đầu chính phủ c̣n cần phải làm rơ trách nhiệm tinh thần. Ở đây mọi người càng thấy rơ, chính nguyên tắc „Tập trung dân chủ“, xương sống của cơ cấu tổ chức và vận hành ở cấp cao nhất của chế độ độc tài toàn trị, đă dung túng chủ nghĩa trốn tránh trách nhiệm cá nhân, phủ nhận tội lỗi của những người có quyền lực…Mọi sai lầm, tội lỗi trút cả lên đầu kẻ dưới. Cho nên trong tất cả các Affair từ tiền bạc tới lợi dụng chức quyền th́ chỉ các con tép bị bắt c̣n các con cá sộp vẫn nhởn nhơ và ngạo mạn tiếp tục!

Trong một xă hội dân chủ đa nguyên và pháp trị th́ vụ Affairs khủng khiếp như Vinashin chắc chắn sẽ bị đưa ra trước quốc hội thảo luận. Trước đó Quốc hội sẽ cử một Ủy ban độc lập điều tra về việc này, trong đó có đại diện của các chính đảng có chân trong Quốc hội. Từ Thủ tướng cho tới các bộ trưởng và những người đứng đầu các cơ quan sẽ phải tŕnh bày trước Quốc hội và trả lời các chất vấn của các dân biểu. Cuối cùng Quốc hội sẽ biểu quyết kín về tín nhiệm hay cách chức những người trong chính phủ, kể cả Thủ tướng. Trong nhiều chế độ dân chủ đa nguyên c̣n thừa nhận, trong trường hợp nghiêm trọng th́ quốc hội phải giải tán và bầu cử quốc hội mới để thành lập chính phủ mới. Khi ấy có thể đảng đang cầm quyền sẽ bị mất quyền trong cuộc bầu cử mới.

Tại nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa VN hiện nay theo chế độ độc tài toàn trị th́ lại hoàn toàn khác. Tuy rằng „Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước“, nhưng vụ Affair cực ḱ nghiệm trọng của Vinashin đă không có trong chương tŕnh thảo luận. Trong khi ấy th́ chủ trương để các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ „vai tṛ chủ đạo“ và làm „nền tảng“ cho các hoạt động kinh tế vẫn được ghi rơ trong dự thảo Cương lĩnh chính trị 2011 sẽ được thông qua trong Đại hội 11 vào tháng 1.2011.[34] Không những thế trong Dự thảo này c̣n ghi rơ ĐCSVN là „đảng cầm quyền“. Điều này có nghĩa là, những phần tử đang có quyền lực, tuy bất tài và thất đức, nhưng vẫn t́m mọi mánh lới và thủ đoạn để leo cao hơn, ngồi lâu hơn để độc quyền tham nhũng và đàn áp nhân dân! Do đó sẽ c̣n hàng trăm, hàng ngàn Affair khủng khiếp như Vinashin. V́ „Đảng cầm quyền“ vẫn độc quyền thao túng hàng ngàn Công ti, Tổng công ti và Tập đoàn Nhà nước. Tại những nơi này bọn tham quan đang đục khoét tài sản nhân dân và phá hoại một cách vô tội vạ nền kinh tế VN, như đă diễn ra ở Vinashin! ♣

http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2010/ntdtrachnhiem.htm

GHI CHÚ:
[1] . Xem thêm: Nguyễn Trung, Từ chuyện Vinashin - Con tầu không bến đến một cơ chế cần khai tử, trong Dân chủ & Phát triển (DC&PT). Lê Trung Thành, Vinashin –chuyện bây giờ mới kể, loạt bài trên Bauxit Vietnam gần đây. Âu Dương Thệ, Vụ Affair Vinashin: Chống phá lẫn nhau ở Trung ương để giữ ghế chia phần trong ĐH 11, trong DC&PT

[2] . Thanh niên, 23.10

[3] . Tuần VN, 2210

[4] . Báo cáo Chính phủ gởi Quốc hội 19.10 (BCCP)

[5] . BCCP

[6] . BCCP

[7] . Nhân dân 1.12.09

[8] . Vietnam Net (VNN), 20.10

[9] . Tiền phong (TP), 6.8

[10] . RFI 19.10

[11] . BBC 22.9

[12] . Như trên

[13] . Lao động (LĐ) 6.8

[14] . Pháp luật (PL) 6.8, LĐ 7.8

[15] . PL 10.8

[16] . LĐ 6.8

[17] . PL 10.8.

[18] . BCCP

[19] . Diễn văn của Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội ngày 20.10

[20] . TP 25.10

[21] . TP 25

[22] . Tuổi trẻ 22.10

[23] .LĐ 22.10

[24] . LĐ 22.10

[25] . VNN 21.10

[26] . VNN 25.10

[27] . Như trên

[28] . BCCP

[29] . VNN 25.10

[30] . Như trên

[31] . Như trên

[32] . Như trên

[33] . LĐ 26.10

[34] . Nguyễn Quang A, Kinh tế Nhà nước giữ chủ đạo: Sự lẫn lộn trong tư duy, Tuần VN 29.9