Page 16 of 18 FirstFirst ... 612131415161718 LastLast
Results 151 to 160 of 172

Thread: Sách "Bên Thắng Cuộc" - Huy Đức

  1. #151
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Những cực đoan vẫn c̣n đó... nhưng không c̣n đe doạ được ai

    Hoà Vân

    Có lẽ chưa có một cuốn sách tiếng Việt nào đă được đón đọc rộng răi, gây nhiều dư luận tương phản từ rất đồng thuận đến rất chống đối như cuốn sách này của Huy Đức. Bài này không trực tiếp nói về nội dung cuốn sách như một bài phê b́nh, điểm sách, mà tập trung nói về dư luận ấy.

    Về mặt đón nhận, mặc dù độc giả Việt Nam c̣n một bộ phận khá lớn quen « đọc chùa » hơn là mua sách, một chỉ dấu cho thấy sức lan toả của cuốn sách : khi bạn mở website của nhà sách trên mạng smashwords.com, nơi xuất bản và bán phiên bản điện tử của sách (cùng với amazone), bấm vào từ khoá « non-fiction » (cột bên trái), và ḍng đầu bên phải, chọn « sort by best-sellers », bạn sẽ thấy hai tập « Quyền Bính » và « Giải phóng » của « Bên Thắng cuộc » xếp hạng thứ nhất, trước các cuốn sách tiếng Anh. Điều này, chúng tôi đă kiểm tra mấy lần trong tháng 1.2013, và vẫn đúng khi bài báo này được lên khuôn (8.2.2013).


    Nhưng nếu số người mua một cuốn sách là một chỉ dấu quan trọng về ảnh hưởng của nó, trong thời buổi internet những phản ứng muôn màu của người đọc thông qua các trang báo mạng, các blogs hay facebook (FB), c̣n cho thấy rơ hơn thành công hay thất bại của tác giả trong ư đồ chuyển tới người đọc những ư tưởng của ḿnh, thông qua sự tŕnh bày, phân tích dữ liệu mà ḿnh dày công thu thập (tôi đang nói tới một cuốn sách « phi hư cấu », không thuộc thể loại tiểu thuyết, văn chương khác). Có thể nói ngay, số người lên tiếng về cuốn sách, hoặc qua h́nh thức viết bài đăng báo, đăng trên blog hay trang FB cá nhân, hoặc qua những lời b́nh ngắn, quen được gọi là « c̣m »1 , cũng chưa bao giờ nhiều, sôi động như thế, ít ra theo quan sát của người viết bài này vốn mất khá nhiều th́ giờ để theo dơi t́nh h́nh trong nước qua mạng. Nếu bạn gơ hai cụm từ « Bên thắng cuộc » và « Huy Đức » lên trang google (kể cả ngoặc kép để loại những kết nối với từng từ trong các cụm từ này), bạn sẽ thấy – vào sáng ngày 8.2, 8g40, giờ Paris – hơn 2 triệu kết nối. Tất nhiên, có rất nhiều trùng hợp, hàng ngàn hoặc nhiều hơn thế đường kết nối sẽ dẫn về cùng một trang mạng, nhưng dù thế chắc cũng chẳng ai có thể đọc hết những bài viết về cuốn sách có trên mạng và những « c̣m » về các bài viết đó2. Chỉ riêng đọc những c̣m sau những bài viết được đăng trên trang Ba Sàm cũng đă khó ! Người đọc nhiều, người đọc xong viết ra phản ứng của ḿnh như vậy cũng có thể nói là đông đảo hơn nhiều lần so với một quyển sách b́nh thường khác. Kể cả những người chưa đọc trang nào nhưng nghe người khác nói tới cũng nhảy vào tham gia « c̣m » v.v., tạo thành hiệu ứng « cơn sốt dư luận » như nói trên. Thành công đầu tiên của Huy Đức là ở đó, ở chỗ ít người đọc xong rồi có thể bỏ qua, quên đi, không bị ám ảnh, cật vấn trong chiều này hay chiều khác bởi những nội dung mà cuốn sách đề cập, hoặc bởi những phản ứng của người khác trên các nội dung ấy...

    Thành công đó, nhiều người đă chỉ ra, là sự kết hợp một chủ đề « nhạy cảm » với một công phu đáng phục kéo dài nhiều năm trời trong việc t́m kiếm và sưu tầm dữ liệu3 – cả dữ liệu « sống » ghi từ các cuộc gặp, phỏng vấn các chứng nhân tới các sách vở, báo chí - và một tài năng hiếm có trong việc xử lư, sắp xếp các dữ liệu đó nhằm phục vụ nội dung mà tác giả muốn chuyển tải. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người coi Huy Đức là một nhà báo « số một » của Việt Nam hiện nay.

    Cũng có những người đọc bĩu môi « biết rồi, khổ lắm », nhưng đó đa phần là những người viết các c̣m ngắn, ít đầu tư suy nghĩ, vào bài của những người khác. C̣n trong số những người bỏ công viết bài để nói lên suy nghĩ của ḿnh sau khi đọc sách th́ số đông hơn là những người dù thích hay không cuốn sách vẫn công nhận không chỉ sự phong phú của tư liệu mà cả cái tài tŕnh bày, độ khách quan của tác giả. Khiến cho những điều ḿnh tưởng đă biết nay có được diễn giải, dẫn chứng cụ thể hơn, sâu chuỗi rành mạch làm nổi bật lên hơn nhiều điều quan trọng vẫn được ẩn giấu – chẳng hạn như quá tŕnh cụ thể của một quyết định được những người cầm quyền đưa ra, như một quyết định tập thể, « nhất trí », trong khi sự nhất trí đó thường là không có thực, và trong cái « tập thể » kia vẫn có những suy nghĩ rất khác nhau, thậm chí đối kháng nhau (kiểu ông Nguyễn Văn Linh thù dai ông Vơ Văn Kiệt, dẫn tới một hệ quả không hề nhỏ là ông Đỗ Mười được bầu làm thủ tướng thay ông Phạm Hùng chứ không phải ông Kiệt v.v.). Một ít người đưa ra được lời phê b́nh ở cấp độ « học thuật » về các tư liệu mà tác giả đưa ra, như câu này của ông Lê Mai, một người từng làm công tác ngoại giao của « bên thắng cuộc » : « Điểm mạnh của “Quyền Bính” cũng như “Giải Phóng” là nhiều tư liệu, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, được thể hiện bởi một nhà báo lăo luyện – công tŕnh mang phong cách báo chí. Tuy nhiên, tác giả Bên Thắng Cuộc tái hiện một giai đoạn lịch sử VN hiện đại nhưng tư liệu gốc chiếm tỷ trọng không nhiều lắm, chỉ có một số bức điện, một số báo cáo, một số biên bản, một số nghị quyết, c̣n chủ yếu sử dụng các hồi kư và phỏng vấn nhân chứng – người viết nhấn mạnh. Đối với những người am hiểu, c̣n rất nhiều sự kiện lịch sử VN cực kỳ quan trọng, song có thể v́ lẽ này, lẽ khác chưa được tác giả đề cập. V́ vậy, tính đầy đủ và chính xác của nó chắc rằng c̣n phải thảo luận nhiều ». Nhưng ông Lê Mai vẫn công nhận : « Dẫu sao, Bên Thắng Cuộc thực sự là một công tŕnh rất đáng đọc, rất đáng t́m hiểu, rất đáng suy ngẫm, với tất cả ư nghĩa đầy đủ của nó.». Dưới những góc tiếp cận khác, với ngôn từ khác, có thể coi đó cũng là kết luận của nhiều bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước như Dương Trung Quốc (bài trả lời phỏng vấn của BBC, ông Quốc không quên nhắc « không nên tuyệt đối hoá Bên thắng cuộc »), Tiêu Dao Bảo Cự, Nguyễn Xuân Long (một nhà khoa học hiện đang làm việc tại Mỹ), Vũ Anh, Đồng Phụng Việt (người Miền Nam sang Mỹ sau 1975) v.v.


    Nhưng nếu công phu và tài năng của tác giả tạo nên giá trị của cuốn sách và sự đồng thuận cao trong bạn đọc về giá trị ấy, th́ chủ đề của nó và sự chọn lựa cách tiếp cận, cách xử lư các nội dung được đề cập của tác giả lại là lư do gây nên các tranh căi trong dư luận. Nhất là trong những người v́ lư do này hay lư do khác, chưa « tiêu » được cuộc chiến tranh đă kết thúc gần 40 năm nay. Và như chờ đợi, những chống đối mạnh nhất dành cho Huy Đức và cuốn sách đến từ hai cực của sân khấu chính trị.

    Nhà báo Vũ Ánh, một người « bên thua cuộc » từng bị giam giữ nhiều năm trong các trại cải tạo sau 1975, đă nhận xét : « Huy Đức đă sắp xếp những dữ kiện lịch sử sau 30 tháng 4 như một bản cáo trạng bày rơ những sai lầm của chính quyền được mệnh danh là “cách mạng”.Bản cáo trạng ấy không hề có lời lên án được đọc lên với giọng hùng hồn và ngược lại nó được kể lể với một giọng b́nh thản, thầm lặng lâu lâu lại xuất hiện một lời trách cứ nhẹ nhàng nhưng nó là những nhát dao sẽ để lại nhiều vết thẹo trên khuôn mặt cường quyền». Nhưng như thế là chưa đủ để anh được các nhà chống cộng chuyên nghiệp ở quận Cam « tha thứ » v́ cái tội đă từng là nhà báo « cộng sản », đă « được » cộng sản cho đi Mỹ, một thứ tội tổ tông y như tội của những ca sĩ trong nước sang Mỹ biểu diễn từ khi hai nước nối lại bang giao. Phải biểu t́nh (trước toà soạn báo Người Việt, v́ tội phổ biến bản in cuốn sách), phải lên mạng chửi bới, dù chưa đọc một ḍng sách...

    Ngược lại, cái giọng b́nh thản đó trong lời kể về các trại cải tạo, các vụ đánh tư sản, các diễn biến mở rồi lại trói đối với giới văn nghệ sĩ, các đấu đá giành quyền lực sau hậu trường v.v. lại làm cho các nhà tuyên giáo bế tắc, gần một tháng sau khi sách ra đời mới t́m được một người viết bài phản bác trên báo chính thống. Nhưng h́nh như chính tác giả bài viết đầu tiên ấy, nhà báo Nguyễn Đức Hiển trên Pháp luật TPHCM, cũng chẳng t́m thấy được lỗ hổng nào đáng kể trong các sự kiện được Huy Đức đưa ra trong « Bên Thắng Cuộc », nên đành dùng một thủ thuật là lôi tính chính thống của « lịch sử » ra để đập cuốn sách, dù hiển nhiên là nó... lạc đề. Bởi, nếu ngay câu đầu của chương 1, tập 1 « Bên Thắng Cuộc », tác giả viết : « Ba mươi tháng Tư năm 1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn hai mươi năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”», cuốn sách không hề tranh căi về tính chất của cuộc chiến trên cơ sở những dữ kiện lịch sử diễn ra trước khi nó xảy ra. Huy Đức đă chủ yếu nói chuyện hôm nay để nh́n lại chuyện hôm qua. Hàng loạt những sự kiện chính trị, kinh tế, xă hội lớn nhỏ, sau khi chiến tranh kết thúc, được mô tả như nó đă xảy ra – ít ra là trong quan sát, t́m hiểu được của tác giả, mà như trên đă nói, sự t́m hiểu này không hề dễ dăi, hời hợt, mà công phu, kiên tŕ, qua hàng chục năm, hàng trăm cuộc t́m gặp để phỏng vấn các nhân vật liên quan, như chưa bao giờ người ta được thấy trong những cuốn sách, những bài báo của các tác giả trong nước. Điều đó không có nghĩa là sách không có sai sót ! Thế th́, để không lạc đề, lẽ ra Đức Hiển phải tranh luận về các dữ kiện được đưa ra chứ, chúng có được phản ánh một cách trung thực không, cụ thể có những sai sót ǵ, cái nào là nghiêm trọng..., tác giả sách có dựa trên các dữ kiện đó để đưa ra những lập luận sai lạc nào hay không... C̣n như, nếu qua những chính sách, những con người, những sự việc được mô tả trong sách, chính quyền cộng sản hiện lên như một bộ máy toàn tâm toàn ư hướng về việc giành và giữ quyền lực chính trị chỉ cho lợi quyền phe đảng của ḿnh thay v́ giành và sử dụng quyền ấy để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, th́ vấn đề là ở những chính sách, những con người đó hay là ở người mô tả chúng ? Cũng cần nói thêm, những trang viết của Huy Đức về các nhân vật cầm quyền đâu phải là những trang bôi đen ? Có người nghĩ ngược lại là khác. Chẳng hạn như trên blog của một bạn trẻ thuộc « bên thắng cuộc » kư tên là Teq, tác giả đánh giá là cuốn sách mang lại một điều « mới mẻ lớn » ở chỗ nó « đem đến những chân dung cụ thể về các vị lănh đạo. Các vị lănh đạo được nhắc tới trong sách, được kể một cách sống động, rất con người thường nhật. », khiến bạn ấy nghĩ rằng « dường như cuốn sách này được viết ra để thanh minh cho các vị lănh đạo, bao trùm hơn nữa là cho chế độ»...

    Trong khi Đức Hiển « lạc đề » th́ nhóm các « nhà báo » trên tờ Công an TPHCM và trên những blogs « người nhà » chọn cách đánh quen thuộc hơn của lực lượng mà họ phục vụ : đánh bẩn dưới thắt lưng. Chửi rủa, bôi nhọ, vu khống..., với mục tiêu hiển nhiên là gieo nghi ngờ để hạn chế số người muốn t́m đọc cuốn sách đầy ắp những tư liệu tố cáo cái chế độ mà chúng phục vụ. Đồng thời tung ra lời đe doạ tác giả về những biện pháp bẩn thỉu hơn mà chúng có thể sẽ sử dụng cả ở bên Mỹ hay khi về nước.

    Nhưng, như Huy Đức đă trả lời một bạn đọc trên trang FB «Sách Bên thắng cuộc » mà anh mở ra để quảng bá và tiếp nhận phản hồi về cuốn sách : « Không ai muốn hứng chịu “những điều không hay” nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hăi th́ sự thật sẽ không bao giờ được nói ra».

    Đọc những bài viết về Bên thắng cuộc và các c̣m đi theo, người ta khó có thể không thấy rằng câu trả lời ấy cũng được đón nhận với sự đồng cảm chẳng kém ǵ cuốn sách. Ngày càng nhiều người không để cho sự sợ hăi dẫn dắt cuộc sống và những suy nghĩ của ḿnh. Đó cũng là nét sáng hiếm hoi của t́nh h́nh chính trị - xă hội trong nước năm qua, giữ cho khỏi tắt ngọn lửa hi vọng cho tương lai.

    Những cực đoan c̣n đó, nhưng chẳng c̣n đe doạ được bao người.

    H.V.

    1 Viết tắt từ từ tiếng Anh « comment », « c̣m » đă trở thành một từ « thuần Việt » trong nghĩa là nó hoàn toàn không có trong từ vựng của ngôn ngữ gốc mà nó xuất phát !

    2 Riêng mặt báo này đă giới thiệu trong mục « Thấy trên mạng » 12 bài viết từ nhiều chân trời chính trị khác nhau (không kể vài lần trích bài của chính tác giả Huy Đức), mỗi bài lại dẫn đến rất nhiều b́nh luận trên các trang báo, trang mạng khác không thể đếm hết. Để viết bài này, người viết đă chép vào một tệp riêng khoảng 40 bài đọc trên mạng, tuy nhiên do tính chất một bài báo ngắn sẽ không có các dẫn chứng cụ thể như trong một bài nghiên cứu.

    3 Tập I (Giải phóng) có danh mục 126 cuốn sách tham khảo và 608 chú thích (chiếm hết 100 trang chữ nhỏ). Tập II (Quyền Bính) ghi 69 cuốn sách, 52 hồi kư, bản thảo, sách nhiều tác giả... (một số đă được kể trong danh mục sách tham khảo của tập I nhưng không phải tất cả) và 654 chú thích chiếm gần 130 trang. Nói cuốn sách « đầy ắp những sự kiện, những thông tin » không phải là nói ngoa !

    Nguồn:
    http://www.diendan.org/viet-nam/ben-...uoc-va-du-luan

  2. #152
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bên Thắng Cuộc: Một cuốn sách hay (1)

    Nguyễn Hưng Quốc
    11.02.2013

    Tôi có cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức đă khá lâu nhưng mấy ngày vừa rồi mới có th́ giờ để đọc. Ấn tượng chung: Thích.

    Thích nhất là về tư liệu. Đă có nhiều người, Việt Nam cũng như ngoại quốc, viết về Việt Nam sau năm 1975 nhưng có lẽ chưa có cuốn sách nào bao quát nhiều khía cạnh và dồi dào tư liệu đến như vậy. Các cuốn sách khác, cho đến nay, dưới h́nh thức hồi kư hay biên khảo, thường chỉ tập trung vào một lănh vực và từ một góc độ cụ thể nào đó. Bên Thắng Cuộc, ngược lại, hầu như đề cập đến mọi góc cạnh lớn, từ quân sự đến chính trị, kinh tế, văn hóa và xă hội, từ tổ chức chính quyền tại Sài G̣n sau năm 1975 đến các chiến dịch đánh tư sản, các trại cải tạo, phong trào vượt biên, các nỗ lực “xé rào” về kinh tế, chính sách đổi mới, chiến tranh với Campuchia cũng như với Trung Quốc và các cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản. Ở từng vấn đề, Huy Đức đều nêu lên thật nhiều chi tiết. Các chi tiết ấy thuộc hai loại chính: Một, lời kể của các chứng nhân được thu lượm qua các cuộc phỏng vấn hoặc qua các hồi kư - đă hoặc chưa xuất bản - của họ; và hai, các tài liệu đă được công bố đây đó, bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Anh. Nguồn tài liệu thứ nhất được Huy Đức thực hiện với tư cách một nhà báo; nguồn thứ hai, với tư cách một nhà nghiên cứu. Tôi cho sự kết hợp giữa hai tư cách này là mặt mạnh nhất của Huy Đức đồng thời cũng là ưu điểm chính của cuốn Bên Thắng Cuộc: Thường, các nhà báo Việt Nam chỉ “tác nghiệp” theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, dựa trên những ǵ ḿnh nghe kể hoặc quan sát được; c̣n các nhà nghiên cứu th́ lại thiếu thực tế, do đó, hoặc chỉ xào nấu từ các cuốn sách khác hoặc phải sa vào tư biện, tệ hại hơn nữa là tư biện kiểu Việt Nam: cứ lải nhải những luận điệu rặt mùi tuyên truyền, tức những luận điệu ai cũng biết, hơn nữa, biết là sai.

    Trong Bên Thắng Cuộc, nguồn tài liệu từ sách vở chỉ có tính chất bổ sung, chủ yếu để cung cấp số liệu và mở rộng kích thước lịch sử, từ đó, tăng tính thuyết phục cho những vấn đề được đề cập. Ví dụ, nói về cuộc họp mặt với khoảng 100 văn nghệ sĩ tại Hà Nội của Nguyễn Văn Linh vào ngày 6 và 7 tháng 10 năm 1987, Huy Đức quay trở lại với thời Nhân Văn Giai Phẩm, hoặc xa hơn nữa, thời Trường Chinh viết “Đề cương văn hóa” năm 1943, thậm chí, một chút, về lịch sử báo chí Việt Nam trước đó. Nói về kinh tế thị trường (lần đầu tiên được đưa vào các văn kiện Đảng là năm 1991), anh quay trở lại vấn đề “lược sử kinh tế tư nhân” ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, đặc biệt, đầu thế kỷ 20, dưới thời Pháp thuộc. Nói về các chính sách đối với người Hoa vào những năm 1978-79, anh quay lại quan hệ giữa Việt Nam (chủ yếu là miền Bắc) với Trung Quốc trong Hiệp định Geneve năm 1954 cũng như trong suốt cuộc chiến tranh Nam Bắc thời 1954-75, bao gồm cả chuyện Hoàng Sa năm 1974, v.v.. Những tài liệu này, thật ra, không mới, nhưng chúng được tŕnh bày một cách gọn ghẽ, sáng sủa và mạch lạc, làm cho vấn đề có thêm bề dày của lịch sử.

    Nhưng mặt mạnh nhất của Huy Đức là ở tư cách nhà báo. Không những chỉ là người làm báo lâu năm, anh c̣n có ba đặc điểm mà không phải nhà báo kỳ cựu nào cũng có: Một, quan hệ rộng; hai, có tầm nh́n dài; và, ba, có cách làm việc khoa học.

    Tôi gặp Huy Đức một lần ở Hà Nội, h́nh như là vào cuối năm 2002 hay đầu năm 2005 ǵ đó. Buổi sáng, tôi đang ngồi uống cà phê với nhà thơ Phan Huyền Thư và nhà phê b́nh Phạm Xuân Nguyên th́ anh và nhà phê b́nh Nguyễn Thanh Sơn đến nhập bọn. Phạm Xuân Nguyên giới thiệu Huy Đức với tôi: “nhà báo, đang làm ở tờ Thời báo Kinh tế Sài G̣n”. Lúc ấy, Huy Đức chưa có Osin blog, chưa có các bài b́nh luận chính trị được phổ biến rộng răi trên internet, cho nên, thú thật, tôi không hề biết anh, kể cả cái tên. Mà Huy Đức cũng rất ít nói. Hôm ấy, anh chỉ ngồi nghe bọn tôi nói hươu nói vượn về chuyện văn chương và cười. Đến lúc Phạm Xuân Nguyên đọc một số bài ca dao mới chế giễu giới lănh đạo Việt Nam, trong đó, có cả Hồ Chí Minh, cả bọn cười ngất, riêng Huy Đức th́ lôi trong túi ra một cuốn sổ tay nhỏ và đề nghị Nguyên đọc lại, chầm chậm, cho anh chép. Sau đó, trong suốt buổi nói chuyện, cứ hễ bắt gặp một câu ǵ hay hay, một chi tiết ǵ thú vị, anh lại lôi sổ tay ra chép. Cung cách làm việc của anh khiến tôi để ư. Và nhớ măi.

    Nhiều người trong giới nhà báo có ưu điểm là biết rộng nhưng phần lớn lại mắc phải khuyết điểm là sa đà trong các sự kiện có tính chất giai thoại vụn vặt, cuối cùng, chỉ viết được những bài báo ngăn ngắn, đầy tính thời sự, để được đọc ngày hôm trước và bị quên lăng ngay vào ngày hôm sau. Huy Đức, khi theo dơi và ghi chép các tin tức hằng ngày, đă có tham vọng sử dụng cho một bức tranh toàn cảnh về sinh hoạt chính trị Việt Nam thời anh đang sống. Cuốn Bên Thắng Cuộc, gồm hai tập, “Giải phóng” và “Quyền bính”, như anh tiết lộ trong lời nói đầu, được h́nh thành trong 20 năm, chính là kết quả của tham vọng ấy.

    Không phải nhà báo nào cũng có quen biết nhiều, đặc biệt trong giới lănh đạo, như Huy Đức. Ở Việt Nam, để có được những quan hệ rộng răi như thế, không những cần có tính cách thích hợp (quảng giao) mà c̣n có cả yếu tố “nhân thân” nữa: Sinh trưởng ở miền Bắc, vốn là sĩ quan, từng làm việc ở Campuchia với tư cách chuyên gia quân sự trong hơn ba năm trước khi về làm báo, anh có đủ điều kiện để được tin cậy. Chính v́ thế, anh được báo Tuổi Trẻ giao trách nhiệm tường thuật các kỳ họp Quốc Hội, ở đó, anh có thể, ở “những thời điểm nóng bỏng nhất”, “vào tận pḥng làm việc hỏi chuyện Thủ tướng Vơ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải” hoặc “đến nhà riêng, văn pḥng làm việc của Tổng bí thư Đỗ Mười, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu… phỏng vấn”. Trong “Mấy lời của tác giả”, anh cho biết anh đă tiến hành “hàng ngàn cuộc phỏng vấn”; và theo “Lời cám ơn”, chúng ta được biết, trong số những người được anh phỏng vấn, ngoài các tên tuổi nêu trên, c̣n có Chủ tịch Nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị B́nh, v.v.. Cả trăm người. Toàn những người lănh đạo ở bậc cao nhất trong nước. Ngoài ra, anh c̣n phỏng vấn vợ họ, con họ và các thư kư riêng của họ nữa.

    Chắc chắn không có một nhà báo hay nhà biên khảo nào ở hải ngoại, kể cả người ngoại quốc - vốn vừa ít bị nghi ngờ vừa được các trung tâm nghiên cứu lớn tài trợ để có thể bỏ ra năm bảy năm thu thập tài liệu cho một cuốn sách - có thể tiếp cận được đến chừng ấy người trong giới lănh đạo Việt Nam. Ở trong nước, làm được điều ấy, cũng không phải dễ. Nh́n từ góc độ xuất bản, có lẽ Huy Đức là người đầu tiên. Điều này trở thành một thế mạnh đầu tiên của cuốn sách: Đó là chuyện kể từ những người trong cuộc của “bên thắng cuộc”. Tính chất “trong cuộc” ấy đă tạo nên những đặc trưng về thể loại và thẩm mỹ của cuốn sách.

    Trong cái gọi là đặc trưng thẩm mỹ ấy, tôi chỉ xin tập trung vào một điểm: sự hấp dẫn.

    Phải nói ngay: hiếm có cuốn sách về chính trị nào hấp dẫn như cuốn Bên Thắng Cuộc. Điều đó có thể thấy qua những tiếng ồn nó gây ra trong mấy tháng vừa qua. Lâu lắm rồi, giới cầm bút Việt Nam hầu như hoàn toàn bất lực trong việc gây ồn. Hầu hết sách báo được xuất bản ở trong nước cũng như ở hải ngoại, đặc biệt ở hải ngoại, đều rơi vào im lặng. Không phải chỉ là chuyện hay hay dở. Mà chủ yếu ở tâm lư quần chúng: dửng dưng. Cuốn Bên Thắng Cuộc, ngược lại, ngay từ lúc mới ra mắt ở hải ngoại, là đă gây ồn ào ngay. Kẻ bênh người chống, bên nào cũng xôn xao và lên tiếng ỏm tỏi trên mọi diễn đàn, từ trên giấy đến trên mạng. Những tiếng ồn ấy khiến cả những người chưa đọc cuốn sách, hoặc có khi, không có ư định đọc cuốn sách, cũng quan tâm, thậm chí, như ở California, xuống đường biểu t́nh đ̣i… đốt sách!

    Bên Thắng Cuộc hấp dẫn thật. Đọc, chúng ta biết được rất nhiều chuyện, từ những chuyện lớn liên quan đến chính sách đến những chuyện nhỏ, có khi nhí nhách nữa, liên quan đến đời sống hàng ngày của một số người. Lớn, ví dụ, những toan tính đằng sau các chính sách hay chiến dịch có ảnh hưởng đến sinh mệnh cả hàng chục triệu người; những thay đổi trong tính cách của Lê Duẩn: từ một cán bộ hay hy sinh cho người khác đến một lănh tụ chuyên quyền và độc đoán; trong thái độ của Trường Chinh: từ một người giáo điều và bảo thủ đến một người đi đầu trong phong trào đổi mới; trong chủ trương của Nguyễn Văn Linh: từ một người đổi mới đến một người phản-đối-mới. Cũng có thể xem là lớn mối quan hệ giữa các lănh tụ với nhau, như giữa Lê Duẩn với Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Vơ Nguyên Giáp và Lê Đức Thọ; giữa Nguyễn Văn Linh với Vơ Văn Kiệt, những chi tiết liên quan đến cái chết của Đại tướng Lê Trọng Tấn vào tháng 12 năm 1986 vốn, theo lời Huy Đức, bị “lịch sử phi chính thống […] xếp vào hàng nghi án” (“Giải phóng”- GP, tr. 151)… C̣n nhỏ th́ nhiều hơn, có khi lôi cuốn người đọc hơn, chẳng hạn, chuyện vào ngày 30/4/1975, trong Dinh Độc Lập không hề có chiếc máy ghi âm nào để thu lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh (GP, tr. 23); chuyện các sĩ quan Bắc Việt đầu tiên vào chiếm Dinh không dám bước vào thang máy v́ thấy nó giống cái… ḥm và họ sợ bị nhốt luôn trong đó (GP, tr. 22); chuyện khuya ngày 5/7/1967, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bị mệt, được đưa vào bệnh viện Quân y 108 để cấp cứu, nhưng vừa đến nơi th́ ông “phát ra một tiếng kêu ‘ặc’ rồi mặt và toàn thân tím ngắt”; mấy tiếng đồng hô sau, ông mất… (“Quyền bính” - QB, tr. 64) Có một số chuyện không biết là lớn hay nhỏ, như chuyện khi Hiệp định Geneva được kư kết, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trưởng đoàn Bắc Việt, không hề biết sông Bến Hải nằm ở đâu (v́ tất cả đều đă được Trung Quốc quyết định giùm!) (GP, tr. 52); chuyện Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước, vốn là thợ cơ khí, nhiều lúc rảnh và buồn quá, lật “chiếc xe đạp của ông ra sửa để giết thời gian” (GP, tr. 120); chuyện Vơ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc pḥng, biết trước vụ tổng tấn công hồi Tết Mậu thân chỉ có một ngày (QB, tr. 67); chuyện khi đón tiếp Tổng thổng Bill Clinton trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000, “Bộ Chính trị đă thống nhất là không được cười” (QB, tr. 137), v.v..

    Nhiều chuyện có thể đă được người này người nọ kể đâu đó rồi. Nhưng theo chỗ tôi biết, chưa có nơi nào các chuyện thuộc loại ấy được tập trung với mật độ dày đặc như trong cuốn Bên Thắng Cuộc. Trang nào cũng đầy ắp chi tiết. Có những chi tiết không dễ ǵ t́m được ở những nơi khác, ví dụ: Ở Sài G̣n, trước tháng 4/1975, có bao nhiêu đảng viên Cộng sản nằm vùng? – 735 người! (GP, tr. 27) Cũng ở Sài G̣n, sau tháng 4/1975, có bao nhiêu người ra tŕnh diện để “được đi học tập cải tạo”? – Có 443.360 người, trong đó, có 28 tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp uư, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên t́nh báo các loại, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.306 người trong các đảng phái bị xem là “phản động’ (GP, tr. 29), v.v..(C̣n tiếp)

    ***
    Chú thích: Số trang trong phần chú thích ghi theo bản “Smashworlds Edition” của Bên Thắng Cuộc.

    Nguyễn Hưng Quốc
    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


    Nguyễn Hưng Quốc: Nhà phê b́nh văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đă xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

    Nguồn:
    http://www.voatiengviet.com/content/...y/1601407.html
    Last edited by Truc Vo; 13-02-2013 at 01:14 AM.

  3. #153
    vLand
    Khách
    Xin mời nghe



    Cuộc hội thoại giữa Cựu Thiếu tá TQLC Việt Nam Cộng Hoà Lê Quang Liễn và Ông Dương Phục (Đài Houston Radio)


    Huy Đức có đề cập tới Thiếu ta' LÊ QUANG LIỄN trong cuốn "Bên thắng cuộc", những điều Huy Đức viết về ông và những nguời lính VNCH trong trận đánh tại Thuận An là không đúng sự thật ...






    ***


    Tâm thư của Cựu Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hoà Lê Quang Liễn


    NGÀY 15 THÁNG 1 NĂM 2013

    Kính thưa quư Đồng hương, và quư Chiến hữu,

    Tôi là Lê Quang Liễn, cựu thiếu tá tiểu đoàn phó tiểu đoàn 7 TQLC, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức đă phổ biến những chi tiết sai về cá nhân tôi và về đơn vị mà tôi phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa, là Tiểu Đoàn 7 TQLC. Sau lời phản đối của tôi, tác giả Huy Đức có gửi thư xin lỗi. Nay tác giả lại cho biết sẽ hiệu đính những điều mà ông ta cho là “sai sót” trong lần tái bản sắp tới.

    Tuy nhiên tôi thiết nghĩ một cuốn sách viết về những nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam mà lại phổ biến những lời trích dẫn đầy ác ư, đa số nguồn tin được cung cấp từ các giới chức chóp bu Cộng sản như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, phó thủ tướng, ngoại trưởng... th́ nó chỉ có tính cách thông tin một chiều. Tác giả BTC chỉ đưa ra những sự kiện mà mấy chục năm nay người dân trong và ngoài nước đều biết, chẳng hạn những chuyện như: cải tạo, vượt biên, đổi tiền... Vậy c̣n những sự kiện bi thảm như vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế, việc CS miền Bắc cố t́nh vi phạm ngưng bắn,pháo kích bừa bài vào khu vực dân cư,...th́ những sự thật lịch sử đó nằm ở đâu? Viết về những biến cố lịch sử theo đường lối này, tác giả không làm được điều mong muốn là đi t́m sự thật lịch sử mà chỉ là bóp méo những sự thật lịch sử. Đây là một hành động thiếu lương thiện, xúc phạm trầm trọng đến các nạn nhân của CSVN, những nạn nhân trong cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu tại miền Nam VN, tạm chấm dứt vào ngày 30-4-1975, nhưng c̣n để lại bao di lụy cho nhiều thế hệ người Việt trong nước cũng như tại hải ngoại.

    V́ những lư do trên, tôi khẳng định sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo VC Huy Đức chỉ là “1 sản phẩm tuyên truyền độc hại của CS, không đáng cho chúng ta tin, đọc và phổ biến". Nếu tác giả chỉ hiệu đính những chi tiết sai mà tôi đă vạch rơ trong Quyển I của cuốn sách thuộc ChươngII“Giải Phóng” nhằm xoa dịu dư luận chống đối của người Việt tỵ nạn CS nói chung, và của các anh em binh chủngTQLC nói riêng, th́ tác giả tính sao đối với những phần sai, phần thiếu, phần một chiều khác của cuốn sách? Tôi là 1 nhân chứng được đề cập đến trong sách, phản đối tác giả, và được tác giả xin lỗi. Vậy các nhân chứng c̣n sống nhưng không biết được những tường thuật, trích dẫn sai lầm của sách, hoặc là những nhân chứng nạn nhân của CSVN nay đă chết rồi th́ làm sao họ có tiếng nói, và tác giả làm sao xin lỗi họ, và hiệu đính những chi tiết sai lầm liên quan đến họ?

    Một cuốn sách đă sai như vậy th́ không đáng tin nữa. Hôm nay, tôi long trọng tuyên bố là “kiên quyết giữ vững lập trường trước sau như một của các đồng hương Việt tỵ nạn CS và của các chiến hữu Quân Lực VNCH đối với cuốn sách này:"TẨY CHAY SÁCH BÊN THẮNG CUỘC, LÊN ÁN TÁC GIẢ HUY ĐỨC LÀ TUYÊN TRUYỀN CHO VC, BÓP MÉO SỰ THẬT LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN, LÊN ÁN TẬP ĐOÀN BÁO NGƯỜI VIỆT PHÁT HÀNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN CHO VC TẠI VÙNG ĐẤT CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CS."

    Cộng đồng những người Việt tỵ nạn cộng sản tại Nam Cali đă vạch trần những hành động sai trái mà Nhật Báo Người Việt đă thực hiện nhiều lần trong nhiều năm qua, mới nhất là việc nhật báo này cho đăng thư của “Sơn Hào” ngày 8/07/2012 nhục mạ tập thể quân, dân, cán, chính VNCH. Cộng đồng kêu gọi Nhật Báo Người Việt, bằng văn thư chính thức, hăy bày tỏ lập trường quốc gia rơ ràng, và có những biện pháp sửa đổi cụ thể để chứng tỏ sự thành tâm, thiện chí phục vụ cho đồng hương Việt tỵ nạn CS như họ vẫn tuyên bố. Trong thời gian qua, Công ty & Nhật Báo Người Việt không những đă không đáp ứng lời kêu gọi chân thành trên của cộng đồng mà c̣n có thái độ khiêu khích qua việc đứng ra phát hành sách Bên Thắng Cuộc của nhà báo VC Huy Đức, một tài liệu tuyên truyền độc hại của CS tại vùng đất sống của người Việt quốc gia chống cộng, những nạn nhân trực tiếp của bạo quyền CSVN.

    Tôi hoàn toàn ủng hộ các mục tiêu của cuộc biểu t́nh của CĐNVQG cùng các hội đoàn ở Nam California vào ngày 19 tháng 1 năm 2013.

    Kính thư,
    TQLC Lê Quang Liễn
    Last edited by vLand; 13-02-2013 at 02:48 AM.

  4. #154
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907
    "Originally Posted by vLand", post #156:
    ……
    Về vấn đề do Cựu Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hoà Lê Quang Liễn nêu ra, bác XeOm đă có nói đến đâu đó trên diễn đàn Vietland này rồi. Tác giả Huy Đức chỉ nêu lại nội dung 1 bài báo của tờ Tin Sáng (do nhóm dân biểu đối lập thời VNCH Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận chủ trương từ ngày 22-7-1975); bài báo này do Phan Bảo An là bút danh của ông Phan Xuân Huy, một cựu dân biểu Sài G̣n viết.
    Tôi xin ghi lại phần xin lỗi của tác giả Huy Đức với ông Lê Quang Liễn ở đây (Xin xem https://www.facebook.com/BenThangCuocBook ) để các bác tham khảo:

    December 19, 2012
    Ước chi tôi có thể gặp được ông Lê Quang Liễn trước khi viết cuốn sách này. Như tôi đă nói trong cuốn sách, phần lớn những bài báo viết về tù cải tạo hồi tháng 9-1975 đều là sản phẩm tuyên truyền. Việc Bên Thắng Cuộc trích đăng những bài viết mà báo chí lúc đó viết về quân đội Việt Nam Cộng hoà là để cho thấy họ không chỉ bị giam cầm mà c̣n bị tra tấn bởi cả công luận. Ông Lê Quang Liễn đúng là hiểu lầm, nhưng nhờ thế tôi mới có thể t́m thấy nhân vật của ḿnh. Xin lỗi và xin cám ơn ông. Hy vọng việc xuất bản sách sẽ giúp tác giả gặp thêm những nhân chứng như ông Liễn để phỏng vấn thêm và để bổ sung tư liệu cho lần xuất bản tới.
    Huy Đức


    P/S của TV: Sau đây là nguyên văn đoạn nói về Cựu Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hoà Lê Quang Liễn trong Bên Thắng Cuộc (trang Pg. 68 theo bản ebook):

    Hơn một tháng sau, tờ Tin Sáng có bài phỏng vấn bà “LQL”, người vừa trở lại Sài G̣n sau chuyến thăm chồng là “Thiếu tá Tiểu Đoàn phó Tiểu Đoàn 7, Thủy Quân Lục Chiến Ngụy”. Tờ Tin Sáng không nói rơ chị L thăm chồng ở trại nào và chồng chị là ai, chỉ giới thiệu: “Thiếu tá và cả Tiểu đoàn 7 của ông đă bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận An và đă cùng toàn bộ binh lính trong Tiểu đoàn 7 đầu hàng quân đội giải phóng ngày 27-3 vừa qua”. Câu chuyện ở trại cải tạo được tờ Tin Sáng dẫn dắt cho thấy không khí trong các trại cải tạo từa tựa như một trại hè. Bài phỏng vấn kết thúc bằng lời dặn ḍ của người chồng: “Em yên trí về lo làm ăn, ở đây em khỏi lo hai thứ rượu và gái, đă làm hai đứa thường mất hạnh phúc như trước kia. Cuộc sống ở đây rất điều ḥa và lành mạnh như em đă thấy, chắc chắn bọn anh sẽ khá hơn trước”.
    Người phỏng vấn, phóng viên Phan Bảo An, sử dụng những ngôn từ như “tên tướng ngụy…”, khiến người đọc có cảm giác nó được viết bởi một cán bộ tuyên huấn từ “R” về hoặc từ Bắc vào. Nhưng Phan Bảo An là bút danh của ông Phan Xuân Huy, một cựu dân biểu Sài G̣n.
    Last edited by Truc Vo; 13-02-2013 at 05:07 AM.

  5. #155
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bên Thắng Cuộc: Một cuốn sách hay (2)

    Nguyễn Hưng Quốc
    12.02.2013


    Ảnh: Danlambao

    Về thể loại của Bên Thắng Cuộc, có hai khía cạnh cần chú ư: phương pháp nghiên cứu và cách tŕnh bày.

    Về phương pháp, Huy Đức thu thập tài liệu chủ yếu qua các cuộc phỏng vấn, “hàng ngàn cuộc phỏng vấn”, một phương pháp gắn liền với ngành khẩu sử (oral history), một lối viết thịnh hành ở Tây phương từ khoảng cuối thập niên 1960, và trở thành một ngành học ở các đại học Tây phương từ cuối thế kỷ 20. Khẩu sử khác lịch sử. Khác, trước hết, ở nguồn tài liệu: với lịch sử, chủ yếu là các văn bản viết; với khẩu sử, chủ yếu là các lời kể của những người trong cuộc hoặc chứng nhân được thu thập qua các cuộc phỏng vấn. Khác nữa, ở đối tượng: với lịch sử, đó là các tài liệu lịch sử, nói cách khác, lịch sử là lịch sử trên lịch sử; với khẩu sử, đó là kư ức, hoặc kư ức cá nhân hoặc kư ức tập thể. Khác, cuối cùng, c̣n ở tính chất, như là hệ quả của hai cái khác ở trên: trong khi văn bản viết là những ǵ đă được công bố, nghĩa là, thứ nhất, thuộc về công chúng; thứ hai, với những mức độ khác nhau, được xác minh, do đó, được xem là ít nhiều đáng tin cậy; các lời kể trong các cuộc phỏng vấn, ngược lại, gắn liền với từng cá nhân, xuất phát từ kinh nghiệm riêng, chúng có thể bị khúc xạ, bị biến dạng, thậm chí, được “viết lại” theo những thay đổi trong tâm lư của người kể. Nói cách khác, trong khi lịch sử là những ǵ đă được chọn lọc khá kỹ, khẩu sử thường là những vật liệu thô; trong khi những người viết sử như những người làm việc trong các tiệm kim hoàn, những người viết khẩu sử như những người làm việc với vỉa quặng trong các hầm mỏ.

    Tuy nhiên, về bản chất, lịch sử và khẩu sử giống nhau ở khá nhiều điểm. Thứ nhất, chúng đều là những h́nh thức diễn ngôn về quá khứ (discourse about the past) chứ không phải bản thân quá khứ. Quá khứ là những ǵ đă qua và đă biến mất. Diễn ngôn về quá khứ là những tự sự được xây dựng để tái tạo lại quá khứ ấy nhằm đáp ứng một nhu cầu trong hiện tại. Thứ hai, là diễn ngôn, cả lịch sử lẫn khẩu sử đều có tính chất chủ quan, hoặc của một người hoặc của một nhóm người. Thứ ba, do tính chất chủ quan ấy, cả lịch sử lẫn khẩu sử đều luôn luôn được viết lại. Mỗi thời đại hoặc mỗi thế hệ đều cảm thấy có nhu cầu tái cấu trúc kư ức và diễn dịch lại quá khứ, do đó, bao giờ cũng t́m cách viết lại những ǵ các thế hệ đi trước đă viết.

    Về cách tŕnh bày, Bên Thắng Cuộc có tính chất báo chí hơn là lịch sử. Có hai điểm khác nhau căn bản giữa báo chí và lịch sử: Thứ nhất, trong khi lịch sử nặng về phân tích, báo chỉ nặng về miêu tả; thứ hai, trong việc sử dụng tài liệu, kể cả tư liệu lấy được từ các cuộc phỏng vấn, yêu cầu cao nhất đối với lịch sử là mức độ khả tín, nghĩa là cần được đối chiếu và xác minh cẩn thận; với báo chí, là tính chất tươi ṛng của tài liệu; và v́ tính chất tươi ṛng ấy, nhiều lúc chưa chắc chúng đă chính xác, hoặc nếu chính xác, chưa chắc đă có ư nghĩa tiêu biểu đủ để phản ánh thực chất của vấn đề.

    Nh́n Bên Thắng Cuộc như một tác phẩm báo chí dựa trên phương pháp khẩu sử, chúng ta dễ dàng chấp nhận một số khuyết điểm vốn rất dễ thấy trong cuốn sách.

    Thứ nhất, về phương diện cấu trúc, đặc biệt ở tập 2, “Quyền bính”; ở đó, thứ nhất, quan hệ giữa các chương không theo một trật tự logic nào cả; thứ hai, giữa các chương cũng không có sự cân đối cần thiết: có một số chương được viết kỹ và nhiều chi tiết (ví dụ về Nguyễn Văn Linh và Vơ Văn Kiệt) hơn hẳn các chương khác (ví dụ về Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh). Lư do khá dễ hiểu: Huy Đức không hoàn toàn làm chủ nguồn tư liệu của ḿnh. Với những người anh tiếp cận được dễ, anh viết sâu; với những người ở xa, anh viết cạn. Vậy thôi.

    Thứ hai, về vấn đề tư liệu. Huy Đức phỏng vấn rất nhiều người, nhưng không phải TẤT CẢ mọi người ở mọi phía; hơn nữa, anh chưa tiếp cận được những nguồn tài liệu mật của Bộ Chính trị nên nhiều vấn đề vẫn khiến người đọc hoang mang. Trong số đó, có hai vấn đề lớn nhất: Một, việc cuối năm 1967, Hồ Chí Minh thường xuyên sang Trung Quốc dưỡng bệnh và Vơ Nguyên Giáp th́ được cử đi Hungary. Nhiều người cho đó là một cách nghi binh nhằm che giấu ư đồ tổng tấn công vào Tết Mậu Thân. Huy Đức, theo lời kể của một số người, cho hai người bị đưa đi “an trí” để Lê Đức Thọ ra tay thâu tóm quyền lực. Cách giải thích như vậy lại làm nảy sinh nhiều vấn đề khác: chẳng hạn, tại sao Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lại tung ra cuộc đấu đá nội bộ ở vào một thời điểm quan trọng, lúc họ cần đoàn kết và tập trung nhất cho một trận chiến quyết liệt như vậy? Hai, Huy Đức cho giới lănh đạo Việt Nam, trong những năm 1976 và 1977, không đánh giá đúng mức sự thù nghịch của Pol Pot đối với Việt Nam và từ đó, tầm vóc của cuộc chiến tranh chống Việt Nam do Pol Pot phát động, và đầu năm 1979, hoàn toàn bất ngờ trước cuộc tấn công của Trung Quốc vào biên giới phía Bắc Việt Nam (GP, tr. 76); tuy nhiên, trước đó, anh lại kể, từ cuối năm 1977, trong chuyến thăm Cần Giờ, Lê Duẩn đă trả lời thắc mắc của một số đảng viên trong huyện ủy: “Các đồng chí hỏi đúng vào một t́nh h́nh cả nước đang quan tâm. Chúng tôi đau đầu lắm, ngủ không được. Không phải là vấn đề Khmer Đỏ mà là vấn đề ai ở đằng sau Khmer Đỏ, đằng sau Pol Pot. Ta đă đưa đại quân đâu, bọn nó làm sao chống ta nổi, nhưng ta đánh nó, Trung Quốc đánh ta thôi.” (GP, tr. 72-3) Biết thế mà vẫn “bất ngờ” là sao?

    Thứ ba, quan trọng nhất, nhiều chương chỉ có tính chất tự sự nhưng lại thiếu hẳn tính chất phân tích, do đó, tuy hấp dẫn, chúng không giải thích được ǵ cả. Ví dụ, trong tập “Giải phóng”, Huy Đức viết về Lê Duẩn khá dài, nhưng phần lớn đều tập trung vào cuộc sống và tính cách của ông: Ông có hai vợ, một ở miền Bắc và một ở miền Nam; lúc ở miền Nam, ông nổi tiếng về nhiệt t́nh và năng lực làm việc không biết mệt mỏi, lúc ra miền Bắc, ông lại nổi tiếng là thích nói chuyện lư thuyết, và khi nói chuyện, có thói quen hay ngắt lời người khác. Nhưng có những điểm quan trọng nhất lại không được phân tích: Một, tại sao Hồ Chí Minh lại tin cậy Lê Duẩn đến độ giao ngay cho ông chức Tổng Bí thư ngay sau khi ông mới ra Hà Nội như vậy? Lúc ấy, chung quanh Hồ Chí Minh, ngoài Trường Chinh vốn đă bị mang tiếng sau vụ cải cách ruộng đất, có rất nhiều tay chân thân thiết, kể cả hai người được ông và nhiều người khác yêu mến: Vơ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng? Hai, tại sao, từ miền Nam mới ra Bắc, hầu như hoàn toàn đơn độc, chỉ trong ṿng mấy năm, Lê Duẩn đă có thể thao túng toàn bộ guồng máy đảng Cộng sản, lấn át quyền hành của tất cả mọi người, kể cả Hồ Chí Minh, như vậy? Ông sử dụng các biện pháp ǵ để xây dựng vây cánh và quyền lực một cách nhanh chóng và hiệu quả như vậy? Ba, tại sao một người nổi tiếng quyền biến và, đến lúc chết, vẫn có uy tín rất lớn, không những ở miền Bắc mà c̣n trên cả thế giới, như Hồ Chí Minh, lại đành nhẫn nhục chịu đựng cảnh bị Lê Duẩn tước đoạt quyền hành mà không hề t́m cách kháng cự như vậy? Đó là những vấn đề giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại không thể không đặt ra.

    Những khuyết điểm trên có thể được chấp nhận hoặc bỏ qua nếu chúng ta đọc Bên Thắng Cuộc như một tác phẩm tường thuật về t́nh h́nh chính trị của một thời đại. Mang tính báo chí, Bên Thắng Cuộc gần với khẩu sử hơn lịch sử. Tự bản chất, khẩu sử là kư ức. Với kư ức, quan trọng nhất là câu chuyện chứ không phải phân tích. Mà các câu chuyện trong [I]Bên Thắng Cuộc th́ không những hấp dẫn mà c̣n đa dạng vô cùng. Tính chất đa dạng ấy làm cho bức tranh Huy Đức mô tả trở thành đa diện. Nh́n từ góc độ ấy, chúng ta sẽ thấy có khi ngay cả những chi tiết nhí nhắt nhất cũng có thể hữu ích. Ví dụ, lời tâm sự của bà Nguyễn Thụy Nga (trong sách có lúc viết tên lót là Thụy, lúc lại viết là Thị), người “vợ miền Nam” của Lê Duẩn, về chồng bà: “Trong t́nh yêu anh cũng như con nít” (GP, tr. 117). Câu ấy, tự nó, không tiết lộ được điều ǵ cả. Th́ có người đàn ông nào, trong t́nh yêu, lại không giống con nít? Nhưng nó vẫn giúp người đọc, khi nh́n lại Lê Duẩn, thấy ở ông, ngoài h́nh ảnh một nhà lănh đạo cuồng tín, thủ đoạn và độc đoán, c̣n có một khía cạnh khác: một con người. Những cách nói năng kiểu “thằng này, thằng nọ” của Nguyễn Văn Linh, cũng vậy, đều tiết lộ một cá tính. Đối với người b́nh thường, cá tính thường bị loại trừ từ góc độ nghề nghiệp. Nhưng với các chính khách, đặc biệt khi chính khách ấy nắm giữ vai tṛ lănh đạo, cá tính lại được chú ư v́ nó ảnh hưởng đến chính sách, từ đó, đến đường lối chung, và cũng từ đó nữa, đến cả vận mệnh của đất nước.

    Bên Thắng Cuộc hay, rất hay, nhưng cũng giống như mọi cuốn tường thuật hay khẩu sử, nó là một cái ǵ dở dang. Nó là một khối quặng chưa được tinh chế. Nó cung cấp cho người đọc cả hàng ngàn câu chuyện từ cả mấy trăm người kể khác nhau để người đọc, hoặc các sử gia sau này, so sánh, diễn dịch, phân tích và/hoặc tổng hợp lại để thành một bức tranh hoàn chỉnh hơn.

    Ở trên (bài số 1), tôi có viết điều tôi thích nhất ở Bên Thắng Cuộc là tư liệu. Vậy điều kế tiếp? Đó là quan điểm. Một số người ở hải ngoại, chỉ nh́n vào mấy ḍng lư lịch trích ngang của Huy Đức, thấy anh đă từng là bộ đội, lại là sĩ quan, đă lên tiếng phê phán và tố cáo anh, dù có khi chưa hề đọc trang nào trong cuốn sách. Đó chỉ là một nhận định vội vă và đầy thành kiến. Trong lời nói đầu tập “Giải phóng”, Huy Đức cho biết cuốn sách của anh là “công tŕnh của một nhà báo mong mỏi đi t́m sự thật”. Dĩ nhiên, chúng ta biết, “sự thật” là một khái niệm rất mơ hồ. Và tương đối. Nhưng cách hiểu về cái gọi là “sự thật” ấy của Huy Đức, theo tôi, rất đơn giản nhưng chính xác: Chúng là những ǵ khác hẳn với “những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền” ở Việt Nam. Theo đuổi mục tiêu ấy, không thể nói lúc nào Huy Đức cũng thành công. Đó là điều dễ hiểu. Ai cũng vậy thôi. Có điều tôi cho là đáng khen ngợi nhất ở anh là anh có thiện chí và cố gắng.

    Thiện chí và cố gắng ấy thể hiện ngay ở nhan đề cuốn sách: Bên Thắng Cuộc. Tại sao không phải là “thắng trận” hay “chiến thắng” như hai cách nói khác thông dụng hơn? Tôi nghĩ đó là một lựa chọn. “Thắng trận” chỉ thuần về quân sự. Nhưng đề tài Huy Đức muốn tŕnh bày không phải chỉ là quân sự. C̣n “chiến thắng”? Trong chữ “chiến thắng”, ngoài ư nghĩa “thắng”, c̣n có hai nét nghĩa phụ khác, đi kèm, đến từ chữ “chiến”: chính nghĩa và vinh quang. Không ai dùng chữ “chiến thắng” để nói về kẻ đi đánh lén người khác, chẳng hạn. Chữ “thắng cuộc” hoàn toàn không có những hàm ư như thế. Đánh bài: thắng cuộc. Cá cược: thắng cuộc. Dùng chữ “bên thắng cuộc”, Huy Đức, một mặt, tước bỏ các huyền thoại chung quanh từ “chiến thắng” vốn thường được sử dụng, mặt khác, xem chiến tranh, tự bản chất, như một ván bài về quyền lực. Vậy thôi. Trong ván bài, việc thắng thua tuỳ thuộc may rủi chứ không dính dáng ǵ đến chuyện chính nghĩa hay không chính nghĩa.

    Trong tập “Quyền bính”, ở chương “XVII: Tam quyền không phân lập”, khi nói về những sự thay đổi Hiến pháp ở Việt Nam, Huy Đức viết: “Hiến pháp 1992, v́ thế, đă không tiếp cận được những mô h́nh nhà nước tiến bộ để trở thành nền tảng cho Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền.” (QB. 90) Xin lưu ư: chữ “tiến bộ” đằng sau chữ “nhà nước” và đằng trước cụm từ “nhà nước pháp quyền” ở câu trên hoàn toàn trái ngược với cách hiểu về chữ “tiến bộ” mà giới truyền thông Việt Nam thường sử dụng.

    Trong giới lănh đạo Việt Nam, rơ ràng Huy Đức tỏ ra ưu ái đặc biệt với hai người: Vơ Nguyên Giáp và Vơ Văn Kiệt. Nhưng ngay cả như vậy, ở cả hai, Huy Đức đều nhận thấy những khuyết điểm căn bản của họ: trung thành một cách dại dột. Phê b́nh như thế, Huy Đức thấy được một vấn đề thuộc về bản chất của chế độ. Bản chất được anh viết trong lời nói đầu tập “Quyền bính”: “Hệ thống chính trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai lầm.” Nhưng nếu nó không có khả năng tự khắc phục sai lầm th́ sao? Ai sẽ đảm nhận trách nhiệm ấy? Câu trả lời nằm trong những điều Huy Đức chưa nói hết: Có thể là bất cứ ai, nhưng chắc chắn là không phải từ “hệ thống”.

    Đó chính là lư do chính khiến báo chí trong nước xúm vào đánh cuốn Bên Thắng Cuộc.

    Dĩ nhiên, Bên Thắng Cuộc không tránh khỏi khuyết điểm. Chả có cuốn sách nào không có khuyết điểm cả. Vấn đề chỉ là nhiều hay ít. Ở cuốn Bên Thắng Cuộc, theo tôi: Ít. Điều thú vị là, hầu hết các sai lầm của anh đều liên quan đến văn học. Trong chương “XI: Campuchia” của tập “Giải phóng”, anh nhận định: “Cảnh giác với người Trung Hoa là điều đă có từ trong máu người Việt Nam. Nhưng, trong lịch sử ngh́n năm kháng cự để tồn tại với ‘thiên triều’, chưa có triều đại nào lại công khai xác định Trung Quốc là ‘kẻ thù truyền kiếp và lâu dài’ trong các văn kiện chính thức như thời Tổng bí thư Lê Duẩn.” (GP, tr. 160). Sai. Huy Đức quên trong B́nh Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trăi có câu này: “Kẻ thế thù đâu thể đội trời chung” (Niệm thế thù khởi khả cộng đái / 念 世讎 豈 可 共 戴). Thế thù: Kẻ thù truyền kiếp. Trong “chương XII: Cởi trói” của cuốn “Quyền bính”, nhân nhắc đến các dấu mốc lớn trong lịch sử báo chí Việt Nam, anh viết : “Thơ Mới, cuối thập niên 1930” (QB, tr. 11). Sai. Thời điểm ra đời của Thơ Mới là đầu chứ không phải cuối thập niên 1930. Trong ṿng chưa tới 10 năm, Thơ Mới đă đi hết một chặng đường. Cũng trong chương ấy, anh trích bài “Ṿng trắng” của Phạm Tiến Duật như sau: “Khói bom lên trời thành những ṿng đen / Và dưới mặt đất sinh ra bao ṿng trắng / Tôi với bạn đi trong im lặng / Khăn tang trên đầu như một số không” (QB, tr. 18). Sai nhiều chỗ. Nguyên văn bài thơ ấy là:

    Khói bom lên trời thành một cái ṿng đen
    Trên mặt đất lại sinh bao ṿng trắng
    Tôi với bạn tôi đi trong im lặng
    Cái im lặng b́nh thường đêm sau chiến tranh.

    Có mất mát nào lớn bằng cái chết
    Khăn tang ṿng tṛn như một số không
    Nhưng bạn ơi, ở bên trong ṿng trắng
    Là cái đầu bốc lửa ở bên trong.


    Ngay cả mấy câu thơ của Nguyễn Duy được trích làm đề từ cho cuốn sách cũng sai:

    Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh
    Bên nào thắng th́ nhân dân đều bại.


    Nguyên văn của Nguyễn Duy như sau:

    Ta mặc niệm trước Angkor đổ nát
    đá cũng tàn hoang huống chi là kiếp người

    Đá ơi
    xin tạc lại đây lời cầu chúc hoà b́nh!

    Nghĩ cho cùng
    Mọi cuộc chiến tranh
    Phe nào thắng th́ nhân dân đều bại…

    (In trong tập Quà tặng, nxb Văn Học, 1990, tr. 78)

    “Nghĩ” khác với “suy”, “mọi” khác với “mỗi”, và “phe” khác với “bên”.

    Cũng như “bên thắng cuộc” khác với “bên chiến thắng”.

    Một điều cuối cùng: Không ít người cho chọn cách tiếp cận từ phía những người thắng cuộc như Huy Đức là một chọn lựa đầy thiên vị, từ đó, bức tranh anh muốn phác họa sẽ bị lệch lạc theo. Theo tôi, không đúng. Thứ nhất, trong mọi lịch sử, những người “thắng cuộc” - xưa là vua chúa, sau này, giới cầm quyền - bao giờ cũng nằm ở vị trí trung tâm, cần được nghiên cứu nhất, bởi chính họ, một cách tích cực hay tiêu cực, quyết định diện mạo của một thời đại và số phận của một dân tộc. Thứ hai, vấn đề không phải lệch lạc hay không. Vấn đề chỉ là ở mức độ. Không có một cuốn sách nào, kể cả lịch sử, chính xác hoàn toàn. Thậm chí, các nhà hậu hiện đại chủ nghĩa c̣n hoài nghi cái gọi là lịch sử nói chung: Họ xem lịch sử như một biểu hiện của đại tự sự (grand narrative), một tham vọng đạt đến cái nh́n bao quát toàn bộ sự thật và thực tại: Với họ, đó là điều bất khả. Hơn nữa, họ xem lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một quan điểm và một góc nh́n nhất định: lịch sử (history) là chuyện của ông-ấy, của một gă nào đó (his-story). Chứ không có một lịch sử chung nhất cho mọi người.

    Bên Thắng Cuộc là một tác phẩm hay nhưng dĩ nhiên, như mọi cuốn sách khác, không hoàn hảo. Cái không hoàn hảo ấy cần được hoàn thiện dần dần. Bằng những tác phẩm khác. Điều đó không có ǵ đáng ngạc nhiên. Và càng không đáng phản đối.

    ***

    Kỳ tới: Chân dung “bên thắng cuộc”
    Chú thích: Số trang trong phần chú thích ghi theo bản “Smashworlds Edition” của Bên Thắng Cuộc.

    Nguyễn Hưng Quốc
    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


    Nguyễn Hưng Quốc: Nhà phê b́nh văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đă xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

    Nguồn:
    http://www.voatiengviet.com/content/...2/1602304.html

  6. #156
    Member XeOm's Avatar
    Join Date
    09-04-2011
    Posts
    917
    Quote Originally Posted by vLand View Post
    Xin mời nghe
    ....
    Chuyện này lâu rồi mà bác.

    Bản in của quyển 1 (Giải Phóng) đă có thêm lời kể của ông Liễn (trang 42). Trong cuộc phỏng vấn với ông Dương Phục (Feb 8), có vẻ ông Liễn , và ngay chính cả ông Dương Phục khg biết về chuyện này (phút 9:40)

    Tôi có bản in khoảng cuối tháng 1.

    Cũng lạ, trong vai tṛ truyền thông, ông Dương Phục phải nắm vững vấn đề chứ ?

    Hy vọng, khi đọc bản in, ông LQL sẽ thấy ḿnh hiểu lầm về vụ cải tạo

  7. #157
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bên Thắng Cuộc/Quyền bính

    Bên Thắng Cuộc/Quyền bính (3): Lê Khả Phiêu & Bill Clinton

    Nguyễn Ngọc Chính
    (Tiếp theo – Xin xem bài đọc thêm ở cuối bài)

    Sen tàn cúc lại nở hoa
    Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân


    Hai câu Kiều của Nguyễn Du chắc hẳn một số người Việt Nam cũng không biết đến. Thế nhưng, câu thơ đó đă được Tổng thống Bill Clinton trích dẫn trong bài phát biểu tại bữa tiệc chiêu đăi quốc khách của Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 đến 19/11/2000 [1].

    Theo tôi, quả là một thiếu sót lớn khi trong cuốn Bên Thắng Cuộc Huy Đức không nói đến những chi tiết bên lề chuyến viếng thăm lịch sử của ông Clinton, vị Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ (1993-2001) tại Hà Nội và Sài G̣n.

    Tổng thống Clinton đă thi vị hóa mối bang giao Hoa Kỳ - Việt Nam qua thơ Kiều, ông ví von: “Những h́nh ảnh băng giá của quá khứ đă bắt đầu tan và những phác thảo về nột tương lai ấm áp chung đă bắt đầu h́nh thành. Chúng ta hăy cùng nhau tận hưởng mùa xuân mới”[2]

    Không chỉ “lẩy” Kiều, bài diễn văn của Clinton c̣n khiến cử tọa ngạc nhiên v́ sự hiểu biết khá sâu sắc của ông về văn chương và lịch sử Việt Nam. Ông nhắc đến Nguyễn Trăi như “nhà chính trị người Việt vĩ đại” (the great Vietnamese statesman) của hơn 500 năm về trước để dẫn ư “sau những năm chiến tranh, chỉ có cuộc sống là tồn tại” (after so many years of war, only life remains).

    Clinton c̣n nhắc đến Hồ Xuân Hương nhân sự kiện cuốn sách Những bài thơ 200 năm tuổi về bà vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ bằng tiếng Anh, tiếng Việt và thậm chí cả bằng nguyên bản chữ Nôm. Ông cũng nói đến hiện tượng chiếc áo dài truyền thống Việt Nam đă là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thế giới như Armani và Calvin Klein.


    Tổng thống Clinton bắt tay người dân Hà Nội

    Điều mà hầu hết báo chí quốc tế chú ư đến cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Clinton là những bài diễn văn của ông. Trong buổi nói chuyện với các sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 17/11/2000, được truyền h́nh trực tiếp, ông đă mở đầu bằng những lời lẽ thân mật:

    “…I was given a Vietnamese phrase; I am going to try to say it. If I mess it up, feel free to laugh at me: Xin chào các bạn! ” (Tôi được dạy một câu tiếng Việt, tôi sẽ cố gắng nói câu đó, các bạn cứ cười thoải mái nếu tôi nói sai: Xin chào các bạn). Quả nhiên sinh viên cười và vỗ tay. Họ cười có lẽ v́ được nghe tiếng Việt lơ lớ của ông nhưng họ vỗ tay v́ cảm thấy hănh diện khi một vị Tổng thống Hoa Kỳ lần đầu tiên nói tiếng Việt.

    Clinton cũng tạo được sự gần gũi với giới trẻ khi ông nhắc đến Trần Hiếu Ngân, nữ vận động viên Taekwondo, huy chương bạc Olympic Sydney 2000, và cũng là người Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương tại Thế vận hội. Ông c̣n nhắc đến các cầu thủ nổi tiếng của Việt Nam: Lê Huỳnh Đức và Nguyễn Hồng Sơn.

    Phải nói tài hùng biện của Bill Clinton đă chinh phục cảm t́nh của cử tọa. Lúc th́ dí dỏm, khi lại rất nghiêm trang. Nhắc lại lời của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Pete Peterson, về chuyện quá khứ và tương lai của mối bang giao Việt Nam và Hoa Kỳ, ông nói: “We cannot change the past. What we can change is the future” (Chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Điều mà chúng ta có thể thay đổi là tương lai).

    Tạp chí Newsweek, ngày 27/11/2000, b́nh luận: “Getting over the past and making history seem to be the two things on Clinton’s agenda these days” (Vượt qua quá khứ và tạo nên lịch sử là hai điều trong chương tŕnh hành động của ông Clinton trong thời gian này).

    Newsweek ám chỉ thời gian ngắn ngủi trước khi nhiệm kỳ của ông Clinton chấm dứt vào năm 2001 mà tiếng Anh gọi là thời kỳ “lame duck” (vịt què). Nội các “vịt què” (lame-duck cabinet) của ông sẽ bàn giao vào ngày 20/01/2001, chỉ hơn 2 tháng sau chuyến thăm Việt Nam.

    Bên Thắng Cuộc (Phần II, Chương 20: Lê Khả Phiêu và ba ông cố vấn) nói đến cuộc viếng thăm chính thức của Bill Clinton dưới một cách nh́n khác. Theo Huy Đức, có hai thái độ đón tiếp trái ngược nhau: trong khi giới lănh đạo dè dặt, chừng mực trong các nghi lễ tiếp đón th́ người dân Việt lại đón Clinton một cách thân thiện, cởi mở.

    Bill Clinton và tùy tùng tới sân bay Nội Bài lúc 11 giờ đêm ngày 16/11/2000. Điều ngạc nhiên là vị tổng thống của quốc gia mà chính quyền đang coi như kẻ thù lại được hàng ngàn người dân Hà Nội và các địa phương lân cận đứng chờ trong đêm lạnh dọc hai bên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài.

    Dường như cảm kích trước sự chào đón đó, Tổng thống Clinton đă bật đèn trong khoang xe của ḿnh để vẫy tay đáp trả người dân Hà Nội. Dân chúng cũng đă chen chúc đến khu Văn Miếu để nh́n thấy Bill Clinton. Hai hôm sau, khi rời Hà Nội đến Sài G̣n cũng vào lúc mười một giờ đêm, Bill Clinton lại được người dân đứng chờ và reo ḥ khi thấy ông xuất hiện từ sân bay Tân Sơn Nhất.

    Trong khi đó, Bộ Chính trị đă phải tính đến từng nụ cười, cái bắt tay khi đón vợ chồng Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Phan Văn Khải kể, khi tiếp Clinton, ông đă không cười và bàn tay th́ chỉ đưa ra nhẹ mà không nắm lại. Ông Nguyễn Đức Ḥa, trợ lư của ông hỏi: “Người ta đă sang tận đây, tiếc ǵ anh không nở một nụ cười với họ?”. Ông Khải nói: “Không được đâu mày ơi, Bộ Chính trị đă thống nhất là không được cười


    Trước đó vào tháng 6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà lănh đạo Cộng sản đầu tiên thăm chính thức Washington. Chuyến đi của ông Khải gây chú ư đặc biệt và người ta không khỏi bàn tán khi trước báo giới, ngồi bên cạnh một ông Bush đầy tự tin, ông Khải tỏ vẻ bối rối, tay cầm tờ giấy để trả lời báo chí.

    Ông Khải thừa nhận: “Quan hệ với Mỹ dễ dàng hơn nhiều so với Trung Quốc. Tôi hội đàm hết sức thoải mái với Tổng thống G. W. Bush và Bill Clinton trước đây nhưng đúng là tôi ngại báo chí. Chỉ cần báo chí đưa không đúng một câu nói của ḿnh th́ sẽ có vấn đề ngay với Bộ chính trị. Sang Mỹ nhưng thực ra chúng tôi phải lo đối nội nhiều hơn đối ngoại”


    Thủ tướng Phan Văn Khải & Tổng thống George Bush
    (2005)

    Cuộc nói chuyện của Clinton với sinh viên cũng được Bên Thắng Cuộc kể lại theo hướng khác: “Một ngày trước khi Tổng thống Bill Clinton nói chuyện với sinh viên ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tướng Nguyễn Chí Trung, trợ lư của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đă mấy lần xuống “quán triệt” với Ban Giám đốc các nghi thức, khi nào th́ đứng dậy, khi nào vỗ tay… Thay v́ theo kịch bản, sinh viên đă vỗ tay gần như liên tục ở các đoạn đầu” .

    Clinton nói với sinh viên Việt Nam: “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, giới trẻ sẽ có nhiều niềm tin hơn vào tương lai nếu họ có tiếng nói trong việc định hướng tương lai, trong việc lựa chọn các nhà lănh đạo chính phủ của họ và có một chính phủ có trách nhiệm đối với những người dân mà chính phủ phục vụ” .

    Mặc dù nhấn mạnh “chúng tôi không t́m cách và cũng không thể áp đặt những ư tưởng này”, Bill Cliton giải thích: “Chỉ có các bạn mới quyết định xem có nên chăng tiếp tục mở cửa thị trường, mở cửa xă hội của ḿnh và củng cố nền pháp trị. Chỉ có các bạn mới quyết định liên kết như thế nào giữa tự do cá nhân và nhân quyền trên nền tảng giàu mạnh của bản sắc quốc gia Việt Nam” .

    Diễn văn của Clinton cũng dẫn thêm một câu chuyện mà ít người biết đến: hơn 200 năm trước, Thomas Jefferson đă cố gắng để đưa các giống lúa Việt Nam về trồng trong trang trại của ông ở Virginia. Jefferson là tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ. Bản tuyên ngôn mà Clinton nói là đă “vang vọng trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1945” của Việt Nam.

    Bill Clinton cũng nhắc đến bức tường bằng đá màu đen Vietnam Veterans Memorial tại Washington D.C, nơi ghi tên những người Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam. Ông nhắc đến điều mà các cựu binh Mỹ gọi là “mặt sau của bức tường”, đó là “sự hy sinh lớn lao” (staggering sacrifice) của ba triệu người Việt Nam thuộc hai miền Nam – Bắc.


    Vietnam Veterans Memorial tại Washington D.C

    Cuối buổi chiều 18/11/2000, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chào đón Tổng thống Bill Clinton bằng một bài phát biểu dài. Sau lời mở đầu theo thủ tục, ông Lê Khả Phiêu bắt đầu bày tỏ chính kiến của ḿnh:

    Tôi đồng ư với Ngài là chúng ta không quên quá khứ, không làm lại được quá khứ. Vấn đề quan trọng là hiểu cho đúng thực chất cái quá khứ ấy. Cụ thể là hiểu cho đúng thực chất cuộc kháng chiến chống xâm lược mà chúng tôi đă phải tiến hành…

    Việt Nam có đem quân đi đánh Hoa Kỳ đâu mà Hoa Kỳ lại đem quân sang đánh Việt Nam? Cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xă hội. Cho nên đối với chúng tôi, quá khứ không phải trang sử đen tối, đau buồn và bất hạnh”.


    Ông Lê Khả Phiêu nói tiếp: “Bà bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ trong một lần gặp tôi có hỏi: chủ nghĩa xă hội có tồn tại được không? Tôi nói: không những tồn tại mà chủ nghĩa xă hội sẽ tiếp tục phát triển thắng lợi…

    Việt Nam đă có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước, quan hệ thương mại với hơn 150 nước. Đảng chúng tôi có quan hệ với hơn 180 đảng cộng sản, cánh tả, đảng cầm quyền… Trong quan hệ quốc tế ngày nay, mọi quốc gia, dân tộc đều cần hợp tác để cùng phát triển. Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn, cách sống và chế độ chính trị của các dân tộc. Chúng tôi cũng đ̣i hỏi các nước tôn trọng chế độ chính trị, sự lựa chọn của dân tộc chúng tôi”.


    Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu kết thúc bài phát biểu “chào mừng” tổng thống đầu tiên của nước Mỹ đến Văn pḥng Trung ương Đảng: “Chúng tôi quư trọng nhân dân Mỹ, cảm ơn nhân dân Mỹ đă ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Thấy h́nh ảnh cháu Chelsea, tôi chạnh nhớ cháu Emily [3] con gái của Morrison [4] và mẹ cháu cũng đă từng sang thăm Việt Nam. Đó là biểu tượng đẹp của t́nh hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.


    Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

    Phát biểu đáp từ của Bill Clinton được lược thuật trên báo Nhân Dân ngày 19/11/2000: “Về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhiều người ở Hoa Kỳ không nhất trí với nhau về chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ và về bản chất cuộc chiến tranh. Nhiều người, trong đó có Đại sứ Peterson của chúng tôi, đă tưởng rằng họ sang chiến đấu để giúp cho người Việt Nam được tự do và tự quyết. Ngày nay, tôi thấy rất thú vị là đă có một nước Việt Nam thống nhất và tiến bộ”.

    Sau này, trong cuốn hồi kư My Life, Bill Clinton viết: “Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc những ǵ Mỹ đă làm là hành vi đế quốc. Tôi đă rất giận dữ nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đă từng là tù binh chiến tranh.

    Tôi nói với nhà lănh đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các chính sách đối với Việt Nam, những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những người tốt chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói, ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù ‘Hà Nội Hilton’ v́ muốn thực dân hóa Việt Nam”
    [5]


    Ông Phan Văn Khải nhớ lại: “Ông Phiêu nói như thời chiến tranh làm cho họ [người Mỹ] rất khó chịu. Ông ấy muốn tỏ rơ thái độ của một chính quyền cộng sản. Nhưng, ông Phiêu không hiểu t́nh h́nh thế giới giờ đây đă khác. Phe xă hội chủ nghĩa đă tan ră. Vấn đề là mối quan hệ giữa hai quốc gia, chúng ta cần Mỹ. Nếu người Mỹ không vào th́ những công ty lớn trên thế giới không có ai vào cả” .

    Theo Tổng thống Bill Clinton, giữa ông và Thủ tướng Phan Văn Khải đă xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp trong lần gặp ở Auckland (New Zealand), khi đó ông Khải cũng nói là ông cảm kích trước việc Bill Clinton đă từng phản đối chiến tranh Việt Nam. Clinton nhớ lại: “Khi tôi nói: những người Mỹ phản đối hay ủng hộ cuộc chiến tranh đó đều là người tốt. Ông Khải nói: tôi hiểu”.


    Bill Clinton, Hillary Clinton và con gái Chelsea
    xem biểu diễn nghệ thuật tại Hà Nội

    Cũng trong cuốn hồi kư My Life, Clinton đưa ra nhận xét, dường như những người mà ông gặp ở Việt Nam, chức vụ càng cao th́ ngôn ngữ càng “sặc mùi” cộng sản theo kiểu cũ. Ông mô tả chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh: “Vơ Viết Thanh ăn nói như những thị trưởng năng nổ ở Mỹ mà tôi biết. Ông khoe về việc cân đối ngân sách, cắt giảm chi tiêu, và nỗ lực lôi kéo thêm các nhà đầu tư nước ngoài”. Đối với Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Bill Clinton nhận xét: “Chỉ kém giáo điều hơn Lê Khả Phiêu một chút”.

    Tác giả Huy Đức cho rằng ông Phiêu có “lư do đối nội” khi cố t́nh làm mất ḷng Bill Clinton chỉ v́ muốn được ḷng các nhân vật khác trong nội bộ Đảng Cộng sản. Nhưng sau này, điều oái ăm đă xảy ra, chính những người mà ông nghĩ sẽ hài ḷng với thái độ cứng rắn trước Tổng thống Mỹ lại sử dụng điều đó để chống lại ông.


    Hillary Clinton và con gái Chelsea với chiếc nón lá Việt Nam

    Vào Sài G̣n, Tổng thống Clinton đă nói chuyện với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Cảng Container Quốc tế (Vietnam International Container Terminals – VICT), một liên doanh giữa Singaporevà Việt Nam. Ông lên tiếng ca ngợi những tiến bộ tích cực trong công cuộc đổi mới về kinh tế và xă hội của Việt Nam trong thập niên vừa qua.

    Theo Clinton, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam nhiều hơn. Ông tuyên bố chính phủ Hoa Kỳ sẽ dành một khoản tín dụng 200 triệu đô-la để hỗ trợ các dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam.

    Nhân dịp này, Clinton cũng đề cao vai tṛ của những người Việt tại nước ngoài. Theo ông, họ đầu tư vào Việt Nam không những bằng tiền bạc mà c̣n với cả tấm ḷng. Nước Mỹ vui mừng khi giúp họ trở về làm ăn, cũng xin cám ơn chính phủ và nhân dân Việt Nam đă chào đón họ tại quê nhà [6].

    Và có lẽ cũng để ủng hộ việc kinh doanh của người Mỹ gốc Việt tại Sài G̣n, Tổng thống Bill Clinton, phu nhân Hillary, con gái Chelsea cùng đoàn tùy tùng đă dùng bữa trưa tại Phở 2000, góc đường Lê Lai, bên hông chợ Bến Thành. Đây là mạng lưới các tiệm Phở 2000 tại Sài G̣n do Alain Huỳnh Trung Tấn từ Hoa Kỳ về kinh doanh. Kể từ đó, Phở 2000 có thêm khẩu hiệu “Phở for the President”.


    Bill Clinton chụp h́nh kỷ niệm với nhân viên Phở 2000

    ***

    Chú thích:

    [1] Hai câu Kiều của Nguyễn Du:

    Sen tàn cúc lại nở hoa
    Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân


    đă được chuyển ngữ sang tiếng Anh trong bài phát biểu của Tống thống Bill Clinton tại Hà Nội như sau:

    Just as the lotus wilts, the mums bloom forth
    Time softens grief, and the winter turns to spring


    Chắc chắn những cố vấn người Việt của Tổng thống Clinton đă phải làm việc tích cực trong việc soạn những bài diễn văn cho ông. Clinton đă tỏ ra rất am hiểu về lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, ông rất tự tin khi tŕnh bày những vấn đề này.

    [2] Nguyên văn tiếng Anh: “Frozen images of the past have begun to thaw and outlines of a warmer shared future have begun to take shape. Let us make the most of this new spring together”.

    [3] Emily rất nổi tiếng ở Việt Nam sau khi bài thơ Ê-mê-ly, Con ơi! của Tố Hữu được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy suốt nhiều thập niên. Bài thơ có những câu như:

    Ê mi ly con ơi!
    Ê mi-ly, con đi cùng cha
    Sau khôn lớn con thuộc đường, khỏi lạc...
    - Đi đâu cha?
    - Ra bờ sông Pô-tô-mác
    - Xem ǵ cha?
    Không con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác.


    Oa-sinh-tơn
    Buổi hoàng hôn
    C̣n mất?
    Đă đến phút ḷng ta sáng nhất
    Ta đốt thân ta
    Cho ngọn lửa chói loà
    Sự thật..........


    [4] Morrison: Một người Mỹ ở Pennsylvania, ngày 2/11/1965, bế con gái Emily một tuổi tới trước văn pḥng Bộ trưởng Quốc pḥng McNamara rồi tự thiêu để phản đối chiến tranh Việt Nam.

    [5] My Life, Bill Clinton, Vintage Books 2005, trang 930.

    [6] Nguyên văn: “Overseas Vietnamese want to invest in your country, not only with their money, but with their hearts. We are glad to be helping them to return and we thank you, the people and the government of Vietnam, for welcoming them home”

    Nguyễn Ngọc Chính

    Nguồn:
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...kha-phieu.html

    Bài đọc thêm:
    Bên Thắng Cuộc/Quyền bính (1): Tướng Giáp
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...ng-giap-1.html

    Bên Thắng Cuộc/Quyền bính (2): Tướng Giáp
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...ng-giap-2.html

    Về tác giả Nguyễn Ngọc Chính: Xin xem post # 50, trang
    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...t=23291&page=5
    Ghi chú của người post: V́ Vietland chỉ cho in 7 h́nh trong mỗi post, nên so với bài gốc có 3 h́nh đă không được in lại ở đây.

  8. #158
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Tại sao BÊN THẮNG CUỘC?

    Nguyễn Thị Hoàng Bắc

    Cuối tháng 11 năm 2012, tôi có cái may mắn được một người bạn thân gửi tặng bản ebook tập Một, Bên thắng cuộc của Huy Đức với lời nhắn “đọc để đón Tết Tây” và đến tháng 12 lại nhận tiếp, cũng từ người bạn ấy, tập Hai, Bên thắng cuộc, với lời chúc “để lai rai đọc đón Tết ta”.

    Thuộc thế hệ những người đọc sách kiểu cũ – đọc bằng sách giấy – nên không mấy mặn mà với ebook như một người đọc văn minh theo kiểu nói của Phùng Nguyễn – người chủ trương trang damau.org, tôi cám ơn bạn tôi, rồi tự nhủ, cứ chờ đấy, bao giờ NXB Người Việt in xong bản giấy rồi hăy thư thả mua đọc.


    Nhưng sự thật là, sau khi chỉ thử ṭ ṃ mở vài trang ebook, rồi liên tục nuốt hết tập 1, tập 2 Bên thắng cuộc, trước khi Năm Rồng bỏ đi, năm Rắn từ từ đến hồi nào không biết. Lúc đó, th́ sách order từ Người Việt mới ḷ ṃ gởi đến, th́ cứ hẵng để đấy.

    Tôi ở lại Việt Nam 10 năm, từ năm 1975 đến 1985 mới xuống chuyến tàu cuối cùng vượt biển thành công, cuộc sống 10 năm sau giải phóng cho đến hành tŕnh dài 10 ngày, đưa chúng tôi từ cảng Quy Nhơn đến Hồng Kông, tất nhiên là thừa sống thiếu chết sau 9 lần vươt biển bất thành, 3 lần vào tù ra tội, ra khỏi tù th́ mất nhà, mất của, lần thứ 10 mới đến được Hồng Kông, kỳ lạ con số 10 định mệnh, những con số 10 ấy lần lượt hiển hiện, tái hiện sắc nét và xúc động qua từng con chữ, từng trang sách, những quá khứ sự thật không thể chối căi của Huy Đức. Mới hay mănh lực vô biên của ng̣i bút là dữ dội như thế.

    Chớ chi cụ Đồ Chiểu chẳng nói, Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà, và cụ Phan Sào Nam th́ mới, Quyết đem bút sắt mà mài ḷng son.

    Giữa trăm triệu ngàn tài liệu ngổn ngang lưu trữ và chọn lọc, Huy Đức đă chọn thủ pháp sắp xếp của nghệ thuật collage như thế nào để cuộc sống của hàng triệu triệu sinh mệnh lênh đênh trong lên ghềnh xuống thác của người Nam, kẻ Bắc, người thắng, kẻ thua, người chính, kẻ tà trong ḍng sinh mệnh hợp lư và bất hợp lư của những tṛ chơi của quyền lực và chính trị, trong bóng tối và dưới ánh sáng, bỗng hiện lên rơ ràng, dưới ánh sáng của chiếc đũa thần Huy Đức hươ lên một ṿng chói lọi… Và đi tới đâu, ánh sáng thần của chiếc đũa ấy cũng soi rọi đến từng ngơ ngách, hóc hẻm của mỗi tâm t́nh, mỗi thân phận, mỗi nỗi đời trong ṿng nhiễu nhương quay tít trong cuộc đảo điên chính trị Việt Nam, trên dưới, trong ngoài, muôn ngàn áp lực của chính cuộc thế giới, và nghĩa là của cả trái đất này, và là của những kiếp người trong khúc quanh khốc liệt của một giai đoạn lịch sử Việt.

    Có người khen, kẻ chê, có cả biểu t́nh tẩy chay sách từ người Việt ngoài nước, có cả hù doạ, lăng mạ từ lề phải trong nước, có cả phe tự xưng thắng cuộc, phe thua cuộc nhảy vào b́nh luận và b́nh loạn, than văn và trách móc, lên án và cảnh giác, nhắc nhở, và say mê t́m đọc, Bên thắng cuộc của Huy Đức chắc chắn là quyển sách hotcontroversial nhất trong năm nay, và sẽ c̣n tiếp tục gây tranh căi… Và nói như phát biểu của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đại khái là, viết một truyện ngắn, truyện dài mà mọi người đọc hiểu ngay tại chỗ th́ chưa chắc phải là một truyện hay. Huống hồ chi Bên thắng cuộc lại là một tập sử liệu viết với nhiều tài năng và tham vọng của tác giả.

    Huy Đức là nhà viết sử, là nhà báo tay nghề lăo luyện, nguời lưu trữ tài liệu đẳng cấp, là Cộng sản con, là tên chống Đảng, là tên chống Cộng hộ bọn nguỵ nước ngoài để xin một chân biên tập của báo Người Việt để trốn lại ở Mỹ, là tên thái giám trong cung đ́nh, là nhà văn lớn…như dư luận lộn xà ngầu hiện nay? Huy Đức, thật ra anh là ai?

    Một nhà văn chỉ có thể gây cuốn hút, làm xúc động ḷng người, một nhà báo chỉ có thể lưu giữ và gửi đến người đọc sự chính xác của những số liệu theo năm tháng, một nhà viết sử lựa chọn tài liệu ít nhiều theo chính kiến của ḿnh để trong cố gắng tối đa nh́n nhận lịch sử một cách công b́nh nhất, một người Cộng sản cực đoan sẽ ra sức bảo vệ chân lư của Đảng mà ḿnh đă hiến cả cuộc đời ḿnh cho cái chân lư ấy, một người thua cuộc sẽ cố biện minh giải thích lư do v́ sao tôi thua, anh thắng, một người thắng cuộc th́ có cái vênh vang đắc ư dù đúng dù sai tôi cũng đă thắng và anh đă thua… và độc giả, với tự lương tâm sâu thẳm của ḿnh, sẽ nhận ra, Huy Đức là ai trong vô số khuôn mặt mà tôi vừa giả dụ.

    Đọc đến trang cuối của tập sách, tôi tự hỏi v́ sao Huy Đức lại chọn một cái tựa cho quyển sách của ḿnh đầy khiêu khích như thế? Bên thắng cuộc, lập tức theo lô-gích thông thường xui ta nghĩ đến Bên thua cuộc, nghĩa là cuộc chiến sẽ tiếp tục giữa người Việt và người Việt, và Việt Nam vẫn tiếp tục chia hai như t́nh h́nh và tâm thức người Việt hiện nay, dù đất nước trên mặt bằng địa lư đă thống nhất từ gần 40 năm?

    Th́ câu trả lời đă có, và đă nằm ngay trên trang sách kế tiếp, nguy nga ngay trong câu thơ của Nguyễn Duy được Huy Đức trích dẫn “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, Bên nào thắng th́ nhân dân đều bại” .

    Tôi nghĩ giữa vai tṛ chính xác của nghề làm báo, người lưu trữ tài liệu, người phỏng vấn tài ba với nhiều cơ hội quư hiếm được tiếp xúc với nhiều khuôn mặt tiêu biểu của nhiều giai đoạn lịch sử đặc biệt, nhà văn với cách tiếp cận tinh tế với những văn bản và sự đồng cảm với những phận người sống động, nhà họa sĩ tài ba với cách sắp xếp lắp ráp những mảnh rời lịch sử trở thành một h́nh thành trong một bố cục tổng thể, trên hết và trước hết, là lương tâm của một con người – đă thôi thúc và tạo sức mạnh cho Huy Đức đủ sự kiên nhẫn và tâm huyết để hoàn thành Bên thắng cuộc, những trang sử, những trang văn, những bức tranh đau thương và hoành tráng của nhũng cuộc đời trong hàng triệu vạn sinh mệnh Việt đang nổi trôi trên một khúc quanh của ḍng sông lịch sử.

    Dù anh là ai, những người đọc như tôi cũng đều muốn gửi đến anh những lời cám ơn chân thành và sâu xa nhất, v́ những ǵ anh đă ghi lại như một giai đoạn khốc liệt và bi tráng của lịch sử Việt Nam.

    Đời người, mỗi khi suy ngẫm lại, mỗi người tự thấy ḿnh có những cái may hoặc cái rủi riêng ḿnh, may nhiều họa ít, hay may ít rủi nhiều, giữa muôn trùng cái phải trái, cái đen trắng, người tốt, kẻ xấu, họa phúc khôn lường, đôi khi mơ hồ, đôi khi khẳng định, đôi khi lằng nhằng giữa trắng và đen…

    Nhưng trong lúc Rồng Rắn lên mây, khoảng cuối năm ngoái và đầu năm nay, tôi có thể tự khẳng định hiếm hoi một lần, tôi đă được hạnh phúc với món quà xuân của người bạn thân, tôi đă được may mắn đọc được Bên thắng cuộc của Huy Đức.

    Sau cuộc vượt biên lần đầu thất bại vào năm 1979, trở ra từ nhà tù Nguyễn Công Trứ ở Nha Trang, nhà tù nơi tôi đă ra vào nhiều lần lúc nhỏ, năm 1948, cùng gia đ́nh từ Sài G̣n ra Nha Trang để thăm tù ba tôi lần cuối, trước khi không thể kết án ǵ được, chính quyền cai trị Pháp đă đẩy đám tù Việt minh này xuống một ḍng sông, xả súng bắn rát trên đầu để xua họ thừa sống thiếu chết tự bơi sang vùng kháng chiến khu IV. Cũng năm 1979 ấy, ra khỏi tù vài tháng, tôi phải chịu tang Ba, ông qua đời sau khi bị giam 1 tuần ở đồn Công an nhân dân phường.

    Nơi nhà tù mang tên nhà thơ hát nói nổi tiếng nghiêm khắc mà huê t́nh này, tôi và đám con nhỏ tí teo từ 3 tuổi đến 8 tuổi toàn uống nước múc từ hồ nước dội cầu trong nhà vệ sinh pḥng giam, nơi tối tối đám tù đàn bà và con nít họp chính trị và vỗ tay hát như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng mỗi đêm trước khi đi ngủ, ra khỏi tù, không hộ khẩu, không chứng minh nhân dân, nghĩa là không sổ gạo, lây lất… Và bây giờ đám nhỏ này nay đă trường thành với khả năng đọc được tiếng Việt rất yếu so với tiếng Anh…

    Nên tôi chúc Huy Đức sẽ t́m được một tác giả đồng cảm và tâm huyết để cùng anh viết lại Bên thắng cuộc ra tiếng Anh, tiếng Pháp, Đức v.v… Để thế hệ các cháu đồng tuổi với con em tôi được chia sẻ cái may mắn của tôi, trong cái trớ trêu và đầy nghịch lư của lịch sử Việt hôm nay, đọc và cảm nhận được Bên thắng cuộc của Huy Đức bằng cái ngôn ngữ nơi chúng đă sống và lớn lên như một quê hương thứ hai.

    Và tất nhiên, vẫn c̣n một thông điệp/câu hỏi ray rứt cuối cùng gợi ra từ sự trích dẫn thơ Nguyễn Duy của Huy Đức: những người làm chính trị chuyên nghiệp, nghiệp dư, mất mùa, được mùa, đầu cơ, cơ hội, trong nước, ngoài nước Việt Nam, những lănh tụ hiện nay và mai sau, hăy nghĩ xem, như một người Việt, không phe phái bên này và bên kia, sẽ phải làm ǵ, làm thế nào để nhân dân Việt Nam như một khối thôi đừng bị bại lần nữa – như đă từng bị điêu linh bách bại trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn này.

    Virginia, mùa Tết Tân Tỵ, 2013

    N.T.H.B.
    Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

    Nguồn:
    http://www.boxitvn.net/bai/44891

    P/S của TV: Cô giáo, nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc là người đă được Huy Đức nói đến trong Bên Thắng Cuộc, tập 1, trong đọan trích lại nguyên văn sau đây:

    Bà Nguyễn Thị Hoàng Bắc, khi ấy, đang dạy học ở trường Hoàng Văn Thụ, Nha Trang. Năm học 1976-1977, trong lớp bà có một học sinh, khi ấy đang học lớp 10, đă khắc mấy câu thơ lên bàn học:
    Không muốn ngồi yên để đợi trông
    Thích làm Từ Hải giữa muôn ḷng.
    Cộng lại những ǵ trong quá khứ,
    Sản khoái trong ḷng thoả ước mong

    Theo bà th́ không phải là học sinh này đă viết sai lỗi chính tả chữ “sảng” thành chữ “sản” mà học sinh ấy có ư định ghép bốn từ đầu ở các câu lại thành cụm từ:
    không thích cộng sản. Thái độ ấy có lẽ đă qua mấy năm tích tụ, nhưng hành động viết ra th́ chỉ là một phút bốc đồng. Có người đă báo cáo và học sinh đó đă bị bắt, bị điều tra và bị đuổi học. Bà Nguyễn Thị Hoàng Bắc kể: “Tôi và một cô giáo đồng nghiệp khác (về sau định cư ở Canada) đă cố hết sức giúp em. Hai chúng tôi đứng trước cửa lớp giờ tan học che cho một cô giáo khác lấy dao cố cạo cho hết những nét khắc sâu vào gỗ của bài thơ nhưng có người đă nhanh tay sao chép, gửi đi cho công an. Nét khắc c̣n lờ mờ nhưng vẫn là bằng cớ”.
    Last edited by Truc Vo; 17-02-2013 at 03:26 AM.

  9. #159
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Chân dung bên thắng cuộc

    Nguyễn Hưng Quốc
    19.02.2013

    Cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, như nhan đề cuốn sách thể hiện, tập trung vào phía những người thắng trận sau năm 1975; ở phía thắng trận ấy, Huy Đức tập trung vào những người lănh đạo, từ Lê Duẩn, Vơ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ đến Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Vơ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng. Vậy bức chân dung của họ được Huy Đức mô tả ra sao?

    Có thể tóm tắt sự mô tả của Huy Đức vào năm điểm chính: Một, ít học; hai, giáo điều, ba, độc tài; bốn, cá nhân chủ nghĩa; và năm, làm kiềm hăm thay v́ phát triển đất nước.

    Thứ nhất, ít học. Lê Duẩn, người làm Tổng Bí thư lâu nhất Việt Nam, từ 1960 đến 1986, tức 26 năm, “chỉ học hết lớp bốn rồi đi làm nhân viên hỏa xa” (tập Giải Phóng, GP, tr. 112). Nguyễn Văn Linh lúc nhỏ được học trường Bonnal, trường trung học đầu tiên do Pháp mở ở Hải Pḥng, nhưng đến năm 15 tuổi đă bị bắt v́ tội rải truyền đơn chống Pháp và bị đày đi Côn Đảo (tập Quyền bính, QB, tr. 46). Vơ Văn Kiệt lúc nhỏ, nhà nghèo, theo cha nuôi “giữ ghe hoặc mót lúa”, đến năm 8 tuổi mới đi học được vài năm. “Những lớp học ở làng không đưa lại cho Chín Ḥa [tên Vơ Văn Kiệt lúc nhỏ] bằng cấp nhưng đă giúp cậu đọc thông viết thạo” (QB, tr. 47). Đỗ Mười, theo tiểu sử chính thức, “Xuất thân từ một gia đ́nh nông dân, bản thân là thợ sơn”, nhưng khi lên làm Tổng Bí thư, ông lại muốn trở thành nhà lư luận. Không đủ sức, ông phải dựa vào các trợ lư như Đào Duy Tùng và Nguyễn Đức B́nh, những người bị chê là “chim ri, chim sẻ”. Phan Văn Khải nhận xét về Đỗ Mười: “Ông cũng không được học hành căn bản để hiểu các vấn đề một cách có hệ thống” (QB, tr. 102). Lê Đức Anh học tiểu học ở Huế; năm 11 tuổi ra Vinh học tiếp nhưng chỉ được một vài năm. Huy Đức viết: “Học vấn của ông Lê Đức Anh ở mức đọc thông viết thạo” (QB, tr. 103). Phan Văn Khải có bằng cấp cao hơn hẳn những người kia, nhưng thực chất của những mảnh bằng xă hội chủ nghĩa ấy ra sao th́ lại rất đáng ngờ. Lúc nhỏ, ông học hết tiểu học th́ nghỉ. Đến năm 1956, tập kết ra Bắc, ông mới vào học trường Bổ túc Công Nông Trung ương. Bắt đầu vào lớp 5. Ba năm sau, ông học xong… Trung học. Sau đó, ông học tiếng Nga và được sang Nga du học, đến năm 1965 th́ tốt nghiệp ngành Kinh tế Kế hoạch và về nước (QB, tr. 144-5). C̣n Nguyễn Tấn Dũng th́ “biết chữ chủ yếu nhờ các lớp bổ túc ở trong rừng do địa phương quân tổ chức. Sau đó, ông Dũng được đưa đi cứu thương rồi làm y tá cho Tỉnh đội” (QB, tr. 150). Nông Đức Mạnh th́ học ở Liên Xô về Lâm Nghiệp nhưng về trí thức và trí tuệ th́ bị chê bai thậm tệ. Huy Đức viết:

    “Tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa IX, tháng 7-1994, trong giờ giải lao, phóng viên Huỳnh Ngọc Chênh của báo Thanh Niên phỏng vấn: ‘Thưa, Chủ tịch có phải con của Bác Hồ?’ Ông Nông Đức Mạnh lúng túng mấy giây rồi trả lời: ‘Người Việt Nam ta ai cũng là con cháu Bác Hồ cả.’ Cho dù sau đó, ông Mạnh rất tức giận nhưng đấy là câu trả thông minh nhất trong suốt cuộc đời làm chính trị của ông. Từ đó cho đến khi làm tổng bí thư, ông Mạnh trở thành một người lúc nào cũng ‘mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao’ nhưng ăn nói nhạt nhẽo và có rất ít quyền lực. Ông xuất hiện trên truyền h́nh ở nhiều địa phương khác nhau với gần như chỉ có một câu nói: ‘Các đồng chí phải t́m ra thế mạnh của địa phương là nên trồng cây ǵ và nuôi con ǵ.’ Người lập hồ sơ để đưa ông Mạnh vào Trung ương, ông Nguyễn Đ́nh Hương, nhận xét: ‘Tôi cảm thấy rất xấu hổ v́ Đảng ta có một tổng bí thư như vậy, Nông Đức Mạnh chỉ có tŕnh độ ở tầm cán bộ cấp huyện.’’ (QB, tr. 154).

    Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đồng ư như vậy. Huy Đức kể: “Về sau, ông Phan Văn Khải cũng đă nuối tiếc khi ủng hộ ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư. Ông Khải nói: ‘Ông Mạnh tŕnh độ yếu lại thiếu bản lĩnh nên gần như không có tác dụng ǵ. Khi ông Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư, nếu điều ǵ đă thống nhất với tôi th́ cho dù ra Bộ Chính trị có ý kiến khác ông vẫn bảo vệ nhưng ông Mạnh th́ không. Gật gù với
    nhau nhưng khi thảo luận thấy có vài ý kiến hơi khác là ông im lặng.’” (QB, tr. 154)

    Thứ hai, giáo điều. Giáo điều chủ yếu v́ ít học. Giới lănh đạo Việt Nam thường xem bộ Tư Bản của Karl Marx như là Kinh Thánh, nhưng theo các trợ lư của họ, hầu như không có ai đọc hết bộ sách đồ sộ ấy. Hầu hết đều chỉ nghe lơm bơm lúc họ bị ở tù, trước năm 1945. Sau đó, khi lên nắm quyền, họ nghe lại từ những người giúp việc. Không đọc, không hiểu, nhưng mang tâm lư sùng kính, nên họ rất sợ. Huy Đức kể: “[T]heo ông Đậu Ngọc Xuân: ‘Bộ Tư Bản mênh mông, gần như không lănh đạo nào đọc hết, nên nếu lấy Tư Bản ra mà dọa th́ một anh giúp việc có thể điều khiển được một ủy viên Bộ Chính trị”. Ông Đậu Ngọc Xuân kể: “Mấy anh giúp việc ông Trường Chinh (trong thập niên 1960) là rất hay trích dẫn Marx-Lenin. Cái câu “sản xuất nhỏ hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản” làm cụ Trường Chinh rất sợ”. (GP, tr. 112)

    Huy Đức trích lời của Đống Ngạc, trợ lư của Lê Duẩn kể: “Một lần đi Hungary, thấy nông dân được canh tác tới năm mươi hecta ruộng, anh Ba rất thích nhưng khi trao đổi với một số nhà kinh tế, họ nói: ‘Làm như thế lâu [lên chủ nghĩa xă hội] lắm anh ạ’, anh Ba lại thôi”. Anh lại trích lời một trợ lư khác, Trần Phương: “Theo ông Trần Phương th́ nhiều lần, ông Lê Duẩn bàn với ông nghiên cứu áp dụng mô h́nh Bắc Triều Tiên nhưng khi ông Trần Phương nói rằng miền Bắc Việt Nam chưa đủ điều kiện làm như vậy th́ “anh Ba im lặng”. Anh cũng dẫn ư kiến của Nguyễn Đức B́nh: “Bài phát biểu trước Hội nghị Trung ương 24, ngày 13-8-1975, cho thấy mâu thuẫn khá rơ giữa một Lê Duẩn sắc sảo nh́n thấy vấn đề trong cuộc sống và một Lê Duẩn chưa có đủ lý luận để giải thích kinh tế thị trường. Tŕnh độ của một nhà lănh đạo có thể được khắc phục nếu như quy tŕnh h́nh thành chính sách của Đảng cho phép tranh luận thay v́ chỉ trông cậy vào sự anh minh lănh tụ”. (GP, tr. 116).

    Sau khi dẫn lời Đậu Ngọc Xuân “phải sáng tạo lắm mới thoát ra khỏi sự giáo điều” Huy Đức b́nh luận: “Mà muốn sáng tạo th́ cũng phải dựa trên khả năng tư duy của những con người cụ thể. Lê Duẩn vào thời điểm ấy cho dù vẫn cháy bỏng những
    khát khao cũng không tránh khỏi những hạn chế về học vấn và sức khỏe.” (GP, tr. 121)

    Giới lănh đạo dựa vào các chuyên viên nhưng các chuyên viên th́, theo lời thú nhận của Trần Phương: “Cho đến trước khi Liên Xô sụp đổ, đầu óc của chúng tôi vẫn bị cầm tù trong sự giáo điều của chủ nghĩa Marx” (GP, tr. 112). Thành phần lănh đạo phía dưới càng giáo điều hơn nữa. Trước nạn khan hiếm lương thực ở Sài G̣n vào cuối thập niên 1970, Vơ Văn Kiệt định “xé rào” xuống các tỉnh miền Tây mua lương thực. Ông bàn với Bảy Máy, bộ trưởng Bộ Lương thực. Bảy Máy đáp: “Tôi chỉ biết nghe ý kiến chính thống, chớ không nghe ý kiến ai cả.” (GP, tr. 127)

    Thứ ba, ít học và giáo điều như giới lănh đạo lại rất độc tài. Thật ra, chuyện này ai cũng biết. Trong Bên Thắng Cuộc, có vô số chuyện như thế. Xin trích một đoạn về Lê Duẩn:

    “Từ đầu thập niên 1970, bệnh tiền liệt tuyến đă khiến cho Lê Duẩn không có một đêm nào ngủ yên và không c̣n khả năng lắng nghe. Ông Nguyễn Văn Trân nhận xét: ‘Anh Lê Duẩn có thói quen hay cắt lời người khác. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị, họp Ban Bí thư có khi anh nói gần suốt cả buổi, không mấy ai c̣n thời giờ nói ý của ḿnh.’ Đại tướng Vơ Nguyên Giáp viết: ‘Anh Ba là một con người giàu t́nh cảm cách mạng, có khi sôi nổi. Do đó, một mặt th́ dễ gần gũi với cán bộ, quần chúng mặt khác lại có những phản ứng quá mức đối với những ý kiến khác ḿnh. Điều đó đă hạn chế không khí dân chủ trong nội bộ, nhất là về những năm cuối đời.’ Lê Duẩn từng nhắc nhở thuộc cấp tránh hiện tượng ‘đảng là của tôi, nhà nước là của tôi, của một người.’ Nhưng ông đă không nhận thấy chính mô h́nh chính trị mà ông đặt ra đă mắc phải những ǵ mà ông cảnh báo: từ chỗ c̣n ‘có cái phải thuyết phục, có cái phải bắt buộc’ đến chỗ đối với những ý kiến khác, chỉ c̣n chuyên chính. Năm 1976, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn tuyên bố: ‘Chế độ ta là chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết là đường lối của giai cấp vô sản… Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và không hợp tác với ai… Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó th́ bắt’.” (GP, tr. 121-2)

    Thứ tư, tinh thần cá nhân chủ nghĩa. Giới lănh đạo Việt Nam hay nói đến chuyện tập thể và chống chủ nghĩa cá nhân, hay kêu gọi đoàn kết và phê phán sự chia rẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, như những lời tiết lộ của những người gần gũi với họ nhất, hầu như ai cũng chỉ biết ḿnh và dùng mọi thủ đoạn để tranh giành quyền lực và quyền lợi cho ḿnh. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lúc nào cũng t́m cách hăm hại Vơ Nguyên Giáp, một người có nhiều hào quang và uy tín hơn họ. Ngay chính Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vốn được xem như một cặp bài trùng, về sau, lại rất ghét nhau. Mặc dù Lê Đức Thọ vẫn là ủy viên Bộ chính trị, nhưng Lê Duẩn vẫn cứ đuổi ra khỏi pḥng họp. (GP, tr. 148) Lê Đức Anh th́ chỉ muốn nâng đỡ các tướng lănh thân cận dưới trướng của ḿnh và t́m mọi cách ngăn chận người khác. Nguyễn Văn Linh và Vơ Văn Kiệt từng làm việc với nhau cả hàng chục năm nhưng vẫn không ưa nhau. Nguyễn Văn Linh đi đâu cũng nói xấu Vơ Văn Kiệt và t́m cách để ngăn cản con đường lên chức Tổng bí thư của Vơ Văn Kiệt. Đỗ Mười và Tố Hữu không thích Vơ Văn Kiệt. Và bây giờ, theo dơi báo chí trong nước, chúng ta đều biết Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đều không ưa Nguyễn Tấn Dũng.

    Trong Bên Thắng Cuộc, có khá nhiều chi tiết liên quan đến tinh thần cá nhân chủ nghĩa và sự chia rẽ ấy. Lúc c̣n sống, nhận thấy điều đó, Hồ Chí Minh tổ chức bữa ăn tối hàng tuần tại Phủ chủ tịch để mọi người có thể nói chuyện với nhau. Nhưng theo lời Hoàng Tùng, “ăn th́ họ vẫn tới ăn nhưng có khi vẫn không ai nh́n nhau cả. Có bữa ông Lê Duẩn nói ‘Tôi về nhà làm việc với lái xe, bảo vệ đây’. […] Cụ Hồ cũng rất buồn, có dịp 19-5, Cụ bỏ lên Ba V́, Bộ Chính trị kéo lên theo, Cụ bảo: ‘Các chú lên làm ǵ?’. Mọi người nói: ‘Lên chúc thọ Bác!’. Cụ Hồ mắng: ‘Thọ th́ có ǵ mà chúc, điều quan trọng là các chú phải từ bỏ chủ nghĩa cá nhân đi, các chú phải đoàn kết, có đoàn kết mới thống nhất Bắc-Nam được. Các chú mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, chú Lê Duẩn cũng cá nhân chủ nghĩa’. Năm 1967, Cụ Hồ bảo tôi và Tố Hữu thảo bài nói chuyện ‘Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân’, tôi viết chủ nghĩa cá nhân chung chung, Cụ bảo: ‘Vấn đề là ở cấp trung ương chứ không phải ở cơ sở ’. ”(GP, tr. 120-1)

    Các cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng có khi đẫm đầy máu. Trong cuộc chuẩn bị đại hội đảng năm 1986, Lê Đức Thọ muốn tiến cử Lê Đức Anh hơn là Lê Trọng Tấn, lúc ấy được xem là có uy tín nhất trong quân đội sau khi Đại tướng Hoàng Văn Thái đột ngột từ trần. Ngày 5/12/1986, Lê Trọng Tấn đến số 6 Nguyễn Cảnh Chân gặp Lê Đức Thọ. Vừa về đến nhà, theo lời kể của Huy Đức,

    “Tướng Tấn gục xuống bàn. Bà Lê Thị Minh Sơn, phu nhân Đại tướng Lê Trọng Tấn từ nhà dưới chạy lên. Tướng Giáp từ 30 Hoàng Diệu, chạy đến đầu tiên. Người thứ hai là Tướng Đinh Đức Thiện. Trong khi Tướng Giáp cắn chặt răng, đau đớn, Tướng Đinh Đức Thiện, em ruột Lê Đức Thọ kêu lên: “Tấn ơi, đứa nào hại mày?”. […] Ngay lập tức, ông được đưa ra khỏi nhà. Đến đêm, gia đ́nh được thông báo là ông đă mất. Măi tới sau ngày 7/12/1986, ngày tang lễ của ông, các báo mới đăng thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương: “Đại tướng Lê Trọng Tấn từ trần hồi 18 giờ 50 phút ngày 5-12-1986, thọ bảy mươi hai tuổi, sau một cơn đau cấp tính v́ đồng chí đă mắc bệnh tim mạch nặng từ lâu”. Hiếm có một cáo phó nào lại phải “ṿng vo” như vậy về nguyên nhân của một cái chết và điều này càng làm tăng thêm hoài nghi. Khi Tướng Lê Trọng Tấn mất, Lê Đức Thọ vừa là người phụ trách công tác tổ chức, vừa phụ trách Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương, cơ quan quyết định tới từng viên thuốc của các nhà lănh đạo. Cái chết của Đại tướng Lê Trọng Tấn ngay bên thềm Đại hội Đảng, cũng như cái chết trước đó của Đại tướng Hoàng Văn Thái, rất có thể chỉ là do tuổi tác và bệnh tật như “thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương”, nhưng lịch sử phi chính thống đă xếp những cái chết này vào hàng “nghi án”. Hơn một tháng sau cái chết của Tướng Lê Trọng Tấn, ngày 20/1/1987, trong một chuyến đi săn, khi ông Đinh Đức Thiện lấy khẩu súng từ trong xe ra th́ đạn nổ, viên đạn xuyên từ cằm lên đỉnh đầu, đục thủng trần xe. Vị tướng đă xông pha biết bao chiến trường ấy cuối cùng đă chết v́ “súng bị cướp c̣”. (GP, tr. 151)

    Cuối cùng, thứ năm, là sự bất lực. Theo Đỗ Phượng, tổng giám đốc Thông tấn xă Việt Nam: “Không ít lần tôi báo cáo thông tin với đồng chí Tổng bí thư, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy anh Ba ngồi yên, nghe mà như không nghe, không hỏi lại mà cũng không ngắt lời.” Khi ông Đỗ Phượng nói “muốn được nghe ý kiến của anh”, ông Lê Duẩn đứng dậy, nói bằng một giọng nhẹ nhàng mà ông Đỗ Phượng nói là ông chưa từng nghe bao giờ: “Thế anh bảo Trung ương phải làm ǵ đây, tôi phải làm ǵ đây! Các đồng chí lănh đạo có trách nhiệm bên Đảng và bên chính phủ đều có mặt tại chỗ. Khó khăn th́ phải t́m cách tháo gỡ, ngồi mà kêu cực trông chờ ai cứu ḿnh”. (GP, tr. 127)

    Giới lănh đạo Việt Nam thường kể công: nhờ sự lănh đạo sang suốt của họ mà đất nước ngày một giàu mạnh và nhân dân ngày một no ấm. Cuốn Bên Thắng Cuộc củng cố một sự thật mà ai cũng biết: Tất cả những tai hoạ mà nhân dân phải gánh chịu từ năm 1975 đều đến từ đảng: từ việc đánh tư sản, mở các trại cải tạo, quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp, hợp tác hoá nông nghiệp, ngăn sông cấm chợ, kỳ thị trí thức miền Nam, chính sách giá - lương- tiền, v.v.. Đảng chỉ làm được hai việc chính: một, v́ trung thành với mô h́nh xă hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Trung Quốc, đưa ra những chính sách sai; và hai, cũng v́ lư do trên, t́m mọi cách để bảo vệ và kéo dài những cái sai ấy. Những đóng góp lớn nhất nhằm thoát khỏi t́nh trạng đói khổ đều là những quyết định “xé rào”, đi ngược lại chính sách của đảng. Đến giữa thập niên 1980, khi đưa ra chính sách đổi mới, đảng chỉ hợp thức hoá các hành động xé rào ấy. Như vậy, công thuộc về ai? Và tội thuộc về ai?

    Huy Đức kể:

    “Xuống Viso, ông Vơ Văn Kiệt nói: ‘Không có cuộc chiến tranh nào kết thúc mà bên chiến thắng tiếp quản được một thành phố nguyên vẹn hoàn toàn như Sài G̣n. Những cái khó, ách tắc c̣n lại chỉ là tự ḿnh gây ra, tự ḿnh trói ḿnh. Chúng ta phải tháo gỡ, tháo không được th́ phải cḥi đạp.’ Giám đốc Viso, ông Nguyễn Quang Lộc, nói với ông Kiệt: ‘Ta phải học cách làm của tư bản thôi’.” (GP, tr. 130)

    Vơ Văn Kiệt chưa dám học cách làm của tư bản, ông - cũng như Nguyễn Văn Linh, người làm Bí thư Thành uỷ kế tiếp ông - đă bị phê phán kịch liệt từ Trung ương. Ngày 10/8/1982, trên chuyến bay từ Hà Nội vào Sài G̣n, Tố Hữu nói: “Chưa tới Tân Sơn Nhất đă ngửi thấy mùi Nam Tư.”

    Đối với giới lănh đạo, cái “mùi Nam Tư” ấy c̣n đáng sợ hơn là cái sự đói khổ của dân chúng và sự lạc hậu của đất nước.

    Năm đặc điểm nêu trên đă đủ cho bức phác hoạ chân dung giới lănh đạo “bên thắng cuộc” chưa? Chắc chắn là chưa. Có ít nhất một khía cạnh khác chưa được đề cập: tham nhũng. Có lẽ Huy Đức không thiếu tài liệu. Anh muốn dành nó cho một cuốn sách khác chăng?

    Hy vọng vậy.

    ***

    Chú thích:

    Số trang trong phần chú thích ghi theo bản “Smashworlds Edition” của Bên Thắng Cuộc.

    Nguyễn Hưng Quốc

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


    Nguyễn Hưng Quốc: Nhà phê b́nh văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đă xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

    Nguồn:
    http://www.voatiengviet.com/content/...c/1606018.html

  10. #160
    Member
    Join Date
    01-06-2011
    Location
    Travel around (English speaking countries only)
    Posts
    1,251
    tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đă: h́ h́ h́ tưởng ǵ, "đại học" Victoria cũng đem ra khoe :) Từ thuở khai thiên lập địa, trường đó đâu có ông nào có được international recognition ǵ đâu? Chẳng có ŕ xếch ŕ xiết ǵ hết! Chẳng có patten con kiwi khô con kiwi ướt ǵ hết h́ h́ h́... tiến xĩ của trường này có nhiều thời giờ viết tùm lum hết trơn :) vui ghê!

    Quote Originally Posted by Truc Vo View Post
    Nguyễn Hưng Quốc
    19.02.2013
    .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................

    Cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, như nhan đề cuốn sách thể hiện, tập trung vào phía những người thắng trận sau năm 1975; ở phía thắng trận ấy, Huy Đức tập trung vào những người lănh đạo, từ Lê Duẩn, Vơ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ đến Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Vơ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng. Vậy bức chân dung của họ được Huy Đức mô tả ra sao?

    .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... ....

    Nguyễn Hưng Quốc

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


    Nguyễn Hưng Quốc: Nhà phê b́nh văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đă xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

    Nguồn:
    http://www.voatiengviet.com/content/...c/1606018.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 09-10-2012, 07:43 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 09-10-2012, 07:20 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2012, 10:47 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 07-09-2012, 07:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •