Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 19 of 19

Thread: Thời sự Âu châu

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chính quyền Đức cho di chuyển 700 tấn vàng trở lại Đức



    Berlin (AP): Chính quyền Đức đang cho vận chuyển 700 tấn vàng, hiện đang gửi tại các kho vàng ở Hoa Kỳ và Pháp, về lại xứ này.



    Trong thời gian có cuộc chiến tranh Lạnh giữa khối Liên Sô và Hoa Kỳ, chính quyền Đức đă gửi số vàng 700 tấn ở các kho chứa vàng ở thành phố New York và Paris.

    Việc vận chuyển số vàng trị giá 36 tỷ mỹ kim cũng là một việc điên đầu cho các giới chức ầm quyền Đức:tốn kém vận chuyển cũng như những nguy hiểm bị cướp.



    Trong ṿng 8 năm sắp đến, chính quyền Đức sẽ cho vận chuyển 374 tấn vàng từ kho vàng ở Pháp và 300 tấn vàng ở ngân hàng Dự Trữ Liên Bang ở New York về lại ngân hàng Bundesbank ở Berlin.





    Trong những năm từ 1998 cho đến năm 2001, chính quyền Đức cũng đă cho vận chuyển 850 tấn vàng, gửi từ ngân hàng bên Anh về lại Đức.

    Số vàng sẽ do công ty hàng không Lufthansa phụ trách việc chuyên chở. Trong thời gian có cuộc chiến tranh Lạnh, nước Đức đă gửi phần lớn số vàng của xứ này ra nước ngoài, v́ sợ Liên Sô tràn vào cướp mất.



    Đức có 3,400 tấn vàng trị gia 183 tỷ mỹ kim. Trên một nửa số vàng này vẫn được giữ trong các kho vàng ở Hoa Kỳ và Anh.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Pháp điên đầu v́ vụ tai tiếng “thịt ngựa”
    Pháp hứa trừng phạt những ai liên quan trong vụ tai tiếng 'thịt ngựa




    Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius vừa yêu cầu điều tra vụ tai tiếng về thịt ngựa đang ngày càng lan truyền ở châu Âu, đồng thời trừng phạt những ai bán thịt ngựa với nhăn hiệu thịt ḅ.

    Ngoại trưởng Fabius đưa ra tuyên bố với một hăng truyền thông Pháp hôm Chủ nhật 10/02.

    Vụ tai tiếng vỡ ra hồi đầu tháng này ở Anh, khi người ta phát giác thịt ngựa trong món lasagna đông lạnh được sản xuất bởi công ty Cogel của Pháp với thịt phần lớn được cung cấp bởi hăng chế biến thịt Spanghero.
    Bộ trưởng của bộ đặc trách các vấn đề của người tiêu thụ Pháp, ông Benoit Hamon, nói rằng thịt ngựa có nguồn gốc từ Romania qua tay các nhà buôn Pháp, Hà Lan, Chypre.
    Tổng thống Romania Traian Besescu, hôm Chủ nhật, bày tỏ sự lo ngại rằng nước ông có thể phải chịu thiệt hại lâu dài nếu một công ty của Romania bị truy cứu trách nhiệm gắn sai nhăn về loại thịt.
    Chưa có tin là có ai bị bệnh hoạn v́ ăn thịt ngựa, nhưng sự gian dối khiến người tiêu thụ khắp châu Âu không an tâm.
    Ngoại trưởng Fabius nói rằng chính phủ Pháp sẽ có biện pháp mạnh trong vụ gian lận này.

    ------------------------------------------

    Pháp hứa trừng phạt những ai liên quan trong vụ tai tiếng 'thịt ngựa'


    Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius yêu cầu điều tra vụ tai tiếng về thịt ngựa đang ngày càng lan truyền ở châu Âu, đồng thời trừng phạt những ai bán thịt ngựa với nhăn hiệu thịt ḅ.

    Ngoại trưởng Fabius nói rằng cần phải trừng phạt các nhà sản xuất thu lợi từ sự gian lận về thực phẩm này.

    Ông đưa ra tuyên bố với một hăng truyền thông Pháp hôm Chủ nhật, trong khi nhiều nhà bán lẻ thực phẩm lớn của Pháp loan báo thu hồi các món ăn lasagna và moussaka cùng với các thực phẩm khác có thể được gắn nhăn sai về loại thịt.

    Vụ tai tiếng vỡ ra hồi đầu tháng này ở Anh, khi người ta phát hiện thịt ngựa trong món lasagna đông lạnh, được bán ra bởi Findus, một công ty thực phẩm đông lạnh rất lớn ở Thụy Sĩ.

    Các món ăn này được sản xuất bởi công ty Cogel của Pháp với thịt phần lớn được cung cấp bởi hăng chế biến thịt Spanghero.

    Bộ trưởng của bộ đặc trách các vấn đề của người tiêu thụ Pháp, ông Benoit Hamon, nói rằng thịt ngựa được truy nguyên từ Romania với những liên hệ với các nhà buôn Pháp, Hà Lan, Chypre.

    Ông cho biết sẽ có một cuộc điều tra rộng hơn về sự gian dối có thể có trong công nghiệp thực phẩm.

    Tổng thống Romania Traian Besescu, hôm Chủ nhật, bày tỏ sự lo ngại rằng nước ông có thể phải chịu thiệt hại lâu dài nếu một công ty của Romania bị truy cứu trách nhiệm gắn sai nhăn về loại thịt.

    Chưa có tin là có ai bị đau yếu v́ ăn thịt ngựa, nhưng sự gian dối khiến người tiêu thụ khắp châu Âu không an tâm.

    Công ty Findus cho biết họ đă đệ đơn khiếu nại ở Pháp, nhắm vào công ty sản xuất và chế biến thực phẩm Pháp.

    Ngoại trưởng Fabius nói rằng chính phủ Pháp sẽ có biện pháp mạnh trong vụ gian lận này:

    “Chúng ta không chỉ tiến hành một cuộc điều tra mà sẽ có các biện pháp trừng phạt. Thật là khủng khiếp! Hăy thử tưởng tượng một gia đ́nh ngồi quanh bàn, bàn tán về chuyện này, một người sẽ nói ‘thật kinh tởm’ bởi v́ người tiêu thụ không chịu trách nhiệm trong việc này. Họ mua một sản phẩm và họ được trao một thứ thịt hư cũ, nếu tôi hiểu đúng vấn đề. Chắc chắc có những người thủ lợi trong việc này. V́ vậy cần truy ra nguồn gốc, và đó là điều mà chính phủ Pháp đề nghị, và ông Benoit Hamon đúng, chúng ta cần có biện pháp trừng phạt, trừng phạt nặng.”

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phản ứng tại Âu Châu trước tin Đức giáo hoàng thoái nhiệm
    Tường An, thông tín viên RFA, Paris
    2013-02-13

    Tin Đức Giáo Hoàng Benedic XVI đôt ngột tuyên bố thoại nhiệm đă làm xôn xao dư luận thế giới. Từ Paris, Thông tín viên Tường An ghi nhận một số cảm tưởng của Cộng đồng Công giáo Âu Châu.


    Trong công nghị lúc 11 giờ sáng ngày 11-2, trước sự hiện diện của các Hồng y và Giám mục, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đă tuyên bố từ nhiệm bằng tiếng La-tin.


    Tải xuống - download

    Quyết định của Đức Giáo Hoàng làm xôn xao thế giới

    Trong công nghị lúc 11 giờ sáng ngày 11-2, trước sự hiện diện của các Hồng y và Giám mục, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đă tuyên bố bằng tiếng La-tin, được Giám mục Trần Đức Anh, làm việc tại radio Vantican dịch ra như sau:

    Anh em rất thân mến.
    “Tôi triệu tập anh em đến dự Công nghị này không phải để chỉ nói về 3 cuộc phong thánh, nhưng c̣n để thông báo cho anh em một quyết định rất quan trọng đối với đời sống Giáo Hội. Sau khi nhiều lần xét ḿnh trước mặt Thiên Chúa, tôi đă đi tới sự chắc chắn rằng sức khoẻ của tôi, v́ tuổi cao, không c̣n thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa………

    …V́ thế, với ư thức rơ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các Hồng Y ngày 19 tháng 4 năm 2005, kể từ ngày 28 tháng 2 năm 2013 sắp tới, Ṭa Roma, Ṭa Thánh Phêrô sẽ trống ṭa từ lúc 20 giờ và những ai có thẩm quyền cần phải triệu tập Mật Nghị Hồng Y để bầu vị Giáo Hoàng mới…..”

    Tôi triệu tập anh em đến dự Công nghị ...để thông báo cho anh em một quyết định rất quan trọng đối với đời sống Giáo Hội. Sau khi nhiều lần xét ḿnh trước mặt Thiên Chúa, tôi đă đi tới sự chắc chắn rằng sức khoẻ của tôi, v́ tuổi cao, không c̣n thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa...

    Đức Giáo Hoàng Benedict XVI

    Sau khi được phát ngôn nhân của toà thánh Vatican là Cha Federico Lombardi xác nhận, tin được truyền đi nhanh chóng, trong suốt buổi trưa ngày hôm ấy, hầu như tất cả các kênh truyền h́nh Âu Châu chỉ nói đi nói lại về tin này.

    Tin này gây ngạc nhiên không những cho thế giới bên ngoài mà c̣n cho cả Cộng đồng công giáo thường xuyên theo dơi các hoạt động của Vatican . Giáo sư Thần học Nguyễn Đăng Trúc hiện đang giảng dạy tại đại học Strasbourg, Pháp quốc cho biết:

    “Tin Đức Giáo Hoàng vừa rồi từ chức là điều ngạc nhiên không những cho thế giới bên ngoài mà cho cả ngay trong môi trường của người Công Giáo. Ngay cả các Đức Hồng Y, người ta cũng rất là ngạc nhiên. Cái phản ứng chung của các nhà lănh đạo Công Giáo ở các nước th́ họ dùng hai chữ rất “ngạc nhiên” và rất “thán phục”.


    Hầu hết các báo chí trên thế giới đều chạy tin Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đă công bố từ nhiệm hom611 tháng 2, 2013. AFP

    Từ Đức, Linh Mục Đỗ Ngọc Hà, thuộc chủng viện Berlin cũng chia sẻ sự ngạc nhiên của ông:

    “Đối với tôi th́ thật sự tôi cũng ngạc nhiên v́ chúng tôi mặc dù ở trong giáo hội nhưng cũng không có nghe Ngài nói về vấn để mà Ngài từ chức. Trong Hội thánh Công Giáo từ trước đến giờ chưa bao giờ có một vị Giáo Hoàng nào mà trong thời gian đang đương nhiệm như vậy mà v́ vấn đề sức khoẻ mà từ chức.”

    Nhưng riêng với Giáo sư Nguyễn Học Tập, hiện cư ngụ tại Ư, từng học về thần học tai Roma, th́ đối với ông và các Hồng y trong Vatican không hẳn là một bất ngờ v́ đă có những chỉ dấu báo hiệu trước, ông nói:

    Kể từ 600 năm trở lại đây, Đức Giáo Hoàng Benedic XVI là Đức Giáo Hoàng duy nhất từ nhiệm khi c̣n đang tại chức. Trước đó chỉ có một Giáo hoàng tự nguyện từ nhiệm vài tháng trước khi nhậm chức vào năm 1294

    “Không có bất ngờ đâu, đài truyền h́nh Ư có nói hồi sáng, Ngài có in ra một quyển sách, trong đó Ngài nói một cách chung chung là : Đức Giáo Hoàng cũng có thể- khi mà thấy công chuyện mà không có thể trôi chảy th́ cũng có thể từ chức. Có lẽ Ngài cũng báo trước chứ không phải là không .”

    Lần đầu trong lịch sử một Đức Giáo Hoàng từ nhiệm

    Kể từ 600 năm trở lại đây, Đức Giáo Hoàng Benedic XVI là Đức Giáo Hoàng duy nhất từ nhiệm khi c̣n đang tại chức. Trước đó chỉ có một Giáo hoàng tự nguyện từ nhiệm vài tháng trước khi nhậm chức vào năm 1294, đó là Giáo hoàng Celestine V. Năm 1991, sau khi bị đột quị, sức khỏe của Giáo hoàng Benedict XVI có phần giảm sút đi nhiều. Năm 2012, sau chuyến công du Mexico và Cuba trong dịp lễ phục sinh Ngài đă tỏ ra rất mệt mỏi. Và mặc dù Ṭa thánh Vatican khẳng định quyết định từ chức của giáo hoàng là do sức khỏe chứ không v́ lư do nào khác. Nhưng căn cứ vào những tin tức chung quanh Roma, giáo sư Nguyễn Học Tập cho rằng ngoài lư do sức khoẻ c̣n nhiều lư do khác nữa gây nên những áp lực khiến cho Đức Giáo Hoàng quyết định từ chức.

    “Một trong những lư do đó là cách đây 3 tháng Đức Giáo Hoàng có mổ tim. Sức khoẻ của Ngài cũng không c̣n dồi dào như trước kia. Nhưng mà có lẽ nó c̣n nhiều vấn đề. Có người cho rằng Đức Giáo Hoàng này có đường hướng suy nghĩ thủ cựu, classique ! Cách đây chừng 3-4 tháng có tin ( tuy không biết có chắc chắn rơ ràng như vậy không ) có những nhóm có chủ trương giết Ngài nữa. C̣n ngoài ra, có những vụ họ ăn cắp tài liệu mật của Đức Giáo Hoàng để mà phổ biến ra ngoài. Nhưng không biết đó có phải là lư do chính hay không ? Có thể v́ tinh thần đứng trước những vấn đề khó khăn không chỉ trong toà thánh Vatican không mà c̣n những vấn để trên cả thế giới, cho nên có lẽ Ngài thấy rằng Ngài không c̣n đủ sức khoẻ và tinh thần để tiếp tục.”

    Thủ Tướng Đức Angela Merkel tỏ thái độ tôn kính trước quyết định của Đức Giáo Hoàng, Bà nói “ nếu Đức Giáo Hoàng đă suy nghĩ chính chắn để đi đến quyết định này th́ tôi tôn trọng nó. “

    Không phải v́ Âu Châu không muốn có một Đức Giáo Hoàng người Âu châu mà v́ sự thay đổi này có thể sẽ đem đến một động lực mới cho Giáo Hội La Mă

    bà Bernadette Chirac

    Tổng thống François Holland cho biết “đây là một quyết định hoàn toàn có tính nhân bản và chúng ta phải tôn kính. Một Đức Giáo Hoàng khác sẽ được chọn lựa.”

    Giáo sư Nguyễn Đăng Trúc nói lên sự thán phục của ḿnh trước hành đông mà ông đánh giá là can đảm:

    “Thán phục bởi lẽ thứ nhất cái quyết định này cách đây 600 năm chứ có t́nh trạng như vậy xảy ra. Thứ hai nữa là v́ cái đó nó mới mẽ. Người ta chờ đợi nơi Ngài là 1 vị Giáo Hoàng luôn luôn tuân thủ cái truyền thống đă 600 năm. Bây giờ thấy cái cử chỉ của Ngài đó lần này tỏ ra Ngài là người có can đảm: trung thành với quan điểm của Ngài, đồng thời tuân phục luật của Giáo Hội nên người ta rất thán phục.”

    Vatican cho biết sau khi toà thánh bắt đầu trống toà lúc 20 giờ Roma ngày 28/2/2013, ĐGH sẽ di chuyển ra lâu đài Gandolfo trong khi chờ đợi Nữ Đan Viện trong nội thành Vatican sửa chửa xong, và ngài sẽ cư ngụ tại đó. Vị trí của Giáo hoàng sẽ bỏ trống cho tới khi một vị tân giáo hoàng được bầu chọn, dự kiến vào tháng 3 năm 2013.

    Linh Mục Đỗ Ngọc Hà lạc quan trước viễn ảnh Vatican sẽ có một ĐGH khác nhiều sức khoẻ hơn để phục vụ.”

    “Tôi nghĩ rằng thời điểm này, thời đại văn minh này th́ có thể người khác lên th́ có thể làm việc tốt hơn hoặc là có nhiều kết quả hơn. Bác sĩ có nói Ngài không nên đi lại nhiều, không nên đi xa nữa nên ví dụ như một Đức Giáo Hoàng trẻ th́ Ngài sẽ đi thăm các nơi, đi tới giáo dân th́ có thể nó gần gủi, qua đó Ngài có thể truyền đạt ước nguyện của Ngài đến các giáo dân. Đức Giáo Hoàng Benedict thứ XVI rất là thông thái và sáng suốt nên cái điều mà Ngài quyết định như vậy, tôi nghĩ có thể là điều đáng mừng cho Giáo Hội trong tương lai.”

    Riêng bà Bernadette Chirac hy vọng sẽ có một Đức Giáo Hoàng người Châu Phi hoặc Châu Mỹ La-tinh. « Không phải v́ Âu Châu không muốn có một Đức Giáo Hoàng người Âu châu mà v́ sự thay đổi này có thể sẽ đem đến một động lực mới cho Giáo Hội La Mă ». Vợ của cựu Tổng thống Pháp Jaques Chirac khẳng định.

    Giáo hoàng Benedict XVI, sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927, người Đức, tên thật là Joseph Ratzinger, chuyên về thần học, ông nói được 10 ngôn ngữ và có chơi dương cầm rất giỏi. Ông trở thành Giáo hoàng hồi tháng 4-2005, sau khi Giáo hoàng John Paul II qua đời, Ông là Giáo Hoàng thứ 8 đến từ nước Đức và là Giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội La Mă. Hồng Y Ratzinger cũng là người già nhất khi nhậm chức Giáo hoàng vào lúc ông 78 tuổi.

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Khi ác quỷ đội lốt hiền nhân!


    Vị Nhân



    Giới truyền thông Âu Mỹ trong những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013 ồn ào bàn tán về một vụ tai tiếng liên quan tới một nhà đạo đức... giả Jimmy Savile. Savile là một nhân vật danh tiếng của nước Anh, một khuôn mặt quen thuộc của truyền thông thế giới, một Đức ông (Sir) của Quư tộc viện Anh. Ông này sau khi chết, đă bị cáo buộc về vô số tội trạng dâm ô, không phải một vài vụ mà tới mấy trăm vụ, thực là không tiền tuyệt hậu. Dư luận không thể không bàn tán xôn xao, tại sao một nhân vật thời danh phạm bao nhiêu tội ác như thế mà thoát khỏi lưới luật pháp trong sáu thập niên?





    Jimmy Savile và công ty truyền thông BBC

    Nhắc tới đại công ty truyền thông BBC của Anh là người ta h́nh dung ra một tổ chức truyền thông vĩ đại nhất thế giới. BBC News, trụ sở chính ở London, có văn pḥng ở hầu hết các nước trên thế giới. Thính giả Việt Nam thích nghe đài BBC từ hàng chục năm trước 1975 nên nhắc tới cái tên mà người Anh tự hào, người Việt mấy ai không biết. Nhưng cuối năm 2012 sang đầu năm 2013, một vụ x́-căng-đan t́nh dục liên quan đến một nhân vật lừng danh của BBC nổ tung ra. Nhân vật này chính là Jimmy Savile.

    Sir Jimmy Saville (1926-2011) từng là nhân vật điều hành các chương tŕnh của công ty truyền h́nh BBC như Top of the Pops, chuyên về âm nhạc của Anh (c̣n gọi là TOTP) và Jim’ll Fix It, chương tŕnh giải trí nhi đồng, đồng thời cũng làm người dẫn chương tŕnh cho Radio 1 và được phong tặng tước “hiệp sĩ” vào 1990. Savile trọn đời sống trong nhung lụa và hào quang, qua đời vào 2011 ở tuổi 84, một năm trước khi những lời cáo buộc về tội dâm ô được tung ra trên một tài liệu của ITV (TV network), một công ty truyền h́nh độc lập của Anh.

    Savile quả là phúc-lộc-thọ kiêm toàn và khi qua đời, c̣n được BBC tổ chức một lễ tưởng niệm kẻ có công với công ty, trong khi ấy dư luận đă có đồn đại về hành vi xấu xa của gian hùng này khi sống. Có dư luận cho rằng BBC che đậy hành vi tội phạm của Savile v́ danh tiếng của đài, tuy nhiên, những người bênh vực BBC cho rằng BBC không cố t́nh “xấu để trong nhà, tốt để ngoài sân” mà chỉ sơ sót và chậm trễ trong việc thực hiện cuộc điều tra về Savile mà thôi.

    Ở Anh, Jimmy Savile không phải chỉ là một nhân vật danh tiếng về truyền thông mà hơn thế nữa, đối với dân chúng, nhất là nhi đồng, ông ta là một “Bác Savile” “hiền ḥa, đáng kính mến, một người thân thiết với trẻ thơ và sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng của chúng”, đồng thời cũng là một nhà hảo tâm thường tổ chức các cuộc lạc quyên từ thiện cho kẻ thấp cổ bé miệng. Nhưng giờ mới biết, sau khi ông ta chết một năm, mặt nạ đạo đức rơi xuống, Savile chính là kẻ bạo dâm hiếm có trong lịch sử tội phạm ở Anh.

    Hàng trăm người, gồm cả nam lẫn nữ, vào lúc là nạn nhân của “Bác Savile muôn vàn kính yêu”, ở độ tuổi từ 8 tới 47, giờ đây xuất hiện và tố cáo với cảnh sát đă bị ông ta tấn công t́nh dục. Tủi hổ cho dân Anh, cho những người che chở cho Savile trong chính quyền Anh nhưng cũng may cho lăo v́ lăo đă trốn nợ đời trước khi đời t́m lăo.

    Vụ phát giác “tai tiếng” làm toàn Anh quốc chưng hửng. H́nh ảnh xưa nay của kẻ có trái tim lớn, thích ăn mặc kiểu trẻ trung hào hoa phong nhă, mang kính râm, miệng vắt vẻo điếu x́ gà trên môi, tay chống can, mở miệng ra là nói điều nhân từ đạo lư, bỗng nhiên trở thành mối ám ảnh cho nhiều người và trong nhiều thế hệ. Sau này thực giả khó phân, liệu chúng ta có thể “trông mặt mà bắt h́nh dung” nữa hay không?

    Chỉ huy trưởng nhóm chuyên trách tiều tra về vụ Savile là đội trưởng Peter Spindler của Cảnh sát thủ phủ London, nhận xét: “Có thể nói ông ta đă đánh bóng bề ngoài để che giấu tội lỗi”.

    Danh tiếng đại nhân vật ở Savile đă tan tành trước cơn gió dư luận. Ngay cả bia mộ của Savile không hiểu ai đă đập nát và quăng mỗi nơi một mảnh. Giờ đây chính phủ Anh và những người từng ca tụng Savile, hẳnchịu tiếng đời mỉa mai. Chính quyền Anh không thể không xét lại tước “hiệp sĩ” (knight) của Savile.

    Nỗi kinh hoàng và ghê tởm của công chúng bắt nguồn từ số người khiếu nại về việc bị Savile lợi dụng chức quyền, địa vị, vai tṛ nhà báo để tấn công t́nh dục, lên tới 450, trong đó như cảnh sát tiết lộ có tới gần ba phần tư dưới 18, mà phần lớn là nữ giới đa phần ở tuổi từ 13 tới 16.

    Trong ba tháng tổ điều tra bắt tay vào việc đă t́m ra 214 vụ vi phạm trong đó có 34 vụ hiếp dâm mà thủ phạm bị tố là Đức ông Saville. Cho tới giữa tháng 01, 2013, cảnh sát cho rằng c̣n vô số vụ vi phạm khác lên tới 450 nạn nhân, sẽ được phô bày trong đầu năm 2013.

    Điều đáng nói là có nhiều vụ bạo dâm do Savile gây ra ở ngay nơi công sở của chính quyền Anh như: pḥng sân khấu của BBC, trường học và ngay tại bệnh viện.

    Trong một phúc tŕnh của sở an ninh Scotland Yard, có tên là “Hăy cho nạn nhân lên tiếng” (Giving Victims a Voice) ghi nhận: “Giờ đây đă rơ Savile đă lợi dụng danh tiếng của ḿnh và việc quyên góp từ thiện để có thể khống chế những kẻ thấp cổ bé miệng trong sáu thập niên”.

    Phúc tŕnh gồm điệp khúc về các vụ hăm hiếp kinh tởm mà Savile đă gây ra, ít nhất từ đầu năm 1955 và cuối cùng là vào 2009. Trong đó có vụ một cậu bé chưa đầy 10 tuổi, vào năm 1960 tới khách sạn để xin chữ kư “Bác Savile”, đă bị Savile lột trần truồng ra và “hăm hiếp”.

    Năm năm sau, Savile hăm hiếp một cô gái 14tuổi mà lăo gặp trong một hộp đêm, mười năm sau lăo lại hiếp dâm một cô gái 14 tuổi khác sau khi nạn nhân bị Savile dụ lên xe Rolls-Royce để hắn lái đi ṿng ṿng. Một phụ nữ than thở, khi bà nằm trong bệnh viện sau cuộc giải phẫu cột sống vào 1971, đang lúc nửa tỉnh nửa mê th́ Savile lần tới tấn công t́nh dục. Nạn nhân là Caroline Moore tiết lộ: “Tôi thấy thực là đáng sợ khi những người có khả năng ngăn chặn lăo lại không hành động... và lăo tiếp tục gây tội ác kinh hoàng cho nạn nhân trong những hoàn cảnh tệ hại nhất”.

    Trong thập niên đó, Savile vẫn là khách thường xuyên tới thăm một ngôi trường dành cho nữ sinh có vấn đề có tên là Duncroft Approved School for Girls. Học sinh ở đây khai với cảnh sát Savile thường dụ dỗ họ lên xe chở đi và cho thuốc hút để đổi lấy thỏa măn t́nh dục.

    Một nhân vật cao cấp trong nhóm điều tra tội trạng của Savile là David Gray tiết lộ: “Hắn luôn luôn chọn những nạn nhân dễ ăn hiếp nhất. Hắn thừa khôn ngoan để hiểu loại đối tượng này khó mở miệng tố cáo hắn”.

    Danh vọng và địa vị của Savile khiến cho nạn nhân của hắn cho rằng có mở miệng tố cáo hắn cũng chẳng ai tin và chẳng đi đến đâu mà lại có cơ nguy bị gán tội vu cáo.

    Sue Thompson, một cựu nhân viên của BBC, cho biết bà ta từng thấy Savile lôi kéo một thiếu nữ chừng 14 tuổi nhưng không báo lại. V́ sao? Bà giải thích: “Mọi người đều tôn kính ông ta xưng tụng ông ta bằng “Sir Jimmy”, một nhân vật quyền uy và hàng đầu cho công việc từ thiện và trong nhiều lănh vực khác... Nay nếu tôi bảo rằng, ông ta thế này thế nọ như tôi nh́n thấy th́ có ai tin tôi không? Tôi chỉ là một người đứng lên phản đối trước hàng triệu người bênh vực th́ có ích ǵ?”

    Không phải đến nay mới có người tố cáo sau lưng người chết. Ngay từ 2003, 2007, 2008 và 2009 đă có nhiều thưa đơn gởi hành động sai trái của Savile nhưng cuộc điều tra bỏ lửng và công tố viện chưa từng ghé mắt tới đơn khiếu nại.

    Sau tường thuật trên đài ITV, th́ cuộc điều tra về BBC đă hành xử ra sao về vụ Savile, và về những việc làm đáng tủi hổ của ông ta mới được mở ra.

    Chính quyền Anh trước áp lực của dư luận, cũng không thể không xem xét các khía cạnh khác của vụ tai tiếng, trong đó có vụ bằng cách nào Savile có thể tới được các bệnh viện và v́ đâu những phúc tŕnh trước đây về bị cáo không được quan tâm điều tra tới nơi tới chốn. Tương lai gần cái danh hiệu “Sir” gắn với “Jimmy” khó ḷng không bị tách rời.

    Spinder nhận xét: “Đó là vấn đề lớn đối với xă hội Anh. Sao ông ta thoát tội dâm ô trong sáu thập niên?” Có bao che không?

    Tại sao không có bàn tay che đậy tội trạng của nhân vật giả đạo đức này v́ cuộc điều tra tổng kết sơ khởi đă trưng ra tội trạng của Savile, dày tới 30 trang trong đó có các tội danh:

    - Savile đă phạm tội ở 13 bệnh viện, trong đó có Great Ormond Street, với một tội danh được ghi nhận ở Wheatfields Hospice vào 1977.

    - 14 lần vi phạm xảy ra ở trường học.

    - Nạn nhân nhỏ tuổi nhất của lăo là cậu bé 8 tuổi và già nhất là một phụ nữ 47 tuổi.

    - Lần phạm tội đầu tiên của Savile có thể xảy ra ở Manchester vào năm 1955 và lần cuối được ghi nhận vào năm 2009.

    - Nhiều lần phạm tội ở ngay trong khuôn viên công ty BBC trong khoảng thời gian từ 1965 và 2006, trong đó có lần thu băng Top of the Pops cuối cùng.

    - Đỉnh điểm của tội trạng xảy ra trong khoảng 1966 và 1976.

    - Tổng số nạn nhân bị tấn công t́nh dục cho tới đầu năm nay lên tới 450, trong đó 73 phần trăm dưới 18 và phần lớn ở cỡ tuổi 13 tới 16.

    Hiện giờ chưa có chứng cớ nào cho thấy liệu lăo có điều hành một mạng lưới nhi dâm (paedopile ring) hay không, v́ cuộc điều tra vẫn c̣n đang tiến hành.

    Tấm gương tầy liếp Savile một lần nữa nhắc lại nhận xét khôn ngoan của cổ nhân: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Savile may mắn chết trước khi bị cán cân công lư truy tố và kết tội, nhưng việc ông ta làm trong già nửa đời người không những ảnh hưởng tai hại cho biết bao nạn nhân mà c̣n làm mất ḷng tin của nhiều người vào công lư, vào đạo đức và vào giá trị của thời đại.

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cái bả học vị


    - Nguyễn đạt Thịnh



    Chữ “bả” được định nghĩa là “mồi nhử kẻ thích sang trọng, vinh hiển, khiến họ quên nhân nghĩa, đạo đức,..”.. Từ điển Việt-Anh c̣n dịch bả là poisoned food như bả chuột. Hai cách định nghĩa này, dù không trực tiếp giải thích cái tựa 4 chữ của bài báo, nhưng cũng giúp người đọc hiểu ư người viết.



    Nhân vật ăn trúng thuốc chuột “học vị” được đem thảo luận trong bài báo này là bà tiến sĩ Annette Schavan, tổng trưởng giáo dục trong chính phủ liên bang Đức, do bà Angela Merkel làm thủ tướng.

    Học vị của bà Schavan không chỉ là tiến sĩ, mà c̣n là giáo sư tiến sĩ; hai chữ “giáo sư” quan trọng hơn, và thường được đặt trước 2 chữ “tiến sĩ”; có nhiều vị tiến sĩ không được mang đẳng cấp giáo sư, hoặc chỉ được là “phó giáo sư”. Riêng bà Schavan, th́ cả 2 chữ Prof. và Doc. đều được dùng trước tên bà, dù bà không c̣n dạy học nữa.

    Nhưng bà vừa bị tước bỏ cả học vị “tiến sĩ”, lẫn đẳng cấp “giáo sư”.



    Thủ tướng Merkel thương tiếc giáo sư tiến sĩ Annette Schavan từ chức



    Hôm thứ Ba mùng 5 tháng Hai 2013, viện đại học Heinrich Heine University tại Dusseldorf đă quyết định rút lại học vị “giáo sư, tiến sĩ” của bà Schavan; bà chưa mất ngay lập tức học vị này v́ bà đă kịp thời kháng cáo, do đó việc bà Prof. Dr. Annette Schavan, c̣n là professor, c̣n là doctor hay không sẽ do một hội đồng giáo dục xét xử.

    Nhưng hôm thứ Bảy 2/09/13 Schavan vẫn phải từ chức tổng trưởng giáo dục; bà là vị tổng trưởng thứ nh́ phải từ chức chỉ trong ṿng 2 năm, với cùng một lư do học vị bị hủy bỏ v́ gian lận. Bà tổ chức họp báo và nói với phóng viên truyền thông là bà sẽ kiện để đ̣i lại học vị của bà; trong thời gian chờ xét xử, bà vẫn từ chức “v́ quyền lợi của quốc gia, và v́ uy tín của đảng chính trị mà bà là đảng viên”.

    Đứng cạnh bà Schavan là Thủ tướng Merkel - một tiến sĩ tốt nghiệp tại viện đại học Leipzig. Bà Merkel ca tụng tài đức của bà Shavan, và tuyên bố bà rất buồn trước sự từ chức của bà này.

    Năm 1980 -33 năm trước- cô sinh viên cao học Schavan đệ nạp bản luận án tiến sĩ dày 351 trang

    tại trường Đại học Dusseldorf, và trong suốt 33 năm vừa rồi lớp bụi đóng trên tài liệu này đă phải dày đến vài phân, nếu nhân công thư viện Heinrich Heine không quét dọn hằng tuần.

    Nhưng ngoài giá trị lưu giữ tư tưởng của quư vị khoa bảng, bản luận án này, cũng như hàng chục ngàn bản khác đang được nâng niu tàng trữ tại thư viện các trường đại học Đức quốc, c̣n là những quả bom nổ chậm có tiềm năng tiêu hủy sự nghiệp của những nhà tác giả phạm lỗi đạo văn.

    Bản luận án của bà Schavan đă nổ tung năm ngoái, khi một blogger, viết dưới bút danh Robert Schmidt, thuộc mạng biên khảo VroniPlag Wiki, post lên mạng 97 trang trong tổng số 351 trang của bản luận án, và chứng minh là tác giả Schavan không sáng tác mà chép lại từ 45 tài liệu đă có từ trước.

    Trích dẫn là điều ai cũng làm, và có thể làm mà không bị khiển trách nếu có ghi chú những đoạn văn đó là trích dẫn, và trích của tác giả nào, trong tác phẩm nào. Người blogger chỉ trích là bà Schavan viết trại đi để độc giả hiểu lầm đó là tư tưởng của bà.

    Viện đại học Dusseldorf mở điều tra, và công nhận tính chính xác của những điều tố cáo rồi quyết định thu hồi học vị tiến sĩ của bà Schavan, khiến bà trở thành vị tổng trưởng giáo dục duy nhất trong lịch sử Đức Quốc không có học vị cao học nào cả.

    Dân Đức chuộng học thức, kiến thức, và rất ưu đăi học giả. Học vị “giáo sư tiến sĩ” là nấc thang giúp bà Schavan tiến rất nhanh trên hoạn lộ. Trong 10 năm (1995-2005) bà giữ chức vụ Tổng trưởng văn hóa, thanh niên, và thể thao tại tiểu bang Baden-Wurttemberg.

    Năm 2004, bà ứng cử thống đốc tiểu bang này nhưng không đắc cử; năm 2009 cho đến tháng Hai 2013 bà giữ chức vụ Tổng trưởng Giáo dục Liên Bang Đức.

    Bà Schavan không hề là vị tổng trưởng duy nhất bị tước học vị, năm 2011, Tổng trưởng Quốc pḥng Karl-Theodor zu Guttenberg cũng phải từ chức v́ học vị tiến sĩ của ông bị viện đại học rút lại với nguyên cớ là bài luận án tiến sĩ của ông có nhiều đoạn “vay mượn” từ những tác giả khác, mà ông không chú thích như vậy, khiến người đọc tưởng lầm đó là tư tưởng của chính ông.



    Tổng trưởng Quốc pḥng Karl-Theodor zu Guttenberg



    Mặc dù cả 2 nhân vật này đều đă tạo nhiều thành tích đáng ca ngợi trên những địa hạt chính trị và hành chánh, nhưng việc họ bị tố cáo là gian lận văn hóa vẫn tạo ra những hậu quả tiêu hủy sự nghiệp chính trị họ xây dựng.

    Ông Guttenberg thuộc Liên Đoàn Công Giáo Xă Hội rất được nể trọng v́ kiến thức quảng bác. Là thành viên của Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu Chiến Lược (Center for Strategic and International Studies -CSIS), ông từng đóng vai cố vấn của phó Chủ Tịch Liên Âu, bà Neelie Kroes, trong chính sách tự do Internet.

    Guttenberg c̣n là một thành viên của Quốc hội Đức trong suốt 10 năm (2002-2011), làm Tổng trưởng Kinh Tế và Kỹ Thuật, rồi Tổng trưởng Quốc pḥng trong Nội các Merkel.

    Ngày mùng 1 tháng Ba 2011 ông từ chức v́ học vị tiến sĩ bị rút lại với cùng một lư do như bà Schavan: đạo văn.

    Guttenberg c̣n xuất thân từ một gia đ́nh “lớn”; ông là cháu nội của lănh tụ Tây Đức Karl Theodor Freiherr von und zu Guttenberg, và cháu ngoại của lănh tụ Jakob von und zu Eltz; vợ ông -bà Stephanie zu Guttenberg- đang cầm đầu phong trào chống ngược đăi thanh, thiếu niên. Bà Stephanie thuộc ḍng họ Bismarck, một trong những gia đ́nh tiếng tăm hiển hách trong lịch sử Đức, và là chắt của Hoàng đế Leopold II.



    Hai nhân vật thất sủng này có ăn phải bả học vị hay không? Họ đạo văn, mượn tư tưởng của người khác hay chỉ thiếu thận trọng khi viết mà không truy t́m tác giả gốc của mỗi tư tưởng. Bà Schavan tự biện hộ là cũng như nhiều người khác bà thường viết, thường nói lên một tư tưởng cũ mà không hề biết ai là tác giả.

    Schavan cho là việc bà kư tên tác giả của bản luận án bà đệ nạp cho nhà trường không có nghĩa là bà sáng tác ra toàn bộ 351 trang sách; bà tin là không một tác phẩm đương thời nào mang tính chất nguyên thủy, không một tư tưởng nào, không một văn thể nào hoàn toàn nguyên xi, mới toanh.



    Người Mỹ phóng khoáng hơn, mặc dù một vài vụ đạo văn thỉnh thoảng cũng xảy ra trong văn giới, báo giới. Trong chính giới, học vị chỉ được tôn trọng một cách vừa phải. Cử tri không bầu tổng thống căn cứ trên bằng cấp của ông ta, và tổng thống cũng không chọn thành viên nội các căn cứ trên học vị.

    Yếu tố quan trọng giúp Ngoại trưởng Hillary Clinton hay Tổng thống Barack Obama thành công không phải là kiến thức tiến sĩ luật của họ.

    Người Việt Cộng với thành tích nhai lại rồi nhắm mắt nuốt chửng đến cả cái tư tưởng chính trị-kinh tế ươn thối của triết gia Karl Marx, không coi đạo văn là một trọng tội văn hóa và nhân cách.

    Thực tế hơn cả người Mỹ lẫn người Đức, họ không tốn công đạo văn, không mất th́ giờ mài ṃn vài chục cái đũng quần trên băng trường cao học chỉ để đoạt lấy mảnh bằng tiến sĩ.

    Cần văn bằng thạc sĩ hay tiến sĩ họ chỉ cần bỏ ra 100 triệu (5,000 Mỹ kim) là có ngay mảnh bằng cần có với đầy đủ triện đỏ, chữ kư mực đen của những học giả tên tuổi đang là giáo chức cai quản những trường Ivy nổi tiếng.

    Quư vị tiến sĩ Hà Nội c̣n có quyền lựa chọn trường họ tốt nghiệp nữa; nhiều vị thích tốt nghiệp tại Cornell, Dartmouth, nhưng đa số vẫn chọn Harvard và Yale.



    Dù được đánh giá tại Hà Nội, tại Đức hay tại Mỹ, th́ bằng cấp vẫn là một giá trị quan trọng; có nơi bằng cấp mang giá trị cao và đủ, có nơi lại đ̣i thêm kinh nghiệm và thành tích công vụ. Trong bất cứ xă hội nào, bằng cấp -học vị- vẫn giúp mở nhiều cánh cửa khó mở, do đó, học vị vẫn măi măi là cái bả công danh; học vị chỉ biến thành thuốc chuột đối với những vị tiến sĩ không thích đọc sách.



    Nguyễn đạt Thịnh

  6. #16
    chuot_congus
    Khách
    Nguyễn đạt Thịnh chắc sinh ra và lớn lên trong mái trường xhcn nên dùng toàn chữ vc :
    phó giáo sư ,giáo sư tiến sỉ ,tiến sỉ luật ....

    hay là goole dịch thuật .1 trong 2 .
    Riêng tui th́ bị bất đồng ngôn ngữ yêu vấu Dziệt Lam .

  7. #17
    Member vanthanhtrinh's Avatar
    Join Date
    28-01-2011
    Posts
    547

    Chit,chit,chit.

    Quote Originally Posted by chuot_congus View Post
    Nguyễn đạt Thịnh chắc sinh ra và lớn lên trong mái trường xhcn nên dùng toàn chữ vc :
    phó giáo sư ,giáo sư tiến sỉ ,tiến sỉ luật ....

    hay là goole dịch thuật .1 trong 2 .
    Riêng tui th́ bị bất đồng ngôn ngữ yêu vấu Dziệt Lam .
    Lại chit chít cái ǵ đây.Đă biết google th́ thử gơ tên ổng xem đó là ai,cái ǵ,thế nào chứ đâu cần phải:"Nguyễn đạt Thịnh chắc sinh ra và lớn lên trong mái trường xhcn nên..."Botay.com

  8. #18
    chuot_congus
    Khách
    Hắn là ai ??? mà dùng chữ của vc .

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Châu Âu giảm bớt kiểm soát tiết kiệm để đối phó với tỉ lệ thất nghiệp cao




    Thủ tướng Đức Merkel (phải) nói chuyện với Tổng thống Pháp Hollande (trái) trong một buổi họp bàn tṛn tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels.


    Các chính phủ châu Âu giảm bớt kiểm soát tiết kiệm về ngân sách trong một nỗ lực chống lại tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế chậm chạp.

    Các nhà lănh đạo Liên hiệp châu Âu, gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, cuối ngày thứ Năm đă đồng ư cho phép đầu tư công nhiều hơn, ngay cả vào lúc những quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiếp tục kềm chế thâm thủng trong chi tiêu.

    Thất nghiệp tăng mạnh tại châu Âu, lên đến 11,9% trong tháng Giêng, và hàng người biểu t́nh trên đường phố bên ngoài hội nghị thượng đỉnh chống lại chính sách tiết kiệm được các chính phủ châu Âu thi hành.

    Tổng thống Pháp Francois Hollande nói tại hội nghị thượng đỉnh là “nếu có quá nhiều tiết kiệm, th́ sẽ có quá nhiều thất nghiệp.” Ông nói cần có một số “uyển chuyển” để đưa nền kinh tế của châu lục này ra khỏi cơn suy thoái nhẹ.”

    Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy nói một sự cân bằng thích đáng cần phải có giữa những biện pháp tiết kiệm và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Trong ba năm khủng hoảng nợ của các chính phủ châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel là khuôn mặt ủng hộ các biện pháp tiết kiệm. Bà yêu cầu các chính phủ mang nhiều nợ áp đặt những biện pháp nghiêm nhặt để cắt giảm chi tiêu.

    Tuy nhiên tại hội nghị thượng đỉnh bà đưa ra một giọng điệu ḥa giải hơn. Bà nói việc kiểm soát chi tiêu chặt chẻ và tăng trưởng “không phải trái ngược nhau, nhưng hỗ trợ cho nhau.”

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2012, 08:13 PM
  2. Replies: 11
    Last Post: 30-04-2012, 07:51 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 24-03-2011, 04:27 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 07-01-2011, 11:08 AM
  5. Thông Báo Của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu
    By Sydney in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 22-09-2010, 06:16 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •