Page 17 of 18 FirstFirst ... 7131415161718 LastLast
Results 161 to 170 of 172

Thread: Sách "Bên Thắng Cuộc" - Huy Đức

  1. #161
    Member
    Join Date
    07-12-2011
    Posts
    144
    Không viết được nên câu , không viết đúng được chính tả th́ hăy há mỏ kiwi của Jackie ra mà nghe đi...b́nh loạn mần ǵ cho chúng cười :D:D


    Quote Originally Posted by TonNuJacqueline View Post
    tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đă: h́ h́ h́ tưởng ǵ, "đại học" Victoria cũng đem ra khoe :) Từ thuở khai thiên lập địa, trường đó đâu có ông nào có được international recognition ǵ đâu? Chẳng có ŕ xếch ŕ xiết ǵ hết! Chẳng có patten con kiwi khô con kiwi ướt ǵ hết h́ h́ h́... tiến xĩ của trường này có nhiều thời giờ viết tùm lum hết trơn :) vui ghê!

  2. #162
    Member
    Join Date
    01-06-2011
    Location
    Travel around (English speaking countries only)
    Posts
    1,251
    Cám ơn anh Teo.

    Đứng là Jackie viết sai chính tả: pattern mà viết là patten. Mặc dù tiếng Anh 10/10 nhưng lâu lâu cũng viết sai. Anh Teo tiếng Anh chắc khá lắm hén.

    Trân trọng.

    Quote Originally Posted by Bac Teo View Post
    Không viết được nên câu , không viết đúng được chính tả th́ hăy há mỏ kiwi của Jackie ra mà nghe đi...b́nh loạn mần ǵ cho chúng cười :D:D

  3. #163
    Member
    Join Date
    07-12-2011
    Posts
    144
    Ồ không có ǵ ! Anh Teo của em chỉ t́m thấy lổi chính tả tiếng việt của Jackie thôi..C̣n tiếng anh tiếng em ǵ đó...qua hông biết mô !:p

    Quote Originally Posted by TonNuJacqueline View Post
    Cám ơn anh Teo.

    Đứng là Jackie viết sai chính tả: pattern mà viết là patten. Mặc dù tiếng Anh 10/10 nhưng lâu lâu cũng viết sai. Anh Teo tiếng Anh chắc khá lắm hén.

    Trân trọng.

  4. #164
    Member
    Join Date
    01-06-2011
    Location
    Travel around (English speaking countries only)
    Posts
    1,251
    Ố, vậy là anh Teo nói bậy rồi. Tiếng Việt Jackie là 100/10 th́ nàm sao mà sai chính tả được?

    Chân chọng.

    Quote Originally Posted by Bac Teo View Post
    Ồ không có ǵ ! Anh Teo của em chỉ t́m thấy lổi chính tả tiếng việt của Jackie thôi..C̣n tiếng anh tiếng em ǵ đó...qua hông biết mô !:p

  5. #165
    Member
    Join Date
    07-12-2011
    Posts
    144
    Khổ ghê...đúng là em không là em không biết ! :D

    Quote Originally Posted by TonNuJacqueline View Post
    Ố, vậy là anh Teo nói bậy rồi. Tiếng Việt Jackie là 100/10 th́ nàm sao mà sai chính tả được?

    Chân chọng.

  6. #166
    Member
    Join Date
    01-06-2011
    Location
    Travel around (English speaking countries only)
    Posts
    1,251
    Có quyển thứ nh́ của anh vẩu chưa, email cho Jackie đi?

    Quote Originally Posted by Bac Teo View Post
    Khổ ghê...đúng là em không là em không biết ! :D

  7. #167
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Sách 'Quyền Bính' của Huy Đức: những cận cảnh t́nh h́nh kinh tế Việt Nam hiện tại

    Wednesday, February 20, 2013 4:53:35 PM
    Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân

    LTS: TS Đinh Xuân Quân là một kinh tế gia về phát triển và tổ chức cơ chế (governance). Ông đă sống tại Việt Nam sau 1975, đă bị tù cải tạo, vượt biển t́m tự do. Và đặc biệt đă có dịp về làm việc tại Việt Nam trong chương tŕnh phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhằm giúp cải tổ hành chánh và kinh tế từ năm 1994 đến 1997. Đó là một dịp rất tốt để TS Quân hiểu bối cảnh và tư duy của lănh đạo CSVN vào lúc đó.

    Trước 1975 ông làm cho Quỹ Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia và tham gia vào Nhóm Kinh Tế Hậu Chiến thuộc Bộ Kế Hoạch của VNCH. Ông là GS kinh tế tại Đại Học Luật Saigon và ĐH Minh Đức.
    Cho đến nay ông đă làm chuyên gia cố vấn cho trên 20 nước trên thế giới, kể cả gần đây làm cố vấn kinh tế-hành chính cho Phủ TT Iraq và Phó TT tại Afghanistan dưới sự bảo trợ của World Bank, UNDP và USAID. Ông cũng tiếp tục làm GS tại nhiều ĐH mà ông có nhiệm sở.

    ***

    “Bên Thắng Cuộc-Quyền Bính” của Huy Đức Smashword Edition gồm 760 trang và 11 chương. Quyển này gồm những phân tích khía cạnh kinh tế và quản lư kinh tế của Việt Nam thời hậu 1975.

    Những chương 20, 21 và 22 của quyển “Quyền Bính” nói nhiều về các thế hệ lănh đạo mới trong thời kỳ gần đây. Chúng tôi thấy các chương này có nhiều liên hệ với các chuyện đang xẩy ra hiện nay tại VN. Với chuyên môn của ḿnh là về kinh tế, người viết bài này sẽ chú trọng về khía cạnh kinh tế được tŕnh bày trong cuốn Quyền Bính như “các tranh chấp nội bộ, về kinh tế thị trường - các tập đoàn kinh tế - kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” và những lư do đưa đến khủng hoảng, các tai hại kinh tế c̣n kéo đến ngày nay, năm 2013.

    Ngoài các chương trước nói về kinh tế, chương 22 nói về các thế hệ mới trong đó TT Nguyễn Tấn Dũng và cách làm kinh tế của ông qua kinh tế tập đoàn được đưa ra. “Theo ông Phan Văn Khải th́ chính tôi quyết định đầu tư cho Vinashin khoản tiền bán trái phiếu chính phủ hơn 700 triệu USD. Sau đó không chỉ Vinashin mà nhiều tập đoàn khác cũng phát triển ồ ạt nhiều loại ngành nghề, ở đâu cũng thấy đất đai của Vinashin và của các tập đoàn nhà nước”... “Từ 2007, ông Dũng cho đầu tư ồ ạt, tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng, thậm chí, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu.” “Từ cuối năm 2008, khuynh hướng quay trở lại nền kinh tế chỉ huy càng tăng. Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn liên tục ban hành các mệnh lệnh hành chánh ḥng kiểm soát trần lăi suất, kiểm soát thị trường ngoại tệ, thị trường vàng. TT Nguyễn Tấn Dũng đă đưa GDP tăng trưởng tới mức kỷ lục: 8.5% vào tháng 12, 2007; đồng thời cũng đă đưa lạm phát vào tháng 8, 2008 lên tới 28.2%. Trong sáu năm ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức thủ tướng, mức tăng trưởng kinh tế luôn thấp hơn rất nhiều so với mức lạm phát. Năm 2010 GDP tăng đạt mức 6.78% nhưng lạm phát tăng lên 11.75%. Năm 2011 tăng trưởng GDP giảm c̣n 5.89% trong khi lạm phát lên tới 18.13%. Năm 2012, nền kinh tế gần như ngưng trệ, lạm phát ở mức 6.81% nhưng GDP cũng xuống tới 5.03% thấp kỷ lục kể từ năm 1999.”

    Hậu quả của chính sách được mô tả trong “Quyền Bính” như thế là nền kinh tế rơi vào t́nh trạng gần như không lối thoát. Bài “Khối quốc doanh Việt Nam là khối ung thư của nền kinh tế” (1), nhận xét các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là lư do của sự chỉ trích từ công chúng về khủng hoảng hệ thống mà đảng cầm quyền không thể sửa chữa. Theo số liệu của từ Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư trích dẫn bởi AFP th́ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm 45% vốn đầu tư, 60% vốn vay từ ngân hàng thương mại, 70% tiền tài trợ phát triển và chiếm 70% nền kinh tế nhưng chỉ đóng góp 30% trong tăng trưởng GDP. Khối DNNN c̣n chịu trách nhiệm cho khối nợ khổng lồ là 61 tỷ đôla (bằng một nửa số nợ công của Việt Nam hiện tại và nửa Tổng sản lượng VN). Theo Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư, 30 trong số 85 các doanh nghiệp nhà nước cỡ lớn có nợ gấp ba tới 10 lần số vốn. Theo báo chí th́ EVN và Vinacomin là hai doanh nghiệp nhà nước có nguy cơ sụp đổ, sau Vinalines và Vinashin, và đang tồn tại nhờ ưu đăi của nhà nước. Các tập đoàn nhà nước, do chính phủ bảo kê về nguồn vốn, nên đă lao vào đầu tư không tính toán và bất chấp chuyên môn. Chẳng hạn như một tập đoàn Vinashin lại đầu tư trong ngành xây dựng/nhà đất hay ngân hàng khi thấy lĩnh vực bất động sản đang ăn nên làm ra, hay trong lĩnh vực ngân hàng, v.v... Cách đầu tư này không hiệu quả, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, và làm phương hại đến lĩnh vực tư nhân bởi sự độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh của khu vực nhà nước.

    Theo Thời Báo Kinh Tế Saigon Online và các con số của Tổng Cục Thống Kê công bố hôm 4 tháng 1, 2013 và các số liệu Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư báo cáo Quốc Hội th́ tính đến cuối 2011 tổng số doanh nghiệp có đăng kư là 624,000. Trong năm 2012 có 55,000 doanh nghiệp đóng cửa và nếu tính từ 2011 th́ đă có hơn 360,000 doanh nghiệp (DN) giải thể - ngừng hoạt động trong 24 tháng. Phần đông các DN ngưng hoạt động v́ lăi suất ngân hàng trong giai đoạn đó quá cao trên dưới 20%, chi phí sản xuất cao làm ăn thua lỗ. Khi lăi suất hạ giảm bớt th́ nợ xấu khiến ngân hàng thắt chặt cho vay, những doanh nghiệp đang khó khăn càng thêm khó khăn do thiếu vốn và đi đến chỗ chết.

    V́ các DN phá sản cho nên số liệu của Tổng Cục Thống Kê cho thấy trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam có khoảng 984 ngh́n-1 triệu người thất nghiệp và gần 1.37 triệu người thiếu việc làm (2). Đứng đầu về tỷ lệ thất nghiệp là TP HCM ở mức 3.9%, sau đó là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và Hà Nội ở vị trí thứ hai và ba. Trong thành phần người thất nghiệp, độ tuổi từ 15-24 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 46.8%. Trong đó 38.1% là ở khu vực thành thị và 56.2% ở khu vực nông thôn.

    Nói tóm là hiện nay t́nh trạng là “các ngân hàng không cho vay, các doanh nghiệp không đầu tư, các gia đ́nh không c̣n mua nhà nữa và các DNNN tiếp tục lăng phí.” Nguyên nhân của t́nh trạng này là chính sách ưu tiên cho DNNN của TT NTDũng.

    Chương này cũng nêu lên liên hệ chặt chẽ giữa TT NTDũng và phe công an. “Lần đầu tiên trong nền chính trị Hà Nội, mối quan hệ giữa thủ tướng và công an thực sự có ảnh hưởng qua lại. Ngoài BT Lê Hồng Anh xuất thân từ Kiên Giang, bên cạnh TT luôn là tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng. Trong suốt thời gian này hơn hai mươi lăm phóng viên của gần như đủ các tờ báo quan trọng nhất bị điều tra. Phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị bắt. Tướng Nguyễn Xuân Quắc, cục trưởng Cục Cảnh Sát H́nh Sự bị TT Nguyễn Tấn Dũng cho nghỉ hưu và ông Quắc c̣n bị khởi tố... Báo chí trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Nguyễn Tấn Dũng gần như không c̣n nhuệ khí để phản biện các chính sách và đề cập đến các thông tin liên quan đến tham nhũng.”

    Hậu quả của liên hệ chặt chẽ công an-TT NTDũng trong thời gian gần đây, Việt Nam thường xuyên gia tăng đàn áp bất đồng chính kiến với việc tội danh “Âm mưu lật đổ” được mang ra sử dụng trong nhiều trường hợp thay cho tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước.” Hơn nữa Internet bị kiểm soát qua các “tường lửa.” Các blogger bị bắt bỏ tù, vào các trại tâm thần như anh Lê Anh Hùng đă bị đưa vào một trại tâm thần ở Hà Nội (3). Do áp lực của quốc tế và dư luận trong nước Việt Nam đă trả tự do cho blogger này nhưng việc đưa vào trại tâm thần là một h́nh thức đàn áp mới. Gần đây blogger Điếu Cày bị chuyển trại và giam cách ly (4) mà gia đ́nh hoàn toàn không được thông báo và hiện ông Điếu Cày đang bị giam riêng không được tiếp xúc với những tù nhân khác.

    Ví dụ khác là vụ án Bia Sơn (4 tháng 2, 2013) khi ṭa án Phú Yên xử tù chung thân đối với người bị coi là cầm đầu và những người c̣n lại lĩnh từ 10 đến 17 năm tù, và tất cả phải chịu quản thúc tại địa phương 5 năm sau khi măn tù. Ta không lạ ǵ dưới triều TT NTDũng, vụ “Chương tŕnh Táo Quân” (5) trên TV tại Việt Nam bị đặt dưới sự kiểm duyệt v́ bị đánh giá là “phản cảm,” hay các vụ công an đánh chết người dân, mang lại sợ hăi của các chế độ toàn trị và việc bỏ tù các người bất đồng chính kiến gia tăng.

    Hơn nữa khi đọc “Quyền Bính” người Việt phải bực ḿnh nếu không nói là phẫn nộ trước những lỗi lầm, những tranh chấp nội bộ, những hành động đê tiện, những cơ hội đă mất, và nhờ vậy cũng biết những người nào đă mang tṛng cái “16 chữ vàng” của Trung Quốc lên VN?

    Quyển “Quyền Bính” nói khá nhiều về các lănh đạo đă và đang quản lư đất nước. Các cuộc “đấu đá-tranh giành ảnh hưởng hay các cố gắng giảm bớt ‘ư thức hệ’ trong việc quản lư Việt Nam” giữa các người này. Quyển “Quyền Bính” cho thấy các lănh đạo trong ĐCSVN được quản lư bởi một số người rất nhỏ, quyết đoán, dư về “ư thức hệ” nhưng ít về “chuyên môn và ít tham nhũng” như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười. Phe “cởi mở” gồm những những người như Trường Chinh, Vơ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, v.v... và VVKiệt được coi như đầu tàu về phe “cởi mở” và được nhiều người thương tiếc. Trường Chinh được mô tả như là kiến trúc sư của “đổi mới,” dùng những trợ lư giỏi nhưng sau đó cũng phải “tự” rút. Cuộc chiến NVLinh-Trần Xuân Bách là do thù cá nhân và cả ư thức hệ. Nhiều đ̣n hiểm được tung ra diệt Trần Xuân Bách và NVLinh cũng c̣n muốn hạ Vơ Văn Kiệt. Việc ông NVLinh thù dai ông VVKiệt đă dẫn tới việc ông Đỗ Mười được bầu làm thủ tướng thay ông Phạm Hùng, v.v... NVLinh mà nhiều người tưởng là “cởi mở” nhưng thật là một người thủ đoạn, thành kiến, nặng về ư thức hệ và bảo thủ.

    Nó cho thấy một ông VVKiệt hay PVKhải t́m các lời khuyên từ Singapore qua các chuyến viếng thăm - như việc vào năm, 1991 Lư Quang Diệu đă chỉ trích VN: “Việc chọn đi theo mô h́nh Liên Xô đă làm cho nền kinh tế Việt Nam lạc hậu mất hai mươi năm.” Nó cũng nói về nhiều những cố gắng của các chuyên viên, và họ đă gặp những khó khăn nào từ phe bảo thủ. Phe cởi mở c̣n chịu sức ép từ các nước CS, như ngoài TQ c̣n có Bắc Hàn cố ngăn cản Việt Nam có quan hệ với Nam Hàn.

    Quyển “Quyền Bính” nói về các lănh đạo trong ĐCSVN, một tổ chức được quản lư bởi một số người rất nhỏ, quyết đoán, dư về “ư thức hệ” nhưng ít về “chuyên môn” và càng kém cỏi về kiến thức. Hậu quả là đảng đă phạm các lỗi lầm (quản lư kinh tế kém, tự mang cái tṛng 16 chữ vàng của TQ, lấy đất của dân, v.v...) do sự kém hiểu biết về chuyên môn, thù cá nhân, ít biết về thế giới bên ngoài, đă mang lại biết bao nhiêu tai họa cho Việt Nam.
    Quyển sách c̣n cho thấy các thế hệ lănh đạo mới ít “ư thức hệ hơn” nhưng tham nhũng nhiều hơn v́ cách làm kinh tế qua các tập đoàn gây quá nhiều nợ, và nhiều nợ chẳng qua v́ vốn chạy vào những cái túi tham nhũng không đáy. Nó cho thấy là “phe bảo thủ-ư thức hệ” đă cản đà tiến của Việt Nam và số người “ít bảo thủ” về sau th́ lại tham nhũng quá táo tợn. Hậu quả của việc quản lư đất nước từ 1975 đến nay cho thấy là một thất bại so với những khả năng của VN. Đảng cộng sản đă liên tiếp lỡ mấy chuyến tàu đưa Việt Nam tiến đến chỗ phú cường sau khi đất nước đă ḥa b́nh và thống nhất. Đảng CS đă phạm các lỗi lầm do sự kém hiểu biết của họ về thế giới bên ngoài, đă mang lại biết bao nhiêu tai họa cho Việt Nam.

    Quyển sách này sẽ giúp người VN tái xác định về cái gọi là Xă Hội Chủ Nghĩa, về cách quản lư đất nước và đánh thức người đọc t́m cách tiếp tục “Đổi Mới” theo kinh tế thị trường, nhà nước đối xử b́nh đẳng với mọi thành phần kinh tế, chấm dứt việc ưu đăi quốc doanh thối nát kém hiệu quả, và những nhóm tư bản bè phái (crony capitalism). Phải có quyền b́nh đẳng kinh tế trong việc sở hữu các phương tiện sản xuất, nhất là đất đai (nói là do dân làm chủ, nhưng trong thực tế các quan trong bộ máy nhà nước được giữ quyền quản lư, có thể đ̣i lại đất từ người nông dân bất cứ lúc nào để bán cho những tập đoàn giàu có khác).

    Quyển “Quyền Bính” đang giúp mọi người trong và ngoài nước thấy sự thật về các lănh đạo cộng sản, mà bộ máy tuyên truyền của đảng đă dựng lên nhiều huyền thoại để che giấu. Sự thật đă có sức mạnh “đánh thức” mọi tầng lớp dân chúng. Nhờ đụng chạm với thực tế đất nước mà nhiều trí thức tham gia vào các kiến nghị, chẳng hạn hiện nay đă lên đến trên 4,300 người đ̣i hỏi sửa đổi Hiến Pháp 1992, là một bản Hiến Pháp chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của ĐCSVN, đi ngược lại quyền lợi của toàn dân; hy sinh quyền người cày có ruộng; chà đạp quyền lợi của dân lao động. Bản Hiến Pháp đó chỉ có mục đích áp đặt một chế độ chuyên chính độc đảng; độc tài và cảnh sát trị như ở Liên Xô và Đông Âu trước đây. Sau nhiều thập niên bị nhấn ch́m trong sợ hăi trước một chế độ toàn trị độc ác, giới trí thức trong nước ngày nay đang “hóa giải” được cái sợ và dấn thân vào những hành động cụ thể nhằm xây dựng đất nước. Hiện nay cả nước đang tiến tới chỗ Nam-Bắc một ḷng, Trong-Ngoài một ḷng, nhiều thành phần trong đảng đang vươn ra kết hợp vớiáḍng ngoài đảng để tiến tới thay đổi cho đất nước. Tài liệu nghiên cứu của GS Archie Brown về tác động của giới trí thức đến cải cách ở Liên Xô và Đông Âu trước đây cho thấy là “Ở Liên Xô và Trung Quốc, cải tổ từ trong đảng có tính quyết định hơn hẳn sức ép từ bên ngoài hàng ngũ đảng.” (6)

    Theo chúng tôi, quyển “Quyền Bính” cần được đọc nhiều lần v́ nó giúp người đọc có một cái nh́n về chính trường-XHCN từ tháng 4 năm 1975. Dù đối với các chuyên gia th́ c̣n rất nhiều sự kiện lịch sử VN quan trọng chưa được tác giả đề cập, quyển Quyền Bính vẫn giúp chúng ta có cái nh́n bao quát và hiểu rơ hơn rất nhiều chuyện mà nhà nước CS chỉ muốn giấu đi để trong bao nhiêu năm chỉ tŕnh bày một tầng lớp lănh đạo được thần thánh hóa. Huy Đức đă mang lại sự “giải hoặc” rất lớn cho độc giả, chỉ với Sự Thật mà trong 20 năm tác giả đă một ḿnh cặm cụi thu thập đă có khả năng đánh bạt đi biết bao nhiêu dối trá mà qua nhiều thập niên đảng CS đă cố dựng nên. Một khi đă đứng về phía Sự Thật, người Việt Nam sẽ có khả năng tự ḿnh đánh giá công hay tội của đảng cộng sản, trước t́nh h́nh tŕ trệ của đất nước hiện nay.

    Tuy nói về chuyện đă qua, quyển sách này rơ rệt là nhằm vào tương lai. Nó như một làn gió mùa Xuân mang lại thức tỉnh cho nhiều người và nhắc nhở rằng công cuộc “Đổi Mới” chỉ đang ở chỗ nửa vời, cần tiếp tục một cách căn bản hơn nữa, quyết liệt hơn nữa. Quyển sách cho thấy nhu cầu thay đổi tại VN đă chín mùi. Nó mang theo nhiều câu hỏi - theo chiều hướng nghiên cứu của GS Archie Brown - tác động của giới trí thức cho thấy là “Ở Liên Xô và TQ, cải tổ từ trong đảng có tính quyết định hơn hẳn sức ép từ bên ngoài”? (7) Liệu TQ có can thiệp nhiều hơn không trong công việc cải tổ đất nước? Liệu VN có theo mô h́nh Miến Điện hay không? Dù sao vào đầu năm chúng ta hy vọng có thể nh́n một h́nh ảnh VN đang chuyển ḿnh.

    Chú thích

    (1) “Khối quốc doanh Việt Nam là khối ung thư của nền kinh tế” AFP ngày 30 tháng 1, 2013.
    (2) BBC ngày 21 tháng 12, 2012.
    (3) RFI ngày 8 tháng 2, 2013.
    (4) RFI ngày 8 tháng 2, 2013.
    (5) RFI ngày 9 tháng 2, 2013.
    (6) BBC, 5 tháng 2, 2013 “Nhóm nhân sĩ trí thức gồm 15 vị, đại diện cho những người kư kiến nghị về sửa đổi Hiến Pháp 1992.”
    (7) BBC “Thay đổi từ bên trong đảng cộng sản” Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012.


    Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân

    Nguồn:
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.USYn5x1J4rw
    Last edited by Truc Vo; 21-02-2013 at 09:22 PM.

  8. #168
    GPD.
    Khách

    CÓ Q2 CHƯA?

    Quote Originally Posted by TonNuJacqueline View Post
    Có quyển thứ nh́ của anh vẩu chưa, email cho Jackie đi?
    Có quyển hai chưa? túi về anh gửi cho. Anh có cả 2 lâu rùi mà hông đọc nổi. Hông thấy chi hấp dữn cả. Kể ra Huy Đức cũng giỏi sưu tầm thiệt...

    Sách trưng khắp nơi mà hông chịu lục...

  9. #169
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    'Bên Thắng Cuộc' là cuốn sách gây biến đổi

    Tiến sỹ Lê Sỹ Long
    Đại học Houston, Hoa Kỳ
    Cập nhật: 11:28 GMT - thứ sáu, 22 tháng 2, 2013


    Nhiều sự kiện tại Nam Việt Nam sau 1975 vẫn còn cần thêm ánh sáng lịch sử

    Huy Đức đă mô tả cuốn sách của ḿnh như một "lịch sử thực sự của Việt Nam", tác phẩm đă giành được nhiều khen ngợi từ các nhà sử học cho rằng đây là một "cuốn sách trung thực" đem lại những hiểu biết mới mẻ mà không một học giả nào quan tâm tới Việt Nam trong thời kỳ thống nhất có thể bỏ qua.

    Trước khi đánh giá cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, tôi xin lưu ư rằng tôi thuộc bên "thua cuộc," gia đ́nh tôi vượt biên bằng thuyền vào cuối năm 1981, và tôi vẫn c̣n có người thân ở Việt Nam được ứng xử như là những công dân "hạng hai" v́ họ là bên đứng sai trong cuộc chiến.

    Trên thực tế, tôi đă cố t́nh lựa chọn để nghiên cứu và giảng dạy các quan điểm phi cộng sản Việt Nam trước, trong và sau cuộc chiến Việt Nam.

    Lư do tôi làm như vậy v́ kinh nghiệm của miền Nam Việt Nam đă đang tiếp tục được bị “xuyên tạc” dưới thể chể Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tại Mỹ, lịch sử của Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Ḥa) đă chịu thiệt tḥi v́ sự nhấn mạnh quá áp đảo về chủ đề "bài học" từ "kinh nghiệm của Mỹ trong chiến tranh”.

    Hơn nữa, nhiều học giả người Mỹ gốc Việt của thế hệ chúng tôi đang chuyển đổi mục tiêu chính của các nghiên cứu Hoa Kỳ về Việt Nam vượt qua tiếp cận "nỗi ám ảnh chống cộng" của thế hệ cũ cũ đối với cuộc chiến này.

    Đối với tôi, sự thất vọng là có nhiều tác phẩm sâu sắc của cả giới "tinh túy" và “b́nh dân” của người Việt Nam được liên kết với Việt Nam Cộng ḥa sẽ không bao giờ được sử dụng trong các trường trung học và đại học ở Hoa Kỳ.

    Liên quan đến nỗi thất vọng này là khi các tác phẩm liên kết với bên thắng cuộc được công bố, như của Bùi Tín và Huy Đức, đă không sự đánh giá lại các công tŕnh có giá trị được viết bởi những người không phải là Cộng sản Việt Nam từng sống và trải nghiệm trong giai đoạn trước hậu-1975.

    Chẳng hạn, Bùi Tín lập luận rằng sự thịnh vượng và ổn định thực sự cho Việt Nam chỉ có thể đến từ một nền dân chủ và Huy Đức kêu gọi các lănh đạo hiện nay học hỏi (hoặc thừa nhận) các "sai lầm" của Đảng trong gian đoạn giải phóng, là những ǵ đang tạo nên cốt lơi của hệ tư tưởng và khát vọng của bên những người Việt Nam phi cộng sản.

    Câu hỏi khi đó sẽ trở là liệu cái mới của các ông Bùi Tín và Huy Đức có đi xa hơn việc chỉ được coi là đóng góp của "người bên trong hệ thống" nhằm bổ sung cho những ǵ mà "những người bên ngoài" đă biết về phe thắng cuộc. "

    Và cũng không rõ liệu ông Bùi Tín và ông Huy Đức có thể có một tác động trong cuộc tranh luận về cách lănh đạo có trách nhiệm - tức là giới chức không việc ǵ phải sợ việc nh́n nhận, ghi nhận và tŕnh bày các sự kiện v́ lợi ích chung- khi sách của họ phải xuất bản ở Paris và Boston.

    ‘Công dân làm báo'


    Các nhân vật nước ngoài có liên quan tới cuộc chiến Việt Nam đã tái hiện trong sách

    Một câu hỏi đặt ra nữa là liệu cuốn “Bên Thắng Cuộc” có phải là về những công dân đang làm chuyển đổi diễn tŕnh chính trị - xă hội của Việt Nam?

    Trong nỗ lực để đánh giá khách quan cuốn sách của Huy Đức, tôi quyết định xem xét câu chuyện kể của tác giả thông qua lăng kính của một nhà báo công dân, trong đó Huy Đức nhấn mạnh rằng ông đang đưa ra sự thật, từ đó, xem xét xem công dân làm báo có thể tác động ra sao đến các lĩnh vực lịch sử và chính trị. Điều này có nghĩa là với sự xuất hiện của một xă hội dân sự chính trị và công nghệ trực tuyến toàn cầu, công dân làm báo ở Việt Nam đă truyền cảm hứng cho mọi người thảo luận và hành động trong kết nối với các hoạt động chính trị - xă hội.

    Trong những năm gần đây, các chủ đề bao gồm chủ quyền quốc gia, quyền lao động, các về đất đai, dân chủ, và cải thiện quản lư để làm giảm tham nhũng và quyền lực độc đoán, mặc dù lănh đạo Đảng vẫn muốn kiểm soát và quyết định ḍng chảy của dân làm báo.

    Với bối cảnh trên, có lẽ những điểm mạnh và điểm yếu trong cuốn sách của Huy Đức có thể được phân tích một cách khách quan hơn. Đối với tôi, đổi mới và sự tươi mới của cuốn sách của Huy Đức đến từ khả năng vận dụng báo chí của ông để tường thuật một sự kiện chính trị mà đi kèm là các yếu tố về "tính khả tín" và "độ tin cậy", dựa vào các sự kiện lịch sử có sẵn, các phóng sự, hồi ức và các cuộc phỏng vấn.

    Tránh sử dụng một số nguyên tắc báo chí cầu toàn, Huy Đức tiết lộ lư do tại sao ông viết cuốn sách và dường như ông có được sự độc lập trong suy nghĩ và cởi mở trước các chỉ trích.

    Quan trọng hơn, tác phẩm của Huy Đức công khai những quan điểm, kinh nghiệm, và sự thật vốn thiếu vắng trong những công bố công khai của chính quyền Việt Nam, như chỉ ra việc các tướng Việt Nam Cộng Ḥa tuẫn tiết v́ tinh thần dân tộc mà họ đặt niềm tin; nói về những kinh nghiệm của những "kẻ thua cuộc," những người phải trải qua các trại cải tạo, các chiến dịch đánh tư sản, và xóa bỏ văn hóa cũ của Sài G̣n, miêu tả cuộc đời bi thảm của nhiều thuyền nhân vượt biên, cùng với những người phụ nữ bị cướp biển hăm hiếp.


    "Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại"
    TS Lê Sỹ Long

    Tuy nhiên, tôi không nh́n công tŕnh của Huy Đức như một công tŕnh sử học, bởi v́ ngay từ đầu, nó đă không đề cập những mối quan tâm về quá khứ - xét lại, sửa chữa, hoặc tái tạo lại quá khứ như nó vốn có. Thay vào đó, Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại.

    Điều này bao gồm việc giải quyết các những tấn bị kịch hậu 1975 theo một cách thức hầu dĩ tránh được những sai lầm trong tương lai, để có thể ḥa giải với phía "thua cuộc" bằng cách t́m kiếm sự thật, và để thống nhất những người Việt Nam bằng cách "ghi nhớ" Hoàng Sa và Trường Sa cùng cuộc giải phóng chế độ Pol Pot. Tuy nhiên, v́ tác phẩm của Huy Đức không phải để viết sử theo nghĩa truyền thống, nó đích thị là lư do tại sao tôi nghĩ rằng cuốn sách là một sự kiện gây "xúc động" mạnh.

    Bằng việc xuất bản cuốn sách trực tuyến mà không có bất kỳ một nhà xuất bản lớn nào đứng đằng sau nó, người Việt Nam có thể quyết định xem liệu tác phẩm của Huy Đức có phù hợp với quan điểm chính trị - xă hội cần có của đất nước họ hay là không.

    'Ai "giải phóng" ai?'

    Nếu điểm mạnh của cuốn sách của Huy Đức về đất nước Việt Nam thời kỳ thống nhất chỉ mang tính “thúc đẩy, sắp xếp lại một số điều chứ không phải là vượt hẳn qua giới tuyến,” tôi tin rằng đây cũng là điểm yếu của cuốn sách.

    Ví dụ, một luận điểm ngầm của tác phẩm của Huy có vẻ là về "thuyết vĩ nhân", với các quan chức như Nguyễn Văn Linh, Vơ Văn Kiệt, và ông Lê Đăng Doanh đă sử dụng ảnh hưởng chính trị của họ để đưa ra một con đường cải cách hầu sửa “sai” thành “đúng” trong tư duy.

    Ở đây, vấn đề là tài liệu cho thấy các ông Nguyễn Văn Linh và Vơ Văn Kiệt đă được giao nhiệm vụ và đă theo đuổi chính sách loại bỏ chủ nghĩa tư bản ở miền Nam cùng văn hóa 'tân thuộc địa của Mỹ'.

    Có một mức độ đạo đức giả nhất định khi những người hăng hái nhất chứng minh lỗi lầm trong quá khứ của họ, cũng như ông Linh và ông Kiệt, và sau đó chính họ lại đ̣i lại sự lănh đạo như những người cổ súy, chủ trương các cải cách "đổi mới" như một chân lư mới. Tuy nhiên, nói chung, cả hai ông Linh và Kiệt đều chỉ dám nói lên sự thật khi họ đang t́m kiếm quyền lực hoặc đă không c̣n nắm giữ quyền lực nữa.

    Dựa trên các tác phẩm sử dụng các nguồn và lư giải trước đây đăng tải trên các báo Sài G̣n Giải Phóng, Nhân Dân và Tuổi Trẻ, điều có vẻ giống sự thật hơn được thấy là các hoạt động của những công dân không tuân thủ ở nhiều địa phương là những lư do cho một sự thay đổi trong định hướng quốc gia một cách có hệ thống.



    Cuốn sách đã đề cập đến nhiề̉u nhân vật lịch sử Việt Nam từ thời kỳ chiến tranh và hậu chiến

    Các tác phẩm loại này bao gồm “Việt Nam dưới chế độ cộng sản, 1975-1982 của Nguyễn Văn Cảnh (1983) và “Những mảnh vỡ của Hiện tại: Nghiên cứu đương đại về Việt Nam Cộng ḥa” của Philip Taylor (2001).

    Như thế, tôi tin rằng các công dân Việt Nam, những người đă dám bất tuân các chính sách mà họ cho là "sai lầm" từ 1975-1986 chính là những người đă thực sự cứu quốc gia không sa chân sâu hơn nữa vào thảm họa.

    Tôi không quan tâm quá nhiều về việc liệu Đảng lănh đạo có thể thừa nhận "những lỗi lầm lịch sử,"hơn là việc đảng sẽ thừa nhận những "sai lầm"để mà không để có bất cứ điều ǵ xảy ra với chính họ.

    'Một sự biến đổi?'

    Một thiếu sót khác là khi Huy Đức kể về việc giải phóng của chế độ Pol Pot, mà không giải thích quan điểm của những người tị nạn Campuchia.

    Tuy nhiên, từ những ǵ tôi đă đọc được, người tị nạn Campuchia có vẻ nh́n nhận thiên hơn rằng sự can thiệp quân sự của Việt Nam tại Campuchia là một cuộc "tấn chiếm," là "cơ hội," hay một hành động "cứu sống nhưng hà khắc".

    Đối với các học giả Mỹ gốc Campuchia, một số người đă thừa nhận rằng việc tiếp quản quân sự của Việt Nam tại Campuchia có thể được xem như là "giải phóng", chứ không phải là một "cuộc xâm lược". Tuy nhiên, đối với các học giả đó, việc "giải phóng" khỏi Khmer Đỏ đi kèm với "những di sản lịch sử" mà người Campuchia phải tiếp tục trả giá và chung sống.

    Mặc dù vậy, tôi nghĩ rằng cho dù cuốn sách của Huy Đức là 'b́nh cũ rượu mới,' th́ nó vẫn mở ra một câu hỏi.

    Đó là, chính quyền sẽ có cho phép Huy Đức đi tiếp những khát vọng của ông tại Việt Nam sau khi kết thúc học bổng tại Đại học Harvard?

    Đồng nghiệp của ông tại Việt Nam liệu sẽ có thể hỗ trợ để cuốn sách của ông có thể có mặt trên các giá sách ở các cửa hàng sách hay không?

    Liệu các giáo viên lịch sử hay các giáo sư tiến bộ tại Việt Nam sẽ có thể sử dụng cuốn sách của Huy Đức trong lớp học của họ hay không?

    Và rằng liệu công dân Việt Nam ở Việt Nam có thể bắt đầu viết blog về kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm của gia đ́nh họ trong thời kỳ đất nước thống nhất hay không?

    Đối với tôi, nếu một số câu trả lời là có, th́ cách tiếp cận của Huy Đức kể lại về Bên Thắng Cuộc có thể được xem như là sự biến đổi.

    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc ở C.T. Bauer College of Business, Đại học Houston, Hoa Kỳ.

    Nguồn:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...duc_book.shtml

  10. #170
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Dư Luận Viên và "Bên Thắng Cuộc"

    Nguyễn Đại
    Tác giả gửi tới Dân Luận



    Nào, dư luận viên chúng ta cố lên!

    Dạo này tôi có ư định chuyển sang làm dư luận viên (DLV). Làm việc này sướng hơn phản biện, viết tốt được khen mà viết nhảm nhí cũng chẳng sao. Mà làm DLV lúc này th́ chửi Bên Thắng Cuộc (BTC) là hợp thời nhất, vừa hút khách vừa an toàn. Trước mắt, phải xem lại phe ta đă viết ǵ về BTC. Vừa xem vừa phải nghĩ nếu là Huy Đức th́ hắn sẽ bẻ lại thế nào. Lư luận phải thật vững vàng mới… chửi được, phải hết sức cẩn thận với tay nhà báo này.

    - Tôi sẽ không phê b́nh việc Huy Đức đặc tả một số cá nhân "không có trái tim, cổ hủ, cực đoan, ấu trĩ, thù vặt “bởi lư do họ đă khuất”. Huy Đức (có thể) sẽ bẻ tôi “thế ai rất hay đặc tả những cá nhân đă khuất của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa là ác ôn, bạo chúa, sát nhân”. Huy Đức sẽ vỗ vai tôi “nhiệm vụ của DLV là chứng minh tôi sai”.

    - Tôi sẽ không thanh minh rằng “Những người đă khuất không có cơ hội để phản biện, nên đám đông thiếu mất cơ hội để xác tín những ǵ anh Huy Đức viết có đúng hay không. Viết bằng sự khách quan hay chủ quan. Viết để trả lại sự thật cho lịch sử hoặc viết để "theo mục đích riêng mà ḿnh hướng đến”. Bởi v́ Huy Đức sẽ trả lời “vậy th́ làm cách nào xác tín Lê Ngọa Triều là bạo chúa trong khi Lê Ngọa Triều đă chết nên không có cơ hội phản biện? Có rất nhiều cách để t́m hiểu chứ không nhất thiết phải lôi người chết lên mà hỏi, ông kễnh ạ”!

    - Tôi sẽ không viết “không ai lại lấy tư duy của thời điểm hiện tại, để phán xét tư duy của… cái thời xa lắc”. Huy Đức sẽ cười nhạo “Nếu vậy th́ c̣n ǵ để nói. C̣n ǵ là những bài học trong quá khứ. Vậy chúng ta lấy cái ǵ để phán xét tư duy của Lê Chiêu Thống, của Trần Ích Tắc”?

    - Tôi sẽ không lên án Huy Đức “chối bỏ mảnh đất h́nh chữ S”, bởi v́ Huy Đức sẽ trả lời “tôi là người Việt Nam, tôi muốn cung cấp cho mọi người ít nhiều sự thật về đất nước ḿnh, cho dù là sự thật xấu xa. Không dám nh́n nhận sự thật mới là chối bỏ mảnh đất h́nh chữ S”.

    - Tôi sẽ không lên án Huy Đức “cầm dao mổ rạch lại vết thương đă khép miệng của nơi nuôi ḿnh khôn lớn”. Huy Đức sẽ lập luận “anh không hề mổ lại vết thương, mà đang kể lại nguyên nhân h́nh thành vết thương, ḥng rút ra bài học ǵ đó cho tương lai”.

    - Mặc dù mệnh đề sau đây là đúng nhưng tôi sẽ không viết ra “Có lẽ chỉ sự thật nào có thể trở thành văn hóa, những sự thật chủ chốt, bao quát, có thể nói lên được bản chất của vấn đề, giúp cho hậu thế những bài học bổ ích th́ sẽ thành lịch sử. Tất nhiên không chỉ có những bài học về sự thành công mà có cả những bài học về sự thất bại”. Đúng nhưng tại sao không viết? Bởi v́ Huy Đức sẽ hỏi tôi “thế cái sự thật gây nên đói nghèo, vượt biên, đổi tiền làm phá sản hàng triệu người chưa đủ là chủ chốt, là bao quát sao anh bạn? Thế anh bạn c̣n muốn t́nh h́nh sẽ như thế nào th́ mới nói lên “bản chất vấn đề”?

    - Tôi sẽ bỏ đi cái ư này “V́ vậy những từ “minh triết”, “hiền minh” là đúng nhất dùng để chỉ những phẩm chất cần phải có của một nhà viết sử. Người ta cần phải thấu suốt hết mọi lẽ, với tấm ḷng thiện đức, th́ mới có thể viết được sử”. Bởi v́ Huy Đức sẽ đố tôi kiếm tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây người viết sử nào đạt đến “minh triết, hiền minh, thấu suốt hết mọi lẽ, tấm ḷng thiện đức”. Huy Đức cũng có thể đùa “có lẽ chỉ có Đức Thích Ca hoặc Jesus mới viết sử được”!

    - Tôi sẽ không kể chuyện “nhưng có lẽ tôi là số rất ít bộ đội không đi lùng mua khung xe đạp, búp bê, radio cassettes, mà cái mong ước lớn nhất của tôi lúc ấy là được về thăm nhà và được vào đại học, chỉ thế thôi”! Bởi v́ Huy Đức sẽ nói “Ừ, cá nhân nhân anh th́ cao quư, nhưng rơ ràng không phải chỉ cậu bé Huy Đức, mà hầu hết bộ đội cụ Hồ đều lóa mắt bởi khung xe đạp, búp bê, radio cassettes”.

    - Về mặt quan điểm cá nhân, tôi có quyền cho rằng chế độ VNCH không chính nghĩa v́ thế, dùng từ “tuẫn tiết” là sai. Nhưng tôi sẽ không lập luận “dùng chữ “tuẫn tiết” để ca ngợi dũng khí của mấy người tự sát, vậy phải chăng đó cũng là cách gián tiếp chê gần một triệu người lính chế độ cũ khác không tự sát là hèn nhát”. Có thể Huy Đức sẽ lắc đầu thở dài “ngụy biện quá, khi tôi khen Phan Đ́nh Giót lấy thân ḿnh đắp lỗ châu mai không có nghĩa là gián tiếp chê các chiến sĩ khác không đắp lỗ là hèn nhát”.

    - Tôi sẽ không đặt vấn đề “ngay cả Nguyễn Cao Kỳ cũng kêu gọi ḥa hợp mà Huy Đức lại viết BTC”. Bởi v́ Huy Đức sẽ ngớ người “ủa, hai chuyện này có liên quan ǵ đến nhau đâu? BTC không hề hô hào “chống ḥa hợp”. Mà muốn có tương lai ḥa hợp lại càng phải minh bạch quá khứ chứ hỉ”?

    - Tôi sẽ không cho rằng “cả 2 bên (thắng và thua) đều có người chửi BTC suy ra cuốn sách không đáng tin cậy”. [/I]Huy Đức có thể bẻ “Nếu cả 2 bên có cả khen lẫn chê th́ tôi rất vui, v́ tôi viết không theo phe nào cả”.

    - Tôi sẽ không phán bừa “Huy Đức không khách quan, sao không viết tội ác Mỹ ngụy”! Bởi v́ Huy Đức sẽ chửi “vô duyên! Chủ đề cuốn sách viết về bên thắng, tự nhiên hỏi sao không viết tội ác của bên thua! Y hệt đang coi chương tŕnh “bác sĩ bàn về rượu bia” th́ một ông nghiện rượu lè nhè “bác sĩ không khách quan, sao không bàn tác hại của… mại dâm”.

    Vậy với vai tṛ DLV, muốn chửi BTC tôi nên làm ǵ nhỉ… Phải bỏ công t́m dẫn chứng rơ ràng, thu thập tài liệu đầy đủ. Thận trọng trong suy luận, tránh lỗi ngụy biện, chụp mũ. Hắn ta bỏ 10 năm để viết th́ DLV không thể đọc ào ào (thậm chí nghe ngóng mà không đọc) rồi chửi được. Vậy trước mắt là… khoan chửi, phải tiếp tục đọc kỹ BTC đă. Biết ḿnh biết ta, trăm trận trăm thắng mà. Nào, dư luận viên chúng ta cố lên!

    Nguyễn Đại – 22/2/2013
    Admin gửi hôm Thứ Bảy, 23/02/2013

    Nguồn:
    http://proxyweb.com.es/browse.php?u=...hang-cuoc&b=12

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 09-10-2012, 07:43 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 09-10-2012, 07:20 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2012, 10:47 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 07-09-2012, 07:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •