Page 7 of 96 FirstFirst ... 345678910111757 ... LastLast
Results 61 to 70 of 953

Thread: VÁN CỜ CHIẾN LƯỢC

  1. #61
    GPD.
    Khách

    TQ triệu đại diện Mỹ phản đối về Biển Đông

    Trung Quốc triệu tập đại diện ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh để phản đối chỉ trích của nước này về việc họ thành lập lực lượng trú đóng trên Biển Đông và cáo buộc Washington làm lẫn lộn trắng đen và khuấy động sóng gió trong khu vực. Trước đó, hôm thứ Sáu ngày 3/8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố việc Trung Quốc chính thức thành lập ‘thành phố Tam Sa’ và cho quân đồn trú tại đó là ‘nguy cơ làm leo thang căng thẳng’.
    Đồng thời Hoa Kỳ cũng tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực ngoại giao của các quốc gia đông nam Á như là một khối để đàm phán với Trung Quốc về các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

    Phản đối mạnh mẽ

    Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc là Trương Côn Thịnh đã triệu tập phó sứ của Mỹ là ông Robert S. Wang hôm thứ Bảy ngày 4/8 để phản bác những tuyên bố này của phía Mỹ.
    Ông Trương được dẫn lời nói với ông Wang rằng: “Phát ngôn (của phía Mỹ) hoàn toàn không tôn trọng sự thật, làm phải trái lẫn lộn và gửi đi một thông điệp sai lầm nghiêm trọng.”
    “Điều này không có lợi đối với nỗ lực của các bên liên quan để duy trì hòa bình và ổn định ở Nam Hải cũng như rộng hơn là cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” ông nói.
    “Trung Quốc bày tỏ sự bất bình mạnh mẽ và kiên quyết phản đối. Chúng tôi yêu cầu Mỹ sửa sai ngay lập tức và hãy thành thật tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và hành động nhiều hơn để thật sự đóng góp vào ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” ông nói thêm.
    "Phát ngôn (của phía Mỹ) hoàn toàn không tôn trọng sự thật, làm phải trái lẫn lộn và gửi đi một thông điệp sai lầm nghiêm trọng. "
    Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc là Trương Côn Thịnh

    Động thái triệu sứ giả Mỹ của Bắc Kinh diễn ra ngay sau khi Bộ Ngoại giao của họ đã lên tiếng phản đối. Điều này cho thấy sự quả quyết của Bắc Kinh trong các vấn đề liên quan đến ‘thành phố Tam Sa’.
    Trước đó, người phát ngôn ngoại giao của Trung Quốc là Tần Cương đã nhắc lại rằng Bắc Kinh có ‘chủ quyền không thể tranh cãi ở Nam Hải’ và rằng ‘việc thành lập thành phố Tam Sa là một sự điều chỉnh cần thiết cấu trúc hành chính hiện có của phía Trung Quốc và hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc’.
    Ông Tần cáo buộc Mỹ đã đứng về một phía trong tranh chấp với lý do là Washington đã không hề phê phán nước ‘đã cho chiến hạm hăm dọa tàu cá của Trung Quốc’ cũng như nước ‘đã đánh dấu các lô dầu khí trên biển’.
    “Tại sao Mỹ lại nhắm mắt làm ngơ trước việc một số nước đã mở thầu một số lô dầu khí và ra những đạo luật nhằm chiếm đoạt một cách phi pháp biển đảo của Trung Quốc?,” ông Tần nói trong một phát ngôn ám chỉ Hà Nội.
    “Tại sao Mỹ lại né tránh việc một số nước cho chiến hạm đe dọa ngư dân Trung Quốc cũng như những tuyên bố chủ quyền không thể biện minh của họ đối với đảo của Trung Quốc,” ông nói thêm, ám chỉ Manila.

    Nghị quyết Thượng viện

    Cách nay hai tuần, Bắc Kinh đã thành lập ‘thành phố Tam Sa’ đóng trên một hòn đảo cách đảo Hải Nam cực nam của họ 350 cây số về phía nam. Mục tiêu của Bắc Kinh là ‘Tam Sa’ sẽ quản lý một vùng biển rộng đến hàng trăm ngàn cây số vuông nơi được ước đoán giàu có về trữ lượng dầu mỏ mà họ muốn tăng cường kiểm soát trong khi các quốc gia lân cận như Việt Nam và Philippines đều tuyên bố chủ quyền.
    "Tại sao Mỹ lại nhắm mắt làm ngơ trước việc một số nước đã mở thầu một số lô dầu khí và ra những đạo luật nhằm chiếm đoạt một cách phi pháp biển đảo của Trung Quốc?"
    Người phát ngôn ngoại giao của Trung Quốc Tần Cương

    Manila đã mô tả động thái này của Bắc Kinh là ‘không chấp nhận được’ trong khi Hà Nội thì lên án ‘thành phố Tam Sa’ là ‘vi phạm luật pháp quốc tế’.
    Hôm thứ Năm ngày 2/8, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn một nghị quyết ‘mạnh mẽ kêu gọi’ tất cả các nước trong khu vực ‘hãy kiềm chế’ và đừng cho dân cư trú lâu dài tại các nơi ở Biển Đông cho đến khi đạt được một bộ quy tắc ứng xử.
    Nghị quyết này được sự bảo trợ của các nghị sỹ của cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Theo đó, Hoa Kỳ cam kết ‘giúp đỡ các quốc gia đông nam Á trở nên luôn mạnh mẽ và độc lập

  2. #62
    GPD.
    Khách

    Báo chí TQ yêu cầu Mỹ ‘câm mồm’

    Truyền thông nhà nước của Trung Quốc hôm thứ Hai ngày 6/8 đã lên án Mỹ rất mạnh mẽ xung quanh các tuyên bố của nước này chỉ trích các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.
    Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã yêu cầu Washington ‘câm mồm lại’ và kết tội Mỹ là ‘thổi bùng ngọn lửa’ chia rẽ trong khu vực.

    Ngay trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập phó đại diện ngoại giao của Mỹ ở Bắc Kinh để bày tỏ phản đối trong khi người phát ngôn của bộ này là Tần Cương cũng lên án Mỹ là ‘không phân biệt phải trái’ khi bình luận về ‘thành phố Tam Sa’ của Trung Quốc.

    Phía Mỹ cho rằng việc Bắc Kinh thành lập ‘thành phố Tam Sa’ trên vùng biển đảo có tranh chấp với các nước láng giềng và cho quần đồn trú ở đây là ‘đi ngược lại các nỗ lực ngoại giao’ và ‘làm leo thang căng thẳng’.
    “Chúng ta hoàn toàn có quyền mắng vào mặt Mỹ: ‘Câm mồm’,” một bài xã luận trên ấn bản hải ngoại của tờ Nhân dân nhật báo viết hôm thứ Hai ngày 6/8.
    “Làm sao có thể tha thứ cho hành động của nước khác can thiệp vào những vấn đề thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc?” bài xã luận bày tỏ.
    "Chúng ta hoàn toàn có quyền mắng vào mặt Mỹ: ‘Câm mồm’."
    Nhân dân nhật báo

    “Tuyên bố của phía Mỹ đã làm lẫn lộn phải trái, đánh lừa dư luận, gửi thông điệp sai lầm và cần phải được nghiêm khắc phản bác.”
    ‘Lợi ích cốt lõi’

    Trong khi đó, ấn bản nội địa của nhật báo này cũng thể hiện giọng điệu gay gắt tương tự với Mỹ và cáo buộc Washington tìm cách gây chia rẽ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
    “Thổi lửa và gây chia rẽ, cố ý gây ra sự thù địch với Trung Quốc, vốn không phải là trò gì mới (của Mỹ),” ấn bản tiếng Hoa của báo này viết.
    “Nhưng gần đây Washington lại rất sốt sắng chơi trò này,” bài xã luận nói thêm.
    Sự tức giận của Bắc Kinh cho thấy nguy cơ căng thẳng trên Biển Đông có thể leo thang thành tranh cãi ngoại giao ở phạm vi rộng lớn hơn.
    "Thổi lửa và gây chia rẽ, cố ý gây ra sự thù địch với Trung Quốc, vốn không phải là trò gì mới (của Mỹ)."
    Nhân dân nhật báo

    Theo bài xã luận này thì Mỹ ‘đáng bị người ngoài đường nguyền rủa’ và mô tả tuyên bố của nước này là ‘kiếm chuyện một cách trắ́ng trợn’.
    Nhân dân nhật báo cho rằng lời chỉ trích của Mỹ về ‘Tam Sa’ là ‘thể hiện sự khinh thường nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác’.
    Hồi tuần trước, Nhân dân nhật báo đã từng lên tiếng rằng ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc đang bị đe dọa với các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
    Cách dùng từ như thế cho thấy Trung Quốc xem lợi ích tại Biển Đông tương đương với tuyên bố ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ ở Tân Cương và Tây Tạng và họ sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ các ‘lợi ích cốt lõi’ này.

    Nguồn

  3. #63
    GPD.
    Khách

    Liệu chiến tranh Mỹ-Trung có xảy ra?

    Liệu chiến tranh Mỹ-Trung có xảy ra?

    Cập nhật: 09:31 GMT - chủ nhật, 8 tháng 1, 2012

    Tổng thống Obama sẽ sắp xếp lại sự hiện diện của quân đội Mỹ trên thế giới để đối phó với Trung Quốc


    Sự điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ đã khiến một số người đặt vấn đề xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ không tránh khỏi. Phóng viên BBC thường trú tại Bắc Kinh Damian Grammaticas có bài phân tích. BBC Việt ngữ trân trọng giới thiệu.
    Liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có dẫn đến xung đột với Hoa Kỳ? Liệu Bắc Kinh sẽ có chiến tranh với siêu cường toàn cầu không phải bàn cãi ngày nay?

    Các câu hỏi này không được đưa ra trực tiếp trong bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ. Tuy nhiên, dù không nói ra, nó vẫn hiện diện trong đó, vẫn nằm xuyên suốt trong tài liệu được cho là sẽ định hình tư duy quân sự mới của Mỹ trong thế kỷ 21.
    Cốt lõi chiến lược

    Nếu đọc văn bản này chúng ta sẽ thấy rõ thách thức đến từ một nước Trung Quốc trỗi dậy nằm ngay ở cốt lõi của chiến lược quân sự mới của Mỹ.
    Văn bản này đã cẩn thận khi viết rằng Trung Quốc sẽ không là kẻ thù nhưng cũng nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ sắp xếp lại lực lượng quân sự để kiềm chế Trung Quốc, và, trong trường hợp cần thiết, để đối đầu với nước này.
    "Sự lớn ṃanh của sức mạnh quân sự Trung Quốc cần phải được đi kèm với tính minh bạch hơn về những dự định chiến lược của nước này để tránh gây ra va chạm trong khu vực."
    Báo cáo điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ

    Được Tổng thống Barack Obama loan báo tại Lầu Năm Góc, bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng này nêu mục tiêu rõ ràng bằng giấy trắng mực đen: định hình lại quân đội Mỹ để có thể ‘giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu và duy trì ưu thế quân sự của Mỹ’.
    Chắc chắn cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều không sẵn sàng chấp nhận quan điểm rằng về lâu dài Mỹ tất yếu sẽ suy yếu trong khi Trung Quốc chắc chắn sẽ vươn lên tương ứng.
    Mỹ muốn mình vẫn là số một, và chiến lược quốc phòng mới này là nhằm để đạt được mục đích đó.
    Ngay trong câu đầu tiên trong lời tựa, Tổng thống Obama nói: ‘đất nước chúng ta đang ở thời điểm chuyển giao’ và trong văn bản cũng có câu ‘chúng ta đang đối mặt với một bước ngoặt’.
    Bản điều chỉnh nêu ra hai nhân tố định hình quá trình chuyển giao này, một bên trong và một bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.
    Ở trong nước đó là sức ép ngân sách ngày một tăng đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí quân sự. Còn bên ngoài, đó là nhận thức rằng sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc đang thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á.
    Chiến lược quân sự mới này, Mỹ cho biết, khuyến khích ‘sự trỗi dậy hòa bình của các cường quốc mới.” Điều này có nghĩa là Mỹ chào đón sự vươn lên của Trung Quốc như đã được nói đi nói lại nhiều lần trước đây.
    Còn về việc Trung Quốc trỗi dậy có ý nghĩa như thế nào đối với Mỹ, chiến lược mới đề cập thẳng thắn: “Về lâu dài, sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc khu vực sẽ có khả năng tác động đến kinh tế Mỹ và an ninh của chúng tra bằng nhiều cách khác nhau”.
    Xin lưu ý cách mà Trung Quốc được mô tả là một ‘cường quốc khu vực’ đang nổi. Lầu Năm Góc không sẵn sàng gán cho Trung Quốc vị thế cường quốc toàn cầu hay siêu cường, hay thậm chí là một siêu cường mới nổi. Điều này thể hiện thực tế rằng quân đội Trung Quốc còn lâu mới mang tính toàn cầu.
    Thiếu lòng tin

    Hoa Kỳ quan ngại trước những dự định không minh bạch của Trung Quốc trong việc gia tăng sức mạnh quân sự


    Tuy nhiên ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc hiện giờ đã trải rộng trên khắp thế giới. Hoa Kỳ và Trung Quốc bị ràng buộc bởi những lợi ích riêng có tác động lẫn nhau. Bản điều chỉnh cũng chỉ rõ ra rằng hai nước đang thật sự thiếu lòng tin.
    “Hai nước chúng ta đều dựa rất nhiều vào hòa bình và ổn định ở Đông Á và có lợi ích trong việc xây dựng mối quan hệ song phương mang tính hợp tác. Tuy nhiên, sự lớn ṃanh của sức mạnh quân sự Trung Quốc cần phải được đi kèm với tính minh bạch hơn về những dự định chiến lược của nước này để tránh gây ra va chạm trong khu vực,” bản điều chỉnh viết.
    Nước Mỹ vẫn đang thận trọng bảo vệ ván cờ của mình khu vực. Hồi năm ngoái, chính quyền Obama đã đưa ra trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình và hướng sự quan tâm đến khu vực Thái Bình Dương. Sự thay đổi chiến lược đó được thể hiện rõ ràng trong học thuyết quân sự mới của nước này.
    “Vì sự cần thiết, chúng tôi sẽ tái cân bằng lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” Hoa Kỳ đã nhiều lần phát biểu như thế.
    Giờ đây Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ làm việc trên nhiều mặt trận để kiềm chế sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc.
    Có sự quan ngại rõ ràng về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển những loại vũ khí sẽ làm cho quân đội Mỹ khó mà hoạt động ở một số nơi ở Đông Á.
    Trung Quốc đang đầu tư vào các loại vũ khí ‘chống tiếp cận’ và ‘không cho hoạt động’ chẳng hạn như cái mà họ gọi là tên lửa ‘diệt tàu sân bay’ có thể đánh chìm các tàu sân bay của Mỹ trên biển. Họ cũng đang đổ nhiều tiền của để xây dựng tàu ngầm và các máy bay chiến đấu tàng hình.
    Tất cả những thứ này có thể đẩy hạm đội hàng không mẫu hạm của Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc và hạn chế khả năng của Mỹ trong việc kiểm soát các tuyến hàng hải thương mại quan trọng ở Biển Đông hoặc bảo vệ Đài Loan trong trường hợp họ bị Trung Quốc tấn công.
    Bản điều chỉnh cho biết ‘các quốc gia như Trung Quốc và Iran sẽ tiếp tục theo đuổi các phương tiện không tương xứng để chống lại năng lực thực thi sức mạnh của chúng ta’.
    Tuy nhiên nó cũng hứa hẹn rằng ‘Mỹ phải duy trì năng lực thực thi sức mạnh tại những khu vực mà khả năng tiếp cận và sự tự do hoạt động của chúng ta bị thách thức.”
    Củng cố đồng minh

    Hoa Kỳ sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự của mình ở những nước xung quanh Trung Quốc


    “Việc duy trì hòa bình, ổn định, thương mại thông suốt và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực năng động này tùy thuộc một phần vào sự cân bằng tiềm tàng của sự hiện diện và năng lực quân sự,” bản báo cáo viết.
    Do đó Hoa Kỳ vẫn muốn ưu thế quân sự của họ đối với Trung Quốc vẫn được giữ nguyên. Điều này dẫn đến leo thang chạy đua vũ trang khi Mỹ có những động thái để vô hiệu hóa những tiến bộ quân sự của Trung Quốc.
    Có thể Lầu Năm Góc sẽ làm giống như chiến lược của chính Trung Quốc là đầu tư vào những loại vũ khí tương tự. Họ sẽ tập trung vào phát triển năng lực hải quân và không quân và vào những vũ khí tiên tiến chẳng hạn như các máy bay tàng hình tinh vi hơn nữa, các loại tên lửa và máy bay không người lái bên cạnh chiến tranh mạng và năng lực chiến tranh vũ trụ.
    Củng cố hệ thống đồng minh xung quanh Trung Quốc là một cột trụ khác trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ: “Chúng tôi sẽ nhấn mạnh những mối quan hệ đồng minh hiện tại vốn là nền tảng quan trọng cho an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ mở rộng các mạng lưới hợp tác với các đối tác mới nổi trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”
    Hoa Kỳ đã có quan hệ quân sự chặt chẽ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines và Úc và đang xây dựng quan hệ với Việt Nam, Indonesia cũng như đang đầu tư vào mối quan hệ đối tác chiến lược dài hạn với Ấn Độ.
    Tất cả những điều này cho thấy một thông điệp hết sức mạnh mẽ về việc kiềm chế Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ chống lại bất cứ kẻ nào thách thức sự thống trị của họ. Họ sẽ xây dựng mối quan hệ cốt lõi với các nước láng giềng của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của mình ở Đông Á.
    "Trung Quốc phải làm cho Mỹ nhận thấy rằng sự trỗi dậy của chúng ta là không thể ngăn chặn và tốt nhất là Mỹ nên thể hiện tình hữu nghị đối với Trung Quốc."
    Hoàn cầu thời báo

    Quay lại câu hỏi đã đặt ra lúc đầu: liệu một ngày nào đó sẽ xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc?
    Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào với chiến lược quân sự mới của Mỹ. Liệu nước này có tìm cách khẳng định sức mạnh của mình ở Đông Á? Liệu điều này có gây ra va chạm với các nước xung quanh?
    Câu trả lời sớm cho chính sách quân sự mới của Mỹ đến từ tờ Hoàn cầu thời báo, vốn có giọng điệu dân tộc chủ nghĩa.
    Tờ báo này nói rằng ‘Trung Quốc cần tăng cường khả năng tấn công ở khoảng cách xa và tìm thêm nhiều phương cách đe dọa lãnh thổ Mỹ để dần dần đẩy lùi chiến tuyến của ‘ván cờ’ chúng ta chơi với Mỹ’.
    “Trung Quốc phải làm cho Mỹ nhận thấy rằng sự trỗi dậy của chúng ta là không thể ngăn chặn và tốt nhất là Mỹ nên thể hiện tình hữu nghị đối với Trung Quốc.”

  4. #64
    GPD.
    Khách

    Is US-China collision inevitable?

    As part of a new resolve to play a more assertive role, the US has reinforced and strengthened its strategic ties with Vietnam, the Philippines, India, Australia and Japan.

    It is pertinent to remember that wars have often been caused by miscalculation rather than deliberation. And this is even more so when an emerging power is staking its claims impinging on the existing superpower’s perceived interests and/or seen to be threatening its regional allies. This is how the two World Wars started.


    Even as Iran has come centre-stage of another likely military conflict in the Middle East with the US and its western allies determined to force it to forgo its nuclear programme, the Asia-Pacific region is emerging as another potential trouble spot pitting China against the US. With the US now disengaged from Iraq, and in the process of military withdrawal from Afghanistan by 2014, it has dawned on Washington that China has strengthened its role in the Asia-Pacific and is slowly, but steadily, working to push it out of the region. China regards the Asia-Pacific as its strategic space and the US as an external power. The US has decided to hit back by declaring that it is not going anywhere and, indeed, will beef up its military presence in the region. Straddling both the Pacific and the Atlantic Oceans, the US considers itself a legitimate Pacific country.

    US-China relations have never been easy. They are likely to become even more complicated after the recent announcement of a US defence review that prioritises the Asia-Pacific region. Even though the review seeks to make sizeable cuts of about $500 billion in the US’s defence budget over the next 10 years, it would not be at the cost of its engagement with the Asia-Pacific region. Indeed, as President Obama told reporters, “We will be strengthening our presence in the Asia-Pacific...”

    Washington’s decision to make the Asia-Pacific a priority strategic area was presaged during Obama’s recent visit to Australia. He hit out at China on a wide range of issues, while announcing an enhanced US role, including the use of Australian bases/facilities for an effective military presence. He urged China to act like a “grown up” and play by the rules. Elaborating on this in an address to the Australian parliament, he said, “We need growth that is fair, where every nation plays by the rules; where workers’ rights are respected and our businesses can compete on a level playing field; where the intellectual property and new technologies that fuel innovation are protected; and where currencies are market-driven, so no nation has an unfair advantage.”

    This catalogue of US economic grievances against China has been the subject of intermittent discussions between the two countries without any satisfactory results. On the question of human rights and freedoms in China, Obama said, “Prosperity without freedom is just another form of poverty.”

    The US is upping the ante in its relations with China, with Asia-Pacific centre-stage. It does not accept China’s sovereignty claims in the South China Sea and its island chains. This has caused naval incidents with Vietnam, the Philippines, and with Japan in the East China Sea, and a close naval skirmish or two with the US. As part of a new resolve to play a more assertive role, the US has reinforced and strengthened its strategic ties with Vietnam, the Philippines, India, Australia and Japan.

    In announcing cuts to the defence budget over the next decade, President Obama seemed keen to dispel the notion that this would make the US a lesser military power. He said, “The world must know — the US is going to maintain our military superiority with armed forces that are agile, flexible and ready for the full range of contingencies and threats.”

    The US’s continued military superiority has a catch though, which is that the US will be adjusting its long-standing doctrine of being able to wage two wars simultaneously. Defence Secretary Leon Panetta maintains that the US military would still be able to confront more than one threat at a time by being more flexible and adaptable than in the past.

    Be that as it may, the increased focus on Asia-Pacific has upset China. Its hope of making the region into its own strategic backyard, with the US distracted in the Middle East and its economy in the doldrums, might not be that easy with the new US strategic doctrine prioritising Asia-Pacific. Not surprisingly, the Chinese media has not reacted kindly to it. According to the Chinese news agency Xinhua, “...the US should abstain from flexing its muscles, as this will not help solve regional disputes.” It added, “If the US indiscreetly applies militarism in the region, it will be like a bull in a china shop [literally and figuratively], and endanger peace instead of enhancing regional stability.”

    The Global Times called on the Chinese government to develop more long-range strike weapons to deter the US Navy.

    Australia, the US’s closet regional ally, fears that China’s rising economic and military power has the potential of destabilising the region. Foreign Minister Kevin Rudd hopes though (as he told the Asia Society in New York) that there was “nothing inevitable” about a future war between the US and China, emphasising the need to craft a regional architecture that recognised the coexistence of both countries, and the acceptance of US alliances in the region. He also saw hope (as a counterpoint to China) in the “collective economic might of Japan, India, Korea, Indonesia and Australia,” which means that, hopefully, China’s perceived threat might be balanced and contained with the US’s enhanced commitment to the region, and the rising clout of a cluster of regional countries.

    There are any number of issues that could become a flashpoint for future conflict, like Taiwan, Korea, the South China Sea and its islands, the maritime dispute with Japan and so on. With China determined to uphold its ‘core’ national interests, and the US and others equally committed to, for instance, freedom of navigation through the South China Sea, it only needs a spark to ignite a prairie fire.

    As it is, neither China nor the US wants military conflict between their two countries. China’s official position was expounded the other day in Beijing by its Vice-President Xi Jinping, who is also the country’s president-in-waiting. Xi, who is expected to visit the US next month, hoped that “the US can view China’s strategic intentions...in a sensible and objective way, and be committed to develop a cooperative partnership”. And he emphasised that: “Ultimate caution should be given to major and sensitive issues that concern each country’s core interests to avoid any distraction and setbacks in China-US relations.”

    The problem, though, is that when it comes to ‘core interests’, objectivity is generally the first casualty. For instance, the US complains that China’s strategic doctrine, if there is one, lacks transparency. The double-digit growth in China’s defence budget, as viewed in Washington, is way beyond its defensive needs. On the other hand, the US has the largest defence budget of any country in the world. It is pertinent to remember that wars have often been caused by miscalculation rather than deliberation. And this is even more so when an emerging power is staking its claims impinging on the existing superpower’s perceived interests and/or seen to be threatening its regional allies. This is how the two World Wars started.

    One can only hope that China and the US will carve out a new peaceful way of coexistence and cooperation, though the past experience in such situations is not very encouraging. Indeed, it points to the inevitability of a potential military conflict sooner or later.

    The writer is a senior journalist and academic based in Sydney, Australia.

    Nguồn

  5. #65
    GPD.
    Khách

    Tranh căi Mỹ - Trung về Biển Đông

    *** Làm ăn kiểu này th́ giám chắc cả Tổng thống & các think tanks của toà Bạch ốc sẽ về đuổi gà cho vợ sớm (Theo học thuyết của các chuyên da CT): trong lúc cả chệt lẫn Dzịt đều nằm trong tay ḿnh mà các cụ nhà ta cứ hùng hục bày binh bố trận nhằm thay đổi cán cân quân sự... rất chi là tốn kém. Làm chi vây??? ***

    Việt-Long, RFA


    2012-08-09

    Trung Quốc và Hoa Kỳ đấu khẩu dữ dội v́ vấn đề biển Đông. Hoa Kỳ lên án bên kia hành động quá đáng, Trung Quốc phản bác rằng Hoa Kỳ lẫn lộn phải trái, can thiệp vào cuộc tranh chấp một cách không công bằng. Việt Nam được ǵ hay mất ǵ trong cuộc đụng đầu ấy?
    parsons.com photo
    Guam: căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ ở Đông Á


    “Lẽ phải”: Trung Quốc bị ức hiếp!

    Bộ ngoại giao Trung Quốc triệu phó đại sứ Hoa Kỳ Robert Wang tại Bắc Kinh đến bộ hôm thứ hai để gọi là có những điều tŕnh bày nghiêm trọng.
    Lư do là hôm thứ năm Thượng Viện Mỹ thông qua nghị quyết về biển Đông, trong đó có đề cập đến việc thành lập thành phố Tam Sa. Thứ sáu, bộ ngoại giao Mỹ ra thông cáo gần như để thi hành nghị quyết đó, nói đại ư rằng việc Trung Quốc thiết lập đơn vị quân sự đồn trú ở Hoàng Sa đă đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao để giải quyết mâu thuẫn, và gây nguy cơ gia tăng mối căng thẳng trong khu vực.
    Tại bộ ngoại giao ở Bắc Kinh, phụ tá bộ trưởng ngoại giao Trương Côn Sanh nặng lời tuyên bố rằng Hoa Kỳ đă bất chấp thực tế, lẫn lộn phải trái, và đă gửi đi một tín hiệu sai lạc mà không giúp ǵ cho những nỗ lực của các bên liên quan để duy tŕ hoà b́nh và ổn định ở biển Nam Trung hoa cũng như châu Á Thái B́nh Dương.
    Nguyên do sự “nhạy cảm”

    Lời lẽ tỏ ra Trung Quốc phẫn nộ và nhạy cảm trước vấn đề biển Đông, nhưng có ư kiến cho đó cũng chỉ là một phản ứng ngoại giao thông thường, khi mà Bắc Kinh đă nhất quyết chiếm hữu biển Đông, gần nhất là quần đảo Hoàng Sa, bằng những hành động cho cái gọi là thành phố địa khu Tam Sa.
    Phụ tá họ Trương c̣n nói Trung Quốc rất bất măn và phản đối mạnh mẽ ư kiến của Hoa Kỳ, kêu gọi phía Mỹ lập tức sửa sai và thực tâm tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Trung Quốc vân vân và vân vân … Đó cũng chỉ là những lời lẽ tuyên truyền thông thường để cường điệu hoá cái gọi là chủ quyền trên toàn bộ biển Đông.

    Trự sở HĐND thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa- Screen capture

    Tiếp diễn thêm nữa, thái độ của Trung Quốc tỏ ra gay gắt hơn là những phản ứng ngoại giao thông thường, khi phát ngôn viên Tần Cương của bộ ngoại giao Trung Quốc ngày hôm sau phụ hoạ bằng một thông cáo khác, nhắc lại rằng Trung Quốc có chủ quyền tuyệt đối ở biển Đông cùng những hải đảo trong đó, hoàn toàn có quyền chính thức thiết lập một thành phố để quản lư khu vực ấy. Họ Tần phát biểu là tại sao Hoa Kỳ “tự bịt mắt” trước thực tế là một số quốc gia đă mở những lô dầu khí trong lănh hải Trung Quốc và ban hành “những đạo luật bất hợp pháp” về lănh hải đó, trong khi người Mỹ tránh nói tới những sự “đe doạ của các tàu chiến” đối với ngư dân Trung Quốc cùng những sự “xác định chủ quyền sai trái” trên các hải đảo của Bắc Kinh.
    Đó là chưa kể sự phụ hoạ của báo Nhân dân ấn bản tiếng ngoại quốc, tỏ ra thô bạo chưa từng thấy trong bối cảnh quan hệ ngoại giao Mỹ-Hoa hiện nay. Tờ báo đă viết là Hoa Kỳ nên “câm miệng” đi th́ hơn… Chưa hết, tờ China Daily c̣n lặp lại từng chữ những lời lẽ của phát ngôn viên Tần Cương.
    Bản lĩnh ngoại giao

    Một cách khách quan, sự gay gắt đó cũng là những phản ứng tất yếu của Trung Quốc, kể cả lời lẽ của báo Nhân dân, v́ đó chỉ là cái loa của Bắc Kinh.
    Khi Bắc Kinh đă đ̣i chủ quyền sai trái trên 80% lănh hải biển Đông th́ tất yếu phải mạnh mẽ khẳng định sự ngang ngược sai trái đó là lẽ phải, Nh́n trên b́nh diện ngoại giao quốc tế, gọi đó là phản ứng thông thường cũng là điều thuận lư.
    Tuy nhiên người ta lưu ư tới sự im lặng của bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Phải chăng đó cũng là phản ứng thông thường của một quốc gia có bản lănh già dặn về ngoại giao như nước Mỹ?
    Trên trường ngoại giao, người ta thấy Hoa Kỳ không bao giờ tỏ hành động giống như “đôi co” với các nước có lập trường đối nghịch, mà chưa gọi là “thù địch”. Đó là sự già dặn về bản lĩnh. Hơn nữa, Hoa Kỳ đă bày tỏ lập trường qua nghị quyết của Thượng Viện cũng như thông cáo của bộ ngoại giao ở Washington, nên không cần thiết phải”đôi co” với miệng lưỡi hàm hồ của Bắc Kinh.
    Washington có thể sẽ có thái độ hay hành động đối với cách hành xử đó khi có dịp, hoặc khi Mỹ tạo ra dịp để có hành động, trong khi tỏ ra giữ vững lập trường đă tuyên bố.
    Mục tiêu đương đầu: Trung Quốc

    Thêm vào đó, sau bản nghị quyết của Thượng Viện, Hạ viện Hoa Kỳ đă tổ chức điều trần về quân sự liên quan đến châu Á Thái B́nh Dương. Những chi tiết của

    Soái hạm Blue Ridge của hạm đội 7, đến Việt Nam huấn luyện- navymil photo

    cuộc điều trần này cũng có thể là nguyên do thái độ bực tức ra mặt của Trung Quốc, v́ sự kiện đă đổ thêm dầu vào lửa sau khi Việt Nam ban hành luật biển. Trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Chỉnh Bị thuộc Uỷ ban quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ, đại diện bộ quốc pḥng Mỹ nói là sẽ xem xét đề nghị “rất hay” của một Viện nghiên cứu của Mỹ, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược CISS. Viện CISS thực hiện đơn đặt hàng của bộ quốc pḥng, thảo hoạch một kế hoạch quân sự cho Hoa Kỳ để thực hiện chiến lược xoay trục chiến lược sang châu Á Thái B́nh Dương. Kế hoạch đề nghị Hoa Kỳ tăng cường vơ trang cho căn cứ chiến lược Guam ở cửa ngơ vào Đông Á, tức là cửa ngơ vào biển Nhật Bản và biển Đông, mà gần nhất là hải phận Philippines rồi đến Việt Nam.
    Trung tâm CISS muốn Hoa Kỳ tăng cường cho Guam ít nhất là một tàu ngầm tấn công, tất nhiên là loại tối tân nhất của Mỹ, hoặc là phối trí hẳn một phi đội pháo đài bay B-52 đóng thường trực ở đó, thay v́ ba phi đội từ Bắc Mỹ thay phiên nhau bay tới Guam để trực chiến như hiện nay. Đó là cả một sự phối trí lực lượng không kém h́nh thái chuẩn bị một cuộc chiến tranh hạn chế.
    Ư kiến này được nêu ra sau khi diễn ra những vụ tranh chấp lănh hải gay gắt giữa Nhật, Việt Nam, và Philippines với Trung Quốc, gay gắt đến mức Thủ tướng Nhật tuyên bố không loại trừ giải pháp quân sự để giành chủ quyền những quần đảo tranh chấp với Trung Quốc.
    Nghị quyết S.Res.524 của Thượng Viện, thông cáo của bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng như cuộc điều trần tại Hạ viện rơ ràng là để nhấn mạnh lập trường cương quyết của Hoa Kỳ về chủ quyền biển Đông cũng như nhắc lại chiến lược xoay trục quân sự-kinh tế-chính trị sang châu Á Thái B́nh Dương để nhắm vào Trung Quốc. Sau đó Việt Nam đă phổ biến thêm một số tài liệu và lập trường về chủ quyền biển Đông.
    Giữa lúc Trung Quốc hung hăng phản ứng với việc Việt Nam ra luật biển đồng thời có những hành động gần như hăm doạ nước láng giềng "16 chữ vàng", th́ Hoa Kỳ đă phản ứng nhanh chóng bằng một loạt hành động chính trị. Đó là lư do xảy ra trận đấu khẩu vừa rồi như một điều tất yếu khi hai nước có quan điểm và quyền lợi xung khắc về biển Đông.

    Hai bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ và Việt Nam, tháng 6, 2012- Screen capture

    Việt Nam? - Chưa hiểu được

    Trong việc này rơ ràng Việt Nam được Hoa Kỳ tỏ thái độ bênh vực rơ rệt, không khác nào hành động đưa tàu ngầm nguyên tử đến Manila giữa lúc hải quân Philippines đối đầu với tàu hải giám Trung Quốc ở Scarborough.
    Chẳng phải đến nay, mà trước đây trong năm giới lănh đạo nước Mỹ đă có nhiều hành động liên tiếp, cho thấy sẵn ḷng ủng hộ Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông, nhưng với một số điều kiện ràng buộc về nhân quyền và thái độ chính trị đối với người dân Việt.
    Và hành động đáp ứng của Hà Nội là tiếp tục khống chế biểu t́nh chống Trung Quốc, tiếp tục đàn áp sự tụ họp tôn giáo có mục đích nhân đạo và sự phát biểu ư kiến trên mạng, tiếp tục kết án nặng những người nói lên lời chỉ trích chế độ, yêu cầu dân chủ.
    Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn c̣n lưỡng lự giữa hai con đường: v́ quyền lợi quốc gia dân tộc hay v́ quyền lợi thống trị độc tôn của đảng.

  6. #66
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828

    C̣n khuya...!

    Những cái post phía trên dài quá tui làm biếng không có đọc hết !
    Nhưng qua câu hỏi :Liệu chiến tranh Trung__Mỹ có thể xảy ra ?
    Theo ngu ư trả lời ngay là :C̣n khuya!

    Lư do tôi dựa vào để nói ...đại như vậy ,v́ :Ngay thằng Iran nguy hiểm và theo sự thúc dục của Do Thái cùng với đám quyền lực Do Thái tại Mỹ nữa ; mà Mỹ c̣n chưa nhúc nhích !

    Sá ǵ chuyện xa vời !Tàu và Mỹ chả dại ǵ mà choảng nhau ! Có lợi cho ai ?? Chả nhẽ v́ anh vừa lật lọng, vừa không phải là đồng minh VC mà đánh nhau à . C̣n "phia "!

  7. #67
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Tôi th́ nghĩ khác với BB, chiến tranh phải có
    Chiến tranh Trung-Mỹ th́ không mà là qua 1 tay đàn em của Mỹ th́ có, mà đàn em đó là ai th́ là vấn đề

  8. #68
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    Tàu và Mỹ sẽ không bao giờ đánh nhau. Hai phe đang điều đ́nh chia nhau quyền lợi biển Đông. BQVC cũng muốn Mỹ và Tàu chia chác cho chúng 1 ít. Ba phe đều vui vẻ chỉ có dân VN là bị thiệt hại nhất nhưng v́ BQVC dạy dỗ họ tốt quá thành ra tuy cực khổ họ vẫn cam chịu. Cuối cùng không có chiến tranh ai khổ th́ vẫn khổ và vấn đề biển Đông được giải quyết êm thắm.

  9. #69
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828
    Quote Originally Posted by pheng View Post
    Tôi th́ nghĩ khác với BB, chiến tranh phải có
    Chiến tranh Trung-Mỹ th́ không mà là qua 1 tay đàn em của Mỹ th́ có, mà đàn em đó là ai th́ là vấn đề

    Như vậy theo ư của pheng th́ vẫn không có choảng nhau giửa 2 anh to đầu ,mà có thể xảy ra với một đàn em nào đó của Mỹ với Tàu .

    Ở đây chỉ có đàn em Phi th́ Mỹ buộc ḷng phải ra tay v́ đă có kư kết với nhau ! Tàu biết điều đó ,nên không dại ǵ làm càn !Mà Mỹ th́ cũng biết cầm cương Phi nữa ,nên coi như Phi Tàu không choảng nhau !

    Chỉ c̣n lại VN .Mà Tàu cứ gặm nhắm từ từ cũng được rồi ,đừng làm ǵ quá đáng đến tức nước vở bờ th́ bọn VC chỉ lải nhải mấy câu nhàm chán bấy lâu thôi ,chứ có thể thông qua hết !
    Bởi vậy tôi mong có chiến tranh xảy ra trên biển Đông ,một lần cho rơ trắng đen .Dù thắng bại ǵ th́ lúc bấy giờ có thể đem sự việc ra Quốc Tế can thiệp và phân xử chăng .

    ***Cái bọn Cộng sợ dân biểu t́nh không phải là ngại Tàu phiền ḷng đâu .Mà trong thâm tâm VC sợ những cuộc biểu t́nh ấy càng ngày như vết dầu loang đưa đến lật đổ chế độ của chúng thôi ; như bên Trung Đông cũng khởi phát từ biểu t́nh đó .....!

  10. #70
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Đánh Sớm Th́ Đở Mệt Về Sau

    Cũng như World War II. Thậm tḥ thậm thụt măi th́ rồi cuối cùng cũng phải đánh. Vậy th́ tại sao không đánh ngay có phải đở hơn nhiều không. Con đường ở Biển Đông mà bị tắt th́ nhiều anh chết lắm !!!

    Trung Quốc đưa tàu sân bay ra biển Đông trực chiến
    (10:46 10/08/2012) Hải quân Trung Quốc sẽ đưa vào trực chiến tàu sân bay đầu tiên của nước này vào ngày 1/10 tới. Với hành động trên, Trung Quốc tiến gần hơn tới việc thâu tóm quyền khống chế trên biển Đông.


    Hăng Thông tấn Nga ITAR-TASS ngày 9/8 đưa tin Hải quân Trung Quốc sẽ đưa vào trực chiến tàu sân bay đầu tiên nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc (1/10). Tàu sân bay Varyag có chiều dài 304,5m và chiều rộng 37m với trọng lượng choán nước 58.500 tấn. Chuyên gia quân sự Trung Quốc ca ngợi con tàu có khả năng chiến đấu cao, đem lại sự tự tin trong quá tŕnh tác chiến nếu được huy động.


    Ngoài việc đưa vào trực chiến con tàu trên, Trung Quốc cũng dự định tự đóng thêm ít nhất 3 tàu sân bay cùng loại với tàu Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga nhằm mục đích "bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển của Trung Quốc" và hướng tới mục tiêu trở thành “một cường quốc hải quân”.


    Các tàu sân bay này sẽ được Trung Quốc khởi công trong năm nay và được biên chế vào Hạm đội Hải Nam quản lư Biển Đông, chia thành hai đội tàu chiến. Một đội sẽ làm nhiệm vụ tuần tra-tác chiến, đội c̣n lại tham gia hỗ trợ và đảm nhiệm công tác huấn luyện.


    Các chuyên gia cảnh báo đội tàu sân bay của Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa ở khu vực sau 10-20 năm nữa. Tuy nhiên, mức độ đe dọa thực sự nguy hiểm đến cỡ nào c̣n phải chờ vào "đẳng cấp" của những tàu đóng mới.

    Theo kế hoạch, vào đầu năm 2014, Hải quân Trung Quốc sẽ đón nhận chiếc tàu chiến Type 081 LHD mới nhất. Tàu Type 081 có thể mang theo 8 trực thăng trên boong cùng với 4 trực thăng và tàu đệm không khí trong nhà chứa máy bay. Tàu chiến mới của Trung Quốc có khả năng chở 1.068 lính thủy đánh bộ. Hệ thống vũ khí của tàu gồm hệ thống radar nhiều tầng, 4 tên lửa pḥng không tầm ngắn và những vũ khí chồng tàu ngầm. Tầm hoạt động của tàu tấn công đổ bộ Type 081 được ước tính là vào khoảng 13.000km, với khả năng tác chiến trên biển liên tục trong 30 ngày. Giới chuyên gia quân sự Đài Loan nhận định, tàu chiến Type 081 có thể làm thay đổi “cuộc chơi” trong bất kỳ chiến dịch tấn công đổ bộ nào vào vùng lănh thổ này cũng như các đối thủ khác của Trung Quốc ở Biển Đông.


    Trung Quốc cũng đang dốc hết sức đầu tư các nguồn lực phát triển lực lượng hạt nhân dưới nước, bao gồm xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở đảo Hải Nam. Báo Trung Quốc tuyên truyền "Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ mang đầy đủ vũ khí hạt nhân để tiến hành tuần tra răn đe chiến lược". Báo Trung Quốc dẫn thông tin trên trang mạng của Quỹ Jamestown Mỹ cho biết, những năm gần đây Trung Quốc duy tŕ chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 lớp Tấn.

    Hồi tháng 7/2012, báo giới Trung Quốc đưa tin, 27 tàu chiến của hạm đội Bắc Hải và Đông Hải sẽ diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông. Trang mạng quân sự Trung Quốc nói, việc nước này tập trận ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam là "một cách thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông". Trong ảnh là ba trong số bốn tàu khu trục lớp Sovermenny trang bị cho Hạm đội Đông Hải.




    (C̣n Tiếp)
    Last edited by Pleiku; 11-08-2012 at 02:54 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆTNAM
    By alamit in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 53
    Last Post: 09-11-2012, 05:52 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 10-09-2011, 11:47 AM
  3. thụyvi : LÀM VỢ NGƯỜI NỔI TIẾNG
    By Nguyễn thị Sàig̣n in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 12
    Last Post: 27-05-2011, 12:59 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 18-03-2011, 06:40 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 02-03-2011, 12:43 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •