Page 2 of 23 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 229

Thread: Mật Thư Tội Ác của Chủ Nghĩa Cộng-Sản _Tác giả: Stéphane Courtois et al.

  1. #11
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Có ba lư do che dấu tội ác của Cộng sản :

    1. Trước hết là vấn đề liên hệ đến ư thức cách mạng. Cho tới ngày nay nhiều người vẫn c̣n sùng bái ư niệm cách mạng của giữa thế kỷ thứ 19. Các biểu tượng như lá cờ đỏ, bài quốc tế ca, nắm tay dơ lên cao, có dịp xuất hiện khi có sự tranh chấp xă hội. H́nh ảnh Che' Guerava trở thành cái mốt thời trang. Nhiều nhóm người làm cách mạng , sinh hoạt công khai ,lên tiếng phản đối những ai chỉ trích về tội ác của những người làm cách mạng đi trước. Họ không ngần ngại đọc các bài diễn văn ca tụng những tội phạm như Lenine, Staline, Mao,.. Có rất nhiều tác giả viết nhiều sách ca tụng và tin tưởng vào những lời tuyên truyền của Cộng sản.

    2. Lư do thứ hai của hành động che dấu tội ác của Cộng sản là bởi Sô Viết đă tham gia vào cuộc chiến tranh chống Hitler và đă chiến thắng. Đó là cơ hội để cho những người Cộng sản chính thức đeo mặt nạ của những người ái quốc lương thiện ḥng đạt cho kỳ được mục tiêu tối hậu là nắm lấy chính quyền.

    Từ đầu tháng 6 năm 1941, khi quân Đức xua quân xâm chiến lănh thổ Sô Viết, tất cả các đảng viên đảng Cộng sản ở các quốc gia bị Đức chiếm đóng, đồng loạt đứng lên, chiến đău vỏ trang chống lại Quốc Xă Đức hay Phát xít Ư. Những người Cộng sản cũng đă chịu cùng số phận của các tổ chức chính trị khác. Hàng ngàn đảng viên Cộng sản bị hành hung, bắt giam, lưu đày lao động khổ sai hay bị xử bắn. Cộng sản đă thần tựơng hoá những đảng viên bi tù đày hay bị xử bắn để nâng cao lư tưởng của chúng và c̣n dùng để chỉ trích những ai tố cáo tội ác của chúng. Ngoài ra, c̣n có rất nhiều người không phải là Cộng sản, cùng sát cánh với Cộng sản trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, không chịu mở mắt ra. Tại nước Pháp, quân của cánh De Gaulle v́ cùng chung chống Đức quốc xă với quân của Xô Viết nên họ theo De Gaulle trở thành bộ phận của Xô Viết đối chọi với Hoa Kỳ.

    Việc các người Cộng sản tham gia chống Phát xít được coi như là mẫu mực của phe tả. Những người Cộng sản tự coi ḿnh là tiêu biểu của lực lượng chống Phát Xít. Nhân danh nhản hiệu chống Phát xít này, Cộng sản đă làm câm họng những ai chỉ trích họ.

    Francois Furet đă nhấn mạnh rất nhiều về cái điểm cốt cán này. Đức Quốc xă thua trận, các nước gọi là điều ác. Những người Cộng sản chiến thắng Đức , đó là điều thiện. Trong ṭa án Numberg, Cộng sản ngồi vào ghế biện lư. Chính nhờ vậy , họ đă che lấp các hoạt động xấu xa đối với giá trị dân chủ của các nước Tây phương.

    Cộng sản đă từng kư ḥa ước với Đức quốc xă vào năm 1939, cùng với quân Đức tàn sát các sĩ quan Ba lan tại Katyn vào mùa xuân 1940. Nhân dân các quốc gia bị Đức chiếm đóng và được các nước Đồng Minh Anh , Hoa Kỳ giải phóng th́ tỏ ra vô cùng biết ơn Hồng quân Nga và cùng chia sẻ với nhân dân Xô Viết về những sự mất mát v́ chiến tranh.

    Ngành tuyên truyền của Cộng sản khai thát triệt để các sự kiện này.Đồng thời, bộ máy tuyên truyền của Cộng sản cũng t́m cách che dấu những tội ác của chúng gây nên tại các quốc gia chúng chiếm đóng. Các nước Tây Âu cũng như dân chúng trên toàn thế giới đâu biết những ǵ đă xảy ra. Sử gia đă chia các cuộc chiến giải phóng ra làm hai loại : Một là dân chủ hoá các quốc gia nằm trong khối Đồng Minh Tây Âu. Hai là thiết lập chế độ độc tài ở các quốc gia thuộc quyền kiểm soát của Hồng quân Nga.

    Ông Witold Gombrowicz diễn tả thảm cảnh của các quốc gia bị Hồng quân chiếm đóng như sau : '' Chiến tranh đă kết thúc nhưng không giải phóng cho người dân Ba lan. Tại khu vực đau khổ Trung Âu này, đó chỉ là sự thay đổi bóng tối này bằng một bóng tối khác. Các hung thủ của Staline đến thay các hung thủ của Hitler mà thôi. Trong khi đó, tại thủ đô Ba Lê của nước Pháp người ta ca hát chào mừng nhân dân Ba lan đă được giải phóng khỏi gông cùm phong kiến..''

  2. #12
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    3. Lư do thứ ba của sự che dấu tội ác rất tế nhị.
    Sau năm 1945, sự kiện diệt chủng dân Do Thái đă trở thành một hiện tượng dă man hiện đại. Hiện tượng này xâm chiếm tất cả tâm tư của con người . Trước thế chiến, Cộng sản cho rằng họ không hề có hành động ngược đăi dân Do Thái. Và họ biết rất rơ là họ sẽ đạt được nhiều thắng lợi trên mặt tuyên truyền một khi họ khuyến khích phong trào chống Phát Xít. Gần đây, tại các nước Cộng sản lại xảy ra vụ xét lại tội diệt chủng dân Do Thái , với mục đích làm mờ đi tội ác tương tự của chúng.

    Khúc quanh lớn đă diễn ra vào ngày 24 tháng 2 năm 1956. Đó là ngày chính thức nh́n nhận tội ác của Cộng sản. Buổi chiều ngày hôm ấy, Bí thư thứ nhất của đảng Cộng sản Liên Xô, ông Nikita Kroutchev khai mạc Đại Hội lần thứ 20 của đảng Cộng sản. Đại hội họp trong pḥng kín. Các đại biểu êm lặng và căng thẳng ngồi nghe Kroutchev vạch tội Staline, ṛng ră 30 năm là người hùng của chủ nghĩa Cộng sản thế giới. Bản phúc tŕnh mật từ ngày đó đă là nguyên nhân của sự chuyển hướng căn bản của chủ nghĩa Cộng sản ngày nay. Và đây là lần thứ nhất một người lăng đạo cao cấp Cộng sản chính thức thừa nhận những người lănh đạo từ năm 1917 đă gây ra tội ác.

    Có nhiều lư do đă thúc đẩy Kroutchev phá vỡ một trong những điều cấm kỵ của Cộng sản. Mục đính chính của Kroutchev là t́m cách quy tội cho một cá nhân để chạy tội cho chính sách dă man của chủ nghĩa Cộng sản. Trong kế hoạch này , ông tấn công và khai trừ các đảng viện tay chân của Staline, những ngướ theo Staline và chống lại ông. Kết quả cho chúng ta thấy rơ vào mùa hè năm 1957, tất cả các đảng viên thân Staline ở mọi ngành, mọi nơi đều bị cách chức. Thí dụ điển h́nh này chỉ là một chi tiết tầm thường . Trên thực tế c̣n nhiều điều kinh ḥang hơn. Khi ông ta c̣n ở chức vụ Bí Thư vùng Ukraine , được coi như là lănh chúa của vùng, trong nhiều năm phát động nhiều vụ tàn sát khủng khiếp. Trong tập hồi kư, ông chỉ ghi lại những thành quả tốt đẹp cuả ông mà thôi. Đại hội kết thúc với những quyết nghị và chương tŕnh thi hành các nghị quyết. Nhưng rồi họ làm được những ǵ.

    Ông ta viết :'' Vậy chúng ta phải làm ǵ cho những người bị xử bắn vô tội; phải làm ǵ cho những người bị bắt và bị thủ tiêu? Chúng ta có bằng cớ rơ ràng rằng họ là những người công dân lương thiện, họ là những đảng viên trung thành với đảng. Họ đă hy sinh cho chủ nghĩa Cộng sản. Sớm hay muộn ǵ, những người hiện c̣n bị giam trong các khám sẽ được trả tự do. Họ sẽ kễ lại cho thân nhân nghe những ǵ đă xảy ra. V́ vậy tôi phải thú nhận trước các đại biểu hiện diện ngày hôm nay về đường lối lănh đạo sai lầm của đảng trong những năm đó. Làm sao chúng ta có thể nói là chúng ta không hề biết ǵ chuyện đó. Chúng ta phải biết rằng đó là một thời kỳ đàn áp và độc đóan ở trong đảng. Chúng ta có nhiệm vụ phải tŕnh bày trước đại hội những ǵ chúng ta biết. Trong cuộc sống, những người phạm tội sẽ nhận khoan hồng nếu như họ thú tôi. ''

    Cũng có một số trường hợp hối hận xảy ra . Nhiều người trước kia tham dự trực tiếp vào các vụ tàn sát thời Staline, tiêu diệt các đảng viên khác để chiếm giữ các chức vụ quan trọng, nay cũng tư phê b́nh, tự kiểm điểm. Đó chỉ v́ sự cưỡng bách mà phải làm. Ai đó có thể trực tiếp đứng ra ngăn chận sự tàn sát này ? Đó là Kroutchev. Nhưng rồi cũng chính Kroutchev vào năm 1956 đă ra lịnh cho Hồng quân kéo xe tăng vào đè bẹp dân chúng Hung gia Lợi.

    Trong các phiên họp đại hội thứ 22 của đảng Cộng sản, Kroutchev lại một lần nữa cho rằng đảng viên Cộng sản là nạn nhân của Staline. Ông cho xây đài tưởng niệm những người Cộng sản này. Ông đi trở lại con đường độc tài. Con đường độc tài tuyệt đối dành riêng cho Cộng sản.

  3. #13
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Vào năm 1962 khi c̣n tại quyền Tổng bí thư đảng, ông Kroutchev cho xuất bản quyển '' Một ngày của Ivan Denissovitch '' của Alexandre Soljenitsine. Ngày 24 tháng 10 năm 1960 Kroutchev bị truất phế, nhưng không bị thủ tiêu. Ông mất âm thầm vào năm 1974. Chẳng ai hay biết , ngoại trừ thân nhân.

    Nhiều người nh́n nhận rằng bản '' phúc tŕnh mật của Kroutchev'' phá vỡ căn bản chính sách của Cộng sản trong thế kỷ thứ 20.
    Theo ông Francois Furet một đảng viên Cộng sản Pháp ly khai năm 1954 cho rằng bản phúc tŕnh mật chỉ là một sự thú nhận quanh co. Bản phúc tŕnh chỉ đề cập đến những ngướ Cộng sản là nạn nhân của Staline. Nhưng theo ông, dù sao bản phúc tŕnh mật cũng xác nhận là có xảy ra các vụ tàn sát kinh hoàng và ở mức rộng lớn trên đất nước Nga. Điều mà có nhiều người từ lâu nay vẫn nghi ngờ. Nhiều lănh tụ đảng Cộng Sản ở các quốc gia khác không chiụ thừa nhận tội ác như Kroutchev đă làm.

    Măi đến năm 1979, đảng Cộng sản Trung Quốc mới chịu phân tích con đường chính trị của Mao. Họ cho rằng Mao đă có công rất lớn cho đến năm 1957. Sau đó họ Mao đă làm sai. Cộng sản Việt Nam chỉ đề cập đến điểm này xuyên qua việc tố cáo '' hành động diệt chủng của Pol Pot ''. C̣n Castro th́ cho rằng không hề có bạo lực xảy ra dưới thời của ông.

    Cho đến lúc này, chỉ có những người chống đối Cộng sản , những thành phần ly khai lên tiếng kết án tội ác của Cộng sản. Kết quả của các vụ tố cáo chẳng đi đến đâu. Chỉ có những người sống sót được trong các trại tù của Đức quốc xă, của Cộng sản mới đủ ư chí quyết liệt tố cáo tội ác. Nhưng ở Pháp không mấy ai chịu nghe họ. Pháp có trên 10.000 công dân sinh sống trong hai vùng Alsace và Lorraine, bị Quốc Xă sát nhập vào Đức. Trong chiến tranh, Những người Pháp này bị Đức gởi đi ra mặt trận trên đất Nga. Họ bị Hồng quân bắt làm tù binh và bị ngược đăi.

    Cho đến ngày hôm nay, 50 năm sau, gia đ́nh của họ không hề biết được tin tức ǵ cả. Chính phủ Pháp chưa giải quyết thỏa đáng.

    Tháng hai năm 1956, bản phúc tŕnh mật do Kroutchev đọc trước Đại hội Đảng lần thứ 20 đă làm đảo lộn hàng ngũ Cộng sản. Lời tố cáo không phải xuất phát từ Phương Tây Tự Do mà từ Thánh địa Mạc Tư Khoa . Ư niệm Cộng sản bị lung lay, không phải chỉ ở Nga mà c̣n dao động ở các nước Cộng sản chư hầu. Bởi v́ lời tố cáo không phải phát xuất từ một đảng viên b́nh thường do bất măn , trái lại, nó do chính Chủ tịch nhà nước đương kiêm Đệ nhất Bí Thư Kroutchev đích thân tuyên đọc. Sự kiện này khiến cho người ta tự hỏi, liệu chủ nghĩa Cộng sản c̣n đáng được tin tưởng hay không ? Cả hội trường, không một đảng viên đại biểu nào phát biểu chống lại, chứng tỏ bản phúc tŕnh mật có một giá trị sức mạnh ghê gớm.

    Từ đầu năm 1917, đă xảy ra nhiều sự kiện lịch sử nghịch lư. Một nhóm tỏ vẻ hồ hởi đón nhận cái gọi là '' tia sáng lớn lóe ra từ phương Đông '' . Nhóm khác cực lực chỉ trích các hoạt động của người Bônsêvich. Các cuộc tranh cải giữa hai khuynh hướng nhằm vào các cuộc khủng bố bạo lực của Lenine.

    Trong những thập niên 20 và 50, cũng có nhiều ngưới lên án bộ mặt thật của những người Bônsêvich. Nhưng phải đợi đến khi người Cộng sản tự thú th́ tốc độ tố cáo mới có phần gia tăng . Nhiều uỷ ban thành h́nh co nhiệm vụ thu nhập những kư ức của nạn nhân. Như Uỷ Ban Quốc Tế về chế độ Trại tập trung của David Rousset hay Uy ban về sự thật tội ác của Staline,..

    Nhưng tiếng nói của các Ủy Ban bị lấn át bởi tiếng trống tuyên truyền của Cộng Sản và được nối tiếp bởi sự yên lặng hèn hạ gần như thờ ơ. Ngay cả khi Soljenitsine cho xuất bản quyển '' Quần đảo Goulag'' và tác phẩm '' Ảo ảnh chết người'' của Pin Yathay dư luận ở Tây phương vẫn tiếp tục êm lặng. Xă hội Tăy Phương vẫn từ chối nh́ nhận sự thật đă xảy ra trước mắt họ : Chủ nghĩa Cộng Sản từ căn bản.

  4. #14
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767

    Phần 1. Chương 1: Tàn sát, khủng bố và đàn áp. -Nghịch biện và sự hiểu lầm về cuộc cách mạng Tháng Mười

    .
    Sau khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, cái huyền thọai về cuộc Đại cách mạng được coi là '' một sự kiện lịch sử không thể tránh được'' không c̣n giá trị ǵ cả. Cái mốc thời điểm 1917 nay chỉ c̣n là một sự kiện lịch sử b́nh thường. Rất tiếc là xă hội chúng ta chưa có sử gia nào sẵn sàng đứng lên phá vỡ cái huyền thoại của năm khởi đầu cho tương lai của dân Nga : Sống trong hạnh phúc hay nhận lấy thảm họa.

    Một sử gia đương thời người Nga nhận định rằng các cuộc bút chiến về cuộc cách mạng 1917 sau 80 năm vẫn c̣n diễn ra.

    Theo quan điểm của nhóm chủ trương tự do, cuộc cách mạng tháng 10 chỉ là cuộc đảo chánh . Một nhóm người cuồng tín, mặc dù không có cơ chế căn bản nào trong xă hội Nga vào thời đó, nhưng có tổ chức, đă khéo léo dùng bạo lực trấn áp một xă hội thụ động. V́ không hiểu được chiều sâu của xă hội và lịch sử, nhiều người, trong đó có các sử gia , giới trí thức và những người lănh đạo nước Nga hậu Cộng sản đă đánh giá cuộc cách mạng tháng 10 như là một bước đi lạc hướng của một xă hội Nga phong phú , cần cù và đang tiến trên con đường dân chủ.

    Một nhóm khác, gồm các thành phần ưu tú, một giai cấp được ưu đăi dưới thời Xô Viết, cương quyết đoạn tuyệt với cái gọi là '' dấu ngoặc quái đản chủ nghĩa Xô Viết'', thể hiện dưới chiêu bài giải phóng xă hội. Thành phần này đă tỏ ra hối hận trong suốt thới kỳ '' đổi mới '' [ 1985-1991] ở Nga, khi họ biết được sự thật vô cùng đau đớn đă xảy ra dưới thời Staline.

    Nếu cuộc đảo chính năm 1917 do những người Bônsêvich chủ xướng, được coi như là một tai nạn, th́ chính nhân dân Nga là nạn nhân .
    Với nhận định này, những nhà viết sử Liên Sô đă cố gắng giải thích cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 là kết quả hiển nhiên của một sự kiện có thể tính trước, phải xảy ra. Nó nằm trong lịch tŕnh giải phóng của khối đông dân chúng cùng với ư thức chủ nghĩa Bônsêvich.

    Do cách thay đổi các từ, những nhà viết sử đă biến các cuộc bút chiến về biến cố 1917 trở thành một sự kiện lịch sử hợp pháp của chế độ Sô Viết. Nếu quả thật cuộc Đại cách mạng tháng 10 có nhiệm vụ hoàn thành lịch sử, biểu tượng cho một thông điệp giải phóng các dân tộc trên thế giới, th́ nó phải chống lại những sai lầm do Staline gây ra. Ngay nay, chế độ Sô Viết đă sụp đổ, chứng tỏ tính cách '' bất hợp pháp '' của cuộc cách mạng tháng 10.

    Biện chứng Mát Xít trở thành tầm thường. Nói theo luận điệu Bônsêvich, biện chứng Mat Xít bị ném vào thùng rác lịch sử. Tuy vậy, cũng giống như cái sự sợ hải, cái kư ức tầm thường vẫn c̣n đeo dai dẵn bên người, bên trời Tây nhiều hơn ở Liên Bang Sô Viết cũ.
    Nếu chúng ta không chọn hai khuynh hướng tự do và Mát Xít th́ sẽ có khuynh hướng thứ ba. Khuynh hướng này đặt ư thức hệ lịch sử ra ngoài cuộc cách mạng. Họ cho rằng đó là cuộc nổi dậy của một nhóm nhỏ quần chúng.

    Trong số rất nhiều câu hỏi được đặt ra về năm 1917, các sử gia đă bác bỏ những sơ đồ đơn giản của trường phái tự do.
    Chính sách '' quân sự hoá nền kinh tế'' có liên hệ ǵ đến việc đế quốc Nga tham đự vào cuộc thế chiến thứ nhất. Phải chăng hiện tượng bạo lực xă hội là môi trường phát sinh bạo lực chính trị , và từ đó chống lại xă hội ? Tại sao , nếu cho rằng đó là cuộc cách mạng quần chúng có tính cách sâu rộng, lại có thể để cho một nhóm nhỏ người độc tài, nhiều tham vọng lănh đạo ?

    Ngược thời gian, nghiên cứu các công tŕnh sử liệu tranh chấp về quan điểm, chúng ta có thể coi cuộc cách mạng tháng 10 là tụ điểm của hai phong trào. Một phong trào có chuẩn bị kỹ lưỡng để nắm lấy chính quyền do một đảng phái có tổ chức, có hệ tư tưởng chủ động. Cuộc cách mạng xă hội đă diễn ra theo nhiều giai đoạn và dưới nhiều h́nh thức khác nhau. Khởi đầu là cuộc khởi nghĩa của nông dân. Đó là một tập hợp đông đảo của các tầng lớp nông dân sống ở miền quê, có nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Nga. Không những họ chống đối giai cấp địa chủ mà c̣n phẫn nộ với những người ở sống trong thành phố, những người sống bên ngoài nông thôn và những người tham gia vào chính quyền.

  5. #15
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Vào mùa hè và mùa thu năm 1917, họ đă hoàn toàn thắng lợi. Chu kỳ nổi loạn khởi đầu từ năm 1902, bước vào đĩnh cao năm 1905-1907 và hoàn tất vào năm 1917. Cuộc cách mạng ruộng đất giữa những người nông dân và thành phần địa chủ về vấn đề chia đất canh tác đang ở trong giai đoạn quyết định. Kế hoạch canh tác dựa trên nhân khẩu như bấy lâu nay chờ đợi đă diễn ra để cắt đứt ảnh hưởng của thành thị đối với giới nông dân miền quê. Thời điểm 1917 trở thành cái mốc của các chu kỳ kế tiếp. Các cuộc nổi dậy vào những năm 1918-1922 rồi vào cao điểm của những năm 1929-1932 , chính sách tập thể hoá nông nghiệp hoàn toàn thất bại.

    Trong năm 1917, song song với cuộc cách mạng của nông dân, lại diễn ra sự tan ră hàng ngũ quân đội trên 10 triệu . Đó là tập hợp của các thành phần nông dân đi quân dịch theo quy chế 3 năm. Họ chẳng biết đi quân dịch để làm ǵ và tại sao họ phải thi hành. Các Tướng lănh phàn nàn về tinh thần ái quốc của những quân nhân này. Họ không có ư thức chính trị và cũng chẳng hiểu biết ǵ về trách nhiệm công dân.

    Lực lượng căn bản thứ ba xuất thân từ một thiểu số của xă hội, chỉ có thể đại diện cho 3 % dân số, nhưng họ tập trung ở thành phố lớn, có ư thưc chính trị. Đó là giới công nhân thợ thuyền. Hăng xưởng là nơi phát sinh những mâu thuẫn xă hội. Cuộc cách mạnh kỹ thuật ở đầu thế kỷ đă phát sinh ra một phong trào đ̣i hỏi quyền lợi cho tầng lớp công nhân thợ thuyền. Khẩu hiệu mang tính chất cách mạng của họ là : '' quyền kiểm soát thuộc về giới thợ thuyền, chính quyền thuộc về Sô Viết. ''

    Phong trào thứ tư cũng là tập thể cuối cùng tham dự vào công cuộc giải phóng đó là những dân tộc thuộc địa của Nga Hoàng đứng lên giành lại độc lập.

    Mỗi phong trào, mỗi nhóm mang lấy màu sắc riêng tư. Từ tính năng động, tổ chức nội bộ, thời gian hoạt động cho đến mục đích,...mỗi tổ chức họat động riêng rẽ. Nó không biểu tượng những khẩu hiệu tuyên truyền của Bônsêvich,: Nó cũng chẳng mang tính chất chính trị của đảng phái này.
    Vào năm 1917, các lực lượng này đă góp công rất lớn vào sự phá hủy hệ thống chính quyền Nga Hoàng. Trong khoảng thời gian rất ngắn, vào cuối năm 1917, những người thiểu số Bônsêvich hoạt động lẻ loi trong đám đông quần chúng. Mục tiêu tước mắt cũng như chiến lược lâu dài của những người Bônsêvich hoàn toàn khác với các đoàn thể chung quanh.

    Nhưng tạm thời họ đứng chung trong một chiến tuyến để tiến hành cuộc đảo chính và thực hiện cuộc cách mạng xă hội, trước khi xảy ra sự xung đột trong nhiều thập niên sau này.

    Mùa Thu 1917, các phong trào xă hội cũng như các dân tộc thuộc địa đứng lên đ̣i tự trị trong một diều kiện lịch sử vô cùng thuận tiện. Một mặt do t́nh h́nh chiến tranh xảy ra ṭan diện của cuộc thế chiến thứ nhất; Mặt khác do sự thoái hoá về chính trị, khủng hoảng kinh tế , xă hội phá sản của nước Nga. Cuộc thế chiến thứ nhất không những chẳng đem lại cho Nga Hoàng sự thống nhất lănh thổ mà trái lại c̣n làm lung lay thành quả cuộc cách mạng 1905-1906. Chiến tranh đă làm kiệt quệ nền kinh tế ,non trẻ , chưa kịp hiện đại hoá v́ lư do vốn tư bản cũng như chuyên viên kỹ thuật ngoại quốc. Chiến tranh đă dựng lại sự cách biệt giữa một nước Nga kỹ nghệ hoá và một nước Nga nông nghiệp. Về mặt chính trị, cái hố ngăn cách giữa nông thôn vá thành thị mỗi lúc một sâu.

    Nga Hoàng dự trù cuộc chiến sẽ kết thúc sớm. Nhưng khi các eo biển bị phong tỏa, nước Nga đă trở thành một quốc gia hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ ngoại quốc. Từ năm 1915, các vùng đất phía Tây của Nga đă bị liên quân Đức-Áo-Hung chiếm đóng. Do vậy nguồn cung cấp từ BaLan, một quốc gia phát triễn kỹ nghệ mạnh nhất trong vùng, bị cắt đứt. Nước Nga không c̣n sức để theo đuổi cuộc chiến. Ngay từ năm 1915, hệ thống hỏa xa bị ngưng trệ. Đồ phụ tùng không có để thay thế v́ phải nhập từ nước ngoài. Việc chuyển hướng công nghệ phục vụ cho chiến tranh đă làm xáo trộn sản phẩm kỹ nghệ cung cấp cho xă hội. Hậu phương thiếu nhu yếu phẩm, hăng xưởng thiếu nhân công. Nạn lạm phát gia tăng.

    Ở nông thôn hiện tượng suy sụp trầm trọng hơn. Ngưng cấp phát tín dụng nông nghiệp. Chính quyền trưng thu ruộng đất. Nông dân bị động viên vào quân đội. Nông sản phẩm bị trưng dụng. Các hàng hoá trao đổi giữa nông thôn và thành phố sa sút. Tất cả những sự kiện này dẫn đến sự tŕ trệ quá tŕnh hiện đại hoá các cơ sở nông nghiệp do Thủ Tướng Pior Stolypin nhen nhúm từ năm 1906. Ông bị ám sát vào năm 1910.

    Trong suốt ba năm chiến tranh, nông dân đă coi chính quyền như kẻ thù. Nhất là quần chúng nông thôn. Hằng ngày trong quân đội quân nhân bị đối xử tồi tệ. Họ cảm thấy như là kẻ nô lệ hơn là những người dân thi hành nghĩa vụ. Xung đột giữa sĩ quan và quân nhân dưới quyền gia tăng. Thêm vào đó, quân Nga thua liên tục trên các chiến trường đă làm giảm uy tín chính quyền.

  6. #16
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Bản chất bạo động của thời xa xưa vẫn c̣n hiện diện ở nông thôn. Nó đă bộc phát dữ dội vào những năm 1902-1903 và giờ đây nó xuất hiện rơ ràng vào năm 1917.

    Chính quyền thật sự mất quyền kiểm soát kể từ năm 1915. Tại nhiều nơi, nhiều uỷ ban và hiệp hội tự đứng quản lư sinh hoạt hằng ngày thay chính quyền. Như săn sóc các thương binh từ các mặt trận đưa về. Chính quyền phải khuyến khích và yễm trợ cho một phong trào lớn đang được diễn ra từ cơ sở hạ tầng cho đến cơ cấu tối cao để chận đứng và tiêu diệt các mầm móng khác đang t́m cách phá hoại cơ chế xă hội Nga lúc bấy giờ.

    Thay v́ phải liên kết ngay với các phần tử tiến bộ trong Xă hội, Nga Hoàng Nicolas II cứ ôm lấy chế độ Quân Chủ B́nh Dân. Nga Hoàng muốn duy tŕ ḿnh là người ''cha '' của Nông dân. Nga Hoàng đích thân giữ chức Tổng Chi Huy Quân Đội. Đó là một hành động tự sát của một chế độ chuyên chế. Tổng hành dinh đóng ở Mongilev bị cô lập. Việc nước kể từ năm 1915 nằm trong tay Hoàng Hậu Alexandra, một người đàn bà gốc Đức, không được ḷng dân. Đến năm 1916, chính quyền gần như tan ră. Quốc Hội Douma, do dân bầu nhưng chỉ là Đại diện cho một thiểu số dân, hằng năm chỉ họp vài tuần . Chính phủ và Bộ trưởng thay đổi liên tục. Dân chúng không tin tưởng vào Quốc Hội và Chính Quyền.

    Trong lúc khủng hoảng chính trị, vụ ám sát Raspoutine vào đêm 31 tháng 12 năm 1916 đă làm sôi nổi dư luận quần chúng. Các cuộc biểu t́nh đă một thời lắng dịu v́ chiến tranh, nay có dịp tái bộc phát, sâu rộng hơn. Các cuộc nổi dậy lan rộng trong hàng ngũ quân đội. Hệ thống tiếp tế tan ră.
    Số phận của chính quyền thực sự đă được quyết định từ tháng 2 năm 1917.

    Sau năm ngày biểu t́nh liên tục do giới công nhân thợ thuyền chỉ đạo, cùng với cuộc nổi loạn của vài ngàn quân nhân trong thành phố Petrograd, Chế Độ Nga Hoàng hoàn toàn sụp đổ. Bộ Tổng Tham Mưu không dám huy động quân đội để đàn áp các cuộc nổi loạn như vậy trong thành phố. Chính quyền thiếu chuẩn bị chính trị để dàn xếp các đảng phái đối lập.. Nội bộ đảng phái chia rẻ trầm trọng. từ những người Tự Do của Đảng Dân Chủ Lập Hiến cho đến những người dân chủ Xă Hội.

    Cuộc nổi loạn bắt đầu từ ngoài đường phố và kết thúc trong văn pḥng của Điện Tauride, trụ sở Quốc Hội Douma . Những Đảng viên Tự Do run sợ trước những người ngoài đường phố. Trong khi đó cánh Xă Hội lại coi đây là cuộc cách mạng của giai cấp Tư Sản. Họ cho rằng cứ theo thời gian, cuộc cách mạng tư sản sẽ dẫn đến cuộc cách mạng xă hội toàn diện. Sau nhiều cuộc thương thuyết, các phe đối lập thỏa hiệp một công thức chưa từng xảy ra : Thành lập hai chính quyền. Một bên là Chính Quyền Lâm Thời, có nhiệm vụ tái lập trật tự để tiến tới một nước Nga Tư Bản , liên kết với Đồng minh Anh, Pháp. Phía bên kia là chính quyền Sô Viết của thành phố Petrograd, thuộc phe Xă Hội . Họ tự nhận là những người nối tiếp truyền thống SôViết Saint Petesbourg vào năm 1905, Đại diện cho khối quần chúng cách mạng.

    Từ ngày 2 tháng 3 đến ngày 25 tháng 10 năm 1917 đă có 3 chính phủ lâm thời liên tiếp thay đổi. Tất cả đều tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các vấn đề do chế độ cũ để lại: giải quyết khủng hoảng kinh tế; tham dự cuộc chiến; giải quyết đời sống cho giới công nhân thợ thuyền; vấn đề ruộng đất,..

    Nhóm Tự Do Dân Chủ Lập Hiến chiếm đa số trong hai chính phủ đầu tiên. Nhóm Mensêvich và nhóm Xă Hội chiếm đa số trong chính phủ kỳ ba. Họ thuộc thành phần trí thức tiến bộ của một xă hội dân sự trong thành phố. Họ tin tưởng một cách mù quáng vào nhân dân. Họ cũng sợ các lực lượng núp trong bóng tối đang bao vây họ. Họ không biết những người trong bóng tối là ai và âm mưu những ǵ ?

  7. #17
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Đa số những người mới lên cầm quyền cảm thấy cuộc cách mạng diễn ra ôn hoà . Họ để cho cao trào đ̣i hỏi dân chủ làm sụp đổ chế độ Nga Hoàng và cố tạo ra một nước Nga Tự Do hơn cả các quốc gia trên thế giới. Đó là ước mơ của những người quá lư tưởng như ông Hoàng LVOV, từng giữ chức Thủ Tướng trong hai chính phủ đầu tiên.

    Trong bản tuyên cáo đầu tiên ông Hoàng LVOV nói rằng bản chất cuả dân Nga là tinh thần dân chủ toàn diện. Tinh thần này sẵn sàng ḥa hợp với các nước khác để cùng tiến lên tiếp nối con đường của cách mạng Pháp, đặt căn bản trên các nguyên tắc lớn : Tự Do B́nh Đẳng và t́nh nghĩa anh em.

    Tin tưởng vào các niềm tin này, Chính phủ lâm thời ban hành các biện pháp dân chủ . Chính Phủ nh́n nhận các quyền tự do căn bản như băi bỏ các đạo luật kỳ thị sắc tộc, tôn giáo; Cho phổ thông đầu phiếu; Nh́n nhận quyền tự quyết của các sắc dân trong cộng đồng Nga; cho các quốc gia Ba Lan, Phần Lan quyền tự trị.. Qua các biện pháp này, chính phủ hy vọng sẽ tạo sự đoàn kết trong dân chúng , cùng nhau chiến thắng cuộc chiến, tiến tới hợp tác với các nước dân chủ Đồng Minh Tây Phương. V́ quá lo cho vấn đề pháp lư, chính phủ lâm thời đă khước từ một số biện pháp căn bản để bảo đảm cho tương lai trước khi triệu tập Quốc Hội vào mùa Thu năm 1917.

    V́ chỉ giữ vai tṛ lâm thời, Chính Phủ không giải quyết các vấn đề hệ trọng như vấn đề Ḥa B́nh, vấn đề ruộng đất. Và v́ cuộc chiến c̣n đang diễn ra, nên Chính phủ Lâm Thời trong thời gian ngắn ngũi, cũng chẳng giải quyết được ǵ cho cuộc khủng hoảng kinh tế của nước Nga. T́nh trạng khan hiếm nhu yếu phẩm vẫn diễn ra hằng ngày. Vấn đề tiếp tế lương thực, và sinh hoạt trao đổi thực phẩm giữa thành thị và nông thôn bị tắc nghẽn. Hăng xưởng đóng cửa; Con số thất nghiệp của giới công nhân thợ thuyền gia tăng. Tất cả những sự kiện trên làm cho t́nh h́nh xă hội cáng lúc càng căng thẳng .

    Đứng trước thái độ '' chờ thời '' của Chính Phủ Lâm Thời, nhiều tổ chức xă hội dân sự tự động đứng ra giải quyết vấn đề. Trong ṿng vài tuấn lễ đă có hàng ngàn tổ chức Sô Viết, ủy ban công xưởng , ủy ban các khu phố, các đội tự vệ vỏ trang công nhân , mệnh danh là các Vệ Binh Đỏ, các uỷ ban nông dân, các uỷ ban quân nhân,.. tự thành h́nh và tự hành động. Các cuộc hội thảo, các quyết định, các yêu sách, những đ̣i hỏi của quần chúng quay quanh về vấn đề chính trị. Đúng là sinh hoạt giải phóng. Cuộc tranh đấu mỗi ngày mỗi lớn mạnh hơn. Cuộc cách mạng tháng hai này mở đầu cho các sự câm thù và các việc chiếm đoạt đất đai đă ấp ũ từ lâu. Hầu hết các yêu sách mang tính chất chính trị của các tổ chức xă hội đă được chính phủ Lâm thời chấp thuận.

    Giới công nhân thợ thuyền quay cuộc đău tranh qua mặt trận kinh tế. Họ đ̣i hỏi mỗi ngày làm việc 8 tiếng đồng hồ. Băi bỏ chế độ tiền phạt vạ. Thành lập các ủy ban bảo đảm an sinh xă hội và tăng lương. Đ̣i hỏi thay đổi mối quan hệ xă hội giữa chủ nhân và công nhân. Thành lập uỷ ban cứu xét đơn xin việc làm và cho nghỉ việc. Họ đ̣i hỏi quyền kiểm soát trong sản xuất. Nhưng muốn thực hiện quyền kiểm soát của công nhân trong các nhà máy, họ đ̣i phải có một chính phủ khác. Đó là '' Chính quyền Sô Viết ''. Chỉ có cơ chế này mới có thể thi hành các biện pháp cấp tiến, có quyền trưng thu các công xưởng, xí nghiệp, đưa đến chính sách quốc hữu hóa các công cụ sản xuất. Yêu sách này chưa ai hề nghe biết vào đầu năm 1917. Thế mà chỉ sáu tháng sau, việc quốc hữu hóa được nói đến thường xuyên.

    Trong cuộc cách mạng tháng hai và tháng mưới năm 1917, những người lính gốc nông dân với một quân số 10 triệu, họ đă giữ một vai tṛ quyết định. Quân Hoàng Gia tan ră mau chóng v́ lính đào ngũ và không muốn chiến tranh. Ngay từ ngày đầu, Chính Phủ Lâm Thời ra tuyên cáo số 1 về '' Hiến chương của quân nhân''.

    Theo tuyên cáo này, quân nhân không c̣n bị ràng buộc bởi luật lệ của chính quyền cũ. Quân nhân có quyền chọn lấy vị quan quan cho nhóm ḿnh hay không cần sĩ quan cũng được. Quân nhân có quyền tham gia trực tiếp vào các chiến lược quân sự. Một sự kiện chưa hề xảy ra. Nhưng đó là các luật lệ lót đường cho chế độ Bônsêvich. Theo nhận định của Đại Tướng Broussilov, th́ quân nhân chẳng biết ǵ về chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa vô sản và hiến pháp. Họ muốn có hoà b́nh, họ muốn được chia đất đai canh tác, được tự do sinh sống không cần đến pháp luật, không có sĩ quan mà cũng chẳng có địa chủ.

    Chủ nghĩa Bônsêvich của họ, trên thực tế là sự khát khao lớn để được có tự do, không bị ràng buộc . Đó là chủ nghĩa vô chính phủ.

  8. #18
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Tháng 6 năm 1917, các cuộc phản công của quân Nga hoàn toàn thất bại. Quân Nga bắt đầu tan ră. Hàng trăm sĩ quan bị lính bắt giam v́ t́nh nghi là các phần tử phản cách mạng. Có một số sĩ quan bị ám sát. Số lính đào ngũ gia tăng hằng ngày. Sang đến tháng 8, tháng 9, hằng ngày có trên hàng chục ngàn lính đào ngũ. Những người lính gốc nông dân này chỉ mong có dịp là trở về miền quê của họ để khỏi mất phần chia đất đai và gia súc thuộc sở hữu của các địa chủ. Từ tháng 6 tháng 10 năm 1917 có trên hai triệu quân nhân quá mệt mỏi v́ chiến tranh và v́ thiếu ăn lâu ngày trong các chiến hào. Họ quyết định rời bỏ hàng ngũ, mang theo vũ khí, trở về quê, gây thêm rối loạn ở những vùng đó.

    So với các cuộc nổi loạn v́ đất đai của những năm 1905-1906, th́ các cuộc nổi loạn vào mùa hè 1917 xảy ra rất ít. Và chính quyền c̣n làm chủ được t́nh h́nh.

    Sau khi nghe tin Nga Hoàng thoái vị như họ chờ đợi, các hội đồng nông thôn mở các phiên họp làm thỉnh nguyện thư, tŕnh bày nguyện vọng và những lời phê phán của họ. Yêu sách đầu tiên là đất đai phải thuộc quyền sở hữu của những người đang canh tác. Phải phân chia đất đai của các địa chủ hiện đang bỏ trống. Họ yêu cầu xét lại thuế má, giảm tô. Dần dần, nông dân tự thành lập ủy ban điền địa từ đơn vị xóm, thôn đến làng, xă. Họ cử các người có học như thầy giáo trong làng, các vị linh mục, các chuyên viên nông nghiệp lănh đạo các uỷ ban. Họ đề cử các y tá săn sóc sức khỏe cho nông dân.

    Nhưng từ tháng 5, tháng 6 năm 1917, các ủy ban trở nên cứng rắn hơn. Các ủy ban nông nghiệp khởi đầu tước đoạt các nông cụ và gia súc của các địa chủ. Họ tự động chiếm hữu các vùng đất không canh tác và các khu rừng của tư nhân. Cuộc chiến đău khởi đầu từ thời tổ tiên xa xưa của họ. Nhờ cuộc cải cách ruộng đất của cựu Thủ Tướng Stolypine, một số người dân trước kia đă ra công khai thác ruộng đất và lâu dần trở nên giàu có, sơ hữu một số đất đai.

    Trước cuộc cách mạng tháng 10, những người nông dân giàu có, hay c̣n gọi là địa chủ này là đối tượng đău tranh của nhóm người Bônsêvich. Giới địa chủ bị Bônsêvich kết tội là các thành phần bóc lột, cho vay nặng lăi, những tên tư sản nông thôn, thành phần hút máu nhân dân,.. Những người Bônsêvich kêu gọi địa chủ hiến dâng ruộng đất, tài sản, dụng cụ sản xuất của họ vào qũy cộng đồng để trở về với cộng đồng nông thôn. Họ cũng hưởng theo nguyên tắc b́nh đẳng được phân chia theo khẩu phần ăn.

    Vào mùa hè năm 1917, t́nh trạng ở nông thôn trở nên căng thẳng hơn khi các người lính đào ngũ mang theo vũ khí trở về làng xóm. Khi nhận ra chính phủ không giữ lời hứa phân chia đất đai gia súc , họ nổi loạn tấn công vào các trang trại lớn trong đó có chứa các nông cụ hiện đại, thuộc quyền sở hữu của giới quí tộc. Họ đập phá, nhục mạ và đuổi các chủ gia ra khỏi làng xóm.

    Tại các vùng ở Ukraine và các địa phương thuộc khu vực Tambov, Penza, Voronej, Saratov, Orel, Toula, Riazan, đă có hàng ngàn nông trại, khu nhà bị đốt phá và hàng trăm chủ gia bị tàn sát.

    Đứng trước t́nh trạng '' vô chính phủ'', giới chủ nhân, địa chủ cùng với các lănh tụ của các đảng phái có khuynh hướng tự do cùng quyết định phải xử dụng quân đội để dàn xếp . Họ đề nghị Tướng Kornilov đứng ra thành lập chính phủ. Nhưng đề nghị này không được Chính Phủ Lâm Thời do ông Alexandre Kerenski chấp thuận. Người ta chờ đợi cuộc đảo chánh nhưng cuộc đảo chánh do Tướng Kornilov chủ trương xảy ra trong 3 ngày kể từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 8 năm 1917 bị thất bại. T́nh h́nh chính trị cũng như các vấn đề xă hội trở nên bi đát hơn. Chính phủ lâm thời không c̣n kiểm soát được bộ máy thông tin của nhà nước.

    Trong lúc đó, tại các cơ quan đầu năo xảy ra các vụ tranh chấp quyền hành giữa hai phe dân chính và quân sự. Phe quân nhân muốn nắm trong tay các quyền Tư Pháp, Hành Chánh, và Quân đội.

  9. #19
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Phải nhận rằng có tiến bộ trong các hoạt động của các tổ chức xă hội dân sự. Phải chăng họ đă bị Bônsêvich hoá ? Điều này không có ǵ chắc chắn. Mặc dù cùng dùng các khẩu hiệu '' Công nhân kiểm soát các xí nghiệp '', hay '' Tất cả quyền lực thuộc về Sô Viết'',.. nhưng mỗi bên hiểu và giải thích theo lối suy tư của ḿnh. Trong quân đội, hiện tượng Bônsêvich hóa thể hiện sự khát khao ḥa b́nh của các người lính. Họ tham dự cuộc chiến khá lâu và số thương vong lên quá cao , so với tất cả cuực chiến trong quá khứ.

    Với tập thể nông dân, cuộc cách mạng của họ có cùng mục đích với lực lượng cách mạng xă hội, thuận lợi cho việc chia đất chia đai. Nhưng đối với những người Bônsêvich, mục đích của họ là quốc hữu hóa tất cả đất đai, thành lập đơn vị tập thể lớn để sản xuất nông sản. Những người ở thôn quê không hề hiểu biết ǵ cái tên Bônsêvich. Những người lính đào ngũ trở về làng đă kể cho họ nghe những ǵ đă xảy ra. Trong khi đó những người Bônsêvich với con số đoàn viên không mấy chính xác một đến hai trăm ngàn trong tháng 10 năm 1917 ,đi tuyên truyền trong quần chúng dưới khẩu hiệu '' Ḥa b́nh và ruộng đất''.

    Nhưng dù sao giữa lúc nước Nga '' vô chính phủ'', quyền lực nhà nước nằm trong tay các Ủy ban, các hội đoàn xă hội dân sự, các Sô Viết, .. th́ chỉ cần có một hạt nhân nhỏ có tổ chức là có thể chiếm lănh quyền hành to lớn. Đó là điều những người Bônsêvich đă làm. Họ đă đạt mục tiêu nắm lấy chính quyền. Họ đă thành công vào thời điểm đó.

    Từ ngày thành lập đảng vào năm 1903, những người Bônsêvich cho thấy đường lối chính trị của họ khác hẳn với các đảng phái xă hội dân chủ trong nước Nga cũng như tại các nước ở Âu Châu. Đảng được tổ chức chặt chẽ, kỹ luật sắt; họ là những người làm cách mạng chuyên nghiệp. Họ thi hành các biện pháp mạnh, dứt khóat và mau lẹ để giải quyết các trật tự xă hội hiện hành.

    Trận thế chiến thứ nhất đă xác định tính chất đặc trưng của chủ nghĩa Bônsêvich theo định nghĩa của Lenine. Đặc trưng của khuynh hướng Lenine là không bao giờ hợp tác với các luồng tư tưởng Xă hội- Dân chủ. Lư thuyết của Lenine được tŕnh bày trong tác phẩm '' Chủ nghĩa Đế Quốc, giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa Tư Bản''. Ông cho rằng cuộc cách mạng sẽ không diễn ra ở các nước giàu có mà là sẽ xảy ra tại các nước c̣n đang phát triển, non yếu như nước Nga.

    Nhưng cũng theo Lenine, cuộc cách mạng phải do một tổ chức tiên phong, có kỹ luật chặc chẻ lănh đạo, tiến tới một chính phủ Độc Tài của những ngườ vô sản, một nền '' Độc Tài Vô Sản''. Nó sẽ biến cuộc chiến Đế- quốc- hoá thành một cuộc nội chiến.

    Trong bức thơ đề ngày 17 tháng 10 năm 1914 gởi cho ông Alexandre Chliapnikov, một trong những người lănh đạo nhóm Bônsêvich, Lenine viết : '' Chế độ Nga Hoàng thua trận chỉ là một thiệt hại nhỏ. Nhiệm vụ và công tác của chúng ta là cố kéo dài có phương pháp với mục đích là biến cuộc chiến tranh này thành cuộc nội chiến. Cho tới giờ phút này chuyện đó chưa xảy ra. Chúng ta chờ đợi thời cơ chín mùi và thúc đẫy một cách có hệ thống cho thời cơ chín mùi. Hiện nay chưa cho phép chúng ta hứa hẹn một điều ǵ về cuộc nội chiến và cũng chưa làm ǵ để cho cuộc nội chiến xảy ra. Chúng ta chỉ có thể tạo ra cơ hội để cho cuộc nội chiến xảy ra, dù phải chờ đơị. Chúng ta đi về hướng này.''

    Ông nêu lên những mâu thuẫn của Đế Quốc. Cuộc chiến của đế quốc sẽ làm đảo lộn các danh từ giáo điều Mat-xit. Nó sẽ nổ ra ở đất Nga chớ không ở nơi nào khác. Trong suốt thời gia của cuộc thế chiến thứ nhất, Lenine đă vận động lực lượng Bônsêvich t́m mọi cách phát động cuộc nội chiến ở Nga.
    Tháng 9 năm 1917 Lenine nhận định, những ai nh́n nhận cuộc chiến tranh giai cấp đều phải chấp nhận một cuộc nội chiến. Trong xă hội có giai cấp, luôn luôn xảy ra cuộc chiến tranh chấp về giai cấp.

  10. #20
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Trong cuộc nổi dậy thành công vào tháng 2 năm 1917 không có một nhân vật cao cấp Bônsêvich nào tham dự cả. Hoặc họ đang lưu đày hay đang ở nước ngoài. Lenine tiên đoán chính sách dung hoà, thành lập chính phủ Lâm thời sẽ thất bại. Ở thành phố Petrograd , nhóm Sô Viết đă thành lập xong Chính Phủ Lâm Thời, gồm các phe Xă hội cách mạng và Xă hội dân chủ và một số nhóm khác. Trong thời gian từ 20 đến 25 tháng 3 năm 1917, trong lúc lánh nạn ở Zurich, Thủ Đô Thụy sĩ, Lenine viết bốn lá thơ gởi về. Tạp chí Sự Thật Pravda chỉ đăng có lá thư thứ nhất. Ba lá kia không được lên báo v́ Lenine đ̣i nhóm Xô Viết ở thành phố Petrograd hay đoạn giao với Chính Phủ Lâm Thời để chuẩn bị cho giai đoạn '' Vô sản cách mạng''.

    Theo Lenine, sự xuất hiện các nhóm Sô Viết là dấu hiệu cho thấy đă vượt qua giai đoạn '' Cách mạng giới trung lưu''. Cho nên không c̣n phải chần chờ ǵ cả. Các tổ chức cách mạng phải nắm lấy chính quyền bằng cách xử dụng vũ khí, chấm dứt chiến tranh đế quốc, cho dù phải lao vào một cuộc chiến khác, cuộc nội chiến. Và như vậy t́nh h́nh đă diễn ra theo sách lược cách mạng.

    Trong thời gian chiến tranh Nga-Đức, Lenine được chính quyền Đức cấp cho giấy thông hành di chuyển trên đất Đức. Ông trở về Nga vào ngày 3 tháng 4 năm 1917. Lúc này Lenine vẫn c̣n quá khích. Trong các viết nổi tiếng của ông với tựa đề '' Luận Đề Tháng Tư'', ông nhắc lại sự phản đối của ông về việc thành lập một nền Cộng Ḥa Đại Nghị dựa vào nguyên tắc dân chủ.

    Ông bị các nhóm Sô Viết ở thành phố Petrograd phản đối kịch liệt. Nhưng ngược lại, những người mới gia nhập ủng hộ triệt để. Staline cho rằng những người chống đối là những người thực tiễn. Trong vài tháng sau, các phần tử b́nh dân, trong đó có các nông dân bị động viên đă giữ vai tṛ chính. Và do số đông, những người nông, không có ư thức chính trị tràn ngập cả các giới trí thức và dân thành phố, là những người đă có kinh nghiệm đău tranh và có ư thức tổ chức.

    Chính do cái truyền thống bạo động phát xuất từ nền văn hóa nông dân, họ không hiểu, hay nói đúng hơn, họ không bị chủ thuyết giáo điều Maxit chi phối. Họ tiêu biểu cho thành phần Bônsêvich b́nh dân. Họ, v́ thế, đă làm mờ chủ nghĩa Bônsêvich chính thống. Họ không cần phải đặc câu hỏi, phải chăng giai đoạn trung lưu cần thiết để tiến lên xă hội chủ nghĩa? Họ thuộc thành phần hoạt động trực tiếp, xử dụng bạo động. Họ là những người nhiệt thành hoạt động cho chủ nghĩa Bônsêvich. Họ không cần hội thảo lư thuyết. Họ chỉ cần phải học thuộc ḷng một điều căn bản được coi như là nhật lịnh : cướp lấy chính quyền.

    Nhưng trong số những người thuộc thành phần Bônsêvich b́nh dân này đă có một số đông bắt đầu lo lắng. Như các thuỷ thủ đóng ở căn cứ Hải quân Kronstadt nằm ngoài khơi thành phố Petrograd, một vài đơn vị thuộc quân khu thủ đô và một số Hồng vệ binh. Họ sợ nổi dậy sớm, sẽ bị thất bại. V́ thế họ cho rằng Lenine quyết định quá nông nổi và hạn hẹp. Trái với các tin đồn, suốt năm 1917, lực lượng Bônsêvich thật sự vô cùng khủng hoăng và chia rẽ. Vào đầu tháng 7 năm 1917, đảng Bônsêvich gần như tan ră. Các cuộc biểu t́nh vào ngày 3 và 5 ở thành phố Petrograd bị chính phủ cấm và bị coi là bất hợp pháp. Các thành phần đầu năo của đảng bị đặt ra ngoài ṿng luật pháp. Họ phải bỏ trốn ra nước ngoài như trường hợp của Lenine.

    Nhưng v́ chính phủ bất lực trước các vấn đề của xă hội, uy tín chính quyền , quyền lực truyền thống giảm sút, thêm vào đó cuộc đảo chánh thất bại của Tướng Kornilov, đă giúp cho đảng Bônsêvich sống lại. Cuối tháng 8 năm 1917, đảng Bônsôvich đă tập hợp lại các đảng viên, cùng với các cảm t́nh viên , trở thành một khối đông và mạnh. Họ đă đủ mạnh để chuẩn bị cướp chính quyền.

    Thêm một lần nữa, Lenine giữ vai tṛ lư thuyết gia và chiến lược gia , vai tṛ quyết định để chiếm lấy chính quyền. Một vài tuần trước ngày đảo chính 17 tháng 10 để thành lập nhà nước Bônsêvich, Lenine đă hoạch ra một kế hoạch chu đáo cho cuộc bạo động. Ông ta tiên liệu ngăn ngừa sự bộc phá của các phần tử cực đoan trong đảng và những hoạt động bất ngờ của khối quần chúng. Ông cũng tiên liệu tránh cái '' Pháp ly cách mạng'' cuả lănh tụ Bônsêvich như Zinoviev hay Kamenev.

    Hai lănh tụ này đă ''bị cháy'' trong các vụ biểu t́nh hồi đầu tháng 7 vừa qua v́ c̣n tin tưởng vào sự hợp tác với các đảng xă hội dân chủ và xă hội cách mạng.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •