Page 8 of 23 FirstFirst ... 45678910111218 ... LastLast
Results 71 to 80 of 229

Thread: Mật Thư Tội Ác của Chủ Nghĩa Cộng-Sản _Tác giả: Stéphane Courtois et al.

  1. #71
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngày 11 tháng 6 năm 1921, Toukhatchevski và chủ tịch toàn quyền ủy ban hành pháp, ông Ovseenko cùng kư bản nhật lịnh số 171, cho thi hành các biện pháp sau đây:
    1./ Bắn tại chổ những ai không xưng tên khi bị xét hỏi.
    2./ Các ủy ban chính trị quận hay xă có quyền bắt các con tin hay đem xử bắn những người có vũ khí mà không chịu đem giao cho nhà nước.
    3./ Khi t́m thấy vũ khí ở nơi nào là những người ở đó sẽ bị hành quyết.
    4./ Gia đ́nh nào che chở lính phản loạn, sẽ bị bắt giam và đưa đi lao động khổ sai, biệt xứ. Tài sản sẽ bị tịch thu. Người lớn tuổI nhất trong nhà sẽ bị hành quyết không cần xét xử.
    5./ Gia đ́nh của các phiến loạn cũng bị ghép vào các phần tử phiến loạn. Nhà cửa bị tịch thu. Chủ gia bị xử bắn.
    6./ Nếu gia đ́nh quân nhân phiến loạn bỏ trốn, tất cả tài sản sẽ chia cho nông dân trung thành với chế độ.
    7./ Nhựt lịnh này phải được thi hành triệt để.

    Ngày 12 tháng 6, Tướng Toukhatchevski ra lịnh bắn đại bác có đầu đạn chứa hơi ngạt vào các vị trí của quân nông dân nổi loạn. Tàn quân phải di chuyển qua các vùng khác.

    Một số lănh tụ phản đối phương thức dùng hơi ngạt tấn cộng loạn quân.
    Tháng 7 năm 1921, công an cho thiết lập bảy trung tâm tập trung, chứa 50.000 bị bắt làm con tin mà phần đông là phụ nữ, thiếu nhi, và người ǵa. Họ là thân nhân của các nông dân, quân nhân đào ngũ. Tính trạng sức khỏe ở vào mức độ tồi tệ nhất. Bịnh tiêu chảy, chí rận, không đủ quần áo, thiếu ăn, diễn ra hằng ngày.

    Con số tử vong hàng tháng lên đến 15%.
    Ngày 1 tháng 9 năm 1921, từ quân số 40.000 trong cuộc nổi loạn tháng 2 , lưc lượng nông dân nay chỉ c̣n lối 1000 người có vũ khí. Đến tháng 11, loạn nông dân gần như tan ră. Một số bị lưu đày số khác bị án tử h́nh. Cuộc b́nh định của vùng Tambov được coi như hoàn tất.

  2. #72
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Nhưng tại các vùng quê ở Ukraine, miền Tây Siberiee, các tỉnh ven sông Volga à vùng Caucase vẫn c̣n các cuộc bạo động, ít ra cũng kéo dài đến cuối tháng 6 năm 1922. Mặc dù chính sách trưng thu đă hủy bỏ nhưng các h́nh thức sách nhiễu dân chúng vẫn c̣n tái diễn tại các vùng vừa mới b́nh định. Cho nên t́nh h́nh ở nông thôn vẫn c̣n ngột ngạt. Nhân dân và chính quyền không tin tưởng lẫn nhau.

    Sau đây là bản phúc tŕnh đề ngày 11 tháng 7 năm 1921 của chủ tịch đoàn của ủy ban toàn quyền gồm 5 thành viên, chỉ đạo các biện pháp áp dụng chống lại các tên phiến loạn ở Tambov.

    '' Các cuộc càn quét ở xă Koudrioukovskaia đă bắt đầu từ ngày 27 tháng 7 tại làng Ossinovski. Đó là nơi trú ẩn của loạn quân. Dân làng tỏ ra thờ ơ với các toán công an. Họ không chỉ điểm các nơi ẩn trú của lính nông dân. Họ trả lời không biết.

    Chúng ta bắt giữ 40 người làm con tin. Thông báo cho họ biết làng bị bao vây, trong ṿng 2 tiếng đồng hồ phải mang vũ khí ra nạp và phải tố cáo các quân phiến loạn. Dân làng hội hộp nhưng không có thái độ dứt khoát hợp tác với các toán tảo thanh càn quét. Có lẻ họ cho lịnh xử bắn của chúng ta chỉ là để hâm dọa. Nhưng khi 2 tiếng đồng hồ trôi qua, trước đám đông dân chúng tụ tập, chúng ta đă bắn tại chổ 21 con tin. Cuộc hành quyết diễn ra từng người có sự hiện diện của các thành viên của ủy ban toàn quyền, những người cộng sản, .. để gây ảnh hưởng trong quần chúng.

    Đối với làng Kareievska, một làng có nhiều tàn quân trú ẩn, với địa h́nh hiểm trở, chúng ta phá hủy toàn diện và xóa tên luôn trên bản đồ. Dân làng phải bị đưa đi lưu đày. Những gia đ́nh có con phục vụ cho Hồng quân th́ được đưa qua các làng lớn hay vào trú ngụ trong các căn nhà tịch thu của các gia đ́nh loạn quân.

    Ngày 3 tháng 7 năm 1921, chúng tôi hành quân vào làng Bogoslovka. Chưa có nông dân của làng nào mà cứng đầu và có tổ chức như vậy. Khi chúng tôi đặc câu hỏi, từ trẻ em tới người già đều ngạc nhiên trả lời : - Ở làng chúng tôi không có tên ''ăn cướp'' nào cả. Các ông đừng có nghĩ như vậy! Thỉnh thoảng chúng tôi có thấy họ di chuyển qua làng chúng tôi, nhưng chúng tôi không biết không biết có phải họ là những tên'' ăn cướp'' không ? Chúng tôi sống yên ổn. Chúng tôi không làm hại ai cả. Chúng tôi không biết ǵ cả...

  3. #73
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ủy ban đă thi hành các biện pháp như đă xảy ra ở làng Ossinovski. Chúng tôi bắt giử 58 con tin. Qua ngày 4 tháng 7 chúng tôi xử bắn trước mắt dân làng 21 con tin. Ngày hôm sau 15. Chúng tôi đă loại 60 gia đ́nh của quân phá hoại tổng số lên đến 200 người. Cuối cùng chúng tôi đạt được mục đích. Dân làng chịu hợp tác truy lùng các tàn quân nông dân và chỉ điểm các hầm vũ khí.

    Các cuộc tảo thanh càn quét kết thúc vào ngày 6 tháng 7 năm 1921. Kết quả rất tốt đẹp. Tiếng vang ,tràn đến các làng bên cạnh. Những người lính nông dân trốn trong xă Volots cạnh đó đă ra đầu hàng.
    Kư tên : Chủ tịch ủy ban toàn quyền''

    Siberie là vùng cung cấp một số lớn nông phẩm vào lúc nạn đói đe doạ trầm trọng nhất ở các tỉnh ven sông Volga.
    Để xúc tiến việc thu thuế vùng Siberie, Dzerjinski được biệt phái đến vùng này vào tháng 12 năm 1921 với tư cách là toàn quyền đặc biệt. Ông thiết lập một ṭa án lưu động. Ṭa án di chuyển từ làng này qua làng kia và xử án tù hay đưa đi lao động khổ sai đối với những ai không chịu đóng thuế. Các toán trưng thu, các toán thu thuế cùng với ṭa án lưu động đă gây ra biết bao tội ác.

    Viên chủ tịch ṭa án tối cao Nikolai Krylenko đă ra lịnh điều tra các hành động sách nhiễu của các tổ chức dưới quyền của viên chỉ huy ngàng công an, tướng Dzerjinski.

    Ngày 14 tháng 2 năm 1922, sau khi thanh tra vùng Omsk, ông viết phúc tŕnh: '' Hành động lạm quyền của các toán trưng thu không thể tưởng tượng được. Họ bắt nông dân không đóng thuế nhốt vào trong các nhà kho không có ḷ sưởi. Họ tra đánh nông dân bằng các roi da và hâm dọa xử bắn. Nông dân đóng thuế không đủ tiêu chuẩn th́ bị trói và bắt chạy khỏa thân qua các đường phố, rồi sau đó bị nhốt trong các nhà kho kông ḷ sưởi. Phụ nữ cũng bị bắt khỏa thân, ngồi trong các hố băng tuyết giá lạnh. T́nh h́nh trong các làng rất là căng thẳng.

  4. #74
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Một năm rưỡi sau, khi cho thi hành chính sách kinh tế chính trị, cơ quan công an chính trị, được coi như là nhân chứng đă làm một tờ phúc tŕnh như sau :

    '' Trong tỉnh Pskov, các số thuế được quy định trên 2/ 3 các vụ mùa thu hoạch. Bốn xă vơ trang nổi dậy chống lại chính sách thuế cao.
    Tỉnh Novgorod v́ thất mùa nên thuế giảm xuống 1/ 4 . Hai tỉnh Riazan và Tver bị đánh thuế 100%. Dân của hai tỉnh không c̣n lương thực. Họ phải đào rễ cây hay cắt cỏ để ăn, sống qua ngày. Nhưng ở đây chúng tôi không thấy các cảnh tự sát tập thể như ở Kiev khi nông dân không thể đóng thuế mà cũng chẳng có vũ khí để chống lại. Gần hơn một năm nay, nạn đói đe dọa liên tục, càng làm cho người dân bi quan hơn.
    Qua đến mùa Thu 1922, t́nh h́nh khả quan hơn. Sau hai năm sống trong cảnh đói kém, vụ mùa năm nay họ được phép giữ nông phẩm để ăn qua mùa Đông, với điều kiện vụ mùa Xuân phải đóng thuế trả từng phần. Năm đó số lượng ngũ cốc thu hoạch giảm rất nhiều so với 10 năm trước.
    Hạn hán không phải là lư do duy nhất dẫn đến sự giảm sút trong thu hoạch. Sự thiếu tổ chức, tŕnh độ hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp quá thấp, dụng thu quá thô sơ, lỗi thời là những nguyên nhân . Ngoài ra vấn đề chiến tranh, sự chống đối của nông dân trong chính sách nông nghiệp cũng là lư do làm chậm trễ các quá tŕnh sản xuất.''

    Trong lời khai, họ có nói đến cái tại họa nhưng nêu đích danh. Đó là yếu tố chính của các vụ mất mùa: Chính sách trưng dụng.
    Các quan đầu tỉnh của các tỉnh bị nạn đói đe dọa nhiều nhất đă cùng nhau họp tại Mạc Tư Khoa trong tháng 6 năm 1921 đă quy trách nhiệm vào chính phủ và nhất là các toán trưng dụng. Chính các toán này v́ có quá nhiều quyền hành, đă lạm dụng, thi hành quá gắt gao cho nên làm cho nạn đói trầm trọng hơn.

    Ông Vaviline, đại diện cho tỉnh Samara giải thích rằng các ủy ban tỉnh phụ trách tiếp tế từ lúc khởI đầu trưng thu ước lượng con số quá cao.Họ thổi phồng con số trưng thu. Năm 1920, mặc dù mùa màn thất thoát, họ củng trưng thu hàng triệu thùng lúa ḿ. Tất cả lúa dự trữ, lúa giống điều bị tịch thu. Qua tháng giêng năm 1921, dân không c̣n bánh ḿ để ăn. Qua tháng hai, con số người chết v́ đói gia tăng. Vài tháng sau, trong tỉnh Samara không c̣n lực lượng chống đối nào nữa cả. Dân chỉ đến bao vây ôn ḥa các văn pḥng hành chánh Xô Viết hay văn pḥng đảng cộng sản. Họ chờ đợi các đoàn tiếp tế lương thực trong nhiều ngày.

    Chúng tôi không biết cách nào giải tán. Mỗi ngày, họ lăng ra chết tại trụ sở, chết như con ruồi. Có đến chín trăm ngàn người chết đói trong tỉnh.

  5. #75
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Đọc các bản báo cáo của công an địa phương, của cục t́nh báo quân đội, người ta biết được vụ thiếu lương thực xảy ra từ năm 1919. Từ đó, t́nh trạng thiếu lương thực mỗi ngày một tăng. Trong các bản phúc tŕnh nội bộ, các ủy ban nông nghiệp và tiếp tế đều có kê khai các vùng đang bị đói và các vùng sẽ bị đói.

    Vụ đói ở năm 1921 là do các cuộc trưng thu cuồng nhiệt của năm 1920. Cơ quan công an chính trị suy luận rằng chính nhờ nạn đói mới giảm được sự chống đối của quần chúng. Mặc dù chính phủ biết rằng chính cưỡng bách thu mua lương thực sẽ dẫn đến hậu quả không lường được, chính phủ không dùng biện pháp nào để ngăn chận nạn đói.

    Ngày 30 tháng 7 Lenine và Molotov gởi điện thư đến các bí thư tỉnh, vùng, ra lịnh họ gia tăng bộ phận thu mua và mở chiến dịch giải thích tầm mức quan trọng chính trị và kinh tế về việc đóng thuế để duy tŕ sức mạnh của đảng và nhà nước.

    Đứng trước chính sách thi hành triệt để tiêu diệt giai cấp nông dân, tháng 6 năm 1921, các nhà trí thức, chuyên viên nông nghiệp, kinh tế, giáo sư đại học đă đứng lên thành lập Ủy ban Chống Đói trong phạm vi của Hội Canh Nông Mạc Tư khoa. Các ủy viên đầu tiên là hai kinh tế gia Krondatiev và Prokopovitch, ông Ekaterina Kouskova, cựu Bộ Trưởng tiếp tế của Chính Phủ lâm thời, một nhà văn, một kư giả và một số chuyên viên nông nghiệp. Nhờ sự giới thiệu của Gorki, ủy ban được ông Levkamenev tiếp kiến vào trung tuần tháng 7. Lenine từ chối tiếp kiến ủy ban.

    Sau cùng ủy ban thuyết phục được một số nhân vật lănh đạo đảng về một số vấn đề. Các ủy viên trong ủy ban chống đói là những người rất có uy tín với Tây phương qua cuộc cứu đói năm 1891. Nay họ đứng ra vận động sự giúp đở của quốc tế. Ủy ban đ̣i một quy chế cho họ. Ngày 21 tháng 7 năm 1921 chính quyền bônsêvich cho hợp pháp hoá uỷ ban cứu đói dưới cái tên '' Ủy ban liên Nga cứu đói''.

    Ủy ban này được phép mang dấu Hồng Thập Tự, và được toàn quyền t́m kiếm lương thực, thuốc men trong hay ngoài lănh thổ Nga. Họ được phép xử dụng các phương tiện chuyển vận đặc biệt để mang thực phẩm đến phân phối cho các nạn nhân của nạn đói. Họ tổ chức các quán cơm miễn phí. Họ có quyền liên lạc với các cơ quan ngoại quốc.

    Chưa bao giờ trong lịch sử nước Nga có được một tổ chức với nhiều quyền như vậy. Sự nhượng bộ này là do sự khủng hoảng kinh tế và xă hội trong khi nước Nga đang cho thi hành tân chính sách chính tri kinh tế. Chính quyền c̣n đang lo sợ .

  6. #76
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ủy Ban liên Nga liền bắt liên lạc với Giáo chủ Tikhon của giáo hội Chính Thống. Vị Giáo chủ cùng với các giáo sĩ thành lập ủy ban cứu trợ.
    Ngày 7 tháng 7 năm 1921, Giáo chủ gởi cho các tu sĩ của các nhà thờ ở Nga một bức thơ. '' Xác của những người chết đói là món ăn ngon nhất của những người sắp chết đói. Mà món ăn này cũng khó mà t́m cho ra. Cảnh người ăn thịt người đă diễn ra. Hăy ra tay cứu giúp các người anh em của chúng ta. Với sự chấp thuận của giáo dân, các Người có thể xử dụng các kho tàng của giáo đường để cứu các nạn nhân đang chết đói. Các vật dụng không có giá trị tâm linh như vàng ṿng nữ trang, các tượng thánh,v,v..''

    Sau khi được Giáo hộ tiếp tay cứu trợ, Ủy ban liên Nga liên lạc với các cơ quan từ thiện quốc tế, như Hội Hồng Thập Tự , Hội Tân Giáo Ước [ Quaker ] , Hội người Mỹ cứu trợ [ ARA ]. Tất cả đều phản ứng tích cực. Nhưng than ôi, Ủy Ban Liên Nga sống không quá 5 tuần lễ. Đến ngày 27 tháng 8 năm 1921, sáu ngày sau khi kư hiệp đồng với đại diện Hội cứu trợ Mỹ ông Herbert Hoover, chính quyền cộng sản giải tán Ủy ban. Đối với Lenine, một khi các con tàu Mỹ chở lương thực rời bến là nhiệm vụ của Ủy ban liên Nga hoàn tất. Phần tiếp nhận là phần của người chính quyền , ông Kouskov kư tên nhận lănh. Đủ rồi.

    Chủ tịch ủy ban Liên Nga , ông Prokopovitch bị bắt giam ba tháng v́ tội '' phiến loạn''. Một số uỷ viên của ủy ban bị tống ra nước ngoài. Một số khác bị đày đi sinh sống ở các vùng khác nhau, nơi đó không có hệ thống vận chuyển công công. Họ bi quản thúc và bị theo dơi hằng ngày. Chính quyền giải thích với dân chúng bằng cách công bố rằng: v́ Ủy ban không chịu làm việc nên phải giải tán. Chính quyền ra lịnh cho báo chí mạ nhục. Họ gọi các ủy viên là các cậu ấm , các tên lính của Nga Hoàng, muốn đi rong ra nước ngoài, ít chịu đi công tác ở các tỉnh. Qua báo chí, Chính quyền hạ nhục các nhà trí thức, các nhà từ thiện ít nhất hai lần trong một tháng.

    Tuân hành theo chỉ thị của nhà nước, báo chí phát động chiến dịch tố khổ một danh sách 60 nhà trí thức tên tuổi trong Ủy ban Liên Nga cứu đói. Báo Sự Thật số ra ngày 31 tháng 8 năm 1921 chạy tin '' Người ta không thể đùa bỡn với thần đói'', '' Người ta đầu cơ trên sự đói kém'', hay '' Ủy ban cứu trợ,.. .. bọn phản cách mạng''.

    Khi có người nói rằng Ủy ban liên Nga đâu có làm ǵ phạm pháp, th́ Unschlicht là một phụ tá chỉ huy ngành công an trả lời:'' Phải rồi, họ chẳng làm ǵ phạm pháp. Nhưng các việc làm của họ thu hút quan tâm của xă hội. Sự việc này chúng tôi không chấp nhận. Như ông biết, khi ta đặt một nhánh cây vào ly nước, nhánh cây sẽ mọc rễ và nẫy mầm. Khi Ủy Ban liên Nga hoạt động, trong cộng đồng xă hội phát sinh ra nhiều chi nhánh khác. Chúng tôi phải rút nhánh cây ra và đập nát nó..''.

    Thay vào vai tṛ của Ủy ban liên Nga, nhà nước cộng sản dựng ra Ủy ban trung ương cứu đói. Đó là một cơ chế nặng nề, quan liêu, gồm các công nhiên viên nhà nước, các uỷ viên nhân dân không có khả năng, không có uy tín, thối nát và chỉ biết ăn hối lộ.

  7. #77
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Trong lúc có đến 30 triệu ngưới chết đói cần cứu giúp, Ủy ban chỉ có thể trợ cứu bất thường cho chừng 3 triệu, 1/3 trên tổng số nạn nhân. Các cơ quan từ thiện quốc tế, như Hội Hồng Thập Tự, Hội Quaker, Hội ARA, phụ lo cho chừng 10 triệu nạn nhân. Có ít nhất 1 triệu người chết đói trong những năm 1921-1922.

    Trong khi đó nạn đói lớn của Nga vào năm 1891 chỉ có 400 ngàn người chết ở những vùng ven sông Volga và vùng Kazakhstan. Lúc đó chính quyền và toàn dân cùng nhau tham gia vào công tác cứu trợ. Chỉ trừ ông luật sư trẻ Vladimir Lenine, đầu năm 1890 cư ngụ tại Samara là một người trí thức trong vùng đang bị nạn đói đe dọa trong năm 1891, không những không tham gia vào chiến dịch cứu đói, ông c̣n lên tiếng chống lại chính sách cứu trợ của chính quyền. Một người bạn của Lenine nhắt lại quan điểm của Lênine: '' Lenine nói trước quần chúng rằng nạn đói là cơ hội tốt cho sự ra đời lớp giai cấp vô sản. các người vô sản sẽ là những '' đạo t́'' chôn cất giai cấp trưởng gỉa. Khi nạn đói hủy diệt hết các nông dân lạc hậu, chúng ta sẽ tiến dần đến mục tiêu. Đó là tiến đến Xă hội chủ nghĩa, một giai đoạn đến sau chủ nghĩa Tư Bản. Nạn đói sẽ phá hủy niềm tin của dân chúng vào Nga Hoàng và ḷng tin nơi Thượng Đế''.

    Ba mươi năm sau, vị luật sư trở thành chủ tịch chính phủ Bônsêvich cũng lập lại mưu đồ của ông. Ông cho rằng nạn đói sẽ là phương tiện đánh chết kẻ thù. Kẻ thù lúc này là Giáo hội Chính Thống. Khi đàm thoại với ông Leonid Krassine về kế hoạch Điện Khí Hóa cho nước Nga, Ông nói, điện khí sẽ thay Thượng đế. Hăy để nông dân cầu nguyện điện khí. Như vậy nông dân sẽ tin phục vào quyền lực nhà nước hơn là tin vào thượng Đế.

    Từ khi thành lập Tân chính quyền, sự ban giao giữa nhà nước và Giáo hội càng ngày càng tồi tệ hơn.

    Ngày 5 tháng 2 năm 1918, chính quyền ra nghị quyết tách rời Giáo Hội ra khỏi nhà nước, ra khỏi nhà trường và quốc hữu hóa tất cả tài sản của Giáo Hội. Dưới thời Nga Hoàng, Chính Thống Giáo là quốc giáo. Để chống lại hành động vi phạm vào vai tṛ truyền thống của Giáo hội, Giáo chủ Tikhon đă gởi bốn bức thư đến giáo dân .

    Người Bônsêvich liên tục đả phá giao hội bằng cách bôi xấu tên thánh của các vị thánh. Họ tổ chức các cuộc '' hội hoa phản tôn giáo'' trong những ngày Thánh Lễ. Họ đ̣i biến Tu viện lớn Trinite Saint Serge gần thủ đô, thành '' viện bảo tàng vô thần''. Các vị giám mục chống lại lời đề nghị của Bônsêvich đều bị bắt giam. Lenine lấy cớ nạn đói để tiêu diệt Tôn giáo.

  8. #78
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngày 26 tháng 2 năm 1922, trên các báo của nhà nước đăng một nghị định của chính phủ cho tịch thu lập tức tất cả các quư vật bằng vàng, bạc hay đá quư của các Thánh đường, Tu viện nếu những vật dụng này không dùng vào trong các cuộc hành lễ. Tất cả quư vật phải chuyển giao cho bộ Tài Chánh. Bộ này có quyền xử dụng trong công tác cứu trợ nạn đói.

    Các biện pháp tiến hành tịch thu tài sản Giáo hội bắt đầu vào tháng 3 và tiếp diễn sau đó với nhiều vụ đụng độ giữa các toán trông thu và các tín đồ trung tín. Vụ chống đối lớn xảy ra tại Chouia vào ngày 15 tháng 3 năm 1922. Đây là một thành phố nhỏ có nhiều nhà máy , nằm trong tỉnh Ivanovo. Quân đội nổ súng vào đám đông tín đồ bắn chết 10 người. Lấy cớ các cuộc chống đối của tín đồ, Lênine ra tay tiêu diệt tôn giáo.

    Trong một văn thư gởi cho các thành viên của Bộ chính trị đề ngày 19 tháng 3 năm 1922, với lời lẽ vô liêm sĩ, Lenine giải thích : '' Nạn đói là công cụ để đánh chết đầu năo của kẻ thù. Về biến cố ở Chouia, chúng ta phải quyết định ngay bây giờ v́ nó nằm trong chính sách đău tranh toàn diện của chúng ta. Cứ theo như các tin trên báo chí, chúng ta cần phải xét đến thái độ chống chính sách tịch thu tài sản của các tín đồ và nhất là lập trường của Giáo chủ Tikhon.

    Hiện ǵơ Giáo Hội của ''một trăm tên áo đen'' [ 100 Linh Mục ] đang tổ chức chống lại nhà nước. Tôi nghĩ rằng kẻ thù của chúng ta đă tính sai. Lúc này là lúc thuận lợi cho chúng ta hơn là cho bọn chúng. Sự thành công của chúng ta có thể lên đến 99%. Nó cho phép chúng ta đánh gục bọn đầu năo và chúng ta cũng cố địa vị cần thiết cho lúc này và cho vài thập niên về sau. Trong cái khung cảnh người ăn thịt người, người chết hàng trăm, hàng ngàn nằm ngỗn ngang, chúng ta phải thu hết nghị lực, phải hết sức dữ tợn, hết sức tàn nhẫn mới tịch thu tài sản của Giáo hội được. Chỉ có lúc này là lúc mà nông dân sẽ bỏ bọn Giáo sĩ, bọn tiểu tư sản, chạy về phía chúng ta. Chúng ta có thể cưỡng đoạt kho tàng trị giá cả trăm triệu Rúp. Nếu không có tài sản này, chúng ta không thể nào thực hiện được công tŕnh xây dựng kinh tế, hành chánh và pḥng thủ. Chúng đă sẽ không thể đứng vững được. Chiến dịch tịch thu phải được thi hành ngay lúc này. Chính v́ t́nh h́nh đói kém, dân chúng chẳng quan tâm đến t́nh cảm hay xúc động. V́ vậy tôi đi kến kết luận rơ ràng là phải đập tan bọn Giáo sĩ, bọn ''trăm người áo đen'' quyết liệt và tàn nhẫn. Tôi đề nghị chương tŕnh hành động của chúng ta như sau:

    Giao cho đảng viên Kalinine giải quyết cấp bách mọi vấn đề. Không cho Trotski xuất hiện trước công chúng hay trên báo chí. Gởi ngay một ủy viên thông minh và cương quyết của uỷ ban hành pháp trung ương đến Chouia. Không ra văn thư mà bằng khẩu lịnh cho bắt giam giáo sĩ càng nhiều càng tốt. Phải bắt ít nhất vài chục tiểu tư sản và thương gia và tố cáo họ đă tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các cuộc chống đối chính sách trưng thu tài sản giáo hội. sau khi thi hành nhiệm vụ, nhân viên thi hành phải báo cáo cho Bộ chính trị hay ít nhất cũng phải báo cáo cho hai thành viên của bộ. Căn cứ vào bản báo cáo, Bộ chính trị sẽ ra khẩu lịnh cho các cơ quan hữu trách Tư Pháp thi hành bản án các phần tử phản loạn trong biến cố ở Chouia. Xử bắn một số lớn của '' 100 tên áo đen'' cùng với các giáo dân ở thủ đô Mạc Tư khoa hay các trung tâm giáo dân khác. Chúng ta phải cho chúng một bài học ngay bây giờ để cho chúng không c̣n dám nghĩ đến một h́nh thức chống cự nào nữa trong vài chục năm sau .''

  9. #79
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Căn cứ trên các bản phúc tŕnh hằng tuần của cơ quan công an chính trị, cao điểm của chiến dịch tịch thu tài sản Giáo hội xảy ra hồi tháng 3, tháng 4 và tháng 5 năm 1922. Trong số 1414 vụ chống cự, có 2691 Linh mục, 1962 nữ tu sĩ và 3447 nam tu sĩ ở các ḍng tu kín bị hạt sát. Nhà nước mở các vụ xử án tu sĩ công khai tại Mạc Tư Khoa, Ivanovo, Chouia, Smolenk, Petrograd. Theo chỉ thị của Lenine, Bộ chính trị đưa ra một số biện pháp.

    Từ ngày 15 đến ngày 20 bắt giam vị Giáo chủ và các Giám mục trong hội đồng Giáo hội. Trong ṿng một tuần lễ đưa ra ṭa án những người theo đạo Chính Thống tại Chouia. Xử bắn các người cầm đầu cuộc nổi loạn. Trong một báo cáo gởi về Bộ chính trị, Dzerjinski cho biết Giáo chủ và phe của ông ta có hành động rơ ràng chống lại lịnh tịch thu tài sản của giáo hội. Nhà nước có đủ chứng cớ để bắt giam Giáo chủ Tikhou và những thành viên phản động nhết của giáo khu. Việc bắt giam là một hành động hợp thời và hợp pháp. Linh mục nào chống lại lịnh tịch thu là kẻ thù của nhân dân.

    Ở Petrograd, có 76 giáo sĩ bị bắt giam trong các trại lao động khổ sai, 4 vị bị hành quyết trong đó có vị Tổng giám mục giáo phận Petrograd tên là Benjamin được bầu vào năm 1917. Vị Tổng Giám mục này rất gần dân. Ông kêu gọi Giáo Hội độc lập với nhà cầm quyền ở Petrograd.
    Ở Mạc Tư Khoa, có 140 Linh mục và giáo dân bị bắt lưu đày lao động khổ sai. Sau đó họ bị kết án tử h́nh. Giáo chủ Tikhon bị nhốt tại tu viện Donskoi ở Mạc Tư Khoa.

    Vài tuần lễ sau khi diễn đi diễn lại tṛ xử án, ngày 28 tháng 2, báo chí đăng tin xử lại vụ án Mạc Tư Khoa. 34 thành viên đảng xă hội cách mạng bị kết tội '' phản cách mạng và chống lại chính quyền Bônsêvich, là ban chỉ đạo cuộc nổi loạn ở Tambov'' , trong đó gồm luôn vụ mưu sát Lenine xảy ra ngày 31 tháng 7 năm 1918.

    Lenine cho áp dụng h́nh thức bị cáo hỗn hợp, như trong năm 1930 sau này Staline áp dụng. Nó gồm cả thành phần chính trị, mười hai thành viên của Ủy ban trung ương đảng xă hội cách mạng do Abrmham Gots cầm đầu và các người khiêu khích do chính quyền gài vô. Họ tố cáo các người cùng bị can và khai những lời tự thú của ḿnh.

    Theo nhận xét của bà Helene Carrere d'Encause thuộc Hàn lâm viện của Pháp, là để thử nghiệm phương pháp tố cáo cho ăn khớp với nhau, có xuất xứ là một sự thật. Cuộc chống đối của lực lượng xă hội cách mạng chống lại chính quyền bônsêvich từ năm 1918 sẽ đưa đến một nguyên tắc là mọi sự chống đối cuối cùng là đưa đến việc cộng tác với giới tư sản quốc tế.
    Chính quyền dàn cảnh các cuộc biểu t́nh của dân chúng ở bên ngoài các ṭa án, đ̣i xử tử h́nh các tên khủng bố.

  10. #80
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngày 7 tháng 8, có 10 đảng viên đảng xă hội cách mạng bị kết án tử h́nh. Nhờ các cuộc vận động quốc tế của một số nhà trí thức Nga trốn ra nước ngoài, cùng với t́nh h́nh căng thẳng ở nông thôn, nhà nước cộng sản tạm thời ngưng thi hành các bản án với điều kiện đảng xă hội ngưng các hoạt động chống lại nhà nước.

    Tháng giêng năm 1924, các bản án Tử h́nh giảm xuống án 5 năm lao động khổ sai. Nhưng các tù nhân sau 5 năm không được thả ra . Họ bị xử tử vào năm 1930 khi mà dư luận thế giới quên đi và t́nh h́nh trong nước không c̣n là mối lo cho chính quyền nữa.

    Kể từ 1 tháng 6 năm 1922, nhà nước cho ban hành bộ h́nh luật mới. Lenine theo dơi sự soạn thảo các điều khoản của bộ luật. Bộ h́nh luật mới cho phép dùng bạo lực chống lại kẻ thù chính trị. ''Bằng chứng'' của các vụ thủ tiêu nhanh chóng không c̣n giá trị trong thời chiến. Trong các bản dự thảo theo đề nghị của ông, đề ngày 15 tháng 3 năm 1922, Lenine bày tỏ ư kiến với viên chủ tịch nhân dân phụ trách Tư pháp Kourskii :'' Theo thiển ư của tôi, phải nới rộng tất tầm xét xử tội tử h́nh cho tất cả các hoạt động của bọn Mensêvich, bọn cách mạng xă hội. Ta hăy tạo ra một h́nh phạt mới. Đó là h́nh phạt tống ra các vùng xa xôi hay ra nước ngoài. Phải tu chính một số h́nh thức kết tội các hoạt động có liên quan đến bọn tư sản quốc tế.''

    Hai ngày sau, Lenine chỉ thị thêm cho Kourskii.
    '' Đồng chí, tôi muốn thêm vào bản dự thảo một khoản bổ túc cho bản tân h́nh luật. Việc cần thiết là phải rơ ràng. Phải đặt ra một nguyên tắc cho đúng với đường lối chính trị, chớ không phải chỉ trong phạm vi hẹp ḥi của tư pháp. Các nguyên tắc này sẽ là nguyên do thúc đẫy các cuộc khủng bố. Thiết lập các nguyên tắc rơ ràng, không gian lận, không che giấu. Các điều khoản của h́nh luật càng cởi mở càng tốt. Chỉ có ư thức cách mạng hợp pháp mới tạo ra các điều kiện áp dụng cho các việc làm.''

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •