Page 14 of 23 FirstFirst ... 4101112131415161718 ... LastLast
Results 131 to 140 of 229

Thread: Mật Thư Tội Ác của Chủ Nghĩa Cộng-Sản _Tác giả: Stéphane Courtois et al.

  1. #131
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngày 12 tháng chạp năm 1930, cộng sản chia những người bị tước đoạt quyền công dân ra làm 30 loại :

    Cưụ địa chủ, Cưụ công chức Nga Hoàng, Cưụ điền chủ, Cưụ thương gia, Cưụ qúy tộc, Cựu tư bản, Cưụ sĩ quan bạch quân, những người phục vụ tôn giáo, tu sĩ, cưụ đảng viên các đảng phái chính trị,v.v.v.. Con số nạn nhân này kể cả gia đ́nh của họ lên đến 7 triệu người. Cũng như nạn nhân của các trường hợp khác, họ không được quyền đi bầu; Họ không có thẻ tiếp tế lương thực; Họ không được cấp phiếu khám sức khỏe; Họ bị đuổi ra khỏi thành phố ; Họ bị coi là những người sống ngoài xă hội.

    Chính sách cưỡng bách tập thể hoá nông nghiệp đă làm xáo trộn toàn cuộc sống ở nông thôn. Đồng thời chính sách phát triển nền công nghệ ở các thành phố đă là động cơ thúc đẫy những người sống ở nông thôn đang gặp khó khăn trong cuộc sống, bỏ quê làng chạy về thành phố.

    Nước Nga với đa số dân chúng sống bằng nghề nông nay bỏ chạy về thành phố trở thành những lớp người lan thang . Từ cuối năm 1928 đến cuối năm 1932, các thành phố Nga bị tràn ngập. Có đến 12 triệu người. Họ chaỵ trốn chính sách giải thể điền chủ và chính sách cưỡng bách tập thể hoá nông nghiệp đang được thi hành ráo riết ở nông thôn.

    Riêng tại hai thành phố Mạc Tư Khoa và thành phố Lenine đă ghi nhận có 3 triệu rưỡi người di cư. Trong số những người nông dân di cư này có những người có đầu óc kinh doanh. Họ tự giải thể h́nh thức điền chủ, đồng thời từ chối tham gia vào hợp tác xă nông nghiệp. Các năm 1930-1931 là những năm có nhiều nhà máy mọc lên đă thu hút họ vào làm trong các hăng xưởng. Họ được thu nhận vào làm v́ họ là những người ít đ̣i hỏi quyền lợi. Đền năm 1932, chính quyền cộng sản lo sợ t́nh trạng hỗn loạn có thể xảy ra v́ số người tràn về thành phố mỗi lúc một đông. Nó có thể làm đăo lộn chính sách tiếp tế lương thực cho các thành phố mà chính quyền đă mất bao công sức để thiết lập từ năm 1929.

    Vào đầu năm 1930, có tất cả 26 triệu người được cấp phát thẻ mua nhu yếu phẩm, tức là thẻ tiếp tế lương thực.
    Cuối năm 1932 con số này gia tăng lên đến 40 triệu.

    Công xưởng, xí nghiệp trở thành trung tâm định cư cho dân tản cư.
    Phải chăng những người di cư từ miền quê đến, đă gây nên các tệ nạn của xă hội như chính quyền gán ép ? Họ gây tại hại lâu dài cho công việc sản xuất ? Họ bỏ việc làm? Họ phá vỡ kỹ luật làm việc trong nhà máy ? Họ sinh ra nạn du đảng ? nạn nghiện rượu và gây ra tội ác..?

  2. #132
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Hai tháng cuối năm 1932, chính phủ đưa ra các biện pháp trừng phạt và đàn áp những người lao động. Các xí nghiệp đuổi tất cả các phần tử bị xếp vào loại xa lạ với xă hội chủ nghĩa ra khỏi thành phố.

    Đạo luật ban hành ngày 15 tháng 11 năm 1932 quy định bất kỳ công nhân nào vắng mặt tại sở làm sẽ cho nghỉ việc. Thẻ tiếp tế lương thực bị thu hồi; Họ bị đuổi ra khỏi nơi họ đang ở. Mục đích của đạo luật này là nhận diện những người mạo danh là thợ.
    Tiếp sau đó, ngày 4 tháng 12 một đạo luật khác ra đời cho phép các xí nghiệp cấp thẻ tiếp tế lương thực với chủ đích thanh lọc công tác tiếp tế đối với những người không làm mà cũng có ăn. Họ gọi những người này là nhân công ma, nhân công có tên trên danh sách mà không có mặt trong lúc lao động.

    Ngày 27 tháng 12, chính quyền áp dụng biện pháp gắt gao hơn nhằm thanh toán những phần tử ăn bám, hạn chế con số người bỏ thôn quê về thành phố và để bảo vệ sự trong sạch cuả thành phố. Họ áp dụng kế hoạch cấp phát giấy thông hành nôi bộ. Phần mở đầu của đạo luật mới này ghi rơ các điều kiện cần thiết để được cấp giấy thông hành nội bộ. Tất cả các người dân trong thành phố tuổi từ 16 trở lên không mất quyền công dân, công nhân viên hỏa xa, các công nhân viên thường trực tại các công trường xây dựng, công nhân viên phụ trách tại các nông trường nhà nước sẽ được sở công an cấp giấy thông hành nội bộ. Giấy chỉ có giá trị khi có con dấu xác nhận của công an . Với con dấu của công an, người có thẻ thông hành nội bộ được hưởng một số quyền lợi. Họ được cấp thẻ tiếp tế lương thực; Họ được hưởng quy chế an sinh xă hội. Họ có quyền xin một chỗ cư ngụ.

    Chính quyền chia các thành phố ra làm hai loại : Thành phố mở cửa và thành phố đóng cửa. Các thành phố đóng cửa la các thành phố Mạc tư Khoa, Lenine, Kiev, Odessa, Minsk, Kharkov, Rostov nằm trên sông Don, Vladivostok. Muốn được định cư và muốn được thẻ thông hành nội bộ ở các thành phố này, người dân phải có gốc cha mẹ ở lâu năm, lập gia đ́nh hay có công việc làm trong cơ quan nhà nước.
    Tại các thành phố '' mở '' , điều kiện xin cấp giấy thông hành dễ dăi hơn
    .
    Chiến dịch cấp phát giấy thông hành nội địa kéo dài suốt năm 1933. Nhà nước đă cấp 27 triệu giấy thông hành. Với biện pháp này, nhà nước cộng sản đă loại được một số người thuộc thành phần bất hảo.

  3. #133
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Trong tuần lễ đầu, bắt đầu từ ngày 5 tháng giêng năm 1933 , chính quyền đă nhận diện ra 3450 người thuộc cựu Bạch quân, cựu điền chủ, hoặc các phần tử đă có án, đang làm việc tại 20 xí nghiệp lớn. Tại các thành phố thuộc loại '' đóng cửa '', có 385.000 người không được cấp giấy thông hành. Họ bị cưỡng bách rời khỏi thành phố trong ṿng 10 ngày. Họ không có quyền sinh sống ở thành phố kể cả các thành phố mở cửa.
    Trong bản phúc tŕnh của nhân viên cơ quan an ninh chính trị gởi về Trung ương đề ngày 13 tháng 8 năm 1934 ghi những điều như sau :
    Khi loan báo thi hành cấp giấy thông hành đă có nhiều người tự ư rời khỏi thành phố v́ họ biết rằng họ không đủ điều kiện để được cấp phát.
    Có 35.000 rời khỏi thành phố Magnitogorsk. Tại Mạc Tư Khoa, hai tháng đầu cấp phát giấy thông hành, dân số giảm 60.000 người. Thành phố Leningrad tháng đầu tiên có 54.000 ra đi.

    Tại các thành phố mở cửa, chúng tôi đă trục xuất 420.000 người.
    Các cuộc kiểm soát và bố ráp của công an đă bắt đưa đi đày hàng trăm ngàn người.

    Tháng 12 năm 1933, chỉ huy trưởng cơ quan an ninh chính trị Genzikh Iagoda ra lịnh cho các thuộc viên mỗi tuần phải quét sạch các nhà ga và các chợ trời cuả các thành phố đóng cửa. Trong ṿng 8 tháng đầu của năm 1934 có tất cả 630.000 bị bắt tại các thành phố đóng cửa v́ lư do vi phạm quy chế giấy thông hành nội bộ. Trong số này có 65.661 người bị bắt giam bằng biện pháp hành chánh. Họ bị đưa đi lưu đày. Họ bị xếp vào hồ sơ '' những người khai hoang đặc biệt ''. Có 3.596 người đưa ra ṭa án. 175.627 đưa đi khai hoang b́nh thường. C̣n một số người khác may mắn được thả ra sau khi nộp tiền phạt.

    Trong năm 1933 nhà nước mở rất nhiều chiến dịch tấn công đặt biệt.
    Từ ngày 28 đến ngày 6 tháng 7, nhà nước cộng sản bắt 5470 người thuộc sắc dân Tsigane gốc ở Mạc Tư Khoa đày ra vùng kinh tế mới Siberie.
    Từ 8 đến 12 tháng 7 có 4750 người gốc Kiev bị lưu đày.

    Trong tháng 4, tháng 6 và tháng 7 có 3 cuộc bố ráp nhằm lùng bắt những người xa lạ với xă hội chủ nghĩa thuộc hai thành phố Mạc tư Khoa và Leningrad. Tổng số người bắt trong 3 đợt lên đến 18.000 người. Đợt đầu những người này bị đưa ra ḥn đảo chết Nazino . Ngay trong tháng đầu có 2 phần 3 số người chết.

  4. #134
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Theo báo cáo của một đảng viên trong ban huấn luyện đảng ở Nazym phúc tŕnh t́nh trạng cuả những người này như sau :

    Thật là oan uổng cho những người xấu số này. Họ là những công nhân viên, là đảng viên cộng sản. Họ chết v́ không thể chịu đựng được các điều kiện sống ở trên đảo này.

    Trường hợp điển h́nh của anh Novojlov Vladamir, người gốc Mạc Tư Khoa. Anh là tài xế phục vụ tại cơ xưởng máy ép hơi. Anh đă được tuyên dương 3 lần về thành tích phục vụ. Anh có vợ và sanh được một con. Vợ chồng anh đang chuẩn bị đi xem hát. Anh bước xuống nhà dưới và băng qua đường đến một quán nhỏ ở gần nhà anh mua thuốc lá. Anh quên không mang theo giấy thông hành. Vừa đúng lúc ấy có bố ráp ngoài đường. Anh bị bắt.

    Một trường hợp khác. Anh Vinogradova công nhân của một hợp tác xă. Anh đi xe lửa đến thăm người anh đang là chỉ huy trưởng của một tóan quân tự vệ thành. Khi vừa bước xuống xe lửa, anh bị bắt v́ không đem theo giấy tờ chứng minh.

    Ở thành phố Voikine, anh Nikolai Vassilievitch đảng viên cộng sản, phục vụ tại hăng dệt Serpoukhov. Chiều chúa nhật anh đi xem đá banh. Anh bị bắt v́ không đem theo giấy tuỳ thân.

    Anh I.M. Matveev, công nhân xây dựng cao ốc công trường sản xuất bánh ḿ số 9. Anh được cấp phát giấy thông hành để đi làm việc ngoài mùa sản xuất nông sản. Giấy có giá trị đến tháng 12 năm 1933. Khi bị bố ráp, anh tŕnh giấy thông hành nhưng chẳng ai thèm đọc giấy của anh. Anh bi bắt đưa đi lưu đày.

    Các cuộc hành quân để đuổi sạch ra khỏi thành phố diễn ra nhiều lần và định kỳ, tại các cơ quan của nhà nước cũng như tại các xí nghiệp.
    Tại cục hỏa xa, một bộ phận thiết yếu cũng đă diễn ra các cuộc bố ráp do Andreiev và Kaganovitch chỉ đạo. Mùa xuân 1933 đă có 8% nhân viên, khoảng 20.000 bị sa thải và bắt đi lưu đày.

    Ngày 5 tháng giêng, một viên công an phụ trách ngành vận chuyển hỏa xa gởi bản phúc tŕnh với nội dung : '' Để loại trừ các phần tử phản cách mạng chống lại nhà nước cộng sản núp trong ngành hỏa xa, cơ quan vận chuyển vùng số 8 đă mở các cuộc truy lùng. Kết quả , 700 người bị bắt đưa ra ṭa án. Trong đó có 325 người ăn cắp các kiện hàng; 221 tên du đảng phá rối ; 27 tên ăn cướp; 127 tên phản cách mạng; 37 tên năm trong các băng đảng ăn cướp có tổ chức. Những tên này bị bắn ngay tại chỗ. Lần ráp bố cuối cùng đă bắt 300 người và cho sa thải theo quy chế hành chánh. Trong 4 tháng cuối cùng đă có 1270 ngườI v́ lư do này hay lư do khác đă bị loại ra khỏi cục hoả xa. Chúng tôi tiếp tục chiến dịch.''

  5. #135
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Kể từ khi nhà nước cho thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hoá nông nghiệp và giải thể điền chủ. Các mối tương quan giữa chính quyền với nhân dân và giữa nhân dân với nhau trở nên ngột ngạt và căng thẳng. Thêm vào đó, nạn đói đe dọa hằng ngày. Các tệ đoan xă hội gia tăng ở các thành phố. Xă hội suy đồi.

    Ngày 7 tháng 4 năm 1934 văn pḥng Bộ chính trị ban hành nghị quyết cho thi hành các biện pháp chống lại số đông thiếu niên phạm pháp. Các tội như ăn cắp, đánh phá, huỷ hoại thân thể, thuộc vào tội tiểu h́nh. Nếu giết người th́ đưa ra ṭa án đại h́nh.

    Vài ngày sau, Bộ chính trị gởi tiếp các văn thư yêu cầu ṭa án phải dùng các h́nh phạt nặng nề nhất tức là kết án tử h́nh để có thể bảo vệ xă hội. Như vậy bộ h́nh luật trong đó có điều khoản băi bỏ án tử h́nh kể như không c̣n giá trị nữa. Song song với các chị thị trên, nhà nước ra lịnh cho cơ quan an ninh chính trị tổ chức các trung tâm cải huấn thanh thiếu niên. Trước kia phần hành này thuộc trách nhiệm của ủy ban nhân dân phụ trách bộ giáo dục. Một hệ thống các trại được thành lập dưới danh nghĩa ''Trại lao động của vị thành niên ''. Nhưng các h́nh thức trấn áp này chẳng ngăn chặn được tuổi trẻ. Nạn du đảng, cướp phá cứ tiếp tục gia tăng. Một bản phúc tŕnh công tác thanh toán nạn du đảng của thiếu niên kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1935 đến ngày 1 tháng 10 năm 1937 đă nh́n nhận : Mặc dù đă thi hành chỉ thị tái tổ chức các cơ quan tiếp nhận các trẻ em thuộc thành phần du đảng, trộm cướp, lang thang, nhưng chẳng cải thiện được một bước nào.

    Từ tháng 2 năm 1937 ở nông thôn nhận ra hiện tượng bỏ nhà đi bụi đời của lớp trẻ. Tại các vùng năm trước mất mùa này. Dân chúng không đủ ăn. Việc tổ chức ở các hợp tác xa quá tồi tệ. Quỹ tương trợ trong những lúc có thiên tai cũng chẳng có ǵ. Cơ quan chính quyền địa phương muốn tống khứ lớp trẻ này đi bằng cách họ cấp cho các em bé giấy chứng nhận là những người đi ăn xin. Đến lượt nhân viên an ninh chính trị tại các nhà ga cũng thi hành các hành động như vậy. Thay v́ họ đưa các em bé phạm pháp vào các trại lao động vị thành niên, họ muốn tống đi cho nhanh bằng cách lùa các em lên xe lửa , để chuyển qua vùng khác, khỏi vùng trách nhiệm của họ. V́ thế các em bé này cuối cùng tụ tập lại rất nhiều ở các thành phố lớn.

    Năm 1936 cơ quan an ninh chính trị tiếp nhận 125.000 trẻ em phạm pháp vào các trung tâm lao động vị thành niên. Tính từ năm 1935 đến 1939 có tất cả 155.000 trẻ em đưa vào trung tâm lao động và 92.000 các em từ lứa tuổi 12 đến 16 bị đưa ra ṭa án . Từ 1 tháng 4 năm 1939 có 10.000 vị thành niên bị đưa đi lưu đày.

  6. #136
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Trong ṿng 5 năm đầu của thập niên 30, Đảng và nhà nước cho thi hành các biện pháp chống laị các thành phần chống cách mạng. Mức độ và chu kỳ thi hành các biện pháp này thay đổi tuỳ theo t́nh h́nh. Khi thấy có sự chống đối và có cơ gây hỗn loạn, nhà nước cho ngưng khủng bố để tạo thế quân b́nh.

    Chu kỳ đầu tiên của cuộc đại khủng bố xảy ra vào cuối năm 1929 khi nhà nước cho thi hành chính sách giải thể quy chế điền chủ. Cuộc khủng bố đạt đến cao điểm vào mùa Xuân năm 1933. Chính quyền phải đương đầu với nhiều vấn đề nan giải chưa từng xảy ra. Vấn đề trước tiên là phải giải quyết các vùng bị nạn đói . Lấy người đâu ra để làm vụ mùa cho năm tới. Những người chịu trách nhiệm trực tiếp tại các hợp tác xă đă lên tiếng cảnh cáo, nếu không giải quyết một số nhu cầu căn bản tối thiểu cho nông dân của hợp tác xă th́ sẽ không c̣n ai để cày cấy, gieo hạt , đảm bảo công tác sản xuất.

    Hơn thế nữa, v́ các trại giam quá đông, nhân viên quản lư không thể nào trông coi được, không thể nào khai thác đúng mức sức lao động. Nó có ảnh hưởng không tốt đến tâm lư quần chúng. Nhiều thành viên của hợp tác xă đă đặt ra câu hỏi này từ tháng 3 năm 1933. Hai trăm người trong số thành viên hợp tác xă có ư kiến như trên bị bắt giam hơn 2 năm tù với cái tội phá hoại các vụ gieo hạt giống. Sau đó họ được thả trở về làm việc lại.
    Để giải quyết vấn đề thiếu nhân công cho công việc thu hoạch mùa màng ở các vùng bị nạn đói tàn phá, chính quyền mở nhiều cuộc bố ráp khắp nơi trong thành phố , bắt các người dân , chở về các vùng nông thôn, thay thế số nông dân bị bắt đi lưu đày oan ức.

    Trong bản phúc tŕnh của ṭa lănh sự Ư ở thành phố Kharkov gởi về nước đề ngày 20 tháng 7 năm 1933 viết như sau :
    '' Số người bị bắt rất nhiều. Trong tuần lễ này, có ít nhất 20.000 người bị đưa về các trại tập trung miền quê. Hằng ngày diễn ra như vậy. Hôm qua , nhà nước cho bao vây khu vực chợ trời. Họ bắt một số thanh niên nam nữ khỏe mạnh giải họ ra ga chở về các vùng quê.''

    Việc chuyên chở các người thành phố về miền quê cũng gặp phải nhiều khó khăn, nhiều xung đột với dân quê địa phương. V́ tức dận, dân quê đốt phá các doanh trại chứa những người từ thành phố mới chuyển đến. Cán bộ cũng khuyên những người thành phố mới đưa về, đừng đi sâu vào làng mạc để tránh xung đột với ngưới bản xứ.

  7. #137
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Vụ mùa năm đó đạt được kết quả khả quan một phần nhờ thời tiết thuận lợi, một phần nhờ sự tổ chức chặt chẽ trong công tác đưa người từ thành phố về nông thôn. Phần quan trọng khác, v́ nông dân không c̣n cách nào sinh sống nên đă tham gia công tác trong hợp tác xă.
    Vấn đề thứ hai là làm thế nào để giải quyết làn sóng người ồ ạt tràn vào các trại giam. Nhà nước cộng sản giải quyết một cách thực tế : phóng thích một số ngưới bị bắt.

    Ngày 8 tháng 3 năm 1933, Bộ chính trị gởi văn thư riêng cho bộ nội vụ: Thi hành biện pháp điều lệ hóa các vụ bắt bớ. Cơ quan nào cũng có thể bắt giam người khác. Như vậy sẽ giải tỏa được sự tập trung tội phạm. Ngoại trừ trại giam lưu đày ở Siberie, tất cả các trại giam khác phải t́m các giảm phân nửa số tù nhân. Phải mất đi một năm mới phóng thích được 320.000 trong số 800.000 tù nhân trong các trại tù.
    Năm 1934, chính quyền ngưng chiến dịch đàn áp chính trị. Kết quả cụ thể là trong năm 1934 chỉ có 79.000 vụ án ra toà so với con số vụ án 240.000 trong năm 1933.

    Cơ quan an ninh chính trị được tổ chức trở lại.
    Theo chỉ thị của nghị quyết ngày 10 tháng 7 năm 1934 , cơ quan an ninh chính trị trực thuộc ủy ban nhân dân Bộ Nội vụ. Do vậy, cơ quan này giảm đi quyền hành . Nó hoạt động như các ngành công xưởng tự vệ, tự vệ nông thôn, tự vệ biên pḥng,.. Họ mang huy hiệu cũng giống như các Uỷ viên trong bộ Nội vụ. Cơ quan này mất đi phần trách nhiệm về tư pháp. Cơ quan này sau khi đ́êu tra, phải chuyển các tội phạm qua Biện lư cuộc để thụ lư. Cơ quan an ninh chính trị mới tái tổ chức không có quyền tuyên án nếu không có sự chấp thuận của Trung Ương.

    Tất cả các biện pháp trên nhằm để củng cố chính sách hợp lư hóa cơ cấu pháp lư của chủ nghĩa xă hội. Nhưng các biện pháp này cũng chỉ đem đến một số kết quả rất khiêm nhường. Việc kiểm soát cuả Biện lư cũng chẳng đi đến đâu. Như ông Biện lư Vichins đă để cho các cơ quan an ninh chính trị mới hoạt động tự do. Thêm vào đó, từ tháng 9 năm 1934 chính văn pḥng Bộ chính trị Trung Ương cũng đă làm những việc trái ngược với chỉ thị đă ban hành. Trung Ương cho phép các cơ quan thi hành bản án tử h́nh mà không cần thông báo về Trung Ương. Như vậy, chính sách đàn áp chỉ tạm ngưng trong khoảng thời gian rất ngắn.

  8. #138
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngày 1 tháng 12 năm 1934 ông Serge Kirov, đệ nhất phó bí thư thành ủy Leningrad, đồng thời cũng là ủy viên Bộ chính trị, bị ám sát.
    Thủ phạm là ông Leonid Nikolaieo. Ông ta là một thành viên của đoàn thanh niên cộng sản. Ông ta xâm nhập vào trụ sở của đảng cộng sản thành phố Leningrad để ám sát. Trong nhiều năm, dư luận cho rằng vụ ám sát ông Kirov có Staline nhúng tay v́ Kirov là đối thủ cua ông ta.

    Trong kỳ Đại hội thứ 20 của đảng cộng sản, đêm 24 tháng 2 năm 1956, chủ tịch nhà nước Nikita Kroutchev cũng đă xác nhận như vậy. Nhưng ngày nay các tài liệu của Alla Kirilina đă chứng minh trong tác phẩm của ông xuất bản vào năm 1995 rằng nguồn dư luận đó không đúng. Ông đă căn cứ vào số tài liệu mật vừa mới cho phép dân chúng tham khảo.

    Staline dựa vào cuộc ám sát ông Kirov để thực hiện mưu đồ chính trị của ông. Trên thực tế lúc nào Staline cũng có thể dùng các thủ đoạn để tạo ra t́nh h́nh căng thẳng hay nới lỏng tuỳ theo nhu cầu chính trị của ông. Để bao che sự yếu kém của chế độ, ông giải thích : Đáng lẻ ra đời sông phải được vui vẻ hơn và cuộc sống sung sướng hơn nhưng tại v́ vụ ám sát Kirov nên cuộc sống cứ tiếp tục rối loạn.

    Vài tiếng đồng hồ sau vụ ám sát, Staline cho thảo ra một đạo luật , được gọi là Đạo luật ngày 1 tháng 12. Hai ngày sau Bộ chính trị mới chấp thuận đạo luật này. Theo đạo luật này, lịnh xử các vụ khủng bố giết người phải thực hiện trong ṿng 10 ngày không cần phải có sự hiện diện của bị can và áp dụng ngay bàn án tử h́nh. Đạo luật này ra đời để kết thúc các đạo luật vài tháng trước đây. Nó mở màn cho giai đoạn Đại khủng bố.
    Một vài ngày sau, một số đảng viên cộng sản thuộc nhóm chống Staline bị bắt v́ t́nh nghi có tham gia các hoạt động khủng bố.

    Báo chí ra ngày 22 tháng 12 đăng tin : Một nhóm người khủng bố hoạt động ngầm đă gây ra tội ác kinh tởm gồm có Nikolaiev và 13 người thuộc nhóm Zinoviev dưới sự lănh đạo của một tổ chức gọi la ''Trung tâm Leningrad'', đă ăn năn nhận lỗi. Nhóm này bị xử kín ngày 28 và 29 tháng 12. Cả nhóm bị kết án tử h́nh và bị hành quyết ngay sau đó.

  9. #139
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngày 9 tháng giêng năm 1935, nhà nước cộng sản lại cho xử vụ án huyền thoại '' nhóm người Znoviev và trung tâm Leningrad ''. 67 người bị kết án. Trong số đó có nhiền nhân vật nổi tiếng , trong quá khứ họ chống lại chính sách của Staline. Cả thảy 67 người bị bắt giam . Sau vụ Trung tâm Lenigrad đến vụ trung tâm Mạc tư Khoa . 19 người t́nh nghi bị bắt. Trong số này có hai đảng viên kỳ cưụ là Zinoviev và Kamenev bị bắt với tội danh Ṭng phạm ư thức hệ với thủ phạm trong vụ ám sát Kirov.

    Trong phiên toà xử hai ông vào ngày 16 tháng giêng năm 1935 hai ông thú nhận trong quá khứ có hoạt động chống lại chính sách đă làm cho xă hội băng hoại cơ nguyên sinh ra nhiều thủ phạm giết người; Hai ông cũng thú nhận có đồng lơa ư thức với cuộc ám sát. V́ ăn năn và v́ công khai từ bỏ nên hai lănh tụ tội phạm chỉ bị kết án một người 5 năm tù và người kia 10 năm.

    Từ tháng 12 năm 1934 đến tháng 2 năm 1935 đă có 6.500 ngừơi bị kết án theo h́nh thức tố tụng mới của đạo luật ngày 1 tháng 12 quy định về tội khủng bố.
    Sau ngày xử bản án của Zinoviev và Kemenev, Bộ Chính trị trung ương gởi văn thư mật đến các Ủy ban nhân dân địa phương. Nội dung của văn thư mật là bài học về các diễn biến quan trọng chung quanh cuộc ám sát ghê tởm đồng chí Kirov. Văn thư xác nhận hai trung tâm thân Zinoviev lănh đạo một tổ chức nguỵ trang của Bạch quân. Văn thư cũng nhấn mạnh, lịch sử của đảng cộng sản là cuộc đấu tranh thường trực đối với các nhóm chống đảng như bọn Troski, bọn trung tâm dân chủ, bọn chủ trương thân hữu.

    Đảng viên nào đă từng chống lại chính sách của Staline đều bị nghi ngờ. Cuộc lùng bắt các đảng viên cộng sản bắt đầu diễn ra.
    Tháng giêng năm 1935, tại thành phố Leningrad có 988 đảng viên thân Zinoviev bị bắt ra đày đi vùng Tây bá lợi Á. Trung Ương đảng ra lịnh cho các Ủy ban nhân dân địa phương thành lập hồ sơ tất cả các cưụ đảng viên cộng sản bị sa thải ra khỏi đảng hồi năm 1926-1928 v́ thân Troski và Zinoviev. Căn cứ trên danh sách này, nhà nước cộng sản sẽ truy lùng.

  10. #140
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Tháng 5 năm 1935 , Staline ra lịnh cho các cơ sở đảng cộng sản địa phương kiểm soát chặt chẽ thẻ đảng của từng đảng viên. Chiến dịch kiểm soát thẻ đảng kéo dài 6 tháng với sự tham gia của cơ quan an ninh chính trị. Cơ quan an ninh chính trị cung cấp hồ sơ đảng viên bị nghi ngờ cho Ban chấp hành đảng. Trái lại Ban chấp hành đảng cung cấp danh sách các đảng viên bị khai trừ cho cơ quan an ninh. Kết quả của chiến dịch này ghi dấu con số bị bắt lên đến 250.000 đảng viên . 9% đảng viên bị khai trừ.

    Trong cuộc họp toàn đảng của Uỷ ban trung ương vào cuối tháng chạp năm 1935, trưởng ban tổ chức trung ương đảng kiêm chỉ huy trưởng chiến dịch kiểm tra thẻ đảng , đồng chí Nikolaiev Iejov đưa ra một con số không đầy đủ : 15.218 đảng viên thuộc thành phần kẻ thù nhân dân, bị khai trừ ra khỏi đảng và bị bắt giam.

    Theo báo cáo của Iejov, chiến dịch khai trừ tiến hành không tốt và đă kéo dài thời gian gấp 3 lần so với kế hoạch. Theo ông dường như có thành phần hủ bại đang nằm trong cơ quan hành chánh nhà nước làm hỏng chiến dịch. Mặc dù có lời kêu gọi của Trung Ương về việc vạch trần bộ mặt của các phần tử thân Zinoviev, nhưng chỉ có 3% đảng viên bị khai trừ. Các cơ sở cộng sản địa phương không muốn làm việc chung với cơ quan an ninh chính trị nên không tích cực gởi danh sách của các đảng viên nghi ngờ lên trung ương. Iejov cho rằng trong chiến dịch này, cơ sở đảng cộng sản ở các địa phương thông đồng với nhau gây trở ngại trong công tác kiểm tra thẻ đảng. Sự kiện này không bao Staline quên.

    Sau vụ ám sát Kirov, làn sóng khủng bố lan tràn trong đảng. Viện lư do nhóm khủng bố Bạch quân hiện xâm nhập phía tây Cộng ḥa Liên Xô, ngày 27 tháng 12 năm 1934 Bộ chính trị ra lịnh cho lưu đày 2000 gia đ́nh của những người chống lại chính quyền Xô Viết tại các khu vực ranh giới Ukraine.

    Ngày 15 tháng 3 năm 1935 các biện pháp tương tự cũng diễn ra ở các vùng quanh Lenigrad, Cộng Ḥa Carelie. Các người này bị đưa về các vùng Kazakhtanvà vùng Tây Bá Lợi Á. Phần lớn thuộc gốc dân Phần Lan. Đó là nạn nhân của cuộc chiến tranh giữa Nga và Phần Lan. Đầu tiên nhà nước đưa đi 10.000 dân phần Lan. Cuộc lưu đày lần thứ hai diễn ra vào mùa xuân 1936 với số lượng 15.000 người. Đă có 50.000 thuộc các giống dân Ba Lan, Đức cư ngụ tại Ukraine bị đày về Karaganda thuộc tỉnh Kazakhtan.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •