Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 17

Thread: TRUNG CỘNG SẼ KHÁM TÀU NƯỚC NGOÀI Ở BIỂN ĐÔNG ?

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TRUNG CỘNG SẼ KHÁM TÀU NƯỚC NGOÀI Ở BIỂN ĐÔNG ?

    Cảnh sát Hải Nam đã được trung ương trao quyền ‘khám xét tàu thuyền’ đi vào vùng mà Trung Quốc coi là ‘lãnh hải’ của họ ở Biển Đông.



    TQ đã có nhiều tàu hải giám hoạt động tại Biển Đông và Hoa Đông


    Các hãng thông tấn nước ngoài từ Bắc Kinh hôm 29/11/2012 cho hay từ 1 tháng 1/2013, cảnh sát tỉnh Hải Nam sẽ “lên tàu và khám xét” thuyền bè nước ngoài.


    Họ cũng sẽ cầm giữ tàu thuyền mà phía Trung Quốc cho là “vi phạm lãnh hải” của Trung Quốc.

    Cho tới nay, các nguồn nước ngoài đều trích dẫn bản tiếng Anh của báo Trung Quốc, tờ China Daily nói các quy định mới cho phép Hải Nam thực hiện việc khám xét và bắt giữa tàu thuyền nước ngoài từ năm mới.

    Tuy vậy, hiện không rõ Trung Quốc muốn nói đến cả các tàu khách và tàu hàng hay các loại tàu thuyền nào nữa.

    Dù thế, hãng tin Reuters khi đưa tin này đã viết đây là động thái có thể sẽ làm tăng thêm căng thẳng trong vùng biển ‘Nam Trung Hoa đang tranh chấp’.

    Trang của SkyNews ở Anh thì đăng tấm bản đồ ‘lưỡi bò’ với chú thích hiện Trung Quốc ‘đang đòi chủ quyền gần hết biển Nam Trung Hoa’.

    SkyNews cũng nói họ nhìn thấy ảnh vệ tinh ghi nhận các hoạt động xây cất của cả Trung Quốc và Philippines đang tăng mạnh ở một hòn đảo thuộc Trường Sa.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 02-12-2012 at 12:44 PM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Để cảnh sát Hải Nam lên tàu và khám xét : 'Thật là quá thể '

    Bài của phóng viên Mark Stone từ Bắc Kinh nói tuy các chuyên gia không lo sợ sẽ có xung đột quân sự ngay lập tức tại khu vực Biển Đông, hoạt động ‘gần sát nhau’ của hải quân các nước có thể làm nổ ra vấn đề nghiêm trọng hơn.

    Báo chí quốc tế cũng nói Trung Quốc sẽ “thay thế các tàu hải giám mới” để hoạt động trong vùng biển Đông và Hoa Đông, nơi hiện họ có tranh chấp với Nhật Bản về Điếu Ngư/Senkaku.

    Reuters hôm 29/11 trích lời giới chức Philippines nói hành động của Trung Quốc từ năm 2013 sẽ “vi phạm quyền hàng hải quốc tế”.




    Tàu cá của Trung Quốc tại Tam Á, Hải Nam


    Trung Tướng hải quân Juancho Sabban nói:

    “Thật là quá thể. Trong khi chúng tôi đang tìm mọi biện pháp hòa bình thì họ lại làm thế.”

    Còn ông Raul Hernandez, phát ngôn viên cho Bộ Ngoại giao Philippines thì nói Bộ của ông còn đang kiểm chứng tin báo chí về quy định mới của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, ông nói, nếu đó là sự thật thì “đây sẽ là lo ngại cho Philippines và cộng đồng quốc tế”.

    Cho đến chiều 29/11 giờ Hà Nội, chưa thấy giới chức Việt Nam lên tiếng về chuyện này.

    Động thái mới đây nhất của Trung Quốc cho in đường lưỡi bò trong hộ chiếu điện tử mới cấp cho công dân họ đã gây ra phản đối và hành động đáp trả của nhiều nước châu Á, gồm cả Việt Nam.

    Trong những năm qua, đã nhiều lần Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên Biển Đông thuộc vùng gần Hoàng Sa và có lúc đòi tiền chuộc rồi mới thả họ về.

    Nhưng chuyện công bố để cảnh sát Hải Nam lên tàu và khám xét là diễn biến mới.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...u_thuyen.shtml

  3. #3
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    BIỂN ĐÔNG

    Đừng có lo cô Tigon ơi.Cái Biển Đông đó ngoài tranh chấp về lảnh thổ của một số nước nhỏ, nó c̣n là quyền lợi (về hàng hải) của rất nhiều anh khổng lồ nữa. Anh Trung Cọng nói chơi cho vui thôi cũng như dân x́ phé thấu cáy mà thôi. Chứ nếu thực sự ảnh làm như cái miệng của ảnh nói th́ tui nghỉ nó sẽ xúm nhau nó đánh cho sặc máu đó.....:p

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Xem Chơi Cho Biết

    Các cường quốc hải quân có thể không coi ra cái chi. Nhưng sự thực th́ cũng rất khó nuốt , chứ không có như tin tức (đă nghe) là một "đống sắt vụn" và máy bay không thể đáp.



    Áp Lực Quân Sự Mới Đè Nặng Lên Đông Nam Á
    Đào Văn B́nh

    Vào ngày 25/11/2012 các trang tin điện tử BBC, Đất Việt và Reuters đă đưa tin "Máy bay tiêm kích J-15 cất và hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc", đồng thời kèm theo đoạn Video ngắn của Đài Truyền H́nh CCTV ghi lại h́nh ảnh chiến đấu cơ J-15 cất cánh và hạ cánh đẹp mắt giống như các máy bay của Mỹ trên các hàng không mẫu hạm. Như thế, trái với dự đoán của các nhà b́nh luận quân sự Tây Phương là c̣n lâu hải quân Hoa Lục mới học được kỹ thuật hạ cánh và cất cánh, một mắt xích then chốt của bất kỳ hàng không mẫu hạm nào. Không chở theo máy bay hoặc có chở theo máy bay, mà máy bay không thể cất cánh th́ hàng không mẫu hạm chỉ là chiếc quân vận hạm khổng lồ, làm mồi ngon cho máy bay và tàu chiến địch. Hai trang tin điện tử trên cũng cho rằng với thành công này, Hoa Lục sẽ sớm đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh vào lực lượng tác chiến trên biển.


    Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trước đây có tên tạm Thi Lang là chiếc tàu cũ Varyag của Ukraina mà Hoa Lục mua lại chỉ có xác, không động cơ vào năm 1998. Sau đó nó được bí mật hiện đại hóa tại Liêu Ninh măi tới năm 2011 tin tức mới được công bố. Hiện nay một số vẫn cho rằng, đối với Mỹ th́ tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là "cọp giấy" hay thứ "hàng mă", không thể so sánh với bất kỳ tàu sân bay nào của Hoa Kỳ. Nhưng chúng ta thử xem "con cọp giấy, đồ mă" đó nó được trang bị như thế nào. Theo Wikipedia th́ hệ thống vũ khí đáng chú ư của Liêu Ninh là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N. Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng pḥng không AK-630 AA, 8 CADS-N-1 Kashtan CIWS, 12 tên lửa hải đối hải P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal SAM VLS, và hệ thống pháo phản lực chống tàu ngầm RBU-12000 UDAV-1 ASW. Cũng theo thiết kế, nó có thể mang 26 máy bay chiến đấu và 24 trực thăng vơ trang v.v..và chở theo khoảng 4000 thủy quân lục chiến." Theo chiến lược hải quân hiện đại, một hàng không mẫu hạm thường được hộ tống bởi: 2 tuần dương hạm trang bị hỏa tiễn đạn đạo, 2 tàu trang bị hỏa tiễn pḥng không và từ 1-2 tàu khu trục săn tàu ngầm. Nếu cần đánh chiếm, đổ bộ một ḥn đảo hay quần đảo nào, nó có thể dẫn theo vài chiếc tàu đổ bộ khổng lồ LPD lớp 071: Với chiều dài 210 m và nặng 20.000 tấn, có băi đáp cho 2 chiếc trực thăng và có thể mang theo tổng cộng 4 trực thăng quân sự loại Z-8 hoặc Z-9. Ngoài ra, mỗi chiếc tàu LPD lớp 071 c̣n có thể mang theo 4 tàu đổ bộ đệm khí, 2 tàu chiến loại nhỏ cùng 800 binh lính, 20 xe bọc thép. Tàu đổ bộ này trước đây đă thấy lảng vảng ở Trường Sa của Việt Nam và Băi Cạn Scarborough của Phi Luật Tân, ấy là chưa kể khoảng 52 tàu ngầm loại quy ước (không mang vũ khí nguyên tử) đă và đang được triển khai từ Bắc Á, Thái B́nh Dương tới Biển Nam Ân Độ.

    Với hỏa lực hùng mạnh như vậy, có thể nói khi hàng không mẫu hạm Liêu Ninh được triển khai, không một quốc gia Đông Nam Á nào, kể của Úc Châu có khả năng đề kháng. Việt Nam hiện nay – với hệ thống hỏa tiễn pḥng thủ bờ biển vừa cố định vừa di động Bastion (của Nga) và Brahmos (của Ấn Độ) được các nhà quân sự thế giới đánh giá rất cao nhưng cũng không thể ngăn nổi hỏa lực của Liêu Ninh khi nó tiến gần Trường Sa – nếu Việt Nam không trang bị thêm tiêm kích Sukhoi, tàu ngầm Kilo và tàu ngầm Mini tàng h́nh.

    Chỉ cách đây ít ngày Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) 20-11-2012 đă phủ một lớp mây đen lên bầu trời ASEAN khi Hoa Lục " rót tiền vào" và khống chế được Kampuchia khiến khối này không thể đưa vấn đề Biển Đông ra trước bàn hội nghị – dù có sự hiện diện của "đại cao thủ" Obama. Tệ hại hơn nữa, Kampuchia c̣n "xập xí xập ngầu" tuyên bố ASEAN đă thống nhất lập trường không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào chương tŕnh nghị sự khiến tổng thống Phi Luật Tân phải phá bỏ nguyên tắc ngoại giao bằng cách họp báo phủ nhận. Cũng trong dịp này Tổng Thống Obama đă thăm viếng Thái Lan để xiết chặt thêm mối quan hệ hợp tác chiến lược với quốc gia đă từng là đàn em thân tín của Mỹ từ 1951. Thế nhưng chỉ hai ngày sau, Thái Lan đă theo chính sách " đưa người cửa trước, rước người cửa sau" bằng cách long trọng đón tiếp Thủ Tướng Ôn Gia Bảo với nghi thức ngoại giao dành cho Tổng Thống Obama, làm cho Mỹ ngỡ ngàng. Nhân dịp này Ô. Ôn Gia Bảo đă khánh thành Trung Tâm Văn Hóa Trung Quốc ở Bangkok, thắt chặt và mở rộng hợp tác về mọi mặt và hứa mua 5 triệu tấn gạo của Thái Lan. Hiện nay Bắc Kinh và Bangkok c̣n triển khai nhiều chương tŕnh hợp tác văn hóa, giáo dục. Hiện tại, có khoảng 800,000 người Thái đang theo học tiếng Trung Hoa. Trung Quốc đă xây dựng hoàn tất 12 trường nghiên cứu về Khổng Tử tại Thái Lan. Vào ngày 17/4/2012 bà Thủ Tướng Yingluck đă đưa một phái đoàn hùng hậu tới Bắc Kinh. Trong cuộc hội kiến này, Bà Yingluck Shinawatra đă cùng Ô. Ôn Gia Bảo cam kết đưa con số ngoại thương giữa hai nước tăng lên 100 tỉ đô-la trong năm nay. Theo các hăng thông tấn quốc tế, Thái Lan là nước Đông Nam Á đầu tiên kư hiệp định khung hợp tác chiến lược lâu dài với Hoa Lục. Trước h́nh ảnh trớ trêu đó, các nhà b́nh luận quốc tế phải ngao ngán nói rằng Thái Lan đă theo chính sách "gió chiều nào theo chiều đó" tức sẵn sàng bỏ rơi đồng minh chiến lược nếu đồng minh chiến lược của ḿnh suy yếu hoặc không c̣n thích hợp với quyền lợi lâu dài hoặc trước mắt của ḿnh. Đài BBC đă b́nh luận rằng chuyến đi của Tổng Thống Obama để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á tại Nam Vang chỉ có tính h́nh thức. Sự thất bại của hội nghị – chia rẽ, không thống nhất được tiếng nói chung- cùng chính sách ngoại giao "đu giây" của Thái Lan đă cống hiến cho Hoa Kỳ một bài học là lôi kéo Đông Nam Á ra khỏi ảnh hưởng của Hoa Lục không dễ như Hoa Kỳ tưởng.


    Đám mây đen của hội nghị thượng đỉnh Phnom Penh chưa tan th́ một tin không vui lại đến: Hoa Lục vừa cho in bản đồ Trung Quốc có Đường Lưỡi Ḅ trên sổ xuất cảnh, công khai chà đạp luật pháp quốc tế và coi thế giới, kể cả Hoa Kỳ như "pha" – cùng lúc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh không c̣n là "con ngáo ộp" nữa- mà là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đông Nam Á, đặc biệt Phi Luật Tân và Việt Nam. Hoa Kỳ phải làm ǵ đây giữa lúc đang phải đối phó với "Vách Núi Tài Chính" (Fiscal Cliff) đứng sừng sững trước mắt và kế hoạch cắt giảm 450 tỉ đô-la ngân sách quốc pḥng trong 10 năm tới? Trong khi chờ đợi Hoa Kỳ – minh chủ vơ lâm – c̣n ở trong "thạch thất" luyện nội công và hoàn thành bí kíp "Xoay Trục" - các nước Đông Nam Á – tức các bang phái nhỏ – hoang mang và chia thành ba phe: Phe tự vơ trang và chiến đấu tới cùng, phe trung lập, và phe sợ quá phải ngả theo Hoa Lục.

    Sau khi thất bại trong Chiến Tranh Việt Nam năm 1975, Hoa Kỳ rời bỏ khu vực Á Châu, đặc biệt Đông Nam Á và tập trung toàn bộ sức mạnh vào Trung Đông để rồi lún sâu vào hai cuộc chiến tranh Irag và Afghanistan vô cùng tốn kém mà không đem lại lợi ích ǵ. Ba mươi lăm năm sau, Hoa Kỳ trở lại Á Châu để chứng kiến một đổi thay ngoài sức tưởng tượng. Người mà ḿnh nâng đỡ, dỡ bỏ hàng rào ngăn cấm, đưa vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và ào ạt đổ vốn đầu tư khai thác lợi nhuận, rồi biến thành hợp tác chiến lược – bỗng trở thành địch thủ đáng ngại và khống chế toàn bộ vùng mà ḿnh đă bỏ đi và thực tể đang làm bá chủ Biển Đông và khai thác tài nguyện trái phép vùng này. Trước t́nh h́nh đó, chính sách ngoại giao "không theo phe nào" trong xung đột giữa Hoa Lục - Nhật ở Biển Nhật Bản và giữa Hoa Lục- Phi Luật Tân-Việt Nam ở Biển Đông có c̣n thích hợp nữa không? Và chủ trương hợp tác chiến lược với Hoa Lục để sinh tồn kinh tế cùng kế hoạch "Xoay Trục" để kiềm chế Hoa Lục có mâu thuẫn với nhau không? Chưa bao giờ, ít nhất trong nửa thế kỷ qua tôi lại thấy Hoa Kỳ có một chiến lược ngoại giao lạ kỳ đến như vậy, hay Mỹ "siêu" quá không ai hiểu nổi?

    Thời gian th́ gấp rút, áp lực quân sự mới đang đè nặng lên Đông Nam Á nhưng chúng ta không c̣n cách nào hơn là kiên nhẫn chờ xem trong những ngày tháng tới Hoa Kỳ sẽ làm ǵ? Trong khi chờ đợi Hoa Kỳ "sẽ làm ǵ" các nước nhỏ muốn sinh tồn – chỉ c̣n cách tự lo lấy hay cầu viện một "đại cao thủ" khác có sức mạnh hơn hoặc tương với Hoa Lục. Đó là nguyên tắc ngh́n đời giữa chốn giang hồ mà ngày nay thiên hạ gọi là "những vấn đề của thế giới".

    Đào Văn B́nh
    (California 26/11/2012)

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Căng thẳng Biển Đông trở thành Palestine?




    Dr. Pitsuwan làm Tổng thư kư Asean trong 5 năm.

    Vào tuần này một nhà ngoại giao hàng đầu của châu Á cảnh báo tranh chấp tại Biển Đông có thể có rủi ro trở thành “Palestine của châu Á” và dẫn tới xung đột có bạo động gây bất ổn toàn vùng.

    Tổng thư k‎ư Asean sắp măn nhiệm, Tiến sỹ Surin Pitsuwan, nói với Financial Times rằng Asean đang đi qua giai đoạn "nhiều tranh chấp nhất" trong những năm gần đây.

    Chúng ta phải lưu tâm đến thực tế rằng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có thể biến thành chuyện như Palestine, nếu các nước không cố gắng hơn nữa nhằm giảm căng thẳng", ông nói.

    Hoa Kỳ với chiến lược đổi trọng tâm về châu Á để đối trọng với Trung Quốc mới đây có động thái gần gũi hơn với Miến Điện và Việt Nam, là các quốc gia cũng không muốn thấy Trung Quốc, với sức mạnh về kinh tế và quân sự, áp đảo khu vực.

    Bị kẹp giữa hai cường quốc, các nước Đông Nam Á sẽ ngày càng chịu áp lực phải đứng về phía một trong hai trừ phi họ có thể có quan điểm đồng nhất, Financial Times dẫn lời Dr. Pitsuwan, một nhà ngoại giao Thái Lan sẽ măn nhiệm vào tháng tới sau nhiệm kỳ 5 năm.

    Dr. Pitsuwan cho rằng t́nh h́nh đang xấu đi ở Biển Đông là kết quả của "sức mạnh từ bên trong Trung Quốc", với Bắc Kinh tập trung vào việc giữ vững chủ quyền và lănh thổ trong bối cảnh thay đổi lănh đạo gần đây và Bắc Kinh ngày càng thịnh vượng.

    ASEAN, diễn đàn cấp cao duy nhất cho các vấn đề an ninh ở châu Á, đă chứng kiến những ngày lộn xộn gần đây khi Campuchia, một đồng minh thân cận Bắc Kinh và nước giữ quyền chủ tịch luân phiên của tổ chức, đă làm ảnh hưởng tiêu cực tới các nỗ lực của Philippines và Việt Nam nhằm tạo một sự đồng thuận về cách để đối phó với lập trường quyết đoán của Trung Quốc.

    "Campuchia phải tự cân bằng trong tṛ chơi quyền lực ngày càng căng thẳng", Dr. Pitsuwan nói.

    "Tôi nghĩ rằng Campuchia đă làm những ǵ họ phải, người ta nên đánh giá Campuchia trong vị trí của họ."

    Dr. Pitsuwan nói thêm rằng hy vọng tốt nhất để tránh xung đột cho ASEAN và Trung Quốc đồng ư được bộ qui tắc ứng xử theo đó không khuyến khích các nước chiếm đảo, giếng dầu và băi đánh bắt cá như cách để chứng minh cho chủ quyền lănh thổ của ḿnh.

    Nhưng điều này sẽ là thách thức trong bối cảnh thể chế chính trị và cơ chế giải quyết tranh chấp tại các nước châu Á hiện vẫn đang c̣n kém xa so với sức mạnh kinh tế của họ.

    C̣n tiếp...

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Hồng Lỗi, Người phát ngôn Bộ ngoại giao TQ

    'Đừng xăm xoi '



    Trong khi đó Trung Quốc nói người ta không nên xăm xoi nhiều vào bản đồ in trên hộ chiếu điện tử gây tranh căi gần đây.

    Philippines và Việt Nam đă lên án Bắc Kinh khi nói rằng bản đồ ‘lưỡi ḅ’ này là vi phạm chủ quyền lănh thổ của họ.

    Ấn Độ hiện cũng tuyên bố chủ quyền tại hai khu vực tại Himalaya mà Bắc Kinh gộp vào vùng lănh thổ Trung Quốc tên bản đồ cũng có phản ứng tương tự.

    “Mục đích của hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc là để tăng cường khả năng về công nghệ và cũng để tiện dụng cho công dân Trung Quốc ra vào Trung Quốc’’, người phát ngôn Bộ ngoại giao Hồng Lỗi nói tại một buổi họp báo ở Bắc Kinh mới đây.

    Quyết định cấp hộ chiếu gắn chip điện tử với nhiều hình vẽ gây tranh cãi của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia có tranh chấp chủ quyền với nước này tức giận.

    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ Vũ Đức Đam được báo chí trong nước dẫn lời nói nói Chính phủ Việt Nam đă "chỉ đạo" không đóng dấu vào hộ chiếu có đường lưỡi ḅ của Trung Quốc, theo báo chí trong nước.

    Ngoại trưởng Indonesia vào hôm 29/11 nói Trung Quốc không thành thật khi đưa ra hộ chiếu có đường lưỡi ḅ và động thái này sẽ phản tác dụng.

    Giới chức Philippines trước đó cũng quyết định không đóng dấu chứng thực nhập cảnh lên hộ chiếu có đường 'lưỡi bò' của Trung Quốc và dùng tờ thị thực rời.

    Trong khi đó Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland vào ngày 26/11 nói việc Mỹ đóng dấu nhập cảnh lên hộ chiếu có đường 'lưỡi bò' không có nghĩa thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...sean_scs.shtml

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Pleiku View Post
    Đừng có lo cô Tigon ơi.Cái Biển Đông đó ngoài tranh chấp về lảnh thổ của một số nước nhỏ, nó c̣n là quyền lợi (về hàng hải) của rất nhiều anh khổng lồ nữa. Anh Trung Cọng nói chơi cho vui thôi cũng như dân x́ phé thấu cáy mà thôi. Chứ nếu thực sự ảnh làm như cái miệng của ảnh nói th́ tui nghỉ nó sẽ xúm nhau nó đánh cho sặc máu đó.....:p

    Theo những b́nh luận gia của TV Hồn Việt , lúc 2:45PM hôm nay ( Theo ḍng thời sự ) , th́ Mỹ rất là " hời hợt " trước những hành đôngj của Trung Cộng :


    * Mỹ vẫn xem hộ chiếu lưỡi ḅ của Trung Cộng là hợp lệ

    * Với lời công bố " sẽ khám tàu các nước ngoài ở Biển Đông " , trong khi các nước khác lên tiếng phản đối , Mỹ chỉ đặt câu hỏi " yêu cầu Trung Cộng giải thích rơ hơn về vấn đề này ?

    Mỹ lại chơi tṛ " đu giây " hay sao đây ?

    Tigon

  8. #8
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    TC sẽ chơi tṛ Double Standards

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Theo những b́nh luận gia của TV Hồn Việt , lúc 2:45PM hôm nay ( Theo ḍng thời sự ) , th́ Mỹ rất là " hời hợt " trước những hành đôngj của Trung Cộng :


    * Mỹ vẫn xem hộ chiếu lưỡi ḅ của Trung Cộng là hợp lệ

    * Với lời công bố " sẽ khám tàu các nước ngoài ở Biển Đông " , trong khi các nước khác lên tiếng phản đối , Mỹ chỉ đặt câu hỏi " yêu cầu Trung Cộng giải thích rơ hơn về vấn đề này ?

    Mỹ lại chơi tṛ " đu giây " hay sao đây ?

    Tigon
    Tôi th́ nghĩ bọn Tầu khựa này sẽ chơi tṛ "double, triple standards" theo cái luật chơi của nó .

    Tầu khựa sẽ "tránh voi chẳng xấu mặt nào", sẽ chẳng khám khiếc ǵ thương thuyền của Mỹ, c̣n tầu của vẹm í à ?, dù cho Hải Q Nhân Rân hoặc du thuyền du lịch đi tour ǵ th́ ǵ, khựa cũng khám ráo trọi .

    Khựa chỉ bắt nạt trẻ con thôi, c̣n th́ ngu ǵ mà đụng mấy thằng lớn .

    Bao giờ có vụ mấy chú đi tour VN ra vịnh Hạ Long bị khựa khám th́ tui khoái chí , zợ con mấy chú cũng bị nó khám luôn như khám mấy co tầu, cho hết mà zề zu lịch .

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TQ tuyên bố tôn trọng tự do hàng hải ở biển Đông

    RFA 30.11.2012

    Trước phản ứng của nhiều nước, Trung Quốc hôm thứ sáu nói rằng luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải ở biển Nam Trung Hoa, phía Việt Nam gọi là Biển Đông. Phản ứng bất b́nh được ghi nhận sau khi truyền thông nhà nước Trung Quốc loan báo: cảnh sát Hải Nam sẽ đột nhập và khám xét những tàu biển được cho là đi vào vùng biển của Trung Quốc một cách bất hợp pháp.



    Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 30 tháng 11 năm 2012.


    Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng, mọi quốc gia đều có quyền tự do lưu thông hàng hải ở biển Nam Trung Hoa theo luật pháp quốc tế. Ông Hồng Lỗi thêm rằng, cho đến nay chưa có vấn đề ǵ xảy ra liên quan tới tự do hàng hải ở vùng biển này.

    Khu vực Biển Đông bao gồm Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có khả năng trở thành điểm nóng xung đột quân sự giữa một số quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc.

    http://www.rfa.org/vietnamese/intern...012153129.html

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Philippines và Đài Loan lên án kế hoạch chặn xét tàu trên Biển Đông của Trung Quốc




    Tàu tuần duyên của Đài Loan và tàu Trung Quốc trong vùng Biển Đông (REUTERS)

    Hăng tin AP hôm nay 01/12/2012 cho biết, Bộ Ngoại giao Philippines đă tố cáo kế hoạch kiểm soát tàu thuyền trên Biển Đông của Trung Quốc là vi phạm chủ quyền lănh thổ các nước láng giềng, và xâm phạm tự do hàng hải. Ngoại trưởng Đài Loan tuyên bố hành động của Bắc Kinh không thể ngăn trở được Đài Loan tiếp tục các hoạt động trong khu vực.

    Tờ Philippines Daily Inquirer dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay nói rằng, nếu như tin báo chí đưa là sự thật, th́ quy định mới của Trung Quốc “xứng đáng bị lên án bởi các nước ASEAN, các đối tác trên thế giới và toàn bộ cộng đồng quốc tế”.

    Theo Bộ Ngoại giao Philippines, việc lên tàu và kiểm tra các tàu nước ngoài tại hải phận quốc tế hay tại các vùng biển tranh chấp là vi phạm trầm trọng luật lệ quốc tế - đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS), và bộ quy tắc ứng xử giữa các quốc gia liên quan. Điều này đe dọa trực tiếp đến toàn bộ cộng đồng thế giới, v́ xâm phạm không chỉ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển do UNCLOS quy định, mà c̣n cản trở quyền tự do hàng hải và thương mại hợp pháp.

    Thông báo viết: “Nếu thông tin trên báo chí là chính xác, th́ kế hoạch hành động này của Trung Quốc là bất hợp pháp. Đồng thời cũng chứng tỏ Philippines đă đúng đắn khi liên tục lặp đi lặp lại là yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông không chỉ là một đ̣i hỏi quá đáng, mà c̣n là mối đe dọa cho tất cả các nước”.

    Về phía Đài Loan, tờ Taipei Times hôm nay cho biết, Ngoại trưởng Đài Loan Lâm Vĩnh Lạc (David Lin) hôm qua 30/11/2012 đă yêu cầu Trung Quốc ḱm chế và tôn trọng các quy định hàng hải quốc tế.

    Ông Lâm Vĩnh Lạc tuyên bố, nguyên tắc đă được quốc tế chấp nhận là mọi quốc gia đều có quyền tự do lưu thông trên Biển Đông, vùng biển mà theo quan điểm của Đài Bắc th́ Đài Loan cũng có một phần sở hữu. Ông khẳng định, bất kỳ hành động nào của Trung Quốc cũng không thể khiến Đài Loan dừng lại các hoạt động lâu nay trong khu vực và nói thêm: “Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ ḱm chế được càng nhiều càng tốt trong vấn đề này”.

    Trong một thông cáo riêng, Đại lục Ủy viên Hội, cơ quan tư vấn về phát triển và quan hệ với Hoa lục cho chính quyền Đài Loan, xác định: “Trong nhiều năm qua, các tàu đánh cá Đài Loan vẫn hoạt động trong vùng biển của ḿnh, và cơ quan tuần duyên sẽ bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá hợp pháp”.

    Xin nhắc lại, Tân Hoa Xă hôm 27/11 đă loan tin là tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đă thông qua “Điều lệ quản lư trị an biên pḥng ven biển”. Theo đó các tàu nước ngoài “xâm nhập bất hợp pháp” vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lư, th́ công an biên pḥng Trung Quốc có thể “lên tàu, kiểm tra, bắt giữ, trục xuất, ra lệnh dừng tàu, đổi hướng và buộc trở về”. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013.

    Hành động trên đây của Trung Quốc tiếp theo việc cho in bản đồ có h́nh lưỡi ḅ chiếm gần hết Biển Đông lên hộ chiếu mới của công dân, đă gây nhiều phản ứng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland hôm 29/12 cho biết sẽ chất vấn Bắc Kinh về vấn đề này, c̣n Tổng thư kư ASEAN Surin Pitsuwan hôm 30/11 nhận định đây là một diễn biến “rất nghiêm trọng”.


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...cua-trung-quoc

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 19-02-2012, 04:19 AM
  2. Replies: 12
    Last Post: 21-12-2011, 12:32 PM
  3. Replies: 8
    Last Post: 22-10-2011, 10:11 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 22-06-2011, 10:49 PM
  5. AI SẼ LÀ BỘ TRƯỞNG QUỐC PH̉NG VN ?
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 18-01-2011, 08:31 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •