Page 5 of 18 FirstFirst 12345678915 ... LastLast
Results 41 to 50 of 172

Thread: Sách "Bên Thắng Cuộc" - Huy Đức

  1. #41
    Member XeOm's Avatar
    Join Date
    09-04-2011
    Posts
    917
    Quote Originally Posted by salsa View Post
    From: Vuong Mong Long []
    Sent: Friday, December 21, 2012 10:14 PM
    To:
    Subject: Ben Thang Cuoc

    Các bạn thân,

    Tôi đă đọc xong "Bên Thắng Cuộc" Quyển 1.

    Quyển này Huy Đức viết theo cái thể loại ǵ tôi cũng nhận không ra.

    Thôi th́ cứ coi nó như một Bài Biên Khảo Chính Trị (Political research paper), cho dù cách đánh số Chương, Mục, Tiểu Mục của anh Việt Cộng này không theo quy luật nào cả.
    .....
    Toàn cuốn sách là một tập hợp hơn 600 trích đoạn (quotes) từ 126 quyển sách nguồn (sources), cùng những trích dẫn từ các bài phỏng vấn, thư tín.
    .......
    Tác giả đă bỏ ra 3 năm ngồi đọc 126 quyển sách, rồi trích lấy 609 câu, ghép lại thành từng chương, mục, viết trang mở đầu, đôi gịng tiểu sử, thêm vào mấy lời cám ơn, thế là xong một tác phẩm vĩ đại!
    .....
    VMLong

    V́ bác Salsa (chưa đọc) đă mất công trích dẫn ư kiến và hỏi ư kiến người đă đọc xem ư kiến của ông Long đúng sai ra sao? cho nên tôi xin nhận xét vắn tắt vài điểm như sau:


    1- Việt Nam có câu "9 người, 10 ư", cho nên tôi ḥan ṭan tôn trọng ư kiến của ông Long . Tuy nó khác biệt với tôi 180 độ, ^_^

    Tôi chỉ tập trung vào dữ kiện mà ông Long đưa ra mà thôi:

    2- Sách trích dẫn nhiều: Đây là sách về lịch sử. Tôi đọc sách lịch sử th́ tôi đ̣i phải có trích dẫn, chứng cớ càng nhiều càng tốt. Nếu khg có, th́ tác gỉa đang viết tiểu thuyết hay đang viết truyện dă sử cho tôi đọc à ? Có thể ông Long thích như vậy, nhưng xin lỗi tôi th́ khg

    Hy vọng nó đă rơ hơn với bác Salsa

  2. #42
    Member
    Join Date
    11-05-2011
    Posts
    201

    Âm mưu chính trị của CS đàng sau những giải Văn học,văn chương,văn hóa

    Quote Originally Posted by Truc Vo View Post
    Cuốn sách Nỗi Buồn Chiến Tranh tính đến năm 2012 đă ....

    Nhà văn Bảo Ninh được trao Giải thưởng châu Á 2011 lần thứ 16 - Nikkei Asia Prizes của báo Kinh tế Nhật Bản:
    http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=6531
    Bác Trúc Vơ thân mến.
    Tôi trên 5 bó xin lập lại cái c̣m trước rằng th́ là mà "Đối tượng" của sách này (Bên thắng cuộc)là ai???Tụi nhỏ rường cột nước nhà lo phê bút với gu gồ.Nói các Bác tự hiểu
    Đừng tưởng bọn CS nó ngu khi nó làm một cái ǵ đó. 2 vợ chồng Lưu Quang Vũ nó cho đụng xe chết nhăng răng c̣n Bảo ninh sống phẻ
    Cái chữ bày đặt của tôi ư nói dụng ư chính trị của bọn nó
    Vd nó muốn đồng hóa dân ḿnh nó cho con mẹ ngu ở Anh "khảo luận"nguồn gốc tộc Việt từ Tàu...Nó muốn bụp tiền mẽo th́ làm đủ thứ "Chất độc màu da cam,đă giết chết em tôi sau một trận càn " .Muốn đánh Cam bốt th́ Vũ hoàng Ngày mai anh lên đường...tụi nó c̣n bơm cho Hồ Chí Minh là Danh nhân Thế giới của UNESCO nữa là.
    Chứ c̣n hay hay dở một cuốn sách truyện th́ t́ mỗi người Tôi tôn trọng
    Ví dụ với tôi Vừa đi đường vừa kể truyện của T.Lan hay hơn Hỏa ḷ của Nguyễn chí Thiện. Những thiên đường mù là Dâm thư ,Cánh đồng Bất tận mới là tiểu thuyết đáng đọc....
    Trở lại vấn đề Văn Hóa Vận của CS.
    Trong Bộ Chính Trị của bọn chúng th́ Ban Tuyên giáo trung ương có quyền lực "khủng".Nên anh em thằng Mai chí Thọ mới lạm quyền "Chủ tịch HCM vô vàn kính mến..."
    Các Bác đừng xem nhẹ .chữ "bày đặt" tức có "ư đồ" tôi dùng ư nghĩa đó thưa Bác Trúc Vơ

  3. #43
    Member XeOm's Avatar
    Join Date
    09-04-2011
    Posts
    917

    Phần 1 của 3

    Quote Originally Posted by johnchamber View Post
    [B]
    ...
    C̣n ba cái lem nhem tk21 sách vỡ,in ấn trên mạng Ma nó đọc
    Tuổi trẻ xài google và phê bút th́ sách này nhắm vào đối tượng nào? mấy Bác trên 5 bó biết
    Thấy câu hỏi hay hay này của bác, tôi nhớ có bài viết xuất sắc của ông Phùng Nguyễn về việc xuất bản trên mang.
    http://kesach.org/archives/878

    Tuy bài dài, nhưng tôi mang về đây luôn để các bác ở VN dễ đọc. Nhớ rằng khi vào kesach.org, các bác khg có điều kiện (như ở VN) có thể dùng coupons để lấy một số sách điện tử miễn phí

    -----
    Cách Mạng Ebook
    Phùng Nguyễn


    Bắt đầu với một bài phỏng vấn đăng trên talawas vào cuối năm 2009, sự cố Thơ Đến Từ Đâu (TĐTĐ), như một trái bóng tuyết, lăn xuống sườn dốc nền văn học phân hóa của Việt Nam, sưu tập tiếng ồn trên đường lăn, đường kính và trọng lượng của trái bóng tăng trưởng theo cấp số nhân và gây thương tích cho không ít các tác giả hải ngoại có tác phẩm in và phát hành tại Việt Nam. Có người cho rằng toàn bộ sự kiện chỉ là một cơn băo trong chén trà, nhưng người viết bài này th́ tin rằng câu chuyện không nhất thiết chỉ đơn giản như thế. Thơ Đến Từ Đâu, theo tôi, là giọt nước làm tràn ly, làm tràn cái “chén đắng” của người làm văn học hải ngoại.


    Ngay từ những bước đầu gian nan, nền văn học này đă bị/được dán cho nhăn hiệu “Cánh tay nối dài” của văn học miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975 bất kể những chuyển động, khai phá, làm mới hoàn toàn độc lập với nền văn học trong giai đoạn chiến tranh trước đó ở miền Nam. Đánh giá này đặc biệt được ưa thích trong giới cầm chịch nền văn học nội địa bởi v́ họ có thể, một cách thiếu lương thiện, gán cho nó những thuộc tính tiêu cực (được là vua, thua là giặc) khi cần thiết phải so sánh với nền văn học “chính thống” trong nước. Ngay cả khi được ai đó giao phó trách nhiệm nghiên cứu nền văn học này, kết quả cũng vô cùng phiến dện bởi v́ “công tŕnh” nghiên cứu được thực hiện “chỉ với mớ kiến thức đến từ một thu lượm bắt đầu và chấm dứt ở một thời điểm nào đó giữa một lục cá nguyệt” như tôi đă đề cập trong bài tiểu luận “Khi kẻ đồng lơa là nhà văn” trên mạng Hội Luận.


    Cách nh́n này cũng được một số trí thức Âu Mỹ, với mục tiêu nghiên cứu chính yếu là “chiến tranh Việt Nam” thay v́ “văn chương Việt Nam,” chia sẻ và áp dụng trong việc chọn lọc tác phẩm cho các chương tŕnh giới thiệu văn học chiến tranh, điển h́nh là nhóm William Joiner Center (WJC) do Kevin Bowen lănh đạo. Trong “Danh mục sách dịch sang tiếng Anh” ở vietnamlit.org, toàn bộ tác phẩm gồm văn xuôi và thơ do nhóm này thực hiện là của các tác giả sống trong nước và hầu hết là quan chức lớn nhỏ của hội nhà văn Việt Nam, một hội đoàn nằm dưới sự lănh đạo và chỉ đạo trực tiếp của nhà nước cộng sản Việt Nam. Xin lưu ư là nhóm WJC có ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi học đường gồm các hệ thống đại học Mỹ mà c̣n với một số cơ quan truyền thông như National Public Radio (NPR) và Public Broadcast Service (PBS) của Hoa Kỳ trong lănh vực giới thiệu lịch sử chiến tranh và văn chương chiến tranh Việt Nam với khán thính giả Anh ngữ. Chỉ riêng điều này cũng đủ để đưa tác giả Việt Nam hải ngoại vào một vị trí vô cùng bất lợi so với đồng nghiệp “lề phải” của họ tại Việt Nam. Bên cạnh những gian truân, những cay đắng đă trải qua trong công cuộc xây dựng một nền văn học lưu vong từ con số không, những ứng xử vừa kể chỉ có thể làm đầy thêm cái chén đắng mà người viết hải ngoại sẽ phải uống cạn vào một lúc nào đó trong đời ḿnh.


    Bị cấm đoán hoặc làm ngơ, văn học Việt Nam hải ngoại chỉ có thể được đón nhận công khai bởi chính cái tập thể từ đó nó mọc ra: độc giả Việt Nam hải ngoại, và số độc giả này th́ rất giới hạn về số lượng so với trong nước và có nguy cơ suy giảm cùng với thời gian, nhất là khi tiếng Việt trở thành thứ yếu đối với các thế hệ di dân tương lai. Ngay từ giữa những năm 90, giới làm văn học hải ngoại đă lên tiếng báo nguy về sự “lăo hóa” của văn học Hải ngoại. Trong tạp chí Văn học số 153-154, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đă phân tích về khả năng này trong tiểu luận “T́nh trạng lăo hóa trong sinh hoạt văn học.” Sáng tác và biên khảo từ những cây bút năng nổ nhất của hải ngoại cũng bắt đầu thưa đi từ thời điểm này. Có vẻ như số phận nền văn học của người Việt lưu vong đă được phong kín: tàn lụi cùng với thế hệ di dân đầu tiên!

    *

    Tuy nhiên, cũng chính vào thời điểm này, một số diễn biến mới đă lần hồi giúp làm giảm đi nỗi lo ngại về sự lăo hóa hay ngay cả cái chết của văn học Việt Nam Hải ngoại: “Đổi mới” ở Việt Nam và thương mại hóa Internet ở b́nh diện thế giới. Tuy vậy, không phải tất cả những cống hiến cho niềm hy vọng về sự trường tồn của văn học Hải ngoại từ hai sự kiện trên đều có cùng giá trị. Sự thật cho thấy Đổi mới, đặc biệt trong lănh vực văn chương văn hóa, ở Việt nam chỉ đưa đến những cái bánh vẽ về một nền văn học Việt nam “không biên giới” hơn là những tiến bộ thật sự. Sự kiện “Thơ đến từ đâu,” nằm chông chênh giữa ước muốn chia sẻ tâm tư của tác giả ngoài nước và việc thực hiện nghị quyết 36 của nhà cầm quyền trong nước, giúp cho thấy biên giới “trong ngoài” trong đời sống và trong văn chương sẽ tiếp tục tồn tại cùng với sự vắng mặt của quyền tự do phát biểu tư tưởng của người viết, ở bên này và bên kia biên giới lănh thổ của đất nước.


    Trong khi đó, Internet, đặc biệt khi được chính thức phổ cập hóa/thương mại hóa vào năm 1997, giúp xóa bỏ dần những biên giới địa lư, nới rộng lănh thổ văn chương của người Việt hải ngoại, gia tăng lượng người đọc, làm giảm đi nỗi lo bị tàn lụi và quên lăng mà chỉ mấy năm trước đó đă là một ám ảnh không nguôi của các tác giả lưu vong. Bắt đầu dưới dạng mail list khiêm nhường, tạp chí văn học điện tử “Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng” (VHNTLM) ấn hành số đầu tiên vào tháng bảy năm 1995 từ sáng kiến của nhà văn Phạm Chi Lan đánh dấu điểm xuất phát của nền văn học điện tử Việt Nam, cả trong lẫn ngoài nước. Áp dụng định nghĩa mà nhà lư luận Nguyễn Hưng Quốc sử dụng trong Văn Học Việt Nam Thời Toàn Cầu Hóa (1), VHNTLM là tạp chí văn chương “số” đầu tiên của Việt nam bởi v́ nội dung gồm những sáng tác mới ra ḷ và xuất hiện trước hết trên Internet. Sau đó không lâu, ấn bản điện tử của các tạp chí định kỳ “cổ điển” (bản in giấy) lần lượt xuất hiện trên Internet, bắt đầu với Thế Kỷ 21 (Lê Đ́nh Điểu), Văn Học (Nguyễn Mộng Giác), Văn (Nguyễn Xuân Hoàng), Hợp Lưu (Khánh Trường), và Việt (Nguyễn Hưng Quốc). Đây là thời kỳ đầu của văn chương “số hóa,” cũng theo định nghĩa của Nguyễn Hưng Quốc trong sách đă dẫn, trong đó tác phẩm in được chuyển sang dạng số (digitalized) để có thể đọc được trên Internet. Hiện tượng này xảy ra đúng như mong mỏi của người viết trong tiểu luận “Đôi điều về những sinh hoạt văn học của tuổi trẻ Hải ngoại trên liên mạng” đăng trên tạp chí Văn Học và VHNTLM vào năm 1997.


    Đă có những tiến bộ nhảy vọt trong phát triển của văn học mạng Việt Nam trong những năm về sau, trước hết ở Hải ngoại và sau đó tại nội địa. Hiện nay, những địa chỉ quen thuộc nhất của bạn đọc văn chương trên liên mạng đang là tienve, damau, talawas (đă đ́nh bản), vanchuongviet, gio-o, Diễn đàn Thế kỷ và một số diễn đàn văn chương khác. Ở hải ngoại, Diễn Đàn Thế Kỷ (hậu thân của tạp chí Thế Kỷ 21) do nhà văn Phạm Xuân Đài phụ trách là một quay lưng dứt khoát với h́nh thức cổ điển để bước vào không gian văn chương số. Trong khi đó, ở nội địa, trang mạng Văn chương Việt của Nguyễn Ḥa và thân hữu đă có những bước phát triển nhảy vọt về lượng và phẩm, đặc biệt đóng góp của tác giả hải ngoại ngày càng xuất hiện khá nhiều và đều đặn trong thời gian gần đây. Không giống như việc ấn hành lại một số tác phẩm chọn lọc từ bản in của một tạp chí định kỳ, ở các tụ điểm văn học online này, người đọc có cơ hội thưởng thức những sáng tác, biên khảo mới nhất của các tác giả đă thành danh hoặc mới xuất hiện, cả trong lẫn ngoài nước. Đó là chưa kể đến việc các tác phẩm của ngoại quốc cũng được thường xuyên giới thiệu, chủ yếu trên tienve và damau.

  4. #44
    Member XeOm's Avatar
    Join Date
    09-04-2011
    Posts
    917

    Phần 2 của 3

    Song song với những phát triển trong lănh vực phổ biến/cập nhật nội dung văn học online là những hoạt động nhằm chuyển sách in qua dạng điện tử và phổ biến chúng trên hệ thống Internet. Trong số các nỗ lực giới thiệu tác phẩm của các ng̣i bút thuộc ḍng văn học miền Nam Việt Nam (VHMNVN) trước 1975 và văn học hải ngoại sau 1975, phải kể đến Tủ sách Talawas và Thư viện Trên Kệ Sách. Tủ sách điện tử talawas, gồm nhiều tác phẩm tiêu biểu/quan trọng của các tác giả thuộc nền VHMNVN 54-75, cho phép bạn đọc đọc trực tiếp khi nối mạng, hoặc có thể in ra để xem dần. Trên Kệ Sách là một thư viện điện tử khá tân tiến, bên cạnh việc đọc trực tiếp tác phẩm trong dạng iPaper với h́nh thức tŕnh bày giống như sách in, có thể tải xuống máy trong dạng PDF để in ra hoặc xem trên máy vi tính. Cho đến gần đây, đă có khoảng 120 tác phẩm được phổ biến trên mạng này, bao gồm nhiều thể loại và có sự góp mặt của nhiều tác giả tăm tiếng ở hải ngoại.


    Trong “sự kiện” TĐTĐ, “Nên hay không nên xuất bản sách trong nước” của Nguyễn Hưng Quốc là một trong số những bài viết hiếm hoi tôi đă đọc một cách thích thú, đặc biệt ở những phân tích chính xác tâm lư của tác giả hải ngoại về về ước mơ/nguyện vọng chính đáng được chia sẻ tư duy/cảm xúc của ḿnh cùng đồng bào trong nước. Tuy vậy, trong khi hoàn toàn đồng ư trên nguyên tắc với phát biểu “Internet là con đường giao lưu hữu hiệu nhất giữa trong và ngoài nước,” tôi nghĩ rằng c̣n có nhiều việc phải làm để đưa nhận định này vào hiện thực, đặc biệt để giải quyết những vấn đề gai góc cộm lên từ sự kiện TĐTĐ và những sự kiện tương tự.


    Trong bài viết đă dẫn, Nguyễn Hưng Quốc trích đặc phái viên BBC Chính Vỹ về việc “Rất nhiều tiểu luận, bản dịch xuất hiện trên Thơ, Hợp Lưu, Việt… [đặc biệt bài viết, sách của Nguyễn Hưng Quốc] đă được photocopy nhiều lần, và một ít trong số đó đă trở thành tài liệu giảng dạy trong các trường đại học” để kết luận rằng tác giả hải ngoại không cần phải in sách trong nước mà vẫn có thể đưa tác phẩm của ḿnh đến với bạn đọc ở Việt Nam. Theo tôi, điều này không nhất thiết áp dụng được cho tất cả tác giả hải ngoại bởi v́ không phải ai cũng được bạn đọc trong nước hăng hái t́m đọc và chuyền nhau bản photocopy! Những số liệu về t́nh h́nh truy cập của thư viện Trên Kệ Sách cho thấy ngoại trừ các tiểu thuyết dữ kiện như Mekong, Ḍng Sông Nghẽn Mạch của nhà văn Ngô Thế Vinh hay các bộ sử của sử gia Tạ Chí Đại Trường, số lượng sách thuộc các thể loại khác được t́m đọc và tải xuống không nhiều lắm. Điều này không có nghĩa là các thể loại này, chủ yếu là sáng tác, kém giá trị mà có thể chỉ v́ chúng không phải là mục tiêu của những công tŕnh nghiên cứu học thuật của sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước. Cùng với tủ sách talawas, Trên Kệ Sách thường chỉ được “t́m đến” khi cần thiết cho nhu cầu biên khảo nhiều hơn là thưởng thức văn chương. Không có ǵ sai với điều này, bởi v́ các thư khố online này và các cơ sở tương tự trong nhiều năm qua đă phục vụ tốt bạn đọc ở vị trí của một trung tâm qui chiếu và bảo quản văn học ở qui mô nhỏ. Nhưng để đi xa hơn nữa trong việc đưa tác phẩm đến “tận tay” bạn đọc th́ các cơ sở này chưa hội đủ điều kiện.


    Cái “chưa đủ” trong lập luận của Nguyễn Hưng Quốc chính là quan niệm “người đọc phải t́m đến tác phẩm” mà tác giả đă mang vào bài viết của ḿnh. Trên thực tế, đặc biệt thực tế của văn học hải ngoại, chính là tác phẩm phải t́m đến người đọc, cách này hay cách khác. Cho nên Nguyễn Thị Hoàng Bắc phải hứng chịu búa ŕu dư luận chỉ v́ muốn thổi (thoảng) một cơn gió trên quê hương [thôi mà!]. Lẽ ra người ta không nên nặng nhẹ Nguyễn Thị Hoàng Bắc và những Nguyễn Thị Hoàng Bắc, bởi v́ không có ai cho họ một chọn lựa nào khác hơn cái quyền KHÔNG [nên/được] xuất bản tác phẩm của ḿnh trong nước. V́ sao?


    Internet trong thời gian qua không nhất thiết đă thực hiện được điều mà đa số tác giả hải ngoại kỳ vọng: mang sách của họ đến với độc giả trong nước, vốn trên nguyên tắc phải nhiều gấp bội số độc giả hải ngoại nếu dựa trên tỷ lệ dân số. Quư tác giả có tác phẩm tham gia chương tŕnh Trên Kệ Sách chẳng hạn, thường không biết có bao nhiêu độc giả trong và ngoài nước thật sự đọc một cách trọn vẹn công tŕnh của ḿnh. Họ rất hiếm khi nhận được hồi đáp từ bạn đọc. Ngoài ra, việc sách được phổ biến miễn phí có thể đưa đến cách đánh giá hời hợt, sai lầm về giá trị của tác phẩm, đến từ chính việc không phải tốn tiền mua sách. Cái cảm giác về chuyện “tặng không” đứa con tinh thần của ḿnh cho đời mà vẫn không được “đời” đón nhận một cách nồng hậu nhất định không ngọt ngào tí nào đối với bất cứ ai!


    Ở vị trí của độc giả trong nước, đọc một tác phẩm dài hơi trên máy vi tính không phải là điều có thể thực hiện bất cứ lúc nào cũng được. Hệ thống nối mạng thường là không ổn định lắm, việc truy cập không nhất thiết là dễ dàng. Đó là chưa kể đến nạn tường lửa, nạn tin tặc! Nếu được phép tải sách xuống máy th́ cũng không tiện lợi lắm v́ hoặc là vẫn phải đọc trên máy vi tính, hoặc phải in ra để đọc dần. Nhưng quan trọng hơn hết, một độc giả b́nh thường trong nước có thể không có đủ thông tin về văn học hải ngoại và các tác giả thuộc nền văn học bị cấm đoán này. Không biết th́ không t́m đọc, ngay cả khi tác phẩm đang ở trong dạng… t́nh cho không, biếu không trên Internet! Đó là chưa nói đến tâm lư hoài nghi giá trị văn học của những tác phẩm “miễn phí” trên mạng mà người viết đề cập ở trên.


    Một trong những phó sản không đáng hoan nghênh của các thể chế tự do dân chủ mà tuyệt đại đa số người Việt hải ngoại thừa hưởng là nạn lạm phát. Ở lănh vực văn chương, đó là nạn lạm phát tác giả và tác phẩm bởi v́ ở đây người ta có quyền tự do in ấn, xuất bản sách của ḿnh mà không phải qua một hệ thống sàng lọc nào hết. Ngoài ra, bởi v́ đội ngũ phê b́nh văn học hải ngoại không được dồi dào nếu không muốn nói là thiếu thốn, sinh hoạt đọc/điểm/phê b́nh sách tuy có nhưng phần lớn tập trung vào tác phẩm của một số các tác giả quen thuộc với độc giả hoặc quen biết với người điểm sách. Như là một hệ quả, không ai biết đă có bao nhiêu sách kém/thiếu chất lượng trong tổng lượng sách phát hành tại hải ngoại! Niềm hoài nghi của bạn đọc đối với sách miễn phí trên Internet, do đó, không phải là không có cơ sở.


    Cơ chế xuất bản và phát hành trong nước th́ hoàn toàn ngược lại, tác giả không thể đưa tác phẩm của ḿnh đến với công chúng thưởng ngoạn một cách trực tiếp. Phải có ít nhất một cơ quan đứng ra nhận trách nhiệm biên tập, in ấn, và phát hành. Trong khi ai cũng biết những qui định nghiêm ngặt này chủ yếu nhắm vào mục tiêu kiểm soát/kiểm duyệt nội dung của tác phẩm, và do đó ảnh hưởng trầm trọng và thường là một cách tiêu cực lên cách đánh giá nội dung văn chương, điều này đă, ít nhất ở bề mặt, tạo cho người đọc cái cảm giác là tác phẩm đă trải qua một quy tŕnh sàng lọc nhất định, và v́ vậy, giá trị của tác phẩm có thể tin cậy được. Đó là chưa kể đến việc người đọc phải bỏ tiền túi để mua sách, chi tiết này chỉ có thể đóng góp thêm giá trị cho cuốn sách được chọn mua. Cũng có thể chính điều này, không nhiều th́ ít, ảnh hưởng lên tâm lư tác giả hải ngoại bởi v́ thù lao từ tác quyền, tuy không nhiều và không hề là lư do chính cho việc in sách trong nước, giúp tạo cảm giác là công sức của họ được ghi nhận qua việc người đọc phải trả giá để thưởng thức tác phẩm của họ.


    Từ những điều trên, có thể hiểu được tại sao đối với một số các tác giả hải ngoại hệ thống in ấn và phát hành trong nước là con đường duy nhất hoặc chí ít, công hiệu nhất, để đưa tác phẩm của họ đến với đa số độc giả nội địa. Tất nhiên đây không phải là một chọn lựa tối ưu bởi v́ nhiều khi họ phải chấp nhận một số thỏa hiệp ngụy trang dưới cái tên hiền lành “biên tập” để đứa con tinh thần của họ có cơ hội xuất hiện trên văn đàn quốc nội. Và hậu quả là những tranh luận huyên náo kiểu TĐTĐ, trong đó, một cách vô cùng lạc đề, trọng tâm của thảo luận không phải là giá trị tự thân của tác phẩm mà là… phẩm cách của [các] tác giả! Những “tranh luận” kiểu này, mà tôi cho là vô bổ, đă xảy ra hơn một lần và chắc chắn sẽ tiếp tục trừ phi xuất hiện một giải pháp có thể đáp ứng nguyện vọng chính đáng của tác giả và trong cùng một lúc không để những đứa con tinh thần của họ bị khống chế/làm què quặt bởi hệ thống kiểm duyệt của nhà cầm quyền trong nước. Không dễ dàng ǵ để thỏa măn cùng một lúc cả hai yêu cầu chính đáng và khẩn thiết này!


    Cũng may mà chúng ta sống trong thời điểm của mạng hóa (webinization), của văn chương số và văn chương số hóa. Không những thế, chúng ta đang ở vào giai đoạn bước-qua-dậy-th́ của một cuộc cách mạng ngoạn mục nhất nh́ trong lịch sử nhân loại, cuộc cách mạng có khả năng đẩy lùi cuộc cách mạng in ấn đầu tiên vào vị trí thứ yếu chỉ trong một vài thập niên trước mắt: cách mạng ebook (the ebook revolution).

  5. #45
    Member XeOm's Avatar
    Join Date
    09-04-2011
    Posts
    917

    Phần 3 của 3

    *

    Ebook là một từ được sử dụng rộng răi để chỉ sách báo văn kiện trong dạng số (digitized). Toàn bộ tác phẩm ấn hành trong chương tŕnh Trên Kệ Sách có thể được xem là ebook bởi v́ chúng nằm trong định nghĩa này. Tuy nhiên, ebook mà bài viết này nhắm tới thuộc về một thể loại mới, sở hữu ít nhất hai thuộc tính quan trọng: khả năng thay thế sách in một cách toàn diện trong việc đáp ứng nhu cầu đọc của độc giả và hơn thế nữa, khả năng đáp ứng những yêu cầu mới của nền văn chương số và số hóa (digital & digitalized).


    Cùng với sự phát triển đến chóng mặt của Internet là những chương tŕnh ứng dụng, đặc biệt trong lănh vực thông tin. Điện thoại di động chẳng hạn, bắt đầu như là một thiết bị tiện lợi thay thế hệ thống điện thoại cổ điển với đám dây nhợ lôi thôi, cùng với những phát kiến và ứng dụng mới, ngày càng thông minh hơn và có khả năng thay thế máy vi tính ở nhiều lănh vực. Song song với diễn biến này là sự xuất hiện của những máy đọc ebook từ những cơ sở thương mại nổi tiếng như Amazon (Kindle), Barnes & Noble (Nook), Sony (Reader)… và nhanh chóng lan qua lănh vực phần mềm ứng dụng (app/application) dành cho điện thoại thông minh/smartphone và tablets (iPhone, iPad, Google Android Xoom & Galaxy Tab, Blackberry Playbook, và c̣n nhiều nữa…). Ebook reader hoặc “máy đọc,” cụm từ được người viết sử dụng từ điểm này trong bài để chỉ các thiết bị điện tử hoặc chương tŕnh điện toán ứng dụng đề cập ở trên, có những lợi thế rơ rệt so với cung cách đọc “cổ điển” hoặc “truyền thống” dành cho sách in, nhờ vào tiến bộ kỹ thuật ở nhiều lănh vực cùng với việc kiện toàn hệ thống phân phối sản phẩm. Có thể kể ra một số những lợi điểm vượt hẳn sách in như dưới đây:


    · Thư viện bỏ túi: Mỗi máy đọc là một thư viện bỏ túi và do đó di động, có thể chứa hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cuốn sách được sắp xếp/lưu trữ một cách thứ tự, vô cùng tiện lợi cho việc truy cập.

    · Ngay lập tức: Sách được phân phối ngay đến tài khoản của bạn đọc sau khi hoàn tất dịch vụ mua trên hệ thống/kênh phân phối online.

    · Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu: Sau khi sách được gởi đến hoặc được tải xuống máy đọc, người đọc có thể đọc sách bất cứ lúc nào bất kể máy đọc có đang nối mạng (online) hay không (offline). Nếu người đọc sở hữu nhiều máy đọc khác nhau, sách trong cùng tài khoản có thể đọc được từ tất cả các máy đọc này.

    · Tiện nghi hơn đọc sách in: Hầu hết các máy đọc đều kèm theo những tiện ích mà sách in không thể nào so sánh được, thí dụ như nhớ giúp người đọc trang cuối cùng (ngay cả khi dùng các máy đọc khác nhau nhưng nhập vào cùng một tài khoản), đổi font chữ lớn nhỏ tùy thích, “nhảy” ngay đến chương hoặc trang chọn lựa, t́m (search) bất cứ cụm từ nào trong sách đang đọc, đọc vào ban đêm mà không cần đến đèn đuốc, v.v…


    Cùng với những tiện nghi kể trên, máy đọc ebook đưa khái niệm liên văn bản (hypertext) vào thực tế “đọc” một cách trực tiếp và ngay tức khắc, điều mà sách in hoàn toàn bất lực. Hypertext là “loại văn bản phi tuyến tính, liên văn bản, đa tâm, bất định và bất liên tục, nặng tính chất tương tác cũng như tính chất tŕnh diễn” (Nguyễn Hưng Quốc, sđd). Ebook, khi được nối mạng (online), cho phép nhảy đến các điểm nối kết (link) trong bài. Tính tŕnh diễn được thể hiện với không chỉ ngôn ngữ mà c̣n với âm thanh, h́nh ảnh tĩnh hoặc động, và với ebook, điều này hoàn toàn nằm trong khả năng. Một cách ngắn gọn, ebook, xuyên qua máy đọc, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đọc và phổ cập hóa các tác phẩm thuộc nền văn chương số.


    Những tiện nghi kể trên giúp gia tăng số lượng độc giả và sách xuất bản/ấn hành trong dạng ebook một cách vô cùng nhanh chóng. Trong Văn Học Việt Nam Thời Toàn Cầu Hóa, dựa trên số liệu về ebook cho năm 2004 của tạp chí Business Week, Nguyễn Hưng Quốc đă tiên đoán tương lai của ebook ở đoạn văn dưới đây:


    Ngày trước, nói đến sách, người ta liên tưởng ngay đến giấy. Bây giờ có sách điện tử (ebook). Đă đành trên phạm vi thế giới, sách điện tử chưa thực phổ biến và chưa phải là một đe doạ đối với sách in theo kiểu truyền thống. Nhưng nên nhớ là tuổi tác của sách điện tử c̣n quá nhỏ. Để trở thành phổ biến, sách in cần đến mấy trăm năm. Sách điện tử, ngược lại, chỉ mới manh nha. Mới manh nha nhưng nó lại đầy tiềm lực, và do đó, đầy tương lai: Nó được nuôi dưỡng, trước hết, trong lănh vực giáo dục, nơi đào luyện các thế hệ người đọc sắp tới. Cứ thử vào thư mục trên mạng của các thư viện đại học mà xem: số lượng sách điện tử càng ngày càng nhiều. Tại Úc, người ta đang chuẩn bị phát hành các loại sách giáo khoa các cấp, từ tiểu học đến trung học, dưới h́nh thức sách điện tử để trẻ em khỏi phải mang những túi xách nặng trĩu sách vào lớp học. Cuộc cách mạng giáo dục mà chính phủ Lao Động tại Úc hiện đang hô hào có một nội dung rất cụ thể: mỗi học sinh một chiếc máy vi tính cầm tay (laptop). Cả ngày các em t́m và đọc tài liệu, viết bài, trao đổi thư từ với bạn bè và thầy cô giáo, thậm chí, chơi game trên máy vi tính. Việc các em ấy, sau này, thích đọc sách điện tử hơn sách in là điều có thể đoán được. Nh́n các em bây giờ, do đó, có thể mường tượng h́nh ảnh sinh hoạt văn học trong vài thập niên tới.


    Điều Nguyễn Hưng Quốc tiên đoán chắc chắn sẽ xảy ra. Có điều, có lẽ không cần đến vài thập niên! Và điều “Chưa phải là mối đe dọa…” vào năm 2004 đă là “Đă là…” vào đầu năm 2011. Gần đây Amazon công bố số liệu (07/2010) về sự kiện ebook vượt qua sách in (02/2011) về tổng số sách do công ty này bán được (2). Một tin khác, cũng rất đáng được quan tâm, công ty phát hành sách Borders vừa khai phá sản (02/2011), và một trong những lư do chính được nhật báo Wall Street Journal chỉ ra một cách chính xác như dưới đây:


    [Borders đă] thất bại trong việc vun xới một hiện hữu đầy ư nghĩa trên liên mạng hoặc trong lănh vực ngày càng phổ cập của ebook, đặc biệt vào thời điểm mà những tiệm sách đồ sộ không c̣n thu hút được sự lưu tâm của xu hướng văn hóa đại chúng nữa! (3)


    Những thay đổi lớn trong xu hướng văn hóa đại chúng (broad cultural trend) có dính líu đến kỹ thuật thường phát khởi từ và tiếp nhận trước hết bởi giới trẻ. Tuy vậy, những số liệu thống kê về độ tuổi của những người sở hữu máy đọc Kindle của Amazon làm đảo lộn dự đoán thông thường của đa số về khả năng tiếp thu nền văn hóa đọc mới của giới trung niên và lăo thành. Theo biểu đồ dưới đây, thành phần đông đảo nhất (75.7%) gồm những người trên 34 tuổi. Có nhiều cách giải thích hiên tượng này, nhưng theo người viết, lư do quan trọng nhất vẫn là những dễ dàng và tiện lợi trong việc khiển dụng máy đọc, bất kể là thiết bị điện tử (Kindle, Nook…) hoặc phần mềm ứng dụng cài đặt trên tablet hoặc điện thoại thông minh các loại. Điều này đă giúp tháo gỡ cái rào cản gồm những yêu cầu tối thiểu về kiến thức và thao tác kỹ thuật mà không ít những người lớn tuổi khó vượt qua. Có thể nói, bên cạnh hệ thống phân phối ebook đầy hiệu năng, “dễ dàng và tiện lợi” trong việc sử dụng máy đọc là yếu tố quan trọng nhất trong việc ”mang ebook đến tận tay bạn đọc” mà người viết nhắc đến nhiều lần ở trên. Cái đám đông mù chữ số mà Nguyễn Hưng Quốc nói đến trong sách đă dẫn có lẽ sẽ không nhiều lắm chính v́ cái yếu tố dễ dàng và tiện lợi này. Nếu phải mù chữ số, nguyên nhân nhiều phần sẽ là do chọn lựa hơn là do thiếu khả năng hội nhập.


    Thanh niên (18-34) – 22%
    Trung niên (35-54) – 38.4%
    Cao niên (over 54) – 37.3%



    Nguồn: Kindle Demographics
    http://kindleculture.blogspot.com/20...ographics.html


    Những diễn biến và số liệu nêu trên cho thấy cuộc cách mạng non trẻ ebook mang tính khẩn trương, toàn diện, và toàn cầu. Độc giả và tác giả khắp nơi đều nằm trong tầm ảnh hưởng của nó, cách này hay cách khác. Tất nhiên là người ta có thể chọn đứng ngoài hoặc ngay cả chống đối nhưng không thể từ chối sự hiện hữu của cuộc cách mạng này, đơn giản bởi v́ không thể chống lại một điều không hề xảy ra! Lư do phổ biến nhất để không phải tham gia cách mạng ebook sẽ/vẫn là “cái cảm giác không thể thay thế/tước bỏ được của việc nâng niu, ôm ấp cuốn sách in ngát hương giấy mới…” Đó là chưa kể đến xác hoa ti gôn héo khô nằm e ấp giữa hai trang sách, dấu son môi nhạt nḥa của khung trời ngày cũ, giọt nước mắt một lần nhỏ xuống trang giấy (và sẽ không bao giờ bốc hơi) từ cuộc t́nh ngang trái, vân vân và vân vân… Người viết không hề có ư định tranh căi về những điều như thế cũng như sẽ không tranh căi về một điều tương tự: lửa. Một cách thận trọng, có thể cho rằng lửa được loài người khám phá và học cách chế ngự hơn nửa triệu năm về trước, nhưng điều này không hề ngăn cấm món cá sống (sushi) của Nhật tiếp tục là một trong những thực đơn ưa thích của nền ẩm thực thế giới!


    Thay vào đó, thử bàn về cuộc cách mạng ebook và nền văn học tiếng Việt, trong đó có phần đóng góp quan trọng của tác giả/tác phẩm ở bên ngoài đất nước.

    *

    Tôi cho rằng thay v́ tránh né hay tŕ hoăn, giới làm văn học hải ngoại cần thiết phải rút ra những nội hàm quan trọng từ cuộc cách mạng này, và áp dụng những lợi thế của ebook để phá bỏ những rào cản cuối cùng trong việc mang tác phẩm của ḿnh đến với bạn đọc tiếng Việt trên toàn thế giới, đặc biệt đến người đọc trong nước. Công cuộc này, nếu thực hiện tốt, sẽ không chỉ chấm dứt những tranh luận vô bổ nhắm vào cá nhân người viết thay v́ giá trị tự thân của tác phẩm mà c̣n giúp khai quang con đường đưa đến nền văn hóa đọc mới cho giới thưởng ngoạn văn học Việt ngữ nói chung.


    Một nền văn hóa đọc, cổ điển hay hiện đại, có những yêu cầu đặc thù của nó. Văn hóa đọc mới cần có tác phẩm trong dạng/h́nh thức mới, tức dạng số hoặc số hóa, cần một hay nhiều hệ thống/kênh phân phối đến người đọc, và sau hết, cần có người đọc. Những điều kiện này được thỏa măn bởi cuộc cách mạng ebook, dù đang ở giai đoạn phát triển, như đă tŕnh bày ở trên. Có thể nói các sách in ấn hành bởi các nhà xuất bản tăm tiếng trên thế giới trong thời gian gần đây thường đi kèm với ít nhất một ấn bản trong dạng ebook. Những cơ sở phát hành ebook mọc ra ngày càng nhiều hơn, trong đó các trung tâm hàng đầu gồm có Amazon, Google Books, Barnes and Noble, Apple iTune (iBooks), và một số các trung tâm “tự phát hành” như Smashwords.com… Ở yêu cầu thứ ba, độc giả, số lượng người đọc ebook gia tăng hàng ngày, và nhất định sẽ nhanh chóng thay thế phần hao hụt ở số lượng độc giả “cổ điển” trong những năm tháng sắp tới. Một trong những yếu tố thúc đẩy việc gia tăng số lượng độc giả ebook một cách vô cùng nhanh chóng (và chưa được người viết đề cập đến) là ebook làm giàu thêm kinh nghiệm đọc của độc giả thay v́ buộc họ phải chọn lựa giữa nó và sách in. Sự thật là tất cả độc giả ebook cũng là độc giả sách in, và trong số họ, tôi không tin là đă có nhiều người liệng bỏ tủ sách chọn lọc của ḿnh. Nếu một ngày nào đó vai tṛ sách in trở nên thứ yếu, chính là v́ nó không có khả năng đáp ứng những yêu cầu của một nền văn chương mới, văn chương số và số hóa.


    Những sự kiện nêu trên, tuy vậy, dựa trên những phát triển mới nhất trong lănh vực sách báo Âu Mỹ, chủ yếu là sách báo Anh ngữ, thứ ngôn ngữ mạnh hàng đầu thế giới. Liệu cuộc cách mạng ebook sẽ có những ảnh hưởng đáng kể nào lên một ngôn ngữ yếu kém như tiếng Việt, đặc biệt văn chương Việt ngữ, trong đó có văn chương hải ngoại?


    Để đọc tác phẩm số/số hóa với sự dễ dàng và tiện lợi vượt xa sách in, chúng ta cần đến máy đọc. Các thiết bị điện tử này không phải rẻ tiền, nghĩa là không phải độc giả nào, đặc biệt độc giả trong nước, cũng có khả năng mua sắm được. Tuy vậy, theo một báo cáo t́m thấy trên trang mạng Vietnam Financial Review của bộ tài chánh Việt Nam trong tháng 8, 2010, số lượng khách hàng điện thoại thông minh tăng 15% hàng năm. Các báo cáo nghiên cứu thị trường của các hăng sản xuất điện thoại di động quốc tế cũng ghi nhận khuynh hướng này ở Việt Nam và các nước láng giềng. Như vậy chỉ c̣n là vấn đề thời gian để khả năng ḥa nhập nền văn hóa đọc mới trở nên phổ cập hơn ở Việt Nam (4).


    Thứ đến, để mang ebook đến “tận tay” người đọc, cần đến khả năng in ấn và phát hành. Khâu in ấn không phải là điều khó thực hiện, và không những thế, rất ít tốn kém. Đây là một lợi thế của ebook mà sách in không thể nào so sánh được. Không cần đến những nhà máy in hiện đại và hàng tấn giấy đắt tiền, một ấn bản điện tử duy nhất của tác phẩm đủ để phân phối đến độc giả của nó ở khắp địa cầu. Tất nhiên là cần có một hay nhiều kênh phát hành ebook để thực hiện công việc phân phối tác phẩm một cách hữu hiệu như thế. Ở phần trên, người viết có nhắc đến Amazon, Google Books, Barnes and Noble, Apple iTune (iBooks), những cơ sở phát hành ebook lớn nhất nh́ thế giới. Hiện tại (tháng 3, 2011), những trung tâm này, một cách đáng tiếc, không chính thức hỗ trợ tác phẩm viết bằng tiếng Việt chính v́ vị trí nhược tiểu của Việt ngữ trên thị trường sách báo thế giới. Hiện nay các trung tâm này thường chỉ chấp nhận Anh ngữ và một nhúm các ngôn ngữ ở Âu châu như Pháp, Đức, Ư, Tây Ban Nha… mà thôi. Bản thân người viết đă bỏ nhiều th́ giờ, công sức, và ngay cả sử dụng chính tác phẩm của ḿnh như là vật tế thần với hy vọng mang tác phẩm Việt ngữ đến với chương tŕnh Kindle Direct Publishing (KDP) của Amazon nhưng tiếc đă không gặt hái được kết quả nào đáng kể. Cũng không thể trách Jeff Bezos, vị chủ tịch “lắm mồm và ồn ào nhất” của công ty Amazon, bởi v́ ngay cả thứ ngôn ngữ sử dụng bởi 1.5 tỷ người Hoa cũng chưa được ông ta ngó ngàng đến.


    Trở ngại đến từ vị trí yếu kém của Việt ngữ tuy có thể gây khó khăn cho công việc phát hành ebook nếu chỉ dựa vào các hệ thống phân phối lớn và gần như tuyệt hảo nói trên, không nhất thiết phải làm cho việc này trở nên bất khả. Vẫn c̣n có nhiều lựa chọn trong việc đưa ebook tiếng Việt đến tận tay bạn đọc. Chúng ta có thể sử dụng các trung tâm “tự phát hành” (Ebook self-publishing center) hoặc tự đảm nhiệm công việc này ở vị trí của một trung tâm xuất bản và phát hành ebook, hoặc kết hợp thực hiện cả hai điều trên cùng một lúc, điều mà người viết tin rằng nên và cần.


    Bằng cách sử dụng các trung tâm “tự phát hành” uy tín trên Internet, chúng ta có thể lợi dụng hệ thống phân phối của họ để đưa sách đến tay bạn đọc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trung tâm tự phát hành Smashwords.com chẳng hạn, bên cạnh khả năng quản lư hệ thống phát hành riêng của ḿnh, c̣n giúp phân phối sách nằm trong “Premium Distribution List” (PDL) đến các “kênh” phân phối ebook quan trọng khác như Apple, Amazon, B&N, Diesel, Kobo, và Sony. Một điều người viết chưa rơ là các ebook Việt ngữ (bị từ chối nếu phát hành trực tiếp trên một số kênh phân phối nói trên) có được chấp nhận xuyên qua “Premium Distribution List” của Smashwords hay không. Trong mọi trường hợp, sử dụng các hệ thống tự phát hành cho phép ebook có nhiều cơ hội đến với một khối lượng độc giả đông đảo hơn và đồng thời tạo điều kiện cho việc xâm nhập các hệ thống ấn/phát hành ebook lớn nhất hành tinh.


    Tự xuất bản và phát hành ebook tất nhiên sẽ đ̣i hỏi nhiều hơn tài nguyên và công sức của nhóm thực hiện. Tuy nhiên, một cơ sở xuất bản và phát hành ebook của người Việt hải ngoại sẽ vô cùng cần thiết trong giai đoạn này để không chỉ đáp ứng những yêu cầu của văn chương số/số hóa (văn hóa đọc mới) mà c̣n để giải quyết một số vấn nạn cơ bản vốn là nguyên nhân đưa đến những tranh căi vô bổ, thừa sôi bỏng nhưng thiếu ḥa nhă trong vụ TĐTĐ và các sự kiện tương tự …


    Trước hết, một cơ sở in ấn và phát hành ebook ở hải ngoại sẽ giúp các tác giả giải quyết khâu kỹ thuật trong việc tạo/định dạng (format) và ấn hành tác phẩm theo yêu cầu dành cho ebook cũng như việc đưa tác phẩm vào các kênh phân phối đề cập ở trên. Cơ sở này đồng thời giúp giải quyết các vấn đề kỹ thuật mà người đọc có thể gặp phải trong việc sử dụng máy đọc các loại. Ngoài ra, việc quản lư số lượng sách bán được và tiền thu nhập từ việc bán sách trên nhiều kênh phân phối cũng được đảm nhiệm bởi trung tâm này. Nói chung, ở nhiều khía cạnh, một cơ sở tự xuất bản khiêm nhường như vậy thật ra có thể đảm nhiệm các chức năng tương tự một hệ thống xuất bản và phát hành “cổ điển” có tầm cỡ.


    Tuy vậy, tiến bộ kỹ thuật không thể giải quyết một số vấn nạn căn bản mà văn học hải ngoại phải đối diện, trong đó có việc thẩm định giá trị của tác phẩm sẽ được xuất bản và phát hành. Cuộc cách mạng ebook, với tất cả những ưu điểm của nó, thật ra không giúp ǵ được cho việc nâng cao chất lượng tác phẩm. Không những thế, với giá thành rẻ mạt cùng với những yêu cầu tối thiểu về kiến thức kỹ thuật liên quan đến việc ấn/phát hành ebook, nạn lạm phát “tác phẩm” và từ đó nạn lạm phát “nhà văn,” “nhà thơ” sẽ chỉ có thể tăng chứ không giảm. Trên thực tế, điều này đă xảy ra trên các hệ thống tự xuất bản mà người viết đề cập ở trên. Thử nh́n qua đại tác phẩm Bông Cỏ May của Le Hoang Truc với những lời [tự] giới thiệu người viết tạm dịch dưới đây:


    Một tập hợp gần 200 bài thơ tiếng Việt của Le Hoang Truc, một trong các nhà thơ sáng tạo và có hiệu năng nhất trong nhiều thế kỷ vừa qua… Thơ hài hước của cô/bà [Le Hoang Truc] từng được so sánh với thơ của thi sĩ bất tử Hồ Xuân Hương.


    Một tệ nạn khác, nạn xâm phạm tác quyền (copyright infringement), cũng có vẻ như đang trên đà phát triển. Tuyển tập 32 Truyện Ngắn Hay do Pham Lam Khai thực hiện gồm nhiều truyện ngắn “hay và đặc sắc” của các tác giả trong nước như Bảo Ninh, Chu Lai, v.v… và đề giá bán gần 10 đô la trên hệ thống tự phát hành Smashwords. Trừ phi sách được xuất bản với sự đồng ư của quư tác giả có tên trong tuyển tập, và trong trường hợp này người viết xin chân thành tạ lỗi cùng biên tập viên kiêm nhà xuất bản Pham Lam Khai, sự hiện diện của một tập hợp như vậy mang nhiều vết tích của một vụ ăn cắp hầu như công khai tài sản trí tuệ mà các tác giả liên hệ cần lưu tâm (và chấp nhận nợ người viết một chầu café!).


    Ở vị trí một cơ sở ấn/phát hành ebook hải ngoại, những hiện tượng tiêu cực như thế có thể tránh được với việc thành lập một ban tuyển đọc tin cậy bao gồm các nhà phê b́nh, lư luận, và các tác giả uy tín để thẩm định, chọn lọc, và giới thiệu các tác phẩm sẽ được ấn/phát hành trong dạng ebook. Bằng cách thực hiện tốt phần tuyển đọc, người viết tin rằng cơ sở xuất bản ebook hải ngoại sẽ nhanh chóng xác lập vị trí quan yếu và vô cùng hữu ích của nó không những cho người viết ở hải ngoại mà cả trong nước nữa, đặc biệt cho các tác giả không muốn dựa dẫm vào hệ thống xuất bản “lề phải.” Thêm vào đó, nhờ ở vị trí độc lập độc đáo của ban tuyển đọc, điều mà tất cả các biên tập viên của tất cả các nhà xuất bản nội địa chỉ có thể mơ ước, tác phẩm gởi đến của cơ sở xuất bản này chắc chắn sẽ không bị phân biệt đối xử bởi những tiêu chí ngoài văn chương, đặc biệt là chính kiến! Để tránh những xâm phạm tác quyền công khai hay lén lút, cơ sở ấn/phát hành ebook hải ngoại có thể giúp tác giả trong việc xác lập và bảo vệ tác quyền của ḿnh trong các ấn bản khác nhau (ebook hoặc sách in) bằng cách áp dụng một ISBN (International Standard Book Number) riêng biệt cho mỗi ấn bản. Sau hết, cho các thực khách trung thành của món shushi văn chương, sách in theo yêu cầu (Print On Demand hoặc POD) có thể được thực hiện bằng cách hợp tác với các cơ sở in ấn có thiện chí. Thư Ấn Quán, do nhà văn Trần Hoài Thư trách nhiệm, có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ in theo yêu cầu này và trong nhiều năm qua đă có những đóng góp lớn lao và đầy ư nghĩa trong việc phục hồi và bảo tồn một số tác phẩm thuộc nền VHMNVN 54-75.

    *

    Trở lại với vấn nạn TĐTĐ. Thơ NÊN đến từ… ebook! Ebook, như đă tŕnh bày, là một giải pháp không chỉ khả thi mà c̣n vượt trội những lựa chọn hạn hẹp mà tác giả hải ngoại đang có: nên hay không nên in sách trong nước (với nhiều phiền toái và khả năng phải thỏa hiệp)! Với ebook, tác giả có thể mang sách của ḿnh đến tận tay bạn đọc trong nước mà không phải thỏa hiệp với hệ thống kiểm duyệt của nhà cầm quyền. Ebook đưa nhận định “Internet là con đường giao lưu hữu hiệu nhất giữa trong và ngoài nước” của Nguyễn Hưng Quốc từ lư thuyết vào thực tế, và giúp chấm dứt những tranh luận vô bổ nhắm vào phẩm cách tác giả như đă xảy ra trong vụ TĐTĐ. Không những thế, ebook c̣n có khả năng sửa sai các tác phẩm đă bị làm thành dị dạng bởi lưỡi kéo kiểm duyệt trước đây bằng cách cho ấn hành nguyên bản trong dạng ebook, cho phép bạn đọc có cơ hội so sánh và tự rút ra những kết luận về tác hại của kiểm duyệt lên đời sống văn hóa của chính họ và của đất nước. Và khả năng này không chỉ áp dụng riêng cho tác giả ở hải ngoại mà cả tác giả trong nước nữa. Một điều quan trọng mà tác giả trong nước cần lưu ư là vấn đề tác quyền. Trong mọi trường hợp, chỉ nên hợp đồng bản quyền sách in khi xuất bản và giữ lại cho ḿnh tác quyền trọn vẹn ở các định dạng khác, kể cả và nhất là ebook. Như vậy, tác giả có thể chọn xuất bản cùng một cuốn sách trong dạng ebook không cắt xén, không “biên tập” chừng nào tác giả chấp nhận chịu trách nhiệm về những điều ḿnh viết xuống (kể cả việc bị công an văn hóa sách nhiễu).

    *

    Với tất cả những dễ dàng và thuận tiện trong việc ấn/phát hành ebook, một số thức giả nghĩ xa trông rộng có thể đưa ra mối quan ngại về khả năng cạnh tranh của các cơ sở xuất bản trong nước, đặc biệt những cơ sở quốc doanh với số ngân khoản không giới hạn có thể làm giảm hay ngay cả triệt tiêu sự quan yếu của một cơ sở ấn/phát hành ebook hải ngoại và biến những nỗ lực xây dựng một cơ sở như thế trở nên vô nghĩa. Đây là một quan ngại hợp lư, và một hay nhiều cơ sở ấn/phát hành ebook quốc nội nhất định sẽ xuất hiện, sớm hay muộn (4). Câu trả lời của người viết là không những không nên lo ngại mà c̣n nên cầu mong cho các cơ sở này xuất hiện càng sớm và càng nhiều!


    Đă có ít nhất một cơ sở xuất bản trong nước cất những bước “e ấp” vào lănh thổ ebook (5), và điều này hoàn toàn có thể hiểu được. Vào khoảng tháng 10 năm 2010, Nhă Nam ấn hành 4 ebook trên hệ thống Smashwords, và tất cả đều là sách dịch được số hóa từ dạng cổ điển (sách in) ấn hành bởi chính nhà xuất bản này trước đó. Tại sao toàn sách dịch? Có thể bởi v́ sách dịch được ưa thích hơn các thể loại khác. Có thể bởi v́ các tác giả là người ngoại quốc và qua đời đă lâu (không nên làm phiền người chết!). Cũng có thể đây là một phương án tốt để thăm ḍ khả năng của thị trường ebook phôi thai ở Việt Nam, nhưng người viết e rằng mục tiêu thăm ḍ không chỉ dừng lại ở đó. Bất kể vùng vẫy ở môi trường nào, dưới “đất” hay trên” siêu không gian,” các cơ sở xuất bản nội địa không thể nào thoát khỏi mạng lưới kiểm duyệt tinh vi và hiệu quả của nhà cầm quyền. Để kiểm soát những ǵ được phát hành, bất kể là sách in hoặc ebook, nhà cầm quyền chỉ cần khống chế những người chịu trách nhiệm các cơ sở in ấn và phát hành, một việc vô cùng đơn giản và vô cùng dễ dàng đối với các thể chế toàn trị. Cho nên, Nhă Nam hay bất cứ cơ sở xuất bản nào khác sẽ không bao giờ có được toàn quyền quyết định trong việc giới thiệu đến công chúng thưởng ngoạn các tác phẩm toàn vẹn, phản ánh trung thực tư tưởng và chữ nghĩa của tác giả. Điều an toàn nhất cho Nhă Nam và các cơ sở xuất bản tương tự là in lại trong dạng ebook các sách đă được cấp phép (nghĩa là đă được “biên tập” bởi công an văn hóa)và phát hành trong dạng sách in trước đó. Chính là điều này chứng minh sự cần thiết không thể thay thế được của một cơ sở ấn/phát hành hải ngoại, nơi mưu đồ áp đặt các hàng rào phi văn chương, đặc biệt là chính kiến, của bất cứ thế lực nào sẽ không có cơ hội được thực hiện! Trong cùng một lúc, việc xuất hiện các cơ sở ấn/phát hành ebook trong nước sẽ có những đóng góp tích cực của nó, đặc biệt ở mặt phát triển số lượng độc giả ebook ở nội địa, một yêu cầu thiết yếu cho việc ḥa nhập vào nền văn hóa đọc mới của thế giới nói chung và khả năng thưởng thức một cách thuận tiện các tác phẩm nằm ngoài hệ thống kiểm duyệt của nhà nước nói riêng. Cho nên, hăy cùng cầu mong điều này sớm xảy ra ở Việt Nam (5).

    *

    Như đă nhấn mạnh nhiều nơi trong bài viết, việc xây dựng một cơ sở ấn/phát hành ebook của giới làm văn học hải ngoại không chỉ cần thiết mà c̣n cấp bách, và cần đến sự đóng góp của nhiều bàn tay. Vươn dậy từ hoang tàn đổ nát của cuộc chiến nồi da xáo thịt, những người viết ngoài nước, trong hơn ba thập kỷ lưu vong, xuyên qua kinh nghiệm ở tầm vóc thế giới mà họ thu thập được bằng cách học hỏi, thử nghiệm, sáng tạo, phê phán, và sàng lọc, đă cách này hay cách khác cống hiến cho một số những chuyển hướng quan trọng của văn học Việt Nam nói chung và văn học trong nước nói riêng.


    Sống và làm việc trên các đất nước phát triển Âu Mỹ, người viết hải ngoại không chỉ chứng kiến mà c̣n cọ sát với những chuyển động mới nhất của cuộc cách mạng ebook hầu như mỗi ngày. Đây là những trải nghiệm mà đồng nghiệp của họ ở trong nước không dễ dàng ǵ có được. Ở vào giai đoạn non trẻ của cuộc cách mạng ebook, chính vào thời điểm này, giới làm văn học hải ngoại một lần nữa cần thiết phải nhận lấy vai tṛ tiên phong trong việc xây dựng một nền văn hóa đọc mới cho nền văn học Việt ngữ, bắt đầu với việc xây dựng một cơ sở ấn/phát hành ebook cho chính ḿnh.


    Sẽ luôn luôn có những thử thách lớn chờ đợi người ở tuyến đầu, nhưng điều này hoàn toàn nằm trong dự kiến.

    PN 04/2011

    --------
    Ghi chú:

    1- Văn Học Việt Nam Thời Toàn Cầu Hóa, Nguyễn Hưng Quốc – Văn Mới, California, USA, 2010.

    2- Tin mới nhất từ tạp chí kỹ thuật online Engadget cho thấy số lượng ebook bán ra tăng gấp ba lần hàng năm, và trong cùng một lúc, số lượng sách in sút giảm ở tất cả các thể loại chính:
    http://www.engadget.com/2011/04/15/e...line-in-every/

    3- Borders’s finances crumbled amid declining interest in bricks-and-mortar booksellers, a broad cultural trend for which it offered no answers. The bookseller suffered a series of management gaffes, piled up unsustainable debts and failed to cultivate a meaningful presence on the Internet or in increasingly popular digital e-readers. Its online struggles proved critical as consumers became accustomed to getting books mailed to their doorsteps or downloaded to handheld electronic devices.

    4- Trong lần về Việt Nam gần đây, người viết nhận thấy các loại “máy đọc” đề cập trong bài được bày bán trong các cửa hàng vi tính/điện tử ở các thành phố lớn. Tuy giá thành c̣n cao, điều này là một khích lệ cho việc du nhập và phát triển cách mạng ebook tại Việt Nam.

    5- Khi bài này đang c̣n trong dạng chưa hoàn chỉnh, người viết nhận được tin là nhánh ebook của nhà sách Phương Nam trong nước đă bắt đầu hoạt động. Đây là một tin đáng khích lệ cho việc phổ cập hóa ebook ở nội địa.

  6. #46
    Member
    Join Date
    11-05-2011
    Posts
    201

    Xin cảm ơn Bác Xeom

    Xin cảm ơn Bác Xeom

  7. #47
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Đọc “Bên Thắng Cuộc” (1) – về tác giả Huy Đức

    (Vài lời giới thiệu của người post:
    Tác giả 4 bài viết sau đây là ông Nguyễn Ngọc Chính, nguyên trung úy giảng viên Anh ngữ Trường Sinh ngữ Quân đội dưới thời VNCH. Năm 1971 thiếu úy Nguyễn Ngọc Chính được quân đội VNCH gởi đến trường Defense Language Institute (DLI), tại căn cứ không quân Lackland, San Antonio, Texas để học về Basic English Language Instructor Course. Năm 1973 trung úy Nguyễn Ngọc Chính lại được quân đội VNCH gởi đến trường Defense Language Institute (DLI) học một khóa tu nghiệp (refesher course) về giảng dạy Anh ngữ.
    Sau năm 1975 và sau khi "tốt nghiệp học tập cải tạo", Nguyễn Ngọc Chính chuyển sang dạy Anh ngữ tại các lớp tiếng Anh ban đêm rồi viết báo bằng tiếng Anh cho tờ Vietnam Investment Review (VIR). Ông là trưởng đại diện (Bureau Chief) của VIR tại Sài G̣n; VIR có văn pḥng chính tại Hà Nội. VIR là một hợp tác kinh doanh (business co-operation contract) giữa một cơ quan trong nước và đối tác nước ngoài Úc năm 1991; phía Úc lo bài vở cho tờ báo và phía Việt Nam chịu trách nhiệm về nội dung. Ông Nguyễn Ngọc Chính làm việc cho phía đối tác nước ngoài Úc.
    Ông Nguyễn Ngọc Chính và gia đ́nh là 1 trong 5 gia đ́nh là các nhân vật sống, được nói đến, được phỏng vấn, trong quyển sách Saigon Stories của tác giả Sam Korsmoe, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2006 (Nhà xuất bản PublishAmerica, Baltimore http://www.amazon.com/Saigon-Stories.../dp/1424134315
    ).
    Năm gia đ́nh thuộc thành phần chính trị-xă hội khác nhau được nói đến, được phỏng vấn, trong quyển sách Saigon Stories, bao gồm:
    (1) Những người di dân miền Bắc (The Northern Migrants), họ vào Nam sau ngày 30/4/75;
    (2) Những người ái quốc miền Nam (The Southern Patriots) tập kết ra Bắc năm 1954;
    (3) Người làm chính trị miền Nam (The Southern Politician);
    (4) Người sĩ quan miền Nam (The Southern Officer) phục vụ trong quân đội VNCH; và
    (5) Những người trở về (The Returnees) từ nước ngoài.
    Ông Nguyễn Ngọc Chính và gia đ́nh thuộc hang mục thứ (4) nói trên.
    Ông Nguyễn Ngọc Chính hiện đă về hưu và sống tại Sài G̣n.
    Các thông tin ở trên hầu hết là góp nhặt từ
    https://plus.google.com/111305084683248256456/posts
    Một số h́nh ảnh trong các bài gốc mà đă có trong các posts trước đây trong thread này, hay các h́nh ảnh không có ǵ hấp dẩn, sẽ không được post lại. Các tiêu đề của các posts là của ông Nguyễn Ngọc Chính -TV)

    Đọc “Bên Thắng Cuộc” (1) – về tác giả Huy Đức
    Nguyễn Ngọc Chính

    Khi Sài G̣n thất thủ, tác giả cuốn sách Bên Thắng Cuộc chỉ mới 13 tuổi, lúc đó c̣n ở tít tận một vùng quê nghèo đói miền Bắc dưới Xă hội Chủ nghĩa. Huy Đức tâm sự trong Mấy lời của tác giả ngay phần đầu trang sách:
    “Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi th́ nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài G̣n giải phóng”. Thay v́ tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.
    Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “hai mươi năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xă hội chủ nghĩa, xuất hiện ư nghĩ: phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối”
    .
    Có thể coi như đó là lời giải thích tại sao cuốn sách vừa xuất bản vào một ngày có những con số rất đẹp, 12/12/12, tại Hoa Kỳ, lại mang tên Bên Thắng Cuộc… Theo ư nghĩ của cậu bé Huy Đức, cần phải “nhanh chóng vào Nam” “giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối” .
    Cũng có thể tựa đề của cuốn sách lấy ư từ cuộc vật lộn ở ven đồi giữa những cậu học sinh mà tác giả nói đến ở trên: đánh nhau th́ thế nào cũng có kẻ thắng, người thua. Và như vậy là cậu Bắc thắng cậu Nam…
    Huy Đức viết trên Facebook: “Ḿnh đặt tên sách là Bên Thắng Cuộc, lại c̣n đề dưới hai câu thơ của Nguyễn Duy, “Nghĩ cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh/Phe nào thắng th́ nhân dân đều bại”, vậy mà c̣n rất nhiều bạn xưng là “bên thắng cuộc”, nhiều bạn xưng là “bên thua cuộc”. Khi viết, tôi cứ tưởng các bạn là nhân dân”




    Osin Huy Đức trả lời comments trên Facebook
    (ảnh chụp lúc 19g ngày 19/12/12)

    Theo ư tôi, tựa đề Bên Thắng Cuộc vẫn mang chút mỉa mai không thể chối căi. Càng đọc ta càng thấy tính cách mỉa mai ngày càng đậm nét và điều đó cũng khiến người đọc, nhất là những người thuộc “bên thua cuộc”, thấy tính hấp dẫn của từng trang sách. Và đó cũng là lư do khiến sách bị các nhà xuất bản ở Việt Nam từ chối.
    Một số trí thức khoa bảng ở ngoài nước đă lên tiếng ca ngợi Bên Thắng Cuộc, ư kiến của họ được trang trọng đưa lên ở phần đầu cuốn sách.
    “Bên Thắng Cuộc của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết.” – Trần Hữu Dũng, Đại học Wright, Ohio, USA
    “Bên Thắng Cuộc là tác phẩm ‘thực’ nhất, cho đến thời điểm này, ghi lại một giai đoạn lịch sử khốc liệt, thông qua tư liệu, của dân tộc từ biến cố 1975 đến nay.” – Đinh Quang Anh Thái, Nhật báo Người Việt, California, USA
    “Cuốn sách phân tích t́nh h́nh Việt Nam từ năm 1975 - của một nhà báo sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản - một cách chuyên nghiệp và công bằng hiếm có. Nó là một kho tàng dữ liệu quư báu, có thể làm ngạc nhiên cả những chuyên viên theo dơi chính trị Việt Nam trong nhiều thập niên qua.” – Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Virginia, USA
    Nhận xét từ trong nước:
    “Cuốn sách này nói về những sự thật khốc liệt, nhưng v́ rất trung thực nên nó khiến ta b́nh tĩnh hơn trong thế giới và giữa đất nước khốc liệt ngày nay.” – Nguyên Ngọc, Đại học Phan Châu Trinh, Hội An, Việt Nam
    "Huy Đức viết công tŕnh khảo cứu lịch sử đặc sắc này với lương tâm trong sáng và tay nghề lăo luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Có công minh lịch sử mới có ḥa giải dân tộc thưc sự" – Chu Hảo, Nhà Xuất bản Tri Thức, Hà Nội, Việt Nam
    Sẽ là điều b́nh thường một khi có khen th́ cũng xuất hiện những dư luận trái ngược, đặc biệt trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
    “Mũ Xanh” Phạm văn Tiền: “Quyển sách ‘Bên thắng cuộc’ của tác giả Huy Đức là những viên thuốc đắng có bọc đường. Người đọc sẽ cảm nhận những tuyên truyền cho một chế độ gian ác, bên cạnh những quả bóng mù mờ, hư hư thực thực dễ dẫn dắt những người non nớt cả tin đi vào những điều không thật để rồi quên đi một quá khứ gian ác, đày đọa Quân, Dân, Cán, Chính QLVNCH qua mỹ từ “Học tập cải tạo”, tác giả kế luận “Hăy cẩn thận khi đọc quyển sách Bên Thắng Cuộc” .
    Thanh Thủy viết trong bài Về Quyển Sách “Bên Thắng Cuộc” Tác giả Huy Đức, nêu lên một nghi vấn: “Liệu rằng Huy Đức nầy có ǵ khác hơn Vũ Thư Hiên, Bùi Tín không? ” v́ tác giả Bên Thắng Cuộc “một nhân vật Việt cộng có nhiều ‘Dây mơ rễ má’ với nhiều nhân vật số một của Bộ Chánh Trị và Ban Lănh Đạo Trung Ương của đảng Cộng sản Việt Nam… Nếu một số anh em cho rằng quyển sách của anh ta có ghi lại nhiều điều hữu ích cho sự nghiên cứu lịch sử th́ vâng, xin ghi nhận để làm tài liệu tra cứu, nhưng đă chắc ǵ sự thật đúng như thế” .
    Ngô Kỷ trong bài viết Báo Người Việt chính thức làm ‘chó săn’ cho cộng sản tại Việt Nam, kêu gọi: “Xin quư vị quốc gia, phe ta, nhất là các vị cựu quân nhân chú ư, đừng để VC lường gạt. Guồng máy việt gian có tiền đă tung chiến dịch quảng cáo sách Huy Đức mà quư vị hời hợt đă tiếp tay cho họ… Lại những cái vờ vịt kiểu Dương Thu Hương mà thôi…. phe ta cứ thấy vc thẩy cái ǵ là vồ lấy khen ngợi và không chú ư bọn chúng chỉ giả vờ ca tụng VNCH 3 điểm nhưng trong đó chúng sẽ mượn lời của những tên khác chửi chúng ta 30 điểm, và có 300 điểm để chúng biện minh những sai quấy của đảng CS!” .
    Chúng ta tiếp tục đi theo ḍng suy nghĩ của cậu bé Huy Đức lúc 13 tuổi: “…h́nh ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của ḿnh. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi” .
    Phi Long là một trong những hăng xe đ̣ có tiếng ở miền Nam thường hay có viết thêm ḍng chữ “Chạy Suốt” trên những chuyến xe liên tỉnh với các chú “lơ xe” ngổ ngáo như tác giả mô tả ở trên. Huy Đức hồi tưởng: “Hàng chục năm sau, tôi vẫn nhớ hai chữ “chạy suốt” bay bướm, sặc sỡ sơn hai bên thành xe. Cho tới lúc ấy, thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nh́n thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xă hội và đánh Mỹ” .
    Cuộc chiến vừa qua để lại nhiều hậu quả khôn lường. Theo tôi, quan trọng hơn cả, tàn tích của nó c̣n ảnh hưởng sâu đậm đến những thế hệ kế tiếp thuộc cả “bên thắng cuộc” lẫn “bên thua cuộc”. Không chỉ một thế hệ kế thừa mà c̣n cả những thế hệ tiếp nối sau đó. Điều này khiến người đọc rùng ḿnh. Tác giả Bên Thắng Cuộc cũng ư thức được tác động đó qua lời bộc bạch:
    “Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đă từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng ḥa, sau ngày 30-4-1975 đă trở thành sản phẩm của nền giáo dục xă hội chủ nghĩa. Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều ǵ đă thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ ḿnh.
    Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những ǵ đă xảy ra ở Sài G̣n, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc. Đây là công tŕnh của một nhà báo mong mỏi đi t́m sự thật.”




    Huy Đức
    Ngày Sài G̣n đổi tên, cậu bé Huy Đức thuộc “bên thắng cuộc” c̣n tôi lúc đó đang là giảng viên khoác áo lính VNCH đứng về “bên thua cuộc” đang trong tâm trạng hoang mang, rối bời trước một khúc quanh lịch sử quá khắc nghiệt. Xin được tạm gọi Huy Đức bằng anh dù tuổi tác chúng tôi hơn nhau đến gần 20 năm.
    Huy Đức, tên thật là Trương Huy San, sinh ngày 20/8/1962 tại Hà Tĩnh, hiện đang có học bổng Nieman Fellowship tại Đại học Havard (Boston). Anh đă từng có 8 năm tham gia trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong đó hơn 3 năm ở Campuchia, thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam với Khner Đỏ.
    Huy Đức viết văn khi c̣n khoác áo lính với vài truyện ngắn như Ḍng sông cụt, Anh ấy sẽ trở về… kư tên Trương Huy San trên báo Văn nghệ Quân đội. Đồng hương Nguyễn Văn Lập viết về Huy Đức trên Blog Quê Choa: “Nó viết về cái thời duy ư chí làm thủy nông ở Nghệ Tĩnh, nghe lời Trương Kiện đào bới lung tung, giọng văn tưng tửng không hề xốc xỉa nhưng mà đau, đau lắm” .
    Nhà thơ Đỗ Trung Quân (tác giả những vần thơ Quê hương là chùm khế ngọt…) kể lại một giai thoại về Huy Đức qua bài viết Thôi th́ đừng“lỡ lời” măi nhé!:
    “Năm 2006, nhà báo Huy Đức [lúc anh đang c̣n tại chức… nhà báo] ra Côn Đảo cùng hai nhà báo, một gốc Ấn và một Bosnia… Trong buổi sáng ấy có đến hai lần nhà báo Huy Đức kéo người hướng dẫn trẻ, chỉ xấp xỉ 25 tuổi, nhắc: “Em đừng dùng từ Mỹ – Ngụy, hăy dùng từ “Sài G̣n cũ“ hay “Chế độ Sài G̣n…”. Cậu hướng dẫn viên vẫn tiếp tục vấp vào hai từ “Mỹ – Ngụy”. Cậu găi đầu phân trần: “Chỉ tại em quen miệng, không sửa được”. Tôi biết rơ khi phiên dịch cho hai cô nhà báo nước ngoài, Huy Đức không dùng hai từ ấy, dù anh xuất thân là một người lính của Quân đội Nhân dân - Bắc Việt Nam”
    .
    Sau khi cởi bỏ áo lính, Huy Đúc làm việc ở báo Tuổi Trẻ [1], sau đó là các báo Thanh Niên, Diễn đàn Doanh nghiệp, Nông thôn Ngày nay, Thời báo Kinh tế Sài G̣n và Sài G̣n Tiếp thị. Người ta biết đến Huy Đức trên báo Tuổi Trẻ khi anh là phóng viên phanh phui vụ Đường Sơn Quán, một địa điểm du hí của nhiều cán bộ cấp cao tại Sài G̣n sau 1975. Loạt bài điều tra về Đường Sơn Quán đă khiến số lượng phát hành của báo Tuổi Trẻ tăng vọt từ vài chục ngàn bản mỗi kỳ lên hơn 100.000 bản, kể từ đó giữ được mốc kỷ lục phát hành.
    Sau khi sang làm việc tại Thời báo Kinh Tế Sài G̣n, anh cũng có rất nhiều bài viết về các chính sách kinh tế của chính quyền, đặc biệt là loạt bài viết To như Bộ giao thông về các PMU (Project Management Unit – Đơn vị Quản lư Dự án) và Bộ giao thông Vận tải trước khi xảy ra vụ án ở PMU-18 vào đầu năm 2006. Kết quả là Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đ́nh B́nh phải từ chức và Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam.
    Sau thời gian 18 tháng điều tra, cơ quan công an đă truy tố Bùi Tiến Dũng (Tổng Giám đốc Ban Quản lư Các Dự án PMU-18) và 5 thuộc cấp, miễn truy tố trách nhiệm h́nh sự đối với Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, đồng thời khởi tố một số nhà báo và các cảnh sát viên điều tra vụ án này. Cho đến này, vụ PMU-18 vẫn c̣n nhiều uẩn khúc.
    Cũng trong thời gian này, Huy Đức bắt đầu viết blog lấy tên là Osin, một cái tên mới trong kho từ vựng tại Việt Nam thời hiện đại để chỉ… “người đầy tớ” theo ư nghĩa “nhân dân làm chủ, cán bộ là đầy tớ”. Những vấn đề đặt ra trong blog đều nóng bỏng, nhậy cảm và hấp dẫn mà báo chí “lề phải” không bao giờ dám đụng đến. Blog Osin “ăn khách” đến độ có entry lên tới 400-500 comments [2].




    Comments trên Facebook về ‘Bên Thắng Cuộc’

    Bài viết Bẫy việt vị của Thủ tướng trên Facebook đă nhận được trên 500 comments (http://www.facebook.com/notes/osin-h...54406024582631), được mở đầu bằng đoạn văn dưới đây:
    “Ủy ban Tài chính của Quốc hội cần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đă mở tài khoản và ồ ạt chuyển một lượng tiền lớn vào VietCapital Bank ngay sau khi con gái của Thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng, thôn tính ngân hàng này từ tên gốc của nó là Gia Định. Những con số ấy có thể là một ví dụ thú vị về “lợi ích nhóm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương Bốn. Nhưng, quan trọng hơn, Quốc hội cần biết công cụ chủ đạo của nền kinh tế đang được sử dụng như thế nào” .
    Tô Văn Trường, Blog Người Lót Gạch, b́nh luận: “Nhiều người hỏi độ tin cậy về bài viết này như thế nào? Tôi biết Huy Đức từ khi 2 anh em c̣n làm việc với ông Sáu Dân [Thủ tướng Vơ Văn Kiệt]. Có thể hiểu anh thuộc típ người có tay nghề cao, tâm huyết, và đầy bản lănh dù cuộc đời cũng lắm truân chuyên. Huy Đức luôn chịu trách nhiệm với những ǵ ḿnh viết. Theo nguồn thông tin kiểm chứng riêng của tôi, các sự việc Huy Đức viết ra là đúng với sự thật! Đă làm việc chẳng ai tránh được các khuyết điểm. Đời người thật ngắn ngủi bất cứ ai rồi cũng về với cát bụi” .
    Chuyển sang báo Sài G̣n Tiếp thị anh tiếp tục những bài viết phân tích về các chính sách của chính quyền, trong đó nổi bật là Đất đai không phải là chiến lợi phẩm (nói về việc sử dụng đất tại TP. Hồ Chí Minh sau ngày 30/4/1975) và Những chiếc ghế nóng (loạt bài phỏng vấn các bộ trưởng mới nhậm chức năm 2007)…
    Tháng 8/2009 anh phải chia tay với Sài G̣n Tiếp thị v́ lư do: “…toà soạn không cùng quan điểm với bài viết ‘Bức tường Berlin’ trên Blog Osin” . Bài viết này kể về câu chuyện kỷ niệm 20 năm sau ngày sụp đổ bức tường chia đôi nước Đức, bày tỏ một số nhận định bị cho là trái với quan điểm chính thống ở Việt Nam.
    Trong bài viết Bức tường Berlin, Huy Đức đưa ra con số 1.374 người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin, con số này không dừng lại tại đó v́ người ta vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên pḥng Đông Đức. Hàng chục lính biên pḥng Đông Đức đă tự sát thay v́ chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người t́m kiếm tự do.
    “Chỉ cần đến Bảo tàng Bức tường Berlin là có thể hiểu v́ sao cả Đông Âu, tràn ngập xe tăng Liên Xô, thế mà vẫn đổ; có thể hiểu v́ sao Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu lấy ngày “23 tháng Tám là ngày tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và Phát xít”.

    “Nếu như, chủ nghĩa Hitler chỉ kịp gây tội ác trong những năm tháng chiến tranh th́ chủ nghĩa Stalin lại tiếp tục hủy hoại con người ngay cả khi không c̣n tiếng súng. Sự hy sinh của hơn 20 triệu người Liên Xô, sự anh dũng của các tướng lĩnh, của Hồng quân là vô cùng vĩ đại. Nhưng, sự hy sinh ấy của nhân dân đă bị những người như Stalin tước đoạt. Liên Xô, quốc gia đóng vài tṛ quyết định trong cuộc chiến chống Phát xít, thay v́ được ghi nhớ như là “giải phóng quân” đă trở thành một lực lượng chiếm đóng và đă áp đặt lên Đông Âu một chế độ tước đoạt hết của con người những quyền căn bản”
    .
    Có thể đoạn kết dưới đây của bài viết Bức tường Berlin mới khiến Sài G̣n Tiếp thị, dưới một sức ép nào đó từ bên ngoài, phải đi đến quyết định chấm dứt “hợp đồng lao động” với Huy Đức, mặc dầu bài này viết trên blog cá nhân:
    “Từng là một người lính ở Campuchia tôi hiểu, không có người lính nào sẵn sàng hy sinh nếu không nghĩ, sứ mệnh của ḿnh là giải phóng. Nhưng, không chỉ những người đă nằm xuống, người lính thường kết thúc sứ mệnh sau khi buông súng, mà những việc có ảnh hưởng tới “các giá trị thiêng liêng” khi ấy mới thực sự bắt đầu. Một cuộc chiến không c̣n được coi là “giải phóng” nếu những ǵ mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do” .



    Bức tường Berlin

    Ông Trần Công Khanh, tổng thư kư ṭa soạn Sài G̣n Tiếp thị, giải thích với đài BBC: “Cơ quan báo chí ở Việt Nam là công cụ, vậy th́ làm sao người lao động lại có quan điểm khác với chủ lao động? Blog là quyền tự do, chúng tôi không can thiệp. Những bài anh viết trước đây, bên này không quan tâm. Nhưng khi anh bày tỏ thái độ khác, tờ báo lại là công cụ của nhà nước, hai bên phải thỏa thuận không thể làm việc với nhau nữa” .
    Chuyện ngưng hợp đồng lao động của Huy Đức đă gây tranh luận không chỉ về một blogger nổi tiếng, mà c̣n về vị trí của người làm báo ở Việt Nam. Có người cho rằng hành động của báo Sài G̣n Tiếp thị là h́nh thức “tự kiểm duyệt” và cản trở quyền tự do phát biểu của nhà báo nói riêng, và người dân nói chung. Nhưng cũng có ư kiến ủng hộ quan điểm của ṭa soạn, cho rằng người lao động không nên có những phát ngôn trái với quan điểm của tổ chức.
    Điều đáng nói, Huy Đức không được đào tạo qua trường lớp chuyên nghiệp về báo chí. Tất cả chỉ là mầy ṃ, học hỏi và tích lũy qua kinh nghiệm khi vào thực tế nghề báo. Đó cũng là điều người đọc cảm thấy “nể” khi đọc Bên Thắng Cuộc, một tổng hợp khối lượng thông tin và phỏng vấn khổng lồ trên trang sách.
    Gữa nhà báo và nhà văn luôn có một khoảng cách. Nhà báo chỉ là người thu thập thông tin để phục vụ bài viết. Tuy nhiên, một nhà báo muốn trở thành nhà văn đ̣i hỏi một tŕnh độ cao hơn: biết xử lư thông tin để tác phẩm của ḿnh hấp dẫn người đọc. Tôi nghĩ, Huy Đức đă phần nào thành công trong cả hai vị trí “nhà báo - nhà văn” qua tác phẩm Bên Thắng Cuộc.


    Huy Đức trong đời thường là một con người khác hẳn với những đề tài anh viết. Trên Quê Choa, “Bọ” Lập kể về ngày mới quen biết Huy Đức, hơn 20 năm về trước: “Khi đó nó vừa rời quân ngũ, ḿnh cũng thế. Nghe tin nó ra Hà Nội, thằng Nguyên (Phạm Xuân Nguyên) dắt ḿnh đi gặp nó. Mới gặp hơi thất vọng, nó bắt tay ḿnh, nói chào anh, cái bắt tay nhẹ không, lời chào cũng nhẹ không, chỉ có cái miệng cười tươi. Mà cũng chẳng biết nó có cười hay không nữa, có khi nó chỉ x̣e bộ răng vẩu ra thôi, hi hi..”
    Dưới mắt nhà văn Nguyễn Quang Lập, Huy Đức ngoài dáng vẻ rất nam tính, chẳng có nét ǵ “khả dĩ là đẹp trai” nhưng ánh mắt một khi nh́n ai “như hút hồn người ta, ấm áp và tin cậy, tin yêu và say đắm, gái chết như rạ cũng v́ ánh mắt này đây” .
    Giống như Phạm Xuân Nguyên, từ ngày vợ bỏ Huy Đức bỗng trở nên “đắt sô kinh khủng, ngồi đâu cũng thấy nó lúi húi reply tin nhắn đám chân dài, nhưng cũng chỉ thấy các em vè vè lượn quanh, không thấy em nào dám cắn câu, hoặc cắn hờ phát rồi bỏ chạy cả” .
    “Bọ” Lập kết luận: “Trông cái dáng lờ vờ, ngồi đâu cũng nhường phần sắc sảo cho người khác, ít ai mới gặp đă ấn tượng, chỉ khi nói chuyện cà chớn, trêu chọc nhau mới ló chút thông minh, c̣n th́ như gà rù, nói chuyện như người đời sơ nói, ấy thế mà bất ḱ bài báo nào cũng đạt đến cái tầm khái quát cao, sức nghĩ sâu rộng, nếu không đủ độ để thán phục th́ cũng không thể coi thường” .
    Đúng như Nguyễn Quang Lập suy nghĩ, “viết những bài báo như Huy Đức cũng không ít người, cũng không ít người có thể viết hay hơn, nhưng có cái tâm sáng trưng như thằng Huy Đức để nói thẳng, nói to những điều tâm huyết như nó th́ quả là hiếm” .
    Một số người tán tụng cái “dũng” của Huy Đức nhưng chủ blog Quê Choa lại không nghĩ như vậy v́ “nó có chống đối ai đâu mà nói đến cái dũng” . Bỗng nhớ đến câu của nhà thơ người Nga, Yevgeny Aleksandrovich Yevtushenko:
    “Sống cái đời ǵ ḱ cục quá thôi
    dám lương thiện với ḿnh cũng đủ thành dũng cảm”.

    Để trả lời câu hỏi liệu việc cho ra đời bộ sách Bên Thắng Cuộc có cản trở việc về thăm lại Việt Nam hay không, Huy Đức đă khẳng định trên Facebook: “Thời gian fellowship của tôi chỉ một năm, học xong tôi sẽ về Việt Nam luôn chứ không có ư định về… thăm bạn ạ” . Đó là lời giải đáp hay nhất cho nghi vấn về cái “dũng” của Huy Đức. Chúng ta sẽ có dịp kiểm chứng khi học bổng tại Hoa Kỳ của Huy Đức chấm dứt. Wait and see!

    (C̣n tiếp)

    Chú thích:

    [1] Báo Tuổi Trẻ đă trải qua một chặng đường lịch sử đầy thăng trầm và có thể coi đây là một trong những dẫn chứng điển h́nh về một tờ báo Việt Nam ít nhiều có tầm vóc và chính kiến. Một số vụ kỷ luật được biết đến khá rộng răi, thậm chí được đưa tin trên báo chí là:
    • Vụ kỷ luật, cách chức bà Vũ Kim Hạnh: Vụ kỷ luật lớn đầu tiên với báo Tuổi Trẻ vào năm 1992 khi bà Vũ Kim Hạnh, Tổng biên tập báo lúc đó bị xem là “phạm khuyết điểm” nghiêm trọng khi cho đăng một số tư liệu chưa được công bố liên quan đến đời tư của ông Hồ Chí Minh; trong đó có việc công bố các tư liệu về việc ông có vợ. Ông Lê Văn Nuôi, khi đó đang là Bí thư Thành Đoàn TP HCM, lập tức ra quyết định đ́nh chỉ chức vụ Tổng biên tập của bà Hạnh và sau đó, ngay khi vừa dứt nhiệm kỳ ở Thành Đoàn, lập tức ông chính thức trở thành Tổng biên tập của tờ báo này.
    • Vụ kỷ luật, chuyển công tác ông Lê Văn Nuôi: Vụ kỷ luật này là "cộng dồn án" của nhiều vụ sai phạm như vụ Tuổi Trẻ Cười in lại một biếm họa của tờ Thời báo Kinh tế Viễn đông (FEER) ngay trên trang b́a trong đó có các nhà tư bản nước ngoài quay trở lại Việt Nam và rải đầy đôla Mỹ trên bầu trời; trong đó có vụ làm tràn ly nước là công bố một thăm ḍ giới trẻ, trong đó kết quả cuối cùng cho thấy giới trẻ hâm mộ các thần tượng tư bản bên Hoa Kỳ như Bill Gates hơn các lănh tụ.
    • Vụ truy tố phóng viên Lan Anh: Năm 2005, Tuổi Trẻ đă từng nếm mùi với loạt bài điều tra của nhà báo Lan Anh về công ty dược phẩm Zuellig Pharma đang lũng đoạn thị trường thuốc tây nhập khẩu. Do chính sách lúc bấy giờ của chính quyền là ủng hộ công ty nước ngoài và truy tố người viết báo, buộc tờ báo kỷ luật phóng viên này.
    • Vụ kỷ luật hai Phó Tổng biên tập năm 2007: Từ ngày 14/8/2007, hai phó tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ là Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh đă mất chức, và thay thế họ là hai cán bộ trẻ của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh dù họ chưa có kinh nghiệm làm báo. Sự kiện này sau đó đă gây ra phản ứng từ dư luận và cựu thủ tướng Vơ Văn Kiệt phải lên tiếng. Đây không phải là lần đầu báo Tuổi Trẻ bị thay đổi Ban Biên tập, Vũ Kim Hạnh và Lê Văn Nuôi là hai tổng biên tập Tuổi Trẻ trước đây cũng đă bị mất chức và đẩy ra ngoài ngành báo chí. Việc Thành đoàn áp đặt 2 thành viên mới của họ trám vào chỗ của Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh nhằm t́m cách uốn nắn, đưa nó trở vào khuôn phép của báo đoàn thể địa phương, và cũng không phải lần đầu tiên cơ quan chủ quản chính thức của nó (Thành đoàn) cử người đến để nắm lại bộ máy biên tập.
    • Vụ kỷ luật hàng loạt liên quan đến đưa tin về PMU18: Vụ việc tiếp theo là hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (Báo Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (Báo Thanh Niên) bị bắt tạm giam ngay tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an vào ngày 12/5/2008 v́ các ván đề liên quan đến việc đưa tin vụ án PMU18. Sau đó ông Hải đă được thả ngay sau khi xét xử và thừa nhận có nhiều sai lầm trong quá tŕnh tác nghiệp. Liên quan đến vụ việc này, ngày 1/08/08, Bộ Thông tin và Truyền thông đă quyết định tước thẻ nhà báo đối với bảy người đang làm việc tại bốn tờ báo khác nhau, trong đó, báo Tuổi Trẻ có hai người bị tước thẻ là ông Bùi Văn Thanh (bút danh là Bùi Thanh), Phó Tổng biên tập và ông Dương Đức Đà Trang, Trưởng Văn pḥng đại diện tại Hà Nội. Ông Thanh là người cực lực phản đối các động thái của pháp luật liên quan đến tờ báo và có hành vi chống đối một cách công khai khi cho thiết kế, in một poster có h́nh Nguyễn Văn Hải, dán ngay trước ṭa soạn, các văn pḥng và biến thành avatar trên các trang blog, trang mạng khác; đồng thời vận động mọi người làm việc này cùng ḿnh.
    • Vụ kỷ luật buộc thôi chức Tổng biên tập Lê Hoàng: Ông Lê Hoàng bị thôi chức Tổng biên tập và phải bàn giao cho cấp phó của ḿnh từ ngày 1/1/2009 cùng ông Nguyễn Công Khế, Tổng biên tập báo Thanh niên. Sự kiện này có phần liên quan và bắt nguồn từ những sai phạm trong quá tŕnh đưa tin về vụ PMU18 song cũng là "cộng dồn" của nhiều vụ việc trước và sau đó. Đây là Tổng biên tập thứ tư rời Tuổi trẻ và là Tổng biên tập thứ ba của Tuổi Trẻ phải thôi chức khi đương nhiệm v́ lư do liên quan đến kỷ luật. Người duy nhất không bị kỷ luật là ông Vơ Như Lanh.
    Nhiều thế hệ phóng viên của Tuổi Trẻ đă tạo dấu ấn trên mặt báo và được bạn đọc yêu thích. Có thể kể đến các tác giả như Hàng Chức Nguyên (cây bút viết phóng sự về người nghèo trong xă hội), Thủy Cúc (chuyên mục Kư sự pháp đ́nh), Cù Mai Công (phóng sự Saigon by night), Binh Nguyên (kư sự đường xa), Hoài Lê (thể thao), Cam Ly (quốc tế - đă định cư tại Mỹ)...
    Cơ chế của báo cũng giống như làng báo Việt Nam, khá tŕ trệ và đă không bắt mạch được với những tiến bộ của môi trường làm việc xung quanh. Dù là tờ báo thuộc loại tiên tiến và có tiềm lực mạnh nhất làng báo Việt Nam, bào Tuổi Trẻ vẫn bị "chảy máu chất xám" nặng nề. Các nhân lực chủ chốt của Tuổi Trẻ đă lần lượt ra đi.
    Tuổi Trẻ được xem như một "ḷ" đào tạo số một bởi một số phóng viên, biên tập viên của Tuổi Trẻ rời bỏ báo, lại trở thành lănh đạo của các báo khác như Người lao động, Sài G̣n Giải phóng, Pháp luật TP HCM.
    Có thể ghi nhận một số cuộc ra đi như:
    • Bà Nguyễn Thị Hằng Nga, phóng viên ban kinh tế sang báo Người Lao động và sau trở thành Phó tổng biên tập phụ trách trị sự, rồi Tổng biên tập của báo trong nhiều năm, trước khi về làm chủ tịch Hội nhà báo TPHCM.
    • Ông Vơ Như Lanh, một trong những Tổng biên tập đầu tiên của báo (trước bà Vũ Kim Hạnh) đă sang báo Sài G̣n Giải phóng làm Phó Tổng biên tập. Sau khi ông Vũ Tuất Việt lên giữ chức Tổng biên tập Sài G̣n Giải Phóng thay ông Tô Ḥa, ông Vơ Như Lanh đă cùng một số người lập nên nhóm Thời báo Kinh tế Sài G̣n, đưa nhóm này thành nhóm báo kinh tế tốt nhất ở Việt Nam. Ông cũng từng là chủ tịch Hội nhà báo TPHCM.
    • Khoảng 1993, nhóm Chánh Trinh Lư Quí Chung - Trần Trọng Thức, Họa sĩ Chóe, Tư Trời Biển Ngô Công Đức, Họa sĩ Minh Hạnh... chuyển sang tờ tuần báo Lao động Chủ nhật. Với hỗ trợ của Tổng biên tập Lao Động, ông Tống Văn Công, nhóm này đă biến tờ báo thành một hiện tượng của làng báo Việt Nam sau 1975.
    • Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ, ông Nam Đồng chuyển về làm Tổng biên tập báo Pháp luật TPHCM; đưa tờ báo này thành một trong những tờ bán chạy nhất ở Việt Nam.
    • Phó ban Thư kư Ṭa soạn Lê Minh Đức sang báo Nông thôn Ngày nay và lập ra tờ Làng cười, một tuần báo trào phúng.
    • Nhà báo Đặng Tâm Chánh rời báo Tuổi trẻ, sang làm việc tại Sài G̣n Tiếp thị và sau đó trở thành Tổng biên tập. Nhà báo Huy Đức rời báo sang Thời báo Kinh tế Sài G̣n, rồi nay làm việc cho báo Sài G̣n Tiếp thị. Các nhà báo Đỗ Trung Quân, Binh Nguyên... cũng đều lần lượt rời bỏ Tuổi Trẻ về làm việc cho báo Sài G̣n Tiếp thị (2008).

    Nguyễn Ngọc Chính

    Nguồn:
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...ia-huy-uc.html

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 29-12-2012 at 03:40 AM.

  8. #48
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Đọc “Bên Thắng Cuộc” (2) – con số & góc khuất

    Nguyễn Ngọc Chính
    (Tiếp theo)
    Huy Đức có đủ “dũng khí” để trở về Việt Nam sau khi học bổng Nieman Fellowship tại Đại học Havard (Boston) chấm dứt vào năm 2013? Câu trả lời hăy c̣n bỏ ngỏ.
    Cuộc hành tŕnh hồi hương với tác phẩm Bên Thắng Cuộc, nếu xảy ra, sẽ là cuộc đối đầu đầy gian nan và nhiều phức tạp trong t́nh h́nh tại Việt Nam ngày càng nhiều phiên ṭa xử những vụ án có liên quan đến chính trị và các blogger tự do.


    Quảng cáo đặt mua trước sách ‘Bên Thắng Cuộc’
    của Báo Người Việt tại Mỹ với giá 20 đô-la

    Bên Thắng Cuộc đă cung cấp rất nhiều thông tin trong một khoảng thời gian dài, từ 1975 cho đến nay, ngoài ra c̣n có những tư liệu thuộc loại “thâm cung bí sử” trong suốt cuộc chiến vừa qua. Đó là thế mạnh của cuốn sách nhưng cũng lại là thế “kẹt” của Huy Đức đối với chính quyền Việt Nam. Thế cho nên, trở về nước đ̣i hỏi dũng khí của tác giả.
    Tùy theo cách nh́n và góc độ nh́n, những tài liệu có liên quan trong sách có thể bị coi như những hành vi “tiết lộ bí mật an ninh quốc gia”, “bôi xấu lănh đạo Đảng và Nhà nước”, “xuyên tạc sự thật lịch sử”… thậm chí c̣n là “vi phạm các quy định về xuất bản và phát hành sách…” [1].
    Đó mới chỉ là những dự đoán những ǵ sẽ xảy ra khi Huy Đức trở về Việt Nam. Và nếu trở về, Huy Đức sẽ có tên bên cạnh “những tác giả sống tại Việt Nam” có sách xuất bản tại hải ngoại như nhạc sĩ Tô Hải (một nhạc sĩ có công với cách mạng từ thời kháng chiến) với tác phẩm Hồi kư của một thằng hèn [2].
    Cảm giác chung khi đọc Bên Thắng Cuộc người đọc bị “choáng ngợp”, có khi thậm chí c̣n bị “bội thực” về nguồn tư liệu tác giả cung cấp. Con số thống kê là một trong những yếu tố quan trọng trong chứng liệu về lịch sử. Con số tuy khô khan nhưng hoàn toàn không biết nói dối, chỉ trừ khi người sử dụng nó có thâm ư đánh lừa người đọc. Mặt khác, số liệu nói lên rất nhiều và c̣n nói nhiều hơn chữ viết.
    Những con số thống kê được Bên Thắng Cuộc trích dẫn đa số đều có dẫn nguồn, tuy nhiên, người đọc có quyền thắc mắc về sự chính xác và trung thực của nguồn dẫn. Ngoài ra, con số nếu được đi kèm h́nh ảnh sẽ tăng tính thuyết phục. Đáng tiếc là điều này Bên Thắng Cuộc không có.


    Cover photo trên Facebook Osin Huy Đức:
    Tác giả có cô đơn tại Hoa Kỳ?

    Trong Chương I, Bên Thắng Cuộc tŕnh bày những diễn biến quân sự và chính trị trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến và những ǵ xảy ra trong dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1075. Người đọc lần lượt theo dơi sự việc qua các tiểu mục Đi từ bưng biền, trận đánh Xuân Lộc, Trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất… với những nhân vật có liên quan như Tướng Big Minh, tướng về hưu Nguyễn Hữu Hạnh đến những trường hợp tuẫn tiết của các tướng lănh quân đội VNCH.
    Đây là những đề tài đă được rất nhiều tác giả khai thác, cả từ “bên thắng cuộc” cũng như “bên thua cuộc” [3]. Điểm đặc biệt, qua Bên Thắng Cuộc, tác giả Huy Đức, vốn là một nhà báo của chế độ mới nên có thuận lợi trong việc tiếp cận các nhân vật có liên quan đến bên thắng cuộc, họ cung cấp nhiều tài liệu thuộc loại báo chí gọi là “độc quyền” (exclusive) cho cuốn sách.
    Nổi bật hơn cả là phụ lục Sự thật lịch sử về tăng 390 và tăng 384. Huy Đức viết, “Trong suốt hơn hai mươi năm kể từ ngày 30-4-1975, truyền thông trong nước đă mặc nhiên thừa nhận chiếc xe 843 của Bùi Quang Thận đă húc đổ cổng Dinh trong khi sự thật chính là xe 390”.

    Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, kể lại: “Sau khi biết Thận là người cắm cờ, báo chí vây lấy cậu ấy. Chắc thằng Thận không nói, nhưng các nhà báo suy ra Thận cắm cờ th́ 843 của Thận phải là xe vào trước. Khi về tới Long B́nh, anh em đă báo cáo lên, xe 390 húc đổ cổng Dinh, nhưng khi nghe báo nói xe 843 anh em cũng cho qua. Về sau, do vụ “ai cắm cờ” đă khá bầm dập nên nhiều người nghĩ, cải chính làm chi cho phức tạp. Sau đó, Việt Nam lại xung đột với Trung Quốc mà chiếc 390 là T59, viện trợ của Trung Quốc, trong khi chiếc 843, T54, viện trợ của Liên Xô nên càng không ai nghĩ tới việc làm rơ sự kiện này”.
    Đấy là tài liệu thuộc loại “thâm cung bí sử” nói lên tính cách dễ dăi của chính quyền thời ấy khi họ lư luận “cải chính làm chi cho phức tạp” . Hơn nữa, qua cuộc chiến Việt Nam – Trung Quốc năm 1979, người ta “thích” để xe tăng T54 của Liên Xô đâm vào cổng dinh Độc Lập hơn là chiến tăng 390 do Trung Quốc viện Trợ [4].
    Sau những "hiểu lầm" trong lịch sử, chiếc xe đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 đă được xác nhận là chiếc xe tăng mang số hiệu 390. Hai trong số bốn chiến sĩ tham gia chiến đấu trên chiếc xe tăng 390 đă kiến nghị về việc xét tặng giải thưởng cho tác phẩm, v́ cho rằng bức ảnh của tác giả Trần Mai Hưởng không phải là bức ảnh chụp chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập và đây là h́nh ảnh được dàn dựng lại.
    Mạnh Thường, Phó ban Lư luận phê b́nh - Hội Nhệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, bày tỏ: “Tác phẩm Xe tăng đánh chiếm dinh Độc Lập của tác giả Trần Mai Hưởng không phải là bức ảnh chụp chiếc xe tăng 390 đầu tiên húc đổ cánh cổng dinh. Hơn nữa, đây là một bức ảnh không trung thực, không chụp h́nh ảnh thật lúc đó mà chụp h́nh ảnh được dựng lại để quay phim. V́ thế tác phẩm không có ư nghĩa, không xứng đáng với giải thưởng”.
    Bên Thắng Cuộc cung cấp thêm chi tiết: “Những thước phim, những bức ảnh “húc đổ cổng Dinh Độc Lập” được phục dựng đă thế chỗ sự thật và số phận của những người được nói đến thật cách biệt với những người im lặng. Bùi Quang Thận sau ngày 30/4 được điều về Bộ chỉ huy, c̣n Thiếu úy Lê Văn Phượng và ê-kíp xe 390 được điều lên biên giới Tây Ninh, chuẩn bị cho cuộc chiến ở Campuchia, rồi tháng 3-1979 lại được điều ra tham gia cuộc chiến tranh phía Bắc. Ba người trên chiếc xe tăng 390 xuất ngũ năm 1981, một người, Lê Văn Phượng, xuất ngũ năm 1986. Kể từ đó, bốn anh em không có điều kiện gặp nhau”.


    Xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập
    (Ảnh được xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh của Trần Mai Hưởng)

    Chúng tôi sẽ dẫn một số đoạn tác giả Bên Thắng Cuộc sử dụng những con số thống kê để tăng cường tính thuyết phục, nhưng cũng xin nhắc lại, không thể xác minh được số liệu trích dẫn. Ở Chương II: Cải tạo – Phần 1 – Những ngày đầu, cuốn sách đưa ra những con số về đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, những con số này không rơ trích từ nguồn nào nên người đọc có thể đặt ra nghi vấn:
    “Trước 30-4-1975, tại Sài G̣n có 735 đảng viên tại chỗ. Trung ương Cục bổ sung thêm 2.820 cán bộ đảng viên từ trong các cơ quan của R về. Nhưng đến cuối tháng 5-1975, số đảng viên đă nhanh chóng tăng lên đến 6.553 người”.
    Theo Wikipedia, trong Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 4 (tổ chức vào tháng 12/1976 tại Hà Nội, nột năm sau biến cố 1975) số đảng viên trên toàn quốc là 1.550.000 người và đến Đại hội lần thứ 11 (tháng 1/2011) lên đến 3.600.000 đảng viên [5].
    Tôi nghĩ, số người tăng vọt trong hàng ngũ của đảng viên không loại trừ những thành phần tham gia v́ mục đích tiến thân chứ không hẳn v́ lập trường chính trị. Con số 3,6 triệu đảng viên năm 2011 so với dân số Việt Nam gần 90 triệu, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 4%.
    Những biến cố bi thương tại miền Nam sau 1975 bao gồm học tập cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền, đốt sách, cải tạo công thương nghiệp, kinh tế mới… đă dẫn đến việc hàng triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Điều ǵ đă khiến người miền Nam phải “vượt biên” đă được lư giải phần nào trong Bên Thắng Cuộc. Nhiều tác giả cũng đă viết về những bi kịch này nhưng có lẽ Bên Thắng Cuộc là một kho tư liệu phong phú nhất với cái nh́n từ bên thắng cuộc. Tôi gọi giai đoạn này là Thời Điêu Linh [6].
    Chương II nói về chính sách cải tạo áp dụng với “Ngụy quân” và “Ngụy quyền” cũng là trường hợp số liệu không dẫn nguồn về số người thuộc chế độ cũ tŕnh diện theo thông cáo của chính quyền mới: “Ở Sài G̣n, 443.360 người ra tŕnh diện, trong đó có hai mươi tám viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sỹ quan cấp uư, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên t́nh báo các loại, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, 9.306 người trong các đảng phái được cách mạng coi là “phản động”. Chỉ 4.162 người phải truy bắt trong đó có một viên tướng và 281 sỹ quan cấp tá.”
    Bên Thắng Cuộc tiết lộ một chứng liệu rất quư giá về Chỉ thị 218/CT-TW của Ban Bí thư ngày 18/4/1975 mà hầu như nhiều người chưa từng biết đến: “Đối với sỹ quan, tất cả đều phải tập trung giam giữ quản lư, giáo dục và lao động; sau này tùy sự tiến bộ của từng tên sẽ phân loại và sẽ có chính sách giải quyết cụ thể. Những người có chuyên môn kỹ thuật [kể cả lính và sỹ quan] mà ta cần th́ có thể dùng vào từng việc trong một thời gian nhất định, nhưng phải cảnh giác và phải quản lư chặt chẽ, sau này tuỳ theo yêu cầu của ta và tuỳ theo sự tiến bộ của từng người mà có thể tuyển dụng vào làm ở các ngành ngoài quân đội. Đối với những phần tử ác ôn, t́nh báo an ninh quân đội, sỹ quan tâm lư, b́nh định chiêu hồi, đầu sỏ đảng phái phản động trong quân đội, th́ bất kể là lính, hạ sỹ quan hay sỹ quan đều phải tập trung cải tạo dài hạn, giam giữ riêng ở nơi an toàn và quản lư chặt chẽ”.
    Đoạn trích dẫn nêu trên có thể được coi như một “góc khuất” trong lịch sử qua đó người đọc hiểu rơ hơn chính sách của chính quyền mới trong một Chỉ thị với giọng văn hằn học và miệt thị công chức, quân nhân VNCH. Người ta cũng thấy dân miền Nam quá ngây thơ khi tin tưởng vào những thông báo đại loại như “Phải mang giấy bút, quần áo, mùng màn, các vật dụng cá nhân, lương thực, thực phẩm [bằng tiền hoặc hiện vật] đủ dùng trong mười ngày kể từ ngày đến tập trung” hoặc sỹ quan cấp tướng được yêu cầu mang theo thực phẩm, lương thực “đủ dùng trong một tháng” .
    Huy Đức viết: “Ngay trong pḥng làm việc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Trung ương Cục đă bàn cách đưa các sỹ quan của ông đi “cải tạo lâu dài”. Kế hoạch được gọi là Chiến dịch X-1. Ông Vơ Văn Kiệt thừa nhận: Việc công bố ba mức thời gian học tập – hạ sỹ quan binh lính, ba ngày; cấp úy, mười ngày; tướng, tá, một tháng – là có ư để cho các đối tượng ngầm hiểu rằng, thời gian học tập tối đa của các sỹ quan chỉ là một tháng”.
    Trong Chương II: Cải tạo – Phần 3 – Đoàn tụ, Phản động, Trung ương Cục nhóm họp để triển khai “Chiến dịch X-1, X-2”, được quan tâm đặc biệt v́ liên quan đến an ninh chính trị những ngày đầu sau khi Sài G̣n thất thủ. Báo cáo ngày 2/9/1975 như sau:
    “Bọn chánh quyền cơ sở đi tập trung rất ít. Bọn Tuyên úy cũng đi rất ít. Cảnh sát đặc biệt, dự kiến đi 1.500, nhưng chúng tập trung đến 2.460 tên. Nhưng, dự kiến trên 1.000 tuyên úy chỉ đi 2 tên; dự kiến trên 150 tên chiến tranh tâm lư, đi 46 tên; dự kiến 500 cảnh sát đă chiến chỉ đi 190 tên; Quân cảnh đi 140 tên; T́nh báo dự kiến 1000 chỉ đi 142 tên; Biệt kích 1000 chỉ đi 64 tên; Chiêu hồi dự kiến 300 chỉ đi 130 tên; B́nh Định dự kiến 1500 chỉ đi 55 tên; Dự kiến đợt I, (đối tượng này) là 10.200 nhưng chỉ đi 4.800 tên; c̣n lại tên 5000; ta tổ chức bắt trên 400 tên; bọn cơ sở, t́nh báo, quân báo tại chỗ dự kiến 3 vạn mới làm được 8.290 tên…”
    Theo chú thích số [67] ở trên, đó là Biên bản giao ban Trung ương Cục ngày 3-9-1975, không có sự thống nhất giữa “ngày 2” ghi trong sách và “ngày 3” ghi trong chú thích. Người đọc, nhất là những người thuộc “bên thua cuộc”, cũng không khỏi ngỡ ngàng v́ lối hành văn của báo cáo với những từ ngữ như “bọn”, “tên”, “chúng”… đầy tính cách hận thù.
    Thật đúng là Thời Điêu Linh đối với người thuộc “bên thua cuộc”. Trong khi quân nhân, công chức bị gom hết trong trại cải tạo th́ những người dân thường bên ngoài đời phải trải qua những chiến dịch mang những danh xưng mỹ miều. Đoạn trích từ Những Sự Kiện Lịch Sử Đảng Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh (Cuốn I, 1975-1985, trang 20), về diễn biến của “Chiến dịch X-2” như sau:
    “Ta đă huy động hơn một vạn nhân lực, kết hợp giữa lực lượng an ninh, quân sự, kinh tài, tuyên huấn và đội ngũ cán bộ dân chính đảng, thành lập 7 đoàn, 60 đội và 10 ngàn công nhân lao động, học sinh, sinh viên trực tiếp tham gia đánh vào mục tiêu đă định. Ta đă bắt được các đối tượng chủ yếu, chiếm lĩnh các cơ sở xí nghiệp, kho tàng. Chỉ trong hai ngày 10 và 11-9-1975, ta đă huy động hơn 70 vạn quần chúng nội, ngoại thành, cả người Việt lẫn người Hoa, từ tầng lớp quần chúng cơ bản đến tiểu thương, tiểu chủ và tư sản dân tộc, tổ chức mít- tin, biểu t́nh, sôi nổi lên án và yêu cầu trừng trị bọn tư sản mại bản lũng đoạn, đầu cơ, tích trữ…”.
    Chính quyền mới tấn công ồ ạt trên nhiều “mặt trận”. Về xe cộ tại miền Nam và Sài G̣n, Bên Thắng Cuộc đưa ra những con số như sau: “Tính đến cuối năm 1974, ở miền Nam Việt Nam có 258.514 xe, gồm: 35.384 xe vận tải nặng; 64.229 xe du lịch; c̣n các xe máy dầu, xe gắn máy 2-3 bánh th́ không tính hết v́ chính quyền miền Nam không buộc các xe dưới 49cc phải đăng kư. Chỉ riêng Sài G̣n năm 1974 đă có 599.215 xe gắn máy, 3.025 xe taxi, 1.270 xích lô máy, 5.348 xích lô đạp. Tổng số xe công của các cơ quan và các đoàn ngoại giao có trên toàn miền Nam đến năm 1974 là 973.624 xe” (Chú thích [350] nhưng không dẫn nguồn).
    Trong chú thích [151] tác giả xác định được trích từ Lịch sử Giao thông Vận tải Việt Nam (Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải, 2005, trang 606-607): “Trưng mua và mua, trưng thu và tịch thu 1.202 xe ô tô các loại; 58 tàu thuyền đường sông, gồm tàu chở hàng, tàu chở khách và tàu kéo - số phương tiện vận tải này chủ yếu thuộc người dân Sài G̣n và các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang…; Tịch thu ba tàu biển, trưng mua 14 chiếc; Quốc hữu hóa hai đoàn hoa tiêu; Cho phép một số công ty xây dựng tư nhân, các nhà thầu chịu cải tạo và chịu sự điều hành của nhà nước; Trưng mua tài sản của một số công ty như: Công ty Huỳnh Như Hoa, các cổ phần trong Công ty Nguyễn Văn Tấn, Công ty Lodisbagco; Tổ chức công ty hợp doanh đối với Công ty Vinameco, Trần Dương và Trần Văn On

    Tính đến khi hoàn thành “công cuộc cải tạo xă hội chủ nghĩa ở miền Nam”, chính quyền đă: “Trưng mua, trưng thu được 3.287 xe ô tô loại 5T và 40 ghế hành khách trở lên, hợp với các đoàn xe từ khu giải phóng, xe ngoài Bắc vào là 1.105 chiếc, tổng cộng: 4.393 xe tổ chức thành 14 xí nghiệp quốc doanh… Nhà nước cải tạo và xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân về công cụ sản xuất được 14.059 xe tổ chức thành 45 xí nghiệp công tư hợp doanh vận tải ô tô… Tổng cộng cả trưng mua, trưng thu, cải tạo được 17.346 xe loại trọng tải lớn tổ chức thành 59 xí nghiệp vận tải quốc doanh và xí nghiệp vận tải công tư hợp doanh… Số xe vận tải nhỏ (từ 2,5T và 25 ghế trở xuống) đă được cải tạo là 28.856 xe, tổ chức thành 281 Hợp tác xă, ở hầu hết các quận, huyện, thị xă thuộc tỉnh hoặc thành phố…” (Nguồn: Lịch sử Giao thông Vận tải Việt Nam, Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải, 2005, trang 276-277.)..
    Trong giai đoạn 1975-1980, chính quyền đă đưa hơn 832.000 người hồi hương hoặc đi kinh tế mới ở các tỉnh từ miền Tây, miền Đông Nam Bộ cho tới Tây Nguyên. Có đến 90% số này rời khỏi thành phố trong giai đoạn 1975-1980, đó cũng là thời gian tư sản bị cải tạo và chính sách sổ gạo bắt đầu được thắt chặt.
    Bằng những quyết định hành chánh ấy, dân số Sài G̣n đă giảm từ 3.391.000 người năm 1976 xuống c̣n 3.201.000 người năm 1980. Cho đến cuối thập niên 1990, vẫn c̣n 24% số người không có “hộ khẩu thường trú” dù họ vốn là người Sài G̣n-Gia Định. Họ là nạn nhân của chính sách Kinh Tế Mới trong giai đoạn 1975-1980.
    Để trả lời cho câu hỏi những “chiến lợi phẩm” từ các chiến dịch sau ngày “giải phóng” đi về đâu, Bên Thắng Cuộc tiết lộ một số trường hợp điển h́nh:
    “Ở Kiên Giang: Ngoài số 1.413 lạng vàng và 96.913 đồng ngoại tệ (trong đó có 26.000 đô la) do các đồng chí Hai Cầu, Năm Thức, Chín Kỳ chủ trương báo Ty Công an đưa qua Thường vụ Tỉnh ủy làm quỹ riêng, một số đồng chí trong Thường vụ không nhất trí nên đồng chí báo Pḥng Ngân sách Tỉnh ủy, đă đem nộp cho ngân hàng. Một số đồng chí Thường vụ Tỉnh Ủy Kiên Giang đă lấy 158 lạng vàng đem bán lấy tiền cộng với số tiền của PA2 và tiền bắt vượt biên, tất cả là 671.921 đồng, đă chi một số c̣n lại 234.398 đồng đưa qua xây dựng trụ sở Tỉnh ủy.
    Ở Sông Bé: Lấy 185.511 đồng tiền lời (mua gỗ của lâm nghiệp về xẻ bán cho người Hoa (đóng tàu) đi PA2) để chi cho Đại hội Đảng bộ Tỉnh, một số c̣n để ngân sách địa phương.
    Ở Hậu Giang: Công an Vũ trang lấy 148.942 đồng, Ty Công an lấy 76.254 đồng thuộc tiền PA2 làm quỹ cho đơn vị, cơ quan ḿnh.
    Minh Hải: Ty công an mua hàng nước ngoài bán lấy lời 190.715 đồng, bán tôm lời 847.370 đồng, tổng cộng là 1.038.085 đồng làm quỹ.
    Quảng Nam - Đà Nẵng: Ty công an lấy 14.500 đồng; Công an Thành phố Đà Nẵng lấy 53.547 đồng; Huyện Tam Kỳ, 40.000 đồng; Ty thủy sản, 53.399 đồng”…


    (C̣n tiếp)

    ***
    Chú thích:

    [1] Trong trường của hợp Huy Đức, chính phủ Việt Nam có thể căn cứ vào những Điều luật và những Chỉ thị dưới đây để đưa để đưa tác giả Bên Thắng Cuộc ra ṭa:
    • Luật Xuất Bản, Điều 10, Khoản 3: “Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định” và Khoản 4: “Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân” ;
    • Bộ luật H́nh sự, Điều 271, về “Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa h́nh, băng h́nh hoặc các ấn phẩm khác” .
    • Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/12/1997 của Bộ Chính trị về việc “Nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và các đồng chí lănh đạo Đảng, Nhà nước” ;
    • Chỉ thị 48-CT/TW ngày 14/2/2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng bảo quản thông tin, tài liệu trong t́nh h́nh mới” .
    [2] Hồi kư của một thằng hèn (nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, phát hành tháng 5, 2009): Trong Đôi điều phi lộ viết sau cùng, nhạc sĩ Tô Hải viết:
    “Tập ‘Hồi kư’ này tôi đă viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đă không dám cho nó ra mắt bạn đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái ǵ khác, tôi đă giấu nó đi, lại c̣n cẩn thận ghi thêm một ḍng ở ngoài b́a “Để xuất bản vào năm 2010”. Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đă... chết!”
    Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ng̣i bút của ḿnh sao vẫn c̣n rụt rè, vẫn c̣n lấp lửng. Mới biết ḿnh vẫn c̣n chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà ḿnh từng nếm trải. Nhất là sợ rồi đây vợ con ḿnh sẽ phải chịu đựng những đ̣n thù bẩn thỉu của bầy dă thú đội lốt người, nếu chẳng may những ǵ ḿnh viết ra rơi vào tay chúng.
    Tôi thấy ḿnh cần phải sửa lại cuốn sách - từ cách viết, từ cái nh́n chưa đủ tinh tường về những sự kiện lịch sử - và viết thêm về những con người cần được nhắc tới, mỗi người là một mảnh gương nhỏ, nhưng gộp lại người đọc có thể thấy h́nh ảnh một thời đại. Và viết thêm một chương “TÔI ĐĂ HẾT HÈN”!

    “Tại sao lại phải công bố trên Internet?

    • Tại sao lại phải công bố trên Internet?
    • Bởi v́ không thể trông chờ sự xuất hiện của một nhà xuất bản tư nhân nhờ “ơn trên” nào đó sẽ ra đời trong một cuộc đổi mới giả hiệu, và tập hồi kư này sẽ được in. Trong cái quái thai “kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa”, nhưng vẫn độc tài với tự do tư tưởng, với nhân quyền tối thiểu, chuyện đó quyết không thể xảy ra”.
    • Tham khảo Hồi kư của một thằng hèn trên Việt Nam Thư quán:
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn

    Nguyễn Ngọc Chính

    Nguồn:
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...goc-khuat.html

    (C̣n tiếp)

  9. #49
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    lấy kính hiển vi soi mắt cá sấu.

    Sẽ thấy một đám vi khuẩn vẫy đuôi nòng nòng bơi trong nước mắt của loại thuồng luồng này.
    chấm hết.

  10. #50
    Member Dong Khanh 6's Avatar
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    168

    Đọc mà hiểu th́ ... chết liền!

    "Originally Posted by Vân Nương"
    lấy kính hiển vi soi mắt cá sấu.
    Sẽ thấy một đám vi khuẩn vẫy đuôi nòng nòng bơi trong nước mắt của loại thuồng luồng này.
    chấm hết.
    Văn người ta th́ bác đọc bác hiểu bậy!
    Văn của bác th́ ai đọc mà hiểu là ... chết liền!
    Bác viết ít lại, hay bác đừng viết, có lẽ sẽ hay hơn!
    Hay cho diễn đàn hơn!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 09-10-2012, 07:43 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 09-10-2012, 07:20 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2012, 10:47 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 07-09-2012, 07:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •