Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 48

Thread: Cựu Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Người Bị Kẹt Lại.

  1. #1
    Member
    Join Date
    22-08-2010
    Posts
    78

    Cựu Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Người Bị Kẹt Lại.

    Cựu Trung Tướng Nguyễn Hữu Có vừa qua đời tại Việt Nam vào ngày 3 tháng 7 vừa qua. Sau ngày 30-4-1975 dù bản thân là một thành viên (chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH) trong nội các của Tổng Thống Dương Văn Minh, ông Nguyễn Hữu Có vẫn bị Việt Cộng bắt đi tù cải tạo (12 năm). Cuộc đởi ông Nguyễn Hữu Có đă có lúc lên thật cao như Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Pḥng (1965-1967) và ở giai đoạn này, ông được coi như nhân vật đứng hàng thứ 3 sau hai ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ. " Cuộc đời không có ǵ bền vững cả! Địa vị, danh vọng, tiền bạc, hạnh phúc... chúng đến khi gặp thời và ra đi khi vận hết ", ông Nguyễn Hữu Có nói vậy khi kể về âm mưu do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gạt ông đi công cán ở nước ngoài (Trung Hoa Dân Quốc) để loại ra khỏi chính quyền vào năm 1967. " Hai ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu tôi đi Đài Loan với tư cách đại diện quân đội và chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa để cảm ơn Tổng Thống Tưởng Giới Thạch cùng chính phủ Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) về những sự giúp đỡ quân sự-ngoại giao, và sự chân t́nh ủng hộ công cuộc chống Cộng Sản của miền Nam Việt Nam Cộng Ḥa. Chuyến công du đang diễn ra tốt đẹp th́ đến ngày thứ ba, Đại sứ Việt Nam tại Đài Loan là ông Trần Thiện Khiêm (cựu Đại tướng) và Đại sứ Trung Hoa Quốc Gia tại Việt Nam Cộng Ḥa là ông Hồ Liên xin đến gặp tôi tại khách sạn ban đêm để trao cho tôi bản tin nhận được từ Sài G̣n. Theo đó, tôi bị Hội Đồng Quân Lực xét xử và cách chức Phó Thủ Tướng cùng chức vụ Tổng Trưởng Quốc Pḥng, đồng thời bị giải ngũ khỏi quân đội. Tôi hơi bàng hoàng v́ trước ngày tôi lên đường, mọi việc có vẻ b́nh thường. Tôi lấy lại b́nh tĩnh và nhận định đây là một âm mưu gạt tôi ra nước ngoài để loại tôi ra khỏi chính quyền. Hôm sau ông Nguyễn Văn Thiệu gửi điện văn qua yêu cầu tôi sau khi chấm dứt công tác ở Đài Loan, tiếp tục dẫn phái đoàn đi thăm Đại Hàn. Tôi liên lạc điện thoại về Sài G̣n nói chuyện trực tiếp với ông Nguyễn Văn Thiệu. Tôi tŕnh bày rằng tôi không thể đi Đại Hàn được v́ các anh đă cách chức tôi. Hơn nữa, chuyến công du nầy chưa được chuẩn bị. Ông Nguyễn VănThiệu cố ư ép tôi đi Đại Hàn với dụng ư đưa tôi đi xa để khỏi trở về nước nhưng tôi xin được đến HongKong tị nạn chính trị. Cuối cùng ông ta (Nguyễn Văn Thiệu) ưng thuận ".

    Khi đă ổn định được địa vị của ḿnh trong bàn cờ chính trị, tháng 1 năm 1970 th́ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mới cho phép ông Nguyễn Hữu Có từ HongKong được trở về quê nhà. " 3 năm an trí ở HongKong đă làm cho tôi đủ thời gian suy gẫm định hướng tương lai cuộc đời. Tôi quyết định sau khi trở về nước sẽ xoá hết mọi thù hiềm, quên đi chuyện cũ, dứt khoát không tham gia chính trị và chỉ lo làm ăn nuôi sống gia đ́nh. Trong năm 1970 tôi lập một trại nuôi gà ở xă Phước Long quận Thủ Đức, thu nhập tạm đủ cho gia đ́nh chi dùng. Cuối năm 1970, do giao dịch với Tín Nghĩa Ngân Hàng, tôi gặp lại anh Nguyễn Tấn Đời và nối lại t́nh bạn cũ ngày xưa. Anh Đời mời tôi hợp tác với Tín Nghĩa Ngân Hàng. Tôi chấp nhận ngay, v́ việc chăn nuôi cũng bấp bênh, không có tương lai. Sau khi học việc một thời gian, anh Đời cho tôi làm Phó Tổng Giám Đốc các chi nhánh. Với chức vụ nầy tôi thường đi thanh tra các chi nhánh ở Sài G̣n và các tỉnh. Từ 9 lúc ban đầu phát triển đến 22 chi nhánh khi Tín Nghĩa Ngân Hàng bị rút giấy phép. Tháng 4 năm 1973, Tín Nghĩa Ngân Hàng bị rút giấy phép hoạt động v́ Đoàn Thanh Tra Ngân Hàng (thuộc chính quyền) đă thấy nhiều hồ sơ cho vay bất hợp lệ. Anh Đời cùng một số nhân viên chủ chốt bị bắt giam ở trại Cải Huấn Chí Hoà và bị truy tố ra toà. Tôi cũng bị truy tố ra ṭa, nhưng được tại ngoại v́ tôi không dính líu đến việc làm ăn và cho vay ở trụ sở Trung Ương. Thế là tôi bị mất việc, phải xoay ra nghề khác sinh sống. Tôi mở một tiệm buôn xe đạp ở Sài G̣n, và lập một cơ sở chế biến khô mực xuất khẩu ở Vũng Tàu ", ông Nguyễn Hữu Có kể lại.

    Thực ra Tín Nghĩa Ngân Hàng (nói đúng hơn là cá nhân ông Nguyễn Tấn Đời) đă bị các đối thủ chơi một vố thẳng tay (cho hết đường chống đỡ). Các đối thủ đó là các tài phiệt đang cạnh tranh với ông (trong hệ thống ngân hàng) như Kỹ Thương Ngân Hàng (một ngân hàng mà vốn là đa số của các tướng lĩnh trong quân đội). Cũng có thể các tài phiệt này thấy được cái thế của ông Nguyễn Tấn Đời lên như diều gặp gió. Báo chí công bố tổng số tiền của Tín Nghĩa Ngân Hàng là 22 tỉ đồng, một con số rất lớn (vào thời điểm đó) bằng tổng số tiền của các ngân hàng tư nhân gộp lại. Có nguồn tin cho là có thể ông Nguyễn Tấn Đời sẽ nhẩy sang địa hạt chính trị và đó cũng là lư do mà các tài phiệt của Kỹ Thương Ngân Hàng (ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Trần Thiện Khiêm) đă ra tay triệt hạ.

    Và ông đă quên những quyết định của ḿnh (thời gian bị buộc lưu vong sống ở HongKong) khi nhận lời mời của Đại Tướng Dương Văn Minh (chiều ngày 29-4-1975) để đảm nhiệm chức vụ Cố Vấn cho giúp cho Trung Tướng Vĩnh Lộc (được ông Dương Văn Minh chỉ định làm Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH lâm thời) chỉ huy quân đội rồi sau đó là Tổng Tham Mưu Trưởng (sáng ngày 30-4-1975 sau khi tướng Vĩnh Lộc di tản) nhưng cũng trong ngày hôm đó (lúc 11 giờ 30 trưa) phải tan hàng về nhà và để nhận 12 năm tù cải tạo cùng các tai ương đến với gia đ́nh. Có thể khi nhận lời mời tham chính trong t́nh trạng đất nước đang cơn dầu sôi-lửa bỏng này th́ ông Nguyễn Hữu Có nhận được một bảo đảm từ phía bản thân Đại Tướng Dương Văn Minh, nhưng nào ngờ tâm địa của những người cầm đầu bên phe Việt Cộng, v́ ngay cả Đại Tướng Dương Văn Minh cũng mắc lừa chúng.

    " Các anh được tự do về nhà... Chúng ta là người Việt Nam với nhau... Chỉ có Đế Quốc Mỹ thua trong trận chiến này... ", các tuyên bố của Thượng Tướng Trần Văn Trà (Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản thời 30-4-1975). Nói là một chuyện c̣n thực hiện là một chuyện khác, Việt Cộng đă bắt bỏ tù cải tạo tất cả thành viên trong nội các của Tổng Thống Dương Văn Minh từ các ông Bùi Ḥe Thực (Viện Trưởng Viện Giám Sát), Bùi Tường Huân (Phó Thủ Tướng), Bùi Thế Dung (Đại Tá-Thứ Trưởng Bộ Quốc Pḥng), Lâm Văn Phát (Thiếu Tướng-Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô), Vũ Quang Chiêm (Đại Tá-Chánh Văn Pḥng phủ Tổng Thống)... Ngay cả những người đă hoạt động nằm vùng cho chúng như Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh (Phó Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, người đă đọc lệnh buộc binh sĩ miền Nam VNCH buông súng đầu hàng Việt Cộng sau tuyên bố của Tổng Thống Dương Văn Minh) cũng bị quản chế tại gia, cứ 3 ngày phải dự một lớp học chính trị.

    " Chiều 30-4-1975, Đại Tá Sáu Trí (t́nh báo phía Việt Cộng) đă vào nói chuyện với mọi người trong dinh (Độc Lập) về chính sách đối với viên chức chính quyền chế độ cũ (miền Nam VNCH) như trường hợp của chúng tôi và mọi người đă được trấn an v́ đất nước đă thái b́nh, sạch bóng quân thù... Sau khi làm việc với Thượng Tướng Trần Văn Trà (Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản Sài G̣n-Gia Định), họ lái xe chở tôi về nhà nhưng chỉ ít lâu sau đó sự việc đă khác. Trước hết là mất tài sản, tôi được lệnh lên Đà Lạt rồi kế đó là ra Vũng Tàu để giao nhà cho Uỷ Ban Quân Quản (Ông Nguyễn Hữu Có sở hữu một biệt thự tại Đà Lạt, một biệt thự tại Vũng Tàu, một cao ốc ở Phú Nhuận) . Khi giao các bất động sản này, ủy ban này từ chối không cấp cho tôi tờ biên lai đă nhận. Đây là một sự tước đoạt cứ không phải là chuyển giao. Nhà tôi đang ở 181 đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng 8) cũng phải giao cho ông chủ mới. Lúc đó mạng sống của tôi c̣n không bảo đảm được nữa là nói chi đến tài sản. Cuối cùng là lệnh gọi đi tŕnh diện cải tạo, họ đưa tôi ra miền Bắc bằng máy bay để cùng học chung (tù cải tạo) với các anh khác (tướng lănh miền Nam VNCH). Từ đây là những ngày dài vô tận và vô cùng đen tối đă bao trùm lên tôi và gia đ́nh tôi ", ông Nguyễn Hữu Có kể. Việt Cộng đă cướp đoạt tài sản của các viên chức trong guồng máy chính quyền miền Nam VNCH như lấy nhà của Trung Tướng Phạm Quốc Thuần tại khu cư xá sĩ quan Chí Ḥa (cấp cho tướng Việt Cộng Trần Văn Danh), nhà của Trung Tá Lê Trí Vị (cựu Quận trưởng Hốc Môn)... cũng như biết bao tài sản của các viên chức, tài phiệt miền Nam VNCH khác nữa.


    Tù cải tạo (tướng lănh miền nam VNCH) trong một buổi gặp gỡ với thân nhân tại trại Z30 Hàm Tân.


    Phạm Thắng Vũ
    (c̣n tiếp)
    Last edited by phamthangvu; 09-07-2012 at 08:05 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    22-08-2010
    Posts
    78
    (tiếp theo)

    Tưởng sẽ phải bị một thời gian ngắn khi bản thân đă giải ngũ khỏi quân đội từ thập niên 1960 và chỉ có tham gia nội các của Tổng Thống Dương Văn Minh trong thời gian trên dưới 1 ngày nhưng ông Nguyễn Hữu Có vẫn bị Việt Cộng bỏ tù cải tạo tới 12 năm trời và trong giai đoạn này, Việt Cộng c̣n làm chuyện gắp lửa bỏ tay người khi dựng chuyện ông Nguyễn Hữu Có đă cố vấn một kế hoạch (cho chúng) về một khu kinh tế mới, thiết lập tại vùng Tây Bắc (miền Bắc VN) để tất cả gia đ́nh (gồm vợ chồng-con cái) tù cải tạo đến sinh sống vĩnh viễn tại đó (một h́nh thức lưu đày như bên vùng Siberi của nước Nga-Cộng Sản dành cho thành phần chống đối). " Các anh biết ai đề nghị chúng tôi lập khu kinh tế mới đó không? Chính là anh Nguyễn Hữu Có, Tổng Trưởng Quốc Pḥng của các anh đấy ", lời một gă quản giáo ở trại cải tạo. Việt Cộng cũng dựng chuyện khi úp úp-mở mở nói ông Nguyễn Hữu Có từng là một gián điệp của chúng (kiểu như trường hợp Phạm Xuân Ẩn) khi nói ông mang cấp bậc Thượng Tá. " Tôi đă giải ngũ khỏi quân đội và chính quyền từ năm 1967. Chỉ giữ chức vụ mới trong nội các của tướng Dương Văn Minh ít tiếng đồng hồ thôi, vậy mà bắt tôi học tập để cải tạo tới 12 năm trời lận. Lại c̣n gán cho tôi cấp bậc Thượng Tá t́nh báo nữa. Nếu quả có thực như vậy th́ làm sao tôi phải bị tới 12 năm trời mà thực tế, có cần thiết tới 12 năm trời để học tập cải tạo một con người không? ", ông Nguyễn Hữu Có trả lời như vậy trên một trang báo trong nước. Được trả tự do rồi, ông Nguyễn Hữu Có c̣n bị Việt Cộng buộc phải gia nhập làm thành viên của cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc nữa. Đây là một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Việt Nam (y như vai tṛ của 2 đảng Dân Chủ và Xă Hội trước đây) nhằm đánh lừa người dân về đường lối dân chủ của đảng và chính quyền. Chính cái Mặt Trận này đă sắp xếp làm một cuộc gặp mặt giữa ông Nguyễn Hữu Có và Đại Tướng CS Việt Nam Vơ Nguyên Giáp như một h́nh ảnh về ḥa hợp-ḥa giải dân tộc (của đảng và chính quyền CS) với những người thuộc chế độ cũ (miền Nam VNCH). " Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay chúng ta đă là hai anh em ", lời của Đại Tướng Vơ Nguyên Giáp nói với ông trong buổi gặp gỡ. Là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc từ 2004 cho đến nay, chính quyền Việt Cộng trong nước bề ngoài làm như cho mọi người thấy ông Nguyễn Hữu Có là một nhân vật của sự ḥa hợp, ḥa giải dân tộc, một người thuộc chế độ cũ chịu quên đi quá khứ để cùng nh́n về tương lai. Đám văn nô trong nước (trong buổi họp báo sáng 25-3-2005 tại Sở Ngoại Vụ) đă nhét chữ vào miệng ông như: " Chỉ c̣n một điều vẫn khiến vợ chồng ông trăn trở là hiện nay nhiều người vẫn đang c̣n vướng víu những định kiến cũ, khiến công cuộc ḥa hợp dân tộc, thống nhất ḷng người trong ngoài như một vẫn c̣n không ít vướng mắc. Quan điểm của ông Có cho rằng, vấn đề đại đoàn kết toàn dân, ḥa hợp dân tộc trong thời kỳ mới đă khác nhiều rồi. Cần phải nhấn mạnh ḥa hợp dân tộc không phải chỉ trong nước mà c̣n ở cả nước ngoài ". Và, chúng c̣n lôi cả bà Nguyễn Hữu Có vào cuộc nữa khi viết: " Có mặt trong Ban Liên Lạc Việt kiều, bà Nguyễn Thị Tín hiểu được những tâm tư nguyện vọng của bà con xa quê hương. Bà cho biết, gia đ́nh bà cũng như nhiều gia đ́nh khác hiểu rơ chính sách mở rộng của Đảng và Nhà nước, nhất là từ khi có Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị về Công Tác Đối Với Người Việt Nam ở Nước Ngoài ban hành ngày 26-3-2004. Chính phủ cần phải giải quyết các vướng mắc để giúp đỡ kiều bào về Việt Nam mua nhà dễ dàng hơn. Có nhà, họ mới ở lại quê hương lâu dài và có cơ hội để đóng góp cho đất nước. Khi tận mắt chứng kiến diện mạo mới, họ sẽ từ từ có được cái nh́n mới đối với đất nước, sự đóng góp của kiều bào ở nước ngoài thuộc đủ mọi ngành nghề sẽ rất có lợi cho Tổ quốc. Mặc dù sống xa Tổ quốc, đồng bào ta ở nước ngoài luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ ǵn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, ḍng tộc, gắn bó với gia đ́nh, quê hương. Nhiều người đă có những đóng góp về tinh thần, vật chất và cả xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước ".


    Ông Nguyễn Hữu Có trong buổi họp báo ngày 25-03-2005 tại Sở Ngoại Vụ.


    Bị tù cải tạo tới 12 năm trời nhưng ông Nguyễn Hữu Có không sang định cư tị nạn tại Hoa Kỳ (theo chương tŕnh HO). Ông và gia đ́nh bị kẹt lại (nếu ta nghĩ như vậy) và lư do tại sao? Cũng có người thắc mắc và đám văn nô trong nước lại thay ông trả lời: " Đến nay ông đă 81 tuổi và mỗi ngày đều ra bên ngoài tập thể dục nên cảm thấy rất khỏe mạnh, hài ḷng với cuộc sống và cả gia đ́nh đều hạnh phúc ". Hoặc cho bà Nguyễn Thị Tín nói: " Thú thật, chúng tôi là những người thuộc chế độ cũ nhưng không sống trong tâm tính cũ, lúc trước gia đ́nh cũng có những khó khăn nhưng nhờ chính sách ḥa hợp dân tộc của Đảng, Nhà nước, chúng tôi đă có cuộc sống tốt đẹp ".

    Tuy là (hay bị là) một thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc nhưng t́m trong thư viện, các báo chí cũ (lưu trữ) trong nước viết về ông như sau: " Nguyễn Hữu Có biết cách nói găy gọn, và lập luận khá vững chắc. Khi nói chuyện với tôi (văn nô trong nước), gă thường tỏ ra muốn t́m hiểu về đường lối xây dựng chử nghĩa xă hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Và h́nh như cũng muốn t́m hiểu về chủ trương thành lập chính phủ liên hiệp trước đây của Cách Mạng vào giai đoạn trước ngày 30-4-1975. Gă Trung Tướng Ngụy hồi hưu có những hiểu biết khá sâu sắc về các triều đại Ngụy quyền nối tiếp nhau, ở cương vị cũ của gă trước đây. Dưới con mắt của gă, gă chỉ tỏ vẻ nể Thiệu, c̣n loại Nguyễn Khánh và Nguyễn Cao Kỳ... chỉ là loại tướng ma cô đă tạo ra 50 vạn gái điếm cho 50 vạn tên lính Mỹ ". Hoặc như trong các đoạn viết về thời điểm ngày 30-4-1975: " Như một con bạc đă ra khỏi ṣng bạc lâu ngày, t́nh cờ quay lại chứng kiến cảnh tiu nghỉu thua bạc của đám con bạc máu mê, Nguyễn Hữu Có đă nh́n thấy màn tuồng chót ở dinh Độc Lập trước khi cởi bỏ bộ quân phục Trung Tướng Ngụy, với tư cách một người nhập cuộc mà vẫn đứng ngoài cuộc. Nguyễn Hữu Có đă từng nói với tôi (văn nô trong nước) rằng: Ông già Trần Văn Hương là một ông già lẩm cẩm, phản động một cách đáng thương. Một vai hề trong những vai hề nguy hiểm do người Mỹ tạo ra. Ông Dương Văn Minh nhiều tham vọng chánh trị, nhưng lại không có bản lănh và nhỡn quan chánh trị, không có lực lượng chánh trị làm hậu thuẫn. Ông ta cứ ngỡ ḿnh có công lớn nhưng lịch sử sẽ nghiêm khắc ghi tội của ông ta: Đă nhảy ra làm bung xung trong lúc Nguyễn Văn Thiệu đáng nhẽ phải vác cờ trắng đầu hàng Cách Mạng, và những tên lính Mỹ cuối cùng phải giơ tay để quân Giải Phóng bắt làm tù binh. Ba Có (văn nô trong nước gọi xách mé tên ông Nguyễn Hữu Có) quả là gă tướng Ngụy cỡ chóp bu có tầm nh́n chiến lược nhạy bén và sắc sảo. Có điều gă Trung Tướng khoác áo Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Pḥng từng lên voi xuống chó này vào những giờ phút cuối cùng của chế độ Sài G̣n, đă không thoát khỏi bị cám dỗ trước những tham vọng hào nhoáng một lần nữa đưa gă vào giấc mộng lên Voi xuống Chó ".




    Bị kẹt lại và chịu làm một thành viên trong tổ chức Mặt Trận Tổ Quốc của Việt Cộng (để chúng dễ dàng kiểm soát-theo dơi) dù chúng nghĩ ông có thể thủ vai một kẻ của phía bên kia (miền Nam VNCH) để đối thoại, làm gạch nối với chính quyền mới trong không khí ḥa hợp-ḥa giải (theo cách tính toán của Việt Cộng). Người viết bài này thông cảm cho hoàn cảnh của ông. Ông là một nạn nhân của Việt Cộng như bao nạn nhân khác (có người khi sắp chết mà vẫn kêu to đảng Cộng Sản Việt Nam muôn năm) và phía bên người thuộc miền Nam VNCH th́ điều làm họ không thích ông, có lẽ từ sự hiểu lầm ông là Thượng Tá nằm vùng cho Việt Cộng hoặc đă cố vấn cho vùng kinh tế mới của gia đ́nh tù cải tạo như đoạn viết ở trên. Và nếu như vậy, ư đồ chia rẽ, cách ly ông với những người cùng chiến tuyết đă ít nhiều thành công. Càng giải thích th́ người ta càng không tin, thôi th́ ông đành im lặng mà sống cho hết đời. Chúng ta c̣n nhớ ngay khi vừa chiếm được miền Nam VNCH, để dằn mặt giáo dân đạo Công Giáo hậu thuẫn Giám Mục Nguyễn Văn Thuận về thay thế Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh (cai quản giáo phận Sài G̣n), bọn Việt Cộng đă dựng chuyện nhà thờ Vinh Sơn. Linh Mục trông coi nhà thờ này tên Nguyễn Quang Minh đă kể cho các bạn đồng tù (khu FG, Chí Ḥa) nghe: " Các ông tin tôi! Không như người Cộng Sản phóng đại. Không có đường hầm, không có đài phát thanh, không có máy in bạc giả, không có súng đạn, không có chống trả ǵ trong nhà thờ Vinh Sơn cả. Tất cả đều bịa đặt ". Sau đó, một số tổ chức chống Cộng Sản do các lănh tụ Công Giáo lănh đạo đều bị chính quyền Việt Cộng ghép dính líu vào vụ nhà thờ Vinh Sơn và tất cả đều bị bắt.

    Phạm Thắng Vũ
    July 08, 2012.
    Last edited by phamthangvu; 09-07-2012 at 08:04 PM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    Quote Originally Posted by phamthangvu View Post
    .................... .................... .................... ................

    .................... .................... .................... .................... ...............
    Cuối năm 1970, do giao dịch với Tín Nghĩa Ngân Hàng, tôi gặp lại anh Nguyễn Tấn Đời và nối lại t́nh bạn cũ ngày xưa. Anh Đời mời tôi hợp tác với Tín Nghĩa Ngân Hàng. Tôi chấp nhận ngay, v́ việc chăn nuôi cũng bấp bênh, không có tương lai. Sau khi học việc một thời gian, anh Đời cho tôi làm Phó Tổng Giám Đốc các chi nhánh. Với chức vụ nầy tôi thường đi thanh tra các chi nhánh ở Sài G̣n và các tỉnh. Từ 9 lúc ban đầu phát triển đến 22 chi nhánh khi Tín Nghĩa Ngân Hàng bị rút giấy phép. Tháng 4 năm 1973, Tín Nghĩa Ngân Hàng bị rút giấy phép hoạt động v́ Đoàn Thanh Tra Ngân Hàng (thuộc chính quyền) đă thấy nhiều hồ sơ cho vay bất hợp lệ. Anh Đời cùng một số nhân viên chủ chốt bị bắt giam ở trại Cải Huấn Chí Hoà và bị truy tố ra toà. Tôi cũng bị truy tố ra ṭa, nhưng được tại ngoại v́ tôi không dính líu đến việc làm ăn và cho vay ở trụ sở Trung Ương. Thế là tôi bị mất việc, phải xoay ra nghề khác sinh sống. Tôi mở một tiệm buôn xe đạp ở Sài G̣n, và lập một cơ sở chế biến khô mực xuất khẩu ở Vũng Tàu "[/I][/COLOR], ông Nguyễn Hữu Có kể lại.

    Thực ra Tín Nghĩa Ngân Hàng (nói đúng hơn là cá nhân ông Nguyễn Tấn Đời) đă bị các đối thủ chơi một vố thẳng tay (cho hết đường chống đỡ). Các đối thủ đó là các tài phiệt đang cạnh tranh với ông (trong hệ thống ngân hàng) như Kỹ Thương Ngân Hàng (một ngân hàng mà vốn là đa số của các tướng lĩnh trong quân đội). Cũng có thể các tài phiệt này thấy được cái thế của ông Nguyễn Tấn Đời lên như diều. Báo chí công bố tổng số tiền của Tín Nghĩa Ngân Hàng là 22 tỉ đồng, một con số rất lớn (vào thời điểm đó) bằng tổng số tiền của các ngân hàng tư nhân gộp lại. Có nguồn tin cho là có thể ông Nguyễn Tấn Đời sẽ nhẩy sang địa hạt chính trị và đó cũng là lư do mà các tài phiệt của Kỹ Thương Ngân Hàng (ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Trần Thiện Khiêm) đă ra tay triệt hạ.

    .................... .................... .................... .................... .................... .....
    .................... .....
    Tín Nghĩa Ngân Hàng của ông Nguyễn Tấn Đời đă mang rất nhiều tai tiếng trong những năm 1970 đến khi miền Nam bị mất.
    Ông Đời đă bị rất nhiều người dân, thương gia cho rằng đă lừa gạt họ. Nhiều người đă bị mất tiền cho ngân hàng này v́ không có tiền trả lại cho người gữi.....

    Những tai tiếng trong làm ăn đă khiến chính phủ điều tra và bắt ông, đồng thời đóng cửa ngân hàng....
    Những t́nh tiết bên trong có rất nhiều rối rắm. Cho đến khi Vietcong chiếm miền Nam th́ coi như những nạn nhân gữi tiền cho TNNH biết chắc rằng 100% tiền bạc mất hết.

    Sau đó ông NTD qua Canada vẫn giàu sụ và thành lập 1 chuỗi nhà hàng có tên là KOBE kéo dài qua Mỹ mà nhiều nhà hàng nhứt là ở Florida.
    Sự việc mờ ám của TNNH đến nay đă ch́m theo mây khói.

    Tôi vẫn c̣n nhớ có 1 chi nhánh của TNNH nằm trên đường Hiền Vương với biểu tượng ông Thần Tài cầm xâu tiền vàng, treo trước cửa ngân hàng.

    Dư luận công khai như báo chí, thông cáo của chính phủ cũng như dư luận bên ngoài đúng hay sai cũng không thể nào che chở 1 sự thật của những nạn nhân bị mất tiền là do gữi vào TNNH của ông Đời. Mà dân trong nghề cho rằng ông không hề có chút kiến thức ǵ về ngân hàng cả.



    Dean Nguyen

  4. #4
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    Quote Originally Posted by phamthangvu View Post
    .................... .................... .................... ..............


    Tù cải tạo (tướng lănh miền nam VNCH) trong một buổi gặp gỡ với thân nhân tại trại Z30 Hàm Tân.

    Trong tấm h́nh này có chú tôi là Đại Tá NXL. Tổng tư lệnh cảnh sát vùng I.
    Chú tôi đă qua đời cũng cả năm rồi v́ bệnh ung thư tại VN. Mà h́nh như các chiến hữu ở Mỹ không ai hay biết(?)

    Điều đáng tiếc là chú L và gia đ́nh đă quyết định ở lại VN sau khi chú ra tù mặc dù có phái đoàn Mỹ cho biết rằng sẽ đưa qua Mỹ ngay không cần thông qua bất cứ giấy tờ nào.
    Chú tôi và ba tôi (tham mưu trưởng lữ đoàn 4 kỵ binh) đều bị tù cải tạo 13 năm. Và cả 2 trước khi được thả đều ở trại Hàm tân mà tôi đă từng đến thăm nuôi.
    Ông Nguyễn Hữu Có từ cấp bậc đến chức vụ đều cao hơn, chỉ có 12 năm là đỡ lắm rồi.


    Dean Nguyen

  5. #5
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    Riêng vấn đề nói về ông NHC trong bài này có nhiều lấn cấn có thể sẽ bị chất vấn lắm.
    Tôi không tin 50%.

  6. #6
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Cụ Nguyễn Tấn Đời

    Tài liệu về cụ Nguyễn Tấn Đời khá ít. Cụ có viết hồi kư, nhưng tôi chưa được đọc.

    Sỹ, nông, công, thương -- có lẽ người Việt Nam ít chú trọng về công và thương nhất. Trong khi người Nhật có những đội thương thuyền chu du khắp nơi; người Việt vẫn c̣n đang buôn gánh bánh bưng. Khi mà người Nhật có những gia đ́nh có khả năng finance an entire industry from their own pocket th́ người Việt Nam với vài thửa ruộng đă được kể là giàu lắm rồi.

    Cụ Nguyễn Tấn Đời là người có khả năng làm thương. Lúc bắt đầu chắc ai cũng có những cái short-cuts hơi hơi bất hợp pháp một chút. Trong một môi trường khác, nhưng Singapore lúc đó chẳng hạn, chắc cụ đă thành nhà tài phiệt thực thụ rồi.

    Tầng lớp tài phiệt sẽ sản sinh ra tầng lớp trung lưu: xă hội sẽ đỡ hơn.

    Cụ đă thành công ở môi trường mới, những người hại cụ đă có ai ra ǵ?

    Đó chắc là curse của dân tộc Việt Nam mấy trăm năm nay: người giỏi th́ có, nhưng luôn bị đè đầu cỡi cổ, phải chạy sang nuớc làm ăn!

  7. #7
    Member vanthanhtrinh's Avatar
    Join Date
    28-01-2011
    Posts
    547

    Có và Không Có.

    Quote Originally Posted by Dean Nguyen View Post
    Riêng vấn đề nói về ông NHC trong bài này có nhiều lấn cấn có thể sẽ bị chất vấn lắm.
    Tôi không tin 50%.
    Hồi 1979-80.
    Nhiều anh em từng gặp Tướng Có ở khu sản xuất" Thanh Lâm" huyện Như Xuân Thanh Hoá.Ngài được đưa về đây để nghiên cứu làm một cái đập Thuỹ Điện đặng mà dồn tất cả gia đ́nh Quân Cán Chính ra đây.Biệt lập với thế giới bên ngoài.Sau đó mới bắt tay Mỹ.Theo ư đồ của Phạm Hùng và Lê Duẩn.
    "Em ơi nếu mộng không thành th́ sao?".
    Mộng không thành v́ phong trào Vượt biên.Nhờ đó mà thế giới bên ngoài biết một phần thảm trang hậu chiến ở VN cũng như sự tàn độc của VC.Hơn nữa là v́ quá sá đói.Đại diện LHQ đă đi Hà Nội.Tù chính trị phải được thả trước khi có thể treo củ cà rốt lên đầu con lừa.Và đúng như thế,10 năm VN sau mới được b́nh thường hoá và 20 năm sau mới được buôn bán với Mỹ(thời gian có lẽ không được chính xác lắm mà thôi kệ nó.Chuyện qua lâu rồi)Hai thằng Cốt đột cũng đứt bóng tắt đèn trước ông Có lâu lắm...
    Ông Có sống biệt lập trong một cái lều bên gịng sông"Chàng"cùng một Cán bộ và vài người tiến bộ khác.Nhiều lần anh em đi qua đó đều có chào"Chào Trung tướng"ông ta sợ lắm.Mắt la mày lét"Tui lạy các anh,các anh đừng nói dzậy nữa nghe,chết tui đó.Anh em thường khuyên ổng:"Bác làm ǵ mà phải sợ mấy thằng nhóc con đó.Nó cũng như ḿnh thôi mà"Một bữa có các bộ ở đó anh em lại chào.Ông ta lắp bắp thưa "Báo cáo cán bộ,bọn này phản động quá chời!"Từ đó ít ai muốn chào ông ta nữa"Có lẽ v́ nguyên nhân này mà ông ta không đi Mỹ chăng ?Người từng gặp ổng hiện đang sống ở San Jose.Ai muốn kiểm chứng th́ tui sẽ giúp.
    Last edited by vanthanhtrinh; 10-07-2012 at 02:47 AM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    14-08-2010
    Posts
    39

    Bài viết không trung thực

    Qua nhửng tin tức mà tôi biết được về ông Nguyển hửu Có ở trong tù củng như sau nầy khi ra tù, th́ bài viết của Phạm thắng Vủ hoàn toàn không đúng sự thật, nếu không muốn nói nhửng lời biện minh quá thừa, nhửng lập luận không đúng sự thật chỉ nhằm biện hộ che đậy cho nhửng hành vi không xứng đáng với cương vị của 1 vị tướng. Có rất nhiều cựu tù cải tạo có chức vụ cao (trước 75) ở lại không đi theo chương tŕnh H.O nhưng đâu có ai mang tai tiếng xấu như Nguyển hửu Có đâu ? Nhưng thôi nghỉa tử là nghỉa tận . . . .

  9. #9
    Member
    Join Date
    16-08-2010
    Posts
    89

    Cựu Trung Tướng Nguyễn Hữu Có...

    Nh́n tấm h́nh chụp các tướng VNCH được thăm nuôi trong trại cải tạo (chữ của VC dùng thay chữ tù khổ sai), tui thấy các ông được ưu đăi quá. Cấp uư như tui, lao cải ở Kà-Tum, mỗi lần vợ thăm nuôi, mặt th́ xanh mét. áo quần th́ đầy bụi đường bạc đỏ, ngồi nói chuyện th́ lúc nào 'cán' cũng nh́n chằm chằm. Có ai nở được nụ cười và cũng có ai có được cái máy h́nh để chụp làm 'quỷ liệm'. Nh́n cô gái trong h́nh, trông cô ăn bận giống như đi 'píc-níc' và mọi người ai cũng nhàn nhă quá. Các ông này khác với loại tù cải tạo như tui.

  10. #10
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399
    Quote Originally Posted by Viet View Post
    Nh́n tấm h́nh chụp các tướng VNCH được thăm nuôi trong trại cải tạo (chữ của VC dùng thay chữ tù khổ sai), tui thấy các ông được ưu đăi quá. Cấp uư như tui, lao cải ở Kà-Tum, mỗi lần vợ thăm nuôi, mặt th́ xanh mét. áo quần th́ đầy bụi đường bạc đỏ, ngồi nói chuyện th́ lúc nào 'cán' cũng nh́n chằm chằm. Có ai nở được nụ cười và cũng có ai có được cái máy h́nh để chụp làm 'quỷ liệm'. Nh́n cô gái trong h́nh, trông cô ăn bận giống như đi 'píc-níc' và mọi người ai cũng nhàn nhă quá. Các ông này khác với loại tù cải tạo như tui.
    Đây nè! Tù thiệt th́ được thăm như thế này này, có đâu mà ngồi thơ thới, cười đuà hạnh phúc đến thế?

    Một Chuyến Thăm Anh

    Đỗ Văn Phúc
    (Kính tặng các chị, vợ tù nhân chính trị Việt Nam)

    Lắc lư trên chiếc xe đ̣ nêm chật người đă hơn hai tiếng đồng hồ, Thoa cố nhướng mắt chống lại cơn buồn ngủ v́ đă gần như thức trắng mấy đêm nay. Con đường từ Vũng Tàu, Sài G̣n ra Ngả Ba Chí Thạnh chỉ vài trăm cây số nhưng phải mất hai ngày mới tới. Một phần do đường sau chiến tranh đă bị tàn phá nặng nề mà không sửa chữa; phần do cái phương tiện thổ tả là chiếc xe đ̣ già nua, chạy bằng than đá cứ khục khặc như những cụ già ho suyển đêm mùa đông. Khổ tâm nhất là số lượng hành khách nhồi nhét trên xe c̣n hơn cá ṃi sắp trong hộp Sumaco, cộng với nạn cắp trộm xảy ra ngay trên xe làm hành khách cứ phải cố tỉnh táo, khư khư ôm hành lư vào ḷng, từng phút canh chừng người đồng hành bên cạnh, người đồng hành phía sau.
    Từ khi nhận được thư của chồng báo tin trại cho phép thăm nuôi, cùng với một “đơn đặt hàng” hơn nửa trang giấy, Thoa vừa mừng vừa lo. Mừng v́ sau hơn hai năm không được gặp chồng v́ anh cứ bị trại biệt giam và trừng phạt cúp thăm nuôi, nay sắp có dịp được gặp lại nhau, dù chỉ trong ṿng nửa giờ ngắn ngủi. Xa đến đâu, gian nan đến đâu, nàng cũng không ngại ngùng để đi đến tận nơi thăm viếng người chồng đang bị đày đọa trong cái địa ngục mang mỹ danh “Trại Cải Tạo Xuân Phước”.
    Mừng chưa trọn, th́ nỗi lo lại kéo đến. Từ gần cả chục năm nay, sau ngày bọn Cộng Sản vào chiếm miền Nam bắt các anh vào trại tù; th́ các chị cũng hứng chịu vô vàn khốn đốn. Trước hết là mất sinh kế. Chỉ có lác đác vài chị trong nghề giáo th́ c̣n được tạm lưu dụng với đồng lương kém cỏi và bị theo dơi hà hiếp ngày đêm. Làm vợ một quân nhân rày đây mai đó, Thoa chẳng thể nào có một việc làm nhất định dù có đủ bằng chuyên môn. Ngày trước, lo cho một mẹ chồng và bốn đứa con, cả gia đ́nh chỉ trông cậy vào đồng lương của anh và nguồn thu nhập ít ỏi từ hai bàn bi da đặt trước nhà. Nay Việt Cộng vào, ai c̣n vui vẻ mà chơi nữa. Lớp trai tráng th́ phần đi vào tù, phần nào không dính chế độ cũ th́ đi thanh niên xung phong. Nhiều gia đ́nh phải bị buộc rời thành phố để đi xây dựng khu kinh tế mới mà thực chất là một sự lưu đày để trả thù đối với thành phần thị dân khá giả, cũng như để công khai cưỡng chiếm nhà cửa tài sản họ.
    Rồi qua hai lần đổi tiền mà dân miền Nam coi như mất trắng.
    Rồi qua những chiến dịch đánh từ tư sản xuống đến tiểu thuơng để dọn đường cho cái gọi là cải cách thương nghiệp xă hội chủ nghĩa.
    Cả gia đ́nh sáu miệng ăn của Thoa chỉ c̣n trông cậy vào tài xoay chuyển của nàng. Khi th́ mua mớ cá lén lút đem lên Sài G̣n bán; khi th́ nửa đêm cùng đứa con trai lớn mới 6. 7 tuổi ra tận băi Dâu, chở ́ ạch trên chiếc xe đạp những thứ cá vụn đem về làm mắm bán cho bà con lối xóm. Có khi phải lặn lội xuống tận miền Tây mua chục kư gạo đem về kiếm chút lời. Một thiếu nữ xinh tươi mơn mởn ngày nào của xứ Hoa Anh Đào nay chỉ c̣n lại h́nh dạng tồi tàn, ốm o đen đúa của một “con buôn chui nhủi”. Nàng phải học bao mánh mung thủ đoạn để qua mặt bọn đao phủ thuế vụ dày đặc trên những chặng đường. Nàng phải quen với lối ngủ bờ ngủ bụi vất vả trăm bề để bảo vệ miếng ăn nghèo nàn cho mẹ già và đàn con thơ.
    V́ thế, khi nhận lá thư của chồng, khô khan đầy những câu đúng bài bản rập khuôn cải tạo - lại kèm theo bản kê khai những thứ nhu yếu phẩm mà anh đă đắn đo rất nhiều mới viết ra, nàng bồi hồi và lo lắng. Lấy đâu ra tiền để vửa chi phí cho chuyến đi xa hàng trăm cây số từ Vũng Tàu ra tận miền Trung và mua những thức ăn, đồ dùng cần thiết cho người chồng tù tội.
    Biết hoàn cảnh của gia đ́nh bên ngoài, đa số tù nhân chính trị đều rất khổ tâm khi phải xin vợ con. Trong tù, hàng năm dài với những bữa ăn không đủ với khoai ḿ và nước muối - thậm chí có khi không có muối để ăn- th́ cái ǵ cũng thèm cả. Người tù đă phải ăn bất cứ con vật nào kể cả côn trùng, ḅ sát nào vô phúc lọt vào tầm tay của các anh. Các anh cũng chẳng chừa loại cỏ nào, miễn là nhét cho đầy cái bao tử luôn luôn trống rỗng. Trừ một số ít mà gia đ́nh c̣n khá giả hay có thân nhân từ ngoại quốc gửi về tiếp tế, th́ đa số chỉ dám xin vài kư cơm khô, ít cá khô hay sang hơn là mắm ruốc xào sả ớt. Đường tán th́ rất cần v́ cơ thể không thể thiếu nó. Vật dụng cần thiết th́ cái khăn mặt, bánh xà pḥng, bàn chải răng… Thư xin quà của Đức cũng đơn giản thế thôi nhưng anh vẫn thấy áy náy vô cùng.
    Nhưng chớ nghĩ rằng nó đơn giản đối với những gia đ́nh bên ngoài đang lo vật lộn với cuộc sống. Người tù, khi có dịp lén lút gửi lá thư về nhà, có thể không ngại ǵ mà không thành tâm bộc lộ hết những hoàn cảnh của ḿnh. Nhưng trái lại, ít thấy trường hợp mà những bà mẹ, những người vợ dám kể ra nỗi cơ cực của họ. Họ âm thầm chịu đựng và giữ im lặng để cho người đang khổ nạn trong bao lớp hàng rào kẽm gai kia c̣n ấp ủ chút hy vọng mà sống sót trở về. Kể lể đau thương ra phỏng có giải quyết được ǵ? Họa chăng chỉ làm cho người tù trong kia thêm quẩn trí mà có những hành vi có hại cho bản thân. Đă có nhiều trường hợp c̣n đau thương hơn sự nghèo đói về vật chất. Có những bà vợ không chịu nổi khó khăn, đă nén ḷng mà bỏ con cái sang ngang, có khi với chính bọn thù. Có những người cha, mẹ già đă quá mỏi ṃn chờ tin con mà ra đi về bên kia thế giới trong uất hận cô đơn. Có lẽ sức chịu đựng của những người tù khó vượt qua những cơn mất mát đau thương này dù họ c̣n nhiều dũng cảm và nghị lực để đứng vững trước tra tấn, hành nhục của quân thù.
    Suốt cả tuần lễ trước ngày đi, Thoa phải vất vả lắm mới xin xong giấy phép đi đường. Chạy từ khóm, lên phường rồi lên huyện; nơi đâu cũng chỉ thấy những đôi mắt cú vọ, gầm gừ và những lời khi th́ mỉa mai, khi th́ giáo điều. Nào là : động viên chồng lao động tốt, học tập tốt, động viên; cách mạng khoan hồng… Nàng cứ già mù sa mưa vâng vâng dạ dạ để được việc.
    Bà Hai, mẹ chồng, th́ đă nấu những nồi cơm đem sấy khô và mua mắm ruốc về xào với sả thêm chút thịt bằm. Biết con đói thèm, bà cũng rán gói thêm vài cặp bánh chưng. Nhờ chiếc tủ lạnh cũ, mẹ làm nước đá bán cho bà con lối xóm dành dụm cả năm trời để chờ dịp bới xách cho đứa con trai độc nhất của ḿnh. Đă có rất nhiều thời điểm mẹ và con dâu, cháu phải ăn bo ḅ, khoai lang sùng. Có khi cả nhà đi nhặt rau sam, rau dệu mọc ven đường để ăn. Ḷng người mẹ, người vợ là thế đó. Nó c̣n bao la hơn cái đại dương mà người ta thường ví von trong những câu thơ, bài hát.

    Xế chiều, sau khi qua chiếc cầu Đà Rằng dài nhất nước và chạy thêm chừng vài cây số, xe đă đến ngả ba Chí Thạnh, nơi các bà vợ tù Xuân Phước sẽ đón xe làm để vào tận Đồng Xuân. Thoa xuống xe, khệ nệ xách hai tay hai xách túi quà nặng trĩu lê lết qua bên vệ đường để t́m xe lam đi tiếp. May thay, c̣n một chuyến xe chót. Cùng đi trên xe đó có hai chị cũng đi thăm chồng nên họ nhập bọn với nhau dễ dàng và cởi mở. Chị Son, vợ anh Phạm Hoàng Duyên trước đây là sĩ quan Cảnh Sát, cũng đi từ Vũng Tàu nên tỏ vẻ thân thiện và giúp đỡ nhất. Chị hướng dẫn từng chút làm thế nào để tránh bị cướp giật, móc túi; chị nhắc thức ăn ǵ có thể qua được sự khám xét của trại, thứ nào có thể nấu ngay tại nhà thăm nuôi, thứ nào để tù có thể cất dành ăn lâu, vân vân và vân vân. Chị đi thăm nhiều lần nên rành lắm.
    Xe lam chạy chậm trên con đường đất đi vào quân Đồng Xuân và đỗ tại ga Xuân Phước. Từ đây, hai bên đường đă có rải rác nhà dân vừa mới xây dựng trở lại. Những căn nhà tranh vách đất ba gian nho nhỏ như những chiếc bánh ú. Dân t́nh xứ này chán lắm. Họ toàn là dân từng theo và sống trong vùng chiến khu của Việt Cộng nên được bố trí ở quanh trại tù như để tạo thêm một ṿng đai ngăn tù. Họ được hứa hẹn một số gạo thưởng nếu báo cáo hay bắt được tù trốn trại. Như thế, cộng với một ṿng núi bao quanh, trại A-20 Xuân Phước được xem là kiên cố và là nơi mà con kiến cũng khó lọt ra ngoài được.
    May chỉ mang ít quà, nên Thoa cũng lết vào cổng trại A theo kịp các bà bạn. Họ tŕnh giấy tờ cho một anh công an có bộ mặt non choẹt nhưng cố làm ra ḿnh là quan trọng.
    - Chị này thăm Phạm Hoàng Duyên ở phân trại E th́ chờ đây. Chị kia thăm Vơ Văn Đức th́ đi vào phân trại B.
    - Trại B là ở đâu anh?
    - Chị phải gọi tôi nà cán bộ, không được gọi anh.
    - Vậy th́ ở đâu cán bộ?
    - Ra ngoài kia, đi rẽ sang tay trái theo con đường xe ḅ chừng hai ki nô mét.
    - Giờ này tối rồi làm sao mà đi thêm được. Cán bộ cho ở lại tạm chờ sáng mai được không?
    - Được nàm thao mà được. Ai cho chị ở đây! Đi đi.

    Nh́n ra bên ngoài, trời đă tối sầm lại. Ngoài ngọn đèn mù mờ trong cái cḥi tiếp thân nhân này, chỉ c̣n bóng đêm đầy đe dọa. Thoa rùng ḿnh nghĩ đến khoảng đường bất trắc c̣n lại. Biết không thể năn nỉ được những anh cán bộ vô cảm này, nàng lặng lẻ quay bước. Hai tay đă mỏi đừ vẫn phải cố nâng hai túi quà giờ này như đă nặng thêm lên.
    Con đường vào phân trại B đi qua xuyên rừng. Hai bên đường là những lùm cây rậm có vẻ ŕnh rập. Bóng đêm và thú dữ, rắn rết thiếu ǵ. Trong ḷng nàng đă thấy chột dạ, chỉ muốn ngồi bệt xuống gần nơi cổng trại E rồi ra sao th́ ra, để chờ trời sáng; một phần t́nh thương nhớ chồng thôi thúc giúp nàng tăng thêm sức mạnh và ḷng can đảm. Nàng vừa đi vừa lâm râm cầu nguyện. Nhớ những ngày đi thăm chồng trong vùng hành quân, súng đạn bom ḿnh cũng nguy hiểm vô vàn nàng c̣n vượt qua được kia mà. Thỉnh thoảng, nàng lại nghĩ về các con ở nhà. May mà không đem chúng theo; nhưng dù sao có chúng, cũng đỡ cho ḿnh cô đơn.
    Đường th́ vẫn thấy xa hun hút. Đi ṃ mẩm trong gần một tiếng mà tưởng chừng như càng đi vào hoang dă. Những ánh sao trên trời cho chút ánh sáng mờ mờ để c̣n thấy lối đi. Qua những khoảng đường có cây cao, th́ phải nói là hoàn toàn tối tăm.
    Thoa phải thỉnh thoảng đứng lại đặt hai túi xách xuống mà thở dốc. Hai cánh tay đă mỏi nhừ, không c̣n sức để nâng. Sau cùng, nàng nghĩ ra một cách, tuy chậm, nhưng đỡ vất vả. Thoa để một túi xách bên đường, dùng cả hai tay ôm túi c̣n lại. Đi khoảng hai chục mét, để xuống và quay trở lại bê túi xách kia. Cứ thế, nàng đi tới đi lui như một con kiến tha mồi. Bổng, vụt một cái. Một bóng người từ đâu đó nhảy xổ ra. Thoa hoảng hốt giật nẩy ḿnh và cảm nhận sự hiểm nguy của một thân đàn bà giữa chốn rừng hoang vắng. Nàng dụt túi xách xuống và dợm bỏ chạy. Nhưng cái bóng người đó đă chắn ngay trước mặt. Từ khuôn mặt không thấy được, thốt ra một câu hỏi rất hiền ḥa:
    - Chị đi thăm ai mà khuya khoắt thế này? Không sợ sao?
    Vẫn chưa hoàn hồn, nhưng cảm thấy tạm an tâm, Thoa đáp:
    - Tôi đi thăm chồng ở trại E, họ chỉ vào trại B. Đă tối mà họ không cho ở tạm để chờ sáng.
    - Chị thăm anh nào thế? Tên ǵ?
    - Tên Đức, Vơ Văn Đức, ở đội 7.
    - Ôi dà, anh Đức th́ ai mà không biết. Em là tù h́nh sự đi tự giác, giờ này mới về trại. Để em mang phụ chị hai túi xách. Chị cứ đi theo em, không sao đâu.
    Nghe đến đây, Thoa thấy càng yên tâm. Hai người vừa đi vừa tṛ chuyện. Long, người tù h́nh sự kể cho Thoa nghe những chuyện về Đức.
    - Anh ấy ĺ lắm chị. Cán bộ quản giáo trực trại ǵ cũng phải né anh. Tội nghiệp, anh cứ vào cùm liên tục. Chống đối mà! Trại họ đâu có tha. Em hồi đó cũng đi lính, “giải phóng” vào em theo bạn bè đi cướp bị bắt xử 15 năm. Ở được 7 năm rồi, chờ giảm án.
    - Chú về rồi làm ǵ mà sống?
    - Chưa biết, chị. Chắc phải vượt biên thôi. Chớ không khéo lại vào tù.
    Cho đến khi hai cẳng chân đă rả rời, Thoa mới thấy vài ánh đèn từ trại hắt ra.
    - Tới rồi đó. Chị đi vào căn nhà bên trái mà tŕnh giấy. Ngày mai anh mới ra được. Chị mượn nồi mà nấu nướng. Tụi em có chất củi sẵn gần bếp cho mấy gia đ́nh thăm nuôi.
    Thoa ngỏ lời cám ơn và lấy ra một cặp bánh chưng biếu cho Long. Nhưng Long không nhận
    - Chị để dành cho anh ấy. Tụi em đi tự giác kiếm ăn được thoải mái, thịt cá ǵ không thiếu.
    Thoa cảm động thầm nhủ: “Chú ấy là lính cũ hèn chi tốt đến thế.”
    Trong căn nhà tranh nhỏ dựng đơn sơ chếch phía ngoài cổng trại, đă có hai gia đ́nh đang lui cui nấu nướng thức ăn. Vài em bé bồn chồn đứng chờ bên mẹ. Thoa chờ chừng khoảng 10 phút th́ thấy có một anh công an lùn từ trong dăy nhà trại đi ra. Anh ta tự xưng là cán bộ giáo dục. Với một giọng xách mé, anh ta hất hàm hỏi:
    - Thăm ai? Đội mấy?
    - Dạ, chồng tôi là Vơ Văn Đức, Đội 7.
    - Chị chờ đây. để tôi vào xem lại hồ sơ.
    Lại chờ. Một bà đă lớn tuổi đến bên nhỏ nhẹ nói:
    - Em kiếm một chỗ cất đồ và dọn dẹp nghỉ lưng đi. Em ở đâu tới? Đường xa chắc mệt lắm.
    Anh cán bộ giáo dục đă quay trở lại, lần này thêm một anh khác trông c̣n hách dịch hơn. Anh này dáng cao, ốm, có cái miệng chu ra như mơm chuột chù.
    - Tôi báo cho chị biết, anh Đức vi phạm nội quy nhiều lần, chây lười lao động, có thái độ chống đối. Chúng tôi cúp thăm nuôi một kỳ này. Khi nào anh Đức tiến bộ, chúng tôi sẽ cho gặp gia đ́nh.
    - Mấy cán bộ thông cảm, tôi có giáy báo của trại. Đi từ trong Nam ra mất cả hai ngày trời. Xin cho tôi gặp chồng tôi năm mười phút cũng được.
    - Nói không là không. Chị phải viết thư giáo dục anh ấy thực tâm cải tạo th́ mới hưởng lượng khoan hồng của đảng và nhà nước cho về sum họp.
    - Tôi van cán bộ. Đă hai năm nay không được thăm gặp anh ấy…
    - Chị đừng van nài vô ích. Trại đă có chính sách. Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người trở lại. Những người như anh Đức lẽ ra là bắn bỏ, nhưng trại tạo điều kiện cho cải tạo. Thời gian nhanh chậm là do anh ấy. Chị phải động viên anh ấy.
    - Th́ cán bộ có cho tôi được gặp một vài phút, tôi mới động viên được chứ.
    - Chị này lư sự nhỉ! Thôi ở đây tạm rồi ngày mai đi về. Không cho là không cho.
    - Đă không cho thăm th́ sao lại cho gửi giấy báo? Làm mất bao nhiêu công sức người ta.
    Hai anh cán bộ lườm Thoa một phát sắc như dao rồi lạnh lùng bỏ đi.
    Ngồi thụp xuống chiếc giường tre, Thoa bật lên khóc nức nở. Bao nhiêu công sức lặn lội đường xa ra thăm chồng mà không được gặp mặt. Đă có ít lắm hai lần khi anh c̣n ở trại Hàm Tân, nàng cũng nghe những lời cảnh cáo răn đe về anh. Nhưng họ c̣n cho gặp gỡ năm mười phút để trao chút quà và vội vàng nói lời thương nhớ ủi an. Tủi thân, nàng lại đâm ra trách chồng. Đi cải tạo sao không chịu an phận qua ngày như mọi người. Cứng đầu cứng cổ làm chi cho khổ thân ḿnh, khổ lây vợ con. Cứ thế biết ngày nào về anh ơi!
    Thoa lại khóc. Vợ chồng chỉ cách nhau không hơn trăm mét, qua hai lớp hàng rào và một cái hào sâu kia thôi, mà chẳng được thấy nhau. Giờ này chắc anh đă ngủ, có biết vợ anh đang ngồi thổn thức ở đây không? Hai giỏ quà mang cả t́nh thương gia đ́nh cho anh họ cũng không cho gửi vào. Biết bao giờ mới lại được gặp nhau đây?
    Mấy bà thăm nuôi kéo đến vỗ về an ủi. Một bà nhanh trí đưa ra đề nghị.
    - Thế này nghe chị. Em là Huệ, vợ anh Hùynh Văn Bá Vạn, cũng ở Vũng Tàu mới ra hồi trưa nay. Ngày mai chị đưa giỏ quà cho em, em nhờ anh Vạn dem vào cho anh Đức. Chị muốn nhắn ǵ th́ nhắn miệng. Em cố giúp cho.
    - Em cám ơn chị. Chỉ xin chồng chị nói với anh ấy biết là có em ra thăm. Anh ấy đừng cương quá, chỉ hại thân ḿnh không về được với vợ con. Đă gần mười năm tù tội rồi. Ai cấp nhỏ như anh cũng đă về từ lâu.
    - Thôi chịu vậy. Không năn nỉ chúng nó được đâu. Em biết cái thằng cán bộ cao cao đó. Nó là thằng Hùng. Nó ác lắm và hỗn nữa.

    Phía bên trong những hàng rào tre nhọn chơm chởm, tiếng kẻng báo giờ đă vang lên nghe rợn người. Có lẽ đó là lúc tù nhân phải đi ngủ. Vài tiếng lên đạn rắng rắc của mấy vệ binh trên cḥi làm cho Thoa chợt thấy sợ hăi bâng quơ. Nàng để nguyên cả áo quần đang mặc, nằm dài xuống quay mặt vào vách mà suy nghĩ mông lung. Nàng thầm nguyện sao cho đêm nay, được mơ thấy anh và anh cũng nằm mơ thấy nàng để ít ra họ c̣n gặp nhau trong giấc mộng.
    Bên kia, các bà cũng đă thu dọn xong và lục tục đi ngủ. Một cây đèn dầu leo lét đặt ngay trên chiếc bàn giữa nhà.
    Thoa buông một tiếng thở dài sườn sượt. Đêm nay sẽ rất dài, dài chừng vô tận. Tiếng côn trùng ngân nga trong đêm rừng tịch mịch như ru thêm điệu buồn ai oán trong ḷng người vợ tù nhân.


    Đỗ Văn Phúc

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 12-07-2012, 12:36 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 09-03-2012, 05:24 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:13 PM
  4. Replies: 9
    Last Post: 08-04-2011, 04:20 PM
  5. Replies: 65
    Last Post: 01-02-2011, 12:33 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •