Results 1 to 7 of 7

Thread: CƠN ÁC MỘNG CUẢ TUỔI GIÀ TRONG " VIỆN DƯỠNG LĂO "

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    CƠN ÁC MỘNG CUẢ TUỔI GIÀ TRONG " VIỆN DƯỠNG LĂO "

    Cơn ác mộng của tuổi già trong viện "Dưỡng Lăo"!



    Ai cũng ao ước "ra đi" dễ dàng, nhưng mâu thuẩn là sợ chết hơi sớm… hơn ḿnh nghĩ. Mà chết hơi… muộn th́ đọc bài nầy sẽ biết thêm… như vậy đó.!!!!

    Thật vậy, "Viện dưỡng lăo" hay "Nursing Home" từ lâu đă là cơn ác mộng của người già, người bệnh cũng như những người mất năng lực tự vệ. Hai chữ "Nursing Home" là hai từ đánh thốc vào tim tạo nên các cơn kinh hăi của các cụ cao niên.

    Trên trang mạng chuyên môn về Nursing Home, "Consumer affair Complaints & Review" nơi người dân có thể kiện cáo, phàn nàn về những vấn đề tắc trách, ngược đăi người già của các viện dưỡng lăo, đă đăng tải và nêu ra những vấn đề nghiêm trọng cần được mọi người quan tâm.

    Những viện dưỡng lăo ngày nay có quá nhiều nhân viên thiếu khả năng chuyên môn, ít nhiệt tâm và không được huấn luyện kỹ lưỡng. Việc điều hành của các nhà dưỡng lăo hầu hết đều kém và thiếu sự sắp đặt. Con số người bị ngược đăi, bỏ mặc trên cả hai phương diện sinh lư lẫn tâm lư đă lên tới con số hàng chục ngàn người, và c̣n tăng hơn với sự cắt giảm tài trợ của chính phủ hiện nay do ngân quỹ tài chính thiếu hụt.

    Họ bị bỏ mặc với những cơn đau trong nhà dưỡng lăo như bị quăng vào một thùng rác và chịu đựng những bệnh nhiễm trùng đe doạ tới mạng sống. Họ c̣n bị bắt nín lặng, khỏi than phiền, kêu cứu hay la lối trước các cơn đau, rối loạn tâm thần hoặc tuyệt vọng, bằng cách được cho uống thuốc an thần một cách rất thản nhiên.

    Tôi được một người bạn từng là cựu điều dưỡng viên trong viện dưỡng lăo ở Quận Cam, Hoa Kỳ, cho biết và xin kể lại những câu chuyện thật về việc đối xử tệ hại các cụ cao niên ở đấy cho bạn đọc xem ở phần cuối bài.

    Sự bê bối của các viện dưỡng lăo đă được che đậy một cách khéo léo trước con mắt công luận nên có rất nhiều trường hợp các cụ bị bỏ bê và ngược đăi mà không ai biết. Tất cả mọi việc xảy ra đều do việc thiếu tài trợ, thiếu công quỹ, thiếu nhân lực, thiếu huấn luyện và thiếu sự thanh tra thường trực.

    Có những thân nhân của người bị ngược đăi báo cáo và than phiền về việc các cụ bị ngược đăi với ban quản trị, đă bị làm khó dễ, bị trừng phạt hay bị ngăn chặn khi vào thăm các cụ với lư do là làm trở ngại điều hành của viện. Chính bản thân người bị ngược đăi c̣n bị trả thù bằng nhiều cách thâm độc mà người mất bản năng tự vệ không sao chống trả được. Như trường hợp một cụ bà sợ đ̣n thù mà không dám báo cáo ǵ, dù thấy người chồng yêu quư của ḿnh bị bạc đăi v́ các cụ chẳng có con cái để tỉ tê kể lể, hay có cũng chẳng bao giờ chúng màng viếng thăm.
    Nhắc đến viện dưỡng lăo ai cũng sợ nhưng tại sao con số người già và bệnh bị đưa vào đó ngày càng tăng v́ nhiều lư do.

    Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 36 triệu người già trên 65. Với thế hệ "Baby Boomer" lần lượt về hưu cho tới năm 2050, con số các cụ cao niên sẽ tăng cỡ 86.7 triệu. Do đó, với số lượng người già cao như vậy, nhu cầu đ̣i hỏi thêm các viện dưỡng lăo có dịch vụ chăm sóc y tế thường trực là điều tất yếu.

    Hiện nay vào khoảng 91% của 1,650,000 người ngụ cư trong viện dưỡng lăo tại Mỹ là người già trên 65 tuổi. Hơn phân nửa các cụ có số tuổi từ 85 trở lên. Hầu hết những trường hợp được đưa vào đấy do những nhu cầu bệnh lư đ̣i hỏi phải có sự trợ giúp thường trực của y tá hay vật lư trị liệu mà chỉ các viện mới có khả năng cung cấp.

    Những người bệnh này thường đă bị hàng loạt những bệnh mất năng lực về thể chất lẫn tinh thần hoặc họ có thể yếu đến nỗi không thể di chuyển, tự tắm rửa hay tự ăn uống được. Nhiều người trong số này được xem như những bệnh nhân cần có người chăm sóc suốt đời v́ họ không bao giờ có thể hồi phục để có thể tự chăm sóc lấy ḿnh và khả dĩ có thể cho về nhà được.

    Tương lai của họ một là sẽ chết trong viện, bị chuyển vào nhà thương khi bệnh nghiêm trọng và chết ở đó hay bị trả về viện để chết. Trung b́nh cứ mỗi 100 cụ ở viện dưỡng lăo trong chu kỳ một năm, có 35 cụ sẽ chết, 37 cụ khác bị đưa vào nhà thương nơi các cụ có thể chết ở đó, được b́nh phục hay trở về viện.

    Theo một bài báo cáo về sự ngược đăi trong Viện dưỡng lăo của phóng viên Vince Gonzales, đài CBS th́ người Mỹ rất sợ phải vào Nursing Homẹ. Đó là nơi cuối cùng mà bất đắc dĩ họ phải đi vào. Một cụ già 85 tuổi khi không thể sống một ḿnh được nữa mà con cái ngại ngần khi phải mang cha mẹ về chăm sóc th́ "cái ǵ đến, nó phải đến thôi." Cụ Alice Oshatz bắt đầu khóc khi được hỏi cụ nghĩ sao khi cụ trở thành một người bị phế thải trong viện dưỡng lăo.


    C̣n tiếp...

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việc bê bối của các Viện dưỡng lăo không phải là vấn đề riêng của Mỹ mà nó cũng xảy ra ở các nước khác như Gia Nă Đại, Úc và cả ở Việt Nam.

    Viện nghiên cứu thông tin y tế Canada cũng có những công bố báo cáo cho biết, trong số những người già của Canada sống lâu dài tại viện dưỡng lăo, có tới 44% mắc chứng trầm cảm, t́nh trạng thể chất và chất lượng cuộc sống đều không tốt đẹp. Theo bản cáo trạng của hiệp hội Ontario Federation of Labour th́ các người già cư ngụ tại các viện dưỡng lăo bị để nằm hàng giờ với tă ướt sũng nước tiểu.

    Riêng những người già tị nạn Việt Nam ở đất Mỹ cũng rất sợ bị đưa vào viện dưỡng lăo.

    Khi các cụ lớn tuổi thường t́m về các nơi có nhiều người Việt để ở. Họ hoặc ở chung với con cháu hay ở trong các chung cư dành cho người già với lợi tức thấp.

    Có cụ ở trong các khu nhà tiền chế (mobile home) và vui thú điền viên ở đó. Nhưng khi tuổi thọ tăng cao, th́ sức khoẻ các cụ xuống dần và lúc đối đầu với bệnh nặng ắt hẳn phải tới. Chuyện không thể tự chăm sóc lấy ḿnh sẽ đương nhiên xảy ra khi bệnh trạng các cụ tới thời kỳ nghiêm trọng.

    Xác suất con số người thân v́ phải mưu sinh hay bận rộn không có thời giờ chăm sóc các cụ được rất cao. Con số các cụ có người thân khá giả, thuê y tá hay điều dưỡng đến nhà ăn ở, nấu nướng và chăm sóc cho không nhiều. Các cụ thường bị lẫn, mất trí nhớ không nhận ra được cả người phối ngẫu hay người nhà và c̣n không cho họ tới gần.

    Cụ th́ đổi tính trở nên khó khăn, gắt gỏng, nghi ngờ tất cả mọi người do trầm cảm hay phản ứng phụ của thuốc hoặc do hậu quả của các cơn đau hành hạ. Điều quan trọng nhất là có nhiều cụ cần sự theo dơi thường xuyên của y tá mà điều kiện tài chánh của con cái không đài thọ nổi, thế là các cụ bị đưa vào viện dưỡng lăo.

    Những cụ lo xa thường về hẳn bên VN ở, để có con cháu hay người làm chăm sóc dùm. Tuy nhiên điều kiện y tế và vệ sinh bên VN kém và thiếu chuyên môn. Trong trường hợp nếu các cụ bị lâm vào các t́nh trạng mất năng lực hay trong t́nh huống khẩn cấp mà không được chăm sóc y tế chu đáo hoặc kịp thời, nguy cơ rủi ro xảy ra cho tính mạng rất cao. Thành ra được cái này lại mất cái kia. Phần quan trọng nhất là chi phí y tế bên VN các cụ hay người nhà phải tự trả, trong khi ở Mỹ, nếu là công dân trên 65 tuổi hầu như các dịch vụ y tế chính phủ đài thọ gần hết.

    Trong một cuộc phỏng vấn về Nhà dưỡng lăo cho người già, Thạc sĩ Đặng Vũ Cảnh Linh phát biểu:

    "Việt Nam có thuận lợi trong vấn đề chăm sóc người cao tuổi khi văn hóa truyền thống coi trọng đạo lư "kính già", được xây dựng trên tinh thần "trọng lăo, trọng xỉ". Tuy nhiên vấn đề này cũng có khá nhiều khó khăn, tồn tại. Khi ngày nay các giá trị gia đ́nh khủng hoảng, mâu thuẫn thế hệ gia tăng đă dẫn đến t́nh trạng nhiều người cao tuổi không sống cùng với con cháu hay con cháu bỏ rơi cha mẹ, chối bỏ trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi.

    Ở góc độ xă hội, nhà dưỡng lăo, cơ sở xă hội, dịch vụ của chúng ta c̣n thiếu, phát triển c̣n lộn xộn, thiếu quy hoạch và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn chăm sóc. Tŕnh độ, năng lực của cán bộ y tế, điều dưỡng viên cũng c̣n hạn chế. Giá các dịch vụ tư nhân c̣n quá cao so với túi tiền của người cao tuổi…."

    Ngoài ra, Ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Từ Liêm cho biết, chữ "nhà dưỡng lăo" ở Việt Nam c̣n chưa chuẩn. Ở đây, chỉ nên gọi là các Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người cao tuổi th́ đúng hơn."


    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ở Mỹ, nếu có th́ giờ nghe chuyện th́ có khoảng 300 triệu câu chuyện kinh khủng để kể về viện dưỡng lăo. Người nào trong đó cũng có tâm sự cần thố lộ. Lư do tại sao có quá nhiều chuyện để kể bởi v́ viện dưỡng lăo giống như một tàn dư hay một phế tích. Lẽ ra Viện dưỡng lăo là nơi chăm sóc bệnh nhân và người già nhưng thực tế nó biến thành một cái xưởng dịch vụ, nơi mà người ta được cung cấp dịch vụ nhưng nghệ thuật chăm dưỡng th́ bị bỏ quên. Đây là bi kịch của hàng triệu công dân Hoa Kỳ.

    Sau đây là những câu chuyện kể lại của một cựu điều dưỡng viên trong một viện dưỡng lăo ở Quận Cam Hoa kỳ. Xin phép bạn đọc cho tôi được dấu tên v́ những câu chuyện này có thật và đây là ư kiến của một cá nhân nên tôi đă ghi lại với một sự dè dặt như thường lệ.

    Ở Orange County, các viện dưỡng lăo từ xưa đến nay vẫn do người bản xứ làm chủ và điều hành. Viện thường được chia làm hai khu chính là thường xuyên và bán trú, cùng nhiều khu phụ. Khu thường xuyên dành cho các cụ ở thường trực. Khu bán trú dành cho những bệnh nhân sau khi được giải phẫu ở nhà thương, không đủ tiền lưu lại v́ bệnh phí rất cao, nên phải chuyển vào để nằm chờ. Khi b́nh phục họ sẽ về nhà. Những khu phụ như khu chuyên về phổi, suyễn, hay có khu lẫn lộn cả khuyết tật bẩm sinh. Họ có sắp các khu theo sắc tộc, như khu dành cho người da trắng, khu cho người Việt Nam, Đại Hàn v…v… Nếu thiếu pḥng, bệnh nhân phải nằm bất cứ khu nào c̣n trống.

    Khi người VN vào đông, các cụ được nhà bếp dành đặc ân cho nấu riêng món ăn Việt. Tuy nhiên, các món Việt chỉ dành cho buổi trưa và tối, c̣n điểm tâm ban sáng vẫn phải ăn chung các món Mỹ. Các bệnh nhân đặc biệt phải ăn kiêng th́ nấu riêng. Ở đây điều dưỡng viên VN ít nên bị điều đi phục vụ toàn viện, không cứ ǵ phải chăm sóc trong khu có người Việt. Họ thường được gọi đến để thông dịch. Khi khu VN có đông bệnh nhân tới ở, điều dưỡng Việt ưu tiên được làm ở đó.


    Theo điều luật định của riêng tiểu bang California, mỗi viện dưỡng lăo phải có đủ nhân viên săn sóc cho bệnh nhân, nhất là các dịch vụ khẩn cấp. Một viện có khoảng 100 giường trở lên, mỗi bệnh nhân phải được y tá săn sóc ít nhất 3.2 tiếng mỗi ngày. Y tá phải có bằng như RN, LPN, hay LVN. Những điều dưỡng viên cần có bằng CNA (certified nursing assistant) với nhiệm vụ trợ giúp y tá và các nhân viên y tế săn sóc bệnh nhân. Khi chính phủ state board phái người xuống kiểm tra (thường vào buổi sáng), viện dưỡng lăo hay mướn và dồn điều dưỡng lại cho đông và cho một điều dưỡng chăm khoảng 13 người theo luật định để che mắt, và quay phim. Khi điều tra viên đi, tới ca chiều điều dưỡng viên bị giảm xuống và phải chăm tới 16, 17 người bệnh. Ca tối lại c̣n tệ hơn chăm tới 20 bệnh nhân. V́ nhiều việc quá, điều dưỡng viên làm không xuể, bệnh nhân chắc chắn bị xao lăng và bỏ quên.


    Thường th́ không ai thích làm cho viện dưỡng lăo, những điều dưỡng có bằng hay có kinh nghiệm hay t́m chỗ nhẹ nhàng hơn mà làm. Do đó, các Viện dưỡng lăo luôn thiếu người và họ phải t́m những người được đào tạo cấp tốc ở các trung tâm dạy nghề. Những người này đóng học phí cao hơn b́nh thường và chương tŕnh giảng dạy chỉ trong vài tuần lễ, nên họ được giảng dạy qua loa để mau tốt nghiệp đi làm cho nhanh.

    V́ được đào tạo cẩu thả nên các điều dưỡng viên này mất căn bản. Họ thường không theo đúng tŕnh tự của việc chăm sóc bệnh nhân. Họ lại bị sức ép của công việc quá nhiều, nên có nhiều người mất cả đạo đức nghề nghiệp. Họ làm việc ẩu tả và dối trá. Chẳng hạn sáng sớm phải rửa mặt, tắm rửa rồi thay tă và quần áo cho bệnh nhân nhưng họ chỉ làm qua loa lấy lệ, cho xong việc. Có khi nước chưa được ấm, họ xối đại nước lạnh khiến bệnh nhân bị ướt, rét, sưng phổi mà chết.

    Họ cũng không thay tă theo qui định. Lúc trước, khi chưa có chính sách tiết kiệm, viện cho tối đa một ca (8 tiếng), mỗi bệnh nhân được thay 3 tấm tă, giờ chỉ c̣n có 2. Thế mà họ cũng làm biếng không thay, để người bệnh ướt đẫm từ sáng tới chiều. Điều dưỡng ca chiều vào, thấy bệnh nhân bị thối tha, khó chịu khóc lóc quá nên ca chiều phải thay.

    Những điều dưỡng có lương tâm thấy bệnh nhân nào tiểu ít họ dấu tă đi để dành thay cho những người tiểu nhiều. Tă mà để lâu không thay, da sẽ bị nhiễm trùng, lở loét. Có người lúc mới vào không sao, ở lâu trong viện da bị ghẻ lở nom rất ghê sợ. Có những bệnh nhân bất lực không cử động được, bị bỏ quên từ sáng tới chiều, từ chiều tới tối, không được trở ḿnh, máu chỗ nằm không lưu thông, da mềm đi biến thành mủ hay ghẻ trông thật tội.

    Người già thường có giấc ngủ trưa, điều dưỡng phải cho họ đi nghỉ trưa. Tuy nhiên, v́ làm biếng họ để bệnh nhân ngủ gà ngủ gật trên xe mà không đẩy họ về pḥng cho lên giường như qui định.

    Lúc về già, nhiều người răng yếu hay rụng, khi được đút ăn họ ăn rất chậm. Đôi khi v́ buồn phiền các cụ không muốn ăn, điều dưỡng có quá nhiều việc, lại hết giờ, không đủ kiên nhẫn, họ chỉ đút qua loa nên các cụ trong đó ốm o, gầy ṃn và bị đói thường xuyên. Họ làm hết việc th́ về rốt cuộc bệnh nhân là người bị thiệt hại.

    Ngoài ra c̣n xảy ra nạn kỳ thị đối với bệnh nhân. Người nào ít có hay không người thân tới thăm hoặc để mắt tới thường xuyên, cơ hội bị bỏ quên rất cao. Các cụ đó có nhấn chuông mỏi tay, đ̣i thay tă hay giúp đỡ đều bị lờ đi đến phút chót khi điều dưỡng sắp hết ca, họ mới trở lại thay tă cho.

    Khi các cụ phản đối hay thưa gởi sẽ bị trả thù hèn hạ bằng nhiều cách mà hành hạ là một thí dụ điển h́nh. Khi được đưa từ giường qua xe hay từ xe qua giường, họ bị liệng nặng tay như quăng một món đồ. Người bệnh có đau chỉ biết khóc thầm và chịu câm nín, không dám báo cáo v́ càng khiếu nại càng bị trả thù dă man hơn. Tuy nhiên những điều dưỡng Việt trong đó đa số có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp và đối xử ít tệ bạc hơn.

    Nhưng đâu phải tất cả các điều dưỡng viên là người Việt mà có đủ các sắc dân, nhất là những điều dưỡng viên nam người Mễ Tây Cơ. V́ cần tiền, họ làm 2 ca, thường là ca chiều và ca đêm. Làm một ca đă mệt, khi ca kế tới, họ t́m chỗ ngủ để nghỉ. Công việc dĩ nhiên bị bê trễ, họ ngụy trang bằng cách lấy chăn mền tấn chung quanh bệnh nhân và có ai tới kiểm tra hay y tá ghé mắt đến, đều yên chí thấy mọi thứ tươm tất sạch sẽ nên bỏ đi, đâu biết rằng bệnh nhân nằm đó bên dưới đầy nước tiểu và phân.

    C̣n trường hợp cho uống thuốc lộn nữa. Nếu ban điều hành phác giác, người làm lỗi sẽ bị đuổi, không th́ thôi. Với những bệnh nhân hay phàn nàn đau nhức, bấm chuông hoài, có khi họ bị cho uống thuốc giả hay thuốc an thần để khỏi tiếp tục kêu ca. Có những trường hợp bệnh nhân v́ bị cho vào nhà dưỡng lăo nên buồn khổ quá mà trở nên lầm lẫn hoặc đă bệnh c̣n tăng thêm bệnh v́ kiêm thêm chứng trầm cảm.

    Những người từng làm việc cho Viện dưỡng lăo, những người khách đến thăm viện và quan trọng nhất là những người già sống trong viện, tất cả đều ước mơ các Viện dưỡng lăo được thay đổi. Thay đổi làm sao để khi nghĩ tới, nhắc đến, nó không c̣n là một cơn ác mộng của tuổi già. Đường lối điều hành Viện cần phải tổ chức lại sao cho hữu hiệu. Các y tá và điều dưỡng cần phải được cắt bớt việc. Khi ít bận rộn họ mới có th́ giờ để ư và chăm sóc kỹ hơn cho các cụ. Nếu các cụ có muốn tâm sự, họ có thời giờ để lắng nghe. Mà khi các cụ có nơi để kể lể, tâm hồn sẽ phơi phới, đỡ thấy cô đơn buồn khổ nhiều.


    Phần tâm lư được chăm sóc, bệnh ắt hẳn thuyên giảm. Vấn đề lương tâm và đạo đức nên đặt ra ở đây cho ban quản đốc dù mục đích tối hậu là thương mại. Cần giải quyết, quan tâm và lắng nghe những tiếng chuông kêu của bệnh nhân nhiều hơn. Nên có thức ăn đêm dự pḥng trong trường hợp khẩn thiết khi có cụ đói bụng.

    Riêng nhịp cầu thông cảm giữa người già và con cái phải được thiết lập ngay từ lúc các cụ chưa được đưa vào viện dưỡng lăo. Các cụ cần sửa soạn tâm lư khi đến lúc phải vào viện dưỡng lăo mà không cảm thấy quá buồn khổ. V́ càng buồn khổ th́ bệnh trầm cảm sẽ làm bệnh tật thêm trầm trọng. Thời buổi kinh tế khó khăn, việc làm khó kiếm, có việc th́ quá bận rộn nên con cái bất đắc dĩ mới đưa cha mẹ vào đó. Có nhiều cụ v́ sống chung với con cái quen rồi vào đó quá bất măn, lại cô đơn nên chửi rủa suốt ngày, chửi con cái xong quay qua chửi cả nhân viên trong viện, càng chửi càng bị ghét, càng bị bỏ bê.

    Mỗi viện dưỡng lăo nên có một khu vườn nhiều cây xanh để người già có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, thở dưỡng khí trong lành. Giấc mơ của người già sẽ thành sự thật khi họ được ngồi trên xe lăn được chăm sóc chu đáo trong một khu vườn có chim hót líu lo, sóc chạy tung tăng, đâu đó là tiếng cười đùa khanh khách của vài đứa trẻ. Đời sống thần tiên và êm ả thế ai không muốn sống và vào viện?

    Trịnh Thanh Thủy

    http://www.amthucchay.org/2012/11/co...-vien-lao.html
    Last edited by Tigon; 13-11-2012 at 01:52 PM.

  4. #4
    Dac Trung
    Khách
    Và chính bởi v́ vậy, cộng đồng ngướ Việt hải ngoại nên tổ chưc´ làm công tác xă hội tại chỗ, gởi thanh thiêú niên con em đến thăm viếng các viện dưỡng lăo nơi nươc´ mà ḿnh và con cháu ḿnh đang ở .

    Nên khuyên´ khích thanh niên trong cộng đồng làm công tác xă hội ngay ở nươc´ mà họ đang sông´. Thực ra những dịp để làm công tác xă hội, thiện nguyện, từ thiện ở ngay tại các nươc´ sở tại có rât´ nhiêù, đâu cần phải đi xa xôi về CHXHCNVN để làm từ thiện .

    Có thể đi thăm các vị cao niên ngay tại các nươc´ sở tại , đọc sách, đọc truyện, chơi đàn, ca hát cho họ nghe, bày tṛ chơi tập thể, hay là giúp đút ăn, chăm sóc, dẫn đi dạo chung quanh ...
    Đón Xuân trong viện dưỡng lăo,

    coi trong thread

    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...ad.php?t=17812

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Dac Trung View Post
    Và chính bởi v́ vậy, cộng đồng ngướ Việt hải ngoại nên tổ chưc´ làm công tác xă hội tại chỗ, gởi thanh thiêú niên con em đến thăm viếng các viện dưỡng lăo nơi nươc´ mà ḿnh và con cháu ḿnh đang ở .
    Tân BCH / C Đ Việt ở Louisiana tuy chưa tới ngày nhận việc , nhưng trong kế hoạch phát triển C Đ cho năm 2013 , các chị em chúng tôi đă dự định những chương tŕnh thăm viếng các viện dưỡng lăo có người Việt , với những món quà nho nhỏ ( trong khả năng ) , hy vọng mang được một chút ( chỉ là chút xíu) Nắng Xuân đến với những cụ thật tội nghiệp .

    Đừng tính chuyện xa xôi , muốn làm " từ thiện " , muốn tích đức cho ḿnh và con cái , hăy bắt tay ngay vào việc thăm " viện Dưỡng Lăo " trong dịp lễ lộc cuối năm này .

    Biết bao nhiêu con người cô đơn đang chờ đợi con cháu trong tuyệt vọng . Phúc lợi xă hội từ Social Security dù lớn đến đâu , cũng không bù lấp được khoảng trống trong ḷng họ

    Tigon

  6. #6
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Cận nhân tình

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Tân BCH / C Đ Việt ở Louisiana tuy chưa tới ngày nhận việc , nhưng trong kế hoạch phát triển C Đ cho năm 2013 , các chị em chúng tôi đă dự định những chương tŕnh thăm viếng các viện dưỡng lăo có người Việt , với những món quà nho nhỏ ( trong khả năng ) , hy vọng mang được một chút ( chỉ là chút xíu) Nắng Xuân đến với những cụ thật tội nghiệp .

    Đừng tính chuyện xa xôi , muốn làm " từ thiện " , muốn tích đức cho ḿnh và con cái , hăy bắt tay ngay vào việc thăm " viện Dưỡng Lăo " trong dịp lễ lộc cuối năm này .

    Biết bao nhiêu con người cô đơn đang chờ đợi con cháu trong tuyệt vọng . Phúc lợi xă hội từ Social Security dù lớn đến đâu , cũng không bù lấp được khoảng trống trong ḷng họ

    Tigon
    Đúng như vậy. THế mới là cận nhân tình. Làm ngay những gì có thể àm bây giờ. Có bắt tay vào việc mới rút kinh nghiệm qua những khó khăn, trở ngại gặp phải. Khó khăn trở ngại là những giới hạn - constrains. giới hạn về nhân lực, thời gian, giờ giấc, khả năng, kiên trì, trăm thứ khác.

  7. #7
    Member
    Join Date
    05-10-2011
    Posts
    66

    Giữ tṛn chữ hiếu..!

    Người già như lá rụng trên cành. Với một đất nước có nền văn hóa lâu đời như VN th́ việc để các cụ già vào Viện Dưỡng lăo vẫn là một điều ǵ đó mới mẻ, chưa phổ biến. Nếu như Viện Dưỡng lăo ở Vn đa số chỉ dành cho các cụ già neo đơn, không nơi nương tựa th́ ở Mỹ hay một số nước phương tây th́ việc vào Viện Dưỡng lăo là do tự nguyện hoặc do con cái gửi vào và họ cho đó là Văn Minh..theo tôi, khi đến tuổi xế chiều, ai cũng cần t́nh yêu thương của con cháu, dù cuộc sống khó khăn đến đâu, để đền đáp lại công ơn của cha mẹ, chúng ta phải có nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm lo, giữ tṛn Đạo Hiếu mới xứng đáng là con cháu của Dân tộc Việt Nam

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 11
    Last Post: 05-11-2012, 10:23 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2012, 07:04 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 28-06-2011, 05:04 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 29-05-2011, 03:18 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 26-02-2011, 07:32 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •