Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 14 of 14

Thread: Sự thật bị giấu kín ( 320 ngàn quân Trung Cộng từng tham gia chiến tranh Việt Nam)

  1. #11
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    14 Phi công Bắc Hàn đă chiến đấu như thế nào tại miền Bắc VN ?

    Quote Originally Posted by Nhân Dân Tự Vệ;153601


    [COLOR="#B22222"
    [/COLOR]Phải đến năm 2000, 25 năm sau ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, Bắc Hàn và Việt Nam mới lần đầu tiên xác nhận - như tin đồn đă có từ lâu - rằng phi công Bắc Hàn đă tham chiến chống các cuộc tấn công không quân của Hoa Kỳ tại miền Bắc Việt Nam.

    Tuy vậy, sự xác nhận đó không đi kèm theo việc công bố bằng chứng nào về sự hỗ trợ của quân đội Bắc Hàn.

    Báo Tuổi Trẻ năm 2007 tiết lộ vào năm 2002, 14 phi công Bắc Hàn bị giết trong chiến tranh và được chôn ở tỉnh Bắc Giang - hài cốt của họ nay được đưa về lại Bắc Hàn.
    Link: http://lichsuvn.info/forum/archive/i...hp/t-7236.html

    (Forum: Lịch Sử Việt Nam > Diễn Đàn Lịch Sử > Quân Sự )

    Thread:Sự hiện diện của lính Bắc Hàn tại VN
    Member :hoangama
    Post ngày: 05-03-2009, 21:50
    Được biết trong CTVN, Bắc Hàn đă có gửi quân tham chiến với quy mô nhỏ. Tôi t́m hiểu th́ thấy có 2 trường hợp:
    - 14 phi công trẻ của BH sang vừa học tập vừa chiến đấu cùng VN. Trong chiến đấu họ cực kỳ dũng cảm như không mang dù, chân xích vào ghế lái,... sẵn sàng chết cùng máy bay (ặc, lính VN yêu nước mấy cũng không làm vậy). Tôi thấy khâm phục nhưng cũng thấy hành động này vừa cuồng tín và ngu ngốc nữa. Chung kết là cả 14 đc này đều không ai trở về được cố quốc.

  2. #12
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Tiin thêm về 14 phi công Bắc Hàn không mang dù và xích chân vào ghế trong chiến tranh VN.

    (http://ttvnol.com/f_533/1082442)

    Chủ đề: 14 chiến binh Triều Tiên trên bầu trời Việt Nam

    Member:datvn
    Post ngày:17/08/08 · 17:34
    Page #1
    Cuộc chiến đấu của đội chiến binh Triều Tiên chủ yếu diễn ra trên vùng trời các tỉnh ven Hà Nội như Hà Bắc, Vĩnh Phúc và Hải Hưng. Với ḷng cảm tử đặc trưng của dân tộc Triều Tiên đă chiến đấu là phải quyết tiêu diệt bằng được đối phương, không bảo vệ được phi cơ th́ chiến binh cũng sẽ hi sinh theo nên trong các đợt xuất kích, 14 chiến binh Triều Tiên đều không trang bị dù cũng như các thiết bị thoát hiểm khác. Thậm chí một cựu chiến binh cùng thời với họ cho biết họ c̣n tự khóa chân ḿnh vào chân ghế máy bay.

  3. #13
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Liên-Xô tham chiến ở Việt nam như thế nào ?

    (http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=4943)

    Post ngày :28-03-2009, 03:58 PM
    Page #1
    Thành viên :iamvietnam




    Một nhân chứng lịch sử:Bác Moiseev Anatoli Petrovich:
    Nguồn: http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/memory10.html

    Moiseev Anatoli Petrovich, đại tá. Công dân danh dự của thành phố Hà Nội.

    Ông sinh ngày 12/6/1926 tại tỉnh Orlov, gia nhập Hồng quân Liên Xô năm 1943.
    Chiến đấu ngoài mặt trận từ tháng 10/1943 cho đến khi chiến tranh kết thúc. Sĩ quan điều khiển – Trung đoàn phó trung đoàn pháo binh 242 mặt trận Belorus.

    Từ 4/1950 đến 4/1952 học ở trường tên lửa-pḥng không Zhitomir. Sau khi tốt nghiệp được điều đến trung đoàn tên lửa pḥng không cận vệ số 236 với chức trách kỹ thuật viên, trưởng bộ phận kỹ thuật, chỉ huy phó tiểu đoàn kỹ thuật lực lượng tên lửa

    Từ 9/1967 đến 8/1968 trực tiếp tham gia chiến đấu tại Việt Nam, là trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô trong lực lượng tên lửa pḥng không Việt Nam.

    Từ năm 1970 đến 1977 là kỹ sư trưởng của ГУ 4, Bộ quốc pḥng Liên Xô.

    Từ tháng giêng 1975 đến tháng giêng 1977 công tác ở Libia.

    Được tặng thưởng huân chương «Chiến tranh Vệ Quốc” hạng II, “Sao đỏ” và 15 huy chương, trong đó có huy chương “V́ công trạng trong chiến đấu và huy chương “Hữu nghị” của Việt Nam.

    Mất ngày 25.05.2006 tại Matxcơva

    "Tháng 9 / 1967 tôi cùng với nhóm 14 sĩ quan tên lửa lên tàu khách liên vận quốc tế từ Matscơva qua Bắc Kinh, sau hai tuần chờ đợi tại thủ đô Trung Quốc chúng tôi lại lên tàu từ Bắc Kinh đến Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi là thiếu tá, nguyên tiểu đoàn phó tiểu đoàn kỹ thuật tên lửa thuộc Trung đoàn tên lửa pḥng không cận vệ khu vực Matscơva thuộc binh chủng Tên lửa pḥng không Liên Xô, và chức vụ đang chờ tôi là trưởng nhóm chuyên gia quân sự tiểu đoàn kỹ thuật tên lửa pḥng không thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiệm vụ chính của tôi bao gồm cả việc kiểm tra, và giúp đỡ phía Việt Nam sử dụng tên lửa, chỉnh sửa thiết bị kỹ thuật, lắp ráp, kiểm tra các cơ cấu nâng, thành phần nhiên liệu và xe đặc chủng vận chuyển và nạp đạn. Chúng tôi thuộc biên chế nhóm chuyên gia quân sự cao cấp thuộc Bộ tư lệnh Pḥng không Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Vào thời kỳ đó Liên Xô chuyển cho phía Việt Nam các tổ hợp tên lửa C-75 “Dvina”, vốn đă được kiểm chứng là thứ vũ khí hiệu quả cao trong cuộc đấu tay đôi với không quân Mỹ.

    Thông thường, trong các cuộc không khích các mục tiêu trên lănh thổ miền Bắc Việt Nam có sự tham gia đồng thời của hàng trăm máy bay ném bom và tiêm kích. Mục tiêu của chúng là phá huỷ đến tận gốc nền kinh tế của đất nước này, và bằng cách đó buộc Việt Nam phải đầu hàng.

    Ví dụ, tháng 10 năm 1967 không quân Mỹ đă thực hiện 4.830 phi vụ, và đánh phá 158 mục tiêu, vào tháng 11 – 3.100 phi vụ và 90 mục tiêu đă bị đánh phá. Các chuyến bay do thám được thực hiện suốt đêm ngày. Vào ban ngày là các máy bay SR-71, c̣n ban đêm – máy bay А-6 từ lực lượng không quân thuộc Hải quân. Các mục tiêu bị đánh phá dữ dội nhất là Hà Nội và vùng phụ cận, cảng Hải Pḥng với các cầu tàu, các con đường sắt chiến lược, đường bộ nối Hà Nội - Hải Pḥng, Hà Nội và biên giới với Trung Quốc. Đó là những con đường chính đảm bảo việc cung cấp hàng quân sự và dân sự cho VN DCCH.

    Mùa thu năm 1967 các vụ tập kích bằng không quân và ném bom thành phố - khu vực Kim Liên, trường ĐH Bách khoa (được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô), Bộ Tư lệnh Pḥng không – Không quân và khu khách sạn, nơi ở của một số chuyên gia quân sự. Do các chuyên gia quân sự Liên Xô đứng trước nguy cơ cao bị thương vong, chính phủ Việt Nam quyết định chúng tôi phải đi sơ tán về một vùng dân cư nằm trong rừng, cách thủ đô chừng 20-25 km, gọi là Vùng B.

    Các nhiệm vụ tiêu diệt các máy bay có người lái của Mỹ nh́n chung chúng tôi đă hoàn thành tốt, phía Mỹ phải chịu tổn thất lớn. Để giảm đến mức tối đa các tổn thất, và hạ thấp hiệu quả sử dụng tên lửa pḥng không của Việt Nam, phía Mỹ đă áp dụng những biện pháp khác nhau: sử dụng các loại nhiễu chủ động và nhiễu thụ động, dùng tên lửa “không đối đất” loại Shrike bắn vào các điểm điều khiển tên lửa của các tiểu đoàn chiến đấu, ném bom các tiểu đoàn kỹ thuật v.v…


    Tuy thế, với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xô các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đă học được cách sử dụng thứ vũ khí rất mạnh của ḿnh, và tiếp tục gây những tổn thất to lớn cho không quân Mỹ. Ví dụ, chỉ trong tháng 10, trong 212 trận đánh họ đă tiêu diệt được 88 máy bay, bắn hỏng 39 chiếc khác, trung b́nh sử dụng 3,86 tên lửa cho một mục tiêu. Bộ chỉ huy của Việt Nam hàng ngày công bố số lượng các máy bay đối phương bị hạ trên các tấm biển lớn, cứ sau mỗi trận đánh các con số lại được ghi lên, và tổng số không ngừng tăng.

    Thế nhưng phía Mỹ cũng cải tiến không ngừng các thiết bị chống tên lửa của chúng ta. Một trong các biện pháp mới xuất hiện là việc tạo ra các nhiễu chủ động trên tần số vô tuyến điều khiển tên lửa. Nguyên do, trong “trái tim” của mỗi tên lửa - khối ФР-15 - đều có 2 kênh điều khiển và kênh quan trắc. Kênh thứ hai này cho phép thông báo liên tục các tín hiệu đáp lại tín hiệu hỏi của Trạm điều khiển định vị tên lửa, trên cơ sở các tín hiệu này trung tâm sẽ phân tích và đưa ra mệnh lệnh điều khiển tên lửa.

    Từ tháng 9, hoặc tháng 10, trong hoàn cảnh chiến đấu, trên màn h́nh ra đa của Trạm chúng tôi đă thấy xuất hiện các trường hợp riêng rẽ của các nhiễu chủ động yếu trên kênh quan trắc, xuất phát từ phía đối phương. Tiếc rằng vào thời gian đó chúng tôi đă không chú ư đến chúng một cách đúng mức, bởi các chuyên gia - đại diện của các nhà sản xuất – cho rằng về lư thuyết việc sử dụng các nhiễu loại này trên kênh quan trắc là có thể, nhưng trên thực tế xác suất sử dụng chúng là rất nhỏ. Thật thế, đến đầu tháng 12 th́ các nhiễu loại đó hầu như không xuất hiện thêm. Tôi c̣n nhớ, tất cả mọi việc đă thay đổi hoàn toàn vào ngày 15 tháng 12 năm 1967. Trong ngày hôm đó một toán máy bay Mỹ xếp hàng chỉnh tề như đi duyệt binh thực hiện không kích Hà Nội và ngoại ô. Đội h́nh của chúng vừa xuất hiện trong vùng trời do tiểu đoàn của chúng tôi kiểm soát th́ tên lửa cũng khai hoả đánh chặn. Đă có 29 tên lửa được phóng lên, 11 chiếc rơi mất. Trung tâm điều khiển đă không “nh́n thấy” được chúng trên màn h́nh, bởi đó là lần đầu tiên Mỹ áp dụng cải tiến kỹ thuật của chúng một cách rộng răi – phát nhiễu chủ động phá kênh quan trắc của tên lửa. Kênh này bị “mù” hoàn toàn, không c̣n nh́n thấy các tên lửa của ḿnh nữa, c̣n kênh điều khiển cũng không thể điều khiển được quỹ đạo của tên lửa, bởi không có các thông số định vị của chúng. Các tên lửa bắn ra hoàn toàn mất điều khiển, bay theo quán tính với một năng lượng động học lớn đă rơi lung tung, quét sạch mọi thứ t́nh cờ tại điểm rơi: các thành phần trong nhiên liệu của chúng kết hợp, nổ tung ra những vùng lửa lớn, làm các đầu đạn nổ tung. Trong khi đó, máy bay Mỹ đă kịp ném hết số bom chúng mang theo và trở về căn cứ an toàn. Chịu ảnh hưởng của sự việc bất ngờ này nên tinh thần các chiến sĩ tên lửa và tinh thần của nhân dân trong vùng hoang mang hết sức.

    V́ sự kiện này mà chính phủ Việt Nam DCCH đă phải xin Đại sứ quán Liên Xô giúp đỡ. Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội I.S. Tsherbakov ngay lập tức đă tổ chức cuộc họp các chuyên gia quân sự Liên Xô. Đối tượng tham gia họp rất hẹp, bao gồm trưởng nhóm Chuyên gia Quân sự,Trung tướng V.N. Abramov, trưởng nhóm chuyên gia về Tên lửa pḥng không Thiếu tướng N.I. Kulbakov, đại diện nhà thiết kế Trạm điều khiển tên lửa A.M. Eliseev và một vài chuyên gia khác.
    Đại sứ I.S. Tsherbakov thông báo, sau khi Trung ương Đảng nhận được báo cáo của ông về t́nh huống mới, lănh đạo đất nước chỉ thị cho ngành công nghiệp quốc pḥng áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhằm lấy lại sức chiến đấu của các tổ hợp tên lửa pḥng không ở Việt Nam. Ông cho biết, đồng thời, Matscơva cũng giao cho ông nhiệm vụ tập trung các chuyên gia quân sự đang công tác tại VN DCCH đề nghị thực hiện (trong khả năng của ḿnh) những công việc cần thiết và các hoạt động nhằm ngăn chặn các hoạt động chống tên lửa Liên Xô của không quân Mỹ. Sau một cuộc họp dài và nhiều tranh căi nóng bỏng chúng tôi đi đến kết luận, trong điều kiện hiện nay chỉ có một lối thoát duy nhất - tự ḿnh thực hiện các thử nghiệm nhằm thay đổi tần số làm việc của Trạm điều khiển và bộ hồi đáp của tên lửa, đồng thời tăng công suất của máy phát tín hiệu trả lời của tên lửa. Đại diện nhà thiết kế Trạm điều khiển tên lửa A.M. Eliseev cho biết việc thay đổi dải tần của Trạm điều khiển có thể thực hiện được một cách nhanh chóng và không gặp nhiều khó khăn, chỉ mất một vài ngày.

    Để thử nghiệm xác định các thông số định tính và định lượng, và khả năng thay đổi khối điều khiển tên lửa, tôi đề nghị mở riêng các khối ФР-15 và ghi chép cụ thể các kết quả thực nghiệm.

    Đại sứ đặt câu hỏi: «V́ sao phải làm thế, và để làm việc đó mất bao nhiêu thời gian?»

    Tôi báo cáo, để thu được các dữ liệu thí nghiệm cần có từ 15 đến 20 khối ФР-15 lấy từ kho dự trữ các bộ phận thay thế, một Trạm thử nghiệm - kiểm tra di động vẫn dùng để kiểm tra toàn diện các tên lửa và các khối riêng biệt, một trạm phát điện, và cần ba ngày làm việc.
    Dù đại diện nhà thiết kế cực lực phản đối việc mở các khối ФР-15 với lư do giữ bí mật tuyệt đối về chúng, nhưng Đại sứ I.S. Tsherbakov đă nhận toàn bộ trách nhiệm về cuộc thực nghiệm sắp tới về ḿnh. Ông nói: «C̣n có thể nói về giữ bí mật nào ở đây nữa cơ chứ? Khi phía Mỹ đă khám phá được «bí mật» đó rồi, đă thành công trong việc tạo nhiễu và dùng nhiễu để phá tần số điều kiển tên lửa của chúng ta. Tôi cho phép thực hiện thí nghiệm».

    Thoả thuận cuối cùng của cuộc họp là quyết định cần tiến hành công việc thử nghiệm ngay lập tức, và làm hết khả năng để đưa tần số đă xác lập lại tới 3 MHZ về phía cao hơn.

    Ngay sau cuộc họp nhóm của chúng tôi, gồm Đại tá I. Shertobitov, đại uư V.Goncharenko, các thượng uư B. Aslamov, V. Berlog, A. Kopeikin, N. Chirkov và một số người khác đă bắt tay vào việc. Chúng tôi làm việc liên tục giữa rừng suốt 3 ngày đêm không nghỉ. Thật may mắn, các giá trị điện cảm và điện dung của блок ФР-15 vẫn c̣n khả năng hiệu chỉnh được, cho phép thực hiện việc thay đổi dải tần và tăng công suất máy phát, thế nhưng dải tần đặt lại của các khối lại khác nhau. V́ thế, khi việc thử nghiệm kết thúc chúng tôi đưa ra quyết định: Một phần các tổ hợp tên lửa sẽ được đặt lại dải tần đến 3 MHZ, một phần ở dải tần 1,5 MHZ và số c̣n lại sẽ không cần thay đổi.
    Quyết định này dựa trên dự đoán rằng sự tồn tại đồng thời của ba dải tần khác nhau sẽ khiến phía Mỹ lúng túng, và cho phép chúng ta trong thời gian ngắn nhất có thể sửa lại và cung cấp cho pḥng tuyến Hà Nội mỗi điểm một trạm đă được đặt lại dải tần với một tổ hợp tên lửa. Và nhiệm vụ đó đă được hoàn tất trước năm mới. Tuy nhiên, do thời tiết xấu không quân Mỹ tạm thời dừng bay. Vào đầu tháng giêng năm 1968 điều kiện thời tiết được cải thiện, và Mỹ quyết định tiếp tục thực hiện các phi vụ đánh phá thủ đô Bắc Việt Nam, có sử dụng chính các loại nhiễu các kênh quan trắc như trước. Nhưng lần này chúng đă thất bại cay đắng. Chúng tôi đă sẵn sàng chờ chúng đến. Tất cả các trạm điều khiển tên lửa pḥng không đă chuyển sang làm việc trên ba chế độ khác nhau. Việc phóng các tên lửa ở chế độ chuẩn (chưa được đặt lại dải tần) không được tính đến.

    Ngay loạt tên lửa đầu tiên, được đặt lại dải tần 3MHz máy bay dẫn đầu tốp của Mỹ đă bị bắn rơi. Các phi công Mỹ hoàn toàn không ngờ tới bước ngoặt này. Đội ngũ của chúng rối loạn, và cả phi đội quay đầu bỏ chạy. Thử nghiệm của chúng tôi đă thành công.

    Việc đặt lại dải tần của Trạm điều khiển tất cả 10 trung đoàn tên lửa pḥng không quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện hết sức khẩn trương. Mỗi ngày số lượng trạm điều khiển được đặt lại dải tần càng nhiều thêm. Đó thật sự là một khối lượng công việc to lớn. Sau khi đặt lại các thông số về dải tần của trên ngàn tên lửa người ta c̣n phải kiểm tra chúng từng phần và toàn diện, phân loại theo các dải tần mới được đặt, ngụy trang thêm và ghi trên vỏ bọc về sự thay đổi các thông số, và việc phân bổ chúng tương ứng với các thông số này. Tại tất cả các trạm điều khiển có bộ đội tên lửa Việt Nam việc hướng dẫn học tập được các chuyên gia hàng đầu thực hịên. Trong quá tŕnh làm việc người ta đồng thời cũng giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật liên quan đến yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng tên lửa trong điều kiện nhiễu âm rất mạnh trên kênh phản hồi. Sức chiến đấu của tên lửa pḥng không Việt Nam được phục hồi toàn diện.
    Giờ đây, lại giống như trước kia, các phi vụ của quân xâm lược lại phải chịu các tổn thất nặng nề. Chỉ một tháng rưỡi trong năm 1968, kể từ ngày 1 tháng 1, trong 12 trận đánh đầu tiên 20 quả tên lửa được phóng lên, bắn rơi 5 máy bay F-105 của Mỹ. Trong 20 trận tiếp theo 27 tên lửa được sử dụng và tiêu diệt được 9 máy bay đối phương.

    Như vậy, nhờ nắm vững kỹ thuật quân sự, sáng kiến, nhanh trí và kiên quyết các chuyên gia quân sự Xô Việt đă có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng các tên lửa С-75, có nghĩa là uy tín của đất nước cũng lên cao, làm phá sản hoàn toàn các kế hoạch quân sự của Mỹ. Các công việc mà các chuyên gia quân sự đă thực hiện được báo cáo lên Tổng Tư lệnh binh chủng Pḥng không Liên Xô trong một công văn được gửi từ Hà Nội về Matscơva.

    Nhân tiện, chỉ trong tháng 4/1968 ngành công nghiệp quốc pḥng Liên Xô đă chuyển sang Việt Nam những chi tiết mới dưới dạng dự trữ dùng cho việc hoàn thiện các khối ФР-15. Hiệu quả của chúng không được kiểm chứng, v́ phía Mỹ sau khi cân nhắc các điều kiện bất lợi cho không quân của họ, đă tạm ngừng đánh phá miền Bắc Việt Nam cho đến cuối năm.

    Để kết thúc, với ḷng biết ơn, tôi muốn nhắc lại tên các đồng chí đă từng sát cánh bên tôi trong khi thực hiện nhiệm vụ khó khăn và đầy vinh dự ở Việt Nam, những người đă không tiếc sức ḿnh, không tiếc thời gian dành cho việc nâng cao sức chiến đấu của các tổ hợp tên lửa pḥng không thuộc quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là

    V.I. Sherstobitov
    B.N. Pokrovsky
    B. Aslamov
    V.I. Berlog
    A.G. Kopeikin
    N.B. Chirkov
    V.G. Nekrasov
    A.N. Kovalev
    V.K. Goncharenko
    Iu. Shirokov

    Matscơva, tháng giêng năm 2001"

  4. #14
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    (http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=4943)

    Ngồn thứ hai lấy từ BBC,chỉ dùng để tham khảo thôi chứ thực ra chưa thể xác định được tính xác thực của nó:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ansvnwar.shtml
    3000 quân Liên Xô trong cuộc chiến VN


    Cựu chiến binh Liên Xô ngày hôm nay-hình minh họa
    Hôm thứ Bảy vừa qua một số cựu binh Nga trong cuộc chiến Việt Nam đã làm lễ kỷ niệm sự tham dự của họ trong cuộc xung đột nhân dịp 35 năm Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam.
    Theo báo Nga Russia Today 16.02.2008, Liên Xô không bao giờ công nhận sự dính líu trực tiếp của mình trong cuộc chiến nên nhiều năm, các cựu binh cộng sản này không được ghi nhận công trạng gì.
    Chỉ đến năm 1991, khi Liên Xô tan rã, người ta mới thừa nhận có chừng 3000 quân nhân Xô Viết tham chiến tại Việt Nam, mà theo phía Nga, chủ yếu trong vai trò cố vấn.
    Tuy nhiên các sử liệu nói đến những vai trò khác trong các binh chủng, chủ yếu là không quân và phòng không của binh lính Liên Xô tại Bắc Việt Nam.
    Nay, như ông Nikolay Kolesnik được Russia Today trích lời, những quân nhân Nga như ông phải được nói đến cụ thể chứ không phải một cách chung chung:
    Chúng tôi làm tất cả để ngăn các cuộc không kích


    Nikolay Kolesnik


    “Chính thức mà nói chúng tôi chỉ được coi là chuyên gia quân sự Nga. Cấp chỉ huy thì mang danh là chuyên gia cao cấp. Cũng không có đơn vị quân đội Nga nào ở Việt Nam. Điều duy nhất chúng tôi biết là mình thuộc nhân dân Liên Xô, là binh sĩ Liên Xô. Chúng tôi làm tất cả để ngăn các cuộc không kích".
    Từ sau khi Liên Xô sụp đổ, họ muốn được nhìn nhận như các 'cựu chiến binh' một cách công khai.
    Vẫn theo Russia Today, các chuyên gia Xô Viết đã đóng vai trò trọng yếu trong việc huấn luyện các lực lượng Bắc Việt Nam, và tên lửa Xô Viết gây thiệt hại nặng cho các phi cơ Mỹ.
    Buổi lễ hôm 16.02 còn là dịp để Việt Nam cảm ơn các binh sĩ Xô Viết từng không được chính nước Nga ngợi ca một thời gian dài.
    Sự thật bị giữ kín



    Tới năm 2005, nhiều cựu binh Liên Xô sau cuộc chiến Afghanistan vẫn còn đấu tranh để có trợ cấp khá hơn
    Nếu như sự có mặt của Hoa Kỳ và các đồng minh như Nam Hàn (320,000 quân với 5000 bị giết) tại Nam VN được nói đến rộng rãi ngay từ thời chiến thì sự tham gia của các đồng minh cộng sản ủng hộ Hà Nội thường chỉ được biết tới về sau này.
    Sự dính líu của Liên Xô về nhân sự vào chiến tranh Việt Nam bị che phủ bởi tình hình chính trị tại chính Kremlin.
    Dưới thời Tổng bí thư Nikita Khrushchev, Liên Xô tuy trợ giúp Bắc Việt Nam về mặt quân sự và kinh tế nhưng không muốn tỏ ra công khai cử quân lính sang giúp vì e ngại gây căng thẳng với Hoa Kỳ.
    Ông Ilya Shcherbakov, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội từ 1964 đến 1974 ban đầu nhận nhiệm vụ coi chừng các hành động của chuyên gia quân sự Nga bị phát hiện.
    Nhưng từ thời TBT Leonid Brezhnev, Moscow mạnh bạo hơn trong việc đưa quân nhân sang Việt Nam. Tướng Vladimir Abramov được giao nhiệm vụ chỉ huy các sĩ quan và binh lính Xô Viết trong vùng Đông Nam Á.
    Ngoài Liên Xô, Trung Quốc cũng có quân lính tham gia giúp Hà Nội trong cuộc chiến chống Hoa Kỳ và đồng minh ở Việt Nam.
    Chính Trung Quốc ngay từ cuối thập niên 70 đã công khai vai trò của mình và nói tới con số hàng vạn quân nhân có mặt tại Bắc Việt Nam để giúp xây cất đường xá và phòng không.
    Nhưng Bắc Triều Tiên thì chỉ đến 2001 mới thừa nhận họ cũng có quân tại Bắc Việt Nam.
    Trong bài viết trên tờ Asia Times 18.08.2006 tác giả Richard M Bennett cho hay chừng 200 phi công Bắc Hàn đã tham gia bảo vệ Hà Nội trong các đợt tấn công của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam.
    Lễ tưởng niệm những người phi công Bắc Hàn tử trận tại Việt Nam cũng chỉ được nói đến hồi tháng Bảy 2001.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 18
    Last Post: 05-06-2013, 11:51 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 18-05-2012, 09:01 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 06-02-2011, 06:36 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-08-2010, 07:25 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •