Hầu hết người Việt ḿnh hiểu nghĩa "danh chánh ngôn thuận" với "danh" như là 'danh hiệu' với 'bảng hiệu' hay 'nhăn hiệu' hoặc 'biểu hiệu' treo trước mắt; và "ngôn" đây ai cũng hiểu là lời nói phát ra tiếng. Nên khi nói "danh chánh ngôn thuận" ở đây liền nghĩ là phải có cái danh nghĩa như kiểu "chống cộng" và phải nói sao cho thuận cho hay để thành danh ngôn như câu của cố TT Nguyễn Văn Thiệu là : "Đừng nghe những ǵ cộng sản nói, mà hăy nh́n kỹ những ǵ cộng sản làm !".

V́ người ḿnh nói thuộc ḷng tiếng mẹ đẻ một cách máy móc như là một sinh ngữ thông dụng hàng ngày trong công việc làm ăn, cũng như trong việc truyền thông mọi ư tưởng, cho nên không có chút ư thức tiếng Việt là linh tự, là tiếng cơ bản bắt người học phải t́m ư tưởng qua gốc tiếng, hay mối liên hệ với Toàn thể để có thể hiểu được nghĩa sơ thuỷ từ nghĩa Đạo. V́ vậy nên không c̣n mấy ai hiểu đúng nghĩa Đạo những câu thành ngữ tương tự như "danh chánh ngôn thuận", mà trải qua năm tháng người ta nói gọn lại là "danh ngôn", rồi ai cũng hiểu với nghĩa là những câu nói nổi tiếng với lời hay ư đẹp. Do đó chúng ta đă hiểu sai lạc hoàn toàn đối với ư tưởng gốc, những câu thành ngữ như : "danh chánh ngôn thuận", hay "mưu sự tại nhơn, thành sự tại thiên"… Nên khi chúng ta mưu sự không thành th́ cứ đổ thừa là tại Trời không muốn, và cho đó là định mệnh mà quên mất là "Thiên mệnh chi vị Tính" (T.D.), tức Nhân Tính chính là Thiên Mệnh, v́ vậy mới có câu : "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều" (ND). Chính v́ không hiểu biết nên chúng ta không hề có "danh chánh ngôn thuận" chỉ v́ chúng ta đă không ư thức được đó là "Danh Ngôn" của Đạo ; hay nói cách khác chúng ta đă không c̣n thấu hiểu "Danh Ngôn" của Đạo đó chính là Minh Triết. V́ vậy đă từ lâu chúng ta không c̣n ư thức Đạo trong câu nói đó, cho nên sự phục quốc và kiến quốc của chúng ta đă không thành, chỉ v́ : "Danh bất chính, tắc ngôn bất thuận ; ngôn bất thuận, tắc sự bất thành" !

V́ vậy muốn hiểu nghĩa câu "danh chánh ngôn thuận" này th́ ít nữa phải biết xuất xứ của câu nói này từ đâu để mới có thể hiểu đúng với ư tưởng gốc, nếu không th́ chỉ có hiểu với nghĩa thông dụng của lương tri, c̣n gọi là công cảm (common sense) nghĩa là theo dư luận quần chúng kiểu theo sách vở với nghĩa hàn lâm tự điển. Nên qua khuôn khổ bài viết này, tôi mời bạn đi t́m lại nguồn gốc của câu "danh chánh ngôn thuận" này với nghĩa "thiên lư tại nhân tâm" là ư nghĩa Đạo nơi tâm của bạn qua câu nói đó :

Tử Lộ viết : "Vệ quân đăi tử nhi vi chính, Tử tương hề tiên ?". Tử viết : "Tất dă chính danh hồ". Tử Lộ viết : "Hữu thị tai ? Tử chi vu dă. Hề kỳ chính ?" Tử viết : "Dă tai do dă ! Quân tử ư kỳ sở bất tri, cái khuyết như dă. Danh bất chính, tắc ngôn bất thuận ; ngôn bất thuận, tắc sự bất thành ; sự bất thành, tắc lễ nhạc bất hưng ; lễ nhạc bất hưng, tắc h́nh phạt bất trúng ; h́nh phạt bất trúng, tắc dân vô sở thố thủ túc.
Cố quân tử danh chi tất khả ngôn dă ; ngôn chi tất khả hành dă. Quân tử ư kỳ ngôn, vô sở cẩu nhi dĩ hỹ.
" (Luận Ngữ VII, 3). Ông Tử Lộ hỏi rằng : "Nếu vua nước Vệ đợi Thầy về đặng giúp ngài cai trị. Thầy sẽ làm ǵ trước hết ?" Đức Khổng đáp : "Ắt là ta sẽ làm cho ra chính danh chính phận". Tử Lộ lại hỏi : "Có vậy thôi sao ? Thầy nói vu khoát đó, lẽ ǵ chỉ sửa cho danh chính phận chính thôi sao ?" Đức Khổng giải rằng : "Tṛ Do (Tử Lộ) quê mùa lắm thay ! Người quân tử hễ điều hay việc ǵ mà ḿnh không biết, th́ bỏ qua mà không nói. V́ nếu danh mà không chánh, chẳng hạp nghĩa, th́ lời nói chẳng thuận ; lời nói chẳng thuận, th́ sự việc chẳng thành ; sự việc chẳng thành, th́ lễ tiết âm nhạc chẳng hưng thịnh (tức là chẳng có sự kính trọng và niềm ḥa khí) ; nếu lễ tiết âm nhạc chẳng hưng thịnh, th́ h́nh phạt chẳng đúng pháp lư (tức không thuận lẽ Đạo) ; nếu h́nh phạt chẳng đúng pháp lư, th́ dân hết biết phải sắp đặt tay chân làm sao (tức chẳng c̣n biết sống cách nào). Cho nên người quân tử hễ xưng danh th́ phải đúng với phận, với nghĩa ; hễ nói điều ǵ th́ phải làm như ḿnh nói. V́ vậy người quân tử phải thận trọng lời nói ḿnh, và không cẩu thả trong bất cứ sự việc ǵ."

Nên để có thể thấu hiểu nghĩa của hai chữ Danh Ngôn trong câu ở trên, tôi thiết nghĩ cũng cần nhắc lại câu nói bất hủ của Lăo tử là : "Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh. Vô danh Thiên Địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu. Cố thường Vô dục dĩ quan kỳ diệu, thường Hữu dục dĩ quan kỳ hạo. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền, huyền nhi hựu huyền, chúng diệu chi môn", nghĩa là "Cái Đạo mà người ta có thể nói được th́ chẳng phải là cái Đạo bất biến, cái tên mà người ta có thể gọi là tên được th́ chẳng phải là cái tên bất biến. Cái không tên là khởi thủy của Trời Đất, cái có tên là mẹ của muôn vật. Cho nên, thường lúc th́ Không (Vô) để cho người ta thấy cái ảo diệu của nó, thường lúc th́ Có (Hữu) để cho người ta thấy cái phạm vi giới hạn của nó. Hai mặt nầy cùng xuất hiện một lượt với nhau, nhưng tên khác nhau, đều gọi là huyền diệu. Huyền diệu đến mấy từng và là cái cửa đi vào mọi sự huyền diệu". Hay nói cách khác Đạo có trước Trời Đất, chẳng những không tên mà c̣n vô h́nh vô ảnh, vô thanh vô xú nữa. Nói như vậy th́ Đạo là cái Không. Đức Lăo Tử sợ người ta hiểu lầm Đạo là trống rổng, nên Ngài nói thêm : "Đạo dường như Không mà cũng dường như Có, trong cái Không có cái Diệu Hữu là năng lực sanh hóa." Ấy là cái lẽ huyền nhiệm định vị Tạo đoan, định vị Trời Đất, hóa sanh vạn vật".

Do đó Danh mà nói ra được th́ không phải là Danh thường Hằng, không phải là "Danh Nghĩa", tức không phải là Đạo ; tương tự, chữ "Ngôn" đi với chữ "Danh" ở đây cũng có nghĩa là Đạo, cho nên muốn hiểu th́ cũng phải biết nghĩa của câu :" Tri giả bất ngôn, Ngôn giả bất tri." của Lăo tử, tức là "người biết Đạo không nói, c̣n người nói chính là tại không biết mới nói". Tuy nhiên, muốn truyền đạt ư nghĩa của Đạo là cái Toàn Thể cũng cần phải có cái Dụng là những h́nh thức để diễn tả cái Đạo, mà Việt Nho đă chi tiết hóa và gọi là từ, tượng, số, chế :

- Từ : là lời nói nhằm vào những điều căn bản nhất của nền triết Nho.
- Tượng : là tượng h́nh tiêu biểu, những huyền thoại, truyền kỳ.
- Số : là những số biểu tượng gọi là huyền số.
- Chế : là những thể chế, thói tục, những phương thức sống, cách thức tu luyện.

Bốn khía cạnh này của Việt Nho đă dùng để làm cơ cấu nền tảng để diễn giải và chứng minh cho nền triết lư nhân sinh độc nhất vô nhị, từ cổ chí kim, c̣n gọi là Đạo Nho hay Đạo Việt, nhưng ở đây tôi chỉ đề cập khía cạnh Từ trong Kinh Dịch để cắt nghĩa Đạo, v́ ở chương Hệ Từ Thượng có viết :

"Nhất âm, nhất dương chi vị Đạo. Kế chi giả Thiện dă, thành chi giả Tính dă. Nhân giả kiến chi vị chi Nhân, tri giả kiến chi vị chi Trí. Bách tính nhật dụng nhi bất tri, cố quân tử chi Đạo tiển hỹ. Hiển chư Nhân, tàng chư dụng, cổ vạn vật nhi bất dữ thánh nhân đồng ưu. Thịnh đức đại nghiệp chí hỹ tai. Phú hữu chi vị đại nghiệp, nhật tân chi vị thịnh đức. Sinh sinh chi vị Dịch, thành tượng chi vị Càn, hiệu pháp chi vị Khôn, cực số tri lai chi vị chiêm, thông biến chi vị sự, âm dương bất trắc chi vị Thần" (HT. V) ; "tiết nhịp uyên nguyên của một âm một dương, một ra một vào gọi là Đạo. Kế tiếp theo để ḥa nhịp với cái tiết điệu đó gọi là Thiện ; nối liền được với tiết điệu đó tức thành đạt gọi là Tính. Người thấy được Tính của ḿnh nơi vũ trụ gọi là Nhân, người biết được vị trí của ḿnh trong vũ trụ gọi là Trí. Ai nấy mỗi ngày đều dùng Đạo này mà không biết, cho nên người quân tử biết (sống) Đạo này rất hiếm. Mọi thứ ǵ có đức Nhân th́ sáng tỏ ra, c̣n mọi thứ ǵ có công dụng th́ ẩn tàng cái Đạo đó nên không dễ phát hiện ra, "nó" cổ vũ không ngừng để hóa dục muôn vật nên khác với cái lo của thánh nhân để tham dự vào. Đức nhân được hành cho hưng thịnh, th́ sự nghiệp lớn sẽ cùng cực (tục ngữ có câu : "ở có đức mặc sức mà ăn"). Sự phú quư giàu có đó là sự nghiệp lớn, nên mỗi ngày mới là để làm cho đức Nhân càng hưng thịnh. Sự nẩy sinh và biến hóa không ngừng của âm dương trong vũ trụ gọi là Dịch, sự thành tượng nơi Trời gọi là Càn, sự thành h́nh với mô phỏng cách thức nơi Đất gọi là Khôn, xem xét nghiên cứu đến cùng của quẻ số (bói cỏ thi) để biết được tương lai gọi là chiêm phệ, biết được vận thông chuyển biến hóa của cơ trời (thiên cơ) gọi là sự thái (của thiên hạ), sự tương sinh biến hóa của âm dương không thể đo lường tính toán được gọi là Thần".

V́ vậy mà : "Tích giả thánh nhân chi tác Dịch, tương dĩ thuận tính mệnh chi lư" (H.T. Hạ.), có nghĩa là thánh nhân đă sáng tác ra Kinh Dịch là để theo đó mà thuận với Tính mệnh Trời (Luật Tự Nhiên) th́ mới là thiên Lư, là lẽ Đạo. Hay nói cách khác :

"Đạo là một âm một dương, một đóng một mở. Bước theo cái tiết nhịp uyên nguyên đóng mở đó là Thiện. (Mỗi khi thiên lệch khỏi cái tiết điệu đóng mở, giá sắc đó, th́ cần phải phản hồi.) Khi nào thành đạt tức không c̣n thiên lệch đi nữa nghĩa là đă nối ṿng ngoài ư thức với ṿng nội tiềm thức, nói vắn tắt là nối mở với đóng, th́ là đạt Nhân tính, đạt cái Đức, cái Huyền lực của Tính là hợp ngoại với nội "tính chi đức dă, hợp ngoại nội chi đạo dă, 性 之 德 也 , 合 外 內 之 道 也 ," (T.D). Đạo chỉ đơn sơ có thể thôi, một mở một đóng và trong đời sống thường nhật ai cũng phải theo: một hô một hấp, một thức một ngủ, một ăn một tiêu, một nam một nữ… Tuy nhiên thường dân không ư thức được đó là Đạo, nên bỏ đi t́m Đạo ở măi đâu xa: xa ḿnh, xa nhà, xa nước, cho nên Đạo quân tử trở thành hiếm hoi. Phusis là Đạo lư đốc ra vật lư (physique). Logos là lời tự sự có mở có đóng đốc ra lư luận ṛng (logique) nghĩa là chỉ c̣n có mở. Chỉ có mở mà không biết đóng như lọ nước hoa bay hết hương vị. Triết lư đốc ra triết học giống với hoa nylon mầu sắc có mà hương vị không. Làm thế nào để khỏi sa đọa như thế? Thưa, phải "thiên kỷ phản nhi" thiên là chỉ có đóng hay chỉ có mở, phải biết trở lại với tiết nhịp căn để là mở đóng giao liên mới đạt nhân tính. Khi có Nhân th́ thấy đóng mở hiển hiện nghĩa là ư thức được thâm sâu rằng Đạo là thế và chỉ có thế. Chính v́ chỗ đơn sơ đó nên Đạo ấy trở nên ẩn tàng đối với những ai chỉ chạy ṿng Dung (mở) mà không móc nối vào được ṿng Thể (đóng). Kinh Dịch viết ra là giúp người đọc móc nối đời sống vào tiết nhịp uyên nguyên nọ." (Kim- Định/Tâm Tư)

Do đó câu "danh chánh ngôn thuận" phải hiểu theo nghĩa Đạo của người quân tử là "Quân tử Đạo tam giả : Trí giả bất hoặc, Nhân giả bất ưu, Dũng giả bất cụ", tức Đạo người quân tử phải hội đủ 3 đức tính : có Trí th́ không nghi hoặc sai lầm, có Nhân th́ không lo lắng ưu phiền, có Dũng th́ không sợ ǵ hết. Nên một khi có đủ Trí, Nhân, Dũng th́ tự nhiên là có Danh Nghĩa, tức là có "danh chánh ngôn thuận". Cho nên muốn có "danh chánh ngôn thuận" th́ phải Tu thân, nghĩa là phải có Tâm thành Ư chánh, tức là phải học Đạo th́ mới có thể Biết Ḿnh và mới có Nhân, Trí, Dũng để mới biết đâu đúng đâu sai, và nhờ đó mới có thể biết được thời cơ để mà Hành (động) liền th́ mới Thành sự được. "Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật" (H.T.) : có nghĩa là người quân tử thấy được cơ trời là tác động liền, mà không đợi đến hết ngày. V́ vậy phải có trí Tri mới biết đốc Hành th́ mới tự Thành được (Tri+Hành=Thành), tức mới biết Tề gia, Trị quốc, B́nh thiên hạ. Ngoài ra th́ không bao giờ "thành sự" mà chỉ là "thành chuyện" rồi dẫn đến "nhiều chuyện"... mà thôi !

Do đó ngay câu đầu sách Đại Học đă ghi : "Đại học chi Đạo, tại minh minh Đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện", có nghĩa "cái học của người lớn là học Đạo, ở chỗ (tại) làm cho sáng tỏ ra cái Đức (Nhân) nơi ḿnh, để cải hóa người dân thành mới (tức là làm cho hướng thiện), v́ sự trọn lành chỉ có ở nơi chí thiện, (tức là ở nơi chí cao, chí trung, chí cùng, chí cực)."

V́ vậy từ chương đầu sách Đại Học có câu : "Cổ chi dục minh minh Đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc. Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia. Dục tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân. Dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm. Dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ư. Dục thành kỳ ư giả, tiên trí kỳ tri. Trí tri tại cách vật.
Vật cách, nhi hậu trí chí. Tri chí, nhi hậu ư thành. Ư thành, nhi hậu tâm chính. Tâm chính, nhi hậu thân tu. Thân tu, nhi hậu gia tề. Gia tề, nhi hậu quốc trị. Quốc trị, nhi hậu thiên hạ b́nh.
". Các tiên hiền đă dạy từ thuở xưa là muốn làm cho sáng cái Đức Tính (Nhân) của ḿnh trong thiên hạ, trước phải lo sửa trị nước ḿnh. Muốn sửa trị nước ḿnh, trước phải sắp đặt việc nhà ḿnh cho chỉnh tề. Muốn sắp đặt việc nhà cho tề chỉnh, trước phải tu sửa ḿnh. Muốn tu sửa ḿnh, trước phải giữ tâm dạ ḿnh cho chính, cho ngay thẳng. Muốn giữ tâm dạ ḿnh cho ngay thẳng, trước phải làm cho cái ư ḿnh thành thật. Muốn làm cho cái ư ḿnh thành thật, trước phải có tri thức chu đáo : tức là sự hiểu biết ḿnh có được ở tại nơi không c̣n ngăn cách với vật. (hay nói cách khác là "vạn vật giai bị ư kỷ" : tất cả vạn vật đều chứa đựng nơi ḿnh.)

Một khi không c̣n cách vật, th́ sau đó mới có tri thức chu đáo. Tri thức chu đáo được rồi, sau đó mới có ư thành. Có ư thành rồi sau đó mới có tâm chính. Có tâm chính th́ sau đó mới tu thân được. Tu thân được rồi sau đó mới tề gia. Tề gia được rồi sau đó mới trị quốc. Trị quốc được rồi, sau đó thiên hạ tự nhiên b́nh.

Cho nên muốn hiểu biết Đạo th́ cần phải Học, v́ tiên hiền đă nói : "tri chu hồ vạn vật nhi Đạo, tế thiên hạ cố bất quá."(H.T.), có nghĩa là "khi biết được trọn vạn vật gọi là Đạo (Nhân), nên gây ra được an b́nh khắp cơi mà không hề quá đáng". V́ vậy cái Học thời xưa thật là thâm hậu v́ "người đời xưa v́ ḿnh mà học Đạo, c̣n người đời nay v́ người nên mới học" ("cổ chi học giả vị kỷ, kim chi học giả vị nhơn").

"Thế nghĩa là nội dung chữ Học thời xưa thâm hậu khác nay xa lắm. Đó là cái học tôn đức tính đứng ở hàng đầu, nó đi liền với tập "học nhi thời tập chi bất diệc lạc hồ": cái học mà có tập luyện đi kèm th́ không ǵ vui hơn. Cái học có Lạc này tất phải đặt bên trên cái học chỉ có hiếu, hay có học tri thức suông. Khi Khổng nói: tôi thường bỏ ăn bỏ ngủ để suy tư, nhưng không tiến bằng học, th́ phải hiểu là cái học này, cái học mà thầy Hồi đă đạt tới phần nào, và nội dung là: "Bất thiên nộ, bất nhị quá, 不 遷 怒 , 不 貳 過 " (LN.VI.2). Không thiên nộ, không quá đáng đến hai lần.
Nộ có thứ tốt khi trúng tiết (hỉ, nộ, ái, lạc chi vị phát vị chi trung ; phát nhi giai trúng tiết vị chi ḥa). C̣n thứ nộ nói đây là thiên nộ tức là thứ nộ thiên lệch tà vạy, có bỏ đi được mới gọi là Học. Nội dung học c̣n biểu lộ trong câu "quân tử thực vô cầu băo, cư vô cầu an, mẫn ư sự, nhi thuận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chính yên, khả vị học dă dĩ
" (LN.I.14). Quân tử ăn không cần mỹ vị cao lương, ở không cần xuê lịch cần mẫn làm việc, cẩn thận lời nói, giao du với bậc đạo đức để biết chính đáng, thế có thể gọi là hiếu học vậy.

Như đă nói trên, cái Học này đặt ngang với Lạc tức là nói trọng tâm điểm đă đặt vào Đạo, không c̣n để vào những cái vật chất ăn mặc nữa. Chỉ khi nào có sự di chuyển chú điểm (centre d'intérêt) như vậy mới là học, cái học bậc nhất tự Thể ra Dụng của Nhan Hồi, của Khổng Tử… là cái học rất khó t́m. Nhưng chỉ có cái học đó mới gây nên được Lạc. V́ đó là cái học "tế thiên nhơn", cái học đă đạt đến Thống Nhất sâu thẳm bao trùm cả đất trời người lại một mối." (Kim- Định/Tâm Tư)

Do đó mà muốn học Đạo ta phải biết tự hỏi như Tử viết : "Mặc nhi chí chi, học nhi bất yếm, hối nhơn bất quyện, hà hữu ư ngă tai ?" (LN.IV.2). Trầm tư mặc tưởng về Đạo lư đặng ư thức, học Đạo mà không biết chán, dạy Đạo người mà không biết mệt, ba điều ấy có đủ nơi ta chăng ?

V́ vậy mà để có ư thức "danh chánh ngôn thuận" là Danh Nghĩa và Ngôn Đạo, th́ việc học Đạo là Tu thân phải lấy làm bổn gốc cho mọi giai cấp từ vua cho đến dân vậy : "tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhơn nhứt thị giai dĩ tu thân vi bổn." (Đ.H.)


Nguyễn Sơn Hà