Page 26 of 31 FirstFirst ... 16222324252627282930 ... LastLast
Results 251 to 260 of 304

Thread: Chơi chữ, nói lái và những vần thơ bất hủ trong văn chương Việt Nam.

  1. #251
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Giờ giải lao - Ta ăn ngô / Họ hái thi

    Khi cụ Phan Bội Châu lên sáu tuổi, có khách đến chơi, Cụ bưng đĩa ngô luộc ra mời khách. Khách ra câu đối để thử tài :
    - Ta ăn ngô (ngô là bắp ngô vừa có nghiã là ta)
    Cụ đối liền
    - Họ hái thị (thị là quả thi vừa có nghia là họ).

    Cụ là tác giả cuốn Chu Dịch với sự biên soạn kỹ lưỡng nhất từ trước đến nay. Về sau ông Nguyễn Hiến Lê căn cứ vào cuốn này, tóm tắt cho gọn soạn ra cuốn Kinh Dịch, Đạo Của Người Quân Tử.

  2. #252
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    131

    Trạng Quỳnh

    Cảm ơn Vân Nương đă bổ khuyết chữ “kỷ” trong câu: “bất tri kỷ nhân canh” mà tôi đă viết thiếu. Cũng nhân dịp Vân Nương nhắc đến Trạng Quỳnh, NLY xin ghi lại vài mẩu chuyện về Trạng, xin góp tí xíu vui vui cho trang báo.
    _______________
    Trạng Quỳnh: Trạng Quỳnh (1677-1748), tên thật là Nguyễn Quỳnh, quê làng Yên Vực (Thanh Hóa), thi Cống sinh (Cử nhân) đỗ thủ khoa; là một thần đồng, thông minh xuất chúng, ứng đáp lanh lẹ, nhưng tính ngang tàng. Sau đây là một vài chuyện tiêu biểu về Trạng Quỳnh:
    a- Thừa giấy vẽ voi: Quỳnh là người học thức uyên thâm, nhưng xem nhẹ việc thi cử và công danh, khi làm xong bài thi Đ́nh, ngồi rảnh rỗi nơi pḥng thi, làm thơ diễu cợt:
    Văn chương phú lục đă xong rồi
    Thừa giấy làm ǵ chẳng vẽ voi
    Vẽ xuống vẽ lên nhằng nhịt giấy
    Thằng nào cười tớ nó ăn bồi
    Quỳnh làm bài thi dù rất hay, nhưng do đó vẫn bị đánh rớt.
    Dù không đỗ thi Đ́nh, chúa Trịnh cũng nể phục tài, nên mời làm quan, rồi cử đi sứ bên Tàu, Quỳnh có tài ứng đối nhanh nhẹn, nên vua Tàu phong là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Nhưng các quan Tàu hậm hực, không phục, nên xin vua Tàu được đi sứ qua Đại Việt, quyết tâm hạ nhục Trạng Quỳnh.
    b- T́m đầu ngọn cây: Khi Sứ quan Tàu, được triều đ́nh Đại Việt tiếp kiến xong xuôi. Sứ nói: “Được biết Lưỡng quốc Trạng nguyên, là người tài trí hơn người, vậy cái cây to bằng cái đầu người, thợ mộc đă bào chuốt nhỏ lại bằng bắp chân, để làm đ̣n dông tiền đ́nh nhà Hán. Ngặt người thợ bào xong, không c̣n phân biệt được đầu nào gốc hay ngọn; sợ đặt sai gốc ngọn sẽ ảnh hưởng đến phong thuỷ, vậy nhờ quan Trạng giúp cho”. Các quan Việt Nam đều lo lắng, nhưng Trạng mỉn cười bảo: “Đem thả cây vào hồ nước sẽ biết ngay”. Liền sai lính đem thả cây vào hồ nước, th́ đầu ngọn nhẹ hơn nên nổi, đầu gốc th́ ch́m.
    c- Chọi trâu: Sứ Tàu t́m cách khác hạ nhục Trạng Quỳnh, sứ nói: “Chúng tôi có đem qua Đại Việt mấy con trâu đực, vậy cho chọi với trâu quí quốc, nếu trâu Đại Việt thắng, th́ miễn triều cống 3 năm. Nếu thua th́ Quốc vương quí quốc phải qua chầu thiên tử và tiếp tục triều cống”. Vua quan Đại Việt lo lắng, v́ trâu của Tàu to lắm, trâu nước ta không sao chọi lại. Có lẽ lần này vua nước Nam phải đi qua Tàu triều kiến, v́ phần thua thấy rơ. Trạng Quỳnh điềm đạm bảo: “Được, được, chọi trâu là một việc vui, nhưng điều kiện thua thắng thế nào? Xin phiền sứ giả nghỉ ngơi, 3 ngày sau sẽ cho chọi trâu”.
    Sứ Tàu nói: “Con trâu nào bỏ chạy là thua, v́ sao phải để 3 ngày sau?”. Trạng mỉm cười: “Đại Việt, người và súc vật đều nhỏ bé, nhưng sẽ chiến thắng bằng ḷng can trường chiến đấu, xưa nay là vậy” (Ư ông muốn nhắc, chiến thắng của Hưng Đạo Vương và Lê Thái Tổ gần đây, nhưng không nói rơ). Ông nói tiếp: “Để 3 ngày nữa sẽ thi đấu, v́ lo sang sửa đấu trường và bố cáo dân chúng cùng xem”. Quan Tàu đồng ư, nghĩ bụng lần này, Quỳnh khoát lát, nên Tàu thắng chắc.
    Khi quan Tàu về sứ quán rồi, vua Lê lo lắng hỏi: “V́ sao Trạng hứa bừa băi như vậy?!” Trạng thưa: “Xin để thần lo”. Sau đó Trạng bí mật, cho người t́m một con trâu nghé (trâu con, khoảng một năm tuổi) và bảo bỏ đói, một ngày một đêm, trước giờ thi đấu; ai cũng thắc thỏm, lo lắng. Trâu Tàu ra đấu trường to lớn, hung hăn, ngược lại trâu của Đại Việt bé bỏng, mà c̣n ốm nhom ốm nhánh. Các sứ quan Tàu vui cười ngặt nghẽo bao nhiêu, th́ vua quan Đại Việt lo lắng bấy nhiêu.
    Hai con trâu đấu xáp lại, trâu con Đại Việt, bị khát sữa, tưởng rằng gặp được trâu mẹ, nhào vô húc vào bụng trâu Tàu để t́m vú bú. Trâu Tàu bị nhột quá bỏ chạy, trâu con rượt theo, như vậy trận chọi trâu, Tàu bị thua. Sứ Tàu biết bị thua mẹo, nhưng phải chấp nhận sự thật ở đấu trường rơ ràng!.
    d- Bà chúa mắc lỡm: Trong phủ chúa Trịnh có một Bà chúa, tính t́nh đanh đá, hằn học thuộc hạ, xem dân chúng rẻ rúng. Trạng Quỳnh ghét lắm, nhân Bà chúa ra ngoài, Trạng đứng bên vũng nước lấy chân đá mấy cánh bèo chơi. Kiệu Bà chúa đi ngang qua, thấy lạ cho dừng kiệu, Bà chúa hỏi: “Ông làm ǵ ḱ cục vậy?”. Trạng đáp: “Hôm nay nắng cực, Quỳnh ra ao đá bèo chơi”. Bà chúa nghĩ chữ nói lái nắn cực và đá bèo, biết bị lỡm, nên thẹn thùng mà không có lư do để trách mắng.
    e- Hạch tội chúa Trịnh: Lính hầu lỡ tay làm bể cái độc b́nh rất quí. Chúa giận lắm, hỏi các quan: “Chiếc độc b́nh quí của ta, hắn làm bể, có đáng tội chết không?”. Các quan sợ sệt, răm rắp: “Dạ đáng chết! Dạ đáng chết!”. Trạng Quỳnh điềm đạm thưa: “Xin chúa, cho thần hài tội tên hầu này, để nó chết không c̣n oán trách”. Chúa chấp thuận. Trạng lớn tiếng, vẻ mặt tỏ ra giận giữ, nói: “Người có 3 tội đáng chết, biết chưa?”:
    - Tội thứ nhất: Ngươi làm bể độc b́nh, nhưng giết ngươi rồi, Chúa mang tiếng, tiếc của giết người.
    - Tội thứ hai: Giết ngươi chết rồi, sử quan sẽ ghi chép ngày này, chúa giết người chỉ v́ một cái độc b́nh cổ.
    - Tội thứ ba: Giết ngươi chết rồi, lời đồn đăi ra các nước lân bang, nước ta giết người không chính đáng, sẽ coi thường chúa tôi nước ta. Hạch tội xong, Trạng hét lớn: “Đao phủ mau đem hắn ra chém”. Chúa Trịnh nghe đến đây, lật đật ngăn lại, la to: “Thôi được rồi, tha tội chết cho nó, chỉ đánh 10 trượng thôi”.
    f- Mầm đá: Chúa Trịnh than với các quan: “Ta ăn đủ sơn hào hải vị, nhưng vẫn không ngon miệng, vậy biết làm sao?!”. Các quan đều lo lắng cho chúa, nhưng không cách ǵ để chúa ăn được ngon miệng. Quỳnh điềm đạm thưa: “Chúa có bao giờ ăn qua mầm đá chưa?”. Chúa ngạc nhiên: “mầm đá là thứ ǵ vậy, ăn ngon lắm sao, để ta thử?”.
    Quỳnh thưa: “Nếu chúa muốn ăn mầm đá, th́ ngày mai, chúa đừng ăn ǵ cả và phải chờ hầm lâu lắm mới ăn được”. Sáng sớm, Quỳnh đem đến một viên đá thật đẹp, bảo lính bỏ vào nồi hầm cho chín, lính lấy làm lạ, đá cứng làm sao hầm được, nhưng lệnh quan phải làm theo.
    Đến trưa chúa bụng đói cồn cào, hỏi mầm đá chín chưa?. Quỳnh lại hỏi người nấu bếp, đá mềm chưa? Người nấu bếp thưa: “Thưa chưa!”. Đến quá ngọ, đá vẫn chưa mềm.
    Chúa than đói quá! Quỳnh lấy cơm tương rồi nói: “Mời chúa ăn tạm, để chờ hầm mần đá”. Chúa ăn rất ngon miệng, nên ngạc nhiên hỏi: “Cơn tương ở đâu ăn ngon miệng quá!”. Quỳnh thưa: “Ấy là cơm tương thường ngày, dân dă ăn”, Chúa cười nói: “Ta hiểu, khi đói th́ ăn mới biết ngon”.

  3. #253
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Thơ Văn Nhà Cách Mạng Phan Chu Trinh








    I-Tiểu sử của Nhà Cách Mạng Phan Châu Trinh trước khi qua Thủ Đô Ánh Sáng Paris


    Nhà Cách Mạng Phan Châu Trinh (1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mă , tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ tiền thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam .

    Nhà Cách Mạng Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xă Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.

    Cha ông là Phan Văn B́nh, làm chức Quản cơ sơn pḥng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Chung , con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước.

    Thân mẫu ông mất sớm vào năm ông lên 6 tuổi. Quê nhà bị quân Pháp đốt cháy trong cuộc trấn áp phong trào Cần vương, nên ông phải theo cha, được cha dạy chữ và dạy vơ. Sau khi cha mất, ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học. Ông nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quư Cáp và Huỳnh Thúc Kháng .



    Khoa Canh Tư (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường Thừa Thiên. Năm sau (1901), triều đ́nh mở ân khoa, ông đỗ phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Khoảng thời gian này, người anh cả mất nên ông về để tang, ở nhà dạy học đến năm Quư Măo (1903) th́ được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ .



    Cuối năm 1905 Ông qua Nhật gặp nhà Cách Mạng Phan Bội Châu , và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để , đến giữa năm 1906 Ông về Quốc Nội phát động phong trào Duy Tân , và 2 Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng , Trần Quí Cáp , thời gian này Ông viết bài Tỉnh quốc hồn ca, kêu gọi mọi người dân Việt Nam Duy tân theo con đường Dân Chủ -Nhân Quyền , của Chế độ Cộng Hoà de giành Độc lập là trào lưu của Thế giới đầu thế kỷ 20 .

    Tháng 7 năm 1907, Phan Châu Trinh nhận lời mời ra Hà Nội tham gia diễn giảng mỗi tháng 2 kỳ ở Đông Kinh Nghĩa Thục.......


    Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị nhà cầm quyền Pháp sai quân đi đàn áp dữ dội.Nhà Cách Mạng Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội là đă khởi xướng nên đều bị bắt .

    Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế. Ṭa Khâm sứ Huế muốn khép ông vào tội chết. Nhưng nhờ sự can thiệp của những người Pháp có thiện chí và những đại diện của Hội Nhân quyền tại Hà Nội, họ buộc ḷng phải kết ông án “trảm giam hậu, lưu tam thiên lư, ngộ xá bất nguyên” (nghĩa là tội chém nhưng chỉ giam lại, đày xa ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về), rồi đày đi Côn Lôn ngày 4 tháng 4 năm 1908.

    Nhờ dư luận trong nước và nhờ có sự vận động của Hội Nhân quyền ngay trên đất Pháp, đầu mùa hè năm 1910, Thống đốc Nam Kỳ theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương ra Côn Lôn thẩm vấn riêng Phan Châu Trinh. Tháng 8 năm đó, ông được đưa về đất liền. Tại Sài G̣n, một hội đồng xử lại bản án cho ông được ân xá, nhưng buộc xuống Mỹ Tho chịu quản thúc. Ở đây, ông làm nhiều bài thơ về các nhân vật tên tuổi của Nam Kỳ.

    Năm 1911 , Ông cùng trai là Phan Châu Duật đến Thủ đô Paris Pháp Quốc bắt đầu con đường hoạt động Cách Mạng tại Hải Ngoại





    II -Thơ Văn tại Quốc Nội 1908 -1911




    ĐẬP ĐÁ CÔN LÔN

    I

    Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

    Lừng lẫy làm cho lỡ núi non,

    Xách búa đánh tan năm bảy đống,

    Ra tay đập bể mấy trăm ḥn.

    Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

    Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.

    Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

    Gian nan nào sá sự cỏn con.

    II

    Biển dâu dời đổi mấy thu đông,

    Cụm núi Côn Lôn đứng vững trồng,

    Bốn mặt dày ṿ oai sóng gió,

    Một ḿnh che chở tội non sông .

    Cỏ hoa đất nảy cây trắm thức,

    Rồng cá trời riêng biển một vùng .

    Nước biếc non xanh thương chăng nhẽ !

    Gian nan xin hộ khách anh hùng .


    Bị giam ở nhà giam Phủ Thừa Kinh Đô Huế ít lâu, Phan Chu Trinh bị đày đi Côn đảo . Lúc đi ngang qua cửa Thượng Tứ, Phan Chu Trinh đă ngâm lên bốn câu thơ sau :

    Nguyên văn chữ Hán :

    Luy tuy thiết tỏa xuất đô môn,

    Khẳng khái bi ca thiệt thượng tồn

    Quốc thổ trầm luân dân tộc lụy

    Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn


    Bản dịch của nha văn Phan Khôi :


    Mang xiềng nhẹ bước khỏi đô môn,

    Hăng hái ḥ reo lưỡi vẫn c̣n,

    Đất nước hăm ch́m dân tộc héo,

    Làm trai đâu xá thứ Côn Lôn



    III -Thơ Văn tại Hải Ngoại 1911 -1924




    TRONG NGỤC QUỐC SỰ PHẠM SANTÉ

    I

    Ba năm trải khắp đất Ba-Ri

    Lao ngục chưa hề biết tí ti,

    Sự khiến xui nên hay buộc tới,

    Sống thừa c̣n có oán hờn chi.

    Mỗi ngày đúng bữa ba lần xúp,

    Hai đứa chia nhau một bánh ḿ.

    Tám kiếp trâu già chi sợ ách,

    Ngồi buồn bắt vế cứ ngâm thi .



    II

    Từ ấy giam luôn mấy tháng tṛn,

    Nhờ trời ngủ kỹ lại ăn ngon.

    Ngày ba lần xực coi c̣n đói,

    Đêm chín giờ chơi ngáy vẫn gịn.

    Mỗi bữa nửa giờ ra hóng mát,

    Mỗi tuần hai bận xuống thăm con.

    Vui buồn ḿnh biết ḷng ḿnh vậy,

    Miễn trả cho rồi nợ nước non.


    KHUYÊN QUỐC DÂN TẤN THỦ

    Gió tố mưa dông đổ lộn phèo,

    Trời già chi nỡ thắt khi eo,

    Ngẫm mùi trung hiếu nên cay đắng,

    Dở túi văn chương đă mốc meo,

    Bợm điếm lăng xăng lo chợ cháy,

    Con hoang lơ lửng khóc cha nghèo.

    Non cao bể rộng mênh mông cả,

    Mặc sức bơi chơi mặc sức trèo.



    CẢM TÁC

    Làm trai quyết gánh gánh gian nan,

    Dám nại xa xôi bỏ giữa đàng,

    Coi lại chỉ c̣n ba tấc lưỡi,

    Trải qua đă nát mấy buồng gan,

    Tếch dương Ấn Độ nh́ thiên hạ,

    Lên tháp Ba Lê nhất thế gian.

    Mượn bút Tương Như đề mấy chữ

    Thân này xin phó với giang san




    CHÍ THÀNH THÔNG THÁNH

    Cuộc đời ngoảnh lại vắng không,

    Giang sơn nào khóc anh hùng được đâu;

    Cường quyền dậm đạp mái đầu,

    Văn chương tám vế say câu mơ màng,

    Tháng ngày uất hận đành cam,

    Sổ lồng tháo cũi biết làm sao đây ?

    Những ai tâm huyết vơi đầy,

    Dốc ḷng văn đạo, thơ này thấu cho




    QUÂN TRỊ VÀ DÂN TRỊ

    So sánh hai cái chủ nghĩa quân trị và dân trị, th́ ta thấy chủ nghĩa dân trị hay hơn cái chủ nghĩa quân trị nhiều lắm. Lấy theo ư riêng của một người hay là của một triều đ́nh mà lên trị nước, th́ cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo ḷng của người chăn . C̣n như theo cái chu? nghĩa dân trị th́ tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra cơ quan để lo việc chung cả nước, ḷng quốc dân muốn thế nào th́ làm thế ấy . Dù không có người ta giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nổi phải đè đầu khốn nạn làm tôi một nhà một họ nào .

    Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của ḿnh th́ càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ . C̣n dân th́ ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của ḿnh vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao th́ làm, mà ḿnh không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, th́ dân ấy phải khốn khổ mọi đường.

    Anh chị em đồng bào ta đă hiểu thấu các lẽ, th́ phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi.



    BỨC THƯ GỬI CHO VUA KHẢI ĐỊNH

    (Trích bản dịch của Ô. Nguyễn Kim Đính)

    ... Trinh này viết đến đây th́ bút đă cùn rồi, tay đă mơi rồi, giấy đă hết rồi, mực đă cạn rồi, mà c̣n muốn nói chưa dứt lời. Những điều của Trinh bày tỏ ra đó, chẳng phải công kích riêng một ḿnh bệ hạ đâu chính là công kích những bậc làm vua hôn muội đó. Ông Mạnh Tử có nói rằng: Tôi có muốn nói nhiều đâu, cực chẳng đă nên phải nói đó thôi ! Ấy là cái tâm sự của Trinh này cũng như thế đó. Bệ hạ nếu c̣n một chút thiên lương mà biết hối ngộ ra, tin rằng quân quyền không có thể cậy được, dân quyền không thể đoạt được, mau mau quay đầu lại mà thoái vị đi, đem chính quyền trao trả cho quốc dân, để quốc dân được trực tiếp ngay với chính phu? Pháp mà làm công việc để mưu sự lợi ích sau này , vậy th́ may ra quốc dân c̣n thương cái ḷng mà tha cái tội đi, ấy là cái kế sách của bệ hạ ngày nay, không c̣n ǵ hơn nữa. Chứ ví bằng thói cũ không chừa, choán cái ngôi chí tôn, ra cái chuyên chế, hăm ch́m quốc dân xuống vực sâu, hang thẳm kiếp kiếp đời đời, th́ Trinh này sẽ bố cáo với quốc dân và thương thuyết với chính phủ Pháp, tính mạng hai mươi lăm triệu đồng bào Việt Nam, cùng với bệ hạ tuyên chuyến một trận kịch liệt, hễ cái ngày nào đầu Trinh nầy rớt xuống đất tức là cái ngày quân quyền của Bệ hạ ch́m xuống đáy sâu, kẻo lại trách rằng Trinh không bảo trước.

    Bức thư này một bản viết bằng Hán văn gửi cho bệ hạ, ngoài ra c̣n dịch ra Pháp văn để đăng lên các báo, và phát đơn ra để yêu cầu người Pháp công đoán.

    Một là v́ Trinh này đối cùng bệ hạ đă đoạn tuyệt hẳn, không c̣n một chút quan hệ ǵ, chỉ đứng vào cái địa vị đối đăi mà thôi, cho nên bức thư này không phải dâng lên cho bệ hạ, mà chính là gửi cho bệ hạ, hai chữ bệ hạ mà tôi dùng đây, chẳng qua là cái tiếng xưng hô đă quen trong Hán văn đó mà thôi.

    Một là Trinh, v́ là người theo Khổng giáo nên không theo cái lễ phép chuyên chế đặt ra từ đời Tần Thủy Hoàng trở về sau, cái tên húy của Vua không dám nói động đến; nước Tàu nước Nhật bỏ đă lâu rồi chỉ c̣n nước Nam đó thôi, ngày nay Trinh này đề thư cứ gửi ngay cho ông Bửu Đạo là cái tên húy của bệ hạ, để tỏ ư phản đối .
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-08-2012 at 09:06 AM.

  4. #254
    Member
    Join Date
    07-11-2010
    Location
    Calgary Alberta Cânda
    Posts
    250

    Góp vui với các bạn

    Trai Hốc Môn vừa hôn vừa móc .

    Gái G̣ Công vừa gồng vừa co .

  5. #255
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Ngoài Đề Nỗi Khổ Tâm của Những Nguời Việt Hải Ngoại trong Hôn Nhân Dị Chủng

    Nỗi Khổ Tâm của Những Nguời Việt Hải Ngoại trong Hôn Nhân Dị Chủng













    Đây là một chủ đề khá tế nhị , nhưng là một thực tế trong cộng đồng nguời Việt hải ngoại đă tồn tại từ năm 1900 đến ngày hôm nay 2012 ,chưa có nhà văn , nhà thơ , nhà tâm lư nào đề cập đến ...........

    Hùng Kiệt quen biết nhiều Chị đă lấy Chồng là cựu chiến binh Mỹ tham chiến Việt Nam , đặc biệt là quen khá thân với chị Thanh trong Post trước , Hùng Kiệt đă đề cập , chị qua Mỹ từ mùa hè năm 1967 khi 25 tuổi, với bé gái 3 tuổi , ( thật ra Hùng Kiệt chỉ hơn bé gái đó 3 tuổi thôi . ) chị đă đi học từ lớp 6 đến khi tốt nghiệp đại học 2 năm vào năm 1976 .

    Dĩ nhiên Hùng Kiệt cũng là người trong cuộc của vấn đề này , nên chị Thanh đă tâm sự khá nhiều về những nỗi buồn của nguời phụ nữ trong hôn nhân dị chủng , nhất là khi về già .....

    Đây cũng là lư do mà mấy chị chống Cộng dữ dội , nói chuyện với mấy chị này mà dùng từ "chính phủ Việt Nam " hiện tại !

    Là bị cự liền : ' Cái Bọn VC ăn cướp mà lại đi gọi là Chính phủ hả ?"




    *Một lần Hùng Kiệt nói giỡn chơi cách đây 3 tháng mà bị cự . ( Hùng Kiệt về thăm gia đ́nh sau 3 tháng làm việc tại ngoại quốc), Hôm đó mấy Chị gặp Hùng Kiệt :

    -Em trai , liệu bao lâu nữa bọn VC , sụp đổ vậy ! Tụi này tuổi già rồi , chỉ mong về Việt Nam một lần thôi , Chị nhớ Sài G̣n quá !

    Hùng Kiệt nói giỡn :

    -Mấy bà Chị nhớ Sài G̣n , th́ mua vé máy bay đi về Việt Nam một tuần thôi mà .

    Chị Thanh :

    - Đưng giỡn Ăn nói bậy bạ ! C̣n bọn VC , và lá cờ chó Chết đó , th́ bọn Tao dù có chết tại Mỹ cũng không về !

    * Hùng Kiệt sẽ nói ngắn gọn vấn đề này thôi , không kéo dài làm loảng chủ đề đâu , v́ đây là một thực tế , Văn thơ hải ngoại chỉ đề cập đến một mặt thôi ,mà không đề cập đến mặt kia ....


    Theo lời tâm sự của Chị Thanh và mấy Chị mà Hùng Kiệt thấy là đúng :

    Lúc mấy chị c̣n trẻ mới ngoài 20 tuổi theo chồng về Mỹ , mấy chị chỉ biết đi học , đi làm về ,nấu ăn và chăm sóc chồng con theo đúng thiên chức của người phụ nữ Việt Nam.
    Ngày đó Chính Phủ Mỹ bắt buộc tất cả mọi người sống tại Mỹ phải học xong ít nhât là lớp 9 ( Middle School ) tại Mỹ .
    ( bây giờ lớp 9 là High School ,ngày xưa là lớp 10)


    Mà chính sách này là đúng đắn , thử tưởng tượng sống tại Mỹ , mà tiếng Mỹ lại không rành , xem tivi không hiểu , làm sao hoà nhập vào xă hội Mỹ đây ?

    C̣n bây giờ người Việt tại Mỹ đông , không cần biết rành tiếng Mỹ , xin vào Tiệm ăn Việt Nam , chợ Việt Nam làm việc .

    C̣n ngày đó Người Việt chỉ có vài ngàn trên toàn lănh thổ cũa nước Mỹ ...

    Mấy chị sáng phải đi học , trưa 2 giờ 30 ra lớp , đi làm tối về nấu ăn và chăm sóc chồng con , đời sống không nghĩ ngợi nhiều ....

    Chị Thanh bên Việt Nam thi rớt trung học đệ nhất cấp năm 1958 ,khi 16 tuổi ,nhà nghèo phải đi làm giúp gia đ́nh ,bây giờ qua Mỹ th́ phải đi học thôi , dù là bắt đầu là lớp 6 cũng đúng thôi .

    Những năm tháng thanh xuân của mấy chị trôi qua , đi làm chăm sóc chồng con , mấy Chị cảm thấy đó là hạnh phúc , nhưng khi tuổi đời mấy chị bước vào ngưỡng cửa khoảng 50 tuổi trở lên , con cái trưởng thành rồi , hết trách nhiệm làm bổn phận người Mẹ ,lúc này mấy chị mới cảm thấy là cô đơn !

    Mấy Chị vẫn là người Việt Nam , tâm hồn phụ nữ của người Việt Nam , những năm tháng thanh xuân v́ trách nhiệm làm nguời mẹ, nên dù có những những bất đồng trong hôn nhân dị chủng ,mấy chị cũng không coi đó là vấn đề quan trọng ,v́ phải làm Thiên chức của nguời Mẹ và người Vợ .

    Bây giờ Con cái đă trưởng thành hết rồi , chỉ c̣n người chồng là Mỹ là 100% . Trong lúc mấy chị vẫn c̣n là người Việt Nam ,lá rụng về cội mà !

    Mấy Chị vẫn thèm muốn, và ước ao có người bạn đời là người Việt Nam bên cạnh !

    Nhưng mấy Chị không thể làm điều đó được , v́ T́nh nghĩa Vợ Chồng bao năm nay , người Chồng đă đem mấy Chị từ xứ sở của đất nước chiến tranh đau khổ đến Mỹ ,mới có cuộc sống ngày hôm nay .

    V́ vậy mấy Chị vẫn lặng lẽ và cô đơn sống bên người Chồng Mỹ, không thể tâm sự nỗi buồn với Chồng hết được .


    Chị Thanh đă nói với Hùng Kiệt :

    - Chắc Em trai cũng thèm có vợ Việt Nam phải không ? Chị cũng vậy thôi ! Ba của Rosa th́ đă mất 48 năm rồi, tất cả là Dĩ văng !

    *Đúng là số phận Chị -Em ḿnh thật là Hẩm Hiu !
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 21-08-2012 at 10:50 AM.

  6. #256

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Bạn NHK, bạn đă đi quá xa đề tài chính cuả thread này. Bạn có thể mở một thread khác để nói về đề tài Hôn nhân dị chủng mà bạn muốn nói đến.
    Bảo trọng.

  7. #257
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Trời đã sang thu - Thơ Vịnh ông nghè tháng tám

    Thơ vịnh ông nghè tháng tám

    Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
    Cũng gọi Ông Nghè có kém ai
    Mảnh giấy làm nên khoa giáp bảng
    Phấn son điểm rõ mặt văn khôi
    Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
    Cái giá công danh ấy mới hời
    Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ
    Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi.

    ---

    Vịnh ông tiến sĩ giấy.

    Ông đỗ khoa nào ở xứ nào
    THế mà hoa hốt với trâm bào
    Mỗi năm một tết trung thu đến
    Tôi vẫn quen ông chẳng muốn chào.

    Ngày xưa khi mùa thu đến, từ năm 1945 trở về trước, Có thú chơi Diều và đèn cù kéo quân có người lớn tham gia, và dành riêng vào tết trung thu cho trẻ nhỏ có hình ông tiến sĩ giấy,với mục đích khuyến học .
    Last edited by Vân Nương; 21-08-2012 at 06:37 AM.

  8. #258
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    Trời đă sang thu - Thơ
    Trời đă sang thu - Thơ:

    Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
    Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
    Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
    Tôi chờ người đến với yêu đương

    Từ đấy thu rồi thu lại thu
    Ḷng tôi c̣n giá đến bao giờ
    Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
    Người ấy cho nên vẫn hững hờ

    T.T.KH.

  9. #259
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Bài Thơ Bất Hủ của Nhà Cách Mạng Nguyễn An Ninh 1900-1943

    Sống và chết


    Sống mà vô dụng,sống làm chi
    Sống chẳng lương tâm, sống ích ǵ?
    Sống trái đạo người, người thêm tủi
    Sống quên ơn nước, nước càng khi.
    Sống tai như điếc, ḷng đâm thẹn
    Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
    Sống sao nên phải, cho nên sống
    Sống để muôn đời, sử tạc ghi


    Chết sao danh tiếng vẫn c̣n hoài
    Chết đáng là người đủ mắt tai
    Chết được dựng h́nh tên chẳng mục
    Chết đưa vào sử chứ không phai
    Chết đó, rơ ràng danh sống măi
    Chết đây, chỉ chết cái h́nh hài
    Chết v́ Tổ quốc, đời khen ngợi
    Chết cho hậu thế, đẹp tương lai



    Nhà Cách Mạng Nguyễn An Ninh 1900-1943



    Tốt nghiệp Tú Tài Trường Chasseloup Laubat, tại Sài G̣n
    (Tam h́nh post khi Thanh niên Tốt nghiệp Tú tài )

    Tốt nghiệp Luật tại Trường Cao đẳng Pháp thuộc Đại học Đông Dương tại Hà Nội.
    Năm 1918, ông sang Paris, Pháp, tiếp tục học đại học ngành luật tại Đại học Sorbonne. Hai năm sau, ông đă tốt nghiệp hang ưu , được cấp bằng cử nhân Luật hạng xuất sắc (1920)

    Nguyễn An Ninh mất tại nhà tù Côn Đảo vào ngày 14 tháng 8 năm 1943, hưởng dương 43 tuổi .

    Trích bài viết của nhà Văn Sơn Nam


    Nguyễn An Ninh là người có ảnh hưởng lớn đến trí thức miền Nam Việt Nam trong những năm 1920, 1940, người đă thức tỉnh cả một thế hệ .

    Nguyễn An ninh xuất hiện, đóng vai tṛ tích cực rồi trở thành người được ái mộ nhờ khả năng sáng tạo về mặt lư thuyết cũng như thực hành. Nếu thân phụ của ông ao ước một cuộc Duy Tân hướng về nước Nhật th́ lần này, khi du học ông hấp thụ được những tinh túy về lư thuyết của tây phương. Ông sẵn có một căn bản về triết học Đông phương vững chắc, am hiểu đạo Phật, đạo Lăo, đạo khổng. Nhưng quan trọng nhứt là am hiểu t́nh h́nh miền Nam... Về tác phong của ông, Phan Văn Hùm đă viết như sau: "Ông người thể chất yếu, nhờ thể thao, nhờ đi xe đạp, nhờ chịu cực mới khỏe được...Người ông như vậy, cho nên về sau này ở trong ngục hễ thời tiết thay đổi là ông bị cảm ngay. Thế mà ông ghét đám thanh niên ăn sung mặc sướng, đi ra nửa bước đă ngồi xe, ông muốn bày ra một cảnh sinh hoạt tự do, mà "cần lao" như dân đi làm rừng làm rẫy: quần áo vải bô, chiếc nóp, đăy cơm, bầu nước, rồi mênh mông đâu cũng là nhà." Tác phong b́nh dân ấy có sức thu hút khá mạnh. Khi vào tù cửa vừa đóng lại, thiên hạ vây chung quanh ông, khám bên kia có mấy người chun song sắt qua chào... Có người nhận xét rằng Nguyễn An Ninh mang tâm hồn nghệ sĩ, ít nghĩ tới việc tổ chức lực lượng cách mạng. Nhưng ta không nên đ̣i hỏi quá nhiều ở một kẻ sĩ, một nhà hiền triết nồng nhiệt yêu nước. Cách mạng không phải là độc quyền của kẻ sĩ nhưng là sự đóng góp của toàn dân từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhiều miền, nhiều giới. Ông làm tṛn sứ mạng của kẻ sĩ: sáng tạo, đi tiên phong, đốt lên ánh đuốc sáng rực trong buổi b́nh minh đầy giông tố ./.

    Nhà văn Sơn Nam
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 21-08-2012 at 11:16 AM.

  10. #260
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Những bài viết trên La Cloche Fêlée, l’Annam và La Lutte của ông Nguyễn An Ninh





    Người Pháp ở Đông Dương.

    Những bài viết trên La Cloche Fêlée, l’Annam và La Lutte của ông Nguyễn An Ninh
    Đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX, nghĩa là ngay từ thời Tây c̣n làm chủ Đông Dương, tại Sài G̣n có một tờ báo viết bằng tiếng Pháp có tên là La Cloche Fêlée xuất hiện, th́ ông Nguyễn An Ninh được đồng bào ở khắp ba miền Nam - Trung - Bắc biết đến như một nhân sĩ có tinh thần yêu nước, như một nhà trí thức dũng cảm dám chống Tây. Nhất là đồng bào ở Nam Kỳ không ai là không nhắc đến tên tuổi của ông Ninh, không ai là không kể cho nhau nghe những chuyện về ông Ninh…


    Càng đọc những bài báo ông viết cách đây hơn tám mươi năm, lúc viết những bài báo này ông chỉ mới hai mươi mấy tuổi v́ ông sinh năm 1900, tôi càng thấy rơ đang quay lại trước mắt tôi khúc phim về những chặng đường tranh đấu của ông, đầy bất trắc, đầy nguy hiểm, gian khổ hy sinh nhưng cũng đầy dũng cảm.

    Bài báo đầu tiên mà tôi đọc là bài Ordre et Anarchie (Trật tự và Hỗn loạn) đăng trên La Cloche Fêlée số 4 ra ngày 31 tháng 12 năm 1923. Dưới cái “tít” của bài báo là mấy hàng chữ nhỏ của một câu được nêu làm tiêu chí (mis en exergue):

    Frappe, mais e’coute

    Il s’agit de nous, de notre vie, de notre destin

    Il s’agit aussi des intérêts et du renom de notre patrie

    Hăy cứ đánh, nhưng hăy nghe đây

    Đây là chuyện liên quan đến chúng tôi, đến cuộc đời, đến định mạng của chúng tôi.

    Cũng liên quan đến cả những quyền lợi và thanh danh của Tổ quốc chúng tôi nữa.

    Bằng câu trích dẫn dựng lên làm câu tiêu chí cho bài báo, ông Ninh đă đưa ra cả một tuyên ngôn, cả một đề cương tranh đấu của ông và những người bạn cùng chí hướng với ông.

    Ba chữ “Hăy cứ đánh” cho thấy ông và các bạn ông trong toà soạn La Cloche Fêlée sẽ không bao giờ sợ, sẽ cứ tiến tới, sẽ không thay đổi lập trường, bất chấp những ngón đ̣n đàn áp, đánh đập, bắt bớ, giam cầm, đầy ải.

    Đề tài của những bài báo đi sát theo sự kiện của từng ngày, theo từng t́nh h́nh, theo từng vấn đề đang được đặt ra, theo từng biến chuyển. Những bất công, hiếp đáp, bóc lột được phơi bày, bị vạch trần, bị tố cáo, bị lên án. Những kẻ v́ quyền lợi riêng cam tâm liếm gót giày của bọn tay sai ngoại bang , để phản lại đồng bào đều bị vạch mặt chỉ tên qua nhiều số báo.

    Ngoài những bài đả kích, chống đối, tranh biện với đối phương ông c̣n có những bài bàn về những vấn đề xă hội, về quốc kế dân sinh, về văn học, về các ngành nghệ thuật từ điện ảnh (bài L’Indochine et le film) đến bộ môn sân khấu truyền thống của Việt Nam (bài L’influence française par le théâtre annamite) và đáng ngạc nhiên là ông có cả một bài về Giáo dục t́nh dục (bài L’Education sexuelle trên La Cloche Fêlée số 171 ra ngày 2 tháng 6 năm 1924) với những ư kiến rất mới, rất táo bạo (rất mới và rất táo bạo đối với quan niệm bảo thủ hồi ấy), rất xây dựng và rất nghiêm túc.

    Đứng về mặt xă hội, về mặt chính trị mà nói th́ những bài báo trên La Cloche Fêlée, L’Annam và La Lutte là một tập tài liệu ghi lại toàn cảnh đời sống xă hội và chính trị của Nam Kỳ nói riêng và cả nước Việt Nam thời đó.

    Những bài báo của ông Nguyễn An Ninh bên cạnh giá trị lịch sử c̣n có nhiều giá trị khác: giá trị văn chương và giá trị văn minh văn hoá.

    Ông xuất thân là một luật gia nên tài hùng biện của ông th́ khỏi phải bàn. Càng đọc chúng ta càng phải khâm phục những lập luận sắc bén, gọn gàng như rựa chém xuống đá của ông.

    Những lối maïeutique theo cách của Socrate, không hung hăng, không ồ ạt nhưng thấm thía, đầy thuyết phục khiến đối phương dầu cứng đầu ngoan cố không công khai thú nhận nhưng trong thâm tâm vẫn phải nghĩ thầm: “Cái ông Ninh này đă đi guốc trong bụng ta, đă nói trúng tim đen của ta. Quả là đáng sợ”.

    .......

    Có bản lănh như vậy, có lập luận rất khoa học, rất lô-gích như vậy ông mới làm cho những tên thực dân đầu sỏ hồi ấy như De la Chevrotière, Camille Devilar, Marquis, Ernest Outrey, Monet, Cognacq… và những ông An-na-mít có ít nhiều học thức và thủ đoạn là những tay sai cao cấp của Tây như Nguyễn Phan Long, Lê Quang Trinh, Nguyễn Phú Khải, Bùi Quang Chiêu phải nhiều lần cứng họng và biện pháp duy nhất mà chúng dùng để đối phó lại những bài báo đanh thép của ông là kiếm cớ bắt ông, nhốt ông vào nhà tù để bịt miệng chớ không c̣n biết làm ǵ khác.

    Tôi nhớ là lâu rồi tôi có đọc không biết ở đâu đó một câu nói của một tay người Pháp có chức quyền to, rất thực dân nhưng cũng rất có tài văn học. Tôi quên mất tay người Pháp ấy tên ǵ, nhưng khi nhận xét về một số những nhà cách mạng Việt Nam, một số những người Việt Nam chống Pháp và chửi Pháp, tay ấy nói:

    “Qua xứ này bị họ chửi nghĩ cũng bực ḿnh, nhưng được cái an ủi, cái hể hả là những câu chống đối, chửi bới của họ không thuộc loại tiếng Pháp bồi, tiếng Pháp cu li mà là loại tiếng Pháp rất văn hoa, rất trí thức, rất hàn lâm. Đúng là tiếng Pháp của Voltaire, của Descartes”.

    Tôi nghĩ là ngày trước khi bị ông Nguyễn An Ninh đả kích qua những bài báo trên La Cloche Fêlée, L’Annam, La Lutte, Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne và Thống đốc Nam Kỳ Cognacq có lẽ cũng đă nói thầm như thế.

    V́ càng đọc những bài báo của ông Nguyễn An Ninh chúng ta càng phục tài sử dụng tiếng Pháp và sự uyên bác những tri thức văn hoá của ông. Thể văn và ngôn từ của ông th́ phong phú đủ loại. Từ thể văn châm biếm đến thể văn trào lộng móc ḷ, từ thể nói cách vách đến thể nói đâm họng, từ những calembours đến những ẩn dụ parabole như trong Kinh Thánh .



    Trong một bài đả kích một tên đại biểu của Hội đồng tư vấn Nam Kỳ ông có một câu theo lối vừa chơi chữ vừa chơi âm chữ th́ cái tên cúng cơm Outrey của tên đại biểu này. Tôi không dịch mà chép nguyên tiếng Pháp ra và in đậm những chỗ có chơi chữ.

    “Monsieur Ernest Outrey se montre outrageant à l’égard de ses collègues au Couseil. Eu outre c’est un individu à la fois outrancier et outrecuidant. À en croire certaine rumeur il aurait voulu mener à outrance sa campagne électorale (Trong hai câu này có sáu chỗ chơi chữ với âm outre của chữ Outrey).

    Cái tài chơi chữ, cái giọng trào phúng châm biếm lẳng lơ, những kiểu calembour, những lối coutrepèterie bằng tiếng Pháp ngay ở bên Pháp, ngoài một số cây bút của tờ Le Canard enchaîné nổi tiếng trào lộng châm chích chính phủ th́ cũng không có mấy những người Pháp hội đủ những tài này, huống ǵ ở nước ta. Ông Nguyễn An Ninh quả là một trường hợp đặc biệt nên Tây sợ những bài viết của ông là phải.

    1. Và chưa hết. Ông c̣n sử dụng rất nhuần nhuyễn những tournures de phrase, những expressions idiomatiques trong tiếng Pháp, những điển tích, những allusions littéraires. Riêng việc ông dùng mấy chữ “la substantifique moelle” mượn trong “les Essais” của Montaigne đủ cho thấy ông nắm vững những tinh hoa của văn hoá Pháp, của văn hoá Cổ Hy Lạp, Cổ La Mă đến bậc nào.

    Một chi tiết nhỏ nữa. Có một bài báo được ông đặt cho cái “tít” les chevaliers de la cartable kể chuyện những cậu học tṛ bỏ trường bỏ học để phản đối ông thầy học của họ đă bợ Tây quá mức. Lối chơi chữ, chơi allusion littéraire ở đây nho nhỏ thôi nhưng rất thú vị, rất hóm hỉnh, rất trí tuệ.

    Đọc cái “tít” chúng ta nhớ đến “Les chevaliers de la Table ronde” trong văn học cổ đại Pháp. Một chi tiết tuy nhỏ nhưng không nhỏ v́ những người có tài th́ tài từ cái nhỏ nhất trở đi cũng như những người vĩ đại th́ vĩ đại từ những cái nhỏ nhất trở đi.

    Càng đọc càng thấy mến phục ông là chỗ đó. Qua những bài ông viết chúng ta thấy rơ cái tài, cái tâm của ông (ngày xưa Nguyễn Du cũng đă bảo cái tâm bằng ba cái tài), cái bản lănh, cái chí khí, cái dũng cảm và cái tận tụy hy sinh v́ nghĩa lớn của ông.

    Trong một bài nằm trong số những bài mà tôi được phân công dịch tôi đă gặp một câu tóm tắt được tất cả những ǵ cao quư thiêng liêng nhất mà chúng ta có thể thấy ở Nguyễn An Ninh. Nguyên văn bằng tiếng Pháp:

    - “Nous ne sommes pas de ceux qui dosent leur amour pour la patrie à l’éclat de sou étoile”.

    Tôi tạm dịch:

    - “Chúng tôi không phải là trong đám những kẻ đo đếm gia giảm ḷng yêu nước tuỳ theo sự lu mờ hay sự sáng chói của ngôi sao vận mạng của tổ quốc”. Câu nói có tầm vóc một danh ngôn.

    Hồi ấy vận nước ngả nghiêng nhưng ông Nguyễn An Ninh vẫn một ḷng kiên định mặc dầu có đủ điều kiện để làm một kẻ bàng quan thản nhiên nh́n đồng bào ḿnh đang lặn ngụp trong cảnh điêu linh tan nhà mất nước.

    Một con người như vậy, một khí phách như vậy, một tấm ḷng sắt son như vậy, một lời nói c̣n vẳng măi đến thiên thu như vậy há chẳng xứng đáng để chúng ta càng đọc càng thấy kính phục hay sao?


    Sài G̣n ngày 20 tháng Tám 2012

    Bài viết của một Giáo sư Đại học tại Quốc nội ngày 20.8.2012
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 21-08-2012 at 12:32 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Những Chữ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ CSVN
    By Phú Yên in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 5
    Last Post: 15-08-2012, 09:56 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Phần 2: Những mảng tối trong 'Ngôi nhà Việt'
    By doisoente in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 01-03-2012, 05:29 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •