Results 1 to 7 of 7

Thread: BIỂN ĐÔNG VÀ CÁI BẪY HỘ CHIẾU CUẢ TRUNG CỘNG

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    BIỂN ĐÔNG VÀ CÁI BẪY HỘ CHIẾU CUẢ TRUNG CỘNG

    Trung Cộng khẳng định quyền tài phán của ḿnh tại vùng biển Đông bằng cách cho in h́nh bản đồ chữ U chín đoạn lên hộ chiếu điện tử

    Trương Nhân Tuấn

    gửi tới BBCVietnamese từ Pháp






    Tranh chấp biển Đông ngày càng thêm phức tạp.

    Thủ đoạn của Trung Quốc, một mặt dùng kinh tế để chi phối nhằm chia rẽ nội bộ các nước ASEAN, tạo ư kiến đa số cho phương thức không « quốc tế hóa » tranh chấp biển Đông, cô lập hai nước Việt Nam và Philippines.


    Mặt khác, Trung Quốc nỗ lực thực thi quyền hành xử chủ quyền (effectivité) tại các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa đă chiếm của Việt Nam, cũng như trên vùng biển Đông, với tham vọng tạo ra một thế "đă rồi" về pháp lư cho các nước có tranh chấp trong khu vực.

    Những ngày gần đây Trung Quốc tiến thêm một bước như để khẳng định quyền tài phán của ḿnh tại vùng biển Đông bằng cách cho in h́nh bản đồ chữ U chín đoạn lên hộ chiếu điện tử kiểu mới để cấp cho công dân của họ.

    Việc này gây khó xử cho các nước có tranh chấp như Việt Nam hay Philippines. Quyết định cho hay không cho nhưng người mang hộ chiếu này nhập cảnh đều có thể tạo những hậu quả khó đoán về các mặt chính trị, ngoại giao và kinh tế.

    Nguồn gốc thiếu minh bạch

    Nguồn gốc của bản đồ chữ U chín đoạn có nhiều điểm không minh bạch.

    Trên phương diện hành chính và quốc tế công pháp, tháng 7 năm 2006, Nhà nước Trung Quốc đă công bố trong nước cũng như trước quốc tế bộ bản đồ hành chính gồm có các bản đồ sau :Trung Quốc Chính Khu, Trung Quốc Địa Thế, Trung Quốc Thủy Hệ và Trung Quốc Giao Thông.

    Việc công bố này nhằm giới thiệu cho các nước trên thế giới địa lư nhân văn, địa lư kinh tế cũng như các vùng lănh thổ, lănh hải của Trung Quốc.

    Bản đồ Trung Quốc Chính Khu bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời vùng biển chung quanh được vẽ bằng chín đoạn h́nh chữ U. Bản đồ này cũng không quên bao gồm Đài Loan, Tây Tạng cũng như các vùng có tranh chấp với Ấn Độ vào lănh thổ Trung Quốc.

    Sau khi bộ bản đồ công bố, hầu hết các tấm bản đồ do Trung Quốc xuất bản đều có vẽ đường chín đoạn h́nh chữ U, với ghi chú Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Và cũng kể từ đó phía Trung Quốc đơn phương mở mặt trận truyền thông để tuyên truyền ra quốc tế về chủ quyền của của họ tại biển Đông.

    Trong các lớp dạy Hoa ngữ của các trường trung học hay đại học tại các nước Châu Âu, bản đồ Trung Quốc Chính Khu luôn được các giáo sư người Hoa treo trong các lớp học.




    Trung Quốc cấp hàng triệu hộ chiếu điện tử mới

    Các tài liệu nghiên cứu của các học giả Trung Quốc đều có h́nh bản đồ Trung Quốc Chính Khu.

    Gần đây, tạp chí National Geographic Hoa Kỳ đă bị thuyết phục, ghi chú trên các bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Các tạp chí khoa học lừng danh quốc tế như Nature, Science… đă công bố bài của học giả Trung Quốc có đính kèm tấm bản đồ Trung Quốc Chính Khu mặc dầu các tấm bản đồ này không liên quan ǵ đến chủ đề nghiên cứu…

    Các sự việc này đă tạo ra một cuộc tranh căi giữa các học giả VN và các tạp chí quốc tế liên hệ.

    Rốt cục tính hợp lư của khoa học được thiết lập v́ một tạp chí khoa học, hay một cơ quan địa dư quốc tế, không thể đăng các dữ kiện nặng về tuyên truyền, hay các dữ kiện khoa học không kiểm chứng.

    Nhưng h́nh như dư luận quốc tế chỉ biết đến tấm bản đồ chín đoạn chữ U của Trung Quốc qua công hàm phản đối các hồ sơ thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia tháng 5 năm 2009.



    C̣n tiếp...

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Khía cạnh pháp lý của tấm bản đồ trong hộ chiếu


    Việc cho in h́nh bản đồ Trung Quốc Chính Khu trên hộ chiếu điện tử cũng nằm trong chiến dịch tuyên truyền, nhưng tầm lợi hại của nó về mặt pháp lư không thể xem thường.

    Tin cho rằng quyết định in h́nh bản đồ này là do lănh đạo cấp bộ đưa ra, chứ "không phải từ cấp lănh đạo cao nhất".

    Trên quan điểm quốc tế công pháp, các bộ Nội Vụ (hay bộ Công An), bộ Ngoại giao là cơ quan có đủ thẩm quyền về các vấn đề thuộc về chiếu khán và kiều dân.

    Sẽ là không hợp cách nếu nhận định trên có ư nghĩa: v́ hộ chiếu này do cấp bộ đưa ra (chứ không phải do lănh đạo cấp cao) nên không có giá trị pháp lư.

    "Chủ ư các việc tạo căng thẳng của Trung Quốc trong những năm tháng gần đây là tạo một ấn tượng có tranh chấp ở một vùng không tranh chấp, như băi Tư Chính của Việt Nam."

    Điều cần phải xem xét là h́nh thức của tấm bản đồ in trên hộ chiếu của Trung Quốc có được xem như là một "tuyên bố đơn phương" về lănh thổ của nước này hay không?

    Nếu các nước khác đóng dấu cho nhập cảnh một cách b́nh thường như không có việc ǵ xảy ra đối với các công dân Trung Quốc mang hộ chiếu này, có thể suy diễn rằng các nước đó mặc nhiên chấp nhận "tuyên bố đơn phương" này hay không ?

    Phía Việt Nam, Bộ Ngoại giao gởi công hàm phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc thâu hồi các hộ chiếu mới.

    Phản ứng của phía Ấn Độ th́ dữ dội "ăn miếng trả miếng", cho đóng dấu in h́nh bản đồ Ấn Độ lên các tấm hộ chiếu này, trong đó các vùng tranh chấp th́ thuộc về Ấn Độ.

    Mới đây, tin tức trong nước cho biết, các đồn công an biên pḥng Việt Nam tại Lào Cai và Móng Cái đóng dấu "hủy" lên các hộ chiếu này.

    Trên phương diện công pháp quốc tế, nếu hành vi này đến từ quyết định cá nhân của các viên chức địa phương th́ sẽ không có giá trị pháp lư.

    Nhưng các hành động đơn phương của cá nhân có thể đưa đến các trục trặc ngoại giao hay các phản ứng trả đũa về kinh tế, chính trị, thậm chí xung đột quân sự mà phía Việt Nam không có phương cách hữu hiệu chống trả lại.

    Tuy vậy, các hành vi thể hiện việc hành xử quyền chủ quyền của Trung Quốc có thể nhắm đến hai điều :1/ chuẩn bị hồ sơ pháp lư cho một phiên ṭa (hay trọng tài) phân xử trong tương lai và 2/ tạo một cái bẫy đển các nước liên quan (Việt Nam và Philippines) nh́n nhận có tranh chấp tại các khu vực không có tranh chấp.

    Điểm 1, trong các vụ tranh chấp lănh thổ, hành vi hành xử chủ quyền của quốc gia luôn là một bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh quốc gia này có chủ quyền tại vùng lănh thổ đó.

    Trong vụ án xử tranh chấp giữa Malaysia và Singapore về chủ quyền đảo Pedra Branca, Ṭa án Công lư Quốc tế (CIJ) ngày 23-5-2008 là một bản án mẫu để so sánh giá trị pháp lư của "danh nghĩa chủ quyền lịch sử" với "hành vi hành xử chủ quyền" tại một vùng lănh thổ.

    Malaysia đă chứng minh, và được Ṭa nh́n nhận, là nước này có danh nghĩa chủ quyền lịch sử tại các đảo tranh chấp.

    Nhưng yếu tố khiến Malaysia bị mất chủ quyền lịch sử là trong một thời gian dài, nước này và các quốc gia tiền nhiệm đă im lặng trước những hành vi thể hiện quyền tài phán của Singapore tại đảo tranh chấp.

    Mặt khác, tấm "công hàm" viết năm 1953 của Bộ trưởng Ngoại giao lâm thời của Vương quốc Johor (nhà nước tiền nhiệm của Malaysia) đă phủ nhận chủ quyền của tiểu quốc Johor tại đảo Pedra Branca.

    Ṭa quyết định Singapore tạo được danh nghĩa chủ quyền tại đảo Pedra Branca do việc chiếm hữu ḥa b́nh và lâu dài trên lănh thổ này (effectivité) cũng như thái độ đồng thuận (acquiescement) của Malaysia.


    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Biến không tranh chấp thành tranh chấp



    Điểm hai, phía Trung Quốc có lẽ tạo ra một hỏa mù chung quanh ư nghĩa của tấm bản đồ chữ U chín gạch để biến có tranh chấp một vùng biển không tranh chấp.

    Hiện nay, tùy thời kỳ và tùy lúc, phía Trung Quốc đă viện các lư lẽ như sau để chứng minh quyền chủ quyền của họ : 1/ Vùng biển giới hạn bởi bản đồ chữ U là vùng "biển lịch sử", 2/ Trung Quốc có chủ quyền với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng nước xung quanh, và 3/ Trung Quốc có "quyền lịch sử" trong vùng biển giới hạn vẽ trên tấm bản đồ.

    Về giá trị pháp lư, theo tập quán quốc tế, các bản đồ, như bản đồ chữ U chín đoạn, tự nó không có giá trị pháp lư.

    Vụ tranh chấp Burkina-Faso–Mali được đưa ra Ṭa CIJ ngày 22-12-1986, Ṭa cho rằng trong vấn đề phân định biên giới hay tranh chấp lănh thổ quốc tế, các tấm bản đồ chỉ đơn giản là các dữ kiện, với ít nhiều chính xác tùy theo trường hợp.

    Chúng không bao giờ, chỉ qua chúng và bằng sự hiện hữu của chúng, mà tạo ra một danh nghĩa chủ quyền lănh thổ, tức là một tài liệu theo đó Công pháp quốc tế ban cho một giá trị pháp lư tự tại nhằm để thiết lập những quyền hạn về lănh thổ .

    V́ vậy tranh luận về giá trị bản đồ với Trung Quốc là sai lầm.

    Nhưng ta không thể loại bỏ trường hợp, nếu một tấm bản đồ vẽ sai, nhưng đă được in đi in lại nhiều lần, kể cả do bên liên quan in ra, th́ nó có thể được xem như là sự đồng thuận (acquiescement) của bên liên quan kia về nội dung của tấm bản đồ đó.

    Vụ xử của CIJ về tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear cho ta kinh nghiệm này.

    Chủ ư của hộ chiếu cũng nhắm vào việc này.

    Yếu tố 1, vùng "biển lịch sử", phía Trung Quốc không thuyết phục được v́ luật quốc tế không có qui định về "biển lịch sử".

    Yếu tố 2, phía Trung Quốc cần chứng minh các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc mà việc này không dễ dàng v́ phải đối phó với hồ sơ vững chắc của phía Việt Nam. Ngoài ra c̣n phải thuyết phục các nước trong khu vực về hiệu quả 200 hải lư ZEE dành cho các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.

    Yếu tố 3, hiện nay Trung Quốc viện vào "quyền lịch sử" để đ̣i chủ quyền vùng Biển Đông và các đảo Điếu Ngư nhưng công pháp quốc tế không nh́n nhận "quyền lịch sử".

    V́ vậy chủ ư các việc tạo căng thẳng của Trung Quốc trong những năm tháng gần đây là tạo một ấn tượng có tranh chấp ở một vùng không tranh chấp, như băi Tư Chính của Việt Nam.

    Vụ xử tranh chấp Ấn Độ và Pakistan về khu vực Rann Of Kutch cho ta thấy lợi hại của lập trường các phía về vùng tranh chấp. Phía Ấn cho rằng không hề có tranh chấp ở khu vực Rann Of Kutch, trong khi phía Pakistan đ̣i phân nửa vùng này. Kết quả phân xử, Ấn được 90% vùng tranh chấp.

    Phía Ấn có đầy đủ hồ sơ chứng minh chủ quyền, nhưng nếu hồ sơ nước này khai rằng có tranh chấp ở vùng Rann Of Kutch th́ kết quả sẽ chưa chắc là như vậy.

    Các kế sách Tôn Tử, Ngô Tử… cho thấy nghệ thuật dùng mưu của người Hoa. Nhiều lănh đạo (trước kia) và học giả (hiện nay) của Việt Nam đă sụp vào bẫy này.

    Đến nay người viết bài này vẫn không hiểu lư do nào, lănh đạo Việt Nam, cũng như các học giả Việt Nam, lại cho rằng có tranh chấp tại vùng biển Trường Sa?

    Học giả Việt Nam muốn chia đôi với Trung Quốc khu vực này th́ tiếp tục tuyên bố như vậy. Trung Quốc sẽ rất mang ơn.

    Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn của người viết, tác giả cuốn "Biên giới Việt-Trung 1885-2000: Lịch sử thành h́nh và những tranh chấp" (2005). Hiện ông Trương Nhân Tuấn đang sinh sống và làm việc tại một tỉnh miền nam nước Pháp.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...yhochieu.shtml

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Philippines cũng tẩy chay 'lưỡi bò'


    Cập nhật: 14:38 GMT - thứ tư, 28 tháng 11, 2012



    Hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc gây tức giận cho nhiều nước láng giềng

    Giới chức Philippines cũng quyết định không đóng dấu chứng thực nhập cảnh lên hộ chiếu có đường 'lưỡi bò' của Trung Quốc và dùng tờ thị thực rời.

    Trước đó, Việt Nam đã áp dụng biện pháp này đối với hàng trăm công dân Trung Quốc vào Việt Nam với hộ chiếu điện tử loại mới, có in hình tấm bản đồ gây tranh cãi trên ba trang trong ruột.

    Nay Bộ Ngoại giao Philippines ra thông cáo nói các nhân viên xuất nhập cảnh nước này sẽ chỉ đóng dấu vào "mẫu khai xin thị thực rời" của người Trung Quốc chứ không chứng thực vào hộ chiếu.

    Thông cáo nói: "Thông qua hành động này, Philippines tái khẳng định phản đối của mình đối với yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trong hầu hết diện tích Biển Đông".

    Quan ngại của các quốc gia trong khu vực là việc đóng dấu chứng thực nhập cảnh vào hộ chiếu có bản đồ đường 'lưỡi bò' của Trung Quốc có thể bị cho là công nhận đường chủ quyền này.

    Hôm thứ Tư 28/11, Người phát ngôn của Tổng thống Benigno Aquino cũng cho hay rằng Philippines hoan nghênh phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland rằng Washington có dự định sẽ mang quan ngại của các nước về cuốn hộ chiếu điện tử ra nói chuyệ́n với Trung Quốc.

    Tuần trước, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã gửi công hàm phản đối tới Bắc Kinh, trong đó ông gọi bản đồ lưỡi bò là "tuyên bố chủ quyền biển quá đáng và vi phạm luật pháp quốc tế".

    Tuyên bố phản đốTrong một diễn biến liên quan, trên các mạng xã hội Việt Nam hiện đang lưu truyền một Tuyên bố phản đố́i nhà cầm quyền Trung Quốc in hình 'lưỡi bò' lên hộ chiếu công dân.

    Tuyên bố đề ngày 25/11, tới nay đã có khoảng 150 chữ ký, viết: "Chúng tôi, những người kư tên vào Tuyên bố này, cực lực phản đối hành động khiêu khích mới của nhà cầm quyền Trung Quốc cho in đường 9 đoạn bao trùm hầu hết Biển Đông (thường gọi là đường “lưỡi ḅ”) lên hộ chiếu cấp cho công dân nước ḿnh".

    "Hành động được tính toán này cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc ngoan cố tiếp tục thực hiện mọi thủ đoạn nhằm thôn tính Biển Đông, mở đường cho những bước leo thang mới của Trung Quốc trực tiếp xâm phạm chủ quyền quốc gia của các nước có liên quan trên Biển Đông, uy hiếp nghiêm trọng ḥa b́nh và ổn định trong khu vực."

    Những người ký tên, trong đó có nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Giáo sư Tương Lai, kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, nhà báo Huy Đức.... yêu cầu Trung Quốc "tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia có liên quan trên Biển Đông" đồng thời "từ bỏ mọi âm mưu bẻ từng cái đũa trong bó đũa chia rẽ các nước Asean trong vấn đề Biển Đông..."


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...assports.shtml

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Dân TQ chia rẽ về ‘hộ chiếu lưỡi bò’

    Cập nhật: 06:03 GMT - thứ tư, 28 tháng 11, 2012




    Người dân Trung Quốc cảm thấy bực mình với mẫu hộ chiếu mới


    Mẫu hộ chiếu vừa mới ra mắt của Trung Quốc có đính kèm đường lưỡi bỏ khẳng định chủ quyền của nước này đối với hầu hết Biển Đông không chỉ làm bùng phát tranh cãi ngoại giao mà còn gây chia rẽ dư luận trong nước.

    Trong khi một số cây bút bình luận và các ý kiến trên mạng kêu gọi chính quyền kiên định và phớt lờ những sự phản đối này, một số khác bày tỏ lo lắng với những rắc rối mà hộ chiếu mới gây ra cho họ.


    ‘Không đi nữa’


    Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin rộng rãi về ‘phản ứng thái quá’ và ‘gây khó dễ’ của Việt Nam đối với các công dân của họ.

    Mặc dù cuối cùng các du khách Trung Quốc dùng mẫu hộ chiếu mới cũng được phép vào Việt Nam nhưng họ than phiền rằng họ phải mất thời gian và phiền toái để được cấp thị thực mới.

    Trên các phương tiện truyền thông nhà nước, người dân Trung Quốc thể hiện sự ủng hộ cho mẫu hộ chiếu mới và cáo buộc mọi vấn đề là do các nước láng giềng của họ gây ra.

    Nói về bản đồ mới được in trên hộ chiếu, một nữ sinh viên đại học họ Trần phát biểu trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV như sau: “Vùng biển đấy phải được in vào bởi vì từ xưa nó đã là của Trung Quốc. Các hòn đảo ấy từ xưa là của chúng ta cũng giống như Điếu Ngư Đảo. Chúng ta phải lấy lại những gì thuộc về mình.”

    Một người dân Bắc Kinh có tên là Trần Sở Lương được dẫn lời nói rằng: “Nếu tranh cãi tiếp tục lớn chuyện thì chắc chắn tôi sẽ không đi đến những nước này.”

    Trên trang blog của mình được đặt trên trang mạng của Hoàn cầu thời báo, cây bút bình luận Trịnh Hợp Bình viết: “Mặc dù việc này đã gây ra những cản trở đối với những người dân đi lại các nước láng giềng, chúng ta không nên nhượng bộ. Có lẽ đây thử thách đối với ngoại giao Trung Quốc ngay sau Đại hội 18.”

    ‘Dân đen chịu khổ’Tuy nhiên những tiếng nói chỉ nhằm trực tiếp vào nước khác đã không đạt được kết quả mong muốn.

    Trên diễn đàn Sina Weibo, mặc dù có những tiếng nói cứng rắn ủng hộ mẫu hộ chiếu mới nhưng đồng thời cũng có rất nhiều lời chỉ trích cách hành xử của Bắc Kinh.

    Một người dùng tên là ‘Nhìn mây dưới nước’ than phiền: “Hộ chiếu Trung Quốc cực kỳ khó dùng. Bộ Ngoại giao xin hãy làm ơn đừng gây thêm rắc rối nữa.”




    Người Trung Quốc mất nhiều thời gian hơn để làm thủ tục với mẫu hộ chiếu mới
    Một người khác có nick là ‘Zhuge Mengde’ nói ‘Đây thật sự là một hành động không có nghĩa lý gì của chính phủ Trung Quốc. Nếu có khả năng thì hãy ra mà lấy lại biển đảo. Đừng bắt dân thường phải trả giá cho những hành động ngu ngốc của chính quyền.”

    Còn ‘Tianyaliulo’ thì viết: “Vấn đề tranh chấp lãnh thổ là Bộ Ngoại giao phải giải quyết. Họ không tự giải quyết được nên giờ đây họ đẩy người dân ra chiến tuyến.”

    Một số công dân mạng cho rằng chính phủ có ý tưởng này cũng một phần bởi vì ‘giới tinh hoa sa đọa’ bản thân họ không bị dính vào những rắc rối do hộ chiếu mới đem lại.

    ‘Summer Emily’ nói: “Các bố già toàn nắm hộ chiếu nước ngoài. Chỉ có dân đen là chịu khổ.”

    Làm nhẹ vấn đềTrước những lời ta thán từ trong nước và chỉ trích từ các nước, chính phủ Trung Quốc dường như đang cố giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

    "Vấn đề tranh chấp lãnh thổ là Bộ Ngoại giao phải giải quyết. Họ không tự giải quyết được nên giờ đây họ đẩy người dân ra chiến tuyến."

    Công dân mạng Trung Quốc có nick là Tianyaliulo
    Nữ phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 22/11 rằng mẫu hộ chiếu mới ‘không nhằm vào một nước nào cụ thể’ và rằng ‘Trung Quốc sẵn sàng liên lạc với các nước liên quan và tiếp tục thúc đẩy tiếp xúc.’

    Hồng Lỗi, một phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao khác, nói hôm 27/11 rằng ông ‘không hay biết việc Việt Nam từ chối đóng dấu thị thực vào mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc.”

    Hôm 25/11, ông Triệu Can Thành, một học giả chuyên về Đông Nam Á tại Học viện Quan hệ quốc tế Thượng Hải, phát biểu trên tờ Hoàn cầu thời báo: “Tôi nghĩ Trung Quốc không tính giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng cách in bản đồ. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết thông qua con đường ngoại giao. Suy cho cùng, không thể vì chuyện này mà gây đình trệ việc trao đổi công dân giữa Trung Quốc và nước ngoài.”

    Bài do BBC Monitoring tổng hợp.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl..._divided.shtml

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hộ chiếu "lưỡi ḅ": Đ̣n phủ đầu của Bắc Kinh cho những ai c̣n ảo tưởng




    Hộ chiếu « lưỡi ḅ » : Đ̣n phủ đầu của Tập Cận B́nh cho những ai c̣n ảo tưởng Trung Quốc sẽ ḥa dịu hơn ở Biển Đông.

    Trước hành động in bản đồ h́nh lưỡi ḅ trong đó bao trùm gần hết diện tích Biển Đông lên hộ chiếu mới, chính quyền Trung Quốc đă gây bất b́nh cho rất nhiều nước.


    Đặc biệt tại nước láng giềng Việt Nam, nơi Bắc Kinh liên tục có những hành động gây hấn trên biển, th́ dư luận người Việt rất phẫn nộ trước thái độ khiêu khích trắng trợn này của người khổng lồ phương Bắc.

    Mới đây gần 150 người Việt trong nước cũng như ở hải ngoại, trong đó có nhiều thân hào nhân sĩ tên tuổi đă kư tên vào bản tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in h́nh « lưỡi ḅ » lên hộ chiếu của các công dân.

    RFI Việt ngữ đă trao đổi với vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Saigon , người có kư tên vào tuyên bố này.



    RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng, rất cám ơn ông đă nhận trả lời phỏng vấn. Trước hết xin ông vui ḷng cho biết cảm nghĩ của ông về sự kiện hộ chiếu « lưỡi ḅ » Trung Quốc ?

    Luật gia Lê Hiếu Đằng : Có thể nói việc đưa h́nh lưỡi ḅ lên hộ chiếu là một việc làm nói thật là cũng ít ai ngờ. Bởi v́ nó ảnh hưởng đến rất nhiều nước, và người ta cũng nghĩ là trong quan hệ ngoại giao, làm như thế là quá táo tợn, quá khiêu khích, không c̣n tôn trọng ǵ nhau nữa. V́ vậy có thể nói là Trung Quốc có lẽ họ dựa vào thế nước lớn, họ nghĩ là nước lớn họ muốn làm ǵ th́ làm. Chứ trong quan hệ đối ngoại th́ tối kỵ việc làm như thế này. Mà rơ ràng là phản ứng của các nước bây giờ rất là mạnh mẽ, đặc biệt trong đó có Đài Loan, là một lănh thổ trong thời gian gần đây cũng đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, bây giờ th́ mới ngă ngửa ra cũng là một nạn nhân trong tṛ chơi này của Trung Quốc.

    V́ vậy theo tôi việc này là có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong việc chống lại bá quyền Bắc Kinh, bởi v́ nó làm bộc lộ rơ bộ mặt của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Một bộ mặt có thể nói là bất chấp dư luận trắng trợn, có những hành động ít ai có thể ngờ tới. Tôi nghĩ rằng đó là một việc làm hết sức là thất chính trị. Khi hành động như vậy Trung Quốc đă gây hiềm khích rất lớn với tất cả các nước ở khu vực đang tranh chấp Biển Đông. Điều đó càng làm cho các nước thấy rằng phải đoàn kết nhau lại, để chống lại âm mưu muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

    Cái thứ hai nữa là, việc làm này càng làm cho các nhà lănh đạo Việt Nam thấy rơ hơn bản chất của Trung Quốc. Chứ không phải cái kiểu mà cứ khư khư ôm bốn tốt rồi mười sáu chữ vàng, mà đặc biệt là trong bối cảnh sau đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có thể nói là ông Tập Cận B́nh và ê-kíp của ông ta đă tung ra một ngọn đ̣n phủ đầu, đối với những người hy vọng rằng sau đại hội 18 của Trung Quốc th́ sẽ có cải cách, có không khí ḥa dịu với các nước láng giềng ; hay là trong vấn đề Biển Đông th́ Trung Quốc có thiện chí để giải quyết.

    Tất cả những suy nghĩ đó đều là không có cơ sở, các nhà lănh đạo Việt Nam phải thấy rơ điều này. Một điều mà thật ra trong quan hệ qua nhiều thời kỳ, th́ chúng ta đă thấy dă tâm của Trung Quốc rồi, trong vấn đề bành trướng xâm lược. Ngoài việc tấn công một cách ồ ạt năm 1979, họ c̣n khiêu khích trên cả mọi lănh vực - kinh tế, chính trị, văn hóa - chứ không chỉ ở Biển Đông. Đây là cái âm mưu chi phối rồi dần dần xâm lấn và gây ảnh hưởng, buộc các nước phải theo đường lối của ḿnh. Một âm mưu rất lớn của Trung Quốc, được làm một cách trắng trợn, công khai.

    Do đó chúng tôi nghĩ rằng việc này sẽ có tác động rất lớn đối với nhân dân các nước trong vùng Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, nhất là những nước đang tranh chấp với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Như vậy sẽ làm cho Trung Quốc bị cô lập.

    Riêng bản thân tôi không thấy lo ngại về việc này, mà tôi cho đó là thời cơ để chúng ta thấy rơ hơn nữa bộ mặt thật của nhà cầm quyền Trung Quốc.

    RFI : Có lẽ là không chỉ những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, mà ngay cả khái niệm « quyền lực mềm » qua việc này cũng không c̣n mấy ai tin nữa phải không thưa ông ?

    Đúng rồi. Quyền lực mềm là như kiểu thực dân mới, nó tinh vi, nhưng bây giờ th́ không c̣n như vậy nữa. Hành động này theo chỗ hiểu biết của tôi th́ dường như chưa có tiền lệ trong lịch sử. Chưa có nước nào làm những việc như thế, nhưng mà Trung Quốc bây giờ th́ họ lại trắng trợn làm. Do đó sẽ làm cho phản ứng của các nước càng dữ dội hơn. Ví dụ như Philippines, Đài Loan, Ấn Độ…rồi tất cả các nước không tranh chấp Biển Đông, nhưng đứng về mặt luật pháp quốc tế mà nói, th́ họ cũng thấy đây là hành động ngang ngược. Do đó mà tôi nghĩ rằng với việc làm này th́ Trung Quốc tự gây khó cho ḿnh, tự bôi xấu bộ mặt của ḿnh.

    Tôi cũng rất lấy làm lạ là một cường quốc mà lại đi làm cái việc đê tiện như vậy th́ cái h́nh ảnh của Trung Quốc trên thế giới nó sẽ như thế nào. Chẳng lẽ các nhà lănh đạo Trung Quốc không suy nghĩ như vậy sao. Chẳng lẽ v́ cái lợi nhỏ mà quên đi h́nh ảnh của Trung Quốc đối với nhân dân trên thế giới hay sao ?

    RFI : Thưa ông, có lẽ đây không chỉ là cái lợi nhỏ, mà theo một số nhà phân tích th́ trong thời đại này « ai nắm được đại dương sẽ nắm được cả thế giới ». Có lẽ Trung Quốc muốn chứng tỏ uy thế của ḿnh và quá tự tin vào sức mạnh?

    Nhưng dù tự tin đến đâu cũng không thể nào có hành động áp đặt, bất chấp lẽ phải như Trung Quốc đă làm, khiến cho nhân dân các nước càng thấy rơ hơn.

    C̣n đứng trước hành động của Trung Quốc th́ tôi thấy các nhà lănh đạo Việt Nam phải có những biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ và hiệu quả hơn ; chứ không phải chỉ là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao hay gởi công hàm phản đối. Tôi cho rằng việc làm của Trung Quốc là đă công khai, th́ phía Nhà nước Việt Nam cũng phải công khai, có chủ trương nhất quán để vô hiệu hóa chủ trương của Trung Quốc. Chứ không thể để địa phương này giải quyết cách này, địa phương kia giải quyết cách kia được, mà phải đường hoàng công bố cho nhân dân trong nước và trên thế giới biết.

    Nói như ông Mỹ, giám đốc công ty Lửa Việt, thật ra vấn đề du lịch tôi cho không phải là lớn lắm, nhưng mà cái lớn nhất là sự toàn vẹn lănh thổ, sự độc lập. Và một điều nữa, chúng tôi nghĩ không phải sợ ǵ cả. V́ tuy là một nước sát cạnh với họ, và họ có tiềm lực kinh tế hơn chúng ta, thậm chí quân sự cũng có thể hơn chúng ta, nhưng t́nh h́nh quốc tế hiện nay cũng không cho phép họ muốn làm ǵ th́ làm.

    V́ vậy nếu Nhà nước Việt Nam biết dựa vào sức mạnh của dân tộc, cộng với sức mạnh hiện nay của các nước trên thế giới đang càng ngày càng thấy bộ mặt thật của Trung Quốc, th́ tôi nghĩ rằng đủ sức để mà vô hiệu hóa những chủ trương như vừa rồi của Trung Quốc. Ví dụ với sức mạnh của nhân dân Việt Nam, th́ tại sao nhà nước không để cho nhân dân biểu t́nh phản đối việc đó, thậm chí là ủng hộ các cuộc biểu t́nh này, để tạo niềm tin cho nhân dân . Đó là cũng là một biện pháp phản ứng mạnh mẽ, mà một số nước người ta cũng đă làm.

    Chứ c̣n nếu không th́ Trung Quốc họ sẽ c̣n nhiều âm mưu nữa, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước chúng ta, đe dọa nền độc lập và toàn vẹn lănh thổ của đất nước chúng ta. Nếu không, qua đại hội 6 vừa rồi, qua vấn đề chống tham nhũng cộng với vấn đề này mà không có biện pháp mạnh mẽ, th́ người dân lại càng thất vọng thêm nữa. Và niềm tin đối với lănh đạo Việt Nam ngày càng thấp hơn, đi đến sự mất ổn định chính trị tiềm ẩn.

    Người ta bất b́nh th́ người ta cũng có những việc làm - ví dụ các em sinh viên học sinh - em Phương Uyên chẳng hạn. Tại sao các em làm như vậy ? Đó là những phản ứng của xă hội đứng trước sự mềm yếu, nhu nhược trong lănh đạo của chúng ta, đối với những hành động ngang ngược trắng trợn của Trung Quốc, đă gây sự bất b́nh rất lớn trong nhân dân.

    RFI : Dạ có lẽ chính quyền Việt Nam không phải là không thấy dă tâm của Trung Quốc, mà e ngại Bắc Kinh tạo cớ gây chiến tranh. Nhưng không chừng đến nước này th́ khó mà lùi được nữa. Có người cho rằng việc cấp thị thực rời như vừa rồi có vẻ tương đối mạnh dạn hơn so với trước đây, ông nghĩ thế nào ?

    Nhưng tôi thấy đó chỉ mới là biện pháp đối phó trước mắt thôi. Đáng lẽ chính phủ Việt Nam phải tuyên bố công khai, là hoàn toàn không chấp nhận hộ chiếu đó, chứ không phải chỉ ông Lương Thanh Nghị. Chính phủ phải đề nghị Trung Quốc thu hồi ngay, nếu không ḿnh sẽ không chấp nhận cho công dân Trung Quốc đi vào lănh thổ Việt Nam. Bởi v́ nếu đi vào lănh thổ Việt Nam mà chúng ta chấp nhận cái hộ chiếu đó, th́ đương nhiên là chúng ta chấp nhận cái đường lưỡi ḅ.

    Cần phải tuyên bố một cách minh bạch, rơ ràng, như vậy mới thể hiện được là một nước có độc lập, chủ quyền. Nếu chúng ta cứ để từng địa phương làm, hoặc chỉ đạo ngầm th́ sẽ đi đến cái chỗ là thậm chí đối phó từng việc một thôi, chứ không có một chủ trương nhất quán trong vấn đề này.

    RFI : Phải chăng khi phản ứng một cách đối phó, qua loa, th́ chính quyền Việt Nam càng gây bất b́nh trong xă hội ?

    Th́ đúng là việc đó gây nên nhiều bất b́nh, mà thể hiện rất rơ là việc kư tên trong tuyên bố vừa rồi. Tôi thấy có những người rất hiền lành, từ trước đến giờ không kư tên ǵ cả, nhưng bây giờ cũng kư vào bản danh sách đó. Chứng tỏ là sự phẫn nộ của các tầng lớn nhân dân Việt Nam lên đến cao độ trong việc này. Và tôi nghĩ là trong những ngày tới sẽ c̣n nhiều người kư nữa.

    Nhưng nhiều người ở đây cũng điện thoại cho tôi nói rằng, chỉ kư tên vào bản tuyên bố không thôi - th́ là cần thiết, nhưng liệu đó có phải là một biện pháp mạnh mẽ, biểu thị ư chí của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc như vậy ? Thành ra người ta cũng đề nghị các biện pháp khác, như là bây giờ có những tuyên bố đó, th́ đưa tập thể đến các nhà lănh đạo Việt Nam một cách công khai. Hoặc là tổ chức mít-tinh, biểu t́nh. Nhiều người phản ánh với chúng tôi như vậy.

    Do đó mà chúng tôi có đề nghị, đáng lẽ Nhà nước phải để cho Mặt trận, các đoàn thể chủ động đứng ra làm việc đó, th́ mới thể hiện đây là một Nhà nước có quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ, sự độc lập của đất nước chúng ta. Chứ c̣n nếu chỉ tuyên bố không th́ cũng sẽ rơi vào như những lần trước đây, không có hiệu quả ǵ cả .

    Họ đă tung ra những cái đó th́ cũng sẽ nghĩ đến biện pháp đối phó. Họ sẽ đối phó bằng cách là lờ đi, hoặc nếu không th́ sẽ giải thích thế này thế kia. Nhân dân Nhật báo cũng đă biện minh cho việc làm của họ.

    RFI: Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đă vui ḷng trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...i-con-ao-tuong

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Biển Đông và báo chí: một bước leo thang

    Nam Nguyên, phóng viên RFA

    2012-11-30



    Theo dơi thời sự trong nước trong hai tuần lễ vừa qua điều cảm nhận chung dễ thấy, báo chí dường như đă leo một nấc thang trong mặt trận truyền thông bảo vệ chủ quyền lănh thổ và vạch trần tham vọng bá quyền của Trung Quốc.



    Báo chí Việt Nam đă tận dụng thông tin nước ngoài đồng loạt phản đối Trung Quốc in h́nh bản đồ “đường lưỡi ḅ” lên hộ chiếu


    Thay đổi?

    Ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tồng Thư kư báo Doanh Nghiệp, từ Saigon nhận định:

    “Sau hội nghị vừa qua ở Đông Nam Á, chính phủ Việt Nam có những thay đổi có thể dễ dàng nhận ra. Đó là những tuyên bố, những chọn lựa, những hành động cụ thể như không đóng dấu thị thực nhập cảnh vào những hộ chiếu của Trung Quốc có in h́nh lưỡi ḅ.

    Theo tôi đây là thái độ tích cực và cứng rắn hơn thời gian trước đây. Trên mặt trận báo chí, theo cá nhân tôi th́ có mạnh hơn. Trước đây những vấn đề nhạy cảm như thế này, một bài hay một tin đăng trên báo chắc chắc phải rất đắn đo có thể phải nhận chỉ thị từ trên. Nhưng những bài những tin viết về những sự việc liên quan đến Biển Đông gần đây, cụ thể vụ hộ chiếu có in h́nh lưỡi ḅ tôi thấy báo chí Việt Nam có dấu hiệu tích cực hơn.”

    Về vấn đề nới lỏng có chừng mực trong các đề tài vạch trần tham vọng lănh thổ của Trung Quốc, ông Nguyễn Quốc Thái nhận định rằng báo chí nằm trong một hệ thống được chỉ đạo chặt chẽ, bất cứ một tờ báo nào được phát hành ở Việt Nam đều thuộc một cơ quan nào đó của nhà nước. Từ phóng viên cho tới tổng biên tập, tất cả đều là công chức, v́ thế những vấn đề liên quan tới chính trị ngoại giao thường có sự chỉ đạo

    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ Vũ Đức Đam. chinhphu.vnchặt chẽ từ trên xuống. Là một người kư tên trong Tuyên Bố phản đối hành động Trung Quốc in bản đồ h́nh lưỡi ḅ trên hộ chiếu công dân, Ông Nguyễn Quốc Thái tiếp lời:

    “Vụ hộ chiếu Trung Quốc in h́nh lưỡi ḅ th́ đến ngày hôm nay (29/11) đă có hơn 300 nhân sĩ trí thức, công dân các thành phần khác đă có phản ứng về vấn đề này. Nhưng không có một tờ báo chính thức nào đưa tin về bản Tuyên Bố đó…chúng tôi vẫn hành động với lương tâm và trách nhiệm của ḿnh đối với đất nước.”

    Sự kiện nhiều quốc gia cùng lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ in bản đồ trên hộ chiếu công dân, bao gồm đường ‘lưỡi ḅ’ và những vùng lănh thổ tranh chấp khác, cho thấy Việt Nam đang có lợi thế và Hà Nội có vẻ chọn đúng thời điểm thích hợp.

    Trên thực tế, bắt đầu từ tháng 5/2012 cho tới nay Trung Quốc đă in và cấp phát khoảng 6 triệu hộ chiếu điện tử có in h́nh bản đồ với đường chủ quyền 9 điểm, bao trùm toàn bộ Biển Đông, quen gọi là đường lưỡi ḅ. Bản đồ này c̣n bao gồm cả các vùng lănh thổ tranh chấp với Ấn Độ.

    6 tháng sau, Việt Nam là quốc gia có phản ứng chính thức đầu tiên vào ngày 22/11, Vn Express và tất cả báo điện tử trong nước đồng loạt đưa tin về phát biểu của ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Theo đó Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đưa đường 9 đoạn mà họ đ̣i hỏi trên Biển Đông vào mẫu hộ chiếu mới là sai trái, Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ nội dung không phù hợp này.

    Sau phản ứng chính thức từ Hà Nội, đến ngày 24/11 hầu hết các báo điện tử đều đưa tin Cửa khẩu Lào Cai

    Poster in h́nh hộ chiếu mới của Trung Quốc được treo ở khắp các cơ quan chính phủ. AFPkhông đóng dấu thị thực nhập cảnh hơn 100 hộ chiếu có in h́nh lưỡi ḅ của du khách Trung Quốc. Thay vào đó, những du khách tŕnh loại hộ chiếu này sẽ phải trả một khoản lệ phí để được cấp thị thực rời. Sau Lào Cai là cửa khẩu Móng Cái Quảng Ninh và Lạng Sơn cũng cho báo chí biết là đă hành động tương tự. Ngoài ra theo báo điện tử Thanh Niên, Đồn Biên pḥng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đă đóng dấu hủy lên những thị thực được đóng trước đó vào hộ chiếu do h́nh lưỡi ḅ in mờ và cấp phát thị thực rời.

    Sau khi các báo đồng loạt đưa tin sự kiện công an một số cửa khẩu từ chối đóng dấu vào hộ chiếu mà cấp thị thực rời, nhiều người c̣n nghi ngờ đây chỉ là những hành động đối phó trong thẩm quyền của công an một số cửa khẩu. Tuy vậy đến chiều ngày 29/11, trong cuộc họp báo thường kỳ chính phủ ở Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng chính phủ Vũ Đức Đam xác nhận: việc không đóng bất cứ con dấu nào của Việt Nam trên hộ chiếu Trung Quốc có in bản đồ h́nh lưỡi ḅ là một quyết định chính thức của chính phủ.

    Báo Người Lao Động Online trích lời Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói rằng, giải pháp của Việt Nam là cấp thị thực trên một tờ rời. Như vậy, một mặt vẫn tạo điều kiện cho người Trung Quốc vào Việt Nam làm việc, du lịch, đảm bảo việc giao lưu giữa nhân dân hai nước, một mặt vẫn thể hiện rơ chính kiến của Việt Nam về vấn đề này.



    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012120826.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 16-09-2012, 06:53 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 26-09-2011, 10:13 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 07-03-2011, 12:41 AM
  4. Replies: 3
    Last Post: 19-01-2011, 10:01 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-10-2010, 06:17 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •