Page 1 of 7 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 61

Thread: Ư nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hillary Clinton

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ư nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hillary Clinton

    Thanh Quang, phóng viên RFA

    Mới đầu tháng rồi Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Leon Panetta viếng thăm Việt Nam. Và vào đầu tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng tới thăm Việt Nam.

    Câu hỏi được nêu lên là tại sao các quan chức cao cấp Hoa Kỳ dồn dập viếng thăm VN như vậy?




    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton khởi đầu chuyến công du Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel rời Washington, DC vào ngày 05 tháng 7.

    Qua cuộc phỏng vấn do Thanh Quang thực hiện, GS Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, trước hết nhận định như sau:

    Thử sức Mỹ?



    BT quốc pḥng Mỹ Leon Panetta và BT quốc pḥng VN Phùng Quang Thanh gặp nhau tại Hà Nội ngày 4 tháng 6, 2012. AFP photo

    GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết nói về chuyện tại sao bà Clinton đến thăm Việt Nam th́ có vấn đề ngay lập tức là chuyến đi này của bà Clinton kéo dài 2 tuần lễ để giải quyết nhiều vấn đề từ Syria đến Afghanistan, cho đến vụ ASEAN.

    Riêng đối với chuyến thăm Việt Nam th́ bà đến đó để dự 3 hội nghị rất là quan trọng: thứ nhất là Diễn Đàn An Ninh Đông Nam Á, thứ hai là Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Nam Á cấp Ngoại Trưởng, và sau đó là Hội Nghị hậu thượng đỉnh Đông Á gồm các ngoại trưởng giữa US và ASEAN mà thôi, và đây cũng là thời cơ nhân tiện để ghé thăm Việt Nam, và thứ hai nữa ngay trong vụ này th́ trong mấy tuần vừa qua th́ ḿnh thấy có hai vụ sôi động ở nơi đó làm cho Mỹ phải quan tâm.

    Đó là, thứ nhất là vụ tranh chấp ở băi cạn Scarborough và thứ hai là vụ Trung Quốc cho đấu thầu khai thác dầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Việt Nam có phản ứng lại, rồi lại có tin tàu Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam mà Việt Nam lại đưa tin cải chính, th́ những cái này làm t́nh h́nh sôi động lên tạo cơ hội cho bà Clinton ghé thăm, bởi v́ ở đó có một số hội nghị và thứ hai nữa là những vấn đề nóng bỏng xảy ra cũng đ̣i hỏi sự quan tâm của nước Mỹ. Đó là về việc của bà Clinton.

    Bây giờ cộng với việc của bà Clinton và ông Panetta th́ ta thấy thực sự ông Obama qua chính sách gọi là thực hiện trọng tâm chiến lược của Mỹ về ASIA, th́ vấn đề này người Mỹ nói như vậy nhưng bên Á Châu th́ người ta không có tin, nhất là phía Ấn Độ th́ họ bảo là Mỹ đang thâm thủng ngân sách mà t́nh trạng chính trị th́ tê liệt bởi v́ lưỡng đảng đang tranh chấp nhau, thành ra làm ǵ mà Mỹ có khả năng sang với Á Châu. V́ thế cho nên hai chuyến thăm của ông Panetta và bà Clinton là để nói cho Á Châu biết “Chúng tôi rất quan tâm đến Á Châu và chúng tôi thành thật quan tới Á Châu”.

    Khác hẳn với lần trước thời ông Bush th́ bà Condi Rice được mời mấy lần mà không có tham dự, th́ lần này suốt từ năm 2010 là người Mỹ liên tục tham dự kể cả ông Tổng Thống Obama nữa, nên khi ông Panetta đến Cam Ranh th́ trước đó ông nói rơ là ông sẽ chuyển 60% hải lực của Mỹ sang vùng Tây Thái B́nh Dương từ giờ cho tới thời diểm 2020.

    Và đặc biêt nhất là ông Panetta là tổng trưởng quốc pḥng đầu tiên đến thăm Cam Ranh, và ông cũng nói toạc móng heo ra là Mỹ muốn có tàu được cập bến Cam Ranh nhiều hơn. Đó là trong khuôn khổ chính sách chung của Mỹ.

    Một vấn đề cuối cùng nữa có thể là quan trọng, là bởi v́ có tin rằng ông Tổng Thống Obama có thể sang thăm vùng Á Châu và nhân tiện sẽ ghé Việt Nam, v́ vậy việc thăm viếng tất cả ở đây cũng là chuẩn bị cho cuộc viếng thăm đó, nếu có.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 09-07-2012 at 01:04 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thanh Quang: Thưa Giáo Sư, giữa lúc Trung Quốc ngày càng tiếp tục hành động không mấy che giấu là xâm lược chủ quyền lănh hải của Việt Nam và của cả Philippines, gọi thầu như Giáo Sư vừa tŕnh bày là khai thác dầu ngay sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, v.v... dù bề ngoài Bắc Kinh luôn nói là sống chung ḥa b́nh, th́ liệu sự hiện diện như vừa nói của các viên chức cao cấp Mỹ có thể giúp làm chùn bước hành động ấy của Trung Quốc hay không, thưa Giáo Sư?

    GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết tôi nghĩ nói một cách tổng quát th́ có thể Trung Quốc phải nghĩ lại, lư do là như thế này, nó có ảnh hưởng hai chiều cơ: Điều thứ nhất, Trung Quốc vẫn nói là ḿnh phát triển ḥa b́nh và có quan hệ tốt đẹp với các quốc gia Đông Nam Á nhưng mà chuyện Trung Quốc làm như thế này th́ rất có hại cho Trung Quốc, thành ra v́ thế mà các quốc gia Đông Nam Á sẽ sợ và họ sẽ quay về Mỹ, thứ hai là sự hiện diện của Mỹ được “welcome” hơn, được đón tiếp tốt đẹp hơn, th́ cái đó sẽ thiệt hại cho Trung Quốc.

    Nhưng mặt khác nó có cái chiều khác là có những biến chuyển dồn dập như thế th́ Trung Quốc sợ rằng nếu mà để lâu th́ Mỹ càng hiện diện nhiều hơn. Và càng để lâu th́ các quốc gia như Phi Luật Tân, Việt Nam có khả năng cứng cựa hơn, thành ra cũng có thể làm cho họ dồn dập muốn thử như vụ Scarborough và vụ Việt Nam hiện nay, th́ họ thử luôn mấy chuyện để, thứ nhất là họ thử xem cái sức của mấy anh ra sao, các anh có làm được ǵ chúng tôi hay không. Thứ hai nữa là họ thử cái mà cứ hay gọi là “ASEAN là trọng tâm của tất cả mọi việc” th́ cái vụ Scarborough cho thấy là ASEAN chả nói được cái ǵ cà. Cái thứ ba là họ thử Mỹ, thành ra đây là con bài mà nó đương ở trong ṿng thử thách.

    Bài toán khó

    Tàu Trung Quốc chặn đuổi tàu công vụ của Viêt Nam ra khỏi khu vực lănh hải của VN ở khu vực quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp trên CCTV của TQ.Thanh Quang: Trước khi trở lại việc thử sức như Giáo Sư vừa đề cập th́, thưa Giáo Sư, người Việt Nam nên đón nhận những chuyến viếng thăm Việt Nam của các viên chức Hoa Kỳ như thế nào và ở mức độ nào?

    GS Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt Nam th́ có hai loại, thứ nhất là người ở ngoại quốc th́ chúng ta thấy trong các website ông nào cũng nói “đi với Mỹ đi để chống Tàu”, th́ thực sự chuyện đó không có giản dị như vậy, nhưng mà ở ngoại quốc cứ nói như vậy.

    C̣n ở trong nước th́ có hai loại, thứ nhất chúng ta thấy người b́nh dân họ cũng nói nên đi với Mỹ để chống Tàu, nhưng mà ngược lại đối với các lănh tụ chính trị và những chiến lược gia th́ họ phải suy nghĩ rất kỹ về việc đó là bởi v́ Việt Nam th́ ở cạnh nước Tàu, liệu một “confrontation” đương đầu với Tàu có phải là điều tốt hay không? Nếu mà tránh được th́ ngay cả những ông cụ nhà ta ngày xưa cũng t́m cách tránh cái đó, tuy giữ độc lập nhưng làm sao tránh khỏi “confrontation” th́ bài toán rất khó. Và nhất là cái vấn đề ở trong chính trị quốc tế người ta bao giờ cũng t́m cách quân b́nh lực lượng, th́ quân b́nh lực lượng của Mỹ là rất tốt nhưng mà điều đó không xảy ra dễ dàng như người ta tưởng.


    Thanh Quang: Dạ. Chuyện mà Trung Quốc muốn thử sức như Giáo Sư vừa đề cập th́ thưa Giáo Sư hiện có nhiều người quan ngại là việc Bắc Kinh ngày càng tăng cường lực lượng tàu bè ở Biển Đông và xâm lấn trắng trợn vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế như trường hợp của Việt Nam và của Philippines vừa rồi, kiểu như “giành dân chiếm đất”, th́ Giáo Sư có lo ngại xung đột vũ trang sắp sửa xảy ra hay không ạ?

    GS Nguyễn Mạnh Hùng: Xung đột vũ trang nếu xảy ra th́ có thể bất cứ lúc nào v́ trong t́nh trạng căng thẳng th́ nhiều khi sự tính lầm cũng có thể xảy ra vơ trang được. Dù sao những yếu tố này là yếu tố của chính phủ cho nên họ có hành động, họ có thử th́ họ cũng khôn lắm, họ cũng dè dặt. Thí dụ như vụ Scarborough th́ chỉ có Phi Luật Tân là gửi tàu chiến đến và rút ra ngay chứ Trung Quốc không gửi tàu chiến, nó chỉ dùng tàu dân sự thôi.

    Thế c̣n trong trường hợp đấu thầu 9 lô th́ nó cũng chẳng phải là chính phủ mà nó chỉ là cơ quan của một hăng dầu Trung Quốc, mà hăng dầu Trung Quốc cũng như Việt Nam đều là những hăng dầu quốc doanh, thành ra khi họ hành động th́ họ cũng khôn khéo lắm v́ c̣n để đường rút lại v́ họ nói không phải là chính phủ làm, một mặt là công ty nó làm nhưng chính phủ th́ cứ nói tử tế nhưng mà hành động th́ công ty hành động, rồi họ bảo những hành động chẳng hạn như họ bảo vùng đó là do quận - huyện - tỉnh, ở trong vùng duyên hải do tàu hải giám, họ bảo không phải của trung ương mà của địa phương, thành ra những cái đó chứng tỏ họ khôn lắm.

    Thanh Quang: Cảm ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng rất nhiều ạ.

    GS Nguyễn Mạnh Hùng: Dạ. Không có chi!

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012143434.html

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Liệu sẽ có quan hệ đồng minh Việt-Mỹ?

    Posted on July 7, 2012 by HNSG

    QuocGiaVietNam_Bên trong, giặc nội xâm là các tập đoàn tham nhũng, các nhóm lợi ích
    đang ngày đêm tàn phá đất nước. Chúng liên kết với nhau vơ vét của
    cải, tham nhũng tiền thuế của nhân dân, khai thác cạn kiệt nguồn tài
    nguyên, hủy hoại môi trường, hủy hoại và làm tha hóa chuẩn mực đạo đức
    xă hội…

    Bên ngoài giặc bành trướng đang ŕnh rập chờ cơ hội để xâm chiếm biển
    đảo của Tổ quốc.

    Chiến tranh trên biển Đông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. An ninh, chủ
    quyền quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong khi đó, về quan hệ
    bang giao quốc tế, đảng Cộng sản không có đồng minh, có một vài nước
    đồng chí th́ họ cũng là đồng chí của Trung Quốc

    ***
    Trong những ngày gần đây, căng thẳng trên khu vực biển Đông lại gia tăng.

    Ngày 21 tháng 6, Bộ Dân chính Trung Quốc cho biết Quốc vụ viện nước này đă phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Và buổi sáng cùng ngày, Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển, trong đó khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Ngay lập tức, ngày 23 tháng 6, Trung Quốc đă cho mời thầu quốc tế 9 lô thăm ḍ dầu khí trên khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Đồng thời Trung Quốc đă cho bốn tàu hải giám tiến hành diễn tập ở khu vực quần đảo Trường Sa. Việt Nam đă điều tàu cảnh sát biển để ngăn chặn hành động xâm phạm chủ quyền này.

    Ngày 4-7, báo Thanh Niên trích lại tin của tờ Liên Hợp của Đài Loan nói rằng Trung Quốc đă thành lập một lữ đoàn tên lửa mang số hiệu 827 đặt căn cứ tại thành phố thiều Quang, tỉnh Quảng Đông. Căn cứ này được trang bị tên lửa Đông Phong 16 có tầm bắn 1200km, trong khi khoảng cách từ Thiều Quang đến Hà Nội chỉ là 1000km.

    Trung Quốc cũng tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa và xây dựng bộ chỉ huy quân sự Tam Sa.

    Tờ Tin báo Hong Kong đánh giá thêm rằng việc xuất hiện thông tin thành lập lữ đoàn 827 cùng những tuyên bố nói trên có ư nghĩa tương hỗ lẫn nhau, nằm trong âm mưu “đe dọa, giương oai” nhằm vào các bên có tranh chấp trên biển.

    Bất kể một người Việt Nam nào c̣n một chút lương tâm và trách nhiệm với đất nước th́ đều không khỏi lo lắng cho chủ quyền biển đảo của quốc gia, sinh mạng của ngư dân và của các chiến sĩ cảnh sát biển, hải quân đang bảo vệ lănh hải.

    Bên trong, giặc nội xâm là các tập đoàn tham nhũng, các nhóm lợi ích đang ngày đêm tàn phá đất nước. Chúng liên kết với nhau vơ vét của cải, tham nhũng tiền thuế của nhân dân, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường, hủy hoại và làm tha hóa chuẩn mực đạo đức xă hội…

    Bên ngoài giặc bành trướng đang ŕnh rập chờ cơ hội để xâm chiếm biển đảo của Tổ quốc.

    Chiến tranh trên biển Đông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. An ninh, chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong khi đó, về quan hệ bang giao quốc tế, đảng Cộng sản không có đồng minh, có một vài nước đồng chí th́ họ cũng là đồng chí của Trung Quốc.

    Tại sao cần đồng minh?

    Ở châu Âu, các cường quốc về kinh tế và quân sự như Anh, Đức, Pháp, Ư th́ họ đều là đồng minh với nhau và là đồng minh với Hoa Kỳ. Các nước này không chỉ chia sẻ giúp đỡ nhau về kinh tế khi một thành viên nào đó gặp khó khăn.

    “Chúng ta cùng nh́n ra thế giới th́ thấy rằng hầu hết các cường quốc về kinh tế, quân sự trên thế giới đều là đồng minh hoặc là bạn bè, đối tác tin cậy của Hoa Kỳ. ”

    Mà điều quan trọng hơn họ cùng nhau chia sẻ những lợi ích về an ninh, cùng nhau hợp tác để duy tŕ ḥa b́nh và giải quyết các xung đột trên thế giới v́ lợi ích của cả khối và lợi ích chung của cả nhân loại.

    Mối quan hệ đồng minh này tạo nên sức mạnh to lớn hơn rất nhiều so với sức mạnh của mỗi quốc gia riêng lẻ. Khi có mối đe dọa nhằm vào bất kỳ thành viên nào của khối, th́ họ sẽ tập chung toàn bộ sức mạnh về kinh tế, quân sự để bảo vệ lẫn nhau.

    Trong khu vực châu Á Thái B́nh Dương, các cường quốc về kinh tế và quân sự như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia. Họ đều xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và là đối tác của nhau trong việc bảo vệ lợi ích chung. Cường quốc kinh tế và quân sự Ấn Độ cũng đang hướng đến xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia.

    Trong cộng đồng Asean, Phillipines là đồng minh của Hoa Kỳ. Điều quan trọng nhất trong mối quan hệ đồng minh đó là khi một bên bị đe dọa, bị tấn công bằng quân sự, th́ quốc gia đồng minh có trách sử dụng mọi tiềm lực quân sự để bảo vệ đồng minh của ḿnh.

    Điều này khác xa so với mối quan hệ bạn bè hay đối tác chiến lược. Khi một nước là bạn bè hay đối tác chiến lược bị tấn công quân sự th́ nước kia cùng lắm th́ họ cũng chỉ lên tiếng bênh vực về mặt ngoại giao.

    Thực tế cho thấy là có nhiều nước đang là đối tác chiến lược của nhau những vẫn đang đe dọa lẫn nhau và sẵn sàng xung đột với nhau.

    Rơ ràng việc các quốc gia có cùng lợi ích xây dựng mối quan hệ đồng minh với nhau là vô cùng cần thiết. Việc này sẽ làm cho sức mạnh của mỗi quốc gia thành viên được nhân lên trong việc bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia của ḿnh.

    C̣n tiếp...

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đồng minh để bảo vệ chủ quyền

    Trong điều kiện của đất nước chúng ta, việc lựa chọn đối tác để xây dựng mối quan hệ đồng minh là hết sức cần thiết. Việc chúng ta xây dựng mối quan hệ đồng minh không phải nhằm mục đích để chống lại các quốc gia khác. Mà mục đích chỉ tăng cường sức mạnh của quốc gia nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ḿnh và của nước đồng minh.

    Việt Nam muốn có được mối quan hệ láng giềng hữu nghị và b́nh đẳng với Trung Quốc đồng thời bảo vệ được chủ quyền và lợi ích của chúng ta ở biển Đông. Theo quan điểm của tôi, chúng ta phải dựa vào hai trụ cột trong quan hệ quốc tế:

    Một là xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, dựa vào đó mở rộng quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Khi có quan hệ đồng minh với các nước trên, chúng ta sẽ mua được và nhận được sự giúp đỡ về trang thiết bị quân sự tiên tiến và hiện đại, sự hỗ trợ trong huấn luyện, cung cấp và trao đổi thông tin.

    Có mối quan hệ đồng minh, chúng ta không chỉ hợp tác trong lĩnh vực quân sự, mà chúng ta sẽ có mối quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế mạnh mẽ. Nhờ vào mối quan hệ đồng minh mà kinh tế, thương mại của chúng ta cũng sẽ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng.

    Hai là, dựa vào quan hệ đồng minh với các cường quốc nói trên. Chúng ta sẽ nâng cao được sức mạnh quân sự và có thể trở thành quốc gia lănh đạo trong cộng đồng Asean trong lĩnh vực quân sự. Chúng ta sẽ cùng với các quốc gia có chung lợi ích trong Asean xây dựng mối quan hệ về quân sự gắn bó hơn. Từ đó có thể cùng nhau bảo vệ lợi ích chung trên biển Đông.

    Như vậy dựa trên quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia cùng với cộng đồng Asean, chúng ta sẽ nâng cao được tiềm lực quốc pḥng và phát triển kinh tế. Nhờ đó chúng ta mới có thể duy tŕ được ḥa b́nh và bảo đảm được quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc.

    Việt Nam có mất chủ quyền quốc gia khi có quan hệ đồng minh với các nước lớn?

    Chắc chắn là không. Thực tế của các mối quan hệ đồng minh trên thế giới cho thấy rằng các nước đồng minh không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chủ quyền quốc gia của các nước thành viên luôn được tôn trọng măc dù có quân đội của nước này đóng trên lănh thổ của nước khác.

    Tại sao Việt Nam phải chọn Hoa Kỳ để xây dựng mối quan hệ đồng minh?

    Điều quan trọng đầu tiên mà chúng ta thấy được đó là cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều có chung lợi ích với nhau trên biển Đông: Với Việt Nam là chủ quyền quốc gia và lợi ích kinh tế; với Hoa Kỳ là tự do hàng hải, lợi ích kinh tế và vai tṛ cường quốc trong khu vực. Hai nước không có bất kỳ tranh chấp hay mâu thuẫn nào trên khu vực này.

    Điều quan trọng thứ hai là Hoa Kỳ thực sự mong muốn xây dựng mối quan hệ đồng minh với một nước Việt Nam dân chủ. Gần đây nhất là Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ đă tới thăm quân cảng Cam Ranh, và mong muốn quân cảng này cung cấp dịch vụ cho quân đội Hoa Kỳ.

    Chúng ta cùng nh́n ra thế giới th́ thấy rằng hầu hết các cường quốc về kinh tế, quân sự trên thế giới đều là đồng minh hoặc là bạn bè, đối tác tin cậy của Hoa Kỳ.

    Trở ngại chính




    Trong việc xây dựng quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ thì vấn đề dân chủ và nhân quyền là trở ngại duy nhất.

    Hiện nay chính quyền do đảng Cộng sản lănh đạo đang giam giữ và cầm tù rất nhiều người hoạt động dân chủ và nhân quyền. Quyền thành lập báo chí tư nhân và quyền thành lập đảng phái, tổ chức chính trị chưa được chính quyền tôn trọng. Không chỉ riêng chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, mà chính phủ các nước trong EU, Australia, Canada, … cũng quan tâm và luôn kêu gọi chính phủ Việt Nam cải thiện nhân quyền.

    Yêu cầu mà Hoa Kỳ đưa ra cho chính phủ Việt Nam để nâng cao mối quan hệ với Hoa Kỳ đó là chính phủ Việt Nam phải cải thiện t́nh trạng nhân quyền, tôn trọng các quyền chính trị của nhân dân.

    Chủ quyền lănh hải, lănh thổ quốc gia đang bị đe dọa và đă bị xâm phạm nghiêm trọng.
    Đứng trước thực tiễn đ̣i hỏi chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ. Mỗi một công dân Việt Nam cần phải có lương tâm và trách nhiệm với Tổ quốc.

    Tôi mong rằng những quí vị độc giả ủng hộ quan điểm này của tôi, chúng ta hăy cùng nhau lên tiếng kêu gọi, cổ vũ và ủng hộ đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ trong việc cải thiện t́nh trạng nhân quyền. Đó là thả tự do cho tất cả các tù chính trị, tôn trọng và cho phép thành lập báo chí tư nhân, thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị khác.


    Tất cả những người Việt Nam yêu nước đều mong muốn rằng đảng Cộng sản Việt Nam hăy đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích đảng phái để thực thi cải cách dân chủ và nhân quyền.

    Không chỉ v́ lợi ích của các thế hệ người Việt Nam hôm nay mà cho cả các thế hệ mai sau, trong đó có các thế hệ đảng viên đảng Cộng sản.


    LS Nguyễn Văn Đài

    Gửi tới BBC từ Hà Nội

    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư hiện sống ở Hà Nội.


    http://www.hennhausaigon2015.com/2012/22747/
    Last edited by Tigon; 09-07-2012 at 02:41 AM.

  5. #5
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Đồng minh để bảo vệ chủ quyền

    Tôi mong rằng những quí vị độc giả ủng hộ quan điểm này của tôi, chúng ta hăy cùng nhau lên tiếng kêu gọi, cổ vũ và ủng hộ đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ trong việc cải thiện t́nh trạng nhân quyền. Đó là thả tự do cho tất cả các tù chính trị, tôn trọng và cho phép thành lập báo chí tư nhân, thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị khác.
    Những điều kiện rất thiếu thực tế: "Cải thiện nhân quyền, thả tù chính trị, tôn trọng tự do báo chí, Thành lập đảng phái chính trị khác..." không bao giờ là nội dung của chế độ Cộng Sản.
    Ai mong chờ những điều này th́ chỉ mang ảo tưởng. Pity!!!

  6. #6
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Quote Originally Posted by TuDochoVietNam View Post
    Những điều kiện rất thiếu thực tế: "Cải thiện nhân quyền, thả tù chính trị, tôn trọng tự do báo chí, Thành lập đảng phái chính trị khác..." không bao giờ là nội dung của chế độ Cộng Sản.

    Ai mong chờ những điều này th́ chỉ mang ảo tưởng. Pity!!!
    Bài chủ là của LS Nguyễn Văn Đài , người trong nước . Vậy th́ đừng ngạc nhiên .

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Dân biểu Mỹ nhắc bà Clinton về TS Quân

    12 dân biểu Mỹ kêu gọi Ngoại trưởng nước này nêu trường hợp Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân khi thăm Việt Nam.

    Lá thư ngày 6/7 nói bà Hillary Clinton cần nêu vụ tiếp tục bắt giam công dân Hoa Kỳ khi gặp quan chức Việt Nam, và "áp lực để ông được thả ngay lập tức và vô điều kiện".

    Những người kư tên vào thư có Dân biểu Frank Wolf, đảng Cộng Ḥa tiểu bang Virginia, Ed Royce và Dan Lungren đảng Cộng Ḥa, và Zoe Lofgren, Loretta Sanchez, Mike Honda, Brad Sherman đảng Dân Chủ.

    Ngoài ra có Ilena Ros-Lehtinen từ tiểu bang Florida, hai dân biểu Dân Chủ đại diện Virginia là Gerald Connolly và Jim Moran, và hai dân biểu Dân Chủ đại diện Massachusetts, Ed Markey và Michael Capuano.

    Lá thư nói: "Hà Nội đang muốn làm đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ."

    "Tuy nhiên mối quan hệ hợp tác đó không bền vững được nếu ngày nào chính quyền Hà Nội vẫn xem các hoạt động chính trị ôn ḥa là vi phạm an ninh quốc gia."

    Các dân biểu Mỹ nói họ "đặc biệt quan ngại rằng nhà cầm quyền Việt Nam đă không cho phép Tiến sĩ Quân có luật sư, và nghe nói ông đang bị biệt giam".

    Họ cũng kêu gọi bà Clinton chỉ thị Đại sứ David Shear "đi thăm Tiến sĩ Quân ngay lập tức" để biết t́nh trạng của ông.

    Ông Quân, đảng viên của tổ chức Việt Tân, bị công an Việt Nam bắt hôm 27/4 với cáo buộc có âm mưu kích động biểu tình chống chính quyền nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4.

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ có chuyến thăm từ 10/7-11/7 tới Hà Nội, trước khi sang Phnom Penh họp diễn đàn an ninh khu vực.

    Thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam ra hôm thứ Năm 5/7 chỉ nói ngắn gọn rằng bà Hillary Clinton "sẽ thăm chính thức Việt Nam", nhưng không cho biết thêm chi tiết.

    Trong khi đó thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ thì nói bà ngoại trưởng sẽ có tiếp xúc với lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đồng thời chứng kiến việc ký kết một số thỏa thuận song phương trong lĩnh vực trao đổi giáo dục và kinh doanh. Bà cũng sẽ gặp gỡ một số đại diện doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ.

    Từ Hà Nội, ngày 11/7 bà Hillary Clinton sẽ tới Vientiane, Lào, trong chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ tới quốc gia này trong 57 năm, và hội kiến với Thủ tướng Thongsing Thammavong.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._clinton.shtml

  8. #8
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    Thí dụ như thế này cho dễ hiểu. Tôi chỉ biết có 1 nghề là ăn cướp. Tôi may mắn là nạn nhân của tôi họ hèn nhát quá. Cha tôi cũng làm nghề ăn cướp và ông ta cũng bảo tôi theo nghiệp ông v́ ăn cướp quá dễ. H́nh như ông Trời ông thương bọn ăn cướp chúng tôi và đ́ ghét những nạn nhân bị cướp hay sao ấy? Bao nhiêu năm ăn cướp mà chẳng bị sao cả. Tụi tôi bây giờ th́ cũng hơi lo 1 chút v́ không c̣n nhiều của để mà cướp như ngày xưa. Nhưng không làm nghề ăn cướp th́ cũng không được (các nghề khác khó học và không kiếm nhiều tiền) v́ chẳng thà ăn cướp c̣n hơn là bị ăn cướp. Nếu cướp dân không đủ sống th́ chắc bọn chúng tôi quay ra cướp lẫn nhau để coi đứa nào cướp giỏi th́ sống chứ ở VN làm nghề ăn cướp là khá nhất.

  9. #9
    Diêt VC
    Khách

    Tên " dân chủ cuội" đă ló đuôi...

    Trong phần" t́m đồng minh và cần thiết phải có đồng minh",ông Đài đă nh́n không sai (trên lư thuyết).Nhưng ông Đài,nào có nh́n thấu "thái độ tim đồng minh" và "có thật tâm muốn có đồng minh hay không" giữa các nước Asean và nhà cẩm quyền csHanoi.Đối chiếu th́ sẽ thấy quá rơ rằng,thái độ cần đồng minh của Philippine,Indonesia ,Nhật,Ấn Độ,...và hầu hết các nước có liên quan đến "tranh chấp biển đông" là thái độ dứt khoát,thậm chí c̣n nôn nóng Mỹ sớm thành đồng minh của họ qua những cam kết thực tiễn,những trợ giúp về quân sự quốc pḥng,như sự hiện diện của Mỹ trên "biển đông",sự cung cấp vũ khí tối tân về hải quân,và đấy là sự cần thiết cấp bách mà các nước Asean đang nóng ḷng mong đợi.

    Trong khi,csHaNoi lại chọn lựa một thái độ chánh trị hàng hai,tạm gọi là" khỉ đu dây",nghĩa là csHaNoi sau một thời gian khá dài trong mối bang giao với Mỹ,họ vẫn luôn giữ thái độ "nửa chừng xuân",là v́ trong mắt csHaNoi,nước Mỹ dù là cường quốc số 1 thế giới chẳng nữa,vẫn không đủ lực để trở thành "tấm chắn" an toàn cho VN ( trong cách nh́n của người CS),so với mối đe dọa của Trung cộng sát nách VN.Cho đến giờ,có thể sự ám ảnh "nhất cự ly,nh́ cường độ" thật sự khó tẩy xóa cái tâm lư sợ sệt hèn nhát đang chiếm ngự trong cái tâm hồn "bán nước cầu an" của ngụy quyền csHaNoi.Và quan điểm" tôn thờ ngoại bang" này đă quá rơ qua trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn manh Hùng như sau :

    C̣n ở trong nước th́ có hai loại, thứ nhất chúng ta thấy người b́nh dân họ cũng nói nên đi với Mỹ để chống Tàu, nhưng mà ngược lại đối với các lănh tụ chính trị và những chiến lược gia th́ họ phải suy nghĩ rất kỹ về việc đó là bởi v́ Việt Nam th́ ở cạnh nước Tàu, liệu một “confrontation” đương đầu với Tàu có phải là điều tốt hay không? Nếu mà tránh được th́ ngay cả những ông cụ nhà ta ngày xưa cũng t́m cách tránh cái đó, tuy giữ độc lập nhưng làm sao tránh khỏi “confrontation” th́ bài toán rất khó. Và nhất là cái vấn đề ở trong chính trị quốc tế người ta bao giờ cũng t́m cách quân b́nh lực lượng, th́ quân b́nh lực lượng của Mỹ là rất tốt nhưng mà điều đó không xảy ra dễ dàng như người ta tưởng. (trích)
    Theo tôi,ông Đài cho rằng việc" thiếu dân chủ và nhân quyền" ở VN là" trở ngại chính" trong mối quan hệ giữa Mỹ và VN là sai,nó không là nguyên nhân chủ yêu.Quan niệm như thế,xem ra ông Đài thật chẳng hiểu người Mỹ chút nào cả.Trong quan hệ đối ngoại với VC,th́ Mỹ chẳng hề" kỳ thị" nước nào,chế độ nào ( tự do hay độc tài CS),mà vấn đề là Những nước này sẽ mang đến cho Mỹ những quyền lợi ǵ về kinh tế và chánh trị,nhất là có lợi cho sách lược toàn cầu của Mỹ.

    V́ thế,trong thời điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung cộng,th́ VN là nước dân chủ hay độc tài CS đối với Mỹ chỉ là hàng thứ yếu,mà chủ yếu là Mỹ cần VN trở thành "con chốt chắn" trên bàn cờ Trung - Mỹ.Nh́n vào việc Mỹ mở rộng cửa WTO để đón VC vào,đón ngay khi t́nh h́nh "dân chủ và nhân quyền VN" rất đang tồi tệ,nghĩa là Mỹ đă tháo cái c̣ng" nguyên tắc tôn trọng nhân quyền" mà tổ chức WTO yêu cầu mỗi thành viên của họ tôn trọng.Và cũng đừng quá ngây thơ,khi nh́n thấy Mỹ "phùng mang trợn mắt",nào là" dự luật nhân quyền" được soạn thảo và "hăm he" sẽ thông qua bởi nghị viện Mỹ,nào là hăm dọa đ̣i ném VC trở lại danh sách các nước" chà đạp nhân quyền".....Mà tất cả những điều này,thực chất chỉ là một lối" răn đe dọa giẫm".VC th́ cũng đă quá quen mắt trước việc Mỹ làm "con hổ giấy nhe nanh múa vuốt".Nói chung,tất cả chỉ là tuồng hề mà diễn viên là Mỹ và csHaNoi,làm vậy chẳng qua là để " trân an công luận",dùng chiêu" an dân" để xoa dịu sự căm phẩn của NVHN trước những chà đạp nhân quyền của chế độ ngụy quyền csHaNoi thôi.Và tất cả đâu vào đó.

    Chủ quyền lănh hải, lănh thổ quốc gia đang bị đe dọa và đă bị xâm phạm nghiêm trọng.
    Đứng trước thực tiễn đ̣i hỏi chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ. Mỗi một công dân Việt Nam cần phải có lương tâm và trách nhiệm với Tổ quốc.

    Tôi mong rằng những quí vị độc giả ủng hộ quan điểm này của tôi, chúng ta hăy cùng nhau lên tiếng kêu gọi, cổ vũ và ủng hộ đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ trong việc cải thiện t́nh trạng nhân quyền. Đó là thả tự do cho tất cả các tù chính trị, tôn trọng và cho phép thành lập báo chí tư nhân, thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị khác.

    Tất cả những người Việt Nam yêu nước đều mong muốn rằng đảng Cộng sản Việt Nam hăy đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích đảng phái để thực thi cải cách dân chủ và nhân quyền.

    Không chỉ v́ lợi ích của các thế hệ người Việt Nam hôm nay mà cho cả các thế hệ mai sau, trong đó có các thế hệ đảng viên đảng Cộng sản.

    LS Nguyễn Văn Đài
    Nói thật,bao nhiêu thiện cảm và tin cậy mà trước đây tôi dành cho ông Đài đều biến mất sau khi đă xem đoạn bài "kêu gọi HG & HH dân tộc với VC" của ông.

    Ngoài việc "tội nghiệp" vào nhăn quan ngây thơ của ông ta khi nh́n về người CS,th́ tôi c̣n thấy cái đuôi" dân chủ cuội" của Nguyễn văn Đài ló ra cả thước.

    Xem ra,ông Đài chả hiểu cái quái ǵ về "bản chất của người CS" cả.Bộ ông mắt "hết sáng" rồi hay sao,mà không thấy dân trong nước xuống đường,với nguyện vọng là" sát cánh bên đảng,ủng hộ đảng,để cùng được đứng chung dưới cờ máu của đảng mà chống ngoại xâm"....thế những,những cuộc biểu t́nh (mang cờ máu,panneaux ủng hộ đảng) đă bị "đảng và nhà nước ta" xem là phản động,là phá hoại " t́nh hữu nghị 16 chữ vàng giữa ta và TQ" hay sao?

    Ông một hai đ̣i " kêu gọi,cỗ vũ,ủng hộ đảng",thế nhưng ông không thấy đảng của ông là loại vừa điếc,vừa mù và câm như hến hay sao ? Chúng nó nào cần ông ủng hộ,v́ ông "ủng hộ cổ vũ" chúng cái điều mà chúng "ăn gan hùm" cũng chẳng dám là,đó là ra mặt chống" đàn anh" của chúng hay sao? th́ việc làm vô bổ này mang lại cái ǵ ?

    Và ông càng ngây thơ nữa.Bộ ông không nghe những thằng cán vẫu trùm ṣ đi "ăn mày" ơ xứ người,đă trơ trẻn lếu láo tuyên bố là" ở VN chúng tôi không có tù chánh trị" hay sao? Ông đă là" nạn nhân tù chánh trị" (????) của chúng,thế ông không cảm thấy hổ thẹn,khi kêu gọi,cổ vũ cái chế độ,mà nhờ chúng ông mới "thân bại danh liệt" như hôm nay ,

    Và ông càng bố láo,trơ trẻn đến mức tôi phải phẩn nộ khi nh́n về một Lê văn Đài sớm" bán rẻ linh hồn cho quỷ",khi ông đ̣i hỏi điều hoang tưởng",đó là " cho phép thành lập báo chí tư nhân, thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị khác...." (trích)

    Đây không phải là ông đang tranh đấu dân chủ bằng cách " XIN...CHO" theo kiểu hành khất hay sao? khi mà ông dùng từ " xin phép",đọc mà phát buồn nôn.Tại sao,ông không kêu gọi mọi người vùng lên,đ̣i lại cho kỳ được những quyền sống đă từ lâu bị cái đảng cướp Mafia cướp sạch.Nó vốn dĩ thuộc về ông,thế mà ông lại dùng cách" ăn mày dân chủ" một cách vô liêm sỷ để "XIN và chờ được chúng CHO".C̣n ǵ NHỤC hơn ?

    Hăy xem kỹ câu này "....trong đó có các thế hệ đảng viên đảng Cộng sản."
    để thấy" Nguyễn văn Đài là một người CS chân chánh".

    Câu trên đă phơi trần " ta cùng tồn tại với đảng đến ....vô tận" của ông rồi.

    Cần bao nhiêu" thế hệ CS" đủ để tàn phá quê hương tan nát hở ông Đài ?


    Xin ông đi,thưa ông đân chủ cuội ! ông bán linh hồn riêng ông đă đủ để mọi người mất ḷng tin vào " các nhà dân chủ trong nước",th́ nếu c̣n liêm sỹ,xin ông hăy thôi tṛ tung hứng luận điệu" bưng bô cho đảng".

    DVC
    Last edited by Diêt VC; 09-07-2012 at 05:34 AM.

  10. #10
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Bạn có thể không tin tôi, nhưng tôi dám tự tin để nói rằng bạn đă sai
    CSVN chưa bao giờ có khả năng tung hứng với Mỹ, mà chỉ là một thứ quảng cáo tự đánh bóng bản thân đảng họ

    Bạn có nghĩ rằng Mỹ mở cửa cho VN buốn bán với Mỹ nhờ CSVN khéo léo không, tôi nghĩ là không
    Bạn có nghĩ rằng Mỹ đă nối lại ngoại giao với VN nhờ đảng CSVN giỏi không, tôi cho là không
    Bạn có nghĩ rằng Mỹ đă phải mua ḷng VN v́ CSVN nguy hiểm không, tôi cho là không
    Vậy th́ tại sao Mỹ vẫn làm để CSVN tự cho là họ có tài tung hứng, th́ tôi vẫn cho là không, v́ chính tướng Hưởng, một trong những người mà chúng ta được biết là bộ năo chính trị của VN, đă từng than thở với Mỹ là "Mỹ đă không quan tâm đủ tới VN", có nghĩa rằng CSVN đă cầu mong được gần gũi với Mỹ hơn nữa, nhưng, Mỹ đă chỉ giữ sự quan hệ với VN ở một mức độ nào đó, để người ngoài nghĩ rằng là CSVN đang chơi tṛ tung hứng với Mỹ, nhưng chính v́ bị nghĩ như vậy mà CSVN chết đứng

    Một nghệ thuật tuyệt vời trong ngoại giao và chính trị của Mỹ, mà những con ma CSVN vừa khóc vừa mếu, chứ không phải là vừa cười vừa khoe như bạn nghĩ

    Tại sao Mỹ lại lập nên một thế cờ như vậy th́ có những yếu tố mà chúng ta chưa bàn tới, do đó, nếu phải bàn về một vị trí, một thế cờ, một quan hệ giữa Mỹ và VN ở đây, th́ chúng ta phải bàn về Mỹ nghĩ ǵ và muốn ǵ chứ không phải phía VN, v́ CSVN không có cơ hội được cho phép như vậy, mà chỉ là hoang tưởng

    Thuộc địa' của Trung Quốc

    Đại sứ quán Hoa Kỳ nói trong điện tín rằng Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng mời Đại sứ Michalak và cố vấn cao cấp của đại sứ tới buổi ăn tốisau khi đă nhiều lần phớt lờ các đề nghị gặp mặt của phía đại sứ quán.

    Điện tín viết: "Trong suốt bữa ăn kéo dài hai giờ, ông Hưởng nhắc tới ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, nói rằng những hợp đồng kinh doanh không ràng buộc của Trung Quốc đă khiến tạo ra điều có thể coi là sự thuộc địa hóa Miến Điện, Lào, Thái Lan và Campuchia cũng đang ngày càng [theo hướng như vậy].

    Ông cũng nhắc:

    "Hoa Kỳ đă "đi sau" trong trao đổi kinh tế và ngoại giao ở Châu Á và nhiều nước trong khu vực đă "mất niềm tin vào Hoa Kỳ" trong khi Trung Quốc đang lấp khoảng trống [mà Hoa Kỳ tạo ra].

    "Ông Hưởng có vẻ chấp nhận b́nh luận của Đại sứ rằng Hoa Kỳ đang mở rộng quan hệ với ASEAN nhưng rơ ràng [ông Hưởng] muốn đánh giá sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng."

    Trong một cuộc gặp với phía Hoa Kỳ hồi năm 2008 mà BBC đă đưa tin dựa trên điện tín ṛ rỉ qua Wikileaks, Tướng Hưởng cũng đă than phiền về chuyện Hoa Kỳ không ủng hộ Việt Nam trước đ̣i hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

    C̣n trong cuộc gặp hồi đầu năm 2010, Tướng Hưởng được trích lời nói rằng Việt Nam từng chỉ xem quan hệ quốc tế là quan trọng khi nó giữ được sự ổn định của xă hội (và của Đảng Cộng sản -chú thích của Đại sứ quán Hoa Kỳ) nhưng quan hệ với Hoa Kỳ đă đóng vai tṛ quan trọng để Việt Nam nh́n thấy ư nghĩa lớn hơn của quan hệ quốc tế.

    Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng nhận xét trong điện tín rằng họ "cảm nhận được mong muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, một phần v́ lợi ích kinh tế của quan hệ song phương, nhưng chủ yếu là cách để cân bằng vai tṛ khu vực ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc".
    Last edited by pheng; 09-07-2012 at 06:07 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 12-04-2012, 10:05 PM
  2. Ngắm đội nữ cảnh vệ 'xinh như mộng' của Hillary Clinton
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 17-11-2011, 04:05 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 15-11-2011, 10:59 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 26-07-2011, 12:02 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 06-12-2010, 10:23 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •