Chôn Nó Đi, Phần Kết


Muốn cứu dân, cưu nước, cứu nhà, hăy Chôn Nó Đi!


Có thể nói rằng, cuộc giải thể chế độ và giải tán đảng cộng sản tại Liên Sô do TT Boris Yelsin thực hiện là một kịch bản mẫu mực, chuẩn xác và hoàn hảo. Nó được coi là ḥan hảo bởi theo lẽ thường, khi kêt thúc một triều đại, một chế độ tàn bạo đă gây ra qúa nhiều tội ác với toàn dân như thế, rất khó tránh việc phải đổ máu. Trong khi đó, cuộc cách mạng tiêu diệt cộng sản tại Liên Sô lại khác. Về phẩn vật chất, không làm tổn hại đến xương máu của nhân dân là những nạn nhân của một chế độ tàn bạo. Nó cũng không “xử” nhửng đoàn đảng viên CS, là những tín đồ hung hăn đă gây ra hàng triệu cái chết và muôn nỗi thống khổ cho người dân trong suốt 80 mươi năm chiếm lĩnh quyền hành. Trái lại, trong cuộc cách mạng kết liễu chế độ cộng sản ở đây đă không có kẻ thù sau cuộc đột biến. Thay vào đó, chỉ có những con ngựi bên nhau để đi, và nh́n về tương lai của đất nước khi chế độ cộng sản bị tận diệt. Tại sao lại có một cuộc cách mạng tuyệt vời, đúng nghĩa đến thế?

Tôi cho rằng, từ người khởi xướng cho đến người thực hiện là nhân dân, cũng như chính những cán bộ, đảng viên cộng sản, từ trung ương cho đến địa phương hầu như đều có chung một tư duy về đất nước. Nghĩa là, dù chưa ra mặt, tất cả cả đă thấm đ̣n cộng sản. Hơn thế, tất cả đều muốn đưa đất nước ra khỏi sự kiềm tỏa cuồng bạo, phản tiến hóa của nhân loại do cộng sản áp đặt, và cùng muốn đưa đất nước Liên sô vào trong sinh hoạt lành mạnh, phát triển với cộng đồng nhân bản thế giới.

Từ cái nh́n đặc biệt này, cuộc cách mạng tiêu diệt kẻ thù của nhân dân là cộng sản, biến thành cuộc cách mạng giải phóng toàn xă hội. Nó không mang tính cục bộ một chiều.Trái lại, biến thành cuộc cách mạng bao dung, giải thoát cho chính những đoàn đảng viên thoát khỏi cái gông cùm cộng sản mà v́ lư do này, hay là lư do khác, họ đă khoác trên ḿnh. Cũng từ cách nh́n tích cực này, cuộc cách mạng khai trừ cộng sản ở Liên Sô thành một cuộc cách mạng đầy tính văn hóa và bản sắc nhân bản. Nó đă tiêu diệt chủ nghĩa tàn bạo Mac – Lê ở ngay trong ḷng ngựi. Theo đó, muốn mau chóng xây dựng lại đất nước, cuộc cách mạng của toàn dân Việt Nam trong tưong lai cũng sẽ phải là cuộc giải phóng đất nước và con người trong tiến tŕnh của Tư Duy v́ đất nước. Phải gạt bỏ tất cả mọi sự thù hận ra khỏi con người. Dù cái tư duy cũ ấy khơi nguồn từ mối thù chính trị, đảng phái hay là tôn giáo. Nghĩa là, nó phải được khơi nguồn, định hướng về nhân bản và tiến bộ. Nó phải được thúc đẩy bằng một t́nh yêu v́ dân tộc, v́ tương lai của đất nước hơn là những cách nh́n thiển cận, tiêu cực, bè phái. Liệu Việt Nam có tạo ra được một kịch bản tương tự hay không?

Bằng một cái nh́n đứng đắn, không khinh miệt, không phỉ báng. Tôi cho rằng, ở Việt Nam hiện nay không thể có được một nhân sự với tư duy như TT. Boris Yelsin để đưa đất nước ra khỏi ṿng kiêm tỏa của của cộng sản. (đây cũng không phải là câu khích tướng, hay xúc phạm) Tại sao? Câu trả lời rất rơ ràng là tập thể lănh đạo của cộng sản từ thời Hồ chí Minh đến hôm nay, chỉ lo t́m một thế dựa cho bản thân, chưa bao giờ họ t́m thế đứng cho đất nước. Công nghiệp của họ cũng chỉ là việc đưa đất nước vào ṿng nô lệ cho ngoại bang theo bánh xe đổ nát của Gia Long, Minh Mạng, Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc..., có khi c̣n tệ hại hơn cả những ngựi đi trưóc này nữa. Bởi v́:

a. Bản thân Hồ chí Minh.
Là chủ tịch đảng, chủ tịch nước, có quyền quyết đoán mọi công việc cho nước và cho đảng. Hồ chí Minh đă để cho xảy ra, hoặc đă đồng thuận thực hiện ba điểm chiến lược gây tai họa nghiêm trọng cho vận mệnh của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Thứ nhất về việc xây dựng hướng đi cho đảng. HCM đă để hoặc đông t́nh với Trường chinh, bí thư đảng cộng sản, đồng thời, thay mặt ủy ban hành chính kháng chiến của “Việt Nam dân chủ cộng ḥa” đă xây dựng và đưa ra hướng đi chủ đạo cho đảng, cho nước “ Việt Nam dân chủ cộng ḥa” vào năm 1950 với tiêu đề:. “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu cho Trung Quốc”. Viết như thế là qúa rơ, là lột trần chủ đích của đảng CSVN chỉ muốn vận động từ mọi phía để Việt Nam vào làm chư hầu cho Trung Quốc. Nó không có một chữ nào nói đến tính Độc Lập của dân tộc Việt Nam. Chữ nghĩa và tư tưởng này hoàn toàn phản nghịch, đối kháng với tinh thần độc lập, tự chủ theo truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Nhưng qủa là một nỗi bất hạnh lớn, v́ từ đó, tư tưởng này khai mở ra và trở thành hướng đi chủ đạo, thành đích nhắm tới của tập đoàn Việt cộng. Từ đó, họ không ngại tiến sâu hơn vào con đường làm nô lệ cho Tàu. Từ HCM cho đến tập đoàn Việt cộng hôm nay đă hạ quyết tâm, bằng mọi gía, bằng mọi thủ đoạn, phải d́m toàn thể đất nước và con dân Việt Nam vào làm chư hầu cho Trung cộng theo “cái thước” có 16 chữ vàng .... dẻo và bốn... tồi tệ do Tàu cộng ban cho. Đây phải nói là một thành qủa ngoài sự mơ ước của chính Trung cộng. Bởi lẽ, từ thời xa xưa, cho đến măi gần đây, mộng bành trướng không bao giờ chấm hết, nhưng xem ra là họ rất “ngại” bước xuống phương nam. Bởi v́ ở đó có những tên tuổi mà lịch sử truyền đời của họ không bao giờ quên được như: Ngô Quyền, hai bà Trưng, Lê thái Tổ, Hưng Đạo Vương, Quang Trung... Nhưng nay, HCM và tập đoàn Việt cộng lại tự nguyện theo chủ trương vận động đưa Việt Nam vào làm chư hầu cho Trung cộng, nên Tàu cộng có ra sức bảo vệ, ban phát ân huệ cho Việt cộng và các thủ lănh của đảng này cũng là lẽ thường t́nh. Nhưng đối với dân tộc Việt Nam th́ việc làm của Việt cộng là một trọng tội với đất nước. Kẻ viết và tập đoàn theo chủ trương ấy sẽ không bao giờ có thể đồng hành với Dân Tộc Việt Nam.

Thứ hai, đồng ư sử tử bà Nguyễn thị Năm, (một người dân đă đóng góp rất nhiều tiền của cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Cách riêng, bà ấy là một ân nhân ngàn đời của các lănh tụ bá đạo cộng sản), mở đầu cho cuộc tàn sát đân tộc Việt, và giết chết t́nh nghĩa đồng bào của dân tộc trong những cuộc đấu tố từ 1954-56. Theo Hoàng Tùng cho biết: “Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ Chính trị Hcm không dám trái ư kiến của cố vấn Tàu là Lê Quư Ba ... nên bà phải bị giết”, Như thế là HCM đă theo lệnh Tàu để triệt hạ dân ta? Và theo Vũ thư Hiên, HCM không thể trốn trách nhiệm là bởi v́ : “Một lệnh ông Hồ ban ra không phải là chỉ cứu được bà Nguyễn Thị Năm, nó c̣n cứu hằng ngàn người bị giết oan trong cả Cải cách ruộng đất”.

Thứ ba, đă làm ra hai việc trái đạo lư dân tộc và đạo lư làm người như trên, HCM c̣n chỉ thị cho Phạm văn Đồng kư Công Hàm công nhận chủ quyền của Trung cộng trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào năm 1958 mở đầu cho cuộc lấn chiếm và mở thành phố Tam sa và cái lưỡi ḅ gỉa tưởng của Trung cộng liếm biển đông của Việt Nam hôm nay. Như thế, cả ba hành động mang tính chiến lược tiêu biểu của HCM và đảng CSVN do HCM kết lập và làm chủ tịch, đều phục vụ cho quyền lợi của Tàu cộng, không phục vụ cho quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam. Đó là việc công, riêng phần cá nhân, trong bản báo cáo gủi cho chủ tịch đoàn QT cộng sản ngày 18-12-1924 , Hồ đă chối bỏ nguồn gốc hay xác định chính danh về cá nhân ḿnh như sau: “Trong lúc này, tôi là một người Trung Quốc chứ không phải là một người An Nam (Việt Nam) và tên tôi là Lư Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc”.

b. Bản thân của cấp lănh đạo thừa kế.

Với tư duy bán nước hại dân theo chủ trương của HCM để lại, toàn bộ tập đoàn lănh đạo của Việt cộng ngày nay không có một kẻ nào khá hơn. Trái lại, v́ nghèo nàn văn hóa, không có nhân phẩm, thiếu hẳn đạo đức và tư duy v́ đất nước, nên thành phần sâu dân mọt nước này đă lần lượt dâng hiến đất đai, biển đảo và chủ quyền của đất nước cho mộng bành trướng từ phương bắc, để đổi lấy việc được nuôi sống trong tay áo, được che chở bởi cánh tay của Tàu cộng để hưỏng vinh hoa, chức quyền. Bên ngoài, đường biên giới th́ bị vẽ lại theo ư Tàu. Trong nội địa, từ rừng đầu nguồn cho đến cao nguyên, tiếng là khai thác Bauxite, cho thuê. Nhưng thực tế là đất đă được cống nhượng cho Tàu. Và để bảo vệ quyền lợi cho riêng phe nhóm, họ không ngần ngại bắt dân, lên án dân, đoạ đày dân khi người dân lên tiếng v́ tương lai của Tổ Quốc. Điển h́nh là trường hợp của những người trẻ như Nguyễn văn Đài, Lê thị công Nhân.... Hà Vũ, công Định, Duy Thức và gần đây là Điếu cày, Việt Khang và mới đây là em bé Nguyễn phương Uyên... và nhiều ngựi yêu nưóc khác thét gào tiếng vọng “ Việt Nam Tôi Đâu” trong chốn nhà lao hay sau tường cấm.

Như thế, bạn đánh gía xem, những kẻ “ có” liêm sỷ này có thể có tư duy về đất nước để sản sinh ra một nhân sự như Boris Yelsin hay không? Tôi cho là không. Chắc chắn là không. Tuy nhiên, không phải v́ chữ không có ấy mà con đường Việt Nam ngày mai sẽ đi vào ngơ cụt, và người dân phải lầm lũi dưới đôi dép râu của Việt cộng và Tàu đỏ. Trái lại, cộng sản cũng không thể tồn tại trên đất nước ấy lâu dài nữa. Việc người dân Việt đào thải chế độ cộng sản ra khỏi đất nước ấy cũng sẽ là một tất yếu, phải đến. Bởi v́, thế đứng của một quốc gia là từ nhân dân tạo ra, chứ không phải là từ cường quyền áp đặt.

Thật vậy, ở Việt Nam ngày nay dù phải sống dưới chế độ toàn trị hiểm độc của cộng sản, nhưng vẫn có nhiều người, nhiều nhóm, vượt trên sự sợ hăi. Họ đi biểu t́nh hết ngày này sang ngày khác để đ̣i hỏi được hưởng sự công bằng trong phương cách đền bù v́ đất đai bị thu hồi bị quy hoạch. Thành phần này đă tạo cho ḿnh một thế đứng, và coi bạo lực của cộng sản như là một tṛ hề. Ỡ chiểu ngược lại, nhà nước nh́n những người dân này không bằng bằng nửa con mắt, không hề quan tâm tới việc đ̣i hỏi của họ. Kết qủa, cuộc sống ở đây tạo ra một h́nh ảnh mà trong cổ ngữ đă nói đến: “ vua quan coi lê dân như cỏ rác, ngựi dân coi vua quan như chó, lợn”. Khi người dân đă coi nhà cầm quyền như chó lợn, như là một thứ trộm cướp hơn là một chính phủ th́ cái ngày đối đầu, loại trừ nhau phải đến. Chỉ tiếc rằng, họ không được quyền dùng lá phiếu của ḿnh để trừ khử tập đoàn này ra khỏi đất nước như các quốc gia tôn trọng nhân quyền mà thôi. Nhưng tuyệt đối, đó không phải là một rào cản không thể phá bỏ. Rồi bên cạnh những nhóm kiên tŕ trong việc đi biểu t́nh đ̣i quyền lợi như thế, thỉnh thoảng cũng có những cuộc đ́nh công của các công nhân trong các hăng xưởng. Nhưng sự thường là không có khả năng kéo dài, dù khí thế đôi lúc rất mạnh mẽ.

Lúc gần đây có thêm phong trào Toàn Dân Đứng Dậy chống Trung cộng xâm lược. Tuy lực thu hút các thành viên tham dự trong các vụ xuống đường chưa nhiều. Nhưng v́ cái chủ đề qúa lớn nên nó đă lập tức được nhà nưóc Việt cộng đặc biệt quan tâm, rồi tích cực đàn áp các thành viên chủ xướng chương tŕnh hay các thành viên tham dự, khiến phong trào bị dồn vào thụ động. Ngoài những vụ tập trung sôi nổi có nhiều người biết đến như thế. Thỉnh thoảng có những đột biến nhỏ, tập trung phản đối cái tệ nạn công an đánh chết người trong đồn công an. Điển h́nh như vụ ở Bắc Giang hay vụ ông Trịnh văn Tùng ở Hà Nội với cuộc đi đ̣i công lư dai dẳng của Trịnh kim Tiến. Nh́n bề ngoài, những cuộc tụ họp này xem ra là không thể tạo nên được tiếng nói lớn, v́ tự nó mang tính cách cá nhân, đoàn thể nhỏ, hoạt động đơn lẻ. Tuy thế, đó có thể là bước khởi đầu cho một bài toán cộng đang thành h́nh.

Để thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện, ngựi ta có nhiều phương sách, nhiều lư thuyết khác nhau. Nhưng dù bằng cách này hay cách khác th́ cũng không có cách nào đi ra ngoài phương cách làm một bài toán cộng. Nghĩa là phải đem kết hợp tất cả những sức mạnh đơn lẻ lại thành một tổng lực lớn. Như những ḍng suối nhỏ đổ về chung một ḍng tạo thành con sông. Nhiều ư kiến tạo thành một kịch bản cho người viết, cho người diễn thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh của ḿnh. Rồi dựa vào lư thuyết căn bản ấy, người ta có thể thực hiện một cuộc thay đổi cơ chế chính trị vô đạo bằng các phương thế quân sự, xă hội, kinh tế, thông tin, hay tất cả cùng hợp sức lại. Như thế, ở Việt Nam, chúng ta có thể vận hành được những phương cách nào đây?

1. Bằng quân sự.


Với cuộc bao vây và ŕnh rập nhau đêm ngày, một cuộc lật đổ chế độ cộng sản bằng biện pháp quân sự là khó, nếu không muốn nói là không có cơ hội thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn này. Bởi v́, một cuộc di chuyển binh lực lớn, đủ khả năng đập nát guồng máy của kẻ bạo quyền trong một thời gian ngắn cần thiết là bất khả thi. Nếu chỉ có một lực lượng nhỏ tham dự th́ sự thất bại đă nh́n thấy từ trước khi hành động. Ấy là chưa kể đến việc, lực lượng này cũng được đặt dưới sự điều khiển và ŕnh rập chặt chẽ của đảng cộng sản. Họ được đào tạo theo tinh thần đạo đức của HCM, có đủ khả năng để lừa dối nhau, nhưng không có đủ tín nghĩa trong giao tiếp để cùng mưu đồ đại sự. Theo đó, phương án quân sự ở Việt Nam nếu có, chỉ là một hỗ trợ t́nh cờ vào một thời điểm quyết liệt nhất để tạo nên lịch sử mà thôi.

Thí dụ, vào lúc các ḍng suối nhỏ hợp lại như ḍng sông cuồn cuộn dâng lên, quân đội được lệnh càn quyét truy diệt nhân dân. Những vị sỹ quan chỉ huy trực tiếp đơn vị nhận lệnh càn quyét nhân dân tại hiện trường với cấp số Trung đoàn, Sư đoàn và các vị đồn trưởng công an quận, huyện, vùng lănh thổ, nơi có nguồn nước dâng tràn, thay v́ càn quyét tiêu diệt nhân dân theo lệnh của bạo quyền thờ thần tài Trung cộng. Họ v́ nhân dân, v́ tương lai của đất nước mà án binh, bảo vệ người dân là cha mẹ, anh em, thân thuộc, bằng hữu và đồng bào của ḿnh vào giờ thứ 25 ấy th́ chế độ cộng sản không thể tồn tại trước thế đứng của toàn dân. Nếu tích cực hơn, họ triệt hạ những thành phần đầu gấu, bất hảo tại địa phương, rồi cùng với, hoặc để cho người dân nổi dậy chiếm cứ các cơ quan đầu năo của bạo quyền và giải thể chế độ. Phần họ, trước sau như một chỉ đóng vai tṛ của người bảo hộ an ninh cho người dân và cho tổ quốc, sẵn sàng đập tan những kẻ tàn xát nhân dân mà thôi. Hoàn thành vai tṛ ấy, họ chính là người cứu đất nước ra khỏi vũng bùn cộng sản và đem an vui lại cho toàn dân. Họ là những anh hùng bất tử của đất nước. Họ là những Ngô Quyền, Quang Trung, Lê Lợi, Hưng đạo Vương... của giang sơn Việt Nam.

Khi tôi viết ra điều này, có thể nhiều người cho là chuyện hoang đường, mộng tưởng. Trong thực tế, đây chính là h́nh ảnh của những sỹ quan trung, cao cấp ở trong quân đội Liên Sô. Họ trong giây phút t́nh cờ của lịch sử đă cùng với nhân dân, thực hiện cuộc xóa sổ cộng sản trên đất nước từng cho là tường đồng vách thép, đẻ ra cộng sản. Đó phải là một tấm gương lớn cho các vị sỹ quan trung, cao cấp ở Việt Nam hiện nay noi theo, nếu như họ c̣n nghĩ đến đồng bào và đất nước của ḿnh.

2. Tạo thay đổi từ cuộc sống trong Xă hội

Nếu quân sự là một phương thế nhanh, gọn trong việc tạo ra sự thay đổi một thể chế chính trị th́ nó cũng là một phương thức có nhiều đổ vỡ, và hậu qủa thường tai hại hơn những phương cách khác, nên ít được dùng tới. Cách riêng, trong lịch sử khai trừ các chế độ cộng sản ra khỏi Liên Sô và khối Đông Âu, không có một nước nào vận dụng phương cách này. Thay vào đó là một phương cách vận động thay đổi lối sống, lối suy nghĩ của xă hội. Sự vận động này, tuy có hơi chậm lúc ban đầu, nhưng rồi ra, có thừa sức mạnh để triệt hạ cơ chế độc tài cộng sản. Đây là phương thức đưa xă hội vào một bước tiến mới bằng cuộc khởi đầu với một chương ôn ḥa, gần gũi:

a. Hỗ trợ bà con nông dân đ̣i được đối xử công bằng.

Chiến lược thực tế của chúng ta có lẽ cũng rất tương cận với sách lược bằng mồm của nhà nưóc “ cộng ḥa xă hội chủ nghĩa” là lo cho dân và v́ dân. Nhưng chúng ta sẽ là người đi đến tận cùng của sự thực hiện kế sách để người dân có được đời sống an cư lạc nghiệp, chứ không phải bằng mồm, bằng những văn bản sáo rỗng, bằng khẩu hiệu đao to búa lớn treo đầy đường. Theo đó, chúng ta ngay bây giờ, hăy nh́n việc đ̣i lại đất, đ̣i bồi thường tương xứng cho bà con nông dân là ưu tiên tối thượng trong các hoạt động cấp thời. Nó ưu tiên không kém việc tranh đấu đ̣i Công Lư hay chống Trung cộng xâm lược nữa. Bởi v́ dân có được ăn no, có được an cư lạc nghiệp th́ đất nước mới có tiến bộ. Từ cách nh́n này, tôi có một ư kiến rất nhỏ là, không cần phải lập Phong Trào Hỗ Trợ Nông Dân, nhưng xin hăy tập trung tất cả mọi sức mạnh riêng rẽ của chúng ta lại và cùng đến vườn hoa Mai xuân Thưởng, cùng về Văn Giảng, cùng đến ṭa án ở Hà Nội, Sài G̣n, trong ngày “Nông Dân đi đ̣i Công Lư” để hỗ trợ cho bà con nông dân của chúng ta đ̣i lại những ǵ đă mất. Hoặc ít nhất, tài sản bị quy hoạch của họ phải được đánh gía, bồi thường tương xứng.

Xin nhớ, những cuộc tập họp này chỉ có hai mục đích. Hỗ trợ tinh thần cho bà con nông dân. Tạo sức mạnh, tạo sự đoàn kết từ mọi cấp mọi giới Trí, Nông, Công, Thương, Binh. Trước hết, để cho bà con nông dân không cảm thấy bị bỏ ra ngoài xă hội. Kế đến, đây là sự biễu lộ t́nh cảm chân thành của chúng ta đối với những người nông dân vốn đĩ đă bị thiệt tḥi qúa nhiều. Hơn thế, nó c̣n là một phương cách để khơi dậy t́nh nghĩa, tạo lại ư niệm đồng bào trong ḷng của người dân Việt hôm nay. Bởi lẽ, nếu t́nh nghĩa đồng bào đă bị tập đoàn cộng sản giết chết v́ những cuộc đấu tố, tàn hại dân sinh th́ chính chúng ta phải có bổn phận xây dựng lại t́nh nghĩa này. Bởi v́, đất nước không thể tiến bộ khi đại bộ phận dân chúng là ngựi nông dân cảm thấy ḿnh bị bỏ rơi, bị quăng ra ngoài lề. Hoặc gỉa, là tự thấy ḿnh như qủa chanh hết nước, trở thành dân oan như những kẻ cô hồn trên đường phố của đất nước ḿnh. Theo đó, khi thanh niên sinh viên học sinh hay các vị Trí, Công, Thương, Binh, xuống đường hỗ trợ cho bà con nông dân, tuyệt đối không nên tạo ra những h́nh thức mang tính cách chính trị trong cuộc họp mặt. Cũng không nên thay thế bà con nông dân làm công việc đ̣i hỏi của họ. Trái lại, hăy để cho bà con nông dân làm việc của họ, chúng ta chỉ giữ vai tṛ cho thêm dân số mà thôi. Nói cách khác, hỗ trợ cho nông dân là chúng ta đang tích cực trong việc làm thay đổi bộ mặt và cuộc sống của đất nước. Chỉ chép miệng tội nghiệp cho họ, mà không t́m cách hỗ trợ họ là chính chúng ta đang tự triệt hạ cuộc sống của ḿnh.

b. Đưa Văn Giảng vào thành phố, đem bà con dân oan (nông dân) đến với nhau và đến với những cuộc họp mặt khác.

Từ trước, bà con nông dân nói chung, dân oan nói riêng, thường chỉ chung lưng, đàn đúm với nhau theo từng nhóm nhỏ v́ ở chung một khu, một xóm, thường là biết mặt biết tên nhau. Họ rủ nhau đi biểu t́nh hết ngày này sang ngày khác mà Công Lư vẫn ngoảnh mặt, quay lưng. Nay đề nghị với bà con, chúng ta nên đến với cả những nhóm chưa quen biết, chưa nghe tên. Chúng ta hăy phá đi cái rào cản sợ hăi, đó là người của chính quyền gài vào để lừa đảo chúng ta, phá hoại nhóm của ta. Chúng ta nên bỏ đi cái tư tưởng sợ hăi này. Bởi v́, nếu họ là ngựi của nhà nước gài vào thật th́ chúng ta cũng chẳng thể mất hơn những điều chúng ta đă mất. Chẳng tan nát hơn những sự việc tan nát chúng ta đă gặp phải. Theo đó, hăy mạnh dạn bỏ đi ánh mắt nghi ngờ. Hăy đến với nhau để chúng ta cùng đi với nhau, cùng chia chung lao nhọc, kinh nghiệm và cùng nhau đ̣i hỏi nhà nước phải giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc.

Theo hướng đi này, bà con nông dân ở Hà Nội ở Vinh, ở Thái Hà... đừng ngồi nh́n bà con Nông Dân ở Thủ Thiêm, Đồng Nai, Tiền Giang về Sài G̣n đ̣i đất, đ̣i bồi thường ra sao. Trái lại, ngày bà con tập họp ở Sài G̣n, Đồng Nai... th́ bà con ta ở Vinh ở Hà Nội, Văn Giảng cũng sẽ tập họp lại với nhau đông hơn để hợp thỉnh. Cách riêng, qúy Trí Công Thương Binh, thanh niên, sinh viên học sinh cũng dừng ngồi nh́n, nhưng hăy rủ nhau gia nhập ủng hộ bà con đông hơn trong những ngày này th́ tiếng nói của Nông Dân mới tạo ra được tiếng vang. Hăy đưa Văn Giảng vào thành phố. Hăy kết hợp tất cả các khu vực bị quy hoạch lại với nhau. Bà con ta cùng đến hỗ trợ những cuộc đ́nh công đ̣i lẽ phải của các công nhân trong hăng xưởng. Nông dân xiết tay công nhân. Trí, Nông. Công,Thương, Binh, cùng nắm lấy tay nhau. Chúng ta bao bọc lấy nhau. Từ đó, tạo ra sức mạnh để nhà nước với đầy những tham quan hại nước này phải lắng nghe. Trái lại, chỉ là hoài công nhọc sức.

c. Mọi người hăy ra khỏi nhà.

Lâu nay người Việt Nam chúng ta có thói quen, v́ sợ hăi, v́ chán nản, nên thường có khuynh hướng đứng sau cánh cửa để nghe những tiếng gào thét trong oan khiên, trong nức nở của hàng xóm, của người thân. Chúng ta đă có thói quen thủ thế: “đèn nhà ai, nhà nấy sáng”. Chẳng ai phủ nhận điều này sai. Tuy nhiên, nay có lẽ sắp đến phiên ḿnh đây? Bởi v́ chuyện đời vẫn thế, nay ngựi mai ta! Để chấm dứt t́nh trạng hoang mang lo sợ này, đề nghị bà con hăy can đản lên. Đừng đứng sau khung cửa nữa. Trái lại, hăy mạnh dạn bước ra khỏi cửa. Cương quyết hơn, hăy bước ra đường và nắm lấy tay ngựi anh em đi trên đường, nắm lấy tay người hàng xóm. Hăy nắm lấy tay nhau, nắm lấy tay anh công nhân, nắm lấy tay bác nông dân, nắm lấy tay em bé, để truyền cho nhau sức sống.

Khi ta nắm lấy tay nhau, sợ hăi sẽ lui đi. Ḷng chúng ta sẽ hăng hái hơn, can đảm hơn, nhịp chân bước vững vàng hơn. Rồi chúng ta sẽ cùng đi trong thinh lặng, cùng phản đối cảnh tàn bạo dă man mà nhà nước cộng sản đă và đang đối xử với đồng bào của chúng ta. Và cùng nhau chấm dứt những cảnh oan khiên ấy trên đất nước của chúng ta trong ôn ḥa, trật tự. Khi đi, không cần khua chiêng đánh trống, hô vang khẩu hiệu, nhưng nhịp chân vẫn đều bước theo nhịp những bài ca v́ nước từ trong các máy điện thoại cầm tay của chúng ta. Chính sự yên lặng trong hàng ngũ, chúng ta sẽ xóa sổ cái nhà nước bạo tàn này ( * đọc ghi chú). Có làm như thế, cuộc sống trong an cư lạc nghiệp mới đến. Trái lại sẽ chết lần ṃn trong cô đơn tủi hờn theo lệ xin cho của kẻ độc tài toàn trị.

Hăy nhớ, khi ra khỏi nhà và nắm lấy tay nhau là chúng ta ra sức bảo vệ tương lai sinh mệnh của chính minh và của con cháu của ḿnh, chứ không phải đứng trong cửa nh́n ra là sự bảo vệ an toàn cho gia đ́nh ḿnh đâu. Bỡi lẽ, Việt cộng cũng đă qúa tàn bạo vô nhân rồi. Khi chúng hoàn tất việc rước Tàu cộng tràn sang th́ chả người dân nào c̣n được phép đứng trong cửa nhà mà nh́n ra nữa, cán bộ đảng viên cũng không có ngoại lệ. Nhưng là cả nhà ta, cả làng ta, cả nước ta và cả đời con cháu chúng ta trờ thành một lũ nô lệ mới cho đế quốc đỏ hung bạo này.

Tôi có viết qúa lời chăng. Không, hẳn nhiên là không. Cái gương của Tây Tạng c̣n đó. Cái bản văn kêu gọi của Trường Chinh c̣n kia. Việc toan tính dạy tiếng tàu cho con cháu ta từ bậc tiểu học của Phạm Vũ Luận c̣n đây. Tất cả là những chứng cứ cho thấy, nếu tập đoàn Việt cộng c̣n tồn tại th́ Tàu cộng tất nhập quê hương ta. Theo đó, cái may của Việt Nam ta ngày nay chỉ là việc chưa bắt đầu mà thôi. Nhưng khi cái vành môi dầy của Trung cộng đă khép lại theo kế hoạch của Hồ chí Minh, của tập đ̣an bán nước Việt cộng, chúng ta có muốn ra đường nắm lấy tay nhau, e rằng đă qúa muộn. Nên hăy đứng dậy trước khi việc đó xảy ra. Bởi v́ cái đường lưỡi ḅ nay đă tiến thêm một bước mới. Tàu cộng đă họa h́nh trên hộ chiếu của họ, nên ngày xóa biên giới chắc không c̣n xa?

Lúc này, nếu chúng ta nghe theo lời ru ngủ, đánh lạc hướng của Trương tấn Sang mà chống tham nhũng. Chúng ta sẽ rơi vào kế ly gián và mất tập trung vào chủ đích chống Trung cộng xâm lược và hỗ trợ nông dân đ̣i công lư của những tay cáo ǵa cộng sản. Bởi v́, tham nhũng không bao giờ chống được, c̣n bị Trương tấn Sang, Nguyễn phú Trọng và Nguyễn tấn Dũng quay lại đánh hội đồng cho dân tan nát, cho dân tan bay thành những mảnh vụn vỡ không bao giờ c̣n có thể gắn kết lại với nhau được nữa và người nông dân càng lúc càng bị cô đơn. Rồi gà lại thêm một lần phải cáo, người người nghi ngờ nhau. Tệ hơn, cáo không ở ngoài chuồng, nhưng đă nằm sẵn trong chuồng rồi. Ta theo cộng sản chống cộng sản tham nhũng là đi làm tṛ hề cho chúng cười, và tự ta đi t́m vào cơi chết trong tay chúng.

Tóm lại, người Việt Nam hôm nay chỉ c̣n một phương cách duy nhất để thực hiện là: Hăy đứng dậy, bước ra khỏi nhà thay v́ đứng sau cửa nh́n ra bên ngoài xem đă đến phiên ḿnh chưa. Hơn thế, hăy bước ra đuờng, tràn xuống phố, cùng nhau đi dọc theo các con đường làng. Đi trong ư chí bất khuất. Đi trong th́nh lặng v́ Tổ Quốc. Cùng nắm lấy tay người đồng thôn, đồng xóm, đồng nghĩa đồng bào để chúng ta cùng nương nhau mà sống. Sống trong nghĩa đồng bào. Sống trong tinh thần tự lập nhân bản dân tộc, không sợ hăi. Sống trong Công Lư, pháp quyền. Sống trong an cư lạc nghiệp, trong thư thái của một người dân trong một nưóc Dân Chủ, Tự Do có Chủ Quyền.

3, Vận động kinh tế triệt hạ CS ( phần 2)
4, Thông tin, cư dân mạng hoán chuyển xă hội.

Bảo giang
12.12.12

• Ghi chú. Để tránh việc bị côn đồ, công an đến giằng, giựt và xé biểu ngữ băng rôn khẩu hiệu của người đi biểu t́nh. Tôi có một đề nghị. Từ nay trở đi, mỗi khi đi mít tinh hay biểu t́nh chống bành trướng Trung cộng, các tham dự viên nên viết, hay cắt chữ dán lên trên lá cờ và các tấm ảnh lớn của HCM hay các lănh tụ của tập đoàn Việt cộng đương nhiệm một vài khẩu hiệu ngắn, thay v́ viết trên các tấm vải thường, như: Đả đảo Trung quốc xâm lược. Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. Hoặc gỉa là, Chôn Nó Đi.... Nếu vẫn bị côn đồ, công an cướp giựt, giằng xé th́ hăy ném bỏ nó xuống đường cho chính những kẻ ấy và người đi đường cùng dày xéo lên.