Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 19

Thread: Thời sự Âu châu

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Âu châu

    Thời sự Âu châu
    Rachida Dati, Vơ Tắc Thiên -The France thời đại?




    Ai là cha của đứa con này?

    Vị Nhân

    Cựu Bộ trưởng Tư pháp của Pháp có tới 8 người t́nh trong cùng một thời gian.



    - Bé Zohra của bà mẹ đa t́nh ngày nay đang truy tầm phụ hệ. Nhưng anh hùng trong thiên hạ quá nhiều biết đâu mà t́m?



    Trong tuần đầu tháng 11 năm nay, câu chuyện nữ chính khách người Pháp Rachida Dati lại được dư luận bàn tán. Bà này từng nổi đ́nh nổi đám dưới thời cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và cũng nổi danh là kiều nữ có những trang t́nh sử phức tạp, đầy đam mê và ướt át. Vụ Rachida Dati lại làm người ta nhớ tới nhiều vụ bê bối t́nh dục khác ở Pháp kể trong hai chục năm qua. Phải chăng phần lớn chính khách Pháp đều có các mối t́nh ngoài hôn nhân tuy bề ngoài đóng vai chính nhân, quân tử? Gần đây nhất là vụ những cuộc t́nh rắc rối của đệ nhất phu nhân Valerie Trierweiler khi ông Francois Hollande chưa đắc cử tổng thống.



    Mới dây, Rachida Dati, 47 tuổi, bế con gái mới ba tuổi ra ṭa để truy tầm phụ hệ cho bé thơ. Người bị kiện bỏ bê con thơ là nhà đa triệu phú Desseigne. Ông này tuy không tham dự chính trị nhưng là nhân vật thân cận với cựu Tổng thống Pháp Sarkozy, chủ nhân của nhiều khách sạn nổi danh như khách sạn Le Fouquet, nơi phe Sarkozy thường tụ họp. Phú ông Desseigne hiện giờ độc thân v́ bà vợ đă qua đời từ 2001, lại có gia tài trên dưới 500 triệu Mỹ kim. Th́ ra Rachida Dati không những đa t́nh mà cũng rất khôn ngoan v́ biết chọn mặt gửi vàng, t́m cho bé Zohra một người cha giàu có!



    Vài nét về nữ chính khách đa t́nh





    Dati sinh năm 1965 tại Saint-Remy, Saone-et- Loire, thuộc một gia đ́nh theo Hồi giáo, cha gốc Maroc và mẹ gốc Algeria. Là con thứ hai trong số 12 anh chị em. Thuở ấu thơ, Dati sống ở Chalon-Sur-Saone, Burgundy. Là một cô gái thông minh và hiếu động, lại có đầy tham vọng. Vào đời từ tuổi 16, Dati làm nhiều nghề lặt vặt từ phụ tá trợ y tới kế toán để tiếp tục học về luật, kinh tế và quản trị xí nghiệp tại Đại học Dijon và Pantheon-Assas. Trong thập niên 1990, nhờ tài năng và ngoại giao giỏi với giới có quyền lực nên Dati leo dần lên nấc thang danh vọng và trở thành một nhân vật có máu mặt trong ngành tư pháp.



    Vào năm 2002, Dati trở thành cố vấn cho Nicolas Sarkozy, và làm việc cho chính khách này trong dự án chống t́nh trạng thiếu niên phạm pháp. Năm 2005, Dati gia nhập đảng UMP (Union for a Popular Movement) và trở thành phát ngôn viên của Sarkozy vào ngày ông này được chọn làm ứng viên tổng thống Pháp đại diện UMP trong cuộc bầu cử tháng Tư 2007.



    Sau khi Sarkozy thắng lợi vào ngày 6 tháng Năm 2007, Dati được chỉ định làm bộ trưởng tư pháp. Bước đường thanh vân không bền v́ Dati không được giới luật pháp của Pháp tín nhiệm và kinh nghiệm điều hành của bà ta, tuy là luật sư có nhiều khuyết điểm như độc đoán, hời hợt với những vấn đề then chốt ở một quốc gia có lịch sử tư pháp lâu dài và phức tạp. Trước đây Sarkozy dùng con bài Dati để kiếm phiếu của dân Hồi giáo khá đông ở Pháp. Nhưng khi đă trở thành tổng thống, Sarkozy, phải đổi con bài chủ, thay thế Dati trong chức bộ trưởng vào 2009 và nữ chính khách, sau một cuộc bầu cử nghị viện Âu châu, trở thành một đại biểu của nghị viện này (MEP- Member of the European Parliament).



    Con đường chính trị của Dati sự thực thăng tiến rất mau và suy thoái cũng nhanh v́ nữ chính khách này trong cuộc sống có nhiều vấn đề và gây ra nhiều x́-căng-đan. Bà này tỏ ra chỉ thích đánh bóng ḿnh, xuất thân nghèo mà ham đua đ̣i quư phái. Nổi bật nhất là Rachida Dati rất đa t́nh và gây ra nhiều tai tiếng, nhất là vụ người đẹp nửa chừng xuân có hàng tá bạn trai, rồi có bầu sinh con, và bỗng nhiên đi t́m cha cho đứa con gái của ḿnh.



    Thực ra, Rachida Dati đă được đời biết tiếng trong cuộc hôn nhân đầu đời vào tuổi 20 với một kỹ sư tên X. Tiệc rượu chung vui giữa hai họ chưa tàn th́ chú rể từ pḥng tân hôn nhảy ra trước mặt thân bằng, quyến thuộc và tuyên bố cô dâu không c̣n trinh như đă cam kết trước khi họ lấy nhau. Viện vào lư do này, chú rể xin băi hôn và ṭa chấp nhận v́ cho rằng vi phạm một cam kết tiền-hôn-nhân khó ḷng giữ cho đôi lứa sắt cầm ḥa hợp. Cô dâu Rachida Dati chẳng cho chuyện này là quan trọng và nh́n thẳng vào tương lai lấy sự nghiệp làm đầu. Nếu chỉ nhờ tài năng và đức độ, Rachida Dati vươn lên cao trên chính trường th́ chẳng ai mà không phục mà dư luận cho rằng cô đă dùng tấm thân ḿnh làm phương tiện chinh phục khó khăn v́ thừa biết “anh hùng nan quá mỹ nhân quan”.



    Cứ kể trường hợp cựu Tổng thống Pháp Sarkozy th́ rơ. Chính khách hào hoa phong nhă này thường gọi Dati bằng cái tên đầy thân ái và ngọt ngào: “Cô gái Arab bé nhỏù của anh!” Thấy chồng quá quấn quưt Dati, vị cựu đệ nhất phu nhân của Pháp là Carla Bruni đă nổi máu Hoạn thư và mỉa mai Dati là “chỉ cần ngủ mà leo lên dài danh vọng” (sleeping her way to the top).



    Nếu chỉ dệt thiên t́nh sử với một ḿnh Sarkozy th́ cũng thường t́nh v́ trai tài gặp gái sắc. Ai mà chẳng thông cảm! Nhưng Dati c̣n bị cho là người t́nh của cựu Thủ tướng Tây Ban Nha Jose-Maria Aznar và nhiều khách hào hoa khác.



    Dati độc thân, tài nữ nổi tiếng Âu châu, bỗng nhiên mang bầu làm cho báo chí Tây phương tha hồ bàn tán ai là tác giả chiếc bào thai bí mật này? Nhà báo nêu ra nhiều giả thuyết. Ngoài các chính khách từng có danh vọng ở Âu châu như cựu Thủ tướng Tây Ban Nha, cựu Bộ trưởng Thể thao Bernard Laporte và cựu Tổng thống Pháp Sarkozy ra c̣n có các anh tài “bóng đá” sau đây:



    Trước hết là một chính khách có máu mặt ở Qatar v́ Dati đă nhiều lần sang xứ này trước khi hoài thai. Người bị t́nh nghi là Ali Bin Fetais al-Marri đến nay vẫn im lặng. Dư luận lại quay sang ngờ người điều khiển chương tŕnh truyền h́nh Jacques Essebag của Pháp hay Henri Proglio, một thương gia nổi tiếng của Paris, và đáng chú ư nhất là Dominique Desseigne, một đại gia làm chủ nhiều khách sạn và ṣng bài nổi tiếng ở Pháp vừa đẹp lăo vừa cường tráng.



    Sự thực, khó mà truy tầm phụ hệ cho bé gái Zohra, giờ đây đă ba tuổi, nếu kiều nữ nửa chừng xuân vẫn giữ kín bí mật pḥng the.



    Nhưng gần đây, năm hết tết đến vào tháng áp chót của năm 2012, Dati đă hé lộ bí mật và cả quyết cha của Zohra chính là phú ông Dominique Desseigne, giờ đây 68. Dati kể rằng tuy lúc đó bà ta quen nhiều nam giới tài tuấn (dư luận cho rằng vào năm 2008 Dati có tới 8 người t́nh) nhưng chỉ mặn nồng với Dominique. Nhưng ông Desseigne tuy thừa nhận có lúc giao t́nh với Dati nhưng cả quyết lúc đó chẳng phải ḿnh ông được nữ hoàng sủng ái nên làm sao biết đứa bé ra đời là giọt máu của ai! Desseigne cũng từ chối việc thử máu để truy tầm phụ hệ như đơn xin của Dati nộp tại ṭa ở Versailles, gần Paris. Theo luật của Pháp th́ người được yêu cầu cho thử máu để t́m phụ hệ cho một đứa bé, có quyền từ chối trừ trường hợp có bằng chứng là người này có liên hệ với đứa trẻ. Dati tiết lộ có nhiều lời khai của nhân chứng cho biết sau khi bé gái ra đời Desseigne nhiều lần đến thăm con.



    Rachida Dati được biết là con người thích chải chuốt và trưng diện, thường t́m cách đánh bóng ḿnh, ưa lả lướt, thích nam giới, và khoe khoang của Trời cho, nên nhiều nhà tâm phân học cho rằng bà ta bị chứng cường dục nên không thể sống thiếu dục t́nh. Một nhà tâm lư đưa ra bằng chứng qua ngôn ngữ của nữ chính khách. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2010, trong một cuộc nói chuyện trước công chúng, Dati thao thao bất tuyệt nói tới ngăn ngừa sự lạm phát “inflation” th́ nói trệch ra là “fellatio”. Rồi vội vàng cười to và sửa lại. Thế mà “fellatio” là một từ mang một ư nghĩa rất trần tục trong hành vi dục tính. Giới tâm phân học cho rằng đó là ám ảnh t́nh dục của nữ chính khách đă ăn sâu vào tâm thức nên một lời nói buột miệng đă phản ánh khuynh hướng này.



    Thông tin mới đây cho biết hành vi của Rachida Dati đă vi phạm luật lệ đạo đức của Marocco v́ bà ta đă giao hợp ngoài hôn thú và nếu có lúc nào đó muốn trở về quê cha là Marocco th́ bà ta có thể bị án tù một năm về tội này.

  2. #2
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396

    Được sao không

    Truy tầm phụ hệ được sao không .
    Ông Dominique từ chối không thử DNA đă là có vấn đề rồi . Bà Dati lại là LS, dư sức trưng bằng cớ miễn là mấy người bạn chịu làm chứng Dominique có đến thăm .

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đàn bà dễ có mấy tay!



    Chu Nguyễn



    - Một phụ nữ ở Vienna nổi danh là Ice Lady khi lần lượt hạ sát chồng và người yêu, rồi cưa nhỏ thi thể họ ra và cho đông đá, sau đó vùi kín trong tầng hầm nơi bà ta làm chủ một tiệm kem. Nội vụ phát giác do t́nh cờ, và kẻ sát nhân có trái tim băng giá, có trí tuệ bằng thép đă ra ṭa và lănh bản án tù chung thân.



    Tin ngày 19 tháng 11, 2012 cho biết một bà chủ tiệm bán kem, trước ṭa ở Vienna (Áo)đă thú nhận chính tay bắn chết người chồng cũ và sau đó là người yêu, rồi cưa nhỏ họ ra và cho đông lạnh. Chưa hết, sát thủ khôn ngoan này c̣n trộn tàn thi thể với xi măng và chôn dưới tầng hầm trong cửa tiệm cà-rem của bà ta ở Vienna.

    Bị cáo là Estibaliz Carranza, 34 tuổi, một phụ nữ có hai ḍng máu Mễ-Tây Ban Nha, được giới truyền thông Áo đặt cho cái hỗn danh là “Ice Lady” hay “Băng Tâm Phu Nhân”, đă tŕnh bày trước ṭa rằng hai nạn nhân đă coi thường ḿnh, đă lợi dụng ḿnh tới mức bà ta hết sức chịu nổi. Người chồng th́ lúc nào cũng cất tiếng giễu cợt bà ta về cái tật nói tiếng Đức ngọng nghịu, nhát gừng, c̣n người yêu th́ “phụ t́nh án đă rơ ràng”.

    Hăng thông tấn Áo, Austria Press Agency, cho biết Estibaliz Caranza thú nhận cả hai nạn nhân đều bị ḿnh dùng súng Beretta cỡ ṇng 22mm bắn hạ, rồi thi thể được cắt ra từng mảnh bằng cưa máy, nhét vào trong thùng đông lạnh của cửa tiệm, rồi sau đó được lấy ra chôn giấu dưới tầng hầm.

    Trong phiên xử, công tố viên Petra Freh báo động, bị cáo Carranza có khả năng tái phạm. Công tố viên chỉ vào mặt nạn nhân, một phụ nữ có dáng thanh thanh, khuôn mặt dại khờ và bề ngoài hiền lành quê kệch, rằng bà ta là “trái bom đợi giờ nổ” và có một trái tim băng giá, khác hẳn bộ mặt hiền lương trước ṭa.

    Một kẻ sát nhân tàn ác và thủ đoạn như Carranza, theo ông, nhất định có phen lại nhúng tay vào máu.

    Lời khẳng định đanh thép của công tố viên căn cứ vào đâu?

    Nguyên nhân dẫn tới hai vụ nổ súng xem ra giản dị nhưng hậu quả lại tai hại đă cướp đi hai sinh mạng mà kẻ chết cũng không hiểu v́ sao ḿnh phải chết.

    Cái chết của người chồng

    Carranza

    khai rằng chồng cũ của ḿnh, Holger Holz, sau đám cưới đă thay đổi hoàn toàn và gia đ́nh lục đục nhất là từ lúc họ bị trục xuất khỏi căn hộ họ mướn và phải dọn về ở trong tiệm kem, rồi Holz gia nhập phong trào Hare Krishna, một hệ phái tư duy có nguồn gốc Ấn Độ giáo (Krishna là tên một vị được coi như nguyên thủy thiên tôn của Ấn Độ giáo) truyền bá rộng răi ở Âu châu từ năm 1965. Tín ngưỡng này đề cao việc sống khổ hạnh, ăn chay, sống xa lánh dục vọng, cữ các chất kích thích và hưởng nhàn... Có lẽ v́ thế Holz có cách sống khác thường như bị cáo than thở trước ṭa: “Hắn ngủ cho tới 10 giờ và 11 giờ mới tới tiệm. Chúng tôi không có kem để bán. Hắn chẳng làm ǵ cả. Hắn chẳng buồn mó tay vào việc buôn bán. Lúc tỉnh th́ tối ngày ngồi bên cạnh computer. Đêm đến th́ muốn nhắm mắt không đoái hoài tới bạn đời”.

    Tức khí, Carranza ly dị chồng và cặp bồ với Manfred Hinterberger, một tay bán máy làm kem. Nhưng Holz tuy bị vợ bỏ nhưng vẫn ở lỳ trong tiệm kem v́ không có nơi nương tựa. Thực là chướng mắt!

    Thế rồi án mạng xảy ra. Vào một ngày Chủ nhật năm 2008, sau một cuộc căi vă, Carranza đă bắn vào gáy chồng cũ hai phát và bồi thêm một phát vào thái dương lúc Holz ngồi bên computer.

    Holz

    ngă xuống trong vũng máu. Lúc đó cửa tiệm đă đóng, Carranza b́nh tĩnh cưa chồng cũ ra làm nhiều mảnh, quẳng vào thùng lạnh (freezer) cho đông, sau đó vùi với ciment dưới nền nhà. Holger Holz biến mất ai cũng tưởng anh ta đi xa.

    Việc buôn bán diễn ra b́nh thường và bà chủ có trái tim lạnh da diết với bồ mới Manfred Hinterberger.

    Người t́nh bị phân thây

    Manfred Hinterberger

    ở với Carranza ít lâu rồi quất ngựa truy phong theo bóng hồng khác. Nhưng một năm rưỡi sau đó Manfred lại vác va-li quay lại với “bà quả phụ áo đen” v́ bản thân anh chàng hào hoabị người t́nh mới tống cổ khỏi nhà.

    Carranza

    khai rằng bà thương hại Manfred nên đă chứa chấp hắn nhưng rồi phát giác ra hắn vẫn lén lút hẹn ḥ với người t́nh qua những mục nhắn tin với đầy lời ong tiếng ve. Một lần, sau cuộc hội họp bạn bè vào năm 2010, Carranza vô cùng bực bội v́ thấy người t́nh trong cuộc gặp mặt các cô gái trẻ đă dùng những lời lả lơi và mắt liếc đưa t́nh rất đáng ghét, nên “Băng tâm phu nhân” nghĩ tới sự trừng phạt cho cái thói Sở khanh của hắn.

    Trước ṭa, Carranza khai: đêm đó trên giường hắn ngoảnh mặt vào tường và ngáy kḥ kḥ. Điều này càng làm tăng cơn giận của kẻ nằm trơ một ḿnh. Bị cáo cho biết trong lúc điên cuồng, đă lần dưới nệm lấy khẩu Beretta, cũng là vũ khí bà từng dùng để giết ông chồng là Holger khi trước. Súng đă nạp đạn sẵn, Carranza nghiến răng bẻ găy chữ đồng, nổ súng vào kẻ bạc t́nh mấy phát vào đầu.

    Rồi cũng bằng thủ đoạn cũ, “Quả phụ áo đen” Carranza dùng cưa máy cưa nhỏ người t́nh và cho đông lạnh rồi vùi dưới hầm tiệm kem.

    Nếu không có sự t́nh cờ th́ tội ác của Cazzana không bao giờ bị phát giác.

    Carranza

    sau đó sang Ư với một chàng trai mới quen và cửa tiệm cà rem cũ được người chủ nhà cho tân trang vào năm 2011. Thế là công nhân xây cất t́nh cờ t́m ra nắm xương tàn của những kẻ yểu mạng bị con bọ ngựa cái ăn thịt.

    Carranza

    bị dẫn độ từ Ư về Áo, lúc này đă có thai hai tháng với người t́nh mới.

    Nhân vụ Carranza dân Áo, một xứ sở vốn thanh b́nh, đẹp như thơ, lại nhớ tới vụ Fritzl v́ luật sư bào chữa cho Carranza là Rudolf Mayer cũng từng bào chữa cho Fritzl, một sát thủ và dâm ô nổi tiếng ở Áo. Mayer đă thất bại trong vụ Fritzl, cũng bằng lư luận “bị cáo bị tâm thần nên hành động điên rồ”, liệu ông có thành công trong việc bảo vệ cho Carranza hay không cũng bằng lư do bị cáo tâm lư bất thường?

    Vào hôm thứ Năm 21/11, Estibaliz Carranza đă tái đáo pháp đ́nh. Luật sư bào chữa cho bị cáo cố thuyết phục bồi thẩm đoàn rằng đừng bị ảnh hưởng bởi những ǵ báo chí vẽ vời về Carranza và nhấn mạnh bị cáo chỉ là con bệnh tâm thần và nếu được chữa trị sẽ không gây tai hại cho xă hội.

    Tuy nhiên, chánh án Suzanne Lehr tại ṭa án ở Vienna cho rằng, mặc dầu tâm lư của bị can quá bất thường nhưng kế hoạch giết người chu đáo tỉ mỉ của bị cáo sau cái chết của các nạn nhân có thể nói bị cáo thích hợp với bản án tù chung thân. Nghe xong lời tuyên án, Carranza ̣a lên khóc và mếu máo nói lời cuối cùng: “Tôi chỉ c̣n biết nói là tôi rất ân hận v́ đă lấy tính mạng của Holger và Manfred” trước khi bị lôi vào nhà giam.

    Luật sư Rudolf Mayer cho biết sẽ chống án cho Carranza cũng như năm 2009 ông ta nộp đơn chống án cho Josef Fritzl về tội bắt cóc và hiếp dâm.

    Nhắc lại Josef Fritzl, dân Áo không mấy ai không nhớ tới bi kịch mà một cô gái Áo đă phải nếm trải trong 24 năm trời dưới nanh vuốt của người cha loạn dâm.

    Nạn nhân Elzabeth Fritzl đă bị cha là Josef Fritzl giam trong một tầng hầm chật chội, tối tăm, kiên cố và bí mật ngay trong nhà ḿnh ở Amstetten, gần Vienna. Nơi giam giữ cách biệt thế giới bên ngoài bằng một chiếc cửa cao bốn feet chỉ mở được bằng dụng cụ điều khiển từ xa và chỉ người cha loạn luân mới có mă số mở đóng.

    Trong nhiều năm, Elizabeth v́ bị cha hăm hiếp liên tục nên đă cho ra đời bảy đứa trẻ. Nạn nhân đă phải sinh đẻ trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, không có thuốc men, không có bác sĩ nên có đứa trẻ mới lọt ḷng mẹ đă thiệt mạng. Fritzle đă bỏ xác bé bất hạnh vào máy đốt cỏ trong vườn để thiêu hủy. Cuộc sống ngột ngạt thiếu ánh sáng, thiếu lương thực trong một căn pḥng hẹp đă khiến bầy trẻ c̣m cơi, bệnh hoạn về cả sinh lư lẫn tâm lư.

    Vụ án chỉ ra ánh sáng khi đứa con lớn của Elizabeth là Kersten, 19 tuổi, bị bệnh và Elizabeth thúc giục Fritzl đưa nó đi bệnh viện. Từ đó cảnh sát mới mở cuộc điều tra và phát giác ra một cảnh địa ngục mà trẻ thơ đă phải nếm trải trong bao nhiêu năm.

    Tháng Năm 2009, Josef Fritzl đă lănh bản án tù chung thân ở Áo về tội giam giữ hiếp dâm con gái trong 24 năm trời và sát hại một trong bảy đứa trẻ. Cũng như Carranza, không thể bảo rằng điên để xin giảm khinh tội lỗi quá tàn bạo.

    Vụ án Carranza cho thấy chân dung xám của một số phụ nữ thời “bạo hành và t́nh dục” lên ngôi: họ không khác nam giới, sẵn sàng thay đổi t́nh nhân, không ngần ngại ra tay dù bằng biện pháp tàn nhẫn nhất đối với kẻ họ chán ghét. Cũng may cho bọn tu mi nam tử, số nữ giới này chỉ là thiểu số nhưng câu chuyện Carranza cũng làm người ta nhớ tới hai câu Kiều nổi tiếng:

    “Đàn bà dễ có mấy tay

    Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan?”

    Thoibao Online

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cái giá của sự ly dị: phải cấp dưỡng 47.3 triệu mỹ kim hàng năm




    Milan, Ư Đại Lợi: Trong vụ án ly dị mới đây, ṭa án xứ Ư Đại Lợi đă truyền ông Silvio Berlusconi phải trả tiền cấp dưỡng cho bà vợ thứ hai, một số tiền khổng lồ lên đến 130 ngàn mỹ kim một ngày, hay 47.3 triệu mỹ kim một năm.



    Tuy nhiên bà vợ cũ Veronica Lario, năm nay 56 tuổi, đă không được chia phần tài sản cái biệt thự trị giá 100 triệu mỹ kim, gần thành phố Milan.





    Ông Berlusconi, năm nay 76 tuổi, đă được tạp chí Forbes, chọn là người giầu nhất xứ Ư với số tài sản của ông ta trên 6 tỷ mỹ kim.



    Ngay sau khi ly dị với bà vợ thứ nh́, nhà tỷ phú Berlusconi đang cặp kè với cô Francesca Pascale năm nay 27 tuổi. Người phụ nữ này nguyên là một vũ nữ trong các chương tŕnh văn nghệ (show girl), đang theo học các lớp dạy vế cách giao thiệp (etiquette course), trước khi bước lên làm mệnh phụ phu nhân.



    Nhà tỷ phú Berlusconi hiện đang chờ đợi, sẽ phải ra ṭa, về tội đă làm t́nh với cô Karima Mahroug, một gái điếm người Ma Rốc, dưới tuổi vị thành niên.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Châu Âu lo ngại về “bờ vực tài chánh” của Hoa Kỳ


    Thủ tướng Đức Angela Merkel đọc bài diễn văn hàng năm, ở thủ đô Berlin, Đức 30/12/12

    Henry RidgwellVOA

    31.12.2012
    LONDON — Một vài nhà lănh đạo châu Âu, trong những bài diễn văn cuối năm, đă có giọng điệu bi quan, cảnh báo về những khó kinh tế nhiều hơn trong năm 2013. Thêm vào cuộc khủng hoảng đồng euro là lo ngại về những cuộc thương thảo tài chánh tại Quốc hội Hoa Kỳ có thể có một ảnh hưởng sâu đậm trên toàn thế giới.

    Tại những thủ đô châu Âu, lễ hội đón chào năm mới đang tiến hành. Tuy nhiên đối với châu Âu là 12 tháng xáo trộn, và Thủ tướng Đức Angela Merkel kết thúc một năm bằng lời lẽ ảm đạm, cảnh báo là năm tới sẽ c̣n khó khăn hơn:

    “Những cải cách chúng ta đưa ra đang bắt đầu có tác dụng. Tuy nhiên chúng ta cần kiên nhẫn hơn. Cuộc khủng hoảng c̣n lâu mới qua khỏi.”

    Bài diễn văn của bà có thể làm cho lễ hội cuối năm mất vui, tuy bà có lư khi dè dặt.

    Ông Spyros Economides thuộc Trường Kinh tế London nói:

    “Sẽ có cuộc bầu cử tại Đức trong ṿng 10 tháng và điều này có nghĩa là không có ǵ quyết liệt có thể xảy ra trước khi chu kỳ bầu cử này khép lại.”

    Dù không phải là thành viên của khối sử dụng đồng euro, Anh cũng đang nỗ lực vượt qua những thay đổi tại châu Âu.

    Nhiều nhà lập pháp trong đảng của Thủ tướng David Cameron muốn rời khỏi EU. Trong bài diễn văn cuối năm, ông Cameron cũng có giọng điệu dè dặt:

    “Anh đang trong cuộc chạy đua toàn cầu để thành công. Đây là cuộc chạy đua với những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia; một cuộc chạy đua về việc làm và cơ hội cho tương lai. Do đó khi mọi người nói chúng ta có thể chậm lại trong việc cắt giảm các khoản nợ, chúng ta trả lời không.”

    Nợ nần đang kéo nền kinh tế Tây Ban Nha xuống. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nói t́nh trạng tài chánh của nước này ít nhất cũng vượt qua được trong năm 2012.

    Châu Âu sắp sửa chứng kiến sự trở lại của một khuôn mặt cũ khi cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi-bị buộc phải từ chức vào năm 2011-có kế hoạch lănh đạo phe trung hữu trong cuộc tổng tuyển cử tháng Hai sắp tới. Ông sẽ đối đầu với đương kim Thủ tướng Mario Monti.

    Tuy nhiên theo như ông Majoj Ladwa làm việc cho TJ Markets, một công ty môi giới của London th́ việc phục hồi của châu Âu có thể hoàn toàn bị chệch hướng nếu Quốc hội Hoa Kỳ thất bại trong việc đạt được một thỏa hiệp về các khoản vay của chính phủ, và rơi xuống “bờ vực tài chánh”.

    Các nhà phân tích nói câu châm ngôn cũ vẫn c̣n đúng, khi Hoa Kỳ nhảy mũi, thế giới bị cảm lạnh.

    ---------------------------------------

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Angela merkel - Người đàn bà thép
    Phong Thu, thông tín viên RFA
    2013-01-08

    Năm cũ đă qua, một năm mới đang bắt đầu. Thế giới có dịp ôn lại những thăng trầm, những chuyển biến của xă hội, và thiên tai dịch họa ảnh hưởng đến đời sống nhân loại.


    Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel

    Giá trị của sự vận hành, chuyển đổi quyền lực của các quốc gia hay sự thịnh vượng, hạnh phúc của một dân tộc không thể thiếu những vị lănh đạo có năng lực, phẩm cách, đạo đức và trí tuệ lớn. Họ là những người thay mặt muôn dân kiến tạo cho dân tộc ḿnh có một thế đứng đáng tin cậy trên chính trường quốc tế.
    Trưởng thành ở Đông Đức...

    Trong lịch sử Âu Châu chưa có một vị lănh đạo nào lại liên tục chiếm vị trí hành đầu trong danh sách b́nh chọn của tạp chí Forbes. Nhưng một “đoá hồng thép” đă tạo một ấn tượng rất đặc biệt trong ḷng hàng triệu người từ Âu sang Á, từ Đông sang Tây là nữ Thủ Tướng Đức Quốc-Angela Merkel.

    Lời chúc Mừng Năm Mới 2013 của bà Merkel vào ngày 31 tháng 12 năm 2012, đă gây sự chú ư cho giới truyền thông quốc tế và hàng triệu người trên thế giới. Bà đă gởi đến nhân dân Đức một thông điệp cảnh báo rằng năm 2013 sẽ c̣n có nhiều thử thách và sóng gió cần phải vượt qua. Bà nói:

    “Nhiều người đang đón chào năm mới với nỗi sợ hăi và lo âu. Và thực vậy, môi trường của nền kinh tế trong năm tới sẽ không dễ dàng hơn và sẽ c̣n nhiều khó khăn. Điều đó sẽ không làm cho chúng ta nản ḷng, nhưng trái lại c̣n khuyến khích chúng ta đi tới.”

    Bà nhấn mạnh đến sự khủng hoảng giá trị đồng euro trong khu vực và quyết tâm của bà trong việc thực hiện những cải cách mới đă đạt được trong năm qua. Bà tiếp: “Cuộc khủng hoảng nợ của các nước Châu Âu đă cho chúng ta thấy tầm quan trọng để điều chỉnh sự cân bằng. Những cải cách mà chúng ta đồng thuận đă bắt đầu có hiệu quả. Nhưng chúng ta cần phải hết sức kiên nhẫn. Bởi cuộc khủng hoảng nầy vẫn c̣n kéo dài và chưa thực sự chấm dứt. Nhiều việc thế giới cần phải làm, cũng như cần phải giám sát thị trường tài chánh. Thế giới vẫn không học đủ bài học về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Măi măi đừng bao giờ c̣n vô trách nhiệm để những vấn đề đó lại xảy ra một lần nữa. Trong xă hội của nền kinh tế thị trường, chính phủ là người giám hộ, và người dân đặt tất cả niềm tin vào đó.” (*).
    Theo Wikipedia, Bà Angela sinh ngày 17 tháng 7 năm 1954 tại thành phố Hamburg, Đông Đức chỉ cách Berlin 80 km. Cha bà là ông Horst Kasner là một Mục Sư và mẹ bà là bà Herlink, làm nghề dạy học. Bà học Khoa Vật Lư tại trường Đại Học Leipzig và tốt nghiệp Tiến Sĩ Vật Lư. Bà làm việc cho Viện Lư Hoá Trung Ương thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và sau đó bắt đầu công việc nghiên cứu Hoá Lượng Tử. Bà nói tiếng Anh lưu loát và có thể nói được cả tiếng Nga. Bà lập gia đ́nh lần đầu tiên đổ vỡ. Người chồng thứ hai của bà là ông Joachim Sauer, một Giáo Sư Hoá Học. Bà không có con.
    ... nhưng không tin Chủ nghĩa Cộng sản

    Bà Merkel là một người cấp tiến, nên không tin vào chủ nghĩa cộng sản. Năm 1989, khi bức tường Bá Linh sụp đổ, bà đă uống rượu chúc mừng. Khi đảng Demokratischer Aufbruch mới thành lập bà đă gia nhập và tham gia phong trào dân chủ. Sau khi đất nước thống nhất, trong một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 12, năm 1990, bà đắc cử vào Quốc Hội. Đảng bà sáp nhập với Đảng CDU của Tây Đức và trở thành Bộ Trưởng Phụ Nữ và Thanh Niên trong nội các của Thủ Tướng Helmut Kohl. Năm 1994, bà là người trẻ tuổi nhất được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ Trưởng Môi Trường và An Toàn Ḷ Phản Ứng Hạt Nhân. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định sự nghiệp của bà sau nầy. Ngày14 tháng 11 năm 2005, bà đă chính thức trở thành Thủ Tướng Đức.

    Bác Sĩ Trần Văn Tích, hiện đang cư ngụ tại Đức Quốc từ năm 1984. Ông đang làm việc cho các bệnh viện Đức, cộng tác viên của Hồng Thập Tự Cộng Hoà Liên Bang Đức. Ông là Chủ Tịch Hội Người Việt Tỵ Nạn. Ông cho biết thể chế dân chủ, đa đảng của Cộng Hoà Liên Bang Đức đă tạo cho bà Merkel có cơ hội trở thành Thủ Tướng:

    “Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức chấp nhận đa đảng. Phần nào tương tự như ở Hoa Kỳ, hiện có hai chính đảng lớn: Đảng CDU khuynh hướng Bảo Thủ và Đảng SPD khuynh hướng xă hội. Bà Angela Merkel là Chủ Tịch Đảng CDU. Trong kỳ bầu cử cách đây ba năm, Đảng CDU chiếm được đa số phiếu của cử tri. Nhưng chưa đủ số phiếu để thành lập một chính phủ. V́ vậy Đảng CDU phối hợp với hai Đảng CSU và Đảng SPD có khuynh hướng tự do và thủ lănh của Đảng SPD hiện nay là ông Phillip Roesler, một người tương đối quen thuộc với cộng đồng Việt Nam chúng ta. Đồng thời đang giữ chức Phó Thủ Tướng trong nội các của bà Merkel. Ba Đảng đó đă chiếm đa số ghế trong Quốc Hội Liên Bang. Cho nên, bà Merkel với tư cách là thủ lĩnh của Đảng lớn nhất là Đảng CDU nên được cử làm Thủ tướng. Tất nhiên qua bầu cử công bằng và dân chủ, bà Merkel, với vai tṛ lănh tụ đảng CDU, đă tạo được niềm tin rất lớn ở một số đông cử tri.

    Chủ nghĩa cộng sản chỉ làm cho con người trở thành dối trá.
    Bà Angela Merkel


    Toàn thể nước Đức tin tưởng bà v́ bà đă từng tham gia nội các từ thuở c̣n rất trẻ. Lúc đó, bà đă được cựu Thủ Tướng Helmut Kohl mời giữ chức vị Bộ Trưởng trong nội các của ông. V́ bà c̣n quá trẻ nên ông cựu Thủ tướng Helmut Kohl thân mật gọi là “das Mädchen, cô bé của tôi”. V́ bà có nhiều kinh nghiệm lănh đạo chính quyền, có khả năng hành chánh-tài chánh, đă tỏ ra có khả năng, có bản lĩnh đấu tranh cho dân chủ tự do.

    Bởi bà vốn gốc gác từ Đông Đức, bà đă trưởng thành trong môi trường cộng sản, dù rằng bà đă tốt nghiệp Đại học ở một Viện Đại học Đông Đức cũ, nhưng Bà luôn luôn không chấp nhận chế độ độc tài đảng trị. Bà từng tuyên bố một câu chúng ta có thể xem là một câu tuyên ngôn: “chủ nghĩa cộng sản chỉ làm cho con người trở thành dối trá”. Cũng do những lư do hầu như tương tự mà hiện nay CHLB Đức cũng có một Tổng Thống Đại diện cho quốc gia vốn là người xuất thân gốc Đông Đức cũ, ông Joachim Gauck. Như vậy, cả Tống Thống lẫn Thủ Tướng, hai chức vụ cao cấp nhất của quốc gia đều xuất thân từ chế độ cộng sản cũ- Đông Đức.”

    Chỉ trong ṿng 100 ngày cầm quyền, Angela Merkel đă được đánh giá là một trong những Thủ Tướng có năng lực và tín nhiệm nhất kể từ năm 1949 đến nay. Nước Đức có nền kinh tế phát triển bền vững nhất Châu Âu với GDP là 3,3 ngàn tỉ đô la. Bà cải tổ nội các, đưa nhiều phụ nữ vào nắm những chức vụ quan trọng trong chính phủ, tăng phụ cấp cho phụ nữ sinh con, giúp nước Đức phục hồi kinh tế, giảm nạn thất nghiệp với tỉ lệ thấp nhất trong suốt 22 năm qua. Tác giả Tatiana Serafin nhận xét rằng “người dân Châu Ấu đă bỏ phiếu chọn bà là chính trị gia có ảnh hưởng nhất.” (**)

    Vai tṛ của nước Đức trong khối EU

    Năm 2012 là năm đầy sóng gió và thử thách đối với bà Merkel. Kinh tế Châu Âu đang bị khủng hoảng, đồng Euro mất giá. Đất nước Hy lạp đang đứng trước t́nh trạng vỡ nợ. Vai tṛ của bà đă trở nên hết sức quan trọng. Bác sĩ Trần Văn Tích đă phân tích như sau:

    “Vai tṛ của Bà Merkel trong cơn khủng hoảng kinh tế tài chánh của Liên Âu được xem là vai tṛ lănh tụ, một vai tṛ quyết định. Điều đó là đương nhiên và không ai có thể phủ nhận được. Nước Đức là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới cho nên được xem là đầu tàu kéo đoàn tàu hoả Liên Âu. Nước Đức là nước giàu nhất trong các nước của khối Liên Âu, kể cả nước Pháp và nước Hoà Lan, nước Bỉ đều đứng sau nước Đức về phương diện tài chánh, kinh tế. Cho nên nước Đức trong thực tế đă gánh rất nặng mọi chi phí dành cho các tổ chức Trung Ương của Liên Âu như: Quốc Hội Liên Âu, Hội Đồng Liên Âu, đó là những tổ chức điều hành, đại diện Liên Âu. Đó là những tổ chức đẩy bộ máy Liên Âu vận hành hiệu quả. Thực tế cho thấy, nước Đức sẵn sàng góp phần rất lớn cho các khoản việc chi viện cho các quốc gia Liên Âu. Ngạn ngữ Pháp có câu Qui paie gouverne, nghĩa là ai chi tiền th́ người đó cai trị.

    Nước Đức đang chi tiền nhiều nhất, nặng nhất, mạnh nhất, lớn nhất nên nước Đức đứng vai tṛ lănh đạo trong cơn khủng hoảng kinh tế tài chánh của Liên Âu.”

    Ngày 9 tháng 10 năm 2012, bà Angela Merkel đến viếng thăm Hy Lạp, đă có hàng chục ngàn người biểu t́nh phản đối bà. Truyền thông Hy Lạp thường xuyên bêu rếu bà như một phát xít Đức, một tờ báo thiên tả của Anh, cũng lên án bà độc tài không thua ǵ lănh tụ Bắc Hàn. Nhưng ông Peter Gumbel đă viết trên tạp chí Times rằng “…Bà được xem là kẻ thù số 1 của cộng đồng và là vị cứu tinh tiềm năng của thế giới. Sự thật không phải bà cực đoan, nhưng bà là cầu thủ quan trọng nhất trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Bà không phải là nhà độc tài, nhưng bà có thể ra điều kiện. Và điều đó, có lẽ nhiều hơn bất cứ điều ǵ, là lư do tại sao rất nhiều người nổi điên với bà.” (***)

    Nước Đức đă đóng góp lớn nhất vào quỹ giải cứu Hy Lạp khỏi vỡ nợ. Bà Merkel bị người Hy Lạp căm ghét v́ bà ép buộc chính phủ nước này ban hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng để đổi lấy viện trợ.

    Ông Đào Văn Bất, một Kỹ Sư ngành “Kỹ Nghệ Chế Biến”. Ông sang Tây Đức du học từ cuối tháng 10 năm 1967, nguyên là Chủ Tịch "Tổng Hội Sinh Viên và Kiều Bào tị nạn tại CHLBĐ". Ông cho biết v́ sao bà Merkel có biệt danh “người đàn bà thép” Ông nói:

    Nước Đức đang chi tiền nhiều nhất, nặng nhất, mạnh nhất, lớn nhất nên nước Đức đứng vai tṛ lănh đạo trong cơn khủng hoảng kinh tế tài chánh của Liên Âu.
    Bác sĩ Trần Văn Tích

    “Đối với người Đức theo nhận xét của tôi th́ trách nhiệm dân tộc của họ rất được đề cao. Khi giải quyết vấn đề Hy Lạp th́ tiền chuyển sang đó cũng giống như đổ vào cái thùng không đáy. Đối với bà Merkel là trách nhiệm cho thế hệ sau nữa chớ không phải tiền bỏ ra nhiều hay ít mà nó c̣n dây dưa tới thế hệ sau. Theo như báo chí nói th́ ư thức hành chánh, tổ chức hành chánh của Hy Lạp rất lạc hậu so với những nước Âu Châu khác. Hệ thống thu thuế coi như cũng không có. Số tiền mà Quốc Hội Châu Âu chuyển sang đó là một phần rất lớn để hệ thống hoá lại công việc hành chánh rất lớn. Bà Mekel rất cứng trong vấn đề đó”.

    Kể từ năm 2005, tạp chí Forbes đă liên tiếp b́nh chọn bà Angela Merkel là người đứng đầu danh sách những phụ nữ quyền lực nhất và ảnh hưởng nhất thế giới qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2011, và năm 2012, bà Angela Merkel một lần nữa chiếm vị trí hàng đầu với những lời b́nh luận như sau: “Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới là xương sống của 27 thành viên Châu Âu, và bà đă mang trên đôi vai sứ mạng về số phận của đồng euro. Bà cứng rắn yêu cầu thắt lưng buộc bụng để giảm bớt cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đă bị thách thức bởi những quốc gia bị thiệt hại nặng phía Nam và gây ảnh hướng cả những nước ở phía Bắc…” (****)

    Bà Moira Forbes, chủ tịch ForbesWoman phát biểu rằng: “Dù họ đang điều hành các công ty hàng tỷ đô la, lănh đạo các quốc gia, định h́nh khung văn hóa cho đời sống chúng ta hay họ đi đầu trong các sáng kiến nhân đạo, th́ những người phụ nữ được vinh danh ở đây đều đang thay đổi hành tinh một cách sâu sắc và mạnh mẽ”.

    Thế giới đă so sánh bà Merkel giống bà Thatcher, Thủ Tướng Anh. Nhưng không, bà không giống bà Thatcher, nhưng bà là một thanh sắt cắm sâu xuống ḷng đất chính trị của Châu Âu và bà là một phụ nữ đă dám nói ngược lại, làm ngược lại những ư muốn đồng thuận của thế giới./.

    Tài liệu tham khảo: Quư vị nào muốn t́m hiểu chi tiết hoặc kiểm chứng nội dung. Xin vào các website dưới đây:

    (*).http://www.guardian.co.uk/business/2...13-predictions

    (**).Wikipedia

    (***)http://www.time.com/time/magazine/ar...118797,00.html

    (****)http://www.forbes.com/profile/angela-merkel/

    Những tài liệu liên quan:

    http://topics.bloomberg.com/angela-merkel/

    http://biz.thestar.com.my/news/story...1&sec=business
    http://www.bbc.co.uk/news/world-europe-20873202

    http://www.bbc.co.uk/news/world-europe-18048942

    http://www.nytimes.com/2012/12/31/wo...many.html?_r=0

    http://www.dailymail.co.uk/news/arti...s-address.html

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ông Nguyễn Phú Trọng đến châu Âu
    Cập nhật: 12:18 GMT - thứ năm, 17 tháng 1, 2013


    Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy gặp ông Nguyễn Phú Trọng




    Việt Nam đang kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước châu Âu

    Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa hạ cánh xuống Âu châu vào lúc trưa nay giờ Việt Nam, bắt đầu chuyến công du đến các nước Bỉ, Liên minh châu Âu, Ý và Anh.

    Brussels là điểm dừng chân đầu tiên của ông Trọng trong chuyến công du kéo dài từ ngày 17 cho đến ngày 24/1.

    Việc lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đi thăm các nước tư bản vốn là chuyện hiếm gặp, ngoại trừ các nước có quan hệ gần gũi với Việt Nam như Nhật, Pháp, Úc hay Nga.
    Lần đầu đi Tây Âu

    Theo Thông tấn xã Việt Nam, đây là chuyến thăm Tây Âu lần đầu tiên của ông Trọng trên cương vị tổng Bí thư và cũng là lần đầu tiên một tổng bí thư Đảng đi thăm những nước này sau nhiều thập niên.

    Gần đây nhất, ông Trọng có chuyến đi Singapore hồi tháng Chín năm ngoái.

    Đứng ra mời ông Trọng lần này không phải là lãnh đạo đảng phái như hồi chuyến thăm Singapore mà là Thủ tướng Bỉ Elio Di Rupo, Tổng thống Ý Giorgio Napolitano, Thủ tướng Anh David Cameron và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy.

    Phái đoàn của ông Trọng còn có phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Phạm Quang Vinh, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Công an Tô Lâm và người phụ trách về ngoại giao của Đảng là ông Hoàng Bình Quân.

    Tại Brussel, Tổng bí thư Trọng sẽ tiếp xúc với nước chủ nhà trước khi đến thăm trụ sở Liên minh châu Âu (EU).

    Đại sứ Vatican tại Brussels cũng ra sân bay đón ông Trọng, theo tường thuật của hãng tin nhà nước Việt Nam.

    Dự kiến ông Jose Manuel Barroso, chủ tịch Ủy ban châu Âu, sẽ tập trung vào hồ sơ nhân quyền trong buổi hội kiến với ông Trọng, theo hãng tin Pháp AFP.

    Việt Nam thời gian gần đây bị cộng đồng quốc tế lên án với hàng loạt các bản án tù nặng nề dành cho những người mà chính quyền cáo buộc ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ hay ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

    Các nước phương Tây lên án các bản án này thực chất là nhằm trấn áp đối kháng và chà đạp lên những quyền tự do cơ bản của con người.
    Mục đích chuyến thăm

    Theo thông báo chính thức từ Việt Nam trước thềm chuyến thăm, thì ông Trọng thăm Bỉ là để ‘tăng cường quan hệ chính trị’ và ‘xem xét khả năng nâng cấp quan hệ’ với nước này.

    Còn đối với EU, chuyến thăm của ông Trọng là để khẳng định tầm quan trọng của EU đối với Việt Nam và ‘tháo gỡ những vấn đề tồn tại’.

    Một trong những ‘vấn đề tồn tại’ lớn nhất giữa hai phía trong thời gian qua chính là hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

    Liên minh châu Âu hiện là thị trường lớn nhất của hàng hóa Việt Nam, vượt trên cả Hoa Kỳ, và là đối tác viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.

    Còn tại Ý, ông Trọng dự tính sẽ cùng với lãnh đạo chủ nhà ‘nâng cấp’ mối quan hệ song phương lên mức ‘đối tác chiến lược’.

    Tại Vương quốc Anh, nước đã là đối tác chiến lược của Việt Nam từ năm 2010, chuyến thăm lần này của ông Trọng là để ‘hiện thực hóa nội hàm quan hệ đối tác chiến lược’

  8. #8
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    Có thể nào NPT đang đi ḍ đường chạy cho hắn và đồng bọn chóp bu VC. Chúng cảm thấy cái chết gần kề (Libya, Syria) và không tin tưởng vào sự bảo vệ của TC.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chủ tịch Châu Âu nhắc Tổng bí thư Việt Nam về vụ xử blogger


    VOA Tiếng Việt

    22.01.2013
    Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu mới lên tiếng về t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam trong các buổi tiếp xúc với Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Brussels, Bỉ.

    Bà Maja Kocijancic, nữ phát ngôn viên của người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton, đă cho VOA Việt Ngữ biết như vậy về chuyến công du châu Âu của ông Trọng mà bà coi là ‘rất quan trọng’.

    Bà Kocijancic cũng cho hay rằng Tổng bí thư Việt Nam đă gặp hầu như tất cả các nhân vật quan trọng nhất của EU, và hai bên đă bày tỏ cam kết tăng cường quan hệ.

    Bà Kocijancic nói: "Đôi bên cam kết mở rộng và tăng cường quan hệ giữa EU và Việt Nam trên cơ sở các thỏa hiệp về đối tác và hợp tác cũng như thỏa thuận về thương mại tự do trong tương lai."

    Cả hai vị chủ tịch của Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu đều nêu lên vấn đề này. Cụ thể, họ đă nêu lên trường hợp các blogger mới đây bị tuyên các án tù dài hạn trong tháng trước, mà EU cũng đă ra tuyên bố công khai...
    Phát ngôn viên Maja Kocijancic.
    Ông Trọng tới Liên hiệp châu Âu theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy khi ông tới thăm Việt Nam hồi cuối tháng Mười năm 2012.

    Theo nữ phát ngôn viên Kocijancic, ngoài việc trao đổi các vấn đề kinh tế, hai bên cũng thảo luận các vấn đề c̣n khác biệt mà Liên hiệp châu Âu vẫn c̣n quan ngại, và nhân quyền là một trong các vấn đề lớn nằm trong chương tŕnh nghị sự.

    Bà Kocijancic nói: "Cả hai vị chủ tịch của Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu đều nêu lên vấn đề này. Cụ thể, họ đă nêu lên trường hợp các blogger mới đây bị tuyên các án tù dài hạn trong tháng trước, mà EU cũng đă ra tuyên bố công khai."

    Việt Nam mới đây đă kết án 14 người Công giáo và Tin lành được cho là các nhà hoạt động và các blogger ôn ḥa.

    Phát ngôn viên Maja Kocijancic.
    ​​Được biết, tháp tùng ông Trọng trong chuyến công du châu Âu từ ngày 17 tới 24/1 c̣n có một phái đoàn hùng hậu bao gồm nhiều giới chức cấp cao trong Đảng.

    Ngoài EU ở Bỉ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam c̣n tới Italia và Anh.

    Tin cho hay, đây là lần đầu tiên ông Trọng tới Tây Âu trên cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Bà Kocijancic cho biết nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa EU và Việt Nam nên phía châu Âu sẽ ‘nhất quyết và thường xuyên nêu lên vấn đề này’.

    Bà Kocijancic nói: "Chúng tôi ủng hộ việc thúc đẩy nhân quyền và pháp quyền ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng đó là các lực đẩy quan trọng trong quá tŕnh phát triển đất nước. Chúng tôi tin rằng việc đạt tiến bộ trong các vấn đề này là điều quan trọng. Việt Nam và EU đă thiết lập và tiến hành hai ṿng đối thoại về nhân quyền trong năm ngoái. Vấn đề này cũng là một phần không thể tách rời trong mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên."

    Đó cũng chính là những điều Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đă nhấn mạnh trong cuộc họp báo với Chủ tịch Trương Tấn Sang khi ông thăm Việt Nam hồi cuối năm 2012.

    Tin cho hay, hôm 22/1, Đức Giáo hoàng Benedict XVI đă tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng tại Vatican.

    Cuộc gặp này được coi là một động thái gây ngạc nhiên v́ Đức Giáo hoàng thường tiếp nguyên thủ quốc gia, thay v́ một người đứng đầu một đảng phái chính trị. Ngoài ra,Việt Nam và Vatican chưa thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ.

  10. #10
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Binh sĩ NATO đến Thổ Nhĩ Kỳ bị phản đối



    Đơn vị phi đạn Patriot thứ nhất trong tổng số 6 đơn vị sẽ triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ đă được đưa đến nơi cùng với các đơn vị quân đội của Đức.

    VOA

    22.01.2013
    Các binh sĩ Đức và Hà Lan tham gia một sứ mệnh của NATO gần biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đă đến miền nam Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Hai, và gặp phải sự phản đối của mấy trăm người không chấp nhận sự xuất hiện của vũ khí và quân đội nước ngoài trên nước họ.

    Một số người biểu t́nh đă đụng độ với cảnh sát chống bạo động và đă bị bắt giữ khi họ t́m cách vượt qua rào cản ở cảng Iskenderun, nơi các binh sĩ Hà Lan cập bờ.

    Đơn vị phi đạn Patriot thứ nhất trong tổng số 6 đơn vị sẽ triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ đă được đưa đến nơi cùng với các đơn vị quân đội của Đức trong cùng ngày.

    Một người phát ngôn của đơn vị phi đạn Patriot của NATO nói phi đạn này được triển khai với mục đích duy nhất là pḥng vệ.

    Điểm quan trọng nhất của sứ mạng này là sự bố trí này là một sự bố trí trong phạm vi Nato. Việc này mạnh mẽ thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm của liên minh NATO, và phản ánh nhiệm vụ cốt lơi của liên minh là bảo vệ và pḥng vệ cho các thành viên. Việc triển khai này chỉ mang một mục tiêu duy nhất là pḥng vệ, và để giảm mức độ của cuộc xung đột ở Syria, và đồng thời cũng để ngăn chặn bất cứ mối đe dọa nào có thể xuất phát từ Syria - mối đe dọa bằng phi đạn đối với người dân hay lănh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của liên minh.

    Tuy nhiên, một số người Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ sự xuất hiện của quân đội và vũ khí nước ngoài.

    Ông Abdullah Kirazci nói rằng 1.500 binh sĩ nước ngoài trên đất Thổ Nhĩ Kỳ có thể là điềm báo trước của một cuộc xâm lăng.

    Ông Abdullah nói: "Binh sĩ nước ngoài triển khai đến Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là đất nước chúng tôi bị xâm lăng, và chúng tôi sẽ chống ngoại xâm với tất cả khả năng của chúng tôi. Riêng tôi, tôi sẽ chống lại, bởi v́ đây là lần đầu tiên kể từ cuộc Chiến tranh giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước chúng tôi bị ngoại xâm - một cách nghiêm trọng, thực tế và rơ ràng. Hôm nay chúng tôi thấy đất nước bị ngoại xâm không chỉ giới hạn ở chỗ bán đi những hải cảng của chúng tôi, mà chúng tôi c̣n thấy những ǵ đằng sau những hoạt động này: rơ ràng đó là sự chuẩn bị để xâm lăng đất nước chúng tôi trong tương lai."

    Nhiều người biểu t́nh khác cho rằng phi đạn Patriot được triển khai không phải để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, mà để bảo vệ lợi ích của các cường quốc thế giới.

    Đức, Hà Lan và Hoa Kỳ, mỗi nước cung cấp hai đơn vị phi đạn Patriot để giúp thành viên Thổ Nhĩ Kỳ của NATO pḥng vệ trước t́nh trạng bạo động ở nước láng giềng Syria có thể sẽ lan sang Thổ Nhĩ Kỳ.

    Bạo động đă bùng phát mạnh dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều tháng qua, với việc Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích sang bên kia biên giới để trả đũa những vụ đạn pháo của Syria bắn sang đất Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Liên hiệp quốc, cuộc nội chiến ở Syria kể từ tháng 3 năm 2011 đă làm cho hơn 60.000 người thiệt mạng.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2012, 08:13 PM
  2. Replies: 11
    Last Post: 30-04-2012, 07:51 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 24-03-2011, 04:27 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 07-01-2011, 11:08 AM
  5. Thông Báo Của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu
    By Sydney in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 22-09-2010, 06:16 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •