Results 1 to 9 of 9

Thread: Bắc Kinh ra lệnh: Nguyễn Tấn Dũng / Phạm B́nh Minh phải xuống?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bắc Kinh ra lệnh: Nguyễn Tấn Dũng / Phạm B́nh Minh phải xuống?

    Bắc Kinh ra lệnh: Nguyễn Tấn Dũng / Phạm B́nh Minh phải xuống?

    Tin Nóng Cần Kiểm chứng: Bắc Kinh ra lệnh: Nguyễn Tấn Dũng / Phạm B́nh Minh phải xuống sau tết Tàu.

    Đất nước trước họa diệt vong?

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    SỰ THỰC ĐẠI HÁN ĐỎ VỀ "50 TỶ ĐÔ" IN LẠI SỬ SÁCH VIỆT
    TÀU MẤT MIẾN ĐIỆN HOA NAM LOẠN TO!

    Hà Nhân Văn


    Thế giới đang biến. Có biến mới thông. Sau Zambia, tuần qua, Congo bập bùng khói lửa, đây là nguồn quặng chính yếu của Trung Cộng. Miến Điện nữa, Ngoại trưởng Clinton đă được tiếp đón trọng thể, như một nguyên thủ hơn là một bộ trưởng ngoại giao. TT Thein Sein, tay bắt mặt mừng, mở ra một kỷ nguyên mới, một trang sử mới sau hơn 20 năm dưới chế độ quân phiệt trong ṿng tay của Bắc Kinh từ quân viện đến kinh tế. Nếu ví TC như một con cua vĩ đại với 2 cái càng Bắc Hàn và Miến Điện th́ càng cua Miến Điện đă gẫy. Chính phủ Miến Điện nay tên là Myanmar đă đồng ư với Hoa Kỳ trong sáng kiến về vùng "Tự do hạ lưu sông Mêkong". Đây là tin mừng lớn cho cả ĐNA và riêng VN là một đại hồng phúc với ḍng sông 9 khúc Cửu Long, sinh mệnh của vựa lúa Nam bộ và cả nước. Bao nhiêu năm qua Bắc Kinh tận sức tận lực chen chân vào vùng sinh tồn này của 4 nước Việt, Miên, Lào, Thái; và họ nắm chặt Miến Điện với vùng Tam Giác Vàng, trung tâm nha phiến th́ nay, Bắc Kinh sẽ bị đánh bật khỏi vùng hạ lưu mà Bắc Kinh đă chặn từ thượng nguồn Mêkong xây 10 đập, thật ác nghiệt (dù ở phía Vân Nam). Khoảng năm 1956, LHQ thành lập UB Mêkông gồm 4 nước Việt, Miên, Lào và Thái do Hoa Kỳ tài trợ. UB Mêkông VN trực thuộc bộ công chánh do một tổng thư kư cầm đầu. Sau năm 1975, CS vẫn duy tŕ nhưng lại đưa ra Hà Nội. Thời Lê Khả Phiêu theo TC, UB Mêkông chỉ c̣n danh nghĩa, TC len vào. LHQ cũng chỉ c̣n là tên gọi, Hoa Kỳ bỏ mặc, TC khống chế, đưa Miến Điện thêm vào để tăng cường vai chủ. Từ năm 2005, LHQ và Hoa Kỳ lên tiếng tố cáo hạ lưu Mêkông bị tàn phá nặng nề, ô nhiễm nghiêm trọng, với 10 con đập của TC có thể làm cho thủy sinh vật tuyệt diệt.

    Đồng bằng Cửu Long Nam bộ bị tác hại nặng nề. Hoa Kỳ can thiệp từ thời TT Bush. Hội nghị Mêkông họp ở Vạn Tượng, Hè 2009, TC biện minh hạ lưu cạn nguồn là do hạn hán. VN qua Việt Tấn xă viết bài bênh vực luận điệu của phái đoàn TC. Không ai tin, Hoa Kỳ trở lại UB Mêkông. LHQ, Thái Lan, Cao Miên hoan nghênh. Uncle Sam viện trợ để "phục chế", bảo vệ nguồn sống của 60 triệu dân. Với tư cách sáng lập, HK trở lại UB. Vùng này đang được cứu nguy. Điểm quan trọng chiến lược khác mà NT Clinton công khai đ̣i hỏi: Miến Điện phải chấm dứt quan hệ quân sự với Bắc Hàn (về vũ khí nguyên tử). Tin từ Nguỡng Quang (12-2) cho biết chính phủ Miến Điện đang cân nhắc. V́ đây là điểm nóng trực tiếp đụng đến Bắc Kinh nhưng chắc rằng Miến Điện sẽ nhượng bộ Mỹ. Nói là nóng, do từ hơn một thập niên qua, TC lập một ṿng đai nguyên tử, từ Iran đến Pakistan và Miến Điện. Bắc Kinh hứa hẹn đưa Miến lên hàng cường quốc nguyên tử ở ĐNA, dưới cái mũ "nguyên tử phụng sự ḥa b́nh", Bắc Kinh dùng Bắc Hàn đóng vai tṛ chủ động.

    MẤT MIẾN ĐIỆN, VÂN NAM BỊ ĐE DỌA

    Nếu Miến Điện hoàn toàn trở lại ĐNA và sẽ là chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014, Bắc Kinh mất một chư hầu quân phiệt, Miến Điện sẽ ở trong ṿng ảnh hưởng Ấn Độ – Hoa Kỳ, Vân Nam sẽ bị đe dọa trực tiếp v́ nội loạn. Kinh tế Hoa Nam cũng bị đe dọa do tài nguyên lâm sản và quặng mỏ hiện hoàn toàn nằm trong tay TC. Tại sao như thế? Xin trở lại quá tŕnh lịch sử tương quan Miến Điện, Vân Nam và TQ. Trải qua nhiều thập niên nội chiến (từ 1949), phong trào dân thiểu số ở bang Kachin, Miến Điện vẫn chưa dẹp nổi. Thứ nhất do Bắc Kinh bắt cá hai tay, bí mật dung dưỡng phong trào, bao trùm vùng biên giới Bắc Miến Điện, cũng tương tự như thượng du Bắc Việt. Cho đến năm 2010, TC khai thác gỗ và các loại lâm sản vào sâu nội địa Bắc Miến từ 45 km đă lên đến trên 60 km. Theo tổ chức Bảo vệ hoang dă, thú quư, nhất là cọp đă cạn kiệt do TC khai thác. Rừng cũng chỉ c̣n khoảng 35% so với thời thuộc Anh. Rừng Bắc Miến phong phú hơn cả rừng Bắc Lào và Bắc Việt. Quân đội Miến không thêă nào kiểm soát được miền Thượng du này, tiếp cận Vân Nam. Phong trào tự trị của bang Kachin mạnh đến mức chính phủ Miến gần đây phải hủy bỏ dự án xây đập Megawatt của TC, sẽ cung cấp 3000 megawatt cho Vân Nam. Phong trào c̣n cảnh cáo sẽ phá ống dẫn dầu từ duyên hải lên đến Côn Minh, Vân Nam nếu ống dẫn dầu này qua lănh thổ Kachin. Về Vân Nam, từ đầu thập niên 1990 trước cao trào canh tân đă nổi lên khẩu hiệu "Người Vân Nam cai trị người Vân Nam". Ta nhớ lại thời CT Giang Trạch Dân đă xảy ra một biến cố động trời khi họ Giang bổ nhiệm chủ tịch Vân Nam người Hoa Hán ở Quư Châu về Côn Minh. UBND Vân Nam đă không chấp nhận, trả ông chủ tịch Hán về Bắc Kinh. Tại sao như thế?

    Vân Nam gốc là nước Đại Lư, thế kỷ thứ 13, Mông Cổ cướp Đại Lư sát nhập vào nước Nguyên (Mông Cổ thống trị Trung Hoa). Trong suốt 48 năm nhà Thanh, người Hán gọi là rợ Măn, vẫn phải để cho người Vân Nam cai trị Vân Nam. Tổng đốc Vân Quí tức Vân Nam – Quí Châu thường là người Vân Nam. Dân tộc Thái là đại đa số chủ thể, ngoài Hán tự, c̣n chữ Thái, ngôn ngữ Thái. Bộ "Trung Quốc Văn hóa sử" cho biết rơ thời Hán Cao Tổ đầu tiên dựng được nước Hán (năm 206 trước CN) vùng Tây Nam TQ chưa có dân tộc Hán, chỉ có các tộc hệ Việt trong ḍng Bách Việt và các tộc thiểu số khác như Man, gồm Bạch Man, Ô Man, Miêu, Dao và Thái đa số (quan hệ với Thái và Lào, Thái VN ở Lai Châu …) (xem: Ở miền Tây Nam TQ có những dân tộc thiểu số nào?, sách đă dẫn, T.I, bài số 33, tt. 254-259). Dọc thượng nguồn Mêkông ở Vân Nam tức sông Lan thương, dân số 20 triệu là các dân thiểu số gốc Thái hay gốc Bách Việt vẫn nghèo khổ, bất măn phải di dân do TQ xây đập lớn nhỏ, nguồn thủy sản cạn kiệt, họa ô nhiễm khủng khiếp, nội loạn có thẻă xảy ra bâát cứ lúc nào, nếu có cơ hội. Thêm vào là khối dân Hồi ở Vân Nam, chiếm một tỷ lệ cao trong số 70 triệu dân Hồi ở Hoa Lục. Xin lưu ư, TC rất tự hào về hạm đội viễn dương Trịnh Ḥa nhà Minh, rong ruổi đi về trên đại dương 7 lần, sang đến tận Hoàng Hải – Ấn Độ Dương từ năm 1406. Trịnh Ḥa tức Hâdji, người Hồi gốc Ả Rập ở Vân Nam, bị bắt đem về Khiên Lăng năm 10 tuổi, bị thiến làm hoạn quan sau lên đến thái giám như Nguyễn An, người Việt (Thăng Long) là tác giả kiến trúc kinh thành Bắc Kinh. TC giấu nhẹm gốc gác Trịnh Ḥa (đặt tên cho tuần dương hạm của TC hiện nay). Tóm lại, nếu Miến Điện dứt được ṿng tay TC, Bắc Kinh sẽ hụt hẫng ở vùng đệm chiến lược Vân Nam – Bắc Miến Điện. Hơn 10 năm qua, Vân Nam là tỉnh bất an xă hội dẫn đầu Hoa Lục. Dân Thái với nhau vẫn nói tiếng Thái, ca múa Thái, sống với văn hóa và truyền thống Thái. Biết rơ thế nguy sát nách, không dễ ǵ Bắc Kinh buông Miến Điện, một khi quân đội Miến vẫn c̣n tùy thuộc vào TC từ kinh viện đến vũ khí, tiếp liệu, quân cụ, quân nhu và nhiên liệu.

    Sau khi băi bỏ dự án xây đập Megawatt, Thượng tướng Thein Sein đặc phái Phó tổng thống của ông, cũng là một cựu tướng lănh qua Bắc Kinh giải thích "để làm yên ḷng TQ". Tân Thủ đô Napidau do một tay TC xây dựng từ xa lộ 6 lằn đường đến các công thự và khách sạn 5 sao, vẫn c̣n là cuộc thử lửa giữa Hoa Kỳ và TC.

    MÔ H̀NH TRUNG QUỐC

    VN cần học tấm gương Miến Điện đang dần dần thoát ṿng chư hầu kinh tế và quân viện của Bắc Kinh. Nhưng Miến Điện c̣n một điểm tự hào, rất đáng ca ngợi: Miến vẫn c̣n bảo vệ được truyền thống, văn hóa và giáo dục. Một phần quan trọng do các nhà sư Miến Điện c̣n nắm vững dân từ nông thôn đến thành thị. Chùa Phật giáo Miến Điện c̣n là trung tâm văn hóa Miến, TC vẫn không xâm nhập nổi. Văn hóa truyền thống c̣n, dứt được họa chư hầu, Miến Điện vẫn là Miến Điện. VN là một thảm kịch văn hóa, giáo dục ở ĐNA và cả Á Đông hiện nay. Số báo trước, HNV đặt tựa đề "Gió mới đang nổi lên trong ḷng ĐCSVN". Hy vọng rằng ngọn gió này là một phép lạ sẽ quét sạch họa vong nô Đại Hán Đỏ về văn hóa, giáo dục. Tinh thần truyền thống Việt sẽ tiêu tan nếu tiếp tục như hiện nay! Chúng tôi nói Đại Hán Đỏ để phân biệt với Hoa – Hán và TQ. Chính Đại Hán Đỏ đang làm tiêu vong văn hóa, đạo đức và truyền thống Trung Hoa vẫn lấy nhân nghĩa làm đầu. "Dân vi bản" là mô h́nh lư tưởng nay th́ tiền vi bản, một xă hội vô cảm. Bắc Kinh lập giải thưởng Ḥa B́nh thay cho Ḥa B́nh Nobel. Thật là một hài kịch rẻ tiền! Bắc Kinh tặng giải này cho cựu Thủ tướng Đài Loan Liên Chiến mà cụ Liên Chiến hiện là chủ tịch danh dự Quốc Dân Đảng Đài Loan, cụ lên tiếng từ chối, nói: "Tôi không biết đến giải này".

    Tháng 9 vừa qua, TC trao giải Ḥa B́nh Khổng Tử cho cựu Tổng thống kiêm Thủ tướng Nga Putin, chắc Putin mắc cỡ lờ hẳn đi, tất nhiên ông không qua Bắc Kinh lănh giải. ĐCSTH cho đắp tượng đài Đức Khổng Tử ở Thiên An môn, ít lâu sau khiêng Khổng Tử cho vào bảo tàng viện. Ngay các học giả người Hoa đă nghiêm khắc cảnh báo về một TQ đang tha hóa, đạo đức suy đồi, xă hội đảo điên. Trước đây người Tàu nổi danh về chữ tín, chữ nghĩa. Nay c̣n đâu tín nghĩa. Dưới chế độ CS đương đại, cái ǵ cũng giả, "đánh cắp" của Âu Mỹ! Trong cuộc tranh luận mới đây của các ứng viên tổng thống đảng Cộng Ḥa Mỹ, Romney ứng viên sáng giá lên tiếng tố TQ đánh cắp tài liệu kỹ thuật của Hoa Kỳ và các công ty Mỹ. Chính báo chí ở Hoa Lục, Hồng Kông đă tố cáo đủ thứ giả: dùng thịt ḅ bạc nhạc tái chế tạo biến thành thịt ḅ tươi hảo hạng làm bít-tết (steak), "đánh cắp" cả nhăn hiệu nước mắm Việt Hương, pha hóa chất, bột ngọt. Hàng trăm dân nghèo bới rác lấy xương cá bán cho một công ty chế biến xương cá thành nước mắm Việt! Bắc Kinh vừa bắt giam 113 người chế tạo thịt heo nạc giả trong đó có 77 quan chức chính phủ, c̣n lại là các tay doanh nghiệp thịt heo và ḅ. Hóa chất độc hại Clenbuterol LHQ và kể cả chính phủ TQ đă cấm sử dụng do gây ra ung thư. Họ dùng hóa chất nguy hiểm này trộn vào thực phẩm gia súc cho heo ăn, làm tiêu mỡ, heo chỉ c̣n thịt nạc bán cho công chúng, xuất cảng qua cả VN.

    Đă từ lâu TC đang phải đối phó với nội loạn và sản phẩm giả mạo. Nhưng điều TC hoảng sợ là một "mẫu mực Đài Loan" đang lan tràn ở Hoa Lục. Giữa hai chai tương chay "made in China" và "made in Taiwan", người Hoa lục chọn Đài Loan v́ quần chúng tin là thực. Thậm chí dân Hoa Lục không c̣n tin cả sức mạnh quân sự của TQ. Thí dụ rơ nhất, tháng 10 vừa qua, rầm rộ cho hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên của TQ dù chỉ là mua lại của Ukraina và sử lại hơn 10 năm. Vẫn trục trặc, theo Tân Hoa xă (1-12) hàng không mẫu hạm này phải chạy thử nghiệm lần thứ 2 tuần qua. Nhưng ngược lại, Bắc Kinh thành công và rất thành công về cái gọi là mô h́nh lư tưởng của TQ.

    "50 TỶ ĐÔ" SỬA LẠI SỬ SÁCH VIỆT

    Xin lập lại, thực sự là đă có một hệ thống cơ cấu của Đại Hán Đỏ đô hộ VN trong 2 thập niên qua, nhất là từ thời Nông Đức Mạnh và với mấy năm do Tô Huy Rứa làm Trưởng ban Tuyên huấn TƯĐ nay là Đinh Thế Huynh vào loại c̣n "trẻ người non dạ". Cái đích tối hậu của Đại Hán Đỏ là biến VN thành một tỉnh của TQ, lấy tỉnh Quảng Tây làm mẫu mực, nay là khu Tự trị Quảng Tây, dân tộc Choang là đa số chủ thêă với 15 triệu dân với mấy triệu dân Nùng và Tày, Bắc Kinh sát nhập vào khối Choang – Tày – Nùng. Bắc Kinh mưu sâu nham hiểm để cho dân Choang – Tày – Nùng thay TQ trực tiếp quan hệ với VN về kinh tế, xă hội, văn hóa mà Lào Cai, Lạng Sơn đă như một huyện Tày, Nùng, Thổ Choang của TQ. Dân tộc Choang là Việt tộc (với 20 hệ) thuộc ḍng Bách Việt, vẫn c̣n giữ được văn tự, ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống Choang. Chữ Nôm Choang tương tự như chữ Nôm Việt. Lan tới cả dân tộc Mường Ḥa B́nh, là dân tộc Lạc Việt ở miền núi. Tỉnh Ḥa B́nh mở hội trống đồng, cồng chiêng 1-10 vừa qua, quốc khách TQ, tràn ngập đèn lồng TQ, mầu đỏ, 5 sao vàng. UBND và Đảng ủy Ḥa B́nh bịa đặt đây là ngày ăn mừng tái thành lập tỉnh. Hoàn toàn ngụy tạo!

    Trước đây báo chí trong nước đă loan tin, đài VOA và RFA đă thông tin lại, bộ giáo dục và đào tạo dự trù một ngân khoản vĩ đại 50 tỷ mỹ kim để in lại tất cả sách giáo khoa từ tiểu học lên đến đại học do nhà xuất bản Giáo Dục độc quyền in ấn phát hành. Tưởng đâu là tin giả tưởng của kẻ điên, 50 tỷ đô đối với VN lớn lắm. T́m hiêău cặn kẽ từ Hà Nội, HNV được biết đây là dự án có thực của nhà xuất bản Giáo Dục do moi từ tiền thuế và doanh gia TC đầu tư phần c̣n lại. Nên nhớ ngành in ấn độc quyền của nhà xuất bản GD lời từ 45% trở lên. Doanh gia TC rất ham đầu tư. In lại sách giáo khoa là âm mưu thâm hiểm của Bắc Kinh Đỏ trước hết để viết lại lịch sử VN, bỏ hết những phần viết về các trận đánh thắng Tàu và chống Tàu. Lấy một bộ sử giáo khoa cấp II của nxb GD làm tiêu biểu: đă hủy bỏ bài thơ cũng là bài hịch, một bản tuyên ngôn độc lập "Nam quốc sơn hà Nam đế cư! Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (1076)". Bỏ hẳn bài quân hành do vua Quang Trung sáng tác trên đèo Tam Điệp trước khi Bắc tiến đánh tan quân Măn Thanh vào mùa Xuân Kỷ Dậu (1789) (bài đồng ca Đánh).

    Kết thúc hội nghị của Hội đồng lư luận Việt – Trung 2011 tại Thường Châu, tỉnh Giang Tô (2-12-2011) do Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSVN làm đồng chủ tịch, ĐCSVN vẫn không thay đổi đường lối, vẫn là "2 nước 2 đảng là một". VNCS lại dấn sâu vào đại họa vong nô Đại Hán Đỏ (xin bàn tiếp kỳ sau).

    HÀ NHÂN VĂN
    (5/12/2011)

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    LƯỠI B̉ TRUNG CỘNG VÀ LƯỠI NGUYỄN TẤN DŨNG
    Quanlambao



    - Đường lưỡi ḅ Trung cộng xuất xứ là Cửu đoạn tuyến, c̣n gọi là Đường chữ U, là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Trung cộng chủ trương nhằm để biến cả Biển Đông thành ao nhà của ḿnh.

    Đường chín đoạn được h́nh thành dựa trên cơ sở "đường mười một đoạn" của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Đường mười một đoạn là đường quốc giới trên biển Đông do mười một đoạn liên tục tạo thành, xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 trong phụ đồ "Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải" của "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc" do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành. Nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa tức Trung cộng sau khi thành lập vẫn xác định cương vực trên biển Đông theo "đường mười một đoạn" của Trung Hoa Dân Quốc, đến năm 1953 th́ bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ và trở thành "đường chín đoạn".

    Cũng cần nhắc lại rằng Ngày 15 tháng 6 năm 1956, hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN) tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, th́ tại Bắc Việt, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đă nói với Ban Thường Vụ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) rằng “theo những dữ kiện của Việt Nam th́ quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và quần đảo Trường Sa (Nansha) là một bộ phận lịch sử của lănh thổ Trung quốc”. Rồi hai năm sau đó, Trung cộng đă ra bản tuyên bố xác định lănh hải của họ. Bản tuyên bố này đă vạch ra rơ ràng khoảng khu vực của lănh hải Trung quốc có bao gồm cả Trường Sa. Để đáp lễ, Thủ tướng Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV), Phạm Văn Đồng đă gởi một bản công hàm đến Thủ tướng Trung cộng Chu Ân Lai, vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 nhấn mạnh rằng “Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tán thành và tôn trọng quyết định này”. Bản Công Hàm này của Phạm Văn Đồng chính là cơ sở để Trung Cộng khẳng định quyền sở hữu đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đối với cả đường Lưỡi Ḅ và cũng là nguyên nhân chính của những tranh chấp, xung đột nổi lên trong quan hệ Việt Nam và Trung Cộng trong thời gian gần đây, như việc Trung cộng cản trở hợp đồng của British Petroleum (BP) với Việt Nam tại khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn năm 2007, cản trở hợp đồng của Exxon Mobil với Việt Nam năm 2008, vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam năm 2007, vụ căng thẳng giữa tàu thăm ḍ đại dương USNS Impeccable của Mỹ với một số tàu Trung Quốc đầu năm 2009 v.v… đều nằm trong ranh giới đường chín đoạn trên biển này.

    Ngày 23 tháng 6 năm 2012, Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Cộng công bố mời thầu quốc tế với chín lô dầu khí. Các lô dầu khí này, chiếm diện tích tới 160.129 km2, thuộc nội vùng biển của đường chín đoạn nhưng nằm sâu trên thềm lục địa của Việt Nam. Chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đă và đang tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí cùng đối tác của ḿnh.

    Sau vụ đụng độ giữa Hải quân Trung cộng và Hải quân Việt Nam năm 1988, một số học giả Trung Cộng tuyên bố rằng ranh giới chín đoạn là ranh giới biển lịch sử của Trung Cộng. Tại cuộc Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2009, báo cáo của ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông, đă phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực “đường lưỡi ḅ” theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi ḅ vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Cho nên chỉ một ngày sau khi Trung cộng tŕnh tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2009, nhiều quốc gia liên quan trong khu vực gồm Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đă phản đối, bác bỏ.

    Đó là Lưỡi Ḅ Trung Cộng, một vấn đề c̣n nhiều tranh căi tranh chấp, và chắc chắn là c̣n tốn nhiều giấy mực của những người quan tâm.

    Về phía Việt Nam, mặc dù người đứng đầu chính phủ Việt Nam hiện nay là ông Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố trước Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam vào ngày 25 tháng 11 năm 2011 rằng: "Việt Nam có đủ căn cứ pháp lư và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đă làm chủ trên thực tế và liên tục ḥa b́nh, năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa lúc đó trong sự quản lư của chính quyền Sài G̣n. Chính quyền Việt Nam Cộng ḥa lúc đó phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lư để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đ̣i hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp ḥa b́nh. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với Công ước Luật biển. Đối với quần đảo Trường Sa, năm 1975 hải quân Việt Nam đă tiếp quản 5 đảo do quân đội của chính quyền Sài G̣n đang quản lư. Sau đó, với chủ quyền của Việt Nam, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra, Việt Nam c̣n xây dựng 15 nhà giàn để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này - vùng biển trong phạm vi 200 hải lư thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Như vậy, trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất... Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo, trong đó có 6 nhân khẩu đă sinh ra và lớn lên trên các đảo này. Việt Nam chủ trương nghiêm túc thực hiện công ước Luật biển, công ước ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đă kư với Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm để gây ảnh hưởng đến ḥa b́nh, ổn định khu vực này. Việt Nam cũng tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế xă hội và cơ sở vật chất kỹ thuật ở những nơi đang đóng giữ, để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ đối của quân dân trên đảo Trường Sa”.

    Đó là lưỡi của Nguyễn Tấn Dũng, lưỡi của người đứng đầu chính phủ Việt Nam hiện thời khiến nhiều người phải suy nghĩ. Điều suy nghĩ đầu tiên khi Nguyễn Tấn Dũng xác nhận rằng: “năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa lúc đó trong sự quản lư của chính quyền Sài G̣n. Chính quyền Việt Nam Cộng ḥa lúc đó phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp.” Như vậy chính phủ cộng sản Bắc Việt thuở ấy cũng hiểu rằng Hoàng Sa là một hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Ḥa, vậy Phạm Văn Đồng và chính quyền cộng sản Bắc Việt lấy tư cách ǵ để tán thành quyết định lănh hải 12 hải lư của Chu Ân Lai, để Hoàng Sa, Trường Sa và cả toàn bộ hải phận của Việt Nam đều trở thành của Trung cộng? Rằng với công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cộng sản Hà Nội đă dâng hết hải phận Việt Nam cho Trung cộng như thế, người Việt Nam chúng ta đă có đủ cơ sở pháp lư để khẳng định rằng chính phủ cộng sản Việt Nam đă bán nước có văn tự, có công hàm được hay chưa?. Vấn đề cần suy nghĩ tiếp theo là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định rằng: “Việt Nam có đủ căn cứ pháp lư và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam…” cớ sao khi xây dựng thành phố TAM SA Trung cộng đă công khai khẳng định rằng Hoàng Sa – Trường Sa và Việt Nam là thuộc chủ quyền của Trung cộng mà phía chính quyền cộng sản Việt Nam cũng không có bất cứ một động thái tích cức nào để phản bác lại điều đó. Tại sao nhà nước Việt Nam không những không tổ chức cho người dân Việt Nam biểu t́nh chống trung cộng xâm lược mà lại c̣n ngăn cấm, bắt bớ những người tham gia biểu t́nh chống giặc ngoại xâm? Tại sao những bích chương, khẩu hiệu của người dân việt “HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM” đều bị ngăn cấm, những người lưu hành và phổ biến những khẩu hiệu như trên đều bị bát bớ tra tấn? Phải chăng chính quyền cộng sản Việt Nam muốn người dân Việt Nam phải nói rằng “HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA TRUNG CỘNG”? rằng “BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA TRUNG CỘNG” hay sao?

    Thật là ô nhục khi Hội Nghị Trung Ương 6 vừa kết thúc, và một tháng sau, khi gặp Tập Cận B́nh, Nguyễn Tấn Dũng đă tuyên bố rằng: "Trên tinh thần đồng chí, anh em và thỏa thuận cấp cao giữa hai nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế, hai bên cần bàn bạc, thảo luận, đàm phán để t́m ra giải pháp thỏa đáng, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; không để vấn đề về biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước." Tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xảy ra cùng lúc với chủ trương của Nhà nước tiếp tục sách nhiễu, trấn áp người dân phản đối động thái hung hăn và tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Khi nói “không để vấn đề về biển Đông làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước”, ông Nguyễn Tấn Dũng ít nhất gián tiếp cho Trung Quốc biết là lănh đạo Việt Nam đặt quan hệ giữa hai nước lên trên tranh chấp chủ quyền.

    Ông Nguyễn Tấn Dũng và lănh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam có biết rằng “Lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng cho thấy rằng sự yếu kém của lănh đạo, của nhà nước, sự phân hoá trong xă hội, là yếu tố mời gọi ngoại bang xâm phạm chủ quyền, thôn tính lănh thổ của một nước.” ?

    Và, như để đáp trả lại thiện chí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trung cộng không ngừng đẩy mạnh các hoạt động phi pháp của họ ở Hoàng Sa và Trường Sa qua việc làm cho thế giới bất ngờ bởi một động thái ngoại giao: Công bố hộ chiếu của công dân nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa có in h́nh đường lưỡi ḅ ôm trọn 80% diện tích biển Đông-vùng biển đă và đang trở thành điểm nóng tranh chấp giữa Trung cộng và các nước Asean bao gồm Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Brunei, mà theo tờ Daily Telegrap ngày 22/11/2012, Trung cộng đă cấp khoảng 6 triệu hộ chiếu loại này. Và điều “nguy hiểm” hơn là công dân nước họ đă bắt đầu sử dụng nó để đi sang Việt Nam. Lănh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đang nghĩ ǵ về việc này? Các ông có nh́n thấy một đại họa mất nước đang đến rất gần hay không? Sao các ông vẫn cứ giữ thái độ im lặng đáng sợ như vậy?

    Trong khi cùng thời gian này, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cùng phu nhân là bà Vương Ích Bình cùng một số các quan chức cấp cao của đảng và nhà nước Trung cộng khi đón tiếp các lãnh đạo của Đại Học Hải Dương Thượng Hải ở Bắc Kinh, đến dự kỷ niệm tròn một trăm năm của trường đại học này hôm 9 tháng 10 vừa qua, ông Giang Trạch Dân đă dơng dạc tuyên bố rằng: “thế kỷ 21 là kỷ nguyên biển” và rằng “là một quốc gia hiếm hoi tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc phải rất coi trọng việc phát triển trên biển”. Liệu các trí tuệ đỉnh cao của nhà nước cộng sản Việt Nam có hiểu được thâm ư của nhà lănh đạo kỳ cựu của Trung cộng khi phát biểu mang tính chỉ đạo cho một chiến lược bành trướng ra biển đông của Trung cộng hay không? Riêng toàn dân Việt Nam đều hiểu được rằng Trung cộng đang chủ trương thôn tính Việt Nam và toàn dân của họ cũng đều đang đồng t́nh với chiến lược đó của đảng và nhà nước Trung cộng.

    Gần đây, hai chữ "ai-guo" (ái quốc), được nhắc đến nhiều ở Trung Quốc, nhất là khi đảng cầm quyền của nước này vừa tổ chức Đại hội để bầu ra ban lãnh đạo mới.

    Xin mời các trí tuệ đỉnh cao của Việt Nam nghe những phát ngôn của một số “đồng chí” trẻ của Mẫu quốc Trung cộng” rằng: "Các nước yếu như Việt Nam và Philippines không đời nào dám đối đầu Trung Quốc nếu không có giúp đỡ của Mỹ và những nước giàu như Nhật chẳng hạn."

    "Để dạy cho chúng một bài học, thì không có cách nào khác là đánh. Phải đánh!"

    Dương Chu Hiểu th́ ví von: "Mấy nước nhỏ đó mà không đánh thì sẽ tiếp tục sủa bậy, đánh thì chúng sẽ chạy thôi".

    C̣n Tôn Hải Lâm th́ tuyên bố chắc nịch như đinh đóng cột: "Cái gì của Trung Quốc thì Trung Quốc phải lấy lại. Điếu Ngư Đài là của chúng tôi, chúng tôi phải giành lại nó. Các đảo ở Nam Hải mà Philippines và Việt Nam chiếm đóng cũng vậy".

    Trương Khải, 25 tuổi, một hướng dẫn viên du lịch th́ ngạo mạn tuyên bố rằng: "Đặng Tiểu Bình đã có cuộc chiến dạy cho Việt Nam một bài học, chúng ta cần một cuộc chiến nữa."

    "Chúng ta hãy làm như chính phủ dạy, chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng không sợ phải chiến đấu."
    Cùng với thái độ hiếu chiến đó của những người dân Trung cộng là hành vi gây hấn trên biển Đông của đảng và nhà nước trung cộng bằng việc cắt cáp của tàu thăm do dầu khí của Việt Nam Petrolimex ở gần đảo cồn cỏ, trên thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách trung tâm thành phố Huế non 60 km vào hôm 03 tháng 12. Theo đó một chính sách chận bắt tàu của ngư dân Việt ngay trong lănh hải của Việt Nam cũng sẽ được áp dụng vào tháng 01 năm 2013 sắp tới đây.

    Ôi! Nhục quá! Nhục quốc thể quá!
    Thưa các trí tuệ đỉnh cao, trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta chịu đựng bao mất mát hy sinh, xương của cha ông ta đă chất thành núi, máu của cha ông ta đă chảy thành sông là để đời con, đời cháu không phải nô lệ giặc Nam Hán, giặc Nguyên Mông, giặc Minh, Thanh. Và ngày nay tinh thần hào hùng của Trưng Triệu, của Ngô Quyền, của Trần Hưng Đạo, của Lê Lợi, của Quang Trung vẫn luôn cháy bừng trong tim của mỗi người dân Việt. Ải Chi Lăng vẫn c̣n lưu dấu tích của Lê Sát chém cụt đầu Liễu Thăng, G̣ Đống Đa vẫn c̣n đó dấu tích của bại tướng Sầm Nghi Đống phải treo cổ để khỏi phải mất đầu và ḍng Bạch Đằng Giang vẫn cuồn cuộn máu giặc Tàu từ hai lần xâm lược của quân Nam Hán và Nguyên Mông. Hào khí dân Nam bao giờ cùng bừng bừng trong từng ống máu, luồng xương, thớ thịt của mỗi người dân, sao các trí tuệ đỉnh cao lại nhu nhược lại đớn hèn, lại khom lưng, cúi đầu trước ngụy Hán Bắc phương suốt 70 năm qua, để cho chúng gặm dần đất đai bờ cơi của ông cha để lại? Các trí tuệ đỉnh cao c̣n tiếp tục khom lưng, cúi đầu để dâng bán hết cả giang sơn Đại Việt này cho ngụy Hán, để cho Việt Tộc phải thêm một ngàn năm nữa nô lệ giặc Tàu chăng?

    Đảng cộng sản ơi! Bao giờ người dân Việt mới rửa sách nổi nhục này?

    Ngày 07 tháng 12 năm 2012

    Nguyễn Thu Trâm

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Khẩu khí - thước đo dư luận


    Bùi Tín

    05.12.2012
    Uy tín xă hội của một chính quyền luôn là một yếu tố quyết định cho sự vững mạnh của chính quyền ấy. Ở các nước dân chủ, các tổ chức thăm ḍ dư luận thường đưa ra chỉ số tín nhiệm của chính phủ mỗi nửa tháng hay mỗi một tháng. Chẳng hạn chỉ số tín nhiệm của chính phủ Pháp Marc Ayrault trong tháng 7 là 42 %, tháng 9 tụt xuống c̣n 38 %, và tháng 10 là 32%, một sự sa sút đáng lo ngại. Chỉ số tín nhiệm có được do hăng thăm ḍ đặt hàng chục câu hỏi về đủ loại vấn đề cho chừng 1.000 công dân thuộc nhiều địa phương, hạng tuổi, nam, nữ, nghề nghiệp.

    Ở Việt Nam việc thăm ḍ dư luận từng được đặt ra một thời, có cả một viện thăm ḍ dư luận, nhưng cơ quan này chưa thấy hoạt động th́ bị chết yểu, v́ bị lănh đạo cho là nguy hiểm cho chế độ.

    Do thiếu hoạt động thăm ḍ dư luận, t́nh h́nh trong nước hiện nay đang bế tắc. Các giải pháp dân chủ không có điều kiện để phát huy v́ không có nền văn hóa pháp trị, không có nền văn hóa tự trọng, không có nền văn hóa từ chức. Thế nhưng vẫn có lối thoát, để những giận dữ, uất ức, khinh bỉ của dân gian được biểu thị. Đó là khẩu khí của mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ cần tinh ư để ghi nhận, tập họp và phổ biến. Cũng là một kiểu thước đo của dư luận.

    Xin hăy nghe khẩu khí của tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Quân sự, nguyên Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS, được thanh niên thủ đô Hà Nội rất cảm mến. Nổi tiếng là có tư duy độc lập, thẳng thắn, bộc trực, ngay từ năm 1986 Tướng Bảo đă nhận định là chủ nghĩa xă hội kiểu Mác-xít đă đổ vỡ, Việt Nam phải sớm chuyển sang chế độ tư bản pháp quyền. Trong một bài viết được ông Nguyễn Thanh Giang giới thiệu trên mạng Dân làm báo, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, đă «tóm tắt» một cuộc mạn đàm với tướng Đặng Quốc Bảo. Sau khi được nghe tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện ở Cuba về kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và ngay ngày hôm sau bị cấm cửa vào Brazil, ông Bảo đă có những nhận định gay gắt. Gọi Nguyễn Phú Trọng bằng "hắn", ông Bảo nói: "Nguyễn Phú Trọng là tác giả viết ra Cương lĩnh của đảng CS Việt Nam, đi ngược lại trào lưu thế giới. Hắn định đem ra truyền bá trong thiên hạ, cho rằng sẽ được toàn bộ Châu Mỹ la tinh hoan nghênh. Hắn đinh ninh họ đang lúng túng, nhất định sẽ đón nhận ‘kinh nghiệm thành công’ của Việt Nam. Hắn đă nhầm to. Tham vọng của hắn rất lớn. Do chủ nghĩa cá nhân trong con người hắn chi phối nên hắn nói toạc toàn bộ nội dung ư đồ chiến lược sai lầm để tạo thế, tạo cơ sở sức mạnh để tiến hành thanh trừng nội bộ. Kết quả là hắn đă quá nhầm, hắn đă thất bại toàn diện rất thảm hại".

    Hăy nghe nhà luật học Lê Hiếu Đằng, một người lănh đạo của Mặt trận Tổ Quốc do đảng CS lập nên, nhận xét rằng "phiên ṭa tuyên án 2 nhạc sỹ Anh B́nh và Việt Khang 6 và 4 năm tù giam là một phiên ṭa phát xít".

    Sau phiên ṭa, nhiều luật sư và bloger tự do đă lập tức yêu cầu điều tra, tố cáo, phát đơn kiện thẩm phán Vũ Phi Long, người bị vạch mặt là "thẩm phán mặt đen phát xít" trong vụ án trên, phản bội lời thề cầm cân luật pháp một cách công bằng, tuyệt đối không được theo một sức ép nào khác, cảnh cáo mọi chánh án trong tương lai, làm cho mọi thẩm phán tay sai bạo quyền phải cảm thấy nhục trước vợ con, họ hàng, láng giềng và đồng nghiệp của ḿnh, bị lên án, tẩy chay, khinh bỉ mỗi khi xuất hiện trước công chúng.

    Khẩu khí cũng thay đổi với tướng Công an Lê Hồng Anh, khi bài viết trên các blog gọi ông ta là ông "Út Heo, Út Lợn, Út Hề Hề, Út Tạ", hoàn toàn vô tư lự, khi cả lực lượng công an sa đọa giết người, chửi dân, cướp đất, hiếp dâm, bị dân coi là đại họa của dân, sỹ quan lên cấp lên lương nhanh và nhiều gấp đôi, gấp ba quân đội.

    Hăy nghe khẩu khí nhà thơ trẻ Bùi Chí Vinh trong bài thơ Tuyên Ngôn Của Một Người Làm Thơ Cựu Chiến Binh:

    Quư vị cứ việc chơi gôn cứ việc sắm sửa phi cơ
    Cứ đầu cơ địa ốc cứ kiếm tiền vi vút...


    Quư vị cứ việc chà đạp lên quyền làm người xuất sắc
    Cứ hung hăng như Gaddafi trước khi rúc vô ống cống đê hèn
    Quư vị cứ việc xem dân nghèo như rơm như rác
    Nhưng lúc đường cùng đừng năn nỉ tôi nghen!
    ...

    Quư vị phải như vậy mới là quư vị
    Vô cảm vô lương vô đạo đức vô thần
    Tôi rách rưới như một thằng thi sĩ
    Nhưng hiểu thế nào là sức mạnh nhân dân!

    C̣n có khẩu khí khác tuy h́nh thức nhă nhặn mà đau hơn hoạn cho kẻ bị chất vấn, khi nhà sử học Dương Trung Quốc đứng giữa hội trường quốc hội dơng dạc đặt ra 2 câu hỏi:

    1- Phải chăng thủ tướng đă nặng trách nhiệm với đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?

    2- Thủ tướng có định khởi đầu thực hiện nền văn hóa từ chức của một xă hội văn minh?

    Vậy mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - c̣n được blog Quan Làm Báo gọi là "Ba Dê, anh Y tá, anh Ba Ch́m Tàu Vinashin, hoặc đồng chí X, anh Ba Ếch" - vẫn khăng khăng biện bạch, đại ư: "Tôi không xin đảng, cũng không thoái thác, luôn vâng theo mọi sự phân công của đảng, nay đảng bảo tôi làm tiếp, tôi xin chấp hành. Ư ông muốn nói: Mọi sự là do đảng hết, tôi có bám quyền đâu, tôi xin đảng kỷ luật tôi, đảng không kỷ luật, bảo tôi cứ làm tiếp, cho nên tôi phải phục vụ tiếp".

    Một khẩu khí nổi bật nữa là khi chính các đảng viên CS kỳ cựu nhận định về ông Tô Huy Rứa ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, người cầm đầu bộ máy tổ chức của đảng và nhà nước, trực tiếp lựa chọn mọi viên chức cao cấp cho bộ máy. Hăy nghe tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên chánh văn pḥng Bộ Công an Lê Hồng Hà và cựu đảng viên Phạm Đ́nh Trọng nhận xét chuyện sau khi nhậm chức, ông Rứa đưa ngay cô con gái 24 tuối vừa học qua khoa báo chí vào chức vụ giám đốc, cầm đầu một công ty quốc doanh lớn có hàng vạn thành viên chuyên về xây dựng.

    Ông Rứa là người tỏ ra không hiểu biết mảy may về khoa học, nghệ thuật và nền văn hóa tổ chức hiện đă đạt mức tiền tiến. Cái dốt nát và bệnh cá nhân của ông ta tự biến thành kẻ phá hoại đảng một cách có hệ thống và nghiêm trọng nhất, mà không một lực lượng chống đối nào có thể phá nổi đến thế.

    Những khẩu khí chưa từng có kể trên lẽ ra phải làm cho các ủy viên Bộ Chính trị giật ḿnh. Lẽ b́nh thường là phải như thế. Cái đáng sợ, và đáng lo cho vận nước là các vị «đại tư bản đỏ» ở thượng đỉnh quyền lực đă đánh mất phản xạ tự nhiên của con người là biết đỏ mặt, biết hổ thẹn, quên rằng danh dự và nhân cách là của quư báu hơn hết trên đời.

    * Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ông Sang cảnh báo: Coi chừng “chạy” trong bỏ phiếu tín nhiệm!


    TT - Chia sẻ với người dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói cùng với kê khai tài sản, việc bỏ phiếu tín nhiệm nghe ra rất đáng hoan nghênh. Nhưng đó chỉ mới là một vế...

    "Vế sau phải coi chừng là chạy đi vận động, mà vận động ở đây là vận động nháy nháy, móc ngoặc với nhau, được anh được tôi. Đó là chuyện không lành mạnh” - Đây là cảnh báo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại buổi tiếp công dân ở Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sáng 15-12.

    Không dân chủ kiểu giả dối

    Lời cảnh báo này của Chủ tịch nước xuất phát từ những âu lo của nhiều cử tri về vấn đề trách nhiệm của những người đứng đầu. Ông Nguyễn Linh - cử tri P.4, Q.3 - bày tỏ với Chủ tịch nước: “Nhiều bộ trưởng trước Quốc hội nhận lỗi, nhưng khi hỏi sẽ giải quyết khắc phục thế nào lại nói “phải cả hệ thống chính trị vào cuộc”. Như vậy th́ trách nhiệm của cá nhân ở đâu, sao cứ ỷ lại vào hệ thống chính trị”.

    "Nếu ḿnh cứ thụ động, chỉ trách cứ không mà không làm ǵ th́ mọi thứsẽ xấu đi. Phải hết sức mạnh dạn suy nghĩ, hiến kế, đề xuất hết sức thẳng thắn đầy trách nhiệm, không nên e dè"

    Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG

    Chia sẻ nỗi lo lắng này, Chủ tịch nước cho rằng sẽ không có kiểu nhận trách nhiệm chung chung, đổ qua đổ lại nữa mà sẽ làm rơ lời hứa, việc sửa sai của từng cá nhân đă đến đâu. Trách nhiệm, uy tín ấy của cá nhân sẽ được làm rơ qua việc bỏ phiếu tín nhiệm. Ông trấn an bà con bằng lời chân thành: “Tôi cũng nhức đầu lắm. Nhưng lần này đă đổi mới tư duy tức là để dân có ư kiến trước (Quốc hội bỏ phiếu - NV), Đảng có ư kiến sau”. Theo Chủ tịch nước, nếu Đảng “có ư kiến” trước th́ sẽ khó cho Nhà nước, khó cho đại biểu. “Rồi sẽ có người nói Đảng có ư kiến như thế này các vị đại biểu nên chú ư... th́ lại thất bại nữa” - Chủ tịch nước nói. Chủ tịch nước khẳng định sẽ kiểm soát chặt chẽ trong quá tŕnh lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm để việc làm này thực chất thật sự.

    Đề cập việc bầu cử, Chủ tịch nước nói phải dẹp kiểu bầu cử “dân chủ giả dối”. “Gợi ư, kiểu số 1, số 3, số 5 đậu nhé. Thôi tiêu nữa rồi, bầu chi nữa, dẹp đi cho khỏi tốn tiền của của nhân dân. Đó là loại dân chủ giả dối, mà dân trước sau người ta cũng phiền” - Chủ tịch nước khẳng định. Ông nói bầu cử, bỏ phiếu kiểu đó chỉ làm dân nghi ngờ, c̣n người thất cử th́ bức bối v́ không công bằng. Tự nhiên tạo sóng gió trong nội bộ ḿnh, đất nước ḿnh.

    Đề cập vấn đề kiểm điểm theo nghị quyết trung ương 4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói nghị quyết đă chỉ ra có nhiều vụ việc trong những năm gần đây xử lư chưa triệt để, đầu voi đuôi chuột nên chắc chắn sẽ phải đưa ra vài vụ nổi bật, làm triệt để cho ḷng dân được yên. “Phải cố gắng làm thế nào để có chuyển biến trong nhiệm kỳ, để các kỳ sau tiếp tục. Chứ không thôi thế này th́ ḷng dân không yên thực sự. Mấy ông kẹ sai phạm cứ mang ra mà trị, chứ thế này không được đâu, cứ dung dưỡng nhau là chết” - Chủ tịch nước khẳng định.

    Không ai xây đất nước thay ḿnh

    Hai cử tri Phạm Thị Nga ở P.Bến Thành (Q.1) và Lê Trọng Nhường ở P.8 (Q.4) đă dành rất nhiều thời gian để bày tỏ với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiều vấn đề khúc mắc trong hệ thống pháp luật, kinh tế tụt dốc và bức xúc về bộ máy công quyền. Chia sẻ nỗi ưu tư này, Chủ tịch nước nói: “Người ta chỉ mất 25, 30 năm là xong công nghiệp hóa rồi, c̣n ḿnh bằng ấy thời gian vẫn chưa ăn thua ǵ”.

    Câu chuyện thời sự và gần gũi nhất được Chủ tịch nước viện dẫn chính là h́nh ảnh về đất nước Myanmar sau chuyến thăm chính thức đầu tháng 12 vừa qua. “Họ cũng c̣n dè dặt như ḿnh thời mới mở cửa... Nhưng đường sá người ta ngon lành. Nguồn nhân lực người ta cũng khá tốt, đa số đều giỏi tiếng Anh. Ruộng đồng của người ta gấp đôi gấp ba lần ḿnh. Phải nói rằng sự chuẩn bị của người ta ghê gớm. Họ sẽ hoàn toàn thay đổi, sẽ rất là nhanh, rất là nhanh!” - Chủ tịch nước thông tin. Rồi dùng ngay h́nh ảnh người láng giềng Trung Quốc với chỉ tiêu GDP đầu người năm 2020 được hướng đến là 11.000 USD/năm, Chủ tịch nước muốn người dân nh́n vào thực tế: “Lúc bây giờ loay hoay GDP của ḿnh cũng mới gần 3.000 USD, khó ăn khó nói lắm. Mà cái này đâu có giấu giếm ǵ được”.

    Kết lại những thông tin ấy, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng đang có một cuộc chạy đua về xây dựng đất nước rất ghê gớm, mà nếu đất nước vẫn cứ loay hoay th́ rất gay go. “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ḿnh th́ ḿnh làm. Không ai vào đây để xây dựng Đảng ḿnh, chế độ ḿnh đâu. Nếu người ta vào, cùng lắm là những lời hữu nghị người ta nói vài câu rồi về...” - Chủ tịch nước nhắc nhở.

    Kiểm tra việc chạy huân chương, đánh bóng danh hiệu

    Đây là báo cáo của ông Huỳnh Thành Lập - trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sau khi có nhiều ư kiến cử tri phản ảnh t́nh trạng chạy huân chương, chạy danh hiệu anh hùng lao động để đánh bóng danh hiệu, thậm chí là chạy chức, chạy quyền. Việc này đă được Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tập hợp báo cáo bằng văn bản trước kỳ họp vừa qua.

    Tại buổi tiếp dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đă giao Viện KSND TP.HCM và UBND Q.4 giải quyết nhanh và báo cáo với Chủ tịch nước các vấn đề khiếu nại, các tiêu cực trong cơ quan tố tụng và những phản ảnh mà người dân tŕnh bày. Chủ tịch nước cũng hứa sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết sớm những vướng mắc về chế độ cho các thương binh bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam trong chiến tranh; truy tặng danh hiệu và có chế độ xứng đáng cho những người có công lao trong chiến tranh nhưng đă qua đời hoặc hi sinh.

    VIỄN SỰ - ĐỨC THANH
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/5...tin-nhiem.html

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Ấn Độ can thiệp trong tranh chấp Biển Đông
    Thụy My (RFI)


    - Hăng tin Pháp AFP hôm 20/12/2012 cho biết, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ đă đề nghị New Delhi can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp trên Biển Đông. Các nước ASEAN khác cũng cho rằng sự trợ giúp của Ấn Độ trong các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là rất quan trọng, tuy nhiên New Delhi đă tỏ ra thận trọng về hồ sơ này.

    Trong hội nghị mang tên «Quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ v́ Ḥa b́nh và Thịnh vượng chung» họp tại New Delhi từ ngày 20 đến 22/12 nhằm đánh dấu 20 năm quan hệ, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đă kêu gọi Ấn Độ - quốc gia cam kết xúc tiến việc hợp tác về thương mại và an ninh hàng hải với ASEAN - nên có thái độ quyết đoán hơn trong khu vực.

    Theo AFP, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đă yêu cầu New Delhi can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, trong khi Tổng thống Miến Điện Thein Sein tuyên bố, vai tṛ của Ấn Độ mang tính « quyết định » để đảm bảo ḥa b́nh và ổn định trong khu vực.

    * Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ ở New Delhi ngày 20/12/2012. REUTERS/Adnan Abidi

    Trang mạng outlookindia.com cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng : « Tôi hy vọng Ấn Độ sẽ hỗ trợ ASEAN và Trung Quốc trong việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông, và Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, nhằm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp ḥa b́nh, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ».

    Tuy nhiên Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid cho là hồ sơ này không cần đến sự can thiệp của New Delhi. Theo ông, th́ vấn đề chủ quyền cần được giải quyết giữa các quốc gia liên quan. Tỏ ra thận trọng trước yêu cầu của ASEAN, nhưng Ấn Độ đă nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải. Bên cạnh đó Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh c̣n tuyên bố, ưu tiên hàng đầu của New Delhi là thắt chặt liên hệ trong khu vực.

    Trung Quốc đ̣i chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng biển nằm gần vùng duyên hải của các nước láng giềng. Đây là nơi có các tuyến đường hàng hải quan trọng, và được cho là có nhiều tài nguyên dầu mỏ. Yêu sách của Bắc Kinh bị Philippines cũng như Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan, cũng có các đ̣i hỏi chủ quyền tại vùng này, phản đối.

    Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn c̣n mắc mứu bởi việc tranh chấp về lănh thổ chưa được giải quyết, khiến đôi bên luôn có thái độ nghi kỵ lẫn nhau. Tuy nhiên cho dù căng thẳng về chính trị, hai nước cũng cố gắng mở rộng trao đổi thương mại.

    Tuy không tham gia tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng Ấn Độ có các dự án hợp tác thăm ḍ dầu khí với Việt Nam tại đây, và tập đoàn dầu khí ONGC của Ấn Độ từng bị Trung Quốc hù dọa. Gần đây Bắc Kinh cũng phản đối mạnh mẽ lời tuyên bố của Đô đốc D.K. Joshi, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, là Hải quân Ấn sẵn sàng can thiệp để bảo vệ lợi ích kinh tế của New Delhi tại Biển Đông.

    Thụy My
    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...chap-bien-dong

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thủ tướng VN kêu gọi 'cảnh giác'


    BBC - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói cần cảnh giác với những người chỉ trích chế độ sử dụng công nghệ hiện đại để công kích chính quyền.

    Tại hội nghị về phát triển kinh tế xă hội năm 2003 trong hai ngày 25-26/12, ông Dũng được trang web chinhphu.vn dẫn lời nói.

    "Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác, đấu tranh đối với kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta."

    Chinhphu.vn cũng trích lời vị Thủ tướng nói thêm rằng "dứt khoát không để nhen nhóm sự xuất hiện của các tổ chức phản động trên bất cứ địa bàn nào."

    Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Tấn Dũng nhắc tới sự cần thiết phải cảnh giác với những người mà ông gọi là "chống phá" Việt Nam.


    * Ông Dũng nói cần đặc biệt cảnh giác với 'kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao'

    Tại hội nghị Công an toàn quốc chiều ngày 17/12 tại Hà Nội, ông Thủ tướng nói thách thức đối với ngành này là "các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua diễn biến ḥa b́nh, chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lư, sự gia tăng về tội phạm h́nh sự, khủng bố…"

    Ông thúc giục lượng lượng công an "Đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu, ư đồ kích động, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, cương quyết không để nhen nhóm h́nh thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân."

    'Kẻ thù của internet'

    Hồi tháng Chín năm nay, Thủ tướng Việt Nam đă ra chỉ thị cấm cán bộ nhà nước đọc các blog "phản động".

    Trong số các blog này có trang Quan làm báo, vốn đă tấn công trực diện cá nhân ông Dũng và cái mà họ gọi là "nhóm lợi ích" của ông.

    Ngoài Quan làm báo, hai trang Dân làm báo và Biển Đông cũng bị nêu tên trong công văn của ông Thủ tướng.

    Internet trong những năm gần đây đă trở thành công cụ để nhiều người dân Việt Nam thể hiện chính kiến cũng như t́m các thông tin trái chiều với thông tin chính thống.

    Việt Nam hiện đang nằm trong danh sách các nước bị coi là "kẻ thù của internet" do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đưa ra.

    Hà Nội bị cáo buộc bỏ tù những người dùng không gian mạng để thể hiện quan điểm cá nhân.

    Chính quyền trong khi đó luôn khẳng định họ tôn trọng tự do ngôn luận và chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...anh_giac.shtml

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cái Nghị định 'Tang lễ' là tṛ hề hay để dọn đường trước cho Đồng chí X?
    Quanlambao



    Một ṿng hoa tang lễ cho đồng chí X theo quy định của Chính Phủ X


    - Nền kinh tế suy thoái, các Tập đoàn nhà nước bung bét, nạn tham nhũng hoành hành như chỗ không người, hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị bức tử, cướp ngày, nhóm thâu tóm đă phát triển lộng hành thành lũng đoạn cả chính trị, hàng triệu người thất nghiệp, hàng chục triệu người lao động Tết này không có thưởng, cái đói ŕnh rập ...

    Trước một thực trạng quá bi đát như vậy Chính Phủ của đồng chí X chưa hề thấy động thái ǵ để vực nền kinh tế, sau Hội nghị Trung Ương 6, họ vẫn sa đà vào việc tiếp tục thanh trừng những người đối lập, đấu tranh cho dân chủ và chống Trung Quốc một cách mạnh mẽ như chưa từng có. Một mặt 'thừa thắng' xông lên, thay v́ thanh tra t́m cho ra những kẻ Dùng tiền nhà nước và tiền vay của nhân dân tại ngân hàng Eximbank để 'cướp' Sacombank th́ Thống đốc Nguyễn Văn B́nh - Một tên đầu sỏ trong băng 'cướp ngày' lại được quyền cho Thanh tra NHNN xuống không phải thanh tra vụ thâu tóm mà là h́nh sự hoá những nghiệp vụ ngân hàng khác để có cớ cho Phạm Quư Ngọ và Tô Lâm 'bức tử và bịt miệng' gia đ́nh ông Đặng Văn Thành bằng 'tự nguyện lên cơ quan điều tra', bằng 'Đơn tự nguyện từ chức' để rồi mất trắng Sacombank mà 20 năm lăn lộn xương máu cho chính kẻ cướp!

    Chưa hết, Thống đốc mật vụ Nguyễn Văn B́nh tiếp tục cướp Ngân hàng WB của ông Đặng Thành Tâm để giao cho Công ty Cổ phần Tài chính PVFC chỉ có 5 tỷ đồng tiền mặt với hơn 100.000 tỷ công nợ, trong đó đến 30% công nợ cho các tập đoàn Vinashin, Vinaline, Sông Đà, Xi măng... không có khả năng trả nợ! Cho dù Nguyên Tổng giám đốc của WB gởi đơn kiện khắp nơi v́ PVFC không có tiền, phải vay của NH Liên Chiểu, WB đề nghị được phép bán cho đối tác khác trả giá cao hơn, song ông Thống đốc Mật vụ Nguyễn Văn B́nh vẫn 'ép duyên' chỉ được phép bán cho PVFC nếu không sẽ làm cho dân rút tiền đánh sập WB!

    Rốt cuộc, dù PVFC không có tiền, hiện vẫn đang nợ 700 tỷ các cổ đông của WB mà không chịu trả theo cam kết, nhưng ngài Thống đốc và đồng chí X đă nhanh tay ra Quyết định cho phép hợp nhất!

    Hai đại gia lớn, như những con gà béo mập của hai gia đ́nh họ Đặng đều đă bị 'làm thịt' một cách chóng vánh và hàng ngàn doanh nghiệp khác đang trong t́nh trạng 'ngấp nghé vực thẳm'... đă đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đến chỗ khủng hoảng niềm tin, kiệt quệ về tài chính mà hậu quả nền kinh tế Việt Nam sẽ phải gánh chịu hậu quả ít nhất 5 năm nữa vẫn chưa lấy lại được....

    Vậy mà Chính Phủ của đồng chí X lại có quá nhiều thời gian để ra những nghị định quy định tang lễ đến từng ṿng hoa, đến từng giờ , từng phút tưởng nhớ vong linh người thân!!!!

    Với cái lư do 'Tiết kiệm" để đưa ra cái Nghị định 105/ND-CP vô đạo lư và chà đạp lên t́nh cảm của mỗi con người Việt Nam đến thô bạo!

    Nếu Chính Phủ của Thủ Tướng Dũng không để xảy ra thất thoát hàng nhiều tỷ đô la tại Vinashin, tại Vinaline, tại dầu khí Việt Nam, Sông Đà, Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Than.... th́ dân Việt Nam đă không phải nai lưng ra làm để trả nợ, để cho Ngân sách cạn kiệt không có tiền đầu tư cơ sở hạ tầng, công ích xă hội, để cho Vinashin quỵt nợ khiến các tổ chức tín dụng hạ nhiều bậc tín nhiệm khiến Việt Nam không phát hành được trái phiếu Chính Phủ ra Quốc Tế vào năm 2010 khiến lạm phát trầm trọng...

    Rơ ràng cái Nghị Định của Chính Phủ không khác một tṛ hề chỉ làm cho ḷng dân đă căm phẫn càng căm phẫn v́ thói đạo đức giả của những kẻ cướp ngày!

    Hăy xem những cái tang của gia đ́nh của Chính Phủ Dũng trước đây có phải là dịp để 'thu tô' hợp pháp không? Có lẽ biếtvtruowsc sự phẫn uất của nhân dân và lo sợ nỗi nhục khi đến lượt ḿnh nằm xuống th́ chỉ có sự sỉ nhục, phỉ nhổ của nhân dân mà sẽ chẳng có lấy được ṿng hoa nên nhanh tay đưa ra cái Nghị định này để đỡ nhục? Kể ra họ cũng lo xa đấy chứ!

    Cu đen

    SAO LẠI RIẾT RÓNG VỚI CẢ HỒN NGƯỜI QUÁ CỐ ?

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ai sẽ thay Nguyễn Tấn Dũng nếu bị băi nhiệm?




    Hà nội - Đă đến lúc người ta lại đang bàn lại việc t́m người kế nhiệm ông Thủ tướng trong trường hợp ông ta bị đối thủ của ông hạ bệ. Khi mà bộ máy của Ban Nội chính TW của ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu chính thức đi vào hoạt động với động cơ tối cao là quyết tâm triệt hạ bằng được ông Dũng, là người được ám chỉ bằng cái tên đồng chí X, mà đă c̣n quá ít thiện cảm của người dân ở Việt nam trong lúc này.


    Hai ứng viên nặng kư?


    Kể từ khi thống nhất đất nước tới nay, theo thông lệ người nắm chức vụ phó Thủ tướng thứ nhất luôn luôn trở thành Thủ tướng khi vị Thủ tướng về hưu hoặc lư do khác. Hiện nay có bốn phó Thủ tướng, tất cả đều do ông Dũng lựa chọn. Đó là các ông Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh. Tuy vậy không một ai trong số bốn người này được chỉ định làm phó Thủ tướng thứ nhất. Cho dù người đứng đầu danh sách này là ông Phúc, nguyên chủ nhiệm Văn pḥng chính phủ, là người thân cận với thủ tướng và cũng là phó Thủ tướng duy nhất đang là ủy viên Bộ Chính trị.

    Nếu thủ tướng Dũng bị loại, liệu những người chỉ trích ông có chấp nhận việc bổ nhiệm một trong những người được ông đỡ đầu hay không ? Trước đây, có tin đồn là cựu Phó Thủ tướng, hiện là chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Sinh Hùng, có thể được chỉ định làm quyền thủ tướng. Cuối năm 2006, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới được bổ nhiệm, ông đă t́m cách giảm số lượng phó thủ tướng xuống để bổ nhiệm thêm hai ứng viên trong ềkíp của ông là Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân. Khi đó đề xuất của ông Dũng đă gây ra bất đồng và cuối cùng, số lượng phó Thủ tướng tăng từ ba lên thành năm. Một trong những phó Thủ tướng mà ông Dũng nhiều lần t́m cách gạt bỏ là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, theo tin báo chí, ông Hùng là người khôn khéo, thường dùng chiêu thức châm chọc, khích bác các bên xung đột để hưởng lợi. Cụ thể đôi khi ông Hùng chỉ trích cách thức xử lư của ông Dũng đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 ; cuộc khủng hoảng này bắt đầu với t́nh trạng lạm phát phi mă và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Song một mặt ông ta tỏ ư không ủng hộ việc triệt hạ ông Dũng từ phe ông Trọng và ông Sang. Điều này đă khiến nhiều người tưởng rằng ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ ủng hộ phe của ông Dũng, mà không biết rằng đó là kế sách "Tọa sơn, quan hổ đấu". Mà bên nào thắng th́ ông Nguyễn Sinh Hùng cũng có lợi.

    Nhưng thời thế đă có nhiều thay đổi, ư đồ của ông Nguyễn Sinh Hùng đă bị lộ. Sắp tới trong tháng 3 tới đây, việc chốt danh sách cơ cấu nhân sự cấp cao trong đảng sẽ có kết quả rơ ràng. Sẽ có nhiều thay đổi nhân sự liên quan đến các thành viên Ban Chấp hành TW và Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI, đă và đang tiến hành. Ai sẽ là người được bầu bổ xung vào chiếc ghế thứ 15 của Bộ Chính trị và ai sẽ ra đi rồi ai sẽ ngồi thay? Đay là câu hỏi sẽ được chính thức công bố câu trả lời vào hạ tuần tháng 4.2012. Kết quả này sẽ thể hiện rơ tương quan lực lượng giữa các phe phái trong đảng, đặc biệt là hai phe Sang+Trọng và phe đồng chí X.

    Tương quan lực lượng này sẽ là điều quyết định Ban Nội chính TW của Nguyẽn Bá Thanh sẽ được phép "nổ súng" tấn công trước hay không? Đồng thời nó cũng là sự quyết định tương lai con đường chính trị của hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đ́nh Huệ trong việc tiến tới chiếc ghế người đứng đầu chính phủ. Tuy vậy, mức độ cục diện xung đột phe phái sẽ quyết định cụ thể sẽ là ai, Nguyễn Bá Thanh hay Vương Đ́nh Huệ?

    Đừng quên cái ǵ cũng có giá phải trả, kể cả chức vụ Thủ tướng.

    Được hay mất chỉ là gang tấc, nếu thế cờ bị đảo ngược.

    (TTHN)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •