Page 4 of 4 FirstFirst 1234
Results 31 to 36 of 36

Thread: Tu thật / Tu giả ? Sư Quốc Doanh / Tôn Giáo vận?

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tản mạn về cha Stêphanô Chân Tín
    P2



    Từ những năm 1994 nếu tôi nhớ không nhầm, khi internet chưa phổ biến và những tin tức về Giáo Hội và xă hội c̣n mờ mịt ngay cả đối với các linh mục, tu sĩ ngài đă chủ trương sáng lập tạp chí Tin Nhà và sau đó là Thư Nhà. Ngài cho photo hàng loạt và t́m cách phổ biến trong giới linh mục tu sĩ và giới trí thức tiến bộ. Trong các dịp hội chung của các linh mục ở Sài G̣n ngài thường mang đến phát cho anh em. Trong hoàn cảnh thời bấy giờ Tin Nhà là nguồn tin tức chính xác và là một tiếng nói phản biện mạnh mẽ, thuyết phục nhất mà chúng tôi có thể tiếp cận. Những tin tức và nội dung b́nh luận của Tin Nhà phải nói đă giúp độc giả có một cái nh́n chân thực và đầy đủ hơn về các sự kiện liên quan và được những người quan tâm đến hiện t́nh Giáo Hội và đất nước đón đọc một cách thích thú.

    Hồi đấy nhà cầm quyền TP HCM mới bắt đầu cho các tu sĩ Ḍng được thu phong linh mục. Tất nhiên ứng viên để được nhà nước chấp thuận, th́ phải qua quá tŕnh phỏng vấn rất hồi hộp và nhiều cạm bấy, có thể kéo dài nhiều lần trong nhiều năm, mà không phải ai cũng đủ sức đủ khôn ngoan để b́nh an vượt qua mưu chước satan. Sự kiện đấy mở ra nhiều hy vọng cho các tu sĩ và chủng sinh theo ơn gọi giáo sĩ, nhưng CA lại lợi dụng điều đấy để rung cây nhát khỉ nhằm khống chế tư tưởng, lập trường của các ứng viên. Khi ấy tôi nghe cha Phan Đức Hiệp, Phụ tá Học viện, cho biết CA đánh tiếng rằng nếu anh em nào trong Học viện đọc báo Tin Nhà th́ mai mốt không cho thụ phong linh mục; trong khi đó CA thường xuyên hỏi các ứng viên linh mục có biết Tin Nhà và có đọc Tin Nhà không. Những điều ấy cho thấy Tin Nhà của cha Chân Tín hồi ấy có ảnh hưởng thế nào và cũng làm cho chế độ lo ngại ra sao.

    Sau Tin Nhà, ngài lại cùng các bạn hữu chủ trương Thư Nhà, rồi Tự Do Ngôn Luận. Đấy là chưa kể các bài trả lời phỏng vấn, các bài phát biểu đây đó, các buổi làm việc với cán bộ CA hay văn hóa được ghi chép lại rồi phổ biến, các tuyên bố, tuyên ngôn hoặc kiến nghị mà ngài kư cùng với các chức sắc của các tôn giáo khác, hay với các linh mục và giáo dân gửi cho các cấp lănh đạo trong ngoài Giáo Hội.

    Giảng dạy là công việc thường xuyên của ngài. Thời điểm năm 1989 tôi vào Kỳ Đồng, thị lịch dâng lễ chủ nhật ở nhà thờ của các cha ổn định tương đối trong nhiều năm. Nếu tôi nhớ không nhầm th́ cha Chân Tín thường làm lễ 6 h 30 sáng hoặc 5 h chiều, c̣n về sau th́ lễ 10 h sáng chủ nhật. Ngài giảng dạy rất khúc chiết, có lư có t́nh, cung giọng mạnh mẽ, dứt khoát, nội dung có sơ sở Kinh Thánh, thần học và thực tiễn. Cho đến cách đây 2 năm về trước, khi tôi c̣n gặp ngài th́ thấy ngài vẫn rất tỉnh táo và minh mẫn, cách suy nghĩ vẫn rất trẻ trung và hợp thời. Tôi nghĩ lư do khiến ngài được như vậy là nhờ ngài sống thật, sống gắn bó tha thiết với con người và cuộc đời chứ không sống một cách trưởng giả, quan liêu, đồng thời cũng là nhờ thái độ ham học hỏi, nghiên cứu của ngài. Ngài được tiếng là thông minh và là một trong 3 linh mục DCCT VN (Thuấn, Tín, Diệm) đầu tiên đi du học và là một trong 2 người đầu tiên đỗ bằng tiến sĩ (Diệm, Tín) và khi về Việt Nam ngài được bổ nhiệm làm Giáo sư Tín Lư của Học viện DCCT Đà Lạt và một thời gian sau, h́nh như là năm 1956 nếu tôi nhớ không nhầm, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Học Viện. Bởi vậy, hầu hết các cha già hiện nay, từ cha già Phú trở xuống đều là học tṛ của ngài.

    Ngài chăm chú đọc sách báo và đọc rất nhiều. Có lẽ chỉ kém cha Vũ Khởi Phụng theo nhận xét của tôi. Cách đây mấy năm, khi tôi đến thăm ngài tại pḥng làm việc ở Nhà sách, tôi c̣n thấy ngài chăm chúc đọc sách bằng cái kính lúp rê rê trên từng chữ. Xem ngài đọc cái ǵ th́ hóa ra là một mục từ trong cuốn Dictionaire di Théologie fondamentale mới xuất bản, bên cạnh đó tôi c̣n thấy cuốn le Nouveau Théo: Encyclopedie Catholique nữa. Tất cả đều là bản photo. Tôi giật ḿnh, vừa cảm phục ngài vừa xấu hổ với bản thân c̣n trẻ mà mấy khi dám bỏ thời giờ để sưu tầm và đọc những sách vở nghiêm túc như vậy. Về sau khi ngài dọn đồ đoàn khỏi Nhà sách về ở tầng trệt của Tu viện Kỳ Đồng, khi tôi từ Hà Nội vào ngài có tặng tôi một số sách, trong đó có một số cuốn tiếng Pháp.



    Cha Stêphanô vĩnh biệt cộng đồng ở đời tạm, hẹn gặp mọi người ở đời sống vĩnh cửu

    Khi giảng dạy ngài không ngại nói thẳng nói thật, không ngại đề cập đến những sự thật nhức nhối của chế độ, và quan trọng hơn là hướng dẫn giáo dân có một phong cách sống đạo thích hợp, đúng đắn trong từng hoản cảnh và thời điểm cụ thể. Bởi vậy, giáo dân, nhất là lớp trung niên trở lên rất thích nghe, đặc biệt là những người mới trở về từ trại tù cộng sản hồi năm 1988 và thường lấy nhà thờ Kỳ Đồng là điểm hẹn để đến xưng tội, thăm hỏi tin tức đồng đội và bàn chuyện H.O. Nhân tiện nói đến các ông HO tôi cũng xin nói thêm hôm rồi sang Hoa Kỳ có nghe mấy ông kể lại việc họ đi tù ở nhà gia đ́nh họ được Chân Tín giúp đỡ và khi họ đi tù về ngài đă bày tỏ thiện cảm với họ và nâng đỡ họ ra sao.

    Trở lại vấn đề giảng dạy của ngài, Mùa Chay năm 1990, ngài giảng ba bài Sám hối theo 3 đề tài: Cá nhân sám hối, Giáo hội sám hối, xă hội sám hối. Nội dung những bài giảng ấy cho đến hôm nay sau 22 năm theo tôi vẫn giữ nguyên tính thời sự [VRNs sẽ đăng lại các bài giảng quan trọng này trong những ngày tới]. Lúc đấy v́ làm công việc giữ xe ở sân nhà thờ Kỳ Đồng, nên tôi có dịp chứng kiến cảnh tượng lạ ấy là sau ngày thứ nhất, từ khoảng 5 h chiều đă có những ông xách theo ghế nhựa loại nhỏ đặt ở sân nhà thờ Kỳ Đồng để giữ chỗ trước cho ḿnh và cho bạn bè. Thời đấy ở Sài G̣n tổ chức được tĩnh tâm cho các giới là hiếm hoi v́ nhiều lư do và các cuộc tĩnh tâm ở Kỳ Đồng thường thu hút giới tinh hoa nhà đạo trong toàn thành phố và được nhiều người trông đợi. Bởi thế các bài giảng của ngài như những quả bom nổ tung dư luận ở Sài G̣n. Cái không khí các nước cộng sản Đông Âu vừa sụp đổ trước đó mấy tháng khiến cho âm hưởng của các bài giảng càng mạnh mẽ. Sau những chủ nhật kế tiếp, ngài tiếp tục khai triển và đào sâu những chủ đề liên quan đồng thời cho biết nhà nước đang t́m cách áp lực, sách nhiễu ngài thế nào….

    Nhiều người lo lắng cho ngài, nhưng không v́ thế mà ngài chùn bước. Ở trong tu viện quan sát phản ứng của các đấng bậc, tôi thấy có một số anh em sợ hăi và có ư trách móc ngài, v́ theo những anh em ấy nội dung bài giảng của ngài có thể gián tiếp xa gần khiến anh em bị vạ lây. Tuy nhiên, phản ứng của các đấng bề trên khi ấy theo tôi là tuyệt vời. Ngay hôm giảng xong bài thứ ba, xă hội sám hối, về đến nhà ăn, ngài đang đi lấy cơm, Cha Phạm Huy Lăm, khi ấy vừa ăn xong, gặp cha Chân Tín đi vào nhà ăn th́ đứng đối diện với ngài, lấy muống gơ vào cái bụng cha Chân Tín mà nói rằng: “Chân Tín, ngươi giảng dạy “bậy bạ” và “nguy hiểm”quá sức”. Ngươi có cái bụng tốt! Nhưng hăy canh chừng cái đầu ngươi!” Lời nói và cử chỉ của cha Lăm khiến tôi thấy dễ thương và buồn cười quá sức v́ biết ngài tốt bụng và thường có kiểu nói tưng tửng với mọi anh em già trẻ khiến ngài được thiện cảm của nhiều người.

    Trong khi ấy, cha Vũ Khởi Phụng bày tỏ lập trường ủng hộ và bảo vệ cha Chân Tín hết sức. Lúc bây giờ Cha Vũ Khởi Phụng có tham gia một số buổi hội thảo thần học và một số sinh hoạt khác theo lời mời của một số linh mục trong UBDDKCGYN TP. HCM, những con người và tổ chức ít nhiều có tiếng nói trong việc bắt hay không bắt cha Chân Tín. Bởi vậy, khi thấy cha Chân Tín bị đe dọa, cha Vũ Khởi Phụng đă tuyên bố với một số vị hữu trách trong UBĐK rằng: “Nếu Cha Chân Tín bị bắt, tôi sẽ không cộng tác với “các anh” nữa!” Và sự việc đă xảy ra như vậy. Ngài đă nghỉ chơi với CGDT, từ bỏ sự thuận lợi mục vụ dành cho ḿnh để đồng trách nhiệm với anh em và chia sẻ với Nhà Ḍng, cái đó khiến tôi thêm cảm phục và yêu mến ngài hơn là cái trí tuệ uyên bác của ngài.

    Theo dơi t́nh h́nh, tôi cũng nghe được rằng cha Phó Giám Tỉnh, Bề trên-chính xứ Cao Đ́nh Trị đă bị công an áp lực phải kiềm chế cha Chân Tín. Tuy nhiên, lúc đấy cũng như về sau, ngài đă luôn cương quyết và khéo léo giải tỏa rằng: “Các ông cứ việc làm việc trực tiếp với Chân Tín. Nếu Chân Tín làm ǵ phạm luật nhà nước, các ông muốn th́ cứ việc bắt. Bắt đi! C̣n tôi dù là bề trên, nhưng cũng chỉ là học tṛ của ông ấy. Ông ấy giảng dạy có cơ ở thần học, đúng thực tế, ông ấy không vi phạm giáo luật, không vi phạm luật ḍng, nên tôi không thể làm ǵ để cấm ông dâng lễ hay giảng dạy được!” Chính cha Trị trả lời như thế mà cái bài dùng Công giáo trị Công giáo, dùng người nhà trị người nhà, dùng linh mục trị linh mục của CA đă thất bại khi áp dụng cho DCCT và cũng v́ các đấng bề trên tỉnh táo, bản lĩnh, khôn ngoan mà anh em thêm tin tưởng, yêu mến, tạo nên sức mạnh cho Nhà Ḍng và làm cơ sở cho anh em dấn thân phục vụ.

    Tiếc thay cái bài bản khôn ngoan tối thiểu mà các đấng bề trên phải có như cha Trị ấy th́ ngày nay tôi vẫn thấy thiếu nơi nhiều đấng bậc ngoài Hội ḍng, khiến cho hàng linh mục, tu sĩ, giáo dân và thâm chí ngay bản thân các giám mục bị thất thế và bị khống chế cách nào đó. Tôi không thể không nói không có khi một số anh em và bản thân tôi cũng như cha Giám Tỉnh vàmột số linh mục khác trong Ḍng bị cấm vận giảng dạy đây đó, chỉ v́ nhà nước không thích và v́ là những cái tên “nhậy cảm”.

    Người ngoài biết đến cha Chân Tín nhiều khi thấy ngài kiên tŕ dấn thân tham gia đấu tranh cho tự do, cho nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo ở Việt Nam, không ngại tố cáo những bất công và tôi ác của chế độ cộng sản phi nhân, cũng nhiệt thành làm bất cứ điều ǵ có thể được để bênh vực người nghèo, để hậu thuẫn cho phong trào dân chủ ở Việt Nam. Trong giới Công giáo, có thể nói sau 1975 ngài là tiếng nói phản biện xă hội và Giáo Hội sớm nhất, thường xuyên nhất và lâu dài nhất. V́ mục đích này ngài cũng làm bạn với nhiều người thuộc nhiều tầng lớp và tôn giáo khác nhau, tham gia nhóm Nguyễn Kim Điền, tham gia khối 8406 hoặc kư tên vào các kiến nghị lúc này lúc khác, bênh vực người này người kia, tổ chức giúp đỡ chỗ này chỗ nọ.

    Đầu năm 2008, khi vụ Thái Hà nổ ra, mặc dù tuổi cao bệnh tật, ngài đă ra tận nơi thăm viếng và gặp gỡ anh em trong tu viện cũng như giáo dân trong giáo xứ, rồi ngài cũng ra phố Đức Bà thắp nến với giáo dân. Sau đó, c̣n xin Cha Giám Tỉnh cho ngài ra Thái Hà phục vụ v́ đấy cũng là nơi ngài đă vào tập viện, đă học triết lư và thần học, đă chịu chức linh mục hồi hơn 60 năm trước. Dù ư muốn của ngài không được chấp nhận, nhưng khi được biết điều này tôi vẫn cảm phục ngài và cảm thấy an ủi khi trong Nhà Ḍng, giữa cơn hoạn nạn gian nan, anh em già trẻ vẫn muốn được cùng chia sẻ với nhau, nếm mật nằm gai cùng nhau, chứ không t́m cách kết án hay ngảnh mặt đi.

    Tôi nghĩ chính thái độ đấy làm nên tư cách thật của một con người, đặc biệt là của một tu sĩ, linh mục. Cũng v́ việc dấn thân của ngài mà tiếng nói của ngài có uy tín quốc tế, nhiều nhà ngoại giao ngoại quốc thường đến thăm ngài, nhiều nhà báo ngoại quốc hay liên lạc với ngài và phỏng vẫn ngài, thậm chí có tổ chức Human Right Watch nhân quyền của Ḥa Kỳ có năm nào c̣n trao tặng giải thưởng nhân quyền và quốc hội Hoa Kỳ có năm mời ngài sang điều trần nhưng ngài không đi v́ nhiều lư do. Trong chọn lựa của ngài là chọn lựa người nghèo, chọ lựa Giáo Hội, chọn lựa dân tọc và đất nươc, chọn lựa tự do và nhân quyền chứ không phải là chọn lựa quyền lực và tiên nghi. Lập trưởng của ngài rất rơ ràng, thẳng thắn và dứt khoát.

    Khi được giải quản ở Cần Giờ trở về sống tại Tu viện Kỳ Đồng, ngài không xin làm thủ tục tái nhập hộ khẩu theo quy định. Công an nhắc nhở th́ ngài nói ngài không tự động cắt khỏi SG và ngài cũng không tự xin nhập lại. Ngài nói chế độ hộ khẩu là chế độ man rợ, vi phạm tự do và nhân quyền, ngài là công dân Việt Nam tự do, ngài muốn sống ở đâu là quyền của ngài. Hộ khẩu của ngài là cả đất nước Việt Nam này. Rồi có lần CA vào xét hộ khẩu, họ đi từng pḥng yêu cầu từng người kư vào cái biên bản có mặt hay vắng mặt ǵ đó, tôi cũng thấy ngài lớn tiếng phản đối nhóm CA đang đứng trước pḥng ngài rằng cái thói xét hộ khẩu là man rợ, là gây phiền nhiễu người dân, là xúc phạm đến các tu sĩ. Thấy ồn ào, cha Bề trên Phạm Huy Lăm lúc đấy từ pḥng bên cạnh sang nói với ngài rằng nên kư cho mấy nhân viên đấy đi về v́ họ cũng chỉ là cấp thừa hành, th́ ngài mới chấp thuận.

    Việc bầu cử đại biểu quốc hội hay HĐND các cấp cũng vậy. Biết đấy chỉ là tṛ hề nhằm lừa đảo dân chúng nên nên ngài kịch liệt lên án cái thói giả dối và tốn kém này của dân và ngài kiên quyết không đi bầu cử, ngay cả khi cán bộ mang thùng phiếu vào pḥng làm việc của ngài ngài cũng chối từ.

    Ngài là người đáng kính đối với đại chúng, và với bạo quyền th́ ngài hiên ngang, khảng khái, nhưng hằng ngày với anh em trong Ḍng th́ ngài rất hiền ḥa, dễ thương và khiêm tốn. Ngài t́m mọi cách hiệp thông, chia sẻ với anh em cách cụ thể, không nề hà chuyện đường xa vất vả, tuổi cao sức yếu. Tôi thấy bất luận các anh em và gia đ́nh các anh em trong ḍng có chuyện vui buồn ǵ, th́ ngài đều sắp đặt thời gian để hiệp thông chia sẻ, ngai cả khi phải đi xe xa dài ngày như đi lễ tang, lễ phong chức ở Nha Trang, ở Huế, ở Đà Lạt, ở Long Xuyên. Sống cùng tu viện với ngài, tôi thấy ngài rất hiền ḥa và dễ thương. Các buổi hội chung của tu viện, các cuộc tĩnh tâm hay thường huấn của Tỉnh Ḍng hay của giáo phận, hay của hạt Xóm Chiếu, của hạt Tân Định, dù thích hay không thích ngài đều sắp đặt thời gian tham gia, chia sẻ bởi vậy ngài cũng dành được nhiều sự cảm mến và kính phúc của các linh mục ngoài ḍng. Đối với các đấng bề trên, dù là học tṛ của ngài, nhưng ngài luôn một mực kính trọng và gọi đích danh chức danh của các ngài khi có điều ǵ cần trao đổi. Đối với anh em tuổi trong ḍng cao, nhưng tuổi đời nhỏ hơn th́ ngài vẫn luôn gọi bằng anh. Đối với các anh em trẻ thân thiết, th́ ngài luôn gọi bằng em. Sống với ngài trong tu viện, tôi không thấy ngài có vẻ cay đắng với ai, thăm hỏi anh em cách chân t́nh, chu đáo và đón nhận mọi anh em cách quảng đại và b́nh an, đồng thời luôn có vũ và động viên anh em mỗi khi có thể được. Không bao giờ tôi thấy ngài biểu hiện ứng xử theo kiểu “thượng thiên hạ địa duy ngă độc tôn”.

    Tôi nhớ hồi cuối năm 2004, khi bầu cử Giám Tỉnh cho nhiệm kỳ 2005-2008, cha Cao Đ́nh Trị cương quyết chối từ. Mới đầu là chối từ ứng cử, về sau là chối từ nhận chức, v́ ngài quá mệt mỏi và ngán ngẩm trong công việc bề trên sau nhiều thập niên đảm nhiệm. Nhận thấy Tỉnh Ḍng vẫn cần cha Cao Đ́nh Trị làm Giám Tỉnh và nhận thấy cha Cao Đ́nh Trị cần được nâng đỡ, khuyến khích, nhân danh là niên trưởng của Tu viện Kỳ Đồng, ngài đă đích thân viết thư gửi cha Cao Đ́nh Trị, phân tích lẽ hơn thiệt phải chăng và cổ vũ cha Trị đảm nhiệm chức vụ. Sau đó cha Cao Đ́nh Trị đă đồng ư nhận chức. Tôi biết được điều này v́ khi ấy cha Cao Đ́nh Trị nói lại với tôi.

    Trong các buổi họp của Tu viện Kỳ Đồng, tôi thường thấy cha Chân Tín tích cực đóng góp ư kiến và là những ư kiến có tính xây dựng, phát xuất từ thiện ư, không bao giờ có ư làm khó dễ anh em nào. Cũng không có ư áp đặt ư kiến của ḿnh lên ai và lên toàn thể cộng đoàn. Ngài mạnh mẽ và quyết liệt bao nhiêu đối với những thế lực bên ngoài đang đang mưu toan làm hại người lành, th́ cũng hiền ḥa và dễ thương bây nhiêu với anh em trong nhà. Dường như bao nhiêu cái khôn ngoan ngài dùng để đối đáp với bên ngoài, với chế độ và những thế lực bất nhân, tàn bạo; c̣n với anh em trong Ḍng, ngài thường lấy ḷng khiêm tốn, kiên nhẫn, nhường nhịn, bao dung mà đối xử.

    Ngài không phải là không có những sai lầm, khiếm khuyết trong hành tŕnh dài hon 90 năm, bởi cuộc sống đa đoan phức tạp, con người lại yếu đuối và giới hạn,chẳng ai có thể nắm tay đến tối, gối đầu đến sáng, lời bài thánh ca nào đó viết rằng “đường đi sông núi mênh mông, làm sao qua hết long đong”. Có điều tôi vẫn cảm phục ngài là trong mọi hoàn cảnh, ngài vẫn cố gắng sống theo cái tên của ḿnh, luôn nhiệt thành và chung thủy với sứ vụ ban đầu, với chọn lựa căn bản là phục vụ Tin mừng đấu tranh cho công lư, sự thật, tự do, vẫn dành t́nh cảm nồng nàn cho người nghèo, cho GH, cho quê hương và dân tộc cho đến giờ phút cuối đời.

    Ngài đă góp phần làm nên diện mạo của Nhà Ḍng hôm nay giữa ḷng GH và dân tộc cũng như trong từng gương mặt cụ thể của các thế hệ anh em DCCT hiện đang c̣n sống. Tôi tin rằng như thánh Phaolo, có thể nói ngài đă luôn cố gắng lao ḿnh về phía trước, đă chiến đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp v́ đức tin, đă nhắm đúng đối thủ chứ không đấm vào không khí và bây giờ ngài vui mừng v́ đă hoàn tất chặng đường đă qua. Tôi xác tín rằng trong cuộc đời này, trong hoàn cảnh này của đất nước, của Giáo Hội, của Nhà Ḍng cần có những con người như ngài, cần phải dám sống với thật với cuộc đời, dám đối diện với những khó khăn thử thách để phục vụ mọi người trong niềm tin, t́nh yêu và ḷng phó thác nơi Thiên Chúa quyền năng và nhân hậu.

    Roma, chủ nhật đầu Mùa Vọng 02.12.2012

    Phêrô Nguyễn Văn Khải, LM DCCT

    Thoibao Online

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    BẢN LÊN TIẾNG về Bài Luận văn Tốt nghiệp Cử Nhân của Tăng sinh Thích Thiện Huệ





    GIÁO-HỘI PHẬT-GIÁO H̉A-HẢO
    BAN TRỊ-SỰ TRUNG-ƯƠNG HẢI-NGOẠI

    posted Dec 22, 2012 6:15 AM by Trung Hiếu Nguyễn

    http://www.phatgiaohoahao.net/home/t...hthichthienhue

    GIÁO-HỘI PHẬT-GIÁO H̉A-HẢO
    BAN TRỊ-SỰ TRUNG-ƯƠNG HẢI-NGOẠI
    4141 – 11th Ave., Sacramento, CA. 95817, USA.
    Tel. 905-619-0398 916-731-8331 Fax. 905-619-0398
    E-mail: btstuhn.ghpghh@gmail .com
    Domain: www.phatgiaohoahao.net



    BẢN LÊN TIẾNG

    Kính gởi:
    ● Quư Vị Cố-Vấn và Trị-Sự-Viên BTS Trung-Ương Hải-Ngoại
    ● Quư Ban Trị-Sự và Ban Đại Diện Địa-Phương
    ● Toàn thể Quư Đồng-đạo hải-ngoại và quốc-nội.

    Trích yếu: V/v Bài Luận văn Tốt nghiệp Cử Nhân của Tăng sinh Thích Thiện Huệ.

    Kính thưa Chư Quư vị,

    Trong thời gian gần đây, chúng tôi có nhận được từ trên mạng lưới toàn cầu, bài Luận văn Tốt nghiệp mang đề tài: “THỰC CHẤT CỦA ĐẠO H̉A HẢO” do Tăng sinh Thích Thiện Huệ (thế danh Nguyễn văn Huệ) thực hiện, hướng dẫn bởi Giáo sư Minh Chi và được Hội đồng Điều hành của Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn là “Luận văn đạt yêu cầu”.
    Được biết, Học Viện Phật Giáo Việt Nam thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, hiện tọa lạc tại số 750, đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, đă và đang mở nhiều khóa đào tạo tăng sinh tŕnh độ Cử Nhân Phật học. Tập tài liệu “THỰC CHẤT CỦA ĐẠO H̉A HẢO” chính là Luận văn Tốt nghiệp bằng Cử Nhân Phật Học của tăng sinh Thích Thiện Huệ thuộc Khóa IV (Niên khoá 1997-2001).
    Nh́n chung, bài Luận văn Tốt nghiệp dày 57 trang nầy, gồm hai chương chính yếu như sau:
    I.- Đạo Ḥa Hảo, một h́nh thức Tôn giáo tạp pha.
    II.- Đạo Ḥa Hảo có phải là một Tôn giáo không?

    Trong chương I, bằng kiến thức nông cạn và lệch lạc, Tăng sinh Huệ căn cứ vào “Nội dung Giáo Lư” của Đạo PGHH cho rằng: Sự h́nh thành “Giáo lư Ḥa Hảo” đều do ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và một số Tôn giáo có trước như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao đài giáo… Do đó, ông Huệ kết luận rằng Đạo Ḥa Hảo là một Tôn giáo tạp pha.

    Đến chương II, ông Huệ đă dùng những luận cứ không chính xác, lại mang tính xuyên tạc đầy ác ư, để mạ lỵ và xúc phạm nặng nề đến thanh danh Đức Huỳnh Giáo Chủ. Đồng thời, khinh thường và phỉ báng hàng triệu tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo bằng những câu văn thiếu đạo đức và kém văn hóa.

    Kính thưa Chư Quư vị,

    Qua nội dung của bài Luận văn Tốt nghiệp Cử nhân Phật học nầy, chúng tôi có những nhận xét như sau:

    - Ai cũng nghĩ Học Viện Phật Giáo Việt Nam là nơi đào tạo Tăng tài cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, là nơi phát xuất những vị Đại Đức, Thượng Tọa tương lai cho nền Phật đạo, là nơi để Quư Tăng sư trau dồi giới hạnh Trí tuệ Từ Bi Bác ái, là nơi để hoằng truyền chánh pháp Vô Vi của Đức Phật Thích Ca… không ngờ nơi đây lại chứa chấp và dung dưỡng những đứa con mang ḍng họ Thích mà lại đi ngược lại những lời Phật dạy, làm tủi nhục cho tất cả Tông phái đạo Phật. Vả lại, Học Viện Phật Giáo Việt Nam lại được điều hành và giảng dạy bởi các Tăng sư bậc Thầy, trong đó có Giáo Sư Minh Chi. Như vậy, có phải đây là nơi đào tạo và huấn luyện các Tăng sư Cộng sản theo chủ thuyết Vô Thần?

    - Bài Luận văn Phật học mang đầy tính xảo biện, với luận điệu hồ đồ, hằn học đầy sân si nhơn ngă nhằm đả phá, công kích một Tôn giáo và Giáo lư của một Tôn giáo khác lại được Hội Đồng Điều Hành gồm những Tăng sư Đạo cao Đức trọng phê chuẩn là “Luận văn đạt yêu cầu”. Phải chăng “đạt yêu cầu” chính là muốn tiêu diệt PGHH, một nền Tôn giáo Dân tộc đă vượt nhiều thử thách cam go qua các chế độ khắc nghiệt của loài người đang ngày càng phát huy rực rỡ khắp nơi trên thế giới?

    - Bài Luận văn Phật học chứa đầy những lời lẽ thô lổ, khiếm nhă, mạ lỵ một vị Giáo Chủ mà đă từ lâu được hàng triệu người công nhận là một thiên tài Tôn giáo dân tộc, là một Đại Bồ Tát trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, là tất cả những ǵ đáng tôn kính trong vị thế của một Giáo chủ gồm nhiều triệu tín đồ ở Việt Nam. Đặc biệt, trong bộ Từ điển Bách khoa có thẩm quyền nhất thế giới là Encyclopædia Britannica, cuốn thứ 6, trang 181 có đề cập đến như sau: “Huynh Phu So is a Vietnamese philosopher, Buddhist reformer, and founder (1939) of the religion Phat Giao Hoa Hao,…”. Rơ ràng Huỳnh Giáo Chủ đă được Thế giới biết đến như một Triết gia, mà c̣n là nhà cải cách Phật Giáo và vị sáng lập Phật Giáo Ḥa Hảo. Vậy mà bài Luận văn như thế nầy lại được Viện Phật Học cấp bằng Cử Nhân th́ quả t́nh Viện Phật Học Việt Nam đă và đang đào tạo các Tăng sư Cộng sản theo đúng chủ thuyết Tam-Vô (Vô tổ-quốc, Vô gia-đ́nh, Vô tôn-giáo). Điều nầy cho thấy Viện Phật Học Việt Nam đang bị suy thoái trầm trọng, dạy Tăng sinh xa rời Chánh Pháp và như thế th́ tương lai Phật Giáo Việt Nam sẽ đi về đâu nếu Học Viện cứ tiếp tục đào tạo các Tăng sư theo đúng chính sách, chủ trương tôn giáo của Chính phủ và Đảng CSVN?

    Kính thưa Chư Quư vị,

    Qua phần nhận xét trên, chúng tôi thấy rằng bài Luận văn Tốt nghiệp Cử nhân của Tăng sinh Thích thiện Huệ hoàn toàn vô giá trị, nó chẳng qua chỉ là những tờ giấy vụn, đáng quăng vào sọt rác. Chúng tôi sẽ có những bài phản biện để chứng minh rằng những luận cứ xuyên tạc, xằng bậy, đầy ác ư của Tăng sinh Huệ về Đức Tôn Sư, về Giáo lư PGHH là hoàn toàn sai lạc, không có giá trị Đạo đức, không đúng theo Chánh Pháp của Đức Phật và nhất là đă mang tội Vọng ngữ nặng nề khi phỉ báng, mạ lỵ Đức Huỳnh Giáo Chủ, một vị cổ Phật v́ nỗi khổ chúng sanh mà lâm phàm độ thế.

    Tuy nhiên, có điều quan trọng mà chúng tôi muốn nêu lên ở đây là bài Luận văn Tốt nghiệp nầy đă có từ ngày 19/6/2001 (tức là cách nay trên 11 năm), vậy tại sao đến giờ nầy mới được phổ biến ra bên ngoài, nhất là được bí mật quăng ném vào một số nhà của đồng đạo PGHH vùng Chợ Mới, An giang?

    Thử hỏi, ai là người chủ mưu trong việc tác tệ nầy và với mục đích ǵ???

    Theo thiển nghĩ, người chủ mưu công việc nầy không ai khác hơn là bọn Vô Thần Cộng sản, là bọn nội gian trong hàng ngũ PGHH chuyên mượn danh Đạo tạo danh đời (như đă từng xảy ra trong thời gian qua) và mục đích chính của bọn chúng là để tín đồ PGHH và Phật Giáo đánh đá lẫn nhau, gây nên sự chia rẽ trầm trọng giữa hai nền Đạo có cùng chung nguồn cội. Xin quư vị đừng quá nông nỗi mà sa vào bẫy rập của bọn chúng, đừng để “Bạng duật tương tŕ lợi lũ ngư ông” như lời Đức Tôn Sư cảnh giác.
    Do đó, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi chư quư đồng đạo nên b́nh tĩnh và suy gẫm thật kỹ vấn đề, trước khi có thái độ đối phó theo như lời Đức Tôn Sư chỉ dạy trong điều răn-cấm thứ bảy: “Đứng trước mọi việc chi về sự đời hay đạo-đức, ta phải suy xét cho minh lư rồi sẽ phán-đoán việc ấy.”
    Nếu không dằn được cơn phẫn nộ nhất thời, kính xin chư quư đồng đạo hăy v́ Thầy v́ Đạo mà trong mọi t́nh huống nên dùng những lời lẽ thật nhă nhặn mang Phật tính, hoặc bằng thái độ lịch sự có văn hóa để chứng minh cho bọn Vô Thần biết rằng người tín đồ PGHH rất thấm nhuần Phật pháp, rất có đạo đức và nhất là không dốt nát như bọn họ đánh giá.
    Điều quan trọng, cần thiết hiện nay là chúng tôi yêu cầu quư đồng đạo nên vận dụng tŕnh độ Giáo lư của ḿnh để phản biện từng điểm mà Tăng sinh Huệ đă nêu ra trong bài Luận văn Tốt nghiệp của ông nầy, để:
    - Trước hết là giúp giải tỏa nỗi băn khoăn chung của đồng đạo chúng ta cũng như của quư đạo hữu thuộc các tông phái khác có ít nhiều quan tâm đến sinh hoạt của PGHH trong giai đoạn khó khăn nầy.

    - Thứ đến, chứng minh cho bọn vô thần, những tên phá Đạo hại đời biết rằng Giáo lư PGHH là vô cùng siêu mầu và thực tiễn, đă theo sát với Chánh pháp Vô vi của Đức Thích Ca từ phụ và nhất là Đức Huỳnh Giáo Chủ là một bậc siêu phàm, là vị Giáo chủ trẻ nhất trong lịch sử nhân loại, đă đạt nhiều thành tựu vẻ vang trong việc truyền giảng Giáo lư của Đức Phật, phù hợp với hoàn cảnh phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam, kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn đă thu phục được gần hai triệu Tín đồ qui y thọ giáo.

    Cuối cùng, chúng tôi xin nhắc lại lời giáo huấn của Đức Tôn Sư để cùng nhau có thái độ thích đáng: “Đối với những người theo tôn giáo khác, không nên động chạm đến cách thức tu hành của họ. Nhứt là không ỷ đông hiếp đáp hoặc nói xấu người ta. Nếu họ có làm dữ với ḿnh, th́ ḿnh cũng chẳng được phép v́ sự dữ của họ mà trả thù, và phải luôn luôn làm lành với họ. Ḿnh phải hoài hoài làm phải với những kẻ ấy dầu họ có làm quấy với ḿnh cũng mặc và phải nhẫn-nhịn họ.” (Quyển 6 “Tôn chỉ Hành Đạo” – Đối với các tôn-giáo khác và nhân-sanh).

    Kính chúc chư Quư vị thân tâm thường an lạc, sức khỏe dồi dào, đạo tâm kiên cố, đạo quả sớm viên thành, và nhất là nên b́nh tâm tỉnh trí để vượt qua mọi Pháp nạn vẫn c̣n đang chực chờ bên cạnh chúng ta.

    Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 12 năm 2012

    TM. BAN TRỊ-SỰ TRUNG-ƯƠNG HẢI-NGOẠI
    HỘI-TRƯỞNG
    NGUYỄN-TRUNG-HIẾU
    (đă ấn kư)

    ———————————–

    Phần phản biện về tập luận văn tốt nghiệp của tăng sinh “Thích Thiện Huệ thuộc Học Viện PGVN”

    Phân tích toàn diện bài luận văn tốt ngiệp của tăng sinh “thích thiện huệ”
    NGUYỄN CHÂU LANG

    12-17-2012, 11:21 PM

    http://phatgiaohoahaohaingoai.com/showthread.php?t=8059

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Niềm tin tôn giáo

    - Huy Lâm



    Cứ vào khoảng thời gian từ sau Lễ Tạ ơn kéo dài cho tới đầu năm mới là lúc mà nhiều người nhân cơ hội lễ Giáng sinh biểu tỏ niềm tin tôn giáo của họ. Đến bất cứ thành phố hay thị trấn nào, từ Hoa Kỳ tới Canada, rồi các nước Âu châu, đâu đâu chúng ta cũng sẽ được chiêm ngưỡng những ánh đèn mang những biểu tượng của tôn giáo làm sáng rực bầu trời đêm. Những cảnh trí trang hoàng Giáng sinh rực rỡ và tiếng nhạc thánh ca vang lên khắp hang cùng ngơ hẻm chắc hẳn làm người ta có cảm tưởng là niềm tin tôn giáo ở các nước phương Tây dường như đang thật sự sống động và vững mạnh.

    Nhưng những biểu hiện bề ngoài đó có thật sự như thế không? Hay những biểu tượng tôn giáo đang được trưng bày đó có cái ǵ như trống rỗng ở bên trong, và những rực rỡ đó không hơn ǵ một bức phông làm cảnh của một niềm tin mới ở phương Tây hiện nay mà có người cho rằng đó chính là chủ nghĩa tiêu thụ, và những nơi người ta hẹn ḥ tụ họp đông đảo vào cuối tuần không c̣n là những ngôi giáo đường như trước kia nữa mà là những trung tâm thương mại mua sắm.



    Mới nh́n thoáng qua th́ quả thật niềm tin tôn giáo đang trên đà đi xuống. Tại Anh quốc, theo kết quả của cuộc kiểm tra dân số năm 2011 vừa công bố, một phần tư dân số tại nước này nói rằng họ không theo bất kỳ tôn giáo nào, so với con số của 10 năm trước đă tăng gần gấp đôi. Riêng tại Hoa Kỳ, được xem là quốc gia thuộc phương Tây mà niềm tin tôn giáo c̣n tương đối vững mạnh, th́ cũng có tới 20% dân số cho biết họ không thuộc hoặc có liên hệ đối với một tổ chức tôn giáo nào - so với một thế hệ trước là cao hơn gấp đôi, và khoảng 30% những người trẻ ở Mỹ là không có đạo.

    Kết quả của hết cuộc thăm ḍ này đến cuộc thăm ḍ khác đều quả quyết là niềm tin tôn giáo ở Mỹ đang tiếp tục giảm đều. Những dấu chỉ cho thấy hiện tượng tụt dốc của niềm tin tôn giáo cứ một ngày một đầy lên như: người theo đạo càng ngày càng ít, người tự cho là không theo đạo hoặc theo chủ nghĩa vô thần ngày càng tăng đều, và số người tin tưởng có sự hiện hữu của Thượng đế cũng giảm sút đáng kể.

    Nhưng theo tác giả Jonathan Sacks trong một bài báo trên tờ The New York Times cho rằng, nếu nh́n ở một góc độ khác, t́nh h́nh như trên là c̣n khá chứ chưa đến nỗi tệ lắm đâu. Theo ông th́ kể từ thế kỷ 18, rất nhiều trí thức phương Tây đă tiên đoán là tôn giáo sẽ chết và không ǵ có thể thay đổi được. Đó là chưa kể với những tấn công liên tục vào thành tŕ của tôn giáo bởi những trí thức theo chủ nghĩa vô thần, trong đó có những khuôn mặt nổi danh trên thế giới như Richard Dawkins và Christopher Hitchens, mà hiện nay tại Anh cứ ba trong bốn người, và tại Mỹ là bốn trong năm người, vẫn c̣n niềm tin ở tôn giáo th́ hiện tượng này là điều thật sự hết sức ngạc nhiên ở thời đại mà khoa học đang chiếm ưu thế.

    Các nhà trí thức tin vào khoa học th́ cho rằng chính con người tự truyền giống và sinh tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác chứ không có thần linh hay siêu nhiên ǵ trong đó cả. Cái bản chất sinh học và văn hoá tự nhiên tạo nên con người và giúp con người thích nghi với cuộc sống và hoàn cảnh để tồn tại. Nhưng Jonathan Sacks cho rằng chính tôn giáo mới là yếu tố quan trọng nhất giúp con người tồn tại cho đến nay. Những nền văn minh rực rỡ, những đế quốc hùng mạnh cũng chỉ kéo dài một vài thế kỷ; trong khi đó những niềm tin tôn giáo chính đáng kéo dài hàng nhiều thiên niên kỷ.

    Theo thuyết sinh tồn của Charles Darwin th́ sự chọn lọc tự nhiên thường thiên vị sự tàn ác - nghĩa là để sinh tồn trong thiên nhiên, con người hay con vật phải tàn nhẫn, kẻ nào mạnh hơn (nghĩa là phải tàn nhẫn hơn) th́ sẽ tồn tại. Người có ḷng vị tha, tức quên ḿnh v́ người khác, thường là những kẻ v́ thế sẽ phải chết trước khi truyền được giống của ḿnh tới thế hệ kế tiếp.

    Ngay cả sử gia Will Durant, trong cuốn tiểu luận Bài học của lịch sử qua bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, cũng cho rằng: “Như các ngành khác của môn sinh vật học, lịch sử thực ra là một sự đào thải tự nhiên giữa các cá nhân, các tập thể tài giỏi nhất trong một cuộc cạnh tranh mà cái thiện chẳng được ưu thế ǵ cả, cái ác th́ rất nhiều, và tiêu chuẩn tối hậu là khả năng tồn tại.” Và ông cả quyết: “Cả thiên nhiên lẫn lịch sử đều không chấp nhận quan niệm của chúng ta về thiện và ác; mà cho cái ǵ tồn tại được là “thiện”, cái ǵ bị đào thải là “ác”.”

    Vậy, theo như suy diễn của cả Darwin lẫn Durant, th́ thế giới mà chúng ta đang sống đây đáng lẽ ra cái ác phải nhan nhản ở khắp nơi, ngự trị trong tâm hồn mọi người và áp đảo mọi thứ. Thế nhưng tất cả mọi xă hội, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, đều vẫn coi trọng ḷng vị tha, tức cái thiện. Những điều tương tự như đức vị tha đó không chỉ hiện hữu trong xă hội loài người mà các nhà khoa học c̣n thấy nó có trong những loài động vật sống theo bầy đàn như loài tinh tinh, cá voi và ngay cả một số loài kiến nữa.

    Hiện tượng trên đă chứng minh ngược lại với thuyết của Darwin và nhận xét có tính lịch sử của Durant.

    Tuy nhiên, như các triết gia từ lâu vẫn cho rằng, trong bản chất của con người có cả thiện lẫn ác. Chúng ta vừa là thánh nhân đồng thời cũng là kẻ phạm tội, vừa có ḷng vị tha lẫn tính ích kỷ. Nếu tin những điều trên là đúng th́ chúng ta mới hiểu được v́ sao trong quá khứ tôn giáo đă giúp loài người tồn tại - và v́ sao chúng ta sẽ cần có nó trong tương lai. Theo Jonathan Sacks, tôn giáo giúp lư trí ta vững mạnh hơn và giúp ta biết cân nhắc hơn trong hành động. Nó tái cấu trúc những dây thần kinh trong cơ thể của ta, biến ḷng vị tha thành bản năng, qua những nghi thức tôn giáo mà ta tham dự, qua những văn bản ta đọc và qua lời cầu nguyện. Tôn giáo sẽ c̣n tiếp tục là thành tố mạnh mẽ nhất trong việc xây dựng cộng đồng. Nó là chất keo nối kết những cá nhân vào thành nhóm qua thói quen của những hành vi vị tha, tạo nên những mối liên hệ tin tưởng lẫn nhau đủ vững mạnh để xoá bỏ đi những cảm xúc có tính tiêu cực.

    Nhiều người đang lo sợ là chủ nghĩa cá nhân mỗi ngày một lớn mạnh ở những quốc gia phương Tây và đang từ từ tiêu diệt cái khả năng thành lập nhóm của con người. Kết quả nghiên cứu của giáo sư Robert D. Putnam, môn khoa học chính trị, cho thấy là hiện nay có một nơi người ta vẫn c̣n có thể t́m thấy những sinh hoạt có tính cách nhóm: đó là những cộng đồng tôn giáo.

    Nghiên cứu của giáo sư Putnam c̣n cho thấy là những ai siêng năng đi dự lễ th́ thường có nhiều khả năng là sẽ hiến tặng tiền bạc cho những tổ chức từ thiện, giúp đỡ người vô gia cư, hiến máu, phụ giúp hàng xóm những công việc nhà, dành th́ giờ rảnh với những người đang gặp chuyện phiền muộn, nhường chỗ ngồi cho người lạ hoặc giúp ai đó t́m việc làm - tựu trung là toàn những việc làm tốt đẹp. Người có ḷng mộ đạo, nếu chỉ đo lường bằng việc siêng năng đi lễ thôi, th́ cũng có thể đoán trước sẽ là người có ḷng vị tha hơn so với những khía cạnh khác như giáo dục, tuổi tác, lợi tức, giới tính hoặc chủng tộc.

    Tác giả Jonathan Sacks kết luận rằng tôn giáo chính là thuốc giải độc hữu hiệu nhất đối với chủ nghĩa cá nhân trong thời đại của người tiêu thụ hiện nay. Ông c̣n nhắn nhủ thêm là những xă hội của phương Tây tự do đừng nên bao giờ đánh mất niềm tin vào Thượng Đế.

    Và như sử gia Will Durant, mặc dù nh́n qua lăng kính lịch sử, tỏ vẻ hoài nghi về tôn giáo nhưng vẫn nghĩ rằng sử gia (và có lẽ cả chúng ta nữa) nên “tập kính ngưỡng tôn giáo, v́ dưới gầm trời nào, ở thời đại nào, sử gia cũng thấy nó làm tṛn nhiệm vụ của nó, và bề ngoài nó có vẻ như cần thiết cho nhân loại. Nó đem lại cho những người khốn khổ, số phận hẩm hiu và người già một niềm an ủi siêu nhiên mà hằng triệu người thích hơn bất ḱ sự cứu trợ tự nhiên vào. Nó giúp đỡ cha mẹ và các nhà giáo dục dạy dỗ thanh niên vào khuôn vào phép. Nó làm cho những cuộc đời hèn mọn nhất có một ư nghĩa, một phẩm cách, nó làm cho những giao ước của loài người có tính cách thiêng liêng như giao ước với Thượng Đế, nhờ vậy mà xă hội được ổn định.”

    Không cần phải nói tới những điều cao siêu hay thần học siêu phàm thuộc phạm vi tôn giáo, mà chỉ nh́n vào những lợi ích tinh thần thiết thực mà tôn giáo mang lại cho nhân loại, th́ chúng ta cũng nên đồng ư với nhau là sự có mặt của tôn giáo trong xă hội chúng ta đang sống là cần thiết. Trong cuộc sống của mỗi cá nhân, ai cũng có quyền tự do lựa chọn, nhưng thiết nghĩ lựa chọn đứng về phía tôn giáo có lẽ là sự lựa chọn không ngoan hơn cả.

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chen nhau 'cúng' tiền cho sư giả ở TP.HCM


    Hàng đoàn người từ Khu du lịch Suối Tiên ra về, chen lấn nhau để được tiếp cận bỏ tiền vào chiếc thau bằng inox của một thanh niên c̣n khá trẻ hành nghề giả sư.

    Chiều ngày 1/1, hàng ngàn người dân sau khi đến vui chơi Tết dương lịch tại Khu du lịch Suối Tiên đă băng qua cầu vượt bộ hành sang QL1A để trở về TPHCM. “Đón” được lộ tŕnh của nhiều du khách, một thanh niên c̣n khá trẻ tuổi khoác trên ḿnh bộ đồ vàng giống quần áo nhà chùa, tay ôm chiếc thau bằng inox đứng ngay lối đi lại để chờ được bố thí.



    Sư giả hành nghề ở TP.HCM.

    Rất nhiều người chen lấn nhau bỏ tiền vào thau vị sư giả này. Do lượng tiền bố thí quá nhiều, thau đầy không c̣n chỗ để nên người thanh niên phải luôn tay vét tiền cất vào chiếc túi được đeo bên vai.

    Một số người buôn bán tại cầu vượt bộ hành Suối Tiên không lạ ǵ “tṛ kiếm cơm” của những gă sư giả này, cho biết: “Cứ mỗi dịp cuối tuần hay lễ tết, đội ngũ sư giả, ăn xin không biết ở đâu kéo về đây làm ăn. Nh́n gương mặt gian manh của bọn này tôi nhận ra ngay là giả sư, vậy mà cũng có quá nhiều người bị chúng lừa lấy tiền, mà c̣n chắp tay vái lạy chúng nữa. Chúng tôi chỉ mong sao công an có mặt “hốt” cả bọn th́ sẽ rơ chúng “tu” ở đâu liền”.



    Gă "sư" trẻ rất hớn hở khi được nhiều người bố thí.

    Ḥa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, đă từng khuyến cáo: :Phật tử muốn làm từ thiện th́ nên tới chùa, hoặc tham gia quyên góp vào các tổ chức từ thiện, các chương tŕnh v́ người nghèo… Nếu cho tiền vào bát của những người giả sư đi khất thực là tạo cơ hội cho những kẻ lười lao động".


    Theo Dân Trí

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Dụ số 10 có được hoàn toàn hủy bỏ hay không?





    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền





    “Vi nhơn nan, vi nhơn nan”: Làm người khó, làm người khó. Làm người đă khó, nhưng những người “làm” chính trị lại khó hơn; và đặc biệt, những người đă và đang là lănh đạo của các tổ chức chính trị, th́ lại càng khó hơn đến muôn vạn lần. “Khối Ấn Quang” là một tổ chức chính trị dưới lớp vỏ bọc là “Phật giáo”; và khi nói lên những điều này, người viết nghĩ rằng, đă có rất nhiều người cũng đă biết một cách chắc chắn như thế, song v́ nhiều lẽ khác nhau, nên họ không chịu nói ra những sự thật hiển nhiên ấy.



    Sở dĩ, phải nói một cách thẳng thắn: “Khối Ấn Quang” là một tổ chức chính trị, nhưng phải núp dưới cái lớp vỏ bọc là “Phật giáo” để với những mưu đồ, và cũng là một cuồng vọng để tái lập Lư triều, mà người viết đă chứng minh qua nhiều bài viết trước đây, với mục đích để tiến đến việc “thành lập chính phủ miền Trung” bằng những cuộc thảm sát, những cuộc xuống đường, biểu t́nh đ̣i chính phủ Việt Nam Việt Nam Cộng Ḥa phải từ chức, đ̣i Mỹ phải rút quân, đ̣i chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa phải thả hết tù binh Việt cộng... ; đ̣i chính phủ VNCH phải trả tướng Nguyễn Chánh Thi trở về vùng I; cho đến khi chính phủ trả tướng Thi trở lại Vùng I, nhưng không có quyền hành ǵ cả, th́ “Khối Ấn Quang” liền đem bàn thờ Phật xuống đường, để áp lực chính phủ...; và đă thành lập ra cái gọi là “Phật Giáo Xă Hội Đảng”, để bảo vệ “một chính phủ trong một chính phủ, hay một quốc gia trong một quốc gia”.



    Nên nhớ, một khi đă thành lập đảng rồi, th́ đương nhiên”Khối Ấn Quang” đă không c̣n là một tôn giáo nữa. Những hành vi ấy, đă chứng minh rằng: “Khối Ấn Quang” là một tổ chức chính trị. Ngoài những hành vi chính tri, “Khối Ấn Quang” c̣n là một tổ chức khủng bố như đă tiến hành những cuộc bạo loạn bằng cách đốt nhà, giết chết đồng bào vô tội, trong số đó, có những trẻ em, và đă từng đem bàn thờ Phật xuống đường, để bên cạnh những đống rác rưởi hôi tanh, hoặc những cống rănh bẩn thỉu, với mục đích để cướp chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa. Những cuộc bạo loạn ấy, chỉ chấm dứt khi các sư săi của “Khối Ấn Quang” đă đưa từng đoàn xe ra tận núi rừng, để nghinh rước bộ đội Bắc Việt vào chiếm cứ các thành phố tại miền Nam, tức Việt Nam Cộng Ḥa vào những ngày trước 30/4/1975.



    Tất cả những hành vi phi tôn giáo ấy, đáng lẽ ra, “Khối Ấn Quang” là một tổ chức chính trị, th́ cần phải biết những sự ǵ cần phải đào sâu, chôn chặt, giấu kín, giấu cho thật kỹ, đừng ngụy biện, đừng nhắc lại, v́ những điều ấy, chỉ gây bất lợi cho “Khối Ấn Quang”.



    Và, một trong vô số những điều chắc chắn phải gây bất lợi vô cùng cho “Khối Ấn Quang”, th́ chính là cái Dụ số 10. Ấy thế, mà “Khối Ấn Quang” cứ nhắc đi, nhai lại cái Dụ số 10, trên các diễn đàn.



    Chính v́ những lẽ ấy, dù trước đây, người viết đă có nói ra rồi, nhưng xét thấy, cho đến ngày hôm nay, mà “Khối Ấn Quang” mỗi ngày vẫn cứ lôi cái Dụ số 10 lên trên các diễn đàn, nên một lần nữa, người viết phải nhắc lại một cách vắn tắt như sau:



    “Khối Ấn Quang” đă từng đem cái Dụ số 10, để chống phá, nhằm lật đổ chính thể Đệ nhất Việt Nam Cộng Ḥa, và cho đến tận bây giờ cũng vẫn cho là “Dụ số 10 đă hoàn toàn bị hủy bỏ”. Nhưng như thế nào, để được gọi là “đă bị hủy bỏ” , và có thực sự đă “bị hủy bỏ” hay không, th́ nhân đây, kính mời quư độc giả hăy đọc lại những “Nghị định” và “Sắc lệnh” trước ngày 30/4/1975, và tự suy nghĩ cho thật kỹ, v́ người viết không muốn giải thích.



    Và bây giờ, xin kính mời quư vị hăy cùng nhau đọc lại những phần trích dẫn của các văn bản sau đây, để thấy được một cách rơ tràng hơn:



    “Hiến Chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

    Làm tại chùa Xá lợi 20-11-ÂL – 2507 (4-1-1964).



    Do Tổng trưởng Nội Vụ ban hành bằng nghị định số 329. BNV/KS ngày 24-3-1964.



    Chiếu theo Dụ số 10, ngày 6 tháng 8 năm 1950, sửa đổi bởi Dụ số 24 ngày 19-11-1952, và Dụ số 07 ngày 3-4-1954 ấn định quy chế Hiệp hội và trong khi chờ đợi ban hành quy chế mới về các tôn giáo.



    Chiếu đơn xin đề ngày 3-3-1964 số 0344 – VI/VP của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất.



    Nghị định:



    Điều thứ nhất: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được phép thành lập trong khuôn khổ của luật lệ hiện hành.



    Kư tên: Hà Thúc Kư

    Tổng trưởng Nội Vụ



    ***



    Và, đây là “sắc lệnh” của Nguyễn Khánh:



    Việt Nam Cộng Ḥa

    Số 158/SL/CP



    Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng

    Kiêm thủ tướng Chính phủ



    Chiếu Dụ số 10 ngày 6-8-1950



    Sắc lệnh:



    Điều 1: Nay công nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cùng Bản Hiến chương ngày 4-1-1964.



    Điều 2: Dụ số 10 ngày 6-8-1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này không áp dụng đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.



    Sài G̣n, ngày 14-5-1964

    Kư tên: Nguyễn Khánh.



    ***



    Nên biết, khi nói về “phần chiếu” như “Chiếu Dụ số 10”, tức là phần Luật pháp quy chiếu, để lập ra một bản lập quy, quy định… th́ vẫn là Dụ số 10, hay là từ Dụ số 10, chứ không phải hủy bỏ Dụ số 10. Nói một cách dễ hiểu, là tất cả những “Sắc lệnh” ấy không hề ghi “hủy bỏ Dụ số 10”, mà chỉ “Chiếu Dụ số 10”. V́ thế, cho nên Dụ Số 10 vẫn chưa được hủy bỏ.



    Một điều nữa, “Khối Ấn Quang” đừng quên, ngoài hai chữ kư theo “Nghị định” của ông Hà Thúc Kư: Tổng trưởng Nội Vụ, và “Sắc lệnh” của tướng Nguyễn Khánh, c̣n có một sắc lệnh khác đă ban hành vào ngày 18/7/1967 như sau:



    Việt Nam Cộng Ḥa

    Sắc lệnh số 023/67



    Chuẩn y Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quốc Tự và thu hồi Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”.



    Kư tên:

    Nguyễn Cao Kỳ

    Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương”.



    Quư vị độc giả, đă đọc qua các “Nghị định” và “Sắc lệnh”. Bây giờ, người viết xin trở lại “Dụ số 10; với những dẫn chứng ở trên, th́ “Khối Ấn Quang” cần phải biết một điều sơ đẳng, mà những người có sự hiểu biết đều không phủ nhận được:



    Muốn hủy bỏ Dụ số 10, th́ trên cương vị là Tổng Thống, như cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cũng như các vị Tổng Thống khác, không có quyền để hủy bỏ; bởi v́, điều ấy, phải do sự đồng thuận từ Quốc Hội, rồi sau đó, mới có thể được “thông qua”, tiến đến một “sắc lệnh” và trở thành một đạo luật mới.



    Như vậy, ngày xưa, vào thời Đệ nhất và cả Đệ nhị Việt Nam Cộng Ḥa “Khối Ấn Quang” đă có rất nhiều người là Nghị sĩ, Dân biểu ở cả lưỡng viện Quốc Hội; thế nhưng, họ đă không làm điều đó, để có được chính danh, th́ ngày hôm nay, khi nhắc lại Dụ số 10, là một sự “ngây thơ” để chứng tỏ cho mọi người thấy được những bất lợi do Dụ số 10 chưa được hoàn toàn hủy bỏ.



    Tuy nhiên, nếu có chăng là “Quốc Hội” của chế độ Cộng sản Hà Nội có thể “hủy bỏ Dụ số 10”; bởi sau ngày 30/4/1975, “Khối Ấn Quang” đă có nhiều “cư sĩ” và hàng sư săi “cao cấp” đă là dân biểu “Quốc hội” của chế độ Cộng sản Hà Nội, nên có thể những sư săi “dân biểu” này, v́ đa số, nên đă áp đảo được “Quốc hội” của Việt Nam Cộng sản, để “hủy bỏ Dụ số 10”, mà chưa ai được biết đó thôi.



    Và, đây là hai “dân biểu” nỗi tiếng hàng đầu của “Khối Ấn Quang”:



    Trước hết, là “Dân biểu” Diệp Trương Thuần, tức “Đệ tam Tăng thống” Thích Đôn Hậu, sinh năm Ất Tỵ (16/2/1905) tại làng Xuân An, xă Thiện Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.



    Năm 1945: Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Trung Bộ, kiêm Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên, trụ tŕ chùa Thiên Mụ (Huế).



    Năm 1947: Cố vấn Đạo hạnh Hội Phật giáo Trung phần.



    Năm 1949: Chánh Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật giáo Trung Việt.



    Năm 1952: Tại Đại hội giáo hội Tăng già toàn quốc được “suy cử” làm Giám luật Giáo hội Tăng già toàn quốc.



    Năm 1963: “Cố vấn Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đ́nh Diệm”.



    Năm 1968 (Tết Mậu Thân): Với những chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và ḥa b́nh Việt Nam - Ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam- Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Miền Vạn Hạnh (tức miền Trung).



    Với những “công lao” của Thích Đôn Hậu cả đạo lẫn đời như đă kể, Thích Đôn Hậu đă từng nắm giữ những chức vụ quan trọng như nhiều người đă biết, nên ngày 28/2/1969: Thích Đôn Hậu đă nhân danh “Đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” ra Bắc gặp Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng, nh́n vào những tấm h́nh chụp trong buổi “tiếp kiến” này cho thấy Thích Đôn Hậu ngồi đối diện Hồ Chí Minh, bên cạnh là Tôn Đức Thắng, tất cả có mặt 12 người, trong đó có Phùng Văn Cung.



    Do những “công lao” to lớn đối với “cách mạng” Thích Đôn Hậu đă được Hà Nội đưa đi thăm nhiều nước như: Nga, Tiệp Khắc, Mông Cổ… và đi dự nhiều hội nghị quốc tế cộng sản.



    Năm 1976: Đắc cử đại biểu Quốc hội cộng sản khóa VI đơn vị B́nh-Trị-Thiên, và là “Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.



    Năm 1981: Tại Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam, dưới sự chứng minh của Ḥa thượng Thích Trí Thủ, Ḥa thượng Thích Đức Nhuận, Ḥa thượng Thích Trí Tịnh, Ḥa thượng Thích Thiện Siêu, Ḥa thượng Thích Thanh Từ, Ḥa thượng Thích Minh Nguyệt, Ḥa thượng Thích Thiện Hào… Thích Đôn Hậu đă được “suy cử” vào Hội đồng chứng minh và giữ chức Phó pháp chủ kiêm giám luật. Đă được Hà Nội trao tặng những phần thưởng như sau:



    Huân chương Hồ Chí Minh - Huân chương Độc lập - Huy chương v́ sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân …”



    Nhưng nhắc đến “dân biểu” Diệp Trương Thuần, mà không nhắc đến một nữ “dân biểu” cũng nỗi tiếng không thua kém, th́ là một sự thiếu sót; đó là nữ “dân biểu” Nguyễn Thị Trừ, cũng với một “tiểu sử” được đảng cộng sản Hà Nội ghi công như sau:



    “Dân biểu Nguyễn Thị Trừ, tức “Ni sư Huỳnh Liên”: sinh năm 1923, tại làng Phú Mỹ, Mỹ tho, Tiền Giang. Cha là Nguyễn Văn Vận, mẹ là Lê Thị Thảo, mất ngày 16/04/1987, là một “ni sư” nổi tiếng của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, tức “Khối Ấn Quang”).



    Năm 1943 khi được 20 tuổi, Nguyễn Thị Trừ đă quy y tại Phật Đường Minh Sư, tu học theo hạnh cư sĩ tại gia. Bà kế tục sự nghiệp Tổ Thầy, trực tiếp lănh đạo hàng Ni chúng Khất Sĩ trong phận sự Ni Trưởng Ni năm 1954.

    Từ năm 1960 đến năm 1975, Ni Sư Huỳnh Liên âm thầm và công khai tham gia đấu tranh cho ḥa b́nh, độc lập, thống nhất đất nước. Sau đó từ năm 1975, là thành viên Đoàn Đại Biểu miền Nam Hiệp Thương Thống Nhất Tổ Quốc Việt Nam. Mất ngày 16 tháng 4 năm 1987.



    Hoạt động:




    Từ năm 1947 đến năm 1954, bà là Trưởng tử Ni trong hàng đệ tử của Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang.

    Từ năm 1954 đến năm 1987, Ni sư đảm nhận chức Ni Trưởng Giáo Hội Ni Giới Khất Sĩ Việt Nam.

    Từ năm 1976 đến năm 1987, Phó Chủ Tịch Ban liên lạc Phật Giáo yêu nước TP. HCM.

    Từ năm 1980 đến năm 1981, Ủy viên Ban vận động thống nhất Phật Giáo Việt Nam.

    Từ năm 1981 đến 1987, Ủy viên kiểm soát Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.



    Từ năm 1976 đến năm 1980, Đại biểu Quốc hội Khóa VI. Nhiều nhiệm kỳ là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP HCM, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Ủy ban bảo vệ Ḥa b́nh thế giới của TP HCM.



    Tên của Ni sư Huỳnh Liên được đặt cho một con đường tại Quận tân B́nh, TP HCM”.



    Trên đây, là những điều hoàn toàn đúng với sự thật. Thế nhưng, bao nhiêu năm qua, “Khối Ấn Quang” vẫn luôn luôn dùng những lời vọng ngữ, hay ngụy biện, để cố t́nh bám giữ lấy cái “Hiến chương GHPGVNTN”, v́ ngoài cái “Sắc lệnh” nhưng vẫn “Chiếu Dụ số 10” của tướng Nguyễn Khánh, th́ không có ai chấp nhận một cái “Hiến chương”, mà cựu TT Nguyễn Văn Thiệu bác bỏ với những lời phán rằng:



    “Không thể chấp nhận một chính phủ trong một chính phủ; hay một quốc gia trong một quốc gia”.



    Và đến đây, để tạm kết thúc bài này, người viết xin trích lại những đoạn phân tích của Tiến sĩ Bùi Như Hùng như sau:



    Dụ Số 10 do một tín đồ Phật Giáo làm ra:



    Năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại ban hành Đạo dụ số 10, điều chỉnh các tổ chức hội đoàn, trong đó các tôn giáo được xem như các hiệp hội. (nên biết “các tôn giáo, chứ không riêng cho một tôn giáo nào)



    Đạo dụ này đặt ra những hạn chế đối với các hội đoàn, tôn giáo (không riêng là Phật giáo) như chỉ cho phép các hội đoàn, tôn giáo có nguồn thu nhập là các lệ phí hội viên (h́nh thức đặt thùng lạc quyên, công đức là bất hợp pháp).



    Hạn chế bất động sản của các hội, tôn giáo: Chính quyền có thể buộc đấu giá các bất động sản của các hiệp hội, tôn giáo; chính quyền v́ lư do trị an có thể không cấp phép hoặc thu hồi giấy phép lập hội...



    B́nh luận:



    1.- Ai lập ra dụ số 10!: Bảo Đại. Một tín đồ Phật Giáo.



    2.- Phật Giáo hồi TT Ngô Đ́nh Diệm là một tôn giáo đựơc TT Diệm tặng lương để xây dựng và tu bổ chùa. Trong khi không một nhà thờ nào được TT Ngô Đ́nh Diệm thí cho một xu. TT Ngô Đ́nh Diệm thiên vị Phật Giáo rơ ràng.



    3.- Một tôn giáo thường có ba phần: Tín lư, Giáo Lư, và tổ chức cũng như phụng sự. Xét các điểm:

    3.1.- Phật Giáo tin có niết bàn, tin có luân hồi. Tuy không chứng minh được nhưng phải tin. Về tín lư, Phật Giáo thỏa măn đều kiện: Có tín lư. Không đặt vấn đề dị đoan hay không dị đoan tại đây!



    3.2- Về Giáo Lư: Có một số giáo lư phải tuân theo. Về điều kiện giáo lư, Phật Giáo thỏa măn.



    3.3.- Về tổ phụng sự và tổ chức giáo hội. Phật Giáo có cách phụng sự của Phật Giáo. Điều kiện phụng sự đựơc thỏa măn.



    3.4.- Về tổ chức thành một Giáo hội thống nhất. Có vấn đề. V́ các chùa trước kia độc lập với nhau và không có một hệ thống trung ương kiểm soát các kẻ tu hành.



    3.5.- Do đó ai là đại diện chính thức đây? Tất cả và không một ai có thẩm quyền cả dưới thời Đệ I Cộng Ḥa. Khi chính phủ công nhận, thời phải có một ban lănh đạo trung ương, chịu trách nhiệm đối với chính quyền và kiểm soát các chùa chiền để tránh kẻ bất nhân làm ô uế cửa Phật. Khi có chuyện ǵ, chính phủ hỏi ai đây? Hỏi cái chùa ấy, hay hỏi ban lănh đạo trung ương. Lẽ đương nhiên là hỏi ban lănh đạo trung ương!



    3.6- Muốn được nh́n nhận như một tổ chức. Chính tổ chức ấy phải có hiện diện với thực lực và chính tổ chức ấy phải làm đơn xin nh́n nhận. TT Thích Trí Quang có ra lệnh đựơc cho HT Thích Quảng Độ không? Hay ngược lại? Chắc là không. Thời Chính phủ phải công nhận cả hai. Nhưng Phật Giáo là một. Sao lại có hai tổ chức lănh đạo? Hơn nữa nếu có đơn xin nh́n nhận, đơn ấy có từ bao giờ và do ai đứng ra? Và đâu là trả lời của TT Ngô Đ́nh Diệm?



    Tiên phải trách kỷ hậu mới trách nhân. Nhớ câu ấy!”.



    Như vậy, một lần nữa, người viết xin lập lại: Các “Nghị định” và “Sắc lệnh”đă nêu trên, đều không hề có một chữ nào để gọi là “hủy bỏ Dụ số 10”. Chính v́ thế, cho nên, trước ngày 30/4/1975, Dụ Số 10 chưa được hủy bỏ.



    Paris, 27/01/2013

    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
    http://hon-viet.co.uk/HanGiangTranLe...HuyBoKhong.htm

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    ĐẠO PHẬT ĐANG Ở ĐÂU TRONG XĂ HỘI VIỆT NAM?



    Năm 2005, “theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đ́nh Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường…”(Wikipedi a). Với số lượng lớn lao như vậy, nhưng Phật Giáo nói chung đă dóng góp ǵ cho tiến tŕnh thay đổi của dân tộc so với những tôn giáo khác có số lượng tín đồ ít hơn?

    Tuy nhiên, chúng ta phải nh́n nhận là cũng có nhiều ngôi chùa, nhiều tăng ni, Phật tử đă đấu tranh không mỏi mệt cho tiến tŕnh thay đổi của đất nước. Thế nhưng nếu so sánh tỉ lệ th́ so với những tôn giáo khác có số tín đồ ít ỏi hơn th́ Phật Giáo Việt Nam chiếm một tỉ lệ thật khiêm tốn. Nguyên nhân ở đâu?

    Thời đức Phật tại thế, Phật Giáo không là một tôn giáo có tổ chức nhưng vẫn luôn gắn liền với đời sống con người với bằng chứng là 49 năm ṛng ră đức Phật đă không ngưng nghỉ đi khắp đó đây và gặp gỡ đủ hạng người, để cứu độ, có lúc Ngài dùng lời lẽ nhưng cũng có khi Ngài dùng đến thần thông. Điều đó cho thấy Đức Phật chưa một phút giây nào lăng quên nỗi thống khổ của nhân sinh. Kế thừa tinh thần đó, các vị tổ sư đă mang giáo Pháp của Ngài ra khỏi biên thổ Ấn Độ để cứu kẻ mê lầm giúp người khốn khổ, tiêu biểu là Ngài Bồ Đề Đạt Ma đă Đông du sang Trung Quốc, ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đă mang Phật Giáo vào Việt Nam… Các Ngài đă mang giáo Pháp của đức Phật truyền trao đến tận cùng mọi nơi trên quả địa cầu, và Phật Giáo Việt Nam được phát triển là một sự thừa huởng tinh thần đó.

    Trong lịch sử dân tộc Phật Giáo đă có thời đại phát triển rực rỡ suốt mấy trăm năm như thời Đinh, Lê, Lư, Trần mà nổi bậc hơn cả là thời Lư và thời Trần với vị vua đầu đời nhà Lư là một vị sa di – Lư Công Uẩn, vua Trần Nhân Tông là ông tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử mà lời dặn của Ngài để c̣n khắc sâu bên ḷng và văng vẳng bên tai của người dân Việt Nam qua suốt chiều dài mấy ngh́n năm lịch sử:
    -”Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. V́ rằng họ cho ḿnh cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, th́ gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.

    Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”-VUA TRẦN NHÂN TÔN.

    Bên cạnh đó cũng có những vị cao tăng đóng góp cho dân tộc, đất nước như các ngài: Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Pháp Loa v.v… quả là những tấm ḷng Bồ Tát thị hiện ở nhân gian. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước Phật Giáo luôn đóng góp cho xă hội VN với tầm mức xứng đáng của một tôn giáo đầu đàn, nghĩa là có số lượng đông đảo tín đồ nhất và cũng có chiều dài năm tháng gắn bó với dân tộc nhất.

    Thế nhưng sau 1975 đến nay, Phật Giáo Việt Nam đă bị khống chế và bị làm tê liệt sức sống của một tôn giáo nhập thế. Cùng là người con Phật, cùng là tu sĩ Phật Giáo với nhau nhưng PGVN đă làm ǵ khi mà hàng loạt các vị anh em cùng ḍng họ Thích của ḿnh liên tục tự thiêu để phản đối TQ đàn áp sắc tộc và tôn giáo theo bản sắc Tây Tạng? Cùng là đồng đạo với nhau các vị đă làm ǵ khi mà các hệ phái tôn giáo cùng thờ chung giáo chủ và chung một giống ṇi như PG Ḥa Hảo, GHPGVNTN liên tục bị đàn áp, cấm đoán, ngăn cản đủ điều?

    Đối với lời căn dặn của đức Điều Ngự Giác Hoàng-Trần Nhân Tông, như vừa nêu trên th́ Giáo Hội Phật Giáo VN hiện nay đă làm được những ǵ? Trong những cuộc xuống đường chống TQ xâm lược kể từ năm 2007 đến 2012 mà cao điểm là mùa Hè 2011-trong đó chắc chắn có những tín đồ Phật Giáo nồng nàn yêu nước; và những con người tay không tất sắc ấy, những nhà trí thức, những sinh viên yêu nước đă thực hiện lời di chúc của ông Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử-Điều Ngự Giác Hoàng Thiền Sư, Vua Trần Nhân Tông để rồi họ bị tù đày, ngược đăi, sách nhiễu…mà cả thế giới đều biết. Không lẽ các bậc tôn đức trong Giáo Hội VN không biết? Và các Ngài đă làm ǵ để gíup đỡ họ, bênh vực cho lẽ phải và ḷng yêu nước? Rơ ràng Giáo Hội PGVN đă chọn thái độ im lặng, mà “im lặng trước cái ác chính là sự thỏa hiệp”. Có lẽ quí vị cho rằng tất cả đă có đảng và nước lo, nhưng đảng CS và nhà nước đă lo được ǵ khi mà biển, đảo và biên giới đất liền ngày một mất dần sang TQ, ngư dân th́ chết oan trên biển cũng bỡi ḷng tham của TQ?

    Có nhiều trong các vị cho rằng người Phật Tử nên ôn ḥa chứ đừng quá khích, thế nhưng quá khích có ǵ là không ổn nếu như sự quá khích đó phục vụ cho lẽ thiện và giải thoát nhân sinh? Chẳng phải xưa kia Đức Phật đă từng quá khích khi Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, Vua cha và mẫu hậu cùng với dân chúng thành Ca T́ La Vệ mà Ngài hết mực yêu thưong để t́m vào rừng sâu núi thẳm ngơ hầu t́m ra con đường để giải thoát nhân sinh đấy sao? Tổ Bồ Đề Đạt Ma chẳng quá khích sao khi tuyên bố thẳng thừng với Lương Vơ Đế rằng “xây chùa, đắp tượng, hộ tăng” mà vị Vua này tự hào đă làm nhiều công đức, rằng “Những việc làm đó chẳng có công đức ǵ cả ” để cảnh tỉnh Lương Vơ Đế hay sao? Tổ Huệ Khả, Tăng Xán và Đạo Tín lần lượt bị triều đ́nh bách hại khi các Ngài quyết tâm giữ đạo chẳng phải quá khích sao? Trần B́nh Trọng đă từng tuyên bố: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc” để giữ lại tiết tháo của một vị trung thần và được lưu danh sử sách, lời tuyên bố đó không quá khích sao? Phạm Ngũ Lăo đă quên ḿnh khi lính triều đ́nh đâm giáo vào đùi mà không hay biết v́ măi lo việc nước không phải quá khích sao? Bỡi vậy vấn đề không phải là quá khích mà sự quá khích đó phục vụ cho Lẽ Thiện hay Điều Ác.

    Những người đấu tranh, biểu t́nh v́ Tự Do, Lẽ Phải v́ Ḷng Yêu Nước bị cho là quá khích th́ hành động của chính quyền CS đánh đập, thóa mạ và sỉ nhục người yêu nước, thậm chí đạp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức không phải quá khích sao? Cả hai đều quá khích, nhưng người biểu t́nh quá khích v́ toàn vẹn lănh thổ quốc gia, v́ tự do, dân chủ; c̣n bên chính quyền đă quá khích v́ cái ǵ để rồi đất nước ngày càng lệ thuộc vào TQ, quyền con người ngày càng teo dần theo năm tháng?

    Sự quá khích không ǵ khác hơn là ḷng thiết tha của con người đựoc diễn tả bằng ngôn từ làm xấu đi chính nó. Ḷng thiết tha đó chính là ngọn lửa đă nuôi sống con người từ khai thiên lập địa và nó c̣n có một tên gọi khác là bất măn. Nếu như không có sự bất măn của con người trước những hiện tượng tự nhiên cũng như sự đổi thay qua mọi thời đại th́ giờ này chắc con người c̣n sống trong điều kiện sơ khai của buổi đầu Trái Đất mới h́nh thành. Bỡi vậy, bất măn với những ǵ đang có để huớng tới một xă hội tốt hơn tức là huớng năng lượng con người đi vào chiều kích xây dựng, th́ có ǵ không ổn? Ḷng tha thiết đó chính là điều cần có để vươn lên mà bất kỳ xă hội nào được cho là văn minh cũng không thể thiếu nó. Nếu không có ḷng bất măn với những chiếc xe ngựa chậm chạp và khó khăn th́ Thomas Edison đă không chế tạo ra xe điện, James Watt đă không chế tạo ra đầu máy xe lửa nếu như ông không bất măn với những phương tiện chuyên chở kém hiệu quả trước đó; không có ḷng bất măn đó th́ thế giới này đă không có thi vị của những vẫn thơ tuyệt tác làm thui chột mọi gai góc cho huơng thơm nở ngát cơi đời của Robert Burns. Chúng ta có thể t́m thấy vô số phát minh, hàng loạt những cải cách mang lại lợi ích cho con người xuất phát từ sự bất măn mang tính xây dựng.

    Sự chấp nhận thụ động đời sống hiện hữu chính là sự sống thiếu động năng sáng tạo mà ai cũng đều đă thấy trong xă hội VN sau 1975 đến nay so với các nước tự do láng giềng có cùng xuất phát điểm như Nam Hàn, Thái Lan, Philippine,…và trẻ em VN trong nước so với trẻ em VN được giáo dục trong môi trường tự do, cởi mở ở hải ngoại. Đó chính là tinh thần cầu an tai hại mà CS đă cố t́nh gieo vào đầu mỗi người dân VN-cầu an nhưng chẳng được an. V́ như quư vị đă biết, cơi đời này chứa đựng cặp mâu thuẫn âm-dương, thiện-ác và chúng luôn hàm chứa lẫn nhau. Bỡi thế khi điều thiện không được cổ vũ để tăng trưởng th́ chính là nhường chỗ cho cái ác sinh sôi nảy nở trong cùng thời gian đó; cho nên nếu chúng ta không làm ǵ trước cái ác và rồi hy vọng nó sẽ tự chấm dứt chính là không hiểu rơ khái niệm thời gian đến mức hoang tưởng.

    Có người ngộ nhận là thay đổi từ một người này sang một người khác trong cùng thể chế đă cũ kỹ, lỗi thời và hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết th́ quả là hời hợt và thậm chí là ngụy biện. Bỡi lẽ Phật Giáo trường tồn và phát triển đến ngày hôm nay chính là nhờ vào giáo lư của đức Phật chứ không phải dựa vào cá thể các vị Tăng- chính các vị Tăng phải dựa giáo lư đức Phật chứ không phải ngược lại, xin nhớ cho điều đó. Cũng vậy, xă hội có tốt đẹp hơn, công bằng hơn và tự do hơn là do cái cơ chế điều hành của một xă hội chứ không thể dựa vào may rủi của những cá nhân. Bỡi thế, điều tiên quyết là hăy nh́n ra cấu trúc của quyền lực chính trị hiện hành có khả dĩ mang đến tự do cho con người hay không, có giải thoát con người ra khỏi cấu trúc của ḷng sợ hăi hay không, có thăng hoa giá trị nhân bản cho xă hội hay không; và nó có khả năng giải phóng tiềm lực chung của xă hội để mang đến tự do, phồn thịnh cho dân tộc hay không. đó là tất cả những ǵ chúng ta quan tâm tới, chứ không phải là cá nhân một ông “thánh” nào đó có thể làm nên.-”Phá bỏ một truyền thống và uốn ḿnh theo một cái khác, rời bỏ nhà lănh đạo này và đi theo người khác, th́ chỉ là những cử chỉ hời hợt. Nếu chúng ta muốn nhận thức được toàn bộ cấu trúc của quyền lực, nếu chúng ta muốn nh́n rơ những tính chất bên trong của nó, nếu chúng ta muốn hiểu sâu và vượt lên cái ham muốn an toàn, th́ chúng ta phải có một nhận thức rộng răi và sáng suốt, chúng ta phải tự do – không phải vào lúc cuối, mà vào những giây phút đầu tiên.” – Krishnamurti.

    Đành rằng GH Phật Giáo VN cũng có đóng góp với xă hội qua những việc làm từ thiện. Thế nhưng đă bố thí là không nên phân biệt, dân oan không đáng là đối tượng từ thiện của quí vị sao? Hay là quí vị cho rằng hễ những ai nhà nước CS ghét bỏ là quí vị đều có trách nhiệm phải xa lánh? Như vậy liệu có đúng với tinh thần Từ Bi của đức Phật? Người dân khắp ba miền trong nước ngày đêm rên xiếc v́ bị cướp đất, cướp vườn, cướp đi phương tiện sinh nhai duy nhất của họ và phải ăn nhờ, ở bụi ngay thủ đô Hà Nội, họ dăi nắng dầm sương để đợi chờ và hy vọng vào tiếng nói của lương tri hơn là của công lư thời Cộng Sản-mà trong số đó chắc chắn là có những người Phật tử đă không ít th́ nhiều lần mang huơng quả, đèn nhang đến chùa để cúng Phật, hộ Tăng, nhưng các vị đă nói ǵ ? Các vị đă thụ động và lặng im trước nỗi khốn khổ của con người đang diễn ra trước mắt quư vị. Vậy xin hỏi ḷng vị tha ở đâu? Trong tất cả mọi sự bố thí bố thí Pháp là thù thắng nhất, mà “Phật Pháp bất ly thế gian Pháp” bỡi vậy giải phóng con người ra khỏi chủ thuyết tà mị của thế gian phải chăng là một nhiệm vụ cao cả hàng đầu của hàng Tăng lữ? Và xác quyết rạch ṛi cho Phật Tử thấy rằng Phật Giáo chưa bao giờ có cùng chung ḍng tư tưởng với chủ thuyết CS, thậm chí c̣n ngược lại có phải là việc nên làm? Sự thu ḿnh vào quên lăng trong tiếng kệ lời Kinh để rồi không nhận ra nỗi thống khổ của nhân sinh và Phật tử-những con người lam lũ gió mưa để góp phần vào những công tŕnh vật chất cũng như tinh thần của Phật Giáo hôm nay- có phải Từ Bi, Trí Tuệ hay cùn nhụt và vô cảm?

    Trong những ngôi chùa mà quư vị-GHPGVN, làm trụ tŕ, làm Ḥa Thượng với cổng cao, tường rộng nguy nga đồ sộ kia là đức Phật nào đang ngự trị trong đó? Đức Phật xả thân cứu đời với đầy đủ trí tuệ, dũng tâm và ḷng từ bi vô bờ bến hay là một đức Phật sẵn sàng thỏa hiệp với điều xấu ác của thế gian để rồi ngày đêm sụp lạy cả tượng Hồ Chí Minh mà quư vị đă mang vào trong đó và ngoảnh mặt làm ngơ trước sự thống khổ của đồng bào cùng với sự suy vong của tiền đồ dân tộc? Việt Nam là một dân tộc gắng liền với Phật Giáo rất lâu đời- “Mái Chùa Che Chở Hồn Dân Tộc/ Nếp Sống Muôn Đời Của Tổ Tông”. Bỡi thế chắc cũng không ít Phật Tử có lương tri và thao thức với vận mệnh nước nhà sẽ cảm thấy xót xa, đau buồn với sự lặng im đáng sợ của giáo hội, sự im lặng giống như một hố thẳm để lùa cả quá khứ hào hùng của dân tộc VN nói chung và truyền thống Phật Giáo nói riêng vào trong đó.

    Trong mùa Tết Nguyên Đán năm nay, trong tiếng chuông ngân nga, những hồi trống Bát Nhă thúc giục và bên khói hương trầm nghi ngút chắc sẽ cho được mỗi người con Phật thanh thản được khoảng thời gian để suy niệm về đất nước VN, lịch sử và truyền thống Phật Giáo cũng như những lời dạy của đức Phật. Mùa Xuân cũng là dịp để mỗi người con Phật thực hiện “Tứ Trọng Ân” mà đức Phật đa truyền trao.

    Luật Nhân Quả luôn công bằng, bỡi thế không ai có thể gặt được thành quả mà chính ḿnh không gieo cấy. Đức Phật dạy:” Một ḥn đá dù nhỏ đến đâu nếu quăng xuống nước nó cũng sẽ ch́m, nhưng một tảng đá dù nặng cỡ nào nếu đặt trên một chiếc bè th́ nó sẽ nổi “. Vậy Phật Giáo Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước có phải là ḥn sỏi nhỏ riêng lẻ và ch́m sâu vào đáy nước hay là tảng đá lớn trên chiếc bè chung “Canh Tân Đất Nước” đó chính là thái độ chọn lựa của giáo hội PGVN nói riêng và toàn thể Phật Tử nói chung. Chính thái độ chọn lựa này sẽ xác quyết cho vị trí của Phật Giáo trong xă hội VN hôm nay và mai hậu.

    Kính chúc toàn thể quư vị một năm mới: Tăng trưởng duyên lành trên đường tu học để “tự lợi và lợi tha” như lời Phật Dạy.

    Mùng ba Tết Nguyên Đán Quư Tỵ

    http://truongw.com/2013/02/12/dao-ph...-hoi-viet-nam/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 75
    Last Post: 12-07-2012, 10:48 AM
  2. Nhật theo dơi sát Tập trận Hải quân của Trung Quốc
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 26-11-2011, 08:53 AM
  3. Replies: 3
    Last Post: 14-06-2011, 02:54 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 31-05-2011, 12:45 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 07-11-2010, 03:00 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •