Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 23 of 23

Thread: Sỉ Nhục của Đảng CS Việt Nam - Không có cách giải quyết?

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đôi lời với ông Giả Sư
    Đặng Chí Hùng (Danlambao)






    - Nhân đọc bài mới của ông “sử gia” Dương Trung Quốc trên báo Tuổi trẻ đă được khá nhiều tác giả b́nh luận rất hay, rất sâu sắc trên Danlambao như bài của tác giả Vũ Đông Hà, Nguyễn Bá Chổi... th́ tôi cũng có cảm hứng đôi lời đến ngài họ Dương.

    Nói về tuổi tác, tôi xứng đáng chỉ là con ông, tôi biết ông có hai con gái và người con út của ông cũng lớn hơn tôi khá nhiều. Như vậy để nói rằng kinh nghiệm sống và cả trường đời tôi thua xa ông hơn rất nhiều. Chính v́ vậy dù thấy nhiều lần ông phát biểu hết sức lố bịch trên diễn đàn của cái quốc hội đểu cáng, lừa lọc nhằm mị dân như vụ với đồng chí X, tôi cũng lặng thinh.

    Nói về khung cảnh sống, tôi biết ông ở 27 Hàng Đường. Tôi cũng là dân Hà Nội như ông. Thôi th́ ta có chung hoàn cảnh sống, như vậy nhận thức về thông tin tiếp thu trên sách báo và Internet chúng ta có thể như nhau và có thể nói chúng ta cũng có nhiều lợi thế về tiếp cận thông tin thực sự hơn nhân dân lao động đa phần sống trong khổ cực đến ăn c̣n không đủ lại c̣n bị các chú côn an đàn áp khi tiếp cận thông tin thực sự. Điểm này tôi và ông coi như ḥa.

    Nói về Sử học, tôi thừa nhận một sự thật là tôi không có nhiều tài liệu bằng ông, không đi đây đó bằng ông như ông nhiều lần lên báo chí tự sướng. Hơn thế nữa ông xuất phát điểm lại là học sinh giỏi môn Sử như ông khoe trên báo tuổi trẻ. C̣n tôi th́ ngược lại ông 100%. Tôi không có ư khoe khoang nhưng khẳng định với ông rằng tôi khá về nhiều môn. Tuy nhiên môn sử th́ tôi phải công nhận tôi khá “dốt”. Lư do tôi dốt sử không phải v́ tôi ngu thưa ông. Mà bởi v́ tôi không thích học sử “láo”. Đă là sử th́ phải thật chứ sử mà láo th́ học làm ǵ cho cái đầu nó bị biến thành bă đậu? Tôi kính phục ông v́ ông sẵn sàng chấp nhận đổi đầu óc của ḿnh từ b́nh thường để thành bă đậu chỉ để có cái chức “Sử gia” của nhà nước cộng sản. Những ǵ tôi biết về sử là do tôi tự học và tự nghiên cứu. Chính v́ vậy khi chấm bài sử của tôi th́ giáo viên họ nhận ra rằng tôi viết linh tinh như không muốn viết. V́ sao vậy? V́ tôi thấy trong “sử” của các ông cộng sản trận nào ta cũng thắng, địch cũng thua, rồi anh hùng giả Lê Văn Tám... nhiều quá nên tôi chẳng tin một mớ ca tụng lặp đi lặp lại như thế. Đă không tin th́ tôi phải tự t́m hiểu, t́m hiểu tôi phát hiện ra đội ngũ viết sử như ông chỉ là một lũ ăn hại.

    Tôi khác hẳn ông ở chỗ tôi theo kỹ thuật c̣n ông là dân “sử gia” chuyên nghiệp. Như vậy trong 3 yếu tố mà tôi nêu trên th́ ông thắng 2, ḥa 1 với tôi về điều kiện có thể dẫn tới viết sử đúng hay sai. Nhưng tôi thấy rằng mặc dù ông có những lợi thế ấy nhưng ông h́nh như đang cố t́nh nói sai sự thật. Nói để ông rơ, tôi không cho rằng những ǵ tôi viết qua hai loạt bài “Những sự thật không thể chối bỏ” và “Những sự thật cần phải biết” là hay, xuất sắc đâu nhé ông. Cái này tôi để độc giả tự kiểm chứng và tự b́nh luận. Tôi chỉ có trách nhiệm tổng hợp những ǵ có thật được các ông cộng sản và các nhà phê b́nh, chính trị khách quan trên thế giới phát biểu, ghi chép mà thôi. Tại sao tôi nói ông nói sai sự thật nhiều quá?

    Điều thứ nhất là mới đây ông đổ lỗi cho Mỹ trong vụ mất Hoàng Sa, tiện thể ông nói “đểu” VNCH trong vụ đó. Thưa ông “sử gia” họ Dương, ông có biết rằng có một tên sát nhân hàng loạt trong vụ cải cách ruộng đất đă chỉ đạo tên có bộ răng “ăn đu đủ không cần th́a” kư công hàm bán cho lũ Tàu cộng năm 1958? Ông có mắt hay không có mắt. Ông đừng đổ lỗi cho vụ mất đảo của quân lực VNCH năm 1974. Ông có biết 1974 là năm VNCH đă bị cắt giảm viện trợ, quân cụ nhưng VNCH vẫn lên án Trung cộng xâm chiếm đảo của Việt Nam, cho quân nhân anh hùng chống trả đến giây phút cuối cùng của anh hùng Ngụy Văn Thà... không ông? Ông có biết bác và đảng của ông đă tự tay dâng thêm ải Nam Quan, Lăo Sơn, Tục Lăm... cho Tàu cộng và hiện giờ thế hệ ông Mười, ông Phiêu, ông Trọng, Đồng chí X của ông đang tiếp tục làm thế đó. Nếu cứ đà này th́ không sớm th́ muộn cái tên của ông thật có ư nghĩa khi Việt Nam chính thức là 1 tỉnh của Trung cộng. Lúc đó ông và gia đ́nh sẽ có nhiều bổng lộc hơn bởi v́ ông có lư do nói với ông chủ Tàu “Tôi yêu Trung quốc lắm nên lấy tên Trung Quốc cho họ Dương của tôi”...

    Điều thứ hai, ông là sử gia sao ông không biết ông Hà Minh Đức đă trích dẫn ông Trần Dân Tiên chẳng là thằng cóc khô nào cả mà chỉ là một dạng anh hùng núp tự sướng như muôn cái tên Chú Thu, Lin, Lư Thụy… của tên sát nhân Hồ Chí Minh. Tôi không quá đáng khi gọi Hồ là sát nhân đâu, mời ông “sử gia” đọc lại chuyện Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, và Mậu thân Huế... để nhận định lại cho tỏ tường. Tác giả Vũ Thế Phan cũng đă trích dẫn vụ anh Tiên nào đó cũng là “bác” của ông trên Danlambao qua tài liệu của ông Hà Minh Đức cũng như các tài liệu khác. Ấy vậy mà ông vẫn cứ bô bô trên báo làm như nhân dân mù sử hay sao ấy. Ở đời này, viết về ḿnh cũng chẳng sao. Nhưng khi viết về ḿnh th́ người ta phải lấy đúng tên ḿnh như một dạng hồi kư, nhật kư chứ có thằng đểu nào lấy tên khác, dựng lên đó là một nhà báo để tự ca tụng ḿnh? Thối quá ông họ Dương ạ, vậy mà “bác” của ông vẫn làm được điều này, chẳng trách “bác” của ông chỉ có vài giọt lệ cá sấu khi hàng trăm ngh́n người gục ngă như cây chuối bởi con dao, cái tḥng lọng của “bác” trong CCRĐ. Phải nói thật “bác” của ngài là vua đểu chứ không phải thằng đểu tầm thường nữa. Thế nhưng ông vẫn viết như chưa hề biết rằng chú Trần Dân Tiên kia với “bác” của ông chỉ là một. Ấy vậy mà ông c̣n lấy tác phẩm “Vừa đi đường vừa bịa chuyện” của chú Tiên làm cảm hứng vào “nghề “ sử gia th́ cũng phải bái phục ông thật. Bái phục ông ở chỗ ông lấy cái giả dối làm cảm hứng vào nghề th́ thật sự ông cũng chẳng c̣n chút sĩ diện nào nữa rồi ông “sử gia” họ Dương ạ.

    Tôi tự hỏi tại sao ông có đủ điều kiện trở thành một sử gia thật sự đàng hoàng, không giả dối và thẳng thắn mà sao ông không làm? Và tôi cũng tự t́m cho ḿnh câu trả lời hợp lư nhất. Đó là ông sợ mất cái ghế trong cái Quốc hội mị dân của CHXHCN Việt Nam. Ở cái ghế đó ông có nhiều tiền, có nhiều lộc, có nhiều quyền hành hơn và có điều kiện tiếp tục sự nghiệp bốc thơm “bác” của ông như cái cảm hứng đầu đời của ông khi bắt đầu nghiệp “Giả sư”.

    Tại sao tôi gọi ông là “Giả sư”? Rất đơn giản v́ ông không phải sử gia. Sử gia phải viết thật và thẳng. C̣n ông bẻ ng̣i bút, nói sai lịch sử nhưng vẫn tỏ ra là người trịnh trọng, tỏ ra “v́ dân” trong vụ đá cặp với anh X. Như vậy con người giả tạo, không trung thực, chỉ có cái h́nh thức lương thiện th́ chẳng c̣n ǵ hợp hơn 2 từ: Giả sư.

    Thôi! Đôi lời với ông “Giả sư” họ Dương thế cũng hơi dài rồi. Tôi hi vọng bằng lương tâm của ḿnh nếu c̣n chút ít đâu đó, và cũng đă lớn tuổi, chẳng c̣n ǵ để ham hố nhiều ông hăy bớt cái tính nói láo, nói sai lịch sử đi ông Dương Trung Quốc ạ. Tôi hi vọng rằng ông phải hiểu một điều: Nếu nói sai lịch sử th́ con cháu sẽ vả vào mặt ta đó!

    Chúc toàn thể bạn đọc và Danlambao năm mới an lành, nhanh chóng dẹp bỏ cộng sản độc ác và cũng chúc ông Dương năm mới thay đổi tư duy để không phải trở thành “Giả sư” nữa - Danh hiệu đó không hay ho ǵ đâu ông Quốc ạ.

    07/02/2013


    Đặng Chí Hùng
    danlambaovn.blogspot .com

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại

    TT - Chuyên mục “Quyển sách thay đổi cuộc đời” kỳ này giới thiệu bài viết của nhà sử học Dương Trung Quốc.

    Dương Trung Quốc - Tôi có một lư lịch nghề nghiệp rất đơn giản: sinh ra, lớn lên, đi học, thi học sinh giỏi môn sử phổ thông rồi tốt nghiệp khoa sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, về Viện Sử học công tác cho đến khi về hưu vẫn tiếp tục hoạt động trong một hội nghề nghiệp của giới sử học và làm một tờ báo của Hội Sử. Có hơn một thập kỷ làm đại biểu Quốc hội th́ ngẫm kỹ điều ḿnh thể hiện trên diễn trường ấy cũng luôn là những vấn đề có liên quan đến lịch sử, lấy chuyện xưa vận vào chuyện nay, tựa như người nhắc vở vậy.

    Với người làm nghề sử th́ việc đọc sách là chuyện đương nhiên, như nông dân cày cấy, thợ may cắt vải nên khó chọn được một cuốn sách nào lại đủ sức “làm thay đổi cuộc đời” của ḿnh. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ có thể nhắc tới một cuốn sách dường như nó đă “bẻ ghi” khiến đời ḿnh nghiêng về cái ngả đường mà đến thời điểm đă U-70 rồi th́ có thể nói được rằng sẽ theo nghiệp nghề ấy đến lúc xuống... mồ.

    Cú hích vào nghề

    Nhà sử học Dương Trung Quốc
    "Sau này, ngày càng có nhiều sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch vẫn được coi là cuốn sách sớm nhất, được tin cậy nhất và sách này luôn được tham khảo như một nguồn tư liệu gốc"

    Tôi đến với nghề sử rất ngẫu nhiên, không hề có một hứng thú hay năng khiếu ǵ đặc biệt đối với cái môn dễ là khổ sai trí nhớ ấy. Đến lớp 10 niên khóa 1963-1964, Hà Nội tổ chức thi học sinh giỏi môn lịch sử. Chẳng biết v́ sao cô giáo dạy sử lại chọn tôi với câu động viên: “Cô thấy em đi thi được đấy!”. Có lẽ v́ nể trọng cô giáo mà tôi nhận lời.

    Chuẩn bị cho cuộc thi, cô giáo hướng dẫn: ngoài sách giáo khoa, nên t́m đến một người nào đó am hiểu lĩnh vực này để hỏi han thêm. Lớp tôi có một anh bạn có bố làm ở Viện Sử học. Tôi đến xin được ông chỉ giáo. Ông đưa cho tôi mấy số tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử bảo mang về nhà đọc thử một vài bài, rồi hẹn gặp lại để ông hướng dẫn. Trước lúc về tôi thấy trên bàn của ông có một cuốn sách không dày. Tôi vừa động tay vào th́ nhà sử học đầu tiên mà tôi được gặp trong đời bảo: “Cuốn ấy không phải là sử đâu cháu ơi. À, nhưng đọc được lắm...”.

    Đó là cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên. Về nhà, đọc các bài tạp chí thấy dài lằng nhằng càng đọc càng khó hiểu nên tôi chuyển sang cuốn sách và đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối. Hồi đó Bác Hồ c̣n sống, một đôi lần tôi được gặp, sách vở viết về Bác chưa nhiều như bây giờ nhưng h́nh tượng của con người c̣n sống ấy đă là thiêng liêng lắm. Cuốn sách ấy không thể nói là đă “làm thay đổi cuộc đời tôi”, song đă tạo một cái hích nhẹ và hướng tôi bước vào ngả đường nghề nghiệp mà vào thời điểm đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Cuốn sách “không phải là sử” ấy thật sự gây ấn tượng với tôi.

    Cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch chắc nhiều người đă đọc v́ từ khi được xuất bản lần đầu vào cuối thập kỷ 1940 đến nay đă qua gần bảy thập kỷ, đă được nhiều nhà xuất bản tái bản rất nhiều lần. Thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên, người đă được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc lập (1945), cuộc đời của nhà cách mạng và là người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập được kể lại qua “những mẩu chuyện” như tên gọi của sách. Mục đích sách ra đời vào thời điểm đó dường như chỉ để trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh là ai?”, kể cả với những người nước ngoài.

    Sau này, khi đă thâm niên trong nghề nghiệp, tôi có nhiều cơ hội đọc và gặp nhiều người nước ngoài, có người thuần túy là nhà nghiên cứu, có người là nhân chứng lịch sử, cũng có người là cả hai. Tôi đă nghe và đọc được rất nhiều cách tiếp cận, cách đánh giá khác nhau về cuốn sách này và nhân vật của sách...

    Đam mê t́m kiếm sự thật

    Hồi Liên Xô “mới đổ”, tôi là một trong những người Việt Nam sớm “ṃ đến” Lưu trữ cũ của Quốc tế Cộng sản ở thủ đô nước Nga để khai thác tài liệu về Hồ Chí Minh. Tôi được biết cách đó không lâu có một phụ nữ quốc tịch Mỹ cũng đă đến đây và cũng có mối quan tâm đến nhân vật lịch sử này. Rồi các đồng nghiệp Nga cho biết người phụ nữ ấy đă “lần ṃ” đến tận Leningrad để t́m kiếm những chi tiết liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh trong thời gian ở Liên Xô (cũ). Người phụ nữ ấy tên Sophie Quinn Judge.

    Bẵng đi một thời gian tôi gặp bà ở Aix en Provence, nơi có một trung tâm lưu trữ quan trọng của Bộ Thuộc địa Pháp, ở đó có nhiều tư liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nhưng nếu người ta chỉ quan tâm đến học thuyết hay sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh th́ bà lại muốn t́m hiểu đời sống riêng tư, một phần không thể thiếu được nếu muốn tiếp cận một chính khách cũng như một nghệ sĩ. Theo bà, thật đáng tiếc chưa mấy ai quan tâm đến điều đó v́ thế bà sẽ cố gắng lấp chỗ trống này.

    Hồi đó bà mới chỉ đưa ra nhận xét bước đầu là càng nghiên cứu càng thấy nhân vật này có nhiều điều hấp dẫn. Vài năm sau Sophie Quinn Judge cho xuất bản ở Singapore một luận văn nghiên cứu về Hồ Chí Minh trong quăng thời gian ở châu Âu 1919-1940. Bà có gặp để trao đổi và gửi bản thảo cho tôi đọc trước. Cuốn sách của bà có thể có sự đánh giá khác nhau từ những người có quan niệm khác nhau, nhưng giữa những ḍng chữ có thể thấy được thiện chí của một người muốn thỏa măn đi t́m sự thật, công việc của một người làm sử.

    Nhân dịp 110 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một nhóm làm phim đến phỏng vấn Sophie, bà vẫn nhắc lại cái điều bà từng nói với tôi khi mới bắt tay vào viết sách: “Lúc đầu tôi đă nghĩ rằng Hồ Chí Minh không tuyệt vời và thú vị như h́nh ảnh mọi người vẫn tuyên truyền, nhưng hóa ra ông ấy thật sự thú vị... Con người thật của Hồ Chí Minh rất thú vị”.

    Cuốn sách nhỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết này thật sự đă “dẫn tôi vào đời” nghề nghiệp để hướng tới cái khao khát muốn t́m ra những gương mặt thật đă tạo nên một lịch sử thật. Thỏa măn cái khao khát ấy thật là khó, có khi cả đời nghề chưa làm được là bao nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Nghiệm lại đời ḿnh thấy cái làm được trong nghề không nhiều nhưng niềm say mê khiến ḿnh đă theo nghiệp nghề này trọn đời lại làm ḿnh thỏa măn.

    Xuân 2013

    Dương Trung Quốc

    http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/5331...oi-vi-dai.html

    Alamit: Mang cái tên gốc Háng Bành nên cũng kẹt... quá tội nghiệp

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tôi thưa Bác Hồ



    Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đ́nh ngày 2 tháng 9 năm 1945.Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đ́nh ngày 2 tháng 9 năm 1945.


    Cuốn sách đồ sộ của nhà báo Huy Đức dài hàng ngh́n trang Bên Thắng Cuộc đang được bàn luận sôi nổi. Người khen cũng nhiều, người chê cũng lắm. Điều bổ ích là nó giúp cho xă hội nh́n lại cuộc chiến. Có thiếu sót là tác giả không đề cập đến nhân vật Hồ Chí Minh, một nhân vật trung tâm của cuộc chiến.

    Nhân dịp này, tôi muốn chia sẻ vài ư kiến riêng do nghiên cứu thời gian qua.

    Rất cần nhận định, đánh giá, không định kiến, không theo đường ṃn nhân vật lịch sử này, cũng không chửi rủa thô tục, phủ định sạch trơn cho hả giận. Hai năm trước tôi đă có bài trả lời lập luận của giáo sư Nhật Bản Tsuboi Yoshiharu khi ông khẳng định về bản chất Hồ Chí Minh là “một người dân chủ theo chế độ cộng ḥa “, chứ không phải là người Cộng sản.

    Khi tôi c̣n trong nước. tệ sùng bái ông Hồ lên đến cực điểm. Ông là nhà chính trị kiệt xuất, nhà ngoại giao xuất chúng, nhà báo tuyệt vời, nhà thơ thượng thặng, nhà đạo đức khuôn mẫu, nhà trí thức siêu đẳng, nhà dự đoán tài ba, nhà ngôn ngữ uyên bác, gỉ ǵ gi nữa…HCM là số một hết. Hai mươi năm nay, trong tôi những giá trị nặng về ảo ấy lần lượt rơi rụng lả tả. Chỉ cần khách quan, tỉnh táo, công bằng.
    Tôi lấy làm lạ có một nhân vật sống ở miền Nam, trong quân ngũ VN Cộng ḥa, sỹ quan, trí thức có học hàm, lại ca ngợi tâng bốc ông Hồ đến mức sùng bái, vái lạy “cha già dân tộc”, rồi tự hào cho thế mới là thái độ trí thức dám t́m ra và nói lên sự thật. Đó là ông “tiến sỹ” Trần Chung Ngọc, thường viết trên mạng Giao Điểm. Ông sùng bái ông Hồ hơn ai hết, với những luận văn dài, toàn trích dẫn các học giả phương Tây. Sự kiện kỳ lạ này thúc đẩy tôi t́m hiểu sâu thêm.

    Tất cả tài liệu Mỹ, Pháp, Anh, Tàu…ông Ngọc trưng ra, trich dẫn tôi chăm chú đọc. Tôi c̣n gặp trao đổi lâu với ông William Duiker, bà Sophie Quinn-Judge ở Mỹ, các bạn tôi Pierre Brocheux, Jean Couturier, Olivier Todd, Alain Russio… ở Pháp về nhân vật HCM. Nhiều lần tôi sang Texas, Hoa Kỳ, ghé xuống Lubbock nơi có Trung tâm tài liệu về chiến tranh VN cực kỳ phong phú, cũng như ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, là thư viện đầy đủ nhất thế giới, cũng để nghiên cứu tiếp về HCM. Tôi xem 6 lá thư ông Hồ gửi cho Tổng thống Harry Truman, những nhận định sắc sảo, tỉnh táo, cụ thể về ông Hồ của CIA, các cựu ngoại trưởng Mỹ James Byrnes, George Marshall và John Foster Dulles, đối chiếu với những nhận định của Pḥng Nh́ t́nh báo Pháp, của những Georges Bidault, Charles de Gaulle, Georges Catroux, Georges Thierry d’Argenlieu, Maurice Thorez, Jean Duclos…về ông Hồ.

    Tôi tóm tắt kết quả t́m ṭi, đối chiếu của tôi hơn 12 năm qua là: ông Hồ khi nhỏ học chữ nho ở quê có tiếp thu môi trường chống Pháp của sỹ phu yêu nước vùng Nghệ Tĩnh, do đó khi học trường Quốc học Huế có tham gia phong trào chống thuế. Khi cha ông bị án phạm tội giết người, bị mất chức tri huyện, loại khỏi ngạch quan lại, v́ sỹ diện và sinh kế, 2 cha con phiêu dạt vào Nam, cha làm thầy thuốc vùng Sa đéc, con xin dạy môn phụ ở trường Dục Thanh, Phan Thiết. Khi xuất dương anh Thành chưa có ư thức cứu nước rơ rệt. Cho đến khi sang Pháp, anh mới có ư thức làm chính trị từ khoảng 1918 đến 1922 hoạt động trong Đảng Xă hội (sau đổi tên là Đảng Cộng sản Pháp). Có thể nói lúc đó anh có lập trường yêu nước, chống thực dân Pháp, tinh thần dân tộc. Với báo Paria anh có tinh thần đoàn kết quốc tế với các dân tộc thuộc địa. Nhưng từ khi sang Nga năm 1923, 1924, anh bắt đầu gắn bó với Đệ tam Quốc tế Cộng sản, học và nhận việc ở Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản, về sau nhận công việc trợ lư cho Michael Borodin một chuyên gia CS lăo luyện. Cả thời gian ấy là thời hoàng kim của Stalin, triệt hạ mọi kẻ đối lập bằng bàn tay sắt. Ảnh hưởng thời gian này khá sâu đậm khi anh Thành đă đủ chin chắn, trên 34 tuổi, để sau này anh chửi rủa “bọn Menchevik” phản bội, gọi những người trốt-kít là chó săn cho đế quốc , gọi Quốc dân đảng, Đại Việt là Việt gian. Trong Hồ Chí Minh đă sớm định h́nh một nếp nghĩ kiểu Stalin là không là ta ắt là kẻ thù, là việt gian, phải trừ khử không chút thương tiếc. Anh được rèn, đúc, tôi luyện trong khuôn Stalin và Béria.

    Ông Hồ thông minh thật, nhưng với nghĩa khôn ngoan, mưu mẹo chứ không mưu lược, không phải là nhà tư tưởng, nhà lư luận. Văn ông giản dị, b́nh dân, đến độ tầm thường. Ông không lập luận được dài, sâu. Tinh khôn theo nghĩa tinh ranh, mưu kế, khôn vặt th́ không thiếu. Ông Hồ khi về nước hiểu rất rơ chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) không được hầu như toàn thế giới chấp nhận, c̣n bị xa lánh, ghê tởm, e sợ, nên ông cố che dấu kỹ bản chất Cộng sản; ông cũng biết ở VN Cộng sản bị ngay dân Nghệ Tĩnh kinh sợ qua Xô Viết Nghệ Tĩnh với chủ trương tả khuynh diệt trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ. Đưa ra Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh), với các Hội thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân, học sinh Cứu quốc, rồi Đảng Lao động VN, Mặt trận Liên Việt… đều là hỏa mù, b́nh phong che dấu thật kỹ bản chất Cộng sản đậm đặc trong con người ông. Ông có cái mặc cảm tự cho là ở phía xấu, nhưng không có bản lĩnh thoát ra. Tôi đă trao đổi với William Colby, giám đốc CIA, về HCM nhân cuộc họp năm 2007 ở Chicago; ông Colby cho biết Stalin cũng bị ám ảnh bởi cái mặc cảm Cộng sản là xấu xa bị dân chúng ghét bỏ, nên đă cùng Djanov và Dimitrov bày tṛ giả vờ giải thể Đệ tam Quốc tế, lập ra Comintern – Cục thông tin quốc tế. Sau này ông Hồ cũng bày tṛ “giải thể Đảng Cộng sản Đông Dương” tháng 11/1945. Stalin và Djanov c̣n nghĩ ra cái tên chế độ “Dân chủ nhân dân”chung cho mọi nước Cộng sản, cũng là màn khói che thương hiệu CNCS rất khó bán mà thôi.

    Người ta hay viện ra Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 với trích dẫn ngay từ đầu Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp để biện minh cho tư tưởng dân chủ của ông Hồ. Tôi đă trao đổi lư thú với ông Archimed Patti của OSS tháng 9/1990 ở Hà Nội nhân dịp kỷ niệm thứ 100 ngày sinh của ông Hồ. Ông Patti từng giúp ông Hồ trích dẫn chính xác Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. Nếu chân thành là nhà dân chủ thứ thiệt, làm chủ tịch nước 24 năm, sao ông không cho dân được hưởng chút tự do báo chí, tự do kinh doanh nào? Sao ông đóng cửa trường luật? Sao ông dửng dưng trước thân phận bà Năm, ông Huỳnh, ông Việt Phương, ông Đang…? Sao ông chịu để Tàu chia cắt nước ta? Sao lại lấy tên Trần Dân Tiên Tự để tự vỗ ngực?

    Người cộng ḥa, người dân chủ không bao giờ cư xử như thế.

    Những tài liệu ở Lubbock và Thư viện Quốc hội Mỹ cho tôi thấy tại hội nghị Yalta (2/45) và Postdam (7/45) đă manh nha cuộc đối đầu cực kỳ quyết liệt giữa Dân chủ và Cộng sản tranh dành từng vùng, ừng nước, từng nửa nước một. Suưt nữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bị Stalin lấy. Ttheo dơi chặt chẽ t́nh h́nh qua một cái đài nhỏ nhưng mạnh của ông Patti cho, ông Hồ hiểu rơ rằng nước VN độc lập non trẻ mà bị coi là đối tượng của Mặt trận Dân chủ th́ sẽ khốn nạn, cả châu Á chưa có nước CS nào, Liên Xô th́ quá xa. Ve văn Pháp, Mỹ bằng mọi thủ đoạn để tránh bị bóp chết, nhưng không đủ bản lĩnh để từ bỏ CNCS là bi kịch lớn nhất trong tư duy chính trị của ông Hồ, cũng là thảm kịch ông gây ra cho dân ta. Nếu như ông Hồ trở về chủ nghĩa dân tộc như Gandhi, Nehru, Sukarno, U nu… th́ may cho dân ta biết bao. Có thể thoát chiến tranh, vẫn có độc lập, dân chủ, phát triển, nhân dân hạnh phúc. Nói trắng ra HCM là một nhân vật tiêu cực là chính, tích cực không nhiều, xét về toàn cục và về lịch sử của đất nước, lợi ích của nhân dân.

    Thế là ông Hồ dùng bộ mặt nạ giả dân chủ làm chiến thuật, làm chiếc khiên đỡ bên tay trái, pḥng thủ chặt để tự bảo vệ ḿnh, nhằm thực thi chiến lược CS, lập trường CS, sứ mạng CS như một thanh bảo kiếm trong tay phải tấn công dũng mănh diệt mọi kẻ thù theo chỉ thị của quốc tế CS. Từ năm 1924 ông Hồ là đại diện đảng CS Đông Dương, rồi 1945 là lănh tụ CS cao nhất, ông tự tin tự hào mang sứ mạng thiêng liêng nhuộm đỏ toàn liên bang Đông Dương, cả Đông Nam Á và toàn thế giới. Đó là thực chất HCM.

    Hoàn toàn rơ ràng là t́nh báo Pháp, Anh, Đức, CIA Hoa Kỳ, các hội đồng an ninh quốc gia Mỹ và Pháp không bị lừa, v́ họ theo dơi kỹ tung tích, hồ sơ, hoạt động và đánh giá rất rành mạch nhân vật này.

    Rất nhiều người khuyên tôi đừng có dại mà đụng đến ông Hồ. V́ ông c̣n được đông đảo nhân dân ngưỡng mộ. Cả dân tộc ḿnh có được một vị “anh hùng” được thế giới ngưỡng mộ, sao lại đi phủ định.

    Tôi nghĩ khác. Không có ǵ cao hơn sự thật. Không có ǵ thấp hơn sự dối trá. Nếu nói tôi vô lễ hỗn xược với bác Hồ mà tôi từng khâm phục, ngợi ca, hăy cho tôi thắp một thẻ hương và thưa với Bác rằng :

    “Thưa Bác, theo nghiên cứu kỹ lưỡng công bằng th́ Bác đă sai lầm, dẫn dân tộc đi sai đường lạc lối rơ ràng về chính trị, con đường Cộng sản Mác – Lênin chuyên chính vô sản độc đảng đă bế tắc hoàn toàn. Nếu quả Bác có tinh thần tự phê b́nh, Bác đă dễ dàng nhận ra điều đáng tiếc ấy. Bác hăy phù hộ cho nhóm lănh đạo CS hiện nay thành khẩn nhận ra sai lầm, cùng toàn dân chuyển sang Kỷ nguyên Dân chủ đa nguyên đa đảng trong trật tự và luật pháp, cùng toàn dân xây dựng Hiến pháp dân chủ 2013 , bước vào thời kỳ phát triển mới mà thành quả toàn dân sẽ được chung hưởng.”

    * Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 25-04-2012, 10:23 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 18-01-2012, 10:08 PM
  3. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •