Page 42 of 42 FirstFirst ... 323839404142
Results 411 to 412 of 412

Thread: Tường thuật OLYMPIC 2012 tại LONDON

  1. #411
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tường thuật OLYMPIC 2012 tại LONDON

    Tường thuật OLYMPIC 2012 tại LONDON
    Xem trận vũ cầu “đánh cuội”, xét lại tinh thần Olympics của Trung Quốc

    Lư Anh





    Sau 16 ngày thi tài đọ sức giữa các lực sĩ ưu tú trên toàn cầu, 10 giờ tối Chúa Nhật 12/08/2012 (giờ Luân Đôn), Thế vận hội Mùa hè 2012 bế mạc trong khung cảnh huy hoàng xán lạn trên một sân khấu thiết kế theo h́nh quốc kỳ Anh Quốc với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố cổ kính Luân Đôn như tháp đồng hồ Big Ben, Tháp Luân Đôn, cầu Luân Đôn... cùng nhiều chiếc xe cỡ bự trang trí bên ngoài bằng những tờ báo, giới thiệu cho mọi người biết thói quen đọc báo hằng ngày của người dân thành phố sương mù Luân Đôn. Đêm cuối cùng của Thế vận Mùa hè 2012, sân vận động Olympic lại biến thành một sân khấu khổng lồ, lung linh, huyền ảo dưới những ánh sáng rực rỡ đủ các màu sắc chứng kiến giây phút chia tay lưu luyến giữa các lực sĩ trong buổi lễ bế mạc.

    Thế vận hội 2012 Luân Đôn thành công tốt đẹp với những thành tích các lực sĩ ưu tú đă đạt được. Theo bảng tính huy chương (medal count) trên Official London 2012 website: Hoa Kỳ đứng thứ nhất với 104 huy chương (46 vàng, 29 bạc, 29 đồng); Trung Quốc thứ nh́ với 88 huy chương (38 vàng, 27 bạc, 23 đồng); Anh Quốc thứ ba với 65 huy chương (29 vàng, 17 bạc, 19 đồng); Nga thứ tư với 82 huy chương (24 vàng, 26 bạc, 32 đồng); Đại Hàn thứ năm với 28 huy chương (13 vàng, 8 bạc, 7 đồng); Đức thứ sáu với 44 huy chương (11 vàng, 19 bạc, 14 đồng); Pháp thứ bảy với 34 huy chương (11 vàng, 11 bạc, 12 đồng); Ư thứ tám với 28 huy chương (8 vàng, 9 bạc, 11 đồng); Hung Gia Lợi thứ 9 với 17 huy chương (8 vàng, 4 bạc, 5 đồng); nước cuối cùng của Top 10 là Úc Đại Lợi với 35 huy chương (7 vàng, 16 bạc, 12 đồng).

    Thế vận hội 2012 có 84 nước và khu vực giành được huy chương, 6 nước được 1 huy chương đồng xếp hạng thứ 79, 55 nước đoạt huy chương vàng, không nước nào ở Đông-Nam Á giành được vinh dự này. Bốn nước Đông-Nam Á đoạt được huy chương bạc và đồng gồm: Thái Lan thứ 57, cao nhất trong các nước Đông-Nam Á, giành được 2 huy chương bạc, 1 huy chương đồng; Indonesia và Mă Lai Á cùng xếp thứ 63 với 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng; Tân Gia Ba thứ 75 với 2 huy chương đồng. Việt Nam có 18 lực sĩ tham dự, không kiếm được huy chương nào.



    Từ trận vũ cầu “cuội”...

    Trong quá tŕnh thi đấu, các lực sĩ Trung Quốc đă cố hết sức ḿnh mới giành được 88 huy chương các loại, nhưng cũng có một số ít lực sĩ “chơi cuội” mang lại tiếng xấu cho đoàn lực sĩ Trung Quốc, không những thế nhiều người c̣n muốn xét lại tinh thần Olympic của nước này.

    Hai lực sĩ vũ cầu (badminton) - Vu Dương (Yu Yang) và Vương Hiểu Lư (Wang Xiao Li) - tuy là một trong những đương kim vô địch vũ cầu của Trung Quốc, khi thi đấu đă tuân theo chỉ thị của “ông bầu” (huấn luyện viên) Lư Vĩnh Ba ra sân đánh những động tác hời hợt để thua đội Đại Hàn với mục đích tránh cơ hội gặp đồng đội của ḿnh ở ṿng tứ kết nhằm kiếm được nhiều huy chương hơn, khiến cho khán giả la ó giận dữ, buộc BWF (Badminton World Federation) phải đưa ra hai lư do để trừng phạt: “Các cầu thủ đă không sử dụng hết sức lực của ḿnh để giành chiến thắng trong một trận đấu... Sắp đặt trắng trợn theo cách thức bôi nhọ và ngược lại tinh thần Olympic”, đuổi các lực sĩ có mặt trong 2 trận vũ cầu rởm ra sân, hủy bỏ các trận đấu đó. Tám lực sĩ bị loại thẳng khỏi nội dung đánh đôi nữ gồm Vương Hiểu Lư, Vu Dương (Trung Quốc); Jung Kyun-eun, Kim Ha-na, Jung Kyun-eun, Kim Min-jung (Đại Hàn); cùng Meiliana Jauhari và Greysia Polii (Indonesia), trong đó 2 lực sĩ Trung Quốc là kẻ đầu têu.

    Cảm thấy quá nhục nhă, hăng thông tấn quốc doanh Tân Hoa Xă lên tiếng: “Hai trận đấu loại giữa đội vũ cầu Trung Quốc và Đại Hàn không bằng các trận đấu của các đội nghiệp dư, hành động đó hoàn toàn phản lại tinh thần Olympic”. Tờ JoongAng Ilbo của Đại Hàn cũng phê phán các cầu thủ dính vào hai trận đấu đă bôi nhọ tinh thần Olympic... Tờ Hankook Ilbo phát hành ở Hán Thành h́nh dung đó là một trận đấu hoang đường.

    Thế vận hội từng đề ra khẩu hiệu “Càng cao, càng lẹ, càng mạnh”, 2 trận vũ cầu tồi bại đó diễn ra trong ngày 31/07 rơ ràng đă đi ngược lại chủ trương “thi đấu công bằng” của Thế vận hội. Hành động đi ngược lại tinh thần Olympic của 2 lực sĩ Trung Quốc làm 4 cầu thủ Đại Hàn bắt chước và 2 cầu thủ Indonesia bị vạ lây, không những khiến cho hàng trăm khán giả la ó, x́ xào, phản đối tại nhà thi đấu Wembley Arena, c̣n khiến cho hàng trăm triệu người thích môn vũ cầu ngồi trước máy truyền h́nh bực bội và liên tưởng đến những trận đấu rởm của Trung Quốc.

    Mười năm về trước, trong các cuộc thi quốc tế, đội bóng chuyền nữ Trung Quốc liên tục đánh bóng cuội, 2 lần cố t́nh thua đội yếu, khiến cho khán giả la ó: “Đánh dỡm như vậy không những trở thành kẻ chiến bại, c̣n thua cả tinh thần thể dục thể thao”. Không những bóng chuyền đánh dỡm, mấy chục năm qua trong môn túc cầu Trung Quốc cũng từng diễn ra tṛ hề “đá banh cuội” trong các trận thi đấu giải trong nước, theo sự chỉ huy ngầm của mấy tay chủ cá độ để kiếm một khoản thu nhập lớn hơn tiền lương. Thái độ thi đấu rởm đó không những khiến cho khán giả bực bội, c̣n khiến cho người dân đau ḷng v́ những kẻ “đá cuội” đă đi ngược lại tinh thần Olympic.



    Máy sản xuất huy chương

    Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Trung Quốc giành được trên 100 huy chương, nhiều hơn Hoa Kỳ, Thế vận hội Luân Đôn 2012, tuy Trung Quốc xếp hạng sau Hoa Kỳ, vẫn đứng trên rất nhiều nước. Tuy nhiên, nhiều người trong đó có dân Tàu vẫn thấy thắng lợi của các lực sĩ Trung Quốc chỉ có thể chứng minh cho đường lối thể dục thể thao “cưỡng bức, thiếu tính người, không khoa học, lấy huy chương làm mục tiêu, đặc biệt là đối với huy chương vàng”. Với đường lối đó, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia hùng mạnh về “huy chương”, không phải là “nước mạnh về thể dục thể thao”.

    Trung Quốc đi theo con đường “thể thao gà ṇi”, nhà nước bỏ ra rất nhiều tiền đào tạo những đứa trẻ c̣n thơ trở thành những “cái máy sản xuất huy chương”, nếu không sẽ trở thành những “nạn nhân” của chính sách đó. Các lực sĩ Trung Quốc được chọn làm lực sĩ “gà ṇi” khi vừa mới lên 5, 6 tuổi, cái tuổi hồn nhiên ngây thơ đang được cha mẹ nuông chiều. Sau khi được tuyển chọn phải từ biệt cha mẹ, gia đ́nh và quê hương, mỗi ngày phải luyện tập mười mấy tiếng đồng hồ, chỉ đợi đến ngày tham dự Thế vận hội để sản xuất huy chương vàng, bạc hoặc đồng.

    Báo chí loan tin ông bà ngoại lực sĩ vô địch môn nhảy cầu Ngô Mẫn Hạ từ trần, cha mẹ được lệnh phải giấu kín chuyện này trong thời gian 8 năm, chỉ v́ muốn cho cô yên tâm luyện tập với mục đích “đẻ ra trứng vàng”, không được quấy rối. Trong bao nhiêu năm qua, thân phụ của Mẫn Hạ là ông Ngô Các Minh ngày nào cũng phải đóng điện thoại di động suốt 24 tiếng đồng hồ, v́ sợ bất chợt con gái đánh điện thoại về sẽ lộ tẩy. Để hiểu được t́nh h́nh con gái, ông Ngô Các Minh phải học biết sử dụng máy điện toán với hy vọng biết được tin tức và t́nh h́nh con gái ở trên mạng. Thế Vận hội 2012, cha mẹ Ngô Mẫn Hạ đều có mặt ở Luân Đôn, nhưng không dám đến gặp con gái, chỉ t́m hiểu thành tích con gái qua báo chí, truyền h́nh.

    Lực sĩ nào được huy chương, nhất là huy chương vàng cả nước không hết lời ca ngợi, lực sĩ nào không đoạt được bị chê cười la ó, khiến cho các lực sĩ không đạt được thành tích như ư muốn phải âu sầu. Tại Thế vận hội Luân Đôn, lực sĩ Ngô Cảnh Bưu chỉ giành được huy chương bạc, sau khi cúi đầu trước ống kính máy thu h́nh 3 lần, lập tức khóc ̣a lên, v́ cảm thấy “có lỗi” với tổ quốc, có lỗi với những người quan tâm đến ḿnh. Nữ lực sĩ cử tạ loại 53 kg Chu Tuấn khi đua tài ở nhóm B ba lần giơ thử đều thất bại, không dám nh́n vào ống kính máy thu h́nh. Họ là những thanh thiếu niên mười mấy hai mươi tuổi, tại sao phải chịu đựng sức nặng của trên 1 tỷ con người?

    Nữ lực sĩ bơi 100 mét Lục Doanh sau khi giành được huy chương bạc đứng trước kư giả phê phán chế độ thể dục thể thao Trung Quốc hiện nay chỉ nhốt họ trong một cái ṿng chật hẹp, suốt ngày chỉ luyện tập, không cho phép họ có một thú vui nghiệp dư hay ngoại khóa ǵ. Cô c̣n cho biết, sau khi được luyện tập với huấn luyện viên người Úc Đại Lợi, qua tiếp xúc với các lực sĩ ngoại quốc cùng luyện tập, cô nhận ra sự khác nhau giữa “người lực sĩ luyện tập cho ḿnh và luyện tập cho kẻ nào đó”. Những lời nói thốt từ tim gan của nữ lực sĩ Lục Doanh khiến cho nhiều người nghĩ rằng, nếu Trung Quốc đào tạo ra những lực sĩ chuyên làm cái máy sản xuất huy chương, phương pháp huấn luyện cưỡng bức, không khoa học, thiếu tính người th́ ư nghĩa của cái huy chương, nhất là huy chương vàng, không c̣n ư nghĩa ǵ nữa.

    Trường hợp Lưu Tường được xem là thất bại cay đắng nhất của thể thao Trung Quốc tại Thế vận hội Luân Đôn 2012. Gánh trên vai niềm hy vọng của hơn một tỷ người Trung Hoa, Lưu Tường lại khiến cả đất nước rơi lệ khi bất ngờ thất bại ngay từ những bước chạy đầu tiên.

    Là lực sĩ điền kinh đầu tiên của Trung Quốc từng giành được 3 danh hiệu: Đoạt kỷ lục thế giới, vô địch thế giới và vô địch Thế vận hội Athens 2004, Lưu Tường được coi là người hùng vĩ đại nhất của thể thao Trung Quốc ngày nay.

    Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, khi chưa kịp lập nên kỳ tích, Lưu Tường đă bất ngờ phải dừng chân khi bị chấn thương gót chân trong lúc khởi động. H́nh ảnh Lưu Tường tập tễnh rời sân khiến hàng ngàn khán giả có mặt tại sân, và hàng triệu dân Tàu trước máy truyền h́nh choáng váng và buồn bă.

    Sau bốn năm luyện tập khổ sở, để lại đằng sau bao tủi nhục đắng cay, Lưu Tường đến Luân Đôn với quyết tâm phục thù. Anh tâm sự: “Tôi đang khao khát giành huy chương vàng Thế vận hội thứ hai trong sự nghiệp. Tôi muốn đánh bại đương kim vô địch Robles và phá kỷ lục thế giới”. Tuy nhiên, một lần nữa bi kịch lại đến với người hùng Trung Quốc, anh đă không thể vượt qua được từ rào đầu tiên và ngậm ngùi rời đường chạy chỉ sau ít phút xuất hiện. Đây là một cú té quá “đau” không chỉ dành cho lực sĩ 29 xuân xanh, c̣n đối với cả trên 1 tỷ dân Tàu!

  2. #412
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Số phận hẩm hiu của các huy chương vàng Trung Quốc

    *Những vận động viên tương lai của Trung Quốc được huấn luyện kiểu "nuôi gà chọi".

    Tú Anh



    Những vận động viên tương lai của Trung Quốc được huấn luyện kiểu "nuôi gà chọi".

    Bắc Kinh trải thảm đỏ đón chào đoàn vận động viên từ Thế Vận hội Luân đôn 2012 mang về 38 huy chương vàng, hạng nh́ trên bảng danh dự. Tuy nhiên để đạt vinh quang này theo chỉ tiêu của « Đảng », từ đất nước cho đến bản thân các vận động viên phải trả cái giá rất đắt cho hiện tại và tương lai.

    Trong bài « Mặt trái của chiếc huy chương Thế Vận », báo mạng Asia Times tổng hợp những đắng cay và những lời phê phán của dân chúng b́nh thường đến những nhà báo thể thao có uy tín tại Trung Quốc.

    Độc giả báo « Bắc Kinh buổi chiều » đă ngỡ ngàng và bất b́nh khi biết chiếc huy chương vàng bơi 1.500 mét của nữ vận động viên Tôn Dương đă tốn kém cho ngân sách 10 triệu nhân dân tệ (1,5 triệu đôla).

    Trên blog riêng, nhà báo Lư Thừa Bằng, một trong những nhà b́nh luận thể thao nổi tiếng của Trung Quốc than thở: « Đoàn vận động viên Olympic của Trung Quốc tốn kém nhiều tỷ đôla Mỹ ». Nhiều « dân mạng » lư luận là Tôn Dương « không thể chiếm huy chương vàng nếu chính phủ không bỏ ra những món tiền khổng lồ chi trả cho việc tập huấn ». Họ trách nhà nước « xem trọng huy chương vàng hơn cuộc sống của người dân ».

    Không tính phần của các chính quyền địa phương , chỉ riêng Tổng cục Thể thao đă tài trợ trong năm 2011 và cho đến Thế vận hội khai mạc gần 2,5 tỷ nhân dân tệ cho việc huấn luyện. Trung b́nh mỗi huy chương vàng gây tốn kém cho ngân sách 100 triệu đôla Mỹ. Trong thời gian tập huấn tại Long Than, mỗi vận động viên có 7 người phục vụ, từ ăn sáng cho đến dọn pḥng, cho cá vàng ăn.

    « Được xôi rồi việc »

    Chế độ Trung Quốc hiện nay bị chỉ trích là đang đi theo vết chân chính sách dùng thể thao tuyên truyền cho chính trị của thời Liên Xô cũ.

    Bất chấp hậu quả tai hại cho sức khỏe các vận động viên, chính quyền Trung Quốc c̣n đem con bỏ chợ, vắt chanh bỏ vỏ. Số phận nghiệt ngă của các cựu vô địch Trung Quốc đă được tạp chí Thể Thao Trung Quốc và Tài Tân tường thuật khá chi tiết : vận động viên thể dục Trương Thượng Vũ, hai lần vô địch Đại hội thể thao đại học thế giới « World University Games » hiện nay phải đi ăn xin.

    Thái Lợi, vô địch cử tạ châu Á, chết v́ bệnh phổi ở tuổi 33, v́ không có tiền thang thuốc. Nữ vận động viên Lưu Phi, 7 huy chương vàng quốc gia và thế giới trong bộ môn thể dục dụng cụ thu nhập 800 nhân dân tệ mỗi tháng nhờ dạy kèm. Nữ vận động viên Ngải Đông Mai bán 19 chiếc huy chương để lấy tiền chăm sóc gia đ́nh và hiện nay đi bán quần áo ở chợ trời.

    Một nữ vô địch cử tạ là Châu Xuân Lan, v́ cùng đường đă bán hết bộ huy chương mà cô đă giành được bằng mồ hôi và nước mắt lẫn tủi nhục. Châu Xuân Lan phát hiện thân thể phụ nữ của ḿnh bị biến đổi do nhiều năm dài nghe lời huấn luyện viên tiêm kích thích tố nam. Hiện nay cô làm nghề đấm bóp để kiếm sống.

    Nhà b́nh luận Hồ Thư Lập, trên tạp chí Tài Tân không giấu nổi bất b́nh. Bà viết : « Đoạt huy chương, chào lá cờ quốc gia … rất kích thích ḷng ái quốc, nhưng chúng ta không thể không biết trong chế độ của chúng ta càng ngày càng có nhiều điều bất lợi ».

    Dĩ nhiên, bao giờ cũng có tiếng nói bênh vực đường lối « chính thống » như bài xă luận của Bắc Kinh nhật báo : Chúng ta phải tin tưởng vào chế độ. Niềm tin này phản ánh quyền lực mềm của Trung Quốc.

    Chính sách « vắt chanh bỏ vỏ » »của Trung Quốc càng ngày càng bị giới b́nh luận thể thao công kích và đ̣i hỏi chính quyền « phải chấp nhận thực lực tự nhiên » như các nước Tây phương và Á châu khác.

    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/201209...ang-trung-quoc

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 17-07-2012, 12:54 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 02-03-2012, 10:17 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-03-2012, 01:09 AM
  4. Replies: 14
    Last Post: 27-07-2011, 01:58 AM
  5. Replies: 4
    Last Post: 15-12-2010, 01:17 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •