Page 12 of 96 FirstFirst ... 289101112131415162262 ... LastLast
Results 111 to 120 of 953

Thread: VÁN CỜ CHIẾN LƯỢC

  1. #111
    GPD.
    Khách

    Tàu sân bay Mỹ đang hoạt động tại Biển Đông



    Hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis của Hoa Kỳ có trang bị các hệ thống hỏa tiễn địa đối không NATO RIM-7 Sea Sparrow và Rolling Air Missile, các hệ thống vũ khí pḥng thủ phi đạn Phalanx, và Hệ thống tác chiến điện tử SLQ-32

    Báo chí Trung Quốc trích dẫn tin tức từ truyền thông Mỹ cho hay hai nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ và lực lượng đặc nhiệm không-địa chiến của thủy quân lục chiến Mỹ đă bắt đầu hoạt động tại khu vực Tây Thái B́nh Dương.
    Kênh truyền h́nh CNTV của Trung Quốc nói các lực lượng này vừa hoàn tất cuộc tập trận Mỹ-Nhật về bảo vệ biển đảo ở khu vực gần Guam.

    Báo Time cho hay các giới chức hải quân Mỹ xác nhận rằng nhóm tác chiến tàu sân bay USS George Washington đă khởi sự hoạt động tại vùng Biển Đông Trung Hoa và nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ đang hiện diện trong khu vực Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.

    Mỗi chiếc tàu sân bay này được trang bị với hơn 80 máy bay chiến đấu và các nhóm tác chiến bao gồm tàu ngầm, tàu tuần dương có trang bị phi đạn, tàu khu trục, và các tàu tiếp tế.

    Tàu sân bay USS Bon Homme Richard của Hoa Kỳ



    ​​Tàu sân bay trực thăng USS Bonhomme Richard của Mỹ với khoảng 2.200 binh sĩ thủy quân lục chiến và 2 tàu khu trục nhỏ cũng đang có mặt tại biển Philippines lân cận.

    Các binh sĩ trên tàu được trang bị các phương tiện tấn công đổ bộ, xe thiết giáp hạng nhẹ, pháo, trực thăng, và chiến đấu cơ Harrier.

    Dù phát ngôn nhân của Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái B́nh Dương nói rằng các hoạt động này không liên quan tới một sự kiện nào đặc biệt, nhưng các nhà phân tích cho rằng sự tập trung lực lượng hiếm thấy của 3 nhóm tàu tại khu vực tương đối nhỏ ở Thái B́nh Dương có thể được xem là một tín hiệu cảnh báo với các căng thẳng tranh chấp đang gia tăng giữa các nước Châu Á ở Biển Đông.

    Nguồn: Arirang, CNTV

  2. #112
    GPD.
    Khách

    Mỹ triển khai hai nhóm chiến hạm lớn

    Cập nhật: 13:25 GMT - thứ sáu, 5 tháng 10, 2012



    Tàu USS Cowpens cũng tham gia đợt tuần tra Tây Thái Bình Dương


    Hai nhóm chiến hạm lớn vừa được Hoa Kỳ triển khai để ‘tuần tra’ khu vực Tây Thái Bình Dương, gây ra tranh luận trên truyền thông Trung Quốc giữa lúc căng thẳng tại Biển Hoa Đông lên cao.
    Thông tin được Hải quân Mỹ đưa ra từ Yokosuka, Nhật Bản cuối tháng 9 cho hay hai nhóm công kích (strike groups) gồm hàng không mẫu hạm USS George Washington, USS John C. Stennis và nhiều tàu mang hỏa tiễn định vị như USS Cowpens đang tuần tra tại vùng Tây Thái Bình Dương.



    Hôm 30/9, Hải quân Hoa Kỳ xác nhận nhưng không nói rõ về chi tiết của đợt tuần tra này cũng như thời gian diễn ra các hoạt động của họ là bao lâu.
    Tuy thế, các trang mạng của Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đã trích tạp chí Time của Hoa Kỳ để cho rằng hoạt động mới nhất này của Hoa Kỳ có liên quan đến căng thẳng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
    Một số bản tin trong vùng nói tàu USS Washington đã hoặc đang đi vào khu vực Biển Hoa Đông còn tàu USS Stennis đi vào vùng Biển Đông mà các bản tin tiếng Anh gọi là Biển Nam Trung Hoa.
    Hôm 2/10 vừa qua, kênh truyền hình CCTV-4 của Trung Quốc đã dành 30 phút để thảo luận chuyện họ nói là “Hoa Kỳ triển khai hai tổ hợp tác chiến gồm hàng không mẫu hạm vào biển Nam Hải và Hoa Đông”.
    Giành thế thượng phong
    Chương trình ‘Trọng tâm trong ngày’ (Focus Today – Jin Ri Guan Zhu) đăng lời các nhà quan sát Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ “chuẩn bị cách giải quyết xung đột gia tăng” bằng cách điều không chỉ hai hàng không mẫu hạm và cả các đơn vị thủy quân lục chiến cùng tàu thân cạn vào Tây Thái Bình Dương.
    Các nhà quan sát Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ muốn “có thế thượng phong” trên biển và trên không cũng như muốn đảm bảo thành công khi đổ bộ và chiếm đóng.
    Hồi tháng 7/2012 USS George Washington đã có chuyến thăm tới Hong Kong


    Họ còn tin rằng Hoa Kỳ đang “hỗ trợ cho Nhật Bản” và nói Trung Quốc “cần cảnh giác nếu Nhật tấn công lén lút với sự hỗ trợ quân sự của Mỹ”, theo CCTV-4.
    Bản tin của Bấm Hải quân Hoa Kỳ đăng tải trên mạng Internet thì nói hai nhóm tác chiến đi tuần tra để “sẵn sàng hộ vệ và bảo vệ quyền lợi hàng hải chung của Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác”.
    Thuyền trưởng tàu USS George Washington, Greg Fenton phát biểu rằng ông “có vinh dự và cơ hội được chỉ huy hoạt động trong khu vực năng động và cốt yếu hàng đầu thế giới”.
    Ông cũng nói mục tiêu của đợt tuần tra là “tiếp tục thúc đẩy hòa bình, hợp tác và ổn định trong khu vực,”
    "Mọi quốc gia trong vùng đều có quyền lợi trong việc đảm bảo ổn định và tự do hàng hải"



    “Chúng tôi muốn đạt mục tiêu này bằng cách liên tục tập luyện và giao lưu với các đối tác và đồng minh trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương, cả song phương và đa phương, nhằm cải thiện năng lực phối hợp và sẵn sàng ứng phó chung trước mọi khủng hoảng do con người hay thiên nhiên gây ra.”
    Ngoài ra, tin từ Hoa Kỳ cũng nói khu trục hạm có hỏa tiễn định vị, tàu George Washington CSG tham gia tuần tra lần này, đã hoàn tất cuộc tập trận Lá Chắn Anh Dũng (Valiant Shield) năm 2012 ở vùng Guam.
    Chuẩn đô đốc Chuck Gaouette của một khu trục hạm có hỏa tiễn định vị cùng tuần tra đợt này, tàu John C. Stennis CSG thì xác nhận rằng tại khu vực hiện “đang có những thách thức đặc thù”.
    Ông nhấn mạnh rằng “Mọi quốc gia trong vùng đều có quyền lợi trong việc đảm bảo ổn định và tự do hàng hải”.
    Tàu của Nhật đuổi thuyền Đài Loan khỏi Senkaku/Điếu Ngư Đài


    Hạm đội 7 của Hoa Kỳ được lập ra 69 năm trước và có nhiệm vụ ứng phó với các tình huống khác nhau ở cả vùng Châu Á – Thái Bình Dương qua hoạt động tác chiến cũng như thực hiện các sứ vụ nhân đạo.
    Tuy không đáp lại trực tiếp các bình luận báo chí, hôm 3/10, Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Ashton Carter nói tại Washington rằng chiến lược 'chuyển trọng tâm' về quân sự sang Châu Á - Thái Bình Dương chỉ có mục tiêu đảm bảo "sự thịnh vượng trong khu vực".
    Nói với cử tọa tại Viện nghiên cứu quốc tế Woodrow Wilson, ông cho rằng chiến lược mới không phải nhằm vào Trung Quốc hay nước nào khác, mà vì "toàn bộ hòa bình trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương".
    Dư luận trong vùng và trên thế giới ngày càng chú ý tới những căng thẳng bùng nổ quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đảo trong khi tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Trung Quốc với hai nước Asean là Việt Nam và Philippines từ mấy năm qua vẫn không giảm đi.

    BBC.

  3. #113
    GPD.
    Khách

    Ngũ Giác Đài: Mỹ đủ nguồn lực cho chính sách Hướng Về Châu Á


    Hải quân Mỹ trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan ngoài khơi bờ biển Nhật Bản
    Thứ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Ashton Carter tuyên bố Ngũ Giác Đài có nguồn lực để thực hiện sách lược tái quân b́nh hướng về Châu Á-Thái B́nh Dương bất kể những hạn chế ngày càng nhiều về ngân sách ở Washington.

    Lên tiếng ngày hôm qua tại Trung tâm Woodrow Wilson ở thủ đô Washington, ông Carter thừa nhận rằng thắc mắc liệu Hoa Kỳ có khả năng đạt được các mục tiêu của chính sách hướng về châu Á mà chính quyền Tổng thống Obama loan báo hồi năm ngoái hay không là một câu hỏi chính đáng.

    Kế hoạch này mới đây đă bị chỉ trích trong một báo cáo được chính phủ ủy nhiệm của Trung tâm Nghiên cứu Sách lược và Quốc tế nói rằng chính sách đó đă không được tŕnh bày theo một cách phản ánh được “các thực tế về ngân sách hiện hành.”

    Washington 'cân nhắc từng đồng' để thực hiện sách lược một cách hữu hiệu

    Nhưng ông Carter nhấn mạnh rằng Ngũ Giác Đài có khả năng t́m được nguồn lực để tái cân bằng, và cho biết các giới chức bộ quốc pḥng đang hết sức chú tâm vào chuyện kế hoạch được thông qua.

    Ông Carter nói: “Chúng tôi theo dơi từng đôla, từng chiếc tàu, từng chiếc máy bay để bảo đảm rằng chúng tôi thưc hiện việc tái cân bằng này có hiệu quả.”

    Theo một đạo luật được Quốc Hội thông qua năm ngoái, Bộ quốc pḥng Mỹ được yêu cầu cắt giảm 487 tỉ đôla trong ngân sách trong ṿng 10 năm tới.

    Ông Carter nói rằng bộ có thể vận dụng việc cắt giảm, nhưng ông cảnh báo về khả năng một phần tai hại của dự luật, có thể có thể đưa tới t́nh trạng tự động cắt giảm thêm 500 tỉ về quốc pḥng.

    Sự kiện đó tạo ra sự hỗn loạn, lăng phí không chỉ cho quốc pḥng mà là cho mọi chức năng khác của chính phủ. Theo ông Carter th́ đó không phải là cung cách kinh doanh. Bản chất của sự tách biệt đó khiến cho khộng thể dưa ra một kế hoạch loại bỏ, hay thậm chí giảm thiểu các tác động ngu xuẩn.

    Thứ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Ashton Carter


    ​​Ông Carter cho biết bộ quốc pḥng đang cứu xét việc cắt giảm ngân sách trong tương lai trong một sách lược mới và thề quyết bộ có thể đầu tư và duy tŕ ḥa b́nh ở châu Á trong khuôn khổ của kế hoạch.

    Chuyển trọng tâm không nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc

    Trọng tâm mới của quân đội Hoa Kỳ đặt vào châu Á cũng bị Trung Quốc nghi ngờ. Các nhà lănh đạo nước này coi hành động đó là một mưu toan ngăn chặn ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Nhưng Ông Carter lập lại lời khẳng định của chính quyền Mỹ rằng họ không nhắm mục tiêu khống chế quốc gia đang trỗi dậy này.

    Ông Carter nói rằng việc tái cân bằng không phải chỉ liên quan đến Hoa Kỳ. Cũng không phải liên quan đến Trung Quốc, hay một quốc gia hay một nhóm nước cá biệt nào. Nó liên quan đến một khu vực châu Á Thái B́nh Dương ḥa b́nh, nơi tất cả các nước có thể hưởng được các lợi ích về an ninh và tiếp tục phồn thịnh.

    Nhắc lại những nhận định mới đây của Bộ trưởng Quốc pḥng Leon Panetta, ông Carter nói rằng một phần thiết yếu của việc tái cân bằng là gia tăng chứ không phải giới hạn các các quan hệ quân sự của Trung Quốc với đối tác giữa Hoa Kỳ. Ông nói rằng một mối quan hệ quốc pḥng Mỹ-Trung “lành mạnh, minh bạch và bền vững” là điều quan trọng cho an ninh toàn cầu.

    Nhưng ông Carter cũng đề ra nhiều chi tiết của các kế hoạch đă khiến Bắc Kinh nổi giận, trong đó có việc đưa các chiến hạm của Hoa Kỳ tới Thái B́nh Dương và đưa Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sang trú đóng tại Australia.

    Mỹ gửi 'tài lực mới nhất' đến Châu Á trong lúc cuộc chiến Trung Đông sắp kết thúc

    Ông nói đến năm 2020, Hoa Kỳ sẽ chuyển 60 phần trăm lực lượng hải quân sang Thái b́nh dương. Đó sẽ là một sự thay đổi lịch sử của Hải quân Mỹ. Thủ quân lục chiến Mỹ sẽ có 2 ngàn 500 binh sĩ luân phiên trú đóng tại Australia. Hoa Kỳ sẽ có các tàu chiến bố trí ở Singapore và sẽ xúc tiến việc xây dựng đầy đủ sự hiện diện của quân đội tại đảo Guam và khu vực chung quanh.

    Chiến đấu cơ F-35


    ​​Trong khi cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan đi đến hồi kết thúc, ông Carter cho biết Hoa Kỳ sẽ linh động hơn để đưa các ‘tài lực mới nhất” tới khu vực, trong đó có các tàu chiến, hàng không mẫu hạm, máy bay ném bom B-52 và các chiến đấu cơ F-35.

    Mỹ không đứng về bên nào trong vụ tranh chấp lănh hải

    Đề cập tới các cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng hồi gần đây, ông Carter nói rằng Hoa Kỳ không theo một lập trường, ngoại việc bảo vệ các nguyên tắc tự do đi lại trên biển và một giải pháp ôn ḥa.

    Trung Quốc tố cáo Washington t́m cách thiết lập các liên minh quân sự với các kẻ thù của họ trong khu vực và nói rằng gia tăng sự hiện diện quân sự khích lệ các nước đó khẳng định chủ quyền trong khu vực tranh chấp.

    Nhưng ông Carter nói rằng cuộc tranh chấp phải được giữ đúng tầm mức và tất cả các bên không nên để cho những chuyện nhỏ nhặt gây nguy cơ cho cho công cuộc phát triển và thịnh vượng của toàn khu vực.

  4. #114
    GPD.
    Khách

    Mỹ cáo buộc công ty TQ ‘đe dọa an ninh’

    Mỹ cáo buộc công ty TQ ‘đe dọa an ninh’


    Cập nhật: 04:52 GMT - thứ hai, 8 tháng 10, 2012



    Mỹ hiện đang rất cảnh giác với các hoạt động của các công ty Trung Quốc trên lãnh thổ họ


    Hai công ty viễn thông Trung Quốc đã bị một ủy ban của Quốc hội Mỹ nhận diện là ‘đe dọa an ninh’ đối với nước này sau một cuộc điều tra.
    Theo đó, hai công ty này, Hoa Vị và ZTE, nên bị cấm không được có hoạt động mua lại hoặc sát nhập trên lãnh thổ mỹ, theo kiến nghị được nêu ra trong bản phúc trình của ủy ban vốn dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày thứ Hai 8/10.
    ‘Thu thập thông tin’

    Theo bản phúc trình này thì hai công ty trên đã không thể làm giảm các mối quan ngại về mối quan hệ của họ đối với chính phủ và quân đội Trung Quốc.

    Hai công ty này nằm trong số những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các thiết bị hệ thống viễn thông.
    “Trung Quốc có phương tiện, cơ hội và động cơ để sử dụng các công ty viễn thông cho các mục đích xấu xa,” phúc trình cho biết.
    “Dựa trên những thông tin mật và những thông tin công khai mà chúng tôi có được thì không thể tin là Hoa Vị và ZTE là không hề bị nước ngoài tác động và do đó đặt ra một thách thức an ninh đối với Hoa Kỳ và hệ thống của chúng ta.”
    Cả hai công ty này đều đã bác bỏ các cáo buộc trên.
    "Trung Quốc có phương tiện, cơ hội và động cơ để sử dụng các công ty viễn thông cho các mục đích xấu xa."
    Phúc trình của Quốc hội Mỹ
    Hoa Vị do một cựu quân nhân của Giải phóng quân Trung Quốc là ông Nhiệm Chính Phi thành lập vào năm 1987.
    Giờ đây khi Hoa Vị đã lớn mạnh và trở thành một những công ty hàng đầu toàn cầu trong lĩnh vực viễn thông thì đồng thời cũng xuất hiện những lo ngại về mối quan hệ của công ty này với quân đội Trung Quốc.
    Đã có những quan ngại và cáo buộc rằng Hoa Vị đang giúp Trung Quốc thu thập thông tin về các công ty và chính phủ nước ngoài mặc dù họ luôn bác bỏ.
    Hồi năm ngoái, một ủy ban an ninh của Mỹ đã bác thỏa thuận cho phép Hoa Vị mua lại một công ty máy tính của Mỹ có tên là 3Leaf systems.
    Hồi đầu năm, cùng̀ với ZTE, Hoa Vị đã bị cáo buộc rằng các thiết bị của họ đã được cài mật mã để truyền các thông tin nhạy cảm đưa về Trung Quốc.
    ‘Động cơ chính trị’

    Lãnh đạo Hoa Vị và ZTE đều bác bỏ các cáo buộc


    Các quan chức điều hành của cả hai công ty này đều đã bác bỏ các cáo buộc nói trên khi họ ra điều trần trước các nghị sỹ Hoa Kỳ hồi tháng Chín.
    Bản phúc trình này được đưa được ra trong bối cảnh nước Mỹ đang trong kỳ tranh cử tổng thống với Trung Quốc là một chủ đề tranh cử nóng hổi.
    Cả Tổng thống Barack Obama và ứng viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney đều đã cam kết sẽ gia tăng sức ép lên Bắc Kinh trên các vấn đề từ chính sách tiền tệ của Trung Quốc cho đến chính sách trợ cấp cho các công ty của nước này.
    Hồi đầu tháng này, Tổng thống Obama cũng đã ký một sắc lệnh phong tỏa một thỏa thuận mua lại bốn dự án điện gió gần một căn cứ hải quân Mỹ ở Oregon của công ty Trung Quốc Ralls Corp.
    "Sự trung thực và tính độc lập trong tổ chức và hoạt động kinh doanh của Hoa Vị được tin tưởng và tôn trọng ở gần 150 thị trường trên thế giới."
    Phó Chủ tịch Hoa Vị William Pummer
    Đây là lần đầu tiên một dự án đầu tư nước ngoài bị ngăn chặn ở Mỹ trong vòng 22 năm qua.
    Tuy nhiên, Ralls Corp sau đó đã kiện Obama và cáo buộc rằng chính phủ Mỹ đã ‘lạm quyền’.
    Phó Chủ tịch Hoa Vị William Pummer nói cáo buộc mới nhất đối với họ là ‘có động cơ chính trị’.
    “Sự trung thực và tính độc lập trong tổ chức và hoạt động kinh doanh của Hoa Vị được tin tưởng và tôn trọng ở gần 150 thị trường trên thế giới,” ông này nói với hãng tin Pháp AFP.
    Theo Pummer thì việc cho rằng cáo buộc đối với Hoa Vị là ‘không đếm xỉa gì đến các thực tế kỹ thuật và thương mại, đe dọa công ăn việc làm và sự sáng tạo của người Mỹ một cách khinh suất’ trong khi ‘không làm được gì để bảo vệ an ninh quốc gia và có thể tạo ra sự xao lãng chính trị nguy hiểm.’

  5. #115
    GPD.
    Khách

    Hàn sẽ tăng tầm bắn tên lửa trùm lănh thổ Triều Tiên

    A- A A+

    Ngày 7/10, Hàn Quốc thông báo đă đạt một thỏa thuận với Mỹ để tăng hơn gấp đôi tầm bắn của các hệ thống tên lửa nhằm bao trùm toàn bộ lănh thổ Triều Tiên - một hành động chắc chắn sẽ khiến cho B́nh Nhưỡng nổi giận.


    ảnh minh họa
    Cố vấn an ninh quốc gia Chun Yung-Woo nói với các nhà báo rằng thỏa thuận kể trên cho phép Hàn Quốc triển khai các tên lửa với tầm bắn 800km, tăng đáng kể từ mức hạn chế hiện nay là 300km.

    "Mục tiêu lớn nhất của việc sửa đổi này là để đối phó với những khiêu khích quân sự của Triều Tiên," ông Chun nói.

    Như vậy toàn bộ lănh thổ Triều Tiên, và thậm chí cả một số khu vực của Trung Quốc và Nhật Bản, cũng nằm trong tầm bắn của tên lửa Hàn Quốc.

    Mỹ có 28.500 quân tại Hàn Quốc và bảo đảm "ô hạt nhân" trong trường hợp bị tấn công bằng bom nguyên tử. Đổi lại, Hàn Quốc chấp nhận bị giới hạn khả năng tên lửa.

    Một thỏa thuận kư kết tại Mỹ năm 2001 - đúng vào năm Hàn Quốc tham gia Cơ chế Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR) - hạn chế tên lửa của nước này trong tầm bắn 300km và chỉ có tải trọng 500kg.

    Với lư do Triều Tiên xúc tiến các chương tŕnh hạt nhân, lâu nay Seoul yêu cầu tăng giới hạn này, đặc biệt là sau vụ bắn rocket thất bại của miền Bắc hồi tháng 4 năm nay.

    B́nh Nhưỡng khẳng định họ chỉ muốn đưa vệ tinh lên quư đạo nhưng Mỹ và các đồng minh coi vụ thử thất bại này là một cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa trá h́nh đă bị cấm theo các nghị quyết của LHQ.

    Cố vấn Chun cho hay thỏa thuận mới nhằm "đảm bảo một sự phản ứng toàn diện hơn trước các mối đe dọa tên lửa" của miền Bắc./.


  6. #116
    GPD.
    Khách

    Mỹ-Philippines khởi sự tập trận chung tại Biển Đông

    Tàu sân bay trực thăng USS Bonhomme Richard của Hoa Kỳ chở theo 2.200 binh sỹ Hoa Kỳ với sự hộ tống của hai tàu khu trục nhỏ đă cập cảng của Philippines hôm 5/10



    Quân đội Philippines Hoa Kỳ ngày 8/10 khởi sự cuộc tập trận đổ bộ trên vịnh Subic để tăng cường hợp tác quân sự song phương trong lúc căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc giành chủ quyền ở Biển Đông đang tiếp diễn.

    Báo chí Philippines cho hay cuộc tập trận đổ bộ kéo dài 10 ngày sẽ tập trung vào công tác hỗ trợ nhân đạo, đáp ứng thảm họa và sẵn sàng cứu trợ, an ninh hàng hải và phát triển cộng đồng.

    Giám đốc Pḥng quan hệ đối ngoại của lực lượng thủy quân lục chiến Philippines, Thượng úy Cherry Tindog, cho biết đây là cuộc tập trận thường niên nhằm huấn luyện chung cho thủy quân lục chiến Philippines, binh sĩ Mỹ, và cho cả lực lượng quân đội, không quân và hải quân của Philippines.

    Tàu sân bay trực thăng USS Bonhomme Richard của Hoa Kỳ chở theo 2.200 binh sỹ Hoa Kỳ với sự hộ tống của hai tàu khu trục nhỏ đă cập cảng của Philippines hôm 5/10.

    USS Bonhomme Richard được trang bị xe tấn công đổ bộ, xe thiết giáp hạng nhẹ, trực thăng, và các chiến đấu cơ Harrier.

    Một ngày trước, tàu ngầm USS Olympia của Hoa Kỳ đă thả neo ở đây, nhưng không rơ có tham gia cuộc tập trận này hay không.

    Thông cáo của đại sứ quán Hoa Kỳ nói chuyến thăm của tàu ngầm Olympia nêu bật mối quan hệ khắng khít về lịch sử, cộng đồng, và quân sự giữa Mỹ với Philippines.

    Giới chức Philippines trông coi các cuộc tâp trận chung với Hoa Kỳ nói sự tăng cường hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Philippines giúp bảo vệ quyền tự do hàng hải, lưu thông trao đổi thương mại của các vùng biển trong khu vực Biển Đông.

    Nguồn: The New York Times, Philippine Daily Inquirer

  7. #117
    GPD.
    Khách

    PHONG TOẢ KT NHĂN RĂNG.

    Kinh tế Iran kiệt quệ dưới sức ép của cộng đồng quốc tế

    Trị giá đồng rial đă giảm 80% so với đô la từ đầu năm tới nay (AFP)


    Thanh Hà
    Đồng tiền Iran, rial trượt giá không phanh. Các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây ngày càng tác hại đến ngành công nghiệp của quốc gia Hồi giáo này. Sau ngành sản xuất xe hơi, nay đến lượt ngành dầu hỏa cũng bị tác động lây.



    Tường tŕnh của thông tín viên đài RFI, Siavosh Ghazi từ Téhéran :


    « Nhiều lĩnh vực công nghiệp Iran bắt đầu chịu tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính do Hoa Kỳ và châu Âu áp đặt. Tính từ đầu năm tới nay, ngành sản xuất xe hơi bị giảm đi mất 40 %. Trong khi đó Iran cho ra ḷ hơn 1 triệu rưỡi chiếc xe một năm, ngành công nghệ xe hơi và các chi nhánh liên hệ bảo đảm công việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động.
    Do bị các nước phương Tây phong tỏa, Iran gặp trở ngại trong việc mua phụ tùng. Cụ thể nhất là tập đoàn xe hơi Pháp, Peugeot đă quyết định ngưng chuyển phụ tùng để lắp ráp các loại xe Peugeot 405 và 2006 rất nước người tiêu dùng Iran ưa chuộng.
    Ngoài lĩnh vực công nghệ xe hơi, th́ các biện pháp trừng phạt kinh tế của Âu Mỹ c̣n tác động cả đến ngành công nghiệp dầu hỏa. Téhéran vừa khó bán dầu cho phương Tây, vừa gặp trở ngại trong việc thu tiền về. Đơn vị tiền tệ của Iran là đồng rial đă mất giá 80 % so với đồng đô la Mỹ kể từ đầu năm tới nay. Trong khi đó th́ các hăng sản xuất của Iran cần ngoại tệ để nhập máy móc, phụ tùng, nguyên liệu … Hậu quả trực tiếp là giá của một số mặt hàng ngoại quốc và thậm chí là hàng nội, đă tăng lên gấp đôi.
    Dù kinh tế đang phải đối diện với những khó khăn như vậy, nhưng trước mắt các nhà lănh đạo của Iran vẫn tuyên bố sẽ không nhượng bộ trên hồ sơ hạt nhân ».

  8. #118
    GPD.
    Khách

    Tàu sân bay Mỹ đi qua Biển Đông, đón giới chức VN lên tham quan

    Tàu sân bay Mỹ đi qua Biển Đông


    Máy bay phản lực F/A-18 Super Hornet của Hải quân Hoa Kỳ trên hàng không mẫu hạm USS George Washington
    Hàng không mẫu hạm Mỹ hôm 20/10 đi xuyên qua Biển Đông phô diễn sức mạnh Hoa Kỳ trên vùng biển nhanh chóng trở thành một trọng điểm trong chính sách đối thủ chiến lược của Washington đối với Bắc Kinh.

    Tin AP cho biết các giới chức chính phủ và an ninh của Việt Nam được đưa ra chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington trong một hành động nhằm nêu bật và phát huy mối quan hệ quân sự giữa hai nước cựu thù.

    Các giới chức Việt Nam đă gặp gỡ thuyền trưởng tàu sân bay của Mỹ và tham quan chiếc hàng không mẫu hạm với hơn 5.000 thủy thủ.

    Chuyến đi có phần chắc là thông điệp đảm bảo sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam và Philippines trong tranh chấp Biển Đông, nhưng có thể khiến Trung Quốc bực bội.

    Thuyền trưởng tàu USS George Washington Gregory J. Fenton nói sứ mạng này một phần nhằm cải thiện quan hệ với Việt Nam và đảm bảo rằng Hoa Kỳ được lưu thông tự do trên Biển Đông.

    Hoa Kỳ đang xây dựng các mối liên hệ kinh tế và quân sự gần gũi hơn với Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực trong khuôn khổ chính sách chuyển trọng tâm về Châu Á trước ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc.

    Sự kiện này diễn ra 1 ngày sau khi Bắc Kinh tiến hành các cuộc diễn tập quân sự gần các quần đảo trong vùng biển Hoa Đông lân cận, nơi Trung Quốc đang tranh chấp với Nhật Bản.

    Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên tuần tra khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương, tiến hành công tác huấn luyện và tập trận chung với các nước đồng minh trong vùng.

    Đây là lần thứ ba tàu sân bay USS George Washington của Mỹ hiện diện ngoài khơi bờ biển Việt Nam trong ṿng ba năm nay.

    Hạm đội Thái B́nh Dương Hoa Kỳ cho biết một hàng không mẫu hạm khác của Mỹ, chiếc USS John C. Stennis, gần đây cũng đang tiến hành các hoạt động ở Tây Thái B́nh Dương.

    Nguồn: AP, PTI

  9. #119

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Tàu sân bay là tàu khỉ mốc ǵ...

  10. #120
    GPD.
    Khách

    NÂNG B TÀU HẠNG NẶNG.

    Quote Originally Posted by ForexNews View Post
    Tàu sân bay là tàu khỉ mốc ǵ...
    = NÂNG B TÀU HẠNG NẶNG.

    Ngân hàng Mỹ rót 1,5 tỷ USD cho Việt Nam

    A- A A+ ‹Đọc›

    Ông James S. Lewis, Giám đốc phát triển kinh doanh US Eximbank cho biết, nhà băng này sẽ dành hạn mức tín dụng 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các dự án hợp tác thương mại giữa Mỹ với Việt Nam.


    Ông James S. Lewis, Giám đốc phát triển kinh doanh US Eximbank. - Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về gói tín dụng 1,5 tỷ USD mà Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ muốn dành cho thị trường Việt Nam trong thời gian tới?
    - Trước đó, vào tháng 6/2011, Chủ tịch của US Eximbank sang thăm Việt Nam và có kư kết bản ghi nhớ với Ngân hàng Phát triển (VDB), trong đó thỏa thuận sẽ mở ra khoản tín dụng tài trợ 500 triệu USD cho phía Việt Nam. Tuy nhiên, đến tháng 10 năm đó, US Eximbank đă quyết định nâng mức tín dụng này lên 1,5 tỷ USD.
    Khoản tiền này được nhà băng tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở, các dự án tái tạo năng lượng, và các dự án về y tế... Tuy nhiên, chúng tôi không chỉ dừng lại ở các dự án do nhà nước đầu tư mà c̣n mong muốn làm việc và hợp tác trực tiếp với các tập đoàn lẫn công ty tư nhân ở Việt Nam.
    - Vậy th́ theo ông làm sao để thu hút doanh nghiệp tư nhân vay vốn?
    - Đúng là US Eximbank quan tâm những mảng liên quan đến cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo, môi trường và y tế... nhưng bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất khuyến khích các mảng khác mà các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam có thể tham gia được. Theo đó, những đối tượng này có thể làm việc với các ngân hàng trong nước là đối tác của Eximbank để đứng ra bảo lănh.
    US Eximbank là một ngân hàng cho vay nên cần phải đảm bảo rằng khi cho vay th́ phải thu hồi được vốn về. Và chúng tôi khó có thể tự đánh giá về năng lực hoặc hiệu suất của các doanh nghiệp của Việt Nam. Đó là lư do v́ sao chúng tôi phải hợp tác với các ngân hàng Việt Nam để có thể giúp chúng tôi rơ hơn về thông tin của các doanh nghiệp này.
    Tại các buổi hội thảo mới đây, chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa này nên có quan hệ tốt với ngân hàng Việt Nam để thuận tiện trong việc tiếp cận nguồn vốn 1,5 tỷ USD này.
    - Lư do nào khiến US Eximbank quan tâm mở rộng tín dụng đến khối doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam?
    - Có hai lư do, thứ nhất là tại Mỹ, Quốc hội quy định có ít nhất 20% hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, chúng tôi có khoảng 85% các khoản vay là dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mỹ để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.
    V́ lư do đó, chúng tôi cũng muốn các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiểu rằng, US Eximbank cũng muốn hỗ trợ cho họ các khoản vay để đảm bảo nguồn tài chính khi mua hàng từ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ.
    Ngoài ra, việc cung ứng vốn này cũng nhằm tạo ra niềm tin cho các doanh nghiệp Mỹ khi bán hàng hóa cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam. Đây là một phần mà Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho xuất khẩu nên các khoản vay có mức lăi suất khá ưu đăi.
    - Ông có thể cho biết trong những năm qua, việc hỗ trợ tín dụng từ phía US Eximbank dành cho thị trường Việt Nam diễn ra như thế nào?
    - Trong năm 2011, US Eximbank đă có những giao dịch mới trị giá 36 triệu USD. Đây là số tiền tương đối thấp và chúng tôi sẽ tăng cường các giao dịch để tăng số vốn giải ngân lên.
    Theo đó, trong năm 2012 này, giao dịch giữa hai bên hy vọng sẽ đạt 230 triệu USD. Và thời gian tới, chúng tôi mong muốn nguồn vốn vay dành cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được giải ngân hết hạn mức 1,5 tỷ USD.
    - Vậy thưa ông, cách thức và tiến độ giải ngân gói tín dụng 1,5 tỷ USD này được triển khai ra sao?
    - US Eximbank sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng trong nước để thực hiện giải ngân số vốn này. Hiện nay, chúng tôi đă chính thức làm việc với 6-7 ngân hàng của Việt Nam (đa số là ngân hàng khối cổ phần, có đóng góp vốn của Nhà nước) để bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, v́ theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên, chúng tôi phải giữ bí mật về thông tin cụ thể của các ngân hàng này, trừ khi các nhà băng đó tự chia sẻ thông tin ra ngoài.
    Theo đó, US Eximbank sẽ làm việc với các ngân hàng thương mại của Việt Nam và gặp gỡ các công ty Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị từ Mỹ.
    Về tiến độ giải ngân 1,5 tỷ USD tùy thuộc vào việc triển khai các dự án hợp tác với Việt Nam và nhu cầu của các doanh nghiệp cần mua trang thiết bị như thế nào.
    Thực ra th́ nguồn vốn dự kiến 1,5 tỷ USD này chúng tôi đă có sẵn, vấn đề là US Eximbank c̣n chờ những giao dịch cụ thể từ các nhà nhập khẩu Việt Nam để tiếp cận số vốn trên.


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆTNAM
    By alamit in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 53
    Last Post: 09-11-2012, 05:52 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 10-09-2011, 11:47 AM
  3. thụyvi : LÀM VỢ NGƯỜI NỔI TIẾNG
    By Nguyễn thị Sàig̣n in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 12
    Last Post: 27-05-2011, 12:59 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 18-03-2011, 06:40 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 02-03-2011, 12:43 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •