Page 20 of 20 FirstFirst ... 101617181920
Results 191 to 196 of 196

Thread: VIỆT NAM - MIẾN ĐIỆN TRÊN BÀN CỜ HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC

  1. #191
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thái Lan, Trung Quốc tăng cường hợp tác thương mại



    Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Bangkok

    BANGKOK — Thái Lan và Trung Quốc đồng ư tăng cường các mối quan hệ kinh tế trong chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đến Bangkok. Từ thủ đô của Thái Lan, thông tín viên Ron Corben của đài VOA trích lời các nhà phân tích nói rằng chuyến viếng thăm này diễn ra không lâu sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và nêu bật sự quan tâm của nhiều nước đối với triển vọng tích cực của kinh tế vùng Đông Nam Á.

    Các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày hôm nay tập trung vào việc tăng cường thêm nữa các mối liên hệ về kinh tế sau khi một hiệp định thương mại quan trọng giữa Thái Lan và Trung Quốc được loan báo hồi tháng tư năm nay.

    Dựa theo thỏa thuận được thực thi trong ṿng 5 năm, chính phủ hai nước đồng ư theo đuổi những mục tiêu đầy tham vọng để khuyếch trương thương mại và đầu tư, song song với việc hợp tác thúc đẩy du lịch để kim ngạch mậu dịch song phương gia tăng với tỉ lệ 15% mỗi năm.

    Trong cuộc tiếp xúc với báo chí ở Bangkok, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng Trung Quốc xem Thái Lan và một đối tác thương mại quan trọng.

    Ông Ôn Gia Bảo cho biết cả hai nước đă đồng ư thực thi kế hoạch 5 năm về phát triển và thương mại với việc tăng cường hợp tác và đầu tư trong lănh vực nông nghiệp, cùng với các dự án liên quan tới việc quản lư giao thông, nguồn nước và cơ sở hạ tầng.

    Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cũng bày tỏ hậu thuẫn cho việc tăng cường hợp tác trong lănh vực nông nghiệp.

    Vị nữ Thủ tướng của Thái Lan nói rằng chính phủ Trung Quốc muốn mua các loại nông sản của Thái Lan, nhất là gạo.


    Báo chí Thái Lan nói rằng trong các cuộc thảo luận này Trung Quốc đă đồng ư mua thêm gạo của Thái Lan ở cả hai cấp độ chính phủ và tư nhân.

    Tin tức hồi đầu tuần này cho biết Thái Lan hy vọng bán 5 triệu tấn gạo cho Trung Quốc để giảm bớt lượng gạo tồn kho mà chính phủ đă tích trữ dựa theo một kế hoạch thu mua gây nhiều tranh căi, trong đó chính phủ mua gạo của nông dân với giá cao hơn giá trên thị trường quốc tế.


    C̣n tiếp...

  2. #192
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Trung Quốc muốn mua các loại nông sản của Thái Lan, nhất là gạo


    Lượng gạo mà Trung Quốc mua của Thái Lan đă giảm hơn 50% trong năm nay, từ khi chương tŕnh vừa kể được bắt đầu áp dụng. Tại cuộc họp hôm nay, Trung Quốc đồng ư mua 250.000 tấn gạo của Thái Lan.

    Thỏa thuận này đạt được chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Bangkok trong chuyến du hành nhằm thúc đẩy cho chiến lược mới của Hoa Kỳ là tăng cường hoạt động thương mại và ngoại giao ở Á châu Thái b́nh dương.

    Hoa Kỳ đă gia hạn một hiệp ước an ninh lâu đời với Thái Lan và đang thương lượng với giới hữu trách Bangkok về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái b́nh dương TPP, là khu mậu dịch tự do do Hoa Kỳ khởi xướng.

    Ông Somphob Manarangsan, giáo sư kinh tế học ở Bangkok, nói rằng những chuyến viếng thăm mới đây của các nhà lănh đạo cấp cao của Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy một h́nh ảnh tương phản là Trung Quốc có những mối liên hệ kinh tế rất mạnh trong khu vực, trong khi sức mạnh chính của Hoa Kỳ là trong các lănh vực an ninh, nhưng yếu hơn về mặt kinh tế.

    Ông Somphop nói: "Quí vị có thể thấy là khi Tổng thống Obama đến khu vực này, Hoa Kỳ muốn thúc đẩy cho kế hoạch TPP để có được sự cải thiện về hợp tác kinh tế giữa Hoa Kỳ với các nước trong vùng này. Nhưng ông Ôn Gia Bảo th́ muốn t́m cách lợi dụng một số yếu tố về văn hóa, giáo dục, xă hội, như việc mở các trung tâm văn hóa Trung Quốc ở Thái Lan, để dùng quyền lực mềm cho mục tiêu tăng cường hợp tác với khu vực này."

    Giáo sư Somphob nói rằng tuy các nước như Thái Lan đă có thể tạo lập một sự cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington, nhưng việc này có thể trở nên khó khăn hơn trong tương lai, khi các hoạt động mậu dịch, kinh doanh và đầu tư trong khu vực tiếp tục gia tăng một cách nhanh chóng.


    http://www.voatiengviet.com/content/...i/1550305.html

  3. #193
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt Nam lại xấu mặt ở Nam Van

    Phạm Trần - Ông Aquio nói ngoài Phi Luật Tân c̣n một nước nữa “không tán thành ư kiến loại bỏ yếu tố Quốc tế hóa”. Ông Aquino không nêu tên nhưng sau đó các viên chức Phi cho biết nước đó chính là Việt Nam. Nhưng tại sao đại biểu của Việt Nam ngồi trong pḥng họp khi xảy ra sự cố này là ông Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng đoàn và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh đă không dám nói nửa câu để bảo vệ danh dự cho nước ḿnh?...


    *

    “Trung Quốc và các nước ASEAN có đủ trí tuệ và năng lực, xử lư ổn thỏa mọi vấn đề kể cả tranh chấp quyền lợi lănh thổ và biển, giữ ǵn toàn cục hợp tác phát triển Đông Á trong điều kiện không bị sự quấy nhiễu của bên ngoài.”


    “Lâu nay, hợp tác Đông Á được thúc đẩy thuận lợi ở mức tối đa là do các nước ASEAN đă gác lại tranh chấp, tăng cường nhận thức chung, h́nh thành sức mạnh tổng hợp theo "Phương thức ASEAN", tinh thần này cũng cần trở thành đề xướng và tuân thủ của các bên hợp tác Đông Á.”


    Đó là lời tuyên bố của Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo tại kỳ Hội nghị cấp cao thứ 15 với Hiệp hội các nước Đông Nam Á họp tại Nam Vang, Cao Miên ngày 19/11 (2012), được đăng tải trên báo điện tử của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Cộng (China Radio International, CRI).


    Thông điệp của ông Ôn Gia Bảo được phía Trung Cộng giải thích rằng Bắc Kinh chỉ muốn giải quyết tranh chấp lănh thổ với “các nước trực tiếp liên quan” và không có can dự của các nước khác.


    Thêm vào đó, phía Trung Cộng cho rằng Thỏa hiệp Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, tiếng Anh gọi là Declaration of Conduct, DOC, kư tại Nam Vang (Cao Miên) năm 2002 giữa Trung Cộng và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (The Association Of South East Asia Nations, ASEAN) đă “giới hạn” các cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp mà thôi.


    Nguyên nhân sâu xa

    Ở câu nói thứ nhất của ông Ôn Gia Bảo không có ǵ mới mà chỉ lập lại lập trường cố hửu của Trung Cộng: Không nói chuyện tranh chấp với “cả khối 10 nước” của ASEAN mà chỉ nói chuyện “song phương” với nước có tranh chấp với Trung Cộng, trong trường hợp này chỉ có 4 Quốc gia trong số 10 nước của ASEAN bao gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á và Brunei.


    Trực tiếp và quan trọng nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân.


    Phía Việt Nam có chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa (bị Trung Cộng chiếm của Việt Nam Cộng Ḥa năm 1974) và Trường Sa (Trung Cộng đă chiếm mất 8 đảo đá ngầm trong cuộc chiến năm 1988).


    Phi Luật Tân có tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng ở băi Macclesfield và băi cạn Scarborough mà Bắc Kinh gọi là quần đảo Trung Sa.


    Ngoài ra vùng lănh thổ Đài Loan đă chiếm đóng đảo Ba B́nh trong hệ thống quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ sau Thế chiến thứ II và đă xây dựng các cơ sở quân sự để pḥng thủ, cũng nằm trong tầm mắt tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng.


    Tuy nhiên, Trung Cộng chưa bao giờ dùng vơ lực quấy nhiễu hay tấn công lính Đài Loan ở Ba B́nh nên nhiều người nghĩ Đài Loan và Bắc Kinh đă có thỏa thuận ngầm với nhau v́ Trung Cộng luôn luôn coi Đài Loan là phần lănh thổ của ḿnh.


    Các nhà địa lư và chuyên viên biển đảo của Mỹ ước tính diện tích của Biển Đông trên 3 triệu cây số vuông và có số lượng dầu khí có từ 28 đến 213 tỷ thùng, đủ cho Bắc Kinh dùng trong 60 năm. Biển Đông cũng có lượng khí đốt ít nhất cũng trên 3 ngàn tỷ mét khối, đủ cho Trung Cộng sử dụng trong 30 năm!


    Đó là lư do tại sao Bắc Kinh đă t́m mọi cách đến chiếm Biển Đông bằng cách tự vẽ ra đường Lưỡi Ḅ, hay c̣n gọi là Đường 9 Đoạn bao vùng từ 80 đến 85% diện tích Biển Đông.


    Vấn đề chủ quyền mơ hồ về “Đường Lưỡi Ḅ” “xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 trong phụ đồ "Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải" của "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc" (Chú thích: Trung Hoa Quốc Dân Đảng) do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành. Nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa (Chú thích: Trung Hoa Cộng sản từ 1949) sau khi thành lập vẫn xác định cương vực trên biển Đông theo "đường mười một đoạn" của Trung Hoa Dân Quốc, đến năm 1953 th́ bỏ hai đoạn trong Vịnh Bắc Bộ, trở thành "đường chín đoạn". (Tài liệu Bách Khoa Toàn Thư mở).


    “Đường Lưỡi Ḅ” trở thành nghiêm trọng vào ngày 06/05/2009 khi Bắc Kinh nạp tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc.


    24 giờ đồng hồ sau đó (07/05/2009), Việt Nam, Malaysia và sau đó đến lượt Nam Dương đă phản đối và hoàn toàn bác bỏ tấm bản đồ này.


    Mặc cho các nước liên hệ phản đối Trung Cộng tiếp tục lấn tới, dù ngoài miệng Bắc Kinh luôn luôn rêu rao đối với Việt Nam th́ lúc nào cũng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.


    Bằng chứng là Trung Cộng đă thành lập chính quyền Thành phố Tam Sa bao gồm Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa. Trung Cộng cũng tấp nập thiết kế các trạm tiếp liệu quân sự trên biển, lập cầu không vận và căn cứ quân sự nổi song song với việc tổ chức các chuyến du lịch Hoàng Sa, bất kể phản đối của Việt Nam và các nước liên quan.


    Song song với các hành động “hợp thức hóa vùng chiếm đóng”, Trung Cộng c̣n gia tăng các cuộc tấn công, chận bắt và ngăn cản ngư dân Việt Nam đến đánh bắt trong vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa


    V́ vậy, khi ông Ôn Gia Bảo khẳng định không nói chuyện với một “tập thể Đông Nam Á” hay phản đối dự kiến “quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông” là có ư kéo dài thời gian để chia rẽ ASEAN ḥng thực hiện mưu kế “đánh lẻ” từng nước cho dễ, nhất là trường hợp Việt Nam lại là con nợ khổng lồ của Trung Cộng từ nhiều năm qua!


    Quan trọng hơn, ông Ôn Gia Bảo đă tạt gáo nước lạnh vào mặt ASEAN để làm ngơ đề nghị thảo luận Code Of Conduct (COC) có yếu tố ràng buộc pháp lư giữa ASEAN và Trung Cộng chặt chẽ hơn thỏa hiệp “áp dụng hay không tùy thiện chí mỗi nước” của DOC năm 2002.


    C̣n tiếp...

  4. #194
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nước đổ đầu vịt

    Như vậy là xôi hỏng bỏng không. ASEAN đă mất nhiều thời gian họp và nhân nhượng lẫn nhau trước khi hoàn thành dự thảo COC để trao cho chủ nhà là Chủ tịch ASEAN Hun Sen của Cao Miên trước khi ông này trao cho ông Ôn Gia Bảo đang chính thức thăm viếng Cao Miên.


    Rất tiếc vai tṛ “người đưa thư” của Hun Sen đă bị chính đương sự làm cháy túi bằng hành động về hùa với Ôn Gia Bảo khi Hun Sen đơn phương tuyên bố hôm 19/11 (2012) rằng ASEAN đă đồng ư hôm Chủ Nhật 18/11/2012 “không quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông.


    Lời tuyên bố của Hun Sen đưa ra tại phiên họp giữa ASEAN và Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda lập tức bị Tổng Thống Phi Luật Tân Benigno Aquino III phản đối khiến Hun Sen phải ngưng bài diễn văn.


    Ông Aquino III nói với các phái đoàn không làm ǵ có chuyện tất cả các nước của ASEAN đă đồng ư như lời tuyên bố của ông Hun Sen.


    Ngược lại, Tổng thống Aquino III đ̣i phải mời các quốc gia có quyền lợi tại khu vực, điển h́nh như Hoa Kỳ, cùng tham dự thương thuyết chủ quyền trên biển với Trung Quốc.


    Nhưng ông Ôn Gia Bảo đă bác bỏ ư kiến này và cũng không nhắc ǵ đến bản dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biền Đông, hay c̣n được gội là Code of Conduct, COC của ASEAN.


    Trong khi ASEAN kêu gọi Trung Cộng thảo luận “càng sớm càng tốt” th́ Bắc Kinh lại “đánh bài lảng” để “ngâm tôm” yêu cầu của ASEAN, ngay trước ngày ASEAN kết thúc kỳ họp hôm 20/11/2012.


    Việt Nam tự bôi mặt


    Nhưng lập trường của Việt Nam tại Hội nghị Nam Vang như thế nào?



    Trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Nam Vang như người bị “què chân” sau khi thoát h́nh phạt kỷ luật của Ban Chấp hành Trung ương đảng. Ông ta không có sáng kiến ǵ mới hơn lập trường cũ, theo đó Việt Nam nói rằng:


    “- Biển Đông đă trở thành vấn đề quan tâm chung, liên quan tới bảo đảm ḥa b́nh, ổn định và an ninh ở khu vực. T́nh h́nh khu vực này thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, ASEAN cần phát huy hơn nữa vai tṛ và tiếng nói của ḿnh trong vấn đề này trên cơ sở quan điểm chung đă có đồng thuận là: nhấn mạnh ḥa b́nh, ổn định ở Biển Đông, trong đó có vấn đề an ninh, an toàn hàng hải; tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982, trong đó có các quy định của Công ước về việc tôn trọng Vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp ḥa b́nh; tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC.


    - Hoan nghênh Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, một lần nữa khẳng định lập trường chung của ASEAN về vấn đề này; đề nghị giao các Bộ trưởng và quan chức cao cấp bàn biện pháp bảo đảm triển khai đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố này.


    - Ghi nhận những tiến triển đạt được trong việc thực hiện DOC thời gian qua, trong đó có việc thông qua Quy tắc hướng dẫn triển khai DOC; ủng hộ việc thông qua Tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 10 năm kư DOC, qua đó ASEAN và Trung Quốc cần tái khẳng định mạnh mẽ quyết tâm thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC v́ mục tiêu chung là ḥa b́nh, an ninh và xây dựng ḷng tin.”


    Nhưng Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông có ǵ mới không?


    Dứt khoát không, v́ nó chỉ lập lại chuyện cũ, sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN họp tại Nam Vang hồi tháng 7/2012 không san bằng được bất đồng ư kiến về vấn đề Biển Đông với Trung Cộng.


    Nước chủ nhà Cao Miên, bị Trung Cộng áp lực, lầu đầu tiên trong 45 năm, đă quyết định không ghi vấn đề Biển Đông vào Thông cáo chung để làm hài ḷng Bắc Kinh, sau một ngày nhận được viện trợ kinh tế 1 tỷ Dollars của Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Hồ Cẩm Đào khi ấy bất ngờ đến Cao Miên thăm viếng.


    Hành động của Cao Miên đă bị lên án khắp thế giới và gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng với Việt Nam và Phi Luật Tân.


    Cuối cùng Nam Dương đă t́nh nguyện đứng ra hàn gắn đổ vỡ bằng cách đi từng nước để thương thuyết.


    Sau cùng Nguyên Tắc 6 điểm đă đạt được có nội dụng như sau:


    1. Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).


    2. Hướng dẫn thực hiện DOC (2011).


    3. Sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).


    4. Hoàn toàn tôn trọng các nguyên tắc đă được thừa nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).


    5. Các bên tiếp tục kiềm chế và không sử dụng bạo lực.


    6. Giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp, phù hợp với các nguyên tắc đă được thừa nhận của Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).

    Nhưng tại Nam Vang, ngày 19/11/2012, cùng ngày ASEAN họp với Trung Cộng và Nhật Bản th́ ông Hun Sen lại “đơn phương” tuyên bố trong phiên họp ngày 18/11 (2012), ASEAN đă thống nhất không “quốc tế hóa” xung đột ở Biển Đông khiến Tổng Thống Phi Luật Tân Benigno Aquino III phải giơ tay cắt ngang lời nói của ông Hun Sen để bác bỏ ư kiến của Thủ tướng Cao Miên khiến cả hội trường choáng váng.


    Sau đó chủ nhà Hun Sen phải tuyên bố ghi vào biên bản lời tuyên bố “bất thần” của ông Aquimo.


    Ông Aquio nói ngoài Phi Luật Tân c̣n một nước nữa “không tán thành ư kiến loại bỏ yếu tố Quốc tế hóa”. Ông Aquino không nêu tên nhưng sau đó các viên chức Phi cho biết nước đó chính là Việt Nam.




    Phạm B́nh Minh


    Nhưng tại sao đại biểu của Việt Nam ngồi trong pḥng họp khi xảy ra sự cố này là ông Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng đoàn và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh đă không dám nói nửa câu để bảo vệ danh dự cho nước ḿnh?


    Câu hỏi này không khó trả lời v́ lănh đạo Việt Nam không c̣n biết xấu hổ là ǵ nữa, nói chi đến danh dự khi họ chỉ biết giương mắt chứng kiến hành động can đảm kiên quyết bảo vệ chủ quyền Phi Luật Tân, trong bất cứ hoàn cảnh nào của Tổng thống Benigno Aquino III.


    Nhưng đây không phải là lần đầu tiên ông Aquio III đă làm như thế. Ông c̣n công khai mời đồng minh Hoa Kỳ giúp bảo vệ chủ quyền Phi Luật Tân và Hoa Thịnh Đốn đă đáp lại khiến Bắc Kinh phải chùn bước ở khu vực “Trung Sa”.


    Ngược lại, phía Việt Nam chỉ biết cúi đầu phản đối Trung Cộng bằng nước bọt và tiếp tục bôi nhọ tên Tổ Quốc tại Nam Vang ngày 19/11 (2012) vừa qua.


    (11/012)




    Phạm Trần
    http://danlambaovn.blogspot.com

  5. #195
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865
    Quote Originally Posted by hoangthuy View Post
    Việt nam chúng ta là một nước nhỏ, và nghèo. Cái khó ở đây là việc tranh giành, chiếm vị thế bá chủ thế giới của các cường quốc ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta. Mỹ th́ muốn chúng ta bỏ XHCN, đi theo con đường TBCN, giúp Mỹ xây dựng những căn cứ quân sự nhằm tạo ảnh hưởng của Mỹ lên các nước trong khu vực, trong đó có TQ. Trong khi đó, TQ lại ở gần chúng ta nhất, là một nước thời gian gần đây có sự phát triển về kinh tế và quân sự một cách thần kỳ lại không muốn chúng ta theo Mỹ. Bằng rất nhiều cách khác nhau như gây áp lực về kinh tế, áp lực về chủ quyền biển đảo, đất liền, từng bước TQ đă ép được VN theo ư muốn của ḿnh.
    Thế hệ lănh đạo mới của VN sẽ phải gánh trọng trách hết sức nặng nề là làm sao giữ ổn định được nền kinh tế c̣n non kém đồng thời phải bảo vệ được chủ quyền biên giới của Tổ Quốc.
    Là một người yêu nước, tôi tin tưởng chúng ta sẽ hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn đó



    Việt Nam hiện nay có dân số 88.070.000 người ,với một diện tích 331.212 km2 ,có một lưc lượng quân sự 455.000 quân ,đứng hàng thứ 10 trên Thế Giới ,th́ không phải là một quốc gia nhỏ . Trải qua 37 năm ḥa b́nh nhận đuợc rất nhiều viện trợ ,đầu tư từ các quốc gia Tư Bản lớn ,đă có hàng triệu sinh viên du học tại nhiều nơi trên thế giới ,hàng triệu công nhân xuất khẩu làm việc khắp các quốc gia mang về một số ngoại tệ không phải là nhỏ ,và mỗi năm có hàng tỷ đồng của đồng bào tỵ nạn gởi về cho thân nhân trong nước ...không thể bảo là quốc gia nghèo đuợc nữa .
    Nếu những thế hệ lănh đạo mới của Việt Nam chỉ mong " làm sao giữ ổn định được nền kinh tế c̣n non kém " th́ công lao xương máu của hàng chục triệu thanh niên đồng bào Miền Bắc đánh đổ Miền Nam ,một quốc gia đă từng có nền kinh tế phồn vinh nhất nh́ Á Châu ,từng đuợc ca tụng là "ḥn ngọc của Viễn Đông " chỉ là hành động đập phá phi lư ,vô ích sao ? và 37 năm qua 88 triệu người không hề xây dựng ? những đỉnh cao trí tuệ lănh đạo ḥan ṭan không biết phải làm ǵ ? mà vẫn để nền kinh tế c̣n non kém ? hàng triệu người đă đi khắp nơi du học ,hàng chục ngàn người có cấp bằng Tiến Sĩ hứa hẹn là những thế hệ lănh đạo mới ,lại chỉ mong giữ "ổn định đuợc nền kinh tế c̣n non kém " chứ không dám mong tiến bộ và phát triển bàng hoặc hơn các quốc gia láng giềng ??? Kinh tế không phát triển th́ làm sao bảo vệ đuợc chủ quyền biên giới của Tổ Quốc ?

  6. #196
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trung Quốc tố cáo Việt Nam và Philippines mượn tay Mỹ gây sức ép với Bắc Kinh tại thượng đỉnh Đông Á


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 01-06-2012, 12:51 PM
  2. Replies: 7
    Last Post: 18-10-2011, 02:45 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 21-09-2011, 03:19 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 29-03-2011, 06:18 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 22-02-2011, 10:59 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •