Results 1 to 5 of 5

Thread: Nhà Báo Mail Loan Giă Từ Độc Giả

  1. #1
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Nhà Báo Mail Loan Giă Từ Độc Giả

    Nhà báo cô đơn



    Mai Loan

    Đó là tâm trạng và t́nh cảnh của kẻ viết bài này khi đă dấn thân để làm cái việc rất đơn giản của người làm truyền thông: tường thuật những sự kiện một cách trung thực và thẳng thắn, khách quan cho dù nó có là những sự thật gây bực tức hoặc khó chịu cho nhiều người theo đúng nghĩa đen của câu nói “sự thật mất ḷng”. Sự cô đơn của nhà báo c̣n được thể hiện thường xuyên hơn nữa khi những đề tài được lựa chọn lại là những chuyện từ trước tới nay chưa có ai muốn bàn tới hoặc dám nói tới v́ nhiều lư do khác nhau, nhưng thường được biện minh đó là những đề tài tế nhị (hoặc nhức nhối), dễ gây tranh căi, hoặc dễ tạo ra phản ứng chống đối từ một số thành phần độc giả hoặc khán thính giả.

    Đă có rất nhiều bài báo của kẻ viết bài này đă được nhiều vị chủ bút khắp nơi, dù là thân hữu đă cảm mến từ lâu, than phiền nhẹ là đọc th́ thích đọc nhưng không thể đăng được, hoặc trong nhiều trường hợp khác th́ xin mạn phép sửa đổi một vài tĩnh từ cho bớt phần “cay nghiệt” hơn. Trong chốn thân t́nh, nhiều cây bút đàn anh cũng đă từng đưa ra lời khuyên rằng nếu được, th́ xin hăy dùng những cách thức và ngôn từ nhẹ nhàng hơn để chỉ trích những việc làm sai trái của đối tượng, với mục tiêu là làm sao khiến cho người bị chỉ trích sẽ không thù ghét ḿnh mà có thể sẽ nể sợ ḿnh hơn. Và như thế th́ những bài viết chỉ trích mới đạt được kết quả mong muốn. Một số khác th́ khuyên rằng không nên tốn giờ vào chuyện viết lách để chỉ trích những việc làm sai quấy này, và thay vào đó để giành công sức để viết những bài phân tích thời sự tổng hợp nhằm mở mang kiến thức cho quần chúng c̣n có phần ích lợi cụ thể hơn.

    Những lời khuyên kiểu này hoàn toàn đúng, nhưng trong thực tế quả thật rất khó thực hiện. Tâm lư của những người bị chỉ trích, hoặc không được khen tặng đúng như ư họ mong muốn, bao giờ cũng có phản xạ chống đối và không ưa thích những lời b́nh phẩm thẳng thắn này. Đa phần sẽ cho rằng tác giả là người không có thiện cảm, hoặc tệ hơn nữa, là có ác ư nên chỉ luôn t́m cách “bới lông t́m vết” để chỉ trích, nói ǵ đến việc họ b́nh tâm ngồi xem những lời chỉ trích có đúng sự thật hay không để rồi quay ra cám ơn hoặc nể trọng người dám đưa ra lời chỉ trích.

    Trong trường hợp những người bị chỉ trích có khả năng ngồi viết th́ sẽ đưa ra những bài phản biện và bóp méo những lời chỉ trích của tác giả. Cái phong cách của những người xưa khi bút chiến như hai cụ Phan Khôi và Trần Trọng Kim có lẽ đă biến mất trên làng báo tiếng Việt từ lâu, để người đọc có thể nh́n thấy khí phách và sự tự tin của những ng̣i bút, sẵn sàng tranh luận khi khai triển những điểm ḿnh đề ra cho sáng tỏ vấn đề hơn và không ngần ngại ngợi khen đối thủ đă đưa ra những lời chỉ trích rất chí lư. Ngược lại, trong cách hành văn phản biện hoặc “bút chiến” ngày nay, đa số các ng̣i bút thường dễ lâm vào t́nh trạng “lạc đề” cố ư bằng cách nhắm vào những chi tiết cá nhân không liên quan ǵ đến nội dung của những điểm được tranh luận, một h́nh thức né tránh rất ma-lanh thường được gọi là ad hominem.

    Chẳng hạn như trong trường hợp của một thân hữu của kẻ này là nhà biên khảo Nguyễn Kỳ Phong, một chuyên gia được nhiều người nể trọng về khả năng và kiến thức xác đáng trong những địa hạt liên quan đến các chi tiết về quân sự trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua. Sau khi ông cựu tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng cho ra mắt cuốn sách Khi Đồng Minh Tháo Chạy vào năm 2005 với sự tán dương và quảng cáo thổi phồng quá lố của một cơ quan truyền thông nổi tiếng và to lớn lúc bấy giờ là đài Little Saigon Radio, ông Phong đă viết một bài “review” rất công phu và đứng đắn, nêu lên nhiều điểm yếu kém và sai trái nằm đầy rẫy trong cuốn sách được bán chạy nhất tại hải ngoại lúc bấy giờ.

    Nhiều người tưởng lầm là khi viết bài khen thưởng hay chê bai, chỉ trích một tác phẩm nào đó, người viết có thể tuỳ tiện đưa ra những quan điểm hay nhận xét của riêng ḿnh để chỉ trích theo cảm tính cá nhân. Trong thực tế, việc này không đơn giản mà tốn công sức hơn nhiều cho những người nào muốn làm cái công việc chỉ trích hoặc phê b́nh. Lư do đơn giản là trong trường hợp chỉ trích, cái gánh nặng để chứng minh, thường gọi là “burden of proof” nằm nghiêng nhiều hơn về phía người chỉ trích. Muốn khen th́ tương đối dễ, có thể khen ngợi một cách tổng quát hoặc khen vu vơ, không thiệt hại ai cả nhưng đồng thời cũng dễ khiến người khen được mát dạ. Nhưng khi đă chê th́ phải biết chê cho đúng với những lư luận và bằng chứng xác đáng không thể phủ nhận th́ mới được người đời công nhận, bằng không th́ sẽ bị coi là chê bai hoặc chỉ trích chỉ v́ tỵ hiềm hoặc đố kỵ cá nhân. Do đó, người chỉ trích bao giờ cũng phải mất công t́m hiểu rơ vấn đề để từ đó mới có thể giải thích v́ sao những điểm ḿnh đă chê hoặc chỉ trích là những điều xác đáng chứ không phải là những nói vu vơ.

    Bài “review” của Nguyễn Kỳ Phong được đăng trên tờ báo Ngày Nay tại Houston vào lúc ấy đă như là một quả bom làm chấn động trong cộng đồng người Việt khắp nơi. Với nhiều dẫn chứng cụ thể, tác giả đă cho thấy là ông Hưng đă làm việc rất bôi bác, và cẩu thả, trích dẫn nhiều đoạn sai trái, thậm chí có nhiều đoạn c̣n cho thấy ông ta đă không hiểu rơ ư nghĩa của nguyên tác, và tuỳ tiện giải thích nhiều sự kiện một cách hoàn toàn dựng đứng không đúng sự thật mà chỉ có những người trong cuộc mới hiểu rơ chi tiết. Điều đáng nói là những thí dụ do Nguyễn Kỳ Phong đưa ra có ghi chú số trang và tên tác giả rơ ràng của nguyên bản để so sánh với những ghi chú được viết đầy đặc trong cuốn sách của ông Hưng (nhằm loè mắt nhiều người không hiểu rơ nội vụ mà tưởng lầm rằng tác giả đă đọc qua tất cả các tác phẩm này) để cho độc giả có thể tự ḿnh kiểm chứng.

    Khách quan mà nói, những người có tí hiểu biết và suy luận b́nh thường đều phải nhận định rằng bài “review” của ông Phong (mà ông đă tốn công hơn 2 tuần lễ đọc đi đọc lại cuốn sách của ông Hưng để so sánh và kiểm chứng với những tài liệu khác) coi như đă khiến cho giá trị cuốn sách Khi Đồng Minh Tháo Chạy bị sổ toẹt, nhất là trước cung cách làm việc rất cẩu thả của ông Hưng, vốn tự khoe ḿnh vào hàng khoa bảng, làm giáo sư giảng dạy tại các trường đại học ở Hoa Kỳ, và cuốn sách này cũng đă được nhiều ng̣i bút khác duyệt qua trước khi mang đi in. Đối với giới trí thức và những người cầm bút có hiểu biết tại Hoa Kỳ, giá trị về ng̣i bút của Nguyễn Tiến Hưng coi như đă bị tụt dốc rất thấp sau bài “review” rất đầy đủ này.

    Và mọi người càng hoàn toàn thất vọng hơn nữa khi đọc được một bài phản biện rất yếu ớt của ông Hưng, trong đó gần như ông không đưa ra được những điểm nào để biện hộ cho những điều bị chỉ trích trong bài phân tích của ông Phong. Ngược lại, ông c̣n quay ra chỉ trích một cách rất . . . rẻ tiền và phổ thông, đó là khi ông cho rằng người viết Nguyễn Kỳ Phong chỉ là một cậu học tṛ trung học trong lúc tác giả Nguyễn Tiến Hưng đă là người có quyền cao chức trọng trong cương vị tổng trưởng kế hoạch thuộc chính quyền thời Việt Nam Cộng Hoà.

    Đây là một h́nh thức tranh luận kiểu “ad hominem” tiêu biểu nhất, nhằm đem những chi tiết cá nhân không dính líu đến nội vụ để biện minh cho lập luận của ḿnh. Nó ngụ ư nói với độc giả rằng người viết vào lúc trước chỉ là một cậu học tṛ trung học th́ làm sao có thể đáng tin tưởng cho bằng một ông tổng trưởng. Thoạt mới nh́n, điều này nghe cũng có lư, nhưng là cái lư không đứng vững khi được phân tích kỹ lưỡng hơn. Ông Phong có thể là một cậu học tṛ trung học vào thời điểm hơn 30 năm về trước (ai mà đă chẳng từng qua tuổi học tṛ), nhưng khi ông ngồi viết bài “review” th́ ông không c̣n là một cậu bé nữa mà là đă trở thành một chuyên gia được nhiều người nể trọng. (Rất tiếc là 5 năm sau đó, ông Hưng lại quen theo mửng cũ để cho ra ḷ cuốn sách mới là Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, mà nội dung c̣n nhiều sai lầm tệ hại hơn là cuốn trước với cung cách làm việc cẩu thả như cũ, nhưng lại được nhiều nhà báo khác cũng nhảy vào ăn có để ca tụng v́ tưởng bở rằng cuốn sách này cung cấp đầy đủ thông tin theo kiểu “nói có sách, mách có chứng”.)

    Riêng trong trường hợp của kẻ viết bài này, thỉnh thoảng cũng gặp nhiều người chỉ trích là một ng̣i bút thiên tả, chuyên chống đối hoặc chê bai thậm tệ các lănh tụ hoặc chính trị gia phe bảo thủ và đảng Cộng Hoà. Có người c̣n chụp mũ kẻ viết bài này là một nhà báo “thường hay hít hà và ca ngợi quá đáng những chính sách của ông tổng thống Obama” như một độc giả Nguyễn Khoa nào đó đă gửi email phản biện. Hoặc như một ng̣i bút khác là Vũ Linh đă từng chê bai là kẻ viết bài này đă tâng bốc quá lố ông Obama như “Triệu Tử Long ‘đơn thân độc mă’ xông pha tại Trường Bản” khi so sánh việc ông Obama đă một ḿnh đích thân đến nơi tụ họp nghỉ mát riêng của đảng Cộng Hoà vào đầu năm 2010 để tranh luận trong cả tiếng đồng hồ và đè bẹp đối phương mà không có tài liệu mang theo cũng như không có phụ tá nào kế bên trước sự chứng kiến của nhiều nhà báo độc lập và được thu h́nh rơ ràng làm bằng chứng. Khách quan mà nói, chi tiết đó chỉ là sự thật được tất cả các cơ quan truyền thông tường tŕnh, kể cả đài FOX thiên vị với đảng Cộng Hoà, và nó chứng tỏ rằng ông Obama quả là một lănh tụ có bản lănh và hiểu biết sâu rộng để sẵn sàng bất ngờ tranh luận mà không cần soạn bài trước ngay tại nơi chốn của “phe địch”, chứ không phải là một chính trị gia chỉ có tài lẻo mép để ru ngủ hoặc hứa hẹn đủ thứ và chiêu dụ được đa số người dân Mỹ lầm tin bỏ phiếu theo như luận điệu của nhiều người vẫn c̣n cố t́nh lập đi lập lại.

    Thật ra th́ đó là phản ứng của những người nhiệt t́nh ủng hộ cho đảng Cộng Hoà đă thấy “nóng mặt” khi đọc những lời chỉ trích nặng nề của người viết bài này nên từ đó dẫn đến suy luận rằng tác giả phải là một đảng viên trung kiên của đảng Dân Chủ và luôn sẵn sàng tôn sùng hoặc đề cao các lănh tụ cỡ như Bill Clinton hoặc Barack Obama. Trong thực tế, nếu chịu khó đọc lại các bài viết, độc giả sẽ thấy rằng kẻ viết bài này không bao giờ ngợi khen bất cứ chính trị gia hay lănh tụ nào của đảng Dân Chủ, tuy rằng có đề cao một số chính sách theo đảng Dân Chủ v́ cho rằng nó có lợi thiết thực cho nhiều tầng lớp quảng đại quần chúng mà trong đó số người Việt ở hải ngoại chiếm phần lớn.

    Tuy nhiên, kẻ viết bài này sẵn sàng đả kích thậm tệ những lănh tụ hoặc chính trị gia bảo thủ thuộc đảng Cộng Hoà trước nhiều việc làm sai trái, như trường hợp của hai ông Bush Con và Donald Rumsfeld đă miệt thị và đâm sau lưng cả một tập thể quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Hoà với những lời lẽ ấu trĩ, thiếu hiểu biết, xuẩn ngốc và vô trách nhiệm như vào năm 2004 khi biện minh cho những biện pháp đặt chân lính Mỹ tại chiến trường Iraq. (Buồn thay đă không có một chính trị gia gốc Việt nào thuộc đảng Cộng Hoà, cũng như không có một nhà báo nào thường bênh vực hay đề cao phe bảo thủ và đảng Cộng Hoà đă có một lời lẽ lên tiếng phiền hà hoặc chỉ trích về những lời nói hớ hênh rất “khốn nạn” này của hai ông lănh tụ Cộng Hoà gộc cỡ này. Trong khi đó nhiều người cứ lo nhảy vào đánh tới tấp những lănh tụ phe Dân Chủ như John Kerry, Ted Kennedy, Joe Biden v.v. . . về những việc biểu quyết của họ tại Quốc Hội cách đây mấy chục năm.)

    Nhưng tuyệt nhiên, kẻ này không bao giờ có màn suy tôn hoặc ca ngợi các lănh tụ, v́ đó là vai tṛ và công việc của những người ăn lương trong bộ máy tuyên truyền của đảng Dân Chủ hoặc Toà Bạch Ốc như dưới thời của ông Bush Con. Nếu t́m hiểu thêm, người ta sẽ thấy rằng trong khuynh hướng cấp tiến, gần như không bao giờ có tṛ suy tôn lănh tụ, bởi v́ nó luôn chủ trương đổi mới và đả phá những ǵ xưa cũ, lỗi thời cho dù có là sự việc hoặc lănh tụ tài ba trong quá khứ. Điều này giải thích v́ sao người đọc có thể nh́n thấy rất nhiều b́nh luận gia hoặc nhà báo cấp tiến sẵn sàng chê bai hoặc chỉ trích các chính sách hoặc viên chức trong chính quyền Obama trong thời gian qua cũng như trong tương lai. Nhưng người ta lại khó t́m thấy những ng̣i bút bảo thủ công kích tới nơi tới chốn những việc làm của chính quyền Bush trước đây, ngoại trừ vào hai năm cuối của nhiệm kỳ chót khi mà uy tín của ông Bush Con đă tụt dốc thê thảm.

    Trong một bài viết cách nay 2 tuần có tựa đề là “Một Người Phe Cộng Hoà Rất Đáng Khen”, kẻ viết bài này đă không ngần ngại thú nhận rằng ḿnh theo khuynh hướng cấp tiến, và biện minh rằng đó là chiều hướng tất yếu của phần đông những người trí thức biết t́m hiểu vấn đề và lâu dần sẽ đi đến tinh thần cởi mở và vị tha hơn, dễ dàng chấp nhận những quan điểm khác biệt của người khác. Và từ đó, nó cũng sẽ dễ dẫn đến việc chấp nhận những đổi thay trong tương lai cho dù có là những điều mà ḿnh nghĩ rằng sẽ không thay đổi. Trong quan niệm đó, kẻ này cho rằng quan điểm bảo thủ thường dễ đi đôi với tinh thần cố chấp, khăng khăng bảo vệ những ǵ đă thành h́nh hoặc thói quen như là giáo điều, cương quyết phủ nhận, chối bỏ hoặc nếu cần th́ loại trừ tất cả những ư kiến đối nghịch và rất dị ứng với tất cả những ǵ có tính cách đổi mới.

    Dĩ nhiên, mỗi người có được quyền tự do theo đuổi lập luận hoặc quan điểm của ḿnh do bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả yếu tố cảm tính không lệ thuộc vào lư trí. Nhưng trong bối cảnh sinh hoạt chính trị của người Việt tại Hoa Kỳ, kẻ viết bài này chỉ hơi buồn và bực ḿnh cho giới đàn anh và các lănh tụ trong cộng đồng cùng với những người trong ngành truyền thông vẫn c̣n bị lầm tin vào cái huyền thoại “Cộng Hoà là chống Cộng, Dân Chủ là phản chiến” để từ đó tiếp tục kêu gọi người Việt hăy ủng hộ cho đảng Cộng Hoà một cách không ư thức, gần như mù quáng và duy tŕ cái quan niệm lỗi thời này mà không chịu suy nghĩ kỹ lưỡng về những sai lầm đầy tai hại của nó.

    Đó là lư do v́ sao kẻ viết bài này đă không thể nào bỏ qua cho những ng̣i bút chỉ biết rập khuôn như con két để một mực kết tội những chính trị gia và đảng Dân Chủ và mặt khác, hết ḿnh ủng hộ cho đảng Cộng Hoà mà không chịu phân tích hoặc đưa ra những dẫn chứng cụ thể và xác đáng. Sự lựa chọn của mỗi cử tri, bỏ phiếu ủng hộ theo khuynh hướng cấp tiến hoặc bảo thủ, là quyền quyết định tối thượng mà chúng ta cần phải tôn trọng và miễn có ư kiến cho dù rằng nó có thể đi ngược lại quyền lợi thiết thực và cụ thể cho họ theo sự phân tích một cách khách quan.

    Nhưng sự kiện các chính trị gia, hoặc các nhà làm truyền thông lâu năm và những nhà trí thức được xem như là có tŕnh độ hiểu biết sâu rộng về đời sống và sinh hoạt ở Hoa Kỳ mà vẫn c̣n cố bám víu vào việc đề cao một cách gần như mù quáng cho tất cả những ǵ thuộc về đảng Cộng Hoà là một việc làm đáng lên án, v́ nó đă không giúp cho người dân thiếu cơ hội học hỏi được dịp biết rơ hơn vấn đề một cách trung thực: đó là chẳng có đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ nào yêu nước hay chống Cộng cương quyết và nhiệt t́nh hơn, và cũng chẳng có đảng nào là biết chăm lo cho quyền lợi của người di dân gốc Việt nhiều hơn.

    Việc một nhà báo có kiến thức và uy tín như Nguyễn Xuân Nghĩa khi viết bài phân tích vào thời điểm này mà vẫn c̣n cố t́nh dùng những từ ngữ gây khích động như thích viết nguyên tên “Hussein Obama” (nhằm gợi lên cái tên Hồi-giáo đối với những người vẫn c̣n đa nghi về ông tổng thống da đen này), cũng như thích gọi một cách xách mé ông Obama là “một tổng thống chống Mỹ” là một việc làm thiếu nghiêm chỉnh và để lộ bản chất xấu xa, nham hiểm và thâm độc nhằm hăm hại người khác, chứ không mang lại một kiến thức tốt lành ǵ cho người dân.

    Việc một ông bỉnh bút gia thường tự xưng là “nhà báo miền Tây” Bùi Bảo Trúc cứ thích sử dụng làn sóng của một đài phát thanh lớn để chễ riễu và gọi tên vợ của ông Obama là Michelle “Má-Bèo” là một việc làm bộc lộ bản tính xấu xa và nhỏ nhen vô cớ, chẳng giúp ích ǵ cho sự lĩnh hội kiến thức của thính giả trước một nhân vật được nhiều người đánh bóng là xướng ngôn viên ăn nói có duyên, hiểu biết sâu rộng kiểu thông kim bác cổ. Nhất là mới đây, ông nhà báo miền Tây này c̣n nghe theo lời xúi giục và nâng bi rẻ tiền của xướng ngôn viên Vũ Kiểm để đem ra b́nh luận về sự kiện “chuyến công du của TT Obama tốn kém đến 200 triệu Mỹ kim mỗi ngày” để ngụ ư chê bai là ông tổng thống da đen này chỉ tổ làm lăng phí công quỹ nhà nước.

    Thật ra lời tuyên bố hàm hồ này là do bà dân biểu cực hữu Michelle Bachmann tại Minnesota đă phóng ra, và được một tay cực hữu khác là cựu thống đốc Mike Huckabee cũng phụ hoạ theo để cáo giác một cách vu vơ (dựa theo một nhà báo ấm ớ nào đó ở Ấn Độ) nhằm khích động những người dân Mỹ kỳ thị vốn rất thù ghét ông Obama chỉ v́ họ không thể chấp nhận h́nh ảnh một ông da đen lên làm tổng thống. Nhưng ngay cả trong hàng ngũ lănh đạo đảng Cộng Hoà ở Hạ Viện Mỹ hiện nay cũng không ai dám lập lại những lời tuyên bố láo lếu như vậy và tất cả những nhà báo đứng đắn khi tường thuật lại lời tuyên bố này cũng đều mở dấu ngoặc để ghi chú rằng nó hoàn toàn sai quá lố. Chuyến công du của ông Obama, cũng giống như các chuyến công du khác của các tổng thống Bush Con hoặc Bill Clinton cũng chẳng có ǵ là quá đáng và tốn kém xa hoa đến mức đó, cho dù nó có thể lên đến từ 40 đến 70 triệu Mỹ kim cho cả một chuyến kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Ấy vậy mà ông nhà báo BBT lại không ngần ngại b́nh phẩm theo kiểu “đổ dầu vào lửa” cho lời tuyên bố hàm hồ này, vô t́nh để lại những tin tức sai lầm cho biết bao thính giả thiếu hiểu biết và dễ lầm tin vào cái mă bề ngoài và giọng nói trầm ấm của ông ta. Trong số những người lầm tin kiểu này cũng có nhiều ông bà xướng ngôn viên đài Sàig̣n Houston như trường hợp của cô Mộng Lan, vô t́nh để lộ kiến thức ngu dốt của ḿnh).

    Việc một ông cựu trưởng ban Việt-ngữ của đài VOA trong ngày hôm nay cũng phát biểu những câu b́nh phẩm mị dân trên một chương tŕnh truyền h́nh với anh chàng Vũ Kiểm cũng là một điều đáng trách. Thật vậy, ông cựu trưởng ban Việt-ngữ Lê Văn, người được nổi tiếng nhờ tài b́nh phẩm rượu vang hơn là phân tích thời sự, đă cho rằng sự kiện cộng đồng người Việt trên toàn nước Mỹ gồm khoảng 2 triệu người nhưng lại không tạo được sức mạnh để đưa được một người gốc Việt vào các toà nhà Hạ Viện hay Thượng Viện Hoa Kỳ là một điều đáng buồn! Lối nói đầy mị dân này chỉ nhằm khích động tự ái dân tộc một cách hăo huyền và vô lối, nhưng trong thực tế, không giúp ích ǵ cho sự nhận xét và phân tích của người dân về thể chế và tiến tŕnh bầu cử đại diện dân qua các cuộc bầu cử.

    Giả sử như ông Văn nói rằng ước chi toàn thể người Việt tại Hoa Kỳ nhất tề đồng dọn sang chung sống ở tiểu bang Alaska (với tổng cộng dân số khoảng 700,000 người) th́ họ có thể tạo nên lịch sử v́ có thể bầu ra một vị thống đốc, một vị nghị sĩ hoặc dân biểu liên bang là người gốc Việt v́ có số dân trên cả triệu người. Hoặc nếu nói dọn sang Alaska vừa xa xôi vừa lạnh giá, th́ có thể kêu gọi toàn thể người Việt ở Mỹ đồng ḷng dọn sang chung sống ở các tiểu bang khác như Vermont (622,000 người), Delaware (886,000 người) bên miền đông hoặc là Wyoming (545,000 người), North Dakota (646,000 người) về phía miền Tây Hoa Kỳ, một điều kiện tương đối có thể thực hiện được, th́ biết đâu chừng khối dân gốc Việt có thể tạo nên một sự kiện chấn động lịch sử. Giá mà ông Lê Văn biết nói được những nhận xét đó th́ ít ra nó cũng chứng tỏ được sự thông minh và nhận thức của ḿnh, thay v́ cứ nói ra những sự kiện nhằm khích động ḷng tự ái hăo, và không giúp ích ǵ cho người dân hiểu rơ thêm một cách cụ thể về sức mạnh và nguyên tắc của chủ trương “mỗi người dân một lá phiếu”. Điều này cũng chứng tỏ là ông Lê Văn, cũng như một “b́nh loạn gia” thích nổ khác là Nguyễn Đ́nh Thắng, đă không hiểu rơ sự khác biệt của hai nguyên tắc bầu cử và nắm quyền khác biệt: đó là theo tỉ lệ (proportional) thường áp dụng tại Âu Châu, hoặc là theo đa số kiểu “được ăn cả, ngả về không”, thường gọi là “winner takes all” được áp dụng tại Hoa Kỳ.

    Tại Hoa Kỳ, cho đến nay chưa có một thị trấn, một thành phố hoặc một tiểu bang nào mà số người Việt cư ngụ chiếm đa số quá bán, kể cả hai nơi được xem là có mật độ cao nhất là Westminster và Garden Grove cũng chưa chắc có được tỉ lệ trên 35%. Do đó, nếu theo nguyên tắc mỗi người một lá phiếu và nếu người Việt bỏ phiếu cho người Việt, th́ có lẽ muôn đời người Việt sẽ không bao giờ có được một vị dân cử tại bất cứ cuộc bầu cử nào ở Hoa Kỳ. Sự kiện này sẽ giúp cho người gốc Việt hiểu rơ hơn rằng muốn đạt được thành công trên chính trường để thắng được những chức vụ dân cử, các chính trị gia gốc Việt cần phải biết chiêu dụ hoặc đáp ứng những nhu cầu của các sắc dân khác chứ không phải chỉ biết nhắm vào quyền lợi của người Việt. Ấy là chưa kể đến sự kiện cử tri gốc Việt đă từng giơ tay thề trung thành với Hoa Kỳ (khi nhập quốc tịch Mỹ) nhưng lúc nào cũng chỉ nói đến quyền lợi của người Việt, phải chăng lớp người như các ông Lê Văn và nhiều chính trị gia khác đă để lộ bản chất đạo đức giả của ḿnh, chỉ biết lợi dụng cái quốc tịch Mỹ nhưng thực chất lại chỉ biết lo nghĩ đến quyền lợi của người Việt. Liệu họ có biết hổ thẹn hay không đối với các thế hệ con cháu người Việt được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, một khi hiểu được cái tâm địa ích kỷ như vậy của các bậc cha anh?

    Trong t́nh cảnh đó, rơ ràng là kẻ viết bài này cảm thấy rất bực ḿnh trước những lập luận mị dân hoặc sai lầm như trên cứ được tiếp tục phổ biến trên các phương tiện truyền thông, và do đó đă dẫn đến nhiều bài viết của kẻ này đả kích nặng nề những sự việc hoặc nhân vật liên can, dù biết rằng điều này chỉ tạo thêm cho ḿnh nhiều rắc rối và thù ghét từ nhiều phía, chưa kể là cũng gặp sự ngần ngại của những người bạn đồng hành trong giới truyền thông hoặc những vị chủ bút chỉ v́ đa số c̣n dính mắc với cái truyền thống và thói quen là tránh đụng chạm và tránh nói đến những đề tài tế nhị và nhức nhối.

    HẾT C̉N HỨNG THÚ ĐỂ VIẾT.

    Điều này giải thích v́ sao mà kẻ viết bài này nhiều lúc đă cảm thấy rất cô đơn và muốn buông xuôi, hết c̣n hứng thú để làm cái công việc chuyển tải thông tin ích lợi và phong phú đến nhiều tầng lớp quần chúng. V́ thế nên sau bài viết này, nhà báo Nguyễn Anh Tuấn xin được rút lui để khỏi phải vất vả và nhọc công tiếp tục viết lách giữa một môi trường đầy nghịch cảnh trái tai gai mắt như vậy. Nhân đây cũng xin được minh định là việc sử dụng nhiều bút hiệu khác nhau gồm có Mai Loan, Minh Thu và Tuấn Minh chỉ là nhằm đáp ứng nhu cầu đ̣i hỏi theo thói quen của các chủ bút, chứ chẳng phải là kẻ viết này là một người giả gái nhằm tấn công những người thuộc phe bảo thủ và đảng Cộng Hoà như một vài kẻ xấu miệng thỉnh thoảng loan truyền trên một vài diễn đàn Internet.

    Theo thói quen đă có trong làng báo thời Việt Nam Cộng Hoà trước đây, một tờ báo mà đăng hai bài viết của một tác giả thường dễ bị độc giả đánh giá là nghèo nàn, không dám thuê nhiều kư giả và nhà báo. (Thói quen và tinh thần này lại không hề có trong làng báo Âu Mỹ). Do đó, nếu có viết hai bài đăng trong cùng một số báo, bắt buộc tác giả và toà soạn phải chọn thêm một bút hiệu khác. Đó là điều đă dẫn đến bút hiệu Mai Loan, mặc dù đây là ng̣i bút đă từng viết cho tờ Việt Mercury News trong chuyên mục thể thao cách nay hơn 10 năm và được trả tiền nhuận bút rất hậu hĩ. Đó cũng là ng̣i bút thể thao ăn khách nhất của bán nguyệt san Tự Do tại Houston vào thời điểm 10 năm về trước. Nhà báo Mai Loan hay Nguyễn Anh Tuấn cũng là người viết bài cho tờ báo Ngày Nay tại Houston đầu tiên được cố chủ nhiệm và chủ bút Trương Trọng Trác trân trọng đề nghị để được trả nhuận bút. Về sau này, v́ được các chủ bút và nhiều độc giả khắp nơi đề nghị chú trọng về các đề tài thời sự, nên các bài viết thể thao đă bị lơi dần và tạm bị xao lăng. Sau đó, v́ nhu cầu và t́nh h́nh thời sự có quá nhiều đề tài để viết, kẻ viết bài này cũng thường cống hiến 2 hay 3 bài cho mỗi lần ra số báo, và do đó đă phải thường xuyên sử dụng đến các bút hiệu khác nhau.

    Đến đầu năm 2007, do một cơ duyên t́nh cờ, kẻ này được làm quen và cộng tác với tuần báo Sàig̣n Nhỏ, và từ đó cũng được nhiều người biết đến hơn nhờ ở hệ thống phát hành rộng răi của tạp chí này trên toàn quốc. Ngoài ra, một số các vị chủ bút thân hữu ở xa cũng đă liên lạc để hợp tác và phổ biến các bài viết đến nhiều tầng lớp quần chúng hơn, chưa kể đến một số các báo tại nhiều nơi khác đă tự động lấy đăng mà cũng không thèm xin phép v́ nghĩ rằng nó đă được phổ biến trên Internet. Nhưng đến cuối năm này th́ xảy ra biến cố đau buồn trong gia đ́nh khi người con gái thân yêu là Kim-Loan đă qua đời sau một cơn bạo bệnh v́ mắc phải chứng bệnh quái ác leukemia. Sau một thời gian đau buồn và hết c̣n hứng thú để cầm viết trở lại, kẻ này bỗng quyết định dùng việc viết lách để làm thú khuây khoả cho đầu óc khỏi bị rơi vào t́nh trạng trầm cảm v́ âu sầu suốt ngày. Nhưng từ đó th́ cái tên của tác giả cũng đă bị rút lại, như một dấu tích của sự ra đi vĩnh viễn theo đứa con gái thân yêu có nhiều sở thích và đam mê giống bố.

    Đến mùa hè năm 2008, cũng do một cơ duyên t́nh cờ, kẻ viết bài này đă “cả gan” nhận lời viết bài nhận định thời sự hàng ngày cho tờ nhật báo Sàig̣n Nhỏ được ra mắt tại vùng Little Saigon thuộc Orange County , theo như yêu cầu của bà chủ nhiệm kiêm chủ bút là “chỉ cần mỗi ngày một bài khoảng từ 1,200 đến 1,500 chữ” để ghi nhận lại những diễn biến và thời sự hàng ngày, một đ̣i hỏi tương đối dễ dàng đối với một người đọc rất nhiều tin tức mỗi ngày như kẻ viết bài này theo như sự phán xét và khích lệ của người chủ bút.

    Thế là “sự nghiệp” của một nhà báo hàng ngày bắt đầu được dịp bùng lên mặc dù chưa bao giờ thử lửa, chưa có kinh nghiệm và cũng chưa qua trường lớp huấn luyện nào, ngoại trừ cái tâm niệm luôn luôn cố gắng thu nhận được nhiều điều mới mẻ và chỉ cần chuyển dịch lại một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu nhưng đầy đủ là cũng đủ đáp ứng cho nhu cầu của biết bao nhiêu người không có cơ hội may mắn như ḿnh để đọc được rất nhiều nguồn tài liệu tin tức phong phú từ những tờ báo và diễn đàn khác nhau trên thế giới.

    Cũng nhờ vậy mà kẻ viết bài này đă phải tự đặt ra kỷ luật là mỗi tuần phải viết hai bài thời sự thế giới (Tuấn Minh), hai bài viết về thời sự Hoa Kỳ (Minh Thu) và một bài thời sự kinh tế (Mai Loan) cùng với một bài nhận định tổng hợp vào mỗi đầu tuần. Sau này ngồi nh́n lại, kẻ này đă không hổ thẹn là ḿnh đă đạt được công việc này tương đối tốt đẹp, dẫu rằng đề tài kinh tế viết mỗi tuần không phải là chuyện dễ dàng và có nhiều lúc đành phải thất hẹn để khai thác những đề tài thời sự nóng bỏng khác. Tuy nhiên, chỉ có những độc giả tại miền Nam California và riêng một số nhỏ những độc giả thân hữu của kẻ viết bài này là nhận được thường xuyên các bài viết, và từ đó đă cùng nhau chia sẻ nhiều kỷ niệm cũng như đă gửi nhiều lời lẽ ân cần và khích lệ.

    Có lẽ cũng nhờ sự khích lệ này mà nhà báo này đă vô t́nh đi t́m những đề tài khai thác mà ít ng̣i bút nào chịu khó ṃ tới v́ sợ tốn nhiều công sức và c̣n e ngại dễ gây thù chuốc oán. Điều này giải thích v́ sao đă có loạt bài về băng nhóm Trịnh Hiệp và Ngô Mitch đă lừa gạt cả trăm người Việt số tiền đầu tư lên đến cả chục triệu Mỹ kim mà không một tờ báo nào ở vùng Quận Cam đả động đến. Rồi sau đó là các loạt bài về vụ trung tâm băng nhạc Thuư Nga gian xảo và cướp công của nhiều người khác trong khi cứ lên tiếng than thân trách phận v́ bị sang băng lậu. Hoặc là loạt bài về vụ hệ thống truyền thông Việt Nam Hải Ngoại đă chao đảo lập trường chống Cộng với những lập luận rất ngây thơ và trẻ con, trong khi các hội đoàn tại vùng Hoa Thịnh Đốn lại gần như im lặng không phản đối v́ ngại đụng chạm. Hoặc là các bài về sự xuống dốc của đài phát thanh Little Saigon Radio, về thái độ ích kỷ và gian dối của những kẻ may mắn đáng trách như phóng viên Nick Út. Và gần đây nhất là loạt bài về những hành động đầy gian hùng của ông nghị viên Al Hoàng đă góp công làm phân hoá cộng đồng người Việt tại Houston tệ hại như ngày nay. Trong khi đó, đa số các nhà báo và phóng viên khác, kể cả những người làm việc tại các cơ quan truyền thông lớn như các đài phát thanh quốc tế như BBC, VOA, RFI và RFA cũng đều không dám hỏi thẳng vào vấn đề những câu hỏi có thể gây nhức nhối cho những người trong cuộc. Hoặc như của các đài phát thanh và đài truyền h́nh tại địa phương, tuy mang tiếng là những đài có tầm vóc và kỹ thuật không thua ǵ các đài khác của người bản xứ, nhưng cung cách làm truyền thông c̣n rất thua kém v́ chỉ sợ “bể nồi cơm” về chuyện mất quảng cáo.

    Cũng xin mượn dịp này để cám ơn những người làm việc tại các toà soạn, nhiều lúc phải vất vả ngồi chờ kẻ viết bài này gửi bài sang cho kịp giờ lên khuôn để đưa nhà in trong khi người viết bài vẫn c̣n đang cố gắng để t́m cách viết cho xong câu kết luận cho thích hợp, hoặc là phải t́m thêm một tấm h́nh để minh hoạ để giúp cho bài viết đỡ khô khan hơn. Xin đặc biệt cám ơn hai cô Nga và Trâm trên toà báo SGN đă hết sức kiên nhẫn và thông cảm trong thời gian qua, trước một nhà báo cộng tác như kẻ này có tật xấu rất tai hại và tốn kém là thường xuyên gửi bài trễ nhất.

    Ngay từ lúc ban đầu, người viết đă từng tâm sự với nhiều vị chủ bút rằng mục đích các bài viết của ḿnh chỉ là để giúp cho độc giả có được một cái nh́n tổng hợp, tương đối đầy đủ và khách quan, trung thực nhất. Như thế, tức là đă đáp ứng đúng cái chức năng của ngành truyền thông.

    Trong thời gian gần đây, v́ nhiều lúc cần phải viết về những đề tài thời sự ảnh hưởng đến sinh hoạt chính trị của người Việt, kẻ viết bài này đă phải chấp nhận việc nêu tên đích danh những nhân vật trong tập thể người Việt để phân tích một cách công minh về những điều mà ḿnh cho là sai trái. Và trong nhiều trường hợp, người viết đă không ngần ngại sử dụng nhiều ngôn từ thẳng thắn để lên án những việc làm sai quấy đó, kể cả những hành động tránh né rất ma đầu và thiếu trách nhiệm của những đồng nghiệp trong ngành truyền thông. Đă có một số những phản hồi cho rằng người viết đôi khi đă có phần hơi cay nghiệt với những nhân vật được nêu tên, một thói quen thường ít thấy nơi những nhà báo khác.

    Thật ra, đối với những độc giả đă từng theo dơi tất cả những bài báo của kẻ viết bài này, điều này không phải là sở trường và cũng không phải là sự ưa thích hoặc đam mê của ḿnh để chuyên đi làm cái công việc bới móc những sai trái của người khác để chỉ trích hoặc chê bai. Sở trường và cũng là tâm nguyện rất đam mê của người viết là tổng hợp rất nhiều những tin tức mà ḿnh thu lượm được nhờ có cơ duyên đọc rất nhiều bài báo đa dạng mỗi ngày bằng các ngoại ngữ để chuyển dịch lại và phân tích cho đầy đủ hầu cống hiến cho độc giả gần xa cũng được dịp biết đến những nguồn tin quư giá và hữu ích đó. V́ thế nên thỉnh thoảng gặp phải những nguồn tin vui hoặc theo chiều hướng tích cực, kẻ này cũng t́m cách khai thác để mang lại cho độc giả xa gần những bài viết có nội dung tốt đẹp hoặc có tính cách xây dựng.

    Thú thật, cũng như đa số các ng̣i bút khác thích sưu tầm tài liệu, người viết cũng có nhiều đề tài và nhân vật tích cực mà ḿnh rất muốn viết đến nhưng cứ chờ đợi v́ chưa có dịp thuận tiện để bài viết được xuất hiện một cách tự nhiên hoặc thích hợp. Với quyết định thôi cầm bút vào lúc này, quả t́nh kẻ viết bài này cũng cảm thấy tiêng tiếc v́ chưa có dịp để viết về một vài đề tài và nhân vật mà ḿnh nghĩ rằng rất tốt đẹp và tích cực, nhất là khi họ lại là những người bạn đáng quí mà người viết đă có cơ duyên được làm quen và cộng tác chung trong một thời gian ngắn ngủi.

    Chẳng hạn như trường hợp của một vị nữ tu Công-giáo nhưng lại sẵn sàng hết ḿnh hy sinh để phục vụ vào công việc dạy tiếng Việt tại một trường học được nằm trong một ngôi chùa tại địa phương. Ít ai biết được sự hy sinh to lớn và ḷng nhẫn nại vị tha của người nữ tu này với tấm ḷng thương trẻ vô bờ, v́ có lẽ cả hai bên lương và giáo đều nh́n về việc làm tốt đẹp này một cách hơi ái ngại, nếu không muốn nói là cũng có phần hoài nghi. Một đằng th́ có thể trách cứ là tại sao không ở lại phục vụ tại những trường cùng tín ngưỡng với ḿnh mà lại cúc cung đi phục vụ cho một tôn giáo khác. Một phía khác th́ lại tỏ ra hoài nghi để không nh́n thấy cái thiện tâm chân thật mà lại nghĩ rằng phải chăng vị nữ tu này có thể vào nơi chốn của ḿnh để ḍ la? Trong t́nh cảnh ấy, có lẽ ít ai hiểu được nỗi đắng cay và sự hy sinh vô bờ của người nữ tu đáng quí này, tuy có thể không ăn nói lưu loát để làm vừa ḷng mọi người, nhưng đă chứng tỏ được qua hành động và việc làm của ḿnh một tinh thần hoà đồng tôn giáo cụ thể và đáng khen nhất, mà cho đến nay có lẽ chưa có các vị lănh tụ tôn giáo nào đă chứng minh một cách hùng hồn và hay hơn được.

    Chẳng hạn như trường hợp của một nữ danh ca hàng đầu của thời Việt Nam Cộng Hoà trước đây, một giọng ca ăn khách và được tặng cho nhiều biệt danh như “tiếng hát liêu trai”, “tiếng hát sương khói”. Trải qua bao năm tháng, tiếng hát của chị vẫn c̣n nồng nàn và ăn khách, vẫn c̣n giữ được sự lưu luyến và ái mộ của khán giả tại khắp nơi. Nhưng điều đáng quí hơn hết mà người viết bài này muốn nói nhiều hơn đó là đức tính khiêm cung và chuyên nghiệp đáng khen của chị, cũng như ḷng tự trọng của chị đă bảo toàn cho danh dự và lư tưởng của chính nghĩa tự do. Trong một dịp đứng ra làm “bầu sô” của một chương tŕnh gây quỹ cho một ngôi chùa tại địa phương, người viết đă nh́n thấy những việc làm đáng khen của chị và tiếc là nhiều người bạn khác đă không làm được như vậy.

    Dù đă là một danh ca hàng đầu từ hàng mấy chục năm qua và đă từng tŕnh diễn trên cả ngàn lần trước sân khấu, người nữ danh ca khả ái này vẫn luôn hỏi thăm để sắp xếp cho việc tập dượt trước với ban nhạc trước ngày tŕnh diễn, trong khi kẻ này đă phải vất vả và buồn ḷng trước những nghệ sĩ thân hữu của ḿnh lúc nào cũng tự tin và xin khất để không phải đi tổng dượt theo như đ̣i hỏi của ban tổ chức v́ ỷ y cho rằng ḿnh đă giỏi nhạc lư! Trong dịp hàn huyên, người nữ danh ca này cũng thú nhận là ḿnh cũng được mời gọi về nước tŕnh diễn, và trong thâm tâm cũng rất muốn về v́ đă là nghệ sĩ th́ ai lại không rung động trước ánh đèn sân khấu với sự chú ư của hàng ngàn khán giả mỗi đêm. Tuy nhiên, chị đă quyết định không về v́ dù sao cũng muốn giữ lại cái ḷng tự trọng và danh dự của người tị nạn, không thể nào về hát nhởn nhơ tại một quốc gia dưới chế độ bạo quyền như bao tiếng hát đồng nghiệp khác. Xem ra hành động bảo vệ chính nghĩa quốc gia của người nữ danh ca này c̣n đáng quí hơn biết bao việc làm trơ trẽn của những người đă từng một thời được hưởng bổng lộc của miền Nam Việt Nam trước đây.

    Rất tiếc là v́ phải quyết định thôi cầm bút vào lúc này, người viết đă không thể giành cho những người bạn đáng quư này một bài viết riêng biệt để làm quà gây ngạc nhiên theo như tâm nguyện trong số hàng trăm bài viết khác nhau trong hơn 10 năm qua.

    Trong giờ phút chia tay, ngồi nh́n lại những bài viết của ḿnh, quả t́nh người viết đă không làm sai hoặc thiếu sót những ǵ ḿnh đă đề ra. Hy vọng là những ǵ ḿnh viết ra cũng đă không phụ ḷng độc giả bốn phương trong thời gian qua, với một số không nhỏ đă gửi về những bức thư hồi đáp hoặc hỏi thăm đầy ân cần và khích lệ, hoặc bầy tỏ sự cám ơn chân thành đối với nhà báo đă giúp cho người đọc có được những thông tin đầy đủ, đúng đắn và trung thực mà từ bấy lâu nay họ ít khi nào t́m được từ những ng̣i bút khác hoặc từ những cơ quan truyền thông tiếng Việt khác tại hải ngoại.

    Trong thời gian sắp tới, kẻ này sẽ lợi dụng dịp ngừng viết này để lo chăm sóc nhà cửa và gia đ́nh mà bấy lâu nay ḿnh có thể đă hơi chểnh mảng v́ công việc (nghe cũng có vẻ giống như luận điệu của ông Trần Thái Văn để biện minh cho việc bị thất cử để không c̣n được tham gia trên chính trường và quay về vui thú với vợ con). Có thể sẽ về thăm gia đ́nh và bố mẹ đă già yếu tại quê nhà. Và cũng có thể sẽ t́m cách lục lọi lại trong số cả trăm bài viết khác nhau để t́m ra những bài ưng ư nhất để in thành sách và tặng cho bạn bè và độc giả ái mộ gần xa.

    Sự chia tay nào cũng để lại nhiều lưu luyến, tiếc nuối hoặc xót xa. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa nhà Phật, mọi sự hợp tan trên đời này cũng đều là do nhân duyên cả. C̣n đủ duyên lành th́ c̣n kết hợp và đến ngày hết duyên th́ cũng đành phải chia xa.

    Xin chân thành mến chào bạn đọc với tất cả ḷng lưu luyến.



    Mai Loan

  2. #2
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Một nhà báo "can đảm"!

    Một nhà báo "can đảm"!

    Trương Duy Linh

    Một nhà báo, M.L vừa viết bài tạm thời từ giă với tựa đề "Nhà báo cô đơn". Tuy vậy khi đọc xong, tôi muốn gọi ông bằng một từ khác, đó là " nhà báo can đảm"!

    Đối với tôi, ông can đảm v́ những lư do sau đây: 1) Ông đă từng vạch những xấu xa của cộng đồng qua các bài báo của ông cho các tờ báo do ông cộng tác chính thức hay trích đăng lại từ net. 2) Ông chỉ trích công khai những tên tuổi thuộc nhiều lănh vực của cộng đồng hải ngọai .

    Bàn về mục một, rất nhiều cây viết đă thiếu can đảm đó. Có thể họ "cả nể" hay ngại đụng chạm hay v́ ngàn lẻ một lư do nào đó mà không dám vạch trần những sự kiện xấu xa trong cộng đồng. Họ chọn thái độ mũ ni che tai và ngụy biện dưới cái vỏ " dĩ ḥa vi quư". Tôi đơn cử vài ví dụ, đó là những bài báo của M.L viết về Trung Tâm Thúy Nga, vụ đài Việt Nam Hải Ngoại, Trịnh Hiệp, Nick Úy, Hoàng Duy Hùng......

    Bàn về mục hai, nhà báo can đảm đă chỉ trích thẳng những cây viết hay các vị “được coi là gạo cội” như Lê Văn, Bùi Bảo Trúc, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Đ́nh Thắng v.v.

    Mở ngoặc bên lề, vụ Đài Việt Nam Hải Ngoại giao du với Đệ tam Tham tán của Ṭa đại sứ VC với chứng cớ rơ ràng hiển nhiên nhưng từ Tổ Chức Cộng Đồng đến Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, các hội đoàn ở Hoa Thịnh Đốn đều gần như im lặng hay không dám lên án th́ “nhà báo can đảm” đă liên lạc để viết bài. Ông đă làm rất đúng là liên lạc với các đương sự (là những kẻ bị tố cáo) để viết cho chính xác. Đáng tiếc là họ không cộng tác và ông phải đi t́m ở những “nguồn” khác để thực hiện phóng sự cho đúng thiên chức của một nhà báo.

    Tôi không biết lư do đích xác nào “nhà báo can đảm” muốn tạm ngưng viết nhưng qua lá thư ngỏ của ông, ng̣ai phần tŕnh bày v́ sao ông tự cho ḿnh là “nhà báo cô đơn”, ông đă gửi một chút chuyện cá nhân dính líu đến nghề báo. Theo đó, ông từng là kư giả thể thao, rồi thời sự và kể từ sau khi Sài G̣n Nhỏ mời th́ bút hiệu M.L được nhiều người biết đến hơn. Xem ra có vẻ có những “lời ong tiếng ve” về thân thế, nguồn gốc nên ông phải đính chính rằng ông không phải “tay mơ” mới nổi! Ông cũng chia sẻ đă bị các chủ bút cũng như thân hữu nhắc nên viết nhẹ…

    Thôi th́ nếu ông cảm thấy mệt mỏi v́ làm việc nhiều (theo tôi là nhiều v́ mỗi tuần phải nặn óc để viết tổng cộng khảong 5-6 bài xă luận, nhận định như ông nói th́ là nhiều) th́ ông cứ nghỉ. Nhưng xin ông hiểu rằng, ông không phải là nhà báo duy nhất cô đơn! Tôi nghĩ răng tât cả nhưng người câm bút chân chính trong cộng đồng hải ngọai hiên nay đều ít nhiều cô đơn.T́nh h́nh hải ngọai hiện nay với những khuynh hướng chính trị khác nhau đă khiến nhiều vấn nạn xảy ra và rất nhiều cơ quan truyền thông cũng như hôi đ̣an khá lớn “mũ ni che tai”. Khi mũ ni che tai nhiều quá th́ những “con thiên nga” phải cô đơn thôi! Một vài người ở các tiểu bang khác cũng lâm vào t́nh trạng như ông, ví dụ như cựu TNCT Đỗ Văn Phúc ở Austin, nhà báo Hồng Phúc ở Kansas… Họ đă viết hay nêu những vấn đề gọi là “tế nhị” và khi xảy ra chuyện th́ bạn bè thân hữu ở gần … câm như hến! Cái này gọi là “ đời, c’est la vie!”
    Xin mời xem tự sự của “nhà báo can đảm”, Mai Loan tức Tuấn Minh tức Minh Thu tức Nguyễn Anh Tuấn từ Texas mà tác giả tự nhận ḿnh là “nhà báo cô đơn”, dưới đây.


    Trương Duy Linh

  3. #3
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828

    Gửi Mai Loan : Ố ..Sao lạ vậy ...???

    Tôi xin nói ngay là tôi rất thích , mến mộ và kính nể với ng̣i viết Mai Loan lắm lắm . Bạn có nhận xét sắc sảo , nói thẳng và bộc trực , không tránh né ....V..V Tôi nghĩ bạn không cô đơn với độc giả (v́ quá nhiều người thích mà họ không nói ra thôi), có thể bạn cô đơn trong giới Truyền Thông v́ quả thật là ....."hiếm" người dám viết như bạn !!
    Cớ chi bạn lại giả từ nghề nầy ?? Chắc có nhiều lư do khác ..! Thôi th́ bạn cứ nghỉ ngơi lấy sức một thơi gian ngắn đi , rồi trở lại nghề nghe bạn , một cây viết mà tôi và rất.....rất nhiều
    người ưng ư .Yêu cầu đó nghe bạn .!! (Nhân thể xin thành thật chia buồn cùng bạn và gia đ́nh khi biết bạn đă mất đứa con gái thân yêu! ) Thân mến .

  4. #4
    KHÁCH BÀNG QUAN
    Khách

    ÔNG NÀY KHÔNG PHẢI LÀ "NHÀ BAÓ CAN ĐẢM"

    Theo ư của tôi, ông Mai Loan này không phải là "nhà báo can đảm" như ông TuDoChoVN ca tụng. Ông ta đâu có bị "tay sai VC" kiện như ông nhà văn Đỗ Văn Phúc. Ông ta đâu có bị chửi như chó v́ viết bậy như Tú Gàn và ông ta cũng đâu có bị một số nick names trên điện báo Vietland "chửi tới bến, chửi ngaỳ này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, nghĩa là chửi dài dài như hai ông nhà báo Lăo Móc và Kiêm Ái mà họ kết tội là "viết mướn" cho ông chủ tịch Ban ĐDVCĐVN/BC Nguyễn Ngọc Tiên.

  5. #5
    bảyrôthầyg̣n
    Khách
    1//Tui không biết,không đọc Mailoan (hay có đọc mà quên),nhưng tôi đồng ư với nhửngphê phán của Ông với BBTrúc hay một số kư giả bằng to khác,gọi obamavà bà vợ với cái tên phiên âm đểu giả mà một người có học không nên làm không đáng làm nhất là ḿnh là người Việt Nam nhờ người ta chơỏ,cho vào công dân (là người Mỷ góc Việt ) mà có tính ĐỂU như VC. Có người (TLan) gọi Obama là obamá hay obàmá,con kỳ thị là dân phi châu dân da den,biết ǵmàlàm tổng thống.C̣n dở giọng hỏi :"ông bà tưởng ḿnh là ai ?" vv và vv.không khác ǵbọn VC củng gọi Đại tướng Westmorelang là VétMởLợn,hay gọi chó là bush và kennedy...Có lẻ họ không là VC,mà họ có cùng một mẩu số với bọn VC rừng rú...Chúng ta có thể t́m thấy bọn này đầy ở hải ngoại (hay ở SJ trong thới gian qua).
    2/Tôi không bênh vực AlḤang nhưng nói ông ta là VC,tôi không tin ,Theo tôi biết,anh là con nhà CM gọc,chống cộngđả từng đạp xe mời các đồng chí của cha tới họp sách lược chống cộng,,không lẻ nay lại theo công nhất là cộng lúc cuối mùa ? Tôitin anh là người có nhiệt huyết qua lới anh nói,qua bài anh viết,qua sách anh in....Có lẻ chúng ta quên mộtđiều là chúng ta là người Mỷ góc Việt .Là công dân Mỷ làm việc cho Mỷ theo chính sách Mỷ và quantrọng là làm việc cho mọi sắc dân chớ không chỉ là VN. (vậy người Mỷ góc Việt làm việc trong guồng máy hành chánh quân sự của Mỷ phải tự đặt ḿnh là người Mỷ ,phục vụ choquyền lợi của Mỷ,khác với các ông bà chức sắc do CĐ bầu lên ).
    Có người Mỷ trên tờ MercuryNews góp ư là "sao người Việt đươc vô dân Mỷ ,là người Mỷ,hưởng mọi quyền lơi của một người dân Mỷ,mà cứ chống Mỷ v́ là người VN.Họ không nghỉ ngoài họ c̣n có cácsácdân khác như ho,củng là người Mỷ nhập tịch,đang phục vụ cho tổ quốc thứ 2 là Hoakỳ ?" Và điều này tuy không đúng lắm,nhưng củng nên suy nghỉ.
    Đó là điều tôi "đồng ư" và "không đồng ư" với anh.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 09-09-2011, 03:40 AM
  2. Đảo Đài Loan Lộng Gió Là Nơi Du Lịch Hè Tuyệt Hảo.
    By nghiep in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 2
    Last Post: 14-07-2011, 02:42 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-04-2011, 04:20 PM
  4. Replies: 5
    Last Post: 15-02-2011, 08:03 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •