Results 1 to 1 of 1

Thread: Quan điểm Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa.

  1. #1
    nghiep
    Khách

    Quan điểm Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa.

    Đọc tác phẩm “China's War With Vietnam, 1979” của King C. Chen


    B́a sách “China's War With Vietnam, 1979” của tác giả King C. Chen.
    do Hoover Institution, Stanford University xuất bản năm 1987. (H́nh: Người Việt)

    Mỗi nước trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều trưng bằng chứng và lập luận để khẳng định quyền của ḿnh ở hai nơi này. Trung Quốc, một trong những nước đ̣i làm chủ vùng biển này, có những lập luận riêng của họ.

    Thông tin về lập luận của Trung Quốc có thể t́m thấy ở nhiều nguồn. Dưới đây là tóm tắt quan điểm của Trung Quốc như được thuật lại trong sách “China's War with Vietnam, 1979” (Chiến Tranh Việt-Hoa, 1979), của Tiến Sĩ King C. Chen, do Hoover Institution, Stanford University xuất bản.

    Tác giả này cho rằng trước năm 1975, giữa Bắc Kinh và Hà Nội không hề có bất đồng công khai nào về lănh thổ, kể cả tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

    Về sử liệu, văn bản xưa nhất của Trung Quốc có nhắc tới Hoàng Sa, là sách Chư Phiên Chí (Zhufan Zhi, tức “truyện dân man”) của Triệu Nhu Hoạt (Zhao Rugua) viết vào thế kỷ 13.

    Sách này có đoạn viết: “Về phía Đông (của Hải Nam) là ‘Thiên lư trường sa’ và ‘Vạn lư thạch đường’ và qua khỏi đó là đại dương vô hạn.”

    Hai tác giả Friedrick Hirth và W.W. Rockhill, khi dịch sách này ra tiếng Anh, chú thích “Thiên lư trường sa” là quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và “Vạn lư thạch đường” là Tây Sa (Macclesfield).

    “Tài liệu lịch sử trước khoảng giữa thế kỷ 19 chứng minh một điều: Trong khi cả Trung Hoa lẫn Việt Nam đều khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, cả hai bên đều không biết về sự khẳng định của bên kia. Hai bên, do đó, không nghĩ tới việc phản đối bên kia.”

    Tiến Sĩ King C. Chen
    Tài liệu mà tác giả Chen cho là được chấp nhận là bằng chứng của Trung Quốc, là sách biên niên sử thời Tống, trong đó ghi lại Tống Đoan Tông, bị quân Mông Cổ truy nă, chạy từ Quảng Đông ra biển trên đường đi Chiêm Thành lánh nạn. Nhà vua tới được Thất Lư Dương rồi phải quay lại.

    Thất Lư Dương, theo tác giả này, là quần đảo Hoàng Sa.

    Đời nhà Nguyên, một đoàn hàng hải của Trung Hoa lập chuyến thám hiểm viễn dương tới đảo Java thuộc Indonesia hiện nay. Đoàn thuyền ghi chú đă đi qua Thất Lư Dương và Vạn Lư Thạch Đường. Tuy nhiên, theo tác giả King Chen, không có bằng chứng đoàn thuyền này ghé qua hay khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này.

    Bằng chứng “thuyết phục,” theo Tiến Sĩ Chen, là những cuộc thám hiểm của Trịnh Ḥa (Cheng Ho), với bảy chuyến tàu viễn du đi khắp vùng Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.

    “Những chuyến đi của ông, có lúc có hơn 27,000 người và 62 thuyền, có thể đă ghé Trường Sa và Hoàng Sa,” Tiến Sĩ Chen viết. Nhiều đảo ở Hoàng Sa mang tên Vĩnh Lạc Quần Đảo, theo niên hiệu của Hoàng Đế Minh Thành Tổ. Ở Trường Sa có Trịnh Ḥa Quần Đảo. Nhiều đồng tiền Vĩnh Lạc được t́m thấy ở Hoàng Sa, theo tác giả này.

    Đời nhà Thanh, có thêm nhiều sách nhắc tới quần đảo Hoàng Sa. Những sách này viết về nhóm đảo cách Hải Nam 700 lư (mỗi lư bằng 0.33 hải lư hiện đại) với những tên gọi khác nhau, như “Thất Châu Dương,” “Thất Lư Dương,” “Thất Châu Dương Sơn,” v.v.

    Theo tác giả này, “Thất Châu Dương” là bảy ḥn đảo trong quần đảo Hoàng Sa, với tên gọi tiếng Anh là các đảo Tree Island, West Sand, Middle Island, North Island, South Island, Rocky Island và Woody Island.

    Năm 1883, khi Đức có ư định thăm ḍ vùng quần đảo Trường Sa, Trung Hoa phản đối và ngăn chặn cuộc thăm ḍ này.

    Thời Việt Nam thuộc Pháp, chính quyền địa phương tại Quảng Đông hai lần đưa thuyền đến vùng này. Năm 1909, ba chiến thuyền đến thăm ḍ vùng Hoàng Sa, và sau đó đoàn thuyền này nộp cho chính quyền địa phương bản đề nghị tám điểm phát triển Hoàng Sa. Tuy nhiên, không có hành động nào để thực hiện đề nghị này.

    Năm 1928, chính quyền Quảng Đông phái thêm một đoàn nữa đi thám hiểm Hoàng Sa. Dưới sự điều khiển của Đại Học Tôn Dật Tiên ở Quảng Đông, một chiến thuyền được đưa tới vùng biển này. Sau chuyến ḍ thám đó, một bản báo cáo được công bố, và Trung Hoa Dân Quốc khẳng định chủ quyền lên quần đảo Hoàng Sa.

    Nước Pháp, nắm quyền tại Việt Nam lúc đó, không phản ứng cho tới năm 1931, theo Tiến Sĩ Chen. Tháng 12 năm đó, nhân danh nước bảo hộ An Nam, Pháp phản đối việc Trung Hoa giành chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Bộ Ngoại Giao Pháp dựa trên văn bản của Vua Gia Long năm 1816 và Vua Minh Mạng năm 1835 và khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa. Cùng lúc đó, Pháp khẳng định chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

    Trong lúc Pháp và Trung Hoa đang đàm phán th́ năm 1933 Pháp bất ngờ đem quân chiếm lĩnh chín đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Hoa phản đối, và trong khi hai bên đang tranh chấp, vào lúc Trung Hoa lo đánh Nhật, Pháp chiếm nốt phần c̣n lại của Hoàng Sa.

    Về những lời khẳng định chủ quyền trước thời Pháp chiếm Đông Dương, tác giả King Chen đánh giá: “Tài liệu lịch sử trước khoảng giữa thế kỷ 19 chứng minh một điều: Trong khi cả Trung Hoa lẫn Việt Nam đều khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, cả hai bên đều không biết về sự khẳng định của bên kia. Hai bên, do đó, không nghĩ tới việc phản đối bên kia.”

    Dương Đông/Người Việt
    Last edited by nghiep; 30-08-2010 at 11:51 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 25-11-2011, 03:29 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-10-2011, 12:49 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 29-09-2011, 12:48 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 11-07-2011, 12:34 PM
  5. Replies: 18
    Last Post: 23-09-2010, 08:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •