“Các vấn đề như di dời, bồi thường, bảo vệ môi trường và chia sẻ lợi nhuận…đă cùng được giải quyết thông qua đàm phán giữa hai bên.”

Câu tuyên bố trên không phải từ chính quyền Miến Điện, hoặc lực lượng cảnh sát hoặc một giám đốc của dự án khai thác mỏ đồng mà từ sứ quán Trung Quốc ở Rangoon. Sự thống trị của “Quan Toàn Quyền” Tàu Cộng trên chính quyền quân phiệt Miến Điện quá rơ ràng.



Biểu tỉnh phản đối mỏ khai thác đồng Trung Quốc


Bà Suu Kyi t́m ḥa giải cho dự án mỏ đồng

Lănh đạo đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, đă gặp lực lượng cảnh sát đàn áp cuộc biểu t́nh chống đối một mỏ đồng của Trung Quốc.
Trong ngày thứ Sáu 30/11, bà cũng sẽ lắng nghe tâm tư dân làng với hy vọng dàn xếp cuộc tranh chấp.
Nhưng trong dấu hiệu thách thức người được giải Nobel Ḥa b́nh, sứ quán Trung Quốc ở Rangoon khẳng định đă “giải quyết xong” vấn đề di dời, bồi thường và bảo đảm môi trường.
Hơn chục người biểu t́nh, gồm cả tăng lữ, bị thương khi cảnh sát tiến vào giải tán cuộc biểu t́nh ở mỏ Monywa rạng sáng hôm thứ Năm, vài giờ trước khi bà Suu Kyi theo lịch sẽ có mặt.
Đây là cuộc đàn áp cứng rắn nhất kể từ khi một chính phủ cải cách lên cầm quyền năm ngoái.
Giữa lúc phẫn nộ tăng lên v́ cuộc truy quét, bà Suu Kyi đă gặp giới chức công ty ở mỏ hôm thứ Năm, và sau đó đi thăm những nhà sư bị thương trong bệnh viện.
Hôm thứ Sáu, bà đă gặp cảnh sát và cùng ngày sẽ gặp những người dân phản đối dự án, theo lời người phát ngôn Ohn Kyaing.
Phát biểu hôm thứ Năm khi đến hiện trường, bà Suu Kyi nói bà sẵn sàng giúp t́m kiếm giải pháp “ḥa b́nh”.
“Sau khi lắng nghe cả hai quan điểm, tôi muốn nỗ lực đàm phán,” bà nói.
“Tôi không thể bảo đảm ḿnh sẽ thành công hay không. Nhưng tôi tin sẽ thành công nếu người dân cùng nắm tay tôi t́m giải pháp.”
Tăng lữ, dân làng và sinh viên đang kêu gọi tạm ngừng công việc ở mỏ để nghiên cứu ảnh hưởng xă hội và môi trường.
Đây là dự án hợp tác giữa công ty Trung Quốc Wanbao và Tập đoàn kinh tế Liên bang Miến Điện (UMEHL) do quân đội sở hữu.
Nhưng sứ quán Trung Quốc tuyên bố các điểm tranh căi đă được dàn xếp xong.
“Các vấn đề như di dời, bồi thường, bảo vệ môi trường và chia sẻ lợi nhuận…đă cùng được giải quyết thông qua đàm phán giữa hai bên,” theo thông cáo của sứ quán.
Những nhà hoạt động nói khoảng 100 người bị thương trong vụ đàn áp.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...per_mine.shtml