Page 5 of 23 FirstFirst 12345678915 ... LastLast
Results 41 to 50 of 229

Thread: Mật Thư Tội Ác của Chủ Nghĩa Cộng-Sản _Tác giả: Stéphane Courtois et al.

  1. #41
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Đây là văn kiện chính thức xác nhận tinh thần phát động quy mô chiến dịch KHỦNG BỐ ĐỎ.

    Theo lời kêu gọi của Dzerjinski và Peters, cuộc khủng bố đỏ chỉ là kết quả của sự phận nộ của quần chúng chống lại hai cuộc mưu sát ngày 30 tháng 8 năm 1918, chớ không phải theo lịnh của chính phủ đưa ra.
    Thật ra, khủng bố đỏ chính là do sự câm thù của các cấp lănh đạo bônsêvich đối với những người trước đây đă đàn áp họ. Những người bônsêvich sẵn sàng thủ tiêu, không phải từng cá nhân mà cả từng giai cấp.

    Trong tập hồi kư của Raphael Abramovitch - một lănh tụ Mensêvich - ông tường thuật lại mẫu đối thoại của ông và ông Dzerjinski hồi tháng 8 năm 1917:
    '' - Abramovitch, anh c̣n nhớ bài diễn văn của Lasalle, nói về nguyên thể của hiến pháp không ?''
    ''- Tôi c̣n nhớ.''
    ''- Ông Lasalle nói rằng, hiến pháp được quy định bởi mối tương quan quyền lực trong xă hội của một quốc gia trong một thời điểm nào đó. Tôi tự hỏi , tương quan nào giữa chính trị và xă hội có thể thay đổi? ''
    ''- Đó là quá tŕnh phát triển của kinh tế và chính trị với sự phát sinh một h́nh thức mới về kinh tế, sự nâng cao các giai cấp xă hội như anh biết.''
    ''- Như vậy chúng ta thay đổi mối tương quan xă hội này. Ví dụ như bắt một vài giai cấp nào đó phục tùng chính quyền hay thủ tiêu các giai cấp này.'' .

    Cách suy tư lô-gích của các lănh tụ Bônsêvich về một cuộc chiến tranh giai cấp là một sự tàn ác , lạnh lùng và vô liêm sĩ.

    Tháng 9 năm 1918, một nhân vật cao cấp trong hàng ngũ lănh đạo Bônsêvich, ông Grigori Zinoviev tuyên bố : '' Để đánh bại kẻ thù, chúng ta phải ra tay khủng bố. Chúng ta phải kéo 90 trong số 100 triệu dân Nga về phía chúng ta. Số c̣n lại, chúng ta không cần quan tâm. Họ sẽ bị tiêu diệt.
    Ngày 5 tháng 9, chính quyền Xô viết chính thức ban hành lịnh KHỦNG BỐ ĐỎ.

    Để bảo vệ chính quyền Bônsêvich, các toán công an tăng cường hoạt động để chống lại hẻ thù của giai cấp vô sản. Công an bắt giam, cô lập hay xử bắn các phần tử có liên quan đến Bạch Quân, liên quan đến các cuộc chống đối, có mưu toan gây rối loạn, tham gia vào các cuộc biểu t́nh,..Tên tuổi của những thành phần bị kết án, xử bắn đều được đăng trên báo kèm theo những lư do hành quyết.

    Về sau, Dzerjinski xác nhận :''các văn bản ngày 3 và 5 tháng 9 năm 1918 đă hợp thức hoá các hành động thanh toán các phần tử chống đối chúng tôi. Mặc dù có nhiều người phản đối, nhưng chúng tôi có quyền thủ tiêu kẻ thù mà không cần thông báo cho ai cả.'' .

  2. #42
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Trong một thông cáo nội bộ ghi này 3 tháng 9, Dzerjinski ra chỉ thị cho tất cả Sô Viết địa phương phải nhanh chóng thủ tiêu các phần tử c̣n lại. Nhưng các cuộc thanh toán đă diễn ra ngày 31 tháng 8 .

    Trên tờ Izvestia số ra ngày 3 tháng 9 cho biết, công an đă giết 500 con tin tại thành phố Petrograd. Trong tháng 8 công an xử bắn 800 người. Trên thực tế, con số này vẫn c̣n rất thấp so với con số chính thức. Một nhân chứng cho biết, có 1300 người bị giết chết trong thành phố Petrograd. Đó là chưa kể đến con số người thường dân và sĩ quan trong thành phố Konstadt bị giết nhông không ghi trong hồ sơ lưu trữ. Công an cho đào các hố lớn rồi bắt 400 dân và sĩ quan Bạch quân đứng cạnh hố, bắn từng người.

    Ông Peters, cánh tay mặt của Dzerjinski, khi trả lời trên báo Outo Moskvy, ông nói rằng:'' công an của thành phố Petrograd v́ quá nhiệt t́nh và xúc động nên không c̣n lư trí khi thi hành công tác khủng bố. Trước khi xảy ra vụ mưu sát Ouritski, không hề có vụ hành quyết nào cả. Các ông hăy tin lời tôi. Tôi không phải là người khát máu như người ta đă gán cho tôi.''

    Tại thủ đô Mạc Tư Khoa, sau vụ mưu sát lenine, có vài Bộ trưởng của thời Nga Hoàng bị hành quyết. Theo tờ Izvestia, vào ngày 3 và 4 tháng 9, tại thủ đô chỉ có 29 con tin bị hành quyết. Trong số này có hai vị bộ trưởng thời Nga Hoàng, ông N. Khvostov -Bộ trưởng nội vụ và I. Chtcheglovitov-Bộ trưởng tư pháp. Nhưng theo lời khai của những người bị bắt giam, có hàng trăm vụ xử bắn xảy ra trong tháng chín.

    Trong thời gian thi hành chiến dịch Khủng bố đỏ, Dzerjinski cho xuất bản tuần báo Ejenedelnik VCK- cơ quan phát ngôn của công an Tcheka. Tờ báo công khai ghi công trạng của các toán công an và khuyến khích nhân viên của các toán này hăy báo thù cho số đông quần chúng. Sau 6 tuần lưu hành, Ủy ban trung ương đảng ra lịnh đóng cửa. Nhiều lănh tụ Bônsêvich lên án hành động quá lộ liễu của công an về các vụ công bố các hành động quá dă man trong các cuộc lùng bắt các thành phần đối lập, các trại tập trung hay các vụ hành quyết,..

    Chính nhờ tuần báo này mà ngày nay người ta mới biết'' ít nhất'' những ǵ đă xảy ra của chiến dịch KHỦNG B- ĐỎ trong tháng 9 và 10 năm 1918.
    Ngày 31 tháng 8 năm 1918, thi hành lịnh của Nicolas Boulganine, công an Tcheka của thành phố Nijini-Novgord bắt nhốt 700 người và đem xử bắn 141 con tin. Ông Boulganine sau này làm chủ tịch Cộng Ḥa Liên Bang Xô Viết từ năm 1954 đến 1957.

    Tại thị trấn Viatka, công an địa phương vùng Ouralsau khi rút khỏi thành phố Ekateringbourg, ra lịnh giết chết 23 cựu hiến binh, 154 người phản cách mạng, 8 người vô chính phủ và 10 đảng viên Mensêvich khuynh tả. Toán công an khu vực Ivan Voznessenk bắt giam 181 người. Cho hành quyết 25 người thuộc thành phần chống cách mạng và xây một trại tập trung chứa chừng 1000 người.

    Trong thị trấn nhỏ Sebejsk có 16 điền chủ và một Linh Mục bị bắn chết. Vị Linh Mục bị bắn v́ đă làm lễ cầu nguyện cho Nga Hoàng II.
    Tại Tver, Công an bắt giam 130 và bắn chết 39 người.
    Ở vùng Perm có 50 người bị giết,..

    Chúng ta có thể đọc một danh sách dài đầy tang tóc và đau thương trong tuần báo Ejenedelnik phát hành suốt trong 6 tuần lễ.

  3. #43
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Mùa Thu 1918, trên các báo đều có ghi lại hàng ngàn các cuộc hành quyết. Như tờ Izvestia Tsaritsynskoi Goubtcheka, tiếng nói của nhân dân vùng Tsarytsine, đăng tin vụ thảm sát 103 người trong tuần lễ từ 3 đến ngày 10 tháng 9 năm 1918.

    Tờ Izvestia Penzenskoi Goubtcheka, cơ quan phát ngôn vùng Penza, loan tin không lời b́nh luận:'' Vụ ám sát đồng chí Egorov, một công nhân cư ngụ tại thành phố Petrograd trong lúc công tác trưng thu lương thực và vụ hành quyết 152 Bạch quân là do lịnh của công an địa phương. Bất kỳ ai có mưu đồ chống lại lực lượng vơ trang chuyên chính vô sản đều bị trừng phạt gắt gao.''

    Các bản phúc tŕnh mật của công an địa phương gởi về Trung ương vừa mới công khai cho phép tham khảo, cho thấy các vụ đàn áp dă man đă diễn ra khi nông dân phản đối lịnh trưng thu lương thực hay chống lại lịnh bắt lính của nhà nước. Dưới tội danh '' các cuộc nổi loạn của bọn địa chủ phản cách mạng'', nông dân bị đàn áp liên tục, dă man và đẫm máu trong suốt mùa hè 1918.

    Không thể t́m ra con số chính xác nạn nhân của cuộc khủng bố đỏ đầu tiên. Một trong những thủ lănh chính trong ngành công an là ông Latsis, đă tiết lộ , trong sáu tháng sau cùng của năm 1918, công an đă giết 4500 người. Ông ta nói một cách vô liêm sĩ:'' Người ta lên án các toán công an và các công tác quá hăng say của họ. Nhưng thật ra các thành viên của cơ quan công an Tcheka chưa thi hành đứng đắn và chưa thi hành tối đa các h́nh phạt tử h́nh. Phải dùng bàn tay sắt để giảm bớt nạn nhân.''

    Cuối tháng 10 năm 1918, ông Iouri Martov, một lănh tụ khác của ngành công an, ước lượng con số nạn nhân do công an thủ tiêu là 10.000 người. Chúng tôi nghĩ rằng con số chính xác có thể lên tới 15000.

    Cuộc khủng bố đỏ rơ ràng là phương tiện của nhà nước Bônsêvich dùng để tiêu diệt tiềm năng phản kháng của các lực lượng chống đối. Trên thực tế nó là một h́nh thức nội chiến, dùng các phương tiện giết người không nương tay như Latsis thường nói : Nội chiến có luật chơi riêng của nó. Biến cố xảy ra tại công xưởng sản xuất vũ khí Motolivikha là một vụ điển h́nh. Công nhân của công xưởng vũ khí đ́nh công để phản đối chính sách phát thẻ tiếp tế lương thực dựa trên giai cấp xă hội và phản đối sự lạm quyền của công an địa phương. Nhà nước ghép công nhân vào tội phá rối và không chịu nói chuyện với công nhân. Nhà nước ra lịnh đóng cửa công xưởng, sa thăi công nhân và bắt giam ban tổ chức đ́nh công. Trong suốt mùa hè năm đó, chính quyền bônsêvich cho thi hành chính sách này.

    Đến mùa thu, ngành công an tái tổ chức và phân chia công tác tích cực hơn. Dựa vào các lời khen thưởng của Trung ương, công an địa phương càng hăng hái tiến xa vào công tác đàn áp. Họ ra lịnh thủ tiêu 100 công nhân tham dự đ́nh công.

    Nếu đem con số người bị công an bôsêvich giết chết 10000 trong hai tháng so với nạn nhân do chế độ Nga Hoàng thủ tiêu, th́ chúng ta sẽ thấy rơ sự cách biệt trong chính sách đàn áp của hai chính quyền.

  4. #44
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Chúng tôi xin nhắc lại, từ năm 1825 đến năm 1917, các toà án thời Nga Hoàng xử tử 6321 người kể cả các tù chính trị bị xét theo quân luật. Cao điểm là cuộc nổi loạn năm 1905. Có 1310 vụ bị kết án tử h́nh và bị hành quyết vào năm 1906. Suốt gần một thế kỷ-92 năm- Nga Hoàng xét xử có bản án, có điều tra và có luật sư biện hộ, chỉ bằng một phần ba hay một nửa con số nạn nhân của chính quyền Bônsêvich xảy ra trong hai tuần lễ đầu của năm 1918. Không phải bản án nào dưới thời Nga Hoàng cũng bị hành quyết. Một số tội phạm được hưởng giảm án tử h́nh và chuyển sang chung thân khổ sai.

    Nhưng những h́nh thức kết án trong chế độ cộng sản c̣n đi xa hơn con số nạn nhân. Việc đặt ra các cấp hạng kết tội mới như : bị t́nh nghi, kẻ thù của nhân dân, ṭa án cách mạng, toà án nhân dân, thi hành biện pháp pḥng ngừa,..là những lịnh hành quyết không cần xử án. Có cả hàng trăm, hàng ngàn người bị các toán công an chính trị bắt giữ. Các toán công an này hoạt động trên cả pháp luật nhà nước.

    Diễn tiến các cuộc cách mạng xảy ra ngoài dự tính của nhóm người Bônsêvich. các cuộc bút chiến trong tháng 10 giữa các lănh tụ Bônsêvich về vai tṛ của ngành công an chính trị đă nói rơ lên sự kiện này. Trong lúc Dzerjinski phải giấu tên đi Thụy sĩ chữa bịnh, vào ngày 25 tháng 10 năm 1918, Ủy ban trung ương nhóm họp để bàn về cơ chế tổ chức và vai tṛ của ban công an Tcheka. Các đảng viên lăo thành như Bonkharine, Olminski và Ủy viên bộ nội vụ Petrovski chỉ trích hành động ''đứng trên chính quyền ''của ngành công an. Họ đưa ra các biện pháp chế ngự và giảm quyền hành của công an , mà theo họ là những tên giết người , bạo dâm và là những phần tử bần cùng trong ngành công an. Trung ương thành lập một Ủy ban kiểm soát. Ông Kamenev, một nhân vật đ̣i hủy bỏ ban công an chính trị Tcheka, được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban kiểm soát. Nhưng chẳng bao lâu, các ủy viên thuộc ban công an Tcheka chiếm ưu thế trong ủy ban kiểm soát. Nhóm này củng cố lại uy thế của công an. Vai tṛ lănh đạo của ủy ban kiểm soát trở lại trong tay của Dzerjinski, Sverdlov, Staline, Troski và cả Lenine nữa.

    Ngày 19 tháng 12 năm 1918, thể theo lời yêu cầu của Lenine, Ủy ban trung ương đảng Bônsêvich đưa ra một nghị quyết cấm tất cả báo chí đăng các bài chỉ trích các cơ quan của đảng và nhà nước, kể cả ban công an chính trị Tcheka. Bởi v́ các cơ quan này đang thi hành những nhiệm vụ khó khăn. Như vậy là xong. '' Lực lượng chuyên chính vô sản '' đă được thừa nhận hoạt động hợp pháp, hành động đúng. Như có lần Lenine nói: '' Một nhân viên công an chính trị Tcheka giỏi là một người cộng sản tốt''.

    Đầu năm 1919, Dzerjinski đề nghị thành lập một chi bộ đặc trách an ninh quân đội. Ngày 16 tháng 3 năm 1919 Dzerjinski được bổ nhiệm vào chức vụ Ủy viên nhân dân đặc trách Bộ nội vụ. Dưới sự hướng dẫn của ban công an chính trị Tcheka, Dzerjinski phân phối các dân quân vệ binh, các binh đoàn và các lực lượng hổ trợ quân đội vào các cơ quan hành chánh. Tháng 5 năm 1919, tất cả các đơn vị phục vụ hỏa xa, phụ trách tiếp vận và tiếp tế lương thực, .. cùng có chung một danh xưng.

    Đó là Lực Lượng Đặc Biệt Bảo Vệ An Ninh Nội Chính. Quân số của Lực lượng này trong năm 1921 lên đến 200.000 người.

  5. #45
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Lực lượng có nhiệm vụ canh gát các trại tập trung, các yếu điểm chiến lược quân sự, các ga xe lửa, các cuộc hành quần truy lùng và trưng thu tài sản, đàn áp các cuộc biểu t́nh, chận đứng các cuộc bạo động chống đối nhà nước,.. Với quân số 200.000, lực lượng đặc biệt bảo vệ an ninh nội chính là một bộ phận đáng kể trong quân đội Hồng quân. Mặc dù trên giấy tờ Hồng quân có tới 3 hay 4 triệu quân , nhưng hầu như đă tan ră. Số lính đào ngũ quá cao, khó có thể huy động trên 500.000 người.

    Một trong những công tác đầu tiên của Ủy viên nhân dân đặc trách Bộ nội vụ là cứu xét lại quy chế tổ chức các trại tập trung thành lập từ năm 1918 nhưng tớI nay chưa có căn bản pháp lư. Nghị quyết kư ngày 15 tháng 4 năm 1919 phân trại tập trung ra làm hai loại : Trại cưỡng bách lao động dành cho các tội nhân đă bị kết án; trại thứ hai dành cho những người bị bắt làm con tin. Nhưng sự phân chia chỉ có tên giấy tờ mà thôi. Theo chỉ thị đề ngày 17 tháng 5 năm 1919, mỗi tỉnh phải thành lập một trại tập trung chứa ít nhất 300 tù nhân. Theo chỉ thị này, tù nhân được chia ra làm 16 loại. Gồm có : tư sản trưởng giả, công chức chế độ cũ, hiệu trưởng các trường trung học, các luật sư của Toà án, Xă trưởng và phụ tá, Quận trưởng,Tỉnh trưởng, các thành phần ăn bám xă hội, gái măi dâm, ma cô, lính đào ngũ, tù binh,..

    Con số bị bắt vào trại tập trung và vào các trại cưỡng bách lao động càng ngày càng nhiều.
    Trong năm 1919, con số tù cải tạo là 16.000. Vào tháng 9 năm 1921 con số này lên đến 70.000, chưa kể đến con số người bị bắt v́ nổi dậy chống chính quyền.

    Riêng tỉnh Tambov, vào mùa hè 1921 đă có 50.000 người thuộc gia đ́nh của những người bị bắt làm con tin v́ có dính líu đến những phần tử mà họ gọi la những '' tên ăn cướp''.
    50.000 tù nhân này được đưa vào 7 trại tập trung do những toán đang thi hành công tác trưng dụng và đàn áp các cuộc chống đối quản lư.

  6. #46
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767

    Phần 1. Chương 4: CUỘC CHIẾN BẨN THỈU-

    .
    Dưới cái nh́n tổng quát, một số phân tích gia cho rằng cuộc chiến tranh ở Nga là cuộc nội chiến giữa phe Bônsêvich Đỏ và phe Bảo Hoàng Trắng.
    Nhưng trên thực tế, ngoài các cuộc giao chiến giữa hai phe Hồng Quân và Bạch Quân ra, vấn đề quan trọng là những ǵ xảy ra ở hậu tuyến sau khi chiến tuyến di chuyển về phiá trước. Đặc điểm của những diễn biến ở hậu phương là các cuộc đàn áp bằng vũ lực tại những nơi mà Hồng quân hay Bạch quân chiếm đóng.

    Tại các vùng do Hồng Quân kiểm soát, các cuộc đàn áp được tổ chức có phương pháp và rất quy mô. Đối tượng là quần chúng của mọi tầng lớp. Đặc biệt đối với lănh tụ của các đảng phái chính trị hay các đoàn thể chống đối, các công nhân đ́nh công đ̣i hỏi yêu sách, các người trốn quân dịch, lính đào ngũ. Đơn giản hơn nữa là các công dân thuộc các giai cấp xă hội bị t́nh nghi thù địch với cái tội là đă sinh ra và lớn lên trong các thành phố của phe đối nghịch nay được tái chiếm.

    Điểm quan trọng của cuộc nội chiến là cuộc đương đầu của hai phe trước hàng triệu nông dân, lính đào ngũ, bất phục tùng. Họ là yếu tố quyết định thành hay bại của cuộc chiến cho cả Hồng Quân lẫn Bạch Quân.

    Suốt trong mùa hè 1919, những người nông dân đă nhiều lần nổi lên chống chính quyền Bônsêvich ở các vùng trung lưu sông Volga , sông Don và trên toàn vùng Ukraine. Nhờ các cuộc nổi loạn này, Đô đốc Koltchak và Tướng Denikime đă phá vỡ hằng trăm cây số sâu vào chiến tuyến của Bônsêvich. Nhưng sau đó vài tháng, Koltchak đă tính toán sai lầm khi ông quyết định trao trả ruộng đất lại cho các địa chủ. Nhóm nông dân vùng Tây Bá Lợi Á kịch liệt chống lại quyết định của Koltchak. V́ thế Bạch quân dưới quyền chỉ huy của Đô Đốc Koltchak thất trận.

    Các cuộc hành quân của Bạch lẫn Hồng quân chỉ diễn ra từ cuối năm 1918 đến đầu năm 1919, nghĩa là chỉ hơn một năm, trên thật tế không phải là cuộc nội chiến. Đó là các cuộc chiến vô cùng bẩn thiểu với mục đích là đè đẹp các thế lực của nông dân nổi dậy ở những vùng họ chiếm đóng. Ở các vùng đất do Bônsêvich kiểm soát, đă diễn ra các cuộc đău tranh giai cấp, chống lại lớp người giàu có, các phần tử mà họ cho là xa lạ với xă hội , truy lùng lănh tụ của các phe đối lập, đàn áp những người đ́nh công, tấn công những đơn vị Hồng quân bị nghi ngờ tiếp tay trong các cuộc nổi dậy của nông dân.

    Trong các vùng do Bạch quân chiếm đóng, những người bị t́nh nghi gốc Do Thái thân Bônsêvich bi truy nă gắt gao. Không phải chỉ có Bônsêvich mới đàn áp. Các cuộc khủng bố trắng đă diễn ra ở vùng Ukraine để tàn sát những người Do Thái xảy ra vào mùa hè 1919 dưới quyền chỉ huy của Tướng Denikine và các lực lượng vỏ trang Petioura. Họ đă giết lối 150.000 người Do Thái. Những nhà nghiên cứu nhận định rằng không thể đánh giá các cuộc khủng bố đỏ cũng giống như đánh giá các cuộc khủng bố trắng. Cuộc khủng bố đỏ được tổ chức có hệ thống, có phương pháp, có suy tính kỹ lưỡng và được thi hành trước khi xày ra cuộc nội chiến. Nó được lư thuyết hóa để chống lại tất cả mọi tầng lớp trong xă hội.

  7. #47
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Trong khi đó, cuộc khủng bố của Bạch quân chỉ do các đơn vị ngoài tầm kiểm sóat của quân Bạch Nga. Nó không nằm trong kế hoạch hay tính toán của bộ chỉ huy Bạch quân. Các cuộc đàn áp này thường do các toán công an, cảnh sát hay các toán phản gián thực hiện. Tướng Denikine đă nhiều lần lên án các cuộc khủng bố này. Để đối đầu với cơ quan phản gián của Bạch quân, phía Hồng quân đă cho cơ quan t́nh báo chính trị Tcheka kết hợp với '' Lực lượng bảo vệ nội chính cộng ḥa'' lập thành một lực lượng có nhiều đặc quyền và được tổ chức rất chu đáo.

    Khó có thể tŕnh bày hết các h́nh thức khủng bố của cuộc nội chiến. Ở đây chúng tôi chỉ nêu những điểm tiêu biểu về các cuộc đàn áp của nhóm Bônsêvich. Tuỳ theo phương pháp thực hiện và tuỳ ưu tiên giải quyết, các cuộc đàn áp đều đă xảy ra trước cuộc nội chiến. Cuộc đàn áp thực sự mở rộng vào cuối mùa hè năm 1919.

    Chúng tôi chỉ chọn ra đây các sự kiện rơ ràng và xảy ra liên tục theo thời gian để có thể theo dơi từ đầu của chế độ bônsêvich:

    Các vị lănh tụ chính trị không thuộc phe Bônsêvich, từ những người thuộc phe bảo Hoàng đến các thành phần vô chính phủ.
    Các công nhân thợ thuyền đău tranh cho quyền lợi sơ đẳng của họ, như có việc làm, có cơm ăn, có quyền tự do căn bản và tôn trọng nhân phẩm.
    Các nông dân, lính đào ngũ có liên hệ đến các cuộc chống phá chính quyền của lực lượng nông dân, hay các đơn vị Hồng quân nổi loạn.
    Các người Cosaques bị coi là thành phần chống chính quyền Bônsêvich v́ họ thuộc giai cấp riêng biệt của xà hội. Họ bị lưu đày từng khối đông quần chúng.

    Hiện tượng giải trừ người Cosaque là một điềm báo hiệu cho các cuộc lưu đày của thành phần giàu có cùng với các sắc dân đă diễn ra với mức độ quy mô trong những năm 1930 sau này. Nó nói lên tính liên tục trong chính sách đàn áp của Lenine và Staline.

    Các phần tử xa lạ với xă hội, kẻ thù của nhân dân, các thành phần bị t́nh nghi, các con tin,.. bị thủ tiêu, đă từng xảy ra ở các thành phố trước khi người Bônsêvich rút lui v́ Bạch quân tấn công hay khi tái chiếm.

    Người ta biết rất nhiều về các cuộc lùng bắt các đối thủ đảng phái chính trị đối lập chống lại chính quyền bônsêvich.
    Các lănh tụ có tên tuổi của các đảng phái chính trị thường để lại các chứng từ . Có số c̣n bị tù đày, có vị lưu vong ra nước ngoài, hiện đang c̣n sống. Các lănh tụ gốc nông dân hay công nhân là những thành phần nồng cốt thường bị xử bắn không cần xét xử. Có khi họ bị thanh toán trong các cuộc hành quân truy lùng do tổ chức công an chính trị Tcheka phát động. Điển h́nh là cuộc đàn áp diễn ra ngày 11 tháng 4 năm 1918 tại Mạc Tư Khoa nhắm vào thành phần vô chính phủ. Họ đă bắn tại chổ hàng chục người. Các cuộc hành quân truy lùng các thành phần vô chính phủ vẫn tiếp tục mấy năm liền sau đó.

    Lực lượng gọi là vô chính phủ vừa chống lại chính quyền chuyên chế của Bônsêvich, vừa chống lại những người của chính quyền cũ. Như lănh tụ Makkno gốc nông dân thuộc lực lượng vô chính phủ. Lúc đầu ông hợp tác với Hồng quân để chống lại Bạch quân. Khi thanh toán xong Bạch quân, ông quay ra chống Hồng quân. Họ bị Hồng quân và các toán Tcheka kết tội là các tên lưu manh phá rối và bị xử bắn. Trong số đó có rất nhiều nông dân bị giết. Theo bản thống kê của những người nông dân c̣n sống sót bỏ chạy qua Đức hồi năm 1922 cho biết con số người bi bắn lên đến 138 người vào năm 1919 đến 1921. Cho đến ngày 1 tháng giêng năm 1922 có tất cả 608 người bi bắt cầm tù.

  8. #48
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Từ mùa hè 1918 cho tới tháng 2 năm 1919, nhóm Xă hội thiên tả vẫn c̣n là đồng minh của chính quyền Bônsêvich nên được đối đăi khoan hồng. Nữ lănh tụ Spiridonova của phe xă hội cách mạng được phép chủ tọa một phiên đại hội của đảng. Nhưng khi lên án về các vụ đàn áp của các toán công an chính trị Tcheka, bà bị bất cùng với 210 đảng viên của bà vào ngày 19 tháng 2 năm 1919. Ṭa án cách mạng Bônsêvich kết tội họ là những người điên nên giam họ trong các trung tâm người bịnh tâm thần.

    Đây là h́nh thức đàn áp người đối lập chính trị đầu tiên của chính quyền chuyên chế Sô Viết. Bà Maria Spiridonova vượt ngục và tiếp tục bí mật chỉ huy lực lượng xă hội cách mạng thiên hữu. Theo báo cáo của cơ quan công an chính trị Tcheka, trong năm 1919, họ đă phá vỡ 58 tổ chức xă hội cách mạng và năm 1920 phá vỡ 45 tổ chức khác. Trong ṿng hai năm này, có tất cả 1875 người thuộc đảng xă hội cách mạng bị bắt cầm tù. Ngày 19 tháng 3 năm 1919, Djerjinski tuyên bố, ông ta sẽ không phân biệt các Bạch quân thuộc cánh xă hội cách mạng hay thuộc phe Krasnov nữa. Các đảng viên đảng xă hội cách mạng cũng như các thành phần mensêvich sẽ bị bắt giam làm con tin. Họ sẽ bị kết án tùy theo các hoạt động chính trị của các đảng của họ.

    Đối với chính quyền bônsêvich, đảng xă hội cách mạng luôn luôn là đối thủ chính trị nguy hiểm của họ. Người ta c̣n nhớ kết quả của cuộc tuyển cử tự do vào tháng 11 và 12 năm 1917. Trong cuộc bầu cử tự do này, đảng xă hội cách mạng thiên hữu đă chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc Hội. Ngay sau khi Quốc Hội lập hiến giải tán, đảng xă hội các mạng vẫn c̣n tham dự chính quyền tư cấp địa phương cho đến Ủy ban hành pháp trung ương Xô Viết. Nhưng đến tháng 6 năm 1919, đại diện của nhóm Xă hội cũng như nhóm mensêvich bị đẫy ra khỏi các cơ quan chính quyền. Từ đó các đảng chính trị này kết hợp với nhau thành lập đơn vị chính quyền tạm thời tại Samara và Omsk. Nhưng chẳng bao lâu họ cũng bị Đô đốc Bạch quân Koltchak giải tán. Đứng giữa hai thế lực Hồng và Bạch quân, các tổ chức chính trị của nhóm mensêvich cũng như nhóm cách mạng xă hội không chọn được con đường chính trị nào để hoạt động. Hơn thế nữa họ c̣n bị các tổ chức xă hội đối lập khác xâm nhập, phá hoại, trở nên yếu thế.

    Ngày 20 tháng 3 năm 1919, khi Bạch quân tấn công, chính quyền Bônsêvich cho phép nhóm Xă hội cách mạng tái bản tờ báo của đảng dưới cái tên Dân Quyền - Delo naroda.

    Ngày 31 tháng 3, cơ quan công an chính trị Tcheka mở cuộc bố ráp t́m bất các phần tử của nhóm xă hội cách mạng và mensêvich, mặc dù họ được phép hoạt động. 1900 đảng viên của hai đảng này bị bắt tại Mạc Tư khoa và tại các thành phố Toula, Somolensk, Voronej, Penza, Samara và Kostroma.

    Ngày 28 tháng 8 năm 1918, Lenine viết một bài báo đăng trên tờ Sự Thật - Pravda, kết án nhóm xă hội cách mạng và Mensêvich là những tên tay sai của Bạch quân, địa chủ và tư bản.. Liền sau đó, cơ quan công an chính trị Tcheka bắt giam 2380 người.

    Ông Victor Tchernov, vị chủ tịch Quốc Hội một ngày, nhân các thợ xếp chữ tổ chức lễ đón chào phái đoàn nhân công Anh ngày 23 tháng 5 năm 1920 đă giả dạng lên diễn đàng tố cáo hành động lố bịch của chính phủ và cơ quan Tcheka. Sau đó chính quyền chuyên chế truy lùng ông và những đảng viên xă hội khác. Tất cả gia đ́nh ông bị bắt giữ làm con tin.

  9. #49
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Trong một bản tin nội bộ của cơ quan Tcheka đề ngày 1 tháng 7 năm 1920 có ghi những lời đểu cáng như sau : Nếu không cho họ hoạt động công khai, th́ họ sẽ hoạt động bí mật. Và như vậy rất khó kiểm soát. Tốt hơn hết là để cho họ hoạt động '' bán hợp pháp''. Muốn bắt họ lúc nào cũng được, và nhất là cho người trà trộn vào để chỉ điểm các cán bộ nồng cốt của tổ chức họ. Đối với các đảng chống Xô Viết, làm như vậy chúng ta dễ kiểm soát. Khi muốn bắt chúng ta chỉ cần kết tội như gây chia rẽ, tạo rối loạn, loan các tin thất thiệt,..Lợi dụng t́nh h́nh nội chiến, chúng ta ghép họ vào các tội phản động, phản cách mạng, phản tổ quốc, lũng đoạn hậu phương, làm gián điệp cho địch, ..''..

    Đầu năm 1918, đảng bônsêvich, nhân danh giai cấp công nhân đứng lên cướp chính quyền, đă mở các cuộc đàn áp lại công nhân. Các cuộc đàn áp kéo dài đến năm 1919, 1920 và đạt cao điểm vào năm 1921. Điển h́nh nhất là cuộc đàn áp công nhân đ́nh công biểu t́nh ở thành phố Kronstad.

    Từ đầu năm 1918, công nhân Mạc Tư khoa đă biểu lộ sự nghi ngờ của họ đối với chính quyền bônsêvich.
    Ngày 2 tháng 7 năm 1918 , công nhân tổ chức đ́nh công nhưng thất bại. Đến tháng 3 năm 1919 chính quyền bônsêvich bắt giam một số lănh tụ đảng xă hội cách mạng. Trong đó có bà Maria Spidonova. Mới trước đó bà được các nhân công nghinh đón khi bà đến viếng các công xưởng trong thành phố Petrograd. Các cuộc lùng bắt tiếp tục diễn ra trong lúc t́nh h́nh đang căng thẳng v́ các cuộc đ́nh công, chống đối.

    Ngày 10 tháng 3 năm 1919, nhân một kỳ đại hội của công nhân công xưởng Poutilov, 10.000 công nhân đă đọc tuyên cáo long trọng lên án chính quyền bônsêvich. Họ cho rằng chính quyền Bônsêvich là chính quyền độc tài Cộng sản, cai trị bằng các toán công an chính trị Tcheka và các toà án cách mạng. Bản tuyên cáo đ̣i hỏi trao quyền lại cho các Xô Viết công xưởng; Công nhân có quyền tự do chọn ban đại diện; Băi bỏ giới hạn lương thực; Được quyền mang thực phẩm mỗi lần 24 kư từ miền quê về thành phố; Trả tự do cho những đảng viên các đảng chính trị c̣n bị giam giữ kể cả bà Maria Spiridonova,..

    Để chận đứng phong trào chống đối mỗi ngày một lớn rộng, đích thân Lenine phải trở lại Petrograd ngày 12 và 13 tháng 3 năm 1919. Nhưng khi Lenine lên diễn đàn trong các công xưởng để nói chuyện , các công nhân không cho ông nói. Họ trương biểu ngữ và phản đối Lenine và Zinoviev. Họ hô khẩu hiệu : đả đảo Do Thái và các ủy viên.

    Họ đă ghép phong trào bài trừ người Do Thái cùng với bài trừ Bônsêvich vào một. Những thiện cảm của họ trong những ngày đầu của cuộc cách mạng tháng 10 giờ đây gần như tiêu tan. Bằng chứng, những lănh tụ bônsêvich lớn như Trotski, Zinoviev, Kamenev, Rykov, Radek,.. đều là gốc Do Thái. V́ thế dưới mắt của quần chúng, có sự trùng hợp giữa Bônsôvich và Do thái.

  10. #50
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngày 16 tháng 3 năm 1919, các lực lượng vỏ trang công an Tcheka tấn công công xưởng Poutilov đă bị lực lượng công nhân thợ thuyền chống trả. 900 công nhân bị bắt và sau đó 200 người trong số này bị hành quyết, tại Schlusselbourg , cách Petrograd 50 cây số. Không hề có phiên ṭa nào xét xử họ cả. Và theo luật lệ mới, tất cả công nhân đ́nh công đều bị sa thải. Muốn làm trở lại, họ phải làm bản tự khai là họ đă bị các tên đầu sỏ phản động lạm dụng gây ra tội ác. Từ đó công nhân bị kiểm soát gắt gao.

    Vào mùa Xuân, cơ quan công an Tcheka tổ chức mạng lưới các tên chỉ điểm trong các công xưởng. Những tên chỉ điểm có nhiệm vụ theo dơi công nhân rồi báo cáo cho cơ quan công an theo tiêu chuẩn lao động cần cù, thành phần phản động hay thành phần lười biếng.

    Cũng trong mùa Xuân 1919 cũng đă xảy ra các cuộc đ́nh công và bị đàn áp dă man ở các trung tâm kỹ nghệ Toula, Sormovo, Orel, Briansk, Tver, Ivanovo-Voznessesk, Astrakhan. Họ cùng có một nguyện vọng. Dù được tiếp tế phiếu thực phẩm, nhưng với đồng lương chết đói, họ chỉ có thể mua lối 250 gram bánh ḿ mỗi ngày.

    Công nhân đ̣i hưởng khẩu phần hằng ngày bằng khẩu phần của Hồng quân và của nhân viên thuộc cơ quan công an Tcheka. Ngoài ra, nguyện vọng của họ cũng có tính cách chính trị. Họ đ̣i bỏ các đặc quyền dành cho Cộng sản; Đ̣i trả tự do cho các tù chính trị; Đ̣i tự do bầu ủy ban thợ thuyền của công xưởng; Băi bỏ tất cả các cuộc trưng binh của Hồng quân; Đ̣i tự do báo chí, tự do tư tưởng,..

    Sự kiện vô cùng nguy hiểm cho chính quyền Bônsêvich là các đơn vị Hồng quân đóng ở các khu kỹ nghệ Orel, Briansk, Gomel, Astrakhan nổi loạn và đứng về phía công nhân. Dưới khẩu hiệu đả đảo bọn Do Thái và cá ủy viên chính trị'' , các đơn vị Hồng quân nổi loạn chiếm đóng một phần các thành phố. Nhưng sau nhiều ngày giao chiến, lực lượng chính phủ cùng các toán công an vỏ trang đă tái chiếm. Lại xảy ra các cuộc lùng bắt, đàn áp dă man. Hàng trăm người bị hành quyết. Hàng ngàn công nhân bị sa thải, bị tịch thu thẻ tiếp tế lương thực.

    Cuộc đàn áp quan trọng nhất xảy ra tại Toula và Astrakhan trong tháng 3 và tháng 4 năm 1919. Chính Dzerjinski có mặt trong các cuộc đàn áp này. Toula là thành phố sản xuất vũ khí cho nước Nga. Vũ khí này dùng để chống lại các cuộc đ́nh công của công nhân xưởng sản xuất vũ khí. Vào mùa Đông 1918-1919 xưởng đă chế tạo 80% vũ khí cho Hồng quân trên toàn nước Nga.

    Trước đó có nhiều vụ bất ổn xảy ra tại Toula. Những tay nghề giỏi trong các hăng xưởng Toula lại là các thành viên của nhóm Mensêvich và nhóm Xă hội cách mạng. Đầu tháng 3 năm 1919, các cuộc truy lùng khởi đầu. Hàng trăm thành viên đảng xă hội cách mạng bị bắt đă làm nổ bùng cuộc chống đối. Cao điểm của cuộc nổi loạn xảy ra vào ngày 27 tháng 3 khi công nhân mở cuộc tuần hành đ̣i tự do và chống đói. Có cả hàng ngàn công nhân và nhân viên hỏa xa tham dự cuộc tuần hành.

    Ngày 4 tháng 4, Derjinski ra lịnh bắt 800 người cầm đầu cuộc tuần hành. Quân chính phủ dùng vũ lực giải tỏa các công xưởng bị chiếm đóng từ nhiều tuần lễ qua. Công nhân lại bị sa thải. Thẻ tiếp tế không c̣n giá trị. Nạn đói đang diễn ra. Muốn được cấp phát thẻ tiếp tế để được mua 250 gram bánh ḿ mỗi ngày th́ họ lại phải làm đơn cam kết nếu bỏ sở làm th́ sẽ bị kết án tử h́nh.

    Ngày 9 tháng 4, cơ quan Tcheka đem xử bắn 26 người. Ngày hôm sau các hăng xưởng hoạt động trở lại.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •