Page 23 of 96 FirstFirst ... 131920212223242526273373 ... LastLast
Results 221 to 230 of 953

Thread: VÁN CỜ CHIẾN LƯỢC

  1. #221
    GPD.
    Khách

    NHỮNG CÚ ĐẤM TỪ THẾ GIỚI VÔ H̀NH.

    BBC: Thêm nhiều ca mới nhiễm H7N9 ở TQ




    Trung Quốc vừa thông báo có thêm 11 trường hợp mới nhiễm cúm gia cầm, và virus này giờ đă xuất hiện ở trung tâm tỉnh Hà Nam và thủ đô Bắc Kinh.

    Như vậy tổng số ca bị nhiễm virus được t́m thấy đă lên tới 60, và thêm hai người thiệt mạng v́ loại cúm gia cầm này.





    Các nhà chức trách cho rằng virut lan truyền do người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh.

    Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) nói vẫn chưa thấy có bằng chứng nào cho thấy virus lây từ người qua người.
    Đại diện của WHO tại Trung Quốc, ông Micheal O’Leary, nói rằng những người nhiễm bệnh có vẻ không liên quan tới nhau.
    “Không có cách nào đoán trước được cách lây truyền của loại virus này nhưng chúng tôi cũng không ngạc nhiên nếu có thêm nhiều trường hợp được phát hiện ở các khu vực khác nhau ở Bắc Kinh,” ông O’Leary nói với báo giới.
    Hôm thứ Bảy 13/04, một bé gái bảy tuổi là bệnh nhân nhiễm virus H7N9 đầu tiên ở Bắc Kinh.
    Hai trường hợp khác xảy ra ở trung tâm tỉnh Hà Nam, số c̣n lại được phát hiện ở khu vực Thượng Hải, nơi virus xuất hiện lần đầu hồi tháng 02/2013.
    Hai trường hợp tử vong mới được thông báo hôm Chủ nhật cũng ở Thượng Hải, nâng tổng số người thiệt mạng v́ cúm gia cầm ở Trung Quốc lên 13.
    Theo tổ chức WHO, vẫn chưa có các trường hợp nhiễm cúm bị phát hiện bên ngoài lănh thổ Trung Quốc.
    Mười chín người có tiếp xúc gần với hai bệnh nhân mới nhiễm ở tỉnh Hà Nam chưa thấy có dấu hiệu bị lây nhiễm, theo hăng Tân Hoa xă.
    Các chuyên gia sức khỏe quốc tế khen ngợi Trung Quốc đă khá nhanh và thông thoáng trong khi xử lý vụ việc, ngược hẳn lại so với hồi bùng nổ dịch cúm SARS năm 2003, khiến hơn 8.000 người bị lây nhiễm trên toàn thế giới và làm 744 người thiệt mạng.
    Bộ Y tế Việt Nam cũng vừa tổ chức Hội nghị Triển khai Công tác Pḥng chống dịch cúm A tại Hà Nội hôm 13/04 sau khi xảy ra hai trường hợp tử vong do cúm virus H5N1.

  2. #222
    GPD.
    Khách

    TRỜI KHÔNG DUNG...

    BBC: Động đất Tứ Xuyên, hơn 150 người chết


    Nhiều người dân đă hoảng hốt bỏ chạy ra khỏi các ṭa nhà khi cơn địa chấn bắt đầu, theo Tân Hoa xă


    Động đất mạnh tại tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc, khiến hơn 150 người thiệt mạng và làm vài ngàn người khác bị thương, các viên chức cho biết.
    Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) nói cơn địa chấn có với cường độ 6,6 độ Richter có phạm vi trong ṿng 50 km thị trấn Long Hải.
    Các bài liên quan



    Cơ quan này cũng nói trận động đất xảy ra ở độ sâu 12km. Hiện tại có nhiều quan ngại rằng số người chết có thể tăng cao hơn.

    Một trận động đất với cường độ 8,0 Richter hồi năm 2008 đă giết ít nhất 90.000 người tại đây.
    Trận động đất mới nhất - ban đầu được báo có cường độ 7,0 độ Richter, và sau đó là 6,9 độ Richter bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng giờ địa phương (1 giờ giờ BST).
    Những ngôi làng ở gần tâm trận động đất đă bị tàn phá.
    Hàng ngàn binh lính được điều động tới tỉnh Tứ Xuyên và Thủ tướng Lư Khắc Cường cũng đang trên đường tới khu vực này.
    Theo Tân Hoa xă, trận động đất dường như cách Thành Đô 115 km.
    Những h́nh ảnh đăng tải trên mạng cho thấy người dân chạy ra khỏi nhà với chăn quấn quanh ḿnh. Một số h́nh ảnh khác cho thấy nhiều nhà cửa bị sập.
    Một người dân Thành Đô nói với Tân Hoa xă ông đang ở tầng 13 của một ṭa nhà khi ông cảm nhận được con địa chấn. Ṭa nhà sau đó rung khoảng 20 phút và ông bắt đầu thấy nền nhà bung ra từ ṭa nhà bên cạnh.
    Nguồn cung cấp điện và nước ở những khu vực bị ảnh hưởng đă bị cắt, phóng viên BBC tại Bắc Kinh, Martin Patience cho biết.
    Đường dây điện thoại cũng được cho là không c̣n hoạt động.
    Tân Hoa xă nói 2000 quân nhân đă được cử đến khu vực để giúp cho công tác cứu hộ.
    USGS nói có khả năng số thương vong là "rất lớn".
    "Những sự kiện với cấp báo động ở mức này trong quá khứ đă luôn cần một sự phản hồi ở cấp quốc gia và quốc tế," hăng thông tấn AFP dẫn lời cơ quan này nói.
    Trận động đất hồi năm 2008 cũng đă khiến hơn năm triệu người dân mất nhà cửa.

  3. #223
    GPD.
    Khách

    ĐẤT KHÔNG THA

    CHỜ CHO ĐÔNG ĐẤT CHUYỂN DỜI... TT.

    VOA:
    Động đất mạnh gần nhà máy hạt nhân Iran


    09.04.2013
    Trận động đất xảy ra chiều tối giờ địa phương, khoảng 90 km về phía đông nam thành phố Bushehr.

    Truyền h́nh nhà nước Iran cho biết 3 người đă thiệt mạng trong trận động đất mạnh xảy ra tại miền nam Iran vào hôm nay, gần nhà máy điện hạt nhân duy nhất của nước này.
    Công ty Nga xây dựng nhà máy, nằm cách thành phố cảng Bushehr 18 km về hướng nam, cho biết họ cảm thấy được rung chấn nhưng hoạt động của nhà máy không bị ảnh hưởng.
    Trận động đất 6,1 độ richter xảy ra vào lúc chiều tối giờ địa phương, khoảng 90 km về phía đông nam thành phố Bushehr.
    Người ta cảm thấy rất rơ rung chấn của trận động đất ở phía bên kia của Vịnh Ba Tư tại Bahrain và Qatar, nơi nhiều văn pḥng làm việc phải sơ tán để đề pḥng.
    Truyền thông Iran không đưa ra thông tin chi tiết nào về ba người tử vong.
    Có hàng ngàn người dân sống trong hai ngôi làng gần nhà máy hạt nhân.
    Các nước vùng Vịnh Ả Rập và các chuyên gia phương Tây đă lên tiếng lo ngại về nhà máy hạt nhân ở Bushehr, được xây dựng trong khu vực địa chấn mạnh.
    Iran đă nhiều lần bác bỏ lo ngại là nhà máy có thể không an toàn.

  4. #224
    GPD.
    Khách

    L̉NG DÂN PHẪN NỘ.

    Bạo động ở Tân Cương, 21 người chết

    Truyền thông Trung Quốc hôm nay đưa tin một vụ bạo loạn xảy ra tại khu tự trị Tân Cương, mà nhà chức trách gọi là tấn công khủng bố, làm 21 người bao gồm cảnh sát và nhân viên cộng đồng thiệt mạng.
    Một khu nhà ở Kashgar, thuộc khu tự trị của dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Ảnh minh họa: Wikipedia
    Cơ quan truyền thông của khu tự trị Tân Cương cho biết 15 cảnh sát và nhân viên của chính phủ nằm trong số những người thiệt mạng trong vụ đụng độ chiều hôm qua. 6 kẻ tấn công bị bắn chết và 8 tên khác bị bắt sau khi cảnh sát khống chế được t́nh h́nh.
    People's Online dẫn nguồn trang tin Ts.cn của Tân Cương cho biết ba nhân viên cộng đồng phát hiện nhiều người khả nghi cầm dao xuất hiện tại huyện Bachu, thành phố Kashgar, phía tây Tân Cương, vào khoảng 13h30 hôm qua. Sau khi báo cáo t́nh h́nh với cảnh sát, những người này bị bắt làm con tin. Những kẻ cướp ẩn náu sẵn trong ngôi nhà mà họ đi vào và tấn công.
    Cảnh sát địa phương nhanh chóng xử lư vụ việc. Những kẻ khả nghi cũng đáp trả. Ba con tin bị sát hại tại hiện trường và nhóm kẻ cướp châm lửa đốt ngôi nhà, trang tin cho hay.
    Đây là vụ đụng độ có số người chết cao nhất trong nhiều tháng qua tại Tân Cương. Khu vực này thường xuyên xảy ra những vụ bạo loạn của các nhóm dân tộc Hồi giáo gốc Thổ chống lại người Hán. Cuộc đụng độ hồi tháng 7/2009 giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ tại thủ phủ Urumqi làm gần 200 người thiệt mạng. Nhiều vụ đụng độ chết người khác cũng xảy ra từ đó đến nay.

  5. #225
    GPD.
    Khách

    Hoa Kỳ 'quan tâm sâu sắc' về bạo động ở Tân Cương

    TÂY TẠNG THỨ HAI?

    BBC: Hoa Kỳ 'quan tâm sâu sắc' về bạo động ở Tân Cương




    Người Uighur đi bộ bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở Kashgar, Tân Cương.


    21 người thiệt mạng trong vụ đụng độ ở Tân Cương

    Hoa Kỳ kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra cặn kẽ và minh bạch về vụ đối đầu khiến 21 người thiệt mạng trong tỉnh Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell nói rằng Washington “quan tâm sâu sắc” về vụ bạo động hôm thứ ba mà Bắc Kinh đă nhanh chóng gán cho nhăn hiệu là một vụ “tấn công khủng bố.”

    Ông Ventrell kêu gọi Trung Quốc thực hiện các biện pháp để giảm thiểu căng thẳng và xây dựng sự ổn định lâu dài ở Tân Cương.

    Những vụ đụng độ bùng ra khi các nhân viên cộng đồng t́nh cờ phát giác điều mà truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi là “những cá nhân khả nghi và dao rựa” tại một căn nhà tại huyện Kashgar.

    Bản đồ Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.


    15 cảnh sát viên và nhân viên chính phủ đă thiệt mạng trong vụ bạo động xảy ra sau đó trong lúc 6 người được cho là “thành viên băng đảng” bị bắn chết.

    Một giới chức chính quyền tỉnh nói với đài VOA rằng vụ này là “một hành vi khủng bố bạo động có dự mưu.”

    Một số người Uighur lưu vong bác bỏ sự tường thuật của Bắc Kinh về vụ việc này.

    Nghị hội người Uighur Thế giới nói rằng bạo động bùng ra khi các lực lượng Trung Quốc bắn chết một thanh niên Uighur trong cuộc đàn áp của chính phủ nhắm vào nhóm sắc tộc thiểu số này.

    Căng thẳng sắc tộc ở Tân Cương đă gia tăng sau một loạt những vụ bạo loạn năm 2009, gây tử vong cho hơn 200 người tại thủ phủ Urumqi.

    Những vụ đụng độ giữa người Hán và người Uighur cũng xảy ra sau đó, khiến nhà chức trách thực hiện điều mà nhân vật tranh đấu gọi là một cuộc đàn áp mạnh tay đối với cộng đồng người Uighur.

  6. #226
    GPD.
    Khách

    "Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông"

    Thứ hai 22/04/2013 7:05

    "Chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái B́nh Dương vừa chuẩn bị cho chiến tranh quy mô lớn với TQ ở biển Đông, vừa ứng phó với xung đột cục bộ".





    Tàu tuần duyên USS Freedom, Hải quân Mỹ


    Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, ngày 18/4 tàu tuần duyên đầu tiên của Hải quân Mỹ (USS Freedom - Tự Do) đă đến quân cảng Changi, Singapore. Mỹ sẽ c̣n tiếp tục điều 3 tàu chiến loại mới này tới Singapore.


    Theo quan điểm của Hải quân Mỹ, những tàu tuần duyên này có sứ mệnh chính là “thực hiện các hoạt động an ninh hàng hải, tham gia diễn tập đa phương quốc tế và thể hiện ư định chiến lược của Mỹ”. Chuyên gia Singapore cho rằng, Mỹ triển khai tàu chiến mới tại Singapore là một phần của chiến lược quay trở lại châu Á-Thái B́nh Dương của họ.


    Có nhà phân tích cho rằng, căn cứ vào tính năng của tàu tuần duyên, Mỹ quan tâm nhiều hơn tới việc kiểm soát tuyến đường hàng hải có tính chiến lược đó là eo biển Malacca. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, Singapore và một số quốc gia ASEAN, về truyền thống, duy tŕ quan hệ quân sự mật thiết với Mỹ, đồng thời, về kinh tế, có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, đa số các nước Đông Nam Á t́m kiếm một điểm cân bằng giữa Trung-Mỹ, chứ không phải là lựa chọn bên nào.


    Bố trí tạm thời


    Ngày 18/4, tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore cho rằng, sáng sớm cùng ngày, tàu tuần duyên Hải quân Mỹ đă đến quân cảng Changi, Singapore, bắt đầu triển khai 8 tháng ở Đông Nam Á. Con tàu này xuất phát từ ngày 1/3 ở cảng San Diego, hành tŕnh đi qua Hawaii, Guam và Manila, Philippines, toàn bộ hành tŕnh gần 6 tuần.



    Tàu tuần duyên USS Independence LCS-2, Hải quân Mỹ


    Tàu USS Freedom là chiếc đầu tiên của tàu tuần duyên lớp Freedom, dài 115 m, lượng giăn nước đầy 3.500 tấn, tốc độ có thể đạt 40 hải lư/giờ, thích hợp cho tác chiến ở duyên hải, có thể lắp ráp các mô-đun trang bị khác nhau, có thể thực hiện các nhiệm vụ như săn ngầm, chống thủy lôi và chống hạm, rất thích hợp cho chiến đấu biển gần, mỗi chiếc có giá khoảng 440 triệu USD.


    Sau 1 tháng nữa, tàu USS Freedom sẽ tham gia Triển lăm hải quân tổ chức tại Changi, Singapore. Theo tờ “The Stars and Stripes” Mỹ, tàu USS Freedom là tàu đầu tiên của tàu tuần duyên mới Mỹ, Mỹ có kế hoạch triển khai 4 tàu tuần duyên tại Singapore và Mỹ có kế hoạch chế tạo 52 tàu chiến loại này, trong đó 16 tàu sẽ triển khai cho Hạm đội Thái B́nh Dương.


    Ngay từ năm 2011, Mỹ đă đưa ra kế hoạch triển khai tàu tuần duyên ở Singapore. Tháng 6/2012, Singapore chính thức đồng ư cho Hải quân Mỹ triển khai 4 tàu tuần duyên tại Singapore. Tờ tạp chí “Tiền tiêu châu Á” cho rằng, từ sau khi Mỹ đóng cửa căn cứ quân sự tại Subic, Philippines vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Singapore đă trở thành căn cứ tiếp tế hậu cần của khoảng 100 tàu quân sự Mỹ tại Tây Thái B́nh Dương. Chính phủ Singapore nhấn mạnh, tàu tuần duyên đến chỉ là một sự bố trí mang tính tạm thời.


    Tăng cường kiểm soát khu vực


    Hoàng Tĩnh, Viện trưởng Viện nghiên cứu toàn cầu hóa và châu Á, Học viện chính sách công Lư Quang Diệu, Đại học Quốc lập Singapore cho rằng, triển khai tàu tuần duyên là một khâu của chiến lược quân sự châu Á-Thái B́nh Dương của Mỹ, mục đích là tăng cường khả năng ứng phó với chiến tranh cục bộ.


    Chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái B́nh Dương có nhiều cấp độ, vừa chuẩn bị cho tiến hành đối đầu quy mô lớn với Trung Quốc ở biển Đông, vừa bảo đảm khả năng giành thắng lợi trong một cuộc xung đột mang tính khu vực.



    Tàu tuần duyên USS Forth Worth LCS-3, Hải quân Mỹ


    Nhưng, Hoàng Tĩnh cho rằng, căn cứ vào tính năng chiến đấu và mục đích triển khai tàu tuần duyên, việc triển khai này hoàn toàn không phải nhằm vào Trung Quốc, bởi v́ tàu tuần duyên tiến hành tác chiến ở biển gần, nó không thể tiến hành tác chiến biển xa, cũng không thể gia nhập cụm chiến đấu tàu sân bay.


    Mỹ bố trí tàu chiến này ở Singapore có 2 mục đích: Một là, bảo đảm an ninh và ổn định khu vực, trong đó có chống khủng bố, chống cướp biển và ứng phó với xung đột cục bộ. Hai là, tăng cường quan hệ với Singapore, bởi v́ eo biển tại Singapore có vị trí chiến lược rất quan trọng trên thế giới. Mối đe dọa an ninh chủ yếu nhất của Singapore đến từ rủi ro từ xung đột cục bộ của các nước xung quanh.


    Hồ Dật Sơn, nhà nghiên cứu cấp cao Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang Singapore cho rằng, Mỹ triển khai tàu tuần duyên mới tại Singapore có 3 mục đích: Thứ nhất, bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Thứ hai, đối phó với mối đe dọa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan của khu vực này. Thứ ba, có ư đồ kiểm soát eo biển Malacca. Mỹ đóng vai tṛ cảnh sát tại khu vực này đă từ lâu.


    Ảnh hưởng đến chiến lược cân bằng của ASEAN?


    Tờ tạp chí “Tiền tiêu châu Á” cho rằng, chính sách ngoại giao của Singapore là t́m cách xây dựng quan hệ cân bằng giữa các nước láng giềng trong khu vực và các nước lớn trên thế giới, xây dựng mối quan hệ này dựa vào mạng lưới quan hệ kinh tế và quân sự do họ xây dựng, điều này làm cho Singapore trở thành quốc gia đầu tư cho sức mạnh quân sự nhiều nhất ở toàn bộ khu vực Đông Nam Á, quan hệ Mỹ-Singapore được duy tŕ phần lớn dựa vào quan hệ quân sự.



    Gần đây, tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) cũng đến Singapore


    Ngân sách chi tiêu quân sự năm tài khóa 2013 của Singapore là 12,3 tỷ USD, chi tiêu quân sự của quốc gia chỉ có vài triệu người này vượt Malaysia, Thái Lan và Indonesia.


    Hồ Dật Sơn cho rằng, đại đa số các nước ASEAN đều muốn t́m kiếm sự cân bằng giữa Trung-Mỹ. Một mặt, họ muốn được Mỹ ủng hộ về quân sự, mặt khác, các nước ASEAN lại cố gắng gần gũi với Trung Quốc về kinh tế để giành được lợi ích kinh tế lớn. Phần lớn các nước ASEAN không muốn lựa chọn đứng về bên nào.


    Nhưng báo Trung Quốc ra sức tuyên truyền cho rằng, "dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ để cân bằng quan hệ với Trung Quốc ngày càng tăng lên về kinh tế sẽ không thể kéo dài, sẽ gây ra nhiều phiền phức hơn cho sự ổn định của khu vực".

  7. #227
    GPD.
    Khách

    H́nh thành các liên minh quân sự chuẩn bị cho WW3 với Trung Quốc.


    NATO đă xây dựng quan hệ đồng minh với 8 quốc gia châu Á - Thái B́nh Dương
    Trung Quốc lo lắng trước cú bắt tay xuyên đại dương Nhật Bản – NATO

    Nếu như Mỹ bị Triều Tiên tấn công, NATO sẽ coi đó là hành động chống lại khối đồng minh của ḿnh và lập tức sử dụng quyền tự vệ tập thể”, Tổng thư kư NATO Rasmussen cho biết trong lúc trả lời phỏng vấn của Kyodo News.

    (21/04/2013 22:28:35) - Tối 15/04 vừa qua, tại dinh thự riêng của ḿnh, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă tiếp kiến Tổng thư kư Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen, trong thời điểm Nhật và NATO công bố “Tuyên ngôn chính trị chung”.
    Theo tờ Sankei Shimbun, đây là lần đầu tiên Nhật Bản và NATO ra “Tuyên ngôn chính trị chung”. Tuyên ngôn chỉ rơ, Nhật Bản và các quốc gia thành viên của NATO xây dựng các nguyên tắc hợp tác dựa trên một số giá trị chung như: “Tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp trị…”, thúc đẩy hợp tác đối phó chung về vấn đề an ninh hải dương và tấn công trên không gian mạng.

    Sankei Shimbun b́nh luận, mục đích của Nhật Bản khi xây dựng mối quan hệ khăng khít với NATO không ngoài mục đích kiềm chế Trung Quốc, trong khi đó rất nhiều phương tiện truyền thông chỉ liên hệ chuyến thăm Nhật Bản lần này của ông Rasmussen với t́nh h́nh đang ngày càng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

    C̣n hăng thông tấn Jiji Press cho biết chi tiết nội dung “Tuyên ngôn chính trị chung” giữa Nhật Bản và NATO: Nhật Bản và NATO sẽ chung tay bảo vệ các giá trị cơ bản của “Tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp trị”.

    Tuy môi trường an ninh ở khu vực Đại Tây Dương của NATO không giống như khu vực châu Á - Thái B́nh Dương của Nhật Bản, khoảng cách địa lư giữa 2 bên cũng tương đối xa nhưng nhật Bản và NATO vẫn có thể vượt qua các rào cản an ninh, chính trị xuyên quốc gia, 2 bên cần chung tay mở ra một chương mới trong hợp tác bảo đảm an ninh.

    NATO cũng ngỏ lời cảm ơn Nhật Bản đă đóng góp tài chính quan trọng của Nhật Bản hỗ trợ cho NATO trong chiến dịch quân sự ở Afghanistan, 2 bên cam kết sẽ tiếp tục triển khai các cuộc đối thoại định kỳ cấp cao về các vấn đề an ninh mà 2 bên cùng quan tâm, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực an ninh mạng, chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt…

    Theo bài báo, “Tuyên ngôn chính trị chung” c̣n đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như: sự gia tăng các hoạt động trên biển Hoa Đông và những động thái của Trung Quốc ngày càng trắng trợn hơn trên biển Đông, chú trọng hợp tác bảo đảm an ninh khu vực Đông Á đang ngày càng phát sinh nhiều biến động phức tạp.

    “Nếu như Mỹ bị Triều Tiên tấn công, NATO sẽ coi đó là hành động chống lại khối đồng minh của ḿnh và lập tức sử dụng quyền tự vệ tập thể”, Tổng thư kư NATO Rasmussen cho biết trong lúc trả lời phỏng vấn của Kyodo News. Tuy vậy, ông Rasmussen không tiết lộ chi tiết phương án thực hiên nằm trong “quyền tự vệ tập thể”.

    Trả lời phỏng vấn của “Thời báo Hoàn cầu”, ông Cao Hoa - chuyên viên cao cấp về các vấn đề NATO thuộc pḥng nghiên cứu kinh tế, chính trị thế giới thuộc Viện Khoa học Xă hội Trung Quốc cho biết, việc NATO cam kết đưa ra các bảo đảm an ninh cho Hàn Quốc và Nhật Bản, trên thực tế là một nỗ lực mới của khối này đang triển khai trên phạm vi toàn cầu, là một h́nh thái tương tác mới của NATO với các quốc gia châu Á - Thái B́nh Dương, rất dễ để người ta h́nh dung ra một tổ chức mới kiểu như “NATO của châu Á” mà người Mỹ đă bắt đầu khởi xướng từ vài năm trước đây.

    Việc NATO xúc tiến thành lập các Trung tâm an ninh có tính toàn cầu và việc chuyển dịch các trọng tâm an ninh sau thời kỳ chiến tranh lạnh và chiến lược quay lại châu Á của Mỹ có mối quan hệ biện chứng với nhau. Họ đă lôi kéo không ít "kẻ địch" và ngay cả bạn bè của Trung Quốc vào mối quan hệ “rơ ràng là có ư đồ không tốt với Trung Quốc này”.

    Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, NATO đă không ngừng bành trướng thế lực về phía đông, cho đến nay họ đă xây dựng quan hệ đồng minh với 8 quốc gia châu Á - Thái B́nh Dương là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Iraq, Pakistan, Afghanistan và Mông Cổ và hiện vẫn không ngừng vươn cái “Ṿi bạch tuộc” sang một số quốc gia khác.

  8. #228
    GPD.
    Khách

    V́ sao Mỹ gọi “tái ngũ” 9 tuần dương hạm và tàu đổ bộ?


    Tàu vận tải đổ bộ Whidbey Island (LSD-41)
    Trong một động thái đi ngược lại xu hướng cắt giảm ngân sách và ngừng triển khai trang bị, hải quân Mỹ đă quyết định “gọi tái ngũ” 9 chiến hạm cỡ lớn gồm tuần dương hạm Ticonderoga và tàu vận tải đổ bộ LSD.

    Ngày 17/04 vừa qua, Hải quân Mỹ đă hủy bỏ quyết định "xuất ngũ" của tuần dương hạm USS Cowpens (CG-63) lớp Ticonderoga. Các tuần dương hạm lớp này chuyên chở lực lượng hải quân đánh bộ tiến hành các nhiệm vụ chống hải tặc, chống buôn lậu và chống khủng bố và các hoạt động tác chiến đổ bộ khác. Sau ngày 17/04, con tàu này sẽ ở lại cảng là mẹ San Diego để bảo dưỡng và nâng cấp hiện đại.

    Các tuần dương hạm tên lửa lớp Ticonderoga được đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân năm 1983, chiếc cuối cùng trong tổng số 27 chiếc được biên chế năm 1994. Đến nay, 5 tuần dương hạm tên lửa chế tạo đầu tiên thuộc lớp này đă ngừng sử dụng, 4 chiếc khác bước sang năm 2013 cũng đến hạn "nghỉ hưu", ngoài ra một số tàu khác cũng sắp hết thời hạn phục vụ.

    Theo kế hoạch trước đây, trong năm 2013 hải quân Mỹ sẽ cho 9 chiến hạm cỡ lớn ngỉ hưu, trong đó chủ yếu là tuần dương hạm lớp Ticonderoga và tàu vận tải đổ bộ (LSD).

    Thế nhưng, khi t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên ngày càng thêm căng thẳng và sự chuyển dịch lực lượng rất lớn trong chiến lược tái hiện diện ở châu Á - Thái B́nh Dương, kế hoạch này đă bị phản đối quyết liệt.

    Rất nhiều quan chức quân sự và dân sự cho rằng, sự đào thải hàng loạt các tàu tuần dương lớp Ticonderoga sẽ tạo ra sự hụt hẫng quá lớn về số lượng tàu khu trục Aegis, làm xuất hiện những lỗ thủng rất nguy hiểm trong lá chắn pḥng thủ tên lửa trên biển (được mệnh danh là 'Khiên chống trời').

    Ngoài ra các tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn hiện cũng phát huy vai tṛ rất quan trọng trong hoạt động chuyển quân của hải quân Mỹ đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là chiến dịch chuyển vận 60% lực lượng hải quân sang châu Á - Thái B́nh Dương.

    V́ vậy, hải quân Mỹ đă quyết định cải tạo, nâng cấp lớn để kéo dài thời gian hoạt động của các tuần dương hạm tên lửa và các tàu vận tải đổ bộ này. Ngoài USS Cowpens (CG-63), danh sách các tàu được cải tạo, nâng cấp khác như sau: Các tuần dương hạm lớp Ticonderoga: USS Port Royal (CG-73), USS Chosin (CG-65), USS Gettysburg (CG-64), USS Anzio (CG-68), USS Vicksburg (CG-69), tàu vận tải đổ bộ USS Whidbey Island (LSD-41), tàu vận tải đổ bộ USS Tortuga (LSD-46).

  9. #229
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    “Nếu như Mỹ bị Triều Tiên tấn công, NATO sẽ coi đó là hành động chống lại khối đồng minh của ḿnh và lập tức sử dụng quyền tự vệ tập thể”, Tổng thư kư NATO Rasmussen cho biết trong lúc trả lời phỏng vấn của Kyodo News. Tuy vậy, ông Rasmussen không tiết lộ chi tiết phương án thực hiên nằm trong “quyền tự vệ tập thể”.
    Đúng rồi , theo định nghĩa một thành viên trong Nato bị tấn công th́ các thành viên c̣n lại được quyền áp dụng "tự vệ tập thể"

    Hồi xưa , Khi chưa có Nato , lănh thổ Mỹ bị Nhật tấn công th́ Mỹ đă chứng minh cho thế giới thấy sự "tự vệ đơn côi" của ḿnh như thế nào rồi ..Ngày nay Mỹ c̣n có THÊM sự "tự vệ tập thể" hậu thuẩn ..Th́ đố ông nội của Kim jong un hay mao đội mồ về phù hộ cũng chả dám .

    Càng ngày người ta càng muốn làm thành viên Nato nhiều hơn. Trong khi đó chả có cha căn chú kiết nào thèm muốn vào khối SCO ,ngay cả mấy nước đàn em CS như Cuba, Viet Miên Lào, Bắc Hàn cũng giả bộ ngó lơ ..SCO lại đi quảng cáo cho Ấn độ mời dự coi mấy tṛ tập trận rồi Ấn Độ cũng chê luôn ..
    Last edited by Viet xưa; 27-04-2013 at 11:10 PM.

  10. #230
    GPD.
    Khách

    Israel 'tấn công' khu vực quân sự Syria

    H́nh ảnh do người dân ghi lại cho thấy khói lửa bao trùm khu vực Đồi Qassioun


    Truyền thông chính phủ Syria ngày 5/5 nói hỏa tiễn của Israel đă bắn trúng vào một trung tâm nghiên cứu quân sự gần Damascus.


    Những tiếng nổ lớn được nghe thấy tại khu vực Đồi Qassioun, nằm ở ngoại ô thủ đô. Nơi này cũng từng là mục tiêu oanh tạc của Israel hồi tháng Một.
    Trước đó, ngày 3/5, một số nguồn giấu tên từ giới chức Israel nói máy bay Israel đă tấn công vào một đoàn xe chở tên lửa trong địa phận Syria.
    Các nguồn tin cho hay những quả tên lửa trên đang được vận chuyển đến cho nhóm vũ trang Hezbollah tại Lebanon.
    Thủ đô Damascus bị chấn động bởi hàng loạt tiếng nổ lớn. Những h́nh ảnh đăng tải trên mạng do người dân ghi lại cho thấy khói lửa bao trùm khu nghiên cứu quân sự Jamraya.
    "Đợt tấn công mới nhất của Israel là nỗ lực nhằm khích lệ tinh thần của những nhóm khủng bố, vốn đang phải cuốn gói v́ những đợt tấn công từ quân đội danh dự của chúng ta," truyền thông Syria nói, ám chỉ đến những đợt phản công gần đây của quân đội Tổng thống Bashar al-Assad nhằm vào quân nổi dậy.
    Chưa có lời b́nh luận nào từ phía giới chức Israel về vụ nổ này.
    "Chúng tôi không b́nh luận trước những thông tin như vậy," một phát ngôn viên quân đội Israel nói với hăng thông tấn Reuters.
    Giới hạn

    "Đợt tấn công mới nhất của Israel là nỗ lực nhằm khích lệ tinh thần của những nhóm khủng bố, vốn đang phải cuốn vó v́ những đợt tấn công từ quân đội danh dự của chúng ta"
    Truyền thông chính phủ Syria

    Trước đó, một nguồn tin từ giới chức Hoa Kỳ tại Israel nói Israel đă oanh tạc vào khu vực nằm trong địa phận Syria nhằm vào một đoàn vận chuyển tên lửa đến nhóm vũ trang Hezbollah tại Lebanon.
    Israel đă liên tục nhấn mạnh rằng nước này sẽ hành động nếu cảm thấy vũ khí của Syria, dù là thông dụng hay hóa học, đang được vận chuyển đến cho các nhóm vũ trang trong khu vực, đặc biệt là Hezbollah, phóng viên BBC tại Jerusalem, Wyre Davies nói.
    Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc pḥng Israel Moshe Yaalon xác nhận hồi tháng Một, nước này đă oanh tạc vào một mục tiêu ở Syria mà tin trước đó nói là khu nghiên cứu quân sự Jamraya.
    Ông Yaalon nói việc vận chuyển vũ khí hiện đại đến những nhóm vũ trang như Hezbollah đă khiến Israel phải hành động khi nước này cảm thấy vạch giới hạn đă bị vượt qua.
    Quân đội Syria và lực lượng nổi dậy đă giao tranh quanh khu vực Damascus hàng tháng nay, nhưng thế trận vẫn chưa nghiêng về bên nào.
    Hơn 70 ngh́n người đă thiệt mạng kể từ khi xung đột nổ ra tại đây hồi tháng Ba năm 2011.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆTNAM
    By alamit in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 53
    Last Post: 09-11-2012, 05:52 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 10-09-2011, 11:47 AM
  3. thụyvi : LÀM VỢ NGƯỜI NỔI TIẾNG
    By Nguyễn thị Sàig̣n in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 12
    Last Post: 27-05-2011, 12:59 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 18-03-2011, 06:40 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 02-03-2011, 12:43 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •