Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 17

Thread: THẾ HỆ BÁNH M̀ KẸP

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    THẾ HỆ BÁNH M̀ KẸP

    Giai đoạn chuyển tiếp và những xung đột giữa các thế hệ




    Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô-hộ giặc Tây và hai mươi năm nội-chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du-học và tôi đă sống “vô tư lự” bên trời Âu sung-túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà.


    Giờ đây, bom đạn đă ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia-đ́nh tôi đă phải cuốn gói rời bỏ quê-hương và mấy triệu người Việt-Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế-giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung-thân như Mỹ, Gia-Nă-Đại, Pháp, Úc…



    Phần mất mát vần c̣n đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế-hệ đầu của những người di-dân. Một thế-hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không-gian quê hương, chơi vơi giữa thời-gian thế-hệ, lạc lơng trong tâm-tư văn hoá. Một thế-hệ “bánh ḿ kẹp”.

    Kẹp giữa hai quê-hương


    Những người di-dân này, ngày hôm nay mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng vẫn chỉ là Mỹ (Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn c̣n ba-xí ba-tú, miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh-quẩn với nhau, tụ-tập nơi những thương-xá, chợ búa Á-Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống, karaoke với nhau.



    Những người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đă đi t́m một nơi nương-tựa để sống “tạm-bợ” nơi xứ người mà trong thâm-tâm c̣n cố tưởng-tượng như ḿnh đang sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương-tiện là lại vù về Việt-Nam, một số để “hưởng-thụ”, nhưng phần lớn vẫn v́ nhớ nhà.



    C̣n tiếp...

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi không nhớ ai đă có nói: “Ma patrie, c’est là où je suis heureux”

    (Quê-hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh-phúc)

    Tôi muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an-ủi ḿnh lắm, nhưng tiếng gọi của cội-nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê-hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ?

    Ở hải-ngoại, đương-nhiên chúng tôi được tự-do, phần đông được ăn sung, mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay du-ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng-bào ta nơi quê nhà mong mỏi có được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm. Tôi không dám than thân, trách phận hay phân-b́ với ai cả, chẳng qua nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm-sự u-uẩn những người tha-hương chúng tôi mà thôi.

    Nhất là trong trường-hợp tôi, hiện đang mang hai quốc-tịch Pháp và Mỹ, sống bên Mỹ nhưng tim vẫn c̣n « vọng Nam », tâm vẫn c̣n hướng về Pháp, đôi khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đă sống, làm sao tôi có thể xóa quên được ?

    > Quê-hương như người mẹ đă bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi-nấng, dậy-dỗ tôi nên người, và quê-hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đă mở rộng ṿng tay, đón-nhận tôi khi tôi không c̣n chỗ đứng dưới ánh mặt trời.

    Ơn-nghĩa này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào cũng gửi chút quà giáng-sinh cho gia-đ́nh ông sĩ-quan Mỹ đă giúp nhà tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp-tục gửi, mặc dù người ân-nhân này đă mấy lần đề-nghị nên thôi gửi quà).

    Tôi cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót-thương Mẹ Việt-Nam, quê-hương đau-khổ. Ôi, quê-hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là Việt-Nam muôn thuở ?

    Kẹp giữa hai nền Văn-hoá

    Ngày hôm nay, tôi đă lục-tuần nhưng tôi đă chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. (Tôi đă mất mát quá nhiều rồi.)

    Bao nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đă rèn đúc tôi với một lối suy-luận, một cách ăn nói, một cách cư-xử xă-giao, một nền văn-hoá mà tôi hănh-diện mang bên cạnh văn-hoá của ḿnh, Qua bao năm tháng đó, tiếng Pháp đă dần-dà trở thành tiếng tôi thông-dụng nhất, ngay cả để diễn-tả những tâm-trạng sâu-thẳm nhất của ḿnh.

    Tuy nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ có thể thay đổi h́nh-dạng và cử-chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi những sở-thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi” bên ngoài.

    Tất cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc tôi chỉ có thể bạc trắng với thời-gian), không hề lay-chuyển âm-điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không hề làm suy-sút kho-tàng văn-hoá tổ-tiên tôi hay nền giáo-dục bố mẹ tôi.

    Nước Pháp đă ban thêm cho tôi một nền văn-hoá, nhưng không hề thay-thế nền văn-hoá của tôi.

    Nhưng có lẽ đó cũng là nỗi khổ-tâm của tôi, nỗi khổ-tâm của những người di-dân trong thế-hệ đầu? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ? Con người ta làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài khi bên trong trống vắng?

    Tôi có thể thích pot-au-feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc-biệt, tái-nạm-gầu-gân-sách-sụn.

    Tôi có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ hương-vị mấy chai la-ve “33” của “Brasseries et Glacières d’Indochine” (BGI).

    Tôi có thể viết tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp trung-b́nh, nhưng tim tôi bao giờ cũng rung-động khi tôi được đánh dấu hỏi, dấu ngă.

    Tôi có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại-Hàn (Việt-Nam tôi làm ǵ có phim hay?), nhưng tôi vẫn thấy thấm-thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền-cảm hơn khi hát tiếng Việt.

    Tôi có thể ngoảnh lại nh́n một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh-phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Ḿnh ơi!”.

    Chỉ v́ đó là văn-hoá dân-tộc nằm trong máu, trong xương-tủy tôi, v́ đó là giáo-dục bố mẹ, ông bà tôi đă truyền lại cho tôi, v́ đó là vết-tích của mấy ngàn năm lịch-sử.

    Chỉ v́ tôi là người Việt-Nam.



    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kẹp giữa hai thế-hệ

    Bố mẹ chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di cư (cho dù trong số chúng tôi có những người đă đi trước) nhưng hai điều khổ tâm cũng có điều khác biệt.



    Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn hóa với bố mẹ, cùng một nền giáo dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc c̣n ở Việt Nam, với nền tảng Phật Lăo Khổng, cùng một nhân sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp tục yêu thương, kính nể bố mẹ, để tiếp tục lưu truyền phong tục, tập quán.

    Trong khi chúng tôi giờ bắt buộc phải chấp nhận văn hóa con cháu chúng tôi như một văn hóa ít nhiều là ngoại Việt.




    V́ sự lưu truyền đó sẽ gián đoạn từ đây: Con cái chúng tôi đă bắt đầu nói một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố gắng răn dạy con cái khó lọt qua được màng lưới thế giới bên ngoài.

    Tôi đă được chứng kiến một cảnh tượng mà tôi không bao giờ quên được. Hôm đó, một người bạn có tổ chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn hữu để ăn uống, hát ḥ, nhẩy đầm. Về khuya, chúng tôi tạm ngưng chương tŕnh để ăn một bát cháo gà cho ấm bụng và lấy sức chơi tiếp. Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền h́nh lên và nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đă bị “chiếm đất” và đợi một lúc, không thấy t́nh h́nh biến chuyển, quan khách lần lượt xin kiếu từ.

    Tôi á khẩu. Làm sao tôi có thể tưởng tượng được cảnh này, với nền giáo dục của tôi? Hôm đó, tôi đă chợt hiểu cái nếp “độc tài” của con trẻ trong cái quốc gia tự do nhất thế giới này. Nhưng điều tôi phân vân nhất là trong t́nh trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề lên tiếng can thiệp, hầu như làm ngơ, không nh́n thấy điều ǵ cả.

    Trong khi tôi, đầu đă bạc phơ mà mỗi lần sang thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại,bên Mỹ này, con gái mới mười lăm tuổi đă đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói ǵ được khi trong trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, vả lại có thầy bà nào cấm cản đâu? Bên này, con cháu đi xâm ḿnh (tattoo) hay đục ṿng sắt vào môi, vào mắt (piercing) th́ bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được?

    Nhà chúng tôi lúc trước không giầu có ǵ nên không bao giờ dám phí phạm bất cứ ǵ, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho đầy đĩa nhưng không ngần ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm thấy no.

    Tôi đă tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức tưởi khi bị lũ con xúm vào “mắng.” Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi “911”?

    “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông.” Ngày nay,thế giới đảo lộn và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi.

    Lúc trước c̣n ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ (v́ không cùng tiểu bang) và ngoài ra, c̣n phải đi Pháp thăm con. Hóa ra, chúng tôi ở trên th́ lo cho bố mẹ, ở dưới th́ lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào);ở trên th́ bị bố mẹ mắng, ở dưới th́ bị con trách!

    Lúc trước c̣n ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ (v́ không cùng tiểu bang) và ngoài ra, c̣n phải đi Pháp thăm con.

    Hoá ra, chúng tôi ở trên th́ lo cho bố mẹ, ở dưới th́ lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào); ở trên th́ bị bố mẹ mắng, ở dưới th́ bị con trách !?!

    Kẹp giữa hai thế-hệ.


    C̣n tiếp...

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Xung đột cả thế hệ lẫn văn hóa

    Nói như vậy không phải để trách mắng con cái. Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó sinh sống tại hải ngoại? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó ḥa ḿnh với môi trường bên ngoài nhiều hơn là với môi trường gia đ́nh (nhất là trong cái tuổi thành niên này)?




    Tôi đă có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ: “Bố mẹ đừng trông mong chúng con trở thành người Việt. Văn hóa của bố mẹ không phải là văn hóa của chúng con. Chúng con là người Mỹ!” Phũ phàng thay, đau ḷng thay, nhưng chúng nó làm sao hiểu được văn hóa chúng ta khi chúng nó sống trong một thế giới mà nền tảng là “tự do” và “đồng đô la”? Làm sao chúng nó có thể nghe lời bố mẹ trong khi sự thật bên ngoài hầu như khác hẳn?

    Có lẽ chính chúng nó có lư. Bổn phận cha mẹ là giúp con cái thành công cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó thành công ngoài đời, trong môi trường chúng nó đang sống chứ không phải môi trường bố mẹ chúng đă sống. Sống ở đâu mà không theo văn hóa nơi đó th́ chỉ có thất bại,mà đâu có cha mẹ nào muốn con ḿnh thất bại khi ra đời, cho nên đành ngậm cay, nuốt đắng mà thôi.

    Đây không phải chỉ là vấn đề xung đột thế hệ (thời điểm nào chả có vấn đề này, cho dù không“gây cấn” như vậy), mà c̣n rắc rối thêm vấn đề xung đột văn hóa nữa. Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và chấp nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền tảng, cùng những đặc quan,cùng một nhân sinh quan?


    Nỗi buồn u uẩn


    Dĩ nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, không dám nói gia đ́nh Việt Nam bên hải ngoại nào cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?).Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn đề không giản dị như vậy và tôi không có khả năng phân tích nhiều hơn.

    Dù sao đi nữa,đây cũng chỉ là nỗi buồn u uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay,trong mối liên hệ với tâm hồn, với văn hóa, với gốc rễ của ḿnh.

    Tôi không tức giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến tiếc quá khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn.

    Vướng mắc giữa hai quê hương, giữa hai nền văn hóa, giữa hai thế hệ, chúng tôi là một thế hệ “bánh ḿ kẹp” (đôi khi c̣n là“bánh bao” nữa). Ngoảnh nh́n lại chỉ c̣n kỷ niệm, nh́n về đàng trước th́ tương lai đă bít kín.

    Nhưng thôi, đă biết là ḿnh vướng mắc,l à ḿnh “chấp ngă” (như lời Phật dậy) th́ chỉ c̣n có nước “phá chấp,” nghĩa là “buông,” là chấp nhận.




    Vả lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn đề này, con cháu chúng tôi không có vấn đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn đề này. Ngày nào cái thế hệ chúng tôi đi hết rồi th́ vấn đề này sẽ không c̣n ai bàn đến nữa.


    Chúng tôi chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, một thế hệ bị mất mát, bị hy sinh để dân tộc di dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới. Để đời sau, con cháu chúng tôi có hy vọng thành công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đă không đi hết.

    Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ măn nguyện lắm rồi. Xin cảm ơn Trời Phật, xin cảm ơn phúc đức ông bà.

    Tháng 3, 2012

    (Nguồn:Son Ng.; sontruc67@gmail.com)

    http://phatgiaohoahaohaingoai.com/showthread.php?t=5318

    Tigon nhận từ email của chị Lê Thi

  5. #5
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Nhân có dịp đọc bài này của ông YÊN HÀ , tôi muốn chia xẻ về vấn đề giáo dục con cháu với cô Tigon .
    Có lẻ cô Tigon muốn tiếp nhận thêm nhiều ư kiến nên đưa bài này lên VL .
    Chúng ta ai củng muốn có nhiều lớp trẻ VN thành nhân , yêu nước nhiệt t́nh để bảo vệ và phát triển đất nước ...
    Nhiệm vụ giáo dục trẻ con của cha mẹ vô cùng hệ trọng .
    T́nh trạng một số giới trẻ như trong bài chủ nói đến , phần lớn do lổi cha mẹ .
    Dạy con là việc rất quan trọng nhưng mấy ai suy nghỉ đến phương cách dạy dổ cho có hiệu quả , cha mẹ cứ để mọi việc trôi chảy tự nhiên , cho đến khi phát hiện con ḿnh phạm
    lổi , dù có trách phạt đi nửa th́ có khi củng đả trể rồi .
    Ông bà ta thường nói rằng dạy con ngay từ trong bụng mẹ , cách dạy con tuỳ thuộc vào tính chất đứa trẻ , tuỳ thuộc vào môi trường sinh sống ...

  6. #6
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Vấn đề Giáo dục con em trên quê hương thứ hai...

    Gởi đến quí Bạn có ưu tư về Giáo dục con em...
    nmq sang đến Canada đă muộn lắm. Các cháu, một tay do hiền thê uốn nắn. Cũng là may mắn, được hội đạo Presbyterian, nhất là cả hai vợ chồng ông bà mục sư thông cảm, hết sức giúp đỡ trong việc giáo dục cho các cháu.
    Các cháu đến trường giao tiếp với lối sống khác lạ với quê hương bỏ lại phia sau, v́ là người Á châu, các cháu đă quen môi trường Giáo dục VN, các cháu trở nên bẽn lẽn, đôi khi nhút nhát, nhưng khi có bạn bè không cùng ngôn ngữ, tập quán có nền giáo dục căn bản tốt...(ở trường các giáo viên phụ trách, quan sát và t́m bạn hướng dẫn cho các cháu Viêt). các cháu Việt sẽ đi theo hướng tốt, nhất là vấn đề học vấn, người địa phương, họ thấy các cháu Việt ham học.. dễ dàng hoà đồng cùng bản xứ, họ tận t́nh giúp, họ coi như những người con mới của tương lai.
    C̣n như làm cha, mẹ, với quê hương mới, nên hết sức cẩn thận trong việc Giáo dục con em. Từ viêc hội ư với dân địa phương về giáo dục tuổi trẻ trong cộng đồng địa phương đến việc đến tận các trường quan sát, đánh giá trước khi cho con em đến học tập.
    Nhờ mẹ Tường Vân, hy sinh, giao tiếp với hội đạo (TV tuy nói ít tiếng Anh, nhưng tiếng Pháp giỏi nên hội nhập rất mau mắn). Từ sự kính trọng một người mẹ hết ḷng v́ con.. hội đạo đă đem hết công sức ra giúp để ngày nay gia đ́nh nmq/TV có được đàn con ngoan, vững vàng trong xă hội bắc Mỹ.
    Xin nói rơ ra, TV chăm con rất kỷ luật, chiều đến kiểm soát tất cả bầy đàn từ homeworks đến các lời phê (comments) của giáo viên phụ trách. Khi cả nhà ngồi coi TV, TV giải thích theo ư của TV rồi hỏi lại các con.. TV người ta nói ǵ ?? c̣n ư kiến của các con ra sao ?? Kể truyện gia đ́nh cho các con nghe.. hỏi han các con mọi sự kiện ở trường, đôi khi dắt cả các em đến cổng trường để đón các anh chị lớn hơn, gặp gỡ ban hiệu trưởng.. v́ vậy TV nắm vững bước đi của đàn con tất cả sáu (6) đứa từ babysit đến đại học.
    Biết rằng các con em đến trường hết tám (8) giờ một ngày, ảnh hưởng ghi vô trí óc đám trẻ thơ từ các vụ tranh nhau ở trường, v́ c̣n trẻ con... đến các vụ được nh́n trên đường đến trường.. những cái đó dễ in xâu vô trí óc trẻ thơ... vậy bổn phận làm cha mẹ là phải hỏi han, chia sẻ khó khăn, trợ giúp các con.. để chúng mạnh bạo bước lên, vượt qua trở ngại, chứ đừng v́ một chút mệt nhọc mà phó mặc cho con tạo xoay vần.
    Dậy con từ thuở c̣n thơ
    ....dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về !!
    nmq đem truyện gia đ́nh trong bước đầu tỵ nạn và hội nhập ra nói với quí Bạn. Tuy nhiên mỗi người mỗi hoàn cảnh. Nhưng cũng xin thưa với quí Bạn rằng; thành quả của đàn con là sự thành công to lớn của cha mẹ.
    Chúng ta làm cha, mẹ của bầy trẻ, chúng ta có bổn phận và trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ chúng nên những công dân tốt cho xă hội. Đôi gịng cùng quí Bạn quan tâm đến Giáo dục./. nmq

  7. #7
    Member
    Join Date
    05-10-2011
    Posts
    66

    Việt Kiều yêu nước!

    Con người, ai cũng có gốc gác, có quê hương. Ḿnh hiểu tấm ḷng của bạn. Những bạn trẻ sống và làm việc từ nhỏ ở nước ngoài mà có quê hương là Việt nam theo tôi cũng nên t́m hiểu về Đất nước, con người nơi cha ông các bạn sinh sống, nếu có cơ hội, mong các bạn trở lại VN, đầu tư, kinh doanh, giúp ích cho tổ quốc sánh ngang với bạn bè năm châu.

  8. #8
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Nhiều người cho rằng ở hải ngoại , giới trẻ phần đông mất gốc , nhưng gốc không được cấy vào tâm hồn chúng th́ có đâu mà mất .
    Ngay từ bé , đứa trẻ , một khi biết cội nguồn , th́ nó sẻ phát triển khó mà lạc bước .
    Tội cho nhửng trẻ không biết , không thấy , ḿnh khác biệt với đứa trẻ dân địa phương , cứ bắt chước thế là chẳng giống ai ...
    Cho nên lo việc học chưa đủ mà làm sao cho nó cảm nhận văn hoá , phong tục VN ngay từ lúc bé thơ .
    Lớn lên một chút , điều bắt buộc là phải cho nó hiểu rỏ t́nh trạng đặc biệt sự hiện diện của gia đ́nh nó trên xứ người .
    Dạy con vô cùng khó , không phải chỉ bằng lời mà bằng cuộc sống suốt đời của nhửng bậc cha mẹ .
    Không ǵ sung sướng thấy con ḿnh thành đạt , có hiếu , xúc động theo sự trầm luân của đất nước , bước vào đấu tranh thay cha , thay mẹ .

  9. #9
    Dac Trung
    Khách
    Liên quan giáo dục thanh thiêú niên :

    Những gia đ́nh đàng hoàng, dù là Tây Phương hay Á Châu cũng không khác nhau nhiêù lăm´ đâu.

    Siêng năng chăm chỉ học tập và làm việc, giải trí lành mạnh và có chừng mưc´ , đóng góp cho xă hội nơi nươc´ mà ḿnh đang sông´ và đang là công dân nươc´ đó .

    Tôn trọng ngướ khác và lịch sự, tinh thần tự lập, có ư thưc´ vê` dân chủ và nhân quyền, đạo đưc´ xă hội, ...

  10. #10
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by Dac Trung View Post
    ...

    Tôn trọng ngướ khác và lịch sự, tinh thần tự lập, có ư thưc´ vê` dân chủ và nhân quyền, đạo đưc´ xă hội,
    ...
    -> không hỗn vơí ngướ già và đôí xử lễ phép vơí các cao niên, không chèn ép kẻ yêú .

    Tự lập -> biêt´ tự lo và tránh va chạm, ví dụ tránh sử dụng đồ chung, như trong trường hợp trên th́ đi làm và mua riêng cái ti vi cho vào pḥng khác, không tranh giành và không choán chỗ vơí ba mẹ khi họ đang cần chỗ nhảy đầm cùng bạn bè trong pḥng này ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 76
    Last Post: 29-03-2015, 11:56 AM
  2. CÂU CHUYỆN MỘT NGƯỜI MẸ!
    By Kan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 9
    Last Post: 30-10-2012, 07:45 AM
  3. BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM TRONG L̉NG MẸ TÔI.
    By phuongg in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 07-02-2012, 01:36 PM
  4. Replies: 7
    Last Post: 07-06-2011, 08:03 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •